LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận
tình của rất nhiều thầy cô giáo. Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời
cảm ơn chân thành tới:
TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh là cô giáo trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề
tài này. Mặc dù công việc hết sức bận rộn, song cô luôn tận tình chỉ bảo và tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu.
PGS. TS. Mai Sỹ Tuấn, ThS. Phạm Hồng Tính, ThS. Nguyễn Xuân Tùng đã
chia sẻ, truyền đạt kinh nghiệm nghiên cứu vô cùng bổ ích và quý báu trong quá
trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong phòng thí nghiệm của Bộ môn
Thực vật học, Khoa Sinh học; các cán bộ thuộc Trung tâm nghiên cứu HST rừng
ngập mặn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cùng các thầy cô ở Bộ môn Độc học,
các thầy cô ở Phòng Thí nghiệm, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà
Nội đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ cho tôi khi tôi tiến hành
thí nghiệm.
Đề tài nghiên cứu của tôi thuộc đề tài nghiên cứu KHCN cấp Bộ Tài nguyên
và Môi trường: “Nghiên cứu định lượng cacbon tích lũy để đánh giá khả năng tạo
bể chứa cacbon của rừng ngập mặn ở vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ”, mã số đề
tài: TNMT.04.57. Thuộc chương trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công
nghệ phục vụ quản lý và bảo vệ môi trường ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015. Tôi
cũng xin trân trọng cảm ơn đề tài đã tạo điều kiện cho tôi về mặt kinh phí, hỗ trợ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin được gửi tới gia đình, bạn bè lời cảm ơn về sự động viên,
khích lệ trong suốt thời gian qua.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả
Hà Thị Mỹ Lý
1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
RNM
: Rừng ngập mặn.
R10T
: Rừng 10 tuổi
R11T
: Rừng 11 tuổi
R13T
: Rừng 13 tuổi
R22T
: Rừng 22 tuổi
NSLR
: Năng suất lượng rơi.
IPCC
REDD
:
:
Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu.
Giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng tại
các
REDD
+
nước
đang
phát
triển
(Reducing
Emission
from
Deforestation and Degradation in developing countries).
Giai đoạn sau của REDD, các nước đang phát triển giảm tỷ lệ
:
mất rừng và suy thoái rừng so với giai đoạn tham khảo để nhận
DRC
được hỗ trợ về mặt tài chính từ phía các nước phát triển).
: Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch.
TEPCO
:
Công ty nghiên cứu điện lực Nhật Bản.
JRC
: Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản.
ACTMANG : Tổ chức Hành động và phục hồi rừng ngập mặn Nhật Bản.
UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc.
2
MỤC LỤC
3
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Rừng ngập mặn là hệ sinh thái phân bố ở vùng cửa sông ven biển các vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi có khí hậu ẩm, đất ngập nước thường xuyên, giàu
mùn, phù sa và chịu ảnh hưởng của thủy triều. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai
trò quan trọng đối với đời sống con người và môi trường.
Tuy nhiên, ở nhiều nước nhiệt đới, rừng ngập mặn bị chặt phá hàng năm do
khai thác quá mức, đô thị hoá, công nghiệp hoá, … Việt Nam, những năm gần đây
nhiều vùng rừng ngập mặn đã bị chuyển sang làm nơi nuôi trồng thủy hải sản, nên
diện tích rừng bị thu hẹp đáng kể. Diện tích rừng ngập mặn bị mất đi không chỉ tác
động đến đa dạng sinh học, năng suất sinh thái mà còn liên quan đến việc chuyển
hóa cacbon của các hệ sinh thái rừng, ảnh hưởng tới cân bằng CO 2, một trong các
loài khí gây hiệu ứng nhà kính trong chu trình cacbon toàn cầu.
Đặc biệt trong những năm gần đây, do những biến đổi bất thường của khí
hậu đã có nhiều cơn bão đổ bộ vào khu vực ven biển, cướp đi sinh mạng và tài sản
của nhiều người, gây thiệt hại vô cùng to lớn cho gia đình, xã hội nên việc bảo vệ
nguồn tài nguyên rừng ngập mặn là quan trọng và hết sức cấp bách nhằm bảo vệ
cuộc sống bình yên của người dân ven biển và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Nhằm đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường, góp phần giảm nhẹ phát thải
khí nhà kính, ngày 05 tháng 09 năm 2012, Thủ Tướng Chính phủ đã đưa ra Quyết
định số 1216/QĐ – TTg “Phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến
năm 2020, tầm nhìn đến 2030”. Tại điều 1 của Quyết định có nội dung: Xây dựng
năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; Khai thác,
sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Bảo tồn thiên
nhiên và đa dạng sinh học. Đưa ra các giải pháp hướng tới mục tiêu phục hồi, tái
sinh các hệ sinh thái tự nhiên đã suy thoái, đặc biệt là rừng ngập mặn. Ngoài ra, kết
luận của Hội nghị Trung ương 7, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã nhất
trí thông qua nghị quyết về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường
quản lý tài nguyên và môi trường” và khẳng định, đây là chiến lược có ý nghĩa
quyết định đến sự phát triển bền vững của nước ta.
5
Để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và
môi trường, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; nhiều nhà khoa học trong nước đã tập
trung nghiên cứu về khả năng tích luỹ cacbon của rừng để tham gia chương trình cắt
giảm khí nhà kính giữa các nước phát triển và đang phát triển như dự án CDM
(Clean Development Mechanism), đặc biệt hơn là chương trình REDD, REDD +
(Reducing Emission from Deforetation and Forest Degradation: giảm phát từ suy
thoái và mất rừng kết hợp với bảo tồn, quản lý bền vững rừng và tăng cường trữ
lượng cacbon rừng ở các nước đang phát triển). Tuy nhiên, để tham gia chương
trình REDD+ Việt Nam phải tính được trữ lượng cacbon của rừng.
Năm 2006, IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change) và năm
2012, CIFOR (the Center for International Forestry Research) đã đưa ra bộ
hướng dẫn về phương pháp tính toán hàm lượng cacbon của rừng thông qua 5
bể chứa như sau:
Bể chứa 1: lượng cacbon của cây trên mặt đất.
