Tải bản đầy đủ (.docx) (131 trang)

HÀNH VI NGÔN NGỮ NÓI KHÁY TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.91 KB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

----------

BÙI THỊ QUỲNH

HÀNH VI NGÔN NGỮ NÓI KHÁY
TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số

: 60.22.02.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Tố Nga


HÀ NỘI, 2014

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu
nhà trường, Phòng sau Đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, các
thầy cô trong Tổ Lí luận Ngôn ngữ, Thư viện Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Vũ Tố Nga,
người thầy đã tận tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp, bạn
bè – những người đã luôn bên cạnh, sẻ chia và khích lệ tôi trong su ốt
quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.


Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả
Bùi Thị Quỳnh

2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HV

: Hành vi

HVNN

: Hành vi ngôn ngữ

BTNV

: Biểu thức ngữ vi

PNNV

: Phát ngôn ngữ vi

Sp1: (Speaker1)

: Người nói/ nhân vật hội thoại thứ nhất

Sp2: (Speaker2)


: Người nói/ nhân vật hội thoại thứ hai

Sp3: (Speaker3)

: Người nói/ nhân vật hội thoại thứ ba

3


MỤC LỤC

4


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Hành vi ngôn ngữ là đối tượng được quan tâm đặc biệt của chuyên
ngành ngữ dụng học. Bên cạnh các hành động vật lí (đi, chạy, ăn, viết…) và
hành động tinh thần (suy nghĩ, tưởng tượng…) thì hành vi ngôn ngữ đóng một
vai trò quan trọng trong cuộc sống con người.. Loại hành vi này thực sự có
bản chất hành động. Theo GS Đỗ Hữu Châu: “có lẽ hành động là chức năng
đầu tiên của con người đặt ra cho việc giao tiếp bằng ngôn ngữ và bằng
những phương tiện khác nhau” [6, Tr 226].
Theo đó, hành vi ngôn ngữ đã trở thành đối tượng của các công trình
nghiên cứu như: Khen, chê, thỉnh cầu, cho, tặng, khuyên, ra lệnh, cam kết,
chửi, mỉa mai… Tuy nhiên hành vi nói kháy với những đặc điểm khó nhận
diện về cấu trúc và phương thức biểu hiện lại chưa được lựa chọn nghiên cứu
trong một công trình cụ thể nào.

Mặt khác, trong xã hội văn minh, vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong giao
tiếp làm sao để đạt hiệu quả như mong muốn ngày càng được quan tâm, chú
trọng. Thực tế cho thấy mặc dù nói kháy có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thể
diện của người tiếp nhận cũng như mối quan hệ liên cá nhân của người tạo lập
và đối tượng được nói tới nhưng nó vẫn được sử dụng trong hội thoại, giao
tiếp. Bởi vậy, tìm hiểu khái niệm, điều kiện sử dụng, phương thức tạo lập và
tiếp nhận HVNN nói kháy là việc làm quan trọng giúp nâng cao hiệu quả giao
tiếp bằng ngôn ngữ của con người.
Đặc biệt, qua đặc điểm, quy tắc sử dụng, và trong tình huống giao tiếp,
hành vi ngôn ngữ này thể hiện đậm nét những đặc trưng tâm lí, văn hóa, tư
duy…của mỗi cá nhân và cộng đồng sử dụng.
Với tất cả những lí do trên, người viết nhận thấy đề tài này là cần thiết
cho việc làm rõ những vấn đề về lý thuyết HVNN nói kháy, đóng góp vào
5


việc nghiên cứu, tìm hiểu tiếng Việt cũng như đặc trưng tâm lí, văn hóa, tư
duy của người Việt.
2.

Lịch sử nghiên cứu
Ngữ dụng học thực sự trở thành chuyên ngành khoa học từ giữa những
năm 70 của thế kỉ XX. Ở giai đoạn đầu, ngữ dụng học chủ yếu nghiên cứu
trong đơn thoại,dồn trọng tâm vào câu – phát ngôn trong quan hệ một chiều
với người tạo ra sản phẩm của hoạt động giao tiếp. Nói cách khác, những năm
1970 đến 1990, ngữ dụng học chỉ quan tâm đến người nói, chưa quan tâm đến
người nghe.
Sau 1990 đến nay, ngữ dụng học chuyển sang hướng nghiên cứu
tương tác – hay còn gọi là ngữ dụng học vĩ mô: đặt người nói trong mối quan
hệ với người nghe , trên cơ sở đó tìm mối quan hệ của lời trao và lời đáp bị

chi phối bởi những nhân tố giao tiếp. Các công trình của Bar – Hiller, J.
L.Austin, H.P.Grice, J.R Searle, J.J Katz, A.Weirzbicka, G.Yule,…đã chỉ ra
rằng nghiên cứu sự vận dụng ngôn ngữ là việc làm đúng đắn và cần thiết.
Hướng nghiên cứu tương tác của ngữ dụng học vĩ mô sẽ cho thấy vai trò của
các nhân tố giao tiếp trong việc lí giải ý nghĩa của lời nói trong ngôn ngữ giao
tiếp, từ đó giúp ích cho việc nâng cao năng lực và tri thức ngôn ngữ.
Ở Việt Nam, phải tới cuối thế kỉ XX, lý thuyết ngôn ngữ học mới được
quan tâm tìm hiểu. Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, được coi là những nhà
nghiên cứu có công mở đường cho ngành ngữ dụng học ở Việt Nam.
Năm 1993 với giáo trình Đại cương ngôn ngữ học tập II, Ngữ dụng
học, Đỗ Hữu Châu đã cung cấp cho độc giả những kiến thức lí luận mới mẻ,
thành quả nghiên cứu tâm huyết của mình về ngữ dụng học. Trong cuốn sách
này, tác giả đã có riêng một chương về ngữ dụng học, phân biệt HVNN,
BTNV, PNNV….Ngoài ra, việc tác giả xác lập các đơn vị hội thoại, cho rằng
sự kiện lời nói là đơn vị đứng giữa cặp thoại và tham thoại, HVNN là đơn vị

