Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.53 MB, 37 trang )

Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi.

MỤC LỤC

TT
I
1
2
3
II
1
2
3
4
III
1
2
3
IV

NỘI DUNG
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài
Đối tượng nghiên cứu và khảo sát thực hiện
Phạm vi và kế hoạch thực hiện đề tài
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Cơ sở lý luận
Thực trạng vấn đề
Các giải pháp thực hiện
Kết quả so sánh đối chứng
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


Kết luận
Bài học kinh nghiệm
Khuyến nghị
Tài liệu tham khảo

Lêi c¶m ¬n
1/35

TRANG
3
3
5
5
6
6
7
8
31
32
32
33
33
35


Mt s bin phỏp nõng cao cht lng hot ng giỏo dc phỏt trin vn ng cho tr mu giỏo 5 -6 tui.

Tôi xin chân thành cảm ơn Phũng Giỏo dc v o to ó hng dn cỏch
vit sỏng kin kinh nghim, cảm ơn cỏc ng chớ trong Ban giỏm hiu, cỏc ng
chớ giỏo viờn cựng ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trờng đã giúp đỡ và tạo điều

kiện tụi cú c hi thể hiện nhng vic m bn thõn ó dnh nhiu tõm huyt
ể thc ti ti nh trng, ng thi cng l dp tụi nhn c nhiu ý
kin úng gúp cho mỡnh c gng hn na trờn con ng s nghip nuụi dy
tr. Gúp mt phn nh cụng sc ca mỡnh trong cụng tỏc nõng cao cht lng
chm súc giỏo dc tr trong nh trng v a cỏc phong tro nh trng ngy
cng tin b.
Tụi xin by t tm lũng bit m sõu sc ti cỏc cụ giỏo trong ban cht
lng nh trng. c bit l cụ giỏo Hiu trng nh trng ó hết lòng ng
h, t vn, giỳp tụi, hng dn tụi trong suốt quá trình nghiên cứu, thc hin
sỏng kin này.
ti sỏng kin kinh nghim khụng trỏnh khi nhng thiu sút, kớnh mong
ca Hi ng khoa hc cỏc cp úng gúp ý ti cú giỏ tr v ng dng
thc t t hiu qu.
Tụi xin chõn trng cm n!

PHN I: T VN
2/35


Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi.

1. Lý do chọn đề tài:
Với mục tiêu của giáo dục mầm non hiện nay đối với trẻ mẫu giáo nhằm
hình thành phát triển toàn diện cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con
người. Ở trẻ giống như một tờ giấy trắng và cô giáo mầm non là người vẽ những
nét bút đầu tiên lên trang giấy, nếu chúng ta vẽ lên những nét bút có đẹp hay
không cũng góp phần hình thành nhân cách của trẻ sau này cho nên các hoạt
động giáo dục trẻ trong trường mầm non là vô cùng quan trọng trong đó lĩnh vực
phát triển thể chất giúp trẻ có cơ thể khỏe mạnh để học tập để vui chơi.
Vậy giáo dục thể chất là gì?. Là các bài tập rèn luyện phát triển vận động

cho trẻ là nội dung cơ bản và rất cần thiết nhằm giáo dục rèn luyện để nâng cao
sức khỏe thể lực phát triển chiều cao cân nặng bình thường thành một cơ thể hài
hòa cân đối, nhanh nhẹn, khỏe mạnh cho trẻ.
Thực hiện sự chỉ đạo của Sở giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội,
phòng Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện mục tiêu chương trình chăm sóc
giáo dục mầm non được dựa trên 5 lĩnh vực, phát triển thể chất, phát triển nhận
thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ. Cũng
như các chuyên đề đã thực hiện thì chuyên đề phát triển vận động trong năm học
2014- 2015 là năm thứ 3 thực hiện liên tục nhằm mục đích nâng cao chất lượng
hoạt động thể chất cũng như phát triển thể lực của trẻ trong trường mầm non.
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 – 2015 của trường thì chuyên đề phát
triển vận động cũng là chuyên đề trọng tâm của năm học. Chính vì vậy nhà
trường nhà rất quan tâm xây dựng kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng cho hoạt
động phát triển vận động của tất cả các độ tuổi trong nhà trường.
Với trẻ mẫu giáo lớn thì cơ thể của trẻ đang phát triển nếu không có biện
pháp giáo dục hay chọn nội dung phù hợp sẽ không tạo cơ hội cho trẻ tham gia
rèn luyện thể chất dẫn đến thể lực của trẻ sẽ phát triển không đồng đều. Vì thế
giáo dục phát triển vận động là nhiệm vụ quan trọng cần thiết cho sức khỏe và
sự phát triển của trẻ.
Việc tạo cơ hội cho trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục phát
triển vận động khỏe mạnh là rất quan trọng giúp hệ thần kinh, các giác quan của
trẻ sẽ nhanh nhạy hơn và có tác dụng nâng cao năng lực, sức khỏe cũng như về
nhận thức tinh thần của trẻ.
Người xưa có câu “ Có sức khỏe thì có tất cả
Không sức khỏe thì không có gì”

3/35


Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi.


Đúng như vậy câu nói đó rất có ý nghĩa trong cuộc sống của tất cả chúng ta,
còn với trẻ có khỏe mạnh trẻ mới chơi ngoan. Sau mỗi buổi tập thể dục sáng các
cháu trường mầm non của chúng tôi lại đồng thanh hô vang khẩu hiệu.
“Thể dục - Khỏe
Thể dục - Bảo vệ tổ quốc
Thể dục - Cháu ngoan Bác Hồ
Thể dục - Khỏe khỏe khỏe.”
Những khẩu hiệu đó đã nhắc nhở tôi muốn dành cho các cháu có một sức
khẻo tốt phát triển cân đối về chiều cao và cân nặng thì mỗi giáo viên chúng ta
cần phải làm gì để giúp trẻ phát triển toàn diện, trẻ có khỏe mạnh thì mới thông
minh đó là điều mà các cô giáo và cha mẹ học sinh mong muốn. Phát triển vận
động còn tăng cường sức khỏe cho trẻ đồng thời cung cấp những kiến thức giáo
dục nhằm phát triển một cơ thể cân đối hài hòa và phát triển toàn diện về nhân
cách cho trẻ chuẩn bị tâm thế tạo tiền đề cho trẻ bước vào lớp 1 trường tiểu học.
Trong chương trình giáo dục mầm non đối với trẻ 5 tuổi là chương trình
đã xây dựng rất mềm dẻo không giống như chương trình cải cách cũ. Với giáo
dục mầm non hiện nay đã giúp cho giáo viên rất dễ thực hiện nhưng ngược lại
cũng rất khó nếu giáo viên không nắm vững nội dung chương trình, phương
pháp giáo dục, hình thức tổ chức, đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm nhận thức
của trẻ ở từng độ tuổi.
Đối với trẻ mẫu giáo nói chung và đặc điểm của trẻ 5 tuổi nói riêng hoạt
động giáo dục phát triển vận động là giúp trẻ có thể lực tốt, biết tập những bài
tập vận động cơ bản nhằm phát triển một cơ thể khỏe mạnh thông qua những bài
vận động thô, vận động tinh một cách dẻo dai có bài bản để giúp trẻ hoạt động
sinh hoạt trong hàng ngày mà không phải bỡ ngỡ. Đó cũng là yếu tố vô cùng
quan trọng giúp trẻ tập luyện để nâng cao thể chất phòng bệnh béo phì giảm tỷ
lệ bệnh còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ trong độ tuổi.
Là giáo viên mầm non tôi nhận thấy bản thân mình có vai trò rất quan
trọng trong quá trình giáo dục trẻ, giáo viên phải có phương pháp như thế nào để

cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ ra sao theo từng giai đoạn
trong độ tuổi để dạy trẻ cho phù hợp.
Những câu hỏi đó làm tôi suy nghĩ tìm ra một số biện pháp áp dụng để
dạy trẻ. Vì thế tôi đã lựa chọn đề tài:
"Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận
động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong trường mầm non " năm học 2014 - 2015.
2. Đối tượng nghiên cứu và khảo sát thực tế:
4/35


Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi.

