Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Quân và dân Nghĩa Lộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.41 KB, 69 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử địa phương là một bộ phận của lịch sử dân tộc, từ lịch sử của
mỗi địa phương ta nhìn thấy lịch sử của dân tộc. Đồng thời, lịch sử của mỗi
địa phương cũng có những đặc trưng riêng biệt nhất định mà đôi khi lịch sử
dân tộc không thể hiện được tất cả.
Mặc dù không nằm trong nội dung kiểm tra, đánh giá nhưng lịch sử địa
phương luôn được coi trọng. Với nhiệm vụ hình thành, định hướng và phát
triển nhân cách cho học sinh, chương trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông
không thể bỏ qua hay coi nhẹ việc dạy và học lịch sử địa phương.
Như vậy có thể khẳng định, tìm hiểu và dạy học lịch sử địa phương là
một việc làm quan trọng và chưa bao giờ bị coi nhẹ hay bỏ lửng.
Yên Bái nói chung và thị xã Nghĩa Lộ nói riêng là một địa phương có
lịch sử lâu đời, có bề dày truyền thống cách mạng cũng như nền văn hóa đậm
đà bản sắc gắn liền với lịch sử của dân tộc. Với vị trí quan trọng, Yên Bái nói
chung và Nghĩa Lộ nói riêng luôn phải đối phó với các cuộc tấn công xâm
lược của giặc ngoại xâm. Nhân dân các dân tộc nơi đây với truyền thống yêu
nước bất khuất, kiên cường luôn sẵn sàng đứng dậy đấu tranh chống quân
xâm lược, bảo vệ sự bình yên của quê hương, xóm làng.
Ngay từ thế kỉ XV, Nguyễn Trãi trong tác phẩm “Dư địa chí” đã từng
gọi vùng đất Yên Bái là “cửa ngõ phên dậu” phía Tây Bắc của đất nước [22;
4]. Nơi đây đã diễn ra những trận đánh tiêu biểu chống quân xâm lược Mông
– Nguyên do các tướng Hà Bổng, Hà Chương, Hà Đặc lãnh đạo. Khi Pháp
xâm lược Việt Nam, Nghĩa Lộ luôn được coi là một địa bàn quân sự trọng
yếu, vì thế lực lượng quân Pháp đóng ở đây khá đông đảo. Với vị trí chiến
lược quan trọng của mình và nguồn tài nguyên dồi dào, nhân dân Nghĩa Lộ
phải chịu ách áp bức bóc lột nặng nề, hà khắc của thực dân Pháp. Dưới sự
lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự chỉ đạo trực tiếp
của Đảng ủy cấp cơ sở và chính quyền cách mạng tại địa phương, nhân dân
Nghĩa Lộ – Mường Lò nói riêng và nhân dân Yên Bái nói chung đã cùng với
nhân dân cả nước đứng lên đánh đuổi quân xâm lược. Trong cuộc đấu tranh


1


đó đã xuất hiện những nét riêng bên cạnh những đặc điểm chung với lịch sử
đấu tranh của dân tộc.
Phong trào đấu tranh của nhân dân Nghĩa Lộ (Yên Bái) trong cuộc đấu
tranh chống thực dân Pháp xâm lược đã có những đóng góp to lớn vào cuộc
đấu tranh chung của toàn dân tộc. Góp phần đưa đến thắng lợi của cuộc kháng
chiến toàn dân chống thực dân Pháp xâm lược. Đồng thời, để lại nhiều bài
học kinh nghiệm quý báu cho Đảng và chính quyền Nghĩa Lộ trong việc vận
dụng một cách sáng tạo và phù hợp đường lối lãnh đạo của Đảng vào một địa
phương miền núi, còn nhiều khó khăn và là nơi sinh sống của nhiều dân tộc
tiểu số với các phong tục tập quán mang đậm bản sắc dân tộc.
Những bài học đó không chỉ có ý nghĩa trong thời kì đấu tranh giải
phóng dân tộc mà còn có ý nghĩa và tác động thiết thực trong công cuộc xây
dựng và phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng chủ nghĩa
xã hội và đề ra các chính sách đối với đồng bào các dân tộc thiểu số.
Với cương vị là một người giáo viên dạy Lịch sử tương lai, đồng thời
cũng là một người con sinh ra và lớn lên trên quê hương Nghĩa Lộ – Mường
Lò (Yên Bái), người viết rất tự hào về truyền thống anh hùng, bất khuất của
các thế hệ ông cha đi trước và mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé công
sức của mình vào việc bảo tồn, giáo dục và phát huy những giá trị văn hóa
truyền thống của địa phương. Ngoài ra, đề tài cũng đóng góp vào kho tư liệu
phục vụ cho quá trình nghiên cứu, học tập và giảng dạy lịch sử địa phương
sau này.
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn lao như vậy nhưng những hoạt
động của quân và dân Nghĩa Lộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược (1946 – 1954) chưa được nhiều công trình nghiên cứu, đề cập hoặc
có đề cập nhưng chưa thực sự đầy đủ, khoa học và có hệ thống. Vì vậy, tác
giả mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Quân và dân Nghĩa Lộ trong cuộc kháng

chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954)” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2


Có thể khẳng định, rất nhiều tác giả với nhiều công trình nghiên cứu đề
cập đến lịch sử địa phương Nghĩa Lộ cũng như quân - dân Nghĩa Lộ trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954). Trong đó,
không ít công trình đã phác họa được những nét cơ bản, những hoạt động
chính của quân và dân Nghĩa Lộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược 1946 – 1954. Một số công trình tiêu biểu như: Hồi kí Trưởng thành
trong chiến đấu của đồng chí Vương Thừa Vũ được nhà xuất bản Quân đội
nhân dân ấn hành năm 1979, cuốn hồi kí đã tái hiện lại cuộc đời hoạt động
cách mạng của đồng chí Vương Thừa Vũ trong đó có quãng thời gian đồng
chí tham gia hoạt động ở Nghĩa Lộ – Yên Bái.
Tác giả Ngô Vi Thiện với công trình Hậu cần chiến dịch trong kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945 – 1954, do Nhà xuất bản Quân đội
nhân dân phát hành năm 1994, tác phẩm nói về hoạt động hậu cần phục vụ
trong các chiến dịch thuộc kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954, trong đó đề
cập đến sự đóng góp của nhân dân Văn Chấn – Nghĩa Lộ với một số chiến
dịch như Chiến dịch Tây Bắc 1952 và chiến dịch Điện Biên Phủ 1954…
Năm 1995, Viện lịch sử quân sự Việt Nam cho ra đời tác phẩm Lịch sư
nghệ thuật chiến dịch Việt Nam 1945 – 1975, trong đó khái quát nghệ thuật
được quân đội ta sử dụng trong các chiến dịch. Tác phẩm này đề cập đến
Nghĩa Lộ với nghệ thuật được sử dụng trong chiến dịch Tây Bắc thu – đông
năm 1952.
Tác giả Phạm Vĩnh Phúc với tác phẩm Tóm tắt các chiến dịch trong
kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), do nhà xuất bản Quân đội
nhân dân ấn hành năm 2000, cũng đề cập đến Nghĩa Lộ với chiến dịch Tây

Bắc thu đông năm 1952.
Đồng chí Doãn Kim – nguyên Bí thư huyện ủy huyện Văn Chấn giai
đoạn 1947 – 1954 đã cho ra đời tác phẩm Yên Bái – Hồi ức thời chống Pháp
năm 2005, tác phẩm kể về những năm tháng đồng chí cùng với nhân dân các
dân tộc huyện Văn Chấn đấu tranh đánh đuổi giặc Pháp xâm lược.