Bể chứa 2: lượng cacbon của cây dưới mặt đất (trong rễ).
Bể chứa 3: lượng cacbon trong lượng rơi (cành, lá rụng).
Bể chứa 4: lượng cacbon của cây trong đất.
Bể chứa 5: lượng cacbon trong cây đổ và chết.
Với thời gian cho phép và khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, chúng tôi lựa
chọn nghiên cứu bể chứa thứ 3 đó là định lượng cacbon trong lượng rơi của rừng
ngập mặn trồng ven biển đồng bằng Bắc Bộ với tên đề tài là: “Nghiên cứu định
lượng cacbon trong lượng rơi của rừng ngập mặn trồng tại xã Giao Lạc, huyện
Giao Thủy, tỉnh Nam Định; xã Đông Hưng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải
Phòng và xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”.
Kết quả của đề tài bước đầu đánh giá khả năng tích lũy cacbon của rừng
ngập mặn để phục vụ quản lý nhà nước về giảm phát thải khí nhà kính, cung cấp cơ
sở khoa học cho việc xây dựng và thực hiện các chương trình cắt giảm khí nhà kính.
2. Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng tạo bể chứa cacbon trong lượng rơi
của rừng ngập mặn, cung cấp số liệu khoa học cho việc xây dựng và thực hiện
6
chương trình cắt giảm khí nhà kính như REDD + tại Việt Nam, góp phần làm giảm
các khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Nội dung nghiên cứu của luận văn
3.1. Nghiên cứu năng suất lượng rơi - Cơ sở xác định hàm lượng cacbon
trong lượng rơi của rừng.
3.2. Nghiên cứu định lượng cacbon trong lượng rơi của rừng ngập mặn trồng
thuần loài trang (Kandelia obovata), bần chua (Sonneratia caseolaris) và rừng trồng
hỗn giao gồm hai loài trang (Kandelia obovata) và bần chua (Sonneratia
caseolaris).
3.2.1. Nghiên cứu định lượng cacbon trong lượng rơi của rừng ngập mặn
trồng thuần loài trang (Kandelia obovata) trên đất bãi bồi vào các năm 2000, 2002,
2003 (rừng 13 tuổi, 11 tuổi và rừng 10 tuổi) tại xã Giao Lạc, huyện Giao Thuỷ, tỉnh
Nam Định.
3.2.2. Nghiên cứu định lượng cacbon trong lượng rơi của rừng ngập mặn
trồng thuần loài bần chua (Sonneratia caseolaris) vào các năm 1992, 2002, 2003
(rừng 22 tuổi, rừng 11 tuổi và rừng 10 tuổi) tại xã Đông Hưng, huyện Tiên Lãng,
thành phố Hải Phòng.
3.2.3. Nghiên cứu định lượng cacbon trong lượng rơi của rừng ngập mặn
trồng hỗn giao gồm hai loài trang (Kandelia obovata) và bần chua (Sonneratia
caseolaris) vào các năm 2000, 2002, 2003 (rừng 13 tuổi, rừng 11 tuổi và rừng 10
tuổi) tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
3.3. Đánh giá khả năng tạo bể chứa cacbon trong lượng rơi của rừng
ngập mặn.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng cacbon trong lượng rơi của rừng ngập mặn: rừng
trồng thuần loài trang (Kandelia obovata), bần chua (Sonneratia caseolaris) và rừng
trồng hỗn giao giữa hai loài trang (Kandelia obovata) và bần chua (Sonneratia
caseolaris).
7
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Năm 2001, Houhgton J. T. và cs [38] cho rằng: cacbon điôxit (CO 2) chiếm
tới 55% khối lượng các khí gây hiệu ứng nhà kính, nó được coi là khí chính trong
việc gây hiệu ứng nhà kính. Sự gia tăng nhanh chóng nồng độ khí CO 2 trong khí
quyển là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi khí hậu làm cho Trái
Đất nóng dần lên. Nhằm hạn chế sự gia tăng khí CO 2, các nhà khoa học đã đi sâu
nghiên cứu chu trình cacbon trong hệ sinh thái rừng, kể cả hệ sinh thái rừng ngập
mặn, nhằm tìm ra cơ sở khoa học để đánh giá chính xác khả năng hấp thụ, tích lũy
cacbon của cây, trong lượng rơi và đất rừng.
Theo Ayukai T. (1998) [29] thì hệ sinh thái rừng ngập mặn là một hệ sinh
thái có năng suất sinh học cao nhất trong các hệ sinh thái. Vì vậy, mà chúng ta nên
chú ý nghiên cứu đến việc quản lý, bảo tồn và duy trì khả năng lưu giữ cacbon trong
cây, trong đất và để làm tốt được vấn đề đó, chúng ta nên tìm hiểu hàm lượng CO 2
trong lượng rơi trả lại cho đất rừng.
1.1. Nghiên cứu về năng suất lượng rơi
Lượng rơi (litter fall) là một mắt xích vô cùng quan trọng trong chuỗi thức
ăn, đây là một nhân tố tham gia vào quá trình tích lũy vật chất hữu cơ trong đất rừng
ngập mặn. Thông qua quá trình quang hợp, cây rừng đã sử dụng nguồn năng lượng
ánh sáng mặt trời và CO 2 trong bầu khí quyển để tổng hợp chất hữu cơ cho cơ thể.
Một phần chất hữu cơ được phân giải tạo ra các chất đơn giản và năng lượng cho
cây rừng. Một phần nhỏ chất hữu cơ được trả về cho đất rừng thông qua lượng rơi
(cành, lá, hoa, quả,…) rụng của cây rừng.
Việc nghiên cứu năng suất lượng rơi của rừng có ý nghĩa quan trọng nhằm
xác định hàm lượng cacbon trong lượng rơi trả lại cho đất rừng, đánh giá một
phần lượng cacbon trong chu trình cacbon của rừng. Đồng thời góp phần đánh
giá và giải thích nguồn cacbon tích lũy trong đất rừng. Qua đó, đánh giá khả
năng tạo bể chứa cacbon trong lượng rơi của rừng ngập mặn, góp phần giảm phát
8
thải khí gây hiệu ứng nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu (dẫn Nguyễn Thị
Hồng Hạnh, 2009) [4].