* Đối tượng nghiên cứu:
Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại lớp tôi được phân công chủ nhiệm.
Để thực hiện mục tiêu đó đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng
của lớp mình tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
* Khảo sát thực tế:
- Thuận lợi:
+ Về cơ sở vật chất: lớp học thoáng mát, rộng rãi.
+ Nhà trường có khu sân chơi vận động ngoài trời rộng cho trẻ hoạt động.
+ Nhà trường có đủ đồ dùng cho hoạt động phát triển vận động.
+ Giáo viên nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm trong công việc.
+ Phụ huynh đã nhận thức tốt về tầm quan trọng của ngành học mầm non,
đã nhiệt tình tham gia các cuộc vận động ủng hộ nhà trường làm góc vận động
cho trẻ và cung cấp thêm những nguyên vật liệu cho lớp để làm đồ dùng đồ chơi
cho các hoạt động.
- Khó khăn:
+ Về cơ sở vật chất:
+ Không gian phòng thể chất chật hẹp, dụng cụ thể dục còn chưa đảm bảo
đủ kích cỡ cho cô và trẻ tập luyện.

+ Đồ chơi ngoài trời chưa phong phú cho trẻ phát triển vận động.
+ Là 1 trường mầm non nông thôn nên chưa có nhiều đồ dùng phát triển
vận động hiện đại.
+ Hình thức tổ chức hoạt động chưa linh hoạt sáng tạo.
+ Các bài tập cơ bản chưa biết cách nâng cao độ khó.
+ Một số trẻ chưa tập trung chú ý, còn nhút nhát chưa mạnh dạn với hoạt
động giáo dục phát triển vận động.
3. Số liệu điều tra:
Năm học 2014 - 2015 tôi được phân công phụ trách lớp 5 tuổi A1.
- Tổng số cháu: 27 cháu
- Số trẻ trai: 16 cháu
- Số trẻ gái: 11 cháu
Hầu hết các cháu ở độ tuổi này đã học qua lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
* Số liệu khảo sát đầu năm học 2014 - 2015:

7STT

Khả năng của trẻ
5/35

Số lượng

Tỷ lệ
%


Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi.

1


Số trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn.

16/ 27 cháu

59 %

2

Số trẻ thể trạng yếu vận động chậm chạm.

11/ 27 cháu

41 %

3

Số trẻ có kỹ năng vận động các bài tập cơ bản.

12/ 27 cháu

44 %

4

Số trẻ chưa có kỹ năng vận động bài tập cơ bản.

15/ 27 cháu

56 %


5

Số trẻ mạnh dạn tự tin tham gia vào hoạt động

14/ 27 cháu

52 %

6

Số trẻ chưa mạnh dạn tự tin tham gia vào hoạt
động

13/ 27 cháu

48 %

3. Phạm vi và kế hoạch thực hiện đề tài:
Năm học 2014 - 2015 (từ tháng 9/2014 đến tháng 4/2015) và tiếp tục thực
hiện các năm tiếp theo.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
Mục tiêu giáo dục mầm non là: “Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên
của nhân cách con người xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Mục đích việc tổ chức hoạt động phát triển vận động là hướng đến sự
phát triển tính tích cực tham gia vào các hoạt động vận động của cơ thể, giúp
hình thành cho trẻ mầm non những kỹ năng kỹ xảo vận động giống người lớn
và phát triển các tố chất nhanh nhẹn, thể lực khỏe mạnh, khéo léo, bền bỉ để cho
cơ thể phát triển hài hòa cân đối. Thông qua giáo dục phát triển vận động tốt sẽ
giúp trẻ có nhận thức ban đầu về cuộc sống về cái đẹp, gìn giữ cái đẹp, yêu

thích mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh. Giúp trẻ thông minh, ham hiểu
biết, thích tìm tòi trải nghiệm các cảm giác mạnh của hoạt động giáo dục phát
triển vận động.
Vì thế vai trò phát triển vận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà
nghiên cứu Thạc sĩ Hoàng Thị Hoài khoa Giáo dục mầm non và Tiến sĩ Hồ Lam
Hồng viện nghiên cứu Đại học Sư phạm Hà nội đã khẳng định rằng “Hoạt động
phát triển vận động có ý nghĩa quan trọng trong việc rèn luyện thể lực cho trẻ,
nếu rèn luyện thể lực đều đặn và có hệ thống sẽ giúp cơ thể phát triển toàn
diện, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và thích ứng với sự thay đổi của môi
trường”.
Cho nên rèn luyện thường xuyên sẽ giúp trẻ duy trì sự cân bằng của cơ
thể, làm cho việc trao đổi chất được tốt hơn, củng cố hệ thống tuần hoàn, hô hấp
. Qua các nhà nghiên cứu những trẻ ít vận động thì các chức năng hoạt động của
6/35


Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi.

cơ thể, nhận thức thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị
hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, thường hay mệt mỏi không thích
tham gia vào các hoạt động. Đó là biểu hiện của những trẻ còi sương suy dinh
dưỡng, còn nếu trẻ bình thường mà lười hoạt động trẻ thì trọng lượng cơ thể
tăng nhanh dẫn đến trẻ bị béo phì. Còn những trẻ nhanh nhẹn thích tham gia vào
các hoạt động thì cơ thể sẽ phát triển hài hòa cân đối về thể chất lẫn trí tuệ. Vì
thế phát triển vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ
thể, ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu và lượng vận động sẽ khác nhau mỗi trẻ
cũng có cách vận động khác nhau.
Cho nên trẻ 5 tuổi các bài tập vận động có tác dụng chung đến toàn bộ
cơ thể, kích thích các cơ bắp, các hệ cơ quan tham gia hoạt động trong cơ thể.
Các bài tập vận động phải phù hợp với từng độ tuổi, với từng khả năng của trẻ.

Ngoài ra cần tăng cường ưu tiên tập luyện các bài tập phát triển các nhóm cơ
bắp tay, chân giúp cơ thể trẻ có một cơ thể cân đối khỏe mạnh.
Để góp phần nâng cao tính hiệu quả trong việc giúp trẻ phát triển vận
động thì giáo viên cần thông qua nhiều hình thức phong phú phù hợp với đặc
điểm phát triển của trẻ như trò chơi vận động, thể dục sáng, hoạt động phát triển
vận động, trò chơi dân gian, tổ chức đa dạng các hình thức thi đua các tổ trong
lớp, các lớp trong khối.
Do đó tính tích cực vận động trong hoạt động phát triển vận động cho trẻ
em cần được tiến hành một cách mạnh mẽ, dứt khoát toàn diện rất cần được sự
quan tâm của giáo viên, của nhà trường tạo điều kiện trang bị về dụng cụ thể dục
để cho trẻ luyện tập phát triển tốt nhất.
Bên cạnh đó chương trình giáo dục mầm non hiện nay đòi hỏi giáo viên
thực sự có kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực phát triển thể chất, có tư duy sáng tạo,
hiểu biết sâu rộng về hoạt động phát triển vận động và có tinh thần trách nhiệm
cao trong công tác, tâm huyết với công việc được giao, tích cực học hỏi để nâng
cao năng lực chuyên môn. Vì thế mỗi giáo viên chúng ta không ngại chuẩn bị
dụng cụ đồ dùng và đưa trẻ xuống sân để tổ chức hoạt động.
2. Thực trạng vấn đề :
Trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục
phát triển vận động ở lớp mẫu giáo 5 tuổi đóng vai trò rất quan trọng để giúp trẻ
phát triển hài hòa cân đối về thể lực cũng như về chiều cao và cân nặng của trẻ.
Trong quá trình cho trẻ tập luyện các bài tập phát triển các cơ vận động thì giáo
viên là người hướng dẫn, tổ chức cho trẻ trải nghiệm thực hành tập các động tác
đúng kỹ thuật của bài tập.
7/35


Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi.