6


hội thoại nhỏ nhất nằm trong tham thoại đã trở thành căn cứ quan trọng để các
nhà nghiên cứu sau đó vận dụng, tìm hiểu về HVNN: Năm 1996, Nguyễn Thị
Ngân với “Cấu trúc ngữ nghĩa của động từ nói năng nhóm thông tin” hay Lê
Thị Thu Hoa với “Cấu trúc ngữ nghĩa của động từ nói năng nhóm khen, tặng,
chê”…Các công trình nghiên cứu trước 1999 này đều có đặc điểm chung
là nghiên cứu HVNN chủ yếu về cấu trúc ngữ nghĩa của các động từ nói
năng, hay nghiên cứu độc lập trong phát ngôn của người nói.
Phải đến sau 1999, việc nghiên cứu hành vi ngôn ngữ mới được chuyển
sang một hướng mới: Đặt HVNN trong tương tác hội thoại:
-


Phát ngôn cam kết, BTNV cam kết và tiếp nhận cam kết trong hội thoại ( Vũ
Tố Nga, 2000)

-

Hành vi chê với biểu thức, phát ngôn và tham thoại tiếp nhận chê (Nguyễn
Thị Hoàng Yến, 2000)

-

Hành vi cho tặng trong SKLN cho tặng (Chử Thị Bích, 2001)

-

Cặp thoại thỉnh cầu (xin) trong sự kiện lời nói thỉnh cầu (Nguyễn Thị Vân
Anh, 2001)

-

Hành vi ngôn ngữ mách và sự kiện lời nói mách (Nguyễn Thị Hoàng Linh,
2003)
Tiếp đến, HVNN đã được nghiên cứu ở mức độ rộng hơn: Sự kiện lời
nói. Những công trình nghiên cứu về SKLN cảm thán (2006) của Hà Thị Hải
Yến, SKLN chê (2007) của Nguyễn Thị Hoàng Yến, SKLN nhờ (2007) của
Dương Tuyết Hạnh, Cặp thoại mỉa mai trong SKLN mỉa mai (2007) của
Nguyễn Thị Minh Huệ, SKLN cho tặng (2008) của Chử Thị Bích, SKLN cam
kết (2010) của Vũ Tố Nga… cũng cho thấy rằng: tìm hiểu bản chất, cấu tạo
của HVNN là cơ sở đầu tiên, quan trọng để hiểu đúng, đủ, chính xác về các
hành vi ở lời của ngữ dụng học.


7


Ngày nay, dưới tác động của các kết quả nghiên cứu về khoa học tri
nhận với đặc điểm lấy con người làm trung tâm để xây dựng những giả thiết
khoa học thì ngữ dụng học đương đại đã có một bước tiến rất xa. Nếu trước
đó, nghiên cứu ngôn ngữ, người ta quan tâm đến sự tương tác về hành vi ngôn
ngữ, đề tài giao tiếp, nhân vật giao tiếp thì hiện nay, ngữ dụng học quan
tâm nhiều đến giá trị con người, với các biến xã hội như tuổi tác, địa vị,
quyền lực, giới tính,… Điều này đã mang lại cho hành động nói, phát ngôn,
diễn ngôn những giá trị xã hội nhất định.
Về HVNN nói kháy, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Minh Huệ có đề
cập đến động từ nói kháy, xếp nó vào nhóm các động từ nói năng biểu thị
hành vi mỉa mai. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy
mỉa mai và nói kháy chỉ có một vài nét tương đồng mà không đồng nhất. Mặt
khác, khi nghiên cứu HVNN, chúng tôi không dừng lại ở động từ biểu thị mà
chú trọng tìm hiểu bản chất của hành vi. Với lí do trên, nghiên cứu HVNN nói
kháy trong một công trình cụ thể là việc làm cần thiết.
Dựa trên thành tựu nghiên cứu của những người đi trước, người viết
mong muốn luận văn có thể cho thấy những biểu hiện lí thuyết mới mẻ của
loại hành vi đặc biệt này, chỉ ra những nét đặc thù của HVNN nói kháy với
các hành vi khác, đồng thời phân tích được những đặc trưng về văn hóa, tư
duy, tâm lí của cá nhân và cộng đồng sử dụng.
Mục tiêu nghiên cứu

3.

Trong luận văn, người viết hướng tới việc giải quyết các mục tiêu cụ
thể sau: Tìm hiểu
(1) Khái niệm HVNN nói kháy.

(2) BTNV nói kháy và PNNV nói kháy.
(3) Tiếp nhận lời nói kháy.
(4) Sự tác động của các biến xã hội đến việc sử dụng và tiếp nhận HVNN nói

kháy
8


4.

Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp khảo sát, thống kê: Đây là phương pháp không thể
thiếu khi xây dựng khái niệm, tìm hiểu đặc điểm nhận diện của HVNN nói kháy.
4.2. Phương pháp phân tích và hệ thống hóa: Dựa trên kết quả của việc
khảo sát, thống kê các ngữ liệu, người viết sử dụng phương pháp phân tích để
chỉ ra những đặc điểm về cấu trúc ngữ nghĩa, phương tiện ngôn ngữ được sử
dụng trong HVNN nói kháy, đặc điểm của BTNV nói kháy, PNNV nói kháy,
tiếp nhận lời nói kháy.
Bên cạnh phương pháp phân tích, việc hệ thống hóa sẽ giúp khóa luận
có được cá nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về HVNN nói kháy, phân biệt nó với
các hành vi tương tự, tránh gây nhầm lẫn, đạt hiệu quả giao tiếp cao.
4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu:Phương pháp này được người viết
triển khai trong khi tìm hiểu nội hàm của khái niệm nói kháy, phân biệt
HVNN nói kháy với các hành vi khác như mỉa mai, chê… Việc làm này sẽ
giúp làm rõ khái niệm nói kháy một cách chính xác, cụ thể hơn.
Việc vận dụng đồng thời và linh hoạt các phương pháp và thủ pháp nêu
trên trong quá trình xử lí đề tài sẽ giúp cho việc nghiên cứu được chính xác,
khoa học hơn, đảm bảo thực hiện mục đích nghiên cứu một cách triệt để nhất.