Ngoài ra, nghiên cứu năng suất lượng rơi còn có ý nghĩa trong việc đánh giá
năng suất sơ cấp (GPP) của rừng.
GPP = NPP (tăng lượng sinh khối + lượng rơi) + hô hấp
Trong đó:
GPP: Năng suất tổng số
NPP: Năng suất thuần (là chỉ tiêu để đánh giá mức độ tích lũy cacbon của hệ
sinh thái rừng)
Năng suất lượng rơi được tính bằng tổng trọng lượng khô gồm tất cả các bộ
phận rơi rụng của thực vật (lá, thân, cành, hoa, quả, ...) trên một đơn vị diện tích
(kg/m2, tấn/ha,…) trong một khoảng thời gian nhất định (giờ, ngày, tháng,..).
Tình hình nghiên cứu trên Thế Giới:
Để nghiên cứu lượng rơi, phần lớn các tác giả trên thế giới đã dùng bẫy
lượng rơi “litterfall trap” với nhiều kích cỡ khác nhau, đặt tại các vị trí cần nghiên
cứu để hứng các bộ phận của cây như: hoa, lá, cành, trụ mầm,… rơi xuống từ trên
cây, chẳng hạn như:
Năm 1964, Bray J. R. & Goham E. đã sử dụng các bẫy lượng rơi làm bằng
khung gỗ hình vuông, kích thước mỗi cạnh 0,5 m có gắn các lưới đan bằng sợi
nilon, bẫy đặt cao cách mặt đất 1 m (dẫn Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2009) [4] .
Năm 1968, Shaw M. W. đã dùng những chiếc bẫy lượng rơi kiên cố cho
những nơi khó thu nhặt lượng rơi do bị trôi dạt hay bị đất vùi lấp ở phía bắc xứ
Wales (dẫn Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2009) [4].
Năm 1975, hai tác giả Pool P. J. & Lugo A. E. nghiên cứu về năng suất
lượng rơi ở 6 loài rừng ngập mặn khác nhau tại vùng Nam Florida và Puerto Rico
đã sử dụng một số lượng lớn các bẫy lượng rơi nhưng với kích thước chỉ là 0,25
m2/chiếc (0,5 m × 0,5 m). Những chiếc bẫy lượng rơi nhỏ này được đặt dọc theo
mặt cắt ngang của rừng với khoảng cách giữa các bẫy từ 5 m đến 10 m. Để tránh
bị phân huỷ mẫu, các bẫy được đặt cao hơn mực nước triều cao nhất. Từ 14 – 21
9
ngày, mẫu lượng rơi được thu nhặt một lần, sau đó mẫu được sấy khô cho tới khi
trọng lượng khô không đổi (ở nhiệt độ 80 oC) và đem cân để xác định trọng lượng
khô tuyệt đối. Kết quả nghiên cứu của hai tác giả như sau: lượng lá rơi trung
bình ở Puerto Rico là 17 tấn/ha/năm, Nam Florida là 4,9 tấn/ha/năm (dẫn
Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2009) [4].
Năm 1981, tại Hội nghị Hải Dương học quốc tế diễn ra ở Tokyo, Nhật Bản,
các nhà khoa học đã giới thiệu một mô hình bẫy lượng rơi mới với kích thước mỗi
bẫy là 1 m2 và 4 m2, mắt lưới có kích thước 1 mm 2. Các nhà khoa học cũng nhấn
mạnh tuỳ thuộc vào mật độ cây trong rừng mà có thể sử dụng các loài bẫy có kích
thước khác nhau cho phù hợp (dẫn Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2009) [4].
Năm 1983, Aksornkoae S. đã ứng dụng mô hình bẫy lượng rơi được đề cập
tại hội nghị Hải Dương học năm 1981. Ông sử dụng bẫy lượng rơi có kích thước
1 m2 đặt trên 4 mặt cắt ngang của rừng ở Thái Lan với khoảng cách giữa các bẫy
là 20 m. Lượng rơi cũng được sấy khô ở 80 oC cho tới khi trọng lượng khô không
đổi như cách của các tác giả đã làm năm 1975. Kết quả ông thu được như sau:
Năng suất lượng rơi của rừng đước đôi (Rhizophora apiculata) ở Chantabury là
883-978 g/m 2/năm, rừng mắm (Avicennia) là 964-1002 g/m 2/năm (dẫn Nguyễn
Thị Hồng Hạnh, 2009) [4].
Tuy nhiên, năng suất lượng rơi của rừng ngập mặn cao hay thấp còn phụ
thuộc vào loài cây, tuổi cây, kiểu rừng trồng hay rừng tự nhiên, rừng thuần loài hay
rừng hỗn giao, vị trí địa lý.
Năm 1996, Day J. W. T. và cộng sự cho biết năng suất lượng rơi của rừng
đước (R. mangle) và rừng mắm (A. germinans) ở Mêhicô tương ứng là 793
g/m2/năm, 307 - 496 g/m2/năm (dẫn Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2009) [4].
Năm 1997, Twilley và cộng sự lại cho rằng: năng suất lượng rơi của rừng
đước (R. mangle) ở Ecuador đạt giá trị rất cao, khoảng từ 647 - 1064 g/m 2/năm (dẫn
Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2009) [4].
Năm 2005, Chimner và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu năng suất lượng rơi
trên rừng bàng nước (Terminalla carolirensia) ở đảo Kosrae, Federated States của
10
Micronesia thuộc phía Tây Thái Bình Dương. Kết quả của tác giả cho biết, thành
phần lượng rơi của rừng cũng không giống nhau, năng suất lượng rơi của lá thường
chiếm tỉ lệ cao nhất trong năng suất lượng rơi tổng số và năng suất lượng rơi thường
bị biến động theo các tháng trong năm (dẫn Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2009) [4].
