Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

CƠ SỞ TRIẾT HỌC CỦA ĐÔNG Y QUA NGHIÊN CỨU TÁC PHẨM HOÀNG ĐẾ NỘI KINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.77 KB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------

NGUYỄN THỊ PHƯỢNG

CƠ SỞ TRIẾT HỌC CỦA ĐÔNG Y QUA NGHIÊN CỨU
TÁC PHẨM HOÀNG ĐẾ NỘI KINH
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Quỳnh

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi với
sự hướng dẫn khoa học của TS. Phạm Quỳnh.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính
khách quan, khoa học dựa trên những kết quả thu thập được từ các tư liệu và
các tài liệu tham khảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, tháng 9 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Phượng



LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn, cảm ơn sâu
sắc tới thầy giáo hướng dẫn khoa học TS. Phạm Quỳnh đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ để luận văn có thể hoàn thành.
Đồng thời, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Ban chủ nhiệm khoa
Triết học, các thầy cô giáo trong khoa Triết học – trường Đại học Sư phạm Hà
Nội đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới bạn bè, gia đình đã luôn
động viên, giúp đỡ tác giả hoàn thành khóa học.
Hà Nội, tháng 9 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Phượng


MỤC LỤC
HÀ NỘI - 2015................................................................................................... 1
Trước hết nói về Vọng chẩn, người xưa có câu “Hữu ư trung tất hình ư ngoại”
tức là cái có ở bên trong ắt biểu hiện ra bên ngoài. Đây là phương pháp dùng
mắt thường để quan sát các dấu hiệu cụ thể như: Sắc mặt, lưỡi, mắt, mũi hoặc
là những biểu hiện trừu tượng như ánh mắt, nét mặt, thái độ, hành vi (Thần).
Dựa vào nguyên lý này, các tác giả Hoàng Đế nội kinh cho rằng nội bộ thân
thể có bệnh biến thì sẽ phản ánh ra bên ngoài thông qua sự biến hóa của thần
sắc và hình thái của mỗi người. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong dự báo
bệnh tật để chủ động phòng ngừa và điều trị, bởi thông qua những hiện tượng
bên ngoài ấy mà người thầy thuốc xác định được mức độ và diễn biến của
bệnh tật bên trong cơ thể. Hoàng Đế nội kinh Tố vấn – Ngọc bản luận yếu

viết: “Sắc mặt nhìn từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, bắt buộc phải phân
biệt quan sát yếu lĩnh (mặt quan trọng) của nó. Bệnh sắc (sự biến hóa của
bệnh tật phản ánh ra ở màu sắc, khi chẩn đoán lấy màu sắc ở mặt làm chủ yếu,
sắc “thiện” là bệnh dễ chữa, sắc “ác” là bệnh khó chữa) dịch chuyển lên trên là
nghịch, dịch chuyển xuống dưới là thuận; bệnh sắc của phụ nữ ở bên phải là
nghịch, ở bên trái là thuận; bệnh sắc của nam giới ở bên trái là nghịch, ở bên
phải là thuận.” [52, tr. 44]. Vọng chẩn còn có khả năng phân biệt các loại bệnh
tật, giữa bệnh cũ và bệnh mới, trong Hoàng Đế nội kinh, thiên Mạch yếu tinh
vi luận, khi được Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá cũng đã chỉ ra như sau: “Chỉ cần nhìn
mạch sắc ở mặt là có thể phân biệt được; Nếu mạch tuy nhỏ nhưng khí sắc
không mất đi trạng thái bình thường thì là bệnh mới; Nếu mạch chưa mất đi
trạng thái bình thường, sắc đã mất đi trạng thái bình thường thì là bệnh cũ; …”
[52, tr. 52]..................................................................................................... 76


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Triết học vốn là một ngành khoa học giữ vai trò là nền tảng lý luận, định
hướng về mặt thế giới quan và phương pháp luận cho nhiều ngành khoa học cụ thể.
Điều đó có nghĩa rằng triết học không đi sâu giải quyết các vấn đề khoa học cụ thể,
mà đi sâu giải quyết các vấn đề thuộc về lý luận nhận thức mang tính phổ quát. Phát
triển song hành cùng các khoa học cụ thể, triết học đã vạch ra lôgíc của các quá
trình nhận thức, trở thành phương pháp luận của nhận thức khoa học ngay từ khi
mới ra đời mặc dù chỉ là những tư tưởng còn mang nặng tính trực quan, cảm tính.
Triết học Trung Quốc cổ đại với những thành tựu đáng kể cũng đã định hướng cho
sự phát triển của nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó chịu ảnh hưởng nhiều
nhất, trực tiếp nhất có thể nói đến là Đông y hay Y học cổ truyền.
Đông y học có sự gắn bó mật thiết với sự phát triển của các tư tưởng Triết
học Trung Quốc thời kỳ cổ đại, mối quan hệ này được biểu hiện ngay từ trong quá
trình hình thành nên những học thuyết cơ bản đầu tiên của Đông y, trong đó triết

