Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Nghiên cứu sự phân bố, một số đặc điểm sinh học, sinh thái loài Bách Bộ (Stemona tuberosa Lour. và Stemona pierrei Gagnep.) ở vùng núi tỉnh Borikhamxai, nước CHDCND Lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.45 MB, 83 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) là quốc gia
duy nhất ở châu Á không có biển, nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió
mùa; một năm có hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô là điều kiện thuận lợi
cho các loài thực vật sinh trưởng, phát triển. Rừng trên đất nước Lào rất đa
dạng, phong phú bao gồm nhiều kiểu rừng khác nhau phân bố khắp từ Bắc
đến Nam Lào, trong rừng có nhiều loài cây gỗ quý, lâm sản và cây thuốc.
Cây Bách bộ (Stemona spp.) là một trong số những cây thuốc cổ
truyền, từ lâu đã được nhân dân Lào nói riêng và nhân dân các nước châu Á
nói chung sử dụng để chữa ho hàn, trị bệnh giun, sán, diệt côn trùng, mối
mọt… (Nguyễn Tiến Bân, 2003) [4]. Những nghiên cứu gần đây trên thế giới
cho thấy: ngoài khả năng diệt mối mọt, côn trùng, điều trị một số bệnh thông
thường (ho hàn, trị giun, sán…) người ta còn phát hiện thấy một số hợp chất
thiên nhiên phân lập từ cây Bách bộ (S. tuberosa) có khả năng ức chế sự phân
bào qua đó hạn chế được sự phát triển của tế bào ung thư (Ye, 1994). Việt
Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan là những nước có nguồn cây
thuốc Bách bộ khá dồi dào, đa dạng. Ở Lào có khoảng 11 loài Bách bộ (Phạm
Hữu Điển et all, 2002) [12] nhưng được khai thác và sử dụng nhiều nhất là
loài Stemona tuberosa. Một số loài Bách bộ như Stemona tuberosa,
S.cochinchinensis, S. pierrei… đã được quan tâm nghiên cứu ở nhiều trên thế
giới (Việt Nam, Mĩ, Trung quốc, Ấn độ…) (Murthy, 2013) vì giá trị kinh tế
cao của chúng; các nhà khoa học không chỉ chú ý tới sự phân bố, khai thác
mà hiện nay đã quan tâm nghiên cứu sâu về thành phần hóa học và hoạt tính
sinh học.
Nước CHDCND Lào nằm trong khu vực Đông Nam Á, là nơi có nguồn
tài nguyên cây Bách bộ trong tự nhiên phong phú cho nên từ lâu, người dân ở
1


Nam Lào đã biết sử dụng bài thuốc cổ truyền là dùng phần củ của cây Bách


bộ chữa các bệnh về da, ung thư gan, diệt sâu, chống mọt… Tuy nhiên, tất cả
mới chỉ dừng lại ở những kinh nghiệm dân gian, khai thác Bách bộ hoang dại
một cách tự phát. Việc nghiên cứu phân bố, đặc điểm sinh học, sinh thái,
phương pháp trồng, canh tác và hoạt chất sinh học của các loài thuộc chi Bách
bộ (Stemona) ở Lào chưa có nhiều do còn thiếu những chuyên gia giỏi. Hiện
nay người dân vẫn tiếp tục khai thác Bách bộ trong tự nhiên nên số lượng, sản
lượng củ Bách bộ không còn nhiều. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi
chọn đề tài: “Nghiên cứu sự phân bố, một số đặc điểm sinh học, sinh thái
loài Bách Bộ (Stemona tuberosa Lour. và Stemona pierrei Gagnep.) ở
vùng núi tỉnh Borikhamxai, nước CHDCND Lào”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sự phân bố của hai loài thuộc chi
Bách bộ Stemona tuberose và Stemona pierrei ở vùng núi tỉnh Borikhamxai
từ đó để xuất biện pháp bảo vệ, bảo tồn, phát triển và khai thác theo hướng
phát triển bền vững những loài cây này; đặc biệt là loài S.tuberosa-một loài
thực vật có giá trị cao đang bị khai thác đến cạn kiệt trên trái đất.
3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực
nghiên cứu: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai, tài nguyên động,
thực vật, dân số và lao động, cơ sở hạ tầng, các hoạt động sản xuất trên địa
bàn, cơ cấu kinh tế và các hoạt động khác như: Giáo dục, y tế, văn hóa….
- Nghiên cứu sự phân bố của loài Bách bộ Stemona tuberose và
Stemona pierrei ở vùng núi tỉnh Borikhamxai.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của hai loài nghiên cứu.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của hai loài Stemona
tuberosa, S.pierrei phân bố ở vùng núi tỉnh Borikhamxai.
2


• Đặc điểm hình thái rễ, thân, lá.

• Đặc điểm cấu tạo rễ, thân, lá.
• Đặc điểm của cơ quan sinh sản.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học:
Cung cấp hệ thống cơ sở dữ liệu của loài Stemona tuberosa và Stemona
pierrei nhằm cung cấp các cơ sở và bằng chứng khoa học cho việc phục hồi,
bảo tồn, phát triển và khai thác nguồn tài nguyên này theo hướng bền vững.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả đề tài cung cấp các thông tin có cơ sở về chủng loại, số lượng,
chất lượng, phân bố cũng như các xu hướng diễn biến của tài nguyên rừng
trong mối quan hệ với các hoạt động kinh tế xã hội.
Những kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tư liệu có thể tham khảo
cho các nghiên cứu về phục hồi và phát triển nguồn tài nguyên lâm sản ngoài
gỗ trên địa bàn vùng miền núi nói riêng và tỉnh Borikhamxai nói chung.

