Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU HỌC BÀI 4: RAM THÉP SAU KHI TÔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.72 KB, 3 trang )

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU HỌC

BÀI 4: RAM THÉP SAU KHI TÔI

Nhóm 3:

Tp.HCM tháng 3 năm 2016


I. Mục đích yêu cầu
- Biết cách ram
- Xác định ảnh hưởng của nhiệt độ ram tới độ cứng.
II. Cơ sở lý thuyết.
- Ram là phương pháp nhiệt Luyện nung nóng thép đã tôi có tổ chức mantenxit
quá bão hòa và actenit dư chuyển thành các tổ chức ổn định hơn phù hợp hơn
với yêu cầu đặt ra.
- Phụ thuộc vào nhiệt độ ram người ta chia thành.
1. Ram thấp (150°C - 250°C)
- Tổ chức nhận được là mantenxit ram, độ cứng hầu như không đổi, ứng suất giảm
thấp, độ cứng và chịu ăn mòn cao.
- Công dụng: Làm các loại dao cắt gọt kim loại, khuôn dập nguội, ổ lăn, chi tiết
thấm cacbon…
2. Ram trung bình (300°C - 450°C)
- Tổ chức nhận được là trustit ram, độ cứng còn khá cao, ứng suất giảm mạnh, độ
dẻo dai tang, giới hạn đàn hồi đạt giá trị lớn nhất.
- Công dụng: Dùng cho chi tiết cần tính đàn hồi lớn, độ cứng cao như khuôn dập
nóng, khuôn rèn, nhíp, lò xo…
3. Ram cao (500°C - 600°C)
- Tổ chức nhận được là xoocbit ram, có độ dai va đập tối ưu, độ cứng giảm nhiều,
cần tiến hành nhiệt luyện bề mặt để đạt độ cứng cao ở những vị trí cần thiết.
- Công dụng: Dùng cho các chi tiết giới hạn bền, giới hạn chảy, độ dai và độ va đập


cao như trục, bánh rang, tay biên…
III. Xác định ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian ra tới độ cứng.
Nhiệt độ ram (°C)
300
450
600
600
600

Thời gian ram (phút)
30
30
30
45
50

Độ cứng (HRC)
37
33
22
16
15


IV. Vẽ đồ thị nhận và nhận xét kết quả.

* Phân tích kết quả:
- Dựa vào đồ thị ta thấy :
+ Nhiệt độ ram càng cao độ cứng của thép càng giảm.
+ Thời gian ram càng lâu độ cứng của thép cũng giảm theo.

- Kết luận: 2 yếu tố nhiệt độ và thời gian là 2 yếu tố rất quan trọng trong nhiệt
luyện cũng như trong Ram thép. Trong quá trình ram thép nếu thay đổi nhiệt độ và
thời gian thì cơ lý tính của thép sẽ thay đổi rất nhiều.



×