Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA, NGỮ PHÁP, NGỮ DỤNG CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ CẢM NGHĨ TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.03 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------

NGUYỄN THỊ HẰNG
( Tác giả luận văn)

ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA, NGỮ PHÁP,
NGỮ DỤNG CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ
CẢM NGHĨ TRONG TRUYỆN KIỀU
CỦA NGUYỄN DU
(biết, nghĩ, nhớ, thấy, thương, tiếc, tưởng, xót)
Chuyên ngành

: Ngôn ngữ học

Mã số

:60.22.02.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Lương

HÀ NỘI, 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả được đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất
kì công trình nghiên cứu nào.


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hằng


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Thị Lươngngười đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong tổ
Ngôn ngữ, ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, phòng Quản lý sau đại học- trường
Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành
luận văn này.
Hà Nội, ngày 30/8/2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hằng


MỤC LỤC
NGUYỄN THỊ HẰNG....................................................................................1
ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA, NGỮ PHÁP,
NGỮ DỤNG CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ
CẢM NGHĨ TRONG TRUYỆN KIỀU
CỦA NGUYỄN DU
(BIẾT, NGHĨ, NHỚ, THẤY, THƯƠNG, TIẾC, TƯỞNG, XÓT)

1
1
1
1

1

HÀ NỘI, 2014..................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ và văn học có mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời: ngôn
ngữ là phương tiện để sáng tác văn chương, các tác phẩm văn học lại trở
thành mảnh đất để nghiên cứu về ngôn ngữ. Những lý luận ngôn ngữ được
đưa vào nghiên cứu văn học phần nào định hướng cho sự phân tích, cảm nhận
có tính khoa học, chặt chẽ hơn, thuyết phục hơn. Việc nghiên cứu ngôn ngữ
trong tác phẩm văn học lại giúp cho những nhà ngôn ngữ học có điều kiện tìm
hiểu đối tượng của mình trong một đời sống lạ kỳ: đời sống nghệ thuật. Nhìn
nhận ngôn ngữ trong hoàn cảnh đặc biệt ấy không những làm sáng tỏ những
hình thức đã có mà còn giúp phát hiện ra những quy luật khó có thể tìm thấy
khi nghiên cứu ngôn ngữ đời thường. Chính vì vậy, hiện nay hướng nghiên
cứu liên ngành giữa ngôn ngữ và văn học ngày càng phát triển. Nghiên cứu
các hiện tượng ngôn ngữ trong văn học có thể được tiến hành theo nhiều
khuynh hướng khác nhau, một hướng nghiên cứu thu hút được rất nhiều sự
quan tâm là nghiên cứu trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, và ngữ dụng.
Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm tự sự nhưng lại được viết
bằng thơ, được chuyển thể từ một tác phẩm văn học nước ngoài (Kim Vân
Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc), nhưng đã được Nguyễn
Du thổi vào đó cái hồn của dân tộc Việt, và nó đã trở thành một tác phẩm
mang đậm đà bản sắc dân tộc. Chất dân tộc của tác phẩm được thể hiện ngay
trong ngôn ngữ được nhà thơ sử dụng sáng tác. Ngôn ngữ thơ Nôm đã được
Nguyễn Du sử dụng một cách điêu luyện đưa ông trở thành bậc thầy trong sử
dụng ngôn từ. Truyện Kiều là một ngữ liệu quan trọng để các nhà ngôn ngữ

nghiên cứu và khái quát về các hiện tượng ngôn ngữ. Một trong những đặc
sắc trong sử dụng ngôn ngữ của tác phẩm là sử dụng những động từ cảm nghĩ
để xây dựng nhân vật. Để tìm hiểu đặc điểm của từ loại này trong hệ thống từ

1


loại tiếng việt và đặc sắc riêng của Nguyễn Du trong cách sử dụng chúng,
chúng tôi lựa chọn đề tài: Đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng của
nhóm động từ chỉ cảm nghĩ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (biết,
nghĩ, nhớ, thấy, thương, tiếc, tưởng, xót).
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu về động từ
Từ loại động từ là một vấn đề trọng yếu của hầu hết các công trình
nghiên cứu ngữ pháp. Chúng ta đã biết đến rất nhiều công trình tiêu biểu của
các nhà nghiên cứu như: Bùi Đức Tịnh (1952), Phan Khôi (1955), Nguyễn
Kim Thản (1963, 1977), Nguyễn Tài Cẩn (1975), Đái Xuân Ninh (1978), Đỗ
Hữu Châu (1981), Đinh Văn Đức (1986), Nguyễn Anh Quế (1988), Diệp
Quang Ban (2005, 2010), Bùi Minh Toán và Nguyễn Thị Lương (2010)…
Nguyễn Kim Thản trong [34, 97] đã khẳng định rằng: “Trong câu động
từ gần như là trung tâm của các mối quan hệ của các từ, nó không những có
quan hệ tường thuật với từ chỉ chủ thể mà còn có quan hệ chính - phụ với
những từ chỉ đối tượng, chỉ hoàn cảnh, trạng thái… đặt sau nó”.
Nhận định này cho thấy vai trò vô cùng quan trọng của động từ trong
tiếng Việt nói chung, trong quá trình tạo lập câu nói riêng. Trong công trình
nghiên cứu này, Nguyễn Kim Thản tập trung trình bày 5 vấn đề về động từ:
- Địa vị của động từ trong hệ thống các loại từ tiếng Việt
- Cấu tạo của động từ tiếng Việt
- Hư từ của động từ tiếng Việt
- Phân loại động từ tiếng Việt

- Cách biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp phụ theo động từ tiếng Việt.
Diệp Quang Ban cho rằng: “Về đại thể động từ được xếp vào số các thực
từ, thực ra không phải tất cả các động từ đều là thực từ. Mức độ thực/ hư của
lớp động từ khá phức tạp, có khi phụ thuộc vào trường hợp sử dụng cụ thể.