3


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Nghiên cứu về họ Bách Bộ (Stemonaceae)
1.1.1. Phân loại
Họ Bách Bộ (Stemonaceae Engl.) thuộc bộ Dứa dại (Pandanales), lớp
thực

vật

Một




mầm

(Monocotyledoneae),

ngành

Hạt

kín

(Angiospermatophyta). Họ Bách bộ được chia thành bốn chi là Croomia Torr.,
Stemona Lour., Stichoneuron Hook. F. và Pentastemona Steenis (Phạm Hoàng
Hộ, 1972; 1993) [17, 18]. Trong đó, chi Stemona Lour. là lớn nhất (khoảng 30
loài) do đó có tài liệu vẫn xếp là một chi thuộc họ Bách bộ nhưng cũng có
những tài liệu xếp đó thành một họ riêng (Nguyễn Tiến Bân, 2003) [4].
Bảng 1.1. Bảng phân loại các loài thuộc chi Stemona Lour theo WCSP (World
Checklist of Selected Plant family)

1. Stemona angusta I.R.H.Telford
2. Stemona aphylla Craib
3. Stemona australiana (Benth.) 4. Stemona burkillii Prain
C.H.Wright
5. Stemona cochinchinensis Gagnep.
7. Stemona curtisii Hook.f.
9. Stemona hutanguriana Chuakul
11. Stemona javanica (Kunth) Engl.
13. Stemona kurzii Prain
15. Stemona mairei (H.Levs.) K.Krause
17. Stemona phyllantha Gagnep

19. Stemona prostrata I.R.H.Telford
21. Stemona squamigera Gagnep
23. Stemona tuberosa var. moluccana

6. Stemona collinsiae Craib
8. Stemona griffithiana Kurz
10. Stemona japonica (blume) Miq.
12. Stemona kerrii Prain
14. Stemona lucida (R.Br.) Duyfjes
16. Stemona parviflora C.H.Wright
18. Stemona pierrei Gagnep
20. Stemona sessilifolia (Miq.) Miq.
22. Stemona tuberosa Lour.
24. Stemona tuberosa var. tuberosa

(Blume) ined.
Nguồn: WCSP (World Checklist of Selected Plant family)
1.1.2. Chi Bách bộ (Stemona)
Chi Stemona là chi lớn nhất trong họ Bách bộ (Stemonaceae) với
khoảng trên 30 loài. Ở Việt Nam, số lượng loài Bách bộ trong chi Stemona

4


được tìm thấy là 6 loài (Phạm Hoàng Hộ, 1993) [18]. Đó là các loài Stemona
cochinchinensis Gagnep (Bách Bộ Nam Bộ), Stemona collinsiae Craib (Bách
Bộ hoa tím), Stemona pierrei Gagnep (Bách Bộ lá nhỏ), Stemona phyllantha
Gagnep (Bách Bộ hoa trên lá), Stemona saxorum Gagnep (Bách Bộ đứng,
Bách Bộ đá) và Stemona tuberosa. Lour. (Bách Bộ thân leo).
Theo Bouahom, 2005 [50], tại Lào hiện 11 loài thuộc chi Stemona là:

S.tuberosa.,

S.

phyllanthawa

Gagnep.,

S.

squamigera

Gagnep.,

S.

cochinchinensis Gagnep., S. pierrei Gagnep., S. saxorum Gagnep., S.
collinsae Craib., S. aphylla Craib., S. burkillii Prain., S. griffithiana Kurz và
S. kerrii Craib. tuy nhiên số lượng, mật độ và phạm vi phân bố của các loài
này rất khác nhau. Bách bộ ở Lào phân bố rải rác ở vùng núi miền bắc, đồng
bằng miền trung và miền nam nước Lào (Vonganatha Khamco, 2013) [36],
trong đó riêng ở tỉnh Borikhamxai qua điều tra khảo sát chúng tôi tìm được 2
loài phổ biến là S.tuberosa, S. pierrei.
Chi Stemona có nhiều cách gọi khác nhau tùy thuộc vào mỗi địa
phương, dân tộc. Ở Việt Nam, loài Bách bộ được gọi là cây ba mươi vì người
dân căn cứ vào số lượng củ trên mỗi cây mẹ (Phạm Hoàng Hộ, 1993) [18].
Người dân Lào hay Thái Lan lại gọi cây này là Gốc Samzip, Gốc Mư nang,
Gốc Ì nhạng [36]. Đa số các loài của chi này đều có dạng thân leo, một số loài
thân đứng nhỏ đều ưa khí hậu ẩm, mọc phổ biến trong rừng của các nước có
khí hậu nhiệt đới; phân bố rộng rãi cả ở vùng đồng bằng, cao nguyên và núi

cao. Dạng thân đứng phân bố phổ biến ở vùng đất ẩm ướt (khu vực rừng ven
sông, suối và các hồ có nước suốt năm), thường có nhiều ở vùng đồng bằng
hay đồi núi thấp. Dạng dây leo phổ biến phân bố rải rác ở vùng rừng rậm rạp
chẳng hạn như: cao nguyên và rừng nhiệt đới (Nguyễn Tiến Bân, 2003) [4].
Bách bộ có nhiều ở các nước châu Á như: Việt Nam, Trung Quốc, Lào,
Campuchia, Thái Lan….
5


1.2. Thành phần hóa học của cây Bách Bộ
Trong rễ củ Bách bộ (Stemona spp.) có nhiều loại alcaloid khác nhau,
phần lớn trong số đó có giá trị đối với y học. Theo các công trình nghiên cứu
về cây Bách bộ trong thời gian qua đã được báo cáo, có thể nói rằng nói đến
Bách bộ là người ta nói đến các hợp chất Stibenoide, Stemanthrene,
Stemofulan và ankaloid, do vậy nghiên cứu về Bách bộ không thể tách khỏi
việc nghiên cứu đến các hợp chất này. Ngoài ra trong rễ củ còn có glucid
(2,3%), lipid (0,84%), protid (9,25%) và acid hữu cơ (acid citric, malic,
oxalic...).
Trong rễ của loài Stemona tuberosa Lour. đã xác định có các alcaloid:
Tuberostemonin

