Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

xây dựng bản đồ đơn vị đất đai xã Hồng Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.07 KB, 24 trang )

1. Mở đầu
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là
nguồn lực quan trọng của đất nước, vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản
xuất đặc biệt, giới hạn về diện tích, hình thể nhưng mức độ sản xuất lại phụ
thuộc vào sự đầu tư, khai thác sử dụng của con người. Đất đai là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư và là
nơi diễn ra mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng.
Và đối với tất cả mọi khu vực lớn nhỏ trên lãnh thổ Việt Nam đều được
đánh giá về tài nguyên đất. Xét về đất đai trên địa bàn xã Hồng Minh, huyện
Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Trong những năm qua, dân số tăng nhanh cùng với sự
phát triển sản xuất mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và sự
thu nhỏ của diện tích đất nông nghiệp, dẫn đến sự đòi hỏi ngày càng tăng về nhu
cầu lương thực, thực phẩm, nguyên liệu, mặt bằng không gian và nhu cầu về văn
hóa xã Hồng Minh. Điều đó tạo sức ép đối với đất đai do đó con người luôn tìm
cách “khôn ngoan để khai thác sử dụng nguồn tài nguyên vô cùng quý giá này”
một cách hiệu quả nhất mà nó đem lại.
Để có những cách “không ngoan” nhất thì đòi hỏi người sử dụng đất đai
phải biết đánh giá được nguồn tài nguyên này. Đánh giá đất đai là sự so sánh
giữa các dữ liệu về nguồn tài nguyên thiên nhiên và những yêu cầu về quản trị
vả bảo vệ môi trường của sử dụng đất đai. Do trong việc thực hiện cần phối hợp
đa ngành bao gồm các nhà khoa học về đất, cây trồng, hệ thống canh tác, cũng
như các chuyên gia về lâm nghiệp, kinh tế và xã hội. Tùy theo từng vùng và mục
đích đánh giá qui hoạch sử dụng đất đai cho từng vùng khác nhau mà thành
phần các nhà khoa học tham gia cũng thay đổi.

Dựa vào cơ sở của các tài liệu: cẩm nang phân hạng đất đai đa mục tiêu
của Mahler, Iran, 1970; Đánh giá đất đai cho quy hoạch sử dụng đất nông
nghiệp của Beek và Bennerma, 1972; Đánh giá đất đai cho hệ thống nông thôn
của Brinkman và Smyth, 1973. Các nhà khoa học của FAO( 1976) đã xây dựng
lên một hệ thống khả năng phân hạng thích nghi đất đai cho các kiểu sử dụng
đất đai khác nhau. Đây là hệ thống bao gồm các nguyên tắc và quan điểm trên


cơ sở đánh giá thích nghi cấp quốc gia, cấp vùng và cấp địa phương.Công tác


thành lập bản đồ đơn vị đất đai theo phương pháp đánh giá đất của FAO có vai
trò rất quan trọng, là cơ sở để đánh giá tiềm năng, quy hoạch sử dụng đất và
quản lý đất đai có hiệu quả thiết thực. Đó cũng là một phương thức đảm bảo sử
dụng đất một cách thông minh và hợp lý, là cơ sở để hình thành một tương lai
mới giàu có và lành mạnh, hạnh phúc cho con người. Mặt khác việc điều tra
đánh giá, phân hạng, xây dựng các loại bản đồ về đất đai được quy định tại Luật
đất đai năm 2013; Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 4 tháng 3 năm 2013;
Thông tư quy định về việc điều tra và đánh giá đất đai ngày 30 tháng 4 năm
2014 là một trong những nội dung chính của công tác quản lý nhà nước về đất
đai.
Trước những vấn đề đó, xây dựng hệ thống bản đồ đơn vị đất đai phục vụ
công tác đánh giá đất , đánh giá mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất
để lập phương án sử dụng hợp lý, có hiệu quả theo quan điểm bền vững đã trở
thành vấn đề có tính chiến lược đối với tất cả các địa phương. Từ những kết quả
đó đưa ra các biện pháp sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả đồng thời vẫn
đảm bảo tính ổn định, bền vững của đất.
Từ nhu cầu thực tế trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Xây
dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất ở xã Hồng Minh, huyện
Hưng Hà, tỉnh Thái Bình”.


2. Đối tượng, phạm vi, nội dung, phương pháp nghiên cứu
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình thuộc vùng đất phù
sa, được bồi đắp từ hệ thống sông Thái Bình nên đất đai của vùng hằng năm
được nhận hàm lượng phù sa tương đối lớn, đất phì nhiêu, màu mỡ rất thích hợp
trồng các loại cây nông nghiệp như cây lương thực, cây hoa màu và đặc biệt là

trồng lúa nước.
Đề tài được nghiên cứu giới hạn trong phạm vi địa giới hành chính của
huyện, trọng tâm là diện tích đất nông nghiệp. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên,
kinh tế - Xã Hồng Minh của huyện Hưng Hà chúng tôi tiến hành nghiên cứu
trên phạm vi 33.9496ha đất nông nghiệp.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội xã Hồng Minh
- Vị trí địa lý
- Điều kiện tự nhiên: khí hậu, thời tiết, địa hình, chế độ thủy văn, đặc
điểm đất đai, môi trường, thảm thực vật.
-Kinh tế xã hội:Dân cư và lao động, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời
sống nhân dân, giao thông, thủy lợi, các công trình phục vụ sinh hoạt khác, tình
hình sử dụng đất đai, chính sách đầu tư và phát triển.
2.2.2. Đặc điểm đất đai của khu vực nghiên cứu
Đặc điểm, tính chất đất và các yếu tố có liên quan đến việc xây dựng bản
đồ đơn vị đất đai.
2.2.3. Xác định các chỉ tiêu phân cấp
Xác định các đặc tính và tính chất đất đai để xây dựng các bản đồ chuyên
đề như:
- Loại đất
- Địa hình
- Độ phì nhiêu
- Độ dày tầng canh tác