2


Theo các tiêu chuẩn định loại, động từ có ý nghĩa quá trình hiểu rộng (bao
gồm quá trình động, quá trình tĩnh, quá trình quan hệ), được dùng làm tên gọi
các quá trình đó. Động từ tiếng Việt không biến hình nên khả năng kết hợp của
chúng rất phức tạp”.
Dựa vào mặt ngữ pháp, tác giả chia động từ thành:
- Trợ động từ
- Động từ tình thái
- Động từ- thực từ (động từ từ vựng tính) với những lớp con:
+ Động từ chuyển tác/ động từ không chuyển tác
+ Động từ chi phối hai thực thể
+ Động từ tự di chuyển/ động từ di chuyển vật
+ Động từ chi phối thực thể và đòi hỏi nêu đặc trưng
+ Động từ chỉ hướng
+ Động từ chỉ hiện tượng tâm lý
+ Động từ tồn tại. [4, 491]
Trong Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, Bùi Minh Toán và Nguyễn Thị
Lương cũng dành sự chú ý tới hệ thống từ loại tiếng Việt, đi vào trình bày về
từng từ loại trong hệ thống, tất nhiên có động từ. Bên cạnh việc chỉ ra đặc
trưng cơ bản, cách phân chia động từ theo hai tiêu chí: khả năng dùng độc lập
và sự chi phối đối với các thành tố phụ đi sau, hai tác giả còn đưa ra cách
phân loại theo khuynh hướng ngữ pháp chức năng tức phân loại theo các đặc
trưng động/ tĩnh, chủ ý/ không chủ ý. [38, 35- 41]. Ngoài ra, giáo trình cũng

khẳng định mặc dù có sự gần gũi giữa động từ và tính từ tuy nhiên không thể
xếp chúng vào cùng một loại như quan điểm của một số nhà nghiên cứu bởi
giữa chúng vẫn có những khác biệt rất rõ: “Tuy động từ và tính từ trong tiếng
Việt có sự gần gũi như vậy, nhưng chúng vẫn có những sự khác biệt… Giáo
trình này, một mặt chỉ ra sự gần gũi của động từ và tính từ trong tiếng Việt,

3


mặt khác vẫn thừa nhận sự khác biệt của chúng, và xem xét chúng như những
từ loại riêng biệt.” (tr34).
Cùng chung quan điểm trên, Đinh Văn Đức khẳng định: “Chủ trương
dùng khái niệm “vị từ” (một “siêu” tập hợp bao gồm cả động từ và tính từ
truyền thống) là có lý một khi chỉ nhấn mạnh vào khả năng làm vị ngữ trực
tiếp của động từ và tính từ trong ngôn ngữ này (tức tiếng Việt, tiếng Hán).
Tuy nhiên, từ loại không phải là những phạm trù hình thành chỉ trên chức vụ
thành phần câu… Xét trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy thì bản
chất ý nghĩa của động từ và tính từ là hai phạm trù khác nhau”. [14, 154155].
Theo tác giả khi bàn về động từ trên phương diện chức năng, cần chú ý
tới những vấn đề như:
- Quan hệ ngữ pháp và quan hệ tình thái của động từ vị ngữ đan xen
nhau trong các biểu đạt thời- thể, trong đó quan hệ tình thái là chủ yếu.
- Biểu thức động từ tình thái và biểu thức động từ ngôn hành trong
chức năng vị ngữ.
- Động từ trong chức năng vị ngữ là một loại kết cấu phân tích tính đa
dạng: “quan hệ” và “cách” trong hình thể cú pháp của động từ vị ngữ. (tr132)
Lê Biên nhận định “động từ là một từ loại tích cực về khả năng tạo từ,
làm tăng vốn từ, làm phong phú thêm khả năng diễn đạt của tiếng Việt”. [5,
70]. Như phần đông quan điểm của các nhà nghiên cứu, tác giả cũng chia
động từ tiếng Việt thành hai lớp là động từ độc lập và động từ không độc lập,

trong mỗi lớp còn có nhiều lớp con.
2.2. Lịch sử nghiên cứu về động từ cảm nghĩ
Dù cách thức phân chia của các nhà nghiên cứu có khác nhau song về cơ
bản các tiểu loại động từ trong hệ thống động từ vẫn không thay đổi, chúng
chỉ được biểu hiện dưới các tên gọi khác nhau mà thôi. Động từ cảm nghĩ là
một trong rất nhiều các lớp con của động từ.

