Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Chuyên đề bồi dưỡng học sinh khá giỏi môn vật lí phần cơ học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.7 KB, 16 trang )



CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI MÔN VẬT LÝ PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC .

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI MÔN VẬT LÝ PHẦN
CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
A. PHẦN MỞ ĐẦU.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ môn nói riêng.
Việc cải tiến phương pháp dạy học là một nhân tố quan trọng, bên cạnh việc bồi dưỡng
kiến thức chuyên môn, việc phát huy tính tích cực của học sinh có ý nghĩa hết sức quan
trọng. Bởi vì xét cho cùng công việc giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận
thức, tự hành động; việc khơi dậy phát triển ý thức năng lực tư duy, bồi dưỡng phương
pháp tự học là con đường phát triển tối ưu của giáo dục. Cũng như trong học tập các bộ
môn khác, học Vật lí lại càng cần phát triển năng lực tích cực, năng lực tư duy của học
sinh để không phải chỉ biết mà còn phải hiểu để giải thích hiện tượng Vật lí cũng như áp
dụng kiến thức và kỹ năng vào các hoạt động trong cuộc sống gia đình và cộng đồng.
Những năm vừa qua, với việc thay đổi chương trình sách giáo khoa và phương pháp
dạy học tích cực đã mang lại những kết quả rõ nét về mọi mặt. Giáo viên phát huy được
tính tích cực của học sinh, chất lượng giảng dạy được nâng cao, học sinh tiếp cận được
với những kiến thức mới, tiếp cận khoa học kĩ thuật…Đặc biệt học sinh có khả năng tự
hình thành kiến thức mới thông qua các thí nghiệm; thông qua kênh hình, kênh thông tin
của sách giáo khoa…Qua đó kiến thức Vật lý của các em được mở rộng, khả năng vận
dụng thực tế của các em được nâng lên.
Đối với chương trình vật lí trung học cơ sở thì phần động học là phần kiến thức trọng
tâm của vật lí lớp 8 và là cơ sở cho phần cơ học trong bậc học tiếp theo. Đây cũng là
phần kiến thức đầu tiên với môn vật lí ở bậc học trung học cơ sở mà các em tiến hành
giải các bài tập định lượng và cũng là phần có nhiều kiến thức khó. Nhiều dạng bài tập
được đưa ra trong phần này.
Với những thực tế như trên, bản thân tôi là một giáo viên cảm thấy trăn trở. Do đó tôi
cố gắng tìm những cách khác nhau để có thể giúp học sinh của mình nâng cao chất


lượng. Sau một thời gian thử nghiệm tôi đã rút ra cho mình một số kinh nghiệm nhỏ đó
là: Phương pháp Bồi dưỡng học sinh khá giỏi môn vật lý phần chuyển động cơ học.
II. TỔNG QUAN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

1




CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI MÔN VẬT LÝ PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC .

Việc dạy học Vật lí trong trường phổ thông hiện nay chưa phát huy được hết vai trò
của bài tập Vật lí trong thực hiện các nhiệm vụ dạy học. Dạy học sinh giải bài tập Vật lí
là một công việc khó khăn, đặt biệt là với các bài tập nâng cao và ở đó bộc lộ rõ nhất
trình độ của người giáo viên trong việc hướng dẫn hoạt động trí tuệ của học sinh.
Về vấn đề này đã có rất nhiều tài liệu tham khảo của nhiều tác giả khác nhau dành cho
học sinh, hầu hết đều đáp ứng được yêu cầu giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải bài tập
Vật lí, củng cố và nâng cao kiến thức Vật lí. Song nhìn chung chưa cụ thể hóa được vấn
đề mà học sinh cần nắm.
B - NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
I. TÊN ĐỀ TÀI:
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI MÔN VẬT LÝ PHẦN CHUYỂN
ĐỘNG CƠ HỌC
II. MỤC ĐÍCH THỰC HIỆN:
Hình thành cho học sinh phương pháp giải một bài tập Vật lí, từ đó các em có thể vận
dụng một cách thành thạo và linh hoạt trong việc giải các bài tập, nâng cao hiệu quả của
bài tập, giúp các em nắm vững kiến thức trong quá trình học tập.
III. ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI - THỜI GIAN :
1. Đối tượng: Phương pháp giải bài tập cơ học - Vật lí 8.
2. Phạm vi: Đề tài được thực hiện với học sinh khối 8 trường