Ngoài ra, theo nhiều nguồn tham khảo khác ta thấy, năng suất lượng rơi rừng
ngập mặn còn được nghiên cứu tại một số nước sau đây:
Bảng 1.1: Tóm tắt một số công trình nghiên cứu của các tác giả trên Thế giới
về năng suất lượng rơi
Địa điểm
Lượng rơi
1971
Heald E. J. [37]
nghiên cứu
R. mangle
nghiên cứu
Florida (USA)
(tấn/ha/năm)
8,81
1973
Lugo A. E. & Snedaker A. germinans
Florida (USA)
6,5
Phuket (Thái
6,69
Năm
Tác giả nghiên cứu
Loài được
S. C. [42]
1978
Christensen B. [33]
R. apiculata
lan)
1979
Technical staff
A. officinalis &
Philippine Nationnal
Ceriops tagal
Philippines
5,19
Queensland
10,91
(Úc)
8,69
Mangrove Committee
1981
[35]
Duke W. K. & cộng sự
“
R. apiculata
R. x lamarckii
“
“
R. stylosa
9,34
“
“
Ceriops tagal
7,18
“
“
Bruguiera gym
- norhira
“
11
Bruguiera
7,99
“
9,96
parvi - flora
“
Sonneratia
“
alba
“
7,92
“
Avicennia spp
1982
Woodroffe C. D. [48]
A. marina
8,01
“
3,69 - 8,13
New Zeland
1983
Sasekumar A. & Loi J. J. R. apiculata
[44]
1984
Aksnornkoae S. [27]
15,81
Pennisula
Rừng hỗn giao
(Malaysia)
9,31
Chantabury
Gong W. K. & cs [36]
Rừng đước
(Thái Lan)
6,96 – 11,4
Matang
1987
Aksnornkoae S. [26]
Rừng hỗn giao
(Malaysia)
8,88
Ranong
(Thái Lan)
Tình hình nghiên cứu trong nước:
Ở Việt Nam việc tiến hành nghiên cứu về năng suất lượng rơi bắt đầu rất
muộn so với trên thế giới.
Năm 1986, Nguyễn Hoàng Trí [24] là người đầu tiên nghiên cứu về vấn đề
này, công trình được tiến hành tại huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau trong rừng đước
đôi (Rhizophora apiculata). Tác giả đã sử dụng bẫy lượng rơi có kích thước 50 cm
× 50 cm, mắt lưới 1 mm2 để thu nhặt mẫu. Bẫy được đặt theo vệt cắt ngang từ ven
kênh vào sâu trong rừng với khoảng cách giữa các bẫy là từ 10 m – 15 m. Để tránh
cho mực nước triều cao nhất không ngập tới bẫy, các bẫy lượng rơi được treo cao
cách mặt đất 1,5 m. Mẫu được thu mỗi tuần một lần, sau đó mẫu được phân loài ra
thành: cành, lá, hoa, quả, trụ mầm, phân sâu bọ. Những mẫu nằm ngang bẫy thì chỉ
lấy phần trong bẫy, phần ngoài không lấy. Sau khi phân loài, mẫu được sấy khô ở
100oC cho tới khi trọng lượng khô không đổi. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Hoàng Trí thu được có thể tóm tắc (bảng 1.2).
12
Tổng lượng rơi trung bình là 2,673 g/m2/ngày.
Bảng 1.2: Thành phần lượng rơi của rừng đước (R. apiculata), huyện Nam
Căn, tỉnh Cà Mau
Thành phần
Lượng rơi (g/m2/ngày)
Cành
0,230
Hoa, quả, trụ mầm
0,184
Lá kèm
0,118
Lá
2,131
%
8,01
6,9
4,45
79,71
(Nguồn: Nguyễn Hoàng Trí, 1986) [24]
Ngoài ra, thành phần lượng rơi còn có phân của sâu bọ: 0,008 g/m 2/ngày,
chiếm 0,32% từ đó tính ra lượng lá bị sâu bọ ăn là 0,016 – 0,020 g/m2/ngày.
Năm 1998, Viên Ngọc Nam [13] đã tiến hành nghiên cứu về năng suất lượng
rơi trong rừng đước (R. apiculata) gồm 4 lứa tuổi khác nhau tại Cần Giờ, thành phố
Hồ Chí Minh. Ông đã sử dụng bẫy lượng rơi có kích thước 1 m 2 với mắt lưới là 1
mm. Mỗi ô tiêu chuẩn đặt 10 bẫy, khoảng cách giữa các bẫy là 5 - 10 m, bẫy được
bố trí theo hướng từ Đông sang Tây. Hàng tháng mẫu được thu định kỳ, sau đó mẫu
được sấy khô ở 105oC để xác định trọng lượng khô tuyệt đối. Kết quả nghiên cứu
của Viên Ngọc Nam về năng suất lượng rơi được tóm tắt trong bảng 1.3.
Bảng 1.3: Năng suất lượng rơi của rừng đước (R. apiculata) trên 4 lứa tuổi khác
nhau tại Cần Giờ, TP. HCM
Tuổi rừng
Năng suất lượng rơi
(g/m2/năm)
R4T
R12T
R16T
R21T
366,96
847,05
806,68
1045,35
(Nguồn: Viên Ngọc Nam, 1998) [13]
Trong nghiên cứu, tác giả còn đề cập tới các lượng rơi thành phần với tỷ lệ
khác nhau …
Ở miền Bắc, những nghiên cứu về lượng rơi của rừng ngập mặn được tiến
hành cho đến nay còn rất ít.
