Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Thực chất và ý nghĩa của học thuyết về mâu thuẫn trong triết học Heghen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.73 KB, 75 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
1. Tính cấp thiết của đề tài
1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4
6. Đóng góp của khóa luận
5
7. Kết cấu của khóa luận
5
NỘI DUNG
6
CHƯƠNG 1: THỰC CHẤT CỦA HỌC THUYẾT MÂU THUẪN
TRONG TRIẾT HỌC HÊGHEN
6
1.1.1. Khoa học lôgích
6
1.1.2. Triết học tự nhiên
13
1.1.3. Triết học tinh thần
16
1.2. Nội dung của “Học thuyết mâu thuẫn” trong triết học hêghen
26


1.2.1. Một số quan niệm trước hêghen về mâu thuẫn
1
26
1.2.2. Sự triển khai “Học thuyết mâu thuẫn” của Hêghen
30
CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA HỌC THUYẾT VỀ MÂU THUẪN
TRONG TRIẾT HỌC HÊGHEN
36

2.1. Ýù nghóa của “Học thuyết mâu thuẫn” đối với hệ thống triết học
của hêghen
36
2.1.1. Ýù nghóa của học thuyết mâu thuẫn với “Khoa học lôgích”
36
2.1.2. Ýù nghóa của “Học thuyết mâu thuẫn” với “Triết học tự nhiên”
41
2.1.3. Ýù nghóa của “Học thuyết mâu thuẫn” với “Triết học tinh thần”.
42
2.2. Ýù nghóa của “Học thuyết mâu thuẫn” với lòch sử tư tưởng nhân
loại
44
KẾT LUẬN
67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
70
2
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nhà sáng lập học thuyết nguyên tử, đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật cổ
đại – Lơxíp đã từng nói: “Không có sự vật nào phát sinh một cách vô cớ, mà

tất cả đều phát sinh trên một căn cứ nào đấy và do tính tất nhiên”.
Đúng như vậy, điều này đã gây tranh cãi trong suốt chiều dài lịch sử
triết học với hai trường phái chính duy vật và duy tâm. Tuy nhiên Lútvích
Phơ Bách đã từng nhận xét rằng: “Chân lí không phải là chủ nghĩa duy vật
hay chủ nghĩa duy tâm, mà chân lí chính là nhân bản học”. Trên một số khía
cạnh nào đó chủ nghĩa duy vật sẽ không bao giờ hoàn thiện nếu thiếu chủ
nghĩa duy tâm. Bởi nó chính là hai mặt thống nhất của một vấn đề, đó là vấn
đề lịch sử triết học. Thật sai lầm khi đứng trên đỉnh cao của chủ nghĩa Mác –
Lênin để nhìn chủ nghĩa duy tâm bằng một con mắt. Đừng quên rằng đỉnh cao
của triết học duy tâm Đức cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là tiền đề trực tiếp
cho triết học Mác – Lênin mà đại biểu của nó không ai khác ngoài triết gia lỗi
lạc Gioócgiơ Vinhem Phriđrích Hêghen (1770 – 1831).
Đối với hầu hết chúng ta triết học Hêghen quả là một dấu chấm hỏi to
tướng. Ở ông có sự hội ngộ và lan tỏa của các dòng triết học đương đại, đến
nỗi người ta phải lấy ông làm ngã rẽ cho lịch sử triết học. Đúng như vậy, triết
học của Hêghen là một hệ thống đồ sộ, những lĩnh vực nghiên cứu của ông
đâu đâu cũng mở ra cho nhân loại một chân trời mới. Cho đến nay ngót gần
hai thế kỉ, đứng trước ngưỡng của thế kỉ XXI mà ngoảnh lại người ta phải
bàng hoàng và lạ lẫm. Vậy Hêghen là ai? Vai trò của con người này ra sao? Ở
ông có gì đặc biệt?.
Gioócgiơ Vinhem Phriđrích Hêghen (1770 – 1831) là triết gia thuộc dòng triết
học cổ điển Đức, là người đầu tiên trong lịch sử triết học trước Mác đã trình
bày một cách có hệ thống phép biện chứng mà sau này nó trở thành nội dung
3
cốt cán của triết học Mác – Lênin. Tất cả những tư tưởng này được ông luận
giải trong tác phẩm đồ sộ “Lôgích học” với việc trình bày ba qui luật và
những cặp phạm trù cơ bản.
Việc này đã xứng đáng đưa Hêghen trở thành triết gia thiên tài trong mọ triết
gia thiên tài. Trong hoạt động vật chất phong phú và đa dạng đang diễn ra
hàng ngày hàng giờ. Dù bất cứ ở lĩnh vực nào trong tự nhiên, xã hội, tư duy

hay trong sự sinh thành, tồn tại, phát triển và diệt vong của một hạt bụi, một
con người hay cả một thể chế xã hội đâu đâu cũng có sự hiện hữu của cái gọi
là “mâu thuẫn”.
Vậy thế nào là mâu thuẫn? Vai trò của nó ra sao? Ai là người trình bày
một cách có hệ thống nhất trong lịch sử triết học trước Mác?. Để trả lời những
câu hỏi này không còn cách nào khác chúng ta phải ngược dòng lịch sử triết
học để đến với con người này. Chưa hẳn là tiến quá sâu vào lịch sử để tìm lại
Hêraclít, Arixtốt, Đêmôcrít hay Lão Tử hoặc phải mở những cánh cửa nặng
nề của nhà thờ Thiên chúa giáo để gặp Oguytxtanh, Tômát Đacanh. Cũng
không cần phải quay lại thời kì phát sinh của chủ nghĩa Tư bản để tìm
Ph.Bêcơn, Đêcáctơ hay Spinôza… mà chúng ta hãy đến với nước Đức giai
đoạn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX để chiêm nghiệm tài năng của một triết
gia thiên tài, nhà biện chứng bẫm sinh G.V.P Hêghen. Plêkhanốp – một học
giả uyên bác đã nhận xét rằng: “Chắc chắn sẽ mãi mãi được giành một địa vị
cao quí nhất trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Trong các khoa học mà người
Pháp gọi là: Khoa tinh thần và chính trị, không có một khoa học mà không
chịu ảnh hưởng mãnh liệt và phong phú của thiên tài Hêghen: [4, 458]. Với
tầm quan trọng của học thuyết mâu thuẫn, sự hấp dẫn lí thú của triết học
Hêghen, với tinh thần học hỏi để khai mở tri thức triết học tôi xin chọn đề tài
“Thực chất và ý nghĩa của học thuyết về mâu thuẫn trong triết học Hêghen”
được ông trình bày trong “học thuyết bản chất”, được coi là tinh thần của triết
học Hêghen.
4
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Nghiên cứu về Hêghen nói chung và qui luật mâu thuẫn trong triết học
Hêghen nói riêng. Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều
bài viết và nhiều hội thảo khoa học trong cũng như ngoài nước như: “Những
tư tưởng cơ bản của Hêghen về lôgích học với tính cách là lôgích biện chứng”
của T.S Nguyễn Đình Tường, Tạp chí KHXH, 2004.
Ở đó tác giả đã cho chúng ta một cách nhìn khá đầy đủ về hệ thống