(C22H23O4N),

Neotuberostemonin

oxotuberostemonin

(C22H31O5N), stenin (C17H22O2N), stemotinin (C18H25O5N), isostemotinin
(C18H25O5N), tuberostemoninol (C22H34O6N), Bisdehydroneotuberostemonin.
Phạm Hữu Điển, 2000 và cs. [12] đã nghiên cứu thành phần hóa học

của 4 loài Bách bộ của Việt Nam: S.tuberosa, S.collinsae, S.saxorum và
S.cochinchinensis và đã phân lập được trên 30 ancaloit, một số dẫn xuất
bisbenzopyran. Trong đó, từ loài S.cochinchinenis, các tác giả đã phân lập
được một ancaloit có cấu trúc khung mới, đặt tên là cochinchistemonin.
• Stilbenoit
Năm 2001, Xin-Zhuo Yang và các cộng sự [33] đã tìm thấy được bốn
stilbenoit mới trong cây Stemona japonica và tiến hành kiểm tra tính kháng khuẩn
đối với các chủng vi khuẩn Staphylococus aureus, Staphylococus epidermidis,
Escherichia coli và nấm Candida albicans trong đó có ba hợp chất có khả năng
kháng S. aureus và S. epidermidis rất mạnh mà trước đó chỉ thu được trong cặn
chiết ethanol của S. tuberosa và cặn chiết clorofom của S. collinsae.

6


Cùng năm 2001, Xin - Zhou Zhang và các cộng sự cũng phân lập được
sáu hợp chất stilbenoid trong đó có hai hợp chất mới từ rễ cây một loài Bách
bộ khác ở Trung Quốc (Stemona sessilifolia) [48].
Năm 2008, mười hai dihydrostilbenes mới và năm chất cũ đã được tìm
thấy trong rễ của cây S.tuberosa. Trong đó có hợp chất 3 - hydroxy - 2 - metyl
- 5 - methoxy bibenzyl có khả năng ức chế Bacillus pumilus (MIT 12,5-25
lg/mL) (Vongana Khamco,2013) [36].
Cũng trong năm 2008 các tác giả đã chiết suất được ba dihydrostilbene
mới và một số hợp chất cũ khác từ rễ của cây Stemona japonica và các tác giả
đã tìm ra được hai hợp chất có khả năng ức chế nấm Candia albican đó là các
hợp chất 3, 5 - dihydroxy - 20 - methoxy bibenzyl và 3, 3’- dihydroxy - 2, 5’
-dimethoxy bibenzyl (dẫn theo Vongana Khamco, 2013) [36].
• Stemanthrene
Năm 2003, tại Thái Lan, Katharina và các cộng sự đã tìm thấy 3
stemanthrene mới, một stemanthrene đã biết và thử hoạt tính chống nấm. Sau

khi kiểm tra, các tác giả thấy rằng nếu vòng A được giữ nguyên, không thay
thế các nhóm chức khác thì các hợp chất này đều có khả năng chống nấm [47].
Cũng theo [48], Xin Zhous Yang và các cộng sự đã tìm thấy
1stemantrene từ rễ của cây Stemona japonica và hợp chất này có khả năng ức
chế hai loại vi khuẩn đó là S.aureus và S.epidermidis.
Vào năm 2006, tại Trung Quốc, Ya-Zhang Zhang và các cộng sự đã
phân lập được từ rễ cây Stemona japonica hợp chất stemanthrene G (dẫn theo
Vongana Khamco, năm 2013) [36].
Từ cây Stemona tuberosa, năm 2008, Li-Gen Lin đã phân lập tiếp được
thêm một stemanthrene tên là stemanthraquinone [ 37].

7




Stemofuran

Năm 2010, nhóm nghiên cứu của Sastraruji đã phân lập từ rễ cây
Stemona aphylla mọc ở Thái Lan chín hợp chất stemofuran và đem năm hợp
chất đi thử hoạt tính sinh học. Kết quả cho thấy, ba trong số đó có khả năng
ức chế vi khuẩn MRSA (Methicillin-resistant Staphylococcus aureus) là vi
khuẩn nguy hiểm có khả năng làm suy yếu hệ miễn dịch và kháng lại các loại
thuốc kháng sinh thông dụng (dẫn theo Vongana Khamco, năm 2013) [36].
Ngoài ra, năm 2004 nhóm nghiên cứu của Brigitte Brem tìm ra 4 hợp
chất dehydrotocopherol trong rễ cây của các loại Bách bộ khác nhau và
chúng đều có khả năng chống oxy hóa thử nghiệm với các gốc tụ do DPPH
(Vongana Khamco năm 2013) [36].
1.3. Công dụng
Từ lâu Bách bộ được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh nên có

nhiều những nghiên cứu về công dụng của các loài Bách bộ. Theo y học cổ
truyền, bách bộ có vị đắng ngọt, tính hơi ôn. Thuốc có khả năng trị ho do hư
lao, thường dùng trong trị lao phổi, khí quản viêm mãn tính, ho gà, giun đũa,
giun kim và nhuận phế, chỉ khái, sát trùng (Đỗ Tất Lợi, 2000) [22].
Theo kinh nghiệm dân gian, người Lào đã sử dụng toàn bộ cây Bách bộ
làm thuốc giảm sốt, chữa bệnh liệt, tê và bệnh sẩy trong gia súc, làm tê liệt
giun rất có hiệu quả. Ngoài ra còn sử dụng làm thuốc diệt côn trùng để bảo vệ
các loài cây trồng (Rattanavong, 2005) [40].
1.4. Lịch sử nghiên cứu giải phẫu - hình thái học thực vật
Từ khi mới hình thành, xã hội loài người đã tiếp xúc với giới Thực vật
phong phú ở xung quanh để phục vụ cho nhu cầu ăn, ở, mặc của mình do đó
vốn hiểu biết về hình thái các loại cây đã được hình thành và dần được tích
lũy thêm. Một số tài liệu xưa để lại đã chứng tỏ điều này, ví dụ: trong các
sách cổ của Trung Quốc như “Hạ tiểu chính” (cách đây hơn 3000 năm) và
8