4


Tên gọi động từ cảm nghĩ có trong [41, 102]. Các tác giả chia ra một lớp
động từ là động từ chỉ những hoạt động như nghĩ ngợi, nhận biết, thụ cảm… nói
gọn là động từ cảm nghĩ. Đó là các động từ như: lo, nghĩ, tin, yêu, nghi ngờ…
Thực chất lớp động từ này thường được ghép cùng với động từ nói năng
thành động từ cảm nghĩ - nói năng. Đây là quan niệm của phần đông các nhà
nghiên cứu như Nguyễn Kim Thản trong [34], Lê Biên trong [5], Đinh Văn
Đức trong [14]…
Ngoài ra, động từ cảm nghĩ còn được Hoàng Tuệ [40, 257] gọi là trạng
vị từ A2. Theo Lê Biên [5, 80], động từ này còn có tên động từ chỉ trạng thái
tâm lý hay là động từ nửa tác động. Diệp Quang Ban [4, 504] thì cho đây là
động từ chỉ hiện tượng tâm lý. Bùi Minh Toán và Nguyễn Thị Lương [38, 40]
xếp động từ cảm nghĩ vào trong nhóm các động từ chỉ hoạt động cảm giác,
tri giác, nhận thức, suy nghĩ, nói năng.
Nhìn chung việc nghiên cứu động từ cảm nghĩ còn rất hạn chế. Đa phần
các tác giả mới dừng lại ở việc sơ lược một số đặc điểm cơ bản của lớp động
từ này, đưa ra một vài động từ điển hình chứ chưa có sự chuyên sâu như một
số lớp động từ khác.
Một số khóa luận, luận văn có tập trung tìm hiểu một số động từ cảm
nghĩ tiêu biểu như:
- Bùi Văn Sáng, Tìm hiểu đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ pháp của nhóm

động từ chỉ cảm nghĩ (nghĩ, đoán, tưởng, tin, e), Luận văn thạc sĩ
ĐHSPHN, 2002.
- Nguyễn Thị Cẩm Nhi, Tìm hiểu đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ pháp của
nhóm động từ chỉ cảm nghĩ (nghi, nghi ngờ, ngờ, ngỡ, sợ), Khóa luận tốt
nghiệp ĐHSPHN, 2004.
Nhằm nghiên cứu động từ cảm nghĩ với tư cách là một phạm trù động từ
độc lập, có những đặc tính riêng về ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng, chúng tôi

5


lựa chọn nghiên cứu đề tài: Đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng của
nhóm động từ chỉ cảm nghĩ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (biết, nghĩ,
nhớ, thấy, thương, tiếc, tưởng, xót).
2.3. Lịch sử nghiên cứu về tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
Việc nghiên cứu, sưu tập di sản văn học của đại thi hào dân tộc Nguyễn
Du diễn ra một cách thường xuyên, liên tục và nhận được sự quan tâm của rất
nhiều nhà nghiên cứu. Đã có rất nhiều công trình viết về Nguyễn Du và các
tác phẩm văn học của ông, đặc biệt là Truyện Kiều, tiêu biểu là công trình của
các tác giả: Đào Duy Anh (1943, 1988), Trương Chính (1965), Nguyễn Lộc
(1976), Hoài Thanh (1943), Đinh Gia Trinh (1944), Đặng Thai Mai (1955),
Đặng Thanh Lê (1979), Trần Đình Sử (1995)…
Đào Duy Anh [1] đã tập trung đi sâu làm sáng rõ những vấn đề trong tư
tưởng của Nguyễn Du: thái độ của Nguyễn Du đối với các triều đại, nội dung
tình thương của ông với những kiếp tài hoa bạc mệnh và những người cùng khổ.
Tác giả sử dụng rất nhiều nguồn dữ liệu về tác giả (dòng họ, gia đình, hành
trạng…), thời thế, nguồn gốc tác phẩm để soi sáng Truyện Kiều từ nhiều phía.
Lê Đình Ký tập trung tìm hiểu phương pháp sáng tác của Nguyễn Du với
nhiều kiến giải thú vị. Tác giả cũng đưa ra nhiều kiến giải thú vị khi đề cập
đến lý tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Du qua nhân vật Thúy Kiều. [19]

Phan Ngọc đã sử dụng cách thức “thao tác luận” để định lượng những
cống hiến và thành công mới mẻ của Nguyễn Du: phương pháp tự sự kịch
trong tác phẩm, Truyện Kiều- tiểu thuyết phân tích tâm lý hiện đại- phân tích
tâm lý tàn nhẫn…[25]
Trần Đình Sử đặt Truyện Kiều dưới những phạm trù của thi pháp học
hiện đại như cái nhìn nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ
thuật… để xem xét, từ đó phát hiện nhiều điểm mới mẻ, thú vị trong cái nhìn
nghệ thuật về con người, cuộc đời của Nguyễn Du. [33]

6


Đinh Gia Trinh trong [39], đăng liên tiếp 8 số trên báo Thanh Nghị với
lập luận sắc bén, chặt chẽ và thuyết phục đã bác bỏ mọi luận điểm phê phán
Kiều, phủ nhận giá trị Truyện Kiều của Nguyễn Bách Khoa trong bài viết
cùng tên. Trên cơ sở đó, Đinh Gia Trinh vừa bênh vực cho Kiều, khẳng định
vẻ đẹp nhân phẩm của Kiều vừa làm sáng rõ những giá trị của Truyện Kiều
cùng tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du.
Nhằm mục đích chiêu tuyết cho Thúy Kiều, Lưu Trọng Lư khẳng định:
“Kiều là hình ảnh rất linh hoạt, rất hoàn hảo của vũ trụ, rất phong phú, rất
dồi dào, rất đẹp đẽ… Ở trong Kiều, cái gì cũng vượt quá bực tầm thường; từ
cái nhan sắc, chí đến cái tài đức, cái tính tình… Ta phải công nhận rằng Kiều
là một đóa hoa quý do bao nhiêu cái hay, cái đẹp ở trong luân lý cũ kết tinh
lại”. [23]
Các tác giả Trần Trọng Kim [18], Cao Huy Đỉnh [12], Hoàng Ngọc Hiến
[17] đã chú trọng tìm hiểu quan niệm, triết lý nhân sinh của Nguyễn Du thể hiện
qua tác phẩm này. Là một nhà nho, chịu ảnh hưởng Nho gia nhưng Nguyễn Du
cũng thấm nhuần đạo Phật, hai tư tưởng này được biểu hiện rất rõ trong tác
phẩm để từ đó nêu bật tinh thần nhân văn cao cả của đại thi hào dân tộc.
Nguyễn Thạch Giang [15], La Sơn Nguyễn Hữu Sơn [32] đặt Truyện

