Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến đa dạng của bọ nhảy (Insecta Collembola) trên đất nông nghiệp ở miền Bắc Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.38 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ VIỆN KHOA HỌC VÀ
ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT




NGUYỄN THỊ THU ANH





NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN
TỐ SINH THÁI ĐẾN ĐA DẠNG CỦA BỌ NHẢY
(INSECTA: COLLEMBOLA) TRÊN ĐẤT NÔNG
NGHIỆP



Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 62.42.60.01




TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC




HÀ NỘI – 2008

Công trình được hoàn thành tại:
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Khoa học và
Công nghệ Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Trí Tiến

TS. Lê Quốc Doanh


Phản biện 1:


Phản biện 2:


Phản biện 3:



Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
nhà nước họp tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, 18
Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

Vào hồi …… giờ …. ngày … tháng …… năm …….


Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc Gia;

- Thư viện Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
DANH LỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Thu Anh, Nguyễn Trí Tiến (2005), Bước đầu nghiên cứu ảnh
hưởng của một số kỹ thuật canh tác đất đến Bọ nhảy (Collembola, Insecta) ở
hệ sinh thái nông nghiệp vùng trung du, miền núi phía bắc, Tuyển tập các
báo cáo khoa học hội nghị môi trường toàn quốc 2005, Hà Nội: 517-526.
2. Nguyễn Thị Thu Anh, Nguyễn Trí Tiến (2008), Nghiên cứu ảnh hưởng của
phân hữu cơ vi sinh đến nhóm bọ nhảy (Insecta: Collembola) ở đất chuyên
canh rau xã Gia Xuyên, huy
ện Gia Lộc, Hải Dương, Báo cáo khoa học Hội
nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 5, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội: 447-455.
3. Nguyễn Thị Thu Anh, Nguyễn Trí Tiến, Tăng Thị Chính (2005), Khu hệ động
vật không xương sống ở đất trồng màu xã Gia Xuyên, huyện Gia Lộc, thành
phố Hải Dương, Báo cáo khoa học Hội nghị toàn quốc 2005 nghiên cứu cơ
bản trong khoa học sự sống, Nxb Khoa học và Kỹ thuật: 41-49.
4. Nguyễ
n Thị Thu Anh, Nguyễn Trí Tiến, Phan Thị Thu Hiền (2008), Nghiên
cứu ảnh hưởng của một số liều lượng lân bón đến động vật chân khớp bé ở
ruộng trồng lạc huyện Gia Lâm, Hà Nội, Báo cáo khoa học Hội nghị côn
trùng học toàn quốc lần thứ 6, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội: 432-439.
5. Nguyễn Thị Thu Anh, Nguyễn Trí Tiến, Lê Thị Hoa (2008), Ảnh hưởng của
hiệu lực bón ka li khác nhau đến một số đặc đ
iểm định lượng của
Collembola ở đất trồng màu huyện Gia Lâm, Hà Nội, Báo cáo khoa học Hội
nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 6, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội: 440-446.
6. Nguyễn Thị Thu Anh, Nguyễn Trí Tiến, Mai Phú Quý, Lê Quốc Doanh
(2005), Đặc điểm cư trú của bọ nhảy (Collembola) trong hệ sinh thái nông
nghiệp trên đất dốc miền núi phía bắc, Báo cáo khoa học Hội nghị côn trùng
học toàn quốc lần thứ 5, Nxb Nông nghiệp, Hà N
ội: 279-282.

7. Nguyễn Trí Tiến, Nguyễn Thị Thu Anh, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Đức Anh
và những người khác (2007), Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ từ
rạ được xử lý với vi sinh vật đến nhóm động vật chân khớp bé tại một số
huyện thuộc tỉnh Nam Định, Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên
sinh vật, Hội thảo quốc gia lần thứ 2, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội: 629-635.
8. Nguyễn Trí Tiế
n, Nguyễn Thị Thu Anh, Vương Tân Tú, Phạm Văn Lầm
(2007). Ảnh hưởng của chế độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khác nhau đến
bọ nhảy (Collembola) ở đất trồng cam Cao Phong, Hòa Bình, Tạp chí bảo vệ
thực vật, số 5: 15-20.
9. Phạm Đức Tiến, Nguyễn Thị Thu Anh, Nguyễn Trí Tiến, Tô Văn Vĩnh,
Nguyễn Hữu Thảo (2007), Ảnh hưởng của nhân tố đị
a hình và kỹ thuật canh
tác đến tính chất sinh học của đất ở huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, Báo
cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội thảo quốc gia lần thứ
2, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội” 636-642.


1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Do đặc điểm điều kiện tự nhiên của nước ta với ¾ diện tích là núi
đồi nên đất đai có độ dốc lớn, việc canh tác lại không hợp lý, vì vậy khi
có sự thay đổi về điều kiện khí hậu và sinh thái, đặc biệt là lớp thảm
thực vật phủ, dễ dẫn đến hiện tượng xói mòn, rửa trôi, làm mất chất dinh
dưỡng và chất hữu cơ,v.v làm cho đất không còn tính năng sản xuất.
Trong hệ sinh thái cạn, bọ nhảy là một trong những nhóm động vật chân
khớp bé phong phú nhất, tham gia tích cực vào các hoạt động sống của
các quần xã ở đất và là nhóm động vật tiên phong trong quá trình tạo
đất. Những nghiên cứu gần đây cho thấy các loài bọ nhảy khác nhau

phản ứng với những thay đổi của môi trường khác nhau và mức độ thay
đổi trong c
ấu trúc quần xã bọ nhảy ở môi trường đất được coi như một
chỉ thị tốt để đánh giá chất lượng môi trường đất và mức độ ô nhiễm. Ở
nước ta, việc nhìn nhận và đánh giá chất lượng môi trường đất dưới góc
độ sinh học, sinh thái chỉ mới được tiến hành trong mấy năm gần đây.
Nghiên cứu về sinh thái bọ nhảy trên đất nông nghiệp vẫn còn m
ới mẻ.
Đáp ứng yêu cầu của khoa học và thực tiễn sản xuất nông nghiệp, tôi
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái
đến đa dạng của bọ nhảy (Insecta: Collembola) trên đất nông nghiệp
ở miền Bắc Việt Nam”.
2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài đã thống kê một cách khá đầy
đủ nhất danh sách về thành
phần loài bọ nhảy ở trên đất nông nghiệp và đặc điểm phân bố theo các
loại hình cảnh quan núi đồi và đồng bằng tại miền Bắc Việt Nam. Cung
cấp số liệu về ảnh hưởng của nhân tố đất trồng, cây trồng, kỹ thuật canh
tác đến đa dạng của bọ nhảy trên đất nông nghiệp. Bước đầu đề xuất các
nhóm loài bọ nh
ảy đặc trưng cho hiện trạng môi trường đất khu vực
nghiên cứu.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần định hướng những biện
pháp kỹ thuật canh tác đất trong sản xuất nông nghiệp (kỹ thuật làm đất,
kỹ thuật bón phân, kỹ thuật trồng cây,v.v ) sao cho vừa đảm bảo năng
suất cây trồng, vừa đảm bảo tính đa dạ
ng của bọ nhảy. Đây cũng là tài
liệu tham khảo phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học của sinh

viên, cán bộ nghiên cứu chuyên ngành.

2
3. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu tính đa dạng loài và đặc điểm phân bố của bọ nhảy theo
các loại hình cảnh quan trên đất nông nghiệp một số tỉnh, thành ở miền
Bắc Việt Nam.
Nghiên cứu đánh giá mức độ và chiều hướng tác động tích cực và
tiêu cực của một số nhân tố sinh thái (đất trồng, cây trồng, kỹ thu
ật canh
tác nông nghiệp khác nhau) đến bọ nhảy trong những điều kiện cụ thể
của khu vực nghiên cứu.
Tìm kiếm và đề xuất các nhóm loài bọ nhảy đặc trưng cho hiện
trạng môi trường đất nghiên cứu.
3.2. Yêu cầu của đề tài
Xác định thành phần loài, phân tích tính đa dạng loài và đặc điểm
phân bố của bọ nhảy theo các vùng cảnh quan ở một số điểm trên đất
nông nghiệp một số tỉnh, thành ở miền Bắc Việt Nam.
Xác định mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố (đất
trồng, cây trồng, kỹ thuật canh tác, phân bón, thuốc hóa học bảo vệ thực
vật, kim loại nặng) thông quan phân tích các chỉ số định lượng của bọ
nhảy (số loài, độ phong phú, chỉ số đa dạng H’, chỉ số đồng đều J’, chỉ
số tương đồng, cấu trúc ưu thế), đến quần xã bọ nhảy ở đất nông nghiệp
miền Bắc Việt Nam. Bước đầu xác định biện pháp kỹ thuật canh tác nào
ít tác động tiêu cực đến bọ nhảy.
Phát hiện các nhóm loài bọ nhảy ưu thế, phổ biến và đề xuất một số
loài bọ nhảy đặc trưng cho hiện trạng môi trường đất nghiên cứu.
4. ĐỐ
I TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài bọ nhảy thuộc bộ bọ nhảy (Collembola), lớp côn trùng
(Insecta), ngành chân khớp (Arthropoda) sống trong đất nông nghiệp
miền Bắc Việt Nam. Theo các tài liệu tiếng Việt, Collembola có 2 cách
gọi tên “bọ nhảy” hoặc “bọ đuôi bật”. Trong luận án này, tôi gọi là bọ
nhảy theo Nguyễn Trí Tiến (1995).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng bọ nhảy ở các lo
ại đất
canh tác có độ dốc khác nhau (đất dốc, đất bằng), trên các đối tượng cây
trồng khác nhau, với các hoạt động của con người trong quy trình sản
xuất ở đất nông nghiệp một số tỉnh, thành miền Bắc Việt Nam.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

