Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

tiểu luận công pháp qgn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.65 KB, 14 trang )

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THEO THỦ TỤC TÒA ÁN VỀ LUẬT BIỂN
QUỐC TẾ ĐƯỢC THÀNH LẬP THEO PHỤ LỤC VI CỦA CÔNG ƯỚC
LUẬT BIỂN 1982 VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM.
A. MỞ ĐẦU:
Biển và đại dương chiếm tỉ lệ cao hơn so với đất liền, có vai trò quan
trọng và là nguồn lợi ích rất lớn cho các quốc gia ven biển, đại dương.
Chính vì lợi ích mà nó đem lại rất lớn nên ngày càng nhiều các vụ tranh
chấp có tính chất phức tạp xảy ra giữa các quốc gia. Để giải quyết tình
hình này, công ước Liên Hợp Quốc về luật biển 1982 ra đời và có hiệu
lực từ ngày 16 tháng 11 năm 1994 là một bước phát triển quan trọng
nhất trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế. Công ước không chỉ thiết
lập nên một Tòa án quốc tế mới, Tòa án Luật biển quốc tế mà còn xác
lập các thủ tục giải quyết tranh chấp liên quan đến các quốc gia, các cơ
quan quyền lực dưới đáy đại dương và các chủ thể khác.
Việc nghiên cứu đề tài “giải quyết tranh chấp theo thủ tục tòa án về luật
biển quốc tế được thành lập theo phụ lục VI của công ước luật biển
1982 và khả năng áp dụng tại việt nam” sẽ làm rõ hơn về thủ tục giải
quyết tranh chấp về biển của Tòa án Luật biển quốc tế, từ đó đưa đến
những kinh nghiệm cho Việt Nam trong vấn đề giải quyết tranh chấp về
biển.
Với vốn kiến thức còn hạn chế và cách tiếp cận vấn đề chưa sâu nên
bài viết này không thể tranh khỏi những sai sót, vì vậy rất mong nhận
được sự góp ý của thầy để bài viết được hoàn tiện hơn.

B. NỘI DUNG:


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN
BIỂN VÀ TÒA ÁN QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN THEO CÔNG ƯỚC LUẬT
BIỂN 1982.
1.1.



Giải quyết tranh chấp về biển;
1.1.1. Khái niệm tranh chấp về biển.

Tranh chấp quốc tế về biển là những bất đồng, xung đột giữa
các chủ thể luật quốc tế, trong quá trình xác lập và phân định chủ
quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia đối với các
vùng biển theo
quy định của Luật biển quốc tế.
Từ trước đến nay, trên thế giới đã xảy ra rất nhiều tranh chấp giữa các
quốc gia đối với vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của
quốc gia. So với các tranh chấp quốc tế nói chung, tranh chấp quốc tế
về biển có các đặc điểm cơ bản sau:


Về chủ thể của tranh chấp quốc tế về biển cũng như chủ thể
của Luật quốc tế nói chung, chủ thể của tranh chấp về biển chính là các
chủ
thể của Luật quốc tế, trước tiên và chủ yếu là các quốc gia. Bên cạnh
đó, tranh chấp quốc tế về biển cũng có thể xảy ra giữa các chủ thể
không phải là quốc gia được CƯLB 1982 trù định, đó là: các tổ chức
quốc tế theo Khoản 1 điều 157 CƯLB 1982 là “… tổ chức mà qua nó,
các quốc gia thành viên tổ chức và kiểm soát các hoạt động tiến hành



trong Vùng”.
Phạm vi của nội dung tranh chấp quốc tế về biên có nội dung




phạm vi hẹp hơn so với tranh chấp quốc tế.
Khách thể của tranh chấp quốc tế về biển là chủ quyền, quyền
chủ quyền quốc gia đối với các vùng biển cũng như các quyền liên quan
đến


quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng các vùng biển thuộc chủ quyền và
quyền
chủ quyền quốc gia
1.1.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp theo công ước luật biển
1982.
Quy định cơ chế quốc tế giải quyết các tranh chấp về biển là một nội
dung quan trọng trong hệ thống luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên
hợp quốc và được Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi
tắt là Công ước năm 1982) cụ thể hóa. Theo đó, Công ước quy định
(Điều 279): "Các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ giải quyết mọi
tranh chấp xảy ra giữa họ về việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng
các phương pháp hòa bình theo đúng Điều 2, khoản 3 của Hiến chương
Liên hợp quốc và, vì mục đích này, cần phải tìm ra giải pháp bằng các
phương pháp đã được nêu ở Điều 33, khoản 1 của Hiến chương".
Như vậy, Công ước năm 1982 nhấn mạnh: cơ chế giải quyết tranh chấp
về biển là bằng các phương pháp hòa bình và tất cả các quốc gia thành
viên của Công ước đều là thành viên của hệ thống giải quyết các tranh
chấp về biển liên quan. Điều 280 của Công ước cũng quy định, các
quốc gia được tự do lựa chọn các phương pháp hòa bình để giải quyết
tranh chấp xảy ra giữa họ về vấn đề giải thích hay áp dụng Công ước.
Công ước cũng đưa ra cơ chế giải quyết các tranh chấp giữa các quốc
gia về vấn đề giải thích hay áp dụng Công ước như sau:



Trước hết các quốc gia được tự do giải quyết các tranh chấp giữa họ về
vấn đề giải thích hay áp dụng Công ước thông qua đàm phán, trao đổi



quan điểm hoặc hòa giải.
Trong trường hợp khi tranh chấp không thể giải quyết được bằng thủ
tục hòa giải thì theo yêu cầu của một bên tranh chấp, họ phải buộc lựa
chọn một trong bốn khả năng của thủ tục bắt buộc dẫn tới các quyết
định bắt buộc:


a- Tòa án quốc tế về Luật Biển.
b- Tòa án pháp lý quốc tế.
c- Một Tòa Trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII của Công
ước (Trọng tài).
d- Một Tòa Trọng tài đặc biệt để giải quyết các tranh chấp liên quan đến
việc giải thích hay áp dụng Công ước năm 1982 trong từng lĩnh vực
riêng biệt, như nghiên cứu khoa học biển, đánh bắt hải sản, bảo vệ và
gìn giữ môi trường biển, giao thông biển...; trong đó, các tổ chức quốc
tế có thẩm quyền trong từng lĩnh vực được cử các chuyên viên của
mình tham dự với tư cách thành viên của Tòa.
Nếu các bên không nhất trí chọn các thủ tục này thì Trọng tài sẽ là biện
pháp cuối cùng. Dù chọn hình thức nào thì phán quyết hay quyết định
của Trọng tài cũng là tối hậu và bắt buộc.
Công ước cũng dành dung lượng khá lớn, từ Điều 279 đến Điều 299 và
các phụ lục V, VI, VII, VIII để cụ thể hóa, làm rõ các quy định chung, các
nguyên tắc, thủ tục đối với việc lựa chọn biện pháp giải quyết tranh
chấp, cách tổ chức, thực hiện hòa giải, các giới hạn và ngoại lệ, quy chế

của tòa án quốc tế, trọng tài, trọng tài đặc biệt... trong giải quyết các
tranh chấp về biển.
Việc Công ước năm 1982 thông qua cơ chế giải quyết các tranh chấp về
biển giữa các quốc gia là một bước tiến quan trọng trong hệ thống luật
pháp quốc tế về biển và là thắng lợi của cuộc đấu tranh vì sự công bằng
về quyền và lợi ích trên biển giữa các quốc gia. Tuy nhiên, cũng như
Công ước về Luật Biển năm 1982, cơ chế giải quyết tranh chấp về biển
nêu trên là kết quả của sự "thỏa hiệp" giữa nhóm các nước đang phát
triển và một số cường quốc biển; giữa thuyết chủ quyền quốc gia và
thuyết tự do hàng hải..., nên chưa thể đáp ứng được hết yêu cầu giải
quyết các tranh chấp về biển hiện nay. Thậm chí, theo chuyên gia của