- Thành phần cơ giới
- Chế độ tưới tiêu
- Chế độ ngập lụt
- Độ nhiễm mặn


Và một số chỉ tiêu đánh giá khác.
2.2.4. Xây dựng các bản đồ chuyên đề ( bản đồ đơn tính) và bản đồ đơn vị
đất đai
Các bản đồ chuyên đề như: bản đồ loại đất, bản đồ địa hình, bản đồ thành
phần cơ giới…
Sau đó tiến hành chồng ghép các bản đồ chuyên đề đã được phân chia
theo các chỉ tiêu khác nhau để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
2.2.5. Xây dựng các yêu cầu sử dụng đất cho các loại hình sử dụng đất
chính
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là quy trình đánh giá đất do tổ chức
FAO đề xuất nhằm đánh giá đất trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên và
hiện trạng sử dụng đất đai của vùng nghiên cứu.
Phương pháp cụ thể:
- Phương pháp điều tra khảo sát thu thập dữ liệu (dữ liệu sơ cấp): Các tư liệu về
tự nhiên, đặc điểm kinh tế-xã hội và các báo cáo khoa học về đặc điểm đất đai,
thủy văn trong vùng nghiên cứu được thu thập, kiểm tra và đánh giá. Các nội
dung điều tra thu thập bao gồm:
• Thu thập số liệu liên quan đến điều kiên tự nhiên-kinh tế xã hội của
vùng( dữ liệu có sẵn)
• Điều tra hiện trạng sử dụng đất.
• Điều tra, khảo sát, xin ý kiến trực tiếp từ người dân địa phương,
chỉnh lý và bổ sung các hệ thống bản đồ chuyên đề về điều kiện tự
nhiên.


• Xem xét, điều tra điều kiện sản xuất, kinh tế-xã hội.
- Phương pháp phân tích và xử lý các mẫu đất, số liệu điều tra
• Phân tích tính chất lý - hóa học của đất trong phòng thí nghiệm.
• Phương pháp đánh giá các dữ liệu điều tra.

- Phương pháp minh họa trên bản đồ: Các bản đồ chuyên đề về điều kiện tự
nhiên được chỉnh lý trên giấy, thực hiện số hóa sau đó xử lý bằng các phần mềm
như MicroStation, Mapinfo... để chồng ghép các bản đồ chuyên đề thành lập bản
đồ đơn vị đất đai phục vụ cho quá trình đánh giá đất.
- Phương pháp thống kê: Các số liệu sau khi điều tra được xử lý bổ sung và đưa
vào máy tính để xử lý nội nghiệp. Qua đó so sánh quá trình thay đổi, có nhưng
tính toán cụ thể, giúp cho quá trình tính toán hiện tại cũng như quy hoạch cho
tương lai.
- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến từ các nhà địa chính các
cấp, các thầy cô… để có được sự đúng đắn trong đánh giá, tránh việc đánh giá
sai lệch, sai mục đích sử dụng làm giảm hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai đem
lại.
- Phương pháp phân thích đánh giá khả năng thích hợp cho từng loại hình sử
dụng đất LUT.
- Phương pháp phân hạng thích hợp đất đai cho các LUT hiện tại và tương lai
phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội xã Hồng Minh.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.
3.1.1.1. Vị trí địa lý.
Xã Hồng Minh là một trong 33 xã thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
Xã Hồng Minh nằm cách thị trấn Hưng Hà khoảng 9,6km về phía Đông Bắc, và
cách trung tâm thành phố Thái Bình khoảng 18 km về phía Đông Nam.
Ranh giới chính của thị trấn tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp xã Độc Lập và Minh Hòa.


- Phía Đông giáp xã Chí Hòa.
- Phía Nam và Tây được bao bọc bởi dòng sông Hồng, và tiếp giáp bên
kia sông là huyện Vũ Thư.

Với vị trí địa lý như trên đem lại cho xã Hồng Minh có nhiều thuận lợi
nhất định để phát triển kinh tế của vùng như:
- Nằm hoàn toàn trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và đặc trưng
cho khí hậu nhiệt đới vùng đồng bằng sông Hồng.
- Được bao bọc bởi sông, nên vùng được bồi tụ một lượng phù sa hàng
năm, đất đai màu mỡ, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp nhất là chuyên canh
lúa nước đặc biệt cho những vùng ngoài đê.
- Tạo điều kiện cho công tác thủy lợi, tưới tiêu của vùng phụ vụ cho sản
xuất cũng như sinh hoạt.
- Bên cạnh đó còn phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
- Gần thị trường tiêu thụ của trung tâm Huyện cũng như trung tâm Thành
phố. Tạo cho người dân có nơi tiêu thụ sản phẩm đầu ra lớn, Bên cạnh đó xã còn
giao lưu hàng hóa với huyện Vũ Thư

Với những thuận lợi mà vị trí địa lý của vùng mang lại đã đem lại cho
vùng nhiều cơ hội phát triển cùng với những dự án đầu tư của nhà nước như làm
điểm cho xây dựng vùng nông thôn mới…
Tuy nhiên, bên cạnh đó xã còn gặp phải một số khó khăn như:
- Do được bao bọc bởi hệ thống song nên vào mùa mưa trong năm thường
có hiện tượng ngập lụt xảy ra, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cũng như chất
lượng nông sản.
- việc giao lưu, trao đổi, buôn bán giữa các vùng còn gặp nhiều bất tiện do
song ngòi, cần tốn kém trong việc đầu tư chi phí cơ sợ hạ tầng về cầu đường…
- Khí hậu nhiệt đới ẩm đặc trưng sẽ làm cho bệnh dịch dễ dàng phát triển
và lan nhanh chóng, chúng sẽ phá hoại mùa màng thậm chí mất mùa nếu không
có biện pháp xử lý kịp thời.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo


Địa hình của xã tương đối bằng phẳng độ dốc <1 độ, thấp dần từ Đông

Bắc xuống Tây Nam. Độ cao bề mặt từ 1m đến 2m so với mực nước biển . Độ
cao thấp của địa hình quyết định chế độ canh tác và cơ cấu cây trồng phong phú
và đa dạng.
Đất đai của xã thuộc loại đất phù sa cổ và phù sa của vùng đồng bằng sông
Hồng.Do có đê bao quanh nên phần ngoài đê được phù sa bồi tụ nên màu mỡ hơn
phần trong đê và có địa hình cao hơn.
Xã được bao bọc dòng sông Luộc ( một nhánh của hệ thống song Hồng).
Có hệ thống đê và hệ thống song ngòi chằng chịt phục vụ cho tưới tiêu và sinh
hoạt của người dân.
3.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu ở Hồng Minh mang đặc điểm của kiểu khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộmang những tính chất cơ bản của nhiệt đới ẩm gió mùa. Có nhiệt độ trung bình
23-24 độ C. Tổng nhiệt độ hoạt động trong năm đạt 8400-8500 độ C, số giờ nắng
từ 1600-1800h, tổng lượng mưa trong năm 1700-2200mm tập trung chủ yếu từ
tháng 5 đến tháng 9, đổ ẩm không khí từ 80-90%.
Do chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á, vùng có một mùa đông lạnh đến sớm và
kết thúc muộn, ít mưa; Mùa hạ nóng , mưa nhiều.
Thái Bình là tỉnh đồng bằng nằm sát biển nên khắp nơi trong tỉnh chịu ảnh hưởng
sâu sắc của biển,do đó mà khí hậu được điều hòa hơn Gió mùa Đông Bắc thổi vào
đây vào giữa và cuối đông bị lệch về phía biển, làm tăng đổ ẩm so với những nơi
khác nằm xa biển. Về hè được gió biển thổi vào làm bớt tính nóng ở vùng. Do có
sự điều hòa của biển mà làm cho biên độ nhiệt của vùng thấp hơn ở Hà Nội 5
độC.
3.1.1.5. Tài nguyên đất
(Đơn vị: ha)
1
1.1
1.1.1

Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp

Đất trồng cây hàng năm

NNP
SXN
CHN

33.9493
32.5913
31.5743


1.1.1.1
1.1.1.2
1.1.1.3
1.1.2
1.2
1.2.1
1.2.2
1.2.3
1.3
1.4
1.5
2
2.1
2.1.1
2.1.2
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3

2.2.4
2.2.5
2.3
2.4
2.5
2.6
3
3.1
3.2
3.3
4
4.1
4.2
4.3

Đất trồng lúa
Đất cỏ dùng vào chăn
nuôi
Đất trồng cây hàng năm
khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất ở

Đất ở tại nông thôn
Đất ở tại đô thị
Đất chuyên dùng
Đất trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp
Đất quốc phòng
Đất an ninh
Đất sản xuất, kinh doanh
phi nông nghiệp
Đất có mục đích công cộng
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng
Đất phi nông nghiệp khác
Đất chưa sử dụng
Đất bằng chưa sử dụng
Đất đồi núi chưa sử dụng
Núi đá không có rừng cây
Đất có mặt nước ven biển
(quan sát)
Đất mặt nước ven biển nuôi
trồng thuỷ sản
Đất mặt nước ven biển có
rừng
Đất mặt nước ven biển có
mục đích khác

LUA


30.3553

COC
HNK
CLN
LNP
RSX
RPH
RDD
NTS
LMU
NKH
PNN
OTC
ONT
ODT
CDG
CTS
CQP
CAN
CSK
CCC
TTN
NTD
SMN
PNK
CSD
BCS
DCS
NCS

MVB
MVT
MVR
MVK

1,219
1,017
0

1,358
38
5,747
1,728
1,575
152
2,975
40
6
1
123
2,805
62
227
752
4
172
172

0



Với nguồn quỹ đất trên rất thuận tiện cho phát triển nông nghiệp, chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ cho hiệu quả kinh tế cao và phát triển
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
3.1.2. Điều kiện kinh tế Hồng Minh
3.1.2.1. Cơ sở hạ tầng
- Giao thông: Trên địa bàn thị trấn có các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ chạy
theo nên rất thuận tiện cho việc giao lưu hang hóa với các địa phương trong
vùng,
Hệ thống giao thông nội thị gồm các tuyến đường liên thôn, liên khu dân
cư đã được nâng cấp, mở rộng và trải nhựa. Các tuyến đường trên đã nối liền các
khu trung tâm của Xã với các huyện các Xã lân cận tạo nên một hệ thống giao
thong thuận tiện từ thôn, khu dân cư đến huyện
- Thủy lợi: hệ thống song ngòi, kênh mương được chú trọng và đầu tư
phát triển
- Hệ thống điện và thông tin liên lạc: hệ thống điện của Xã đã và đang
được nâng cấp, xây dựng mới để đáp ứng cho sản xuất và tiêu dùng
3.1.2.2. Dân số và lao động
Dân cư ở vùng chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Người dân
có kinh nghiệm trong quá trình sản xuất và phát triển ngành trồng lúa nước.
Người dân linh động, không ngừng học tập nâng cao năng suất lao động.
Hằng năm, dân cư tang them 1%, tỉ lệ gia tang dân số khoảng 0,9%
Tuy nhiên, do tính chất mùa vụ nên tỉ lệ thiếu việc làm lớn.
3.1.2.3. Tình hình phát triển các ngành kinh tế
• Về phát triển nông nghiệp: được hưởng một điều kiện tự nhiên và
kinh nghiệm sản xuất từ lâu đời của người dân nên tại đây sản xuất
cho vụ lúa cao và điển hình của tỉnh Thải Bình ( 12,8 tấn/ha/năm),
diện tích cây vụ đông lớn, hình thành một số vùng chuyên canh
ngô lai, đậu tương, cà chua, bi đao,… Bên cạnh đó, xã còn chú
trọng phát triển các đàn gia súc, gia cầm, mở rộng đầu tư phát triển

các trang trại lớn áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến.


• Về công nghiệp. thủ công nghiệp: quá trình nông thôn mới ở xã đã
thu hút được nhiều dự án đầu tư, phát triển các khu công nghiệp
giầy da, may mặc,… tạo ra công ăn việc làm cho người dân ngoài
vụ mùa, giảm tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm.
• Về dịch vụ: hoạt động dịch vụ của xã cũng ngày càng phát triển và
hoàn thiện. Phát triển và xây dựng các khu tập trung buôn bán,
giáo dục, y tế,…
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội xã Hồng Minh
• Thuận lợi:
Diện tích đất đai tương đối rộng lớn, chất lượng đất khá tốt, hệ thống sông
quanh xã , khí hậu nhiệt đới gió mùa là những điều kiện mà thiên nhiên ban tặng
cho , thuận lợi cho sự phát triển thâm canh lúa nước và một số cây trồng, rau
màu…
Địa hình toàn xã tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc đa dạng hóa cây
trồng, thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Đất đai được khai thác và sử dụng phù hợp với quá trình phát triển kinh tế
xã Hồng Minh nên diện mạo của xã thay đổi rõ rệt, tăng khả năng sử dụng đất,
tạo nguồn thu lớn cho nông dân.
Vị trí địa lý thuận lợi, đường giao thông thủy bộ giao lưu với các tỉnh có
nền kinh tế phát triển tạo điều kiện thuận lợi để tiếp thu, áp dụng các thông tin,
kỹ thuật, sự đầu tư của các đối tác bên ngoài vào sản xuất nông nghiệp.
• Bên cạnh những thuận lợi thì xã cũng gặp một số khó khăn
Mùa mưa với những trận mưa lớn kèm theo gió bão gây ngập úng cục bộ,
mùa khô gía rét kéo dài do có ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên gây mất
mùa, năng suất, sản lượng cây trồng thấp.
Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp còn chậm, các vùng sản
xuất còn nhỏ lẻ, chưa hình thành những vùng sản xuất tập trung, năng suất cây

trồng nhìn chung là thấp, tập đoàn cây và con mũi nhọn chưa được đầu tư thỏa
đáng.