lôgích học của Hêghen với những tư tưởng biện chứng sâu sắc, trong đó có
“Học thuyết về bản chất”. Bên cạnh đó “Quan điểm cơ bản của G.V.P Hêghen
về lôgích học” của T.S Lê Thanh Tâm, Đại học KHXH và NV, 2003 lại cho
chúng ta thấy rõ hơn sự vận động của “lý tính thế giới” trong “Khoa học lô
gích”. Ngoài ra “Tập bài giảng Triết học cổ Đức” của T.S Nguyễn Thanh
Tân, Đại học Khoa học Huế đã cung cấp cho chúng ta những kiến thức cơ bản
nhất về triết học cổ điển Đức nói chung và triết học Hêghen nói riêng. Với
tinh thần đó, tôi muốn nghiên cứu học thuyết mâu thuẫn của Hêghen ở một
góc độ mới để chiêm nghiệm đầy đủ hơn tài năng của thiên tài.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích nghiên cứu của đề tài: Nhằm xác định vị trí và nội dung của
“Học thuyết mâu thuẫn” trong triết học Hêghen. Khi đã xác định được “tọa
độ” của học thuyết mâu thuẫn, chúng tôi trình bày ý nghĩa của nó đối với hệ
thống triết học Hêghen nói riêng và lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung. Qua
đó làm bật lên những giá trị của “Học thuyết mâu thuẫn” mà ông đã để lại cho
hậu thế.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Để xác định được vị trí và nội dung
của “Học thuyết mâu thuẫn” trong hệ thống triết học của Hêghen chúng tôi cố
gắng trình bày khái quát ba bộ phận triết học Hê ghen gồm: Khoa học lôgích,
Triết học tự nhiên và Triết học tinh thần. Khi có cái nhìn khái quát về triết học
Hêghen chúng tôi đi vào phần trọng tâm để làm minh bạch nội dung “Học
5
thuyết mâu thuẫn”. Để nhiệm vụ này được hoàn thành chúng tôi đã khảo sát
một số quan niệm trước Hêghen về mâu thuẫn. Cuối cùng là trình bày về sự
triển khai “Học thuyết mâu thuẫn của Hêghen”. Sau khi thấy được vị trí và
nội dung của “học thuyết mâu thuẫn” trong triết học Hêghen, chúng tôi cố
gắng đánh giá một số ý nghĩa cơ bản của nó đối với hệ thống triết học Hêghen
và lịch sử tư tưởng nhân loại. Thông qua so sánh, đối chiếu với các quan niệm
về mâu thuẫn trước Hêghen.
Nghiên cứu học thuyết mâu thuẫn trong triết học Hêghen có ý nghĩa

hàng đầu làm cơ sở để giải thích quá trình xuất hiện và hình thành một trong
ba qui luật của phép biện chứng. Bởi vì, Hêghen không chỉ là người tiền bối
trực tiếp của C.Mác và Ph.Ăngghen và vì những người sáng lập chủ nghĩa
Mác đã xuất thân từ trường phái Hêghen.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Học thuyết về mâu thuẫn trong triết
học Hêghen.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Khảo sát hệ thống triết học Hêghen,
trong đó trọng tâm là: “Học thuyết bản chất” thuộc bộ phận “Khoa học
lôgích” để làm sáng tỏ thực chất và ý nghĩa của học thuyết về mâu thuẫn
trong triết học Hêghen.
5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử của triết học Mác – Lênin.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là: Kết hợp những nguyên lý của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử với nguyên tắc
thống nhất lôgích và lịch sử; đồng thời sử dụng các phương pháp như: phân
tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để làm sáng tỏ các vấn đề mà nhiệm vụ
nghiên cứu đặt ra.
6
6. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN
Khóa luận đã trình bày hệ thống kiến thức cơ bản của triết học Hêghen
trong dòng triết học cổ điển Đức. Qua đó giúp cho người đọc nắm được nội
dung của phương pháp triết học Hêghen. Vậy khóa luận là tài liệu tham khảo
cho những người quan tâm và yêu thích triết học Hêghen, góp phần làm
phong phú triết học Mác – Lênin.
7. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận gồm có hai
chương:
Chương 1: Thực chất của “Học thuyết về mâu thuẫn” trong triết học

Hêghen.
Chương 2: Ý nghĩa của “Học thuyết về mâu thuẫn” trong triết học
Hêghen.
7
Chương 1
THỰC CHẤT CỦA HỌC THUYẾT MÂU THUẪN
TRONG TRIẾT HỌC HÊGHEN
1.1. Vị trí của “Học thuyết mâu thuẫn” trong hệ thống triết học Hêghen
Hêghen triển khai lý tính thế giới qua ba dạng thức và tương ứng ông
cấu tạo hệ thống triết học của mình theo ba bộ phận: “Khoa học lôgích”,
“Triết học tự nhiên” và “Triết học tinh thần”. Mỗi bộ phận được xếp tuần tự
và giữa chúng có quan hệ biện chứng với nhau. Vì theo quan điểm của
Hêghen thì “ý niệm tuyệt đối” là đối tượng của lôgích học, với tư cách là
phần đầu hệ thống của ông. “Ý niệm tuyệt đối” của ông là một quá trình tư
duy, xét riêng bản thân nó, dưới hình thức “thuần túy” tách khỏi con người.
Còn bản thân hiện thực thì Hêghen lại coi là một quá trình lôgích. Theo
Hêghen vì rằng “ý niệm tuyệt đối” là nằm “trên trời” nên lôgích với tính chất
là học thuyết về “bầu trời” phải đi trước triết học về thế giới tự nhiên. Lịch sử
tự nhiên và lịch sử xã hội đối với Hêghen là lôgích học thực nghiệm. Trong
mỗi bộ phận của hệ thống này là mỗi một nhiệm vụ, nội dung và phương pháp
riêng được Hêghen trình bày một cách chi tiết và sâu sắc.
1.1.1. Khoa học lôgích
“Khoa học lôgích” của Hêghen có nhiệm vụ chỉ rõ xem “tinh thần thế
giới” phát triển từ tồn tại thuần túy lên đến quan niệm tuyệt đối như thế nào.
Hêghen thừa nhận tồn tại, bản chất và khái niệm là ba sự “quy định” chủ yếu,
ba hình thức thể hiện chủ yếu của cái tuyệt đối trong quá trình tự phát triển
của nó ở lĩnh vực lôgích. Người ta thường nói “lôgích học dạy cho con người
ta suy nghĩ” nhưng đối với Hêghen không chỉ thế mà lôgích học còn giúp
nghiên cứu được bản thể của thế giới. Nó đồng nhất với tư duy nên Hêghen
gọi là “tư duy vì nó”. Nghiên cứu lý tính tồn tại được dưới dạng các phạm trù