3


Tác phẩm Yên Bái – Lịch sư 60 năm xây dựng, chiến đấu và chiến
thắng (1945 – 2005) của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Yên Bái biên soạn năm
2007 đã tổng kết lại toàn bộ quá trình chống Pháp, chống Mỹ của nhân dân
Yên Bái, trong đó có nhân dân Nghĩa Lộ.
Cùng năm 2007, Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ cho ra đời
tác phẩm Lịch sư Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ (1971 – 2005), Ban chấp hành
Đảng bộ tỉnh Yên Bái, cũng biên soạn thành công cuốn Lịch sư đảng bộ
tỉnh Yên Bái, tập 1 (1930 – 1975). Các tác phẩm trên đều dành một thời
lượng nhất định để trình bày về những hoạt động cũng như đóng góp của
nhân dân Nghĩa Lộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
1946 – 1954.
Năm 2010, Ban chấp hành Đảng bộ Huyện Văn Chấn, ấn hành công
trình Lịch sư Đảng bộ huyện Văn Chấn, tập 1 (1930 – 1954) trình bày tương
đối đầy đủ về hoạt động của quân và dân Nghĩa Lộ trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược.
Ngoài những tác phẩm tiêu biểu kể trên, còn có rất nhiều tác phẩm khác
cũng có nghiên cứu, đề cập đến hoạt động của quân và dân Nghĩa Lộ trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tuy nhiên, do nhiều
nguyên nhân khác nhau mà các công trình đó vẫn chưa thực sự đi sâu, trình
bày một cách có hệ thống về quân và dân Nghĩa Lộ trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược 1946 – 1954, cũng như chưa đánh giá một

cách cụ thể, xác đáng những đóng góp của quân dân địa phương vào thắng lợi
chung của toàn dân tộc. Dựa trên nguồn tư liệu quý báu là các công trình
nghiên cứu đi trước, kết hợp với việc bổ sung các nguồn tài liệu mới. Đề tài
“Quân và dân Nghĩa Lộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược 1946 – 1954” nhằm góp một cái nhìn cụ thể, chi tiết và rõ nét hơn về
cuộc đấu tranh của quân và dân Nghĩa Lộ thời kỳ 1946 – 1954.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài

4


Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Quân và dân Nghĩa Lộ trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954)
Phạm vị nghiên cứu:
Về thời gian: từ năm 1946 – 1954
Về không gian: Đề tài tập trung trình bày các hoạt động của quân và
dân trên địa bàn phố Nghĩa Lộ (trong xã Nghĩa Lộ) thuộc châu Văn Chấn tỉnh
Yên Bái, đến 1952 đổi thành Thị trấn Nghĩa Lộ – huyện văn Chấn - tỉnh Yên
Bái (từ năm 1971 đến nay là Thị xã Nghĩa Lộ - tỉnh Yên Bái)
Nhiệm vụ nghiên cứu: Dựa vào các tài liệu đa dạng, phong phú, đề tài
có nhiệm vụ khôi phục lại một cách hoàn chỉnh, có hệ thống, toàn diện, chính
xác về các hoạt động của quân và dân Nghĩa Lộ trong cuộc đấu tranh chống
thực dân Pháp xâm lược từ năm 1946 đến năm 1954. Từ những hoạt động đó,
rút ra đánh giá về đóng góp của quân và dân Nghĩa Lộ vào thắng lợi chung
của toàn dân tộc.
4. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu
Nguồn tư liệu: Đề tài sử dụng các nguồn tư liệu gồm:
+ Các tài liệu lưu trữ của trung ương và địa phương
+ Các công trình nghiên cứu của các học giả trong nước và ngòai nước
đã công bố liên quan đến thời kì lịch sử này.

+ Các tài liệu điền dã tại thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn.
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp lịch
sử và phương pháp logic. Đồng thời, trong công trình cũng sử dụng các biện
pháp miêu tả, thống kê, so sánh, đối chiếu, kết hợp với phương pháp điền dã
để khôi phục lại một cách chính xác, chân thực về “Quân và dân Nghĩa Lộ
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954)”.
5. Những đóng góp của đề tài
Đề tài có những đóng góp sau:
- Thứ nhất: Trên cơ sở các nguồn tài liệu phong phú, đa dạng, đề tài
trình bày một cách toàn diện, đầy đủ, có hệ thống về quân và dân Nghĩa Lộ
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954). Từ đó,
góp phần bù lấp khoảng trống trong lịch sử đấu tranh yêu nước của quân và

5


dân các dân tộc Nghĩa Lộ trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược.
- Thứ hai: Đề tài góp phần làm rõ những hoạt động và đóng góp của quân
và dân Nghĩa Lộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Thứ ba: Đề tài là tài liệu thiết thực để giảng dạy phần lịch sử địa phương
trong nhà trường phổ thông, đồng thời góp phần giáo dục truyền thống yêu nước,
yêu quê hương và lòng tự hào dân tộc cho con em nhân dân các dân tộc Nghĩa
Lộ (Yên Bái), làm phong phú nguồn tài liệu của lịch sử địa phương.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, đề tài gồm 2 chương:
Chương 1: Khái quát về vị trí địa lý, hành chính dân cư, truyền thống
văn hóa, cách mạng của Nghĩa Lộ.
Chương 2: Quân – dân Nghĩa Lộ góp phầm làm nên thắng lợi của nhân

dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 -1954).

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, HÀNH CHÍNH, DÂN CƯ,
TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA CÁCH MẠNG CỦA NGHĨA LỘ
1.1.

Vị trí địa lý, hành chính, điều kiện tự nhiên, văn hóa, lịch sử của Nghĩa

1.1.1.

Lộ
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Thị xã Nghĩa Lộ có diện tích tự nhiên là 29,96km 2 nằm ở phía Tây tỉnh
Yên Bái, cách trung tâm tỉnh lỵ 84 km theo quốc lộ 32. Phía Bắc, phía Đông,
phía Nam giáp huyện Văn Chấn, phía Tây giáp huyện Trạm Tấu của tỉnh.
Nghĩa Lộ nằm trong vùng đất cổ thuộc cấu tạo địa chất Inđônixít với hệ
thống kiến tạo địa máng mang đậm nét của vùng Tây Bắc Việt Nam. Nằm ở
6


trung tâm vùng lòng chảo Mường Lò rộng lớn, thị xã có địa hình tương đối
bằng phẳng, theo hướng nghiêng từ Tây sang Đông, từ Nam lên Bắc, độ cao
trung bình 250m so với mặt biển, xung quanh là những dãy núi cao bao bọc.
Vị trí địa lý và địa hình đó đã tạo ra cho Nghĩa Lộ các yếu tố khí hậu
mang đặc trưng của tiểu vùng khí hậu Tây Bắc, trong năm có bốn mùa rất
rõ rệt.
Nhiệt độ trung bình năm lớn 22,5 0C, tương đối ít mưa, khí hậu Nghĩa
Lộ phù hợp cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp, phù hợp với cây lương
thực, cây công nghiệp và cây ăn quả.

Nguồn tài nguyên đất của thị xã Nghĩa Lộ mang đặc trưng địa hình bồn
địa, được kiến tạo bồi đắp bằng vật liệu rửa trôi. Với tầng mùn tương đối tốt
phù hợp với phát triển cây lương thực, đặc biệt là cây lúa của tỉnh.
Khoáng sản của thị xã Nghĩa Lộ nhìn chung nghèo nàn. Hiện tại chưa
tìm thấy điểm mỏ nào ngoài nhóm vật liệu xây dựng như đất pha sét để sản
xuất gạch và cát, đá, sỏi được khai thác ở vên ngòi, ven suối.
Mặc dù diện tích tương đối hẹp, song chế độ thủy văn ở đây khá phong
phú. Bao quanh là Ngòi Thia, Ngòi Nung, suối Đôi. Đây vừa là khó khăn
(thiên tai, lũ lụt), vừa là thuận lợi (cung cấp nước) cho hoạt động sản xuất và
sinh hoạt của nhân dân Nghĩa Lộ.
1.1.2.

Địa lý hành chính và dân cư
Thị xã Nghĩa Lộ hiện là thị xã trực thuộc tỉnh, có 7 đơn vị hành chính
trực thuộc gồm 4 phường: Tân An, Cầu Thia, Trung Tâm, Pú Chạng và 3 xã:
Nghĩa An, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc.
Trong suốt chiều dài lịch sử, thị xã Nghĩa Lộ ngày nay đã nhiều lần
thay đổi địa giới hành chính. Thời Hùng Vương dựng nước, mảnh đất này là
một trong những địa bàn cư trú quan trọng của cư dân Lạc Việt, vùng đất nằm
trong lãnh thổ của nhà nước Văn Lang. Thời Tam Quốc, nhà Ngô thống trị
nước ta, Nghĩa Lộ thuộc địa phận quận Tân Hưng, sang đời Tấn đổi thành
quận Tân Xương.
7


Khi Nhà Tùy xâm chiếm nước ta, đời Khai Hoàng, Nghĩa Lộ thuộc
huyện An Nhân, quận Giao Chỉ.
Đời nhà Lý (1009), Nghĩa Lộ thuộc trại Quy Hóa, trấn Thiên Hưng.
Đầu thế kỉ XIX - thời nhà Nguyễn, Nghĩa Lộ là tên gọi của một sách (Sách
Nghĩa Lộ) thuộc châu Văn Chấn, phủ Quy Hóa, tỉ1nh Hưng Hóa.