Kiều trong sự đối sánh với nguyên mẫu của Thanh Tâm Tài Nhân trên rất
nhiều phương diện: cốt truyện, thể loại, bố cục, nhân vật… từ đó khẳng định
sự vượt trội hơn hẳn của tác phẩm và tài năng bậc thầy của Nguyễn Du.
Trên đây, luận văn chỉ điểm qua một số công trình tiêu biểu nghiên cứu
về Nguyễn Du và Truyện Kiều. Trên thực tế còn rất nhiều những công trình
lớn, nhỏ khác mà trong khuôn khổ luận văn không thể đề cập hết được.
Truyện Kiều đã được quan tâm nghiên cứu trên rất nhiều phương diện khác
nhau, với việc tìm hiểu Đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng của
nhóm động từ chỉ cảm nghĩ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (biết, nghĩ,

7


nhớ, thấy, thương, tiếc, tưởng, xót) tác giả hi vọng có thể góp thêm một tiếng
nói ngợi ca giá trị cao đẹp của thi phẩm này cũng như khẳng định tài năng
nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Du.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng tới mục đích tìm hiểu các đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ
pháp, ngữ dụng của nhóm động từ chỉ cảm nghĩ (biết, nghĩ, nhớ, thấy,
thương, tiếc, tưởng, xót) trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu một số vấn đề lý thuyết: từ loại, động từ, động từ cảm nghĩ.
- Thu thập ngữ liệu, khảo sát, thống kê các động từ cảm nghĩ trong
Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Tiến hành phân tích để rút ra đặc điểm, vai trò của các động từ cảm nghĩ
trong việc biểu đạt giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều. Cụ thể :
+ Xác định đặc điểm cấu tạo, khả năng kết hợp và chức năng ngữ pháp
của các động từ cảm nghĩ trong Truyện Kiều.
+Tìm hiểu nghĩa của động từ cảm nghĩ qua các tham thể của động từ

cảm nghĩ trong Truyện Kiều.
+Tìm hiểu ý nghĩa của các động từ cảm nghĩ trong những trường hợp
sử dụng cụ thể và vai trò trong xây dựng nhân vật trong Truyện Kiều.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu 8 động từ cảm nghĩ có tần số xuất hiện
cao nhất trong Truyện Kiều (biết, nghĩ, nhớ, thấy, thương, tiếc, tưởng, xót)
nhìn từ lí thuyết ba bình diện: ngữ pháp - ngữ nghĩa - ngữ dụng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

8


Luận văn tiến hành khảo sát các động từ chỉ cảm nghĩ trong Truyện
Kiều của Nguyễn Du (dựa theo bản của Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ hiệu
thảo), NXB Đồng Nai, 2001.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu, trong quá trình tiếp cận và phân tích
đối tượng, ngoài những phương pháp, thủ pháp nghiên cứu khoa học chung
như thu thập ngữ liệu, khảo sát, phân loại ngữ liệu… luận văn chủ yếu sử
dụng những phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp phân tích dựa vào ngữ cảnh để phân tích ngữ nghĩa,
chức năng của các động từ cảm nghĩ thu thập được.
- Phương pháp miêu tả để trình bày quá trình khảo sát, phân tích đối
tượng và kết quả nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Về mặt lí luận
Với việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi không có tham vọng đưa ra
một vấn đề lý thuyết mới mà chỉ mong muốn làm sáng tỏ vai trò của động từ
cảm nghĩ đối với một văn bản cụ thể.

6.2. Về mặt thực tiễn
Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn gợi một hướng tiếp
cận cho giáo viên và học sinh khi tìm hiểu một tác phẩm văn học: vận dụng
các kiến thức ngôn ngữ học để đọc - hiểu một tác phẩm văn học theo hướng
tích hợp.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương với những nội
dung chính như sau:

9


- Chương 1: Cơ sở lí thuyết
- Chương 2: Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của nhóm động từ chỉ
cảm nghĩ: biết, nghĩ, nhớ, thấy, thương, tiếc, tưởng, xót trong Truyện Kiều.
- Chương 3: Đặc điểm ngữ dụng của nhóm động từ chỉ cảm nghĩ: biết,
nghĩ, nhớ, thấy, thương, tiếc, tưởng, xót trong Truyện Kiều.
- Ngoài ra, luận văn còn có phần mục lục, tài liệu tham khảo