5.


Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được người viết triển khai trong phạm vi ngôn ngữ tiếng Việt.
Nguồn tư liệu bao gồm hội thoại trong giao tiếp hàng ngày, các ngữ liệu trong
văn học, phim ảnh.

6.

Cái mới và đóng góp của luận văn
6.1. Cái mới của luận văn
- Luận văn đưa ra cái nhìn khái quát về HVNN nói kháy, đồng thời mô
tả chi tiết, cụ thể những tính chất, đặc trưng làm nên nét khác biệt của HVNN
nói kháy

9


- Làm rõ dấu ấn văn hóa của người Việt thể hiện trong việc sử dụng và
tiếp nhận hành vi
6.2. Đóng góp của luận văn
- Về mặt lí luận: Việc đưa ra định nghĩa, mô tả khái quát và chân thực
cấu trúc BTNV và PNNV của HVNN nói kháy, chỉ ra các biểu hiện mới mẻ
của hồi đáp tích cực và tiêu cực trong quá trính tiếp nhận lời nói kháy chứng
tỏ luận văn có thể góp phần cụ thể hóa lí thuyết về ngữ dụng học nói chung và
HVNN nói riêng. Mặt khác, kết quả của luận văn cũng giúp tìm hiểu dấu ấn
tâm lí và văn hóa trong việc sử dụng lời nói, khẳng định hướng nghiên cứu
đúng đắn và cần thiết: nghiên cứu ngôn ngữ đặt trong quan hệ văn hóa tư duy
của cộng đồng sử dụng.
- Về mặt thực tiễn: Luận văn lưu ý người đọc cân nhắc về việc nên hay
không sử dụng loại HVNN đặc biệt này, và nếu có thì sử dụng như thế nào

sao cho thỏa mãn được đích giao tiếp đã đặt ra.
7.

Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn nằm trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết
Chương 2: Nhận diện và tạo lập hành vi ngôn ngữ kháy
Chương 3: Vấn đề hồi đáp trong hành vi ngôn ngữ kháy.
Chương 4: Sự tác động của các biến xã hội với việc sử dụng và tiếp
nhận hành vi kháy

Chương 1

10


CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Lý thuyết về hội thoại
1.1.1 Khái niệm hội thoại
Tác giả Đỗ Hữu Châu khẳng định: “Hội thoại là hình thức giao tiếp
hường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ. Nó cũng là hình thức cơ sở của mọi
hành động ngôn ngữ khác” [8, Tr 201]
Trong hội thoại có sự tham gia của các nhân vật hội thoại từ hai (song
thoại) hoặc số lượng lớn hơn (đa thoại). Vận động chủ yếu trong hội thoại bao
gồm: trao lời, đáp lời, tương tác
Ví dụ 1: Hải, Quân và Nam là bạn cùng lớp. Tính Hải luôn keo kiệt,
không chịu chia sẻ với ai cái gì bao giờ. Một hôm, Hải đang sung sướng vì ăn
chặn được 3 cốc sữa chua của 2 bạn nam khác trong lớp thì gặp Quân và Nam:
- Hải: Ôi, xin chào bạn Quân, bạn Nam. Mỗi bạn làm cốc sữa chua

cho mát nhé!
- Nam: Ôi, cám ơn Hải béo nhá!
- Quân: Hải ơi, hôm nay chắc phải có bão to ấy!
- Hải: Không phải bão to đâu, động đất đấy!
[65]
Đoạn hội thoại trên được gọi là đa thoại, có 3 nhân vật giao tiếp, gồm
các vận động: trao lời, đáp lời và tương tác. Hành động trao lời thể hiện rõ
nhất trong phát ngôn đầu tiên của Hải: mời mọc. Hành động này dẫn tới lời
đáp cảm ơn của Nam. Một đoạn hội thoại cơ bản nhất có thể dừng lại khi có
đủ cặp thoại này. Tuy nhiên, phát ngôn của Quân lại mở ra một sự tương tác
mới: thể hiện thái độ ngạc nhiên, có phần giễu cợt về hành động khác lạ này
của Hải. Hội thoại kết thúc bằng lời hồi đáp của Hải vào câu nói của Quân.
Như vậy, trong hội thoại:

11


Trao lời (allocution) tức là đưa ra một phát ngôn và hướng tới người
nghe/ người tiếp nhận. Đây là hành động đầu tiên để tạo ra hội thoại.
Đáp lời (exchange): Cuộc hội thoại chính thức hinh thành khi người
nghe (Sp2) nói ra lượt lời đáp lại lượt lời của Sp1.
Tương tác (interaction): Các nhân vật hội thoại ảnh hưởng đến nhau và
tác động qua lại nhau ở các phương diện: Thông tin, tình cảm, thái độ, cách
ứng xử của nhau.
1.1.2

Các quy tắc hội thoại
Hội thoại phải tuân theo những quy tắc nhất định mà C.K. Orecchioni
đã chia thành ba nhóm:
(1) Quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời

(2) Quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại
(3) Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân trong hội thoại
[8, Tr 225]
Giáo sư Đỗ Hữu Châu cho rằng, nên có thêm một nhóm quy tắc thứ tư,
đó là nhóm quy tắc điều hành nội dung của hội thoại.
Với phạm vi và mục đích nghiên cứu của khóa luận, người viết chỉ tiến
hành đi sâu tìm hiểu, phân tích hai quy tắc có ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc
hình thành, tiếp nhận lời nói kháy: Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân
trong hội thoại và quy tắc điều hành nội dung cuộc thoại.

1.1.2.1.