học giữ vai trò là nền tảng về mặt lý luận, định hướng cho quá trình nghiên cứu các
vấn đề quan trọng của lý luận Đông y như: phương pháp dưỡng sinh; biện chứng
luận trị; phương pháp trị bệnh theo thời; … Mối quan hệ giữa triết học với Đông y
với tư cách là một ngành khoa học tự nhiên độc lập có thể được lý giải như sau:
Khoa học tự nhiên có liên quan đến hệ thống tri thức lý luận của quy luật vận động
vật chất. Triết học có liên quan đến học thuyết của thế giới quan, hệ thống quan
điểm căn bản của con người đối với chỉnh thể tự nhiên giới. Sự phát triển và hình
thành của bất cứ một môn khoa học tự nhiên nào cũng không rời khỏi triết học, mà
Đông y học lại thuộc phạm trù khoa học tự nhiên, nên hệ thống lý luận trước sau
vẫn không tách rời khỏi triết học cổ đại. Đông y học vận dụng phạm trù khái niệm
của triết học để quan sát sự vật, nhờ đó làm sáng tỏ được các vấn đề, đồng thời quán
xuyến tất cả các phương diện hệ thống lý luận Đông y, khiến cho hệ thống này trở
thành một bộ phận quan trọng của hệ thống lý luận Đông y. Các khái niệm và phạm
trù này, thông qua thực tiễn chẩn đoán trị liệu lâm sàng mà có được sự tìm tòi,
1


nghiệm chứng và đào sâu, từ đó làm cho phong phú và phát triển thêm lý luận triết
học cổ đại. Như vậy, sự hình thành và phát triển của Đông y, về mặt lý luận, gắn
liền với sự tồn tại và phát triển các học thuyết triết học cơ bản của Triết học Trung
Quốc thời kỳ cổ đại như: tư tưởng thiên nhân hợp nhất; học thuyết Âm dương –
Ngũ hành; học thuyết về Khí; một số nội dung triết học được thể hiện trong Chu
dịch;… Đây là những tư tưởng triết học xuất hiện từ rất sớm với nội dung phong
phú, chứa đựng tư tưởng biện chứng sâu sắc trong quan niệm cũng như sự đánh giá
về mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan, điều này ảnh hưởng rất lớn
đối với sự hình thành lý luận Đông y với tư cách là một ngành khoa học nghiên cứu
về con người ở phương diện điều trị bệnh tật và chăm sóc sức khỏe.
Trên thực tế hiện nay, việc kết hợp điều trị bệnh học giữa Tây y hiện đại với
Đông y đã và đang mang lại hiệu quả tương đối rõ rệt, do đó sự kết hợp này đã trở
thành mục tiêu hướng đến trong chính sách y tế của Đảng và Nhà nước ta. Tuy

nhiên, cũng có một thực tế không thể tránh khỏi đang diễn ra ở nước ta từ khi xuất
hiện Đông y cho đến nay chính là sự hiểu biết chưa đầy đủ, hoặc hiểu sai lệch về
Đông y. Có nhiều người cho rằng, việc chữa bệnh theo Đông y chỉ đơn giản là kinh
nghiệm dân gian được tích lũy, hoặc đó chỉ là những bài thuốc đơn giản từ những
loài thảo dược dân gian. Hơn thế nữa, có nhiều thầy thuốc chữa bệnh theo Đông y
cũng chưa thực sự hiểu biết đúng đắn về lĩnh vực này với tư cách là một ngành
khoa học, dẫn đến những sai lầm không đáng có trong việc xác định nguyên nhân
cũng như phương pháp điều trị bệnh. Điều này không chỉ hạn chế sự phát triển của
Đông y mà còn mang lại những tác hại rất lớn đối với sức khỏe của con người. Vấn
đề đặt ra lúc này là cần phải có những cơ sở xác thực rằng Đông y không đơn giản
chỉ là một phương pháp chữa bệnh dân gian mà hơn thế, nó đã trở thành một ngành
khoa học có vị trí không nhỏ trong hệ thống các ngành khoa học cụ thể nói chung
và trong lĩnh vực Y học nói riêng. Một ngành khoa học sẽ không được thừa nhận
nếu như không có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn chặt chẽ, xác thực. Chính vì
vậy, để có thể giải quyết được vấn đề đã nêu trên đối với Đông y thì việc đi tìm cái
cơ sở lý luận đầu tiên hình thành nên hệ thống lý luận Đông y là một việc làm cần

2


thiết nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra. Từ đó, góp phần mang lại sự hiểu biết
đúng đắn về Đông y, duy trì và phát huy những giá trị tích cực vốn có của ngành
khoa học này trong công tác chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, đồng thời cũng
chứng minh và làm rõ ý nghĩa ứng dụng của triết học trong các lĩnh vực nghiên cứu
cụ thể.
Khi bàn về sự ảnh hưởng của các tư tưởng Triết học Trung Quốc cổ đại đối
với sự hình thành và phát triển lý luận Đông y đã có rất nhiều tác phẩm và những
công trình khác nhau, trong đó nổi bật lên là tác phẩm Hoàng Đế nội kinh – một
trong “Tứ đại kỳ thư” của nền văn hóa phương Đông. Hoàng Đế nội kinh được coi
là nền tảng của toàn bộ lý luận Đông y, tác phẩm là kết quả của sự vận dụng một

cách nhuần nhuyễn các tư tưởng cơ bản như: học thuyết Âm dương - Ngũ hành, học
thuyết về Khí, tư tưởng Thiên nhân hợp nhất vào việc xác định nguyên nhân gây
bệnh, cách phòng và chữa bệnh sao cho phù hợp với sự sinh hóa của trời đất từ đó
góp phần lý giải về nguồn gốc hình thành nên lý luận cơ bản của Đông y học.
Những giá trị mà Hoàng Đế nội kinh mang lại cho Y học đến nay vẫn còn giữ
nguyên, đồng thời đang được củng cố và tiếp tục vận dụng phát triển ở mức độ cao
hơn, phù hợp hơn với mục tiêu mà xã hội hiện đại đặt ra đối với vấn đề sức khỏe
con người.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến Hoàng Đế nội kinh, cũng như những
nội dung, giá trị mà tác phẩm mang lại và hầu như các công trình nghiên cứu về tác
phẩm này ở góc độ triết học còn rất hạn chế. Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu
những tư tưởng y học cơ bản được thể hiện ở Hoàng Đế nội kinh trong mối quan hệ
với các học thuyết triết học từ đó góp phần làm rõ cơ sở triết học của Đông y, đồng
thời khẳng định những giá trị thiết thực mà Hoàng Đế nội kinh mang lại cho Y học
hiện đại đã trở thành một vấn đề mang tính thời sự, nhất là trong giai đoạn hiện nay,
khi vấn đề sức khỏe của con người đang được quan tâm hàng đầu.
Xuất phát từ những lý do trên đây chúng tôi chọn vấn đề Cơ sở Triết học của
Đông y qua nghiên cứu tác phẩm Hoàng Đế nội kinh làm đề tài nghiên cứu cho luận
văn của mình.