nhiều nước, một số nội dung trong đó còn là những "lỗ hổng" gây khó
khăn cho việc vận hành cơ chế này của Công ước. Họ cũng cho rằng,
để cơ chế giải quyết tranh chấp về biển có hiệu lực, vấn đề quan trọng
cốt lõi là các nước liên quan cần có thiện chí và giải quyết các tranh
chấp thông qua thương lượng, trên tinh thần tôn trọng lợi ích chính đáng
của nhau, tôn trọng và tuân thủ các quy tắc, quy định đã được Công
ước năm 1982 nêu ra.
1.2.

Tòa án Luật biển quốc tế.
1.2.1. Tòa án Luật biển quốc tế.

Tòa án Luật biển quốc tế được thành lập ngày 1/8/1996 theo quy định
của phụ lục VI về Quy chế của Tòa án Luật biển kèm theo Công ước
của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Trụ sở chính của Tòa đặt tại
Hăm – buốc, CHLB Đức. Tòa án Luật biển quốc tế là thiết chế tài phán
quốc tế, được thành lập để thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp

phát sinh trong lĩnh vực Luật biển bằng trình tự, thủ tục tư pháp, phù
hợp với quy định của Công ước Luật biển 1982 và quy chế của Tòa.
Tòa án Luật biển quốc tế là một trong số các cơ quan tài phán có chức
năng giải quyết những loại tranh chấp nhất định thuộc linh vực Luật
biển.
1.2.2.

Thành phần, cơ cấu Tòa án Luật biển quốc tế.

Căn cứ tại mục 1 “tổ chức Tòa án”, phụ lục VI “Quy chế của Tòa án
quốc tế về Luật biển”, công ước Luật biển 1982 thì số thành viên của
Tòa án Luật biển quốc tế gồm 21 thành viên, được tuyển chọn trong số
các nhân vật nổi tiếng nhất về sự công bằng và liêm khiết, có năng lực
nổi bật trong linh vực Luật biển. Nhiệm kì của mỗi thành viên là 9 năm
và họ đều có quyền tái cử, ở cuộc bầu cử đầu tiên 7 người sẽ mãn
nhiệm sau 3 năm, 7 người sẽ mãn nhiệm sau 6 năm và họ được chỉ


định qua rút thăm do Tổng thư ký Liên hợp quốc thực hiện ngay sau
cuộc bầu cử đầu tiên.
Việc lựa chọn thành phần của Toà được tiến hành trên các nguyên tắc:


Thành phần của Toà phải bảo đảm có sự đại diện của các hệ thống
pháp lý chủ yếu của thế giới và một sự phân chia công bằng về mặt địa



lý;
Mỗi quốc gia thành viên có quyền chỉ định nhiều nhất là hai người. Các

thành viên của Toà sẽ được tuyển lựa trên danh sách đề cử, tuy nhiên
trong thành phần của Toà không thể có quá một công dân của cùng một



quốc gia;
Các thành viên của Toà được bầu bằng bỏ phiếu kín, người trúng cử là
những ứng cử viên đạt được số phiếu bầu cao nhất và phải được 2/3 số
quốc gia thành viên có mặt và bỏ phiếu.
Theo nguyên tắc độc lập xét xử của thẩm phán thì một thành viên của
Toà không được đảm nhiệm bất kỳ chưc vụ chính trị hay hành chính
nào, cũng không được chủ động tham gia hay có liên quan về tài chính
trong bất cứ một hoạt động nào của một xí nghiệp đang tiến hàng thăm
dò hoặc khai thác các tài nguyên ở biển hay ở đáy biển hoặc việc sử
dụng biển, đáy biển vào mục đích thương mại khác. Thành viên của Toà
cũng không được làm những nhiệm vụ như đại diện, cố vấn hay luật sư
trong bát kỳ một vụ kiện nào. Một toà được coi là hợp lệ khi có đủ ít nhất
11 thành viên được bầu ngồi xử án.
Cơ cấu tòa án luật biển quốc tế bao gồm một Chánh án, một Phó chánh
án do các thành viên của tòa bầu ra với nhiệm kỳ 3 năm và có thể đắc
cử. tòa bầu ra Thư kí của tòa và viên chức khác nếu thấy cần thiết.
Trong thành phần của toán án luật biển quốc tế còn có Viện giải quyết
các vụ tranh chấp liên quan đến đáy biển, bao gồm 11 thành viên do tòa
lựa chọn trong 21 thành viên đã được lựa chọn của tòa.