“Kinh Thi” (cách đây gần 3000 năm) đã mô tả hình thái và các giai đoạn sống
của nhiều loại cây. Một pho sách cổ của Ấn Độ “Suscoruta” viết vào thế kỉ XI
trước Công nguyên đã mô tả hình thái của 760 loài cây thuốc. Đến thế kỉ thứ
III thứ IV trước công nguyên mới bắt đầu có những hiểu biết có tính chất hệ
thống về Thực vật [44] nhưng cũng chủ yếu tập trung vào phân loại những
loài cây có ích đối với con người. Tuy nhiên, khoa học kỹ thuật thời kì này
chưa phát triển, chưa có phương tiện để phân tích cấu trúc nên trong một thời
gian dài người ta chủ yếu dùng các đặc điểm hình thái của cây để làm tiêu
chuẩn phân loại. Bởi thế lịch sử phát triển của giải phẫu - hình thái học thực
vật gắn liền sự phát triển của Phân loại học Thực vật.
Sự phát minh ra kính hiển vi của nhà vật lí học người Anh Robert Hook
(thế kỉ thứ XVII) đã mở đầu cho giai đoạn mới, nghiên cứu cấu trúc bên trong
của cơ thể, tức là nghiên cứu về tế bào. Các công trình nghiên cứu khác nhau

trong lĩnh vực tế bào của nhiều nhà khoa học trên thế giới đã dần dần làm
sáng tỏ cấu trúc và chức năng của tế bào, dẫn tới hình thành học thuyết tế bào
(1838). Giữa thế kỉ XIX, công trình nghiên cứu về thực vật có hạt của
Hoffmeister đã lấp hố ngăn cách giữa thực vật Hạt trần và thực vật Hạt kín.
Nhờ việc phát minh ra kính hiển vi điện tử, người ta đã nghiên cứu được cấu
tạo siêu hiển vi của tế bào. Vào nửa sau của thế kỉ này, việc nghiên cứu hình
thái, giải phẫu thực vật ngày càng được đẩy mạnh và được áp dụng cho các
ngành khoa học khác như phân loại, sinh lý, sinh thái học thực vật. Kết quả
nghiên cứu đã được tập hợp trong một só sách giải phẫu thực vật của nhiều
tác giả trên thế giới, như “Giải phẫu các họ cây Hai lá mầm và Một lá mầm”
(1950,1960,1961) của Canfo và Sanco, “Giải phẫu Thực vật” của Esau…
[14,15]
Giải phẫu - hình thái học thực vật cung cấp các kiến thức cơ sở cho
nhiều môn học khác, trước hết là đối với Phân loại học thực vật. Từ xa xưa,
9


các nhà thực vật học đã sử dụng nhiều dấu hiệu hình thái để phân loại cây cối.
Đặc biệt, từ thế kỉ XVI trở đi, người ta đã biết dựa vào các đặc điểm hình thái
cơ quan sinh sản và sinh dưỡng làm tiêu chuẩn phân loại. Trong nhiều trường
hợp, các đặc điểm giải phẫu không những được dùng để dùng phân loại các bậc
phân loại lớn như họ, chi mà cả đến loài và dưới loài nữa. Ngày nay, hệ thống
học thực vật được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các dẫn liệu của các ngành
khoa học khác nhau có liên quan đến thực vật, trong đó có hình thái tiến hóa,
đặc điểm các dấu hiệu về giải phẫu là những dẫn liệu quan trọng và đáng tin
cậy không thể thiếu được (Hoàng Thị Sản, Nguyễn Phương Nga) [30].
Ở Việt Nam, trong thời kì thực dân Pháp đô hộ, việc nghiên cứu gặp
nhiều hạn chế và có ít công trình được xuất bản. Trong những năm gần đây
hướng nghiên cứu giải phẫu và hình thái cũng như các đặc điểm sinh học khác
cũng được quan tâm và triển khai ở các trường đại học, cao đẳng, các viện, các

trung tâm nghiên cứu, thể hiện qua các công trình nghiên cứu, sách, tạp chí
khoa học… Những kiến thức cơ bản về hình thái - giải phẫu thực vật đã được
trình bày trong những sách “Hình thái học Thực vật” (Nguyễn Bá), “Hình thái giải phẫu học thực vật” (Hoàng Thị Sản, Nguyễn Phương Nga) [30].
Các hướng nghiên cứu về giải phẫu thích nghi gần đây cũng được triển
khai mạnh mẽ trên các nhóm đối tượng khác nhau như Phan Nguyên Hồng
1970 [24], đã nghiên cứu một số đặc điểm cấu tạo của các cơ quan sinh
dưỡng ở một số loài cây ngập mặn ở các chi Lumnitzera, Ceriops, Sonneratia,
Aegiceras, Acanthus, Avicennia… và một số loài cây Một lá mầm sống trong
nước lợ như cói (Cyperus malaccensis), mái dầm (Cryptocoryne ciliata) và
dừa nước (Nypa fruticans). Tác giả nhận xét về sự thích nghi của các cơ quan
sinh dưỡng với môi trường sống ngập nước triều mặn đã hình thành nên một
số đặc điểm như các tổ chức chứa khí trong rễ và thân, sự tiết muối thông qua
việc tích lũy muối thừa trong các mô và thải ra ngoài môi trường khi lá rụng
10


hoặc lá cây có các tuyến tiết muối thừa. Năm 1991 trong luận án Tiến sĩ khoa
học tác giả đã nghiên cứu rất sâu về cấu tạo giải phẫu cả về cơ quan sinh
dưỡng và cơ quan sinh sản, sinh lý sinh thái cây ngập mặn [25].
Nghiên cứu về hình thái, giải phẫu thích nghi cây rừng ngập mặn ở Việt
Nam còn có một số tác giả khác như: Trần Văn Ba (1984) [3] nghiên cứu giải
phẫu và hình thái rễ một số loài thực vật rừng ngập mặn. Tác giả đã nhận xét
về sự thích nghi của hệ thống rễ cây với môi trường đất ngập mặn và thiếu
không khí. Sự thích nghi này đã hình thành nên một số loại rễ đặc biệt như rễ
chống, rễ khí sinh, rễ hô hấp.
Đỗ Thị Lan Hương, 2011 [26] đã nghiên cứu về hình thái giải phẫu
thích nghi một số loài dây leo thân thảo ở miền BắcViệt Nam. Trong nghiên
cứu của mình tác giả tập trung nghiên cứu khả năng chịu lực, đặc điểm cấu
tạo cơ quan sinh dưỡng của các loài dây leo thân thảo trong đó đặc biệt chú ý
đến cấu tạo của thân cây thích nghi với điều kiện leo quấn. Loài Bách bộ S.

