Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Hệ thống câu hỏi ôn tập môn tài chính doanh nghiệp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.19 KB, 53 trang )

Tài chính Doanh nghiệp II
PHẦN I: HỆ THỐNG CÂU HỎI
Chương 1
ĐẦU TƯ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP
1. Đầu tư dài hạn của DN và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư dài hạn của DN?
2. Phân biệt các khái niệm: Lãi đơn, lãi kép, giá trị tương lai và giá trị hiện tại? Ý nghĩa của
việc xem xét các vấn đề trên trong việc lựa chọn các quyết định đầu tư dài hạn của DN?
3. Nội dung chi phí và thu nhập của dự án đầu tư? Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính
của dự án đầu tư?
4. Các phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư? Phân tích ưu, nhược điểm của từng
phương pháp?
5. Nêu các trường hợp đặc biệt xảy ra khi đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư và cách giải quyết?
Chương 2
DOANH LỢI, RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
1. Phân biệt doanh lợi tuyệt đối và tương đối, doanh lợi thực tế và doanh lợi danh nghĩa?
2. Trình bày cách xác định phương sai và độ lệch chuẩn theo số liệu thống kê? Phương sai và
độ lêch chuẩn của danh mục đầu tư?
3. Phân biệt rủi ro không có hệ thống và rủi ro hệ thống? Tại sao việc đa dạng hoá đầu tư chỉ
có tác dụng loại trừ rủi ro không có hệ thống?
4. Giải thích hệ số bêta là gì và mức bù đắp rủi ro?
Chương 3
CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
1. Cơ cấu nguồn vốn và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu nguồn vốn của DN?
2. Đòn bẩy trong DN và cách xác định mức độ ảnh hưởng của các loại đòn bẩy?
3. Khái niệm chi phí sử dụng vốn và cách xác định chi phí sử dụng nợ vay, cổ phiếu thường
mới, cổ phiếu ưu đãi của DN?
4. Thế nào là chi phí sử dụng vốn bình quân? Chi phí cận biên về sử dụng vốn? Cách xác
định?


Chương 4


QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRONG DOANH NGHIỆP
1. Sự cần thiết và mục tiêu quản trị tiền mặt, các khoản phải thu và hàng tồn kho của DN?
2. Các phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt và hàng tồn kho theo mô hình đặt hàng
hiệu quả nhất.
3. Dự đoán và quản lý các khoản thu chi tiền mặt của DN?
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách tín dụng thương mại của DN?
5. Những biện pháp chủ yếu quản trị các khoản phải thu và các công cụ được sử dụng?
6. Nội dung quản trị tài sản cố định của DN?
CHƯƠNG 5
QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN TRONG DOANH NGHIỆP
1. Phân biệt Tài sản thường xuyên và tài sản tạm thời? Lựa chọn chiến lược tài trợ phù hợp
với đời sống của tài sản có ý nghĩa như thế nào đối với DN?
2. Nếu sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản thường xuyên thì DN có thể gặp rủi
ro gì?
3. Nêu các nguồn vốn ngắn hạn và những điểm lợi, bất lợi khi sử dụng từng nguồn tài trợ?
4. Nguồn vốn dài hạn của DN và đánh giá những điểm lợi và bất lợi khi sử dụng từng nguồn
vốn
5. So sánh những điểm lợi và bất lợi đối với DN khi sử dụng nguồn vốn ngắn hạn so với
nguồn dài hạn?
6. So sánh phương thức thuê tài chính và thuê vận hành?
7. Các hợp đồng thuê mua tài chính trên phương diện người thuê?
8. Phân tích những tác động của việc phát hành quyền ưu tiên mua cổ phần mới? Việc phát
hành này nhằm mục đích gì?
CHƯƠNG 6
PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DN
1. Các phương pháp dự báo doanh thu chủ yếu của DN?
2. Trình bày phương pháp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến và phân tích ưu,
nhược điểm của mỗi phương pháp?



3. Nêu tên và cách xác định các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của DN?
4. Các phương pháp lập bảng cân đối kế toán dự kiến của DN? Cách xác định và phân tích
ưu, nhược điểm của từng phương pháp?
5. Phương pháp xác định nhu cầu ngân quỹ của DN? Trình bày cách lập kế hoạch lưu chuyển
tiền tệ của DN?
PHẦN II: HỆ THỐNG BÀI TẬP
Chương 1
ĐẦU TƯ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP
Bài số 1:
Một người dự định gửi tiết kiệm để sau 10 năm (kể từ khi gửi khoản tiền đầu tiên) sẽ nhận
được số tiền là 50 triệu đồng. Nếu lãi suất ngân hàng là 8%/năm (tính theo phương pháp lãi
kép) thì mỗi năm ông ta sẽ phải gửi đều đặn vào ngân hàng một số tiền là bao nhiêu?
Bài số 2:
Ông A có 2 cuốn sổ tiết kiệm, 1 cuốn có thời hạn 3 năm và 1 cuốn có thời hạn 5 năm tính từ
thời điểm hiện tại. Khi hết hạn mỗi cuỗn đều có giá trị là 5 triệu đồng. Vậy ngay từ bây giờ
ông A phải gửi một số tiền là bao nhiêu.
Biết lãi suất ngân hàng là 9%/năm theo phương pháp lãi kép.
Bài số 3:
Một người dự tính còn đúng 30 năm nữa thì sẽ nghỉ hưu. Anh ta dự định gửi tiền vào quỹ hưu
bổng để khi nghỉ hưu sẽ mở một cửa hiệu kinh doanh.
1. Nếu cứ mỗi năm anh ta gửi 1 triệu đồng (bắt đầu từ thời điểm hiện tại) thì tới lúc nghỉ hưu
anh ta sẽ nhận được số tiền là bao nhiêu?
2. Nếu muốn nhận được 100 triệu đồng khi nghỉ hưu thì mỗi năm anh ta phải gửi bao nhiêu?
Biết lãi suất tiết kiệm là 10%/năm theo phương pháp lãi kép
Bài số 4
Có hai dự án đầu tư A và B cùng được lập cho một đối tượng đầu tư có số liệu như sau:
1. Tổng số vốn đầu tư của 2 dự án đều là 120 triệu đồng.
Trong đó vốn đầu tư vào TSCĐ là 100 triệu đồng
2. Thời gian bỏ vốn đầu tư (thời gian thi công xây dựng) và số vốn đầu tư bỏ vào từng năm
của từng dự án như sau:



