Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn hòa tấu nhạc tài tử cho đàn tranh hệ đại học tại học viện âm nhạc huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
HỌC VIỆN ÂM NHẠC HUẾ
-------------------

ĐẶNG THỊ THẢO

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
MÔN HÒA TẤU NHẠC TÀI TỬ CHO ĐÀN TRANH
HỆ ĐẠI HỌC TẠI HỌC VIỆN ÂM NHẠC HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC

HUẾ, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
HỌC VIỆN ÂM NHẠC HUẾ
-------------------

ĐẶNG THỊ THẢO

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
MÔN HÒA TẤU NHẠC TÀI TỬ CHO ĐÀN TRANH
HỆ ĐẠI HỌC TẠI HỌC VIỆN ÂM NHẠC HUẾ

Chuyên ngành: Phương pháp giảng dạy chuyên ngành âm nhạc
(Đàn Tranh)
Mã số: 60 21 02 02


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC

Người hướng dẫn khoa học
PGS-TS. Đỗ Xuân Tùng

HUẾ, 2015


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
PGS-TS

: Phó Giáo sư- Tiến sĩ

ÂNTT

: Âm nhạc truyền thống

HVÂN

: Học viện Âm nhạc

HVÂNQGVN

: Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam

ĐH

: Đại học

TPHCM


: Thành phố Hồ Chí Minh

GV

: Giảng viên

SV

: Sinh viên


Bảng ký hiệu các kỹ thuật của đàn Tranh trong Nhạc tài tử
Kỹ thuật
Ngón Á

Tay trái

Tay phải
Á lên
Á xuống
Á vòng

Rung

Vỗ

Rung chậm
Rung chậm sâu, nhấn đuôi
Rung nhanh

Rung nhanh, nhẹ
Rung nhanh, sâu
Vỗ sau
Vỗ đồng thời

Nhấn

Vỗ nháy
Nhấn luyến lên
Nhấn luyến xuống kết hợp
rung
Nẩy
Vuốt

MỤC LỤC

Ký hiệu


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong suốt hành trình cuộc sống cùng với chiều dài lịch sử dựng nước
và giữ nước hàng nghìn năm, cư dân người Việt đã kế thừa và sáng tạo nên
nhiều thể loại âm nhạc, trong đó có thể loại nhạc tài tử. Vùng đất Nam Bộ đã
hình thành nên tính cách và phong cách riêng của người Nam Bộ, một ngôn
ngữ đặc thù, một đời sống văn hóa và âm nhạc riêng biệt. So sánh với các loại
hình nghệ thuật cổ truyền khác của dân tộc như ca trù, nhã nhạc cung đình
Huế thì nhạc tài tử chỉ là một nền âm nhạc trẻ tuổi. Là hậu bối sinh sau, nhạc
tài tử đã thâu góp tinh hoa của những nền âm nhạc dân tộc trước nó. Nhưng vì
được sản sinh trên một vùng đất mới với tính thích nghi cao và khả năng sáng

tạo không ngừng, nhạc tài tử đã hình thành đặc trưng riêng biệt, không thể
hòa lẫn với các thể loại khác trên đất nước ta, cũng như trên toàn thế giới. Đó
là một loại hình nghệ thuật đầy tính sáng tạo, là sự kết tinh từ di sản văn hóa,
di sản âm nhạc truyền thống của cha ông để lại cùng với sự sáng tạo tài tình,
mang đậm chất của người Nam Bộ. Vô số những nghệ sĩ, nghệ nhân, hữu danh
hoặc vô danh của đất nước đã đóng góp vào sự hình thành nhạc tài tử - cải
lương, không ngừng cải biến sáng tạo. Nhạc tài tử bao năm qua luôn là nơi
chuyên chở tâm tư, tình cảm của người dân Nam Bộ, bằng chính thứ ngôn
ngữ chân phương của vùng đất này.
Với chức năng là trung tâm đào tạo âm nhạc lớn của khu vực miền
Trung- Tây nguyên, HVÂN Huế luôn chú trọng đến việc phát huy những loại
hình âm nhạc truyền thống của dân tộc, đưa những nét đặc sắc của âm nhạc
vùng miền vào chương trình đào tạo. Trong đó, âm nhạc tài tử đang được chú
trọng đưa những bài bản phong phú, đặc sắc để giới thiệu cho học sinh, sinh
viên tìm hiểu và yêu quý kho tàng âm nhạc của ông cha ta để lại.
Hiện nay, bộ môn hòa tấu nhạc tài tử là một trong ba thể loại hòa tấu
được giảng dạy trong quy trình đào tạo âm nhạc dân tộc ở tất cả các cơ sở đào
5


tạo âm nhạc dân tộc chuyên nghiệp ở nước ta. Khoa ÂNTT Học viện âm nhạc
Huế hiện đang đào tạo các loại nhạc cụ cổ truyền như đàn bầu, đàn nguyệt,
đàn tam thập lục, đàn nhị, sáo và đàn tranh. Tất cả các nhạc cụ này đều là
thành phần chính trong dàn hòa tấu. Bên cạnh đó, mỗi nhạc cụ có một tính
năng riêng biệt, phát huy được khả năng diễn tấu cùng các loại nhạc cụ khác,
tạo nên sự đa dạng và nhiều màu sắc cho nghệ thuật diễn tấu nhạc tài tử. Là
một nhạc cụ có âm sắc trong trẻo, khả năng biểu hiện tinh tế và kỹ thuật diễn
tấu đa dạng, đàn tranh đã trở thành một nhạc cụ không thể thiếu trong chương
trình giảng dạy môn hòa tấu hiện nay.
Qua khảo sát thực tế giảng dạy bộ môn hòa tấu nhạc tài tử tại Khoa Âm

nhạc truyền thống- Học viện Âm nhạc Huế, chúng tôi nhận thấy bên cạnh
những thành tựu và kết quả đã đạt được thì vẫn còn bộc lộ một số bất cập còn
tồn tại về: tên gọi của bộ môn, chương trình, giáo trình, cách soạn giáo án,
cách chọn bài giảng dạy, phương pháp truyền đạt, phương pháp luyện tập,
cách thể hiện các kỹ thuật cũng như phương pháp trình diễn… Hiệu quả giảng
dạy nhạc tài tử còn yếu, giáo trình chưa ổn định và chất lượng đào tạo chưa
đáp ứng được yêu cầu. Vì thế, chúng tôi cho rằng, cần phải có những nghiên
cứu, tìm tòi tiếp tục để có thể tìm ra những giải pháp cải tiến, đổi mới nhằm
cải thiện nâng cao một bước chất lượng giảng dạy cho bộ môn hòa tấu tài tử
hệ Đại học tại Học viện Âm nhạc Huế.
Từ những lí do kể trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Nâng cao
chất lượng giảng dạy môn hòa tấu nhạc tài tử cho đàn tranh hệ Đại học
tại Học viện âm nhạc Huế ” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ
của mình.Với tinh thần nhiệt huyết, say mê yêu nghề và lòng yêu mến âm
nhạc dân tộc, chúng tôi hy vọng rằng, qua phần nghiên cứu này có thể trau dồi
kinh nghiệm thêm về chuyên môn và đóng góp một phần nào đó sức mình
vào công việc giảng dạy chuyên ngành đàn tranh tại Học viện Âm nhạc Huế

