Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Ảnh hưởng của truyền thông đại chúng tới sức khỏe sinh sản học sinh trường THPT Đại Mỗ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.14 KB, 102 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thứ nhất, khi xã hội ngày càng phát triển, phương tiện truyền thông đại
chúng ngày càng phát triển và có những ảnh hưởng to lớn hơn tới các mặt
trong đời sống và sinh hoạt của con người trong việc cung cấp thông tin về
văn hóa, khoa học, chính trị và đặc biệt là thông tin về sức khỏe. Vai trò của
truyền thông đại chúng đối với cuộc sống của con người nói chung và sức
khỏe sinh sản vị thành niên nói riêng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong
việc cung cấp cho các em những thông tin về sức khỏe sinh sản để giải đáp
những thắc mắc của các em. Để có thể nắm bắt toàn diện những kiến thức về
sức khỏe sinh sản đòi hỏi mỗi học sinh phải có kinh nghiệm trong việc tìm
kiếm thông tin trên phương tiện truyền thông đại chúng như Internet,
truyền hình, đài phát thanh, ấn phẩm... Truyền thông đại chúng đóng vai
trò quan trọng trong việc giúp các em tìm kiếm, giải đáp những thắc mắc
về sức khỏe sinh sản của chính các em để từ đó có những biện pháp cũng
như cách chăm sóc chính bản thân sao cho đúng đắn khoa học nhất.
Thứ hai, công tác dân số và sức khỏe sinh sản là một nội dung quan
trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình
và toàn xã hội. Đầu tư cho công tác dân số và sức khỏe sinh sản là đầu tư cho
phát triển bền vững, mang lại hiệu quả trực tiếp về kinh tế, xã hội và môi
trường. Ngay từ những năm 20 của thế kỉ XX, V.I.Lênin: “Cùng với việc xây
dựng chủ nghĩa xã hội, vấn đề quan hệ giới tính, vấn đề hôn nhân gia đình
cũng được coi là cấp bách”. Trong xu thế đổi mới, con người Việt Nam vừa
là động lực, vừa là mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, văn hóa, xã
hội. Vấn đề con người luôn là vấn đề được xã hội quan tâm và coi trọng ở mọi
thời đại. Trong giai đoạn đổi mới hiện nay của đất nước ta, việc coi trọng chất
lượng cuộc sống của con người Việt Nam đã và đang trở thành mục tiêu,
chiến lược của sự phát triển kinh tế xã hội.Xã hội phát triển, kéo theo các mặt
1



khác của xã hội cũng phát triển, đặc biệt là các phương tiện truyền thông địa
chúng ngày càng phát triển và mở rộng với những nội dung phong phú và hấp
dẫn hơn, ảnh hưởng mạnh mẽ tới tâm lý của các em học sinh nhất là khi các
em đang trong độ tuổi vị thành niên nửa người lớn, nửa trẻ con,hình thành về
nhân cách và có những thay đổi trong suy nghĩ và hành động.Chính vì lẽ đó
sức khỏe sinh sản cũng là một mảng lớn mà truyền thông đại chúng đang
hướng đến nhằm mục đích định hướng, cung cấp những thông tin về sức khỏe
sinh sản mà các em đã và đang thắc mắc nhưng chưa có câu trả lời.
Thứ ba, ở nước ta trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi chiếm 23,8% triệu
người tức là khoảng 31% dân số. Tuy nhiên, thanh thiếu niên Việt Nam đang
phải đối mặt với nhiều thách thức: mang thai ngoài ý muốn, các bệnh lây
truyền qua đường tình dục….Theo thống kê của Hội gia đình Việt Nam là
quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, trong đó 20% thuộc lứa tuổi
vị thành niên chính vì vậy truyền thông đại chúng về sức khỏe sinh sản cho
các em học sinh ở lứa tuổi vị thành niên là điều vô cùng cần thiết để cung cấp
sâu rộng các kiến thức về sức khỏe sinh sản tới các em.Tuổi vị thành niên nói
chung, học sinh phổ thông trung học nói riêng rất cần có nhận thức đúng đắn
về giới tính, tình yêu, cần được trang bị kiến thức về giới tính và tình dục
cũng như các biện pháp tránh thai. Sức khỏe sinh sản có ý nghĩa rất quan
trọng đối với học sinh THPT, nhất là trong thời đại đang có sự phát triển
mạnh mẽ về thông tin, và sự giao thoa giữa các nền văn hóa.
Như vậy, phương tiện truyền thông đại chúng đã và đang ảnh hưởng
trực tiếp tới cuộc sống của con người và đặc biệt có ảnh hưởng sâu sắc tới lứa
tuổi vị thành niên. Tích cực có mà tiêu cực cũng có. Nhưng lại chưa có một
đề tài nào nghiên cứu tới vấn đề này. Trước tình hình đó, đề tài ra đời với nội
dung “Ảnh hưởng của truyền thông đại chúng tới sức khỏe sinh sản học
sinh trường THPT Đại Mỗ”, sẽ phản ánh và làm rõ những ảnh hưởng của
truyền thông đại chúng tới những kiến thức về sức khỏe sinh sản của học sinh
THPT Đại Mỗ. Từ đó giúp các em có cái nhìn đúng đắn về truyền thông đại

chúng và sử dụng chúng sao cho có hiệu quả và khoa học hơn.
2


2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu về truyền thông đại chúng để giúp cho các em học
sinh có thêm những hiểu biết về truyền thông đại chúng nói chung và truyền
thông đại chúng liên quan đến sức khỏe sinh sản nói riêng. Và cũng để các
em biết được những tác động của truyền thông đại chúng đối với toàn xã hội,
đặc biệt là đối với việc cung cấp cho các em những tri thức về sức khỏe sinh
sản vị thành niên. Từ đó các em có thể khắc phục những hạn chế khi tìm kiếm
thông tin trên truyền thông đại chúng.
Thực hiện đề tài này sẽ hướng đến 3 mục đích sau:
Thứ nhất, là đưa ra những nét khái quát về truyền thông đại chúng và
sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Thứ hai, tìm hiểu về việc tiếp nhận thông tin từ các phương tiện truyền
thông đại chúng của học sinh trường THPT Đại Mỗ.
Thứ ba, nêu ra những ảnh hưởng của truyền thông đại chúng đến việc
cung cấp cho các em học sinh trường THPT Đại Mỗ những kiến thức về sức
khỏe sinh sản, các yếu tố tiêu cực, những nguyên nhân xuất hiện chúng để từ
đó đưa ra các giải pháp hữu ích để các em sử dụng phương tiện truyền thông
đại chúng hiệu quả hơn, trang bị cho các em nhiều kiến thức hơn về sức khỏe
sinh sản để các em giải đáp những thắc mắc của bản thân, chuẩn bị cho cuộc
sống hạnh phúc tương lai.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về truyền thông đại chúng và sức
khỏe sinh sản
Khảo sát ảnh hưởng của truyền thông đại chúng tới nhận thức về sức
khỏe sinh sản của các em trường THPT Đại Mỗ.
Đưa ra các nguồn thông tin về ảnh hưởng của truyền thông địa chúng

tới nhận thức, thái độ, hành vi của các em học sinh trường THPT Đại Mỗ về
sức khỏe sinh sản.
Đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường ảnh hưởng của truyền
thông đại chúng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản của các em.

