Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

THIẾT kế TRUYỆN TRANH “THÁNH GIÓNG”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.38 MB, 62 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT
KHOA MỸ THUẬT ỨNG DỤNG

THIẾT KẾ TRUYỆN TRANH “THÁNH GIÓNG”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GV HƯỚNG DẪN : LÊ VĂN BA
SV THỰC HIỆN

: ĐẬU HẢI TÂN

CHUYÊN NGÀNH : THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
KHÓA

: XV - (2010 - 2015)

HUẾ - 2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT HUẾ
KHOA MTUD

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


GIẤY CAM ĐOAN


Họ và tên sinh viên: ĐẬU HẢI TÂN




Năm sinh: 1991 Giới tính:



Khóa: 15 (2010 – 2015) Ngành: MỸ THUẬT ỨNG DỤNG

Nam:

XNữ:

Chuyên ngành: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA


Tên đồ án chuyên môn:
THIẾT KẾ TRUYỆN TRANH “THÁNH GIÓNG”
Tôi xin cam đoan rằng những kết quả sáng tạo trong Đồ án tốt nghiệp chuyên
môn và Khóa luận của tôi là hoàn toàn do cá nhân tôi thực hiện có sự giám sát của
giảng viên hướng dẫn trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp. Các tư liệu sử dụng
trong Đồ án, Khóa luận là những tài liệu đã được công bố, lưu hành hợp pháp và có
địa chỉ rõ ràng hoặc đã được tác giả cho phép.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Nhà trường, Khoa và về lời cam đoan của
mình. Nếu có gì tranh chấp đến nội dung ý tưởng và các thành phần trong Đồ án
chuyên môn, Khóa luận, tôi xin chịu kỷ luật theo các Quy chế, Quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo và của Nhà trường.

Thừa Thiên Huế, ngày tháng
Sinh viên ký tên
(Ghi rõ họ và tên)


năm 2015

Đậu Hải Tân

LỜI CẢM ƠN

2


Hạ lại về, những nhành hoa phượng đỏ rực ngoài sân cùng cái nắng chói
chang của mùa hè, và không khí của tháng 5 chợt làm lòng tôi bồi hồi xao xuyến lạ.
Vậy là giờ phút chia ly sắp đến rồi. Xa bạn bè, xa thầy cô, xa mái trường đã gắn bó
5 năm với bao kỷ niệm vui buồn, kể từ đây kết thúc một chặng đường và mở ra phía
trước tôi là một chân trời mới, nơi mà tôi tự bước đi bằng đôi bàn chân của mình,
không còn sự dìu dắt, giúp đỡ của thầy cô và bạn bè nữa. Năm năm, không quá dài
nhưng đã trang bị cho tôi những hành trang vô cùng quý giá để tôi bước vào đời.
Cả một quá trình làm việc để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, ngoài sự cố
gắng của bản thân là sự giúp đỡ rất tận tình của các thầy cô, các giảng viên khoa Mỹ
Thuật Ứng Dụng, những người đã tận tâm truyền đạt tất cả các ý kiến góp ý cho tôi,
đặc biệt tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Lê Văn Ba, lời cảm ơn người thầy đã dìu dắt
tôi trong suốt thời gian qua.
Bên cạnh đó, sự giúp đỡ của gia đình, người thân, sự động viên của bạn bè
cũng đóng góp một phần không nhỏ giúp tôi hoàn thành đồ án này.
Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh, chị, cô, chú trong các nhà
sách Phú Xuân, nhà sách Fahasa, nhà sách siêu thị BigC Huế đã tạo điều kiện cho
tôi được thu thập, tìm hiểu tài liệu, thông tin cần thiết cho quá trình thực hiện đồ án.
Với sự hiểu biết còn hạn hẹp của mình sẽ không thể tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong nhận được sự góp ý tận tình của các thầy, các cô để tôi có thêm nhiều
kinh nghiệm hơn nữa trong công việc sáng tác sau này.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.
Huế, tháng 5 năm 2015
SVTH: Đậu Hải Tân
MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ thủa ấu thơ trong mỗi chúng ta, chắc hẳn ai cũng đã từng được tiếp xúc
với những câu chuyện cổ tích. Chúng dắt tâm trí chúng ta và đặc biệt là lứa tuổi thiếu
nhi vào một thế giới kỳ bí đầy chất tưởng tượng. Đối với các em, thế giới truyện cổ tích

3


luôn là một thế giới huyền diệu, ở đó chứa đựng nhiều phép nhiệm màu, với hình ảnh
những nàng công chúa xinh đẹp, những chàng hoàng tử dũng cảm và những con vật
ngộ nghĩnh, thông minh.
Song song với sự phát triển về thể chất, lứa tuổi thiếu nhi có những đặc điểm
tâm sinh lý riêng biệt. Nhân cách của các em đang trong giai đoạn phát triển và chịu sự
chi phối tác động của nhiều yếu tố, các em dễ bắt chước. Việc in những dấu hằn đầu
tiên về cái đẹp vào tâm trí các em có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành những
cảm xúc và quan niệm thẩm mỹ, lòng nhân ái của các em sau này.
Truyện cổ tích với câu chuyện thường là người tốt, người xấu rõ ràng, và kết
thúc câu chuyện bao giờ cái tốt cũng thắng, người tốt được sung sướng, hạnh phúc;
kẻ xấu bị trừng trị. Đối với trẻ thơ, đó rõ ràng như là trắng với đen, giúp các em
hiểu hơn về thế giới và quy luật công bằng của nó. Các em sẽ có niềm tin là nếu làm
việc tốt thì sẽ được yêu quý, không nên làm việc xấu vì sẽ bị phạt và mọi người
ghét bỏ. Thế giới cổ tích gợi lên ở trẻ thơ những ước mơ về cái đẹp, cái nhân hậu,
và niềm tin vào sự chân thật luôn chiến thắng cái xấu. Mỗi câu chuyện cổ tích đó là
một bài học sống động về những phẩm chất đạo đức, về cách xử trí tinh khôn cần có

để giúp trẻ biết sống đẹp với đời, biết ứng xử tốt với những người xung quanh và
nhiều khi còn giúp trẻ cảm nhận một cách nhạy bén đối với cái thiêng liêng nhất,
cao đẹp nhất trong tình cảm con người. Tất cả những điều đó có tác dụng kích thích
trực tiếp vào trí tưởng tượng của các em, hình thành tình cảm yêu ghét đúng đắn và
phát triển tư duy cho các em, hướng các em học tập và làm theo những nhân vật tốt
trong câu chuyện.
Truyện tranh Việt Nam đang ngày càng phát triển, nhưng có một thực tế không
thể phủ nhận đó là thị trường truyện tranh Việt Nam đang bị chiếm lĩnh quá nhiều bởi
các dòng truyện tranh ngoài nước. Văn hóa Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đang
ngập tràn trong đời sống chúng ta, sự du nhập của các dòng truyện tranh Comic,
Manga, rồi thời gian gần đây là cả Manhua và Manhqua càng gây sức ép rất lớn đến
chỗ đứng của truyện tranh Việt Nam chúng ta, cũng chính vì điều đó mà lớp trẻ hiện
nay dần quên đi nguồn cội, bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Nên việc lưu giữ và phát
triển những nét truyền thống của dân tộc càng thiết thực hơn bao giờ hết.