Thời thuộc Pháp (1886) mảnh đất này thuộc hạt Nghĩa Lộ, trực thuộc
Đạo quan binh thứ tư miền thượng du Bắc Kì. Ngày 11 tháng 4 năm 1900,
Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập Tỉnh Yên Bái. Nghĩa Lộ là
một xã thuộc tổng Phù Nham, huyện Văn Chấn. Đến năm 1907, tổng Nghĩa
Lộ được thành lập trên cơ sở xã Nghĩa Lộ và một số xã thuộc tổng Hạnh Sơn
– Phù Nham.
“Trước Cách mạng Tháng Tám có phố Nghĩa Lộ trong xã Nghĩa Lộ
thuộc huyện Văn Chấn. Sau năm 1952 phố Nghĩa Lộ đổi tên thành thị trấn
Nghĩa Lộ thuộc huyện Văn Chấn” [2; 15].
Ngày 13/5/1955, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký sắc
lệnh 231/SL, chuyển các huyện Văn Chấn, Phong Thổ, Than Uyên thuộc khu
tự trị Thái – Mèo (tháng 10/1962 khu tự trị Thái – Mèo đổi tên thành khu tự
trị Tây Bắc).
Ngày 27/10/1962 tại kỳ họp thứ 5, quốc hội khóa II đã ra Nghị quyết
thành lập tỉnh Nghĩa Lộ, lập lại các tỉnh Sơn La, Lai Châu. Thị trấn Nghĩa Lộ
lúc đó thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Nghĩa Lộ. Năm 1963, thị trấn Nghĩa Lộ
trực thuộc tỉnh Nghĩa Lộ.
Do nhu cầu phát triển của khu vực cũng như của tỉnh Nghĩa Lộ, ngày
18/10/1971, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 190/CP thành lập thị xã
Nghĩa Lộ.
Ngày 27/12/1975, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa V, đã quyết định hợp
nhất ba tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ, Lào Cai (trừ huyện Bắc Yên và Phù Yên)
thành một tỉnh mới lấy tên là tỉnh Hoàng Liên Sơn. Thị xã Nghĩa Lộ lúc này
là thị xã trực thuộc tỉnh.
8


Ngày 4/3/1978, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định 56/CP thị xã
Nghĩa Lộ với huyện Văn Chấn thành một đơn vị hành chính lấy tên là huyện
Văn Chấn. Thị xã Nghĩa Lộ chuyển thành thị trấn Nghĩa Lộ, thuộc huyện Văn

Chấn, tỉnh Hoàng Liên Sơn. Các tiểu khu IV, V, VI sáp nhập vào các xã
Nghĩa An, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc thuộc huyện Văn Chấn.
Ngày 12/8/1991, tại kì họp thứ 9, Quốc hội khóa VII đã quyết định chia
tỉnh Hoàng Liên Sơn thành hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai, Nghĩa Lộ thời kì này
thuộc huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái.
Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, ngày 15/5/1995, Chính phủ ra
Nghị định 31NĐ/CP về việc tái lập thị xã Nghĩa Lộ thuộc tỉnh Yên Bái với
diện tích tự nhiên là 878,5 với 15.925 nhân khẩu, bao gồm bốn đơn vị hành
chính trực thuộc là các phường Pú Chạng, Tân An, Trung Tâm, Cầu Thia.
Ngày 24/12/2003, căn cứ theo nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của
thị xã và khu vực phía Tây tỉnh Yên Bái, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
167/3003/NĐ – CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã
Nghĩa Lộ. Thị xã Nghĩa Lộ sau khi được mở rộng địa giới hành chính có diện
tích tự nhiên là 2.996,6ha với 26.032 nhân khẩu có 7 đơn vị hành chính trực
thuộc gồm 4 phường: Tân An, Trung Tâm, Pú Chạng, Cầu Thia và 3 xã Nghĩa
An, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc.
Là một miến đất lâu đời, một trong những địa bàn cư trú của người Việt
Cổ. Các di tích, di chỉ khảo cổ học ở các khu vực lân cận như Thẩm Thoong,
Thẩm Hai đã chứng minh điều đó.
Với dân số năm 2005 là 26.786 người, mang đặc trưng của cư dân
thành thị miền núi phía Tây Bắc. Những năm đầu thế kỉ XX, dân cư ở Nghĩa
Lộ thưa thớt, chủ yếu là người Thái bản địa, ít người Kinh – chủ yếu là ở dưới
xuôi lên theo các chủ đồn điền khai thác thuộc địa và phiêu dạt trong nạn đói
năm 1945. Sau này, Đảng và Chính phủ đã có chủ trương chuyển dân Thái
Bình, Hưng Yên, Hà Tây… lên xây dựng kinh tế mới. Hiện nay, Nghĩa Lộ là

9


ngôi nhà chung của 17 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó, dân tộc

Thái, Kinh, Tày chiếm tỉ lệ đông nhất ở thị xã Nghĩa Lộ.
Người Thái: là cộng đồng dân tộc đông nhất ở thị xã Nghĩa Lộ. Người
Thái sống quây quần thành bản làng, ở nhà sàn, có bản sắc văn hóa dân tộc
đậm đà thể hiện rõ nét trong trang phục, lễ hội, ẩm thực… trong tục lệ về đám
cưới, đám ma… họ có kỹ thuật thâm canh lúa nước hai vụ khá cao với một hệ
thống thuỷ lợi thích hợp, ngoài ra người Thái còn rất giỏi về đan lát, dệt vải,
đặc biệt là dệt vải thổ cẩm, làm chăn, đệm, túi. Người Thái có hai nhóm là
Thái trắng và Thái đen. Dựa theo các thư tịch cổ, Mường Lò luôn được người
Thái Đen xác định là vùng đất tổ của họ.
Người Kinh: Ngoài bộ phận cư trú lâu đời, hầu hết người Kinh từ các
tỉnh miền xuôi lên xây dựng kinh tế miền núi và đội ngũ cán bộ công chức
công tác trong các cơ quan Nhà nước. Người Kinh sống xen kẽ với các dân
tộc khác, họ làm nghề buôn bán, thợ thủ công, làm ruộng, công chức, viên
chức, hình thành một cộng đồng gắn bó với người địa phương.
Người Tày: Là cư dân nông nghiệp có truyền thống làm lúa nước, cộng
đồng người Tày ở nhà sàn, sống xen kẽ với các dân tộc khác. Người Tày ở thị
xã Nghĩa Lộ cũng mang đầy đủ những bản sắc của dân tộc mình thể hiện
trong trang phục cổ truyền, các lễ hội mà đặc trưng là lễ hội “Lồng Tồng”,
trong các làn điệu dân ca và các tục lệ cưới xin, ma chay….
Còn lại là các dân tộc khác như Mường, Dao, Mông, Khơ mú…
Với truyền thống đoàn kết, gắn bó, cộng đồng các dân tộc ở thị xã
Nghĩa Lộ luôn đoàn kết với nhau trong lao động sản xuất, trong đấu tranh
chống giặc ngoại xâm và ngày nay là xây dựng quê hương, đất nước giàu
mạnh, văn minh. Mỗi dân tộc ở thị xã Nghĩa Lộ đều có một bản sắc riêng,
đậm đà nhưng hòa quyện, thống nhất với nhau cùng vời thiên nhiên đã tạo
nên một nét văn hóa rất riêng đó là văn hóa Mường Lò.
1.1.3.