Các quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự
Trong hội thoại, ngoài quan hệ trao đổi thông tin (miêu tả, trần thuật,
những thông tin được đánh giá đúng sai lôgic..), còn có quan hệ liên cá nhân.
Quan hệ liên cá nhân là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu
biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau. Quan hệ này được xem
xét dưới hai góc độ:

12


Quan hệ ngang (quan hệ thân sơ) cho thấy mối quan hệ gần gũi, thân
cận hay xa cách của các vai giao tiếp.
Quan hệ dọc (quan hệ vị thế) cho thấy vị thế xã hội của các vai giao
tiếp, phụ thuộc vào các yếu tố như: địa vị, chức quyền, tuổi tác, nghề nghiệp,
các quan niệm của cả một cộng đồng….
Các quy tắc lịch sự sẽ đề cập đến phương diện liên cá nhân của hội
thoại. Quan hệ này sẽ chi phối việc sử dụng HVNN nói kháy mà chúng ta
đang quan tâm.

Theo Lakoff, “có thể định nghĩa lịch sự như một phương thức để giảm
thiểu sự xung đột trong diễn ngôn (…) những chiến lược lịch sự có nhiệm vụ
đặc biệt là làm cho cuộc tương tác được thuận lợi…” [Dẫn theo 8, Tr 256]
Cũng như mọi phạm trù khác của ngôn ngữ, lịch sự bao gồm cả không
lịch sự, như G.M. Green viết: “Những người tham gia hội thoại có thể chọn
cách xử sự lịch sự, tránh cục cằn, thô lỗ. Họ còn có thể lựa chọn cách xử sự
tùy thích, không đếm xỉa đến tình cảm và nguyện vọng của người khác. Họ
còn có thể dựa vào những hiểu biết của mình về các quy tắc lịch sự để tỏ ra
cục cằn, thô lỗ một cách cố ý”.[Dẫn theo 8, Tr 256 - 257]
Ví dụ như trong cuộc thoại giữa Nam, Hải, Quân đã trích ở phần 1.1,
Nam đã chọn cách cư xử lịch sự trước lời mời của Hải, thể hiện bằng hành
động cảm ơn. Quân thì khác! Bề mặt là hành động thông báo: “Hải ơi, hôm
nay chắc phải có bão to ấy!” nhưng thực chất Quân đang vi phạm quy tắc
lịch sự một cách cố ý, nhằm khích bác, trêu tức trước hành động “lạ đời” của
bạn. Đây là một trong những trường hợp thường gặp trong HVNN nói kháy.
1.1.2.2.

Các quy tắc điều hành nội dung của hội thoại
Các quy tắc điều hành nội dung của hội thoại chính là các quy tắc điều
hành quan hệ giữa nội dung của các lượt lời tạo nên cuộc hội thoại. Các quy
tắc này điều hành không chỉ ý nghĩa tường minh trực tiếp của hội thoại mà

13


còn điều hành cả những ý nghĩa hàm ẩn gián tiếp phải thông qua hoạt động
suy ý mới nhận biết được của hội thoại.
a) Nguyên tắc cộng tác

Nguyên tắc cộng tác hội thoại có dạng tổng quát như sau: Hãy làm cho

phần đóng góp của anh/chị (vào cuộc hội thoại) đúng như nó được đòi hỏi ở
giai đoạn (của cuộc hội thoại) mà nó xuất hiện phù hợp với đích hay phương
hướng của cuộc hội thoại mà anh chị đã chấp nhận tham gia vào.
Nguyên tắc này bao gồm bốn phạm trù: Phương châm về lượng,
Phương châm về chất, Phương châm quan hệ, Phương châm cách thức.
Ví dụ 2: Trong KTX mọi người đều cho rằng Phương ích kỉ, sống giả
tạo và có thể biển thủ quỹ lớp vào mục đích riêng. Một hôm, cả phòng đang
ăn ngô
- Phương (thủ quỹ): Sắp tới chắc lớp mình sẽ phải thu thêm quỹ lớp đấy!
- Phượng, Ngân (đồng thanh): Mới thu còn gì!
- Phương: Không biết, sau đợt cắm trại, bây giờ chỉ còn hơn 60 nghìn,
không đủ mua nước!
- Phượng: Ngân ơi, mày ăn 5 hạt ngô thì không sao đâu, nhưng ăn 10
hạt ngô thì nghẹn đấy!
[Hội thoại hàng ngày]
Ở ví dụ này, câu nói cuối cùng của Phượng đã vi phạm phương châm
về cách thức: không nói trực tiếp, hồ đáp thẳng vào phát ngôn trước đó mà
mượn việc ăn ngô để ám chỉ việc biển thủ công quỹ của Phương.
Tóm lại, lý thuyết về nguyên tắc cộng tác là nội dung quan trọng, có thể
chỉ ra cách thức tạo nên HVNN nói kháy. Vi phạm các phương châm về
lượng, về chất hay phương châm cách thức bằng cách nói mập mờ, bóng gió
xa xôi, nhằm vào điểm yếu hay trái với mong muốn của người nghe là
phương thức thường gặp để tạo nên HVNN nói kháy.

14


b) Nguyên tắc quan yếu

Wilson và Sperber, tác giả của lý thuyết trên cho rằng một phát ngôn

chỉ quan yếu khi nó có hiệu lực nào đó với ngữ cảnh và trong những điều kiện
giống nhau, hiệu lực đối với ngữ cảnh càng cao thì quan yếu của phát ngôn
càng lớn.
Phát triển quan niệm của hai tác giả trên, C.K. Orecchioni đã tìm ra bốn
phương diện mà các phát ngôn có thể quan yếu:
(1) Quan yếu về ngữ dụng: Một phát ngôn có quan yếu về ngữ dụng khi
nó có hệ quả với hành động
(2) Quan yếu về lập luận: khi nó làm cơ sở để người nghe rút ra những
suy ý làm thay đổi hiểu biết hay tín điều của người nghe
(3) Quan yếu về hứng thú: khi mà những thông tin nó cung cấp gây ra
sự quan tâm, hứng thú của người nghe
(4) Quan yếu về đề tài khi nó có quan hệ với nhau và cùng quan hệ với
đề tài của cuộc thoại mà nó tham gia vào.
1.1.3.