Năm 1999, có nghiên cứu của Lê Hương Giang [2] được tiến hành ở xã Thụy
Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình với đối tượng là cây trang (Kandelia
obovata). Tác giả tiến hành thực nghiệm theo phương pháp do Aksornkoae S. đã
13
mô tả năm 1983 và phương pháp của UNDP/UNESCO thực hiện tại Ranong, Thái
Lan năm 1986 (UNDP/UNESCO, 1991) [47]. Các bẫy lượng rơi có kích thước 1 m
× 1 m, mắt lưới 1 mm2 được đặt tại rừng trang ở các tuổi khác nhau: 6 tuổi, 7 tuổi, 8
tuổi, 9 tuổi. Ở những rừng có chiều cao cây thấp như rừng 6 tuổi, vào những ngày
đợt nước lớn thì bẫy lượng rơi ở đây bị ngập một phần - đây là khó khăn khi đặt bẫy
lượng rơi trong rừng ngập mặn mới trồng. Để khắc phục tình trạng này, tác giả tiến
hành thu mẫu thường xuyên, trước những đợt nước lớn. Ở những tuổi rừng khác,
bẫy lượng rơi được treo cao hơn mức triều lên xuống hằng ngày. Mẫu thu về được
phân ra thành: lá + lá kèm, cành, quả, hoa + nụ, sau đó mẫu được sấy khô ở nhiệt độ
80oC cho tới khi trọng lượng khô không đổi, từ đó xác định được trọng lượng khô
tuyệt đối. Kết quả cho thấy tổng lượng rơi trung bình qua các tháng là 30,4
g/m2/tháng, trong đó năng suất lượng rơi cao nhất vào tháng 1 với 43,09 g/m 2/tháng
và thấp nhất vào tháng 5 là 13,26 g/m 2/tháng. Trong thành phần của lượng rơi thì lá,
lá kèm chiếm một lượng lớn nhất. Kết quả nghiên cứu của Lê Hương Giang về năng
suất lượng rơi được tóm tắt trong bảng 1.4.
Bảng 1.4: Năng suất lượng rơi của rừng trang (K. obovata) với 4 tuổi rừng khác
nhau tại xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
Tuổi rừng
Năng suất lượng rơi
(g/m2/tháng)
R6T
R7T
R8T
R9T
16,61
21,97
34,26
48,76
(Nguồn: Lê Hương Giang, 1999) [2]
Năm 2000, Lê Thị Phượng [15] cũng tiến hành nghiên cứu năng suất lượng
rơi trên cây trang (K. obovata) ở xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Tác giả cũng dùng bẫy kích thước 1 m × 1 m với mắt lưới 1 mm 2, sau đó sấy khô ở
nhiệt độ không đổi 80oC. Kết quả thu được ở các độ tuổi rừng khác nhau 7, 8 , 9, 10
tuổi với năng suất lượng rơi tổng số tương ứng là 304,68 g/m 2/năm; 377,28 g/m2/
năm; 526,92 g/m2/năm; 614,88 g/m2/năm.
Năm 2009, Nguyễn Thị Hồng Hạnh cũng nghiên cứu về năng suất lượng rơi
của rừng Trang (Kandelia obovata) trồng ven biển huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam
14
Định nhưng ở độ tuổi nhỏ hơn: R5T, R6T, R8T, R9T. Giống các nghiên cứu trước
đó, tác giả cũng sử dụng các bẫy lượng rơi có kích thước 1 m × 1 m, mắt lưới 1
mm2 được đặt tại rừng trang ở các tuổi khác nhau. Trong mỗi ô tiêu chuẩn của R5T,
R6T, R8T, R9T treo lên cây 3 bẫy lượng rơi dọc theo rừng và vuông góc với bờ đê.
Tổng số bẫy lượng rơi là 36 bẫy. Hàng tháng, tác giả thu nhặt lượng rơi của cây rừng
trong bẫy lượng rơi, rửa sạch mẫu, phân loài theo các bộ phận của cây (lá, cành, hoa,
quả và trụ mầm), cân xác định trọng lượng tươi. Sau đó sấy khô đến khi khối lượng
không đổi. Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của
Viên Ngọc Nam (1998) [13] khi nghiên cứu năng suất lượng rơi của rừng đước ở Cần
Giờ (bảng 1. 5).
Bảng 1.5: Năng suất lượng rơi tổng số của rừng trang (K. obovata) trồng ở các tuổi
khác nhau
Tuổi rừng
NSLR tổng số (g/m2/tháng)
NSLR tổng số (tấn/ha/năm)
R5T
55,00 ±
4,43
6,60
R6T
77,09 ±
R8T
85,42 ±
R9T
103,22 ±
4,67
3,12
1,23
9,20
10,52
12,40
(Nguồn: Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2009) [4]
Các công trình nghiên cứu về năng suất lượng rơi của các tác giả nêu trên
như: Pool P. J. và cộng sự (1975), Nguyễn Hoàng Trí (1986), Aksornkoae S. và
cộng sự (1987), Viên Ngọc Nam (2003), Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2009) ... đều
sử dụng bẫy lượng rơi có kích thước 1 m x 1 m, đường kính mắt lưới là 1 mm 2. Theo
phương pháp hướng dẫn của tổ chức quốc tế như IPCC (2006) và CIFOR (2012) trong
việc thu mẫu lượng rơi, lại không sử dụng bẫy lượng rơi mà thu mẫu tại thời điểm xác
định. Vấn đề này chúng tôi sẽ phân tích rõ trong mục 2.4.
1.2. Nghiên cứu về hàm lượng cacbon trong lượng rơi của rừng ngập mặn
Cũng giống như các hệ sinh thái rừng khác, rừng ngập mặn với tán lá rộng,
dày và thường xanh quanh năm nên có khả năng hấp thụ và tích lũy một lượng lớn
CO2 từ quá trình quang hợp. Một phần chất hữu cơ được phân giải tạo ra các chất
đơn giản và năng lượng cho cây rừng. Một phần nhỏ chất hữu cơ được trả về cho
đất rừng thông qua lượng rơi (cành, lá, hoa, quả,..) rụng của cây rừng.
15
Việc xác định hàm lượng cacbon trong lượng rơi trả lại cho đất rừng ngập
mặn là quan trọng và cần thiết, nhằm đánh giá lượng cacbon của một phần trong
chu kỳ cacbon của rừng. Tuy nhiên, việc xác định này lại rất khó bởi vì lượng rơi
xác thực vật của cây rừng khi rơi xuống sàn rừng một phần được nước mang đi ra
các kênh rạch, các đầm tôm hoặc các khoảng đất trống lân cận khu vực nghiên cứu,
một phần được giữ lại trên sàn rừng sẽ được phân hủy nhờ các vi sinh vật và trả về
cho đất rừng một lượng chất hữu cơ đáng kể. Phần lượng rơi do nước triều mang đi
chính là lượng cacbon xuất khẩu ra các vùng xung quanh và điều này cũng là lý do giải
thích tại sao vùng đất trống không có rừng lại có lượng cacbon trong lượng rơi. Lượng
cacbon trong lượng rơi được giữ lại đất rừng thấp hơn so với lượng rơi ban đầu.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về năng suất lượng rơi của các tác giả
nêu trên đều dừng lại ở việc đánh giá năng suất sơ cấp của rừng, chưa đi sâu việc
đánh giá hàm lượng cacbon tích lũy trong lượng rơi và lượng cacbon mà lượng rơi
trả lại cho đất rừng ngập mặn.
Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
Đa số các công trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới đều tập trung
nghiên cứu về hàm lượng cacbon tích lũy trong cây rừng ngập mặn, nghiên cứu
lượng cacbon tích lũy trong lượng rơi còn rất ít và hạn chế, nếu có chỉ đơn thuần tập
trung nghiên cứu vào lượng chất khoáng và chất dinh dưỡng lượng rơi cung cấp cho
đất rừng, chẳng hạn:
Năm 1984, Gong W. K. và cộng sự nhằm đánh giá vai trò của rừng ngập
mặn trong việc tự cung cấp các chất khoáng và chất dinh dưỡng cho rừng thông qua
lượng rơi đã nghiên cứu năng suất lượng rơi của rừng ngập mặn ở Matang,
Malaysia và tính được lượng khoáng trong lượng rơi tương ứng là: 46,6 kg
N/ha/năm, 4,7 kg P/ha/năm, 25,6 kg K/ha/năm, 99,3 kg Ca/ha/năm, 34,1 kg
Mg/ha/năm, 31,8 kg Na/ha/năm và tổng lượng chất dinh dưỡng trả lại cho đất thông
qua lượng rơi là 242,1 kg/ha/năm (dẫn Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2009) [4].
16
Năm 1988, Aksornkoae S. và cộng sự đã tính lượng khoáng thông qua lượng
rơi của rừng ngập mặn ở Ranong, Thái Lan là 306,3 kg/ha/năm (dẫn Nguyễn Thị
Hồng Hạnh, 2009) [4].
Năm 2001, theo báo cáo về rừng ngập mặn nhiệt đới ở Nam Thái Lan,
Alongi và cộng sự cho thấy xấp xỉ 60% trong tổng số chất hữu cơ của lượng trầm
tích đưa vào đất được giữ lại (dẫn Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2009) [4].
Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về hệ sinh thái rừng ngập
mặn, nhưng các công trình nghiên cứu về sự tích lũy cacbon trong cây rừng ngập
mặn rất ít, đặc biệt ít công trình nghiên cứu về hàm lượng cacbon tích lũy trong
lượng rơi rừng ngập mặn. Các công trình thường tập trung nghiên cứu về đặc điểm,
sinh trưởng, sinh khối, sinh thái, diễn thế, …
Năm 2009, Nguyễn Thị Hồng Hạnh [4] đã tiến hành nghiên cứu khả năng tích
lũy cacbon trong lượng rơi của rừng trang (K. obovata) và lượng cacbon mà lượng rơi
đó trả lại cho đất rừng. Để xác định hàm lượng cacbon trong lượng rơi: cành, lá, hoa quả,
… của rừng trang, tác giả đã sử dụng phương pháp Walkley – Black. Lượng cacbon
trong cành, lá,.. rụng được tính bằng sinh khối cành, lá rụng ở mỗi loài rừng nhân với
hàm lượng cacbon (%) trong cành, lá rụng. Kết quả thu được của tác giả như sau:
Bảng 1.6: Lượng cacbon tích lũy trong lượng rơi và lượng cacbon trong lượng
rơi trả lại cho đất rừng
Tuổi
rừng
5
6
8
9
Năm trồng
2001
2000
1998
1997
NSLR tổng số
(tấn/ha/năm)
Lượng
Lượng cacbon cung
cacbon
cấp cho đất rừng
(%)
(tấn/ha/năm)
6,60
51,26
3,38
9,20
51,78
4,76
10,25
54,32
5,57
12,40
53,67
6,66
(Nguồn: Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2009) [4]
Qua phân tích trên ta thấy ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về năng
suất lượng rơi và lượng cacbon tích lũy trong lượng rơi của rừng, đặc biệt là rừng ngập
mặn đạt yêu cầu của IPCC (2006) và CIFOR (2012) còn rất hạn chế. Tuy nhiên, để tham
17
gia chương trình REDD và REDD+, Việt Nam cần phải có các nghiên cứu về quy trình
tính toán, định lượng cacbon của rừng để cung cấp thông tin, dữ liệu có cơ sở khoa học
đáng tin cậy về khả năng tạo bể chứa cacbon của rừng, trong đó có bể chứa cacbon trong
thảm mục hay còn gọi là lượng rơi là cấp thiết.
1.3. Phương pháp nghiên cứu năng suất lượng rơi và định lượng cacbon
tích lũy trong lượng rơi rừng ngập mặn
1.3.1. Phương pháp nghiên cứu năng suất lượng rơi của các tác giả
Như các dẫn liệu ở phần trên cho thấy, các công trình nghiên cứu trước đây
về phương pháp xác định năng suất lượng rơi như: Pool P. J. và cộng sự (1975),
Nguyễn Hoàng Trí (1986), Aksornkoae S. và cộng sự (1987), Viên Ngọc Nam
(2003), Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2009) đều sử dụng bẫy lượng rơi có kích thước
1m x 1m, đường kính mắt lưới là 1 mm 2. Tiến hành thu lượm mẫu lượng rơi theo
ngày, tháng, từ đó có thể tính được lượng rơi của năm (tấn/ha/năm).
Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh tuỳ thuộc vào mật độ của cây rừng để
sử dụng các loài bẫy có kích thước khác nhau cho phù hợp.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu năng suất lượng rơi theo IPCC
Theo IPCC, 2006 [39], để xác định được năng suất lượng rơi ở các tuổi rừng
khác nhau trên cùng thời điểm, trước hết lập ô tiêu chuẩn có kích thước 10 m x 10
m = 100 m2, sau đó chia thành ô dạng bản có kích thước 25 m 2, lựa chọn và tiến
hành thu nhặt lượng rơi trong ô dạng bản có kích thước 25 m 2. Mẫu lượng rơi sau
khi thu về được tách thành các phần chứa các bộ phận: cành, lá, hoa, trụ mầm,..