tuberosa tác giả cũng đề cập đến tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên
cứu cấu tạp giải phẫu của thân cây liên quan đến khả năng leo bám.
Đào Anh Phúc (2011) [28] nghiên cứu đặc điểm hình thái giải phẫu
thích nghi của loài Huyết giác, Phát lộc, Trúc Nhật, Thiết mộc lan thuộc chi
Huyết giác (Dracaena Vand.ex L.-F.) họ Huyết giác (Dracaenaceae).
Nguyễn Chung Hà (2007) [16] nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải
phẫu một số loài họ Ráy (Araceae) trong một số môi trường khác nhau. Trong
nghiên cứu của mình, tác giả đã chỉ ra những đặc điểm cấu tạo thích nghi của
rễ, thân, lá với môi trường đất, biểu sinh trên thân cây thân gỗ.
Nguyễn Văn Quyền (2008) [27] nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải
phẫu thích nghi và sinh lý của một số loài họ Cau (Arecaceae)… Những
nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ những vấn đề của khoa học giải phẫu
thực vật, đồng thời đã có những ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn.
11


Lớp Một lá mầm là một nhóm thực vật Hạt kín tiến hóa theo một nhánh
riêng, bao gồm khoảng 70000 loài. Tuy có số lượng ít nhưng có ý nghĩa rất
lớn: tất cả cây lương thực chủ yếu của người (lúa, lúa mì, ngô…) và của gia
súc (nhiều loại cỏ), nhiều loại cây thuốc chữa bệnh đều thuộc lớp này [9]. Đa
số các loài có dạng thân cỏ, có hệ rễ chùm, lá thường có gân song song hoặc
hình cung, hoa mẫu ba, hạt chứa phôi có một lá mầm và nội nhũ phát triển.
Về mặt giải phẫu, thực vật Một lá mầm có nhiều đặc điểm khác biệt so
với thực vật Hai lá mầm. Đặc biệt là đặc điểm của thân, thân cây Một lá mầm
thường chỉ có cấu tạo sơ cấp do đặc điểm sinh trưởng sơ cấp ở những loài
này, còn thực vật Hai lá mầm thân thường có cấu tạo thứ cấp với sự hoạt động
mạnh mẽ của tầng phát sinh trụ. Thân cây Một lá mầm có các bó mạch phân
bố rải rác xen lẫn với mô mềm. Cách phân bố này khác với cây Hai lá mầm hệ dẫn thường tập trung ở trung tâm của thân tạo nên những phần trụ vững
chắc, chiếm phần lớn diện tích mặt cắt ngang thân. Trong cấu tạo của rễ, lá
cũng có nhiều điểm khác biệt giữa hai nhóm thực vật này, nhất là sự phân bố

của hệ mạch, cấu tạo của các bó mạch và một số đặc điểm khác như hệ thống
mô nâng đỡ, mô che chở, mô đồng hóa…

12


Chương 2
ĐỒI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu 2 loài Bách bộ thuộc chi Stemona mọc ở
vùng núi tỉnh Borikhamxai gồm: Stemona tuberosa Lour. và Stemona pierrei
Gagnep. Đây là 2 loài thuộc chi Bách bộ mọc ở Lào đã và đang bị khai thác
nhiều, chưa được nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái, tình hình khai
thác và sử dụng ở Lào.
Loài

Bách

bộ

(Stemona

tuberosa Lour.) hay còn gọi là Củ
ba mươi, Củ rận trâu, Dây rẹt ác
thuộc họ Bách bộ. S. tuberosa là
loại cây thân leo có thân mảnh,
nhẵn, dài đến 6-8m, ở gốc có nhiều
rễ củ mọc thành chùm, 10 - 20 hoặc
30 củ (nên được gọi là củ ba mươi).

Lá mọc đối hay so le, giống lá của
nhiều loài thuộc họ Củ nâu
(Dioscoreaceae), có 7 gân chính, lồi
ở mặt dưới, gân tam cấp thành sọc
ngang mảnh, dài 10-15cm, rộng 47cm, đầu lá nhọn kéo dài. Cụm hoa
ở nách lá, có cuống dài 2-4cm,

Hình 2.1. Cây Bách bộ (Stemona tuberosa

mang 1-2 hoa to. Bao hoa có 4

Lour.) mọc tự nhiên trên núi

mảnh dài 5cm, rộng 4mm, mặt
ngoài màu vàng lục, mặt trong màu đỏ tươi, có mùi thối; nhị dài 4-5cm (hình
13


2.1). Quả nang chứa nhiều hạt. Cây ra hoa tháng 3-6, có quả tháng 6-8 (Vũ
Ngọc Kim, 1996) [20].
Loài Bách bộ lá nhỏ (Stemona pierrei) là loài dây leo có thân mảnh, dài
nhẵn; các long thân rất dài, ở mỗi
mấu thân có 2 lá mọc đối nhưng
các lá đều có xu hướng quay về
phía nguồn sáng do Bách bộ lá
nhỏ thường sống dưới tán rừng.
Như vậy, cả hai loài nghiên
cứu đều có dạng thân leo quấn,
dài khoảng 1,5m (hình 2.1; 2.2),
lóng có khía; lá đơn, mép nguyên,

mọc đối, cả hai mặt bóng láng, có
7 gân chính xếp thành hình cung
đặc trưng của họ Stemonaceae, lồi
ở mặt dưới, gân tam cấp thành sọc

