Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

đề cương ôn tập thi hết học phần Vệ sinh thú y 1(nguồn Đinh Công Trưởng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 62 trang )

ĐỀ CƯƠNG THAM KHẢO ÔN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: Vệ sinh thú y 1
Học kỳ I năm học 2013-2014
A: CÂU HỎI
Câu 1. Nhiệt độ là gì?
Câu 2. Sự điều tiết thân nhiệt ? Quá trình sản nhiệt?
Câu 3. Sự điều tiết thân nhiệt ? Quá trình thải nhiệt?
Câu 4. Định nghĩa mối thăng bằng về nhiệt, Phương trình cân bằng nhiệt, Khu nhiệt điều hoà và
nhiệt độ giới hạn?
Câu 5: Anh hưởng của nhiệt độ cao tới cơ thể của gia súc và biện pháp kiểm soát
Câu 6. Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến cơ thể vật nuôi và biện pháp kiểm soát?
Câu 7. Độ ẩm môi trường không khí là gì?
Câu 8. Một số phương pháp biểu thị độ ẩm
Câu 9. Ảnh hưởng của độ ẩm đến cơ thể Đv và biện pháp khắc phục
Câu 10. Biện pháp kiểm soát độ ẩm trong chuồng nuôi ?
Câu 11. Bức xạ mặt trời là gì? Thành phần của bức xạ mặt trời?
Câu 12. Tia tử ngoại là gì? Vai trò, ảnh hưởng và ứng dụng của tia tử ngoại?
Câu 14. Tia hồng ngoại ? vai trờ và tác hại?
Câu 13. Ánh sáng nhìn thấy ?
Câu 15. Tác động của bức xạ mặt trời với cơ thể động vật? và đề phòng bức xạ
Câu 16. Ứng dụng của bức xạ mặt trời?
Câu 17. Sự lưu thông kk, Gió là gì? Các luồng gió chính ở VN, ảnh huởng của gió, đề phòng gió?
Câu 18. Khái niệm, Nguyên nhân, ảnh hưởng của không khí, biểu hiện của cơ thể khi gặp Áp suất
thấp?
Câu 19. Bụi là gì? Đặc điểm nguồn gốc tính chất, tác hại, biện pháp phòng bụi?
Câu 20. Tiếng ồn là gì? Nguyên nhân tạo tiếng ồn?
Câu 21. Thành phần hóa học của môi trường không khí?
Câu 22. Ảnh hưởng của khí O2 tới cơ thể động vật? ý nghĩa ?
Câu 23. Ảnh hưởng của khí CO2 tới cơ thể động vật?
Câu 24. Ảnh hưởng của khí CO tới cơ thể động vật?
Câu 25. Ảnh hưởng của khí NH3 (Amoniac) tới cơ thể động vật?


Câu 26. Ảnh hưởng của khí H2S (Hydro sulfua) tới cơ thể động vật?
Câu 27. Đặc tính sinh vật học của môi trường không khí, các yếu tố ảnh hưởng, và chỉ tiêu đánh giá
VSV trong
Câu 28. Vai trò của nước?
Câu 29. Các nguồn nước tự nhiên và chất lượng vệ sinh?
Câu 30. Khả năng tự làm sạch của nước?
Câu 31. Đặc tính vật lý của nguồn nước?
Câu 32. Đặc tính hóa học (ph, các muối có chứa ni tơ trong nước?
Câu 33. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO – Dissolved Oxygen)? Phương pháp Wilkler tính
DO?
Câu 34. Độ oxy hóa của nước (COD – Chemical Oxygen Demand)?
Câu 35. Nhu cầu oxy sinh hóa của nƣớc (BOD – Biochemical Oxygen Demand)?
Câu 36. Độ cứng của nước?

Đinh Công Trưởng - K55 TYD

Mail:


Câu 37. Các chất độc tồn tại trong nước ?
Câu 38. Thuốc bảo vệ thực vật ?
Câu 39. Đặc tính sinh vật học của nước
Câu 40. Tiêu chuẩn vệ sinh của nước cấp sinh hoạt?
Câu 41. Mục đích và nguyên tắc xử lý nước?
Câu 42. Các biện pháp xử lý nước?
Câu 43. Khái niệm Ý nghĩa vệ sinh môi truờng đất?
Câu 44. Đặc tính vật lý ( thành phần, nước, nhiệt độ ) của đất?
Câu 45. Đặc tính hóa học của đất?
Câu 46. Đặc tính sinh vật học của đất?
Câu 47. Điều kiện thuận lợi và bất lợi cho sự phát triển của vi sinh vật trong đất?

Câu 48: tiêu chuẩn vệ sinh của đất- Tổng số VSV trong đất?
Câu 49: sự ôi nhiễm môi trường đất
Câu 50: Biện pháp cải tạo đất
Câu 51: Vai trò và ảnh hưởng của đất?
Câu 52; mục đích và ý nghĩa của vệ sinh chuồng trại
Câu 53. Những nguyên tắc chủ yếu khi xây dựng chuồng trại?
Câu54. Những điểm cần chú ý khi xây dựng chuồng trại?
Câu 55: ánh sáng chuồng nuôi và chỉ tiêu đánh giá ánh sáng chuồng nuôi
CÂU 56 Vật liệu xây dựng, Cấu trúc chuồng trại?
Câu 57. Thông thoáng chuồng nuôi ?
Câu 58: Xử lý phân bằng phương pháp ủ yếm khí
Câu 59:Xử lý phân bằng phương pháp khí sinh học
Câu 60: chất thải lỏng và biện pháp sử lý
Câu 61: Chất rắn tổng số
Câu 62. . Sắt trong nước
Câu 63: V. Các tác động gây suy thoái nguồn nước
Câu 64: sử lý nước bằng sa lắng
Câu 65: sử lý nước bằng Phương pháp đông tụ
Câu 66: sử lý nước bằng Phương pháp lọc nước
Câu 67: sử lý nước bằng Phương pháp khử sắt
Câu 68: sử lý nước bằng khử mù và khử độ cứng, tiệt trùng nước?
Phần thực hành
Câu 1: Nguyên lý, phương pháp phân tích nồng độ NH3 trong không khí chuồng nuôi?
Câu 2:Nguyên lý, phương pháp phân tích nồng độ H2S trong không khí chuồng nuôi?
Câu 3: . Cách pha H2SO4 0,01N từ H2SO4 nguyên chất (d = 1,84) (H = 1, S = 32, O = 16)Cách pha
NaOH 0,01N và Phenolftalein 1% từ hóa chất tinh thể (Na = 23)
Câu 4: 1. Cách pha I2 0,01N, Na2S2O3 0,01N và tinh bột 1% từ hóa chất tinh thể (I = 127, Na = 23, S =
32, O = 16)
Câu 5: Nguyên lý và cách tiên hành phản ứng WILKLER
Câu 6; PHÂN TÍCH ĐỘ OXY HOÁ (CHỈ SỐ COD) CỦA NƯỚC BẰNG KMnO4


Đinh Công Trưởng - K55 TYD

Mail:


B: TRẢ LỜI
Câu 1. Nhiệt độ là gì?
Trả lời
a. Khái niệm
-Nhiệt độ không khí là một đại lượng vật lý biểu thị mức độ nóng hay lạnh của môi trường không khí.
- Đơn vị đo: oC (thông dụng nhất), oF, oK
- Dụng cụ đo: Nhiệt kế
- Giá trị nhiệt độ môi trường không khí khá biến động:
+ Hai cực Trái đất có nhiệt độ thấp (-40 Độ C)
+ Nơi nóng nhất: sa mạc Libi (58 Độ C)
+ Sa mạc Sahara: nhiệt độ ban ngày là 57 Độ C, ban đêm là -7 Độ C
* Đại khí hậu: yếu tố khí hậu trong phạm vi lớn . Giá trị nhiệt độ của đại khí hậu phụ thuộc vào:
- Bức xạ mặt trời (BXMT phụ thuộc vào vị trí địa lý: càng gần xích đạo BXMT càng lớn)
- Địa hình, thảm thực vật (ảnh hưởng đến khả năng hấp thu, giữ nhiệt)
- Độ cao
- Các hoạt động tự nhiên: núi lửa, động đất…
- Các hoạt động của con người:
+ Trong sinh hoạt: sử dụng các loại nhiên liệu làm chất đốt, đun nấu
+ Trong sản xuất: giao thông, công nghiệp…
* Tiểu khí hậu: yếu tố khí hậu trong phạm vi nhỏ. Giá trị nhiệt độ của tiểu khí hậu phụ thuộc vào:
- Nền đại khí hậu: trong nhà và chuồng nuôi có sự thông thoáng tự nhiên thông qua hệ thống cửa.
- Kiểu chuồng, hướng chuồng, kích thước chuồng và vật liệu làm chuồng nuôi.
+ Hướng chuồng: mùa đông ấm, mùa hè mát
+ Vật liệu làm mái: ở Việt Nam, người dân thường lợp mái Fibroximang có khả năng hấp thụ nhiệt nhanh

và toả nhiệt nhanh
- Các nhân tố tạo nhiệt trong chuồng nuôi: bao gồm
+ Sự có mặt của động vật nuôi: chúng thực hiện quá trình trao đổi nhiệt làm nhiệt độ chuồng nuôi tăng.
Lượng nhiệt sản sinh ra nhiều hay ít tuỳ thuộc vào số lượng, mật độ, loại động vật nuôi. lượng nhiệt thải ra
954kcal/h/con
lượng nhiệt thải ra 9,7kcal/h/con
VD: Bò sữa: P = 400kg sản lượng sữa 13l/ngày . Gà hướng trứng: P = 1,8kg
+ Sự tồn lưu của các chất thải trong chuồng nuôi (phụ thuộc vào quy trình chăn nuôi, vệ sinh)
Nếu điều kiện vệ sinh kém, chuồng bẩn, nhiều phân và chất thải, khi đó các vi sinh vật phân giải làm sản
sinh ra nhiệt, đồng thời sinh ra một số khí độc gây ảnh hưởng tới vật nuôi và con người.
 Như vậy, nhiệt độ của tiều khí hậu thường cao hơn nhiệt độ của đại khí hậu. Ngoài ra sự phân bố nhiệt
độ ở đại khí hậu cũng khác với tiểu khí hậu: ở đại khí hậu càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm nhưng
ở tiểu khí hậu thì ngược lại.
Câu 2. Sự điều tiết thân nhiệt ? Quá trình sản nhiệt?
Trả lời: Sự điều tiết thân nhiệt do hai quá trình là sản nhiệt và thải nhiệt quy định.
* Quá trình sản nhiệt (M)
-Khái niệm: Là quá trình oxy hoá các hợp chất hữu cơ trong cơ thể đề giải phóng ra năng lượng. Năng
lượng này giúp ổn định thân nhiệt và duy trì sự sống. Quá trình này xảy ra ở tất cả các tế bào, các cơ quan
trong cơ thể. Mức độ sản nhiệt phụ thuộc vào hai yếu tố:
- Yếu tố chủ quan (các yếu tố nội tại của cơ thể động vật): cường độ làm việc của các cơ quan, loài gia súc,
lứa tuổi, tính biệt, loại hình thần kinh…
+ Các cá thể khác nhau ,
ả năng sản nhiệt khác nhau

Đinh Công Trưởng - K55 TYD

Mail:


+ Các cơ quan khác nhau ,

ả năng sản nhiệt khác nhau, trong đó cơ bắp có khả năng sản nhiệt nhiều
nhất
- Yếu tố khách quan (các yếu tố bên ngoài tác động vào quá trình sản nhiệt của cơ thể):
+ Tiêu chuẩn và khẩu phần ăn: Thức ăn giàu protein quá trình sản nhiệt tăng 30-40%, thức ăn giàu gluxit
và lipit quá trình sản nhiệt chỉ tăng 4-5%. Căn cứ vào đó có thể điều chỉnh khẩu phần ăn để tác động vào
quá trình sản nhiệt. Nếu cung cấp đủ dinh dưỡng và nồng độ năng lượng thì
ản nhiệt tốt. Nếu
không cung cấp đủ ,
ải sử dụng hợp chất hữu cơ trong cơ thể để tạo năng lượng, sản nhiệt gây
ện tượng sụt cân
+ Môi trường: nhiệt độ không khí, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ mặt trời…Nhiệt độ không khí tỷ lệ nghịch với
quá trình sản nhiệt. Khi nhiệt độ không khí giảm, quá trình sản nhiệt tăng để chống rét, bảo vệ cơ thể.
-Giữa nhiệt độ không khí, sự thu nhận thức ăn và quá trình sản nhiệt có mối tương quan với nhau. Khi nhiệt
độ tăng hay giảm thì
ổi và ự thu nhận thức ăn thay đổi khi
ản nhiệt
thay đổi
+VD: Gà ở 29 độ C thu nhận thức ăn bằng 85% ở 20oC với cùng một loại thức ăn
Như vậy, mối tương quan trên cho thấy cần phải có khẩu phần ăn hợp lý theo mùa cho gia súc, cụ thể:
mùa nóng khả năng thu nhận thức ăn giảm do đó phải cung cấp nhiều protein, mùa lạnh khả năng thu nhận
thức ăn tăng nên phải giảm hàm lượng protein.
Câu 3. Sự điều tiết thân nhiệt ? Quá trình thải nhiệt?
Trả lời: Sự điều tiết thân nhiệt do hai quá trình là sản nhiệt và thải nhiệt quy định.
* Quá trình thải nhiệt
-Khái niệm: Là quá trình thải lượng nhiệt năng dư thừa ra bên ngoài giúp thân nhiệt ổn định. Các cơ quan
tham gia vào quá trình thải nhiệt: Da (75-80%) , Hô hấp (9-10%) , Tiêu hoá (7-8%) . Tiết niệu (2-6%. Quá
trình thải nhiệt được thực hiện theo một số phương thức:
a. Phương thức thải nhiệt qua da : Có 3 phương thức: Truyền dẫn đối lưu (tiếp xúc), Bức xạ , Bốc hơi
* Phương thức truyền dẫn đối lưu (C)
- Nguyên lý: Khi vật có nhiệt độ cao tiếp xúc với vật có nhiệt độ thấp, nhiệt sẽ truyền từ vật có nhiệt độ cao

sang vật có nhiệt độ thấp, quá trình này sẽ dừng khi chênh lệch về nhiệt độ Δt = 0. Δt càng lớn thì sự truyền
nhiệt càng nhanh. Cơ thể có thể toả nhiệt ra không khí, tiêu hao nhiệt khi hít không khí hay ăn uống.
- Phương thức này được thực hiện khi có đủ các yếu tố cần thiết:
+ Sự chênh lệch nhiệt độ: Nhiệt độ bề mặt da và nhiệt độ không khí
+ Yếu tố dẫn truyền: hơi nước, gió, sự lưu thông không khí
+Diện tích bề mặt của da phỉa lớn, vận tốc gió.
* Phương thức bức xạ (R)
- Nguyên lý: Đây là phương thức thải nhiệt của những vật có nhiệt độ >0oC. Những vật này có khả năng
phát ra những tia bức xạ (hồng ngoại) mang theo nhiệt năng. Những vật có nhiệt độ thấp hơn ở xung quanh
sẽ hấp thu nhiệt. Cơ thể cũng tương tự như vậy, có khả năng phát ra bức xạ mang theo năng lượng làm
giảm thân nhiệt.
-Phụ thuộc vào: Hằng số bức sạ, khả năng hấp thụ của các vật xung quanh, nhiệt độ bề mặt của da, nhiệt
độ của các vật xug quanh,.
* Phương thức bốc hơi (E)
- Bất kỳ động vật nào cũng thực hiện được 2 phương thức trên, nhưng phương thức bốc hơi chỉ có ở những
động vật có tuyến mồi hôi phát triển như : ngựa cừu . Có sự chênh lệch độ ẩm giữa bề mặt da và môi trường
không khí
- Nguyên lý: Khi 1g nước bốc hơi sẽ mang đi một lượng nhiệt nhất định bằng 580kcal. Nước bốc hơi mang
theo một lượng nhiệt nhất định nhờ đó cơ thể thải được nhiệt ra môi trường.
- Phương thức này được thực hiện khi:
+ Cơ thể con vật có nhu cầu thải nhiệt (khi quá trình sản nhiệt lớn, nhiệt độ không khí cao)

Đinh Công Trưởng - K55 TYD

Mail:


+ Có sự chênh lệch độ ẩm giữa bề mặt da và môi trường không khí
+Diện tích bề mặt da, Ap suất không khí
b. Phương thức thải nhiệt theo đường hô hấp

- Phương thức này được tiến hành mạnh ở những loài gia súc có tuyến mồ hôi ít phát triển hoặc không có
tuyến mồi hôi.
- Nguyên lý: Là quá trình bốc hơi nước qua niêm mạc đường hô hấp trên, nhiệt được thải ra bên ngoài cùng
với khí thải ra và hơi ẩm ở trên bề mặt đường hô hấp. Ngaoif ra còn tiêu hoa qua phân, nước tiểu.
- Phương thức này phụ thuộc vào:
+ Tần số hô hấp ( hay số lượng khí thải ra): Nếu tần số hô hấp càng cao thì quá trình thải nhiệt càng mạnh
+ Diện tích bề mặt đường hô hấp (gà há mỏ, chó thè lưỡi)
c. Phương thức thải nhiệt qua đường tiêu hoá
- Nguyên lý: Động vật muốn tiêu hoá phải nâng nhiệt độ thức ăn = nhiệt độ của dịch vị. Việc nâng nhiệt độ
thức ăn nước uống sẽ tiêu thụ một lượng nhiệt năng.
- Phương thức này phụ thuộc vào khối lượng thức ăn, sự chênh lệch giữa nhiệt độ đường tiêu hoá và nhiệt
độ thức ăn.
+Ví dụ: Mùa hề nên ăn những thức ăn có nhiệt độ thấp
d.Phương thức thải nhiệt qua tiết niệu: nhiệt độc ơ thể co thể thai nhiệt qua phân, nước tiểu.
Câu 4. Định nghĩa mối thăng bằng về nhiệt, Phương trình cân bằng nhiệt, Khu nhiệt điều hoà và nhiệt
độ giới hạn
Trả lời:
a. Định nghĩa môí thăng bằng về nhiệt: Là kết quả của sự điều tiết nhiệt, giúp cơ thể giữ đc sự thăng bằng
nhiệt khi 2 quá trình sản nhiệt và thải nhiệt xảy ra. Nếu quá trình này bị phá vỡ sẽ gây bệnh, khi ở mức cho
phép gây quá tăng or quá giảm thân nhiệt thì gia súc có thể tử vong.
b. phương trình cân bằng nhiệt
-Ta có : M = C +R + E + W . Khi phương trình này căn bằng thì cơ thể con vật khỏe và ngược lại
-Gọi S là phương trình cân bằng nhiệt ta có
*Phương trình: S = M – (C + R + E + W)
-Trong đó:
+M: lượng nhiệt sản sinh ra
+C: nhiệt thải ra theo phương thức truyền dẫn đối lưu
+R: nhiệt thải ra theo phương thức bức xạ
+E: nhiệt thải ra theo phương thức bốc hơi
+W: nhiệt thải ra theo đường hô hấp, tiêu hoá

-Khi S = 0: con vật khoẻ mạnh
-Khi S > 0: quá trình sản nhiệt tăng, nhiệt năng thừa tích lại trong cơ thể, con vật bị cảm nóng (sốt)
-Khi S < 0: quá trình sản nhiệt giảm, thải nhiệt tăng, con vật mất nhiệt, bị cảm lạnh
-Quá trình sản nhiệt và quá trình thải nhiệt luôn được tiến hành đồng thời trong cơ thể vật nuôi, giúp điều
tiết nhiệt cho cơ thể. Hai quá trình này cân bằng nhau khi con vật khoẻ mạnh.
-Phương trình cân bằng nhiệt phụ thuộc vào quá trình sản nhiệt và quá trinh thải nhiệt ,cũng phụ thuộc vào
các yếu tố như: khẩu phần ăn, nhiệt độ không khí, độ ẩm, tốc độ gió…Cần điều chỉnh các yếu tố này về chỉ
tiêu vệ sinh (giá trị cho phép), tạo điều kiện cho cơ thể duy trì trạng thái cân bằng nhiệt. Đối với nhiệt độ
tiểu khí hậu cần phải điều chỉnh về khu nhiệt điều hoà.
c. Khu nhiệt điều hoà
- Khái niệm: là khoảng giá trị nhiệt độ của môi trường không khí mà ở đó quá trình sản nhiệt là thấp nhất
đồng thời quá trình thải nhiệt cũng thấp nhất nhưng cơ thể vẫn giữ được trạng thái cân bằng về nhiệt.

Đinh Công Trưởng - K55 TYD

Mail:


-Ở khoảng nhiệt độ này cơ thể con vật cảm thấy thoải mái nhất, con vật tiêu tốn ít thức ăn nhất, hiệu quả
chăn nuôi cao.
-Trong chăn nuôi cần duy trì nhiệt độ chuồng nuôi nằm trong phạm vi khu nhiệt điều hoà.
+Ví dụ Khu nhiệt điều hòa của 1 số loài như sau : Bò 10-15 độ, Lợn con 30 độ, lợn sau cái sữa 19-20
độ, gà con 20-30 độ, gà đẻ là 15-25 độ c, Vịt 14-18 đọ, nái đẻ là 24-29 độ.
-Khi nhiệt độ không khí tăng, thì quá trình sản nhiệt giảm nhưng chỉ giảm đến mức nhât định sau đó lại
tăng lên, khi quá trình sản nhiệt ít thì quá trình thải nhiệt cũng iys  lượng thức ăn cũng ít
d. Nhiệt độ giới hạn: là Gía trị thấp nhất trong khu nhiệt điều hòa gọi là nhiệt độ giới hạn tức là khả năng
chịu lạnh của cơ thể
-Ví dụ: lợn võ béo nhiệt độ thích hợp là từ 18 – 21 độ c thì 18 là nhiệt độ giố hạn
*ý nghĩa trong chăn nuôi
-Khi nhiệt độ kk thấp hơn nhiệt độ giới hạn sẽ làm cho quá trình trao đổi chất tăng lên, tăng cướng sinh

nhiệt.
-Có ý nghĩa trong thâm canh tăng năng suất chă nuôi
-Trung khu nhiệt điều hòa, vật nuôi đc tăng khả năng chống chịu bệnh tật, tỉ lệ nuôi sống…
*Ys nghĩa trong sản suất
-Khi nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ giới hạn sẽ làm tăng quá trình trao đổi chất của cơ thể, tăng
q.trình OXH các chất của tế bào con vật tăng jhar năng sinh trường khi ta cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
-Khi nhiệt điều hòa có lieenquan chặt chẽ với khẩu phần ăn. Nếu khảu phần ăn đủ chất dinh dưỡng sẽ có
khả năng giảm đc khu nhiệt điều hòa và ngược lại.
-Để tăng khả năng chống rét cho vật nuôi việc bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho vật nuôi đóng vai trò quan
trong
Câu 5: Anh hưởng của nhiệt độ cao tới cơ thể của gia súc và biện pháp kiểm soát
Trả lời:
*Nguyên nhân:
-Do nhiệt độ không khí quá cao, độ ẩm ko khí quá cao, tốc đọ gió thấp, ít gió, trời nóng, nắng, hoặc
do bức sạ mặt trời làm hạn chế sự thải nhiệt của gia súc
-Do chuồng trại quá chật hẹp, nuôi nhốt gia súc với số lượng lớn. Do gs quá béo, do vận chuyển gia súc với
số lượng lớn tromg điều kiện trời nắng nóng…. Gs cày kéo thời gian dài trong điều kiện trời nắng nóng
*Ảnh hưởng
- Nhiệt độ cao làm giảm sản nhiệt , tăng thải nhiệt
- Thải nhiệt theo phương thức :Truyền dẫn đối lưu,bức xạ, bốc hơi;thải nhiệt qua hô hấp
*Phản ứng:
-Giai doạn bảo vệ: cơ thể tăng cướng quá trình thải nhiệt giảm quá trình sản nhiệt. Cơ thể gia súc có đáp
ứng sinh lý như giãn mạch quản ngoại vi và những mạch quản sâu, tim tăng cường co bóp để đẩy tôi đa
lượng máu ra mạch quản ngoại vi và giúp tăng cường quá trình thai nhiệt qua phương thức bốc hơi, gs tăng
cường hô hấp để thải nhiệt ra ngoài
+Giảm thu nhận thức ăn,tiêu hóa kém, Giảm vận động,gia súc chậm chạp,mằm duỗi thẳng, Uống nhiều
nước,tăng tiết mồ hôi,tìm nơi mát
-Giai đoạn phản ứng bệnh lý: nguyên nhân do trong gia đoạn này nhiệt độ không khí vẫn tiếp tục tăng
cao, gs vân xtieeps tục sống trong điều kiện đó, tích tụ nhiệt trong cơ thể lớn mất cân bằng nhiệt cơ thể
+Biể hiện: Thân nhiaatj và cơ thể tăng cao và nhanh, có hiện tượng rối loạn mạch đập. Các chất trong cơ

thể bị biến chất và phân giả làm cho cơ thể bị tich tụ nhiều sản phẩm chưa đc ô xi hóa hoàn toàn, thấm vào
máu, gây ngộ độc hệ thần kịn trung ương co giật. Dạ dày tăng cường co bóp, tăng nhu động ruột non,
men tiêu hóa mất tác dụng sát trùng vk gây bệnh rễ xâm nhập gây bệnh trên niêm mạc đường tiêu hóa .
nêu stinh trạng kéo dài vật bị nhiễm đọc và hôn mê.
b.Sự ảnh hưởng

Đinh Công Trưởng - K55 TYD

Mail:


-Oử bò sữa: giảm sản lượng sữa
-Lợn thịt giảm tăng trọng, gà đẻ giảm sản lượng trứng,
-Giamr khả năng chống đỡ bệnh tật của gia súc gia cầm đực biệt là các bệnh truyên nhiễm và bệnh KST nên
bệnh thường phát vào mùa hè nóng ẩm
c.Biện pháp đề phòng
-Xây dựng chuồng trại thông thoáng,che chắn trồng nhiều cây xanh xung quanh trại , tạo tiểu khí hậu trong
chuống nuôi, đảm bao rthoangs mát, giảm khí độc
- Giảm mật độ nuôi ,Cung cấp đủ nước uống
-Bố trí gia súc làm việc hợp lý ( tránh lúc nắng )
-Làm giảm nhiệt độ tiểu khí hậu ( phun nước lên mái )
-Tắm chải để tăng thải nhiệt qua da,Cắt bớt lông
-Tập luyện cho gia súc chống nóng, khi vận chuyển cần chú ý tới mật độ
-Tăng cường thông gió và độ thông thoáng chuồng nuôi bằng thiết bị nếu có
Câu 6. Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến cơ thể vật nuôi và biện pháp kiểm soát?
Trả lời
*Nguyên nhân: do nhiệt độ môi trương, nhiệt độ các vật thể xung quanh qua sthaaps, độ ẩm cao, gió nhiều
làm tăng quá trình thải nhiệt do bức xạ, truyền dấn đố lưu, do gia súc quá gầy, loonh thưa, mật độ nuôi nhốt
thưa, chuồng nuôi ẩm ướt, không khí lanh, gió bắc, thiếu thức ăn, không đủ dinh dưỡng
*Phản ứng

- Phản ứng sinh lý: Giảm thải nhiệt và tăng quá trình sản nhiệt: tăng thu nhận thức ăn, tăng tiêu hoá hấp
thu, tăng vận động (run, co cơ dựng lông), nằm sát nhau, hô hấp chậm và sâu làm giảm thải nhiệt …, Co
mạch, tăng quá trình ô xi hóa trong mô bào
- Phản ứng bệnh lý: Cơ thể tăng cường thải nhiệt theo phương thức đối lưu và bức xạbị mất nhiệt 
cảm lạnh, các cơ quan xa tim bị tê cứng, vật dễ ỉa chảy. Dễ mắc các bệnh về khớp ( Cước chân). Sự trao đổi
chất giảm,vật mệt mỏi, huyết áp thấp,mạch chậm, thở nhẹ. Da khô, niêm mạc bị tổn thương  Vi khuẩn
xâm nhập. Dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Vật thường đi tiểu nhiều lần. Ảnh hưởng cục bộ: gia suc
thiêu máu, huyết quản bị co thắt, thầ kinh bị kích thích, gây đâu dây thân fkinh, còn gây phong thấp, viêm
cơ, viêm khớp, co thắt thực quản.
*Biện pháp phòng
-Thiết kế chuồng trại khoa học thoáng mùa hè, ấm màu đông
- Chuồng trại kín gió, che chắn, Có hệ thống sưởi ấm, Cung cấp đầy đủ thức ăn, tăng tinh bột. Lót thêm các
vật liệu giữ nhiệt :rơm,lá
-Cho gia súc làm việc hợp lý (muộn), Mặc áo ấm cho đại gia súc, Rèn luyện khả năng chiu lạnh
Câu 7. Độ ẩm môi trường không khí là gì?
Trả lời
a. Khái niệm : Là đại lượng vật lý biểu thị sự có mặt của hơi nước trong không khí. Và nguồn hơi nước này
do sự bôc hơi của các đại dương, sông suối, ao hồ, và động vật sống thở ra. Hoi nước trong chuoofg nuôi
còn do đv thở ra, do phân, nước tiểu, nước rử chuồng đọng lại
b.Đơn vị và dụng cụ đo
- Đơn vị: %, g/m3, mmHg, mb (1mb = 3/4mmHg)
- Dụng cụ đo: Ẩm kế, Ẩm ký: Đo độ ẩm và ghi lại bằng đồ thị biểu thị trên hinh vẽ
*Nguyên nhân sinh ẩm: Ẩm độ thay đổi là do nguyên nhân sinh ẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
tạo ẩm và khuếch tán hơi nước trong không khí
- Trong tự nhiên:
+Sự bốc hơi nước của sông ngòi (nguồn nước bề mặt)
+ Các hiện tượng tự nhiên khác: mưa, thác nước, nắng
+Các quá trình sinh học của động vật

Đinh Công Trưởng - K55 TYD


Mail:


+Do hoạt động của con người: bao gồm cả hoạt động trong sinh hoạt và trong sản xuất sản xuất
-Trong chuồng nuôi:
+ Ẩm độ của đại khí hậu (10 - 15%)
+ Các nguyên nhân trong chuồng nuôi (85 - 90%), gồ
ợng hơi nước do vật nuôi sản sinh ra , 10
- 15% hơi nước từ máng ăn, máng uống, nền chuồng (chủ yếu phụ thuộc vào quy trình chăn nuôi, quy trình
vệ sinh, chú ý cách cung cấp nước uống)
+VD: Bò P = 400kg thải ra 8,4 - 13,4kg hơi nước/ngày đêm,Lợn nái nuôi con thải ra 2,2kg hơi nước/ngày
đêm , Gà hướng trứng P1,8kg thải ra 120g hơi nước/ngày đêm
*Cách Đo độ ẩm của tiểu khí hậu chuồng nuôi:
-Đo tại 5 vị trí khác nhau trong chuồng.Là điểm giữa của các đường chéo trong nền chuồng
- Đo ở ngang tầm với hô hấp của vật nuôi : Gia cầm : 20 – 30 cm, Lợn : 40 – 60 cm, Đại gia súc : > 60 cm
Câu 8. Một số phương pháp biểu thị độ ẩm
Trả lời
a. Độ ẩm cực đại (E)
-Khái niệm: Là lượng hơi nước lớn nhất (tính theo g) có trong 1m3 không khí ở điều kiện nhất định. Khi
đó không khí ở trạng thái bão hoà hơi nước. do vậy độ ẩm cự đại hơi nước cho biết lượng hơi nước lớn
nhất chứa trong 1 mét khối kk ở 1 nhiệt độ nhất định nào đó.
- Đơn vị: g/m3
-Độ ẩm cực đại ký hiệu là E thì E = 1,06 . ( P bão hòa / (1 + t . hệ số giãn nở của không khí))
-Trong đó:
+hệ số giãn nở của không khí bằng 1/ 273.
+t là nhiệt độ không khí chuồng nuôi
-Ở 10 độ C thì E = 9,4 g/ met khối kk
-Ở 16 độ C thì E = 13,6 g/ met khối kk
-Ở 20 độ C thì E = 17,3 g/ met khối kk

-Ở 30 độ C thì E = 30,3 g/ met khối kk
-Ở 40 độ C thì E = 51,2 g/ met khối kk
-Nếu độ ẩm không khí tăng cao thì lượng hơi nước bão hòa trong kk tăng nhan và ngược lại nếu nhiệt độ
khong khí hơi nước trong chuồng nuôi giảm nhanh sẽ làm hơi nước trong không khí ngung kết lai làm
chuồng ẩm ướt
b. Độ ẩm tuyệt đối ( e )
*Khái niệm: Độ ẩm tuyệt đối (e) :Là lượng hơi nước thực tế có trong 1 m3 không khí ở nhiệt độ nhất định
( g/m3)
-Độ ẩm tuyệt đối cũng tỷ lệ thuận với nhiệt độ,đặc biệt là nguồn sinh ẩm trong chuồng nuôi
- Độ ẩm tuyệt đối trong chuồng nuôi rất thay đổi:
+Do quá trình hô hấp của gia súc
+ Do thức ăn, nước uống, tắm rửa chuồng trại
+ Do chuồng trại thông thoáng kém
-Độ ẩm tuyệt đối đại diện cho tính chất kho nhanh hay ẩm ướt của khí hậu và nói lên lượng hơi nước ở thời
điểm đó
*Công thức tính: e = E1 – an pha ( t0 – t1 ). P
-Trong đó:
+e là độ ẩm tuyệt đối
+E1: độ ẩm cưc đại cuae hơi nước ở nhiệt độ bề mặt bốc hơi t
+an pha : hệ số của nhiệt kế ẩm
+t1: nhiệt độ của nhiệt kế ẩm

Đinh Công Trưởng - K55 TYD

Mail:


+P: áp suất hơi nước bão hào ở điều kiên nhiệt độ t1
c. Độ ẩm tương đối( r%): là đại lượng nói lên tỉ số giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại
- Công thức : r % = (e/ E )X100

- Độ ẩm tương đối cũng tỷ lệ nghịch với nhiệt độ
- Vậy ở một nhiệt độ nhất định , có E nhất định , nhưng do e thay đổi  r thay đổi
+Nếu e = E thì r = 100% không khí rất ẩm
+Nếu e > E kk bão hòa hơi nước
- Tiêu chuẩn vệ sinh ( Việt Nam), độ ẩm tương đối cho gs, gc ở mức độ nhất định: Gà : 65 – 75 % ,Thủy
cầm : 70 – 80 %, Lợn con : 75 – 85 % Lợn thịt : 60 – 75 %, Bò : 70 – 80 % ,Ngựa ,Cừu : 80 %
-Người ta có thể dựa vào độ ẩm tương đối để đánh giá khí hậu nơi đó
d. Chênh lệch độ ẩm bão hòa (d)
-Là sự chênh lệch giữa độ bão hòa và độ ẩm tuyệt đối ở 1 nhiệt độ nhất định
-Chênh lệch độ ẩm bão hòa được xác định bằng hiệu số của độ ẩm cực đại và độ ẩm tuyệt đối .
-Công thức : d = E – e ( g/ m3)
- d cho biết lượng hơi nước mà 1 m3 kk ở thời điểm đó còn có thể chứa đựng được.
+hệ số E- e gọi là chệnh bão hòa hơi nước đó cũng chính là lượng nước để không khí bão hòa hơi nước
e . Điểm sương ( P)
*Khái niệm: Là giá trị nhiệt độ không khí mà ở đó độ ẩm tuyệt đối đạt cực đại ( E =e), đạt tới mức bão
hào mà ngưng kết thành giọt sương hay giọt nước
-Để xác định điểm sương phải biết giá trị e sau đó tra bảng E tìm giá trị nhiệt độ mà ở đó e = E
- Khi nhiệt độ môi trường giảm đột ngột, E giả
ợng hơi nước thừa sẽ đọng lại trên tường,
nền chuồ
ải có những tác động để giữ nhiệt độ không khí chuồng nuôi cao hơn
điểm sương (sưởi).
- Cần khống chế nhiệt độ chuồng nuôi > điểm sương
-Điểm hoá sương phụ thuộc: lượng hơi nước và một số hạt nhân tạo hạt (bụi).
Câu 9. Ảnh hưởng của độ ẩm đến cơ thể Đv và biện pháp khắc phục
Trả lời
1. hưởng của độ ẩm đến cơ thể Đv
- Ẩm độ cùng với nhiệt độ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến cơ thể động vật
a.Độ ẩm cao, nhiệt độ thấp
Khi nhiệt độ thấp

- Phản ứng sinh lý: Giảm thải nhiệt và tăng quá trình sản nhiệt: tăng thu nhận thức ăn, tăng tiêu hoá hấp thu,
tăng vận động (run), nằm sát nhau …
- Phản ứng bệnh lý: khi nhiệt độ môi trường quá thấp và kéo dài, chệnh lệch giữa nhiệt độ cơ thể và nhiệt
độ môi trường lớn
ức truyền nhiệt đối lưu (C) và bức xạ (R) tăng cường. Độ ẩm không khí
cao, sức dẫn nhiệt của không khí ẩm > sức dẫn nhiệt của không khí khô con vật mất nhiều nhiệt theo
phương thức C và R bị cảm lạnh. Cơ quan xa tim (mũi, tai) bị giảm nhiệt, tiêu hoá bị ảnh hưởng: con vật
dễ đi ỉa.
b. Độ ẩm thấp,nhiệt độ cao
–Tăng thải nhiệt
-Khi độ ẩm thấp, nhiệt độ cao, cơ thể tăng cường quá trình thải nhiệt theo phương thức bốc hơi ở da, đường
hô hấp  con vật mất nước, rối loạn trao đổi chất, mất cân bằng chất điện giải, da, niêm mạc đường hô hấp
khô
ễ xây xát, tạo điều kiện cho VSV xâm nhập gây bệnh.
c. Độ ẩm thấp, nhiệt độ thấp
-Giamr thải nhiệt

Đinh Công Trưởng - K55 TYD

Mail:


-Khi đó cơ thể bị mất nhiều nhiệt theo phương thức truyền dẫn đối lưu và bức xạ. Không khí khô
da, niêm mạc
ễ bị tổn thương. Cưu đứt lông, gia cầm giảm tỉ lệ nở
D.Độ ẩm cao, nhiệt độ cao
- Nhiệt độ
ảm quá trình sản nhiệt, tăng quá trình thải nhiệt theo các phương thức: truyền dẫn đối
lưu, bức xạ, bốc hơi, thải nhiệt theo cơ quan hô hấp.
- Nhưng khi chênh lệch nhiệt độ giữa cơ thể và môi trường giả