1.2.3.

Thẩm quyền của Tòa an quốc tế.


Theo quy định tại mục 2 “ Thẩm quyền của tòa án”, phụ lục VI “Quy chế
của Tòa án quốc tế về Luật biển”, công ước Luật biển 1982 thì Tòa án
luật biển quốc tế có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia
thành viên cũng như tất cả các thực thể khác không phải là quốc gia
thành viên của công ước trong tất cả các trường hợp liên quan đến việc
quản lý và khai thác Vùng – Di sản chung của nhân loại. Bên cạnh đó,
Tòa còn giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp
dụng công ước trong lĩnh vực thực hiện các quyền chủ quyền, quyền tài
phán của quốc gia ven biển, quyền tự do của quốc gia khác về hàng hải,
hàng không, dặt dây cáp, ống dẫn ngầm đối với tài nguyên sinh vật
thuộc vung đặc quyền knh tế.
Tranh chấp liên quan đến các thỏa thuận kacs cũng thộc phạm vi thẩm
quyền giải quyết tranh chấp của tòa. Điều 22, phụ lục VI công ước Luật
biển 1982 quy định “Nếu được sự thoả thuận của tất cả các bên trong
một hiệp ước hay một Công ước đã có hiệu lực có quan hệ đến một vấn
đề do Công ước đề cập, thì bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc
giải thích hay áp dụng hiệp ước hoặc Công ước đó có thể được đưa ra
Toà án theo đúng như điều đã thoả thuận”. Chính vì vậy mà tòa có thẩm
quyền giải thích các quy định của điều ước quốc tế trong lĩnh vực luật
biển. Tuy nhiên, phạm vi thẩm quyền hẹp hơn so với tòa án công lý
quốc tế ( điều 21, 22, 32 phụ lục V).


CHƯƠNG 2: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THEO THỦ TỤC TÒA ÁN VỀ
LUẬT BIỂN QUỐC TẾ ĐƯỢC THÀNH LẬP THEO PHỤ LỤC VI CỦA
CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982 VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT
NAM.
2.1.

Giải quyết tranh chấp theo thủ tục tòa án về luật biển quốc tế

được thành lập theo phụ lục VI của công ước luật biển 1982.

Thủ tục giải quyết các tranh chấp tại tòa án luật biển quốc tế được thành
lập theo phụ lục VI của công ước luật biển 1982 được quy định cụ thể
tại mục 3 “Thủ tục” (điều 24 đến điều 34) của phụ lục này.
2.1.1.

Thủ tục trong giai đoạn trước xét xử.

Thủ tục tòa án luật biển quốc tế trong giải quyết các tranh chấp về biển
bắt đầu từ việc khởi tố một vụ tranh chấp. Tùy theo trường hợp, một vụ
việc có thể được đưa ra tòa án bằng hai cách hoặc thông qua về một
thoả hiệp dựa vào trọng tài hoặc qua đơn thỉnh cầu gửi cho thư ký Toà
án. Trong cả hai trường hợp này, nội dung của vụ tranh chấp và các bên
cần được ghi rõ (điều 24 phụ lục VI).
Sau khi một vụ tranh chấp được đưa ra tòa, thư ký tòa án phải thông
báo ngay thỏa hiệp dựa vào trọng tài hay đơn thỉnh cầu cho các bên
hữu quan và các quốc gia thành viên.
Các biện pháp bảo đảm được áp dụng trong quá trình giải quyết tranh
chấp do tòa án và Viện giải quyết tranh chấp liên quan đến đáy biern
quyết định theo đúng điều 290 công ước luật biển 1982. Theo đó, những
biện pháp bảo đảm được quy định như sau:
1. Nếu một tòa án được đề nghị xét một vụ tranh chấp theo đúng thủ
tục và thấy prima facie (hiển nhiên) là mình có thẩm quyền theo phần
này hay Mục 5 của phần XI, thì tòa án này có thế qui định tất cả các
biện pháp bảo đảm mà mình xét thấy thích hợp với tình hình để bảo vệ