lôgích. Vậy nên Hêghen cho rằng “Khoa học lôgích” là vương quốc của
8
những hình bóng. Sau khi đặt vấn đề và nêu ra nhiệm vụ thì Hêghen cấu tạo
“Khoa học lôgích” thành hai phần: “Lôgích khách quan” và “lôgích chủ
quan” trong đó “lôgích khách quan” bao gồm “học thuyết về tồn tại” và “học
thuyết về khái niệm”. Cấu trúc này đã đáp ứng được yêu cầu của ông. Tuân
thủ cấu trúc ấy, chúng ta lần lượt nghiên cứu từng bộ phận cụ thể của “Khoa
học lôgích” với mục đích làm sáng tỏ nội dung triết học Hêghen và hiểu hơn
thực chất học thuyết mâu thuẫn ở đâu ? Và như thế nào ?. Hêghen đã từng nói
“hư vô ban đầu là hư vô thì mãi mãi hư vô”. “Khoa học lôgích” không lựa
chọn “hư vô” là điểm khởi đầu mà “người ta chỉ tư duy những gì tồn tại” nên
Hêghen đã lấy phạm trù tồn tại là điểm xuất phát vì trong đó có chứa sinh
thành. Dựa vào nguyên tắc tam đoạn luận Hêghen đã chia “Khoa học lôgích”
làm ba bộ phận: “Học thuyết tồn tại”, “học thuyết bản chất” và “học thuyết
khái niệm”. Khởi đầu của “ý niệm lôgích” là tồn tại sau đó vượt ra khỏi tồn
tại để đi sâu vào bản chất. Nếu xét đây là một quá trình tư duy thì nó sẽ vượt
qua khỏi “lôgích khách quan” để trở thành khái niệm. Mỗi bộ phận có mỗi
thiên riêng. Trong “học thuyết tồn tại” Hêghen chia làm ba thiên: chất, lượng,
độ ; tương ứng với tam đoạn thức là: chính đề, phản đề và hợp đề. Bản thân
chất và lượng cũng có quá trình phát triển qua ba giai đoạn :Ở “chất” bao
gồm: “Tồn tại nói chung”, “tồn tại hiện có” và “tồn tại vì nó”. Ở “lượng” bao
gồm: “Lượng thuần túy” “lượng hiện có” và “đại lượng”. Còn “độ” là tồn tại
giữa chất và lượng đã hoàn thành. Khi độ, chất, lượng đã hoàn thành thì quy
luật phát triển chất đổi lượng đổi. Bản chất cũng có quá trình chuyển qua ba
giai đoạn: “bản chất thuần túy”, “hiện tượng” và “hiện thực”. “Bản chất thuần
túy” cũng trải qua ba vòng khâu: “Đồng nhất”, “khác nhau” và “đối lập”.
Hiện tượng cũng trải qua ba vòng khâu: “Bề ngoài”, “thực tồn” và “qui luật”.
Còn hiện thực là sự thống nhất giữa hiện tượng và bản chất. Chúng phù hợp
với nhau, hiện thực có nội dung: “Nhân – quả”, “tất nhiên – ngẫu nhiên” và
“quan hệ giữa khả năng và hiện thực”. Cụ thể chúng ta đi vào tìm hiểu bộ

9
phận thứ nhất của “Khoa học lôgích” là “học thuyết về tồn tại”. Đây là bộ
phận đầu tiên của “Khoa học lôgích”. Nó trình bày ý niệm lôgích ở giai đoạn
đầu gồm ba thiên: Thiên 1: “Chất” (hay tính qui định) Hêghen đã trình bày
qua ba vòng khâu: “Tồn tại nói chung”, “tồn tại hiện có” và “tồn tại vì nó”.
Ở tồn tại nói chung Hêghen đã luận chứng nó với ba vòng khâu: “Tồn
tại thuần túy” đồng thời là “hư vô thuần túy” và sự kết hợp giữa chúng là
“sinh thành”. “Sinh thành” được hiểu là một cái gì đó đang đúng với tồn tại
nhưng chưa thực sự tồn tại. Sinh thành là một cái tồn tại đồng thời không tồn
tại. Bản thân nó vừa tồn tại vừa không “tồn tại vì nó” đang đi vào hư vô. Theo
Hêghen cái ban đầu tồn tại thuần túy là tồn tại không có tính qui định có
nghĩa là hư vô. Vậy sinh thành là một mâu thuẫn. Nó tương ứng với thuyết
“vô thường”. Theo thuyết “vô thường” thì: “Sắc sắc không không”, “diệc hữu
diệc không”, “phi hữu phi không”. Vậy sinh thành có đủ ba đặc điểm của nhà
Phật. Điều này có thể khẳng định rằng: G. V. P Hêghen ngang tầm với tư duy
Phật giáo đại thừa. Hêghen đã lột bỏ sinh thành tức là vừa chấm dứt nó vừa
duy trì nó. Chuyển tồn tại nói chung ra “tồn tại hiện có”. “Tồn tại hiện có” là
tồn tại có có tính quy định tức là tồn tại có chất nhưng chất chưa đầy đủ. Dù
vậy nó là một tồn tại hữu hạn chứa đựng sự vận động bên trong. Chính vì vậy
làm cho chất càng ngày càng đầy đủ hơn, khi chất đầy đủ thì chuyển sang
“tồn tại vì nó”. Đây là quá trình phát triển của vật chất. Phát triển của chất về
mặt lượng của chất hoặc quá trình phát triển về qui mô của chất. Đến đây
Hêghen chuyển sang thiên thứ hai của “học thuyết về tồn tại”: “lượng” (khi
đầy đủ thì chất sẽ chuyển hóa về lượng) khi chất trở nên đầy đủ thì ta nhìn
thấy “chất” ở lượng. Hêghen viết rằng: “Mọi sự sinh ra và chết đi không phải
là sự tiệm tiến liên tục mà trái lại là sự gián đoạn của sự tiệm tiến ấy, và là
bước nhảy vọt phát sinh từ những thay đổi về lượng chuyển thành thay đổi về
chất”. Giai đoạn đầu của “lượng thuần túy”. “lượng thuần túy” là lượng “bàng
quan” với chất tức là lượng trở nên xa lạ với chất. Nó không thể hiện mức độ
10

với chất, làm cho chất bị mất đi. Xét về mặt tư duy thì chỉ nhìn thấy lượng mà
thôi. Lượng hiện có là lượng đã thể hiện một mặt nào đó của chất. Đến đại
lượng là sự thống nhất giữa vô hạn và hữu hạn.
Đến đại lượng thì Hêghen nói “tồn tại vì nó” của “lượng”. Đến đây
lượng đã thể hiện đầy đủ nhất của nó. Lượng càng ngày càng đầy đủ chất.
Chất và lượng là hai vòng khâu đồng thời của sự phát triển của tồn tại.
Sự phát triển của chất và lượng đến một giai đoạn mà sự thay đổi của
lượng và chất trở nên phù hợp với nhau. Phù hợp khi xuất hiện độ, vậy thiên
thứ ba: “Độ” là tồn tại mà chất – lượng đã hoàn thành. Nên trong đọ có sự
thống nhất giữa lượng và chất. Trong độ thường xuyên xảy ra sự biến chứng
giữa vô hạn và hữu hạn. Vậy khi lượng vượt qua giới hạn độ thì chất thay đổi
– sự thay đổi của chất mở ra những vòng khâu phát triển của lượng làm cho
qui luật xuất hiện: “Qui luật chuyển hóa lượng thành chất và ngược lại”.
Hêghen xem qui luật này như một qui luật của lôgích. Hêghen trình bày trình
tự của sự nhận thức bản chất đối tượng tức là đã nắm bắt đối tượng thì cần đi
vào trình tự: chất – lượng – độ. Tuy nhiên trình tự này ở Hêghen là trình tự
lôgích của ý niệm chứ không phải qui luật của hiện thực khách quan.
Đến đây Hêghen đã hoàn thành “học thuyết tồn tại” chuyển sang bộ phận thứ
hai của “Khoa học lôgích” là “học thuyết về bản chất” Và cũng trong “học
thuyết về bản chất” tọa độ học thuyết mâu thuẫn được xác định. Đến “độ”, do
biện chứng của lượng và chất mà tồn tại chấm dứt và tồn tại chuyển thành bản
chất. Bản chất theo quan điểm của Hêghen có một quá trình vận động phát
triển trải qua ba giai đoạn, được Hêghen trình bày bằng ba thiên:
Thiên thứ nhất: “Bản chất thuần túy” là bản chất với tính cách là phản
tự tự thân. Đó là sự qui định, tự phản ánh giữa các mặt đối lập của nó nhưng ở
ngay bên trong bản thân nó. “Bản chất thuần túy” theo Hêghen là lĩnh vực của
những mâu thuẫn. Chính từ đây học thuyết mâu thuẫn trong triết học Hêghen
đã xuất hiện. Hay nói cách khác vị trí của học thuyết mâu thuẫn bắt đầu xác
11
lập từ đây. Như đã nói ở trên, mỗi bản chất “là một thể thống nhất mâu thuẫn”