ức truyền dẫn đối lưu và bức
xạ giả
ật phải tăng thải nhiệt bằng phương thức khác.
- Khi độ ẩ
ự bốc hơi nước bị trở ngại (do áp ực của hơi nước trong không khí gần
bằng áp lực của hơi nướ
ật phải tăng thải nhiệt theo cơ quan hô hấp, tiêu hoá.
-Phản ứng sinh lý:
+ Giảm thu nhận thức ăn, giảm vận động
+ Động vật nằm duỗi dài (tăng S bề mặt), tìm đến nơi mát
+ Uống nhiều nước
+ Tăng cường hô hấp
- Phản ứng bệnh lý: Con vật không thải được nhiệ
ệt tích lại trong cơ thể
ốt (cảm nóng).
Khi sốt quá trình sản nhiệt tăng, sinh các sản phẩm trung gian độ
ếu nặng con
vật chết do khó thở, nhiễm độc
2. biện pháp khắc phục
- Giảm các nguyên nhân sinh ẩm
- Thực hiệnh tốt các quy trình vệ sinh chăn nuôi (chuồng sạch, khô ráo, không để nước đọng trong chuồng),
thay chất độn chuồng
- Sử dụng máng uống tự động
- Sử dụng một số vật liệu có khả năng hút ẩm như vôi bột, chất độn chuồng (vỏ trấu, vỏ bào khô).
-Chú ý: đối với gà, việc bổ sung CaO vào chuồng rất nguy hiểm do tập tính hoạt động của gà 
vào không khí 
ải dẫn tới trúng độc kiềm.
- 3kg vôi bột hút được 1kg hơi nước
- Sử dụng máy hút ẩm
- Cải tạo kiểu chuồng nuôi, hướng chuồng (mùa nóng thoáng mát, mùa lạnh ấm áp)

-Âm độ không khí quá thấp: Che chắc chuồng trại bớt nắng gió, bổ sung thêm nước vào tường chuồng nuôi,
phòng ấp trứng
-Âm độ không khí qá cao: dùng quạt thông gió, tạo thông thoáng hoặc dùng chất có tác dụng hút ẩm
Câu 10. Biện pháp kiểm soát độ ẩm trong chuồng nuôi ?
Trả lời
- Giảm các nguyên nhân sinh ẩm
- Thực hiệnh tốt các quy trình vệ sinh chăn nuôi (chuồng sạch, khô ráo, không để nước đọng trong chuồng),
thay chất độn chuồng
- Sử dụng máng uống tự động
- Sử dụng một số vật liệu có khả năng hút ẩm như vôi bột, chất độn chuồng (vỏ trấu, vỏ bào khô).
-Chú ý: đối với gà, việc bổ sung CaO vào chuồng rất nguy hiểm do tập tính hoạt động của gà 
vào không khí 
ải dẫn tới trúng độc kiềm.
- 3kg vôi bột hút được 1kg hơi nước
- Sử dụng máy hút ẩm
- Cải tạo kiểu chuồng nuôi, hướng chuồng (mùa nóng thoáng mát, mùa lạnh ấm áp)
-Âm độ không khí quá thấp: Che chắc chuồng trại bớt nắng gió, bổ sung thêm nước vào tường chuồng nuôi,
phòng ấp trứng
-Âm độ không khí qá cao: dùng quạt thông gió, tạo thông thoáng hoặc dùng chất có tác dụng hút ẩm

Đinh Công Trưởng - K55 TYD

Mail:


Câu 11. Bức xạ mặt trời là gì? Thành phần của bức xạ mặt trời?
a. Khái niệm
- Bức xạ mặt trời là nguồn năng lượng do mặt trời phát ra cung cấp cho trái đất. Đó là yếu tố tạo nên khí
hậu của từng vùng khác nhau, đây là dạng năng lượng đầu tiên của mọi dạng năng lượng khác.
- Bức xạ mặt trời tạo ra chế độ nhiệt ẩm nhất định, từ đó ảnh hưởng đến gió, áp suất, gây ra các hiện tượng

mây mưa, sấm chớp…
-Bức xạ mặt trời chủ yếu chuyển thành thế năng
b. Thành phần bức xạ mặt trời
-Bức xạ mặt trời được chia làm 5 tia cơ bản với các bước sóng khác nhau:
* Tia sáng có bước sóng cực ngắn: λ < 10nm
- Tia sáng này không truyền tới mặt đất do đã bị hấp thụ ở các tầ
ỉ nghiên cứu
để ứng dụng.
- Liều thấp, không liên tụ
ởng
- Liề
ụng chữa bệnh do: ion hóa các chất trong tế bào, thực hiện quá trình sát khuẩn đối với
nước, không khí, hạt giống…
*Tia tử ngoại: λ = 10 - 400nm
-Gồm 3 loại:
-Tia C: 10 - 280nm : được tầng ozone hấp thu, không xuống được mặt đất.
-Tia B: 280 - 320nm
-Tia A: 320 - 400nm
-Hai tia A và B hấp thu ở lớp sừng của da
*Ánh sáng nhìn thấy (ánh sáng trắng): λ = 400 - 760nm
-Ánh sáng trắng chiếm 40 % năng lượng mặt trời cung cấp cho trái đất
- Có 7 tia tạo thành ánh sáng nhìn thấy: đỏ, da cam, vàng, xanh, lam, chàm, tím.
-Một phần được hấp thụ trên tế bào da có tác dụng sinh học:
+ Đóng vai trò quan trọng đối với phản ứng quang hóa ở mắt.
+Trong chăn nuôi cần điều chỉnh ánh sáng thích hợp cho từng loài gia súc: Bò nhậy cảm với AS mầu đỏ,
Gà nhậy cảm với AS màu trắng
*Tia hồng ngoại: λ = 760 - 2800nm (năng lượng chủ yếu là dạng nhiệt năng)
-Tia hồng ngoại hấp thu hoàn toàn ở lớp sừng của da, làm dãn mạch, tuần hoàn tăng cường, tăng quá trình
trao đổi chất, nhanh lành vết thương.
- Gây bỏng rát đỏ ở da, mạch máu ngoại vi dãn,gây hiên tượng phù nề.

- Chiếu thẳng vào đầu gây rối loạn trung khu điều tiết nhiệt ( Bệnh cảm nắng) Con vật run rẩy, bại liệt
từng
phần,hô hấp tăng, rối loạn tuần hoàn, xuất huyết não
*Tia có bước sóng dài ( > 2800nm): Chỉ ứng dụng trong thông tin, vô tuyến
Câu 12. Tia tử ngoại là gì? Vai trò, ảnh hưởng và ứng dụng của tia tử ngoại?
-Là nhóm tia có bức sóng ngắn và đc hấp thu trên bề mặt của da, nó có khả năng suyên sâu vào tổ chức tế
bào của cơ thể và hây nên những biến đổi sau
a. Về mặt hóa học
- Có khả năng chuyển hóa tiền vitamin D thành vitamin D
-Chuyển 7 dehydrocholesterol thành Vitamin D3 (tiền vitamin D3)
+ Vai trò của vitamin D: điều hòa quá trình hấp thu và chuyển hóa khoáng đặc biệt là Ca, P 
triển bộ xương, tham gia các phản ứng sinh học trong cơ thể. P cần cho màng tế bào.
+ Ứng dụng : Chiếu trong chuồng với liều khác nhau 
ữa bệnh còi xương ( gia súc non), mềm xương
( gia súc trưởng thành) Giúp tăng sinh trưởng ở gia súc non

Đinh Công Trưởng - K55 TYD

Mail:


- Tia tử ngoại tham gia tổng hợp 1 số men, đặc biệt là các men tổng hợ

sinh trưởng, phát triển tốt. nhất là gia súc ốm
+Ứng dụng: chiếu tia tử ngoại cho động vật mới ốm dậy nâng cao sức đề kháng
- Tia tử ngoại khi chiếu với liều lượng và thời gian phù hợp sẽ tác động vào các mạch máu ngoại vi, vào hệ
thống tuần hoàn 
ản ứng đặc hiệu của cơ thể 
ờng sức đề kháng cho cơ
thể

- Nếu chiếu với liều cao trong thời gian dài sẽ gây hiện tượng stress
+ Lúc đầu cơ thể tự bảo vệ bằng cách tạo ra sắc tố đen (Melanin) tạo lớp ngăn ảnh hưởng của tia tử ngoại.
Tia tử ngoại sẽ oxy hóa gốc SH ở tầng vỏ của da, làm tăng hoạt tính của men Tyrozinaza, tăng cường quá
trình hình thành sắc tố đen, làm da đen.
- Khi thời gian chiếu dài và liều cao hơn:
+
ổi, phá hủy cấu trúc da: gây viêm da làm lớp sừng của da dày lên, da bị xạm lại, da bị lão
hóa, giảm hoặc mất khả năng phục hồi, xuất hiện các nếp nhăn, giảm dần tính đàn hồi.
+
ử ngoại có thể gây ung thư da do tia A và B khi tác động vào da sẽ kích thích tạo ra đồng phân
Pyrinidine trong ADN của tế bào da, làm cấu trúc ADN của tế bào da bị thay đổi, chức năng của ADN bị
mất đi, tế bào phát triển không bình thường, dẫn tới ung thư.
ử ngoại tác động mạnh đến những tế bào tân sinh (tế bào máu, tế bào sinh dục) gây thiếu máu, vô
sinh.
-tia tử ngoại có λ ≤ 280nm có khả năng ngưng kết, phá hủy thể keo của nguyên sinh chất 
ủy tế
bào. Lợi dụng tính chấ này để chế tạo đèn tử ngoại tiến hành vô trùng trong phòng thí nghiệm, không khí,
nước uống…
b. Hiệu ứng quang điện ly
- Tia tử ngoại khi chiếu vào có khả năng tạo dòng điện sinh học (do có các electron tự do của các nguyên tử
cấu tạo nên tế bào). Khi chiếu tia tử ngoại điện tích âm bật ra ngoài  tạo ra sự chênh lệch điện tích 
ất hiện dòng điện sinh học. Cường độ dòng điện sinh học tùy thuộc vào sự tác động của tia tử ngoại.
- Ứng dụng: chiếu tia tử ngoại tạo dòng điện sinh học có cường độ nhỏ có tác dụng cải thiện quá trình trao
đổi chất, tăng tuần hoàn, đặc biệt ở các mao quản ngoại vi, dưới da và niêm mạc, tăng cường hô hấp, tăng
hồng cầu….
Câu 13. Ánh sáng nhìn thấy ?
Trả lời
-Ánh sáng trắng chiếm 40 % năng lượng mặt trời cung cấp cho trái đất. Có 7 tia : Đỏ,da
cam,vàng,lục,lam,chàm,tím
Một phần được hấp thụ trên tế bào da có tác dụng sinh học

- Đóng vai trò quan trọng đối với phản ứng quang hóa ở mắt.
Trong chăn nuôi cần điều chỉnh ánh sáng thích hợp cho từng loài gia súc: Bò nhậy cảm với AS mầu đỏ,
Gà nhậy cảm với AS màu trắng
- Đối với gà:
+ Ánh sáng trắng làm gà lo âu
+ Ánh sáng đỏ hạn chế sự mổ nhau
Câu 14. Tia hồng ngoại ? vai trờ và tác hại
- Là tia có bước sóng dài, mang năng lượng ở dạng nhiệt năng . nen có khả năng xuyên sâu vào các tổ chức
tế bào gây nên phản ứng nhiệt chủ yếu và ít có phản xạ hắt trởi lại
- Nếu chiếu với mật độ thích hợp, tia hồng ngoại có khả năng được hấp thụ gần như hoàn toàn ở lớp sừng
của da, gây ra những tác động về nhiệt, đồng thời làm mạch máu ngoại vi giãn, tuần hoàn được tăng cường
ải thiện các quá trình sinh học, quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể phát triển tốt, nhanh lành vết
thương.
- Nếu chiếu tia hồng ngoại với cường độ lớn trong thời gian dài:

Đinh Công Trưởng - K55 TYD

Mail:


+ Khi nhiệt độ da tăng đến 445 % 
ện tượng bỏng bức xạ (có cảm giác nóng, rát, đỏ), đồng thời
ảnh hưởng đến cấu trúc da và mạch máu ngoại vi. Mạch máu ngoại vi giãn 
ấm thành
mạch, gây hiện tượng phù nề.
+ Nếu chiếu trực tiếp vào đầu 
ệt độ hộp sọ và não tăng 40 - 410C trong khi đó thân nhiệt vẫn bình
thường dẫn đến tổn thương thần kinh trung ương, gây rối loạn các trung khu: trung khu điều tiết nhiệt,
trung khu hô hấp, trung khu vận mạch.
*Biểu hiện:

ật loạng choạng, run rẩy, bại liệt từng phần, hô hấp tăng, rối loạn hoạt động tim mạch
-Máu dồn lên não và màng não gây hiện tượng xung huyết màng đại não. Đại não xuất huyết điểm và thủy
thũng. Máu dồn lên não nhiều có thể gây vỡ mạch máu não, và tử vong.
Câu 15. Tác động của bức xạ mặt trời với cơ thể động vật? và đề phòng bức xạ
Trả lời:
-Tác động này tùy thuộc vào số lượng các tia, thời gian chiếu và cơ địa từng con vật
* Ảnh hưởng tới da:
-Nếu thời gian và cường độ chiếu không phù hợp 
ổn thương tế bào da, da bị phồng rộp. Nếu làm
thay đổi cấu trúc AND của tế bào da 
-Tác đông đến da :vùng da mỏng,ít lông. Mao quản nở ra tăng sự tuần hoàn,tăng tính thẩm thấu.Nhiệt
tích tụ ở da tăng tích nhiệt cho cơ thỂ. Kích thích tuyến mồ hôi tăng sự tỏa nhiệt
-Làm tăng nhiệt đọ của da, gây tích tụ điện năng, làm da nóng lên tạo thành những vết đỏ gây viêm da.
Nâng cao khả năng miễn dịch của da, tăng khả nang kháng khuẩn của da, tăng quá trình trao đổi P, Ca,
chống còi xương ở gia súc non
-Cải thiện chức nang qua trọng của da, làm thần kinh ngoai biên và tuyến ngoại biên hình thành nên sắc tố
da
* Tác động đến mắt: bức xạ mặt trời làm biến đổi nhất thời cấu trúc protein nhận cảm, nhìn lâu vào ánh
sáng mặt trời không cảm nhận được ánh sáng. Thông qua thần kinh thị giác kích thích các tuyến nội tiết
*Tác động đến hệ thần kinh trung ương: bức xạ mặt trời gây hưng phấn hệ thần kinh, đặc biệt là vỏ não
và tuyến nội tiết.
-Chủ yêu slamf tăng quá trình hưng phấn của vỏ não, làm gia súc nhay cảm và nhanh nhẹn hơn
-Tăng hưng phấn thần kinh phó giao cảm, thần kinh thị giác, ức chế thần kinh gioa cảm
* Tác động đến máu: bức xạ phù hợp làm tăng hồng cầu, bạch cầu, γ- globulin. Tăng sức đề kháng của cơ
thể. Bức xạ có bức sóng ngắn làm tăng hồng cầu, chống bần huyết, làm hạ huyế áp ngoại vitawng tính
thấm thành mạch
* Tác động đến hô hấp, tuần hoàn: bức xạ mặt trời thích hợp làm tăng hô hấp, tuần hoàn làm cơ thể hô
hấp sâu, hấp thu nhiều oxi tăng cường thải C02, Và nước
*Tác động đến trao đổi chất:
-Tăng cường các quá trình trao đổi chất (do tăng cường hoạt động của một số enzyme, mem tổ chức mô bào

tăng trao đổi khí và và quá trình OXH )
-Làm tăng cường trao đổi lipit, protit….
-Tăng cười trao đổi Ca, P tăng năng lượng ở vỏ cơ
*Tác dung sát trùng:
-Bức xạ có bức sóng càng ngắn thì Tác động sát khuẩn, diệt mầm bệnh càng mạnh, có tác dụng phá đọc tố
của vk
-Bức xạ có khả năng phá hủy trứng sán lá và 1 số ấu trùng của KST , diệt tạp khuẩn của pòng nuôi cấy vi
trùng.
-Nâng cao tính miễ dịch của cơ thể
b.Đề phòng bức xạ

Đinh Công Trưởng - K55 TYD

Mail:


-không nên chăn thả gia súc . gia cầm vào buôi trưa và đầu chiều mùa hêè vì lúc đó bức xạ mạnh nhất  rễ
gay cảm nắng, cảm nóng cho gia súc
Câu 16. Ứng dụng của bức xạ mặt trời?
- Với ánh sáng tự nhiên: phải xác định liều lượng ánh sáng đi vào chuồng: căn cứ vào hệ số chiếu sáng ta có
:
q = (Σ S các cửa sổ /Σ S nền chuồng )
+Với gia súc giống: lượng ánh sáng phải nhiều: q = 1/8 - 1/10
+Với gia súc vỗ béo: phải giảm ánh sáng: q = 1/12 - 1/15
- Tùy loài, tuổi gia súc, gia cầm mà có thời gian và cường độ chiếu sáng khác nhau
-Mùa nóng: vào tuần tuổi thứ 2: gà con thương phẩm chuyển sang ánh sáng tự nhiên, gà giống tiếp tục
chiếu ánh sáng với cường độ 3 - 4 w/m3. Gà đẻ cường độ ánh sáng thích hợp là 3,5 - 4 w/m3.
-Ngoài ra còn có ứng dụng Chế tạo các loại đèn chữa bệnh :
+Đèn hồng ngoại, tử ngoại  Giúp tăng cường trao đổi chất, chữa bện còi xương, mềm xương , xử lý u
ngoại vi, tạo sẹo

+ Diệt khuẩn, xát trùng
- GS giống : 1/8 – 1/10 ; vỗ béo : 1/12 – 1/15
Câu 17. Sự lưu thông kk, Gió là gì? Các luồng gió chính ở VN, ảnh huởng của gió, đề phòng gió?
Tar lời:
*Nguyên nhân:
-Do sự chênh lệch về nhiệt độ và áp suất giữa các vùng khác nhau dẫn tới sự chuyển động của không khí đi
từ nơi này tơi nơi khác gọi là gió.
-Nguyên nhân của sự chênh lệch áp lực là nhiệt độ, nơi có nhiệt độ cao là nơi có áp lực thấp và ngược lại
a. Các luồng gió chính ở Việt Nam
- Gió mùa: ở các lục địa lớn, có đại dương ở xung quanh
+ Gió mùa mùa hạ: mát. ẩm
+ Gió mùa mùa đông: lạnh, hanh
- Gió Mậu dịch (tín phong): gặp ở vùng 30oB và 30oN, thổi về xích đạo. Gió này thổi quanh năm, mùa
đông trùng hướng với gió mùa làm tăng cường độ.
- Gió Đất – biển: ngày thổi từ biển vào, đêm thổi từ đất liền ra. Ban ngày trùng hướng với gió mùa mùa hạ.
- Gió Lào (Phơn Tây Nam): có ở những tỉnh miền Trung, gió nóng và khô.
b. Ảnh hưởng của gió
*Yếu tố có lợi:
- Gió có tác dụng lưu thong không khí, trao đổi khí giữa trong và ngoài chuồng nuôi, cải thiện tiểu khí hậu.
điều khiển 1 cách tự nhiên nhiệt độ và độ ẩm của môi trường
-gió có tác dụng làm thông thoáng chuồng nuôi, xua bớt khí đọc hair a khỏi chuồng
*Yêu tố bất lợi
- Ảnh hưởng tới quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể tùy theo tính chất của gió:
+ Gió mạnh, nhiệt độ thấ
ể tăng tỏa nhiệt, mất nhiệ
ảm lạnh
+ Gió Lào: làm bốc hơi nướ
ể mất nước, mất muối và chất điện giải, da khô
+ Gió Đông Bắc :
ệnh đường hô hấp, cảm lạnh

- Gió làm bụi, khí độc, vi sinh vật di chuyển từ nơi này sang nơi khác
-Gios làm phát tán mầm bệnh đi khắp nơi
-Gio mạnh làm ảnh hưởng tới việc chăn thả gia súc trênđồng, gây đổ chuồng trại chăn nuôi
c.Cách đề phòng gió
-Hạn chê luồng không khí có hại tới chuồng nuôi, đặc biệt là luồng không khí quá nóng or quá lạnh
-Xây dựng chuồng trại hợp lý, khoa học, tránh trực diện hướng bắc, tránh khe núi, khe hút gió

Đinh Công Trưởng - K55 TYD

Mail:


d. Tiêu chuẩn vệ sinh: Bò : 0,3 – 0,5 m/s, Lợn nái : 0,2 – 0,4 m/s, Lợn thịt : 0,3 – 1,0 m/s, Gia cầm non :
0,2 – 0,3 m/s, Gà :
0,3 – 0,6 m/s, Vịt :
0,5 m/s
Câu 18. Khái niệm, Nguyên nhân, ảnh hưởng của không khí, biểu hiện của cơ thể khi gặp Áp suất
thấp?
Trả lời
*Khái niêm:
- Áp xuất không khí là lực tác dụng của không khí lên một đơn vị diện tích bề mặt trái đất ( Kg/ cm2)
-Là sức nén trọng lượng, của cột không khí lên diệ tích bề mặt tiếp xúc, hay không khí có trọng lượng chịu
sức hút của trái đất với 1 áp lực nhất định
- Mỗi địa phương có một giá trị áp suất khác nhau. Áp suất không khí tùy thuộc vào mật độ khí trong một
đơn vị thể tích không khí.
* Mật độ khí phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm :
-Nhiệt độ tăng 
ất không khí giảm
- Độ ẩm tăng 
ất không khí giảm

- Khi lên cao  Áp xuất giảm
*Nguyên nhân:
-Do lên cao, áp suất giảm, oxi giảm là cơ thể thiếu oxi giảm q.trình oxh của cơ thể, các sản phẩm của quá
trình OXH ko hoàn toàn gây tích tụ và gây trừng độc thần kinh.
-Đối với những gi súc sống ở vùng núi cao lâu ngày khi gặp sự thay đổi đột ngột của áp xuất thường có thể
thcishc nghi bằng tăng cường hô hấp, tăng hoạt động của tim. Tủy xương và lách tăng sản sinh hồng cầu
vận chuyển ooxxi vào máu
-Dể chuyển các gs từ vùng núi cao thường chuyển qua các điểm trung chuyển cho gs thích nghi đân
*Ảnh hưởng của áp suất tới con vật
- Khi áp xuất giảm thiếu ôxy, quá trình hô hấp ở mô bào bị cản trở, gây rối loạn chức năng Hiện
tượng xuất huyết, chảy máu mũi, chân răng ( Chú ý khi vận chuyển gia súc)
- Ở cùng một độ cao, áp suất không khí khá ổn định.
- Khi lên cao 
ất không khí giảm, mật độ khí / một đơn vị thể tích không khí giảm 
ảm phân
áp oxy 
ậu quả: cơ thể thiếu oxy, quá trình hô hấp mô bào bị cản trở  ối loạn chức năng tế bào,
mô bào 
ụ các sản phẩm trung gian trong cơ thể 
ộng tới các cơ quan đặc biệt là tuần hoàn
và hô hấp.
-Oử điều kiện bình thường thì 1atm thì hàm lượng oxi trong không khí khoảng 20,09% song trên 300 mét
còn khoảng 12,4% nên khi cho gia súc từ vùng thấp lên vùng cao thường con vật choáng do thiếu oxi trong
máu
*Biều hiện khi con vật khi gặp áp suất thấp
+ giãn nở các mao mạch ở da và niêm mạc. Có hiện tượng xuất huyết: chảy máu chân răng, chảy máu mũi
+Con vật sẽ có những điều chỉnh để thích nghi: khi lượng oxy giảm 
ấp tăng 
ần hoàn tăng
 ồng ngực phát triển.