3


4. Đối tượng, Khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của truyền thông đại chúng tới
sức khỏe sinh sản của học sinh THPT Đại Mỗ
4.2 Khách thể nghiên cứu :
100 học sinh ở trường THPT Đại Mỗ - Từ Liêm – Hà Nội từ 15 đến 18 tuổi
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Không gian
Đề tài được khảo sát tại trường THPT Đại Mỗ - Từ Liêm – Hà Nội
5.2.Thời gian
Thời gian từ ngày 05/01/2015 đến ngày 28/04/2015.
5.3. Phạm vi nội dung
- Làm rõ những khái niệm về truyền thông, truyền thông đại chúng, sự
hình thành và phát triển của truyền thông đại chúng.
- Khái niệm sức khỏe sinh sản, khái niệm vị thành niên, đặc điểm tâm
lý lứa tuổi vị thành niên
- Ảnh hưởng của truyền thông đại chúng đến những kiến thức về sự
phát triển của học sinh trường THPT Đại Mỗ.
- Ảnh hưởng của truyền thông đại chú ng đến hành vi tình dục và văn
hóa tình dục của học sinh trường THPT Đại Mỗ
- Nội dung chủ yếu của đề tài là phân tích ảnh hưởng của truyền thông
đại chúng đến sức khỏe sinh sản của học sinh trường THPT Đại Mỗ
6. Phương pháp nghiên cứu

Bài viết có sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
+

Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

+

Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết

Các phương pháp này được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu chương 1
phần cơ sở lý luận. Phần này dùng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết để
thu thập những thông tin cơ sở lý luận nhằm giải thích và chỉ ra các khái
niệm cơ bản về truyền thông đại chúng và sức khỏe sinh sản, tìm hiểu đặc
điểm tâm ký lứa tuổi học sinh THPT, hệ thống, tổng hợp lại thông tin để trình
bày quá trình ra đời và phát triển của phương tiện truyền thông đại chúng.
4


- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+

Phương pháp quan sát khoa học

+

Phương pháp điều tra an két

+


Phương pháp phỏng vấn

+

Phương pháp thống kê toán học

Các phương pháp này chủ yếu để nghiên cứu chương II, chương III của
đề tài. Trong đó phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp điều tra an
két, phương pháp phỏng vấn sử dụng để lấy thông tin thực tiễn, phiếu điều tra
ở trường THPT Đại Mỗ. Các phương pháp còn lại để phục vụ cho quá trình
thu thập số liệu điều tra và lấy thông tin thực tiễn. Tổng kết số liệu bằng
phương pháp thống kê toán học.
Trong đó sử dụng phương pháp điều tra an két, phương pháp phỏng
vấn, phương pháp phân tích-tổng hợp là phương pháp chủ đạo trong quá trình
nghiên cứu.
7. Đóng góp của đề tài
Đề tài hệ thống hóa các kiến thức cơ bản về phương tiện truyền thông
đại chúng và các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản của học sinh trường
THPT Đại Mỗ. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của truyền
thông đại chúng. Nhận thức được ảnh hưởng của phương tiện truyền thông
đại chúng tới sức khỏe sinh sản của học sinh trường THPT Đại Mỗ
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết cấu khóa luận được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2: Ảnh hưởng của truyền thông đại chúng đến những kiến thức
về sự phát triển của học sinh trường THPT Đại Mỗ.
Chương 3: Ảnh hưởng của truyền thông đại chúng đến hành vi tình dục
và văn hóa tình dục của học sinh trường THPT Đại Mỗ.

5



CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
1.1.1 Lý thuyết về truyền thông đại chúng
1.1.1.1 Khái niệm truyền thông
Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình
cảm…. chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng
cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và
thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng
và xã hội.
Khái niệm trên được trích từ cuốn “Truyền thông lý thuyết và kĩ năng
cơ bản” do PGS.TS Nguyễn Văn Dững chủ biên, nxb chính trị Quốc Gia.
Khái niệm trên đã chỉ ra bản chất và mục đích của truyền thông như sau:
Về bản chất: Truyền thông là quá trình chia sẻ, trao đổi hai chiều, diễn
ra liên tục giữa chủ thể truyền thông và đối tượng truyền thông. Quá trình
chia sẻ, trao đổi hai chiều, diễn ra liên tục giữa chủ thể truyền thông và đối
tượng truyền thông. Quá trình chia sẻ, trao đổi hai chiều có thể hình dung qua
nguyên tắc bình thông nhau. Khi có sự chênh lệch trong nhận thức, hiểu
biết… giữa chủ thể và đối tượng truyền thông gắn với nhu cầu chia sẻ, trao
đổi thì hoạt động truyền thông diễn ra. Quá trình truyền thông vì vậy chỉ kết
thúc khi đã đạt được sự cân bằng trong nhận thức, hiểu biết… giữa chủ thể và
đối tượng truyền thông.
Về mục đích: Truyền thông hướng đến những hiểu biết chung nhằm
thay đổi thái độ, nhận thức, hành vi của đối tượng truyền thông và tạo định
hướn giá trị cho công chúng.
Hay ta có thể nói một cách ngắn gọn truyền thông là quá trình truyền
đạt thông tin. Ngay trong một bầy ong hay một bầy kiến cũng có truyền
thông. Đám ong thợ thường truyền đạt cho nhau những thông tin về loài hoa
mà chúng tìm được cũng như về khoảng cách và phương hướng mà chúng

phải bay tới để hút nhụy và đưa mật hoa về tổ.

6


Trong xã hội loài người truyền thông lại càng là một điều kiện tiên
quyết để có thể hình thành nên một “xã hội” hoặc “cộng đồng”. Sở dĩ người
ta có thể sống được với nhau, giao tiếp và tương tác được với nhau trước hết
là nhờ vào hành vi truyền thông. Người ta gọi đây là truyền thông liên cá
nhân, nghĩa là truyền đạt thông tin giữa người này với người khác. Sự truyền
thông này trước hết được thể hiện thông qua lời nói hoặc chữa viết, tức là
thông qua ngôn ngữ, nhưng cũng có thể thông qua cử chỉ, điệu bộ hay hành vi
để bày tỏ thái độ hoặc cảm xúc. Vì thế có thể có hai cách thức truyền thông:
truyền thông bằng lời nói và truyền thông không bằng lời nói.
Người ta thường phân biệt ba loại truyền thông như sau:
+ Truyền thông liên cá nhân (giữa người này với người khác)
+ Truyền thông tập thể (tức là truyền thông trong nội bộ một cơ quan,
một công ty, một tổ chức đoàn thể hay một nhóm xã hội nào đó)
+ Truyền thông đại chúng.
1.1.1.2. Khái niệm truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng là quá trình truyền đạt thông tin một cách rộng
rãi đến mọi người trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại
chúng như: báo chí, phát thanh, truyền hình, internet.
Các phương tiện truyền thông đại chúng là những công cụ kĩ thuật hay
những kênh mà phải nhờ vào đó người ta mới có thể thực hiện quá trình
truyền thông đại chúng, nghĩa là tiến hành việc phổ biến, loan truyền thông
tin ra mọi người dân trong xã hội.
Ở đây, ta cần phân biệt rõ ràng giữa hai thuật ngữ “Truyền thông đại
chúng” và “phương tiện truyền thông đại chúng” mà người ta thường sử dụng
lẫn lộn một cách không chính xác. Nói tới các “phương tiện truyền thông đại

chúng” như báo chí, phát thanh, truyền hình, internet, radio là nói tới những
công cụ kĩ thuật (hay các kênh) để nhờ đó người ta có thể thực hiện quá trình
truyền thông đại chúng. Còn khi nói tới “truyền thông đại chúng” là chúng ta
muốn nói tới một quá trình xã hội: quá trình truyền tải thông tin ra công
chúng thông qua các phương tiện ấy.
7