6


2. Lịch sử đề tài:
Từ trước đến nay đã có khá nhiều bài viết, công trình, sách và các đề tài
nghiên cứu về vấn đề giảng dạy đàn tranh. Chúng tôi đã tìm đọc những công
trình nghiên cứu về âm nhạc tài tử như:
- Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Liêm :“ Góp phần
nghiên cứu Đờn ca Tài Tử Nam Bộ”- Nhà xuất bản Âm nhạc - 2011. Nguyễn
Thị Mỹ Liêm là một trong những nhà nghiên cứu chuyên sâu về nhạc Tài tử
Nam Bộ. Trong công trình nghiên cứu này, Mỹ Liêm đã bàn về các giai đoạn
phát triển nhạc tài tử, hệ thống bài bản nhạc tài tử Nam bộ và các nhạc khí sử

dụng trong dàn nhạc tài tử. Theo như GS.TS Trần Văn Khê thì “đây là một
công trình nghiên cứu khá đầy đủ về đờn ca tài tử, ngữ vựng đầy đủ, danh từ
âm nhạc dùng một cách chính xác, văn phong giản dị”.
- Bài viết của Vũ Nhật Thăng: “ Một cách hiểu về Điệu và Hơi trong
nhạc Tài tử cải lương”, Tạp chí âm nhạc , số 3, năm 1993 và “Thang âm nhạc
Cải lương tài tử”, Tạp chí âm nhạc , số 3, năm 1998. Trong 2 bài viết này, tác
giả đã đi sâu nghiên cứu về tính chất âm nhạc, giải thích thuật ngữ Điệu và
Hơi, về thang âm nhạc Tài tử...
Ngoài những công trình, bài viết kể trên, chúng tôi đã tham khảo một số
luận văn Thạc sỹ có đề tài nghiên cứu liên quan đến đề tài của chúng tôi như:
-Nguyễn Thị Hải Phượng, Thử bàn về phương pháp giảng dạy đàn tranh
trong trường chuyên nghiệp, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Sư phạm dân tộc,
Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh- 2004. Nội dung đã đi sâu nghiên cứu về
giả thuyết cũng như sự hình thành và phát triển của cây đàn tranh Việt Nam,
đồng thời nói về việc giảng dạy đàn tranh trong trường chuyên nghiệp. Trong
đó, có đề cập đến việc giảng dạy ba loại hình âm nhạc: nhạc Chèo, nhạc Huế,
nhạc Tài tử tại Nhạc viện Thành phố HCM.
- Ngô Bích Vượng, Cây đàn Tranh với bài bản tài tử cải lương, Luận
văn Thạc sĩ – Nhạc viện Hà Nội- 1999. Nội dung luận văn khái quát lịch sử
7


phát triển âm nhạc tài tử- cải lương, vấn đề học tập bài bản tài tử- cải lương
trong chương trình giảng dạy và một số tác phẩm mang âm hưởng miền Nam.
- Nguyễn Thanh Thủy, Bảo tồn – kế thừa nghệ thuật biểu diễn âm nhạc
cổ truyền trong dạy và học đàn Tranh- Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt
Nam- 2002. Luận văn giới thiệu về nguồn gốc lịch sử, cấu tạo, các kỹ thuật
của đàn tranh cùng với một số giải pháp trong việc giảng dạy đàn tranh.
- Phạm Thị Thanh Bình, Nâng cao chất lượng giảng dạy nhạc Tài tửCải lương chuyên ngành đàn Tranh tại khoa Âm nhạc truyền thống- Học viện
Âm nhạc Huế- 2014. Luận văn đã hệ thống chương trình giảng dạy nhạc tài tử

- cải lương cho từng bậc học, phương pháp giảng dạy đối với từng bậc học
nhưng chưa đề cập đến phương pháp giảng dạy môn hòa tấu nhạc tài tử tại
Học viện Âm nhạc Huế.
Các tài liệu, công trình nghiên cứu trên là nguồn tư liệu quan trọng trong
công tác giảng dạy chuyên ngành đàn Tranh. Và hiện nay, chưa có công trình
nào liên quan đến đề tài “Nâng cao chất lượng giảng dạy môn hòa tấu nhạc
Tài tử cho đàn Tranh hệ Đại học tại Học viện âm nhạc Huế” mà chúng tôi lựa
chọn để nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng dạy và học bộ môn hòa tấu nhạc tài tử ở Khoa
Âm nhạc truyền thống, Học viện Âm nhạc Huế.
- Chương trình, giáo trình, giáo án, phương pháp giảng dạy, cách tổ
chức khi kiểm tra, đánh giá sinh viên liên quan đến việc giảng dạy đàn tranh
hệ đại học môn hòa tấu nhạc tài tử.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Đưa ra một số giải pháp đổi mới nội dung giáo trình nhằm nâng cao
chất lượng giảng dạy môn hòa tấu nhạctài tử hệ đại học Khoa Âm nhạc
Truyền thống, Học viện Âm nhạc Huế.