Truyền thống lịch sử văn hóa, cách mạng của Nghĩa Lộ


10


Là một thị xã miền núi, miền đất – con người Nghĩa Lộ mang trong
mình một bản sắc văn hóa đậm đà, riêng có đó là nét văn hóa Mường Lò.
Câu nói ví trở thành quen thuộc: Nhất Thanh, Nhì Lò… cho ta thấy đây
là một miền đất rộng lớn, phì nhiêu (cánh đồng Mường Lò rộng chỉ sau cánh
đồng Mường Thanh – Điện Biên). Không những vậy, nơi đây còn là địa danh
mang đậm truyền thống các dân tộc.
Vùng đất Nghĩa Lộ là cái nôi của 17 dân tộc chung sống như Thái,
Kinh, Tày, Mường …mỗi dân tộc đều mang trong mình một bản sắc riêng.
Người Kinh ở Nghĩa Lộ có một bộ phận cư trú từ lâu đời còn hầu hết
từ các tỉnh miền xuôi lên xây dựng kinh tế miền núi nhưng vẫn giữ những
nét tương đồng như ở dưới xuôi. Cùng với người Kinh, các dân tộc khác
như người Thái, người Tày, người Mường, người Khơ Mú…mỗi dân tộc có
một bản sắc văn hóa riêng thể hiện về trên cả lĩnh vực văn hóa vật thể và
phi vật thể.
Người Thái có trang phục độc đáo. Phụ nữ Thái mặc áo cỏm, đủ màu
sắc, đính hàng khuy bạc hình bướm, nhện, ve sầu…chạy trên đường nẹp xẻ
ngực, bó sát thân, ăn nhịp với váy dài màu thẫm, cuốn hình ống có hoa văn ở
gấu, thắt eo bằng thắt lưng xanh lá cây, đeo xà tích bạc bên hông. Đồ trang
sức của phụ nữ như hoa tai, nhẫn, vòng tay chủ yếu bằng bạc. Người Thái đen
đã có chồng phải “tẳng cẩu” (búi tóc). Phụ nữ Thái hầu hết có thân hình đẹp
bởi được lao động và mặc áo bó từ nhỏ. Nữ Thái đen đội khăn Piêu nổi tiếng
với hình hoa văn nhiều màu sắc sặc sỡ.
Nam người Thái mặc quần cắt theo kiểu chân què có cạp để thắt lưng;
áo cánh xẻ ngực có túi ở hai bên gấu vạt, người Thái trắng có thêm hai túi bên
ngực trái. Màu quần áo chủ yếu là màu thẫm.
Người Thái khéo tay, đặc biệt là phụ nữ Thái, giỏi nghề thủ công
truyền thống tiêu biểu là nghề dệt thổ cẩm. Nói về nghề dệt, người Thái có

câu thành ngữ “vợ con tay guồng, tay tơ”. Cộng đồng người Thái quan niệm:
gái tốt, gái đẹp phải là người khéo trong trồng bông dệt vải. Mọi thiếu nữ đều
được mẹ giáo dục, chăm chút từ nhỏ, truyền kinh nghiệm để khi cô gái đến
tuổi về nhà chồng đã có đủ áo váy, chăn đệm, ghế, gối….do chính tay mình
11


làm ra mang đi theo. Người Thái có câu ví đặc trưng “mí phải chăng pên ếm”
(có vải mới thành mẹ) thể hiện sự đảm đang, khéo léo của người phụ nữ.
Dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống lâu đời ở Nghĩa Lộ. Bao đời,
nghề trồng bông, dệt vải đã gắn bó với từng gia đình người Thái. Ngày nay,
nhiều nguyên liệu mới, hiện đại đã dần thay thế việc trồng bông, ươm tơ.
Khung cửi truyền thống cũng được cải tiến, chạy bằng điện, giảm bớt sức
người. Sản phẩm thổ cẩm của người Thái Nghĩa Lộ luôn được ưa chuộng và
đã có mặt ở nhiều nơi trong nước.
Y phục cổ truyền của người Tày làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm
chàm và hầu như không có thêu thùa, trang trí. Phụ nữ mặc váy hoặc quần, có
áo cánh bên trong hoặc áo dài bên ngoài.
Người Mường ở nhà sàn, kiểu nhà 4 mái, canh tác chủ yếu là lúa nước.
Rượu cần của người Mường nổi tiếng bởi cách chế biến và hương vị đậm đà
của men. Được đem ra mời khách quý và các cuộc vui tập thể. Phụ nữ Mường
cũng rất giỏi nghề thủ công như dệt vải, dệt thổ cẩm, đan lát. Trang phục tiêu
biểu của phụ nữ là khăn đội đầu và áo cánh ngắn màu trắng, váy đen có cạp
dệt hoa văn sặc sỡ và họa tiết phong phú…
Ngày nay, những trang phục truyền thống của các dân tộc Thái, Tày,
Mường thường chỉ được mặc vào các dịp lễ, dịp tết… và những người trung
tuổi trở lên.
Văn hóa ẩm thực Mường Lò cũng là một trong những đặc trưng của
văn hóa Mường Lò. “Muốn ăn gạo trắng, nước trong. Vượt qua đéo Ách vào
trong Mường Lò” là câu nói quen thuộc gợi nhớ về vùng đất Mường Lò trù

phú và sản vật đặc trưng của nơi đây.
Được thiên nhiên ưu đãi, lòng chảo Mường Lò với cánh đồng lúa thẳng
tắp đã cho những hạt nếp (nếp tan) đặc sản. Dưới bàn tay khéo léo của con
người, món xôi nếp là một trong những đặc sản khó quên nhất của Nghĩa Lộ.
Xôi Nghĩa Lộ dẻo thơm, ai đã thưởng thức một lần thì nhớ mãi. Xôi được đồ
bằng chõ gỗ, khi đơm không bày ra đĩa mà được đặt trong những chiếc giỏ
đan bằng giang xinh xắn (coóng khẩu).

12


Không chỉ có xôi, ở Nghĩa Lộ còn có nhiêu món đặc sản khác mà chỉ
riêng nơi đây mới có. Có thể kể đến món rêu nướng, rêu hấp (rêu ở dòng suối
Thia), măng chua, thịt trâu sấy, nộm hoa chuối rừng, rau xôi thập cẩm…
không quá cầu kì nhưng những món ăn nơi đây luôn hấp dẫn bởi hương vị của
các loại gia vị từ núi rừng (hạt sẻn, hạt dổi…)
Với một tiềm năng về văn hóa dân gian đậm đà bản sắc, các loại hình
biểu diễn nghệ thuật tiêu biểu của người Nghĩa Lộ. Đêm đến những đống lửa
hồng, ai ai cũng đắm say hòa mình trong điệu xòe. Người Mường Lò có câu
“không xòe không có lúa, không xòe thóc cạn bồ”. Xòe Thái có nhiều điệu
tiêu biểu như xòe quanh đống lửa, xòe nâng khăn mời rượu, xòe tiến lùi, xòe
tung khăn, xòe vòng tròn vỗ tay… Âm thanh trầm bổng, vũ điệu nhịp nhàng
của hội xòe tưng bừng hối hả, thôi thúc mọi người đến với vòng xòe. Trong
nhịp xòe, mọi người xích lại gần nhau hơn, thân ái, quây quần, đầm ấm. Điệu
xòe hôm nay không còn là của riêng người Thái mà đã trở thành tài sản vô giá
của nhân dân các dân tộc Mường Lò.
Ngoài ra, ở Nghĩa Lộ còn có các loại hình nghệ thuật tiêu biểu như
“Hạn Khuống” - một hình thức sân khấu sơ khai được các nhà nghiên cứu văn
hóa sơ khai hết sức chú ý.
Là một miền đất giàu truyền thống văn hóa, Nghĩa Lộ - Mường Lò là

quê hương gạo trắng, nước trong, được coi là xứ sở của nhiều lễ hội, cái nôi
tạo nên sắc thái văn hóa khá riêng biệt, đậm đà bản sắc dân tộc, nhất là mỗi
khi tết đến, xuân về, mùa màng thu hoạch xong xuôi. Lễ hội nào cũng chứa
đựng một tâm tưởng vừa kín đáo, vừa lan tỏa, bao trùm lên nó là sự thờ cúng,
tôn vinh các vị thần linh, các siêu nhân có công với bản, mường, với quê
hương đất nước, với tổ tiên. Lễ hội cũng là dịp giải trí, vui chơi, giao lưu,
củng cố tình cảm làng xóm, từ lễ hội này, trai gái được giao duyên, nhiều đôi
nên vợ, nên chồng. Lễ hội đã góp phần bồi đắp và phát triển ý thức cộng
đồng. Ở Nghĩa Lộ có những lễ hội đặc biệt như lễ hội Hoa Ban, lễ hội “Lồng
Tồng” (hội xuống đồng), lễ hội “Xên hươn – xên bản – xên mường” (cúng
nhà - cúng bản – cúng mường) cầu cho sức khỏe, làng bản ấm no, mùa màng
13