10


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương đầu của luận văn sẽ tìm hiểu một số vấn đề lý thuyết chung, liên
quan trực tiếp đến đề tài: lý thuyết về động từ và động từ cảm nghĩ (khái
niệm, đặc trưng, phân loại) và lý thuyết ba bình diện (kết học, nghĩa học,
dụng học). Đây chính là cơ sở nền tảng cho việc nghiên cứu về đặc điểm ngữ
nghĩa, ngữ pháp và ngữ dụng của nhóm động từ cảm nghĩ (biết, nghĩ, nhớ,
thấy, thương, tiếc, tưởng, xót) trong Truyện Kiều ở các chương sau.
1.1. Khái quát về động từ và động từ cảm nghĩ

1.1.1. Động từ
Như đã khẳng định, Động từ là một vấn đề ngôn ngữ được rất nhiều tác
giả nghiên cứu như Hoàng Tuệ [40], Nguyễn Kim Thản [34], Hoàng Trọng
Phiến [29], Lê Biên [5], Diệp Quang Ban [4], Bùi Minh Toán và Nguyễn Thị
Lương [38], Đinh Văn Đức [14],... Qua tìm hiểu các quan điểm nghiên cứu
của các tác giả đó luận văn có thể khái quát một số đặc điểm cơ bản về động
từ như sau:
* Về khái niệm:
Động từ là một trong ba từ loại quan trọng bậc nhất trong hệ thống từ
loại tiếng Việt, thuộc nhóm thực từ. Động từ “chỉ ra đặc trưng vận động của
tất cả những gì biểu đạt bằng danh từ (phạm trù thực thể) với tất cả sự đa
dạng và các mối liên hệ khách quan của nó”. [14, 131].
* Về đặc trưng:
- Về nghĩa khái quát: ý nghĩa khái quát của động từ là ý nghĩa quá
trình, vận động. Đó có thể là:
+ Hoạt động, hành động như: đọc, dệt, viết, làm…

11


+ Có thể là trạng thái, cảm nghĩ như: yêu, mong, nhớ, lo, nghĩ…
+ Có thể là quá trình biến đổi như: trở thành, trở nên, thành…
+ Quá trình vận động, di chuyển như: đi, vào, ra, bay, nhảy…
+ Vận động ban phát như: biếu, tặng, cho, gửi…
- Về khả năng kết hợp:
+ Thành tố phụ trước động từ: là các phó từ chỉ phạm vi đối chiếu của
vận động, hoạt động: cũng, đều, cứ…; chỉ sự tiếp diễn của hoạt động: còn,
vẫn, vẫn còn….; chỉ về thời - thể của vận động, quá trình: sắp, đang, sẽ, đã,
vừa, mới…; chỉ ý nghĩa phủ định: chưa, không, chẳng…; chỉ ý nghĩa khuyên
can, ngăn cấm như: hãy, đừng, chớ….; chỉ về mức độ của trạng thái, hoạt

động như: rất, hơi, khí…
Cần lưu ý là khả năng kết hợp với hãy, đừng, chớ là đặc trưng ngữ
pháp tiêu biểu của động từ.
VD:
- Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
(Ca dao)
- Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.
(Ca dao)
+ Thành tố phụ sau động từ: có thể là thực từ cũng có thể là hư từ, có
tính chất cú pháp rất đa dạng, có thể thuộc về các từ loại khác nhau. Về cấu
tạo, các thành tố phụ có thể là từ, ngữ hoặc một cụm chủ- vị.
- Chức vụ cú pháp của động từ trong câu:
+ Chức năng phổ biến, thường trực và tiêu biểu nhất của hoạt động từ
trong cấu trúc câu đơn là làm vị ngữ trực tiếp, độc lập.
VD:

12


Chim/ bay
C

V

+ Động từ làm chủ ngữ. Khả năng này của động từ ít xuất hiện và cấu
trúc câu thường có từ là.
VD:
Học tập tốt là nhiệm vụ của học sinh.

Lao động là vinh quang.
+ Động từ giữ chức vụ bổ ngữ.
VD:
Bé tập đi.
Nó xin đi cắm trại.
+ Động từ giữ chức vụ định ngữ.
VD:
Cô ấy viết cây bút mới mua
Bộ quần áo mới mua chưa mặc lần nào đâu.
* Về phân loại:
Đến nay tồn tại rất nhiều quan điểm trong việc phân chia các tiểu loại
trong nội bộ động từ, tuy nhiên có một quan điểm nhận được sự đồng tình của
nhiều nhà nghiên cứu như Lê Biên trong [5], Diệp Quang Ban trong [2], Bùi
Minh Toán và Nguyễn Thị Lương trong [38]…, đó là phân chia động từ thành
hai mảng: những động từ độc lập và những động từ không độc lập.
- Động từ độc lập: là những động từ tự thân đã có nghĩa. Chúng có thể
dùng độc lập, không cần một động từ khác đi kèm và có thể giữ chức vụ làm
thành phần chính của câu. [5, 76].
+ Các tiểu loại động từ trong mảng động từ độc lập: động từ tác động:
cắt, gặt, cuốc, chặt, ăn, bắt, gánh, xách, giết, đọc, đóng…; động từ mang
nghĩa trao nhận: tặng, cho, biếu, cấp, phát, trả, nộp, đền, mượn, đòi, chiếm,