3
+ Đã áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng ở cấp quần xã,
dựa trên cơ sở phân tích đồng thời sự biến đổi các giá trị định lượng của
chúng như số lượng loài, mật độ, chỉ số đa dạng H’, chỉ số đồng đều J’,
tỷ lệ phần trăm các loài ưu thế, để đánh giá ảnh hưởng của một số
nhân tố sinh thái lên
đa dạng của bọ nhảy.
+ Đã thống kê được 126 loài bọ nhảy thuộc 58 giống, 15 họ của 4
phân bộ bọ nhảy trên nền đất trồng một số cây nông nghiệp chủ yếu ở 10
tỉnh thành của miền Bắc Việt Nam; ghi nhận mới 4 loài cho khu hệ bọ
nhảy Việt Nam.
+ Đã kết luận được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái chính
(nhân tố
loại đất, nhân tố cây trồng, nhân tố kỹ thuật canh tác, nhân tố
phân bón, thuốc hóa học bảo vệ thực vật, kim loại nặng) tới đa dạng bọ
nhảy trên nền đất trồng một số cây nông nghiệp chủ yếu của 10 tỉnh

thành của miền Bắc Việt Nam.
+ Lần đầu tiên phát hiện các nhóm loài bọ nhảy ưu thế, phổ biến và
đề xuất một số loài b
ọ nhảy đặc trưng cho hiện trạng môi trường đất
nghiên cứu.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 121 trang, trong đó phần mở đầu 4 trang, tổng quan
tài liệu 26 trang, vật liệu và phương pháp nghiên cứu 22 trang, kết quả
và bàn luận 67 trang, kết luận và kiến nghị 2 trang, với 30 bảng, 28 hình,
146 tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Đức,
tiếng Pháp. Phần phụ lục v
ề thành phần loài, các loài bọ nhảy ưu thế ở
khu vực nghiên cứu, một số hình ảnh về địa điểm và đối tượng nghiên
cứu.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Bọ nhảy (Insecta: Collembola) là một bộ thuộc lớp côn trùng
(Insecta) được biết từ rất lâu, cách đây hàng trăm năm và là đối tượng
được nghiên cứu khá kỹ cả về khu hệ và sinh thái. Trên thế giới, có rất
nhiều công trình nghiên cứu về bọ nhảy, đặc biệt việc phân loại học đã
xác định được hàng nghìn loài (Jan Stach, 1965; Yoshii Ryozo, 1982;
1983; Hermann Gisin, 1960; Denis J. R., 1948; Louis Deharveng et
Anne Bedos, 1995). Những nghiên cứu về sinh thái của bọ nhảy được
tiến hành rất nhiề
u ở mức cá thể, quần thể hay quần xã. Một số loài bọ
nhảy đã được công bố và được sử dụng như những loài chỉ thị cho mức
độ thay đổi của môi trường đất, đặc biệt trong việc đánh giá ảnh hưởng

4

của các hoạt động canh tác nông nghiệp, mức độ ô nhiễm đất bởi kim
loại nặng,v.v lên hệ sinh vật đất (Juliane Filser et al., 1997; Steven P.
Hopkin et al., 2001). Ở Việt Nam, đặc biệt là miền Bắc Việt Nam, do
điều kiện địa hình đất đai phần lớn là đồi núi nên có độ dốc lớn vì vậy
các hoạt động canh tác trong nông nghiệp thường gặp nhiều khó khăn và
hiệu quả thu được không cao. Còn ở vùng đồng bằng, việc s
ử dụng đất
liên tục, không có thời gian nghỉ, cũng như việc bón phân, sử dụng hóa
chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu,v.v không theo những quy định
chung trong sản xuất nông nghiệp. Các nghiên cứu về bọ nhảy – nhóm
sinh vật có ích ở đất trong mối liên quan với các nhân tố sinh thái hình
thành do hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người tác động vào
đất chưa được nghiên cứu. Việc nghiên cứu ảnh h
ưởng của một số nhân
tố sinh thái đến bọ nhảy trên đất nông nghiệp là có ý nghĩa khoa học,
góp phần đánh giá mức độ đa dạng, đặc điểm phân bố của bọ nhảy trên
đất nông nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu cũng làm cơ sở khoa học chỉ ra
những tác động tích cực cũng như tiêu cực của các cách thức hoạt động
canh tác nông nghiệp khác nhau đến hệ sinh vậ
t đất.
1.2. Tổng quan tài liệu
1.2.1. Tình hình nghiên cứu bọ nhảy trên thế giới
Trên thế giới và trong khu vực, có rất nhiều công trình nghiên cứu
về bọ nhảy, đặc biệt về thành phần loài, điển hình là hai công trình của
Gisin, 1960 “Khu hệ bọ nhảy của châu Âu” và của Stach (1947-1963)
“Bọ nhảy Ba Lan trong mối liên hệ với khu hệ bọ nhảy thế giới”. Bọ
nhảy nhạy cảm với những tác động của môi trường, nhất là những tác
độ
ng do các hoạt động của con người tạo ra, và được thừa nhận như là
chỉ thị sinh học có giá trị trong các thử nghiệm về độc tố (Bryan S.

Griffiths et al., 2006;v.v ). Theo các tác giả Crouau Y. et al., 2003;
1999; Henning Petersen, 2002;v.v , sự biến đổi các giá trị định lượng
của bọ nhảy như số lượng loài, mật độ, chỉ số đa dạng H’, chỉ số đồng
đều J’, cấu trúc ưu thế của quần xã bọ nhảy,v.v cho phép
đánh giá mức
độ ảnh hưởng của nhân tố sinh thái vào môi trường đất.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu bọ nhảy ở Việt Nam
Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về bọ nhảy đầu tiên là
của các tác giả nước ngoài: Denis (1948) và Delamare-Deboutteville
(1948). Chỉ từ năm 1975, các đề tài nghiên cứu về nhóm chân khớp bé
(microarthropoda), trong đó có bọ nhảy, mới bắt đầu được các tác giả
Việt Nam tiến hành trên các vùng miền của đất nước. Nhìn chung, các
nghiên cứu về
khu hệ bọ nhảy mới chỉ tập trung chủ yếu ở các vườn

5
quốc gia và khu bảo tồn; còn nghiên cứu về khu hệ bọ nhảy trên đất
nông nghiệp chỉ được thực hiện trong một vài năm gần đây, nhưng còn
tản mạn, chưa tập trung. Các nghiên cứu về bọ nhảy thường tiến hành
trong thời gian ngắn và chủ yếu xác định thành phần loài.
1.2.3. Nhận xét chung
Nghiên cứu về bọ nhảy ở trên thế giới đã được thực hiện từ
rất lâu
và được tiến hành cơ bản trên nhiều lĩnh vực; từ nghiên cứu về khu hệ
(đa dạng thành phần loài, mô tả loài mới, đặc điểm phân bố, các loài phổ
biến và ưu thế), đến các nghiên cứu về sinh học, sinh thái. Các nghiên
cứu đều đã chỉ rõ bọ nhảy là nhóm động vật rất nhạy cảm với mọi sự
thay đổi của môi trường và cũng chỉ
ra khả năng chỉ thị cho mức độ ô
nhiễm môi trường đất dưới các tác động của con người. Tuy nhiên, các

nghiên cứu về sinh học và sinh thái của bọ nhảy ở khu vực Đông Nam Á
và đặc biệt ở Việt Nam, vẫn còn mới mẻ, chủ yếu được tiến hành trên hệ
sinh thái rừng, hệ sinh thái đô thị, có rất ít nghiên cứu về đối tượng này
trên đất nông nghiệp. Việt Nam là một nướ
c nông nghiệp điển hình, tới
80% dân số là nông nghiệp, thêm vào đó địa hình cảnh quan rất đa dạng.
Việc nghiên cứu về bọ nhảy trên đất nông nghiệp ở miền Bắc Việt Nam
mới chỉ tập trung chủ yếu về danh sách loài ở một số điểm nghiên cứu
riêng lẻ và được tiến hành rải rác trong thời gian ngắn; những nghiên
cứu về sinh học và sinh thái còn ít được quan tâm nghiên cứu. Nhữ
ng
nghiên cứu sâu và liên tục, tổng hợp phân tích và so sánh về đa dạng và
phân bố của bọ nhảy, xác định ảnh hưởng của một số nhân tố chủ đạo
trong các hoạt động canh tác nông nghiệp của con người đến bọ nhảy
hầu như chưa được tiến hành. Chính vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu,
cũng như phân tích tổng hợp về bọ nhảy trên đất nông nghiệp ở miề
n
Bắc Việt Nam (nơi đa dạng về địa hình cảnh quan; đa dạng các hình
thức sản xuất nông nghiệp; nơi có tác động của con người nhiều nhất) là
thực sự cần thiết.
Chương 2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu của tôi được tiến hành trên đất nông nghiệp ở 15 huyện
thuộc 10 tỉnh, thành phố (Mai Sơn, Mộc Châu - Sơn La; Yên Thủy, Cao
Phong - Hòa Bình; Văn Chấn - Yên Bái; Na Rì - Bắc Kạn; Hiệp Hòa -
Bắc Giang; Gia Lâm - Hà Nội; Văn Lâm - Hưng Yên; Gia Xuyên - Hải