Ta mở Tivi xem cô dẫn chương trình đọc một câu truyện liên quan đến
chủ đề về sức khỏe sinh sản hay xem một trận bóng đá đó là một hành vi
được gọi là nằm trong quá trình truyền thông đại chúng. Thế nhưng nếu
chúng ta cũng mở màn hình tivi, nhưng lại để coi một cuốn băng video quay
cảnh đám cưới của bạn thì hành động này không thể được coi là nằm trong
quá trình truyền thông đại chúng, bởi lẽ đơn giản cuốn băn này chỉ được quay
và phát trong khuôn khổ sinh hoạt gia đình mà thôi. Nhưng nếu chúng ta xem
một cuốn băng quay video đám cưới của gia đình một diễn viên điện ảnh
chẳng hạn được phát trên kênh truyền hình, thì đó lại là một hành vi nằm
trong quá trình truyền thông đại chúng.
Nói cách khác, điều mấu chốt để xác định xem một hành vi có nằm
trong quá trình truyền thông đại chúng hay không không phải là cái màn hình
tivi hay cái đầu máy video, mà là cần xem xét xem hành vi ấy có nằm trong
quá tình truyền tải thông tin ra rộng rãi công chúng thông qua các phương tiện
truyền thông đại chúng hay không.
Người ta thường liệt kê các hoạt động sau đây có thể nẳm trong lĩnh
vực truyền thông đại chúng: báo chí, phát thanh, truyền hình, xuất bản… gần
đây chúng ta có thể kể thêm cả Internet. Tuy nhiên cần lưu ý rằng phương tiện
Internet có đặc điểm là có thể sử dụng cho cả ba loại truyền thông: truyền
thông liên cá nhân chẳng hạn gửi thư điện tử hay e-mail; truyền thông tập thể
chẳng hạn trang website mà chỉ có những người trong nội bộ một cơ quan hay
một công ty nới có thể truy cập được; truyền thông đại chúng chẳng hạn

những trang website của báo Dân trí hay Báo Mới.
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm chung của học sinh THPT
1.1.2.1 Khái niệm học sinh THPT
Học sinh THPT là những học sinh từ 15 tới 18 tuổi đây là độ tuổi có
nhiều biến đổi mạnh mẽ về cả tâm và sinh lý, có nhiều quan niệm mới và
hành động mới.

8


1.1.2.2 Đặc điểm chung của học sinh THPT
Học sinh THPT là những em ở độ tuổi từ 16- 18 tuổi, các em đã có sự
thay đổi to lớn về tâm sinh lý và tình cảm đặc biệt là tâm lý “ muốn làm người
lớn” .Đây là lứa tuổi đã trải qua tuổi dậy thì và đang ở giai đoạn đầu của
thanh niên . Ở độ tuổi này các em bắt đầu có sự rung cảm mạnh mẽ trước các
bạn khác giới. Cấu tạo cơ thể đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện nên
các em có nhiều câu hỏi cần giải đáp. Sự tò mò tìm tòi cần lời giải đáp đó của
các em chính là động lực để các em tìm hiểu thông qua các kênh thông tin
phương tiện truyền thông đại chúng như sách, báo nói về những thay đổi về
cơ thể của các em, các chương trình …cũng như các bộ phim…..


Sự phát triển về mặt sinh lý:

Ở giai đoạn đầu của các em, tuổi dậy thì thường diễn ra ở tất cả mọi
người. Đây là thời kì xả ra những biến đổi lớn của cơ thể.
Hệ thần kinh: cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh đi vào hoàn thiện nên
các chức năng tư duy, ngôn ngữ, và các phẩm chất ý chí có điều kiện phát triển.
Về chiều cao: cơ thể có sự phát triển đột biến, các xương dài ở chân,
tay phát triển nhanh nên chiều cao tăng nhanh. Ở các em nữ, ngay trước khi

bước vào tuổi dậy thì (13-14) cơ thể đã bắt đầu phát triển nhanh hơn mức
bình thường các em cao rất nhanh, có năm cao được 5-6cm. Còn ở các em
nam, chiều cao phát triển nhanh nhất bắt đầu khoảng 14-15 và tốc độ đạt 1020cm/năm.
Về cân nặng: Do có sự đột biến về cân nặng, ở nữ xảy ra hiện tượng
tăng vọt cân nặng sớm hơn các em nam và thường đạt ở mức ổn định ở tuổi
19 đối với nữ và 20 đối với nam, các em đã không còn giữ lại dáng vẻ trẻ con
nữa. giữa các phần của cơ thể như thân mình, chân tay, vai đã có tỷ lệ cân đối
hơn. Ở các em gái bắt đầu có sự tích mỡ ở ngực, chậu hông và dằng sau vai
tạo nên dáng vẻ nữ tính, mềm mại. Các em trai đã có sự phát triển và tích tụ
khối cơ làm cho thân thể trở nên cường tráng.

9


Cùng với sự biến đổi của chiều cao và cân nặng, cơ thể các em nam, nữ
ở độ tuổi dậy thì còn có một số biến đổi như: lông mu bắt đầu xuất hiện ở cả
hai giới và hệ lông phát triển chủ yêu là lông ngực, lông nách, lông tay chân
và râu ria ở các em nam. Ở nữ, vú chớm nở lúc 8 tuổi và tiếp tục phát triển
cho tới 13- 18 tuổi. Kinh nguyệt xuất hiện trong khoảng từ 9- 18 tuổi. Ở các
em nam, dương vật và tinh hoàn cũng phát triển mạnh và đạt mức hoàn chỉnh
vào khoảng 14-18 tuổi.
Như vậy tuổi dậy thì là cái mốc đánh dấu sự trưởng thành về sinh học
trong cơ thể vị thành niên. Những thay đổi cơ thể, hình dáng, đặc biệt là cơ
quan sinh dục làm phân biệt rõ giới tính nam hay nữ và các em bắt đầu có khả
năng sinh sản nếu có hoạt động tình dục.
• Đặc điểm tâm lý lứa tuổi vị thành niên.
Những biến đổi về mặt sinh lý đôi khi còn tác động đấn tâm lý của các
em, các em thường tò mò về cơ thể mình, về sự biến đổi nhanh chóng về hình
dáng, các cảm giác mới lạ và có nhu cầu điều chỉnh về những thay đổi mới
đó. Do không hiểu biết đầy đủ, các em thường không hài lòng với hình thể,

trọng lượng, nước da của mình, với sự xuất hiện của các mụn trứng cá trên
mặt , các em nhất là em gái thường tỏ ra sợ hãi, xấu hổ trước những biến đổi
sinh lý diễn ra trong cơ thể.
Do các đặc điểm về hệ thần kinh và nội tiết đang phát triển, các em dễ
mất cân bằng về tâm lý và cảm xúc với các biểu hiện: nhịp tim nhanh, huyết
áp cao, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, dễ nổi nóng. Đôi khi chúng cảm thấy
khó khăn trong việc tự kiểm soát khi bị kích động và gây ra những phản ứng
không mong muốn. Tuy vậy, sự mất cân bằng này chỉ là tạm thời, những hiện
tượng này sẽ dần biến mất khi các em trưởng thành hơn.
Cùng với những biến đổi về thể chất diễn ra ở tuổi dậy thì, đời sống
tinh thần và tình cảm của tuổi vị thành niên cũng trải qua những biến đổi sâu
sắc. Các em có khả năng tự nhận thức và tự đánh giá cao. Ở giai đoạn này
các em không còn trò chuyện và tâm sự với cha mẹ thay vào đó các em muốn
10