và khi nào quá trình giải quyết mâu thuẫn đến kết quả cuối cùng thì bản chất
hiện ra, đó chính là hiện tượng.
Thiên thứ hai: “Hiện tượng” là một mặt phản đề của bản chất hoặc đó
là một mặt khác của bản chất hay là một sự khác đi một sự tồn tại của bản
chất. Hiện tượng có sự phát triển vì bản chất là những cái mâu thuẫn nên nó
không yên tĩnh. Nó cũng trải qua ba vòng khâu: “Bề ngoài”, “tồn tại” và “qui
luật”.
Từ chỗ hiện tượng xa lạ với bản chất ở bề ngoài đến chổ thống nhất với bản
chất của qui luật thì bản chất lúc này đã vượt qua hiện tượng để trở thành hiện
thực.
Thiên thứ ba: “Hiện thực” là tồn tại hợp lí của bản chất. Đặc trưng của
nó hoàn toàn hợp lí vì nó tồn tại có bản chất nên nó hợp lí. Hiện thực cũng trải
qua ba vòng khâu: “Khả năng – hiện thực”; “tất nhiên – ngẫu nhiên”; “nhân
quả - kết quả”. Toàn bộ các vòng khâu biện chứng của hiện thực thống nhất
với nhau và có tác động qua lại. Đến tác động qua lại là sự phát triển đầy đủ
nhất của hiện thực và cũng là sự phát triển đầy đủ của bản chất nên bản chất
chuyển hóa thành “khái niệm”. Trong biện chứng của những khái niệm
Hêghen đã dự đoán được những quan niệm về sự vận động và thay đổi phổ
biến. Về chỗ này Lênin viết rằng: “Vận động và tự vận động sự thay đổi sự
vận động và sức sống, nguyên lý của mọi sự tự vận động, sự thúc đẩy đến vận
động và đến sự hoạt động sự đối lập với tồn tại chất. Ai sẽ tin rằng đó là thực
chất của chủ nghĩa Hêghen trừu tượng và khó hiểu” [7, 116]. Ta thấy điểm rất
hợp lý của Hêghen nêu ra ở đây là sự nhận thức đi từ bề ngoài đến bản chất và
khi nắm bắt đầy đủ bản chất thì xây dựng “khái niệm”. Do đó “khái niệm” là
chân lý của tồn tại.
Lúc này Hêghen chuyển sang bộ phận thứ ba của “Khoa học lôgích” là”học
thuyết về khái niệm”. “Khái niệm” là sự thống nhất giữa bản chất và tồn tại.
12
Khái niệm cũng trải qua ba vòng khâu lớn, tương ứng với ba thiên được
Hêghen trình bày một cach chi tiết.

Thiên thứ nhất: “Tính chủ quan”. Đây là vòng khâu khái niệm tự nó
tức là khái niệm có tính cách là một sự tồn tại chủ quan hình thức bắt đầu của
chân lý. Do đó chân lý thực chất là một quá trình vận động của khái niệm.
Với tư cách là khái niệm tự nó thì nó cũng trải qua ba vòng khâu của tính chủ
quan. Một là: “Khái niệm thuần” là những mặt đối lập của tính chủ quan kết
thành một chỉnh thể trong đó chủ yếu là cái phổ biến và cái đơn nhất. Vì bản
thân khái niệm đã là sự tổng hợp giữa bản chất và tồn tại.
Phương diện của cái bản chất trong khái niệm là cái phổ biến và
phương diện của cái tồn tại trong khái niệm là cái đơn nhất. Trong khái niệm
thuần cái phổ biến và cái đơn nhất tạo một thể thống nhất nhưng nó bị phân
bố cho chủ từ và vị từ tức là tồn tại dưới hình thức là những mặt đối lập bên
ngoài. Cho nên cái phổ biến và cái đơn nhất nó tách ra nhau, những mặt đối
lập bên trong trở thành những mặt đối lập bên ngoài và hình thức thể hiện của
nó là phoán đoán. Hai là: “Phán đoán” là hình thức vận động của khái niệm.
Nhờ phán đoán mà khái niệm đi vào hoạt động. Qúa trình phát triển của phán
đoán chia làm các giai đoạn từ đơn xứng, đặc xứng cho đến toàn xứng. Qúa
trình phát triển như thế làm cho tính tất yếu trước đó ở bên trong khái niệm
được bộc lộ ra đày đủ có nghĩa là cái phổ biến được khôi phục. Vậy cũng có
nghĩa là khái niệm được hình thành trong suy luân. Ba là: “Suy luận” với ba
hình thức: “Suy diễn”, “quy nạp” và “loại suy”. Với ba hình thức này thì
Hêghen cho rằng: “Cái phổ biến” được khôi phục, tính tất yếu được thể hiện
đầy đủ nên đây là hình thức phát triển đầy đủ nhất của tính chủ quan làm cho
khái niệm chuyển sang tồn tại khách quan.
Thiên thứ hai: “Tính khách quan”. Khái niệm trong “tính khách quan”
chính là sự vật nếu nó phù hợp với khái niệm của nó. Định nghĩa này mang
hai ý nghĩa: Một là: sự vật do khái niệm tạo ra. Điều này thể hiện rỏ lập
13
trường duy tâm của Hêghen. Hai là: sự vật cũng chính là khái niệm hoặc một
phương diện tồn tại khách quan của khái niệm. Tức là chúng ta có khái niệm
như thế nào thì chúng ta có sự vật làm ra như thế ấy. Theo Hêghen khái niệm

với tính khách quan có ba phương diện tồn tại: tính cơ giới, tính hóa học và
tính mục đích. Tính mục đích càng cao càng đầy đủ thì sự vật phát triển phù
hợp với khái niệm của nó. Đó là sự phát triển cuarkhais niệm khách quan đã
hoàn thành trởn nên thống nhất với tính chủ quan. Sự thông nhất này được thể
hiện trong ý niệm. Lênin nhận thấy Hêghen đã đem yếu tố thực tiễn vào nhận
thức luận “đối với Hêghen hành động thực tiễn là một sự suy lý lôgích là một
hình của lôgích. Và như thế là đúng” [7, 188].
Thiên thứ ba: “ý niệm” là sự thống nhất giữa tính khách quan và chủ
quan. Nó là thang bậc cao nhất của khái niệm, trong đó tính chủ quan thuần
túy và khách quan thuần túy được khôi phục làm cho khái niệm ban đầu mang
tính trứu tượng đến lúc này nó thành cụ thể. Trong tính khách quan cái gì
mang tính mục đích thì cái đó chắc chắn phải là sự sống nên đằng sau sự phát
triển tính mục đích chính là sự sống. Lênin nhận xét “bằng cách đưa sự sống
vào ý niệm hoặc vào nhận thức Hêghen đã đem lại cho khái niệm một đời
sống sinh động. Đây là một thiên tài”. Vì nhận thức nảy sinh trên cơ sở của sự
sống. Theo Hêghen “ý niệm” cũng trải qua ba vòng khâu: “sự sống”, “ý niệm
của nhận thức” và “ý niệm tuyệt đối”. Trong “sự sống” lại có ba vòng khâu:
“cá thể sống”, “quá trình sống”, “quá trình của loài”. Trong “ý niệm của nhận
thức” có “ý niệm lý luận” và “ý niệm thực tiễn”. Cống hiến lớn nhất của
Hêghen trong học thuyết ý niệm này là đã chỉ ra hai con đường của nhận thức
chân lý đó là lý luận và thực tiễn. Trong hai con đường này để đạt đến chân lý
thực sự thì phải thống nhất lý luận và thực tiễn. Đến “ý niệm tuyệt đối” thì ý
niệm lôgích đã hoàn thành, hình thức cuả chân lý phát triển đầy đủ tạo điiều
kiện dể lý tính chuyển sang giai đoạn khác.
Như vậy trong học thuyết này chứa đựng những tư tưởng có mầm
14
mống duy vật. Lênin nhận xét “bộ phận đáng ra là duy tâm thì gần với duy vật
nhất” [7, 296]. Và cũng đến đây Hêghen kết thúc “Khoa học lôgích”chuyển
sang “Triết học tự nhiên”. Như đã biết, sau khi Hêghen qua đời tình hình tư
tưởng nước Đức nhất là dòng Triết học bị đảo lộn nghiêm trọng. Ăngghen đã