6
Dương; Nam Trực, Ý Yên, Mỹ Lộc, Vụ Bản - Nam Định; Hà Trung -
Thanh Hóa) của miền Bắc Việt Nam.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu bọ nhảy trên đất nông nghiệp ở miền Bắc Việt Nam
được tiến hành từ năm 2004 đến năm 2007 theo loại địa hình, cây trồng
và kỹ thuật canh tác,v.v .
Thu mẫu định tính xác định đa dạng thành phần loài bọ nhảy ở các
điểm nghiên cứu được tiến hành vào các thờ
i gian khác nhau trong năm,
từ tháng 1 đến tháng 12. Thu mẫu định lượng bọ nhảy vào đầu vụ và
cuối vụ cây trồng và các mẫu đất được thu lặp lại đúng vị trí vào các
năm tiếp sau tùy theo mục đích nghiên cứu.
2.2. Vật liệu nghiên cứu
Các loại vật liệu phục vụ cho việc nghiên cứu bọ nhảy bao gồm: Hệ
thống lọc mẫu đất (rây lọc, phễu lọc, v.v ); Dụng c
ụ tách mẫu, phân
tích mẫu và làm tiêu bản: đĩa petri, lam kính, la men và các hóa chất
thông thường dùng trong nghiên cứu động vật đất; Kính lúp Olympus
SZ40; Kính hiển vi Olympus CH2; v.v…
2.3. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của bọ nhảy theo
các vùng cảnh quan trên đất nông nghiệp ở một số huyện miền núi, đồng
bằng thuộc các tỉnh, thành phố của miền Bắc Việt Nam. Nghiên cứu
mức độ và chiều hướng ảnh hưở
ng của các nhân tố sinh thái (đất trồng,
cây trồng, kỹ thuật canh tác) thông qua việc tính toán, phân tích các số
liệu định lượng của bọ nhảy (số lượng loài, mật độ trung bình, chỉ số đa
dạng H’, chỉ số đồng đều J’, chỉ số tương đồng thành phần loài, tỷ lệ
phần trăm số cá thể của loài ưu thế) đến quần xã của bọ nhảy ở đất nông

nghiệp miền Bắc Việt Nam. Phát hiện các nhóm loài bọ nhảy ưu thế,
phổ biến và đề xuất một số loài bọ nhảy đặc trưng cho hiện trạng môi
trường đất nghiên cứu.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Đa dạng thành phần loài và đặc điểm phân bố của bọ
nhảy
Để phản ánh khu hệ bọ nhảy trên đất nông nghiệp miền Bắc Việt
Nam, tất c
ả các mẫu vật được thu thập theo mọi phương pháp thu mẫu,
cả định tính và định lượng. Các đặc điểm của khu hệ được phân tích dựa
trên cấu trúc thành phần loài, đặc điểm phân bố và các loài bọ nhảy phổ
biến, ít gặp.Trong nghiên cứu của đề tài luận án, chúng tôi sử dụng
phương pháp thu mẫu của Гиляроб М. С. (1975). Ở khu vực nghiên

7
cứu, tiến hành thu mẫu đất định lượng và thu lặp lại theo lịch thu mẫu
hàng năm (hay theo vụ cây trồng). Với các mẫu thu định tính, dùng thiết
bị ống hút để bắt các loài bọ nhảy cư trú trên bề mặt đất nhằm bổ xung
đầy đủ về thành phần loài bọ nhảy có mặt trong khu vực nghiên cứu.
Danh sách các loài bọ nhảy được sắp xếp theo hệ thống cây chủng loại
phát sinh dựa theo h
ệ thống phân loại của Moen và Ellis,1984. Các loài
trong một giống được sắp xếp theo vần a, b, c. Định loại tên loài theo tài
liệu của Nguyễn Trí Tiến (1995), đồng thời có sử dụng các tài liệu phân
loại, các khóa định loại của các tác giả: Jan Stach (1965); Yoshii Ryozo
(1982 - 1983); Hermann Gisin (1960); Louis Deharveng et Anne Bedos
(1995).
2.4.2. Ảnh hưởngcủa một số nhân tố sinh thái đến đa dạng bọ
nhảy
Sử dụng phương pháp nghiên cứu cấp quần xã để đánh giá ảnh

hưởng của một số nhân tố sinh thái đến đa dạng của quần xã bọ nhảy
dựa trên sự biến đổi giá trị các chỉ số định lượng của bọ nhảy (số lượng
loài, mật độ trung bình, chỉ số đa dạng (chỉ số Shannon-Weiner), chỉ số
đồng đều J’ (chỉ số
Pielou), chỉ số tương đồng (Sorensen), chỉ số ưu thế,
chỉ số thường gặp) ở các lô thí nghiệm hay thực nghiệm so với đối
chứng. Quần xã bọ nhảy được nghiên cứu theo các nhân tố như sau:
2.4.2.1. Nhân tố địa hình
Đặc điểm địa hình của miền Bắc Việt Nam chủ yếu là núi đồi.
Trong cảnh quan núi đồi bao gồm hai loại địa hình: đất dốc và đất bằng
vùng núi đồi. Nghiên cứu tiến hành thu thập mẫu bọ nhảy từ hai dạng
địa hình trên trong cùng một vùng cảnh quan (núi đồi Tây Bắc) hoặc
giữa hai vùng cảnh quan (núi đồi và đồng bằng) với các đối tượng cây
trồng khác nhau (mía, ngô, đậu tương) để so sánh.
2.4.2.2. Nhân tố cây trồng
Nghiên cứu được thực hiện trên một số đối tượng cây trồng chính
(ngô, sắn, mía, cam, đậu tương, lạc, lúa,v.v ) là những loại cây lương
thực, cây công nghiệp
được trồng nhiều ở miền Bắc Việt Nam. Các
nghiên cứu được tiến hành nhằm so sánh:
+ Ảnh hưởng của cây trồng thuần so với cây trồng xen hai loại cây
đến đa dạng của bọ nhảy.
+ Ảnh hưởng của các loại cây trồng thuần loại khác nhau (cam, mía,
đậu tương, lạc) ở vùng núi đồi và vùng đồng bằng đến đa dạng bọ nhảy.



8
2.4.2.3. Nhân tố kỹ thuật canh tác
Nghiên cứu được tiến hành trên một số kỹ thuật thường được sử

dụng nhất trong canh tác nông nghiệp, đó là:
+ Kỹ thuật tạo tiểu bậc thang: nhằm so sánh ảnh hưởng của đất
được tạo tiểu bậc thang so với đất không được tạo tiểu bậc thang đến đa
dạng của bọ nhảy.
+ Kỹ thuật phủ xác hữu cơ
: nhằm so sánh ảnh hưởng của một loại
vật liệu phủ hoặc các loại vật liệu phủ khác nhau đến đa dạng bọ nhảy.
+ Ảnh hưởng của kỹ thuật vùi xác hữu cơ nhằm so sánh ảnh hưởng
của đất không được vùi xác hữu cơ với đất áp dụng kỹ thuật vùi xác hữu
cơ đến đa dạng của bọ nhảy.
+ Ả
nh hưởng của kỹ thuật trồng độc canh và trồng luân canh đến đa
dạng của bọ nhảy
.
2.4.2.4. Nhân tố phân bón
Các nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của các loại phân bón
(phân hữu cơ, phân vô cơ, phân vi sinh) và phối hợp các công thức phân
bón khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến bọ nhảy, đồng thời so sánh
công thức phân bón nào có lợi đến đa dạng của bọ nhảy.
2.4.2.5. Nhân tố thuốc hóa học bảo vệ thực vật và kim loại nặng
Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của thuốc bảo v
ệ thực vật
phối hợp đến đa dạng bọ nhảy và ảnh hưởng của đất bị nhiễm chì đến đa
dạng của bọ nhảy.
2.4.3. Phương pháp phân tích, thống kê số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê trong tính toán các chỉ số (chỉ số đa
dạng H’, chỉ số đồng đều J’, số loài, mật độ,v.v ) và xử lý số liệu theo
tài liệu củ
a M. Gorny và L. Grum (1993), kết hợp sử dụng phần mềm
Primer chạy trong Window XP; phần mềm Excell 2003 phân tích

phương sai một nhân tố (Anova) với độ tin cậy ở mức 95% theo tài liệu
của Chu Văn Mẫn (2001); sử dụng Kolmogorov-Smirnov test (theo
Richard L. Boyce, 2005) để kiểm định giá trị của chỉ số đa dạng H’.
Định loại bọ nhảy theo các tài liệu của Nguyễn Trí Tiến (1995); Jan
Stach (1965); Yoshii Ryozo (1982 - 1983); Hermann Gisin (1960);
Louis Deharveng et Anne Bedos (1995) và một số tác giả khác.
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ BÀN LU
ẬN
3.1. ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA
BỌ NHẢY TRÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM
3.1.1 Danh sách loài