trò truyện với bạn bè và chia sẻ thông qua các phương tiện truyền thông đại
chúng. Do vậy, các bậc cha mẹ và người lớn cần hiểu và tôn trọng cũng như
định hướng cho những quyết định đúng đắn của các các em.
Về mặt giao tiếp, các em thích giao tiếp với bạn bè cũng lứa hơn là với
những người lớn hoặc ít tuổi hơn. Phạm vi giao tiếp được mở rộng, nhu cầu
về tình bạn tâm tình cá nhân được tăng lên rõ rệt, bạn bè trở thành một phần
rất quan trọng trong cuộc sống của các em.
Cũng trong giai đoạn này, ở các em bắt đầu xuất hiện những cảm giác
mới lạ, đó là sự nhạy cảm về giới và cảm xúc giới tính. Các em có xu hướng
tìm đến đối tượng khác giới và thích được họ chú ý đến mình. Hiện nay, với
sự bùng nổ của công nghệ thông tin các em có thể tìm kiếm và kết bạn với bất
cứ ai và ở bất cứ nơi đâu chỉ cần có các phương tiện truyền thông đại chúng
như internet, tivi, đài phát thanh. Điều này khiến các em rất có ý thức về cơ
thể, về giới của mình và có những rung cảm khi nghĩ đến những người bạn

khác giới. Các em bắt đầu thích đọc sách viết về những mối tình say mê, xúc
động, thích bài hát, thích xem phim lãng mạn nói về tình yêu, quan tâm đến
các nhân vật trong truyện, trong phim làm quen ra sao? Thích nhau như thế
nào và học tập theo, thích tìm các clip nói về tình yêu hay các câu truyện
được phát sóng trên đại phát thanh…. Từ đó những rung cảm yêu đương
được tạo nên trong suy nghĩ, trong tưởng tượng. Trong một hoàn cảnh nào đó,
các mối quan hệ với bạn khác giới bỗng tạo nên những cảm xúc giới tính
mạnh mẽ khiến nhiều em ngộ nhận đó là tình yêu. Tình yêu dường như là một
mong muốn kì diệu trong giai đoạn này. Một số em yêu sớm và khi lý trí chưa
đủ giúp các em làm chủ được những rung cảm, đôi khi là quá mãnh liệt khiến
các em có thể có những hành vi sai trái trong quan hệ với bạn khác giới,
không thể từ chối quan hệ tình dục với người mình yêu.
Mặt khác, hiện nay trên các phương tiện truyền thông đại chúng các em
có thể nhanh chóng và dễ dàng tìm được những thông tin về sức khỏe sinh sản
nếu các em có những kiến thức nền tảng tốt và lành mạnh về sức khỏe sinh
11


sản thì các em sẽ dân hình thành những hành vi lành mạnh và có trách nhiệm
đối với bản thân cũng như cộng đồng. Ngược lại sẽ dẫn đến những hậu quả
khôn lường, những hành vi có vấn đề làm ảnh hưởng hoặc gây tổn hại đến
cuộc sống của bản thân hoặc nhứng người khác.
Như vậy, do không đồng bộ về sự phát triển nhanh chóng về mặt cơ thế
và sự thiếu kinh nghiệm, chưa ổn định về mặt tâm lý xã hội cũng như chịu
ảnh hưởng của các bộ phim, các clip, câu truyện trên các phương tiện truyền
thông địa chúng khiến các em có những xáo trộn mãnh liệt ở giai đoạn này.
1.1.3 Khái niệm sức khỏe sinh sản
Khái niệm sức khỏe sinh sản đã được chấp nhận và được chính thức
hóa trong phạm vi toàn thế giới từ “Hội nghị quốc tế lần thứ tư về dân số và
phát triển” họp tại Cai - rô, thủ đô của Ai Cập tháng 9/1994. Trong chương

trình hành động của Hội nghị Cai-rô đã viết “Sức khỏe sinh sản là một trạng
thái hoàn hảo về thể chất, tinh thần và xã hội trong mọi khía cạnh liên quan
đến hệ thống sinh sản, chức năng sinh sản và quá trình sinh sản”
Cụ thể hơn khái niệm sức khỏe sinh sản đó là:
-

Sự đầy đủ về mặt thể lực, và một trạng thái sức khỏe, thể chất tốt.

Đảm bảo rằng con người không bị bắt buộc làm những điều họ không
muốn làm những điều có hại cho cơ thể họ và khả năng và năng lực sinh sản
của họ, vì nhưng lí do như không hiểu biết, thông tin sai hay hành vi của
người khác có ảnh hưởng đến họ. Nó cũng có ý nghĩa là sự tự do không chịu
một áp lực tâm lý nào dựa trên các đặc điểm sinh sản của họ.
-

Đạt được một sức khỏe xã hội cao nhất mà họ có thể đạt được.

Sức khỏe sinh sản được cấu thành bởi nhiều yếu tố có liên quan chặt
chẽ và tác động qua lại lẫn nhau, trong đó kế hoạch hóa gia đình được coi là
yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố của sức khỏe sinh sản. Trong chương
trình hành động của Hội nghị Cai- rô cũng có đề cập đến nội dung cơ bản của
chăm sóc sức khỏe sinh sản bao gồm: Tư vấn, giáo dục truyền thông và dịch
vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe phụ nữ, trẻ em sơ sinh, phòng
12


ngừa và chữa trị vô sinh, nạo thai, điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục
và những tình trạng sức khỏe khác.
Thông tin, tư vấn về tình dục của con người, sức khỏe sinh sản tiếp cận
trực tiếp với đối tượng vị thành niên thông qua các phương tiện truyền thông

đại chúng như tivi SKSS bao gồm những khía cạnh sau :
-

Sức khỏe thể chất : cơ thể khỏe mạnh , các cơ quan sinh dục nam ,

nữ không bị tổn thương và đảm bảo cho việc thực hiện chức năng tình dục và
sinh sản.
-

Sức khỏe tinh thần : cá nhân cảm thấy thoải mái với chính mình về

sức khỏe sinh sản và tình dục , biết thừa nhận những nhược điểm , không tự ti
, sống đoàn kết với mọi người.
-

Sức khỏe xã hội : đảm bảo sự an toàn cho xã hội , có mối quan hệ

tốt với cộng đồng
(Trích từ cuốn "Vị thành niên/Thanh niên cùng tìm hiểu quyền SKSS và
quyền SKTD")


Nội dung sức khỏe sinh sản:

Theo chương trình hành động của hội nghị quốc tế về dân số và phát
triển các vấn đề trọng tâm về SKSS được xác định ở những nội dung sau:
+ Làm mẹ an toàn, bao gồm cả việc chăm sóc khi mang thai, khi đẻ
và sau khi đẻ, cả mẹ và con đều an toàn.
+ Thực hiện kế hoạch hóa gia đình làm cho mức sinh sản phù hợp với
nhịp độ phát triển kinh tế giúp thực hiện quyền sinh sản.