8


5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài, luận văn sẽ sử dụng những phương
pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sưu tầm, phân loại tư liệu, phân
tích, so sánh, tổng hợp.
- Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm: khảo sát, trao đổi, phỏng
vấn chuyên gia, nghệ nhân để đúc kết kinh nghiệm sư phạm và biểu diễn.
- Phương pháp thực nghiệm: biên soạn giáo án mẫu, tổ chức dạy thực

nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm
6. Đóng góp của đề tài
Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn hòa tấu nhạc tài nói riêng
và chuyên ngành đàn tranh nói chung hệ Đạihọc khoa Âm nhạc Truyền thống,
Học viện Âm nhạc Huế.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, luận văn gồm có 2 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực trạng giảng dạy môn hòa tấu nhạc tài tử
cho đàn tranh
- Chương 2: Những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo

9


Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Những đặc điểm âm nhạc hòa tấu Nhạc tài tử
Đờn ca tài tử Nam bộ có nguồn gốc từ nhạc lễ (loại nhạc phục vụ cho
các nghi lễ cúng đình và ma chay). Những việc phục vụ lễ hội, đình đám hàng
năm không bao nhiêu, nên các nghệ sĩ nhạc lễ ở Nam bộ có rất nhiều thời
gian rãnh rỗi. Từ đó họ lấy nhạc để làm vui, họ cùng chơi nhạc với nhau và
truyền nghề cho những ai có tâm hồn về nhạc, từ đó tạo nên một phong trào
đờn ca tài tử ở Nam bộ. Đờn ca tài tử có thể hiểu theo nghĩa: Tài tử là tài
năng, những bậc thầy tham gia trình diễn.
Nhạc tài tử Nam bộ có khả năng linh hoạt, có thể phục vụ tất cả các
đám tang, lễ hôn, tế... và quan trọng hết là thể hiện được tâm tư tình cảm của
người dân Nam Bộ: “ Những sĩ phu yếm thế dựa vào những cung điệu ai oán
để nói lên tâm sự”[9,57]. Đờn ca tài tử Nam bộ lúc bấy giờ không cần phải có

sân khấu, không đòi hỏi phải đông đảo thính giả, mà chỉ là mình đờn cho
mình nghe, hay là trao đổi vài câu nhạc với bạn đồng điệu, hoặc mọi người
trong gia đình cùng hòa tiếng nhạc lời ca.
Ca nhạc tài tử Nam bộ mang tính trình diễn âm nhạc. Phần âm nhạc
được sinh ra trước là những bài bản dành cho các nhạc cụ: đàn cò, đàn kìm,
đàn tranh, đàn độc huyền, đàn tỳ bà, sáo... Trình diễn nhạc tài tử là những
buổi hòa đàn, hoà ca của những nhóm nhỏ tri âm tri kỷ, cùng với nhau chơi
nhạc và thưởng thức âm nhạc.Nhạc sỹ chơi toàn bộ một bài trong nhạc mục
hoặc trích đoạn một vài bài. Họ có thể chơi nguyên xi bản đàn đã được học,
được biết và cũng có thể chơi theo cách riêng của mình: thêm thắt, bớt âm,
chuyền ngón, chạy chữ…, miễn giữ được khung sườn (còn gọi là lòng bản)
của bài bản. Một điểm đặc biệt của nhạc tài tử là lối đàn ngẫu hứng. Ở đây,

10


người nghệ sĩ dựa trên bài bản truyền thống để thêm thắt những nhấn nhá,
luyến láy của riêng mình một cách rất tinh tế dựa trên hơi và điệu của những
chữ nhạc chính, nhưng đồng thời phải hòa hợp với những nghệ sĩ cùng diễn
khác. Chính vì thế mà mỗi lần nghe lại cùng bản đàn, khán thính giả luôn
luôn thấy mới lạ và hài hòa. Có lẽ phần ngẫu hứng nhiều nhất trong nhạc tài
tử là ở phần rao của người đàn hoặc nói lối của người ca. Người đàn dùng rao
- hoặc người ca dùng nói lối - để lên dây đàn và nhất là với mục đích gợi cảm
hứng cho bạn diễn, tạo không khí cho dàn tấu, và chuẩn bị hình tượng âm
nhạc cho người thưởng thức. Ngoài ra, khi trình tấu, các nghệ sĩ cũng có thể
dùng tiếng đàn của mình để "đối đáp" hoặc "thách thức" với người đồng diễn.
Chính vì vậy mà nhạc tài tử luôn luôn sinh động và hấp dẫn người nghe.
Nhạc tài tử Nam Bộ là thể loại âm nhạc được thể hiện dưới hình thức
“diễn xướng” nhưng các bài bản khi được trình tấu luôn được thể hiện một cách
rất ngẫu hứng. Ngoài những thêm thắt khi độc tấu hay hòa tấu là chuyện đương

nhiên. Đặc trưng trong thể loại âm nhạc này là: Tính diễn xướng với những sáng
tạo tại chỗ, tính chuyên nghiệp trong trình tấu và cảm thụ, tính dị bản, tính ngẫu
hứng trong diễn tấu trên khung sườn bài bản nghiêm ngặt với những “lớp”,
“câu”, “nhịp”… chặt chẽ, cân phương, tính mô hình trong bài bản…
Nghệ thuật ca nhạc tài tử là nghệ thuật của sự trình diễn âm nhạc ngẫu
hứng và sáng tạo. Từ lúc ra đời cho đến nay, đờn ca tài tử đã định hình như
một thể loại âm nhạc đặc trưng của Nam Bộ và trở thành một phong trào âm
nhạc khá phổ biến. Nhạc tài tử dần dần phát triển về nội dung lẫn hình thức,
tiếp thu thêm những luồng nhạc khác như dân ca địa phương, hò lý, nói thơ…
Chính vì thế những nét đặc trưng của loại hình âm nhạc này được đánh dấu
bởi sự sáng tạo các bài bản, sự phát triển nghệ thuật diễn tấu, sự hoàn thiện
của hình thức, lối chơi và phong cách diễn tấu riêng.

11


1.1.1.1. Thang âm, hơi trong nhạc tài tử:
Có rất nhiều khái niệm về thang âm và hơi trong nhạc tài tử như khái
niệm của PGS. TS Trần Thế Bảo “ Hơi có chứa điệu thức. Hơi là bốn yếu tố
của điệu thức thêm yếu tố thứ năm là một số âm di động dưới dạng âm bị
nhấn nhá”[16,63]. Như nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền đã nhận xét “ Hơi là
một hệ thống yếu tố biểu cảm của nhạc thanh mang tính quy luật”, “ Hơi được
tạo thành bởi ba thành tố cơ bản là thang âm, Xoang điệu và chữ đàn” [14,
1325]. Cũng theo nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền, thang âm là mối tương quan
mang tính quy luật về cao độ của các âm bậc trong giai điệu. Như vậy, để lưu
giữ được những nét đặc sắc đó trong âm nhạc điều đầu tiên mà nhạc tài tử cần
phải xem xét đến đó là hơi, hơi là cái được bảo tồn nghiêm ngặt nhất. Cũng dễ
hiểu, bởi nó là bản chất, là linh hồn của loại nhạc này. Nhờ vào hơi, người ta có
thể dễ dàng phân biệt nó với các loại nhạc truyền thống khác. Cũng nhờ vào
hơi mà Nhạc tài tử trở nên phong phú và đa dạng. Hơi là cái quan trọng nhất,