Ở chương trình khung đặt ra yêu cầu nội dung giáo dục của từng độ tuổi

và đưa ra kết quả mong đợi cuối độ tuổi. Để đạt được kết quả mong đợi cuối độ
tuổi, đặc biệt là trẻ 5 tuổi có các bài tập đánh giá chỉ số nên giáo viên phải chủ
động lựa chọn bài dạy cho phù hợp với nội dung và yêu cầu cần đạt của trẻ.
Trong những năm học gần đây, trước khi thực hiện tổ chức hoạt động phát triển
vận động cho trẻ, giáo viên chúng tôi còn rất lúng túng trong việc tổ chức các
hoạt động, một số chỉ số đưa ra hơi cao so với độ tuổi nên khi thực hiện nhiều
trẻ không thực hiện được.
Ví dụ: Ở chỉ số 3 (Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4m) .
Song trên thực tế giáo viên chúng tôi còn gặp khó khăn khi thực hiện
chuyên đề giáo dục phát triển vận động, việc lựa chọn bài dạy vận động chúng
tôi hay vấp phải lỗi như các bài tập hay trùng nhóm cơ, giáo viên cung cấp kiến
thức cũng như kỹ thuật động tác chưa chính xác, chưa biết cách sửa sai cho trẻ,
sửa sai còn lúng túng, nề nếp học tập của trẻ chưa ngoan, kỹ năng động tác
không dứt khoát, khẩu hiệu của cô chưa rõ ràng, trẻ chưa mạnh dạn thể hiện, tổ
chức trò chơi vận động chưa sáng tạo và trò chơi chưa mang tính chất củng cố
và ôn vận động cơ bản. Hình thức tổ chức các hoạt động thể dục còn mang tính
gò bó chưa linh hoạt, giáo viên chưa biết cách dẫn dắt chuyển tiếp sáng tạo trong
các bước lên lớp. Sự phối hợp bao quát lớp giữa các giáo viên chưa hiệu quả dẫn
đến kết quả của các giờ dạy chưa cao.
Xuất phát từ thực tế trên là một giáo viên thì bản tôi luôn suy nghĩ muốn
nâng cao chất lượng của hoạt động giáo dục phát triển vận động của nhà trường
cũng như của lớp trong năm học này nên tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp
nhằm cải tiến cho hoạt động giáo dục phát triển vận động như sau.
3. Các giải pháp thực hiện
* Biện pháp 1: Nghiên cứu tài liệu để nắm vững phương pháp tổ chức các
hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi
Bản thân là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, để thực hiện đúng theo
điều lệ của trường mầm non và quy chế chuyên môn là trách nhiệm của mỗi giáo
viên chúng ta. Muốn có chất lượng giáo dục mầm non thực chất như kết quả
mong đợi ở “Chương trình giáo dục mầm non” hiện nay thì đòi hỏi người giáo

viên mầm non phải có tâm, yêu nghề mến trẻ và ham học hỏi để nâng cao năng
lực chuyên môn nghiệp vụ của mình.
Cho nên tôi nghĩ mình là giáo viên đã có thời gian dài công tác trong
ngành, hàng năm vẫn có những thay đổi về hình thức cũng như phương pháp tổ
chức các hoạt động. Với những phương pháp dạy cũ cũng không sai nhưng với
chương trình giáo dục mầm non hiện nay đã có rất nhiều thay đổi về hình thức
8/35


Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi.

tổ chức hoạt động, yêu cầu mỗi giáo viên phải tự tìm tòi bồi dưỡng chuyên môn,
tích lũy kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy, sáng tạo trong thực hiện các hoạt
động để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao sức khỏe cho trẻ
trong hoạt động giáo dục phát triển vận động ngày một tốt hơn.
Tôi đã nghiên cứu vận dụng những kiến thức trong sách hướng dẫn
chương trình giáo dục mầm non hiện nay vào giảng dạy, đọc tham khảo các tập
san có nội dung về giáo dục vận động để chọn đề tài cho phù hợp. Tiếp thu bồi
dưỡng chuyên đề do phòng tổ chức. Từ việc nắm vững phương pháp để tiến
hành xây dựng cụ thể cách tiến hành hoạt động vừa sức, phù hợp, phát huy tích
cực của trẻ trong hoạt động giáo dục phát triển vận động. Đặc biệt quan tâm đến
các hoạt động vận động trong lớp học như các góc có liên quan đến phát triển
vận động thô vận động thô như góc âm nhạc, góc phân vai, vận động tinh như
góc tạo hình kích thích trẻ sáng tạo khi nặn các sản phầm theo từng chủ đề, biết
xếp các đồ chơi mô hình trong các trò chơi vận động theo ý tưởng giêng của trẻ.
Xác định tính chất của bài tập, khi tổ chức hoạt động cho trẻ đảm bảo vừa sức,
phù hợp với hài hòa giữa các vận động. Quan tâm đến các vận động đảm bảo
tính nhanh nhạy và chính xác trẻ được trải nghiệm.
Nhận thức được điều này bằng những kinh nghiệm sư phạm của mình tôi
luôn trao đổi, bàn luận với đồng nghiệp để lựa chọn phương pháp và hình thức

tổ chức hoạt động phát triển vận động nhằm cung cấp kiến thức kỹ năng đúng.
Còn những vận động ôn chỉ cần tổ chức lồng ghép thông qua trò chơi ôn luyện
một cách nhẹ nhàng nhưng đúng kỹ thuật của bài tập.
Sự phối hợp giữa 2 giáo viên trên lớp cần chú ý quan sát đến quá trình tập
luyện phát triển vận động của từng cá nhân trẻ, tạo cho trẻ luyện tập một cách
nhẹ nhàng, thoải mái, đã mang lại kết quả cao sau mỗi hoạt động của trẻ, giúp
cho trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn hoạt bát hơn trong mọi hoạt động.
Qua những tìm tòi nghiên cứu đã giúp tôi có thêm kiến thức hiểu biết về
hình thức tổ chức cũng như phương pháp các hoạt động phát triển vận động cho
trẻ. Tôi thấy được những kết quả bước đầu trong các hoạt động khi thực hiện tôi
thấy mình bình tĩnh, tự tin hơn khi đứng trước trẻ và kiến thức, kỹ thuật vận
động chính xác hơn. Cách sử dụng các khẩu lệnh rõ ràng, lời nói ngắn gọn dễ
hiểu, luôn chủ động trong các tình huống, biết cách phát huy tính tích cực của
trẻ nhiều hơn sau mỗi bài tập. Kỹ năng, kỹ thuật của trẻ tập chính xác có tác
dụng rõ rệt trong mọi hoạt động mà trẻ thực hiện, trẻ nhanh nhẹn khỏe mạnh thì
có sức dẻo dai và bền bỉ hơn, còn trẻ yếu chậm chạp thì sức khỏe của trẻ ngày
một tốt hơn. Từ những kiến thức bước đầu mà đã mang lại hiệu quả cho trẻ nên
9/35


Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi.

tôi lựa chọn biện pháp tiếp theo là lập kế hoạch tổ chức các trong hoạt động giáo
dục phát triển vận động theo các chủ đề.
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động phát triển vận động
đảm bảo tính khoa học và vừa sức đối với trẻ.
Vậy kế hoạch tổ chức các hoạt động phát triển vận động là cách lựa chọn
sắp xếp các bài dạy sao cho khi thực hiện dạy trên trẻ mà không bị trùng nhau và
lặp lại các bài dạy trong một năm học.
Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng nội dung trong

chương trình theo độ tuổi mẫu giáo lớn. Căn cứ vào thời gian thực hiện chủ đề
ở các giai đoạn của chương trình trong năm học thì vào đầu năm 2 giáo viên
trong lớp đã xây dựng kế hoạch hoạt động theo từng tuần ứng với từng chủ đề
trong năm học.
Căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ ở lớp mình, tôi đã
xây dựng kế hoạch các bài tập vận động phù hợp cho trẻ theo các chủ đề từ đầu
đến cuối năm học, xác định nâng cao độ khó của từng bài tập và sắp xếp theo
trình tự để đưa vào kế hoạch dạy trẻ sao cho thứ tự các bài tập đảm bảo đi từ dễ
đến khó. Học kỳ I lượng kiến thức cũng như các bài tập sẽ nhẹ hơn so với học
kỳ II, các bài tập ôn luyện củng cố đưa vào các hoạt động nhằm củng cố những
kỹ năng vận động đã học vào cuối năm học.
Cụ thể các bài tập được sắp xếp theo chủ đề như sau:
STT
1

2

3

Tên chủ đề
Tên vận động
Chủ đề
- Đi khuỵu gối.
Trường Mầm non - Bật xa 50 cm ( Chỉ số 1)
- Tung bóng lên cao và bắt bóng bằng 2 tay.( VĐ mới )
- Ném xa bằng một tay (VĐ cũ )
Chủ đề
- Đi nối gót bàn chân tiến ( VĐ mới )
Gia đình
- Bò dích dắc qua 7 điểm không chạm vào vật.

- Nhảy từ độ cao 40 cm ( Chỉ số 2)
- Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x
0,35m). ( Chỉ số 11)
- Nhảy lò cò (VĐ mới )
Chủ đề
- Chạy thay đổi tốc độ nhanh chậm theo hiệu lệnh.(VĐ
Nghề nghiệp
mới)
- Bò dích dắc bằng bàn tay bàn chân qua 6 -7 điểm(VĐ
mới )
- Ném trúng đích thẳng đứng ( VĐ mới )
10/35


Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi.

4

Chủ đề
Thế giới động vật

5

Chủ đề
Thế giới
Thực vật

6

Chủ đề

Tết và mùa xuân.

7

Chủ đề
Các phương tiện
và qui định giao
thông.

8

Chủ đề
Nước và hiện
tương tự nhiên
xung quanh bé.

9

10

Chủ đề
Quê hương đất
nước Bác Hồ.
Chủ đề
Trường tiểu học

- Chạy 18m trong 5-7 giây (ĐGCS 12)
- Ném trúng đích bằng 1 tay (VĐ mới )
- Nhảy chụm tách chân qua 5 - 6 ô ( VĐ mới )
- Bò chui qua ống dài ( VĐ mới )

- Bật sâu 50cm. (VĐ mới )
- Đi thăng bằng trên ghế thể dục đầu đội túi cát
(VĐ cũ )
- Trèo lên xuống thang khoảng cách 4m. ( Chỉ số 4)
- Bật liên tục qua vật cản 15 – 20 cm (VĐ cũ )
- Chạy nhanh 18m (VĐ mới )
- Ném và bắt bóng khoảng cách 4m ( Chỉ số 3)
- Đi nối bước bàn chân tiến ( VĐ mới )
- Chạy thay đổi tốc độ theo hướng dích dắc theo hiệu
lệnh (VĐ mới )
- Đi đập và bắt bóng bằng 2 tay ( Chỉ số 10)
- Ném trúng đích bằng 2 tay (VĐ mới )
- Đi lên xuống trên ván dốc (VĐ cũ )
- Ném trúng đích bằng 2 tay khoảng cách1,5 m.(VĐ
mới )
- Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục (VĐ mới )
- Nhảy lò cò liên tục 5 bước, đổi chân theo yêu cầu.
(VĐ mới ) ( Chỉ số 9)
- Bật tách khép chân qua 7 ô. (VĐ cũ )
- Chạy nhanh 18 m (VĐ mới )
- Chạy 150m không hạn chế về thời gian ( Chỉ số 13)
- Chạy vượt chướng ngại vật (VĐ mới )
- Bài tập tổng hợp (Bật qua vật cản - Đi trên ghế thể
dục đầu đội túi cát - Ném bóng vào rổ).

Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, trình độ,
khả năng tiếp thu của trẻ trong lớp, tôi đã xây dựng bài tập vận động đảm bảo
tính khoa học, tính vừa sức đối với trẻ sao cho phù hợp, cân đối các vận động
giữa chân và tay, giữa các bài tập cần đến sự linh hoạt nhanh nhẹn với bài tập
cần có sự kết tập trung chính xác sự bền bỉ kết hợp khéo léo của cơ thể.

Ví dụ: VĐCB: Ném trúng đích bằng 2 tay
Ôn : Bật liên tục vào 6 - 7 vòng
TCVĐ : Kéo co
Ví dụ: VĐCB: Nhảy lò cò 5 bước liên tục rồi đổi bên (Chỉ số 9)
11/35


Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi.

Ôn : Đi vừa đập và bắt bóng nảy 4 - 5 lần
TCVĐ: Đôi bạn khéo
Khi xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển vận động cần nâng cao độ khó
của các bài tập để kích thích trẻ phát huy tích cực trải nghiệm của mình qua các
bài tập phát triển các nhóm cơ tay, cơ chân hay cần sự vận động của toàn cơ thể.
Ví dụ: VĐCB: Đi thăng bằng trên ghế thể dục đầu đội túi cát hay Bật
qua các vật cản.
Từ đó cô giáo có thể tăng dần khả năng thích ứng với các vận động khác
nhau, khi thực hiện cô phát huy tính tích cực của trẻ như nâng cao độ xa, độ khó
và độ chính xác hơn của các bài tập.
Ví dụ như ( Ném trúng đích đứng, Ném trúng đích ngang )
Trong khi đưa vào bài dạy tôi cũng rất lưu ý dạy từ dễ đến khó, từ đơn
giản đến phức tạp, biết cân đối lượng kiến thức cho các bài tập vận động để trẻ
chậm chạp có thể theo kịp. Tôi hiểu rõ đặc điểm nhận thức của từng trẻ để xây
dựng kế hoạch vận động đảm bảo vừa sức. Khi thực hiện sau mỗi hoạt động
chúng tôi lại rút ra được những bài học trong cách tổ chức cũng như cách xử lý
các tình huống xảy ra khi thực hiện hoạt động. Từ đó có thêm kinh nghiệm cho
mình và đồng nghiệp về hình thức tổ chức các bước lên lớp một cách linh hoạt
sáng tạo phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ. Để trẻ có thể trạng yếu, vận động
chậm chạp sẽ không bị mệt sẽ tự tin về bản thân và hứng thú luyện tập. Trẻ có
thể trạng tốt khả năng vận động nhanh nhạy hơn có thể vươn lên những tầm xa