Đơn vị tính: triệu đồng

Dự án
A

B

Năm 1

50

50

Năm 2

50

70

Năm 3

20

-

Năm

3. Dự tính số lợi nhuận ròng sau khi các dự án đi vào sản xuất như sau:


Dự án
A

B

Năm 1

9

8

Năm 2

14

12

Năm 3

17

13

Năm 4

20

16


Năm 5

11

11

Năm

4. Số tiền khấu hao TSCĐ hàng năm của dự án A và B khi đi vào sản xuất đều là 20 triệu
đồng/năm.
5. Cả 2 dự án khi đầu tư xong đều đi vào sản xuất ngay.
Căn cứ vào các tài liệu trên, hãy sử dụng phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư
để lựa chọn dự án đầu tư có hiệu quả.
Bài số 5: (Đơn vị: Triệu đồng)


Doanh nghiệp X vay một khoản tiền là 1.000 và phải hoàn trả trong thời gian 5 năm, mỗi năm
đều trả một khoản tiền (gốc + lãi) bằng nhau và phải chịu lãi suất 8% trên số dư nợ còn lại.
Hãy lập lịch trình trả nợ và ghi rõ số tiền gốc, lãi phải trả mỗi năm?
Bài số 6 (Đơn vị: Triệu đồng)
Một doanh nghiệp thuê tài chính một TSCĐ có nguyên giá là 800, thời gian thuê và thời gian
sử dụng của TSCĐ là trùng nhau và bằng 5 năm. Hợp đồng giữa công ty cho thuê tài chính và
doanh nghiệp thuê có quy định rõ doanh nghiệp thuê phải phải thanh toán cho công ty cho
thuê tài chính trong 5 năm, mỗi năm 1 lần vào cuối năm, số tiền (cả gốc và lãi) phải trả ở các
năm đều bằng nhau và phải chịu lãi suất 10% trên số nợ còn lại.
Yêu cầu:
1. Hãy xác định số tiền gốc, tiền lãi mà doanh nghiệp phải trả cho công ty cho thuê tài chính
mỗi năm và lập lịch trình trả nợ?
2. Giả sử tới cuối năm thứ 3, doanh nghiệp muốn mua lại tài sản thuê với giá mua bằng giá trị
còn lại của TSCĐ thì doanh nghiệp sẽ phải thanh toán cho Công ty cho thuê tổng số tiền là

bao nhiêu?
Bài số 7 (Đơn vị: Triệu đồng)
Công ty A có ký một hợp đồng về thuê tài chính một TSCĐ với các thông tin chi tiết chủ yếu
như sau:
- Thời gian thuê: 5 năm
- Số tiền công ty A phải trả (cả gốc và lãi) mỗi năm là 200 và phải chịu lãi suất 10% trên số
nợ còn lại.
Yêu cầu:
Hãy xác định nguyên giá của TSCĐ thuê (thời gian sử dụng của tài sản này là 5 năm) và số
tiền lãi phải trả mỗi năm cho công ty cho thuê tài chính?
Bài số 8
Ban lãnh đạo của Công ty gạch ngói Nam Đồng lập kế hoạch mở rộng một phân xưởng sản
xuất. Sự mở rộng này cần phải trang bị một số xe tải để phục vụ cho sản xuất. Một trong
những cố gắng để tiết kiệm chi phí của Công ty là đánh giá lại nhu cầu đối với xe vận tải của
các phân xưởng trong toàn Công ty và qua đó đã điều được 4 xe tải cho dự án mở rộng. Nếu
dự án không được triển khai thì 4 xe tải này có thể được bán, hoặc cho thuê với số liệu trong
thời gian 6 năm như sau:

Xe tải

Giá trị tại thời

Tiền cho thuê Giá trị tại thời điểm
thuần nhận được


điểm hiện tại

mỗi năm


kết thúc năm thứ 6

1

150

40

40

2

110

30

30

3

160

38

75

4

150


36

20

Giả sử bỏ qua yếu tố thuế thu nhập và tỷ lệ chiết khấu là 16%. Hãy tính chi phí cơ hội của
mỗi xe tải và chi phí cơ hội của mỗi năm khi chúng được sử dụng cho dự án mở rộng sản
xuất?
Bài số 9
Một công ty sản xuất kem đánh răng dự kiến năm tới sẽ đầu tư mở rộng sản xuất và phải lựa
chọn một trong 2 dự án sau:
- Dự án A: Trang bị dây chuyền của hãng Aquafresh trị giá 1.200 triệu, thời gian sử dụng là 6
năm. Dự án tạo ra nhu cầu phải bổ sung VLĐ thường xuyên là 200 triệu, doanh thu thuần có
thể đạt được hàng năm theo dự kiến là 550 triệu, chi phí hoạt động (không kể khấu hao
TSCĐ) là 200 triệu. Khi dự án kết thúc có thể thu hồi toàn bộ vốn lưu động và thu về thanh lý
TSCĐ (đã trừ chi phí) là 20 triệu.
- Dự án B: Trang bị dây chuyền của hãng Colgate trị giá 900 triệu, thời gian sử dụng là 3
năm, doanh thu thuần đạt được hàng năm là 700 triệu, chi phí hoạt động (không kể khấu hao
TSCĐ) là 300 triệu, giá trị thanh lý của dây chuyền (đã trừ chi phí) là 10 triệu.
Yêu cầu:
1. Hãy tính giá trị hiện tại thuần của mỗi dự án?
2. Chọn giúp công ty 1 trong 2 dự án trên?
Biết rằng:
- Cả 2 dây chuyền đều tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
- Chi phí sử dụng vốn của cả 2 dự án đều là 10% và công ty không bị giới hạn về vốn đầu tư.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%
Bài số 10:


Có 2 dự án đầu tư M và N với các dữ liệu như sau:
Đơn vị: Triệu đồng


Dự án

Năm

0

1

2

3

M

- 120

100

25

25

N

-110

25

25


100

1. Tính NPV của 2 dự án với tỷ lệ chiết khấu là 15%? Nếu M và N là 2 dự án loại trừ nhau thì
dự án nào sẽ được chấp nhận? Vì sao?
2. Giải thích tại sao NPV của dự án N nhạy cảm với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu hơn so
với NPV của dự án M?
3. Tìm tỷ lệ chiết khấu mà tại đó NPV của 2 dự án bằng nhau?
Bài số 11:
Một Công ty sản xuất giấy liên doanh với Nhật Bản đang xem xét một lời đề nghị mua và lắp
đặt một băng chuyền vận chuyển nguyên liệu trong nhà máy của họ. Giá mua băng chuyền là
60.000 USD, chi phí vận chuyển, lắp đặt và các chi phí khác kèm theo là 13.000 USD. Tuổi
thọ của băng chuyền là 5 năm. Hoạt động của băng chuyền không làm tăng doanh thu, nhưng
nó có thể tiết kiệm chi phí sản xuất của Công ty (chưa kể khấu hao của băng chuyền) là
32.000 USD mỗi năm. Giả sử sau 5 năm hoạt động giá trị thanh lý của băng chuyền coi như
không đáng kể. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%.
1. Tính NPV của dự án trong các trường hợp:
a. Dây chuyền được khấu hao theo phương pháp đường thẳng?
b. Khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh, với hệ số điều chỉnh bằng 2?
2. Nhận xét về ảnh hưởng của các phương pháp khấu hao tới NPV của dự án?
Biết rằng: Chi phí sử dụng vốn bình quân của dự án là 12%/năm.
Bài số 12 (Đơn vị: Triệu đồng)


Quận Tây hồ đang lựa chọn giữa việc xây dựng một Hồ bơi và một Rạp hát với dự tính như
sau:
- Xây dựng Hồ bơi có chi phí là 5.000, ngoài ra còn phải làm mới một con đường dẫn vào hồ
với chi phí là 1.200. Thu nhập hàng năm (khấu hao và lợi nhuận sau thuế) dự tính là 1.250
trong suốt 6 năm sử dụng. Do có hồ bơi nên sẽ thu hút được nhiều thanh, thiếu niên tham gia
bơi lội và bởi vậy Quận dự tính hàng năm có thể tiết kiệm được 200 từ chi phí bỏ ra để đề

phòng chống các tệ nạn xã hội.
- Xây Rạp hát phải bỏ ra chi phí là 2.400, ngoài ra còn phải sửa chữa con đường dẫn vào rạp
hát (đã có sẵn nhưng bị hỏng) với chi phí dự tính mỗi năm là 100 (giả định vào cuối mỗi
năm). Doanh thu hàng năm dự tính là 920, tổng chi phí (không kể khấu hao) bao gồm: Lương
nhân viên phục vụ, điện, nước, tiền thù lao cho ca sỹ, nhạc công… mỗi năm là 220. Đồng
thời, các ca sỹ còn tự nguyện đóng góp mỗi năm từ tiền thù lao phải trả là 50. Các khoản thu
nhập khác (đã trừ chi phí): Coi xe, giải khát… ước tính hàng năm là 80. Dự kiến rạp hát sẽ
khấu hao hết trong 6 năm, chi phí thanh lý dự tính là 20 và giá trị phế thải là 50
Yêu cầu:
1. Hãy dùng tiêu chuẩn giá trị hiện tại thuần để đánh giá việc xây dựng Hồ bơi hay Rạp hát
có lợi hơn, nếu tỷ lệ chiết khấu là 8%?
2. Giả sử toàn bộ vốn đầu tư là vốn vay thì lãi suất vay vốn tối đa là bao nhiêu để dự án xây
dựng Hồ bơi không bị lỗ, nếu dự án xây dựng Hồ bơi được lựa chọn?
Biết rằng:
- Cả 2 dự án đều tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng
- Mọi hoạt động kinh doanh đều phải đóng thuế thu nhập với thuế suất là 25%
- Việc xây dựng Rạp hát, Hồ bơi, làm đường đều thực hiện theo phương thức chìa khoá trao
tay
Bài số 13
Một công ty “X” có nhu cầu mua một máy công tác, họ đang cân nhắc để chọn 1 trong 2
phương án sau:
+ Nếu công ty mua máy M1 thì vốn đầu tư ban đầu là 120 triệu đồng, thời hạn sử dụng là 6
năm. Dự tính sau 5 năm sử dụng có thể nhượng bán với giá là 30 triệu đồng. Trong mỗi năm
sử dụng, máy có thể mang lại khoản lợi nhuận trước thuế là 30 triệu đồng/năm.
+ Nếu công ty mua máy M2 thì giá hiện hành là 80 triệu đồng, thời gian sử dụng là 5 năm.
Lợi nhuận trước thuế do máy mang lại hàng năm như sau:
Năm thứ 1: 20 triệu đồng