3


2. Lịch sử nghiên cứu
Cho đến nay, khi nói về sự ảnh hưởng cũng như vai trò của Triết học Trung
Quốc thời kỳ cổ đại trong các lĩnh vực của đời sống xã hội hay đối với các ngành
khoa học cụ thể đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, từ các công trình như đề tài
nghiên khoa học, các công trình chuyên khảo đến các đề tài luận án tiến sĩ, luận văn
thạc sĩ hay các bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Liên quan đến một số vấn đề
lý luận của Đông y học từ đó góp phần làm rõ cơ sở triết học của những lý luận ấy đã

có không ít công trình nghiên cứu mang lại ý nghĩa to lớn cả trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn. Kể đến các công trình đã đã được công bố có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu mà luận văn đang hướng đến có thể chia làm các nhóm như sau:
Nhóm thứ nhất các công trình nghiên cứu về những tư tưởng cơ bản của Triết
học Trung Quốc cổ đại với tư cách là những học thuyết triết học đầu tiên, chứa
đựng trong đó nội dung triết lý sâu sắc và có ảnh hưởng to lớn đối với sự tồn tại,
phát triển của lịch sử Triết học nói chung và Triết học phương Đông nói riêng. Nói
về triết học Trung Quốc, đặc biệt là triết học Trung Quốc thời kỳ cổ đại cho đến nay
đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, trong đó có thể kể đến các tác phẩm như:
Doãn Chính (chủ biên - 2009), Đại cương lịch sử Triết học Trung Quốc; Phùng
Hữu Lan (2006), Lịch sử Triết học Trung Quốc, do Lê Anh Minh dịch; Trương Lập
Văn (2000), Khí - Triết học phương Đông; Giản Chi/Nguyễn Hiến Lê (1992), Đại
cương Triết học Trung Quốc,… đã trình bày tương đối khái quát và đầy đủ những
nội dung cơ bản của hầu hết các tư tưởng Triết học Trung Quốc thời kỳ cổ đại.
Trong công trình của mình các tác giả đã trình bày được một cách rõ ràng về nội
dung cũng như nguồn gốc của những tư tưởng triết học đầu tiên giữ vai trò làm cơ
sở của thế giới quan duy vật và phép biện chứng cho sự phát triển của triết học cũng
như các ngành khoa học cụ thể sau này như: Học thuyết Âm dương – Ngũ hành của
trường phái Âm dương gia; học thuyết về Đạo của Lão Tử; tư tưởng Thiên nhân
hợp nhất của Nho gia. Ngoài ra còn có các công trình ứng dụng cụ thể như: Nguyễn

4


Hữu Lương (1971) Kinh dịch với vũ trụ quan phương Đông; Hoàng Tuấn (2009),
Nguyên lý chọn ngày theo lịch Can chi; Lê Văn Quán (1995), Chu dịch vũ trụ quan;
Nguyễn Đình Phủ với các công trình: Tìm hiểu và ứng dụng triết lý Âm dương và
Tìm hiểu và ứng dụng học thuyết Ngũ hành,… Ở các công trình này các tác giả đã
trình bày một cách có hệ thống các nguyên lý triết học được thể hiện trong Chu
dịch cũng như vai trò của những nguyên lý ấy trong các lĩnh vực nghiên cứu cụ thể

mang lại ý nghĩa thực tiễn to lớn, từ đó cho thấy ảnh hưởng sâu rộng và trường tồn
của Triết học Trung Hoa cổ đại.
Nhóm thứ hai, các công trình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các tư tưởng
triết học Trung Quốc thời kỳ cổ đại đối với sự hình thành lý luận cơ bản của Đông y.
Đầu tiên có thể kể đến các công trình nghiên cứu trực tiếp về vấn đề này như:
Nguyễn Tài Thu và Vũ Xuân Quang (1963), Một số đặc điểm cơ bản về lý luận Đông
y; Nguyễn Trung Hòa (2000), Đông y toàn tập; Bành Văn Khừu và Đặng Quốc
Khánh (2002), Những học thuyết cơ bản của Đông y; Hoàng Bảo Châu (2009), Lý
luận cơ bản y học cổ truyền; … Trong các công trình này về cơ bản các tác giả đã
trình một cách khái quát về các học thuyết triết học cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đối
với sự hình thành lý luận Đông y, đồng thời cũng chỉ ra và phân tích sự vận dụng của
những học thuyết ấy vào trong quá trình xác định nguyên nhân gây bệnh, phương
pháp chẩn đoán và điều trị bệnh. Ví dụ như trong cuốn Những học thuyết cơ bản của
y học cổ truyền, các tác giả đã chỉ ra được cơ sở triết học của Đông y thông qua việc
phân tích các học thuyết triết học ảnh hưởng trực tiếp đến Đông y một cách logic khi
đi từ nguồn gốc, nội dung học thuyết đến sự vận dụng những học thuyết ấy vào Đông
y. Ngoài ra còn có tác phẩm Nội Kinh của GS. Trần Thúy (2001) đã trình bày các vấn
đề cơ bản được đề cập đến trong tác phẩm Hoàng Đế nội kinh như: Phép dưỡng sinh,
sự vận dụng học thuyết Âm dương - Ngũ hành, học thuyết tạng tượng, học thuyết
kinh lạc, … trong việc xác định bệnh chứng, chẩn đoán học, phép tắc trị liệu, ...
Ngoài các công trình chuyên khảo nêu trên còn có một số luận án tiến sĩ và
luận văn thạc sĩ cũng nghiên cứu về một số vấn đề liên quan đến luận văn.
Luận án tiến sĩ triết học: “Bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh” với sự vận dụng