bội thu, mưa thuận, gió hoà, trâu bò đầy chuồng, thóc lúa đầy nhà…; lễ hội
trò chơi, lễ hội ẩm thực…. gắn liền với lễ hội là các trò chơi truyền thống của
các dân tộc như kéo co, ném còn, tómắclẹ, đánh yến, đu chà…Những trò chơi
không chỉ vui, hứng thú mà còn có ý nghĩa giao duyên, tỏ tình đậm đà.
Kho tàng văn hóa, nghệ thuật dân gian của các dân tộc ở Nghĩa Lộ
phong phú, nhiều thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, sử thi, ca
dao…. Với nhiều tác phẩm như “Sống chụ xôn xao”; “Ngọc Hánh đánh giặc
Cờ Vàng”, “Táy pú sắc”…, các làn điệu dân ca như khắp, then, lượn…cùng
nhiều loại nhạc cụ như đàn, trống, pí, chũm chọe, khèn…. tạo nên âm thành
trầm bổng, da diết.
Mỗi dân tộc ở Nghĩa Lộ có một bản sắc văn hóa riêng, độc đáo nhưng
luôn song hành hoặc hòa quyện vào nhau tạo nên một vùng đất văn hóa đặc
sắc mà ít nơi có được đó là văn hóa Mường Lò. Ngày nay, dưới ánh sáng của
Đảng, các giá trị truyền thống văn hóa đó luôn được bảo tồn, giữ gìn và phát
huy. Thị xã đã chủ động tổ chức xây dựng phong trào văn hóa, văn nghệ trong
đó chú trọng bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc,

quan tâm xây dựng các đội văn nghệ quần chúng, khôi phục các loại hình tổ
chức sinh hoạt văn hóa dân gian ở cơ sở, từng bước đáp ứng nhu cầu guyện
vọng của nhân dân trong việc hưởng thụ các giá trị văn hóa của dân tộc mình,
góp phần xây dựng thị xã Nghĩa Lộ trở thành một thị xã văn hóa tiêu biểu của
cả nước.
Trải qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, với một vị
trí chiến lược khá quan trọng trong khu vực Tây Bắc của Tổ Quốc, trên mảnh
đất Nghĩa Lộ nhiều thế lực phong kiến, thực dân, đế quốc đã nhiều lần xâm
chiếm. Nhân dân các dân tộc Nghĩa Lộ không chỉ cần cù trong lao động, sáng
tạo trong văn hóa mà còn có truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm, bảo
vệ quê hương, đất nước, độc lập dân tộc, chủ quyền của đất nước.
Năm 1075, mảnh đất này đã có nhiều dân binh đi theo Thái úy Lý
Thường Kiệt chống quân xâm lược nhà Tống.
14


Năm 1258, giặc Nguyên – Mông sang xâm lược nước ta lần thứ nhất,
nhân dân các dân tộc Mường Lò đã cùng nhân dân các vùng lân cận anh dũng
chống giặc cản bước tiến của chúng tiến về kinh thành dưới sự chỉ huy của
Lãnh binh Hà Chương, Hà Bổng.
Trong lần thứ hai xâm lược của quân Nguyên – Mông (năm 1285),
nhân dân các dân tộc Nghĩa Lộ đã giúp đỡ, ủng hộ đạo quân của tướng Trần
Nhật Duật.
Mùa xuân năm 1872, giữa lúc bản làng đang yên vui thì giặc Cờ Vàng
do tướng Dịp Tài cầm đầu từ đất Vân Nam - Trung Quốc tràn sang vùng Tây
Bắc Việt Nam xâm chiếm, cướp bóc, tàn phá. Giặc Cờ Vàng tàn ác, đi đến
đâu là gây ra cảnh đốt nhà, giết người, hãm hiếp phụ nữ.
Mường Lò là mảnh đất đầu tiên của vùng Tây Bắc bị bọn xâm lược
giày xéo. Với lòng yêu bản, yêu mường, nhân dân các dân tộc MườngLò dưới
sự chỉ huy của thủ lĩnh Cầm Ngọc Hánh đã đứng dậy chống lại kẻ thù. Khi

chúng vượt sông Hồng, mới đến đất Âu Lâu, nghĩa quân đã chủ động tiến
đánh, song do thế giặc mạnh nên nghĩa quân đã về cố thủ tại đất Mường Lò.
Đội Nhất – người chỉ huy của Cầm Ngọc Hánh đã anh dũng hy sinh tại Đồng
Bằng. Tại lòng chảo Mường Lò, trận giáp chiến đầu tiên do 2 vị tướng của
nghĩa quân là Cầm Hiệp và Cầm Tú chỉ huy đã diễn ra rất ác liệt từ chân dốc
Thái Lão đến Bằng Bon. Trong trận này, Cầm Hiệp bị chúng bắt và chém
đầu. Mặc dù vậy, dưới sự lãnh đạo của các tướng, nghĩa quân làm cho lũ giặc
thiệt hại lớn, chặn bước tiến xâm lược của chúng….
Để chống lại kẻ thù, căn cứ Viềng Lò, Viềng Công được thành lập và
xây dựng kiên cố. Nghĩa quân và nhân dân gấp rút củng cố lực lượng, đào
thành, đắp lũy. Nhiều lần giặc đánh đến Viềng Công nhưng đều thất bị thảm
hại. Sau này, do sự phản bội của Cầm Chiêu, giặc đã chiếm được thành.
Chúng thẳng tay tàn sát dân lành, làm cho vùng đất phì nhiêu này không còn
sự sống, đâu đâu cũng dâng lên niềm oán hận. Những người dân còn lại đã
phiêu dạt lên những vùng đất xa xôi sinh sống và tìm cách chống lại chúng.
15


Sau khi chiếm được cả vùng đất Mường Lò, giặc Cờ Vàng mở rộng
phạm vi xâm lược lên Gia Hội, Tú Lệ, Ngọc Chiến, vượt sông Đà sang Sơn
La, Thuận Châu, Mường Lò trở nên hoang tàn, vườn không, nhà trống. Lũ
giặc tàn bạo sau một thời gian cướp của, giết người đã gặp phải thú dữ, bệnh
tật, lương thảo cạn kiệt đã phải tháo chạy khỏi đất Mường Lò. Nhân dân
Mường Lò dưới sự chỉ huy của Cầm Tám sau ba năm phiêu dạt đã trở về lập
lại bản mường. Với đôi bàn tay cần cù lao động, được sự che chở, giúp đỡ của
nhân dân các dân tộc vùng lân cận và tình yêu quê hương, bản làng dần dần
trở lại cảnh đầm ấm yên vui.
Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta. Tháng 2
năm 1886, sau khi làm chủ được thành Hưng Hóa, thực dân Pháp do tướng
Gia-Mông chỉ huy đã tràn lên thượng lưu sông Hồng đánh chiếm Yên Bái.

Mất thành Hưng Hóa, Bố chánh Nguyễn Quang Bích và Nguyễn Văn Giáp đã
rút về lập căn cứ ở vùng Sông Thao. Nghĩa quân chiến đấu hết sức dũng cảm
với tinh thần và ý chí cao. Phong trào chống Pháp do Nguyễn Quang Bích
trực tiếp chỉ huy đã phát triển vào các căn cứ như Đại Lịch, Mường Lò,
Mường Cơi….Đồng bào các dân tộc Thái, Dao, Mông, Mường đã hết lòng
ủng hộ nghĩa quân. Dưới sự chỉ đạo của lãnh binh Vương Văn Doãn, nghĩa
quân đã đẩy lùi cuộc tấn công của giặc Pháp vào căn cứ lòng chảo Mường Lò.
Sau lần tấn công tháng 7 năm 1888 thất bại, 2 tháng sau, thực dân Pháp
tổ chức tấn công Nghĩa Lộ bằng 2 mũi. Phía Đông gồm 400 quân do Bô-Xê
chỉ huy từ Ngòi Hút đến; mũi thứ 2 gồm 384 quân do Béc-giê tiến từ Ngòi
Lao đến. Địch bị chặn đánh ở nhiều đoạn đường hẻm, núi cao nên thiệt hại
khá nặng. Một tốp nghĩa quân do Phạm Đình Tế, Phạm Thọ chỉ huy đã cùng
lãnh binh Lý Hữu Kim tấn công địch ở Khe Thắc – nằm trên đèo Ách. Tháng
9 năm 1888, Đại úy Pháp là Sa-pơ-lê đưa quân vào xây dựng đồn Nghĩa Lộ
đã bị nghĩa quân bao vây, Pháp buộc phải cứu viện. Khi hai cánh quân của đại
úy Buy-kê và Trung úy Nooc-kê đến giải cứu đều bị đánh bại và tiêu diệt một
phần. Nghĩa quân của Đặng Phúc Thành và Đào Chính Lục đã khống chế
16