- Năm thứ 4: 25 triệu đồng



Năm thứ 2: 22 triệu đồng

- Năm thứ 5: 20 triệu đồng

Năm thứ 3: 24 triệu đồng
Dự kiến sau 5 năm sử dụng có thể thanh lý với giá 6 triệu đồng.
Biết rằng:
- Công ty thực hiện phương pháp khấu hao bình quân theo năm sử dụng.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%.
- Chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty là 10%/năm.
- Chi phí cho việc nhượng bán và thanh lý TSCĐ coi như không đáng kể.
Theo bạn, Công ty nên mua loại máy nào thì có lợi hơn?
Bài số 14
Công ty X đang cân nhắc giữa việc tiếp tục sử dụng thiết bị cũ hay thay thế thiết bị mới. Thiết
bị cũ có giá bán trên thị trường ở thời điểm hiện tại là 42.000 USD (bằng giá trị còn lại của
thiết bị). Nếu sử dụng tiếp, nó có thể đem lại khoản lợi nhuận sau thuế mỗi năm là 5.000
USD trong 6 năm. Giá trị thanh lý của thiết bị sau 6 năm coi như không đáng kể.
Thiết bị mới có giá 72.000 USD (bao gồm cả chi phí vận chuyển, lắp đặt...) và kì vọng mang
lại khoản lợi nhuận sau thuế mỗi năm là 7.000 USD. Dự kiến giá trị thanh lý của thiết bị sau
6 năm là 5.000 USD.
Hãy cho biết:
1. Công ty có nên thay thế thiết bị cũ hay không?
2. Công ty chỉ nên thay thế thiết bị với mức lợi nhuận sau thuế kì vọng mỗi năm tối thiểu là
bao nhiêu?
Biết rằng:
- Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng
- Chi phí sử dụng vốn là 14%
- Thuế TNDN là 25%
Bài số 15

Một Công ty đang đứng trước sự lựa chọn mua máy mới hay tiếp tục sử dụng máy cũ.


- Máy cũ có nguyên giá 200 triệu đồng, đã khấu hao được 60%, nhưng theo giá thị trường chỉ
là 60,8 triệu đồng. Chiếc máy này mỗi năm có thể mang lại 20 triệu đồng lợi nhuận trước
thuế. Sau 4 năm nữa sẽ phải thanh lý, ước tính giá trị thanh lí không đáng kể.
- Nếu mua máy mới, dự tính phải bỏ vốn đầu tư là 600 triệu đồng bằng nguồn vốn vay với lãi
suất bình quân là 7%/năm. Thời gian sử dụng dự tính là 4 năm, mỗi năm mang lại một khoản
lợi nhuận trước thuế là 55 triệu đồng. Sau 4 năm sử dụng có thể thanh lý, giá trị thanh lý (sau
khi đã trừ chi phí) là 30 triệu, nhưng ngay bây giờ phải đầu tư tăng VLĐ thường xuyên là 25
triệu.
Hãy dùng tiêu chuẩn NPV để tư vấn cho công ty nên chọn phương án nào?
Biết rằng: Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính cố định và thuế suất thuế
thu nhập doanh nghiệp là 25%
Bài số 16
Doanh nghiệp K có 2 phương án đầu tư A và B. Dự tính số vốn đầu tư và khoản thu nhập
hàng năm (lợi nhuận sau thuế và khấu hao) của từng phương án như sau:
Đơn vị: triệu đồng

Năm

Phương án A

Phương án B

Vốn đầu tư

Thu nhập

Vốn đầu tư


Thu nhập

120

-

70

-

1

30

50

-

2

50

50

3

50

60


4

38

50

0

Cộng

120

168

120

160


Hãy giúp Công ty lựa chọn một trong 2 phương án kể trên theo phương pháp tỷ suất hoàn vốn
nội bộ?
Biết rằng: Chi phí sử dụng vốn bình quân là 9%/năm.
Bài số 17
Doanh nghiệp A lập dự án đầu tư xây dựng thêm một phân xưởng sản xuất, có tài liệu như
sau:
1. Dự toán vốn đầu tư:
- Đầu tư vào TSCĐ: 200 triệu đồng
- Nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết dự tính bằng 15% doanh thu thuần, toàn bộ vốn đầu
tư bỏ ngay một lần.

2. Thời gian hoạt động của dự án là 4 năm.
3. Doanh thu thuần do phân xưởng đưa lại hàng năm là 400 triệu đồng
4. Chi phí hoạt động kinh doanh hàng năm của phân xưởng gồm:
- Chi phí biến đổi bằng 60% doanh thu thuần
- Chi phí cố định (chưa kể khấu hao TSCĐ) là 62 triệu đồng/ năm.
5. Dự kiến thời gian sử dụng của các TSCĐ thuộc phân xưởng là 4 năm và khấu hao theo
phương pháp đường thẳng, giá trị thanh lý không đáng kể.
6. Số VLĐ ứng ra dự kiến sẽ thu hồi hết vào cuối năm thứ 4
7. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%.
Yêu cầu:
a, Xác định giá trị hiện tại thuần của dự án?
b, Xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án? Dựa trên tiêu chuẩn này, hãy cho biết DN có
nên lựa chọn dự án này không?
Biết rằng: Chi phí sử dụng vốn bình quân của dự án là 12%.
Bài số 18
Công ty X đang xem xét lựa chọn mua một trong 2 loại thiết bị T1 và T2 có tình hình số liệu
như sau:


- Đối với thiết bị T1: Giá mua và các chi phí khác (vận chuyển, lắp đặt, chạy thử…) là 100
triệu đồng, thời gian sử dụng là 2 năm. Theo tính toán, mỗi năm sử dụng thiết bị có thể đưa
lại khoản lợi nhuận sau thuế là 23,8 triệu đồng.
- Đối với thiết bị T2: Giá mua và các chi phí khác là 160 triệu đồng, thời gian sử dụng là 4
năm. Theo tính toán, mỗi năm sử dụng thiết bị có thể đưa lại khoản lợi nhuận sau thuế là 25
triệu đồng.
Hãy cho biết Công ty nên lựa chọn mua thiết bị nào sẽ có lợi hơn?
Biết rằng:
- Chi phí sử dụng vốn bình quân là 12%
- Giá trị thanh lý thiết bị không đáng kể
CHƯƠNG 2

Doanh lợi, rủi ro trong hoạt động đầu tư
Bài số 1:
Tỷ suất sinh lợi của 2 cổ phiếu A và B trong những năm qua như sau:

Năm

Tỷ suất sinh lợi cổ phiếu A Tỷ suất sinh lợi cổ phiếu B

2003

-10%

-3%

2004

18,5%

21%

2005

38,5%

44%

2006

14%


3,5%

2007

33%

28%

1. Tính tỷ suất sinh lời bình quân của mỗi cổ phiếu thời kì 2003 - 2007.
2. Giả sử có một danh mục đầu tư gồm 50% cổ phiếu A và 50% cổ phiếu B. Tính tỷ suất sinh
lợi hàng năm và tỷ suất sinh lợi trung bình của danh mục đầu tư?
3. Tính độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lợi của từng loại cổ phiếu?


