Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Chuyên đề môn dân số phát triển - Mối quan hệ giữa dân số và tích lũy tiêu dùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.62 KB, 10 trang )

CHỦ ĐỀ 12
MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ VÀ TÍCH LŨY TIÊU DÙNG
1. Tình hình dân số Việt Nam
Quy mô dân số:
Năm 2013: Việt Nam đạt ngưỡng trên 92 triệu dân, đứng thứ 14 trên thế giới.
Mật độ dân số đạt 267 người/km2.
Là nước thuộc tháp dân số trẻ nhưng có xu hướng già hóa
 Việt Nam là quốc gia đông dân, có mật độ dân số cao, tuy nhiên mật đọ dân
số không đồng đều, tập trung nhiều ở các khu vực đồng bằng, duyên hải
miền trung và các thành phố lớn
Chất lượng dân số:
Tỉ lệ người biết chữ cao nhưng tỉ lệ tốt nghiệp thpt còn thấp.
Nguồn lao động dồi dào nhưng tay nghề kém.
Tuổi thọ tăng cao, tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm nhưng vẫn còn nhiều
 Có sự phát triển nhưng còn còn nhiều hạn chế.
2. Thu nhập
Thu nhập quốc dân (GDP) là tổng thu nhập do công dân của một nước tạo ra =>
phản ánh tăng trưởng kinh tế.
GDP= L+K+N+T+E
L: lao động tạo ra thu nhập của những người tự kinh doanh
E:trình độ quản lý
N: đất đai, tài nguyên tạo ra thu nhập
K: vốn
T: công nghệ hiện hành
Mức thu nhập quốc dân bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc dân chia cho
số dân.
Mức thu nhập quốc dân bình quân đầu người có ảnh hưởng đến mức tiêu dùng và
đầu tư.
3. Dân số và tiêu dùng:
1- Tiêu dùng: Tiêu dùng là giai đoạn cuối cùng và rất quan trọng nhằm thỏa
mãn nhu cầu và mục tiêu sống của con ng và xã hội. Tiêu dùng chiếm


khoảng 2/3 GDP
- Tổng mức tiêu dùng kí hiệu là C được tính bằng công thức
P:Tổng dân số Px: dân số độ tuổi x
C: Tổng mức tiêu dùng Cx:mức tiêu dùng trung bình của một ng tuổi x
2-Mức tiêu dùng phụ thuộc vào:
* Quy mô dân số:
Quy mô dân số tăng lên kéo theo nhu cầu vật phẩm tiêu dùng và dịch vụ tăng
lên. Dân số phát triển tạo ra một thị trường tiêu thụ rộng lớn, hấp dẫn đầu tư,
kích thích sản xuất, phát triển kinh tế. Điều đó không chỉ tạo điều kiện mở rộng
về số lượng vật phẩm tiêu dùng và dịch vụ, mà còn đa dạng hóa về chủng loại
hình thức, kích thích các nhà kinh doanh mở rộng hoạt động sang nhiều ngành
nghề lĩnh vực, nâng cao đổi mới chất lượng sản phẩm,tận dụng được tối đa lợi
thế của thị trường.
Tuy nhiên, gia tăng dân số quá mức gây áp lực cho xã hội như sự đảm bảo an
ninh lương thực, vấn đề tiêu dùng quá mức cạn kiệt nguồn tài nguyên không thể
phục hồi, vấn đề môi trường… và rất nhiều vấn đề khác.
Minh chứng cho điều này ta xét ảnh hưởng của dân số thế giới đến
lượng lương thực tiêu dùng qua các năm từ 1950 đến 1993:
43 năm, quy mô dân số tăng lên khoảng 2,2 lần (2555>5546 tr ng) lực
lượng sx phát triển, nhu cầu lượng thực tăng thúc đẩy gia tăng sx, áp dụng
máy móc kỹ thuật hiện đại, biện pháp thâm canh tăng vụ gia tăng lương
thực từ 631 > 1697 tr tấn (tăng khoảng 2,7 lần) mức tiêu dùng binh quân
tang từ 247 đến 306 kg, đảm bảo chất lương cuộc sống cho người dân. Tuy
nhiên để sự gia tăng lương thực bình quân đầu người thực sự bền vững
thì năng suất cây lương thực phải tăng nhanh hơn tốc đọ tăng dân số và
tốc độ suy giảm diện tích đất canh tác dành cho cây lương thực.những hệ
quả do áp lực của sự gia tăng dân số cùng vs quá trình công nghiệp hóa
và đô thị hóa tạo nên.
Thực tiễn Việt Nam, Việt nam là một quốc gia có quy mô dân số lớn,
tốc độ phát triển dân số ngày càng nhanh. Năm 2000 Việt Nam đặt 77,68