Hình 2.2. Loài Bách bộ lá nhỏ (Stemona pierrei)
mọc hoang trên các sườn núi của tỉnh
Borikhamxai

ác sinh cảnh chính của khu vực.nh chính của
khu vực.của người dân địa phương cùng với
sắp xếp của hệ gân là một trong
việc nghiên cứu trên sơ đồ trước đó. các
những dấu hiệu nhận dạng nhanh các loài thuộc chi Stemona. Hoa mọc thành
ngang mảnh. Hình thái lá, cách

chùm từ 2-3 bông/cụm, mặt trong của cánh hoa có màu đỏ sẫm (S. tuberosa)
hoặc màu đỏ nhạt hơn, hơi pha xanh nhất là mặt ngoài của cánh hoa (S.
pierrei). Cả hai loài đều có 4 nhị xếp tương đối đứng trong hoa, khó phân biệt
chỉ nhị và bao phấn. Hình thái của chỉ nhị và bao phấn cũng là dấu hiệu để
nhận biết. Quả nang dài 1,5cm, mỗi quả có1 hột, mầu nâu, dài 13 mm có sọc.
Tên khoa học của các mẫu thực vật nghiên cứu đã được TS. Trần Thế
Bách, Viện Sinh thái - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giúp
xác định.
14


Hiện nay các mẫu tiêu bản được lưu giữ tại Phòng thí nghiệm Bộ môn
Thực vật, Khoa sinh học, Trường ĐHSP Hà Nội.
Loài Bách bộ lá nhỏ (Stemona pierrei) được thu hái tại tỉnh

Borikhamxai, nước CHDCND Lào vào tháng 6 năm 2013, mẫu tiêu bản số
KPN-02.2013.
Mẫu cây Bách bộ thân leo (Stemona tuberosa) được thu hái tại tỉnh
Borikhamxai, nước CHDCND Lào vào tháng 7 năm 2013, mẫu tiêu bản số
KPN- 03.2013.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được tiến hành ở vùng núi tỉnh Borikhamxai, nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Để thu hái mẫu, đánh giá trữ lượng, nghiên cứu đặc điểm sinh thái của
các loài Bách bộ trong tự nhiên chúng tôi tiến hành điều tra ở vùng núi của
tỉnh Borikhamxai của nước CHDCND Lào. Sở dĩ chúng tôi chọn địa điểm
này vì theo một số điều tra đã có trước đây xác định đây là khu vực có các
loài thuộc chi Stemona phân bố (Vongana Khamco, 2013) [36]. Nơi nghiên
cứu trải dài trên một vùng rộng lớn của tỉnh Borikhamxai nên chúng tôi lựa
chọn 4 địa điểm cụ thể đó là làng Nam thon, làng Song họng, làng Pạk ka
đinh và làng Lạk sao; toàn bộ các tuyên nghiên cứu có chiều dài 157 km. Mỗi
địa điểm chúng tôi chọn 3 tuyến đi, các tuyến đi được thiết lập dự trên kinh
nghiệm của người dân địa phương cùng với việc nghiên cứu trên sơ đồ trước
đó. Các tuyến đi đảm bảo qua các sinh cảnh chính của khu vực nghiên cứu.
Các vùng núi ở khu vực này đều có độ đa dạng sinh học cao, ngoài ra nơi đây
còn chịu nhiều tác động của con người hơn những nơi khác của khu vực, bởi
đây là khu vực đã được mở đường nên giao thông thuận tiện.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 10
năm 2014.
15


2.4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp phân loại đều dựa trên nguyên tắc sau: những thực

vật có chung nguồn gốc, có những tính chất giống nhau. Thực vật càng gần
nhau thì tính chất giống nhau càng nhiều. Sự giống nhau có thể về đặc điểm
hình thái, giải phẫu, sinh lý sinh hoá, phôi sinh học,... Do đó có rất nhiều
phương pháp nghiên cứu khác nhau trong Phân loại học thực vật có thể sử
dụng nhiều phương pháp, thiết bị khác nhau từ việc sử dụng các kỹ thuật đơn
giản đến các phương tiện thiết bị tối tân. Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu
chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
2.4.1. Ngoài thực địa
Chúng tôi tiến hành điều tra theo tuyến, các tuyến nghiên cứu được bố
trí đi từ Bắc sang Nam, đi từ hướng Đông sang hướng Tây của vùng núi tỉnh
Borikhamxai. Các tuyến nghiên cứu đi qua những sinh cảnh chính của các
khu vực này như sườn núi, chân núi, các thung lũng giữa 2 sườn núi, đỉnh núi.
Khi điều tra chúng tôi đánh giá độ thường gặp, số bụi cây Bách bộ gặp trên
mỗi tuyến, số cá thể (đặc biệt chúng tôi tìm hiểu khả năng tái sinh tự nhiên
của các loài nghiên cứu).
Chụp ảnh trực tiếp ngoài thực địa dạng sống, cách mọc lá, màu sắc của
lá,... nhất là màu sắc, hình thái của hoa, quả - những đặc điểm dễ bị thay đổi
khi ngâm mẫu vào cồn hoặc khi khô đi.
Thu mẫu để nghiên cứu cấu tạo giải phẫu, làm tiêu bản hình thái, các
mẫu thu được đảm bảo mang tính chất đặc trưng của loài, không bị sâu bệnh,
gãy nát. Những mẫu đạt tiêu chuẩn được chúng tôi ngâm trong cồn 50 0 để cố
định, đưa về phòng thí nghiệm xử lý.
Phương pháp điều tra về đặc điểm phân bố của cây Bách bộ tại vùng núi
tỉnh Borikhamxai.