Bài số 2:
Một Công ty mẹ gồm 4 công ty con. Bảng sau đây cho thấy tỷ phần kinh doanh và hệ số â
của từng công ty con:

Công ty con

Tỷ phần kinh doanh

Hệ số â

Công ty điện nước

60%

0,7


Công ty dây cáp

25%

0,9

Công ty KD bất động sản

10%

1,3

Các dự án quốc tế

5%

1,5

Yêu cầu:
1. Tính hệ số â của Công ty mẹ?
2. Giả sử lãi suất phi rủi ro là 6% và phần bù rủi ro thị trường là 5%, thì Công ty mẹ đòi hỏi
tỷ suất sinh lợi là bao nhiêu?
3. Công ty mẹ đang nghiên cứu thay đổi chiến lược của mình, cụ thể là giảm thị phần kinh
doanh vào Công ty điện nước xuốn còn 50% và gia tăng thị phần vào các dự án quốc tế lên
15%. Vậy nếu chấp nhận chiến lược này thì tỷ suất sinh lợi đòi hỏi của cổ đông sẽ là bao
nhiêu?
Bài số 3:
Tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu A và xác suất xuất hiện tỷ suất sinh lợi được thể hiện ở bảng
sau:


Cầu SP của Công ty

- Yếu

Xác suất xuất hiện
mức cầu

Tỷ suất sinh lợi
tương ứng

0,1

-50%


- Dưới trung bình

0,2

-5%

- Trung bình

0,4

16%

- Trên trung bình

0,2


25%

- Mạnh

0,1

60%

Yêu cầu: Tính tỷ suất sinh lợi mong đợi và độ lệch chuẩn của cổ phiếu A?
Bài số 4:
Một Công ty đang cân nhắc việc có nên phát hành cổ phần để huy động vốn cho một dự án
đầu tư có cùng rủi ro với thị trường và tỷ suất lợi nhuận mong đợi là 20%. Nếu lãi suất phi rủi
ro là 10% và tỷ suất mong đợi đối với thị trường là 15%. Công ty nên tiếp tục tiến hành
phương án trên:
a. Khi â của công ty lớn hơn 2
b. Khi â của công ty nhỏ hơn 2
c. Với â bất kì
Hãy chọn câu trả lợi đúng và giải thích?
Bài số 5:
Tỷ suất sinh lợi của một loại cổ phần thường được viết là: r = á + â *rm (Trong đó: rm là tỷ
suất sinh lời của thị trường). Theo CAPM, nếu phương trình trên là đúng thì á bằng bao
nhiêu?
Bài số 6:
Giả sử có các tình huống như sau:

Tỷ suất sinh lợi

Tình huống
Khả năng

kinh tế

1. Suy thoái

0,25

Cổ phần A

Cổ phần B

- 0,1

- 0,3


2. Bình thường

0,5

0,1

0,05

3. Phát triển

0,25

0,2

0,4


1. Tính tỷ suất sinh lợi mong đợi của mỗi cổ phần?
2. Giả sử CAPM đúng và âA = âB + 0,25 thì phần bù rủi ro là
bao nhiêu?
Bài số 7:
Giả sử lãi suất phi rủi ro hiện nay là 7,6. Cổ phần A có â = 1,7 và tỷ suất sinh lợi mong đợi là
16,7% (Mô hình CAPM là đúng).
a. Hãy xác định phần bù rủi ro thị trường
b. Cổ phần B có â = 0,8. Tính tỷ suất mong đợi của cổ phần B?
c. Giả sử bạn đầu tư 10.000$ vào cổ phần A và B. Nếu â của danh mục đầu tư của bạn là
1,07 thì số tiền đầu tư vào mỗi loại là bao nhiêu? Tỷ suất sinh lợi của danh mục là bao nhiêu?
Bài số 8:
Giả sử bạn có một danh mục đầu tư bao gồm 3 loại cổ phiếu như sau:

Cổ phiếu

Hệ số â

Số tiền đầu tư (Trđ)

A

0,8

25

B

1,5


50

C

2,2

25

Cộng:

a. Hãy tính â của danh mục đầu tư?
b. So sánh tỷ lệ sinh lời kì vọng của:

100


- Cổ phiếu B
- Danh mục đầu tư A,B,C theo tỷ lệ trên
- Danh mục đầu tư gồm 10 cổ phiếu với hệ số â trung bình trọng là 1,5
Chương 3
CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
Bài số 1
Có 3 DN cùng kinh doanh một mặt hàng giống nhau, có điều kiện sản xuất kinh doanh tương
tự nhau, năm N có các tài liệu như sau:

Chỉ tiêu

ĐVT

A


B

C

1. Tổng chi phí cố định kinh
doanh

Triệu đ

500

500

500

2. Chi phí biến đổi/sản phẩm

đ/sp

25.000

25.000

25.000

3. Giá bán (chưa có VAT)

đ/sp


32.000

32.000

32.000

4. Tổng nguồn vốn

Triệu đ

800

800

800

Trong đó:

a, Vay:

Triệu đ

-

400

600

b, Nguồn vốn CSH:


Triệu đ

800

400

200

5. Lãi suất tiền vay

%

-

10

10

Yêu cầu:
1. Hãy xác định tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu và mức độ
tác động của đòn bẩy tài chính của các DN tại mức sản
lượng là 100.000 sản phẩm?