Mẫu sau khi phân loài sẽ được rửa sạch đất, cát, để ráo nước, cân xác định
trọng lượng tươi, sau đó xác định trọng lượng khô.
Năng suất lượng rơi ở mỗi tuổi rừng khi tính toán được phân ra thành: năng
suất lượng rơi tổng số và năng suất lượng rơi bộ phận. Năng suất lượng rơi tổng số
là tổng tất cả các lượng rơi bộ rơi như: lượng rơi của lá, cành, hoa, quả, …
Như vậy, theo IPCC (2006) [39] thu lượm mẫu lượng rơi được thực hiện tại
một thời điểm, thu nhặt lượng rơi trên sàn rừng. Đây chính là điểm khác biệt về
phương pháp thu mẫu lượng rơi giữa các tác giả trước và phương pháp của IPCC.
18
1.3.3. Phương pháp xác định hàm lượng cacbon trong lượng rơi rừng
ngập mặn
Việc tính cacbon tích lũy trong lượng rơi hay trong sinh khối của thực vật có
thể sử dụng bằng các phương pháp khác nhau như phương pháp phân tích hóa học
trong phòng thí nghiệm của Loss on Ignition, hay phương pháp của Chiurin.
Ngoài ra, hiện nay người ta có thể tính hàm lượng cacbon tích lũy trong
lượng rơi bằng cách chuyển đổi đơn vị và giá trị từ năng suất lượng rơi thực vật.
Theo phương pháp của Trung tâm Hợp tác quốc tế và Xúc tiến lâm nghiệp Nhật
Bản (JIFPRO): Khối lượng cacbon chiếm 50% khối lượng sinh khối khô không đổi.
Từ lượng cacbon được tích lũy (C), xác định lượng CO 2 hấp thụ (Q) dựa trên
phương trình quang hợp: Q = C x (44/12) = C x 3,67 (hằng số chuyển đổi được áp
dụng cho tất cả các loài rừng).
19
CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Rừng ngập mặn trồng thuần loài trang (Kandelia obovata) trên đất bãi bồi
vào các năm 2000, 2002, 2003 (rừng 13 tuổi, 11 tuổi và rừng 10 tuổi) tại xã Giao
Lạc, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định.
Rừng ngập mặn trồng thuần loài bần chua (Sonneratia caseolaris) vào các
năm 1992, 2002, 2003 (rừng 22 tuổi, rừng 11 tuổi và rừng 10 tuổi) tại xã Đông
Hưng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
Rừng ngập mặn trồng hỗn giao gồm hai loài trang (Kandelia obovata) và bần
chua (Sonneratia caseolaris) vào các năm 2000, 2002, 2003 (rừng 13 tuổi, rừng 11
tuổi và rừng 10 tuổi) tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
2.1.1. Loài trang (Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong)
Đặc điểm hình thái:
Cây trang (Kandelia obovata Sheue Liu & Yong) thuộc họ Đước
(Rhizophoraceae), bộ Sim (Myrtales).
Trước đây, các công trình nghiên cứu đều cho rằng chi Trang (Kandelia) chỉ
có một loài duy nhất, đó là Kandelia candel (L.) Druce, cây trang ở miền Bắc Việt
Nam cùng loài với cây trang ở miền Nam, Việt Nam.
Tuy nhiên, theo tài liệu công bố gần đây nhất của tác giả Chiou - Rong
Sheue, Ho - Yih Liu và Jean W. H. Yong, 2003 [32] khi nghiên cứu về hình thái lá,
hoa, giải phẫu lá, số lượng nhiễm sắc thể và Nguyễn Thị Hồng Liên, 2006 [12]
nghiên cứu về hình thái, cấu tạo của hoa, quả, hạt, trụ mầm đã cho rằng chi Trang
có hai loài là Kandelia candel (L.) Druce và Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong.
Cây trang ở miền Nam, Việt Nam thuộc loài Kandelia candel (L.) Druce, cây trang
ở miền Bắc, Việt Nam thuộc loài Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong.
20
a
b
c
d
Hình 2.1: Cây trang (Kandelia obovata) trồng ở miền Bắc Việt Nam
Ghi chú: a & b: Cây Trang
c. Hoa
d. Trụ mầm
Cây trang là cây gỗ nhỏ, cao trung bình từ 4 m – 10 m. Gốc cây rộng hình
thành bạch gốc, phía dưới có nhiều rễ có tác dụng hút nước và chất dinh dưỡng. Lá
cây mọc đối, hình thuôn dài, đầu lá thường bầu, hơi cong vào trong. Cụm hoa hình
tán hoa, có đĩa mật. Trụ mầm của cây dài dạng trụ, phía cuối phìng to sau đó thon
dần và nhỏ. Giữa quả và trụ mầm có đoạn thắt là vòng nhẫn - khi trụ mầm chín tách
khỏi quả rụng xuống đất hình thành cây con mới. Mùa ra hoa kết quả của cây trang
phụ thuộc vào khí hậu, thời gian ra hoa sớm nhất ở miền Nam sau đó muộn dần ra
miền Bắc (Nguyễn Hoàng Trí, 1996) [23].
Đặc tính sinh thái:
Loài trang (Kandelia obovata) có khả năng chịu lạnh, phân bố ở Trung
Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và miền Bắc Việt Nam. Cây mọc được trên nền bùn cát
và bùn xốp, độ mặn thay đổi từ 2- 7 %o.