đường Nghĩa Lộ - đèo Hát đánh tan một cánh viện quân khác do Thái úy
Grôđa chỉ huy [2; 42].
Ngày 26/11/1889, thực dân Pháp tập trung một lượng binh lực lớn do
Thiếu tá Pen-nơ-canh chỉ huy tiến từ sông Hồng và sông Đà đến Nghĩa Lộ.
Chúng thẳng tay khủng bố và đàn áp phong trào yêu nước của nhân dân các
nghĩa sỹ. Lực lượng mỏng còn lại của nghĩa quân rút về thượng huyện Văn
Chấn để củng cố song cũng bị chúng truy quét hết sức quyết liệt để đè bẹp
phong trào.
Tháng 1 năm 1890, đại bản doanh chống Pháp của Nguyễn Quang Bích
ở Mường Lò đã bị tan rã.

Những năm sau đó, nhân dân các dân tộc Nghĩa Lộ và nhân dân các
vùng lân cận liên tục nổi dậy chống ách thống trị của giặc Pháp và tay sai, đặc
biệt có lần phối hợp lực lượng của nghĩa quân tổ chức đánh úp đồn Tú Lệ,
tiêu diệt nhiều sinh lực địch.
Mặc dù rất dũng cảm chiến đấu, song tương quan lực lượng quá lớn
nên thực dân Pháp đã chiếm được Nghĩa Lộ. Các phong trào yêu nước của
nhân dân các dân tộc nổi dậy chống thực dân thời kỳ cuối thế kỉ XIX không
thành công nhưng đã khơi dậy ý chí căm thù, thức tỉnh lòng yêu nước để
những năm sau này, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân
các dân tộc đã đứng lên, đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập tự do cho dân
tộc trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Truyền thống đoàn kết, anh dũng, kiên cường của nhân dân các dân tộc
Nghĩa Lộ trong đấu tranh chống các thế lực phong kiến và ngoại xâm, cần cù
trong lao động sản xuất được phát huy cao độ trong cuộc chiến tranh vệ quốc
vĩ đại của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng sau này.
1.2.

Nghĩa Lộ dưới thời Pháp thuộc và trong Cách mạng tháng Tám năm
1945

17


1.2.1.

Nghĩa Lộ dưới ách thống trị của phong kiến, thực dân và phong trào đấu
tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc giành độc lập trong cách mạng
tháng Tám năm 1945 (1886 – 1945)
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Triều đình nhà
Nguyễn hèn yếu đã kí hiệp ước đầu hàng dâng nước ta cho giặc.

Năm 1886, thực dân Pháp đánh chiếm Yên Bái, chúng bố trí, phân chia
toàn bộ lực lượng quân đội viễn chinh thành các quân khu. Với chính sách
vừa xâm lược, vừa bình định, năm 1888, thực dân Pháp tiến hành xây dựng hệ
thống đồn binh chốt giữ các tiểu quân khu. Đồn Nghĩa Lộ được chúng tiến
hành xây dựng tháng 9 năm 1888.
Tháng 8 năm 1891, Toàn quyền Đông Dương là Đờ-la-nét-xăng đã ra
nghị định bãi bỏ các quân khu để lập ra các Đạo quan binh hoàn toàn nằm
trong chế độ quân quản, chịu sự chỉ đạo tối cao của Tổng tư lệnh quân đội
Pháp ở Đông Dương và Thống xứ Bắc Kỳ. Tổ chức dưới Đạo quan binh là
các Tiểu quân khu. Tiểu quân khu phụ Nghĩa Lộ thời kỳ này trực thuộc Đạo
quan binh thứ tư miền thượng du Bắc Kỳ. Năm 1899, tiểu quân khu Nghĩa Lộ
sáp nhập với tiểu quân khu Yên Bái.[2; 45]
Sau 10 năm đặt địa phương dưới chế độ cai trị theo kiểu quân quản,
ngày 11 tháng 4 năm 1900, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập
tỉnh Yên Bái. Nghĩa Lộ thời kỳ này thuộc tổng Phù Nham, huyện Văn Chấn,
tỉnh Yên Bái.
Để quản lí và điều hành, thực dân Pháp đã thành lập hệ thống chính
quyền do họ đứng đầu và hệ thống chính quyền của người dân địa phương.
Ở tỉnh Yên Bái, hệ thống chính quyền người địa phương được sắp xếp theo
tiêu chuẩn của tỉnh nghèo và nhỏ ở Bắc Kỳ. Đứng đầu châu Văn Chấn (sau
đổi thành phủ Văn Chấn) là Tri châu (sau là Tri phủ), giúp việc có từ 1 – 2
thông lại, 1 - 2 lệ mục và 6 lính lệ. Châu Văn Chấn là một châu rộng vì vậy
có thêm một chức là Châu úy được tuyển trong số chánh tổng từ dịch để
phụ trách việc trị an, cảnh sát. Năm 1920, chúng lập thêm chức Chánh tri
18


châu. Vùng nam tổng Nghĩa Lộ đứng đầu là Chánh phó tổng, ở xã có Lý
trưởng, Phó lý, Xã đoàn. Các vùng lân cận như Tú Lệ, Trạm Tấu đừng đầu
là Thống lý và Phó thống lý, ở xã có Thống quán và Phó thống quán [2; 46]

… ngoài bộ máy chính quyền tay sai, chúng còn dựa vào các thế lực của
các dòng họ phong kiến.
Về lực lượng cảnh sát, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập
một lực lượng trợ thủ gọi là những đoàn Batidăng (lính dõng) tại các bản
làng. Lính dõng được tuyển chủ yếu trong thanh niên được cấp súng và tổ
chức thành tổng đoàn, xã đoàn để thực thi việc giữ gìn an ninh ở cơ sở, truy
lùng và áp giải tội phạm. Do không được cấp lương nên khi nào thực thi công
vụ với cảnh sát, lính cơ hoặc lính khố xanh thì được trợ cấp theo thời gian
tham gia, được miễn phu đài tạp dịch (làm dõng 15 năm thì miễn suốt đời, khi
thi hành công vụ bị thương nhẹ thì miễn 1 – 3 năm; có tật thì miễn suốt đời…)
ở Châu Văn Chấn có 49 lính dõng. Ngoài ra các tổng, xã đều có lính lệ
chuyên việc hầu hạ được đặt dưới sự chỉ huy của lại mục.
Lực lượng quân sự của thực dân Pháp còn lớn hơn. Đồn lính khố xanh
Nghĩa Lộ, Tú Lệ được xây dựng khá kiên cố, lúc nào cũng có 20 – 30 lính
khố xanh chốt giữ và tuần tiễu.
Thực dân Pháp đã dùng nhà tù là công cụ để trừng phạt, đàn áp những
người chống đối. Ở huyện và châu, chúng lập nơi tạm giam. Nhà tù đặt tại
Yên Bái, sau đó chúng mở rộng xây thêm căng Nghĩa Lộ để giam giữ tù chính
trị. Từ năm 1930 trở đị, căng Nghĩa Lộ thay đổi chế độ quản lý, mở rộng và
nâng cấp thành nơi lưu đày tù chính trị; tuy vẫn do Công sứ Yên Bái quản lý
nhưng nó đã trở thành nhà tù cấp Đông Dương. Khi chiến tranh thế giới nổ ra,
thực dân Pháp bắt các tù chính trị phạm đã được thả trước đây về tạm giam tại
nhà tù Nghĩa Lộ.
Chỉ tính đến tháng 6 năm 1931, nhà tù Nghĩa Lộ đã giam giữ 161 phạm
nhân (38 tạm giam, 28 bị Tòa đệ nhị cấp Pháp kết án, 16 Tòa đệ nhị cấp bản
xứ kết án và 79 giải từ nhà tù Hỏa Lò – Hà Nội lên). Tù nhân ở đây bị đưa đi
19