2. Nhận xét và đánh giá về chính sách cơ cấu nguồn vốn
năm N của các DN kể trên?
Biết rằng:
- Hệ số nợ trung bình của ngành là 0,5
- Các DN đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất là 25%.
Bài số 2

Công ty TNHH “X” chuyên sản xuất kinh doanh loại sản phẩm A có tài liệu như sau:
1. Công suất thiết kế: 50.000 sản phẩm
2. Mức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm năm N: 25.000 sản
phẩm
3. Chi phí kinh doanh:
a, Tổng chi phí cố định (không kể lãi vay): 800 triệu đồng
b, Chi phí biến đổi: 0,15 triệu đồng/sản phẩm
1. Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa có VAT): 0,2 triệu đồng
2. Tổng nguồn vốn: 2.000 triệu đồng (Trong đó: vốn vay
chiếm 70%), lãi suất tiền vay bình quân là 7,5%
3. DN phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất là
28%.
Yêu cầu:
1. Tính sản lượng hoà vốn trước và sau lãi vay của Công ty?
2. Xác định mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh, đòn
bẩy tài chính và đòn bẩy tổng hợp ở mức sản lượng tiêu
thụ năm N của Công ty?
3. Năm N+1, Công ty dự kiến huy động hết công suất thiết
kế và bởi vậy phải tăng nguồn vốn gấp 1,5 lần so với năm
N (cơ cấu nguồn vốn kinh doanh, lãi suất tiền vay và các
điều kiện khác không thay đổi so với năm N). Đồng thời
Công ty cũng phấn đấu giảm giá bán sản phẩm A xuống
0,18 triệu đồng/sản phẩm. Nếu thực hiện được dự kiến
này thì Công ty sẽ thu được số lợi nhuận sau thuế là bao
nhiêu?
Bài số 3


Công ty A chuyên sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm có số liệu của năm N như sau:
- Tổng vốn kinh doanh: 2.000 triệu. Trong đó vốn vay là 800 triệu với lãi suất là 10%/năm.

- Khấu hao TSCĐ (theo phương pháp đường thẳng) là: 150 triệu
- Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất là 0,3 triệu/sản phẩm
- Tiền thuê nhà: 80 triệu/năm
- Chi phí quảng cáo: 30 triệu/ năm
- Chi phí vật tư trực tiếp: 0,4 triệu/sản phẩm
- Chi phí trực tiếp khác: 0,1 triệu/sản phẩm
- Chi phí cố định khác: 20 triệu/năm
- Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa có VAT): 1 triệu đồng
Yêu cầu:
1. Tính sản lượng hoà vốn trước và sau lãi vay?
2. Tính sản lượng sản xuất và tiêu thụ để đạt lợi nhuận sau thuế là 71,25 triệu?
3. Xác định mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tổng
hợp với mức sản lượng đã xác định ở câu 2?
4. Dùng mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tổng hợp xác định được ở câu 3 để tính tỷ suất lợi
nhuận vốn chủ sở hữu khi sản lượng tăng 20%?
Biết rằng: Thuế suất thuế TNDN là 25%
Bài số 4
Một Công ty TNHH chuyên sản xuất kinh doanh loại sản phẩm A có tài liệu năm kế hoạch
như sau:
1. Chi phí kinh doanh:
a, Tổng chi phí cố định (không kể lãi vay): 3.536 triệu đồng
b, Chi phí biến đổi: 1 triệu đồng/sản phẩm
1. Tổng nguồn vốn: 4.000 triệu đồng
Trong đó: vốn vay chiếm 40%, lãi suất tiền vay bình quân là 10%/năm
1. Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa có VAT): 1,3 triệu đồng


2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%.
3. Tỷ suất lợi nhuận nguồn vốn chủ sở hữu dự kiến là 12%
Hãy cho biết các kết luận sau là đúng hay sai? Vì sao?

a, Để đạt tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu như trên thì Công ty phải sản xuất và tiêu thụ
13.600 sản phẩm.
b, Nếu hệ số nợ trung bình của ngành là 60% và mức sinh lời của đồng vốn cũng như các
điều kiện khác không thay đổi thì Công ty nên tiếp tục vay để nâng hệ số nợ lên bằng mức
trung bình của ngành.
c, Nếu Công ty tiếp tục vay để nâng hệ số nợ lên 60% thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
giảm xuống (các điều kiện khác không thay đổi)
d, Độ lớn của đòn bẩy tài chính tại mức sản lượng 13.600 là 1,36
e, Độ lớn của đòn bẩy tổng hợp tại mức sản lượng 13.600 là 10,2. Khi sản lượng tiêu thụ tăng
thêm 5% thì tỷ suất lợi nhuận nguồn vốn chủ sở hữu sẽ đạt là 16,7%
Bài số 5
Công ty Merville sẽ đi vào hoạt động trong năm tới để sản xuất một loại sản phẩm. Giá bán
đơn vị sản phẩm là 12USD. Công ty có 2 phương án để lựa chọn:
Đơn vị tính: USD

Chỉ tiêu

1. Chi phí biến đổi/1 đơn vị sản
phẩm

2. Tổng chi phí cố định kinh
doanh

Phương án A

Phương án B

6,75

8,25


675.000

401.250

Để thực hiện 1 trong 2 phương án này, Công ty phải đầu tư 2.250.000 USD và tỷ trọng các
khoản nợ dự kiến chiếm 40%, chi phí sử dụng nợ vay là 10%.
1. Dự kiến sản lượng tiêu thụ năm tới là 200.000 sản phẩm.
Hãy cho biết phương án nào sẽ làm cho lợi nhuận trước
lãi vay và thuế tăng nhanh hơn nếu có sự gia tăng của sản
lượng tiêu thụ?


2. Với số nợ vay hiện tại, phương án nào sẽ có sự gia tăng tỷ
suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu lớn hơn nếu có
sự gia tăng về lợi nhuận trước lãi vay và thuế
3. Hãy tính toán mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tổng hợp và
sau đó đánh giá mức độ rủi ro tổng thể của từng phương
án?
4. Hãy xác định tỷ trọng nợ vay của phương án A để mức độ
ảnh hưởng của đòn bẩy tổng hợp của phương án A bằng
phương án B (theo kết quả tính toán ở câu 3).
Biết rằng:

- Thuế suất thuế TNDN là một hằng số.