4


Chính vì những ý nghĩ đó, tôi đã chọn đề tài " Thiết kế truyện tranh Thánh
Gióng ", vừa để truyền tải cho thế hệ sau biết rằng, kho tàng truyện cổ tích của
chúng ta không hề thua kém gì các truyện nước khác, và cũng vừa để góp một ít
công sức nhỏ bé của mình trong việc lưu giữ và truyền đạt văn hóa dân tộc đến các
thế hệ con em.
Truyện cổ tích “Thánh Gióng” là một câu chuyện có nội dung hấp dẫn, với
nhiều chi tiết hư cấu, giúp phát huy được tính sáng tạo cho người thiết kế. Truyện
có bối cảnh thời các đại các Vua Hùng, mang nhiều ý nghĩa quan trọng, cũng như
là đại diện cho văn hóa con người Việt Nam, đó là sức mạnh của tuổi trẻ, là lòng
yêu nước thiết tha, sâu đậm của mỗi người con xứ sở, là sự đoàn kết, tinh thần
chống giặc ngoại xâm, coi tổ quốc, quê hương là trên hết.
Điều cuối cùng khiến tôi chọn đề tài này, và bản thân tôi nghĩ đó cũng là

điều quan trọng nhất đó là truyện tranh là mảng đề tài tôi yêu thích từ rất lâu, đúng
với chuyên ngành học của tôi, tuy đây là lần đầu tiên tội thực hiện một bộ truyện
tranh với rất nhiều hào hứng, háo hức và mong đợi nhưng tôi hy vọng và cũng tin là
bản thân mình sẽ hoàn thành tốt đồ án và thỏa mãn niềm đam mê của chính mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu sáng tác và thiết kế truyện " Thánh Gióng
" nhằm tạo ra một ấn phẩm truyện tranh đẹp, và ấn tượng, khả năng ứng dụng cao,
nhằm tạo sức hút đối với dòng truyện tranh Việt Nam. Cũng qua đó nhằm giúp bản
thân tự nâng cao vốn kiến thức về kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Tạo cho mình
một nền tảng hiểu biết phong phú hơn, cụ thể hơn để phục vụ cho công việc thiết kế
trong tương lai khi thực hiện nhưng đề tài liên quan đến dân gian.
Thông qua truyện để giới thiệu đến mọi người, đặc biệt là các bé thiếu nhi
nét văn hóa, dân gian của Việt Nam qua bối cảnh không gian, nhân vật, qua các vật
dụng... được đưa vào trong truyện. Việc tạo nên một đồ án mang giá trị tinh thần –
giới thiệu văn hóa dân gian Việt Nam, bối cảnh lịch sử, kho tàng truyện cổ tích, lẫn
giá trị thẩm mỹ - thiết kế mới lạ, sinh động chỉ với mong muốn nhỏ nhoi là nhằm

5


tạo ra một sự chú ý nhỏ cho các bé, để qua đó có thể kích thích được sự tò mò cho
các bé về một kho tàng truyện cổ tích đầy ý nghĩa của dân tộc.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành tốt đồ án là một công việc không hề dễ dàng và đơn giản. Bởi lẽ,
truyện “ Thánh Gióng” không phải là một truyện mới và cũng đã có rất nhiều các nhà
thiết kế thể hiện thành công truyện này và gây được khá nhiều sự quan tâm độc giả.
Chính vì điều đó, bản thân tôi đã phải tự nghiên cứu và tìm hiểu rất kỹ, nắm
rõ nội dung của truyện, chắt chiu, sàng lọc những thông tin chính xác nhất từ các
nguồn tư liệu. Mày mò tìm kiếm các tư liệu liên quan, từ trang phục, ý tưởng xây

dựng nhân vật… Tham khảo các đồ án, các truyện đã phát hành liên quan đến đề tài
cũng như khác đề tài.
Trong quá trình sáng tác đồ án phải nghiên cứu kĩ về thị hiếu và tâm lý của
độ tuổi thiếu nhi để nắm được nó, cùng với đó là tìm hiểu các hình thức thiết kế
hiện nay để tham khảo đóng góp ý tưởng cho cách thực hiện đồ án, cố gắng chọn
lọc phát huy những phương pháp phù hợp với bản thân và đồ án nhằm mang lại
hiệu quả cao nhất có thể.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài “Thiết kế truyện tranh Thánh Gióng” đối tượng nghiên cứu chủ
yếu xoay quanh bối cảnh lịch sử xưa, thời các Vua Hùng, nhà nước Văn Lang Âu
Lạc. Con người và trang phục của các tầng lớp thời đại ấy kết hợp với nội dung cho
phù hợp với cấu trúc truyện.
Việc khảo sát và tìm hiểu tâm lý, nhận thức thẩm mỹ của một số lứa tuổi đặc
biệt là thiếu nhi nhằm tìm ra phương pháp thiết kế phù hợp nhất là điểm đặc biệt
quan trọng. Bởi lẽ khi thiết kế ra những sản phẩm mà không phù hợp với nhu cầu xã
hội, không đáp ứng thị hiếu chung thì sẽ không mang lại kết quả như mong muốn.
Bên cạnh đó, điểm quan trọng không kém đó là phải nghiên cứu về các hình
thức, ngôn ngữ thiết kế truyện tranh để vừa đáp ứng nhu cầu thầm mỹ, vừa phù hợp
với thị hiếu độc giả.

6


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu tập trung vào trọng tâm chính là truyện tranh cho trẻ em.
Đề tài còn nghiên cứu những đặc tính, đặc thù của các nhân vật, từ nhân vật chính
tới các nhân vật phụ, thứ phụ, các con vật xuất hiện trong truyện, bối cảnh không
gian thời gian, vì mục tiêu cuối cùng là xây dựng nên những hình tượng nhân vật
mang đậm chất Việt Nam nhưng cũng không kém phần hiện đại và không để rơi

vào tình trạng bị giống hoặc hao hao giống với các ấn phẩm cùng đề tài đã được
xuất bản trước đó. Ngoài thiết kế tất cả nội dung câu chuyện thì còn phải thiết kế
thêm bìa và các phụ kiện đi kèm.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở thực tiễn và yêu cầu Đồ án đặt ra, trong quá trình xây dựng Đồ án
tốt nghiệp, tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp trực tiếp: Tìm hiểu vai trò, công việc của một nhà thiết kế
trong việc hoàn thành một tác phẩm truyện tranh. Tìm hiểu thị trường và nắm bắt
thị hiếu người đọc hiện nay trực tiếp qua các tác phẩm trên thị trường sách.
- Phương pháp nghiên cứu gián tiếp: Thu thập kí họa những nhân vật cần
thiết liên quan đến đồ án của mình. Thông qua những ấn phẩm, tư liệu sách báo,
internet có liên quan đến đề tài từ đó rút ra được những ưu, nhược điểm để hoàn
thành đồ án tốt nhất.
- Phương pháp so sánh: Trong quá trình tổng hợp tư liệu cũng như thực hiện
đồ án cũng cần thực hiện phương pháp so sánh để tìm thấy những tư liệu nào cần
thiết để giữ lại và phát huy, những cái gì không cần thiết để loại bỏ, để hạn chế sự
trùng lặp không đáng có, gây nên sự nhàm chán cho đồ án.
- Phương pháp hệ thống: Trong quá trình sáng tác đồ án, cần phải hệ thống hóa
công việc theo một logic, phải có cái nhìn tổng hợp và bao quát, đi kèm với tính hệ
thống để đảm bảo sự đồng bộ xuyên suốt, tính logic, tính khoa học cho toàn đồ án.
- Phương pháp chuyên môn: Từ những dữ liệu, hình ảnh được nghiên cứu và
những kiến thức của bản thân được hệ thống hóa để đưa ra thủ pháp đồ họa thích
hợp thể hiện cho đồ án.