lao động mở mang sửa chữa đường phố, nhà cửa dinh thự ở nhiều nơi trong

tỉnh [2;47].
Với một địa bàn rộng lớn, xa xôi và thành phần dân cư đa dân tộc.
Thực dân Pháp đã ráo riết hoàn thiện bộ máy cai trị. Điều đó đã làm cho
nhân dân dưới hai tầng áp bức của thực dân, phong kiến ngày càng trở nên
cực khổ hơn.
Với chính sách khai thác thuộc địa, thực dân Pháp áp dụng hai hình
thức bóc lột dã man nhất là thuế và phu đối với người dân Nghĩa Lộ.
Người dân phải đóng thuế cho thực dân khá nặng. Thuế thân (đinh),
thuế điền thổ, thuế rừng… là những loại thế trực thu. Thuế đinh, mỗi năm 3
đồng một xuất. Chúng dùng thủ đoạn tinh vi là rút ngắn độ dài của thước ta để
nâng thuế ruộng lên gấp rưỡi. Tùy từng thời kỳ, thực dân Pháp điều chỉnh
mức thu để tăng mức thuế. Sau đại chiến thế giới thứ nhất đến năm 1944,
chúng điều chỉnh 5 lần thuế thân, mức thuế tăng gấp 2 lần. Thuế điền điều
chỉnh 3 lần và mức tăng 1,5 lần. Cùng với thuế đinh, thuế điền người dân
người dân còn phải đoàng thuế đảm phụ, thuế quốc phòng… Các chức dịch
trong làng, bản đều có ruộng công, ruộng chức. Nông dân còn phải làm
“Cuông” cho họ [2; 48].
Ngoài thuế trực thu, chính quyền thực dân còn đặt ra nhiều loại thuế
gián thu đánh vào các mặt hàng thiết yếu như muối ăn, thuốc lào, diêm…bắt
người tiêu thụ phải gánh chịu. Chúng sử dụng muối ăn như một công cụ hữu
hiệu nhằm khống chế phong trào của nhân dân. Chính quyền thực dân bòn rút
tiền của, mồ hôi, nước mắt của người dân bằng cách bắt họ tiêu thụ thuốc
phiện, rượu từ các ty thuốc phiện, ty rượu độc quyền.
Không chỉ phải nộp thuế cho chính quyền thực dân, người dân Nghĩa
Lộ phải nộp tô lao dịch kết hợp với cống vật theo kiểu phong kiến cho các
chức sắc địa phương, chưa kể các khoản phụ thu, lạm bổ do bọn hương lý
từng tổng, từng lý đặt ra. Hằng ngày, chúng còn hạch sách bắt đồng bào mang

20



cơm rượu, bàn đèn hầu hạ, bắt đào ao, nấu rượu, lấy củi, đánh cá, cắt cỏ ngựa
cho gia đình chúng.[2; 49]
Chế độ thuế khóa thực dân, phong kiến đưa người dân Nghĩa Lộ vào
chỗ điêu đứng. Chỉ có những gia đình có chức sắc trong bộ máy cai trị mới
khấm khá còn hầu hết đều lâm vào cảnh thiếu đói, cùng quẫn.
Phu phen, tạp dịch nhằm bóc lột nhân công rẻ mạt được chính quyền
thực dân triệt để thi hành. Hàng năm, người dân đinh phải đi phu. Phu làm
đường, xây dựng nhà tù, xây đồn Tú Lệ, khai thác gỗ, gánh thuốc phiện sang
Lào… Sốt rét, đòn roi và cả thú dữ khiến nhiều dân phu đi không trở lại. Bình
quân, mỗi dân đinh phải chịu từ 25 đến 30 ngày làm phu.
Đặt xong nền thống trị, thực dân Pháp đã ồ ạt nhảy vào tranh cướp đất
đai để lập đồn điền, các chủ ở dưới xuôi đã di chuyển dân lên thành lập tiểu
đồn điền. Người dân địa phương dần mất đai, trở thành kẻ làm thuê cho các
điền chủ.
Thực hiện chính sách ngu dân để cai trị, suốt nhiều năm chiếm đóng
chúng không mở một lớp học nào. Mãi đến năm học 1913 – 1914, chúng mới
mở trường ở Nghĩa Lộ với 21 học sinh. Năm 1918, nhà cầm quyền Pháp cho
phép mỗi làng, xã nếu có trên 500 xuất đinh (dưới số này thì nhiều xã gộp lại
có thể mở một trường tiểu học Pháp – Việt dành riêng cho con trai và phải
chịu toàn bộ kinh phí và trang thiết bị, trả lương cho giáo viên. Bậc tiểu học
Pháp – Việt lúc này chia ra số học sinh 3 năm (lớp năm, lớp tư, lớp ba), mở ở
làng xã gọi là hương học. Năm 1936, cả phủ Văn Chấn có 3 trường trong đó
Nghĩa Lộ có 1 trường gồm 3 lớp [2; 50]. Với số trường lớp ít ỏi như vậy nên
số học sinh cũng thưa thớt. chủ yếu là con em những gia đình khá giả và có
chức sắc trong chính quyền thực dân và bản xứ mới được đi học. Hầu hết mới
đạt tới trình độ sơ học yếu lược; số có bằng sơ học Pháp – Việt rất ít.
Việc chăm lo sức khỏe cho nhân dân không được chế độ thực dân và bộ
máy cai trị quan tâm. Dịch tả và sốt rét vẫn là hai căn bệnh đe dọa sinh mệnh
con người. Cả tỉnh chỉ có một nhà thương, các phủ chỉ có một trạm xá cơ sở

21


vật chất nghèo nàn, thầy thuốc ít ỏi mà chủ yếu phục vụ cho người Pháp và
các quan lại bản xứ. Người dân ốm đau, bệnh tật chỉ biết trông cậy vào mấy
loại lá, rễ cây gia truyền, cúng bái và phó mặc vào sự may rủi của số phận. Vì
thế, nạn hữu sinh vô dưỡng của đồng bào các dân tộc là phổ biến.
Thống trị nước ta, thực dân Pháp ngoài việc triệt để thi hành chính sách
ngu dân, chúng còn ru ngủ ý thức phản kháng của nhân dân nhằm tạo ra một
lớp người chỉ biết tin vào sức mạnh của nền văn minh phương Tây và khiếp
sợ súng đạn, uy lực của họ. Tuy nhiên, dưới ách thống trị hà khắc đó đã làm
tăng ý thức phản kháng, lòng căm thù giặc ngoại xâm, thắp sáng lên ngọn lửa
yêu nước, khát vọng độc lập tự do của một dân tộc giàu truyền thống yêu
nước. Dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến, sự phân hóa xã hội ở
Nghĩa Lộ biểu hiện rất rõ rệt.
Giai cấp địa chủ: Là con cháu thế tập của các thế hệ tù trưởng, thị tộc
thời phong kiến, là điền chủ phát canh thu tô bóc lột sức lao động từ ruộng
đất; là tầng lớp thượng lưu ở nông thôn tập trung tích tụ vào tay một khối
lượng tài sản trở thành địa chủ, cường hào và phú nông. Lớp người ấy đã và
đang có các chức dịch lớn bé khác nhau trong chính quyền bản xứ. Hình thức
bóc lột của họ vừa mạng tính phổ biến vừa mang tính đặc thù ở miền núi như
phát canh ruộng đất; cho vay mượn trâu bò thu tô, tức; phạt vạ, chiết công,
gán nợ cao nhất là lao dịch không công (đi ở). Họ tự cho mình quyền sở hữu
các con suối, cánh rừng. Người dân bẫy được thú lớn, bắt được cá to đều phải
nộp cho chúng. Tuy nhiên, so với các địa phương khác, giai cấp này ở Nghĩa
Lộ không nhiều, tài sản không lớn. Tính cố kết cộng đồng đậm nét. Khi có
Đảng lãnh đạo, họ sớm nhận thức và đi theo con đường cách mạng.
Giai cấp nông dân: Là tầng lớp cơ bản trong chế độ thực dân phong
kiến ở Nghĩa Lộ lúc bấy giờ. Là tầng lớp bị bần cùng hóa. Họ thiếu ruộng
phải đi làm thuê, cấy rẽ, nộp tô theo tỷ lệ mà địa chủ quy định. Một bộ phận

quá nghèo khổ không còn tư liệu sản xuất, phải đem thân đi ở cho địa chủ và
chức dịch làng xã, trở thành kẻ hầu hạ, sai bảo của tầng lớp trên.
22