các quyền riêng của từng bên tranh chấp hay để ngăn không cho môi
trường của biển bị những tổn thất nghiêm trọng, trong khi chờ quyết

định cuối cùng.
2. Các biện pháp bảo đảm có thể bị sửa đổi hay hủy bỏ ngay khi các
hoàn cảnh chứng minh cho các biện pháp đó thay đổi hay không còn
tồn tại.
3. Các biện pháp bảo đảm chỉ có thể được qui định, sửa đổi hay hủy bỏ
theo điều này, theo yêu cầu của một bên tranh chấp và sau khi đã tạo
cho các bên tranh chấp khả năng thỏa thuận được với nhau.
4. Toà án thông báo ngay mọi biện pháp bảo đảm hay mọi quyết định
sửa bỏ hay hủy bỏ biện pháp đó cho các bên tranh chấp, và nếu xét
thấy thích hợp, thì thông báo cho các quốc gia thành viên khác.
5. Trong khi chờ lập ra một tòa trọng tài xét xử một vụ tranh chấp theo
mục này, mọi tòa án do các bên thỏa thuận với nhau chỉ định, hoặc, nếu
không thỏa thuận được trong một thời hạn 2 tuần sau ngày có yêu cầu
các biện pháp bảo đảm. Toà án quốc tế về luật biển, hay trong trường
hợp của các hoạt động tiến hành trong Vùng, Viện giải quyết các tranh
chấp liên quan đến đáy biển, có thể quy định, sửa đổi hay hủy bỏ các
biện pháp bảo đảm theo đúng điều này, nếu như họ thấy prima facie
(hiển nhiên) rằng tòa án cần được lập ra sẽ có thẩm quyền, và nếu như
họ xét thấy rằng tính chất khẩn trương của tình hình đòi hỏi phải làm
như vậy. Một khi được thành lập, tòa án được giao xét xử vụ tranh chấp,
hành động theo đúng các khoản 1 đến 4, có thể sửa đổi, hủy bỏ hay xác
nhận biện pháp bảo đảm này.
6. Các bên tranh chấp phải tuân theo không chậm trễ các biện pháp bảo
đảm được quy định theo điều 290 công ước luật biển 1982.


Trong trường hợp nếu Toà án không mở phiên xử, hoặc nếu số uỷ viên
có mặt thấp hơn số thẩm phán cần thiếu thì các biện pháp bảo đảm sẽ
do Viện thủ tục rút gọn được lập ra theo đúng Điều 15, khoản 3 của Phụ
lục này quyết định hoặc do bất kỳ bên nao của tranh chấp yêu cầu

nhưng các biện pháp này phải phục tùng sự xem xét và đanh giá lạ của
tòa án.
Phiên toà phải mở công khai, trừ khi Toà án có quyết định khác, hoặc trừ khi
các bên yêu cầu xử kín. Các phiên toà do chính Chánh án Toà án chủ tọa, nếu
Chánh án bận, thì do phó chánh án chủ toạ; trong trường hợp cả hai người bận,
thì phiên toà do thẩm phán lâu năm nhất trong số các thẩm phán của Toà có mặt
chủ toạ.
2.1.2.

Thủ tục trong giai đoạn xét xử.

Trong quá trình xét xử tòa án luật biển quốc tế giải quyết tranh chấp thông qua
hai thủ tục: thủ tục toàn thể (bao gồm thủ tục viết và thủ tục tranh tụng công
khai) và thủ tục rút gọn.