7


5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Truyện tranh “Thánh Gióng”, cả câu chuyện và nhân vật chính được xây
dựng trên cơ sở giá trị đạo đức, bản lĩnh và cốt cách của con người Việt Nam từ xa

xưa, câu chuyện khiến nhiều trẻ nhận thức và vô thức tiếp thu các bài học về cuộc
sống, về đạo đức và về tình đoàn kết chống giặc ngoại xâm, tình yêu quê hương đất
nước bao la thắm thiết, và rằng kẻ ác rồi sẽ bị trừng trị, người tốt sẽ được gặp điều
lành, cái thiện và cái tốt đẹp luôn đứng về phía lẽ phải.
Đối với một cuốn truyện tranh, thiết kế hiệu quả đem lại cho sản phẩm sức
hút về mặt thị giác, gây ấn tượng cho cái nhìn đầu tiên. Là yếu tố quan trọng khi
một sản phẩm được thương mại hóa và đưa ra thị trường. Những quyển sách, truyện
hay về nội dung nhưng chưa có thẩm mỹ thì mức độ cạnh tranh, khả năng đến được
với độc giả sẽ không cao.Với các sách dành cho thiếu nhi yêu cầu thiết kế đặc biệt
cao bởi các em tiếp thu nhanh về màu sắc, hình ảnh và những yếu tố này tạo ra sự
lôi cuốn giúp các em có thể đọc, hiểu cả những tập sách dày hàng trăm trang. Ví
như một đứa bé dù đã biết đọc, biết viết nhưng cũng khó có thể nghĩ đứa bé đó có
thể phân biệt được trái đất và sao hỏa nếu chỉ đọc nhưng câu chữ về kích thước,
nhiệt độ mà bỏ qua yếu tố hình ảnh, màu sắc.
Ở Việt Nam chúng ta, thị trường truyện tranh dù thời gian gần đây có dấu
hiệu tích cực nhưng vẫn luôn bị coi là “lép vế” so với những bộ truyện đình đám
của nước ngoài. Có lẽ nào, một đất nước luôn tự hào vì truyền thống hàng nghìn
năm văn hiến, với lịch sử vẻ vang, với nền văn hóa lâu đời lại không thể cạnh tranh
với truyện tranh ngoại nhập trên chính mảnh đất của chúng ta, và cũng để tôn vinh
giá trị văn hóa và giáo dục của truyện cổ tích Việt Nam đối với đời sống con người
hiện nay, giáo dục thẩm mỹ cho người đọc bằng ngôn ngữ minh họa truyện.
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Tổng quan về truyện tranh
1.1.1. Khái niệm

8



Truyện tranh trong tiếng anh được gọi là Comics, nó được hiểu nôm na là
những câu chuyện trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta hay cũng có thể là
những câu chuyện hư cấu, hay trong tưởng tượng được người ta chuyển hóa qua
những bức tranh vẽ, trong đó có thể có chèn hoặc không chèn các lời thoại, các từ
ngữ, hay các câu văn kể chuyện.
1.1.2. Lịch sử hình thành
Trải qua một quá trình dài bám sát Đồ án, tôi cũng phần nào có điều kiện để
tìm hiểu sâu về lịch sử, quá trình hình thành và phát triển cũng như sự hoàn thiện
từng ngày của truyện tranh. Truyện tranh có một lịch sử dài gắn liền với sự
phát triển của nhân loại. Ở thời kỳ đầu của lịch sử, truyện tranh và tranh minh họa
chưa có ranh giới rõ ràng, nó chỉ như một loại tranh minh họa miêu tả những câu
chuyện hàng ngày. Bắt nguồn từ Trung Quốc với hình thức được vẽ trên những
mảnh tre và chỉ dành cho những gia đình giàu có, nhưng truyện tranh mới thực sự
trở nên nổi tiếng khi lần đầu tiên được xuất bản tại Nhật Bản vào thế kỷ 11 bắt
nguồn từ những bức biếm họa. Từ đó đến nay, truyện tranh Nhật Bản vẫn được coi
là số một thế giới với doanh thu khổng lồ hàng năm và sự xuất hiện khắp mọi nơi
của nó.
Ở Châu Âu, truyện tranh xuất hiện vào đầu thế kỷ 19 tại Thụy Sĩ và có nhiều
bước phát triển. Nổi tiếng nhất là các bộ truyện tranh hài hước của Châu Âu nhưng
các nhà xuất bản Châu Âu lại không chú trọng tìm kiếm tài năng cũng như cốt
truyện nên truyện tranh Châu Âu chỉ dừng lại ở những bộ truyện hài hước. Pháp và
Bỉ là hai trong những nước nổi tiếng về truyện tranh ở Châu Âu. Từ Châu Âu
truyện tranh lan sang cả Châu Mỹ và phát triển mạnh thành đối thủ cạnh tranh của
Nhật Bản. Công ty truyện tranh lớn nhất tại Mỹ hiện nay là Marvel Publishing, Inc.
Các tác phẩm truyện tranh của công ty này đã được chuyển thành những bộ phim
nổi tiếng với doanh thu lớn.
Càng ngày truyện tranh càng thể hiện được sức ảnh hưởng mạnh mẽ của nó
đối với đời sống tinh thần của con người, không chỉ dừng lại ở tầng lớp thiếu nhi
mà đã phát triển tới mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi thành phần của xã hội. Nó phù hợp


9


với một xã hội hiện đại, nơi văn hóa nghe nhìn phát triển, đọc nhanh, xem nhanh.
Truyện tranh ngày nay càng được hoàn thiện hơn về mục đích sử dụng, không đơn
thuần chỉ là thứ để giải trí nữa, nó còn là thứ người ta dùng để giáo dục, cũng như
là món ăn và là người bạn tinh thần không thể thiếu đối với nhiều người khi còn ở
lứa tuổi trẻ thơ.
Hai dòng truyện tranh ảnh hưởng lớn tới mọi dòng truyện tranh hiện nay là
truyện tranh Nhật Bản (Manga) và truyện tranh Âu - Mỹ (Comic). Manga và Comic
chắc hẳn hầu hết những người đọc truyện tranh đều đã tiếp xúc qua, đặc biệt là
Manga. Ngoài 2 cái tên kể trên thì thời gian gần đây xuất hiện các dòng truyện tranh
mới cũng chịu ảnh hưởng từ lối Manga của Nhật Bản đó là Manhqua, hay còn gọi là
truyện tranh Hàn Quốc, và Manhua – Truyện tranh Trung Quốc cũng đang dần phát
triển trên thị trường.
Ở Việt Nam chúng ta, truyện tranh có lẽ bắt nguồn sau khi báo chí xuất hiện,
đặc biệt phải kể đến một tờ báo rất có ảnh hưởng về văn hóa vào những năm 30 của
thế kỉ trước: Báo Phong Hóa của Tự lực Văn đoàn. Trên tờ báo này từng xuất hiện
một cặp nhân vật rất hấp dẫn bạn đọc, đó là cặp bài trùng Lý Toét - Xã Xệ, và sau
đó nữa là khoảng thời gian cuối những năm 1950 là sự xuất hiện của cặp nhân vật
truyện tranh nổi tiếng là Bóng Nhựa và Bút Thép trên báo Thiếu Niên Tiền Phong
dành cho thiếu nhi.