THCS ...................................................................................
3. Thời gian thực hiện: Năm học ...................................................
IV. NHIỆM VỤ THỰC HIỆN:
1. Tìm hiểu về phương pháp giải bài tập Vật lí.
2. Tìm hiểu, nắm vững chương trình nội dung kiến thức phần cơ học - Vật lí ở cấp
THCS.
3. Tìm hiểu tình hình dạy và học Vật lí. Đặc biệt quan tâm đến hoạt động sử dụng bài
tập Vật lí nâng cao.
V. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
1. Đọc sách, nghiên cứu tài liệu.
2. Theo dõi, thu thập kết quả.
3. Phương pháp thử nghiệm thực tế.

2




CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI MÔN VẬT LÝ PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC .

VI. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
Trước khi thực hiện đề tài, qua giảng dạy ở trường THCS Nguyễn Công Trứ qua tìm
hiểu và trao đổi với đồng nghiệp tôi nhận thấy: Đa số học sinh khi làm các bài tập vật lí
các em thường lúng túng trong việc định hướng giải, đặt biêt với các bài tập nâng cao có
thể nói hầu như các em chưa biết cách giải cũng như trình bày lời giải.
Theo tôi, thực trạng nêu trên có thể do một số nguyên nhân sau:
+ Học sinh chưa có phương pháp tổng quan để giải một bài tập Vật lí.
+ Học sinh chưa biết vận dụng các kiến thức, định luật Vật lí, công thức vật lí....
+ Việc đi lại học tập còn khó khăn, thời gian tự học dành cho các em rất ít.
+ Các em hầu như không có tài liệu tham khảo thêm ngoài sách giáo khoa và sách

bài tập.
VII. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Vì khó khăn lớn nhất của học sinh là làm các bài tập có tính toán, vận dụng và biến đổi
công thức nên trong chuyên đề này tôi chỉ đề cập đến các bài toán định lượng. Tôi tạm
chia thành bốn phần để hướng dẫn.
PHẦN 1:CÔNG THỨC VẬN TỐC.
Để giải được bài tập, yêu cầu chung là học sinh cần nắm vững lý thuyết, thuộc các
công thức và có khả năng biến đổi tốt các liên hệ giữa các đại lượng. Trong phần này,
học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản sau:
+ Công thức tính vận tốc: v =

s
s
⇒ s = v.t ⇒ t =
t
v

+ Hiểu các đại lượng trong công thức tính vận tốc:
s: quảng đường vật đi được.
t: thời gian vật đi được quảng đường s.
v: vận tốc.
+ Đơn vị của vận tốc
Đơn vị hợp pháp là m/s, km/h

3




CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI MÔN VẬT LÝ PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC .


Biết cách đổi từ m/s ra km/h:
1
km
1000
1
m
/
s
=
= 3,6km / h
Ví dụ:
1
h
3600
1km / h =

1000m
≈ 0,28m / s
3600s

* Các ví dụ mẫu:
Ví dụ 1.1: Đổi đơn vị đo .
a) 1m/s = ………km/h.

b) 1km/phút = ………km/h

c)

d)


18km/h = ………m/s

0,5cm/s = ………..km/h

Hướng dẫn:
+ GV chú ý cho học sinh biến đổi đơn vị ở cả “tử” ( quãng đường) và “mẫu” ( thời
gian).
1
km
1000
1
m
/
s
=
= 3,6km / h
a)
1
h
3600

c) 18km / h = 18

1000m
= 5m / s
3600s

b)


1km / phut = 1

1km
= 60km / h
1
h
60

1
100000 = 0,018km / h
d) 0,5cm / s = 0,5 1
3600

+ Nhận xét: Ta có thể dùng ngay 1m/s = 3,6km/h và 1km/h = 0,28m/s mà không cần
giải thích lại. Bài này biến đổi là để học sinh rõ cách làm.
Ví dụ 1.2: Một chiếc xe đang chuyển động với vận tốc 15m/s thì bị một viên đạn bắn
xuyên qua hai thùng xe theo phương vuông góc với phương chuyển động của xe. Xác
định vận tốc của đạn biết hai thùng xe cách nhau 2,4mét và hai vết đạn cách nhau 6cm
tính theo phương chuyển động.
Hướng dẫn:
Tóm tắt:
s1 = 2,4m
s 2 = 6cm = 0,06m
v 2 = 15m / s
v1 = ?