21
2.1.2. Loài bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.)
Đặc điểm hình thái:
Cây bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.) thuộc họ Bần
(Sonneratiaceae), bộ Sim (Myrtales).
a
b
c
d
Hình 2.2: Cây bần chua (Sonneratia caseolaris)
Ghi chú: a. Cây bần chua
b&c: Hoa và nụ cây bần chua
c. Quả
Bần chua thuộc loài thân gỗ nhỏ, nhẵn, có nhiều cành. Cây gỗ cao 10 – 15 m,
có khi cao đến 25 m. Cành non màu đỏ, 4 cạnh, có đốt phình to. Gỗ xốp, bở, vỏ
thân chứa nhiều tannin. Rễ gốc to, khỏe, mọc sâu trong bùn đất. Từ rễ mọc ra nhiều
rễ thở thành từng khóm quanh gốc. Lá đơn, mọc đối, dày, giòn, hơi mộng nước,
hình bầu dục hoặc trái xoan, dai, dài 5 – 10 cm, rộng 35 – 45 mm. Cuống và một
phần gân chính màu đỏ, gân giữa nổi rõ ở cả 2 mặt, cuống dài 0,5 – 1,5 cm. Cụm
hoa ở đầu cành, có 2 - 3 hoa, có cuống hoa ngắn. Đài hợp ở gốc, có 6 thuỳ dày và
22
dai, mặt ngoài màu lục, mặt trong màu tím hồng. Cánh tràng 6, màu trắng đục, hình
dải, thuôn hai đầu. Nhị có chỉ hình sợi, bao phấn hình thận. Bầu hình cầu dẹt, vòi
dài, đầu hơi thon. Quả hơi dẹp với đường kính 3 – 5 cm, trong mỗi quả có từ 500 –
2500 hạt (N. H. Trí, 1996) [23].
Đặc tính sinh thái:
Cây bần chua là cây trồng của vùng rừng ngập mặn nhiệt đới, nguyên bản ở vùng
Nam Á và Đông Nam Á, được phát tán rộng ở Châu Á, Châu Phi và Châu Đại Dương.
Ở Việt Nam, cây bần chua mọc hoang và được trồng từ rừng ngập mặn ven
biển từ Bắc vào Nam nơi có nhiều bùn và bãi bồi. Ở miền Bắc, cây bần chua mọc
thành rừng gần như thuần loài ven bờ biển và vùng cửa sông như Hải Phòng, Nghệ
An, Hà Tĩnh. Ở miền Nam, cây bần chua là thành phần chính yếu của các rừng ngập
mặn tự nhiên ven biển và chúng mọc dày ở ven sông, rạch ở Đồng bằng sông Cửu
Long như Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang.
Loài cây này ưa sáng và mọc được nơi có nước mặn hay nước lợ. Sự phong
phú của quần thể loài tùy theo mức nước lợ và chế độ thủy triều. Cây phát triển kém
ở những vùng có nước ngọt quanh năm.
2.2. Đặc điểm tự nhiên ở các khu vực nghiên cứu
Đồng bằng Bắc Bộ là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông
Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, vùng đất bao gồm 10 tỉnh và thành phố như: Vĩnh
Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình,
Nam Định, Ninh Bình.
23
Hình 2.3: Vị trí nghiên cứu trên bản đồ (Ghi chú:
)
Khí hậu: Nhìn chung, ba khu vực nghiên cứu gồm Hải Phòng, Thái Bình,
Nam Định đều mang kiểu khí hậu đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cụ thể,
các vùng nghiên cứu đều có khí hậu cận nhiệt đới ẩm quanh năm, hàng năm chịu
ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Nhiệt độ trung bình năm
tăng dần từ phía Bắc xuống phía Nam và có khí hậu giao hoà, là đặc trưng của khu
vực đồng bằng Bắc Bộ và ven biển. Thời tiết mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 nóng
ẩm và mưa cho tới khi gió mùa về. Mùa đông từ tháng 10 tới tháng 4 trời lạnh, khô,
có mưa phùn. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25 oC, lượng mưa trung bình từ
1700 đến 2400 mm. Vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp nhất trong các tháng mười
hai và tháng Giờng.
Khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ cũng thường phải hứng chịu nhiều tác động
xấu của thời tiết, trung bình hàng năm có từ 6 đến 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới
gây ra lũ lụt, đe dọa trực tiếp đến con người và tài sản trong vùng.
24
Thủy văn: Chế độ thuỷ triều ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung và các
khu vực nghiên cứu: Nam Định, Hải Phòng, Thái Bình nói riêng là chế độ nhật triều
do vậy thời gian ngập nước của cây ngập mặn thường kéo dài, điều này thường ảnh
hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây.
Thổ nhưỡng: Trong hệ sinh thái rừng ngập mặn, đặc điểm thổ nhưỡng là
yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến hệ động thực vật, khả năng sinh trưởng và
phát triển của rừng.
Vùng đồng bằng Bắc Bộ có rất nhiều con sông như sông Hồng, sông Thái
Bình… Chính tải lượng phù sa mà các con sông này mang lại đã góp phần không
nhỏ trong quá trình hình thành bãi bồi lớn vùng cửa sông, là nơi thích hợp cho rừng
ngập mặn phát triển. Quá trình bồi tụ diễn ra liên tục và từ từ, trải qua thời gian dài,
kết hợp với gió bão, sóng biển, diễn biến thủy triều của biển Đông nên địa hình ở
các khu vực nghiên cứu thấp, bằng phẳng.
Tuy nhiên, riêng 3 tỉnh nghiên cứu: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định do
khác nhau về tọa độ, vị trí địa lý nên bên cạnh những đặc điểm như điều kiện tự
nhiên, thủy văn, thổ nhưỡng,… đều mang đậm nét đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ
thì vẫn có nhiều nét khác nhau, chẳng hạn như sự chênh lệnh nhiệt độ giữa các
tháng trong năm, lượng mưa, độ ẩm, biên độ cường triều, lượng phù sa trong đất,…
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên tại xã Giao Lạc, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định
Vị trí địa lý: Nam Định là tỉnh đồng bằng ven biển có diện tích rừng ngập
mặn khá lớn và là địa phương có phong trào trồng rừng mạnh.
Giao Thủy là một huyện ven biển thuộc tỉnh Nam Định, thuộc vùng châu thổ
sông Hồng với diện tích bãi bồi trên 10000 ha. Huyện Giao Thủy có 22 xã và thị
trấn, trong đó có 9 xã tiếp giáp với biển là: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao
Xuân, Giao Hải, Giao Long, Bạch Long, Giao Phong và Giao Lâm với 32 km
đường bờ biển nằm giữa hai cửa sông là: sông Hồng (cửa sông Ba Lạc) và sông
Ninh Cơ (cửa Ninh cơ). Trong 9 xã giáp biển này thì các xã Giao Thiện, Giao Lạc,
Giao An và Giao Xuân có hệ thống rừng ngập mặn phát triển nhất.
25