-Sự thay đổi áp suất làm ảnh hưởng tới hàm lượng Oxxi trong máu của cơ thể, con vật thường thở nhanh,
mạch đạp nhanh làm mạch máu trương to gây sung huyết, toát mồ hôi, cơ thể mệt mỏi, siy nhược
-Nếu có sự thay đổi đột ngột và lớn thì con vật có triệu trứng thần kinh, hay gọi là triệu chứng cao sơn
thường gặp ở trâu bò.
*Chú ý: khi di chuyển gia súc từ đồng bằng lên miền núi và ngược lại phải có sự chuẩn bị cho gia súc,
tránh thay đổi áp suất đột ngột.
Câu 19. Bụi là gì? Đặc điểm nguồn gốc tính chất, tác hại, biện pháp phòng bụi?
Trả lời
a.Nguồn gốc :

Đinh Công Trưởng - K55 TYD

Mail:


-Bụi đc bắt nguồn từ đất, xác đv thực vật bị phân hủy, tế bào biểu bì lông da,… vật nuôi. Khi bị gió có tốc
độ Từ 4-5 m/s cuốn đi sinh ra bụi
- Trong tự nhiên bụi có nguồn gốc:
+ Từ núi lửa
+ Do cháy rừng
+ Do hoạt động sản suất và sinh hoạt của con người (giao thông vận tải, xây dựng, khai thác đá, than…)
- Trong tiểu khí hậu chuồng nuôi, bụi có nguồn gốc từ:
+ Chất độn chuồng
+ Thức ăn, đặc biệt là thức ăn tinh
+ Chất bài tiết của động vật nuôi (chất thải, chất chứa trong dạ dày ruột…)
b. Phân loại
- Căn cứ vào tính chất vậ
+ Bụi rắn, sắc cạnh và không hòa tan. VD: bụi kim loại, bụi Silic, cát…
+ Bụi rắn, sắc cạnh và có khả năng hòa tan. Chủ yếu là bụi hóa chất (thuốc thú y dạng bột), thức ăn công
nghiệp

+ Bụi lỏng. VD: đờm, rãi, vacxine được phun ở dạng khí dung, hơi nước, giọt sương
- Căn cứ và tính chất hóa họ
+ Bụi vô cơ : gồm manh kim loại, thủy tinh, kim loại
+ Bụi hữu cơ (trong chuồng nuôi, bụi hữu cơ nhiều hơn bụi vô cơ) : gồm xác đv phân hủy
c.Tính chất của bụi
-Là phương tiện vận tải mang 1 lượng lơn vi sinh vật và những mầm truyền nhiễm để truyền đi xa
-Bụi có khả năng ngưng kết lại trong ẩm ướt
d. Tác hại
-Bụi được coi là vật mang cơ học, đóng vai trò như là một vectơ trung gian truyền bệnh.
* Bụi tác động lên da
- Bụi bít lỗ chân lông  ản trở quá trình bài tiết của da
- Nếu bụi mang theo vi sinh vật 
g lông, viêm tuyến nhờn dưới da, ngứa ngáy.
- Bụi kết dinh tuyến mồ hôi, tyến mỡ, phá vỡ cơ năng điều tiết nhiệt của da, làm giảm tính cảm thụ và đàn
hồi của da, dễ gây viêm nhiễm
* Bụi tác động lên mắt
- Tác động cục bộ: bụi rắn, sắc cạnh, không hòa tan gây viêm giác mạc, niêm mạc mắt…
- Tác động toàn thân: bụi hòa tan sẽ hòa tan vào niêm dị
ệ thống tuầ
động tới hệ thần kinh trung ương
VD: Atropin ở dạng tinh thể trắng mịn, nếu vào mắt, đường hô hấ
ối loạn, làm giảm nhu động
ruột
* Bụi tác động lên cơ quan hô hấp
-Mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào đặc điểm, kích thước bụi. Đường hô hấp trên có khả năng cản trở và đào
thải bụi có kích thước lớn ra ngoài (nhờ niêm dịch, nhu động ngược)
- Tác động cục bộ:
+ Bụi có kích thước ≥ 10μm 
ị giữ lại ở mũi và được đẩy ra ngoài do phản xạ hát hơi
+ Bụi có kích thước 5 - 10μm 

ả năng vào được đường hô hấp trên, nhưng bị nhu động ngược đẩy
lên tạo điều kiện cho VK gây bệnh xâm nhập
+ Bụi có kích thước ≤ 5 μm 
ả năng đi sâu vào đường hô hấp, vào tận các phế nang  nguy hiểm
- Nếu là bụi rắn, sắc cạnh, vô cơ  ế bào thực bào không có khả năng bao vây, tiêu diệt
+
ại: bụi làm tổn thương tế bào phế nang, tế bào vách phế quản 
ễn ra quá trình xơ hóa, hình
thành sẹo ở phổi 
ổi giảm tính đàn hồi, khả năng hoạt động của phổi giảm.

Đinh Công Trưởng - K55 TYD

Mail:


+Bụi rắn, hữu cơ: nếu mang theo vi khuẩn  ẽ làm quá trình viêm cục bộ ở phế nang trầm trọng hơn
 ẫn tới viêm phế quản – phổi.Tràn dịch màng phổi
+Bụi đặc sắc cạnh ko hào tan thì làm rách nhiêm mạc phổi, gây chảy máu, nhiễm trùng và sơ cứng phôi
*Bụi tác động ên mắt : gây viêm gics mạc
* Bụi tác động lên cơ quan tiêu hóa
- Bụi cũng gây tác động cục bộ và tác động toàn thân nhưng kém hơn so với tác động lên cơ quan hô hấp.
-Đi vào đường tiêu hóa do 2 nguyên nhân:
+Do nuốt qa thức ăn, nước uống.
+Qua đường hô hấp đi vào phổi, sau đó thải ra 40% ở hầu và cơ thể lại nuốt vào trong đường tiêu hóa
-Bụi sắc cạnh gây viêm rách niêm mạc đường tiêu hóa, gây viêm nhiễm đường tiêu hóa
-Bụi có tỉ trong lớn: đọng lại trong khcus cong của ruột gây viêm ruột
-Bụi sắc cạnh hòa tạn đc đi vào máu, hạch lâm 3, gây nhiễm trùng máu, ngộ độc , ảnh hường tới toàn thân
*Tác động gián tiếp của bụi:
-Xúc tiến sự ngưng tụ của hơi nước tạo thành sương mù

-Bụi giữ nhiệt cho kk
-Bụi giữ bức xạ, làm cường độ bức xạ giảm, mang theo vi khuẩn gây ôi nhiễm môi trường
d. Biện pháp phòng chống bụi
- Thiết kế và xây dựng chuồng trại hợp lý, trồng cây xanh xung quanh để giảm bụi
- Độ ẩm thấp là nguyên nhân tạo bụ
ải biện pháp tăng độ ẩm chuồng nuôi (phun sương)
- Thực hiện tốt quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, chú ý thức ăn, chất độn chuồng
- Sử dụng thiết bị hút bụi
-Phun nước trc khi quét dọn chuồng trại
-Thường xuyên tắm chả cho gia súc nhất là những ngày khô hanh
Câu 20. Tiếng ồn là gì? Nguyên nhân tạo tiếng ồn?
Trả lời
- Khái niệm: tiếng ồn là những âm thanh sắp xếp không theo trật tự với cường độ khác nhau gây khó chịu
cho người nghe.
- Nguyên nhân:
+ Bên ngoài: do gần đường giao thông....
+ Bên trong: do bản than con vật có tập tính gáy, do các âm thanh phát ra bởi các thiết bị trong chuồng…
- Ảnh hưởng: tiếng ồn được coi là một tác nhân gây stress cho vật nuôi: làm mất ngủ, thức giấc, giảm thính
giác…
Câu 21. Thành phần hóa học của môi trường không khí?
Trả lời
a. Thành phần
- Không khí tự nhiên bao gồm những khí chính sau: N2: chiếm 78,09%, O2: chiếm 20,98% ,CO2: chiếm
0,03%
- Tỷ lệ các khí này trong tự nhiên tương đối ổn định do có chu trình chuyển hóa các chất và sự hoạt động
của động thực vật.
-Ngoài ra còn có một số khí khác tùy thuộc vào khu vực, do hoạt động, sản xuất sinh hoạt của con người mà
có khí trơ, khí độc (SO2, SO3, NO2…do hoạt động giao thông, sản xuất, sinh hoạt của con người tạo ra),
hơi nước
- Môi trường tiểu khí hậu chuồng nuôi: ngoài các khí như O2, CO2, N2, còn có một số khí độc như NH3,

H2S, CO, NO2… tăng cao do bài tiết và hô hấp của vật nuôi, chủ yếu do chất thải vật nuôi.
-Thành phần không khí trong chuồng nuôi khác nhiều so với không khí đại khí hậu, Phụ thuộc vào :
+ Đại khí hậu
+ Hơi thở ra của các vật trong chuồng

Đinh Công Trưởng - K55 TYD

Mail:


+ Loài động vật và sức sản xuất ( Bò ợ hơi 17-20 lần/giờ  thải nhiều C02 )
- Thiết kế chuồng trại :Độ thông thoáng, vật liệu xây dựng, thiết kế trong chuồng,lò sưởi
- Vệ sinh chuồng trại:chuồng bẩn  nhiều NH3, H2S,C02 …

Câu 22. Ảnh hưởng của khí O2 tới cơ thể động vật? ý nghĩa ?
Trả lời:
a. Nguồn gốc: O2 trong không khí là sản phẩm của quá trình quang hợp. Cây xanh có khả năng sản xuất
O2 dưới tác động của ánh sáng mặt trời.
b. Tính chất:
- O2 là chất khí không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí d = 32/29 = 1,1
- O2 ít tan trong nước: 100ml nước ở 200C, 1atm hòa tan 3,1ml khí O2.
- Độ tan: S = 0,0043g/100g nước.
c.Vài trò và nhu cầu của 1 số loài vật
-Oxi tham gia tích cực và uqas trình oxh ở mô bào, có vai trò quan trọng trong việc trao đổi khí giữa cơ thể
với môi trường bên ngoài
-Nhu cầu ô xi của 1 số lịa vật nuôi
+Ngựa ( trang thái yên tính) :253ml/1kgP/h
+Ngựa làm việc: 1780ml/1khP/h
+Lợn: 392 ml/1kgP/h
c. Tác động sinh học:

- O2 là dưỡng khí đối với cơ thể
- Thiếu O2 gây rối loạn quá trình oxy hóa - khử ở mô bào, quá trình trao đổi chất diễn ra không hoàn toàn,
hình thành các sản phẩm độc trung gian, làm cơ thể mệt mỏi.
d. Đáp ứng của cơ thể khi yếu Ô xi
-Khi lượng o xi giảm từ từ, cơ thể tăng cường hoạt động sinh lý để bù đáp: tăng cường hô hấp, tăng tuần
hoàn để trao đổi khí
-Neus tình trạng kéo dài, gây rối loạn quá trình ooxxi hóa mô bào, các sản phẩm trung gian tích tụ lại nhiều
 trùng đọc
-Nếu ô xi giảm thấp có phản ứng rõ rệt
- Ô xi = 15%: cơ thể hô hấp sâu nhanh,mạnh, quá trình ô xi hóa ở mô bào giảm mạnh
-Ô xi ở 9 -14% : hô hấp ngắt quãng, cơ bắp nhão, mệt mỏi, cơ giật cơ
-Ô xi = 6-8% : rối loạn nặng tuần hoàn hô hấp, con vật hôn mê, chết
d. Ý nghĩa vệ sinh:
- Việc xác định nồng độ O2 trong không khí không có ý nghĩa thực tế về mặt vệ sinh vì lượng O2 trong
chuồng gần như lượng O2 trong không khí.
- Khi hàm lượng một số khí khác tăng như hàm lượng O2 trong không khí giảm, khi đó cần có các biện
pháp làm thông thoáng chuồng nuôi để cung cấp O2 vào tiểu khí hậu chuồng nuôi.
- Khi vận chuyển gia súc từ vùng đồng bằng lên miền núi cao và ngược lại cần chú ý vì lên cao hàm lượng
O2 trong không khí giảm, gia súc thường mệt mỏi; vì vậy cần có thời gian để gia súc thích nghi với sự thay
đổi này.
Câu 23. Ảnh hưởng của khí CO2 tới cơ thể động vật?
Tar lời:
a. Nguồn gốc
- Trong tự nhiên:

Đinh Công Trưởng - K55 TYD

Mail:



+ CO2 là sản phẩm của quá trình đốt cháy nhiên liệu đặc biệt là nhiên liệu hóa thạch: than đá, khí gas, xăng
dầu…
+ CO2 là sản phẩm của quá trình lên men, thối rữa…
+ CO2 là sản phẩm của quá trình hô hấp của thực vật, động vật và con người.
- Trong chuồng nuôi:
+ CO2 do vật nuôi thải ra qua hơi thở
+ CO2 sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu dùng để sưởi ấm
+ CO2 là sản phẩm của quá trình lên men phân giải thức ăn, nước tiểu…
- Trong cơ sở giết mổ: CO2 sinh ra do quá trình lên men phân giải chất chứa trong dạ dày - ruột, sản phẩm
phụ của quá trình giết mổ.
- Trong cơ sở chế biến sản phẩm động vật: CO2 sinh ra do sự phân giải các chất hữu cơ là sản phẩm phụ
của quá trình chế biến.
b. Tính chất
- CO2 là khí nặng hơn không khí, có tỷ trọng d = 1,529; không màu, không mùi,
- Trong không khí, trung bình CO2 chiếm 0,32% (thường dao động từ 0,3 - 0,4%)
- Trong chuồng nuôi, CO2 thường ở lớp không khí phía dưới (gần nền chuồng) và ở góc chuồng
- CO2 trong tiểu khí hậu chuồng nuôi thường cao hơn trong đại khí hậu, hàm lượng biến động tùy thuộc
vào độ thông thoáng của chuồng. Nếu chuồng sạch, thoáng thì lượng CO2 trong chuồng chỉ gấp 2 - 3 lần
lượng CO2 trong đại khí hậu. Nếu chuồng bẩn, kém thoáng thì lượng CO2 đạt 0,5 - 1%.
- CO2 là chất khí có khả năng hấp thu mạnh bức xạ mặt trời, là chất có vai trò lớn trong việc gây ra hiệu
ứng nhà kính.
- CO2 là 1 chỉ tiêu đánh giá mức độ thông thoáng của chuồng nuôi
- Tiêu chuẩn vệ sinh: 0,25 - 0,3%.
c. Tác động sinh học
- Bình thường CO2 là chất khí không độc, có tác dụng kích thích trung khu hô hấp. Người ta đã ứng dụng
điều này trong chữa ngạt thở bằng cách bổ sung 5% CO2 vào khí O2 giúp cơ quan hô hấp nhanh hồi phục.
- Khi CO2 tăng, tỷ lệ O2/ CO2 thay đổi, gây hiện tượng thiếu O2 giả, cơ thể tăng quá trình hô hấp, trao đổi
chất. Quá trình trao đổi chất diễn ra không hoàn toàn, sinh ra các sản phẩm trung gian gây ngộ độc. Ngoài
ra CO2 còn vào máu và mô bào, ảnh hưởng đến hệ đệm, gây ngộ độc toan.
- Nồng độ CO2 ≤ 1%: con vật thở sâu và rối loạn vận mạch, con vật mệt mỏi, giảm sức đề kháng và sức sản