+ Giảm nạo hét thai và nạo hút thai an toàn
+ SKSS vị thành niên
+ Các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản như : viêm hố chậu, viêm
âm đạo, viêm cổ tử cung…
+ Các bệnh lây truyền qua đường tình dục: lậu, giang mai, trùng roi,
viêm gan B, HIV/AIDS
+ Ung thư vú và các loại ung thư ở bộ phận sinh dục
13


+ Vô sinh
+ Giáo dục tình dục
+ Thông tin- giáo dục- truyền thông về sức khỏe sinh sản


Chăm sóc sức khỏe sinh sản

Theo chương trình của Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển, để phù
hợp với những nội dung nêu trên, chăm sóc SKSS đề cập đến các biện pháp
kỹ thuật và dịch vụ góp phần cải thiện SKSS và phúc lợi bằng cách ngăn ngừa
và giải quyết các vấ đề có hại đối với SKSS. Chăm sóc SKSS bao gồm cả
việc chăm sóc sức khỏe tình dục với mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống
và các mối quan hệ cá nhân, chứ không đơn thuần chỉ là khám và điều trị các
bệnh liên quan đến sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Chăm sóc sức khỏe sinh sản phải gồm: Tư vấn, thông tin giáo dục
truyền thông về kế hoạch hóa gia đình và dịch vụ, giáo dục và cung cấp các
dịch vụ khi mang thai, sinh đẻ an toàn và chăm sóc sau khi sinh, phòng ngừa
điều trị vô sinh, nạo phá thai, hậu quả của nạo phá thai, điều trị các bệnh viêm
nhiễm qua đường sinh dục, điều trị các biến chứng về thai sản, xây dựng
chương trình để thông tin, tư vấn …. Thông qua các kênh như phương tiện

truyền thông đại chúng, gia đình, bạn bè…..
Nội dung sức khỏe sinh sản của các em đang ở lứa tuổi 15 đến 18 cần
tập trung vào những điểm sau:
-

Những kiến thức về sự phát triển của con người

+ Về giải phẫu
+ Cấu tạo, chức năng của các cơ quan sinh dục
+ Tuổi dậy thì
+ Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
+ Hành vi tình dục và văn hóa tình dục:
+ Giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể
+ Sức khỏe tình dục, phòng tránh thai, nạo phá thai

14


Căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi để chia
thành những nội dung trọng tâm cần tập trung để truyền tải đến cho các em.
Từ đó, đề tài “Ảnh hưởng của truyền thông đại chúng đến sức khỏe
sinh sản của học sinh trường THPT Đại Mỗ” em xin được nghiên cứu về ảnh
hưởng của truyền thông đại chúng đến sức khỏe sinh sản trong hai nội dung
cụ thể như trên.
1.1.4 Khái niệm vị thành niên
Theo từ điển tiếng Việt thì “Vị thành niên là những người chưa đến
tuổi trưởng thành để chịu trách nhiệm về những hành động của mình”
Vị thành niên là một giai đoạn (một thời kì) trong quá trình phát triển
của con người bao gồm cả hai giới nam và nữ với đặc điểm lớn nhất là sự
tăng trưởng mạnh mẽ để đạt tới sự trưởng thành về cơ thể, sự tích lũy kiến

thức, kinh nghiệm xã hội, định hình nhân cách, khả năng hào nhập cộng đồng.
Giai đoạn này được hiểu một cách đơn giản là giai đoạn “Sau trẻ con và
trước người lớn” là “giai đoạn chuyển tiếp giữa tuổi ấu thơ và tuổi trưởng
thành” của mỗi cá thể được gọi là thời kì vị thành niên
Theo tổ chức Y tế thế giới, vị thành niên là những người nằm trong độ
tuổi từ 10 – 19 tuổi. Một số nước lại quy định tuổi từ 13-20 hoặc từ 15-24.
Theo một số tài liệu, trong các thời kì phát triển của con người, tuổi vị
thành niên được phân thành 3 nhóm:
+ Vị thành niên sớm: 10-14 tuổi
+ Vị thành niên trung bình: 15-17 tuổi
+ Vị thành niên muộn: 18-19 tuổi
Ở việt nam căn cứ vào tình hình thực tế và dựa vào cách phân loại trên,
Vụ Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và KHHGĐ thuộc Bộ Y tế đã đề nghị tuổi
vị thành niên nên xếp thành hai nhóm tuổi:
+ Nhóm từ 10- 14 tuôi
+ Nhóm từ 15- 19 tuổi

15


Do mục đích nghiên cứu của đề tài, ở đây em chỉ nghiên cứu nhóm vị
thành niên là học sinh THPT, tập trung ở nhóm 15- 19 tuổi, lứa tuổi mà theo
một số tài liệu trong và ngoài nước đã và đang có hoạt động tình dục. Bởi
vậy, ở đề tài này em dùng thuật ngữ vị thành niên cũng là nhóm đối tượng học
sinh THPT.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu về sức khỏe sinh sản
Trong những thập kỷ vừa qua thế giới kể cả Việt Nam, đã có những
thay đổi đáng kể. Những thay đổi này ảnh hưởng rất lớn đến thanh thiếu niên,
những người có cuộc sống và tương lai không giống với cha mẹ họ. Lớp trẻ

ngày nay phải được chuẩn bị cho một tương lai với những thách thức lớn hơn
vì nhiều vấn đề và những mối quan tâm mới đã phát sinh, như HIV/AIDS,
toàn cầu hóa, phân hóa mức sống… và những vấn đề khác. Nhận thức về
quan hệ tình dục, tình yêu, hôn nhân và sinh sản đang thay đổi. Điều này đòi
hỏi lớp trẻ phải có hiểu biết và được chuẩn bị kỹ càng trước khi đưa ra những
quyết định có ảnh hưởng đến tương lai của mình.
Có một thực tế là nhiều thanh thiếu niên bắt đầu quan hệ tình dục trong
khi không hiểu biết đúng đắn về sức khỏe sinh sản. Sự thiếu hiểu biết này có
thể đẩy các em gái vào nguy cơ có thai ngoài ý muốn, hoặc mắc các bệnh lây
truyền qua quan hệ tình dục, gồm cả HIV/AIDS. Giáo dục sức khỏe sinh sản
vị thành niên hay giáo dục giới tính, có thể giúp lớp trẻ có một cuộc sống lành
mạnh và hạnh phúc, ngăn ngừa những nguy cơ nói trên và nâng cao đời sống
và sức khỏe sinh sản sau này.
Hiện nay, trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã bắt đầu có sự quan
tâm hơn tới việc giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên. Bởi, giáo dục giới
tính là việc làm thiết yếu để giáo dục lớp trẻ sống lành mạnh và có ích hơn.
• Trên thế giới
Ngay từ thế kỷ XX, có những công trình nghiên cứu vấn đề này như
các công trình của V.V Phavrơ, D.N Zbancov, P.P Blonxki,…
16