13


cướp đoạt, thu…; động từ cảm nghĩ nói năng: hiểu, biết, nghe, thấy, nhớ,
mong, lo, sợ, yêu, ghét, hi vọng, căm giận, tin tưởng…; động từ chỉ vận động
di chuyển: ra, vào, sang, tới, đến…; động từ tồn tại: có, còn, nảy sinh, nở,
mọc, lặn, nổi, sống, chết, tàn, tắt…
- Động từ không độc lập: là những động từ thường không dùng một

mình để làm thành phần câu, mà phải dùng với một từ khác (có cả động từ
khác) hoặc một cụm từ đi sau làm thành tố phụ. [38, 36].
+ Các tiểu loại động từ trong mảng động từ không độc lập: nhóm động
từ chỉ ý nghĩa quan hệ (động từ chỉ quan hệ đồng nhất: là, làm; động từ chỉ
quan hệ quá trình, biến hóa: trở nên, thành, trở thành, hóa thành…; động từ
chỉ quan hệ đối chiếu so sánh: như, giống, khác, tựa…), nhóm động từ tình
thái (chỉ sự cần thiết và khả năng: nên, cần, phải, cần phải, có thể, không
thể…; chỉ ý chí, ý muốn: định, toan, dám, nỡ, quyết…; mong, muốn, ước, ước
muốn….; chỉ sự chịu đựng, tiếp thụ: bị, được, phải…).
Trên đây là những đặc trưng cơ bản của từ loại động từ. Đây là cơ sở để
tìm hiểu về động từ cảm nghĩ.
1.1.2. Động từ cảm nghĩ
1.1.2.1. Quan điểm của các nhà nghiên cứu
Động từ cảm nghĩ với tư cách là một phạm trù độc lập hầu như chưa
được nghiên cứu, mà hầu hết các nhà nghiên cứu thường xếp chúng vào
chung với các động từ khác thành một tiểu loại. Dựa vào đặc trưng của loại
động từ này có thể gọi chúng là động từ cảm nghĩ hay động từ chỉ cảm nghĩ.
- Nguyễn Kim Thản xếp chung động từ cảm nghĩ vào với các động từ
nói năng. Theo tác giả, lớp động từ này biểu thị hoạt động của trí não, của các
cơ quan cảm giác và ngôn ngữ.
Tác giả trình bày một số nét về đặc điểm ngữ pháp của loại động từ này
như sau:

14


+ Đòi hỏi có bổ ngữ do một cụm từ tường thuật đảm nhiệm biểu thị nội
dung của những cảm giác, tình cảm, suy nghĩ mà sự vật phản ánh vào trong ý thức
con người hoặc nội dung lời nói mà người nói muốn diễn đạt. [34, 153- 160].
VD:

Nó biết mày nói xấu nó đấy.
Tớ mừng hạnh phúc cho cậu.
+ Có thể kết hợp với những liên từ rằng, là, rằng là.
VD:
Anh hiểu rằng mọi chuyện sẽ rất khó khăn.
Tôi nghĩ là ngày mai trời sẽ tạnh
- Trong Từ loại tiếng Việt hiện đại, Lê Biên quan niệm:
+ Động từ cảm nghĩ (có bao hàm cả động từ nói năng) là những động
từ chỉ về vận động, quá trình hoạt động thuộc về nhận thức, cảm xúc, trạng
thái tình cảm: hiểu, biết, nghe, thấy, nhớ, mong, lo, sợ, yêu, ghét…
+ Về ngữ pháp: có bổ ngữ đối tượng tác động ở sau. Cấu tạo của bổ
ngữ có thể là một từ, một đoản ngữ, một cụm C- V.
+ Nét đặc thù của động từ cảm nghĩ: kết hợp được với từ chỉ mức độ
rất, hơi, khá ở trước.
+ Sau động từ cảm nghĩ nói năng có thể có chỗ ngắt, khi viết được
đánh dấu bằng từ rằng, là hoặc dấu hai chấm. [5, 80].
VD:
Tôi tin rằng nó sẽ thi đỗ.
Tôi biết: anh sẽ đến.
- Theo Diệp Quang Ban, các động từ cảm nghĩ có đặc điểm nổi bật là
kết hợp được với hãy, đừng, chớ; với lắm, quá; với rất, hơi, khí. [2,
110- 111]. VD:
Đừng tin nó.
Mình rất yêu anh ấy.

15


- Bùi Minh Toán xếp động từ cảm nghĩ vào nhóm các động từ chỉ các
hoạt động cảm giác, tri giác, nhận thức, suy nghĩ, nói năng. [38, 40]. VD:

biết, nghĩ, nói, nhận thấy, thấy, phát biểu…
+ Các động từ này có thành tố phụ chỉ đối tượng đi sau.
VD:
Tôi biết cô ấy từ lâu lắm rồi
Tôi thấy nó thay đổi nhiều lắm.
+ Các động từ này có thể có thành tố phụ chỉ nội dung cảm nghĩ nói
năng. Loại thành tố này có cấu tạo là một kết cấu C- V, có thể liên kết với
động từ nhờ các quan hệ từ rằng, là.
VD:
Tôi nghĩ là nó đi chép bài của ai đấy.
Anh hứa rằng đưa em đi chơi cơ mà.
1.1.2.2. Một số nhận xét về động từ cảm nghĩ
Qua việc khảo sát quan điểm của các nhà nghiên cứu về động từ cảm
nghĩ, tác giả rút ra một số nhận xét về loại động từ này như sau:
- Khái niệm: Động từ cảm nghĩ là những động từ chỉ quá trình hoạt
động, vận động của nhận thức, cảm xúc, trạng thái tình cảm của con người.
- Động từ cảm nghĩ thuộc nhóm động từ độc lập
- Đặc điểm:
+ Về mặt ngữ pháp: có bổ ngữ chỉ nội dung cảm nghĩ ở phía sau. Cấu
tạo của bổ ngữ có thể là một từ, một đoản ngữ, một cụm C- V.
VD:
Em lo anh sẽ về muộn
Tớ ghét môn thể dục lắm.
+ Về khả năng kết hợp:
. kết hợp được với phó từ mệnh lệnh: hãy, đừng, chớ.