khái quát thực trạng này trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” đó là tình trạng
những người mệnh danh là hậu duệ Hêghen đã tùy tiện cắt xén, lắp ghép vô
nguyên tắc hệ thống Triết học của Hêghen. Họ chia ra nhiều trường phái:
Hêghen trẻ, Hêghen già. Mỗi phái lấy mỗi bộ phận của Triết học Hêghen
chống lại nhau mà họ không biết rằng đó là một việc làm ngu xuẫn và vô ích.
Vì hệ thống Triết học của ông là kết quả của sự vận động thông qua ba giai
đoạn của “ý niệm tuyệt đối”.
Do vậy chúng không thể tách rời nhau. Vậy nên, nếu chỉ biết được lôgích học
của Hêghen thôi thì chưa thể nói đó là Triết học Hêghen được.
Mà muốn biết con đường biện chứng của nó ra sao? Sự vận động của nó như
thế nào ? Kết quả sản sinh của nó là gì? thì không còn cách nào khác chúng ta
phải bắt tay nghiên cứu bộ phận thứ hai đó là “Triết học tự nhiên”.
1.1.2. Triết học tự nhiên
Theo đánh giá của Lênin thì “Triết học tự nhiên” là bộ phận yếu nhất
của Triết học Hêghen. “Ở Hêghen chỉ cần bỏ trời là duy vật” [7, 171]. Là một
nhà Triết học và một nhà khoa học. Ông sẽ không viết được “Triết học tự
nhiên” nếu như không có tri thức khoa học. Ưu thế của Hêghen là đã đưa tri
thức vào trong khoa học tự nhiên. Nhưng về bản thân giới tự nhiên là vật chất
mà ông cứ trình bày theo thế giới tinh thần. Ông đã biến nó thành sự “tha
hóa” của ý niệm, của lôgích. Nên nó ít phát triển, ít phát huy vai trò và tác
dụng của nó. Tuy nhiên “Hêghen là một nhà biện chứng bẫm sinh” [7, 133].
Dù giới tự nhiên không phát triển nhưng ông đã vận dụng phép biện chứng
trình bày giới tự nhiên nên ông có nhiều cống hiến.
Vậy làm thế nào có giới tự nhiên ? Đến “ý niệm tuyệt đối” thì lý tính đã
15
hoàn thành khuôn hình của thế giới nhưng lúc này thế giới chưa có chất thể.
Nên lý tính tự sáng tạo ra chất thể của thế giới, vật liệu cho thế giới. Vậy lý
tính lúc này – ý niệm lúc này là chua trời. Nhưng khi sáng tạo ra chất thể của
thế giới thì lý tính chuyển sang tồn tại trong cái khác, trong sự vật vật chất. Vì
thế đánh mất bản chất tinh thần của mình. Đây là sự “tha hóa” của lý tính.

Nên giới tự nhiên không phát triển. Chính đây là lĩnh vực các hiện tượng vật
chất không có khả năng chứa đựng mâu thuẫn. Nếu có mâu thuẫn thì đó chỉ là
sự “băng hoài” không có sự phát triển. Ông xây dựng “Triết học tự nhiên”
thành ba bộ phận.
Thứ nhất: Cơ học: Trong cơ học được chia làm ba bộ phận: “cơ học
phổ biến”, “cơ học đặc biệt”, “cơ học tuyệt đối”. Cả ba bộ phận ông trình bày
về: điểm, đường, mặt phẳng, không gian, thời gian vận động, mối quan hệ
giữa vật chất và vận động.
Sau đó chuyển sang trình bày các hiện tượng vật lý: vật thể, quá trình nhiệt.
Cơ học của Hêghen dù duy tâm, coi giới tự nhiên là “tha hóa” của lý tính thì
Hêghen cũng có nhiều cống hiến lớn: Khi bàn về mối quan hệ giữa vật chất
và vận động thì Hêghen đã nói đến mối liên hệ hữu cơ của vận động và vật
chất coi vận động là cơ sở, là phương thức tồn tại, là thuộc tính của vật chất.
Từ quan điểm biện chứng phân tích vận động ông vạch ra được bản chất của
vận động. Vận động là mâu thuẫn. Mâu thuẫn ổn định và bất biến. Không có
mâu thuẫn thì không có vận động. Nó biểu hiện trong một thời điểm: sự vật
vừa ở chổ nào đó, vừa ở chổ khác, vừa là nó, vừa không phải là nó. Hêghen
đã giải thích nghịch lý “mũi tên bay” của Dênôn. Mũi tên đang bay ta sẽ xác
định được tọa độ của nó với ba đại lượng xi, yi, zi đứng yên. Ông kết luận vận
động bằng đứng yên. Hêghen nhận xét: Dênôn chỉ nói đến kết quả vận động
nên Dênôn đồng nhất vận động với tự nhiên. Trên thực tế mũi tên đang bay
thì khó xác định tọa độ của mũi tên. Nếu có thì mộ tọa độ thương đối mà thôi.
Khi bàn về bản chất của vận động Hêghen chỉ ra hai phương diện vận động là
16
không gian và thời gian. Bản chất của chúng là vận động. Không có vận động
thì không có thời gian và không gian. Theo Hêghen “thời gian và không gian
chỉ là hiện thực trong vận động và vân động là sự sinh thành ra mình, vật chất
là sản phẩm của mối liên hệ nội tại, giữa thời gian; không gian và vận động là
sự thống nhất trực tiếp của chúng. Và cũng giống như không có vận động
thiếu vật chất, vật chất không tồn tại thiếu vận động. Khi đó vật chất là mâu

