Tải bản đầy đủ (.pptx) (56 trang)

BÀI GIẢNG KINH TẾ VĨ MÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (783.07 KB, 56 trang )

CHƯƠNG VIII

LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP


NỘI DUNG

1. Tìm hiểu về lạm phát (Khái niệm, chỉ tiêu đo lường, phân loại, nguyên nhân, tác động và biện pháp
khắc phục)

2. Tìm hiểu về thất nghiệp (Khái niệm, chỉ tiêu đo lường, phân loại, nguyên nhân, tác động và biện
pháp khắc phục)

3. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp


1. LẠM PHÁT
Khái niệm về lạm phát

Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế.

Năm 2010, giá 1 cái áo sơ mi là 300.000 VNĐ; năm 2011, giá 1 cái áo sơ mi tương tự là 350.000 VNĐ...

 lạm phát

Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền.

Năm 2010, 1 triệu đồng mua được 3 cái áo sơ mi; năm 2011, 1 triệu không đủ mua 3 cái áo sơ mí ... 
lạm phát



1. LẠM PHÁT
Khái niệm về lạm phát

Khi so sánh với các nền kinh tế khác nhau, lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền
tệ khác.

Năm 2010, 20000 VNĐ đổi được 1 USD; năm 2011 thì 21000 VNĐ mới đổi được 1 USD  Việt Nam lạm
phát so với Mỹ

Ngược lại với lạm phát là giảm phát: là trình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống trong một khoảng
thời gian nhất định.

Ví dụ về giảm phát xảy ra trên TG?


1. LẠM PHÁT

Mỹ: Giai đoạn 1870 – 1898, sau nội chiến Hoa Kỳ, sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp, tuyến đường sắt
và lưới điện phủ khắp nước, nhiều công nghệ mới ra đời...GDP thực tế tăng 4,5%/năm, tiêu dùng bình quân đầu
người tăng 2,3%/năm và giá tiêu dùng giảm 2,5%/năm  Giảm phát tốt

Nguyên nhân là tình trạng cung và cầu đều tăng, và cung tăng nhanh hơn lượng tăng của cầu


1. LẠM PHÁT

Cuộc đại suy thoái xảy ra trong những năm 1930, do cầu bị đẩy xuống thấp hơn cung rất nhiều  hàng tồn kho
ứng đọng  giá cả tất cả các mặt hàng đều giảm đáng kể và kéo theo nó là sản xuất sụt giảm mạnh (sản xuất
công nghiệp giảm 45% ở Mỹ, 34% ở Áo, 41% ở Đức, 23% ở Italia và 12% ở Anh  thất nghiệp gia tăng lên mức
25%  Giảm phát xấu


Nguyên nhân là có thể là do cầu thiếu hụt, hoặc do chính sách bảo hộ quá mức


ĐO LƯỜNG LẠM PHÁT

Lạm phát được đo lường thông qua sự thay đổi chỉ số giá hàng năm

Các loại chỉ số giá thông dụng

Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI - Consumer Price Index)

Chỉ số giá hàng sản xuất (PPI - Producer Price Index)

Chỉ số giảm phát GDP (D% - GDP deflator)


CHỈ SỐ GIÁ HÀNG TIÊU DÙNG
(CPI - Consumer Price Index)
Đo lường mức giá trung bình của những hàng hóa dịch vụ thông thường mà một gia đình điển hình tiêu
dùng ở kỳ hiện hành so với kỳ gốc.