Những năm 30, sức khỏe sinh sản được nghiên cứu toàn diện hơn về
nội dung, phương pháp và việc tổ chức thực hiện. A.X Makarenko khẳng định
vai trò cần thiết và quan trọng của giáo dục giới tính đồng thời đưa ra những
nguyên tắc, nội dung, phương hướng giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh.
Riêng Thụy Điển lần đầu tiên vào năm 1942, Bộ giáo dục Thụy Điển
quyết định thí điểm đưa giáo dục tình dục vào nhà trường đến năm 1956 thì
dạy phổ cập cho tất cả các bậc học từ tiểu học đến trung học.
Đến năm 1960, giáo dục giới tính mới được khẳng định, được nghiên

cứu rộng rãi và hoàn chỉnh dần. Giáo dục giới tính được nghiên cứu sâu về
mục đích, nội dung, phương pháp… với các nhà khoa học nổi tiếng như I.X
Côn, V.A. Sukhomlinxki … Nội dung giáo dục giới tính không chỉ là vấn đề
tình dục mà còn là các vấn đề của gia đình, giới tính, tình yêu… Tất cả bắt
đầu được quan tâm nhiều hơn
Năm 1968, Đại hội đồng Liên hợp quốc bắt đầu có những hoạt động về
giáo dục dân số và đi liền với hoạt động ấy, giáo dục giới tính lại được quan
tâm hơn nữa với giáo dục dân số trong việc triển khai các nội dung ấy đến với
học sinh các cấp.
Khoảng những năm 1970, 1980 việc giáo dục giới tính được đưa vào
trường học bắt đầu được quan tâm thực sự và từ đó bốn khuynh hướng về
giáo dục giới tính xuất hiện
Đặc biệt đến năm 1981, hội đồng bộ trưởng Liên Xô (cũ) ra chỉ thị cho
tất cả các trường phổ thông trong cả nước thực hiện chương trình giáo dục
giới tính được biên soạn rất cụ thể cho các cấp. Hơn thế nữa, trong nội dung
chương trình giáo dục ở hai lớp cuối cấp III (lớp 9 và lớp 10) có thêm một
môn học là Đạo đức học và Tâm lý học đời sống gia đình với thời lượng là 34
tiết cùng với những nội dung cũng khá phong phú và bổ ích.
Kể từ khi Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển được tổ chức ở Cai
– rô (Ai Cập) năm 1994, có thể nhận thấy sự thay đổi lớn về định hướng trong
các chương trình giáo dục hiện hành tại các trường học ở khắp nơi trên thế
giới. Sự thay đổi này tập trung vào vấn đề dân số, giới tính và sức khỏe sinh
sản, hay thường được gọi là giáo dục dân số.
17


• Ở Việt Nam
Do ảnh hưởng nhiều của tư tưởng phong kiến cho nên vấn đề sức khỏe
sinh sản theo đúng nghĩa của nó hầu như bị “né tránh”, “thả nổi”, hay “lãng
quên” hoặc có đề cập đến nhưng lại rất sơ lược, qua loa và nội dung giáo dục

sức khỏe sinh sản là một cái gì đó rất xa lạ với các em học sinh.
Nội dung giáo dục giới tính được đề cập và phổ biến dưới nhiều hình
thức khác nhau ở những năm 80 của thế kỷ XX như: báo cáo khoa học,
chuyên đề, nội dung sinh hoạt ở các câu lạc bộ mà trong những người tham
dự có khá đông các em học sinh… dù rằng chưa chính thức và sâu sắc nhưng
vấn đề giáo dục giới tính nói chung, nội dung giáo dục giới tính cho học sinh
nói riêng bắt đầu là điểm nóng của nhiều ngành khoa học, nhiều nhà khoa
học. Đặc biệt hơn, vào ngày 24 tháng 12 năm 1984 chủ tịch hội đồng Bộ
trưởng Phạm Văn Đồng ký chỉ thị 176 a, trong đó nêu rõ: “Bộ giáo dục, Bộ
Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng cục dạy nghề phối hợp với các tổ
chức có liên quan xây dựng chương trình chính khóa và ngoại khóa nhằm bồi
dưỡng cho học sinh những kiến thức khoa học về giới tính, về hôn nhân và
gia đình, về nuôi dạy con”.
Bộ giáo dục đã ra chỉ thị về việc giáo dục dân số và giáo dục giới tính
trong toàn bộ hệ thống trường học các cấp và các ngành học của cả nước với
khối lượng nội dung và chương trình tương ứng.
Đến năm 1985, các công trình nghiên cứu về giáo dục giới tính, nội
dung giáo dục giới tính, tình yêu, hôn nhân gia đình lần lượt được thừa nhận.
Nhiều nhà khoa học như: Trần Trọng Thủy, Đặng Xuân Hoài, Đức Uy, Phạm
Hoàng Gia, Nguyễn Thị Đoan… đã nghiên cứu những mặt khác nhau xung
quanh giáo dục giới tính như: nhu cầu, nguyện vọng, dư luận xã hội, nội
dung…Ngay sau đó, cũng năm 1985 Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp
phối hợp với công đoàn nhành Đại học tổ chức hội thảo về giáo dục giới tình
cho sinh viên các trường Đại học, tổ chức hai lớp tập huấn cho một số cán bộ
Đoàn, cán bộ Tuyên huấn… ở các trường Đại học và Trung học chuyên
18


nghiệp ở phía Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục giới tính
nhằm hỗ trợ cho việc đưa các nội dung giáo dục giới tính đến với học sinh

một cách chính xác, khoa học và hiệu quả. Nổi bật nhất vẫn là việc khẳng
định vai trò cần thiết của giáo dục giới tính với thanh niên nói chung và học
sinh nói riêng. Thế nhưng, nội dung giáo dục giới tính vẫn chưa thật sự đáp
ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhiều người vì điều kiện kinh phí, thời gian…
Trong thời gian này, Trung ương hội liên hiệp Phụ nữ đã triển khai
phong trào giáo dục “Ba triệu bà mẹ nuôi con khỏe, dạy con ngoan” trong đó
nội dung giáo dục giới tính được đề cập nhiều nhất đến việc giáo dục cho con
cái ở lứa tuổi dậy thì. Các tỉnh hội phụ nữ, thành hội phụ nữ quan tâm nhiều
hơn đến nội dung giáo dục giới tính tuy nhiên hiệu quả cũng chỉ dừng lại
“tính chất phong trào” vì những khó khăn nhất định.
Từ năm 1986 đến năm 1991, PTS. Bùi Ngọc Oánh với đề tài nghiên cứu
“ Những yếu tố tâm lý trong sự chấp nhận giáo dục giới tính của thanh
niên học sinh” một lần nữa khẳng định sự cần thiết của giáo dục giới tính
trong nhà trường PTTH, phân tích một số yếu tố tâm lý trong sự chấp nhận
giáo dục giới tính của các em, những biểu hiện trong đời sống giới tính của
lứa tuổi cũng như bước đầu vạch ra một số biện pháp để nâng cao sự chấp
nhận việc giáo dục giới tính của học sinh PTTH.
Ngoài ra, cũng có một số đề tài khác nữa cũng nghiên cứu xung quanh
vấn đề này như:
Đề tài nghiên cứu: “Nhận thức, thái độ của sinh viên trường sư phạm
Phú Yên về những nội dung cơ bản của kế hoạch hóa gia đình” của tác giả
Đinh Thị Dậu cũng đề cập đến một số vấn đề trong nội đung giáo dục giới
tính song đối tượng nghiên cứu là những sinh viên sư phạm và những nội
dung giáo dục giới tính mà tác giả đề cập chỉ là những tri thức có liên quan
với vấn đề kế hoạch hóa gia đình mà thôi.
Cuốn sách “Sức khỏe vị thành niên” là tài liệu do trung tâm bảo vệ bà mẹ
trẻ em kế hoạch hóa gia đình hợp tác với Thụy Điển đem lại những thông tin quý
giá giúp định hướng hành động GDGT và chăm sóc SKSS vị thành niên.
19