triệu người, đứng thứ 2 ở Đông Nam Á, chỉ sau Indo-nêxia và xếp thứ 13
trong tổng số hơn 200 nước trên thế giới.
77 triệu dân là 77 người tiêu dùng. Đây là một thị trường rộng lớn hấp
dẫn đầu tư, kích thích sản xuất, phát triển kinh tế.
khẩu phần ăn chủ yếu của nước ta hiện nay là lương thực. Theo tính
toán, Mức ăn bình quân nhân khẩu hàng năm phải đạt trên 300 Kg lương
thực quy thóc mới bảo đảm đủ Kalo cho cơ thể.
Từ năm 1940-1980 sản lượng lương thực nước ta tăng nên 2,6 lần
nhưng dân số tăng 2,8 lần nên bình quân lương thực lại giảm từ 298
Kg/người/năm còn 268 Kg.
Từ năm 1989 trở lại đây nhờ đường nối đổi mới sản xuất nông
nghiệp phát triển, sản lượng lương thực tăng nhanh tỷ lệ tăng dân số lại
giảm dần nên lương thực bình quân đầu người đã đạt mức trên 300 Kg.
Điều đáng lưu ý tuy tỷ lệ tăng dân số đã giảm đáng kể nhưng còn
ở mức cao nên tỷ lệ tăng lương thực bình quân đầu người vẫn rất
thấp so với tỷ lệ tăng tổng sản lương thực quy thóc cùng kỳ. Như vậy
nếu chỉ nâng cao tổng sản lượng lương thực mà không chú ý đến
giảm tốc đọ tăng dân số thì khó có thể nâng cao bình quân lương
thực đầu người. Dân số tăng nhanh là áp lực lớn về lương thực, thực
phẩm và là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng đói nghèo.Tuy nhiên,
cùng với dân số tăng, diện tích đất trồng lúa giảm dần hàng năm, như
vậy có nghĩa là nhu cầu lương thực tăng, nhưng sản lượng không
tăng mà còn sẽ giảm Như vậy vấn đề đảm bảo an ninh lương thực
ngày càng được đặt ra cấp thiết hơn.
Tình hình cũng diễn ra như vậy cùng với nguy cơ tiêu dùng ngày
càng lớn việc quản lí khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản lại
thiếu chặt chẽ, đồng bộ đã làm cho tài nguyên thiên nhiên ở nước ta
đang bị can kiệt dần, môi trường bị tàn phá ngày càng trầm trọng.
Tốc độ khai thác và sử dụng khoáng sản ở nước ta cũng khá nhanh.
Trong vòng 8 năm từ 1991-1998 sản lượng khai thác dầu, than, đá đều

gấp hơn hai lần trong khi trữ lượng của chúng đều có giới hạn.
* Cơ cấu dân số theo tuổi, giới tính
Bên cạnh tác động của quy mô dân số đến quy mô tiêu dùng thì cơ
cấu tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng mạnh bởi các yếu tố dân số như cơ cấu
theo độ tuổi, giới tính…Chính sự khác biệt lớn về nhu cầu sử dụng hàng
hoá, dịch vụ sinh hoạt giữa trẻ em và người già, nữ và nam đã tạo nên cơ
cấu sản xuất và tiêu dùng xã hội khác nhau.
Đứng về mặt giá trị, chi phí cho tiêu dùng hàng năm của con
người phụ thuộc vào tuổi.
Chẳng hạn, Hungari đã tính được hệ số chi phí tiêu dùng như ở bảng
Tuổi Hệ số tiêu
dùng
Tuổi Hệ số tiêu
dùng
Tuổi Hệ số tiêu
dùng
0-4 0.48 25-29 1.38 50-54 1.09
5-9 0.64 30-34 1.29 55-59 1.09
10-14 0.82 35-39 1.29 60-64 1.09
15-19 0.99 40-44 1.17 65-69 0.98
20-24 1.19 45-49 1.09 >=70 0.88
Hệ số chi phí tiêu dùng
( Nguồn: Giáo trình Dân số học. NXB Tư tưởng. Matxcơva, 1985)
Bảng cho thấy: Chi phí cho trẻ em ở nhóm từ 0 đến 4 tuổi chỉ bằng gần một nửa
mức trung bình. Chi phí tiêu dùng tăng nhanh theo tuổi và đạt mức lớn nhất trong
nhóm tuổi từ 25 đến 29 và duy trì ở mức cao cho đến 45 tuổi thì giảm gần tới mức
trung bình. Như vậy, từ 25 đến 29 là nhóm tuổi đạt được mức cao nhất về tỷ lệ
sinh, năng suất lao động và tiêu dùng.
Sự biến đổi dân số ở nước ta theo hướng giảm tỷ trọng trẻ em, tăng tỷ trọng
người cao tuổi sẽ làm tăng khối lượng tiêu dùng trong tương lai.