16


+) Điều tra sơ bộ:
• Mục đích: Nhằm nắm bắt được một cách khái quát về phân bố của

các loài Bách bộ ở khu vực chuẩn bị điều tra, từ đó làm cơ sở để xác định địa
điểm cho công tác điều tra tỉ mỉ.
• Nội dung: Tham khảo tài liệu, ý kiến của người dân và những nhà
quản lý về khu vực phân bố của loài Bách bộ, đặc biệt chú trọng ý kiến của
những người dân thường xuyên đi rừng khai thác củ Bách bộ vì họ là những
người biết rất rõ vị trí phân bố, trữ lượng Bách bộ còn lại trong tự nhiên. Sau
đó, căn cứ vào bản địa hình và hiện trạng cũng như đi sơ thám để nắm bắt sơ
bộ về đặc điểm khu vực nghiên cứu. Tiến hành xác định các tuyến điều tra và
đánh dấu trên bản đồ.
+) Điều tra tỷ mỷ trên tuyến:
Đề tài đã dựa vào bản đồ địa hình để lập để lập kế hoạch nghiên cứu
tuyến điều tra hình theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, tổng chiều dài tuyến
khoảng hơn 800 km. Các tuyến điều tra đi qua tất cả các dạng sinh cảnh của
khu vực nghiên cứu.
Điều tra ô tiêu chuẩn: Tiến hành điều tra trên các tuyến đi qua. Lập ô
tiêu chuẩn trên các tuyến khi có sự thay đổi về sinh cảnh nơi có cây Bách bộ
phân bố diện tích mỗi ô tiêu chuẩn là 1000m2 (40 x 25m).Ô tiêu chuẩn được
lập bằng địa bàn cầm tay và thước dây sai số khép kín là 1/200. Trong mỗi ô
tiêu chuẩn bố trí 25 ô dạng bản, mỗi ô có diện tích 4m 2 (2x2m) phân bố đều
trong ô tiêu chuẩn trong mỗi ô dạng bản xác định số lượng cây Bách bộ. Mỗi
tuyến có chiều rộng 5-10m và tuyến được lập đảm bảo đi qua các dạng sinh
cảnh, đặc trưng cho khu vực nghiên cứu.
Tần số gặp cây bách bộ = Tổng số lần gặp cây bách bộ
Tổng chiều dài các tuyến (km)

17


2.4.2. Phương pháp kế thừa số liệu
Kế thừa có chọn lọc các tài liệu như bản đồ hiện trạng rừng, điều kiện

tự nhiên, dân sinh kinh tế của khu vực nghiên cứu cũng như các tài liệu khác
có liên quan đến nội dung đề tài.
Ngoài ra còn tham khảo các tài liệu có liên quan tới nội dung nghiên
cứu như: các nghiên cứu về hoạt chất hóa học của một số loài thuộc chi Bách
bộ, nghiên cứu phân loại, phương pháp nghiên cứu hình thái giải phẫu …
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu kiến thức bản địa của người dân địa phương
a. Lựa chọn cộng đồng nghiên cứu:
Trong khu vực khu rừng đặc ở Borikhamxai có các nhóm cộng đồng
dân tộc Lào Lum, Thái...cùng sinh sống trong số đó, cộng đồng dân tộc Lào
Lum chiếm đa số. Ngoài ra, trong các dân tộc trên thì chủ yếu dân tộc Lào
Lum là cộng đồng thường xuyên sử dụng củ Bách bộ để làm thuốc. Vì vậy,
chúng tôi lựa chọn cộng đồng dân tộc Lào Lum để nghiên cứu kiến thức bản
địa của họ về loài cây này.
Đề tài lựa chọn các xã Nam thon, huyện Pạk ka đinh , tỉnh
Borikhamxai để điều tra, nghiên cứu kiến thức bản địa của người dân về sử
dụng loài Bách bộ để làm thuốc. Số lượng mẫu điều tra cụ thể ghi vào biểu
sau:
Bảng 2.1. Số hộ điều tra tại khu vực nghiên cứu

Địa điểm
Hộ

Huyện Pạk ka đinh

Huyện

Huyện
kham kerd

Song họng






Hin poun


Nam thon

Pạk ka đinh

Lạk sao

Tổng hộ
Số hộ điểu
tra
18

Tổng


b. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người
dân (PRA), trong đó sử dụng công cụ phỏng vấn bán định hướng các hộ. Việc
điều tra được tiến hành theo mẫu phiếu đã được chuẩn bị sẵn, phiếu được thiết
kế theo dạng các thông tin mở.
- Nội dung phỏng vấn: Mức độ sử dụng, công dụng, khai thác, chế biến,
bộ phận sử dụng... Kinh nghiệm gây trồng, khai thác cây Bách bộ và một số
thông tin bổ sung khác. Thời gian phỏng vấn: buổi trưa và buổi tối, linh hoạt

theo thời gian..

19


MẪU PHIẾU PHỎNG VẤN
Ngày …tháng…..năm 201
• Họ và tên:

Tuổi:

Giới tính:

Dân tộc:

• Địa chỉ:
• Nghề nghiệp chính:
• Người chủ đạo về kinh tế trong gia đình:
• Các loài lâm sản ngoài gỗ thường khai thác:
• Nội dung phỏng vấn: ông, bà biết được những gì về loài cây Bách bộ theo
mẫu phiếu sau:
Đặc điểm

Biết (ghi rõ đặc điểm biết) Không biết

• Đặc điểm hình thái
+) Thân:
+) Lá:
+) Củ:
• Phân bố

• Thời gian thu hoạch
• Công dụng:
+) Bộ phận sử dụng:






+) Sản phẩm:
Phương pháp nhân giống
Bảo vệ thực vật
Phương pháp bảo quản
Phương pháp trồng
Phương thức tiêu thụ

2.4.4. Phương pháp nghiên cứu hình thái, giải phẫu
• Phương pháp nghiên cứu hình thái.

+) Quan sát dạng sống, đặc điểm hình thái: thân, lá và rễ
+) Quan sát chụp ảnh hình thái và nơi sống.
20


+) Thu thập mẫu: Thu thập các cơ quan sinh dưỡng cây Bách bộ, thân,
lá, hoa, quả. Lấy mẫu ở các địa điểm khảo sát. Mỗi loài lấy từ 3-5 mẫu; chọn
các mẫu còn nguyên vẹn, không dập nát và bị sâu bệnh.
+) Bảo quản mẫu: Mẫu sau khi được thu thập cần được rửa sạch và
ngâm trong cồn 500 cần phải ngâm ngập mẫu.
• Phương pháp nghiên cứu giải phẫu.