Xét xử theo thủ tục toàn thể đòi hỏi phải có mặt hầu hết các thẩm phân
của tòa. Điều 13 phụ lục VI quy định số đại biểu cần thiết (quorum) phải



đủ 11 thành viên được bầu mới được lập tòa án.
Xét xử theo thủ tục rút gọn: Trong những trường hợp nếu thấy cần thiết,
tòa án có thể lập ra các viện đặc biệt gồm ít nhất 3 thành viên được bầu
để xét xử các loại vụ kiện nhất định. Toà án lập ra một viện để xét xử một
vụ tranh chấp nhất định được đệ trình lên Toà, nếu các bên yêu cầu.
Thành phần của viện này được Toà án quy định với sự thoả thuận của các
bên. Nhằm giải quyết nhanh các vụ kiện, mỗi năm Toà án lập ra một viện
gồm năm thành viên được bầu để xét xử theo thủ tục rút gọn. Ngoài ra có
thêm hai thành viên được chỉ định để thay thế những thành viên không có

khả năng tham dự vào một vụ kiện nhất định. Các Viện được trù định ở
điều này tiến hành xét xử, nếu các bên có quyền yêu cầu. Bất kỳ phán


quyết nào của một trong số các viện đã được trù định ở điều này và Điều
14 của Phụ lục VI đều được coi như phán quyết của Toà án.
Khi bắt đầu phiên xét xử, Toà án ra các quyết định về việc điều hành vụ
kiện và xác định các hình thức và thời hạn mà trong đó mỗi bên cuối
cùng phải trình bày các chứng cứ của mình; Toà án thi hành mọi biện
pháp cần thiết cho việc quản lý các chứng cứ. (điều 27 phụ lục VI).
Toà án ra các quyết định theo đa số các thành viên có mặt. Trong
trường hợp số phiếu ngang nhau, phiếu của Chánh án hay của người
thay thế Chánh án là lá phiếu quyết định (điều 29, phụ lục VI). Phân
quyết của tòa án luật biển quốc tế mang tính chung thẩm và có giá trị
bắt buộc đối với các bên trong vụ tranh chấp và đối với trường hợp đã
được quyết định. Trong trường hợp có sự tranh cãi về nội dung, ý nghĩa,
phạm vi của phán quyết thì tòa án có trách nhiệm giải thích theo yêu cầu
của bất kì bên nào.
Bản án phải được Chánh án và thư ký Toà án ký. Bản án được đọc
trong một phiên công khai, các bên tham gia tranh chấp phải được báo
trước. Bản án phải nêu rõ căn cứ, cần ghi tên các thành viên của Toà án
đã tham gia vào bản án, nếu bản án không thể hiện hoàn toàn hay từng
phần ý kiến nhất trí của các thành viên Toà án, thì bất kỳ thành viên nào
cũng có thể đính theo bản trình bày ý kiến riêng hay bất đồng của mình.
2.2.

Khả năng áp dụng của Việt Nam.


C. KẾT LUẬN:

Tranh chấp quốc tế là vấn đề thời sự khá nóng và rất khó giải
quyết bởi tính phức tạp và mức độ ảnh hưởng của nó đến các chủ
thể khác mà đặc biệt là các quốc gia tham gia tranh chấp. Sự ra
đời của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 đã xây dựng
nên cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế về biển thông qua các cơ
quan tài phán và với việc quy định cụ thể thủ tục giải quyết tranh
chấp đã làm cho việc giải quyết các tranh chấp trên thế giới trở
nên ít khó khăn và phức tạp hơn.
Bài viết này tuy chưa thật sự hoàn chỉnh nhưng đây là một quá
trình tìm hiểu, phân tích vấn đề của cá nhân em, rất mong nhận
được sự góp ý của thầy. Em xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1.
2.

Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982.
Các vấn đề pháp lý Tòa án Luật biển Quốc tế và thực tiễn giải

3.

quyết tranh chấp – Đại học Luật Hà Nội.
PGS. TS Nguyễn Bá Diến – cơ chế giải quyết tranh chấp trên

4.

biển theo công ước Luật Biển 1982.
/>




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×