9
Tổng số 126 loài bọ nhảy, thuộc 58 giống, 15 họ của 4 phân bộ đã
được ghi nhận, trong đó 90 loài đã được định tên, còn 36 loài chưa định
tên đã bổ sung 4 loài cho khu hệ bọ nhảy Việt Nam: Fissuraphorura
duplex Gama, 1962; Pseudosinella imparipunctata Gisin, 1953;
Lepidocyrtus (Acr.) carosus gentingensis Yosii, 1982; Akabosia
matsudoensis Kinoshita, 1919.
3.1.2. Tỷ lệ thành phần các taxon họ, giống, loài bọ nhảy
Kết quả nghiên cứu cho thấy (bảng 3.1): 2 phân bộ có số giống
nhiều nhất (chiếm 79,32% tổng s
ố giống) là phân bộ Poduromorpha và
phân bộ Entomobryomorpha.
Bảng 3.1. Tỷ lệ thành phần các taxon họ, giống, loài bọ nhảy ở
đất nông nghiệp miền Bắc Việt Nam

Số loài Tỷ lệ % so với tổng số
Phân bộ và họ

Số
giống
Đã xác
định
Dạng
sp.
Tổng
số
Loài Giống Họ
Phân bộ Poduromorpha 26,67
1. Họ Hypogastruridae 5 5 2 7 5,56 8,62
2. Họ Onychiuridae 5 6 2 8 6,35 8,62
3. Họ Odontellidae 1 0 1 1 0,79 1,72
4. Họ Neanuridae 12 6 10 16 12,7 20,69
Phân bộ Entomobryomorpha 26,67
5. Họ Isotomidae 7 10 1 11 8,73 12,08
6. Họ Entomobryidae 12 39 10 49 38,89 20,69
7. Họ Cyphoderidae 1 1 0 1 0,79 1,72
8. Họ Paronellidae 3 5 3 8 6,35 5,17
Phân bộ Neelipleona 6,66
9. Họ Neelidae 1 1 0 1 0,79 1,72
Phân bộ Symphypleona 40,00
10. Họ Sminthurididae 2 6 1 7 5,56 3,45
11. Họ Arrhopalitidae 2 2 1 3 2,38 3,45
12. Họ Katiannidae 1 2 1 3 2,38 1,72
13. Họ Bourletiellidae 2 1 1 2 1,59 3,45
14. Họ Sminthuridae 2 4 2 6 4,76 3,45
15. Họ Dicyrtomidae 2 2 1 3 2,38 3,45
Tổng số 58 90 36 126 100 100 100
Số loài tập trung nhiều nhất ở phân bộ Entomobryomorpha (có 68

loài). Số loài, số giống và số họ ở phân bộ Neelipleona là thấp nhất. Hai
họ có số giống cao nhất là họ Neanuridae và Entomobryidae (cùng 12
giống). Họ Entomobryidae còn là họ có số loài cao nhất và có giống
Lepidocyrtus thuộc họ này có số loài nhiều nhất: 21 loài (chiếm 42,86%
tổng số loài của họ Entomobryidae và chiếm 16,67% tổng số loài của
khu vực nghiên cứu).


10
3.1.3. Đặc điểm phân bố của các loài bọ nhảy
Các mẫu định lượng được thu theo 2 cảnh quan: vùng núi đồi và
vùng đồng bằng. Có sự sai khác về số lượng loài thu ở các điểm nghiên
cứu. Ở vùng núi đồi có 93 loài, vùng đồng bằng có số loài cao hơn gồm
101 loài. Trong tổng số 126 loài thu được, có 25 loài mới chỉ gặp ở vùng
cảnh quan núi đồi và 33 loài mới chỉ gặp ở vùng đồng bằng. 68 loài còn
lại, gặp
ở cả 2 vùng cảnh quan. Có 24 loài (chiếm 19,05% tổng số loài
của khu vực nghiên cứu) gặp phổ biến ở cả hai vùng cảnh quan. Nhìn
chung, những loài bọ nhảy phổ biến chung cho cả hai cảnh quan phần
lớn thuộc họ Isotomidae (6/24 loài) và Entomobryidae (10/24 loài). Các
loài này có đặc điểm chung: kích thước nhỏ (Megalothorax minimus,
Sminthurides aquaticus, Sphaeridia zaheri, Calvatomina antena, ), cơ
thể ít hoặc không có sắc tố (một số đại diện thuộc họ Onychiuridae:
Protaphorura sp
.1
, Tullbergia sp.
1
; thuộc họ Hypogastruridae:
Acherontiella sabina), các phần phụ tiêu giảm (chạc nhảy, mắt, vuốt và
đệm vuốt, ) như một số đại diện thuộc họ Isotomidae: Folsomides

exiguus, Folsomina onychiurina, Isotomiella minor hoặc một vài loài
thuộc giống Sinella, Cyphoderus. Ngoài những loài phổ biến chung cho
cả hai vùng cảnh quan nêu trên, vùng cảnh quan núi đồi còn có riêng 8
loài phổ biến nữa, đó là Friesea mirabilis, Isotomodes pseudoproductus,
Entomobrya lanuginosa, Lepidocyrtus (L.) sp.
1
, Sinella
pseudomonoculata, Callyntrura sp.
1
, Sminthurides sp.
1
, Sphaeridia
pumilis. Đây là những loài có nguồn gốc từ rừng (Friesea mirabilis,
Sinella pseudomonoculata, Callyntrura sp.
1
) hoặc là loài phân bố rộng,
thường chiếm ưu thế về số lượng ở các sinh cảnh rừng của Việt Nam
(Isotomodes pseudoproductus, Lepidocyrtus (L.) sp.
1
, Sphaeridia
pumilis); Và vùng cảnh quan đồng bằng có riêng 4 loài phổ biến nữa, đó
là Xenylla humicola, Sminthurides bothrium, Sphyrotheca macrochaeta,
Calvatomina antena. Đây là những loài sống chủ yếu ở trong các tầng
nông sâu của đất với đặc điểm cơ thể nhỏ, chạc nhảy tiêu giảm.
3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI ĐẾN ĐA
DẠNG CỦA BỌ NHẢY
3.2.1. Nhân tố địa hình
Đất núi đồi (phần lớn là đất dốc) chiếm ¾ diện đất tự nhiên của Việt
Nam. Bên cạnh đất dốc còn có đất bằng – là loại đất có ở cả vùng núi
đồi và vùng đồng bằng. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của nhân

tố địa hình đất dốc và đất bằng đến đa dạng loài bọ nhảy được tiến hành
trong cùng một vùng cảnh quan (khu vực Tây Bắ
c) hoặc giữa hai vùng

11
cảnh quan (khu vực Tây Bắc - khu vực Đông Bắc; vùng núi đồi (khu
vực Tây Bắc) - vùng đồng bằng) với các đối tượng cây trồng chính (ngô,
mía, đậu tương) để so sánh. Kết quả như sau:
3.2.1.1. Trên nền đất trồng mía
+ Kết quả phân tích 20 mẫu định lượng bọ nhảy thu ở trên nền đất
dốc và bằng, trồng mía thuộc xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy (Hoà Bình)
được trình bày ở bảng 3.2 cho thấy: Ở lô ru
ộng trồng mía trên đất dốc,
có số lượng loài gấp 1,46 lần so với lô ruộng trồng mía trên đất bằng (19
loài so với 13 loài). Nguyên nhân có sự gia tăng số lượng loài là do lô
ruộng mía trồng trên đất dốc nằm gần với khoảnh rừng thứ sinh lớn còn
sót lại, nhờ vậy, một mặt lớp thảm vụn giàu mùn hữu cơ của rừng đã trôi
xuống phía dưới sau mỗi trận mưa, đây là ngu
ồn cung cấp dinh dưỡng,
bổ sung cho lô ruộng liền kề. Mặt khác, do tiếp giáp gần với rừng, một
số loài bọ nhảy là cư dân thường chỉ sống ở đất rừng có điều kiện di
chuyển, xâm nhập hay phát tán ra các vùng lân cận (như Lepidocyrtus
(Acr.) malayanus sabahnus, Callyntrura sp.
1
, Sminthurinus victorius,
Calvatomina tuberculata, ), tuy số lượng của chúng ít nhưng cũng làm
tăng đáng kể số lượng loài ở khu vực đất trồng (bảng 3.2). Sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê còn thể hiện ở giá trị của chỉ số đa dạng H’. Ngược
lại với giá trị của chỉ số số lượng loài, giá trị H’ ở lô ruộng trồng mía
trên đất bằng cao hơn so với lô ruộng trồng mía trên