nhưng lại khó xác định nhất. Không thiếu những trường hợp có sự chưa nhất trí
giữa những người trong nghề về việc thể hiện một vài hơi nào đó ở những phần
tinh tế nhất của âm nhạc. Sự thể hiện có phần hoàn toàn không giống nhau đã
bắt nguồn từ quan niệm về hơi, mà cho đến nay chưa một ai xác định rõ ràng
ngoài cách dùng một số tính từ mô tả cảm xúc chung chung.
Theo PGS- TS Vũ Nhật Thăng: “ Người ta có thể nghe rõ hơi trong
phần dạo đàn, ngắn hay dài là tùy ý và chỉ khi nào vào bài bản thì đàn, ca mới
tuân theo lòng bản. Đó là mô hình giai điệu, là cấu trúc của bản nhạc. Và bài
bản là sự diễn tấu ngẫu hứng của hơi trong lòng bản...” [12,15]. Cho đến khi
ngành lý thuyết âm nhạc còn chưa làm sáng tỏ bốn yếu tố trên trong từng giai
đoạn phát triển của loại nhạc này thì hơi, mặc dù được bảo tồn nghiêm ngặt
theo lối truyền nghề, vẫn luôn trong tình trạng động. Tuy vậy, lại phải hiểu
rằng tình trạng động là khách quan, là cái cần có để duy trì và phát triển sức
sống của âm nhạc truyền thống.
12


Như đã nêu, tuy bài bản được ghi chép rõ ràng, câu cú mạch lạc…
nhưng đó chỉ là khung sườn của bài bản. Những quy định khi diễn tấu bài bản
hầu như chỉ ràng buộc ở những chữ đàn thuộc nhịp, phách chính. Chưa hề có
một sự “thống nhất” trong ghi chép bài bản như âm nhạc Phương Tây. Mỗi
nghệ sĩ tài tử đều tự lựa chọn cho mình những chữ đàn riêng, sáng tạo những
câu nhạc mang đậm phong cách riêng. Thậm chí, họ truyền dạy cho học trò
bằng bài bản ghi lại chữ đàn của chính họ và từ đó lập thành bài bản, tiếp nối
lưu truyền, phổ biến. Đôi khi, nghe một nghệ sĩ diễn tấu, có thể nhận ra được
lối chơi, chữ đàn của người thầy. Tuy nhiên, phong cách đờn ca tài tử là ngẫu
hứng, bài bản chỉ là cơ sở của hơi, điệu và là khung sườn giai điệu cho diễn
tấu tài tử thăng hoa… Về ngôn ngữ âm nhạc, nhạc tài tử Nam Bộ có một hệ
thống “từ ngữ”, “văn phạm” âm nhạc riêng được biểu hiện thông qua những
yếu tố như thang âm, sự sắp xếp vị trí các bậc trong thang âm, âm tựa, nét

nhạc đặc trưng, cách luyến láy, cách xử lý các chữ đàn (những âm được rung,
mổ, láy…) các quy luật vận hành các âm của các câu nhạc, tốc độ, tình cảm
của bản nhạc, cách tạo âm điệu riêng… mà những người trong nghề gọi là
“hơi” hay “điệu”. Trong luận án Tiến sĩ “ Âm nhạc truyền thống Việt Nam”
GS. Trần Văn Khê cho rằng nhạc cổ truyền Nam bộ thuộc hai hệ thống điệu là
điệu Bắc và Nam. Trong hệ thống điệu Bắc có ba hơi: Hơi Bắc, Hơi Nhạc,
Hơi Quảng; hệ thống điệu Nam có hơi Xuân, Ai, Đảo, Oán. Như vậy, vẫn
chưa có sự thống nhất hoàn toàn về quan điểm của các nhà nghiên cứu âm
nhạc trong việc phân định các loại Hơi của nhạc tài tử Nam bộ.Nhưng trong
luận văn này, chúng tôi sử dụng hệ thống phân loại Hơi của nhạc sư Vĩnh
Bảo, ông cho rằng nhạc tài tử có bốn hơi chính là: Bắc, Hạ (Nhạc), Nam, Oán
và Vọng cổ.
- Hơi Bắc – điệu Bắc trong âm nhạc tài tử có tính chất vui, trong sáng.
Trên thực tế diễn tấu trong nhạc tài tử nói chung và của 6 bài Bắc nói riêng,
các âm không có cao độ tuyệt đối. Nói cách khác, các âm trong âm nhạc tài tử
13


có cao độ hết sức linh động, đôi khi cao hơn, đôi khi thấp hơn…tùy theo bài
bản, tùy theo hơi - điệu, một bài bản, khi giai điệu đi lên cao độ của âm sẽ
khác với cao độ của âm trong giai điệu từ trên cao đi xuống… Trong nhạc ài
tử nói riêng, nhạc cổ truyền Nam Bộ nói chung, chữ nhạc được sử dụng gồm:
Hò, Xư, Sang, Xê, Công và Liu, U (bậc Hò và bậc Xư ở quảng tám trên)

Thang âm trên được nhiều nhạc sĩ, nghệ nhân, nhạc sư tài tử chấp nhận.
Cách ghi này giúp có thể hình dung cao độ các âm một cách tương đối, không
nên hiểu cao độ các âm ngang bằng với các âm trong thang âm bình quân của
âm nhạc châu Âu. Hơn nữa,khi giai điệu có những âm luyến, láy… cao độ của
các âm chỉ mang tính tương đối và linh hoạt thay đổi. Mỗi bậc âm trong thang
âm, khi thể hiện điệu – hơi có những quy định riêng, PGS.TS Vũ Nhật Thăng

đã có nhận xét: “ Nhạc dân tộc ta vốn không có nốt đàn, mà chỉ có chữ đàn, vì
hầu hết các bậc của thang âm đều được tô điểm bởi một hệ thống cao độ vậy
quanh nó. Chữ đàn có thể được hiểu như một tổng thể bao gồm các cách nhấn
nhá, luyến láy..v..v, các lối hát rung hơi, vuốt tiến, trong đó cao độ các bậc
thang âm vang lên một cách mềm mại, tế nhị, ngọt ngào”.[12,15].
-Hơi Hạ ( Hơi Nhạc) có tính chất suy tôn, trang nghiêm. Thang âm ngũ
cung hơi Nhạc tương tự như thang âm ngũ cung hơi Bắc, cùng thuộc nhóm
điệu Bắc. Về phần thang âm cũng như cách rung nhấn để tô điểm âm thanh
tương đối giống nhau.