+) Đối tượng giải phẫu: rễ, thân, lá, củ
+) Sử dụng phương pháp cắt bằng tay: Sử dụng dao lam cắt mỏng
+) Làm tiêu bản: Sử dụng phương pháp nhuộm kép với hai loại hoá
chất là cacmin và lục methyl. Quan sát trên kính hiển vi; chụp ảnh và mô tả
cấu tạo tế bào.
• Cách tiến hành phương pháp nghiên cứu hình thái giải phẫu:

- Mẫu thực vật được cắt mỏng bằng tay.
- Ngâm vi phẫu trong nước Javen khoảng 15 - 20 phút (tuỳ độ dày của
mẫu) để loại hết nội chất của tế bào (đến khi thấy mẫu trong là được).
- Rửa sạch mẫu bằng nước.
- Rửa mẫu trong dung dịch axit axetic 5% trong 1-2 phút. Thao tác này
nhằm trung hòa hết Javen còn sót lại trong tế bào.
- Rửa sạch mẫu bằng nước.
- Nhuộm mẫu lần trong dung dịch xanhmethylen 1%0 từ 30 giây đến 1
phút (trong trường hợp nhuộm mẫu bằng xanh metylen 1%00 có thể nhuộm
đến 5 phút).
- Rửa sạch lại bằng nước
- Nhuộm mẫu lần 2 trong dung dịch carmine - phèn chua từ 30 - 60 phút.
- Quan sát trên kính hiển vi bằng Glycerine hoặc nước, chụp ảnh dưới
kính hiển vi quang học ở các độ phóng đại 40 lần, 100 lần, 400 lần, 1000 lần.
• Phương pháp nghiên cứu phân loại
• Định loại thành phần loài bằng phương pháp hình thái so sánh dựa

vào mẫu vật, nguồn ảnh chụp trên thực địa kết hợp với các tài liệu về phân
loại thực vật. Trong quá trình định loại và tìm hiểu giá trị tài nguyên của các
21



loài nghiên cứu chúng tôi sử dụng một số tài liệu về tài nguyên dược liệu như:
cây thuốc Việt nam (Võ Văn Chi, 1999) [10], cây cỏ Việt nam (Phạm Hoàng
Hộ, 1972) [17], Thực vật chí Việt Nam….
• Phân tích tiềm năng phát triển của các loài chi thuộc Bách bộ tại khu

vực nghiên cứu.
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập các số liệu đã đo đạc, tiến hành phân tích số liệu để
tìm ra các giá trị đặc trưng cho các mẫu và nhóm mẫu.
Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê toán học của Phạm
Xuân Kiều [19]. Đồng thời, kết quả được phân tích bằng phần mềm Microsoft
Office Excel 2010.
Giá trị trung bình:
n



Χ=

∑x
i =1

i

n

Độ lệch chuẩn:


n


Sn =

∑ ( X i − X )2
i =1

n


n

S n* =

(n ≥ 30)

∑( X i − X )2
i =1

(n<30)

n

Trong đó:
Xi: Giá trị mẫu khảo sát thứ i


X : Giá trị trung bình

n: Số mẫu quan sát


22


Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu
3.1.1. Vị trí địa lý
Laos (Lào) là một trong số ít quốc gia trên thế giới không có biển, tổng
diện tích 236 800 km2 với 6 000 km2 là các diện tích nước mặt. Năm nước có
biên giới chung với Lào bao gồm: Myanmar (Miến Điện), Cam Pu Chia,
Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam (hình 3.1). Toàn bộ đất nước Lào có
khoảng 80% diện tích đất là đồi núi và một số đồng bằng dọc theo biên giới
Thái Lan, ở phía tây nam và phía tây đất nước

(Theo trang điện tử

[52]. Độ cao so với mực nước biển tại
điểm thấp nhất là 70 m dọc theo sông Mê Kong và điểm cao nhất là 2 817 m
- đỉnh Phu Bia. Kéo dài phần lớn biên giới phía Tây của Lào với Thái Lan là
dòng sông Mê Kong - ranh giới giữa 2 quốc gia. Dòng sông Mê Kong cũng là
tuyến đường thủy lớn nhất, quan trọng nhất và là nguồn cung cấp nước ngọt
chính cho người dân.
Toàn bộ đất nước Lào nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa
mưa và cũng là mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô có 2 kiểu thời tiết
khác hẳn nhau: mùa khô mát mẻ là từ tháng 11 đến tháng 2 và mùa khô nóng là
từ tháng 3 đến tháng 4 (Theo trang điện tử />[52]. Lượng mưa ở các khu vực khác nhau, với khu vực miền núi phía Bắc và
khu vực vùng đồng bằng ngập lũ của sông Mê Kong nhận được lượng mưa
hàng năm khoảng 1 500 - 2 000 mm; miền núi, miền Trung và miền Nam,
khu vực nhận được lượng mưa hàng năm khoảng
(Bouahom et al 2005) [50].


23

2 500 - 3 500 mm


Hình 3.1. Bản đồ nước CHDCND Lào ( Nguồn: Liên hợp quốc 2012)

24


1

2

3
4

Hình 3.2. Bản đồ khu vực nghiên cứu tỉnh Borikhamxai.
1. Pạk ka đinh;

2. Lạk Sao;

3. Nam Thon; 4. Song Họng

25


×