16


VD:

Cậu đừng yêu anh ta.
Em hãy nghĩ về anh nhé!
. Kết hợp được với các phó từ mức độ: rất, hơi, khá, lắm, quá… Đặc
điểm này khiến động từ cảm nghĩ gần với tính từ.
VD:
Anh rất yêu em.
Cô ấy hơi buồn vì cậu không đến đấy.
- Một số động từ tiêu biểu: nghĩ, biết, thấy, yêu, ghét, vui, buồn, hờn,
giận, hiểu, tin, tin tưởng, lo, thương, kính nể, nể, hy vọng, căm giận, căm
ghét, mong, nhớ, sợ, phấn khởi…
- Động từ cảm nghĩ có thể là động từ ngữ vi tham gia biểu thị hành vi
ngôn ngữ. Động từ ngữ vi là “những động từ mà khi phát âm chúng ra cùng
với biểu thức ngữ vi (có khi không cần biểu thức ngữ vi đi kèm) là người nói
thực hiện luôn các hành vi ở lời do chúng biểu thị”. [10, 97].
Chẳng hạn, với động từ cảm nghĩ nghĩ, khi nói “Tôi nghĩ anh về đi”,
người nói phát âm động từ nghĩ và đồng thời thực hiện luôn hành vi ở lời
khuyên. Hơn nữa khi phát ngôn này được nói ra, tư cách pháp nhân của cả
người nói và người nghe cũng thay đổi. Người nói tự đặt mình vào vị thế cao
hơn người nghe để đưa ra lời khuyên và có nguy cơ gây tổn hại đến thể diện
của người nghe và của chính mình, người nghe từ lời khuyên đó có thể phải
bắt buộc ra về.
Khi động từ phát ngôn là động từ ngữ vi thì không phải lúc nào nó cũng
có thể thực hiện chức năng ngữ vi trong phát ngôn. Austin cho rằng một động
từ ngữ vi muốn thực hiện chức năng ngữ vi phải đáp ứng các yêu cầu sau:
trong phát ngôn nó được dùng ở ngôi thứ nhất (người nói Sp1), thời hiện tại
(hiện tại phát ngôn), thể chủ động và thức thực thi.

17



VD: Xét 2 phát ngôn:
(1)Tôi nghĩ anh là người xấu.
(2)Tôi đã nghĩ anh là người xấu.
Ở phát ngôn (1), nghĩ được dùng với chức năng ngữ vi:
- Được dùng ở ngôi thứ nhất (chủ thể là tôi)
- Thời hiện tại (tại thời điểm nói, tôi đang giao tiếp với một người nào
đó và nội dung câu chuyện hướng tới đối tượng là anh ta)
- Thể chủ động (tôi trực tiếp đưa ra suy nghĩ của mình)
- Thức thực thi: hiệu lực của động từ nghĩ được thực hiện ngay bằng
một biểu thức phía sau.
Ở phát ngôn (2), nghĩ được dùng với thời gian quá khứ nên không có
chức năng ngữ vi mà chỉ có chức năng miêu tả thông thường.
Xét theo khả năng có thể hay không thể thực hiện chức năng ngữ vi trong
biểu thức ngữ vi mà có thể chia các động từ cảm nghĩ trong tiếng Việt thành:
- Động từ cảm nghĩ vừa dùng trong chức năng ngữ vi vừa dùng trong
chức năng miêu tả: nghĩ, biết, yêu, nhớ, mong, tin…
- Động từ cảm nghĩ chỉ dùng trong chức năng miêu tả: trách.
1.1.3. Phân biệt động từ cảm nghĩ và động từ nói năng
Đa phần các nhà nghiên cứu đều xếp động từ cảm nghĩ và động từ nói
năng vào cùng một loại. Tuy nhiên giữa hai loại động từ này có một số điểm
hết sức khác biệt. Chúng ta sẽ tìm hiểu sự khác biệt ấy trên cơ sở xem xét hai
động từ tiêu biểu của hai tiểu loại động từ này: động từ cảm nghĩ: nghĩ, động
từ nói năng: nói
- Khả năng kết hợp với các yếu tố lịch sự:
+ Trong hoạt động cảm nghĩ, tự bản thân mình nghĩ và chỉ mình mới
biết. Sau động từ cảm nghĩ chỉ có nội dung cảm nghĩ về một đối tượng nào đó