5


những tư tưởng Triết học Trung Quốc thời cổ của tác giả Trần Văn Thụy (1996) và
Thuyết âm dương – ngũ hành với tác phẩm “Hoàng Đế nội kinh” và “Hải Thượng Y
Tông Tâm Lĩnh” của tác giả Trần Thị Huyền (2002). Đây là hai công trình nổi bật nhất,

trình bày một cách có hệ thống những nội dung cơ bản về quá trình hình thành, phát
triển của học thuyết Âm dương – Ngũ hành cũng như sự vận dụng những nội dung ấy
vào Đông y thể hiện trong những trước tác kinh điển của Đông y.
Nhóm thứ ba, một số bài tạp chí có nội dung liên quan đến luận văn. Nguyễn
Đức Sự với Cơ sở Triết học của bộ Lãn Ông tâm lĩnh và hiện thực lịch sử nước ta thế
kỷ XVIII (Tạp chí Triết học số 1 – 1974) và Bước đầu tìm hiểu y lý của Hải Thượng
Lãn Ông qua tập: “Ngoại cảm thông trị” (Tạp chí Đông y, số 110 – 111,1970); Trần
Sĩ Nghi với Học thuyết thủy hỏa của Đại y tôn Hải Thượng Lãn Ông (Tạp chí Đông
y, số 1, 1971); Nguyễn Văn Thọ với Quan niệm về thận của Hải Thượng Lãn Ông
đối chiếu với Tây y (Tạp chí Đông y, số 17, 1952); Trần Thị Huyền với Những biểu
hiện của học thuyết Âm dương – Ngũ hành trong lý luận kinh điển của y học cổ
truyền Trung Quốc và Việt Nam (Tạp chí Triết học, số 5, năm 1997, tr. 41 - 44).
Nhìn chung, hầu hết các công trình kể trên đã trình bày tương đối rõ ràng sự
ảnh hưởng của các học thuyết triết học Trung Quốc thời kỳ cổ đại, đặc biệt là học
thuyết Âm dương – Ngũ hành đối với quá trình hình thành và phát triển của lý luận
Đông y ở những khía cạnh khác nhau thể hiện những trình độ khác nhau trong quá
trình nghiên cứu. Tuy nhiên, ở hầu hết các công trình đã được công bố chưa có công
trình nào nghiên cứu một cách cụ thể về cơ sở triết học của Đông y hoặc mới chỉ ở
dạng những bài viết mang tính đề cập. Cho nên, việc nghiên cứu và tìm hiểu về vấn
đề này cho đến nay vẫn luôn luôn là một vấn đề mang tính thời sự, đặc biệt trong
giai đoạn hiện nay khi sự kết hợp điều trị Đông Tây y kết hợp đang là mục tiêu
hướng tới trong chính sách Y tế của Đảng và Nhà nước ta. Với mục đích góp phần
đi sâu và làm rõ hơn nữa nền tảng lý luận triết học của Đông y tác giả đã lựa chọn
tác phẩm Hoàng Đế nội kinh làm giới hạn nghiên cứu cho đề tài của mình từ đó tìm
ra và lý giải những nội dung triết học cơ bản giữ vai trò làm cơ sở triết học đối với

6


sự hình thành lý luận Đông y phục vụ cho hướng nghiên cứu đã chọn.

3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
Mục đích của luận văn là làm rõ vai trò của một số tư tưởng triết học Trung
Quốc cổ đại đối với sự hình thành lý luận Đông y được thể hiện trong tác phẩm
Hoàng Đế nội kinh.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những tư tưởng triết học Trung
Quốc thời kỳ cổ đại có ảnh hưởng trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển
của lý luận Đông y.
Phạm vi nghiên cứu, hiện nay Hoàng Đế nội kinh đã có rất nhiều bản dịch
của nhiều tác giả khác nhau như: Hoàng Đế nội kinh Tố vấn của tác giả Nguyễn Tử
Siêu, Hoàng Đế nội kinh Linh khu của GS Huỳnh Minh Đức, Hoàng Đế nội kinh
của tác giả Minh Tân, … Trong đó, chúng tôi chọn bản dịch của tác giả Minh Tân
làm tài liệu chính và là giới hạn chủ yếu của luận văn, các bản dịch còn lại được sử
dụng làm tài liệu tham khảo. Vì hai lí do sau:
Thứ nhất, đây là bản dịch toàn tập, bao gồm cả hai phần Tố vấn và Linh khu,
do đó, rất thuận tiện cho việc tra cứu và trích dẫn.
Thứ hai, trong bản dịch này, nội dung tác phẩm được trình bày tương đối rõ
ràng và dễ hiểu, mỗi chương đều được chia làm hai phần: phần tóm lược nội dung
chính của chương (thiên) và phần dịch nghĩa, do đó khắc phục được những khó
khăn trong quá trình phân tích nội dung tác phẩm.
4. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn
Những luận điểm cơ bản
Trình bày được quá trình hình thành và phát triển của các tư tưởng triết học
cơ bản của Trung Quốc thời kỳ cổ đại có ảnh hưởng trực tiếp đối với sự hình thành
và phát triển của lý luận Đông y.
Khái quát những nội dung cơ bản tác phẩm Hoàng Đế nội kinh, từ đó phân
tích sự ảnh hưởng của những tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại đối với những
vấn đề thuộc lý luận Đông y với tư cách là cở sở lý luận về mặt triết học được thể