* Sự phân bố dân cư theo không gian
Phân bố theo không gian cũng có ảnh hưởng rất lớn đến tiêu dùng. Mỗi
một địa phương, vùng miền với các điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán
và nền văn hoá khác nhau sẽ có mức tiêu dùng và các sản phẩm tiêu dùng
khác nhau.Sự khác nhau đó được thể hiên qua nhũng khác biệt về tư liệu
lao động cuả mỗi vùng và những khác biệt về hàng hoá và dịch vụ họ sử
dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Ví dụ:
Sự khác biệt về tiêu dùng giữa dân cư ở miền núi, nông thôn, hải đảo… với
dân cư sống ở thành thị.ở miền núi và nông thôn, lao động chủ yếu hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, do đó tư liệu sản
xuất của họ thường rất thô sơ chỉ là cuốc, xẻng, liềm…Trong khi đó, ở các
khu đô thị lớn với đa phần dân số hoạt động trong các ngành công nghiệp
và dịch vụ phát triển hơn nên công cụ lao động của họ cũng hiên đại hơn,
gồm các máy móc, trang thiết bị hiện đại, máy vi tính…Còn đối với hàng
hoá, dịch vụ phục vụ cuộc sống hàng ngày cũng có sự khác biệt lớn. ở các
thành phố lớn, nơi có mức sống cao hơn, ngoài các mặt hàng tiêu dùng
thiết yếu hàng ngày, những trang thiết bị tiện nghi, hiện đại như tủ lạnh,
máy điều hoà, lò vi sóng cũng được tiêu dùng phổ biến hơn, ngoài ra còn
xuất hiện thêm rất nhiều dịch vụ tiện ích phục vụ cuộc sống như các dịch
vụ chăm sóc sức khoẻ, giáo dục…Trong khi đó ở các vùng nông thôn,
vùng sâu vùng xa với nhiều hạn chế vê mức sông, với tâm lí ham rẻ thì các
mặt hàng thiết yếu chất lượng cũng kém hơn và việc sử dụng các trang
thiết bị tiên nghi hiện đại và dịch vụ chất lượng cao cũng còn rất hạn chế.
Chính vì thế, việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng ở các vùng miền, địa
phương khác nhau có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhà sản xúât kinh
doanh, cung cấp hàng hoá, dịch vụ trên thị trường
Kết luận:
Như vậy, các đặc trưng dân số theo qui mô và cơ cấu dân số theo độ tuổi,
giới, sự phân bố dân cư theo không gian là không thể thiếu được trong

nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng.
4. Dân số và tích lũy đầu tư
1. Khái niệm tiết kiệm
-Tiết kiệm = Thu nhập khả dụng- Tiêu dùng
-Phần tiết kiệm sẽ được hộ gia đình gửi vào ngân hàng hoặc đầu tư, là yếu tố rất
quan trọng quyết định khối lượng tư bản , tỷ lệ tiết kiệm nhiều hay ít chi phối
một phần tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tương lại
S=Y-C=
S: Tổng mức tiết kiệm trong năm
Sx: là mức tiết kiệm trung bình trong năm của dân số độ tuổi x
2. Sự phụ thuộc
-Sự biến đổi của bộ phận dân số có vai trò quan trọng có vai trò rất quan trọn và
là vấn đề cốt lõi của sự phát triển.Nếu tạo ra thu nhập vượt mức tiều dùng sẽ có
nguồn tích lũy và đầu tư và ngược lại.
-Khi lạc quan vào nền kinh tế người ta sẽ tăng tiêu dùng và tiết kiệm giảm, khi
bi quan thì giảm tiêu dùng và tăng tiết kiệm.
-Muốn phát triển đất nước thì phải thực hiện chính sách thắt chặt tiêu dùng và
tăng tiết kiệm, đầu tư.
* Quy mô dân số
Khi quy mô dân số lớn thì tổng khối lượng tích lũy cũng sẽ
lớn và ngược lại.
Cả thu nhập và tiêu dùng ,tích lũy của xã hội đều phụ thuộc vào tổng số
dân P.
Năm 2002,xét trên phạm vi cả nước: bình quân 1 người, 1 tháng về thu
nhập là 357 nghìn đồng, về chi cho đời sống là 268 nghìn đồng, vậy thu
lớn hơn chi (tích luỹ) là 89 nghìn đồng, tính ra 1 năm là 1.070 nghìn đồng.
Với dân số trung bình năm 2002 là 79.727,4 nghìn người, thì tổng tích luỹ
khu vực hộ gia đình lên đến khoảng lên 85 nghìn tỷ đồng. Theo tính toán sơ
bộ, theo khu vực, thì khu vực thành thị, với số dân 20.004 nghìn người thì
tích luỹ bình quân 1 người 1 tháng là 166 nghìn đồng, 1 năm là 1.992

nghìn đồng.
*Cơ cấu dân số
Trong xã hội luôn có những nhóm người mà chi phí tiêu dùng vượt quá
thu nhập do lao động của họ mang lại hoặc họ không có thu nhập, chẳng
hạn như là trẻ em và người già. Ngược lại,cũng tồn tại những nhóm người
mà thu nhập do họ tạo ra vượt quá mức tiêu dùng của bản thân.
Tích lũy của xã hội phụ thuộc vào thu nhập, tiêu dùng trung bình của
mỗi người trong từng độ tuổi (a
x
và c
x
)
Ta thấy rằng đối với trẻ em chưa có thu nhập nhưng chi phí tiêu dùng >0
do đó tích lũy < 0. Vì vậy ở các nước đang phát triển, tỉ lệ trẻ [f
x
] thường lớn
nên f
x
* (a
x
– c
x
) mang dấu âm càng nhỏ, làm cho tổng tích lũy nhỏ và tăng
chậm.
Các nước đang phát triển
Tỉ lệ trẻ em cao
Các nước phát triển
Tỉ lệ trẻ em cao
Bangladesh 16.5 Nhật 28.5
Mianma 14.3 Đức 22.4

Zambia 13.9 Pháp 18.3
Ruanda 12.8 Mỹ 17.5
Tỉ lệ đầu tư so với GDP ở hai nhóm nước ,năm 1995(đơn vị:%)
(Nguồn:số liệu kinh tế xá hội các nước trên thế giới, NXB thống kê , Hà
Nội, 1998.)
Một mặt nữa là đối với người già thì tỉ lệ tích lũy sẽ giảm so với những
người trong độ tuổi đi làm. Ở Việt Nam 70% người cao tuổi không có tích
lũy về tài chính cho tuổi già. Số người già sống ở nông thôn chiếm gần
73% nhưng số đối tượng hiện hưởng lương hưu chỉ chiếm 21%. Vì vậy,
đời sống của người già gặp rất nhiều khó khăn; còn tới 23% người già
thuộc diện nghèo.
Ở góc độ kinh tế, khi xem xét mối tương quan tiêu dùng và tích lũy, cần
chú ý so sánh Bộ phận dân số "trong độ tuổi lao động" và bộ phận dân số
"ngoài độ tuổi lao động" tại thời điểm điều tra. Tương quan giữa hai bộ
phận này được thể hiện qua “Tỷ số phụ thuộc”, hay còn gọi là "gánh nặng
phụ thuộc", là số người "ngoài độ tuổi lao động" tương ứng với 100 người
"trong độ tuổi lao động".

×