14


Trong mỗi bài bản của nhóm bảy bài Lễ, những âm chính tạo thành trục
âm – khung giai điệu. Điển hình của nhóm bảy bài Bắc lớn là bài Ngũ Đối
Hạ, khẳng định khung Xư – Xê. Trong giai điệu thể hiện hơi Nhạc, bậc Xự và
Xê thường xuyên xuất hiện, đứng ở vị trí khởi đầu trong hệ thống âm và có
vai trò gần như bậc Hò của Hơi Bắc. Do đó, mặc dù các bậc II (Xư) và bậc V
(Công) vẫn được rung, các bậc khác mổ… giống như hơi Bắc nhưng do cấu
tạo và sự vận hành của giai điệu, tính chất, vị trí là điểm tựa các âm tronggiai
điệu thay đổi nên đã tạo hiệu quả khác biệt.
Tóm lại, hơi Nhạc có thang âm giống thang âm hơi Bắc, nhưng do
chuyển trục âm – khung giai điệu nên không thể diễn tấu giống thang âm hơi
Bắc, có cấu trúc quãng của thanh âm gần giống hơi Nam. Hơi Nhạc vẫn mang
nét thanh tịnh, trong sáng… của hệ thống điệu Bắc hơn là điệu Nam và nhiều
đặc điểm riêng để phân biệt với hơi Bắc.
- Hơi Nam gồm hơi Xuân, hơi Nam và hơi Đảo :
+ Hơi Xuân và hơi Đảo: Đặc điểm âm nhạc của hơi Xuân là thanh tịnh,
trầm lắng, thảnh thơi, thanh thoát… Hơi Đảo có tính chất tươi sáng hơn Hơi
Xuân, tính chất diễn hành, lưu loát, trôi chảy… về thang âm, hơi Xuân và Đảo

có thang âm tương đối giống nhau.
Thang âm Hơi Xuân:

Thang âm Hơi Đảo:

15


Cách thể hiện các âm trong mỗi thang âm của thang âm hơi Xuân và
hơi Đảo có những điểm khác nhau. Tính chất thanh thoát, sang trọng, thảnh
thơi… của hơi Nam Xuân được thể hiện bằng sự tô điểm chăm chút ở mỗi bậc
trong thang âm. Cùng với hệ thống dây nên ba bài Nam Xuân, Nam Ai và
Nam Đảo thường được diễn tấu theo lối liên khúc “Xuân – Ai – Đảo”. Để thể
hiện hơi Xuân hay hơi Đảo phải chú ý sự “thêu thùa” đặc biệt của hai âm Hò
(Liu). Sự phân biệt giữa hơi Xuân và hơi Đảo dựa trên sự khác biệt của việc
vận hành giai điệu.Với tính chất thảnh thơi, thanh tịnh…hơi Xuân và Đảo là
nét đặc thù của phong cách nhạc Tài Tử Nam Bộ.
+ Hơi Ai: mang tính chất buồn, thương, bi lụy… các âm trong thang âm
hơi Nam Ai cũng như các thang âm nêu trên, không có cao độ tuyệt đối. Nếu
tạm ghi theo lối ghi nhạc trên 5 dòng kẻ, thang âm hơi Ai gồm các âm sau:

- Hơi Oán: mang tính chất trữ tình, buồn, oán hờn nhưng không bi
lụy…Cũng như các thang âm khác trong nhạc tài tử, các âm trong thang âm
hơi Oán không có cao độ tuyệt đối. Nếu tạm ghi trên 5 dòng kẻ, thang âm hơi
Oán gồm các âm sau:

1.1.1.2. Hệ thống bài bản:
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ với số lượng bài bản phong phú, nhạc
Tài tử Nam Bộ là loại hình nghệ thuật được ghi chép tương đối kỹ và đầy đủ
nhất. Một số bài bản trong nhạc mục tài tử có thể là những sáng tác của các

nhạc sĩ, nhạc sư nhưng hầu hết không có ghi chép tên người sáng tác. Số
16


lượng bài bản đã khá lớn, nhưng cho đến lúc này, nhạc giới truyền tụng hệ
thống “ Hai mươi bài Tổ” còn gọi là “ Nhị Thập Huyền Tổ Bản”. Chúng tôi
chỉ đề cập và phân loại những bài bản thường được sử dụng trong hòa tấu
nhạc tài tử:
*Phân loại bài bản Tài tử trong hai mươi bản tổ theo Hơi – Điệu:
- Điệu Nam:
+Hơi Oán: Tứ Đại Oán, Phụng Cầu Hoàng, Phụng Hoàng Cầu và
Giang Nam, ngoài ra còn có Văn Thiên Tường, Trường Tương tư.
+Hơi Ai: Nam Ai.
- Điệu Bắc:
+Hơi Xuân: Nam Xuân.
+Hơi Bắc: Lưu Thủy Trường, Phú Lục Chấn, Bình Bán Chấn, Xuân
Tình Chấn, Tây Thi Vắn, Cổ Bản Vắn.
+Hơi Đảo: Nam Đảo (đảo ngũ cung).
+Hơi Nhạc (Lễ): Xàng Xê, Ngũ Đối Thượng, Ngũ Đối Hạ, Long
Ngâm, Long Đăng, Vạn Giá, Tiểu Khúc.
1.1.1.3. Tổ chức dàn nhạc:
Âm nhạc tài tử nói riêng và hầu hết các thể loại âm nhạc cổ truyền
khác của người Việt Nam nói chung đều có chung một đặc điểm: sáng tạo
trong quá trình diễn tấu. Người nghệ sĩ trình diễn đồng thời là người sáng tạo.
Chính vì vậy, những người nghệ sĩ dù chơi nhạc cụ nào cũng có những nghệ
thuật trình diễn riêng biệt tạo nên nét độc đáo khiến cho người nghe không thể
nhầm lẫn với nhạc cụ khác. Trong một thời gian dài, nhạc khí trong dàn hòa
nhạc Tài tử đã có nhiều biến đổi. Trong quá trình ấy, những người nghệ sĩ
luôn tìm tòi, thể nghiệm bằng việc thay đổi nhạc khí, thay đổi lối hòa đàn.
Theo TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm trong công trình “Góp phần nghiên cứu đờn

ca tài Tử Nam Bộ” thì nhạc khí trong dàn hòa nhạc tài tử gồm:

17


-Đàn cò (miền Bắc, miền Trung gọi là đàn nhị): là nhạc cụ dây kéo
bằng cung vĩ, xuất hiện ở nước ta hàng ngàn năm. Âm sắc đàn cò trong thanh,
mềm mại, gần giống giọng hát nữ cao, tầm âm rộng, khả năng diễn tấu lớn.
Trong đàn ca tài tử, đàn cò thuận lợi với những nốt ngân dài, luyến nhiều
âm... tạo nên những câu nhạc độc đáo. Dây đàn cò trong nhạc tài tử thường
được lên dây như sau.