7



hiện trong tác phẩm.
Rút ra được ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề được lựa chọn đối
với sự phát triển lý luận Đông y học trong giai đoạn hiện nay.
Đóng góp mới của luận văn
Về mặt lý luận, đề tài góp phần làm rõ cơ sở triết học của lý luận Đông y trên
cơ sở nghiên cứu các học thuyết cơ bản được vận dụng trong tác phẩm Hoàng Đế
nội kinh từ đó góp phần nâng cao nhận thức của mọi người về Đông y với tư cách là
một ngành khoa học cụ thể.
Về mặt thực tiễn, đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên
cứu, giảng dạy triết học và Đông y hay Y học cổ truyền.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử triết học, dựa trên phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó
chú trọng kết hợp các phương pháp: logic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, khái quát
hóa, so sánh, đối chiếu,…
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn được
chia làm 2 chương, 6 tiết.

8


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI LUẬN VỀ MỘT SỐ TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC
TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI VÀ TÁC PHẨM HOÀNG ĐẾ NỘI KINH
1.1. Một số trường phái triết học Trung Quốc cổ đại có ảnh hưởng trực
tiếp đối với sự hình thành lý luận Đông y
1.1.1. Âm dương gia

Một trong những trào lưu triết học xưa nhất của Trung Quốc thời kỳ cổ đại là
cố gắng tìm hiểu, giải thích căn nguyên, cơ cấu và sự tác động qua lại của mọi sự
vật trong vũ trụ với quan điểm duy vật chất phác và tư tưởng biện chứng tự phát,
lấy chính tự nhiên để giải thích các hiện tượng tự nhiên, đó là thuyết Âm dương –
Ngũ hành của trường phái Âm dương gia, một trường phái triết học Trung Quốc cổ
đại ra đời vào thời Chiến Quốc.
Học thuyết Âm dương – Ngũ hành là kết quả của quá trình khái quát những
kinh nghiệm thực tiễn lâu dài trong lao động sản xuất và đấu tranh chinh phục tự nhiên
của nhân dân Trung Hoa cổ xưa. Mới đầu, tư tưởng triết học của Âm dương gia chỉ là
những quan niệm sơ khai phát sinh trong thời nhà Thương – Chu, từ thời Chiến quốc
trở về sau học thuyết này đã được các nhà tư tưởng Trung Quốc phát triển, làm phong
phú hơn, sâu sắc hơn với những nội dung và khuynh hướng khác nhau.
Trước hết nói về học thuyết Âm dương, là học thuyết nghiên cứu sự liên hệ,
tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập, hai thế lực vật chất cơ bản của thế giới âm
và dương từ đó lý giải nguồn gốc và sự biến hóa của vạn vật. Là một trong những
quan điểm về vũ trụ quan quan trọng nhất của triết học Trung Quốc cổ đại, học
thuyết Âm dương không chỉ ảnh hưởng sâu rộng đến quan niệm, đời sống của nhân
dân Trung Hoa thời cổ mà còn ảnh hưởng rất lớn đối với quan niệm nhân sinh quan
và vũ trụ quan của người phương Đông ngày nay.
Trong cuộc sống hàng ngày, dân tộc nào cũng va chạm với những cặp đối
lập “đực – cái”, “nóng – lạnh”, “cao – thấp”, riêng đối với những nước có truyền
thống sản xuất nông nghiệp thì sự va chạm này còn được thể hiện sâu sắc hơn và
9


dường như đã đi vào tiềm thức của mỗi người dân. Bởi họ luôn mong sao cho mùa
màng bội thu, gia đình đông đúc, tức là quan tâm tới sự sinh sôi nảy nở của hoa màu
và con người, từ đó hình thành nên hai cặp đối lập Mẹ - Cha, Trời – Đất. Việc kết
hợp hai mặt Mẹ - Cha, Trời – Đất chính là sự khái quát đầu tiên trên con đường dẫn
tới sự ra đời của triết lý Âm Dương, triết lý này được thấy hầu hết ở các dân tộc

phương Đông, trong đó Trung Quốc được coi là vùng đất màu mỡ cho triết lý này
phát triển, mở rộng hơn nữa để trở thành một học thuyết hoàn bị hơn, đầy đủ hơn.
Với tư cách là một trong những cặp phạm trù cơ bản nhất của triết học Trung
Quốc cổ đại, quan điểm Âm dương được phản ánh sớm nhất trong Chu dịch – một
tác phẩm ghi chép thành văn đầu tiên về âm dương, đồng thời là một tác phẩm cổ
điển vĩ đại nhất của người Trung Hoa. Dịch vốn là sách dùng để bói toán, xem điều
cát hung, may rủi của người Trung Quốc cổ, nhưng trong đó đã bao hàm những tư
tưởng triết học với ý nghĩa triết lý về vũ trụ, nhân sinh hết sức đặc sắc. Chu dịch
như ta thấy ngày nay gồm hai phần: Kinh và Truyện. Kinh bao gồm các quẻ tượng,
quái từ và hào từ được sáng tác vào khoảng thời kỳ Thương – Chu. Truyện là lời
luận chú, giải thích quái từ và hào từ có thể được hình thành vào thời Xuân Thu –
Chiến Quốc. Chu dịch – Hệ từ hạ, viết: “Đạo dịch dấy lên vào cuối đời nhà Ân, lúc
đức của nhà Chu đang hưng thịnh” [30, tr. 1304].
Xét về nguồn gốc, theo truyền thuyết thì Chu dịch khởi thủy từ thời vua Phục Hy
(4477 – 4363 Tr. CN) còn gọi là Đào Hy hay Thái Cao hoặc Thái Hạo, một vị vua
Trung Quốc thời thượng cổ. Thời này, có một con long mã hiện lên trên sông
Hoàng Hà, khi nhìn thấy 9 vân trên lưng con Long mã, vua Phục Hy đã lấy đó làm
căn cứ để lập nên Hà đồ, vạch ra Tiên thiên bát quái bằng cách coi một vạch liền là
dương, một vạch đứt là âm. Hai vạch âm dương ấy là hai nghi biểu thị cho trời đất
gọi là Lưỡng nghi. Trên mỗi nghi lại thêm hai vạch nữa thành tứ tượng, gồm thái
dương (=), thái âm (= =), thiếu dương (