4





CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI MÔN VẬT LÝ PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC .

Giải
Đầu bài có khá nhiều dữ kiện, các số liệu đều gắn với đối tượng khác với “viên đạn”,
học sinh dễ bị lúng túng nếu không hiểu hiện tượng xảy ra.
Ta cần xác định “quãng đường” viên đạn chuyển động và khoảng ‘thời gian”
tương ứng: Theo đầu bài, khi xe chuyển động được 6cm thì đạn chuyển động quãng
đường 2,4m.
Thời gian xe chuyển động được quãng đường s2 là :
t=

s 2 0,06
=
= 0,004( s)
v2
15

Đó cũng là thời gian viên đạn chuyển động hết khoảng cách giữa hai thành xe.
Vận tốc của đạn là
v1 =

s1
2,4
=
= 600(m / s).
t
0,004

Ví dụ 1.3: Hai xe máy cùng xuất phát từ A để về B với cùng vận tốc 40km/h. Sau khi

đi được 1/4 quãng đường AB xe thứ hai tăng tốc thành 60km/h nên đã đến B trước xe thứ
nhất 30 phút.
Tính độ dài quãng đường AB.
Hướng dẫn:
Tóm tắt :
v1 = 40km / h
v 2 = 40km / h
1
AB
3
v1' = 40km / h
s=

v 2' = 60km / h
s' =

3
AB
4

t ' = 30 phút =

1
h
2

AB = ?

Giải
Khi đọc đề bài ta thấy dữ liệu rất rắc rối nhưng ở đây ta thấy độ lệch thời gian là do sự

thay đổi vận tốc trên quãng đường cuối s’ = 3/4AB
Ta có:

5




CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI MÔN VẬT LÝ PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC .

t1' = t ' + t 2'
s'
s'
= t' + '
'
v1
v2
s' 1 s'
= +
40 2 60
s ' = 60(km)
s' =

3
4
AB ⇒ AB = s ' = 80(km)
4
3

PHẦN 2:TÍNH TƯƠNG ĐỐI TRONG CHUYỂN ĐỘNG

Tính tương đối của chuyển động là một nội dung hay và khó của động học. Ngay cả
học sinh có tư duy linh hoạt cũng khó nắm bắt tinh thần của phát biểu này: “Nói một vật
chuyển động hay đứng yên chỉ có tính chất tương đối”. Học sinh có thể hiểu được phần
nào thông qua các ví dụ cụ thể .Việc áp dụng tính chất này để giải toán động học còn
nhiều hạn chế.Với những bài toán có nhiều phần tử (vật) chuyển động, học sinh thường
làm bài theo con đường như giải một bài toán đố với những phép toán khá phức tạp, làm
mờ đi nội dung của một bài vật lí. Để giúp học sinh thực sự hiểu hơn cái nhìn của vật lí
đối với chuyển động , tôi đã bồi dưỡng các em một chuyên đề về các bài toán liên quan
đến tính tương đối của chuyển động.
Xin bắt đầu từ một bài toán quen thuộc:
Trên một đường thẳng có hai vật chuyển động ngược chiều về phía nhau với vận tốc
lần lượt là v1(km/h) và v2(km/h).Thời điểm ban đầu hai vật cách nhau một đoạn S(km).
Hỏi sau bao lâu hai vật gặp nhau?
Thông thường lời giải của bài toán là:
Gọi t là thời gian cần tìm.Trong thời gian đó, quãng đường chuyển động của mỗi vật
là:
s1 =v1.t (km) ,

s2 =v2.t (km)

Vì s1 + s2 = s
t(v1 + v2) = s
t=

s
( h)
v1 + v 2

Ở đây chúng ta đã lấy vật mốc là trái đất để xét chuyển động của hai vật , giá trị s 1 và
s2 đều xác định theo trái đất.Vấn đề là ta xét vị trí tương đối của hai vật , trong khoảng


6




CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI MÔN VẬT LÝ PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC .

thời gian t khoảng cách của hai vật đã thay đổi một đoạn s nên vận tốc tương đối giữa hai
vật là s/t. Giá trị s/t đúng bằng
v1 + v 2
và đó chính là độ lớn vận tốc tương đối của hai vật.Vận tốc tương đối này có thể hiểu là:
một vật đứng yên còn vật kia chuyển động lại gần với vận tốc
v = v1 + v2 .
Với cách nhìn nhận này ta có thể xét trực tiếp tương quan giữa hai vật mà không cần
thông qua vật mốc khác.Tương tự, khi hai vật chuyển động cùng chiều thì độ lớn vận tốc
tương đối của hai vật là :
v = | v1 - v2 | .
Ta có thể kiểm nghiệm công thức thứ hai này bằng lời giải như trên.
Như vậy, ta có cơ sở lí thuyết sau:
Đối với vật mốc A, vận tốc của vật B và vật C là v 1và v2. Vận tốc tương đối của B đối
với C là:
+ v = v1 + v2, nếu B và C chuyển động ngược chiều nhau
+ v = | v1 - v2|, nếu hai vật chuyển động cùng chiều
Ở đây ta ngầm hiểu với nhau rằng ta đang xét và chỉ xét các vật chuyển động thẳng
đều. Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu một số bài toán liên quan.
* Các ví dụ mẫu:
Ví dụ 2.1:Qua hai vị trí A và B cách nhau 50km trên một đường thẳng có hai xe đang
chuyển động với vận tốc lần lượt là v1= 40km/h và v2 = 60km/h. Kể từ khi qua hai vị trí
đó , sau bao lâu hai xe sẽ gặp nhau nếu:

a)Hai xe chuyển động ngược chiều.
b)Hai xe chuyển động cùng chiều.
Hướng dẫn:
Tóm tắt
v1 = 40km / h
v 2 = 60km / h
s = 50km

Khi nào hai xe gặp nhau :
a. Hai xe chuyển động ngược chiều.
b Hai xe chuyển động cùng chiều.
Giải
a) Thời gian để hai xe tiến đến gặp nhau là:

7




CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI MÔN VẬT LÝ PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC .

v=

s
s
s
⇒t = =
t
v v1 + v 2


t=

50
= 0,5(h)
40 + 60

b) Nếu hai xe cùng chuyển động theo hướng từ A đến B (và không có gì bất thường !)
thì hai xe không thể gặp nhau. Vì Vận tốc xe tại A nhỏ hơn vận tốc xe tại B.
Nếu hai xe chuyển động theo hướng B đến A thì thời gian hai xe gặp nhau là

v' =

s
s
s
⇒ t' = ' =
'
v1 − v 2
t
v

t=

50
= 2,5(h)
40 − 60

Ví dụ 2.2: Từ hai vị trí A và B cách nhau 50km có hai xe chuyển động ngược chiều
nhau với vận tốc lần lượt là 40km/h và 60km/h. Sau bao lâu khoảng cách hai xe là
10km?

Hướng dẫn:
Tóm tắt:
s = 50km / h
v1 = 40km / h
v 2 = 60km / h
s ' = 10km
t =?
t' = ?

Giải
Khi hai xe chưa gặp nhau, thời gian cần tìm là
t=

s − s'
50 − 10
=
= 0,4(h)
v1 + v2 40 + 60

Khi hai xe đã gặp nhau rồi cách xa nhau 10km, thời gian cần tìm là:
t' =

s + s'
50 + 10
=
= 0,6(h)
v1 + v 2 40 + 60

Bài toán có hai đáp số, nếu không chú ý học sinh dễ bỏ qua t’.


8




CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI MÔN VẬT LÝ PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC .

Ví dụ 2.3: Trên một tuyến xe bus, cứ 10 phút lại có một xe xuất bến với vận tốc
30km/h.Hỏi một xe chạy về bến phải có vận tốc là bao nhiêu để gặp hai xe ngược chiều
liên tiếp trong 4 phút.
Hướng dẫn:
Tóm tắt:
1
h
6
1
t 2 = 4 phut = h
15
v = 30km / h
t1 = 10 phut =

v' = ?

Giải
Khoảng cách giữa hai xe liên tiếp xuất bến là :
1
s = v.t1 = 30. = 5(km)
6

Vận tốc của xe chạy ngược lại là:

v + v' =
v' =

s
s
⇒ v' = − v
t2
t2

5
− 30 = 45(km / h)
1
15

Ta có thể cảm nhận sự ngắn gọn, rõ ràng của lời giải so với một đề bài khá rắc rối.
Như vậy nếu nhìn bằng con mắt vật lí, vấn đề trở nên đơn giản hơn. Điều này thể hiện
càng rõ trong bài tập vui sau đây.
Ví dụ 2.4: Trên một đường thẳng có hai người chạy lại gần nhau. Khi còn cách nhau
10 mét, một người ném một quả bóng về phía người kia ; sau khi nhận được bóng người
kia lại ném trở lại…cứ như vậy cho đến khi hai người cùng quả bóng dừng lại ở vị trí gặp
nhau. Giả sử vận tốc của mỗi người là 2m/s và 3m/s, quả bóng thì luôn được ném bay đi
với vận tốc 6m/s.Tính quãng đường quả bóng đã chuyển động trong khoảng thời gian từ
lúc quả bóng bắt đầu được ném đi đến lúc dừng lại.
Hướng dẫn:
Tóm tắt:

9





CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI MÔN VẬT LÝ PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC .

s1 = 10m
v1 = 2m / s
v 2 = 3m / s
v 3 = 6m / s
s3 = ?

Giải
Thời gian từ lúc quả bóng được ném đi đến lúc dừng lại là
t=

s1
s1
10
=
=
= 2( s )
v v1 + v 2 2 + 3

Quãng đường quả bóng chuyển động được là
s3 = v3.t = 2.6 = 12m.
Với bài toán này, thật khó khăn cho việc lập phương trình toán học liên hệ độ dài các
đoạn đường. Ở đây điều ta chú ý chỉ là khoảng cách s và thời gian t , hai đại lượng này
phụ thuộc vào vị trí hai vật chứ không phụ thuộc vào các mốc tọa độ nào khác. Nếu đầu
bài có nhiều dữ kiện với chủ ý “làm nhiễu” thì mối quan tâm hàng đầu vẫn là khoảng
cách giữa hai động tử và thời gian để hình thành hay triệt tiêu khoảng cách ấy.
PHẦN 3: CHUYỂN ĐỘNG TRÊN BỀ MẶT CHUYỂN ĐỘNG.
Trong phần 2 ở trên, tính tương đối được hiểu là liên hệ giữa hai vật so với nhau, bây

giờ tình trạng sẽ khác đi: Nếu A chuyển động so với bề mặt B và B lại chuyển động so
với C thì A chuyển động với vận tốc nào so với C ? Tình huống cụ thể và thường gặp là
ca nô chuyển động trên mặt nước ( và nước chảy với vận tốc nào đó so với bờ sông). Khi
nước đứng yên, canô chuyển động với vận tốc v1 so với bờ sông, khi nước chảy với vận
tốc v2 so với bờ sông thì vận tốc của canô so với bờ sẽ là :
+ v = v1 + v2 ( nếu canô chuyển động xuôi dòng)
+ v = | v1 - v2 | ( nếu canô chuyển động ngược dòng )
Bây giờ ta xét một số bài toán.
* Các ví dụ mẫu:
Ví dụ 3.1:
Một canô xuôi dòng từ A về B mất 4h và ngược dòng từ B về A mất 5h. Tính khoảng
cách AB biết vận tốc nước chảy là 3km/h.
Hướng dẫn:

10




CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI MÔN VẬT LÝ PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC .

Tóm tắt:
t1 = 4 h
t 2 = 5h
v 2 = 3km / h
s=?

Giải
Ca nô xuôi dòng: s = v.t1 = (v1 + v2 )t1 = 4v1 + 4v2 (1)
Ca nô ngược dòng: s = v’t2 = (v1 – v2)t2 = 5v1 – 5v2 (2)

Từ (1) và (2) ta có: 5s = 20v1 + 20v2 (3)
4s = 20v1 – 20v2

(4)

Trong hai hệ thức trên , v1 là vận tốc của canô khi nước đứng yên, ta chưa biết vận tốc
này nên cần triệt tiêu nó đi. Đây là cách làm thường xuyên của loại bài này
Lấy (3) – (4)
Thay v2 = 3km/h Ta tìm được s = AB = 120(km)
Ví dụ 3.2: Một canô xuôi dòng từ A về B mất 3h và ngược dòng từ B về A mất 6
giờ. Canô đi từ A về B mất bao lâu trong các trường hợp sau?
a)Nước không chảy.
b)Canô tắt máy trôi theo dòng nước.
Hướng dẫn:
Tóm tắt:
t1 = 3h
t 2 = 6h
a..v1 = ?
b..v 2 = ?