Khả năng quản lý và sử dụng nước tưới còn thấp chưa đáp ứng được nhu
cầu của cây trồng nhất là vào mùa khô.
Trình độ sản xuất của người lao động còn mang tính truyền thống thủ
công, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất còn hạn chế nên
năng suất đạt được chưa cao.
Xã đang chuyển đổi rất mạnh cơ cấu sử dụng đất theo hướng chuyển đất
nông nghiệp sang đáp ứng cho nhu cầu phi nông nghiệp, do đó đất nông nghiệp
đang phải chịu sức ép rất lớn.
3.2 Xây dựng các bản đồ chuyên đề và bản đồ đơn vị đất đai
Căn cứ lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu cho bản đồ đất đai
- Xã Hồng Minh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng
- Điều kiện tự nhiên của toàn xã, đặc điểm, tính chất đất đai và các yếu tố
sinh thái nông nghiệp
- Hiện trạng sử dụng đất đai và hiệu quả sản xuất nông nghiệp
- Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng và nguồn tài nguyên sẵn có.
Trên cơ sở đó chúng tôi đưa ra 7 chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cấp xã
bao gồm: loại đất, địa hình, độ phì nhiêu, độ dày tầng canh tác, thành phần cơ
giới, chế độ tưới và khả năng ngập lụt.

Bảng 1. Các đặc tính và tính chất đất đai.
TT

Đặc tính

Tính chất


Kí hiệu

1

Loại đất

Đất phù sa trung tính ít chua

G1

Đất phù sa chua

G2

Đất phù sa glây

G3

Vàn cao

E1

2

Địa hình tương đối


3

4


5

6

7

Vàn

E2

Vàn thấp

E3

Trũng

E4

Cao
Trung bình

N1
N2

Thấp

N3

Độ dày tầng canh


Dày

C1

tác

Trung bình

C2

Mỏng

C3

Nặng

L1

Trung bình

L2

Nhẹ

L3

Chủ động

I1


Bán chủ động

I2

Nhờ trời

I3

Không ngập
Ngập nhẹ

F1
F2

Ngập Nặng

F3

Độ phì nhiêu

Thành phần cơ giới

Chế độ tưới

Khả năng ngập lụt


3.2.1 Loại đất (G)
Đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng đồi với sinh vật trên Trái Đất,

không có đất đai thì các sinh vật không thể tồn tại được.Mỗi cây trồng cũng như
mỗi loài sinh vậy khác sống trong đất đòi hỏi điều kiện đất khác nhau ,nên việc
đánh giá đất và xây dựng bản đồ đất đai là cần thiết để có thế sử dụng đúng mục
đích nhằm đạt hiệu quả cao nhất.Vì vậy tôi chọn đất nông nghiệp trên phạm vi
339493m2 của xã Hồng Minh huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình làm đối tượng
nghiên cứu để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cần có sự tổng hợp nhiều bản đồ
chuyên đề một trong số đó là bản đồ đất đai (hay bản đồ phân loại đất)
Xã Hồng Minh thuộc đồng bằng sông Hồng với các loại đất là:đất phù sa,
đất phù sa trung tình ,đất phù sa chua
- Đất phù sa (G1)
Đất phù sa được bồi tụ từ những sản phẩm phù sa của các con sông không chụi
ảnh hưởng của các quá trình mặn hóa hay phèn hóa . Hàm lượng chất hữu cơ
trong đất từ trung bình đến giàu, đất có hàm lượng đạm từ trung bình đế khá,có
diện tích lớn nhất với diện tích 124965m2 chiếm36.81% . Trong quá trình sử
dụng cần cung cấp đủ và cân đối các chất dinh dưỡng N, P, K cho cây trồng.
- Đất phù sa trung tính (G2)
Đất phù sa trung tính là đơn vị đất phù sa màu mỡ, có dung tích hấp thu và có độ
bão hoà bazơ cao,với diện tích 109270m2 chiếm 32.19% .Đây là loại đất có độ
phì cao và có tiềm năng sử dụng đa dạng có thể trồng được 2 hoặc 3 vụ/năm với
nhiều loại cây trồng như: lúa, ngô, đậu đỗ, khoai tây, khoai lang, các loại rau
hoặc trồng các cây ăn quả dài ngày…đều cho năng suất, sản lượng cao.
- Đất phù sa chua (G3)
Đất phù sa chua được sử dụng cho canh tác rất đa dạng từ trồng các loại hoa
màu, lúa và các loại cây công nghiệp ngắn ngày,với diện tích 105258m2 chiếm
31%. Nếu chủ động đảm bảo tưới tiêu và thâm canh tốt sẽ cho năng suất cây
trồng và hiệu quả sử dụng đất cũng cao.
Bảng 1. Cơ cấu và diện tích các loại đất
STT
1

2
3

Loại đất
Đất phù sa
Phù sa trung tính
Phù sa glây
Tổng

Ký hiệu
G1
G2
G3

Diện tích (m2) Cơ cấu (%)
124965
36.81
109270
32.19
105258
31
339493
100

Trong 3 loại đất trên thì đất phù sa chiếm diện tích lớn nhất tạo điều kiện trồng
các cây nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa


3.2.2. Địa hình tương đối
Là yếu tố rất quan trọng đến việc bố trí hệ thống cây trồng.Yếu tố địa

hình để xác định bản đồ đơn vị đất đai cho xã Hồng Minh được phân 3 cấp như
sau:
-Địa hình cao(E1)
Có diện tích 124965 m2 trong tổng số 339493 m2 nghiên cứu,phân bố chủ
yếu ở phía Tây bắc của tờ bản đồ.Là địa hình thích hợp cho nhiều loại cây
trồng,có thể luân canh giữa cây trồng trên cạn và lúa nước.Các loại hình sử
dụng đất thường được áp dụng 2 lúa - 1 màu,1 lúa – 2 màu,2 màu,có thể trồng
hoa cây cảnh có thị trường tiêu thụ tốt,mang lại giá trị kinh tế cao.
-Địa hình trung bình(E2)
Có diện tích 58106 m2 trong tổng số 339493 m2 nghiên cứu,phân bố chủ
yếu ở phía Bắc và giữa tờ bản đồ,thích hợp trồng 2 lúa,2 lúa – cây vụ đông,3 vụ
lúa nếu đảm bảo điều kiện tốt hoặc trồng cây chuyên màu.
-Địa hình thấp(E3)
Với diện tích 156422 m2 trong tổng số 339493 m2 nghiên cứu,phân bố chủ
yếu ở phía Đông và Đông bắc của tờ bản đồ.Là loại địa hình có thể trồng 2 vụ
lúa nhưng vụ mùa thường bị ngập úng vào mùa mưa,thậm chí có những năm
mất mùa hay nếu cho thu hoạch thì năng suất thấp,bấp bênh,thích hợp với những
loại cây ưa nước.
Bảng 3. Địa hình tương đối trong khu vực nghiên cứu
STT
Địa hình tương đối
Ký hiệu Diện tích (m2) Cơ cấu (%)
1
Cao
E1
124965
36.81
2
Trung b ình
E2

58106
17.12
3
Th ấp
E3
156422
46.07
Tổng
339493
100
Nhận xét:
Địa hình của xã chủ yếu là địa hình thấp với diện tích là 156422 m2 chiếm
46,07%,địa hình trung bình chiếm diện tích nhỏ nhất là 58106 m2 chiếm 17,12%
Xã Hồng Minh có địa hình tương đối thấp nên có những thuận lợi,khó
khăn đến sản suất nông nghiệp như sau:
*Về thuận lợi: Địa hình có vùng cao,có vùng thấp nên sẽ đa dạng về giống
cây trồng phù hợp với mỗi dạng địa hình khác nhau sẽ cho năng suất cao,chất
lượng tốt.
*Về khó khăn:Là xã có địa hình tương đối thấp nên mùa mưa thì bị ngập
úng,mất mùa và cho năng suất thấp.
3.2.3. Độ phì nhiêu(N)
Độ phì là khả năng của đất có thể thỏa mãn các nhu cầu của cây về
các nguyên tố dinh dưỡng, nước,nguyên tố vi lượng,đa lượng đảm bảo cho hệ
thống rễ của chúng có đầy đủ không khí, nhiệt và môi trường lý hóa học thuận
lợi cho sinh trưởng và phát triển bình thường.Độ phì nhiêu là yếu tố quan trong
đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nó quyết định năng suất, chất


lượng sản lượng của cây trồng. Độ phì là một trong những yếu tố cần đánh giá
khả năng thích hợp của cây trồng cũng là cơ sở để bố trí các loại cây trồng và

biện pháp canh tác hợp lý.
Yếu tố độ phì nhiêu để xác định bản đồ đơn vị đất đai cho xã Hồng Minh
với tỷ lệ 1:1000 được thành 3 cấp như sau:
- Độ phì nhiêu cao(N1)
- Độ phì nhiêu trung bình(N2)
- Độ phì nhiêu thấp(N3)
Nhìn chung đất trên địa bàn xã có độ phì khá cao chủ yếu là đất có độ phì cao
(105258 m2) và trung bình(137796 m2)
+ Đất có độ phì cao với tổng diện tích là 105258 m2 chiếm 31.00 % diện
tích đất nông nghiệp toàn xã,phân bố ở phía đông xã ,do vùng đất này nằm dọc
theo hệ thống sông nên được sông bồi đắp ,thích hợp trồng nhiều loại cây trồng,
xong ưu tiên trồng lúa
+ Đất có độ phì trung bình với diện tích là 137796 m2 chiếm 40.59 %
diện tích đất nông nghiệp toàn xã tập trung chủ yếu ở phía đông bắc ,chiếm diện
tích lớn nhất và chủ yếu dùng để trồng rau
+ Đất có độ phì thấp với diện tích là 96439 m2 chiếm 28.41 % diện tích
đất nông nghiệp toàn xã,chiếm diện tích nhỏ nhất ,tập trung ở phía tây của
xã.Với diện tích đất nghèo,cần có các biện pháp bón phân, đặc biệt là phân xanh,
phân chuồng kết hợp với bón vôi, nên tiến hành làm đất ,trồng xen, trồng luân
canh với cây họ đậu để tăng độ phì nhiêu cho đất để trồng lúa.
.
Bảng 3. Độ phì nhiêu của đất trong khu vực nghiên cứu
STT

Độ phì nhiêu

Ký hiệu

Diện tích (m2)


1
2
3

Giàu
Trung bình
Thấp
Tổng

N1
N2
N3

105258
137796
96439
339493

Cơ cấu (%)
31.00
40.59
28.41
100

Độ phì của đất nông nghiệp trong xã từ nghèo cho đến giàu. Nhưng độ phì
chủ yếu là cao và trung bình vì vậy xã cần có hệ thống cây trồng phù hợp để
khai thác hiệu quả nhất nguồn lực đất đai này ,phải biết kết hợp giữa sử dụng và
bảo vệ đất,tránh thoái hóa đất,giảm độ phì,tránh việc sử dụng đất vào mục đích
phi nông nghiệp . Bên cạnh đó xã cũng cần chú trọng áp dụng các biện pháp
nâng cao chất lượng diện tích đất xấu để có thể trồng lúa và các loại cây trồng

khác, phát huy tối đa hiệu quả kinh tế xã nhà.