đất dốc; đó là do lô
ruộng trồng mía trên đất bằng tuy có số lượng loài ít hơn, nhưng đóng
góp số lượng cá thể của mỗi loài khá đều nhau nên chỉ số đa dạng H’
cũng như chỉ số đồng đều J’ ở lô đất này cao hơn. Mặt khác, ở lô ruộng
trồng mía trên đất dốc, giá trị mật độ trung bình của bọ nhảy cao hơn so
với lô ruộng trồng mía trên đất b
ằng, đó là do loài Lepidocyrtus (L.)
cyaneus tăng đột biến về số lượng cá thể nên làm tăng mật độ cá thể
chung của quần xã bọ nhảy ở lô ruộng trồng mía trên đất dốc. Ngoài ra,
số lượng cá thể tập trung lớn vào loài Lepidocyrtus (L.) cyaneus (chiếm
tới gần 50% tổng số lượng cá thể của tập hợp bọ nhảy) nên đây là
nguyên nhân làm giảm giá trị của chỉ số đa d
ạng H’ của bọ nhảy. Cũng
vậy, do sự chênh lệch lớn về số lượng cá thể giữa các loài ưu thế nên độ
đồng đều của lô ruộng này cũng thấp (J’= 0,68), thấp hơn so với lô
ruộng trồng mía trên đất bằng (J’=0,90). Điều này chứng tỏ quần xã bọ
nhảy ở lô ruộng trồng mía trên đất dốc có độ ổn định kém hơn so với
quần xã bọ
nhảy ở lô ruộng trồng mía trên đất bằng.




12
Bảng 3.2. Một số chỉ số định lượng của bọ nhảy trên địa hình đất dốc và đất bằng
trồng mía và các loài bọ nhảy ưu thế
Yên Thủy
(Hòa Bình)
Yên Thủy
(Hòa Bình)

Mai Sơn
(Sơn La)
Địa điểm

Chỉ số Địa hình
Dốc Bằng Dốc Bằng
Số mẫu phân tích 10 10 20 20
Số lượng loài 19 13 25 22
MĐTB (nghìn con/m
2
) 5.88±2.17* 1.44±0.57* 5.76±1.28* 1.70±0.35*
Chỉ số đa dạng H’ 1,99* 2,30* 2,33* 2,68*
Chỉ số đồng đều J’ 0,68 0,90 0,72 0,87
Loài ưu thế (% số cá thể loài ưu thế trong tổng số cá thể)
Lepidocyrtus (L.) cyaneus 45,56 19,44 37,20
Sphaeridia zaheri 17,00 18,40 7,06
Entomobrya sp.
1
16,67
Lepidocyrtus (L.) lanuginosus 13,89
Hypogastrura tullbergi 11,11
Xenylla humicola 11,11
Folsomides exiguus 5,56
Lepidocyrtus (L.) simsim 5,56
Lepidocyrtus (Asc.) dahlii 18,80
Pseudachorutella asigillata 7,06
Folsomina onychiurina 5,88
Lepidocyrtus (Asc.) aseanus 5,88
Ghi chú: MĐTB: Mật độ trung bình; *: sai khác có ý nghĩa thống kê p=0,05.
+ Cũng ở đất trồng mía trên địa hình đất dốc và đất bằng thuộc

vùng núi đồi Tây Bắc: một điểm ở Yên Thủy (Hòa Bình) và một điểm ở
Mai Sơn (Sơn La), kết quả phân tích 40 mẫu định lượng bọ nhảy cũng
cho kết quả tương tự (bảng 3.2).
3.2.1.2. Trên nền đất trồng ngô
+ Kết quả phân tích mẫu định lượng bọ nhảy ở đấ
t trồng ngô tại hai
điểm khác nhau thuộc khu vực Tây Bắc (trên đất dốc Mộc Châu (Sơn
La) và đất bằng Yên Thủy (Hòa Bình)) cho thấy: giá trị của các chỉ số:
số lượng loài, mật độ trung bình (F
4,41
=1,2; p>0,05) và chỉ số đa dạng H’
(D
0,57
=0,22; p>0,05) sai khác nhau không đáng kể.
+ Nếu trên nền đất dốc và đất bằng trồng ngô, trong cùng khu vực
Tây Bắc không có sự sai khác đáng kể về giá trị của các chỉ số định
lượng của bọ nhảy thì ngược lại, khi phân tích các giá trị này cũng trên
đất trồng ngô, nhưng ở hai địa điểm thuộc hai khu vực khác nhau: đất
dốc trồng ngô ở Na Rì (Bắc Kạn) (khu vực Đông Bắc) và đất bằng tr
ồng
ngô ở Yên Thủy (Hòa Bình) (khu vực Tây Bắc) lại cho một kết quả ít
nhiều khác nhau. Đó là số lượng loài ở hai điểm là như nhau (21 loài),
nhưng ở đất bằng Yên Thủy (Hòa Bình) có giá trị mật độ trung bình của
bọ nhảy (F
4,098
= 4,099; p<0,05) thấp hơn, còn giá trị đa dạng H’ (D
0,42
=
0,58; p< 0,05) và độ đồng đều J’ của bọ nhảy lại cao hơn so với đất dốc


13
Na Rì (Bắc Kạn) (sai khác có ý nghĩa thống kê) giữa hai loại đất dốc và
đất bằng. Xu thế tăng giảm các giá trị chỉ số định lượng của bọ nhảy:
mật độ trung bình, chỉ số đa dạng H’, chỉ số đồng đều J’ cũng tương tự
như trường hợp ở đất trồng mía ở Yên Thủy (Hòa Bình) và Mai Sơn
(Sơn La).
3.2.1.3. Trên nền đất trồng đậu t
ương
+ So sánh các kết quả tính toán về giá trị các chỉ số định lượng
của bọ nhảy ở 40 mẫu đất định lượng, thu từ đất trồng đậu tương, trên
hai loại đất dốc và đất bằng ở cùng một địa phương thuộc huyện Yên
Thủy (Hòa Bình) cho thấy, trừ giá trị của chỉ số số lượng loài, các kết
quả thu được ngược với kết qu
ả thu được ở đất trồng mía trên hai loại
đất dốc và đất bằng ở Yên Thuỷ (Hoà Bình) và Mai Sơn (Sơn La) ở 2
chỉ số: mật độ trung bình và chỉ số đa dạng H’, đó là ở đất dốc giá trị của
mật độ trung bình (F
4,098
= 4,866; p<0,05) thấp hơn so với đất bằng,
nhưng chỉ số đa dạng H’ (D
0,28
= 0,45; p<0,05) và tương tự chỉ số đồng
đều J’ lại cao hơn.
+ Trên nền đất trồng đậu tương ở hai khu vực thuộc hai vùng cảnh
quan khác nhau (vùng núi đồi và vùng đồng bằng): kết quả cho thấy: chỉ
trừ giá trị mật độ trung bình của bọ nhảy là tương đương nhau giữa hai
loại đất, còn các giá trị khác (số lượng loài, chỉ số đa dạng H’, chỉ số
đồng đều J’) của b
ọ nhảy ở đất dốc Yên Thủy (Hòa Bình) đều cao hơn
so với ở đất bằng Gia Lâm (Hà Nội).

Xét cấu trúc ưu thế của quần xã bọ nhảy ở đất dốc và đất bằng
trồng đậu tương (hình 3.4, hình 3.5), cấu trúc ưu thế này có xu hướng
khác hẳn so với quần xã bọ nhảy ở đất dốc trồng mía và đất bằng trồng
mía như đã phân tích ở phần nhân t
ố địa hình mục 3.2.1.1 và 3.2.1.2 ở
trên. Theo kết luận của Nguyễn Trí Tiến và cộng sự (2004); Elzbieta
Chudzicka và cộng sự (1994), ở môi trường đất chỉ có các loài ưu thế là
các loài đóng vai trò chính và các loài còn lại chỉ xuất hiện một vài lần
hay một lần thì môi trường đất ở đó có chất lượng xấu hoặc biểu hiện
của sự thoái hóa. Như vậy, đất dốc trồng đậu tương có chất l
ượng tốt
hơn, nền đất này làm cho bọ nhảy đa dạng hơn so với đất bằng trồng đậu
tương.
3.2.1.4. Nhận xét chung
Cấu trúc quần xã bọ nhảy ít bị ảnh hưởng hoàn toàn vào địa hình
đất dốc, đất bằng; điều này còn phụ thuộc vào sự kết hợp với loại cây
trồng trên địa hình đó. Nhìn chung, đất dốc có trồng đậu tương là điều

14
kiện sinh thái thích hợp cho sự đa dạng của bọ nhảy hơn so với đất bằng
có cùng cây trồng, còn nếu trồng mía thì ngược lại.
Đậu tương trồng trên đất dốc
7,43
12,95
14,15
15,59
0
10
20
30

40
50
60
70
80
90
3551829
Loài ưu thế
D (%)

Đậu tương trồng trên đất bằng
7,737,73
13,44
60,95
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
25736
Loài ưu thế
D (%)