10


Lý Toét - Xã Xệ1

Bóng Nhựa – Bút Thép2
1 (Nguồn: />

2 ( Nguồn: />
11


Tuy chỉ là những tranh đơn hoặc tranh liên hoàn, chiếm một góc tờ báo,
nhằm tăng tính giải trí cho độc giả, nhưng chúng đã tạo được dấu ấn tượng khá
mạnh, với những nội dung văn hóa, chính trị, xã hội nhiều khi hết sức sâu sắc.
Truyện tranh Việt Nam xuất hiện tương đối lâu với những phong cách dân dã đậm
truyền thống và có kết hợp với phong cách nước ngoài.
Mặc dù nếu so với nước ngoài thì truyện tranh Việt Nam vẫn còn rất hạn chế
và nhiều yếu kém nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận được quá trình phát
triển thăng trầm với nhiều thành quả của truyện tranh nước ta. Truyện tranh chúng
ta đã có hàng chục năm lịch sử hình thành và phát triển và hiện nay đang ở giai
đoạn chuyển đổi đến hình thức chuyên nghiệp. Những bước phát triển của truyện
tranh Việt Nam hiện đại có thể chia (tương đối) thành một số giai đoạn:
Giai đoạn 1986- 1990:
Đây là giai đoạn được coi là thời kỳ đỉnh cao rực rỡ của truyện tranh Việt
Nam với sự đa dạng về thể loại, từ truyện tranh lịch sử cổ tích, truyện dân gian,
truyện trinh thám, truyện ngụ ngôn, như Thánh Gióng, Mai An Tiêm, Sọ Dừa,
Thạch Sanh ….
Giai đoạn 1990 đến nay:
Giai đoạn sau năm 1990, giai đoạn này truyện tranh Việt Nam tiếp tục phát
triển mặc dù không rầm rộ như giai đoạn trước, truyện tranh Việt Nam chưa có
nhiều thành tích đáng kể như thời kỳ 1986-1990 nhưng vẫn có những bộ truyện đi
vào lòng độc giả như “Dũng sĩ Hesman” của họa sĩ Hùng Lân, “Siêu nhân Việt
Nam” do nhóm tác giả Dương Thiên Vương và Trương Hùng Lân thực hiện
Đáng chú ý trong thời gian này là sự xâm nhập và tấn công dữ dội vào thị
trường truyện tranh Việt Nam của các dòng truyện tranh nước ngoài, ban đầu là
dòng truyện Comic của Phương Tây, sau đó là sự xâm nhập mạnh mẽ và thống trị
của dòng truyện Manga Nhật Bản, tiếp đó nữa là các dòng truyện theo thể

loại Manqua của Hàn Quốc, và Manhua (Mạn họa) của Trung Quốc.

12


“Một ước tính cho thấy, trước năm 2003, trung bình Việt Nam xuất bản
4.000 đầu truyện tranh/năm với số bản in khoảng 3.000 bản/đầu truyện, nhưng vào
một thời điểm chỉ trong tám tháng đầu năm 2003, con số này đã lên tới 13.000 đầu
truyện qua đó chứng tỏ sức hút ngày càng mạnh mẽ của truyện tranh, trong đó có
tới 7/10 thiếu nhi ở thành phố được hỏi đều có mua và đọc truyện tranh, và 10/10
trong số đó đều thích truyện tranh”3.
Trong thời gian từ năm 2000 trở lại đây, truyện tranh Việt Nam cũng có
những nỗ lực lớn, một số đơn vị đã tung ra thị trường truyện tranh Việt cho người
Việt, khởi đầu là TV comics với một loạt truyện cho thiếu nhi và cả người lớn trong
đó có truyện tranh của nhóm B.R.O (Thành phố Hồ Chí Minh) đã được Nhật Bản
đề nghị hợp tác xuất bản, sau đó nhiều đơn vị cũng mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực
này và thu hút số lượng lớn đội ngũ họa sĩ, sáng tác có chất lượng. Trong những
năm gần đây đáng chú ý có bộ “Thần đồng đất Việt” do Công ty Phan Thị phát
hành đã gây được tiếng vang lớn và chiếm thị phần đáng kể trong thị trường truyện
tranh. Đây được cho là bộ truyện tranh dài kỳ đầu tiên thành công cả về mặt doanh
thu và uy tín, thắng lợi ngay trong thời điểm truyện tranh ngoại còn đang phát triển
mạnh.
Gần đây nhất là xu hướng sự suy thoái của các dòng truyện tranh ngoại tạo
cơ hội cho truyện tranh Việt Nam trỗi dậy với những tác phẩm thu hút lượng độc
giả lớn. Tuy chưa thật sự thành hình nhưng khái niệm phong cách truyện tranh Việt
Nam cũng đã bắt đầu được đề cập đến như một khẳng định sự phát triển của truyện
tranh Việt Nam hiện nay và sự phát triển mạnh mẽ của phong trào các bạn trẻ tập vẽ
truyện tranh, học vẽ truyện tranh, vẽ truyện tranh qua mạng....
1.1.3. Thực trạng truyện tranh Việt Nam
Ở Việt Nam, quan niệm về truyện tranh và đối tượng của truyện tranh vẫn

còn có những hạn chế nổi cộm sau:

3 />
13


-

Việc khai thác truyện tranh đã diễn ra một cách tràn lan, thiếu chọn lọc, khiến cho
trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều bộ truyện tranh kém chất lượng, ít được
chú trọng tính văn hóa, giáo dục mà nặng về thương mại. Không ít bộ truyện tranh
có nhiều yếu tố tình dục, bạo lực, thực sự không phù hợp với văn hóa Việt. Thêm
vào đó là việc dịch thuật, biên tập ở nhiều cuốn rất thiếu chọn lọc, cân nhắc về tính

-

đối tượng (bạn đọc nhỏ tuổi), nên càng gây phản cảm.
Đối tượng của truyện tranh Việt Nam trong nhiều năm chỉ hướng đến lứa tuổi thiếu
niên đã tạo nên quan niệm truyện tranh chỉ dành cho độc giả nhỏ tuổi. Những năm
gần đây, ngoài những truyện tranh được thể hiện trên cốt truyện cổ tích, truyền
thuyết, lịch sử đã được khai thác, thì thể loại của truyện tranh Việt Nam cũng dần
phong phú hơn, như các truyện châm biếm, truyện chuyển thể từ các tác phẩm văn
học...sang thể loại truyện tranh. Nhưng nhìn chung vẫn không nhiều độc giả vì một
vài nguyên do, trong đó nguyên nhân chính là hình thức nhiều truyện tranh chưa
hấp dẫn. Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện một số truyện tranh dành cho độc
giả người lớn. Song do còn quá đơn giản về hình thức, nghèo nàn về nội dung nên
truyện tranh dành cho người lớn vẫn là khoảng trống trong xuất bản truyện tranh ở