với những bài tập để tăng dần độ khó.
Nếu bài dạy có nội dung quá đơn giản, khối lượng vận động quá ít sẽ
khiến tác dụng rèn luyện cơ thể không cao và cũng khiến cho trẻ tập không hứng
thú. Ngược lại nếu nội dung và lượng vận động quá cao có thể sẽ khiến trẻ tập
sợ hãi và không hứng thú tiếp thu được bài tập.
Ví dụ: VĐCB : Bật xa
Ôn. Chuyền bóng qua đầu.
TCVĐ: Tung bóng cho bạn
Ví dụ VĐCB: Bật tách và khép chân qua 6-7 ô
Ôn: Đập và bắt bóng
TCVĐ: Ném bóng vào rổ
Khi tổ chức thực hiện giáo viên ngoài việc quan tâm đến sức khỏe chung
của toàn lớp còn cần quan sát bao quát hướng dẫn lại và giúp đỡ từng trẻ cá biệt
trong lớp chưa thực hiện đúng kỹ thuật của bài tập, cần quan tâm đến từng cá
nhân trẻ để đánh giá theo chỉ số đạt hay không đạt và có biện pháp rèn trẻ thông
qua các trò chơi vận động. Qua đó trẻ sẽ được tập lại kỹ năng của bài tập đó tốt
12/35


Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi.

hơn. Xác định được điều đó tôi phải thực hiện thường xuyên cho trẻ thành thói
quen nề nếp trong các hoạt động. Kết hợp với y tế thường xuyên theo dõi hàng
tháng kiểm tra chiều cao cân nặng với trẻ yếu chậm chạp, suy dinh dưỡng và cập
nhật tình trạng phát triển của trẻ để kịp thời có các biện pháp phối kết hợp với
gia đình cùng chăm sóc và giáo dục trẻ cho phù hợp.
Có thể nói rằng từ biện pháp xây dựng kế hoạch phát triển vận động phù
hợp đã đem lại những thành quả bước đầu như đảm bảo về tính vừa sức, khả
năng nhận thức của trẻ ngày một tiến bộ phát triển đồng đều hơn thông qua các
hoạt động.

Từ những kết quả đã đạt được tôi thấy việc phối kết hợp giữa các giáo
viên để thực hiện các hoạt động cũng rất cần thiết và quan trọng không chỉ đảm
bảo đúng theo quy chế mà khi thực hiện hoạt động giáo dục phát triển vận động
cô cần cho trẻ tập nhiều lần và quan sát, sửa sai động viên trẻ đặc biệt phải đảm
bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
Biện pháp 3: Phát triển vận động trong hoạt động giáo dục hàng ngày cho trẻ.
Hàng ngày theo đúng quy chế chăm sóc giáo dục trẻ một tuần sẽ có một
hoạt động thể dục là hoạt động chung còn lại những hoạt động khác đều có liên
quan đến hoạt động phát triển vận động cho trẻ như: “Thể dục sáng, hoạt động
ngoài trời” đó là thời gian trẻ được phát triển vận động. Ngoài ra còn có các
hoạt động khác cũng giúp trẻ phát triển vận động như “Hoạt động góc, hoạt
động góc, hoạt động tạo hình” hay các hoạt động lao động tập thể trẻ cùng cô kê
dọn bàn ghế, cùng cô lau dọn đồ dùng, chăm sóc góc thiên nhiên.
Cứ mỗi buổi sáng dù trời nắng hay trời mưa (Mùa hè đúng 8h sáng - Mùa
đông đúng 8h15phút) khi nghe thấy tiếng nhạc thể dục bật lên là trẻ lấy dụng cụ
thể dục theo các chủ đề như quả bông, gậy, vòng, lúc lắc thể dục để xuống sân
cùng nhau tập thể dục sáng.
Các bài hát trong các chủ đề tập trung trong toàn trường nhưng mỗi độ
tuổi được giáo viên thống nhất và chọn các động tác tập chung cho các độ tuổi
khác nhau mỗi tuần đều thay đổi các động tác sao cho phù hợp với chủ đề sao
cho tác dụng và hiệu quả cao nhất trong giáo dục thể chất cho trẻ.
Thể dục sáng.
Ví dụ: Chủ đề Nghề nghiệp tập theo bài hát “ Cháu yêu cô chú công nhân”
Kế hoạch thể dục sáng tập theo từng tuần với các động tác của bài tập
phát triển khác nhau để phát triển các nhóm cơ, các trò chơi dân gian, trò chơi
vận động đơn giản được đưa vào nhẹ nhàng hợp lý.
Tuần 1.
+ ĐT Tay: 2 tay ®ưa sang ngang gập vào vai (2 lần x 4 nhịp)
13/35



Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi.

+ ĐT Lườn: Hai tay sang ngang nghiêng người rồi đổi bên (2L x 4 nhịp)
+ ĐT Ch©n: 2 tay chống hông đưa chân ra trước đưa lên cao. (2 lần x 4nhịp)
+ ĐT Bật: Tách và khép chân (2 lần x 4 nhịp)
- Trò chơi : Kéo cưa lừa xẻ
Tuần 2.
+ ĐT Tay: 2 tay ®ưa ra phía trước đưa lên cao (2 lần x 4 nhịp)
+ ĐT Ch©n: 2 tay chống hông đưa chân ra phía trước đưa . (2 lần x 4nhịp).
+ĐT Bụng: 2 tay đưa lên cao gập người tay chạm mũi bàn chân (2L x 4 nhịp).
+ Bật: Bật tại chỗ (2 lần x 4 nhịp)
- Trò chơi : Hãy làm theo tôi
Tuần 3.
+ ĐT Tay: 2 tay ®ưa sang ngang đưa lên cao (2 lần x 4 nhịp)
+ ĐT Lườn: 2 tay chống hông quay người 90 độ (2 lần x 4 nhịp)
+ ĐT Ch©n: 2 tay chống ngồi xổm đứng lên. (2 lần x 4nhịp)
+ ĐTBật: Tiến phía trước (2 lần x 4 nhịp)
- Trò chơi: Lộn cầu vồng
Tuần 4.
+ĐT Tay: 2 tay ®ưa phía trước ngang gập vào vai (2 lần x 4 nhịp)
+ ĐT Lườn: 2 tay chống hông chân bước chếch vương người rồi đổi bên (2Lx4)
+ ĐT Ch©n: 2 tay chống hông đưa chân ra phía trước đưa lên cao. (2 l x 4nhịp)
+ĐT Bật: Bật chân sáo (2 lần x 4 nhịp)
- Trò chơi : Cao hơn thấp hơn
Sự kết hợp với trò chơi vận động đơn giản sẽ giúp trẻ khởi động cơ thể
bắt đầu vào các hoạt động khác trong một ngày của trẻ.

14/35



Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi.

Những hình ảnh của thể dục buổi sáng của cả khu tập theo băng các chủ
đề. Các độ tuổi tập các động tác khác nhau để rèn luyện thể lực cho trẻ.