Ghi chú: số thứ tự các loài ưu thế: 2. Hypogastrura tullbergi; 5. Brachystomella parvula; 7. Cryptopygus thermophilus;
18. Lepidocyrtus (L.) cyaneus; 29. Pseudosinella octopunctata; 35. Sminthurides bothrium;

36. Sphaeridia pumilis;

Hình 3.4. Cấu trúc ưu thế của quần xã bọ nhảy ở ruộng trồng đậu tương trên đất dốc
và đất bằng ở Yên Thủy (Hòa Bình)
3.2.2. Nhân tố cây trồng
3.2.2.1. Ảnh hưởng của cây trồng thuần loại so với trồng xen (hai
loại cây)
Kết quả nghiên cứu cho thấy: trên đất trồng ngô thuần có số loài
bọ nhảy nhiều hơn đất trồng ngô xen với sắn, xen mía (ở đất bằng) hay
xen đỗ xanh (ở đất dốc). Đất trồng sắn xen ngô hay xen lạc có số lượng
loài và giá trị H’ của bọ nhảy cao hơn đất trồ
ng sắn xen vừng (ở đất
bằng), sắn thuần hay sắn xen cỏ voi (ở đất dốc). Còn giữa đất trồng mía
Đậu tương trồng trên đất dốc
7,69
13,4
14,6
16,1
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
36 5 18 29
Loài ưu thế

D (%)

Đậu tương trồng trên đất bằng
6,316,316,31
10,1
14,1
38,4
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
30 13 35 10 19 22
Loài ưu thế
D (%)
Ghi chú: số thứ tự các loài ưu thế: 5. Brachystomella parvula; 10. Isotomiella minor; 13. Isotomurus punctiferus; 18.
Lepidocyrtus (L.) cyaneus; 19. Lepidocyrtus (L.) ruber; 22. Lepidocyrtus (L.) sp.
1
; 29. Pseudosinella octopunctata;
30. Sinella coeca; 35. Sminthurides bothrium; 36. Sphaeridia pumilis;

Hình 3.5. Cấu trúc ưu thế của quần xã bọ nhảy ở ruộng trồng đậu tương trên đất dốc
ở Yên Thủy (Hòa Bình) và đất bằng ở Gia Lâm (Hà Nội)

15

thuần với đất trồng mía xen (đỗ xanh) không có gì sai khác nhiều về giá
trị các chỉ số định lượng của bọ nhảy. Nhìn chung, mật độ trung bình
của bọ nhảy ở loại đất trồng các loại cây này không cao, dao động trong
khoảng từ 0.40±0.20 nghìn con/m
2
(ở đất bằng vùng núi đồi trồng sắn
thuần) đến 3.92±1.17 nghìn con/m
2
(ở đất dốc vùng núi đồi trồng ngô
xen đỗ xanh). Nếu dựa vào giá trị của các chỉ số định lượng (số loài, chỉ
số đa dạng H’ và chỉ số đồng đều J’) thì ở các đất trồng ngô xen đỗ
xanh, sắn xen lạc trên đất dốc và mía xen đỗ xanh trên đất bằng có làm
tăng mức độ đa dạng hơn so với đất trồng các loại cây khác.
3.2.2.2. Ảnh hưởng của các loạ
i cây trồng thuần khác nhau
Các nghiên cứu được tiến hành so sánh trên nền đất dốc và đất bằng
trồng thuần các loại cây khác nhau đến bọ nhảy. Kết quả như sau:
+ Nghiên cứu được thực hiện trên các đối tượng cây trồng thuần
loại: cam, mía, đậu tương trên nền đất dốc huyện Yên Thủy, Hòa Bình.
Kết quả phân tích 45 mẫu định lượng bọ nhảy thu được trên 3 loại cây
trồng này trình bày ở bả
ng 3.8.
Bảng 3.8. Một số chỉ số định lượng của bọ nhảy và các loài bọ nhảy ưu thế trên đất dốc
trồng thuần cam, mía, đậu tương ở huyện Yên Thủy, Hòa Bình
Chỉ số Cam Mía Đậu tương
Số mẫu phân tích 15 15 15
Số lượng loài 19 24 33
MĐTB (nghìn con/m
2
) 1.76±0.59

a
6.96±1.60
b
8.37±4.04
b

Chỉ số đa dạng H’ 2,47 2,28 2,74
Chỉ số đồng đều J’ 0,84 0,72 0,80
Ghi chú: MĐTB: Mật độ trung bình; a, b: sai khác có ý nghĩa thống kê giữa a so với b;
không có ý nghĩa thống kê ở cặp so sánh b với b với p=0,05;
Kết quả cho thấy: giá trị của số lượng loài giữa các cây trồng có
sự khác biệt. Giá trị của mật độ trung bình chỉ thể hiện sự sai khác giữa
đất trồng cam so với đất trồng mía (F
4,19
= 9,31; p<0,05); giữa đất trồng
cam với đất trồng đậu tương (F
4,19
= 4,63; p<0,05). Độ đa dạng của bọ
nhảy ở đất dốc trồng thuần các loại cây cam, mía, đậu tương đạt giá trị
trung bình (chỉ số đa dạng H’ dao động từ 2,28 ở đất trồng mía đến 2,74
ở đất trồng đậu tương) và mức độ ổn định của quần xã ở đất trồng thuần
các loại cây trồng này có giá trị khá cao (dao động từ J’= 0,72 ở đất
tr
ồng mía đến 0,84 ở đất trồng cam). Trong 3 loại cây trồng (cam, mía,
đậu tương) là đối tượng theo dõi của thí nghiệm, đậu tương là cây thích
hợp trồng trên đất dốc vì có giá trị của các chỉ số: số lượng loài, mật độ
trung bình và chỉ số đa dạng loài H’ cao hơn 2 loại cây trồng còn lại.

16
+ Trên nền đất bằng vùng núi đồi thuộc Tây Bắc: Kết quả phân

tích so sánh giữa đất bằng trồng mía và đất bằng trồng ngô ở Yên Thủy
(Hòa Bình) và Cò Nòi (Sơn La) cho thấy: chỉ giá trị mật độ trung bình
(F
4,19
= 16,69; p<0,05) là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Hình 3.7
có thể thấy ở đất trồng mía, sự có mặt về số cá thể của các loài ưu thế là
tương đương nhau, còn ở đất trồng ngô riêng loài Brachystomella
parvula có số lượng lớn cá thể (chiếm tới hơn 30% số lượng cá thể của
quần xã). Kết hợp với giá trị của chỉ số đồng đều J’ cho thấy mức độ ổn
định của quần xã trên đất trồng ngô kém bền vững hơn so với đất trồng
mía. Như vậy, đất bằng vùng núi đồi phù hợp với cây mía hơn là với cây
ngô. Kết quả này cũng giống với kết quả nghiên cứu ở mục 3.2.1.
Mía trồng trên đất bằng vùng núi đồi
5,975,975,975,97
7,46
8,96
10,410,4
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
18 37 16 21 2 3 8 9
Loài ưu thế
D (%)

Ngô trồng trên đất bằng vùng núi đồi
6,066,066,06
9,09
33,3
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
5 3 31 18 37
Loài ưu thế
D (%)
Ghi chú: số thứ tự các loài ưu thế: 2. Hypogastrura tullbergi; 3. Xenylla humicola; 5. Brachystomella parvula;
8. Folsomides exiguus; 9. Folsomina onychiurina; 16. Entomobrya sp.
1
; 18. Lepidocyrtus (L.) cyaneus;
21. Lepidocyrtus (L.) lanuginosus; 31. Sinella pseudomonoculata; 37. Sphaeridia zaheri;

Hình 3.7. Cấu trúc ưu thế của quần xã bọ nhảy trên đất bằng trồng thuần loại mía,
ngô ở vùng núi đồi Tây Bắc
+ Trên nền đất bằng vùng đồng bằng: Kết quả phân tích cho thấy:
giá trị các chỉ số định lượng của bọ nhảy: số lượng loài, mật độ trung
bình (F
4,09
= 16,41; p<0,05) ở đất trồng thuần đậu tương cao hơn (sai

khác có ý nghĩa thống kê) so với đất trồng thuần lạc; chỉ có giá trị chỉ số
đa dạng H’ tuy ở đất trồng đậu tương thuần có cao hơn đất trồng thuần
lạc, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (D
0,44
= 0,14;
p>0,05).
3.2.2.3. Nhận xét chung
Như vậy, cấu trúc quần xã bọ nhảy không phụ thuộc hoàn toàn
vào nhân tố cây trồng, dù trồng thuần loại hay trồng xen; mà phụ thuộc
vào loại cây trồng cụ thể hay các cây trồng xen cụ thể, kết hợp với loại
địa hình đất dốc hay đất bằng.