Cấu trúc hội thoại
Trong quá trình nghiên cứu, người viết chủ yếu đi theo quan niệm của
GS Đỗ Hữu Châu trong cách xác định các đơn vị của hội thoại: cuộc thoại 
đoạn thoại sự kiện lời nói  cặp thoại  tham thoại  HVNN. Để giải
quyết các vấn đề liên quan đến đề tài, người viết tập trung đi sâu vào các đơn
vị: Cặp thoại, tham thoại, hành vi ngôn ngữ.
1.1.3.1. Cặp thoại (cặp trao đáp)
Trong các đơn vị lưỡng thoại thì cặp thoại là đơn vị tối thiểu. Nếu
không có cặp thoại thì không có hội thoại. Với cặp thoại, cuộc trao đổi (cuộc
thoại) chính thức được tiến hành.
Cặp thoại điển hình bao gồm: Tham thoại dẫn nhập, tham thoại hồi đáp,
tham thoại kết thúc.

15



Bản chất của Tham thoại dẫn nhập được quyết định bởi hành vi chủ
hướng (còn gọi là hành vi trung tâm- phần cốt lõi của tham thoại dẫn nhập)
Tham thoại hồi đáp là tham thoại mà người nói hướng vào tham thoại
dẫn nhập đi trước nó. Thông thường sẽ hướng vào hành vi chủ hướng. Tuy
nhiên, thực tế có trường hợp người nghe hồi đáp vào hành vi phụ thuộc, cuộc
thoại đi chệch sang một hướng khác
Ví dụ 3: Đoài và Khiêm là hai anh em ruột. Khiêm làm nghề đồ tể,
thườn`g lấy trộm thịt hoặc lòng về nhà.
- Đoài: Có chút đạm này là đủ 2000 calo để làm việc cả ngày đây.
Cũng là nhờ chú Khiêm nhà mình vừa khéo, vừa nhanh.
- Khiêm: Khéo với nhanh cái gì?
- Đoài: Ấy là tôi nói chú khéo xử sự với người mà nhanh xử sự với lợn.
Khiêm tức nghẹn họng, sùi bọt mép.
[49, Tr 138]
Ở ví dụ này, lượt lời của Sp1 có hành vi chủ hướng biểu thị dưới hình
thức “khen”: “Cũng là nhờ chú Khiêm nhà mình vừa khéo, vừa nhanh”. Bởi
vậy, tham thoại “Có chút đạm này là đủ 2000 calo để làm việc cả ngày đây”
không có tham thoại hồi đáp tương ứng của Sp2. Người này chỉ hồi đáp lại
tham thoại “tán dương” của.Sp1.
Căn cứ vào vị trí của các tham thoại trong cặp thoại, người ta phân chia
ra cặp thoại kế cận và cặp thoại chêm xen.
Xét trong ví dụ trên, hành vi hỏi lại “Khéo với nhanh cái gì?” của
Khiêm và câu trả lời “Ấy là tôi nói chú khéo xử sự với người mà nhanh xử sự
với lợn” của Đoài được gọi là cặp thoại chêm xen. Thực chất, Khiêm đáp lại
tham thoại dẫn nhập của Đoài không bằng lời mà bằng hành động bỏ đi và
thái độ “tức sùi bọt mép”.

16



Theo quan điểm của tác giả Đỗ Hữu Châu, trong cuốn Đại cương ngôn
ngữ học tập 2, Ngữ dụng học, có thể phân ra cặp thoại tích cực và cặp thoại
tiêu cực. Khi một cặp thoại thỏa mãn đích của tham thoại dẫn nhập (nói đúng
hơn là thỏa mãn được đích của hành vi thực hiện tham thoại dẫn nhập), thì đó
là cặp thoại tích cực. Cặp thoại tiêu cực xuất hiện khi tham thoại hồi đáp đi
ngược lại với đích của tham thoại dẫn nhập.
Xác định tiêu chí phân chia cặp thoại tích cực, tiêu cực trong HVNN
nói kháy là việc làm quan trọng, không chỉ đóng góp về mặt lý thuyết mà còn
là cách quan niệm, hướng nghiên cứu mới trong việc tiếp cận các HVNN.
1.1.3.2.

Tham thoại
Một tham thoại có thể do một hay nhiều hành vi ngôn ngữ tạo nên.
Ngoài hành vi chủ hướng, 1 tham thoại có thể có các hành vi phụ thuộc và
thành phần mở rộng.
“Hành vi phụ thuộc trong mối liên hệ với hành vi chủ hướng là hành vi
có chức năng củng cố, biện minh, đánh giá, lập luận…nhằm hỗ trợ cho hành
vi chủ hướng, còn hành vi mở rộng là hành vi thuần túy ngữ dụng, chủ yếu có
chức năng duy trì quan hệ liên cá nhân trong hội thoại, hoặc phá vỡ nó”.
[Dẫn theo 26, Tr 28]
Trong cấu trúc nội tại của một tham thoại, hành vi chủ hướng thường
tương ứng với biểu thức ngữ vi; các hành vi phụ thuộc, mở rộng chính là
thành phần mở rộng của phát ngôn ngữ vi. Khi nghiên cứu HVNN nói kháy,
xác định hành vi chủ hướng là việc làm quan trọng để nhận diện cách thức tạo
hành vi. Tuy nhiên đây là việc làm không dễ dàng bởi đặc thù riêng của
HVNN nói kháy không có biểu thức ngữ vi tường minh mà chỉ là HVNN gián
tiếp, tồn tại dựa vào BTNV nguyên cấp của hành vi khác. Do đó, khi xác định
cần căn cứ vào ý định, thái độ khi nói của Sp1 và nội dung, thái độ khi phản
hồi của Sp2.