Hình ảnh: Giờ tập thể dục sáng.
Có thể nói rằng hoạt động thể dục sáng có tác dụng điều hòa thân nhiệt
đối với trẻ bị còi xương trẻ được ra sân tắm ánh nắng buổi sáng hít thở không
khí trong lành của nắng sớm sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn. Thể dục sáng
đều đặn giúp cho trẻ có thói quen nề nếp học tập và sinh hoạt trong trường mầm
non và trong cuộc sống của trẻ sau này. Trẻ biết được ích lợi của việc thường
xuyên tập thể dục có tác dụng rất tốt cho cơ thể và tinh thần của con người, sau
khi ra sân tập thể dục sáng trẻ có một tinh thần thoải mái, phấn khởi bắt đầu
được học tập vui chơi các hoạt động khác trong ngày tự tin thoải mái khả năng
tiếp thu bài tốt hơn.
*Tổ chức tốt hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong năm .
Trong các hoạt động giáo dục phát triển vận động trẻ có tham gia tích cực
hay không là do giáo viên phải biết cách lôi cuốn thu hút trẻ vào hoạt động một
cách thoải mái không gò bó gây hứng thú cho trẻ. Chính vì thế mà mục đích của
chương trình giáo dục mầm non hiện nay là làm sao để tạo cơ hội cho trẻ được
trải nghiệm và thể hiện mình một cách tự tin khi tham gia vào các hoạt động
cùng cô và các bạn, đó cũng là mục tiêu đầu tiên cho sự phát triển của trẻ.
Trong giai đoạn hiện nay có rất nhiều trẻ được gia đình nuông chiều không
tạo cho trẻ cơ hội được tiếp xúc với thiên nhiên với hoạt động với thế giới xung
15/35


Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi.


quanh mà việc gì người lớn cũng làm hộ nên đã có rất nhiều trẻ có hiện tượng tự
kỷ không thích tham gia các hoạt động. Rất nhiều trẻ có biểu hiện của bệnh béo
phì do lười vận động, có trẻ thì bị còi xương do ít được vận động. Vì thế mỗi
giáo viên mầm non hãy thể hiện những tài năng nghiệp vụ sư phạm của mình để
trẻ có nhiều cơ hội được trải nghiệm, tiếp xúc với thiên nhiên như cỏ cây hoa lá
hay với cát, đá, sỏi, nước nhiều hơn mình qua các bài vận động, các trò chơi vận
động.
Ví dụ: Trò chơi “Thi đi trên nền sỏi dải” hay “Bò trên đường gồ ghề”. Để
thử cảm giác của đôi bàn chân khi đi trên sỏi nhỏ hay đường gồ ghề.
Từ đó tôi có suy nghĩ và áp dụng thực hiện hoạt động giáo dục phát triển
vận động cần có những đồ dùng gì, biện pháp, hình thức tổ chức hoạt động như
thế nào, cách chọn nhạc ra sao để đưa vào bài sao cho hợp lý với chủ đề và bài
vận động. Nên tôi đã lựa chon bài hát trong chương trình, các bài hát tiếng anh
rất vui nhộn, nhạc chậm nhạc nhanh để tổ chức các trò chơi tất cả trẻ đều thích
thú tích cực tham gia vào các hoạt động đó. Bên cạnh đó tôi lựa chọn các hình
thức chuyển tiếp dẫn dắt nhẹ nhàng tự nhiên để đưa trẻ chuyển vào hoạt động
khác .
Ví dụ. Khi dạy ở chủ đề động vật tôi tổ chức theo hình thức “ Ngày hội
rừng xanh”
Chủ đề: Động vật.
Vận động cơ bản: Bò dích dắc bằng bàn tay bàn chân qua 6-7 điểm
Ôn. Nhảy từ độ cao 40cm
Trò chơi vận động: Cáo và thỏ
Với bài tập này tôi đã xác định kiến thức, kỹ năng rõ ràng và lựa chọn nhạc,
chuẩn bị đồ dùng dụng cụ thể dục, cách tiến hành để hướng dẫn dạy trẻ.
Trong quá trình dạy tôi quan sát các con thấy kỹ thuật bò bằng bàn tay bàn
chân nhìn rất gò bó, chân không thẳng, bàn tay không chống sát xuống mặt sàn
và khi bò hay bị chạm vào vật cản. Như vậy để dạy trẻ đúng kỹ thuật khi bò thì
tôi phải chú ý đến khoảng cách của các vật cản để đúng theo quy định là 1m thì
mới đảm bảo hay với trẻ khá có khoảng cách khác so với những trẻ yếu chậm.

Khi trẻ đã có kỹ thuật bò tốt tôi có thể cho trẻ trải nghiệm bò qua nhiều
vật cản và khoảng cách giữa các vật cản gần hơn để trẻ tập cần có sự mạnh dạn
tự tin hay là sự khéo léo của cơ thể khi phối hợp thực hiện.

16/35


Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi.

Giờ học thể dục bò dích dắc qua 7 điểm.
Hay chủ đề Nghề nghiệp với hội thi (Chú công nhân tài ba).
Ví dụ: Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m).
Ôn Ném trúng đích thẳng đứng.
Tôi đã lựa chọn hình thức tổ chức mang đến cho trẻ những điều rất gần
gũi trong đời thường của những người công nhân phải làm việc đi trên những
cây cầu, qua đó giúp trẻ thấy được cuộc sống hiện thực ở ngoài mọi người lớn
lên phải làm việc như thế nào và những gì mà cô giáo đã dạy các con giúp con
thêm khôn lớn mạnh dạn tự tin khi tham gia vào các hoạt động biết giữ được
thăng bằng khi đi trên ghế thể dục.
Ví dụ: Vận động cơ bản: Bật liên tục qua vật cản.
Ôn: Ném và bắt bóng khoảng cách 4m ( Đánh giá chỉ số 3)
Trò chơi vận động: Kéo co.
Với bài tập bật liên tục qua vận cản khi quan sát trẻ thực hiện đối với
những khỏe mạnh nhanh nhẹn thì bật rất tốt qua các vật cản từ độ cao dần của
các vật cản khác nhau. Nhưng với trẻ yếu chậm chạp thì cũng các vật cản như
vậy mỗi lần trẻ bật thì trẻ đứng rất lâu trước vật cản mới dám bật qua. Tôi thấy
rằng sự chênh lệch về sức khỏe và khả năng của từng trẻ rất khác nhau và sự tự
tin mạnh dạn khi tham gia vào các hoạt động cũng khác nhau nên tôi đã đánh giá
được khả năng của từng trẻ và đưa ra biện pháp khi cho trẻ chậm, yếu tập luyện
một cách tốt hơn như có thể để các vật cản có độ gần hơn và thấp hơn để trẻ có

thể tự tin bật qua.
Sau các hoạt động phát triển vận động được xây dựng theo từng chủ đề gắn
với các sự kiện trong năm tôi đã đưa vào bài dạy một cách rất nhẹ nhàng gây
17/35


Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi.