17
3.2.3. Nhân tố kỹ thuật canh tác
3.2.3.1. Kỹ thuật tạo tiểu bậc thang
Kết quả phân tích cho thấy: công thức 1 có số loài (27 loài) thấp
hơn so với công thức 2 (36 loài), mật độ trung bình (nghìn con/m
2
) ở
công thức 1 (14.21±5.49) lại cao hơn so với công thức 2 (8.05±1.22)
(F
4,00
=1,19; p>0,05), tuy nhiên, sự khác nhau này không có ý nghĩa về
mặt thống kê. Việc gia tăng mật độ trung bình ở công thức 1 là do tăng
chủ yếu số lượng cá thể của loài Protaphorura hortensis nên làm tăng
kích thước của quần thể bọ nhảy ở đây. Mặt khác số lượng cá thể của
loài lại chiếm tới 76,48% tổng số cá thể thu được của cả lô (hình 3.8) và
như vậy, giá trị của chỉ số
đa dạng H’ ở công thức 1 giảm rất mạnh (H’
= 1.14). Ngược lại, ở công thức 2 số lượng cá thể của mỗi loài đóng góp

không chênh lệch nhau nên chỉ số đa dạng loài H’ của công thức này rất
cao. Điều này cũng cho thấy quần xã bọ nhảy ở công thức 2 khá ổn định
(chỉ số đồng đều J’ = 0,81), còn quần xã bọ nhảy ở công thức 1 (lô đối
chứng) kém ổ
n định ở chỗ: nếu như có một tác động bất kỳ nào đó vào
môi trường đất này, mà tác động này lại gây bất lợi đối với sự tồn tại của
loài Protaphorura hortensis và tỷ lệ thành phần các loài bọ nhảy của
quần xã này sẽ bị xáo trộn, sự ổn định của quần xã nhanh chóng bị phá
vỡ. Như vậy, kỹ thuật tạo tiểu bậc thang áp dụng trong quá trình canh
tác trên đất dốc miền núi có ảnh hưởng tốt đến bọ nhảy trong đất: làm
tăng số lượng loài, tăng mức độ đa dạng và độ ổn định của quần xã.
Công thức 1, không tạo tiểu bậc thang
76,48
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
4
Loài ưu thế
D (%)
Công thức 2, tạo tiểu bậc thang
5,61
6,57
7,69

9,13
11,9
18,1
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
18 10 4 33 11 27
Loài ưu thế
D (%)
Ghi chú: số thứ tự các loài ưu thế: 4. Protaphorura hortensis; 10. Isotomiella minor; 11. Isotomodes pseudoproductus;
18. Lepidocyrtus (Asc.) cyaneus; 26. Pseudosinelala fujiokai; 33. Cyphoderus javanus.

Hình 3.8. Cấu trúc ưu thế của quần xã bọ nhảy trên đất trồng ngô áp dụng kỹ thuật
tạo tiểu bậc thang ở Na Rì (Bắc Kạn)
3.2.3.2. Kỹ thuật phủ xác hữu cơ
Nghiên cứu của tôi nhằm so sánh kỹ thuật phủ xác với một loại
vật liệu hữu cơ hay với nhiều loại vật liệu hữu cơ có ảnh hưởng như thế

18
nào đến đa dạng của bọ nhảy so với đất không phủ xác hữu cơ. Kết quả
cho thấy: Với kỹ thuật che phủ xác hữu cơ rõ ràng có mật độ trung bình
của bọ nhảy cao hơn đất không phủ xác hữu cơ, nhưng vì sự gia tăng
mật độ trung bình này lại chỉ phụ thuộc vào một hay hai loài ưu thế (có

thể là những loài ưa thích sống trong môi trường có hàm lượng mùn h
ữu
cơ cao) nên đã làm giảm giá trị chỉ số đa dạng loài H’ và giá trị chỉ số
đồng đều J’ của quần xã bọ nhảy so với đất không phủ xác hữu cơ. Có 7
loài bọ nhảy có thể xem là những loài đặc trưng, ưa thích và có khả năng
phát triển tốt trong đất có phủ xác hữu cơ: Lepidocyrtus (L.) cyaneus,
Protaphorura hortensis, Sphaeridia pumilis, Sphaeridia zaheri,
Pseudosinella octopunctata, Dicranocentrus indicus và Heteromurus
sp.
2
.
3.2.3.3. Kỹ thuật vùi xác hữu cơ
Nghiên cứu của tôi thực hiện trên hai loại đất bạc màu và đất
trung du nhằm xác định xem có hay không ảnh hưởng của kỹ thuật vùi
xác hữu cơ đến đa dạng bọ nhảy. Các kết quả cho thấy: tại thời điểm
điều tra, áp dụng kỹ thuật vùi xác hữu cơ chưa thể hiện rõ ảnh hưởng
đến đa dạng c
ủa bọ nhảy trong đất. Có 4 loài bọ nhảy: Xenylla humicola,
Cryptopygus thermophilus, Isotomurus punctiferus và Sminthurides
bothrium là những loài có khả năng thích nghi và phát triển tốt trong đất
xám bạc màu có vùi và không vùi xác hữu cơ.
3.2.3.4. Kỹ thuật trồng độc canh và luân canh
Kết quả phân tích cho thấy: đất trồng cây lúa luân canh đều cho
các giá trị cao hơn có ý nghĩa so với đất trồng lúa độc canh. Số lượng
loài ở đất trồng lúa luân canh tăng gấp 135,29% so với số lượng loài ở
đất trồng lúa
độc canh. Ở đây mật độ trung bình tăng hơn 3 lần so với
đất trồng lúa độc canh (F
3,97
=6,42; p<0,05).

Bảng 3.16. Một số chỉ số định lượng của bọ nhảy ở đất trồng lúa độc canh và luân canh
ở Nam Định và Hải Dương
Chỉ số Lúa trồng độc canh Lúa trồng luân canh
Số mẫu 37 37
Số loài 17* 23*
MĐTB (nghìn con/m
2
) 4.36±0.58* 14.79±4.08*
Chỉ số đa dạng H’ 1,80* 2,16*
Chỉ số đồng đều J’ 0,64 0,69
Ghi chú: MĐTB: Mật độ trung bình; *: sai khác có ý nghĩa thống kê;

19
Điều này phù hợp với nghiên cứu của Geoff K. Frampton và cộng
sự (1996); Henning Petersen, 2000), trồng luân canh là phương thức hữu
hiệu làm tăng số lượng sinh vật có ích trong đất, nhất là đối với bọ nhảy
và ve bét, đồng thời cũng làm tăng số lượng cá thể của bọ nhảy.
Như vậy, kỹ thuật trồng lúa luân canh có ảnh hưởng tích cực đến tất
cả các giá trị chỉ số định l
ượng của bọ nhảy, nói cách khác là trên nền
đất trồng luân canh cây ngắn ngày làm tăng mức độ đa dạng của bọ nhảy
so với đất trồng độc canh một loại cây ngắn ngày.
3.2.3.5. Nhận xét chung
Nhìn chung, các kỹ thuật canh tác chủ yếu áp dụng trong nông
nghiệp hiện nay cho thấy ít nhiều ảnh hưởng đến đa dạng của bọ nhảy.
Với đất trồng ngô tạo tiểu bậc thang có quầ
n xã bọ nhảy đa dạng hơn so
với đất không tạo tiểu bậc thang, đất trồng luân canh cũng có quần xã bọ
nhảy đa dạng hơn đất trồng độc canh. Trên nền đất dốc trồng ngô, khi
được che phủ xác hữu cơ chỉ làm tăng mật độ trung bình của bọ nhảy mà

không làm gia tăng mức độ đa dạng của bọ nhảy. Trên nền đất bằng
tr
ồng đậu - lúa - ngô hay mía, khi xác hữu cơ được vùi trong đất làm
giảm đa dạng của bọ nhảy.
3.2.4. Nhân tố phân bón
3.2.4.1. Phân bón phối hợp theo các công thức khác nhau (phân
hữu cơ, phân khoáng)
Kết quả phân tích cho thấy: Mật độ trung bình của bọ nhảy dao
động từ 16.23 nghìn con/m
2
(lô ĐC) đến 29.83 nghìn con/m
2
(lô bón
NPK). Như vậy, tác động của việc bón phân đến bọ nhảy đã kích thích
trực tiếp đến một vài loài bọ nhảy, thường là những loài có khả năng hấp
thụ dinh dưỡng thông qua loại phân ưa thích, điều này khiến chúng gia
tăng đột biến số lượng, kết quả dẫn tới sự gia tăng mật độ chung của cả
tập hợp bọ nhảy ở đấ
t thí nghiệm. Chỉ số đa dạng loài H’ có giá trị cao ở
đất thí nghiệm có bón phân hỗn hợp (H’ = 2,54) và đất thí nghiệm có
bón phân chuồng (H’= 2,29), cao hơn ở đất không bón phân (H’= 1,77)
và đất bón 100% NPK (H’= 1,91). Đất có bón 100% phân chuồng và
bón hỗn hợp 50% NPK + 50% phân chuồng đã có tác dụng làm tăng độ
đa dạng loài bọ nhảy trong đất, còn khi bón 100% NPK tuy có làm tăng
số lượng cá thể một loài ưu thế X. humicola, nhưng nhìn chung lại làm
giảm độ đa dạng loài đi rấ
t nhiều.
3.2.4.2. Phân vi sinh
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ từ rạ được xử lý
vi sinh vật trên đất trồng lúa ở Nam Định và kết quả nghiên cứu tiến