Giải
Ca nô xuôi dòng: s = v.t1 = (v1 + v2 )t1 = 3v1 + 3v2 (1)
Ca nô ngược dòng: s = v’t2 = (v1 – v2)t2 = 6v1 – 6v2 (2)
Từ (1) và (2) ta có: 2s = 6v1 + 6v2 (3)
s = 6v1 – 6v2
a. Khi nước không chảy lấy (3) + (4)

(4)
(triệt tiêu v2 )


3s = 12v1
3v1t = 12v1
t = 4(h)

11




CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI MÔN VẬT LÝ PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC .

b. Khi canô tắt máy, lấy (3) – (4)

(triệt tiêu v1)

s = 12v2
v2t’ = 12v2
t’ = 12 (h)
Ví dụ 3.3: Một người chèo thuyền trên mặt nước yên lặng.Vì có gió nên thời gian đi
từ bến A đến bến B là 1h15’, thời gian từ bến B về bến A là 1h 24’. Tính thời gian người
đó chèo thuyền từ A về B nếu không có gió.
Hướng dẫn:
Tóm tắt
5
h
4
7
t 2 = 1h24 ' = h
5
'

t1 = ?
t1 = 1h15 ' =

Giải
v1 là vận tốc canô khi không có gió, v2 là vận tốc của gió, s là khoảng cách AB
t1 =

v + v2 1
v v
s
1
⇒ 1
= ⇔ 1+ 2 =
v1 + v 2
s
t1
s
s t1

t2 =

v − v2 1
v v
s
1
⇒ 1
= ⇔ 1− 2 =
v1 − v 2
s
t2

s
s t2

Thay số
v1 v 2 4
+
=
s
s 5

(1)

v1 v 2 5

=
s
s 7

(2)

Lấy (1) +(2)
2

v1 4 5
s
= + ⇒ = 1,32(h)
s 5 7
v1

Thời gian người chèo đò từ A đến B nếu không có gió là:

t1' =

s
= 1,32(h)
v1

12




CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI MÔN VẬT LÝ PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC .

PHẦN 4:VẬN TỐC TRUNG BÌNH.
a) Nhận xét chung:
s
t

Vận tốc trung bình vtb = ,
với s: là quãng đường
t là thời gian chuyển động trên quãng đường đó.
Giá trị của vận tốc trung bình chỉ là một biểu tượng, giá trị này thực ra không có
thực! Trên cả quãng đường, vật có thể không lúc nào chuyển động với vận tốc bằng vận
tốc trung bình.
Khái niệm vận tốc trung bình là khái niệm học sinh khó thừa nhận! Vì cảm tính của
học sinh thường hiểu “trung bình” về mặt định lượng toán học nên ý nghĩa vật lí của vận
tốc trung bình ít được học sinh để ý đến. Học sinh có xu hướng tính “trung bình cộng”
của các vận tốc và kết quả thu được không phản ánh được đặc điểm nhanh chậm trên cả
quãng đường.
b)Phương pháp giải :

Tính vận tốc trung bình có một con đường chung, con đường duy nhất là tính tỉ số

s
.
t

Về mặt kĩ năng, có thể chia thành ba dạng bài :
Dạng 1 : Có thể tính được cả s và t.
s
t

Cách làm: tính s và t từ đó áp dụng vtb = .
Dạng 2: Cho biết vận tốc trên từng phần quãng đường.
Cách làm: Tính từng khoảng thời gian theo quãng đường s.
s
t

Tổng thời gian t theo s sau đó áp dụng vtb = .
Dạng 3: Cho biết vận tốc trong từng khoảng thời gian.
Cách làm: Tính từng phần quãng đường theo tổng thời gian t.
s
t

tổng quãng đường theo t sau đó áp dụng vtb = .
Học sinh cần chú ý “tổng quãng đường s” , giá trị này dễ bị nhầm lẫn khi đặt vào công
thức tính. Mặt khác học sinh phải nhận ra bài toán đang ở dạng nào trong ba dạng toán
vừa nêu.
* Các ví dụ mẫu:

13





CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI MÔN VẬT LÝ PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC .

Ví dụ 4.1: Một xe chuyển động từ A về B. Nửa quãng đường đầu vận tốc của xe là v 1
, nửa quãng đường sau vận tốc của xe là v2. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng
đường.
Hướng dẫn: Bài toán ở dạng 2.
Thời gian đi nửa đầu quãng đường là
t1 =

s1
s
=
v1 2v1

Thời gian đi nửa sau quãng đường là
t2 =

s2
s
=
v 2 2v 2

Thời gian đi từ A về B là
t = t1 + t 2 =

s

s
s 1 1 
+
=  + 
2v1 2v 2 2  v1 v 2 

Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường AB là
vtb =

s
s
=
t s 1 1
 +
2  v1 v 2





=

2v1v 2
v1 + v 2

Ví dụ 4.2: Một xe chuyển động từ A về B. Nửa thời gian đầu vận tốc của xe là v 1, nửa
thời gian sau vận tốc của xe là v 2. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường
AB.
Hướng dẫn: Bài toán ở dạng 3.
Gọi t là tổng thời gian xe chuyển động từ A về B.

Quãng đường xe chuyển động với vận tốc v1 là
s1 = v1t1 = v1

t
( km)
2

Quãng đường xe chuyển động với vận tốc v2 là
s2 = v2t 2 = v2

t
(km)
2

Ta có s = s1 + s 2 = ( v1 + v 2 )

t
(km)
2

Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường AB là

14




CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI MÔN VẬT LÝ PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC .

vtb =


s
=
t

(v1 + v 2 )
t

t
2 = v1 + v 2 (km/h)
2

IX. KẾT QUẢ THỰC HIỆN.
Từ việc hướng dẫn học sinh phương pháp giải một bài tập vật lý nêu trên, trong
năm học 2014-2015 vừa qua, tôi thấy đa số học sinh đã vận dụng một cách linh hoạt vào
việc giải bài tập, học sinh có khả năng tư duy tốt hơn, có kỹ năng vận dụng kiến thức vào
giải bài tập tốt hơn, linh hoạt hơn, tạo được cho các em niềm yêu thích bộ môn Vật lí
củng như nền tảng vững chắc để tiếp tục học lên cấp trên.
C-KẾT LUẬN CHUNG
Chuyên đề này phần nào tháo gỡ những khó khăn, hạn chế của học sinh khi làm bài
tập về chuyển động cơ học, giúp các em nâng cao năng lực nhận thức, sáng tạo, nâng cao
kĩ năng vận dụng kiến thức, trình bày vấn đề. Tuy nhiên vì thời lượng làm bài trên lớp rất
ít nên yêu cầu các em học sinh cần hết sức chú ý về mặt lí thuyết. Học sao cho hiểu và
hiểu thực sự, tránh lối thuộc câu chữ. Cần tăng cường đọc thêm các tài liệu để học tập,
rèn luyện thêm. Nên tổ chức các nhóm học ngoài giờ để thảo luận, nhất là các em trong
đội tuyển học sinh giỏi, hình thức này nếu được duy trì và kết hợp với sự hỗ trợ của giáo
viên sẽ có hiệu quả rất lớn.
Trên đây là một số nghiên cứu và trình bày kinh nghiệm của tôi, xin chia sẻ với các
bạn đồng nghiệp. Trong phạm vi điều kiện thời gian, cũng như tình hình thực tế nhận
thức của học sinh ở địa phương nơi tôi công tác và năng lực cá nhân có hạn, nên việc

thực hiện đề tài này chắc hẳn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong các đồng chí và các
bạn đồng nghiệp, trao đổi và góp ý để giúp tôi hoàn thiện hơn trong chuyên môn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
.............., ngày ......tháng..... năm .....
Người viết

15




CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI MÔN VẬT LÝ PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC .

MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU.

Trang 1

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trang 1

II. TỔNG QUAN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

Trang 1

B - NỘI DUNG ĐỀ TÀI.

Trang 2


I. TÊN ĐỀ TÀI:

Trang 2

II. MỤC ĐÍCH THỰC HIỆN:

Trang 2

III. ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI - THỜI GIAN :

Trang 2

IV. NHIỆM VỤ THỰC HIỆN:

Trang 2

V. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:

Trang 2

VI. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:

Trang 3

VII. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

Trang 3

PHẦN 1:CÔNG THỨC VẬN TỐC.


Trang 3

PHẦN 2:TÍNH TƯƠNG ĐỐI TRONG CHUYỂN ĐỘNG

Trang 6

PHẦN 3: CHUYỂN ĐỘNG TRÊN BỀ MẶT CHUYỂN ĐỘNG. Trang 10
PHẦN 4:VẬN TỐC TRUNG BÌNH.
IX. KẾT QUẢ THỰC HIỆN.

Trang 13
Trang 15

C-KẾT LUẬN CHUNG

Trang 15

16



×