xuất.
- Nồng độ CO2 = 4 – 5%: kích thích niêm mạc đường hô hấp gây ho, nóng ngực, tim đập nhanh và rõ, áp
lực máu tăng.
- Khi nồng độ CO2 giảm thấp < 0,02% cũng ảnh hưởng đến quá trình hô hấp vì cơ thể hô hấp cần CO2 và
O2 với tỷ lệ nhất định (95% O2, 5% CO2). Khi CO2 giảm thấp, ảnh hưởng đến sự thu nhận khí của cơ thể
(ít xảy ra trong tự nhiên).
-Khi ở nồng độ 13,6% hôn mê, 15,6 5 thì con vật chêt
-5-8% rối loạn hoohaaps, gia súc trúng độc
- Tiêu chuẩn vệ sinh: Đối với chuồng nuôi: 0,25 d. Biện pháp kiểm soát khí CO2
- Có các biện pháp bảo vệ môi trường
- Giảm nguyên nhân sinh ra CO2 trong chuồng nuôi: chú ý việc sử dụng thiết bị sưởi ấm
- Xây dựng chuồng trại thông thoáng, đạt tiêu chuẩn
- Thực hiện đúng quy trình chăn nuôi và vệ sinh
Câu 24. Ảnh hưởng của khí CO tới cơ thể động vật?
Trả lời
a. Nguồn gốc

Đinh Công Trưởng - K55 TYD

Mail:


- Trong tự nhiên:
+ CO được tạo ra do quá trình đốt chảy nhiên liệu trong điều kiện thiếu O2
+ CO có nhiều trong hầm mỏ
+ Trong đất có 1 số quá trình hình thành khí CO
- Trong chuồng nuôi, cơ sở giết mổ, cơ sở chế biến sản phẩm động vật: CO sinh ra do việc đốt cháy nhiên
liệu không hoàn toàn, đặc biệt là việc sử dụng than đá làm khí đốt.
b. Tính chất
- CO là chất khí không màu, không mùi, không kích thích thần kinh và niêm mạc nên rất khó nhận biết .

Rất độc, là các sản phẩm của quá trình đốt cháy không hoàn toàn của các động cơ đót trong
- CO tồn tại lâu trong môi trường : 4 tháng - 1 năm tùy mức độ thông thoáng 
ảnh hưởng lâu dài đến
những động vật sống trong môi trường có CO.
c. Tác động sinh học
-CO vào phổi rồi vào máu. CO và Haemoglobin (Hb) có ái lực rất lớn, lớn hơn nhiều lần so với ái lực của
O2 và Hb (ở người: gấp 300 lần, thỏ: gấp 150 lần).
-CO + Hb  HbCO rất bền  cơ thể bị thiếu ô xi nhất là não
-ẢNH hưởng của HbCO Phụ thuộc vào Hb bị biên sđổi
+Nồng độ HbCO 2% : cử đông không bình thường
++Nồng độ HbCO 15 %: đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi
+Nồng độ HbCO 30%: Xảy thai, giảm sinh trưởng
+Nồng độ HbCO 40-50% Hôn mê
+Nồng độ HbCO >70% : suy tim mạch, chết tím tái
Tiêu chuẩn vệ sinh: trong chăn nuôi CO < 0,02 mg/l.
*Tác hại : Đi vào cơ thể CO kết hợp ngay với Hb tạo ra Cacboxyl –Hb  cơ thể bị thiếu ô xi
-Khi Nồng độ CO trong không khí là 0,4-0,5% gia súc có thể bị chết trong vòng 5-10 phút
-Khi bị trúng độc CO lập tức cho thở hỗn hợp có chứa 95% ô xi
d. Biện pháp kiểm soát
- Đảm bảo chuồng thông thoáng
- Hạn chế sử dụng than hoặc đốt cháy nhiên liệu để sưởi

Đinh Công Trưởng - K55 TYD

Mail:


Câu 25. Ảnh hưởng của khí NH3 (Amoniac) tới cơ thể động vật?
Trả lời
a. Nguồn gốc

- NH3 là sản phẩm của sự phân giải các hợp chất hữu cơ chứa nitơ.
- Trong tự nhiên, NH3 từ 0,001 – 2,5 mg/m3
- Trong chuồng nuôi: NH3 là sản phẩm của sự phân giải phân, nước tỉeu, chất thải, thức ăn thừa…
+Có nhiều trong nước tiểu của gia súc
+ Trong nước tiểu có ure 
ải thành NH3
+ Trong phân có nhiều chất hữu cơ chứa nitơ chưa được phân giải hết, đặc biệt là trong phân gia súc bị bệnh
đường tiêu hóa, gia súc ăn nhiều protein.
- Trong cơ sở giết mổ, chế biến sản phẩm động vật: NH3 là sản phẩm của sự phân giải các chất chứa trong dạ
dày, ruột, các sản phẩm phụ của quá trình giết mổ, chế biến.
b. Tính chất
- Không màu, mùi khai, kích thích đầu mút dây thần kinh
- Tỷ trọng d = 0,769, nhẹ hơn không khí, dễ hòa tan
- Dễ hấp thụ trên bề mặt ẩm
-Lượng NH3 ddooc tạo ra phụ thuộc vào phân, nước tiểu và lớp độn chuồng mật độ nuôi quá dày, không khí
chuồng nuôi ẩm thấp, khí thải ko thoát đc gây trúng độc
c. Tác động sinh học
- Nếu nồng độ thấp, thời gian ngắn: NH3 kích thích niêm mạc mắt, niêm mạc đường hô hấp. Biểu hiện: con vật
ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt  viêm niêm mạc mắt, viêm đường hô hấp streen
+ khi nồng độ cao gây viêm niêm mạc mắt, viêm dính bờ mi, viêm đường hô hấp trên
- Nếu nồng độ cao, thời gian dài: NH3 hòa tan trong niêm dịch, hấp thu vào máu, làm hệ đệm của máu thay đổi,
tăng kiềm dự trữ của máu, làm con vật trúng độc kiềm. NH3 còn kết hợp vớ
ức năng vận chuyển
O2 của Hb mất, con vật thiếu O2 ở mô bào.
- Sau đó, NH3 lên não kích thích thần kinh trung ương gây rối loạn hô hấp, con vật hôn mê
-Gia súc sống lâu trong môi trường Nh3 thấp có thể thích nghi đc nhưng sức ản suất và sức đề kháng giả rõ rệt
- Chú ý: nếu hàm lượng NH3 thấp, cơ thể có khả năng tự giải độc, đào thải NH3 qua nước tiểu NH3 + CO2
- Tiêu chuẩn vệ sinh: NH3 < 0,02 mg / lít – 0,026 ml / lít
d. Biện pháp kiểm soát
- Giảm thiểu các nguyên nhân sinh NH3, đảm bảo quy trình chăn nuôi, vệ sinh loại bỏ các chất thải trong

chuồng nuôi, vệ sinh chuồng trại.
- Hàm lượng NH3 trong không khí tỷ lệ thuận với độ ẩm 
ải giảm độ ẩm kết hợp làm thông thoáng
chuồng.
- Dùng 1 số chất có khả năng hấp phụ, trung hòa như than, vôi…
e. Cách lấy mẫu và phân tích
*cách lấy mẫu:
- Lấy mẫu tại 5 vị trí khác nhau trong chuồng,tại điểm giữa của các đường chéo
- Vị trí : ngang tầm hô hấp của vật nuôi: Gia cầm : 20 – 30 cm, Lợn: 40 – 60 cm, Đại gia súc : > 60 cm.
*Phân tích hàm lượng NH3 trong chuồng
-Có thể phân tích hàm lượng NH3 : Dựa vào đặc tính NH3 dễ hấp thụ bởi H2SO4
-Phương trình : 2NH3 + H2SO4 = (NH4)2SO4
-Nồng độ H2SO4 sẽ bị giảm sau phản ứng. Dùng dung dịch NaOH có nồng độ tương đương để chuẩn độ
+Phương trình : H2SO4 (dư) + 2 NaOH = Na2SO4 + 2H2O
-Từ đó xác định được lượng H2SO4 tiêu tốn Xác định được lượng NH3

Đinh Công Trưởng - K55 TYD

Mail:


Câu 26. Ảnh hưởng của khí H2S (Hydro sulfua) tới cơ thể động vật?
a. Nguồn gốc
-Là sản phẩm của quá trình phân giải chất hữu cơ chứa S (Phân, thức ăn thừa, chất thải, sản phẩm phụ trong chế
biến)
- Gia súc bị bệnh đường tiêu hóa sinh nhiều H2S
b. Tính chất
- H2S là chất khí không màu, mùi thối
- Nặng hơn KK,dễ hòa tan trong nước, hơi ẩm
- Dễ hấp phụ trên bề mặt ẩm, dễ hòa tan trong nước, trong hơi ẩm. Nhưng sau khi hấp phụ, H2S được cố định

bền ở môi trường và các vật liệu 
ối kéo dài, lưu cữu trong chuồng nuôi ( khác với NH3: NH3
khi hấp phụ vào những vật ẩm, không khí ẩm, nếu làm thông thoáng thì NH3 có khả năng tách ra).
- H2S có tính axit, có khả năng kích thích đầu mút dây thần kinh.
-TCVS : H2S < 0,015 mg / lit – 0,01 ml / lít
c. Tác động sinh học
-H2S vào cơ thể gây kích thích viêm cục bộ đường hô hấp
+H2S + NaOH 
+H2S + KOH 
-Khi Na2S theo niêm dịch vào máu thủy phân H2S
+ Na2S + H20  2NaOH + H2S (tân sinh )
-H2S tân sinh có tác động mạnh và sâu sắc hơn H2S bình thường
- H2S tân sinh kết hợp với Fe++ trong nhân hem của Hb làm cơ thể thiếu Oxy
- H2S tân sinh theo máu đến TKTW, tác động đến hô hấp, tuần hoàn ,gây rối loạn hô hấp và tuần hoàn,loạn nhip
- Tiêu chuẩn vệ sinh trong chuồng nuôi: < 0,01 ml/l (10 ppm) hoặc 0,015 mg/l
*Cơ chế trúng độc: H2S đc hấp thu qua niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp là nhân tố gây viêm, đồng thời bị
kiềm hóa trong tổ chức tạo ra các sản phẩm Na2S, K2S… là những chất gây viêm vơi niêm mạc. Dồng thời
những chất này khi đi vào máu bị thủy phân ra H2S, kích thích mạnh thần kinh trung ương, ức chế trung tâm hô
hấp, tuần hoàn, khi bị trứng độc nặng rễ dẫn tớ tử vong.
*Cách tính H2S
-Có thể tính hàm lượng H2S
+ H2S được I2 0,01N hấp thụ theo phản ứng : H2S + I2 = 2HI + S
+ Lượng I2 dư sau phản ứng được chuẩn độ bằng Na2S2O3 0,01N: I2(dư) + 2 Na2S2O3 = Na2S4O6 +2
NaI  Từ đó tính được lượng H2S
d. Biện pháp kiểm soát
- Có những biện pháp như với khí NH3:
+ Thực hiện tốt quy trình vệ sinh, quy trình chăn nuôi
+ Xây dựng chuồng đảm bảo thông thoáng
- Biện pháp hóa học:
+ Dùng chất ngụy trang, có mùi mạnh hơn, ưa thích hơn phun phủ lên trên ( sử dụng nhiều trong y tế, công sở)

+ Dùng những chất trung hòa, là những chất có tính oxy hóa như O3, dung dịch H2O2, KMnO4, K2Cr2O7, Clo
và các chế phẩm của Clo ( NaOCl, Ca(OCl)2, nước Javen...), thường sử dụng NaOCl 2%, Ca(OCl)2 2% phun
sương trong môi trường không khí:
+ Dùng chất hấp phụ, hấp thụ: than hoạt tính, vôi... vừa giảm được độ ẩm trong chuồng nuôi
- Biện pháp sinh học:
+ Dùng các chế phẩm được chiết ra từ cây cỏ tự nhiên: De-odorase dùng phun sương hoặc bổ sung vào thức ăn
với hàm lượng 120 g/tấn thức ăn. Cơ chế tác động: giúp tiêu hóa và hấp thu triệt để hơn, kích thích sinh trưởng
ản phẩm khi thải ra ngoài triệt để hơn, giúp cải thiện khí hậu chuồng nuôi.
+ Dùng các chế phẩm được tạo thành từ vi khuẩn:

Đinh Công Trưởng - K55 TYD

Mail:


- Chế phẩm EM (Effective Micro-organisms): chế phẩm này được tạo thành từ khoảng 80 loại vi khuẩn trong tự
nhiên với các nhóm khác nhau, tác dụng giống De-odorase: tăng tiêu hóa, kích thích sinh trưởng.
-Chế phẩm Bamix (do Việt Nam sản xuất, tương tự EM)
-Những chế phẩm này có thể phun vào chuồng, chất độn chuồng hoặc trộn vào thức ăn. Với gà, do sợ độ ẩm nên
thường trộn vào chất độn chuồng hoặc trộn vào thức ăn.
Câu 27. Đặc tính sinh vật học của môi trường không khí, các yếu tố ảnh hưởng, và chỉ tiêu đánh giá VSV
trong KK?
a. Hệ sinh vật và vi sinh vật trong môi trường không khí
-Hệ sinh vật trong không khí rất đa dạng, phần lớn có nguồn gốc từ đất, nước, phong phú về số lượng và chủng
loại; gồm: vi khuẩn, virus, nấm men, nấm mốc, nguyên sinh động vật, động vật đa bào (trứng và ấu trùng ký
sinh trùng).
-Khi vi khuẩn vào môi trường không khí, do không khí có chế độ nhiệt ẩm biến động, không có chất dinh dưỡng
nên vi khuẩn không có điều kiện thuận lợi để phát triển. Vì vậy số lượng vi khuẩn sẽ giảm dần theo thời gian.
-Mầm bệnh trong không khí thường không hoặc ít gây bệnh, ngoại trừ mầm bệnh được phát tán từ động vật
mang trùng vào không khí đặc biệt là không khí có độ ẩm cao, có bụi hữu cơ và ít bức xạ mặt trời (VD: VK lao,

VR cúm gia cầm).
- Sự phân bố phụ thuộc vào từng vùng : Khu đông dân, trang trại chăn nuôi, bệnh viện, cơ sở chế biến Phân
tán đi các nơi theo gió, bụi
b. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tồn tại của vi sinh vật trong không khí
- Phụ thuộc vào hàm lượng bụi ( Bụi hữu cơ)
- Bức xạ mặt trời
- Nhiệt độ của môi trường không khí
- Độ ẩm : Độ ẩm cao
- Chế độ gió
-Do môi trường không khí nghèo chất dinh dưỡng Hàm lượng vi sinh vật giảm dần theo thời gian, không tồn
tại lâu
c. Chỉ tiêu đánh giá VSV trong không khí
-Lấy mẫu ở 5 điểm ngang tầm hô hấp của động vật
- Xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí : Dùng phương pháp lắng bụi của Koch ; thời gian : 5,10,15 phút
- Nuôi cấy trong tủ ấm (37 độ ) trong 24 giờ
- Đếm số khuẩn lạc CFU (Colony Forming Unit ) CFU( m3 kk) = A x 10 4 / S .K
-Thường đặt 10 phút nếu :
+5 CFU tương đương 360 VK / m3  KK sạch
+20 -25 CFU - 1500-1800  KK đạt TCVS
+ >25 CFU  Không khí bẩn
Câu 28. Vai trò của nước?
- Nước là thành phần cơ bản cấu tạo nên cơ thể sống và là nhân tố cần thiết để duy trì sự sống
- Nước là dung môi hòa tan và vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Nước tham gia vào cấu thành cơ thể(: 60- 75 % là nước ( Gia súc non :75 - 80 %,Trưởng thành : 45 – 60 % ,
Xương:22 %,gan,cơ,tim:70- 80 %,huyết tương 90 %
-Nước tham gia vào các quá trình sinh học trong cơ thể: tiêu hóa, tuần hoàn (nếu lượng nước trong máu giảm 
ị cô đặc  ối loạn tuần hoàn), bài tiết, điều tiết thân nhiệt, tham gia vào các phản ứng sinh học.
-Nước tham gia vào quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các mô bào, và vận chuyển các chất thải đến
cơ quan bài tiết
-Nước giữ hình thể cho cơ thể,tăng tính đàn hồi giảm ma sát giữa các bộ phận trong cơ thể

- Nước còn dùng tắm chải cho gia súc, vệ sinh chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi

Đinh Công Trưởng - K55 TYD

Mail:


Vậy sử dụng nước không sạch làm lây lan bệnh tật,ảnh hưởng tới sức khỏe cho đối tượng sử dụng nước
* Các dạng nước trong cơ thể
- Nước thủy hóa :Được gắn chặt với thành phần hóa học của tế bào
- Nước không di động :Thường có nhiều ở tế bào, sợi cơ
- Nước tự do:Có trong huyết thanh,dịch tiêu hóa, nước tiểu
Khi bị bệnh gan, thận Khả năng bài tiết nước thừa kém  Ứ lại , gây phù thũng
* Nguồn cung cấp nước cho cơ thể
- Do nước uống
- Do từ thức ăn
- Do nội sinh :Quá trình sinh học trong cơ thể sinh ra nước Oxy hóa 100 g Protein cho ra: 41 g nước, 100 g
mỡ cho ra 107 g nước,100 g tinh bột cho ra 55 g nước
-Nếu thiếu nước ít và thời gian ngắn:Cơ thể có phản xạ khát nước,Tăng cường tái hấp thu nước
-Nếu thiếu nước nhiều và thời gian dài:Rối loạn TĐC
+ Hạn chế khả năng tiêu hóa hấp thu,bài tiết, điều hòa thân nhiệt, mất cân bằng điện giải,rối loạn áp xuất thẩm
thấu
+ Các quá trình sinh học diễn ra không triệt để, tích lũy các sản phẩm trung gian Gây độc cho cơ thể.
+Ví dụ: Trâu bò dễ mắc chứng táo bón,bội thực dạ cỏ, Gia cầm:Mệt mỏi ,kém ăn,nhắm mắt, há mỏ, tăng trọng
giảm, hay mổ cắn nhau, đẻ trứng giảm 30 %, Chó thiếu 10 %, Ngựa thiếu 25 % có thể chết
-Trong chăn nuôi phải cung cấp nước đầy đủ số lượng và nước sạch (Căn cứ vào nhu cầu của gia súc,số lượng
gia súc,tính năng SX + rửa chuồng
+ Về số lượng: trước hết cần xác định nhu cầu về nước của động vật nuôi (tùy thuộc vào chức năng sản xuất: bò
thịt, bò sữa...), xác định nhu cầu nước cho quá trình sản xuất (nước sử dụng để vệ sinh chuồng, tắm cho gia
súc...), xác định nhu cầu nước cho người sản xuất  ừ đó xác định tổng lượng nước cho cơ sở.

+ Về chất lượng: phải đảm bảo chất lượng vệ sinh
- Nhu cầu nước trung bình hàng ngày của :Bò sữa 100 Lít, Bò thịt : 50 – 60 Lít, Bê : 30 – 35 Lít, Lợn nái nuôi
con :
75 – 100 Lít, Lợn vỗ béo : 25 – 30 Lít, Dê ,Cừu : 10 Lít, Gà : 0,5 – 1,5 Lít
Câu 29. Các nguồn nước tự nhiên và chất lượng vệ sinh?
Trả lời
a. Nước mưa
- Phụ thược vào lượng mưa, lượng mưa do quá trình bốc hơi nước, phụ thuộc vào vùng, mùa.
- Lượng nước mưa thay đổi theo mùa, phụ thuộc vào lượng mưa
- Chất lượng nước mưa phụ thuộc vào chất lượng vệ sinh môi trường không khí
+ Ở khu vực công nghiệp không phát triển, môi trường không khí sạch:
-Về mặt hóa học: nước mưa có NO3- (được hình thành khi có sét) ít bị ô nhiễm, pH trung tính, không có các
muối độc  làm cây cối xanh hơn sau cơn mưa
-Về mặt vi sinh vật: nước mưa sạch, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh về mặt vi sinh vật
-Chỉ tiêu vật lý: màu, mùi, độ trong đều thỏa mãn tiêu chuẩn quy định
+ Ở khu vực môi trường không khí bị ô nhiễm:
-Do hoạt động công nghiệp phát triển, trong không khí xuất hiện SO42-, NO2-, Cl-...gặp mưa tạo thành mưa
axit
-Do dịch bệnh ở người và động vật dẫn tới không khí có vi sinh vật gây bệnh
- Tại các vùng công nghiệp,vùng dịch bệnh : Không khí bị ô nhiễm nước mưa không đạt TCVS
b. Nước ngầm
- Quá trình hình thành: nước ngầm được hình thành một cách tự nhiên từ nguồn nước bề mặt và nước mưa thấm
qua tầng đất thấm nước và tích tụ lại.
- Trữ lượng nước ngầm phụ thuộc vào: Cấu trúc địa tầng, Nước bề mặt, Lượng nước mưa

Đinh Công Trưởng - K55 TYD

Mail:



-Nước ngầm ít biến đổi  Khuyến cáo sử dụng
-Việt Nam là nước có trữ lượng nước ngầm lớn, khác nhau tùy vùng địa lý, tuy nhiên phải có sự quản lý chặt
chẽ việc khai thác nguồn nước ngầm để tránh sụt đất.
- Chất lượng nguồn nước ngầm phụ thuộc vào:
+ Chất lượng vệ sinh của tầng đất thấm nước
+ Vùng địa lý
* Miền Bắc:
- Khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng: nước ngầm có hàm lượng các muối Fe2+, Fe3+ cao, hàm lượng muối
Asen cao (gấp 5-10 lần so với chỉ tiêu vệ sinh), hàm lượng NaCl cao
- Khu vực núi đá vôi (Ninh Bình...): nước ngầm có hàm lượng muối Ca2+, Mg2+ cao
- Ở một số tỉnh miền núi, nước ngầm phụ thuộc vào cấu trúc địa tầng của vùng đó
-Vùng có lớp đá ong (Sơn Tây...) có khả năng lọc nước làm nước có chất lượng tốt, hàm lượng sắt thấp
- Tuyên Quang có một số suối nước nóng có hàm lượng H2S cao (do có mỏ lưu huỳnh)
- Vùng ven biển : Nước bị nhiễm mặn
-Giếng nước ngầm vùng núi cao, núi đa, đá ong thương trong và sạch
* Miền Trung
- Nguồn nước ngầm bị thiếu hụt, chất lượng nguồn nước tùy thuộc từng vùng. Đa số các vùng ven biển miền
Trung nước bị nhiễm mặn, ở các vùng núi có tầng đá ong thì nguồn nước ngầm sạch (do đá ong có khả năng lọc
nước, giữ lại các chất hữu cơ tốt)
* Miền Nam
-Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nước ngầm có:
+ Hàm lượng cặn lơ lửng cao (hàm lượng chất hữu cơ và độ mùn cao)
+ Hàm lượng Fe2+, Fe3+, Al3+ cao
+ Về mùa mưa, hàm lượng muối Mn2+ trong nước cao gấp 200 lần so với tiêu chuẩn (do sự rửa trôi từ trên núi
hai bên bờ sông Mê Kông 
ậu quả: nước có màu đen, tanh.
- Đồng bằng Nam Bộ :Nước có nhiều cặn lơ lửng
c. Nước bề mặt
-Nước bề mặt chiếm 7/10 diện tích trái đất; gồm Biển, sông ngòi, suối, ao hồ, đồng ruộng (2% là nước ngọt )
-Nước bề mặt chủ yếu dùng trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản

Chất lượng: Nước bề mặt thường chứa nhiều chất hữu cơ, độ pH thay đổi, hàm lượng Oxy hòa tan trong nước
thay đổi.
Chất lượng phụ thuộc vào : Vị trí địa lý,vùng đất xung quanh, Độ lớn, Phong tục tập quán của cư dân xung
quanh, trình độ dân trí;Mật độ dân cư,nhà máy …
- Hiện nay nước bề mặt thường bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt nên thường bị suy thoái chất lượng  Hạn
chế sử dụng
Câu 30. Khả năng tự làm sạch của nước?
Trả lời
-Các nguồn nước tự nhiên đều có khả năng tự làm sạch. Khả năng tự làm sạch của nước bao gồm các quá trình
vật lý, hóa học, sinh học có tác dụng khôi phục, phục hồi lại thành phần hóa học, các quần xã vi sinh, thủy sinh
có tính nguyên thủy sơ khai ban đầu của thủy vực.
* Quá trình vật lý:
- Sa lắng: các hạt có kích thước lớn tự lắng xuống 
ảm hàm lượng các chất hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật
- Tác động của bức xạ mặt trời:
+ Tia tử ngoại có khả năng sát trùng, làm giảm vi sinh vật trong nước
+ Bức xạ mặt trời thúc đẩy sự phát triển của thực vật thủy sinh 
ợp Oxy hòa tan
trong nước tăng 

Đinh Công Trưởng - K55 TYD

Mail:


×