P i 0 : Giá hàng hóa i ở thời điểm gốc

Q i 0 : Lượng hàng hóa i ở thời điểm gốc

P i t : Giá hàng hóa i ở thời điểm hiện hành


CHỈ SỐ GIÁ HÀNG TIÊU DÙNG

(CPI - Consumer Price Index)
Năm 2009 (kỳ gốc)

Năm 2013

Loại hàng hóa
QI 0
Thực phẩm

PI 0

QI 0 x P I 0

PI t

QI 0 x P I t

100

100

10000

150

15000

Quần áo

40


250

10000

350

14000

Xem phim

20

300

6000

500

10000

Tổng

26000

39000

Nghĩa là mức giá bình quân của giỏ hàng hóa năm 2013 bằng 1,5 lần (150%) so với mức giá của giỏ hàng
hóa ở năm gốc



CPI CỦA VIỆT NAM
Chỉ tiêu CPI của Việt Nam được theo công thức Laspayres: so sánh giá cả kỳ báo cáo với kỳ cơ sở, gồm 4
bước như sau:
Bước 1: Cố định giỏ hàng hoá: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu biểu mà
một người tiêu dùng điển hình mua

Bước 2: Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tại mỗi thời điểm

Bước 3: Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hoá bằng cách dùng số lượng nhân với giá cả của từng loại
hàng hoá rồi cộng lại

Bước 4: Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng bằng cách so sánh chi phí để
mua giỏ hàng hoá ở kỳ so sánh và kỳ gốc


CPI CỦA VIỆT NAM
Giỏ hàng hóa tính CPI của Việt Nam hiện có 573 mặt hàng, so với 396 mặt hàng năm 2000 và 296 mặt hàng
năm 1995
STT

Các nhóm hàng hóa và dịch vụ

Tỷ trọng

1

Hàng ăn và dịch vụ ăn uống

2


Đồ uống và thuốc lá

4,03%

3

May mặc, mũ nón, giầy dép

7,28%

4

Nhà ở và vật liệu xây dựng (điện, nước, chất đốt)

5

Thiết bị và đồ dùng gia đình

8,65%

6

Thuốc và dịch vụ y tế

5,61%

7

Giao thông


8,87%

8

Bưu chính viễn thông

2,73%

9

Giáo dục

5,72%

10

Văn hoá, giải trí và du lịch

3,83%

11

Hàng hóa và dịch vụ khác

3,34%

Tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng

39,93%


10,01%

100.00%


CPI CỦA VIỆT NAM
Chỉ số giá CPI có 3 hạn chế chủ yếu:

1. Lệch thay thế: Khi giá cả một mặt hàng này tăng nhanh hơn so với các mặt hàng khác thì người tiêu dùng sẽ có
xu hướng ít tiêu dùng những mặt hàng đã trở nên quá đắt đỏ mà tiêu dùng nhiều những hàng hoá đỡ đắt đỏ hơn 
Với lượng hàng cố định Q0, CPI đã đánh giá cao hơn thực tế sự tăng lên của mức giá chung.

 Parkin (1996), Mankiw (2001): Lạm phát thực tế < Lạm phát công bố từ 1 – 2%.

Tổng cục Thống Kê định kỳ rà soát, sửa đổi, bổ sung giỏ hàng hóa.

Hiện nay, kỳ gốc đang áp dụng tính CPI của Việt Nam là năm 2009


CPI CỦA VIỆT NAM

2. CPI không phản ánh được sự xuất hiện của những hàng hoá mới thay thế hàng hóa cũ  nếu giá hàng
hóa mới thấp hơn thì sẽ tiêu dùng hàng mới nên giá hàng hóa cũ không ảnh hưởng nhiều  Với giỏ hàng cố
định, CPI đánh giá mức giá cao hơn thực tế

3. CPI không phản ánh được sự thay đổi của chất lượng hàng hoá vì nếu mức giá của một hàng hoá cụ thể
nào đó tăng nhưng chất lượng cũng tăng tương ứng thậm chí tăng hơn thì trên thực tế mức giá không tăng.
Chất lượng hàng hoá dịch vụ nhìn chung đều có xu hướng được nâng cao nên CPI cũng đã phóng đại mức giá



CPI CỦA VIỆT NAM

Hiện nay, tổng cục Thống kê có trách nhiệm tính chỉ tiêu CPI hàng tháng (theo QĐ 305/2005/TTg)

Tổng cục Thống Kê tính CPI theo 2 phương pháp

Phương pháp 1 (truyền thống): CPI hàng tháng được tính bằng cách lấy giá bình quân tháng hiện tại so với giá
bình quân tháng trước đó, so với tháng 12 năm trước đó, so với kỳ gốc (2009).