thuẫn nội tại” [18, 483]. Hêghen quan niệm về không gian là cái cảm tính phi
cảm tính nào đó và là cái phi cảm tính cảm tính được nào đó. Còn thời gian là
một trừu tượng đồng dị (có nghĩa là trừu tượng giống và khác). Thời gian còn
là một trừu tượng phân biệt được hiện tại, tương lai và quá khứ. Điều này phù
hợp với nguyên tắc thống nhất lôgích và lịch sử. Càng đi xa với điểm ban đầu
thì càng gần với điểm xuất phát. Xét về mặt nhận thức thì trình tự nhận thức
của con người là hiện tại. Từ hiện tại vào tương lai, càng vào tương lai thì
càng hiểu quá khứ.
Cống hiến của Hêghen trong quan điểm thời gian là: con người luôn
sống ở hiện tại, còn đối với quá khứ thì đã sống và chưa bao giờ sống ở tương
lai. Ý nghĩa của cuộc đời luôn luôn làm nên ở hiện tại, hiện thực cũng có ý
nghĩa từ hiện tại mà thôi.
Thứ hai: Vật lý học. Vật lý học gồm ba bộ phận: “vật lý của phổ biến”,
“vật lý của tính cá thể đơn lẻ”, “vật lý học đặc biệt”. Trình bày các hiện
tượng, quá trình mang tính vật lý hóa học. Ông coi hiện tượng vật lý mang
tính chất hóa học như lĩnh vực quan hệ chất – lượng. Trong đó những thay đổi
thành phần số lượng đến mức độ nhất định dẫn đến sự thay đổi về chất. Vì
vậy các hiện tượng vật chất trở nên linh động hơn. Sự chuyển hóa các hiện
tượng vật chất biểu hiện rỏ hơn tính phổ biến. Nhờ đó tính tất biệt của các
hình thức vận động càng bị mờ nhạt đi.
Thứ ba: Cơ thể học gồm: “Hình thái học địa lý”: trình bày cái hiện
tượng địa chất môi trường. Đây là cơ sở của sự sống. Sự khác biệt của các cá
17
thể loài phụ thuộc vào điều này. “Thực vật học” và “động vật học”. Cơ thể
học của Hêghen tập trung nghiên cứu sự sống với tư cách là “sự tồn tại trực
tiếp của ý niệm là sự thống nhất hữu cơ cao nhất vượt bỏ mâu thuẫn giữa cái
cơ học và cái hóa học” [20, 468]. Dù cho giới tự nhiên không phát triển
nhưng đến cơ thể học Hêghen đã khắc phục lại sự phát triển khi bàn về hiện
tượng sự sống. Ông cho rằng: sự sống gồm có các loài động vật, thực vật có
cơ sở nguồn gốc của nó phụ thuộc vào điều kiện địa chất môi trường. Đặc biệt

ông ghi nhận sự ảnh hưởng của điều kiện địa chất môi trường tác động lên cơ
thể. Ông cho rằng các loài động thực vật có những trình độ cao thấp khác
nhau. Trong đó loài có trình độ cao hơn có tiền đề loài có trình độ thấp hơn.
Những loài có trình độ thấp hơn được chiếm hữu bỡi những loài có trình độ
cao hơn. Đây là tư tưởng tiến hóa ghi nhận trình độ phát triển.
Đối với Hêghen, giới tự nhiên phát triển ở bậc thang cao nhất cũng chỉ
là khắc phục sự “tha hóa” của lý tính thế giới dưới hình thức tiềm tàng. Cho
nên, lý tính thế giới với tính cách là tinh thần tự ý thức được bản thân.
Nó không thể dừng lại lĩnh vực các hiện tượng tự nhiên mà phải khắc phục
sự “tha hóa” của nó bằng cách quay về hoàn thiện trong “tinh thần thế giới”.
Đây là bộ phận cuối cùng và cũng là đích đến cho mỗi chu trình vận động của
“ý niệm tuyệt đối”.
1.1.3. Triết học tinh thần
Là giai đoạn hoàn thành và phát triển của lý tính sau khi khắc phục sự
“tha hóa” của nó ở giới tự nhiên. Theo Hêghen đối tượng của “Triết học tinh
thần” là “tinh thần thế giới” từ lĩnh vực tự nhiên trở về với bản thân mình”
[14, 155]. Cũng là giai đoạn lý tính quay trở về bản chất tinh thần của mình
hoàn thiện sự phát triển. “Triết học tinh thần” trải qua ba bộ phận.
Thứ nhất: “Học thuyết về tinh thần chủ quan”. Là bộ phận trình bày
quan điểm của triết học Hêghen về con người cá thể là trình bày con người
với tư cách là hiện thân của thế giới. Mở đầu cho sự khắc phục “tha hóa” lý
18
tính thế giới khi nó tồn tại trong giới tự nhiên. Khi bàn về con người cá thể thì
Hêghen bàn về thân xác con người. Thân xác chứa đựng căn cứ để lí giải vì
sao ở thân xác con người lý tính khắc phục sự tha hoá. Khi bàn về thân xác
Hêghen cho rằng đó là thể thống nhất hai phương diện: vật liệu tạo nên thân
xác và hình dạng người. Hình dạng người là điều kiện tồn tại của thân xác.
Đây là tổ chức linh hồn cơ thể người. Nguồn gốc của hình dạng người là từ ý
niệm. Ý niệm này có ở trong giai đoạn ý niệm lôgích. Khi ý niệm nhập vào
hình dạng người thì vật liệu vật chất được tinh thần hóa và ý niệm được vật

chất hóa. Nhờ vật liệu vật chất mà ý niệm đã có khuôn hình và vật liệu. Nên
hình dạng người được vật chất hóa. Vì vậy mà Hêghen cho rằng là giới tự
nhiên có ý thức. Cách khắc phục sự “tha hóa” đó là: thân xác tương ứng giới
tự nhiên và ý niệm thì vật chất được tinh thần hóa và tinh thần được vật chất
hóa. Nên với sự xuất hiện của con người và thân xác con người thì giới tự
nhiên tìm lại được bản chất tinh thần trước đây của mình đã bị đánh mất.
Vậy làm thế nào từ có hình hài của con người đến hình dạng người? Là
sự thống nhất vật liệu và hình dạng người. Con người chiếm hữu giới tự nhiên
để phát triển vật liệu vật chất của thể xác mình.
Như thế càng làm cho ý niệm được vật chất hóa mà ý niệm đó là hình hài theo
quan điểm của Hêghen. Theo Hêghen sự phát triển của thân xác kéo theo sự
phát triển của hình dạng (linh hồn). Sự phát triển thân xác đến một trình độ
nhất định thì linh hồn bắt đầu tự phân đôi ra. Bộ phận nào của linh hồn được
phân đôi ra, tự tách khỏi thân xác, trở nên phân biệt với thân xác thì đó chính
là ý thức của con người
Vậy làm thế nào để một phần linh hồn được phân đôi? Đó là nhờ vào
quá trình đối tượng hóa. Chỉ bằng con đường đối tượng hóa linh hồn mới
chuyển thành ý thức mà thôi. Đối tượng hóa là quá trình ý thức về lao động.
Lao động là phương thức tự sáng tạo ra bản thân người. Thông qua lao động
linh hồn được đối tượng hóa mới trở thành ý thức con người. Nếu ở đây gạt đi
19
lập trường duy tâm thì Hêghen đã phát hiện ra vai trò lao động đối với ý thức
con người.
Đối tượng hóa trải qua ba trình độ của lao động làm ý thức xuất hiện ở
ba giai đoạn. Một là: “Tính xác thực cảm tính” (ý thức nói chung)chưa thực
sự là ý thức. Trình độ này là sản phẩm của đối tượng hóa, lúc này ý thức là
đối tượng. Nó dường như độc lập với thân xác trở thành mối đe dọa với con
người. Hai là: “Tự ý thức”. Không đơn giản là đối tượng mà ý thức là chủ
thể. Biến tất cả con người thành chủ thể, nên ý thức là chủ thể. Đến trình độ
thứ ba là: “Lý tính”: đến lý tính quá trình đối tượng hóa cho thấy rằng: con