- Chi phí cố định không gồm lãi vay.
Bài số 6
Một Công ty cổ phần dự tính gọi vốn từ bên ngoài để tài trợ cho một dự án mở rộng quy mô
kinh doanh có tổng vốn đầu tư là 2.000.000 USD. Công ty đang cân nhắc giữa 2 phương án

huy động vốn:
- Phát hành trái phiếu với lãi suất là 8%/năm
- Phát hành cổ phiếu thường, giá trị thuần nhận được từ mỗi cổ phiếu là 16 USD
Hiện tại số lượng cổ phần thường của Công ty là 200.000, không có cổ phần ưu đãi và nợ
vay.
1. Hãy xác định thu nhập trên mỗi cổ phần thường của công ty theo mỗi phương thức huy
động vốn, với lợi nhuận trước thuế và lãi vay là:
a, 0
b, 500.000 USD
c, 1.000.000 USD
d, 2.000.000 USD
2. Tính lợi nhuận trước thuế và lãi vay để thu nhập trên mỗi cổ phần thường theo cả 2 phương
pháp huy động vốn là bằng nhau?
Biết rằng: Thuế suất thuế TNDN là 25%
Bài số 7
Một Công ty chuyển phát nhanh hiện có 500.000 cổ phần thường, giá trị của mỗi cổ phần là
20 USD và có tổng nợ vay là 8.000.000 USD với lãi suất là 10%/năm. Công ty dự định mở


rộng sản xuất bằng cách huy động vốn từ bên ngoài trị giá là 6.000.000 USD. Có 3 phương
án đang được xem xét đó là:
- Tài trợ bằng 100% cổ phần thường, với giá trị thuần là 20 USD/cổ phiếu
- Tài trợ 50% bằng cổ phần thường và 50% trái phiếu (lãi suất là 12%/năm)
- Tài trợ bằng 100% trái phiếu, với lãi suất là 12,5%/năm.
1. Giả sử lợi nhuận trước thuế và lãi vay là 4.000.000 USD thì thu nhập trên mỗi cổ phần
thường là bao nhiêu đối với từng phương án tài trợ?
2. Tính lợi nhuận trước thuế và lãi vay cho từng phương án tài trợ để thu nhập trên mỗi cổ
phần thường đạt mức 2,16 USD?
Biết rằng: Thuế suất thuế TNDN là 25%
Bài số 8

Công ty FEC sử dụng vốn vay với số lượng không hạn chế với mức lãi suất là 10%/năm,
miễn là Công ty đảm bảo được kết cấu nguồn vốn tối ưu: 45% là nợ và 55% là vốn chủ sở
hữu (không có cổ phiếu ưu đãi). Lợi tức cổ phần của Công ty trong năm vừa qua là 2 USD/cổ
phần. Công ty mong muốn tốc độ tăng cổ tức đều đặn ở mức 4%/năm. Giá cổ phiếu của Công
ty đang ở mức 25 USD/cổ phiếu. Công ty có thể phát hành cổ phiếu thường mới với giá ròng
là 20 USD/cổ phiếu. Thuế suất thuế TNDN là 25%. Dự kiến năm nay Công ty sẽ giữ lại số lợi
nhuận để tái đầu tư là 110 triệu USD.
Hiện nay Công ty có 2 dự án đầu tư:
- Dự án A: tổng vốn đầu tư là 150 triệu USD và tỉ suất doanh lợi nội bộ là 13%.
- Dự án B: tổng vốn đầu tư là 180 triệu USD và tỉ suất doanh lợi nội bộ là 11%.
Yêu cầu
1. Hãy xác định chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới của Công ty FEC?
2. Hãy xác định chi phí cận biên sử dụng vốn của Công ty và cho biết Công ty có nên thực
hiện cả 2 dự án trên không?
Bài số 9
Công ty Ezzell có kết cấu nguồn vốn được coi là tối ưu như sau:
- Vay (dài hạn):

45%

- Nguồn vốn chủ sở hữu (không có cổ phần ưu đãi): 55%


Dự kiến trong năm tới, số lợi nhuận sau thuế Công ty đạt được là 2,2 triệu USD. Thời gian
vừa qua, Công ty thực hiện chính sách chi trả lợi tức cổ phần với hệ số là 0,6 và sẽ tiếp tục
duy trì hệ số này. Công ty có thể vay với mức vay và lãi suất như sau:

Khoản vay

lãi suất


Từ 540.000 USD trở xuống

10%

Từ 540.001 đến 900.000 USD

12%

Từ 900.001 USD trở lên

14%

Thuế suất thuế TNDN là 25%, giá thị trường hiện hành là 22 USD/cổ phần, lợi tức 1 cổ phần
năm trước là 2,2 USD và tỷ lệ tăng cổ tức mong đợi là 5%/năm. Chi phí phát hành cổ phiếu
mới là 10%.
Trong năm tới Công ty có các cơ hội đầu tư như sau:

Vốn đầu tư
Dự án
(USD)

Yêu cầu:

Dòng tiền thuần
hàng năm

Vòng đời của dự
án


(USD)

(năm)

IRR

1

675.000

155.401

8

2

900.000

268.484

5

3

375.000

161.524

3


4

562.500

185.194

4

12%

5

750.000

127.351

10

11%

15%


Xác định các dự án nào sẽ được chấp nhận bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
1. Có bao nhiêu điểm gãy của đường chi phí cận biên? Tại quy mô vốn nào thì điểm gãy xuất
hiện? Nguyên nhân?
2. Xác định chi phí sử dụng vốn bình quân trong mỗi khoảng gãy?
3. Tính IRR của dự án 1 và 3? Biết rằng: Toàn bộ vốn đầu tư đều bỏ ngay ở thời điểm 0.
4. Trong các dự án trên, những dự án nào được chấp nhận?
Bài số 10