Cuốn sách “Giáo dục giới tính vì sự phát triển của vị thành niên” của
bác sĩ Đào Xuân Dũng, nxb Hà Nội, 2002 đã cho thấy sự cần thiết phải giáo
dục giới tính cho trẻ ở độ tuổi vị thành niên.
PGS.TS Hoàng Bá Thịnh chủ biên cuốn sách “Một số nghiên cứu về
sức khỏe sinh sản ở Việt Nam sau Cai-rô” của NXB Chính trị quốc gia.
Trường Đại Học Y Thái Bình với báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu sức
khỏe sinh sản vị thành niên ở 5 tỉnh của Việt Nam nghiên cứu cho biết tỉ lệ trẻ
vị thành niên có được thông tin từ nhà trường trong các lĩnh vực sức khỏe
sinh sản.
Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu về ảnh hưởng của truyền
thông đại chúng đến sức khỏe sinh sản của học sinh THPT Đại Mỗ. Các
phương tiện truyền thông đại chúng ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ, hành
vi của các em về sức khỏe sinh sản ra sao? Đề tài nghiên cứu của em sẽ làm
rõ vấn đề trên.
1.2.2 Lịch sử phương tiện truyền thông đại chúng
• Truyền hình (Tivi)
Truyền hình là một phương tiện thông tin đại chúng khá quen thuộc với
mọi người dân, dùng để truyền tải mọi thông tin, âm thanh, hình ảnh mà con
người quan tâm. Truyền hình đã xuất hiện rất lâu trong đời sống và giữ vai trò
quan trọng không thể thiếu được.
Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ XX và phát triển với tốc độ
như vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một
kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay, truyền hình là
phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc. Truyền hình
trở thành vũ khí, công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng, văn hóa cũng như
lĩnh vực kinh tế xã hội. Ở thập kỉ 50 của thế kỉ XX, truyền hình chỉ được sử
dụng như là công cụ giải trí, rồi thêm chức năng thông tin. Dần dần truyền
hình đã trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý và giám sát xã hội, tạo tập và
định hướng dư luận, giáo dục và phổ biến kiến thức, phát triển văn hóa, quảng

cáo và các dịch vụ khác.
20


Sự ra đời của truyền hình đã góp phần làm cho truyền thông đại chúng
thêm hùng mạnh, không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về chất lượng.
Công chúng của truyền hình ngày càng đông đảo trên khắp hành tinh. Với
những ưu thế về kỹ thuật, công nghệ, truyền hình đã làm cho cuộc sống như
được cô đọng lại, làm giàu thêm ý nghĩa, sáng tỏ hơn về hình thức và phong
phú hơn về nội dung.
Ngày 7/9/1970 là ngày phát sóng đầu tiên của chương trình truyền hình
Việt Nam. Ngày 7 tháng 9 trở thành ngày kỉ niệm truyền thống của truyền
hình Việt Nam. Từ ngày ấy đến nay, truyền hình Việt Nam đã trưởng thành
nhanh chóng và có những tiến bộ vượt bậc, đến nay đài truyền hình Việt Nam
phát với tổng số thời lượng là 200 giờ/ngày trên 5 kênh VTV1, VTV2, VTV3,
VTV4, VTV5 cùng với 6 kênh truyền hình cáp hữu tuyến.
Hiện nay, truyền hình là phương tiện truyền thông phổ biến nhất thế
giới. Hầu hết mọi người không có cơ hội trực tiếp gặp mặt các nguyên thủ
quốc gia, du hành tới mặt trăng, chứng kiến một cuộc chiến hay xem một trận
thi đấu thể thao,…với truyền hình, họ có cơ hội làm được những việc đó.
Không chỉ là một phương tiện truyền thông, phương tiện giải trí thuần túy,
ngày nay truyền hình còn được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc
sống hiện đại.
Các chương trình truyền hình về sức khỏe con người cũng được giành
riêng và phát sóng vào những khung giờ cố định trên các kênh truyền hình
như VTV3, VTV1, VTV2… nội dung phong phú đa dạng với các chủ đề từ
sức khỏe tim mạch, cho tới sức khỏe sinh sản với những vị khách mời am
hiểu sâu sắc về từng chủ đề được mời tới trường quay và để khán giả có thể
tương tác trực tiếp và giải đáp những thắc mắc của chính họ. Các bạn trẻ ở lứa
tuổi vị thành niên khi chăm chú theo dõi chương trình sức khỏe sinh sản, tình

dục an toàn, các biện pháp tránh thai an toàn…. Trên các chương trình truyền
hình phát sóng theo khung giờ thì sẽ có thêm được rất nhiều kiến thức bổ ích
cũng như tạo cho bản thân một vốn hiểu biết về sức khỏe sinh sản.
21


Như vậy, cùng với các phương tiện truyền thông đại chúng khác truyền
hình là một kênh thông tin hữu hiệu cung cấp cho tất cả các đối tượng xem
truyền hình đặc biệt là các bạn thanh thiếu niên những kiến thức bổ ích về sức
khỏe sinh sản thông qua các chuyên đề được truyền tải dưới dạng tình huống
hay hình ảnh, các kênh chữ hay quảng cáo.


Internet

Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra trên thế giới đã và đang tác động to
lớn vào sự phát triển của ngành truyền thông nói chung. Sự phát triển của
Internet là một trong những yếu tố quan trọng làm cho việc chuyển tải thông
tin tới các khu vực trên thế giới một cách dễ dàng và tiện lợi.
Chúng ta hãy nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của nó để thấy
được xu hướng phát triển của Internet ngày nay là một sự tất yếu.
Thời kỳ phôi thai của Internet bắt nguồn từ việc năm 1969 Bộ Quốc
phòng Mĩ xây dựng dự án ARPANET đây là nghiên cứu tiên tiến, nghiên
cứu về lĩnh vực mạng, với ý đồ là chia sẻ thông tin giữa các trung tâm nghiên
cứu và sẽ có khả năng tự định đường truyền tin ngay sau khi 1 phần mạng đã
được phá hủy.
Trong 10 năm từ năm 1972 đến năm 1982, các nhà khao học cùng một
số các trường đại học tại Mĩ, Anh, Na-Uy… đã nhiều lần cải tiến, thay đổi,
nâng cấp các đời mạng ARPANET liên kết 40 máy thông qua các bộ xử lí
giao tiếp giữa các trạm cuối, thiết lập giao thức bắt tay, phát minh ra E- mail

để gửi thông điệp trên mạng. Từ đó đến nay, E-mail là một trong những dịch
vụ được dùng nhiều nhất.
Tại Việt Nam dịch vụ Internet bắt đầu được cung cấp chính thức từ
năm 1997. Đây là dấu mốc quan trọng đối với việc toàn cầu hóa thông tin của
Việt Nam ra thế giới. Tuy nhiên phải nói rằng, việc tham gia vào lĩnh vực này
tuy muộn nhưng đã tạo ra một “cuộc cách mạng” về công nghệ thông tin tạo
đà cho sự “thay da đổi thịt” của nền truyền thông đại chúng “đi hơi chậm” so
với thế giới.
22


Ngày nay Internet đã “thâm nhập” vào cuộc sống với nhiều tiện ích
thiết thực.
Trong tương lai Web trở thành một thư viện khổng lồ của thế giới, và
trên những giá sách của thư viện này mỗi người sử dụng Internet đều có thể
đặt lên đấy những tư liệu muốn giới thiệu cho mọi người biết hoặc để thương
mại hóa, cũng như tham khảo mọi cuốn sách đã được ghi nhớ vào bộ nhớ.