-


Việt Nam.
Truyện tranh chưa phát huy được trí tưởng tượng, ít xúc cảm văn học và nghệ thuật
tạo hình. Điều này xuất phát từ nguyên nhân chúng ta thiếu những người viết kịch
bản và họa sỹ truyện tranh chuyên nghiệp. “Từ ngữ” và “hình ảnh” là những yếu tố
cấu thành truyện tranh. Cả hai yếu tố này đều có khả năng chuyển tải mọi vấn đề
của đời sống xã hội. Do đấy có thể thấy, truyện tranh không bị giới hạn trong việc
truyền đạt nội dung tư tưởng và biểu đạt cảm xúc. Nếu quan niệm truyện tranh là
loại hình giải trí bình dân, thấp kém là tự mình đóng lại một kênh nghệ thuật giao
lưu với thế giới. Truyện tranh là sự kết hợp của “hình ảnh” và “từ ngữ” nên lợi thế
của truyện tranh là mọi nội dung trở nên dễ hiểu thông qua các hình ảnh mang tính
trực quan. Từ đó, truyện tranh có thể chuyển tải các đề tài mang tính giáo dục một

-

cách nhanh chóng đến với người đọc.
Để thay đổi nhận thức, quan niệm chưa khách quan và đúng về truyện tranh ở Việt
Nam, trước hết cần bắt đầu từ việc thiết lập môi trường thuận lợi, mang tính chuyên
nghiệp cho các nghệ sỹ sáng tác truyện tranh. Bên cạnh việc đầu tư đào tạo nghề

14


nghiệp, chính sách maketting, xuất bản, nghiên cứu thị trường cũng cần có các tạp
chí, triển lãm chuyên về truyện tranh để giới thiệu tác phẩm, chia sẻ kinh nghiệm
trong quá trình sáng tác truyện tranh giữa các nghệ sỹ và độc giả. Đây có thể xem
như một hình thức mang tính giáo dục, bởi những thông tin đăng trên tạp chí được
chia sẻ cho cả người sáng tác lẫn độc giả.
1.1.4. Quy trình sáng tác truyện tranh
Quy trình sáng tác minh họa truyện không có khuôn mẫu nhất định mà thay
đổi linh hoạt tùy theo tác giả và thể loại tác phẩm. Nhìn chung, để có một tác phẩm

hoàn chỉnh mang tính chuyên nghiệp phải trải qua các bước:
- Chọn thể loại:

Đây là điều mà đa phần các tác giả nghĩ đến đầu tiên. Việc xác định cho mình
một thể loại sẽ giúp tác giả rất nhiều trong việc khai triển câu chuyện và sưu tầm tài
liệu tham khảo.
- Tham khảo, sưu tầm các tài liệu liên quan:

Việc tham khảo sẽ giúp có một khái niệm rõ ràng và những kiến thức cần thiết
về đề tài sắp vẽ, tạo tính chính xác cao cho tác phẩm. Đối với một số thể loại truyện
lịch sử, truyện khoa học, tính chính xác là một trong những điều kiện quan trọng.
Những nguồn tư liệu này rất đa dạng, tác giả có thể tìm trong sách báo, các bài
nghiên cứu, phim ảnh, internet … thậm chí là thực tế cuộc sống.
- Nội dung và cốt truyện

Cốt truyện khởi đầu thường rất đơn giản, nó khái quát bối cảnh và nhân vật
chính trong tác phẩm. Từ khung ban đầu sẽ phát triển các tình huống mở đầu, cao
trào, các chuỗi sự kiện và tình huống kết thúc. Các nhân vật phụ được bổ sung vào,
hình thành các tuyến nhân vật đầy đủ. Câu chuyện đó được thêm thắt các chi tiết để
trở nên sinh động hơn, thể hiện rõ hơn ý đồ của tác giả.
Toàn bộ tính cách, tình cảm, vai trò của nhân vật và nội dung câu chuyện đều
bộc lộ qua lời thoại, qua đó gián tiếp truyền đạt thông điệp tới người đọc. Mỗi nhân
vật có một cách nói riêng, sử dụng ngôn ngữ khác nhau, đòi hỏi sự am tường và cái

15


duyên của người viết. Lời thoại còn là một công cụ hiệu quả để tạo nên phong cách
cho tác phẩm. Việc sáng tác đòi hỏi phải chuyên tâm sâu sắc, không ngồi yên, cặm
cụi mà thường lang thang ở đường phố, suy nghĩ không ngừng về câu chuyện của

mình. Tìm cảm hứng sáng tác từ cuộc sống với tâm hồn nhạy cảm, sẵn sàng nắm
bắt chi tiết nhỏ nhất.
- Phân cảnh

Dàn cảnh trong truyện tranh cũng giống như viết kịch bản trong sân khấu điện
ảnh. Câu chuyện được cắt ra thành từng lớp và từng phân lớp để đưa vào khung
tranh. Bối cảnh quanh nhân vật phải được xây dựng một cách tỉ mỉ, chẳng hạn nhân
vật đó đứng ở đâu, tư thế nào, đang làm gì, nét mặt ra sao, lời thoại thế nào…
Khung tranh được bố trí ra sao, từ góc nhìn nào, kích thước to hay nhỏ…
- Dựng hình nhân vật

Khi có kịch bản và tài liệu trong tay, người họa sĩ không vội bắt tay ngay vào
công việc vẽ truyện. Họ sẽ phác trên giấy, tìm tòi, chỉnh sửa để tạo nên hình dáng
từng nhân vật – linh hồn của một bộ truyện tranh.
Vẽ nhiều bản phác thảo để tìm ra cho nhân vật một ngoại hình thích hợp nhất
với tính chất và vai trò của họ.
- Vẽ và lên màu

Là công đoạn chuyển những mô tả trong nội dung và những tư liệu thành hình
vẽ. Một bản thảo được vẽ cẩn thận và chi tiết sẽ giúp rất nhiều cho việc hoàn thiện
tác phẩm ở những giai đoạn sau. Nếu một bộ truyện có người viết nội dung truyện
và người vẽ riêng, giai đoạn này đòi hỏi sự liên hệ mật thiết giữa hai tác giả nhằm
bảo đảm ý đồ của người viết được chuyển tải hoàn toàn.
- Chỉnh sửa, hoàn thiện tác phẩm

Tranh hoàn thành nói lên nội dung được minh họa, được sắp xếp liền mạch
với tập sách bên cạnh các câu chữ.