3.2.4. Độ dày tầng canh tác(L)
Tầng canh tác là tầng đất tích luỹ chất hữu và mùn cung cấp chất
dinh dưỡng cho cây. Tầng này càng dày, đất càng tốt. Tầng canh tác đất lúa
nước ở Việt Nam trung bình dày 10-15cm, có nơi chỉ dày 8-10cm. Ở châu thổ
Sông Hồng và châu thổ Sông Cửu Long , có nơi có tầng canh tác tới 15-20cm.
Độ dày mỏng tầng đất phụ thuộc vào loại đất được hình thành từ loại đá
nào. Đá màu trắng, cứng như đá hoa cương, đá quạt tạo nên đất tầng mỏng hơn.
Đá dễ bị phá hủy hơn như đá bazan, phiến thạch sét có tầng đất dày, tơi xốp.
Tầng dầy đất còn phụ thuộc rất nhiều vào vị trí trên dốc, địa hình. Đất ở trên dốc
dễ bị sói mòn, rửa trôi thì tầng mỏng hơn, ở nơi thấp thì tích đọng bùn sét rửa
trôi từ trên cao xuống, tầng đất thường rầy hơn. Những vùng đất dốc trồng trọt
nhiều mà không có kỹ thuật trống sói món thì tầng đất bị bào mòn nhiều trở nên
mỏng dần. Hàng năm đất dốc có nơi bị bóc đi lớp đất khoảng 2 đến 3cm tầng
mặt. Sau một thời gian canh tác thiếu biện pháp bảo vệ thì tầng canh tác có thể
bị bóc mòn toàn bộ, để lộ bề mặt trơ sỏi đá.
Để hạn chế xói mòn rửa trôi, người ta phải trồng trọt theo đường đồng
mức, có băng cây phân xanh chống xói mòn, che phủ đất thường xuyên, cũng là
nguồn cunng cấp vật liệu cây xanh làmphân cải tạo đất. Trồng các băng cốt khí
dọc theo đường đồng mức, xen lạc, cây đậu đỗ vào các nương sắn có tác dụng
ngăn chặn dòng chảy, giảm xói mòn đất. Nhờ đó, năng suất cây trồng tăng lên,
hiệu quả thu nhập cũng tăng và có lãi suất cao hơn. Đối với vùng đất cát xói
mòn mạnh, mặc dù độ dốc không cao, trồng xen đậu đỗ với sắn là những kỹ
thuật đáng được khuyến khích. Trồng xen cây đậu, đỗ là giải pháp che phủ bề
mặt đất, hạn chế xói mòn và bốc hơi nước có hiệu quả cao. Hạn chế thoái hóa
đất.
Trong khu vực nghiên cứu xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái
Bình, chúng tôi xây dựng bản đồ độ dày tầng canh tác. tỷ lệ 1: 1000 với 3 mức

phân cấp: độ dày tầng canh tác dày (L1), độ dày tầng canh tác trung bình (L2), độ
dày tầng canh tác mỏng (L3). Kết quả phân cấp được thể hiện qua bảng:


Bảng 4. Độ dày tầng canh tác trong khu vực nghiên cứu
STT
Độ dày tầng canh tác
1
Dày (L > 20 cm)
2
Trung bình (10 < L < 20 cm)
3
Mỏng (L < 10 cm)
Tổng

Ký hiệu
L1
L2
L3

Diện tích (m2)
96439
49648
193406
339493

Cơ cấu (%)
28.41
14.62
56.97

100

Đất có tầng canh tác dày có diện tích lớn nhất với 193406m 2, chiếm 56.97%, đất
có tầng canh tác trung bình và mỏng có diện tích : trung bình là
496648m2,chiếm14.62% và mỏng là 96439m2, chiếm 28.41%.
Độ dày tầng canh tác dày: phân bố tập trung chủ yếu ở phía Đông bản đồ, với
các loại đát có độ phì nhiêu cao, là loại đất khá thích hợp với nhiều loại cây
trồng nhưng ưu tiên trồng lúa nước, nên tiến hành luân canh tăng vụ hợp lý.
Độ dày tầng canh tác trung bình: phân bố ở phía Bắc, Tây Nam của tờ bản đồ,
thích hợp trồng cây hoa màu, hoa cây cảnh.
Độ dày tầng canh tác mỏng: phân bố ở phía Tây của tờ bản đồ.


3.2.5. Thành phần cơ giới(C)
Thành phần cơ giới là tỉ lệ phần trăm của các cấp hạt có kích thước khác
nhau trong đất. Thành phần cơ giới có quyết định tới nhiều tính chất lý, hóa học
của đất.Là một trong những chỉ tiêu quyết định sự phân bố các loại cây trồng.
Chúng tôi đã xây dựng bản đồ thành phần cơ giới với các mức phân cấp:
- Thành phần cơ giới nặng: C1
- Thành phần cơ giới trung bình: C2
- Thành phần cơ giới nhẹ: C3
Bảng 5. Thành phần cơ giới của đất trong khu vực nghiên cứu
STT
1

Thành phần cơ giới
Nặng

Ký hiệu
C1


Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

9.6439
28.41
2
Trung bình
C2
8.6632
25.52
3
Nhẹ
C3
15.6422
46.07
Tổng
33.9493
100
Các loại đất ở xã có thành phần cơ giới biến động khá rộng từ nhẹ, trung bình
đến nặng
Đất có thành phần cơ giới nhẹ với 96.439 ha chiếm 28.41%
Đất có thành phần cơ giới trung bình với 86.632 ha chiếm 25.52%
Đất có thành phần cơ giới nặng với 156.422 ha chiếm 46.07%
3.2.6. Chế độ tưới tiêu(I)
Không có nước thì không có sự sống, cây trồng cũng thế. Nước là thành
phần quan trọng cấu tạo nên chất nguyên sinh và tế bào, tham gia vào quá trình
vận chuyển chất dinh dưỡng cho cây trồng…Vì vậy, chế độ nước có ảnh hưởng
rất quan trọng tới sản xuất nông nghiệp, quyết định rất lớn đến năng suất cây

trồng.
Mạng lưới thủy lợi của Xã đã được quy hoạch nhiều năm trước cùng với
việc phân vùng sản xuất nông nghiệp, hệ thống kênh mương phân bố tương đối
dày ở các khu vực trong Xã . Chúng tôi đã tiến hành xây dựng bẩn đồ chế độ
tưới của Xã với tỉ lệ 1:1000 thành 3 cấp. Kết quả được thể hiện qua bảng:
Bảng 6. Điều kiện tưới tiêu trong khu vực ngiên cứu
STT
1
2
3