Dây Bắc (Hò- Xê)

Dây Nam

- Đàn bầu: Đàn bầu thường được sử dụng trong hòa tấu với tính năng
độc đáo của mình như ngân dài, vang xa, là cầu nối giữa các nhạc cụ. Trong
hầu hết các hình thức hòa đàn của đờn ca tài tử, từ song tấu đến tam tấu,
tứ tấu hay ngũ tuyệt đều có sự xuất hiện của đàn bầu. Với thế mạnh khi sử
dụng những kĩ thuật rung, nhấn, luyến, láy, vỗ vuốt… của tay trái kết hợp với
sự chính xác, điêu luyện của tay phải, đàn bầu đã miêu tả một cách sâu sắc,
tinh tế những sắc thái khác nhau của từng hơi, từng điệu trong nhạc Tài tử.
-Đàn kìm (miền Bắc và miền Trung gọi là đàn nguyệt): Trong hòa tấu
đàn ca tài tử, đàn kìm thường giữ giai điệu chính, đàn ít chữ và hầu như đàn
lòng bản. Do vậy người chơi đàn kìm trong hòa đàn phải là người vững vàng
bài bản, thường được giao nắm vững song lang để điểm nhịp cho dàn hòa tấu,
đàn ca. Đàn kìm có phím cao, dây mềm nên có thể rung, mổ, nhấn nhá, vuốt,
luyến láy... Đàn kìm có thể diễn tả nhiều sắc thái tình cảm khác nhau. Đàn
kìm trong diễn tấu nhạc tài tử được lên dây theo hệ thống thang âm- hơi Bắc,

nhạc giới gọi là dây Bắc, hoặc thang âm Nam, gọi là dây Nam...
- Đàn tranh (miền Bắc gọi là đàn thập lục), là nhạc khí được ưa chuộng
và thường xuyên có mặt trong dàn tài tử, đôi khi độc tấu, hoặc hòa với các

18


nhạc khí khác và đệm cho ca. Đàn tranh trước đây chỉ 16 dây, khoảng năm
1955- 1956, nhạc sư Vĩnh Bảo bắt đầu nghiên cứu, cải tiến và ông đã sáng tạo
loại đàn 17, 19, 21 dây rất thuận lợi trong diễn tấu.
- Đàn tỳ bà: có xuất xứ từ Trung Hoa, là nhạc khí trong dàn hòa đàn
nhạc tài tử ngay từ thời kỳ đầu bởi được kế thừa từ dàn hòa tấu ca Huế. Đàn
tỳ bà có 4 dây, trong dàn hòa đàn nhạc tài tử bốn dây được lên theo cao độ:

Đàn tỳ bà rất kén người chơi, kén bài bản để phù hợp trong hòa tấu đờn
ca tài tử, do vậy, ngày nay ít nghệ sĩ nào chọn đàn tỳ bà để tham gia hòa đàn.
- Tiêu: Trong âm nhạc tài tử, trước đây, người ta thường xuất hiện tiêu
trong các buổi hòa đàn. Tiêu có màu âm trầm buồn, trang nhã, thích hợp với
những bài hơi Nam, Oán... Trong hòa đàn tài tử, tiêu thổi rất ít nốt, thường
xuất hiện vào những “khoảng lặng”, những chỗ “chầu”, hoặc khi các nhạc cụ
khác lơi tiếng[7,235].
- Song lang (hay song loan): Trong đờn- ca tài tử, tiếng gõ song lang
làm nhiệm vụ giữ nhịp, cho biết nhịp độ diễn tấu, điểm câu, cho biết cấu trúc
câu nhạc thuộc loại câu nào... Người nắm giữ song lang được xem như “ nhạc
trưởng”, họ thường là “chỗ dựa” cho những người bạn diễn bằng tiếng gõ
song lang [7,236].
1.1.1.4. Vai trò của đàn tranh trong dàn hòa tấu nhạc tài tử:
Đàn tranh là một nhạc cụ khá phổ biến trong các dàn nhạc dân tộc
Việt Nam nói chung cũng như là một trong những nhạc cụ tiêu biểu của dòng
âm nhạc Tài tử nói riêng. Với tính năng phong phú, đàn tranh đã tạo ra hiệu

quả đặc biệt và góp phần cực kỳ quan trọng trong âm nhạc tài tử. Trong biên
chế dàn nhạc tài tử, đàn tranh giữ một vai trò quan trọng và là một thành phần
không thể thiếu. Đàn tranh thường được sử dụng trong hòa tấu với tính năng

19


độc đáo của mình, thể hiện âm sắc trong trẻo và là cầu nối giữa các nhạc cụ.
Trong hầu hết các hình thức hòa đàn của đờn ca tài tử, từ song tấu đến tam
tấu, tứ tấu hay ngũ tuyệt đều có sự xuất hiện của đàn tranh. Với thế mạnh khi
sử dụng những kĩ thuật rung, nhấn, luyến, láy, vỗ vuốt… của tay trái kết hợp
với sự chính xác, điêu luyện của tay phải, đàn tranh đã miêu tả một cách sâu
sắc, tinh tế những sắc thái khác nhau của từng hơi, từng điệu trong nhạc tài tử.
Trong nhạc tài tử, ngoài khả năng rung, nhấn, vuốt... như các nhạc khí
khác, đàn tranh có kỹ thuật “Á”. Tiếng “Á” của đàn tranh như tiếng thở dài
trong các bản buồn, như tiếng mở đầu reo vui trong những bản nhạc vui...
Trong hòa đàn tài tử, các bài bản thường được bắt đầu bởi tiếng “Á” của đàn
tranh, đó là nét riêng của nhạc tài tử và cũng là nét riêng của cây đàn. Đây là
một lối gảy rất phổ biến của đàn tranh, là cách gảy lướt trên hàng dây xen kẽ
các câu nhạc, thường ngón Á hay, ở vào phách yếu để chuẩn bị vào một phách
mạnh đầu hay cuối câu nhạc. Nó còn có chức năng rao dọn tình cảm, tâm lý
cho các nhân vật kịch độc diễn, như ngâm thơ, nói lối... hoặc tham gia vào
nhạc nền ở những lớp trữ tình hoặc dự báo cho những hoàn cảnh buồn tự sự...
Ở các điệu thức khác, như điệu Bắc - Nam - Oán – Hạ... đàn tranh có vai trò
trong tổng phổ hòa âm, tạo sự đầy đặn âm sắc, cân bằng trạng thái tĩnh lược
âm thanh về mặt thẩm mỹ trong tổng thể chương trình hoặc vở diễn.
Đàn tranh được lên dây như sau:
Hệ thống dây Bắc( có thể diễn tấu những bài Bắc, bài Lễ):