người vừa là chủ thể vừa là khách thể. Có nghĩa mình là một quan hệ vừa chủ
vừa khách. Khắc phục được sự đối lập giữa chủ thể và khách thể thông qua
phương thức hoạt động. Lúc này ý thức nhìn thấy rằng mình vừa là chủ thể
vừa là khách thể.
Nhưng phương thức để giải quyết mặt đối lập chủ thể - khách thể là
hoạt động chứ không phải là phạm vị ý thức. Thông quá hoạt động con người
làm chủ thế giới nghĩa là mình và thế giới là một, sự đối lập giữa mình và thế
giới không còn nữa. Đây là cách mà Hêghen hình dung ra.
Học thuyết bàn về con người cá thể trên tinh thần duy tâm khách quan.
Hêghen coi con người và các phương diện của con người là hiện thân của lý
tính thế giới chính là hiện thân của “tinh thần thế giới”.
Hêghen thừa nhận sự phát triển của ý thức gắn liền với sự phát triển thể
xác con người, xét về bản thể thì Hêghen đã manh nha ý thức sinh ra từ thể
xác. Hêghen có mầm mống duy vật về nguồn gốc ý thức, duy vật gần giống
Phơbách. Học thuyết đã tạo ra bước nhảy vọt trong xã hội: phát hiện ra vai trò
của lao động đối với lịch sử con người và đối với xuất hiện ý thức con người.
Phát hiện này có mầm mống duy vật lịch sử Hêghen cũng đã phát hiện ra sự
thống nhất giữa ý thức và thể xác người trong hoạt động con người. Đây là
một tiền đề của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Tuy nhiên, bên cạnh đó biểu hiện
20
phản động cần phê phán của ông là: ông lí giải linh hồn con người gắn liền
với thân xác người. Người châu Á sống ở nhiệt đới nên linh hồn hèn nhát còn
người châu Âu sống ở ôn đới nên linh hồn mạnh mẽ. Đây là tư tưởng phân
biệt chủng tộc, mang tính sôvanh đề cao dân tộc Đức.
Thứ hai: “Học thuyết về tinh thần khách quan”. Muốn xác lập ra quyền
thì phải đặt trong mối quan hệ xã hội và sự thừa nhận được nâng lên cái qui
tắc, qui định của cộng đồng. Những qui định trở thành sự ràng buộc đối với
con người và cá nhân trong quan hệ xã hội mà ta goi đó là luật. Luật không
chỉ là pháp luật mà còn luật trong đạo đức, trong tư duy. Với Hêghen xã hội
trên cộng đồng là nơi ban ra và xác lập các quyền của cộng đồng. Tất cả

những lĩnh vực có những qui định luật thì Hêghen đều gọi chung là pháp
quyền. Theo Hêghen con người chỉ ra cơ thể có tự do trong pháp quyền,
không có tự do vượt ra ngoài pháp quyền, pháp quyền biểu hiện qua ba lĩnh
vực. Một là: “Pháp quyền trừu tượng” là lĩnh vực mà ở đó con người cộng
đồng có những thỏa ước với nhau ban ra những qui định, những ràng buộc bắt
buộc phải tuân theo. Tuy nhiên tác động của pháp luật này mang tính cưỡng
bức áp đặt. Theo Hêghen trong giới hạn của pháp quyền con người chỉ tự do ý
thức và tuân theo những qui định của pháp luật và không có tự do của cá nhân
ngoài pháp luật.
Và chỉ khi con người thực hiện tự do của mình trong khuôn khổ pháp luật thì
mới đảm bảo tự do của cộng đồng. Khi con người vượt ra khỏi pháp luật
chính con người đánh mất tự do của cá nhân và tự do cộng đồng.
Ưu điểm trong quan niệm của ông là tự do mang “tính phổ biến”. Còn
nhược điểm đó là mức độ cấp thấp “nơi mà con người ta tự do nhất chính là
nơi nhiều xiềng xích nhất”, Nên đâu đâu cũng có sự ràng buộc một cách tất
yếu. Hai là: “Pháp quyền đạo đức”, theo Hêghen đạo đức cũng là lĩnh vực,
chuẫn mực qui định mà buộc con người ta tuân thủ theo. Tự do ở đây cũng
không vượt ra khỏi cái luật, chuẫn mực của đạo đức mà ông gọi là pháp
21
quyền đạo đức. Nhưng so với tự do trong pháp quyền trừu tượng thì tự do
trong pháp quyền đạo đức cao hơn, nó cao hơn về mặt cá nhân. Tất cả các mặt
của pháp quyền trừu tượng và pháp quyền đạo đức đều có khuyết điểm. Bổ
khuyết bằng thống nhất hai mặt của hai loại pháp quyền này sẽ có đạo đức
cao hơn. Ba là: “Pháp quyền phong hóa”, theo Hêghen phong tục văn hóa là
sự thống nhất giữa đạo đức và pháp quyền là hạt nhân của phong hóa. Ông đặt
vấn đề phong hóa cao hơn đạo đức và pháp quyền. Điều này thì chưa hợp lý.
Bên cạnh đó Hêghen cũng cho rằng phong hóa bao gồm các qui định, các
luật, các chuẫn mực.
Vậy con người phải tuân thủ các luật phong hóa lúc đó con người mới
có tự do cao nhất. Hêghen nói rằng “phong tục văn hóa đại diện cho lịch sử,

dòng phát triển của văn hóa là một dòng lịch sử. Đó là một sự thực hiện cao
nhất của ý thức tự do con người. Những tiến bộ lịch sử thể hiện bên trong
phong hóa”. Tự do trong phong hóa được thể hiện qua ba hình thức: “tự do
trong gia đình”, “tự do trong xã hội công dân” và “tự do trong nhà nước”.
Trong đó Hêghen cho rằng nhà nước là đỉnh cao của tự do. Đây là một hạn
chế lớn của Hêghen. Ông đứng trên lập trường duy tâm và ông cho rằng: nhà
nước toàn thể thống nhất giữa đạo đức và pháp quyền, những đối kháng trong
xã hội công dân và trong gia đình trở nên hòa hợp thống nhất với nhau.
Như vậy Hêghen đã “đóng khung tự do trong nhà nước” không có tự do
ngoài nhà nước. Dù hạn chế tự do trong nhà nước nhưng Hêghen đúng khi
cho rằng: các cộng đồng chỉ có tự do khi các cộng đồng ấy có nhà nước. Đúng
trong khi xã hội có sự phân chia giai cấp.
Về mặt phương pháp luận thì Hêghen đã cung cấp cho ta một cái nhìn
duy vật lịch sử về sự hình thành của nhà nước.Hêghen cho rằng nhà nước là
sản phẩm của ý niệm pháp quyền.
Thứ ba: “Học thuyết về tinh thần tuyệt đối”. Đối tượng của học thuyết
về “tinh thần tuyệt đối” là tinh thần với thang bậc cao nhất, đó chính là tinh
22
thần tuyệt đối. Trình bày “tinh thần tuyệt đối” với tư cách là nhận thức trong
đó cái tuyệt đối hay chân lý tuyệt đối được thể hiện đầy đủ nhất. Ông đã hai
lần đề cập đến chân lý tuyệt đối ở “Khoa học lôgích” và “tinh thần tuyệt đối”.
Chân lý tuyệt đối lúc này là tuyệt đối về mặt nội dung và hình thức. Nhận
thức tuyệt đối với ba trạng thái. Một là: “Nghệ thuật”, đây là phương thức thể
hiện của chân lý tuyệt đối. Trong nhận thức, cái tuyệt đối hiện ra trước chủ
thể với tư cách là hình ảnh cảm quan, cùng với nó phương thức nhận thức là
con người thưởng thức và say mê nó. Cái tuyệt đối được thưởng thức dưới
dạng là một đối tượng, một khách thể. Dưới hình ảnh cảm quan thì cái tuyệt
đối dường như từ chủ thể hướng về khách thể. Hai là: “Tôn giáo”, là một hình
thức nhận thức cái tuyệt đối, trong đó cái tuyệt đối hiện ra dưới dạng các biểu
tượng. Cùng với các biểu tượng trong tôn giáo người ta lĩnh hội cái tuyệt đối