Tổng tài sản của Công ty Dexter vào ngày 1/1/2005 là 70 triệu USD. Công ty có kết cấu
nguồn vốn được coi là tối ưu như sau:
- Nợ dài hạn: 35 triệu USD (không có nợ ngắn hạn)
- Nguồn vốn chủ sở hữu (không có cổ phần ưu đãi): 35 triệu USD
Công ty có thể phát hành trái phiếu với mức lãi suất là 10%/năm (mỗi năm trả lãi 1 lần vào
cuối năm) và bán ra bằng mệnh giá. Cổ phiếu thường hiện đang được bán với giá là 60
USD/cổ phiếu, giá ròng là 54 USD/cổ phiếu. Tỷ suất lợi tức cổ phần dự kiến là 10% và tỷ lệ
tăng trưởng kì vọng là 4%. Lợi nhuận dự tính để lại tái đầu tư là 3,5 triệu USD. Thuế suất
thuế TNDN là 25%.
Biết rằng: Công ty dự kiến đầu tư mở rộng với số vốn đầu tư là 13,5 triệu USD (phần lớn đầu
tư cho TSCĐ và bổ sungVLĐ thường xuyên)
Yêu cầu:
1. Để duy trì cơ cấu nguồn vốn như hiện tại thì Công ty cần
huy động nguồn vốn chủ sở hữu là bao nhiêu?
2. Xác định nguồn vốn chủ sở hữu cần huy động từ bên
trong (vốn chủ sở hữu nội sinh) và huy động từ bên ngoài
(vốn chủ sở hữu ngoại sinh)?
3. Tại mức vốn là bao nhiêu thì nảy sinh điểm gãy của
đường chi phí cận biên?
4. Xác định chi phí sử dụng vốn bình quân ở mức dưới và
trên điểm gãy của đường chi phí cận biên?
Bài số 11
Công ty cổ phần H đang có dự án đầu tư mở rộng sản xuất với tổng vốn đầu tư là 2.500 triệu
đồng, dự tính huy động vốn từ các nguồn sau đây:
1. Lợi nhuận để lại: 1.000 triệu đồng


2. Huy động vốn vay: 1.500 triệu đồng
Trong đó:
- Vay ngân hàng Ngoại thương A: 800 triệu đồng, thời gian vay là 5 năm, cuối mỗi năm phải

trả số tiền (gốc + lãi) là 200 triệu đồng.
- Vay ngân hàng thương mại B: 500 triệu đồng, lãi suất 4,5%/6 tháng.
- Vay ngân hàng thương mại C: 200 triệu đồng, với lãi suất 2%/quý.
Anh, chị hãy cho biết tỷ suất sinh lời tối thiểu của dự án này là bao nhiêu thì có thể chấp nhận
đầu tư?
Biết rằng:
- Năm trước Công ty trả lợi tức cổ phần thường là 100.000 đồng/cổ phần, giá bán cổ phiếu
trên thị trường là 1.000.000 đồng, tỷ lệ tăng trưởng lợi tức cổ phần ổn định ở mức 3%/năm
- Công ty phải nộp thuế TNDN với thuế suất là 25%.
Bài tập 12:
Một Công ty sữa năm kế hoach dự định sẽ sản xuất và tiêu thụ 4 loại sản phẩm gồm: Sữa
tươi, sữa tươi hoa quả, sữa chua hoa quả và sữa chua đông lạnh. Trong đó, sữa chua đông
lạnh là sản phẩm mới bắt đầu đưa vào sản xuất năm KH. Tổng chi phí cố định của Công ty là
1,2 tỷ đồng, trong đó chi phí cố định chung là 1 tỷ đồng được phân bổ cho từng loại sản phẩm
theo doanh thu. Số lượng tiêu thụ, chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm, chi phí cố định
theo bộ phận và giá bán sản phẩm dự tính trong năm như sau:

TT

Mặt hàng

Số lượng tt

Chi phí


(Hộp)

Chi phí CĐ


Giá bán

bộ phận (đ) đơn vị (đ)
1 đơn vị
(đ)

1 Sữa tươi

1.000.000

1.000

80.000.000

1.800

2 Sữa tươi hoa
quả

800.000

1.500

60.000.000

2.000

3 Sữa chua hoa

5.00.000


1.600

40.000.000

2.200


quả

4 Sữa chua đông
lạnh

2.00.000

2.300

20.000.000

2.500

Yêu cầu:
1. Tính tổng lợi nhuận tiêu thụ của Công ty năm KH?
2. Nếu xét về hiệu quả kinh tế thì theo bạn, việc Công ty quyết định đưa vào sản xuất mặt
hàng mới sữa chua đông lạnh là đúng hay sai? Vì sao?
Biết rằng: Việc sản xuất sản phẩm mới không làm tăng tổng chi phí cố định chung của Công
ty.
Bài số 13:
Một Công ty cổ phần có mức chi trả cổ tức cho 1 cổ phần năm trước là 20.000 đồng. Dự tính
trong 3 năm liên tiếp (kể từ năm nay), mức tăng trưởng cổ tức là 10% và các năm tiếp theo tỷ

lệ này ổn định ở mức 5%. Tỷ suất doanh lợi kì vọng của các nhà đầu tư là 12%. Hãy tính giá
cổ phiếu của Công ty ở thời điểm hiện tại?
Bài số 14:
Công ty TNHH Việt Hoa chuyên sản xuất nước tinh khiết. năm kế hoạch, Công ty dự kiến
đưa vào sản xuất một loại nước khoáng mới. Kế hoạch sản xuất loại nước khoáng mới có số
liệu dự kiến như sau:
1. Tổng vốn kinh doanh: 1 tỷ đồng. Trong đó, vay ngân hàng 60% (lãi suất là 10%/năm)
2. Tiền thuê nhà xưởng: 10 triệu đồng/tháng
3. Khấu hao máy móc thiết bị: 50 triệu/năm
4. Chi phí cố định khác: 10 triệu/năm
5. Chi phí nguyên vật liệu: 10.000 đồng/bình
6. Chi phí nhân công trực tiếp: 5.000 đồng/bình
7. Chi phí biến đổi khác: 10.000 đồng/bình
8. Giá bán dự kiến: 30.000 đồng/bình


×