Hệ thống dây Nam ( diễn tấu bài Nam Ai, các bài hơi Ai)


20


Ngoài ra còn có cách lên dây thứ hai:

Để đàn các bản Nam Xuân, Nam Đảo... có hệ thống dây:

Hệ thống này nếu diễn tấu ở “hò tư” sẽ là hệ thống dây Oán:

Với mỗi hệ thống dây, đàn tranh có những kỹ thuật riêng biệt. Điều
này tạo nên sự độc đáo trong nghệ thuật diễn tấu nhạc Tài tử của đàn Tranh.
1.1.2. Những đặc điểm nghệ thuật trình diễn:
1.1.2.1. Không gian và thời gian:
Không gian diễn xướng của nhạc tài tử Nam Bộ có những điểm
tương đồng và khác biệt với những thể loại âm nhạc thính phòng truyền thống
khác. Thể loại âm nhạc thính phòng, dù là trong âm nhạc cổ điển châu Âu hay
trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam đều được biểu diễn trong một không gian
hẹp với người xem không đông. Trong một buổi trăng thanh gió mát, các nhạc
sĩ chỉ gồm dăm ba người ngồi lại với nhau, hòa đàn với nhau, chia sẻ cho
nhau những tình cảm của những người nông dân miệt vườn Nam bộ hay của
những gia đình giàu sang, phú quý. Địa bàn biểu diễn âm nhạc tài tử Nam bộ

21


trải rộng suốt từ miền Tây qua miền Đông Nam bộ và chạy dài đến đất Mũi
Cà Mau. Địa điểm biểu diễn có thể trong nhà hay sân vườn.Chính vì thế, đây
là loại hình văn hóa mang đậm tính cộng đồng. Tính cộng đồng được thể hiện
rõ trong không gian biểu diễn. Người Nam Bộ sau những buổi lao động vất

vả, đến đêm, họ tập hợp lại rồi cùng nhau đờn và hát cho nhau nghe để cùng
xua tan cái vất vả của cuộc mưu sinh. Ngày trước, đờn ca tài tử đã phổ biến
trở thành phong trào, Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí, tập hạ,
phần trấn Biên Hòa, đã viết: “ Xưa nay thuyền buôn đến đây hạ neo xong, thì
lên bờ thuê phố ở, rồi đến nhà chủ mua hàng, lại đấy kê khai những hàng hóa
tốt xấu, không bỏ sót lại thứ gì. Đến ngày trương buồm trở về gọi là hồi
đường, chủ thuyền có yêu cầu mua giúp vật gì, thì người chủ buôn ấy mua
dùm chở đến trước kỳ giao hẹn, hai bên chủ khách chiếu tính hóa đơn thanh
toán rồi cùng nhau đờn ca vui chơi” [3,86]. Đó là hình thức diễn xướng của
đờn ca tài tử trong buổi đầu tiên mới hình thành, nó chỉ đơn giản là vui chơi,
là những câu nói trong cuộc trò chuyện với nhau nhưng được biến hóa thành
những âm vần có giai điệu”.…
Tài tử là loại âm nhạc thính phòng, dành cho một số ít nghe. Họ là
những người tri âm, tri kỷ, qua đàn ca, một mặt họ chia sẻ những tình cảm
cho nhau, một mặt họ cùng thưởng thức và cùng sáng tạo nên những giai điệu
mang đầy tính phóng khoáng và bình dị nhưng đầy chất nhân văn. Thời gian
cho một buổi hòa đàn có thể kéo dài cả ngày, còn người chơi, còn người nghe
thì buổi đờn ca chưa dứt.Trong nhạc tài tử, các nghệ sĩ sẽ trình tấu bản nhạc
từ đầu đến cuối. Họ có thể nghỉ giữa hai lớp để uống trà, nói chuyện rồi lại
đàn lớp kế tiếp cho đến khi hết bản nhạc. Sau hoặc giữa những buổi hoà tấu,
thường có những cuộc thảo luận sôi nổi. Phải có mặt tại một buổi sinh hoạt
đờn ca tài tử mới thấy được sức sống mãnh liệt của nó thể hiện như thế nào.
Già, trẻ, gái, trai, lao động, trí thức… tất cả đều xoay quanh tiếng đàn, tiếng
hát. Niềm đam mê nghệ thuật đã xóa bỏ tất cả những ranh giới xã hội, gắn kết
22


các thành viên lại với nhau. Tiếng hát mùi mẫn của tuổi già, hứng khởi của
tuổi trẻ, có lúc trong sáng, hồn nhiên vui tươi cũng có lúc ai oán, nỉ non nghe
não lòng. Ở nông thôn Nam bộ, việc biết nhạc tài tử như là lẽ đương nhiên.