Phương pháp 2 (mới): CPI được tính bằng cách lấy trung bình nhân của CPI các thàng từ đầu năm đến tháng
hiện hành với CPI mỗi tháng này là so với cùng kỳ năm trước đó.


CPI CỦA VIỆT NAM
CHỈ SỐ GIÁ THÁNG 9 NĂM 2013 SO VỚI

9 tháng đầu năm 2013 so

Kỳ gốc năm

Tháng 9 năm

Tháng 12 năm

Tháng 8 năm

2009

2012


2012

2013

CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG

153,63

106,30

104,63

101,06

106,83

I, Hàng ăn và dv ăn uống

156,65

103,55

103,04

100,65

102,02

1- Lương thực


139,82

99,11

98,57

100,41

96,89

2- Thực phẩm

159,24

104,32

103,95

100,87

102,27

3- Ăn uống ngoài gia đình

167,20

105,56

104,65


100,19

106,64

II, Đồ uống và thuốc lá

137,34

104,24

103,50

100,22

104,20

…………………………………..

CPI tính theo phương pháp 1

(Nguồn: Tổng cục Thống Kê)

CPI tính theo phương pháp 2

CPI tính theo phương pháp 2 bắt đầu vào 9/2007 khi giá cả hàng hóa dịch vụ tăng nhanh

Xem thêm «Bàn về phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng» của PGS-TS Nguyễn Sinh Cúc

với cùng kỳ năm 2012



CHỈ SỐ GIÁ HÀNG SẢN XUẤT
(PPI - Producer Price Index)
Chỉ số giá hàng sản xuất đo lường mức giá trung bình trong giỏ hàng hóa cố định được mua bởi nhà sản
xuất dùng làm đầu vào cho sản xuất ở thời kỳ này so với thời kỳ gốc.

Khi nhà sản xuất phải chi trả nhiều hơn thì họ sẽ chuyển khoảng phí nhiều hơn này vào giá hàng hóa bán
cho người tiêu dùng

Cách tính PPI tương tự CPI


PPI CỦA VIỆT NAM

Khác biệt giữa PPI và CPI là PPI không bao gồm các dịch vụ như giao thông, y tế, giáo dục...và không
bao gồm hàng hóa nhập khẩu.

Giỏ hàng hóa tính PPI của Việt Nam bao gồm: hàng tiêu dùng chiếm 40%, thực phẩm chiếm 26%, năng
lượng chiếm 9% và trang thiết bị chiếm 25%.

Nếu loại bỏ hóa năng lượng và thực phẩm ra khỏi giỏ hàng hóa thì ta có PPI lõi


CHỈ SỐ GIẢM PHÁT GDP
(D% - GDP deflator)
Chỉ số giảm phát GDP đo lường mức giá trung bình của tất cả cc hàng hóa dịch vụ mà một nền kinh tế sản
xuất được, ở kỳ hiện hành so với kỳ gốc.

Chỉ số giảm phát GDP được tính dựa trên giỏ hàng hóa thay đổi do vậy D% phản ánh được sự thay thế giữa

các hàng hoá, dịch vụ với nhau.


CHỈ SỐ GIẢM PHÁT GDP
(D% - GDP deflator)
D% không phản ánh được sự giảm sút phúc lợi của người tiêu dùng trong trường hợp phải tiêu dùng ít hơn một
loại hàng nào đó

Ví dụ: Sau dịch cúm gà  giá gà tăng cao  chuyển sang thịt heo mặc dù thích thịt gà hơn  phúc lợi giảm

Trong khi CPI chỉ tập trung vào hàng tiêu dùng còn D% bao gồm cả doanh nghiệp và chính phủ mua  phản ánh
sự biến động của mức giá chung đúng hơn.