20
hành trên đất trồng màu luân canh ở Gia Xuyên, Hải Dương cho thấy
việc bón phân vi sinh có ảnh hưởng tích cực đến bọ nhảy ở chỗ: làm
tăng số lượng loài, tăng mật độ trung bình (tập trung ở một số loài ưa
thích phát triển trong loại phân này). Bên cạnh đó, phân vi sinh cũng thể
hiện mặt hạn chế: phần nào làm giảm độ đa dạng loài và độ ổn định của
quần xã bọ nhả
y (do số lượng cá thể của loài ưu thế, là những loài ưa
thích phân vi sinh gia tăng).
3.2.4.3. Phân bón hóa học (phân kali, phân lân)
Việc nghiên cứu ảnh hưởng của các liều lượng bón lân, kali đến
bọ nhảy nhằm góp phần xác định liều lượng bón tối ưu cho cây trồng
(không làm thoái hóa đất và thúc đẩy tăng năng suất cây trồng) và không
gây tác hại cho sự tồn tại và phát triển của quần xã động vật đất là hết
sức cầ
n thiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Liều lượng bón kali khác nhau có ảnh hưởng đến giá trị các chỉ số
định lượng của bọ nhảy. Nhìn chung, ở đất trồng đậu tương phân kali
với liều 90kg K
2
O/1ha là thích hợp nhất, đảm bảo tính đa dạng của quần
xã chân khớp bé ở đất. Còn bón kali liều cao (120kg K
2
O/1ha) dễ làm
cho đất bị thoái hóa và giảm tính đa dạng loài của bọ nhảy.
Việc bổ sung các liều lượng lân bón khác nhau có thể đã tác động
phần nào tới đất, làm thay đổi tính chất đất, nhưng với liều thích hợp
(công thức 3: 60kg P
2

O
5
/1ha), không có ảnh hưởng đến đa dạng bọ nhảy
sống trong đất. Có 5 loài thích nghi và phát triển tốt ở đất có bổ sung lân
với liều lượng khác nhau: Sminthurides aquaticus, Bourletiella
hortensis, Sinella coeca, Brachystomella parvula, Homidia glassa. 3
loài sau cùng trong 5 loài kể trên là những loài thích nghi và phát triển
tốt ở đất có bón liều lượng lân cao. Có 1 loài không thích nghi với đất có
bổ sung lân, đó là: Acherontiella sabina.
Hai loài phổ biến Cyphoderus
javanus và Isotomurus punctiferus là những loài ưu thế và phổ biến ở
đất trồng trọt.
3.2.4.4. Nhận xét chung
Với nhân tố phân bón, trên đất trồng đậu, lúa và ngô, bón phân
NPK làm tăng mật độ của bọ nhảy nhưng làm giảm đa dạng của chúng.
Khi bón kết hợp NPK với phân chuồng làm tăng đa dạng bọ nhảy; Phân
vi sinh làm tăng mức độ đa dạng của bọ nhảy trên
đất trồng lúa; Phân
hóa học (phân kali hoặc phân lân) với các liều lượng khác nhau có ảnh
hưởng tới độ đa dạng của bọ nhảy ở đất trồng đậu tương hoặc lạc.
3.2.5. Nhân tố thuốc hoá học bảo vệ thực vật và kim loại nặng
3.2.5.1. Sử dụng phối hợp thuốc hoá học bảo vệ thực vật

21
Trên cơ sở phân tích sự thay đổi các giá trị của một số chỉ số định
lượng của bọ nhảy trong các công thức thí nghiệm trên đất trồng cam
vùng Cao Phong, chỉ rõ ảnh hưởng của thuốc hoá học bảo vệ thực vật
phối hợp theo các công thức khác nhau đến nhóm bọ nhảy như sau: Bọ
nhảy nhạy cảm với dầu khoáng trừ sâu nC21 hơn với nC24 theo hướng:
dầu khoáng trừ

sâu nC21 làm giảm số lượng loài bọ nhảy; So sánh giữa
các công thức thí nghiệm có sử dụng dầu khoáng với các công thức thí
nghiệm không sử dụng dầu khoáng: Dầu khoáng chỉ ảnh hưởng đến giá
trị chỉ số đa dạng loài H’ (theo hướng các công thức không xử lý dầu
khoáng có giá trị H’ cao hơn các công thức có xử lý dầu khoáng). Còn
với các giá trị chỉ số định lượng khác, ảnh hưởng không thể hiện rõ
ràng; Nhìn chung, đất
được xử lý thuốc trừ sâu Confidor 100SL phối
hợp với thuốc trừ sâu Sherpa 25EC 0,1%; Supracide 40EC 0,1%;
Champion 77WP 0,1%, thuốc trừ nhện Comite 72EC 0,1% không có
ảnh hưởng rõ ràng đến đa dạng của bọ nhảy. Giá trị các chỉ số của bọ
nhảy khác nhau là do kết hợp dùng hay không dùng dầu khoáng trừ sâu.
Với giống cam sạch bệnh được xử lý thuốc trừ sâu Confidor 100SL phối
hợp với thuốc trừ sâu Sherpa 25EC 0,1%; Supracide 40EC 0,1%;
Champion 77WP 0,1%, thuốc trừ nhện Comite 72EC 0,1% và không
dùng dầu khoáng tr
ừ sâu với liều lượng phun 8 lần/năm là công thức làm
gia tăng đa dạng của bọ nhảy so với các công thức thí nghiệm khác.
3.2.5.2. Đất bị nhiễm kim loại nặng (chì)
Bọ nhảy là các đại diện sống trong các khoang, hốc ở đất và ở lớp
thảm trên bề mặt đất, là những đối tượng nhạy cảm với môi trường đất
bị ô nhiễm bởi kim loại nặng.
Ở Việt Nam, vấn đề đánh giá ảnh hưởng
của đất bị nhiễm chì (Pb) đến đa dạng bọ nhảy lần đầu tiên được đề cập
đến. Nghiên cứu thực địa được tiến hành ở làng Đông Mai, xã Chỉ Đạo,
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên - đây là làng nghề truyền thống về tái
chế chì từ nguồn phế thải (là các ắc quy đã qua sử dụng). K
ết quả phân
tích mối tương quan giữa hàm lượng chì trong đất với một số chỉ số định
lượng của bọ nhảy được thể hiện qua các hình 3.19; 3.20; 3.21 và 3.22

cho thấy: Số lượng loài bọ nhảy tại các điểm thu mẫu có mối tương quan
nghịch với hàm lượng chì tích luỹ trong đất: ở những điểm có hàm
lượng chì tích luỹ trong đất thấp hơn (điểm 3 - đất c
ỏ hoang và điểm 5 -
vườn quanh nhà) chính là những điểm có số lượng loài bọ nhảy cao hơn
những điểm khác.


22
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
3 6B6A2A2B 1 5 4
0
6
12
18
24
30
36
42
Hµm l−îng ch×
(ppm)
Sè l−îng loµi

Hµm l−îng ch× (ppm)
§iÓm thu mÉu
Sè l−îng loµi

Hình 3.19. Tương quan giữa hàm lượng chì trong đất với số lượng loài bọ nhảy
ở Văn Lâm, Hưng Yên
Tương quan giữa hàm lượng chì trong đất với mật độ trung bình
của bọ nhảy thể hiện chưa rõ ràng, có phần ngược chiều giữa 2 sinh
cảnh. Ở đất cỏ hoang, nhìn chung khi hàm lượng chì trong đất tăng thì
mật độ trung bình của bọ nhảy giảm
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
36B6A2A2B1 5 4
0
4.45
8.9
13.35
17.8
22.25
26.7
31.15
Hµm l−îng ch×
(ppm)

M§TB
(con/m2)
Hµm l−îng ch× (ppm
)
§iÓm thu mÉu
M§TB (ngh×n con/m2)

Hình 3.20. Tương quan giữa hàm lượng chì trong đất với mật độ trung bình của bọ nhảy
ở Văn Lâm, Hưng Yên
Ngược lại, ở vườn quanh nhà, giá trị mật độ trung bình của bọ
nhảy tăng lên khi hàm lượng chì trong đất tăng. Theo chúng tôi, có lẽ giá
trị vai trò và sự thích nghi của loài cụ thể nào đó (là loài có khả năng
sống và phát triển trong môi trường đất bị nhiễm chì ở mức độ nhất
định) là nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Tương quan giữa hàm
lượng chì trong đất với chỉ số đa dạng H’ của bọ nhảy cho th
ấy: ở các
điểm đất có hàm lượng chì cao thì độ đa dạng loài bọ nhảy thấp.

0
1000
2000
3000
4000
3 6B6A2A2B 1 5 4
0
0.38
0.76
1.14
1.52
1.9

2.28
2.66
3.04
Hµm l−îng ch×
(ppm)
Chỉ số đa dạng H'
Hµm l−îng ch× (ppm)
Đ
i

m thu mÉu
Ch

s


đ
a d

ng H'

Hình 3.21. Tương quan giữa hàm lượng chì trong đất với chỉ số đa dạng H

của bọ
nhảy ở Văn Lâm, Hưng Yên

×