17


Ví dụ 4: Nhóm bạn chơi thân chỉ có Huy là ít nói. Khi đi đến bãi trượt
cỏ, Hằng còn đang sợ, chưa muốn mua vé:
- Hằng: Thôi, anh Hiếu, anh đừng mua vé cho em. Em sợ
- Quân: Tôi cho bà mượn tay vịn, được chưa? Anh Hiếu, anh cứ mua
cả vé cho Hằng đi!
- Vàng Anh: Này, nhóm mình sắp có một người Thu – verson 2 rồi. Ông
Quân dạo này suốt ngày buôn bán thôi!
- Quân: E hèm! có người muốn được như tôi cũng không được đâu
đấy! Miệng lúc nào cũng ngậm như hột thị ấy thì bao giờ mới nên chuyện!
Huy véo quân một cái.
[65]
Trong lượt lời của Quân, hành vi chủ hướng là xác tín: có người muốn
được như tôi cũng không được đâu đấy”, còn hành vi phụ thuộc là giải thích ,
củng cố, làm rõ hơn nguyên nhân: “Miệng lúc nào cũng ngậm như hột thị ấy
thì bao giờ mới nên chuyện”. Thành phần mở rộng là “E hèm”, thành phần
này chỉ có tác dụng duy trì quan hệ liên cá nhân, thu hút sự chú ý của người
đối diện. Đối tượng được nhắm vào trong hành vi chủ hướng là Huy. Người
đọc chỉ có thể biết được điều này thông qua thái độ, hành động hồi đáp “véo
Quân một cái” của Huy.
Như vậy, muốn hiểu được bản chất và đầy đủ về tham thoại, ta phải đặt
nó trong cấu trúc của một cặp thoại.
1.1.3.3.

Hành vi ngôn ngữ
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, đây là một đơn vị hội thoại nhỏ nhất nằm
trong tham thoại. Khi nằm trong tham thoại, nó có thể là hành vi chủ hướng

hoặc hành vi phụ thuộc. Người viết sẽ trình bày cụ thể hơn lý thuyết về
HVNN trong phần 2 của chương này. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trong hội
thoại, HVNN không được xem xét cô lập ngoài ngữ cảnh mà nó được xem

18


xét trong các vận động của hội thoại, trong mối quan hệ cấu tạo nên tham
thoại, cặp thoại và mối quan hệ với các vai thoại trong từng thời điểm của
cuộc thoại.
1.2.

Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ
1.2.1. Hành vi ngôn ngữ
Năm 1962, với cuốn “How to do thing with words”, Austin là người có
công đầu trong việc đưa ra lý thuyết về hành vi ngôn ngữ. Ông cho rằng:
Hành vi ngôn ngữ là những hành vi mà người ta thực hiện ngay khi nói năng,
trong lúc nói năng.
Thuật ngữ “Speech Acts” trong quá trình chuyển ngữ sang tiếng Việt,
có nhiều cách gọi khác nhau:Hành vi ngôn ngữ, hoặc “hành động ngôn ngữ”,
hay “hành động ngôn từ”.
Theo Đỗ Hữu Châu: Khi chúng ta nói năng là khi chúng ta hành động,
chúng ta thực hiện một hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ. Một
hành động ngôn ngữ được thực hiện khi một người nói/ viết nói ra một phát
ngôn cho người nghe/ người đọc trong ngữ cảnh C. [9, Tr 88]
Hành vi ngôn ngữ gồm ba loại lớn: Hành vi tạo lời, hành vi mượn lời và
hành vi ở lời. trong đó hành vi ở lời là đối tượng nghiên cứu của ngữ dụng học.
1.2.2. Hành vi ở lời
Hành vi ở lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng
[9, Tr 89].

Ví dụ 5: Tôi cảnh cáo anh về thái độ vô lễ với giám thị!
Khi phát ngôn ra câu nói này, người nói đã đồng thời thực hiện hành
động cảnh cáo, khiển trách nghiêm khắc, cho người khác biết nếu không sửa
chữa khuyết điểm thì sẽ bị xử lí nặng hơn. Sau phát ngôn này, người tiếp nhận
nếu không thay đổi thái độ sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình.

19


Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là
chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận.
Trong giao tiếp hội thoại, khi một HVNN được thực hiện thì phần lớn
nó sẽ tạo hành vi hồi đáp bằng ngôn ngữ hoặc hành động từ người nghe.
1.2.3. Động từ ngữ vi, biểu thức ngữ vi, phát ngôn ngữ vi.
a) Động từ ngữ vi: J.L. Austin, khi nghiên cứu các động từ nói năng
biểu thị hành vi ở lời, có một số động từ mà khi sử dụng nó, người ta đồng
thời thực hiện hành vi mà động từ đó gọi tên. Ông gọi chúng là các “động từ
ngữ vi” (performative verb)
Động từ ngữ vi: Là những động từ mà “khi phát âm chúng ra cùng
BTNV (có khi không cần có BTNV đi kèm) là người nói đồng thời thực hiện
luôn hành vi ở lời do chúng biểu thị”[8, Tr 97]
Động từ ngữ vi là thành phần quan trọng làm nên đặc trưng của các
hành động ngôn ngữ. Trong thực tế, có nhiều hành động ngôn ngữ được đặc
trưng bởi các động từ ngữ vi dùng trong chức năng ngữ vi. Ví dụ: hứa, cá
cược, xin lỗi, cấm, đề nghị… Tuy nhiên, trong một số trường hợp, không có
động từ ngữ vi biểu thị hành vi như chửi, than thở, nói kháy…
b) Biểu thức ngữ vi
BTNV là “những thể thức nói năng đặc trưng cho một hành vi ở lời, là
dấu hiệu ngữ pháp, ngữ nghĩa của các hành vi ở lời” [8, Tr 92]. Như vậy, căn
cứ vào BTNV ta có thể nhận diện được các HVNN mà người nói thực hiện.