Điều kiện tưới tiêu
Chủ động
Bán chủ động
Khó khăn

Ký hiệu
I1
I2
I3

Tổng

Diện tích (ha)
14.6087

Cơ cấu (%)
43.04

8.8148


25.96

10.5258
33.9493

31
100


Tưới chủ động(I1): có diện tích lớn nhất là 14,6087chiếm 43,04% nằm hướng
tây và tây bắc của tờ bản đồ. Xã Hồng Minh huyện Hưng Hà được con sông
Tiên Hưng dài 51km chảy qua tưới tiêu cho các khu ruộng. Đây là khu vực có
hệ thống kênh mương được xây dựng khá hoàn thiện. Chủ yếu là trồng lúa, hoa
màu nhưng ưu tiên trồng lúa: 2 vụ lúa, 2 vụ lúa – 1 cây vụ đông.
Tưới bán chủ động(I2): có diện tích bé nhất là 8,8148 ha chiếm 25,96%.
Khu vực nghiên cứu thuộc địa phận xã Hồng Minh được bao xung quanh bởi
các đường giao thông nên khu vực ngoài chủ yếu là tưới bán chủ động, tươi bơm
tát bằng tay hay máy bơm nước nhỏ, xa nguồn nước và không chủ động được
nguồn nước tưới thường xuyên cho cây trồng. Thường ở nhưng vùng này chỉ
cấy được một vụ, 1 vụ lúa hoặc một vụ màu.
Tưới khó khăn(I3): chiếm một diện tích tương đối lớn 10,5258ha trong
tổng số 33,9493ha đất nông nghiệp tiến hành nghiên cứu. Là những vùng không
có hệ thống kênh mương, ao hồ dẫn qua. Nên trồng các loại cây có ít yêu cầu về
nước như một số loại cây ăn quả, cây họ đậu

3.2.7. Khả năng ngập lụt(F)
Hồng Minh là xã cực nam của huyện Hưng Hà, nằm tại ngã ba sông Hồng và
Trà Lý (tên cổ là cửa Tuần Vườn ). Vì vậy , hàng năm xã Hồng Minh được bồi
đắp 1 lượng lớn phù sa màu mỡ. Địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống

sông ngòi dày đặc.
Bảng 7. Khả năng ngập lụt
STT
1
2
3

Điều kiện tưới tiêu
Không ngập
Ngập Nhẹ
Ngập nặng
Tổng

Ký hiệu
F1
F2
F3

Diện tích (ha)
12.4965

Cơ cấu (%)
36.81

5.8106
15.6422
33.9493

17.11
46.08

100

• Nhận xét:
Địa hình tương đối của khu vực ảnh hưởng đến chế độ ngập lụt của xã. Nhìn
trên bản đồ ta có thể thấy địa hình tương đối giảm dần từ Tây-Đông. Phía Tây ,
địa hình được hệ thống song Hồng bồi đắp nên cao hơn càng đi sâu vào trung
tâm xã thì địa hình càng trũng dần làm đất bị ngập.Diện tích đất không ngập
12.4965ha (36.81%) còn diện tích ngập nặng chiếm 46.08%.
• Thuận lợi và khó khăn:
*Thuận lợi: Lượng phù sa màu mỡ nhờ hệ thống sông Hồng thuận lợi cho
thâm canh lúa nước và 1 số cây trồng, rau …


*Khó khăn: hàng năm lượng mưa nhiều địa hình dễ bị ngập úng gây ảnh
hưởng đến năng suất cây trồng

3.2.8.Các đơn vị đất đai
Bảng 8. Các đặc tính và tính chất của các đơn vị đất đai
STT

Đơn vị
đất đai

Các tính chất của LMU
Số khoanh đất

1

LMU1


128

2

LMU2

34

3

LMU3

567

4

LMU4

9 10

5

LMU5

11 12 18

6

LMU6


13 14 15 16 17

G E N C I L

F

1 1 1 1 1 1
2 2 2 2 1 2

1

2 3 2 3 2 3
1 1 2 2 1 2

3

2 2 2 2 2 3
3 3 3 3 3 3

2

2
1
3

Diện tích

Cơ cấu

(ha)


(%)

9.6439

28.41

2.1122

6.22

5.1164

15.07

2.8526

8.4

3.6984

10.9

10.5258

31

3.3. Mô tả các đơn vị đất đai
Trên tổng diện tích của Xã Hồng Minh là 33,9493 ha, em xác định được
6 đơn vị đất đai.Trong đó LMU6 có diện tích lớn nhất là 10,5258 ha chiếm

31%, LMU2 có diện tích nhỏ nhất là 2,1122 ha chiếm 6,22%.
* LMU1: G1;E1;N1;C1;I1;L1;F1
Bao gồm các khoanh đất 1,2,8 với tổng diện tích 9,6439 ha chiếm 28,41%
tổng diện tích nghiên cưú. Nó có những đặc tính và tính chất đất đai sau:
- Loại đất: phù sa
- Địa hình tương đối: cao
- Độ phì nhiêu: thấp
- Thành phần cơ giới:nhẹ
- Chế độ tưới: chủ động
- Độ dày tầng canh tác: mỏng
- Khả năng ngập lụt: Không ngập
Đất phù sa có chất lượng trung bình, đơn vị đất đai này có thể trồng 1 hoặc
2 vụ lúa trong năm, nên trồng thêm vụ màu để tăng năng suất, tăng hiệu quả sử
dụng đất. Ngoài ra ở một số nơi người ta còn trồng cây cảnh, mang lại hiệu quả
kinh tế cao hơn rất nhiều so với trồng lúa. Công thức luân canh có thể áp dụng:
2 lúa – 1 màu, 2 lúa( lúa xuân – lúa mùa), màu (lạc, ngô, đậu tương). Đầu tư
hoàn thiện kênh mương nội đồng để đảm bảo nước tưới cho 2 vụ luá.