), thiếu âm (

) biểu thị cho bốn mùa.

Tứ tượng biến hóa mà sinh ra bát quái (tám quẻ), mỗi quẻ gồm ba vạch đứt hoặc ba
vạch liền chồng lên nhau theo thứ tự: Càn (☰) là trời, Khôn (☷) là đất, Chấn (☳) là
sấm, Tốn (☴) là gió, Khảm ( ☵) là nước, Ly (☲) là lửa, Cấn (☶) là núi và Đoài (☱) là


10


đầm. Lại lấy mỗi quẻ trong tám quẻ chồng lên nhau theo kiểu hoán vị để tạo thành
64 “quẻ kép” gọi là trùng quái, mỗi quẻ kép có sáu vạch, mỗi vạch là một hào; ba
vạch trên gọi là ngoại quẻ, ba vạch dưới gọi là nội quẻ, tổng cộng là 384 hào. Chu
dịch – Hệ từ thượng viết: “Dịch có thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi
sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái định cát hung, cát hung sinh nghiệp
lớn” [30, tr. 92 - 93]. Chữ sinh ở đây không chỉ đơn thuần là sản sinh mà còn là sự
biến hóa của thái cực mà thành, dịch khởi đầu từ một điểm gọi là thái cực với bản
chất luôn sinh thành và phát triển mà tạo ra thế giới.
Như vậy, tác giả của Chu dịch đã quan niệm vũ trụ, vạn vật đều có bản thể
động. Trong thái cực, thiếu dương vận động đến thái dương thì trong lòng thái
dương lại nảy sinh thiếu âm, thiếu âm vận động đến thái âm thì trong lòng thái âm
lại nảy sinh thiếu dương. Cứ như thế, âm dương biến hoá liên tục, tạo thành vòng
biến hóa không bao giờ ngừng nghỉ. Trong Chu dịch, âm dương được quan niệm là
những mặt, những hiện tượng đối lập, như trong tự nhiên: sáng - tối, trời - đất, đông
– tây; trong xã hội: quân tử - tiểu nhân, chồng - vợ, vua – tôi, ... Qua các hiện tượng
tự nhiên, xã hội, các tác giả Chu dịch đã bước đầu phát hiện được những mặt đối lập
tồn tại trong các hiện tượng đó và khẳng định vật nào cũng bao hàm âm dương
trong nó; âm dương là hai yếu tố tồn tại trong mọi bản thể bao gồm cả con người.
Có thể nói, vấn đề âm dương trong trời đất, trong vạn vật và trong sự sống
của con người ở Trung Quốc thời kỳ cổ đại được bàn đến trong hầu hết các lĩnh vực
nghiên cứu cụ thể, song nhiều nhất có lẽ là lĩnh vực Y học. Biểu hiện của âm dương
trong Y học, cụ thể là Đông y được thể hiện trên nhiều phương diện và chủ yếu
thông qua những nội dung trao đổi về y học, y thuật giữa Hoàng đế (vị vua đầu tiên
của dân tộc Trung Hoa, một nhân vật đại biểu có vị trí đặc biệt trong truyền thuyết
của Trung Quốc và được người đời sau suy tôn làm thủy tổ của nhân văn) và Kỳ Bá
(một nhà y học trứ danh cùng thời với Hoàng Đế, là người thầy hướng dẫn Hoàng
Đế học tập y dược và được người đời sau tôn xưng là thủy tổ của ngành y học

Trung Quốc) được nói đến trong tác phẩm Hoàng Đế nội kinh. Hoàng Đế nội kinh
đã lấy âm dương để xem xét nguồn gốc của tật bệnh, đồng thời chỉ ra phương pháp