Ví dụ: BTNV đặc trưng cho hành vi hỏi là:“có…không”, “đã…chưa”,
“…ở đâu?”, “tại sao…”
BTNV có động từ ngữ vi dùng trong chức năng ngữ vi là BTNV tường
minh. BTNV không có động từ ngữ vi là BTNV nguyên cấp hay BTNV hàm ẩn.
Theo GS Đỗ Hữu Châu, một số HVNN nhất thiết phải thực hiện bằng
BTNV tường minh như tuyên án, đánh cược, …hoặc chỉ được thực hiện bằng

20


BTNV nguyên cấp như khoe, chửi, … Có thể xếp HVNN nói kháy vào loại
thứ hai này.
c) Phát ngôn ngữ vi
Theo quan niệm của Đỗ Hữu Châu, PNNV là sự mở rộng của BTNV.
Nó có thể có kết cấu lõi là BTNV (tường minh hoặc hàm ẩn) cùng với các
thành phần mở rộng khác. Trong thực tế giao tiếp, có những PNNV chỉ có
BTNV mà không có thành phần phụ. Khi đó, PNNV mới trùng với BTNV.
Ví dụ 6: Xét phát ngôn: E hèm! có người muốn được như tôi cũng
không được đâu đấy! Miệng lúc nào cũng ngậm như hột thị ấy thì bao giờ
mới nên chuyện!
Phát ngôn trên đây có kết cấu lõi là BTNV nguyên cấp của hành vi nói
kháy: nhằm vào đặc điểm ít nói của Huy để trêu tức. Thành phần phụ thuộc: “
có người muốn được như tôi cũng không được đâu đấy” có tính chất so sánh,
đóng vai trò như một lời dẫn, chuẩn bị để phát ngôn nói kháy xuất hiện. “E
hèm” là lời mở đầu, thành phần mở rộng có tác dụng duy trì quan hệ liên các
nhân và thu hút sự chú ý của người nghe.
1.2.2. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp
1.2.2.1. Khái niệm HVNN gián tiếp
Yule phân biệt HVNN trực tiếp và HVNN gián tiếp dựa vào mối quan
hệ giữa cấu trúc và chức năng. Ông cho rằng: “Khi nào có một quan hệ trực

tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng thì chúng ta có 1 hành vi ngôn ngữ
trực tiếp. Khi nào có một quan hệ gián tiếp giữa một cấu trúc và một chức
năng thì chúng ta có một hành vi ngôn ngữ gián tiếp”. [20, Tr 29]
Quan niệm trên của Yule dẫn người đọc đến một câu hỏi: vậy thì “quan
hệ gián tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng” là gì?
Trả lời câu hỏi này, Searle đưa ra khái niệm hành vi ngôn ngữ gián
tiếpdựa trên sự phân biệt tính trực tiếp và tính gián tiếp như sau: “…một

21


hành vi ở lời được thực hiện gián tiếp thông qua sự thực hiện một hành vi ở
lời khác sẽ được gọi là một hành vi gián tiếp” [Dẫn theo 41, Tr 20]
Cụ thể hơn, Recannetedựa trên hiệu lực ở lời để định nghĩa hành vi
ngôn ngữ gián tiếp: “ Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, vì rất nhiều lí do khác
nhau mà người nói sử dụng hành vi ngôn ngữ này nhưng nhằm đạt tới 1 hiệu
lực ở lời của một hành vi ngôn ngữ khác thì hành vi ngôn ngữ đó chính là
hành vi ngôn ngữ gián tiếp” [20, Tr 29].
Ví dụ 7:
-

Sp1: Lan ơi, trời mưa rồi đấy

-

Sp2: Vâng, con cất quần áo ngay đây!
Về hình thức, phát ngôn của Sp1 chỉ là hành vi thông báo, trình bày,
nhưng nó lại nhằm đạt đến hiệu lực ở lời của hành vi điều khiển. Phát ngôn
như vậy được coi là một HVNN gián tiếp.
Phân loại HVNN gián tiếp


1.2.2.2.

Brown và Levinson phân HVNN gián tiếp thành hai loại là HVNN gián
tiếp quy ước và HVNN gián tiếp phi quy ước. Trong quá trình nghiên cứu, người
viết nhận thấy rằng HVNN nói kháy thuộc HVNN gián tiếp phi quy ước
Nếu HVNN gián tiếp quy ước luôn được cố định bởi những mô thức thì
HVNN gián tiếp phi quy ước luôn có những hàm ngôn bỏ ngỏ, tức là những hàm
ngôn xuất hiện tùy theo sự tri nhận của người nghe, theo ngữ cảnh giao tiếp.
Theo Đỗ Hữu Châu: Hàm ngôn ngữ dụng là những hàm ngôn có quan
hệ với các quy tắc ngữ dụng, nghĩa là loại hàm ngôn có sự liên hệ rất mong
manh, ít ỏi giữa các yếu tố ngôn ngữ với hiệu lực ở lời gián tiếp.
Đặc điểm của HVNN gián tiếp phi quy ước:
(1) Hiệu lực ở lời gián tiếp của HVNN gián tiếp phi quy ước phụ thuộc
nhiều vào ngữ cảnh.
(2) HVNN gián tiếp phi quy ước có tần số sử dụng thấp.