Nông dân chiếm đa số trong dân số ở địa phương. Họ có tư liệu sản
xuất ở các mức khác nhau, ý thức giai cấp chưa rõ ràng như ở các vùng đồng
bằng. Bản chất của họ là thật thà chất phác. Mặc dù luôn nung nấu căm thù,
dưới sự áp bức bóc lột nặng nề nhưng sự phản kháng của giai cấp này chưa
mạnh mẽ. Họ luôn đứng lên đấu tranh nhưng mức độ không quyết liệt. Nhiều
hình thức như chống đi phu, đi lính, chây ỳ nợ địa tô… song cũng thất bại vì
thiếu một người cầm đầu lãnh đạo, thiếu đường lối đúng đắn giải phóng khỏi
chế độ thực dân phong kiến.
Tầng lớp tiểu thương Nghĩa Lộ nhỏ bé. Họ là người ở xuôi lên, người
Hoa nơi khác đến chịu khó làm ăn, buôn bán với lưng vốn nhỏ, kinh doanh
các mặt hàng thiết yếu phục vụ cuộc sống. Năm 1935, thực dân Pháp cho xây
chợ Nghĩa Lộ, hàng hóa thông thương hơn, họ là các đầu mối cho các thương
lái ở xuôi lên buôn bán, trao đổi hàng hóa, sản vật từ rừng. Những người này
cũng bị o ép, thuế khóa nặng nề như môn bài, thuế chợ, thuế thân… Họ cũng
chịu cuộc sống nô lệ của một người dân mất nước.
Tầng lớp binh lính: là công cụ chính dùng để đàn áp của chế độ thực
dân, phong kiến với lực lượng lớn đóng giữ các đồn binh. Ngoài ra còn có
một bộ phận là lính cơ, lính dõng làm nhiệm vụ canh gác ở đồn, nhà tù, thừa
hành mệnh lệnh tại huyện, phủ. Trong tầng lớp này, một phần là những nông
dân nghèo bị bắt lính hoặc không muốn đi phu phen tạp dịch nên đăng đi lính.
Binh lính người địa phương bị thực dân Pháp khinh rẻ, thường coi là bia đỡ
đạn. Những người lính làm việc trong nhà tù (căng) có điều kiện tiếp xúc với
tù chính trị, được cảm hóa tuyên truyền bước đầu được giác nhộ cách mạng.
Trước Cách mạng tháng Tám 1945, dưới ách thống trị của thực dân,
phong kiến, miền đất Nghĩa Lộ cũng như một xã hội Việt Nam thu nhỏ là:

Giai cấp thống trị, bóc lột tuy số lượng ít nhưng nắm nhiều quyền lực, chi
phối mọi mặt của xã hội. Nhân dân lao động các dân tộc bị bóc lột đến tận
cùng. Phân hóa xã hội sâu sắc. Xã hội tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản có tình
chất đối kháng: mâu thuẫn của nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và
23


tay sai; mâu thuẫn giữa nhân dân lao động với giai cấp địa chủ phong kiến.
Chỉ khi có ánh sáng của Đảng Cộng sản Việt Nam soi đường với một
đường lối giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp một cách đúng đắn, các
mâu thuẫn trên đã được giải quyết triệt để. Dưới ngọn cờ của một chính
Đảng chân chính, nhân dân đã vùng dậy đấu tranh đòi quyền sống, quyền
độc lập tự do và quyền mưu cầu hành phúc. Đó là hiện thực lịch sử không
thể phủ nhận được.
1.2.2.

Cuộc vận động giải phóng dân tộc và khởi nghĩa giành chính quyền trong
Cách mạng thánh Tám năm 1945 (1944 – 1945)
Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một giai
đoạn mới trong lịch sử dân tộc, giai đoạn cách mạng Việt Nam do giai cấp
công nhân lãnh đạo đề ra đường lối đúng đắn với nội dung cơ bản là đánh
đổ đế quốc và phong kiến, giành độc lập, thực hiện người cày có ruộng,
đảm bảo quyền tự do, bình đẳng cho mọi người. Với đường lối cách mạng
của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi tên là Đảng Cộng sản Đông
Dương) đã nhanh chóng quy tụ các lực lượng yêu nước đứng lên đấu tranh,
tạo nên các cao trào cách mạng 1930 – 1931; cao trào đấu tranh dân chủ
1936 – 1939 đó thực sự là các cuộc diễn tập cho Cách mạng tháng Tám
năm 1945 giành thắng lợi.
Mặc dù ở xa trung tâm tỉnh lị, song do giao thông tương đối thuận tiện
vì vậy những ảnh hưởng của Đảng Cộng sản và phong trào cách mạng đã đến

vùng nam Tổng Nghĩa Lộ.
Năm 1943, căn cứ cách mạng Vần – Hiền Lương được thành lập. Từ
đây, phong trào cách mạng đã được lan rộng ra các vùng lân cận.
Thành 11/1944, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Bình Phương, một
đoàn cán bộ đã đi từ Na Sang (Trấn Yên) qua Thanh Bồng (Đại Lịch),
Thượng Bằng La, Cửa Nhì, Tú Lệ, Nậm Khắt sang Sơn La hoạt động, các
thành viên của đoàn chỉ một thời gian ngắn đã giải thoát thành công cho

24


đồng chí Lê Thanh Nghị cùng 200 cán bộ tù chính trị đang bị địch áp giải
về xuôi an toàn [2; 56].
Tháng 2 năm 1945, thực dân Pháp chuyển gần 100 tù chính trị từ căng
Bá Vân (Thái Nguyên) về giam tại căng Nghĩa lộ [1; 34]. Đi qua các vùng
dân cư, đoàn tù đã hát vang các bài ca cách mạng, tranh thủ tuyên truyền các
chính sách của Mặt trận Việt Minh. Quần chúng nhân dân ở ven đường đã
mang thức ăn, nước uống ủng hộ và giúp đỡ họ. Hình ảnh đoàn tù tay chân bị
xiềng xích song vẫn lạc quan, khiến quần chúng rất khâm phục tinh thần cách
mạng của các tù chính trị. Tới căng Nghĩa lộ, chi bộ nhà tù đã có kế hoạch
vận động, tuyên truyền cách mạng. Đồng chí Trần Huy Liệu – Bí thư chi bộ
nhà tù đã cử một số đồng chí được ra ngoài lao động tiếp xúc với lính gác
căng làm công tác binh vận và tiếp xúc với quần chúng nhân dân bắt mối liên
lạc giữa nhà tù và các gia đình ngoài phố. Chỉ trong một thời gian ngắn tiếp
xúc, các đồng chí Trần Huy Liệu, Trần Đức Sắc đã nhanh chóng chiếm được
cảm tình và sự giúp đỡ của họ. Một số gia đình vốn là dân nghèo di cư từ Thái
Bình – Nam Định – Nghệ An tới đây lập nghiệp vốn là quê hương cách mạng
nên rất dễ cảm thông với tù chính trị. Sau khi được tuyên truyền và giác ngộ,
các gia đình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ về thuốc men, lương thực, thực
phẩm, quần áo, giấy bút, mực, và trao đổi tin tức thường xuyên với các đồng

chí trong căng. Có những hoạt động tích cực giúp đỡ và giác ngộ cách mạng
là gia đình các ông Nguyễn Văn An (giáo An), ông Nguyễn Đăng Kỳ (Cả
Nho), Bùi Đức Ngạc (Chắt Ngạc), Lâm Văn Hiệp, gia đình bà Trương Thị
Xuân, cụ xếp Thiệu, cô Thông…họ là những công chức, buôn bán nhỏ, thợ
may, y tá và người lao động ở phố Nghĩa Lộ.
Trong nhà tù, chi bộ đã quyết định ra báo “Đường Nghĩa” để tuyên
truyền cách mạng và hướng dẫn công tác cho cán bộ, đảng viên, phát hành tói
từng tổ Đảng và quần chúng do đồng chí Trần Huy Liệu làm chủ bút. Nội
dung của các số báo đều tập trung vào việc vạch tội tội ác của Nhật – Pháp,
thông báo tin tức, phổ biến một số kinh nghiệm xây dựng và phát triển cơ sở
25


×