16



Một tác phẩm đến tay người đọc đã phải trải qua nhiều giai đoạn kéo dài hàng
tháng, thậm chí cả năm. Cuốn truyện tranh là một thành quả lao động, là kết tinh của sự
sáng tạo và lòng say mê của cá nhân (hay cả một tập thể nếu làm việc theo nhóm).
1.1.5. Giá trị truyện tranh đối với sự phát triển của trẻ em
Tâm lý và thị hiếu của các em thiếu nhi đa phần đều thích các hình ảnh có
màu sắc đẹp, nhân vật được tạo hình sinh động, và truyện tranh bao gồm cả hai yếu
tố đó.
Truyện tranh bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, đem đến cho trẻ những ước mơ bay
bổng, những xúc cảm thẩm mĩ về một thế giới huyền ảo, kích thích và phát triển trí
tưởng tượng của các em, mở cánh cửa sổ cho tâm hồn các em hướng vào những ước
mơ đẹp đẽ, kích thích những khát vọng của các em muốn hiểu biết, muốn vươn lên
những tầm cao của tư tưởng, tình cảm và trí tuệ sau này. Truyện tranh kích thích
những khả năng đang tiềm ẩn trong con người mỗi em. Và cũng nhờ có truyện tranh
mà những bài giảng đạo đức được chuyển thể tài tình, ngấm dần vào trí nhớ non nớt
của trẻ và còn theo trẻ đến tận khi trưởng thành.
Truyện tranh đến với trẻ từ rất sớm trong cuộc đời sẽ giúp trẻ phát triển tư
duy và rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ, giúp trẻ biết cách dùng từ chuẩn xác khi muốn
diễn đạt điều gì.
1.2 Giới thiệu chung về đề tài
1.2.1. Tìm hiểu truyện cổ tích
- Truyện cổ tích là gì ?
Truyện cổ tích là truyện lưu truyền trong dân gian, nó có ý nghĩa giáo dục
con người, trong truyện thường có các nhân vật thần thoại và huyền ảo. Nó góp
phần làm phong phú cho kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam. Nó xoay quanh một
số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi, nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người
em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông
minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và
hoạt động như con người.
- Nội dung truyện cổ tích:


17


Nội dung của truyện cổ tích Việt Nam thường bao gồm các điểm sau đây:
* Phản ánh và lý giải những xung đột, mâu thuẫn trong gia đình:
“Ăn khế trả vàng” hay “Sự tích cây khế”, “Hầm vàng hầm bạc”... Những
xung đột xã hội diễn ra bên ngoài gia đình được phản ánh muộn hơn, ít tập trung
hơn. “Cái cân thuỷ ngân”, “Của trời trời lại lấy đi”, “Diệt mãng xà”...
* Lý tưởng xã hội thẩm mỹ của nhân dân:
Truyện cổ tích cho thấy sự bế tắc của tầng lớp nghèo khổ trong xã hội cũ.
Trong cổ tích, tác giả dân gian đã giải quyết vấn đề bằng tưởng tượng, họ nhờ vào
lực lượng thần kỳ và nhân vật đế vương.
* Triết lý sống, đạo lý làm người và ước mơ công lý của nhân dân:
Tinh thần lạc quan trong cổ tích chính là lòng yêu thương quý trọng con
người, từ đó mà yêu đời, tin vào cuộc đời. Hầu hết truyện cổ tích đều gián tiếp hoặc
trực tiếp nêu lên vấn đề đạo đức. Đạo đức luôn gắn với tình thương, lấy tình thương
làm nền tảng: “Đứa con trời đánh”, “Giết chó khuyên chồng”...
- Phân loại:
Căn cứ vào nhân vật chính và tính chất sự việc được kể lại, có thể chia
truyện cổ tích ra làm 3 loại:
* Truyện cổ tích về loại vật:
Nhân vật là các con vật, có thể là những con vật nuôi trong nhà, cũng có thể
là những con vật hoang dã.
* Truyện cổ tích thần kỳ:
Cổ tích thần kỳ kể lại những sự việc xảy ra trong đời sống gia đình và xã
hội của con người. Đó có thể là những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình
phụ quyền, vấn đề tình yêu hôn nhân, những quan hệ xã hội. Nhóm truyện về các
nhân vật tài giỏi, dũng sĩ, nhân vật chính lập chiến công, diệt cái ác, bảo vệ cái
thiện, mưu cầu hạnh phúc cho con người. Nhóm truyện về các nhân vật bất hạnh.

* Truyện cổ tích thế tục:

18


Truyện cũng kể lại những sự kiện khác thường ly kỳ, nhưng những sự kiện
này rút ra từ thế giới trần tục. Yếu tố thần kỳ, nếu có, thì không có vai trò quan
trọng đối với sự phát triển câu chuyện như trong cổ tích thần kỳ.
1.2.2. Nội dung truyện “Thánh Gióng”
Nội dung sơ lược :
“Chuyện kể rằng: Vào đời Vua Hùng thứ 6, đất nước ta trải dọc hai bên bờ
sông Cái. Xa xa núi Tản Viên xanh biếc nguy nga, sừng sững đứng ngang trời.
Cuộc sống của nhân dân no ấm, trong làng ngoài xóm đâu đâu cũng rộn vang tiếng
cười nói hạnh phúc.
Bỗng giặc Ân từ phương xa ầm ầm kéo đến, chúng dã man cướp phá. Máu
chảy khắp nơi nơi, tiếng kêu khóc vang trời, nỗi khổ cực lầm than không kể xiết.
Giặc phạm vào cõi, xã tắc lâm nguy, Vua Hùng đã sai sứ giả đi khắp bốn cõi, tìm
gọi trong thiên hạ, những ai là người tài giỏi hãy mau mau ra đánh giặc cứu nước.
Thủa ấy, làng Phù Đổng có một người mẹ sinh được một người con trai, đặt
tên là Gióng. Đứa bé thật khác thường. Lên 3 tuổi rồi vẫn không biết nói, suốt ngày
nằm yên trên giường. Một hôm có quân quan về đến, sứ giả gióng loa gọi. Cả làng
lắng tai nghe.
Bỗng dưng Gióng ngồi dậy, nói với mẹ:
- Mẹ ơi! Mẹ ra gọi sứ giả vào đây cho con.
Mẹ Gióng ngạc nhiên đứng sững sờ, lật đật chạy ra ngõ gọi sứ giả.
Sứ giả bước vào, Gióng nói:
- Hỡi sứ giả, hãy về tâu với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một cái gậy
sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.
Sứ giả chắp tay, cúi đầu rồi lui ra phóng ngựa về kinh đô. Sứ giả đi rồi,
Gióng bảo mẹ đi thổi cơm cho Gióng ăn, bao nhiêu Gióng cũng ăn hết. Cả làng xóm

cùng nhau đến thổi cơm cho Gióng ăn. Gióng lớn nhanh như thổi, mỗi lúc một
khác, chỉ mấy hôm Gióng đã trở thành một chàng trai cao lớn khỏe mạnh.