Trên đường đi cày, đi cấy, gặt lúa, nhất là khi chèo xuồng một mình trên sông
rộng, hay chống xuồng ba lá thanh thoát giữa rừng rậm U Minh hoặc trong
mênh mông đồng nước Tháp Mười, không ai giấu nổi tình cảm trắc ẩn riêng
tư. Khi con người đối mặt với sự bao la, bát ngát của thiên nhiên Nam bộ thì
khó ai mà kìm được cảm xúc, họ bất chợt trở thành người nghệ sỹ, ca lên
những tiếng hát của tâm hồn, hòa mình vào muôn trùng sóng nước. Họ muốn
phá vỡ khung cảnh tĩnh lặng đang bao trùm, với khung cảnh đó thì dù người
biết hát hay không biết hát cũng phải cất lên những lời ca để vơi đi phần nào
cảm xúc. Không cần thời gian bắt đầu để tạo nên một buổi biễu diễn với bài
bản lớn, chỉ cần sân khấu là cả một khoảng trời bao la, là những cánh đồng
bát ngát và những dòng sông nặng trĩu phù sa, lời ca như nâng nhịp mái chèo,
vung cao nhát cuốc, hòa vào làn sóng nước mênh mông.
1.1.2.2. Hình thức trình diễn.
Nhạc tài tử là loại nhạc tinh hoa trong nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam.
Là một loại hình âm nhạc có tính cách tiêu khiển khi nhàn rỗi, không có tính
sân khấu, chỉ cần vài ba người với vài ba cây đờn trong số các nhạc cụ như:
tranh, kìm, cò, gáo, tỳ bà, tam đoản, tiêu, sáo, độc huyền, song lang ngồi dưới
bóng cây, trên ván hay quanh bàn tròn là có thể du dương bổng trầm trong
tiếng nhạc và lời ca. Những người thích đờn ca tài tử hay cùng với bạn đồng
điệu họp nhau tại nhà một người trong làng rồi cùng hoà đàn để người mộ
điệu thưởng thức. Người đàn tài tử chính thống hễ vui, ngẫu hứng thì đàn
chơi, còn không hứng thì thôi, không ai có thể bỏ tiền ra mua được tiếng đàn
của họ. Những người đờn ca theo cái lối tài tử ấy đều là nghệ sĩ mà cũng là
khán giả.

23


Không ai quy định một buổi đàn ca tài tử như thế phải có bao nhiêu
người, bất cứ ai biết đàn biết ca đều có thể tham gia, cũng không theo chương

trình sắp sẵn mà những người đồng điệu gặp nhau, cao hứng muốn đàn bản gì
là tất cả cùng hoà đàn. Đôi khi một người một đàn cũng làm nên một buổi đàn
ca tài tử, nhưng lí tưởng thì ngoài người ca còn cần tranh - cò- kìm- sáo (sau
này có thêm sến, độc huyền cầm, ghi-ta phím lõm) cùng hoà điệu.Nhạc tài tử
là loại nhạc hòa tấu, do tâm tư tình cảm và sự cảm hứng ngoại cảnh mà tự do
sáng tạo. Như vậy, bạn đờn có quyền thúc nhịp tùy theo người đờn ca chung
với mình, cũng như có quyền thêm hay bớt chữ đờn trong câu của bài bản
miễn là giữ đúng điệu và đúng nhịp mà thôi. Tên những bài bản tài tử thường
không liên quan đến tính chất làn điệu, chẳng hạn như bản Lưu Thủy đàn lên
không nghe tiếng nước chảy, bản Hành Vân không thấy mây bay ngoại trừ
bản Xuân Tình (lớp Điểu Ngữ), Ai tử kê, đờn và gõ mô tượng thanh tiếng
chim kêu, tiếng gà con mổ trên nia gạo…
1.2. Thực trạng giảng dạy môn Hòa tấu nhạc tài tử Hệ đại học Khoa Âm
nhạc Truyền thống, Học viện Âm nhạc Huế.
1.2.1. Giới thiệu vài nét về Khoa Âm nhạc Truyền thống, Học viện Âm
nhạc Huế.
Học viện Âm nhạc Huế ngày nay có tiền thân là trường Quốc gia âm
nhạc và kịch nghệ Huế, thành lập năm 1962. Trải qua quá trình hình thành và
phát triển từ buổi đầu sơ khai cho đến nay, HVÂN Huế đã có những đóng góp
trong công tác đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp văn hóa
nghệ thuật của quốc gia.
Với mục tiêu giữ gìn, bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa của
dân tộc, Khoa Âm nhạc truyền thống từ lúc thành lập cho đến nay đã từng
ngày hoàn thiện và phát triển về đội ngũ giảng viên, về chất lượng giảng dạy.
Các cán bộ giảng viên của Khoa đã nổ lực tìm kiếm, thu thập tư liệu giảng
dạy, giúp học sinh- sinh viên hiểu và nhận thấy được trách nhiệm của thế hệ
24


trẻ trong việc chung tay giữ gìn những giá trị âm nhạc cổ truyền của dân tộc là

việc cần thiết, mang tính lịch sử, tính thời đại.
Khoa ÂNTT hiện nay có 17 giảng viên. Hầu hết các giảng viên cơ hữu
tham gia giảng dạy tại Khoa đều được đào tạo tại Huế ở trình độ đại học và
vừa tốt nghiệp cao học tại Huế khóa học 2012- 2014. Có 2 giảng viên tốt
nghiệp trình độ Thạc sĩ tại HVÂNQG VN, 4 giảng viên tốt nghiệp trình độ
Thạc sĩ tại Nhạc viện Thành phố HCM. Ngoài ra còn có 2 giảng viên đang
theo học Thạc sĩ khóa học 2013- 2015. Với đội ngũ giảng viên trẻ, nhiệt tình
và có tinh thần nhiệt huyết, say mê nghề nghiệp, Khoa đã đào tạo được rất
nhiều học sinh, sinh viên có tài năng tham dự nhiều cuộc thi tài năng trẻ, tham
gia các hội diễn, tham dự các cuộc thi liên hoan nhạc cụ chuyên nghiệp trên
toàn quốc và cũng đã nhận được nhiều thành tích. Nhưng những năm gần đây,
do số lượng tuyển sinh vào ngành Nhạc cụ truyền thống rất ít với trình độ học
sinh không đồng đều, chỉ có một số chuyên ngành được tuyển sinh nên trong
một năm học, không có đầy đủ nhạc cụ để tham gia học các môn hòa tấu nhạc
cổ gồm hòa tấu nhạc chèo, hòa tấu nhạc Huế, hòa tấu nhạc Tài tử và môn hòa
tấu tác phẩm đương đại.
Hiện nay, do chưa thành lập tổ bộ môn hòa tấu nên không có giảng
viên cơ hữu của bộ môn này. Chính vì thế, để hoàn thành hết học phần bộ
môn hòa tấu nhạc Tài tử, các giảng viên trong khoa thường xuyên thay đổi
luân phiên để đảm nhận việc giảng dạy bộ môn này. Tính từ năm 2012 đã có
các giảng viên tham gia giảng dạy:
Năm
2012
2013
2014
2015

Giảng viên
Lê Đình Ngọc Hoàn
Trần Hữu Quang

Nguyễn Huy Vương
Dương Tiến Cường

Chuyên ngành
Đàn Nguyệt
Đàn Nhị
Sáo Trúc
Đàn Bầu

25

Khóa học
2008- 2012
2009- 2013
2010- 2014
2011- 2015


×