18



chứ không có đối tượng cùng tham gia suy nghĩ. Do đó, động từ cảm nghĩ
không đi kèm các yếu tố lịch sự như: khí không phải, vô cùng…
+ Động từ nói năng thì ngược lại, thường đi cùng các yếu tố lịch sự.
VD:
Tôi hỏi khí không phải bạn có quan hệ gì với người đó.
Vô cùng cảm ơn anh.
- Khả năng kết hợp với các phó từ cách thức:
+ Động từ cảm nghĩ: không kết hợp với các phó từ cách thức. Trong
thực tế không thể nói: ôn tồn nghĩ, dịu dàng nghĩ, dõng dạc nghĩ…
+ Động từ nói năng: thường xuyên kết hợp với các phó từ cách thức:
ôn tồn khuyên bảo, dịu dàng nói, hùng hổ tranh luận…
Những kiến thức về động từ và động từ cảm nghĩ trên đây sẽ được tác
giả vận dụng vào việc tìm hiểu nhóm động từ cảm nghĩ trong Truyện Kiều
(biết, nghĩ, nhớ, thấy, thương, tiếc, tưởng, xót) trên cả ba phương diện ngữ
pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng. Những nội dung cụ thể chúng tôi sẽ triển khai
trong chương 2 và chương 3.
1.2. Lý thuyết ba bình diện: kết học, nghĩa học, dụng học
Cú pháp, nghĩa học và dụng học là ba phương diện nghiên cứu câu được
ra đời từ lý thuyết về tín hiệu học của nhà ngôn ngữ nổi tiếng thế giới Pierce.
Sau này các tác giả Morris và Smith tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. Trong
ngôn ngữ học cú pháp tương ứng với bình diện kết học.
Nghiên cứu ba bình diện: kết học, nghĩa học, dụng học của ngôn ngữ
xuất phát từ ba dạng quan hệ của tín hiệu:
- Kết học: quan hệ giữa tín hiệu với tín hiệu
- Nghĩa học: quan hệ giữa tín hiệu (cái biểu đạt) với cái được biểu đạt
- Dụng học: quan hệ giữa tín hiệu với người sử dụng.

19



Trong ngôn ngữ, ba bình diện trên được cụ thể hóa thành: ngữ pháp
học, ngữ nghĩa học, ngữ dụng học.
1.2.1. Bình diện kết học
Ngữ pháp là những quy tắc, cách thức cấu tạo từ, kết hợp từ, biến đổi từ
để tạo nên các đơn vị lớn hơn (cụm từ, câu). Theo đó bình diện ngữ pháp
nghiên cứu các quy tắc, cách thức liên kết từ thành cụm từ (cú pháp cụm từ)
và câu (cú pháp câu).
Đối tượng nghiên cứu chính trên bình diện kết học là các phạm trù ngữ
pháp của câu, các kiểu quan hệ, các phương thức và các dạng thức biểu diễn
của các quan hệ cú pháp.
Nhiệm vụ của việc nghiên cứu câu trên bình diện kết học là làm rõ:
- Những cách thức và quy tắc kết hợp các từ ngữ để tạo câu.
- Đặc điểm, chức năng của các thành phần trong câu.
- Cấu tạo ngữ pháp của các kiểu câu theo kết cấu chủ- vị (câu đơn, câu
ghép, câu phức, câu đặc biệt) và mô hình cấu trúc của chúng.
Bình diện ngữ pháp của các động từ cảm nghĩ trong Truyện Kiều sẽ
được nghiên cứu về những phương diện sau:
- Đặc điểm cấu tạo của các động từ cảm nghĩ.
+ Động từ cảm nghĩ là từ đơn
+ Động từ cảm nghĩ là từ ghép
+ Động từ cảm nghĩ là từ từ láy
+ Động từ cảm nghĩ là biến thể từ vựng của các từ phức trong lời nói.
- Khả năng kết hợp của các động từ cảm nghĩ.
Các động từ cảm nghĩ chủ yếu đóng vai trò thành tố chính trong cụm
động từ. Cụm động từ có dạng thức đầy đủ gồm 3 phần: phần phụ trước, phần
trung tâm và phần phụ sau.

20



VD:
(Năm mây) bỗng thấy chiếu trời
PPT PTT

PPS

Khi xem xét động từ cảm nghĩ với tư cách là thành tố chính trong cụm
động từ, luận văn quan tâm đến phần phụ trước và phần phụ sau (đặc biệt là
phần phụ trước và phần phụ sau là các thực từ) trên các phương diện từ loại,
cấu tạo, ý nghĩa.
- Chức vụ ngữ pháp mà các động từ cảm nghĩ đảm nhiệm trong câu.
Chức năng quan trọng và chủ yếu nhất của các động từ cảm nghĩ là làm
vị ngữ trong câu. Ngoài ra, các động từ cảm nghĩ có thể đảm nhiệm vai trò
làm các thành phần phụ như: bổ ngữ, trạng ngữ, định ngữ, đề ngữ…
1.2.2. Bình diện nghĩa học
Bình diện nghĩa học bao gồm tất cả nội dung tinh thần mà một đơn vị
ngôn ngữ có thể gợi ra ở người sử dụng tức là ngữ nghĩa học bao gồm cả nội
dung miêu tả (nghĩa học) và những nội dung liên cá nhân (dụng học).
Đây là bình diện tạo được tiếng nói chung với mọi ngôn ngữ trên thế
giới. Các ngôn ngữ trên thế giới khác nhau về loại hình (phương diện kết
học), khác nhau trong cách thức sử dụng gắn với vốn văn hóa của mỗi dân tộc
(phương diện dụng học) nhưng ở phương diện nghĩa học thì lại khá tương
đồng bởi phương diện này nghiên cứu ngôn ngữ trong quan hệ với thế giới
khách quan mà thế giới khách quan thì giống nhau với tất cả mọi người.
Nghĩa học hiểu theo nghĩa hẹp gồm hai mặt:
- Nghĩa biểu hiện: mặt nghĩa phản ánh những hiểu biết của con người
về thế giới (tức phản ánh sự tình).
VD:
Cậu bé làm toán
Sự tình cốt lõi là hành động làm.


21


×