19


Chẳng bao lâu, ngựa sắt, gậy sắt và áo giáp sắt đã được rèn xong. Cả làng
tiễn Gióng ra đến đầu làng, Gióng nhảy lên ngựa sắt, tay vung gậy, khí thế mãnh
liệt. Con ngựa sắt rùng mình, cong vút đuôi, hí vang, phun ra lửa. Người và ngựa
phóng như bay ra trận.
Khắp các nơi giặc Ân vẫn tràn đi, đốt nhà, giết người. Gióng thúc ngựa phi
thẳng vào đám giặc. Chiếc gậy sắt múa lên như chớp giật dáng xuống. Ngựa thần
hồng hộc phun lửa, những đám cháy bùng lên. Giặc Ân hốt hoảng tan chạy tơi bời.
Một lúc sau, chiếc gậy sắt của Gióng gãy thành nhiều mảnh. Gióng nhanh trí, ôm
bốc cả bụi tre lên, quất thẳng xuống giặc Ân. Rừng tre trở thành một thứ vú khí
khủng khiếp. Giặc Ân thua trận chạy tán loạn.
Gióng chiến thắng trở về, Gióng phóng ngựa thần bay qua bao nhiêu làng
mạc nay đã vắng bóng giặc và đất trời đã bình yên trở lại. Ngựa thần bay quanh
làng Phù Đổng rồi phi thẳng lên núi Sóc Sơn bay về trời. Nhà vua nhớ ơn phong
Gióng là Phù Đổng Thiên Vương, và lập đền thờ ngay ở quê nhà. Tất cả các vùng
ông Gióng đi qua, từ cánh đồng làng Cáo, làng Phù Đổng, rồi núi Sóc Sơn đều có
đền thờ ông Gióng.”
1.3. Vai trò của ngành mỹ thuật ứng dụng
Mỹ thuật ứng dụng không chỉ là các hoạt động sáng tạo mỹ thuật được đưa
vào ứng dụng trong cuộc sống thường ngày mà nó còn là cầu nối đưa những sản
phẩm đồ họa đến gần hơn với thị hiếu của người tiêu dùng. Nói cách khác, nó là
khâu trung gian trong cỗ máy sản xuất và tiêu dùng.
Sản phẩm của MTUD hết sức đa dạng và phong phú, nó phục vụ cho con
người và hơn hết nó làm thỏa mãn con người cả về nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh
thần. Sự hiện diện của MTUD được nhận thấy ở đa phần các mặt của cuộc sống con

người: ăn, mặc, sinh hoạt, học tập, sản xuất, các phương tiện, công cụ lao động sản
xuất hay vui chơi giải trí... Thế giới đồ vật ngày càng được sáng tạo sao cho tính kỹ
thuật và thẩm mỹ được kết hợp chặt chẽ, và cấu thành tồn tại trong nhau một cách
hoàn hảo như một chỉnh thể.

20


MTUD đã và đang tồn tại, đồng thời tác động mạnh mẽ đến các quá trình,
các lĩnh vực của hoạt động kinh tế. Thông qua hoạt động thiết kế, sáng tạo MTUD
đã chủ động đưa cái đẹp vào tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, làm cho cuộc sống
trở nên đẹp và nhiều màu sắc hơn.
MTUD tác động đến tình cảm, nhận thức, tư duy của con người và góp phần
vào điều chỉnh hành vi, lối sống, tính thẫm mỹ, khoa học cho con người và xã hội.
Tất cả những điều đó là cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trong quá trình
phát triển hiện nay.
Trong phạm vi đồ án “Thiết kế truyện tranh Thánh Gióng”, MTUD đóng một
vai trò vô cùng to lớn. Thông qua hoạt động thiết kế sáng tạo đã chủ động đưa cái
đẹp cộng với sự phát triển của công nghệ để đưa đến cho con người những ấn phẩm
có hàm lượng công nghệ và thẩm mỹ cao như: Kiểu dáng truyện, mẫu mã trang bìa,
xây dựng bố cục trang, liên kết truyền thông, quảng cáo, các phụ kiện đi kèm...
nhằm tạo sự đồng bộ cao gây hiệu ứng khi một ấn phẩm ra mắt công chúng. Từ đây,
các sản phẩm khi được đưa vào ứng dụng sẽ tạo sự thu hút về thị giác nhằm truyền
tải những thông điệp, ý nghĩa mà nội dung truyện mang lại.
1.4. Quan điểm lựa chọn đề tài
Theo đánh giá của riêng cá nhân tôi thấy rằng đề tài thiết kế truyện tranh là
mảng đề tài không phải là dễ, nó sẽ đòi hỏi ở người thiết kế không chỉ cần cù và
siêng năng thôi chưa đủ, mà còn đòi hỏi ở đó là sự sáng tạo trong tư duy và cả sự
chắc chắn về tay nghề thiết kế. Thiết kế truyện tranh “Thánh Gióng” đối với tôi mà
nói là một đề tài khá mới mẻ và tạo cho tôi rất nhiều hứng khởi cũng như hứng thú

trong quá trình làm bài. Quyết định từ bỏ đề tài cũ đã bám sát suốt học kì một đối
với tôi đã là một quyết định khá khó khăn và càng mạo hiểm hơn khi chọn đề tài
mới là truyện tranh, nhưng tôi hy vọng với đam mê và sự cố gắng của mình sẽ hoàn
thiện được một đồ án tốt nghiệp chỉnh chu và nhận được sự đánh giá cao của hội
đồng cũng như thỏa mãn cho bản thân.
Lựa chọn đề tài truyện cổ tích “Thánh Gióng” tôi muốn đưa hình ảnh người
dân, nét văn hóa Việt Nam, phong cách thể hiện mới lạ của cá nhân tôi đến với độc
giả nhiều lứa tuổi cả trong và ngoài nước.

21


Đồ án không chỉ đưa ra những ấn phẩm hữu ích nâng cao giá trị văn hóa mà
còn khẳng định vai trò của thiết kế đồ họa nói riêng và mỹ thuật ứng dụng nói
chung trong đời sống tinh thần. Góp phần đưa truyện tranh Việt Nam sánh vai với
các nước trong khu vực cũng như thế giới nhằm nâng cao giá trị văn hóa dân tộc và
phát huy những giá trị đó.
Chương II
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, SÁNG TÁC VÀ THIẾT KẾ
2.1. Tổ chức nghiên cứu sáng tác
2.1.1. Quy mô đồ án
- Thể loại : Thiết kế truyện tranh “Thánh Gióng”
- Kích cỡ : 20 cm x 20 cm
- Phương án thiết kế chính bao gồm:
+ Bìa truyện
+ Cụm 16 trang ruột
- Phương án thiết kế phụ bao gồm poster và các phụ kiện đi kèm như giấy mời,
bookmark, bộ xếp hình, móc chìa khóa, giấy bọc truyện.
2.1.2. Các bước xây dựng đồ án
Để có được những tác phẩm có giá trị thì người thiết kế phải thực sự làm việc

bằng tất cả niềm đam mê của mình, có phương pháp làm việc khoa học, đúng đắn,
phù hợp với cách thức làm việc của mỗi người, mỗi cá nhân. Tận dụng, sàng lọc và
chắt chiu trong từng công đoạn, từng thao tác trong công việc để hoàn thành sản
phẩm của mình một cách tốt nhất.
B1: Xây dựng mục tiêu
Ngày nay, cùng với sự bùng nổ internet trên toàn cầu, một phần lớn bộ phận
giới trẻ bị cuốn vào các trò chơi giải trí công nghệ cao, và lịch sử, bản sắc, văn hóa
vốn từ lâu đã không được thế hệ trẻ chú trọng tìm hiểu, giữ gìn và phát huy những
giá trị văn hóa, tinh thần vốn có, nay lại càng bị lơ là, hờ hững.