trong cái “sùng mộ”, “sùng bái”. Đó là sự sùng bái của con tim đối với cái
tuyệt đối. Lúc này dưới dạng biểu tượng cái tuyệt đối hiện ra không phải như
một đối tượng, một khách thể bên ngoài chủ thể mà cái tuyệt đối hiện ra bên
trong chủ thể. Hêghen có cái nhìn biện chứng của tôn giáo. Ông cho rằng: đạo
thiên chúa đang tiến tới “tôn giáo Mặc Khải”. Đây là hình thức tôn giáo tinh
thần, người có đức tin tự mặc khải ra cho mình chúa trời. Đây là một tôn giáo
mà không có một bộ máy nào, một thiết chế nào, một nhà thờ nào mà là sự tự
nhận thức của con người.
Ba là: “Triết học”, nếu trong nghệ thuật cái tuyệt đối được nhận thức dưới
dạng cảm quan. Trong tôn giáo cái tuyệt đối được nhận thức dưới dạng biểu
tượng thì trong triết học cái tuyệt đối được nhận thức dưới dạng khái niệm.
Nhờ khái niệm cái khách quan, chủ quan, khách thể, chủ thể được diễn tả nên
trong khái niệm thì cái tuyệt đối được nhận thức đầy đủ nhất. Vì ở khái niệm
có sự thống nhất cả chủ thể và khách thể, cả chủ quan và khách quan.
Vì vậy bản thân khái niệm có đầy đủ sức mạnh sáng tạo của thế giới và
thế giới là sản phẩm của khái niệm. Khái niệm là hình thức cao nhất của nhận
23
thức. Khi trình bày lịch sử triết học ông cũng mắc một số hạn chế cơ bản. Đó
là: Hêghen coi lịch sử triết học như là một hình thức nhận thức cái tuyệt đối,
coi lịch sử triết học như là lịch sử của lý tính giai đoạn hoàn thiện nhất của nó.
Điều này cho thấy Hêghen đã đứng trên lập trường duy tâm khách quan để
đánh giá lịch sử triết học. Ông có một thái độ thiên vị khi trình bày lịch sử
triết học cho nên thiếu khách quan và thiếu công bằng. Ông có thiện cảm với
chủ nghĩa duy tâm và coi thường chủ nghĩa duy vật, coi thường một cách
nặng nề. Theo ông: chủ nghĩa duy vật không phải là triết học, triết học thực sự
ở chủ nghĩa duy tâm. Vì theo Hêghen triết học là tư duy mà tư duy rỏ nhất là
ở duy tâm. Một điều thật nực cười ở Hêghen là ông chỉ coi chủ nghĩa duy tâm
mới là triết học nhưng khi bàn về lịch sử triết học có cả những nhà duy vật
ông vẫn thừa nhận như Hêraclít. Và ở ông những nhà triết học có ảnh hưởng
với lịch sử mà là duy vật thì ông công nhận và biến họ thành duy tâm. Tuy

nhiên cống hiến của Hêghen khá lớn khi bàn về lịch sử triết học. đó là: Ông
đã vận dụng thống nhất nguyên tắc lôgích và lịch sử để bàn về lịch sử triết
học. Từ đây ông đã đưa ra lời khuyên: “Khi trình bày một học thuyết nào đó
không nên hạ thấp một học thuyết nào vì cứ một học thuyết là sự phản ánh
của hoàn cảnh thời đại, nó là sự tổng hợp các học thuyết trước đó” và Hêghen
đã thêm yêu cầu: “Không được hiện đại hóa các học thuyết trước đó”. Đây là
lời khuyên quý giá cho các thế hệ sau trong việc nhìn nhận và đánh giá mỗi
một học thuyết nào đó. Ngoài ra Hêghen còn cung cấp cho ta bằng chứng về
qui luật của phép biện chứng.
Ông đã hình dung lịch sử triết học như một vòng tròn lớn biện chứng
trong đó chứa đựng vòng tròn nhỏ. Hêghen là người đưa phép biện chứng vào
giải quyết vấn đề triết học chỉ có điều đứng trên lập trường duy tâm. Dù duy
tâm nhưng Hêghen chứa đựng tư tưởng có mầm mống duy vật. Những tư
tưởng này của Hêghen đã cung cấp cho C. Mác sau này phương thức để sáng
tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đây là tinh hoa trong tư tưởng triết học của
24
Hêghen mà sau này được C. Mác kế thừa, chưng cất và hoàn chỉnh cơ bản
phép biện chứng.
Như vậy đến đây chúng ta đã cơ bản nắm được triết học Hêghen là gì?
gồm có những bộ phận nào? Và mối quan hệ giữa chúng ra sao?. Theo tư
tưởng của ông, bản nguyên đầu tiên của thế giới là “ý niệm tuyệt đối”, do tính
ham hiểu biết vả lại trong bản thân nó luôn chứa đựng mâu thuẫn nên ‘ý niệm
tuyệt đối” đã vận động như là kết quả của sự tự giải quyết các mâu thuẫn nội
bộ thông qua các khái niệm mà Hêghen chứa nó trong cụm từ “phản tư tự
thân”. Sau này C. Mác đã hợp lý hóa nó thành sự “phân đôi cái thống nhất”
được coi là nguyên tắc số một của sự vận động và phát triển. Sự vận động của
“ý niệm tuyệt đối” đã biến nó thành cái khác mình. Nó không còn là nó mà
theo nguyên nghĩa của ông đó là sự “tha hóa” của “ý niệm tuyệt đối”, cái mà
không còn là nó ở đây chính là “giới tự nhiên” (Triết học tự nhiên). Tuy nhiên
“ý niệm tuyệt đối” không dừng lại ở đây mà nó còn tiếp tục vận động và phát

triển. Sự vận động và phát triển đó đã sản sinh ra con người và xã hội (Triết
học tinh thần). Nhưng có một điều đặc biệt là ở chổ “ý niệm tuyệt đối” lúc
này không giống với “ý niệm tuyệt đối” lúc ban đầu nữa. Mà thông qua sự
vận động và phát triển nó đã được bổ sung hoàn thiện hơn, phong phú hơn,
sâu sắc hơn. Mặc dù hành trang xuất phát của Hêghen là chủ nghĩa duy tâm
tuyệt đối bị coi là tầm thường, song không phải như vậy, đến đây cái hạt nhân
hợp lý đã bắt đầu hé lộ. Vậy cái hạt nhân hợp lý đó là gì? sự vận động của “ý
niệm tuyệt đối” nghe có vẻ thần bí nhưng đó chính là sự vận động tổng hợp
của ba qui luật được Hêghen đặt tên là: “Học thuyết tồn tại”, “học thuyết bản
chất”, “học thuyết khái niệm”. Với sự triển khai của những cặp phạm trù cơ
bản làm nhiệm vụ giải thích và phong phú thêm cho ba qui luật đó. Sự hé mở
của cái hạt nhân hợp lý ra khỏi cái vỏ thần bí đó chắc chắn sẽ làm cho chúng
ta ngạc nhiên và càng ngạc nhiên bao nhiêu thì chúng ta lại càng kính trọng
thán phục Hêghen bấy nhiêu. Vậy nguyên nhân nào làm cho “ý niệm tuyệt
25

×