CHỈ SỐ GIẢM PHÁT GDP
(D% - GDP deflator)
D% chỉ phản ánh mức giá của những hàng hoá sản xuất trong nước (vì GDP chỉ tính sản phẩm trong nước)
còn CPI phản ánh mức giá của cả hàng hoá nhập khẩu.

Trong đo lường lạm phát, chỉ số giảm phát GDP sẽ cho kết quả chính xác với thực tế hơn. Tuy nhiên nhược
điểm là phải có số liệu GDP (cuối năm)  chậm

Thông thường, tính tỷ lệ lạm phát bằng CPI sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều nước áp dụng tính lạm
phát hàng tháng


TỶ LỆ LẠM PHÁT
Tỷ lệ lạm phát (If) là tỷ lệ phần trăm sự gia tăng của mức giá chung thời kỳ này so với thời kỳ trước đó.

lệ lạm phát = * 100%


Trong đó: Pt là chỉ số giá kỳ hiện hành
Pt-1 là chỉ số giá kỳ trước đó

Ví dụ: Một nền kinh tế năm 2010 có các số liệu sau: GDP danh nghĩa là 600 tỷ USD, GDP thực tế là 450 tỷ
USD. Tính tỷ lệ lạm phát năm 2006 so với năm 2005 biết chỉ số giảm phát GDP năm 2005 là 1,15.


TỶ LỆ LẠM PHÁT
Tỷ lệ lạm phát
25

Tốc độ tăng GDP
19.89

20

18.13

15
109.3

12.63
8.2

9.2
5.8

5 4.5


6.8
4.8

3.6
0.1

6.9

7.1
4

7.3
3

9.5
7.8

8.4

8.2
6.6

11.75

8.46
6.31 6.52 6.78 5.89 6.81
5.32
5.03

-0.4

0
-1.6
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
-5


TỶ LỆ LẠM PHÁT
2010

2011

Sản phẩm
P

Q

P

Q

Gạo

10

2

11

3


Vải

20

3

22

4

Áo

40

4

42

5

Yêu cầu:
1. Nếu năm 2010 là năm gốc, tính chỉ số giá CPI năm 2011.
2. Tính chỉ số giảm phát GDP năm 2011
3. Tỷ lệ lạm phát năm 2011 so với 2010 theo chỉ số CPI
4. Tỷ lệ lạm phát năm 2011 so với 2010 theo chỉ số D%


PHÂN LOẠI LẠM PHÁT
Lạm phát thường được phân thành 3 loại dựa theo mức độ của tỷ lệ lạm phát, bao gồm:


Lạm phát vừa phải

Làm tình trạng lạm phát 1 con số (tỷ lệ lạm phát < 10%/năm). Với lạm phát này, giá cả hàng hóa và dịch vụ
tăng chậm, nền kinh tế ổn định

Nguyên nhân: do sức ỳ và do kỳ vọng
Sức ỳ: trong một số sự kiện, giá cả gia tăng  khi sự kiện kết thúc, giá cả giảm nhưng vẫn cao hơn so với
trước sự kiện.

Do sự ảnh hưởng của lạm phát dự kiến  điều chỉnh các chỉ tiêu danh nghĩa


PHÂN LOẠI LẠM PHÁT
Lạm phát cao (Lạm phát phi mã)
Mức lạm phát tương ứng với tỷ lệ lạm phát trong phạm vi hai hoặc ba chữ số một năm (từ 10% - dưới
1000%/năm)
Tác động:
- Đồng tiền mất giá nhanh chóng
- Giữa tiền mặt giảm, tăng dữ trữ vàng và ngoại tệ, các giao dịch kinh tế được điều chỉnh theo lạm phát hoặc
tính theo ngoại tệ.
- Đầu tư dài hạn trở nên rủi ro cao  các hoạt động kinh tế ngắn hạn trở nên phổ biến.
- Đầu cơ tích trữ hàng hóa  tình trạng khan hiếm hàng hóa tăng - Gây bất an trong dân chúng do tiền lương
không điều chỉnh kịp theo lạm phát


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×