cho trẻ hứng thú mới lạ sẽ thu hút được trẻ tích cực tham gia hoạt động một cách
tự nhiên mà không bị gò bó.
Ví dụ: Vận động cơ bản: Chạy thay đổi tốc theo hiệu lệnh
Thì nội dung chọn ôn kết hợp với trò chơi “Thi xem ai ném trúng”
Với hình thức tổ chức như vậy tôi đã thực hiện được nhiều hoạt động trẻ rất
hứng thú và đạt được kết quả như mong đợi ở các chỉ số thì qua các tập và đánh
giá theo chỉ số thì đa số trẻ có kỹ năng tập đúng kỹ thuật như các “ Chỉ số 1; 2;;
4; 9; 10; 11; 12; 13) Còn với chỉ số 3. Ném và bắt bóng khoảng cách 4m vào
đầu năm tôi cho trẻ tập với khoảng cách ngắn hơn so với quy định. Đến gần cuối
năm tôi đã cho trẻ tập lại để đánh giá chỉ số thì khoảng một nửa số trẻ trong lớp
đã đạt so với chỉ số đưa ra.
Có thể nói rằng sau mỗi bài tập phát triển vận động chi trẻ bản thân tôi đã
rút ra được rất nhiều điều mà tôi chưa khám phá hết ở trẻ về những khả năng trải
nghiệm qua các đồ dùng dụng cụ thể dục. Ở trẻ có rất nhiều cách để trải nghiệm
nghĩ ra các cách vận động khác nhau. Nên tôi thấy rằng việc chuẩn bị đồ dùng
dụng cụ thể dục là rất cần thiết và việc sắp xếp lựa chọn các dụng cụ hợp lý đối
với khả năng của trẻ để cho trẻ tập luyện phù hợp đảm bảo theo độ tuổi, tạo môi
trường cho trẻ phát triển vận động được tốt nhất.
Như vậy sau những giờ học trẻ được tham gia các hoạt động ngoài trời đó
là khoảng thời gian trẻ được vui chơi tiếp xúc với thiên nhiên, nắng gió với hoa
lá cỏ cây rất thú vị và giáo viên sẽ là người tổ chức cho trẻ được tham gia vào
hoạt động.

* Giáo dục thể chất qua các trò chơi vận động ngoài trời.
Đối với độ tuổi nào cũng thế mỗi một ngày là trẻ được tham gia vào hoạt
động ngoài trời vào thời gian từ 20 - 25 phút. Gồm có 3 phần.
- Phần 1: Quan sát trò chuyện
- Phần 2: Trò chơi vận động:
- Phần 3: Chơi với thiết bị ngoài trời trẻ được chơi với các đồ chơi như
thang leo, cầu trượt, xích đu, nhà bóng, chơi theo ý thích của trẻ.
Đó là một hoạt động rất bổ ích đối với trẻ vì trẻ được khám phá tìm tòi
trả nghiệm rất nhiều các hiện tượng tự nhiên, cỏ cây hoa lá, trẻ được nghe và trả
lời các câu hỏi do cô giáo đặt ra .
- Biết dự đoán về thời tiết trong ngày.
+ Hôm nay thời tiết như thế nào?
+ Trong cơn mưa thường có hiện tượng gì xảy ra?
+ Sau cơn mưa bầu trời như thế nào.
18/35


Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi.

Ngoài ra trẻ được chơi các trò chơi vận động, chơi trò chơi dân gian theo
từng chủ đề nhằm ôn luyện lại các bài tập vận động được cô giáo tổ chức dưới
hình thức trò chơi “Lộn cầu vồng, Mèo đuổi chuột”

Hình ảnh các trò chơi (Mèo đuổi chuột).
Ví dụ. Chủ đề động vật trò chơi “Bắt chước dáng đi của các con vật”,
“Phi ngựa”;“Rùa bò”; “Gấu đi trên cầu”; “Ếch nhẩy”; “Cáo và thỏ”.
Với chủ đề Thực vật tổ chức trò chơi vận động như: “Thi chạy xung
quanh gốc cây”; “Thi đi trên đường gạch xây thấp quanh bồn hoa”, “Thi nhảy
chạm tay vào cành cây”; “Trò chơi trồng nụ trồng hoa”.
Thông qua hoạt động ngoài trời những trò chơi vận động là rất quan trọng

nhằm ôn lại các vận động cơ bản mà trẻ đã được học hay được cô giáo dạy thêm
các trò chơi mới phù hợp với chủ đề như trò chơi ( Kéo co)

19/35


Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi.

Hình ảnh: Trò chơi kéo co
Qua các trò chơi vận động giáo dục trẻ có phẩm chất đạo đức, ý trí, tinh
thần đoàn kết sự hòa đồng thân ái với tất cả các bạn trong lớp, trong khối của
mình và biết được các cô giáo trong khối tổ chức giao lưu trò chơi rất vui vẻ bổ
ích.
Thông qua trò chơi vận động giúp trẻ định hướng trong không gian, khả
năng nghe, hiểu và theo yêu cầu của cô, tăng cường khả năng phối hợp các vận
động trong hoạt động tập thể. Qua các trò chơi vận động cô giáo có thể tổ chức
các bài tập cơ bản chuyển thành trò chơi để cho trẻ thi đấu với các bạn cùng
khối giúp trẻ thêm phấn khởi, tự tin hoà mình trong trong tinh thần của tập thể.
“ Tất cả vì tập thể vì mầu cờ sắc áo của lớp”
Ví dụ: Trò chơi “ Thi xem ai ném trúng, Ai bật xa hơn, Ném bóng vào rổ.”
Cứ sau mỗi một chủ đề tôi lại thấy mình có thêm những kinh nghiệm và
lại nghĩ ra cho trẻ những trò chơi vận động mới để đưa vào chủ đề cho phù hợp
Ví dụ: Chủ đề: Giao thông
Trò chơi: (Máy bay cất cánh) .
Cách chơi: Cô chia lớp ra 3 đội đứng theo các hướng khác nhau, trẻ đóng
vai là người lái máy bay. Trẻ thực hiện động tác khởi động máy bay gập khuỷu
tay làm vòng tròn. Khi có hiệu lệnh “Xuất phát” trẻ dang tay bay các hướng
khác nhau, nêu có hiệu lệnh “Về sân bay” trẻ về đứng thành hàng đứng trên một
chân 2 tay dang ngang đứng thành hàng ngang (dọc) cho đều và đẹp. Đội nào
đứng đẹp đội đó dành chiến thắng.

Ví dụ: Chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên Trò chơi: (Hạt mưa và em bé)

20/35


Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi.

Cách chơi: Trẻ đi và hát các bài hát trong chủ đề, khi có hiệu lệnh của cô
thì một bạn sẽ đứng che ô cho một bạn đứng trú mưa, nếu bạn nào không tìm
được bạn thì bạn đó phải nhảy lò cò.
Trò chơi: (Kẹp bóng vào chân)
Cách chơi: Trẻ kẹp bóng vào chân và bật nhảy về đến đích lấy được 1 lá
cờ về cho đội của mình.
Luật chơi: Thời gian là một bản nhạc đội nào lấy được nhiều cờ đội đó sẽ
dành chiến thắng.
Các trò chơi vận động (Hãy lắng nghe hiệu lệnh), (Ai nhanh hơn), (Gánh
quả);(Nhảy qua chướng ngại vật);(Sút bóng vào gôn);
Những trò chơi được trẻ thực hiện nhiều lần có tác dụng củng cố rèn
luyện kỹ năng kỹ xảo trong vận động như trò chơi “Đuổi bắt”, “Rồng rắn lên
mây”, “Chuông reo ở đâu” rèn luyện khả năng định hướng trong không gian.
Có thể nói rằng muốn nâng cao thể lực của trẻ trong các trò chơi vận động
cũng là biện pháp giúp trẻ ôn luyện các vận động cơ bản trong các hoạt động
giáo dục thể chất. Khi chơi cô cũng có thể sửa sai các kỹ thuật chưa đúng của trò
chơi, điều quan trọng khi tổ chức các trò chơi cô giáo phải là người trọng tài
phân xử thắng thua công bằng cho trẻ, tránh gây căng thẳng áp lực và tạo không
khí thoải mái trong khi chơi giúp các con cứng cáp và trưởng thành hơn trong
cuộc sống.
Ngoài các trò chơi vận động thì các hoạt động dạy trẻ tự phục vụ tham gia
các hoạt động cùng cô cũng phát huy tinh thần tự giác của trẻ sau này. Còn với
các vận động tinh đã phát triển sự khéo léo của trẻ qua đôi bàn tay thì tôi thường