11


chẩn trị thích hợp. Âm dương, đó là cái đạo của trời đất, kỷ cương của vạn vật, cha
mẹ của sự biến hóa, gốc ngọn của sự sinh sát, phủ tạng của thần minh, trị bệnh phải
cần ở gốc, cho nên tích luỹ dương làm trời, tích lũy âm làm đất, âm tĩnh dương
động, dương sinh âm trưởng, dương sát âm tàng, dương hóa khí, âm tàng hình.
Ngoài ra, Hoàng Đế nội kinh cũng bàn đến tính phổ biến của khái niệm âm
dương, theo đó thì trời thuộc dương, đất thuộc âm, mặt trời thuộc dương, mặt trăng
thuộc âm. Âm dương là khái niệm phổ biến của trời đất, mọi sự vật, hiện tượng trong
vũ trụ đều có thể lấy âm dương làm đại biểu. Thông qua quy luật biến đổi âm dương
trong tự nhiên mà có thể suy diễn, phân tích luật âm dương trong cơ thể con người.
Từ những quan niệm trên về âm dương, người xưa đã khái quát thành các
quy luật để khẳng định tính phổ biến của học thuyết này bao gồm: Âm dương đối
lập nhau; âm dương hỗ căn; âm dương tiêu trưởng; âm dương bình hành.
Thứ nhất, quy luật âm dương đối lập. Âm dương là hai mặt đối lập với nhau
nhưng lại thống nhất với nhau, cùng tồn tại phổ biến trong các sự vật, hiện tượng
của giới tự nhiên. Âm dương đối lập, mâu thuẫn nhau trên nhiều phương diện,
chẳng hạn như, về tính chất: dương thì cứng, nóng, âm thì mềm, lạnh; về đường đi
lối về: dương là thăng (đi lên), âm là giáng (đi xuống), cái này đi ra thì cái kia đi
vào, cái này dịch sang bên trái, thì cái kia dịch sang bên phải. Âm dương còn đối
lập nhau cả ở phương vị, như trong Hoàng Đế nội kinh có nói: khí dương lấy phía
Nam làm phương vị, lấy phía Bắc làm nơi tàng thế. Khí âm lấy phía Bắc làm
phương vị, lấy phía Nam làm nơi tiềm phục.
Thứ hai, âm dương hỗ căn. Âm dương tuy là hai mặt đối lập nhau, song lại
không tách rời nhau mà chúng tồn tại trong trạng thái vừa đấu tranh vừa thống nhất
với nhau, nương tựa vào nhau để cùng tồn tại. Trong vũ trụ, mọi sự vật hiện tượng

nếu chỉ một mình dương hay một mình âm thì không thể sinh thành, biến hóa được
và nếu mặt này mất đi thì mặt kia cũng mất theo, “dương cô thì âm tuyệt”, âm dương
phải lấy nhau để làm tiền đề tồn tại cho mình. Ngay cả cái gọi là âm dương cũng chỉ
có ý nghĩa tương đối, vì trong dương bao giờ cũng có âm, trong âm bao giờ cũng có
dương. Khi dương phát triển đến thái dương thì trong lòng nó đã xuất hiện thiếu

12


dương rồi, khi âm phát triển đến thái âm thì trong lòng nó đã xuất hiện thiếu âm rồi.
Sở dĩ gọi là âm vì trong nó phần âm lấn phần dương, sở dĩ gọi là dương vì trong nó
phần dương lấn phần âm và âm dương bao giờ cũng nương tựa vào nhau.
Thứ ba, âm dương tiêu trưởng. Bên cạnh quy luật âm dương đối lập, thống
nhất còn có quy luật tiêu trưởng và thăng bằng của âm dương nhằm nói lên sự vận
động không ngừng, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt âm dương để duy trì tình
trạng thăng bằng tương đối của sự vật. Nếu mặt này phát triển thái quá sẽ làm cho
mặt khác suy kém và ngược lại, từ đó làm cho hai mặt âm dương của sự vật biến
động không ngừng và sự thắng phục, tiêu trưởng của âm dương tuân theo quy luật
“vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản”. Theo đó thì sự vận động của hai mặt âm
dương đến mức độ nào đó sẽ chuyển hóa cho nhau gọi là “dương cực sinh âm, âm
cực sinh dương”, sự tác động lẫn nhau giữa hai mặt âm dương luôn nảy sinh hiện
tượng bên này kém, bên kia hơn, bên này tiến, bên kia lùi. Đó chính là quá trình vận
động, biến hóa và phát triển của sự vật, đồng thời cũng là quá trình đấu tranh tiêu
trưởng của âm dương.
Thứ tư, âm dương bình hành. Hai mặt âm dương tuy đối lập, vận động không
ngừng nhưng luôn luôn lập lại thế thăng bằng, quân bình giữa hai mặt. Trong cơ thể
con người, sự mất thăng bằng giữa hai mặt âm dương sẽ phát sinh ra bệnh tật và
phương pháp điều trị phù hợp chính là lặp lại thế cân bằng của âm dương.
Những quy luật cơ bản này của âm dương đã nói lên sự mâu thuẫn, thống
nhất, vận động và phát triển của mọi dạng vật chất tồn tại trong thế giới, âm dương

tương tác với nhau tạo nên mọi sự biến hóa của vũ trụ, như trong Hoàng Đế nội
kinh Tố vấn – Âm dương ứng tượng đại luận, các tác giả có viết: “Âm dương là quy
luật nói chung trong vũ trụ, là kỷ cương của mọi vật, là khởi nguồn của sự biến hóa
vạn vật, là căn bản của sự hủy diệt sinh trưởng, có quy luật rất lớn nằm trong đó.”
[52, tr. 17]. Như vậy, học thuyết Âm dương là một học thuyết triết học về thế giới
quan, vũ trụ quan, có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của triết học Trung
Quốc cũng như đến sự phát triển của khoa học tự nhiên, và Đông y có lẽ là lĩnh vực
chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất những tư tưởng cơ bản của học thuyết này. Thêm vào