Đặc biệt là ở đây có thể gieo xạ( gieo thẳng) trên những cánh đồng lớn do
địa hình cao hơn và chủ động được nguồn nước tưới tiêu.
* LMU2 : G2;E2;N2;C2;I1;L2;F2
Bao gồm các khoanh đất 3, 4với tổng diện tích 2,1122 ha chiếm 6,22% tổng
diện tích nghiên cứu. Nó có những đặc tính và tính chất đất đai sau:
- Loại đất: phù sa trung tính
- Địa hình tương đối: trung bình
- Độ phì nhiêu: trung bình
- Thành phần cơ giới: trung bình
- Chế độ tưới: chủ động
- Độ dày tầng canh tác: trung bình

- Khả năng ngập lụt: Ngập nhẹ
Ðất phù sa trung tính là loại đất có độ phì trung bình và có tiềm năng sử dụng
đa dạng có thể trồng được 2 hoặc 3 vụ/ năm với nhiều loại cây trồng như: lúa,
ngô, đậu đỗ, khoai tây, khoai lang, các loại rau hoặc trồng các cây ăn quả dài
ngày... đều cho năng suất, sản lượng cao. Biện pháp cơ bản để sử dụng đơn vị
đất này một cách bền vững có hiệu quả là phải biết kết hợp tưới tiêu hợp lý và
bón phân cân đối. Ðiều cần lưu ý là phải duy trì và tăng cường chất lượng hữu
cơ cho đất để bảo vệ độ phì tiềm tàng của đất. Vì đây là loại đất canh tác tốt nhất
nên cần phải giữ và bảo vệ diện tích đất, ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp và
hạn chế tối đa hiện tượng sử dụng đất vào mục đích phi nông nghiệp, đồng thời
phải chú ý chống hịên tượng thoái hóa đất do ô nhiễm đất nhất là những vùng
ngoại ô và gần các khu công nghiệp
* LMU3 : G2;E3;N2;C3;I2;L3;F3
Bao gồm các khoanh đất 5, 6, 7 với tổng diện tích 5,1164 ha chiếm 15,07% tổng
diện tích nghiên cứu. Nó có những đặc tính và tính chất đất đai sau:
- Loại đất: phù sa trung tính
- Địa hình tương đối: thấp
- Độ phì nhiêu: trung bình
- Thành phần cơ giới: nặng
- Chế độ tưới: bán chủ động
- Độ dày tầng canh tác: dày
- Khả năng ngập lụt: Ngập nặng
Ðất phù sa trung tính là loại đất có tiềm năng sử dụng đa dạng có thể trồng
được nhiều loại cây trồng như: lúa, ngô, đậu đỗ, khoai tây, khoai lang, các loại
rau hoặc trồng các cây ăn quả dài ngày... đều cho năng suất, sản lượng cao. Biện
pháp sử dụng đất là phải biết kết hợp tưới tiêu hợp lý và bón phân cân đối.
Đồng thời phải chú ý chống hịên tượng thoái hóa đất do ô nhiễm đất. Địa hình
thấp nên lưu ý khi bố trí cây trồng phải lựa chọn thời vụ để tránh mùa ngập lụt.
* LMU4: G1;E1;N2;C2;I1;L2;F1
Bao gồm các khoanh đất 9,10 với tổng diện tích 2,8526 ha chiếm 8,4% tổng

diện tích nghiên cứu. Nó có những đặc tính và tính chất đất đai sau:
- Loại đất: phù sa


-

Địa hình tương đối: cao
Độ phì nhiêu: trung bình
Thành phần cơ giới: trung bình
Chế độ tưới: chủ động
Độ dày tầng canh tác: trung bình
Khả năng ngập lụt : Không ngập
Đất phù sa có độ phì nhiêu trung bình thích hợp trồng nhiều loại cây.
Đặc biệt là lúa và rau màu. Địa hình tương đối cao hạn chế được việc ngập úng.
Chế độ tưới thuận lợi tạo điều kiện cho phát triển ngành nông nghiệp của vùng.
* LMU5: G2;E2;N2;C2;I2;L3;F2
Bao gồm các khoanh đất 11,12, 18 với tổng diện tích 3,6984 ha chiếm
10,9% tổng diện tích nghiên cứu. Nó có những đặc tính và tính chất đất đai sau:
- Loại đất: phù sa trung tính
- Địa hình tương đối: trung bình
- Độ phì nhiêu: trung bình
- Thành phần cơ giới: trung bình
- Chế độ tưới: bán chủ động
- Độ dày tầng canh tác: dày
- Khả năng ngập lụt : ngập nhẹ
Ðất phù sa trung tính là loại đất có độ phì ở mức khá có thể bố trí nhiều
công thức luân canh, tăng vụ, tăng năng suất cây trồng. Trong quá trình sản xuất
phải có các biện pháp bảo vệ đất, nâng cao độ phì và áp dụng các biện pháp
khoa học - kỹ thuật vào trong sản xuất.
* LMU6 G3;E3;N3;C3;I3;L3;F3

Bao gồm các khoanh đất 13 14 15 16 17 với tổng diện tích 10,5258 ha
chiếm 31% tổng diện tích nghiên cứu. Nó có những đặc tính và tính chất đất đai
sau:
- Loại đất: phù sa chua
- Địa hình tương đối: thấp
- Độ phì nhiêu: cao
- Thành phần cơ giới: nặng
- Chế độ tưới: khó khăn
- Độ dày tầng canh tác: dày
- Khả năng ngập lụt : ngập nặng
Ðất phù sa chua là loại đất chiếm diện tích lớn trong nhóm đất phù sa. Ðất
được sử dụng cho canh tác rất đa dạng từ trồng các loại hoa màu, lúa và các loại
cây công nghiệp ngắn ngày.
Những vùng đã được xây dựng hệ thống thủy lợi tốt, chủ động đảm bảo
tưới tiêu và thâm canh cho năng suất cây trồng và hiệu quả sử dụng đất cũng rất
cao. Tuy nhiên khi sử dụng đất phù sa chua cần lưu ý nâng cao hàm lượng hữu cơ


và giảm dần mức độ chua của đất, cần tăng cường thâm canh phân bón và sử
dụng cân đối dinh dưỡng cho cây trồng, bởi vì loại đất này các nguyên tố N, P, K
thường bị mất cân đối. Những nơi đất canh tác chuyên màu hoặc lúa- màu cần áp
dụng các công thức luân canh với các loại cây họ đậu để cải thiện độ phì nhiêu.
4.Kết luận
Với những điều tra nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã
Hồng Minh, huyện Hưng Hà, tỉnh Thải Bình chúng tôi đã đưa ra được bản đồ
đơn vị đất đai nhằm phục vụ cho quá trình đánh giá đất cũng như quy hoạch đất
đai sao cho việc sử dụng quỹ đất một cách hiệu quả nhất đồng thời đem lại thu
nhập cho người dân. Đồng thời xó thể xây dựng những phương án phát triển
nông nghiệp với quy mô lớn, đạt được những mục tiêu đề ra và tiến tới là sự
hoàn thành về xã điểm trong quá trình nông thôn mới của huyện Hưng Hà, tỉnh

Thái Bình.


Thành viên nhóm
STT Họ và tên
1
2
3
4
5
6
7
8

Mã sinh viên

Ghi chú



×