22


Với mục tiêu là quảng bá bản sắc văn hóa Việt Nam, hướng trẻ em về với
những giá trị truyền thống nguồn cội, giúp các em hoàn thiện nhân cách cũng như
phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của người Việt. Ngoài ra, thông qua những
ấn phẩm truyện tranh được đầu tư về hình thức lẫn nội dung nhằm tạo hướng phát
triển mới cho dòng truyện tranh Việt Nam, đưa truyện tranh Việt Nam sánh vai với
cái dòng truyện ngoại nhập, từ đó quảng bá được hình ảnh một Việt Nam đậm đà
bản sắc dân tộc với bạn bè năm châu. Để làm được điều này người thiết kế cần phải
thu thập những tài liệu, những nội dung liên quan đến đề tài cùng vốn kinh nghiệm
của bản thân để nắm bắt được thị hiếu cũng như bản tính và nhu cầu của trẻ.
Tính đồng bộ và thống nhất trong toàn bộ đồ án là mục tiêu hàng đầu để xây
dựng nên những phương pháp phù hợp với năng lực cũng như đáp ứng được nhu
cầu của thị trường.
Sự đồng bộ được thể hiện rõ trong đồ án thông qua việc xây dựng hình tượng
nhân vật trong truyện, phương pháp thể hiện, màu sắc, cách xử lý không gian và các
vấn đề trong xuyên suốt toàn bộ ấn phẩm.
B2: Sưu tầm tài liệu
Sau khi chọn lựa đề tài, việc đầu tiên là phải thu thập tư liệu càng nhiều càng

tốt, trang bị vốn kiến thức tổng quát cần và đủ để đáp ứng nhu cầu cho việc thiết kế.
Thông qua việc ghi chép và tham khảo một số tài liệu trên các phương tiện thông tin
đại chúng, internet, sách báo, các bài nghiên cứu, các ấn phẩm thuộc thể loại truyện
tranh, xem các phim hoạt hình, phim tư liệu liên quan, tận dụng tối đa sức mạnh của
của khoa học công nghệ ngày nay... Từ đó rút ra những phương pháp, cũng như
việc lựa chọn hình thức thể hiện, quan trọng hơn là từ những cái người ta đã có, đã
làm, mình lấy đó để học hỏi những cái tốt, cái hay và để rút kinh nghiệmnhững cái
chưa đẹp, cái còn hạn chế nhằm tạo ra một ấn phẩm mang phong cách riêng, độc
đáo, mới lạ.
B3: Nghiên cứu giải pháp
Xã hội phát triển, đời sống tinh thần ngày một được nâng cao thì thị nhu cầu
thẩm mỹ của con người cũng ngày càng tỷ lệ thuận với nó. Qua quá trình tìm hiểu
tôi nhận thức được giá trị của cái mới, lạ, nét độc đáo trong mỗi thiết kế. Có rất
nhiều những ấn phẩm về truyện cổ tích “Thánh Gióng” đã được xuất bản trước đó,

23


điều đó càng thôi thúc tôi phải tìm ra những cách thể hiện mới, phong cách riêng
biệt để làm sao cho tác phẩm tạo ra càng lạ, càng mới mẻ thì thu hút được thị giác
của nhiều người, khơi gợi sự tò mò, tìm hiểu của đối tượng tiếp nhận. Đó cũng là
điều quan trọng tạo nên giá trị và sức sống thực sự.

B4: Sáng tác và thể hiện
Khi đã có cho mình những nguyên liệu cần thiết thì việc cuối cùng là kết hợp
những nguyên liệu đó và đầu óc cùng với tư duy ý tưởng của bản thân người thiết
kế để tạo cho mình một món ăn riêng biệt nhưng cũng phải đảm bảo thực hiện được
mục tiêu ban đầu đã đặt ra.
2.2. Phương pháp nghiên cứu, sáng tác
2.2.1. Xây dựng nội dung ý tưởng

Các hình ảnh trong truyện tranh “Thánh Gióng” sẽ được bám sát theo nội
dung của truyện cốt truyện. Các yếu tố như nhân vật, biểu cảm trạng thái, trang
phục, bối cảnh không gian và thời gian sẽ được xây dựng sao cho phù hợp nhất với
diễn biến của cố truyện, và phần văn bản ở từng trang truyện.
Các trang truyện sẽ được trình bày khéo léo và phù hợp với các sự việc diễn
ra theo trật tự cốt truyện, yếu tố này sẽ làm cho người đọc có cảm giác lôi cuốn, nối
tiếp và gợi mở sự thích thú, làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và sinh động hơn.
Các trang truyện cũng sẽ được trình bày bố cục chặt chẽ những không gò bó, các lời
văn đưa vào được chọn lọc trôi chảy và dễ đọc.
2.2.2. Mô tuýp chủ đạo thống nhất
- Phong cách thiết kế chung của đồ án:
Hình ảnh minh họa trong truyện tranh có tác dụng trực tiếp đến tình cảm con
người qua thị giác. Nó là cầu nối giữa người thiết kế và đối tượng tiếp nhận. Các
trang truyện đều được thống nhất thể hiện dưới cùng một hình thức (phác nét và lên
màu bằng các phần mềm đồ họa 2D), các hình tượng được thiết kế một cách có
chọn lọc và bám sát với phần cốt truyện. Các yếu tố màu sắc, đường nét, xây dựng
bối cảnh không gian, nhân vật, phong cách thể hiện... được sử dụng thống nhất
trong một trang truyện và với các trang còn lại nhằm tạo nên tính đồng bộ trong

24


toàn đồ án. Dấu ấn của người thiết kế ở đây được thể hiện trong cách chọn lọc hình
ảnh, xây dựng hình tượng và ý tưởng khác nhau cho mỗi trang truyện để mang đến
nét riêng cho bản thân đồ án.

- Định dạng, bố cục của đồ án
Cụm đồ án là toàn bộ trang bìa và 16 trang ruột cùng kích thước 20cm x 20cm.
Sự thay đổi về bố cục chính là yếu tố quan trọng trong đồ án. Vì vậy tôi sử dụng
các dạng bố cục khác nhau nhằm thu hút thị giác của người xem, tạo cảm giác mới lạ,

bố cục có tính chuyển động chứ không để rơi vào tình trạng rập khuôn, giống nhau.

- Màu sắc
Trong đồ án, tôi chủ yếu sử dụng các gam màu tươi sáng, nhưng vẫn giải quyết
được những vấn đề quan trọng mà bản chất màu sắc phải giải quyết. Sự hài hòa màu
sắc trong một trang truyện và trong tổng thể đồ án là yếu tố quan trọng mà tôi
hướng tới.

- Phần chữ
Như một phần không thể thiếu, phần văn bản chữ không chỉ đóng vai trò cung
cấp thông tin nội dung trong một trang truyện cần truyền đạt mà đó còn là yếu tố để
cân bằng bố cục trong trang đó. Font chữ tôi sử dụng trong đồ án là Font thông
dụng Times New Roman, các chữ cái đầu dòng cho mỗi trang được in đậm, viết hoa
và kích thước lớn hơn, vị trí phần chữ thay đổi linh hoạt để phù hợp với bố cục từng
trang truyện.
2.3. Các hoạt động nghiên cứu sáng tác.
2.3.1. Chất liệu thể hiện:
Tôi sử dụng các phần mềm thiết kế trên máy tính để thực hiện đồ án này.
Các phần mềm thiết kế 2D đó là Adobe Photoshop, Adobe Indesign, Corel draw.
Quan trọng nhất là bảng vẽ Wacom Bamboo, đây là công cụ để tôi trực tiếp thể hiện
trên các phần mềm đồ họa trên.
2.3.2. Xây dựng nhân vật:
Để xây dựng được một nhân vật, tôi đã phải trải qua rất nhiều quá trình và
phác thảo khác nhau để chọn lựa ra phương án nào ưng ý nhất và phù hợp nhất cho

25


×