xuyên tổ chức các trò chơi dân gian.
Ví dụ: Như trò chơi “Ô ăn quan, Cơm canh rau muống, Chơi mốt” đó
cũng là những trò chơi giúp trẻ phát triển cơ tay khéo léo. Qua quan sát thực tế
trẻ đã có những kỹ năng ban đầu sáng tạo nghệ thuật trong hoạt động tạo hình.
Như vậy việc tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ
không chỉ trong hoạt động chung mà được tổ chức đan xen trong các hoạt động
khác ở mọi lúc mọi nơi, nhằm giúp trẻ củng cố ôn lại những vận động cơ bản đã
học dưới các hình thức trò chơi ôn luyện. Đó cũng là cách rất tốt để rèn luyện
sức khỏe của trẻ vì thế tôi thấy việc tổ chức các trò chơi dân gian là rất cần thiết
nên tôi đã thường tổ chức các hoạt động giao lưu .
Biện pháp 4: Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu trò chơi vận
động giữa các lớp trong năm học.
Trong những năm qua nhà trường tôi luôn có nhiều cố gắng trong công
tác thi đua về chăm sóc, giáo dục trẻ giữa các trường trong huyện và đã nhiều
21/35


Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi.

năm đạt danh hiệu trường tiến tiến, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng
cao. Và đã được chọn trường điểm về tổ chức chuyên đề phát triển vận động của
huyện.
Lớp tôi là một trong những lớp mẫu giáo trọng điểm của trường, chính vì
vậy tôi luôn mong muốn mang lại cho trẻ những kiến thức kỹ năng cần thiết
trong mọi lĩnh vực nhận thức, ngôn ngữ cũng như thể lực của trẻ có một sức
khỏe tốt nhất giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, biết quan tâm chia sẻ với
bạn bè và thể hiện hết khả năng cuả mình thông qua việc tổ chức các buổi trò
chơi giao lưu, buổi lễ hội và các hoạt động dã ngoại trong năm nhằm cho trẻ
được giao lưu học hỏi, vừa trải nghiệm vừa đoàn kết vừa chia sẻ tinh thần đồng
đội trong các hoạt động tập thể.

Theo sự chỉ đạo của nhà trường thì năm học này hàng tháng theo từng chủ
đề chúng tôi đã xây dựng kế hoạch tổ chức giao lưu các trò chơi vận động , tổ
chức giao lưu các trò chơi dân gian hay các buổi thăm quan dã ngoại để cho trẻ
được tiếp xúc với thiên nhiên qua đó góp phần phát triển vận động cho trẻ.
Những ngày mà tại khu trung tâm tổ chức trò chơi vận động giao lưu
giữa các lớp cùng khối và tổ chức những trò chơi mà trẻ đã được học nhằm giúp
trẻ thêm mạnh dạn, tự tin hơn.
Chủ đề Trường mầm non có sự kiện Tết Trung Thu chúng tôi đã tổ chức
các trò chơi dân gian và được các lớp trong khối hưởng ứng tham gia rất nhiệt
tình chơi các trò chơi như: Trò chơi “ Bịt mắt đánh trống”, “Nhảy bao bố”
Hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ (Học mà chơi chơi mà học) nên
sử dụng các trò chơi dân gian luôn được tôi quan tâm và áp dụng trong các hoạt
động. Chính vì vậy nó đã giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng thoải
mái, trò chơi phù hợp với kiến thức nhưng lại tuân thủ theo nguyên tắc đảm bảo
tính vừa sức của trẻ .
Với hình thức giáo dục phát triển vận động cho trẻ thông qua các trò chơi
dân gian đã được ông cha ta truyền lại từ đời này sang đời khác và được trải
nghiệm qua bao thực tế cuộc sống con người, đó là sự thể hiện sức mạnh của
con người được thể hiện thông qua trò chơi. Từ đó chúng ta có thể giáo dục trẻ
biết thêm về hình ảnh quê hương về gia đình con người Việt Nam cho các thế hệ
mai sau.
* Giáo dục thể chất qua các hoạt động giao lưu.
Bên cạnh những trò chơi dân gian mang tính chất giáo dục trí tuệ mà còn
phát triển các tố chất vận động như nhanh, mạnh, bền bỉ, dẻo dai, khéo léo.
Những trò chơi đều là bài vận động cơ bản của từng chủ đề kết hợp với nhau tạo
thành một trò chơi liên hoàn như:
22/35


Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi.


Trò chơi ( Bật qua vât cản - Đi trên ván dốc - Sút bóng vào gô - Ném bóng
vào rổ) được tổ chức kiến tập chuyên đề phát triển vận động của huyện vào tháng
12 năm 2014. Và trường đã được đón các đồng chí cán bộ giáo viên ở các
trường mầm non trong toàn huyện về dự
Những hình ảnh về các trò chơi vận động

Màn khởi động của lớp A1 – lớp A2 trong trò chơi giao lưu

Hinh ảnh: Trò chơi ném bóng vào rổ
Khi tổ chức hoạt động trẻ được tham gia học tập vui chơi cùng các bạn ở
lớp của mình và mở rộng mối quan hệ bạn bè với các bạn ở lớp khác để trẻ được
giao lưu học hỏi, giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, chia sẻ cảm xúc và thể
hiện mình, trẻ trực tiếp tham gia hoạt động khi đã vào thi đấu thì tôi thấy với trẻ
nhỏ như vậy mà tinh thần đồng đội lại rất cao, trẻ cùng nhau thi đấu hết mình để
lấy thành tích về cho lớp.
23/35


Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi.

Trò chơi: Sút bóng vào gôn.
Có thể nói rằng với cách thức tổ chức rèn luyện phát triển thể chất cho trẻ
thông qua các trò chơi vận động thì trẻ 5- 6 tuổi trở nên rất hào hứng, các trò
chơi mang tính chất thể thao và có yếu tố thi đấu. Tác dụng của trò chơi không
không chỉ rèn luyện về mặt vận động mà rèn về cả những đức tính trung thực và
tinh thần đồng đội cũng có cơ hội được rèn luyện và thử thách.
Vào ngày 25 tháng 4 năm 2015 nhà trường có tổ chức liên hoan
“Hát dân ca và trò chơi dân gian” rất vui được tổ chức toàn bộ các cháu mẫu
giáo của 3 độ tuổi của 3 khu cùng về tham dự. Phụ huynh rất quan tâm và nhiệt

tình tham gia đã cùng với ban giám hiệu nhà trường làm ban giám khảo để chấm
thi cho khách quan.
Các cháu 5 tuổi thi các trò chơi “ Nhảy bao bố và thi kéo co” kết quả là
lớp đã đạt (Giải nhì) toàn trường về cả nội dung hát và trò chơi.
Đó là thành tích mà cả cô và trẻ đã dành được qua hội thi lại được thể
hiện về kỹ năng cũng như thể lực của mình qua các trò chơi.

24/35


Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi.

Tiết mục hát dân ca của lớp 5 tuổi A1.

Màn nhảy Dân vũ khởi động cho trò chơi dân gian

Hình ảnh khối 5 tuổi thi trò chơi Kéo co.

25/35


×