22


(3) Không cố định trong khuôn hình, cấu trúc hay yếu tố ngôn ngữ cụ thể nào.
(4) Có thể có hơn một hiệu lực ở lời gián tiếp được gài vào trong một hiệu lực ở

lời trực tiếp (tức hàm ngôn mang tính tầng bậc).
Ví dụ 8: Sp2 sai Sp1 đi công chuyện xa. Sp1 xin Sp2 ít tiền để dọc
đường uống nước nhưng Sp2 không cho.
Sp1:Hay là ông cho tôi mượn cái chày giã cua vậy!
Sp2: Để mày làm gì?
Sp1: Dạ, vắt cổ chày cũng ra nước mà!
[55, Tr 67]

Trong ngữ liệu này, về hình thức, phát ngôn của Sp1 là hành vi mượn.
Tuy nhiên, trong tình huống giao tiếp cụ thể, phát ngôn này lại hướng tới hiệu
lực ở lời là bóng gió xa xôi về tính bủn xỉn, keo kiệt của Sp2.
Các kết quả nghiên cứu ở trên cho phép chúng ta khẳng định rằng: Sử
dụng các HVNN theo lối gián tiếp là biện pháp rất có hiệu lực để truyền
báo các ý nghĩa hàm ẩn, đặc biệt là ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên dụng
học. Thực tế có rất nhiều các hành vi được dùng theo lối giao tiếp khác
nhau tùy hoàn cảnh giao tiếp. Với hành vi nói kháy, do tính chất đe dọa
thể diện của nó với người tiếp nhận là rất lớn và đặc trưng “bóng gió xa
xôi” nên người tạo lập chỉ sử dụng HVNN gián tiếp.
1.3. Lý thuyết về lập luận
1.3.1. Khái niệm
Lập luận là đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết
luận hay chấp nhận một kết luận nào đó mà người nói muốn đạt tới.
1.3.2. Cấu trúc
Lập luận gồm hai thành phần chính:
+ Luận cứ (p,q) : là những lí lẽ và dẫn chứng.
+ Kết luận (r): được suy ra từ lí lẽ và dẫn chứng.
Vị trí của luận cứ và lập luận không cố định

23


Ví dụ 9:
Em ơi, đất nước là máu xương của mình (p)
Phải biết gắn bó và san sẻ (r)
Ví dụ trên mang cấu trúc thông thường của lập luận: gồm hai phần luận
cứ (p) và kết luận (r). Qua thông tin được nêu ra ở (p), người nói muốn hướng
tới một đánh giá, một thái độ, một tình cảm, một hành động: “Phải biết gắn bó
và san sẻ”.

Do đặc trưng của HVNN nói kháy, người nói không dùng cách nói trực
tiếp mà bóng gió xa xôi, có chủ ý nên phần kết luận sẽ được ẩn đi. Thay vào
đó, người nói chỉ đưa ra lí lẽ, dẫn chứng, người nghe phải thông qua thao
tác suy ý mới nắm bắt được ý nghĩa của phát ngôn và ý đồ của người nói.
Ví dụ 10:Sp1, Sp2 đều là công an. Sp1 đang bực mình vì gọi điện cho
người yêu mà không được.
-

Sp2: Chị Nam, hết giờ rồi chị đứng đây làm gì?

-

Sp1: Tôi đứng đây thì liên quan gì đến cậu?

-

Sp2: Ơ, hôm nay không bắt được ai nên chị bức xúc à?

-

Sp1: Ăn nói mất quan điểm! Càng bắt được ít tội phạm càng chứng tỏ xã hội
càng bình yên chứ sao!

-

Sp2: Hi, xã hội thì bình yên nhưng có người thì đang giông tố!

-

Sp1: Cậu không nghiêm túc được 1 phút à?

[67]
Ở lời thoại của Sp2, kết luận: chị đang “giông tố” tồn tại ở dạng hàm
ẩn. Sp2 đưa ra phát ngôn: “ xã hội càng bình yên nhưng có người thì đang
giông tố!”. Phát ngôn này sử dụng kết tử “nhưng” là “kết tử ba vị trí, đòi hỏi
phải có ba phát ngôn mới có thể hình thành nên một lập luận” [Dẫn theo Đỗ
Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học tập 2, Tr185]. Theo đó, đã dùng kết tử
“nhưng”, nhất thiết phải có ba phát ngôn: hai phát ngôn làm luận cứ, lí lẽ và

24


một phát ngôn kết luận. Trong ví dụ này, với dụng ý nói kháy, người nói chỉ
đưa ra hai phát ngôn “xã hội thì bình yên” và “có người đang giông tố”, mà
ẩn đi phát ngôn kết luận, để người nghe tự suy ý. Cùng với đó, cụm từ ám
chỉ :”có người” – chung chung, không cụ thể - khiến người nghe hiểu rằng
người nói có thể bao hàm cả mình. Từ đó dẫn đến thái độ bực tức, kèm lời đề
nghị gián tiếp bằng hình thức hỏi: “Cậu không nghiêm túc được 1 phút à?”.
Trong HVNN nói kháy với các kiểu từ ngữ chuyên dụng như: có người,
ối người, loại nào, cái thằng, cái đứa,…, thậm chí là câu tỉnh lược chủ ngữ,
nên cách suy luận này trở nên phổ biến.
Cũng bởi đặc trưng bóng gió xa xôi, vế kết luận bao giờ cũng được ẩn
đi, nên trong HVNN nói kháy xuất hiện trường hợp người nghe không đủ luận
cứ để đi đến kết luận, dẫn đến việc không hiểu phát ngôn  hỏi lại  người
nói phải giải thích, làm rõ hơn nội dung thông tin để người nghe có thể hiểu
được nội dung, ý đồ của mình. Do đó,trong HVNN nói kháy còn xuất hiện
cặp chêm xen ở giữa, làm sáng rõ nội dung được nêu ra ở tham thoại
dẫn nhập của cặp kế cận.
Như vậy, với đặc trưng của HVNN nói kháy, lập luận là cơ sở lý thuyết
quan trọng để nhân vật giao tiếp tạo lập, tiếp nhận lời nói kháy. Bởi vậy, đây
là công cụ không thể thiếu với các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về hành vi

ngôn ngữ này.

TIỂU KẾT
Các lý thuyết về hội thoại (khái niệm, quy tắc, cấu trúc), hành vi ngôn
ngữ (động từ ngữ vi, BTNV, PNNV, hành vi ngôn ngữ gián tiếp) và lý thuyết
về lập luận là công cụ quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề liên quan
đến đề tài.
Hội thoại là hình thức giao tiếp quan trọng và phổ biến nhất của ngôn
ngữ. Nó chịu sự chi phối của các nguyên tắc nhất định như nguyên tắc luân
25


×