Đài tiếng nói Việt Nam
“ Phát thanh là một loại hình truyền thông đại chúng trong đó nội

dung thông tin được truyền tải qua âm thanh”
Âm thanh bao gồm ba yếu tố: lời nói, âm nhạc và tiếng động
Phát thanh có hai loại hình: phát thanh qua sóng điện từ và phát thanh
truyền qua dây dẫn
Đến thế kỉ XX, vệ tinh xuất hiện đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn
trong thông tin đại chúng, tín hiệu phát thanh và truyền hình được trưyền đi
khắp thế giới một cách rộng khắp và mau lẹ. Con người có thể ngồi trong nhà
mình tiếp nhận thông tin về các sự kiện thuộc đủ các lĩnh vực và mọi nơi trên

trái đất một cách trực tiếp.
Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội là cơ quan truyền thông báo chí
trực thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội. Đài được thành lập ngày 14
tháng 10 năm 1954, sau ngày Hà Nội được chính quyền Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa tiếp quản, khi đó chỉ có chức năng phát thanh. Hiện nay, truyền
hình Hà Nội có 6 bản tin thời sự về thành phố và 4 bản tin thế giới trong ngày.
Kể từ ngày 10 tháng 10 năm 1998, hệ thống Phát thanh - Truyền hình Hà Nội
phát sóng liên tục trên 18 giờ 30 phút mỗi ngày với trên 100 chuyên đề,
chuyên mục. Ngoài hai lĩnh vực chính là truyền thanh và truyền hình, đài còn
thành lập báo điện tử Hà Nội vào ngày 14 tháng 10 năm 2002.
Ngày 10 tháng 11 năm 2013, đài đưa vào sử dụng Trung tâm kĩ thuật
TD-PS tại thôn Phú Đô, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm với cột ăng ten cao 250m,
phủ sóng toàn vùng Trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
Theo lộ trình số hóa Đài sẽ ngừng phát sóng Analog từ ngày
31/12/2015 và sẽ chuyển sang phát sóng kĩ thuật số công nghệ DVB-T2
23


Không chỉ dừng lại ở các bản tin về thể thao đài phát thanh truyền hình
Hà Nội còn có các mảng tin về kinh tế, mảng tin về giáo dục và pháp luật,
mảng tin về phim truyện, âm nhạc, mảng tin về sức khỏe và đời sống, mảng
tin về an ninh được chia thành các khung giờ phát song riêng để phủ song
trong các bảng tin.
Mảng tin về sức khỏe và đời sống và mảng tin về chuyên mục các câu
truyện về tình yêu có lẽ là những mảng tin thu hút được phần đông sự chú ý
của các độc giả ở độ tuổi vị thành niên. Trong các bản tin này sẽ có các câu
truyện về tình yêu, cũng như cung cấp cho các bạn thanh thiếu niên những
thông tin bổ ích về sức khỏe sinh sản để các em có thể tích lũy lại làm kinh
nghiệm cho bản thân mỗi khi mình gặp phải những tình huống như các nhân
vật trong bản tin.



Ấn phẩm:

Là các sản phẩm của ngành in ấn.
Theo tính chất phát hành: Ấn phẩm là xuất bản phẩm bao gồm các loại
như sách, báo, tạp chí (xuất bản định kì, nhiều kì, không định kì); ấn phẩm tờ
rời như bản nhạc, bản đồ, tranh ảnh...
Xuất bản phẩm là tên gọi chung của những sản phẩm xuất bản
được in thành nhiều bản để phát hành: sách, báo, tranh ảnh
Để đưa ra khái niệm "ấn phẩm" là gì, ngoại trừ việc xem xét ngữ nghĩa
của khái niệm đó, chúng ta hãy mở rộng cách nhìn nhận. Về ngữ nghĩa "ấn
phẩm" gồm 2 từ đơn kết hợp "ấn" và "phẩm". 2 từ này có gốc hán tự, nghĩa
nôm từ "ấn" là in, "phẩm" là những vật, đồ vật. Với cách hiểu này thì tất cả
những gì là sản phẩm được tạo ra bằng việc sử dụng công nghệ in thì gọi là
"ấn phẩm". Với cách hiểu này thì các loại sách báo, bản nhạc, bản đồ, bức
tranh, nhãn hiệu bao bì, biểu mẫu, tài liệu, thiếp mời, danh thiếp,... được sinh
ra từ công nghệ in thì đều là ấn phẩm.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ điện tử, tin học,... "ấn phẩm"
truyền thống đã có những dạng thức mới. Nhiều loại "phẩm" (sản phẩm sinh
ra từ công nghệ in trước đây) được số hóa như các báo điện tử, sách điện tử,
24


tranh ảnh điện tử, báo cáo điện tử, thiếp điện tử, bản thuyến minh, thuyết
trình, catalogue... được gọi là ấn phẩm điện tử.
-

Phân loại ấn phẩm:


+
+
+
+
+
+

Ấn phẩm về sức khỏe
Ấn phẩm về tình bạn
Ấn phẩm về tình yêu, tình bạn
Ấn phẩm về văn hóa - du lịch
Ấn phẩm trong lĩnh kinh doanh
……………………
Những ấn phẩm như báo, tạp chí cũng là những phương tiện truyền

tải thông tin về sức khỏe sinh sản hữu hiệu tới độc giả là các em đang trong
độ tuổi vị thành niên. Nội dung về sức khỏe sinh sản đăng tải trên báo và tạp
chí được thể hiện dưới nhiều dạng bài viết khác nhau. Thực tế cho thấy, có
những bài được đăng tải dưới dạng ký sự, ngoài ra, nhiều bài viết rất ngắn
gọn, chỉ giới thiệu về cấu tạo, những chức năng và nhiệm vụ, giải phẫu, các
biện pháp phòng tránh thai.
Như vậy, lịch sử phương tiện truyền thông đại chúng về sức khỏe sinh
sản giúp cho bạn đọc có thể hiểu về sự ra đời của phương tiện thông tin đại
chúng cùng sự phát triển không ngừng của các phương tiện này và hiệu quả
hoạt động của từng phương tiện trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản nói riêng.
1.2.3 Vài nét về đối tượng và địa bàn nghiên cứu
1.2.3.1 Địa bàn nghiên cứu
Trường THPT Đại Mỗ được thành lập theo Quyết định 5073/QĐ-UB
ngày 27 tháng 4 năm 2002 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội. Trường
nằm trên địa bàn Thôn An Thái- xã Đại Mỗ - huyện Từ Liêm Hà Nội.

Trường nằm trên địa bàn xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội, một
mảnh đất giàu truyền thống văn hóa và hiếu học, một khu vực có nền kinh tế
đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
Là một trường THPT với tuổi đời còn non trẻ song thầy và trò nhà
trường luôn cố gắng vươn lên trong học tập và giảng dạy với tiêu chí “Nhân
cách - Học vấn - Năng lực”. Nhà trường có 5 tổ chuyên môn với hơn 80 cán
25


×