13


đó, Đông y học cũng đồng thời là phương tiện thể hiện tính ứng dụng sâu sắc hơn cả
học thuyết này vào các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội. Trên cơ sở khái quát mối
tương quan giữa học thuyết Âm dương với quá trình hình thành và phát triển của
Đông y, các tác giả Hoàng Đế nội kinh đã dung hợp một cách tinh tế những nội dung
y học, y thuật với các quy luật cơ bản của thuyết này, từ đó hình thành nên một hệ
thống lý luận Đông y bao gồm tất thảy các vấn đề cụ thể như: phương pháp tư duy,
phương pháp chẩn đoán, phương pháp điều trị, … cho mọi phép chữa trị được luận
bàn trong tác phẩm. Từ sự vận dụng học thuyết Âm dương vào biện chứng luận trị,
tác giả Hoàng Đế nội kinh đã đưa ra quan điểm cho rằng: muốn trị được bệnh tốt, cần
phải đi từ những vấn đề căn bản nhất – đó là giải quyết được từ âm dương, tật bệnh
phát sinh, phát triển trong cơ thể cũng không nằm ngoài đạo lý âm dương. Bởi vậy,
cần phải nắm bắt được quá trình phát triển của bệnh tật, tìm được bản chất của bệnh
tật bằng cách vận dụng các quy luật cơ bản của âm dương để tìm hiểu những tình
huống biến hóa trong cơ thể, từ đó chỉ đạo các bước chẩn trị thích hợp. Đây cũng
chính là nội dung cốt lõi của vấn đề mà chúng tôi đang nghiên cứu và sẽ được trình
bày chi tiết, cụ thể hơn ở chương 2 của luận văn.
Cùng tồn tại và phát triển với học thuyết Âm dương là học thuyết Ngũ hành.
Nếu như học thuyết Âm dương được coi là phương tiện lý giải nguồn gốc và sự

biến hóa của vạn vật thì học thuyết Ngũ hành chính là công cụ chủ yếu mà người
xưa sử dụng để giải thích cơ cấu của vũ trụ, tìm hiểu bản thể của thế giới. Đồng thời
cũng là học thuyết biểu thị quy luật vận động của thế giới, của vũ trụ; cụ thể hóa và
bổ sung cho thuyết âm dương trở nên hoàn bị.
Sự đề cập đầu tiên về ngũ hành được thấy trong tác phẩm Kinh thư ở thiên
Hồng phạm qua lời Cổ Tử nói với Vua Vũ nhà Chu. Theo lời tác giả thiên Hồng
phạm thì Ngũ hành là năm yếu tố vật chất đầu tiên hay năm thứ khí cơ bản của vũ
trụ vạn vật, gồm: Kim (kim khí), Mộc (gỗ), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Thổ (đất).
Theo các Âm dương gia, mỗi yếu tố trong Ngũ hành đều có những tính chất và đặc
trưng riêng, những thuộc tính vốn có ấy của năm hành gọi là “năm đức”. Nước thì
lạnh và luôn chảy xuống thấp; lửa thì nóng và bốc lên cao; gỗ có tính chất cong lại

14


và thẳng ra; kim khí có tính chất phụ thuộc và biến đổi bởi sự tác động bên ngoài;
đất thì tiếp nhận hạt giống và làm mùa. Trong đó nước tạo nên vị mặn, lửa tạo nên
vị đắng, gỗ tạo nên vị chua, kim khí tạo nên vị cay và đất tạo nên vị ngọt. Là những
yếu tố căn bản, đầu tiên của vũ trụ, những tính năng của năm loại vật chất ấy quy
định tính chất, chủng loại và nguồn gốc của tất thảy mọi sự vật, hiện tượng trong
thế giới. Hỏa có tính nóng nên chủ và hành mạnh phương Nam, mùa Hạ và màu đỏ;
Mộc tượng trưng cho thực vật có năng tính sinh trưởng nên chủ và hành mạnh
phương Đông, mùa Xuân và màu xanh; Kim chủ và hành mạnh phương Tây, mùa
Thu và màu trắng, vì kim khí có tính chất cứng và khô khan; Thủy có tính chất ẩm
ướt và chảy xuống dưới nên chủ và hành mạnh ở phương bắc, mùa Đông và ứng với
màu đen; Thổ dưỡng tồn cho các hành khác nên được coi là vị trí trung tâm, thổ
hành mạnh vào khoảng giữa mùa Hạ và mùa Thu.
Các yếu tố của Ngũ hành không tồn tại một cách tĩnh tại, biệt lập, thụ động
mà luôn luôn vận động trong mối liên hệ tương tác lẫn nhau, các Âm dương gia gọi
sự liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các hành ấy là quá trình “Ngũ hành tương

sinh” và “Ngũ hành tương khắc”. Sinh là chỉ sự tương tác, nuôi dưỡng và giúp đỡ
nhau để tồn tại và phát triển; khắc là ngăn trở, loại trừ và chế ước lẫn nhau, kìm
hãm sự phát triển của nhau.
Ngũ hành tương sinh là quá trình các yếu tố của ngũ hành liên hệ, thúc đẩy
và chuyển hóa lẫn nhau, hành này làm tiền đề cho hành kia tạo nên sự biến chuyển
không ngừng có tính chất tuần hoàn trong vũ trụ. Điều này được lý giải như sau:
Mộc sinh Hỏa là do gỗ có thể bắt lửa, Hỏa sinh Tthổ là do lửa thiêu cháy mọi vật
sinh ra tro đất, Thổ sinh Kim là do đất tạo thành các thể rắn, trong đó có kim loại,
Kim sinh Thủy là do các vật thể rắn như kim loại có thể nóng chảy sinh ra thể lỏng.
Nước lại là thành phần cơ bản của mọi sinh vật, trong đó có cây cối, từ đây lại bắt
đầu một quá trình tương sinh mới giữa các yếu tố của Ngũ hành, cứ như vậy quá
trình sinh thành của vạn vật diễn ra liên tục không dứt.
Ngũ hành tương khắc, là quá trình các yếu tố của Ngũ hành chế ước, chống
đối và bài trừ lẫn nhau. Mộc khắc Thổ vì rễ cây ăn vào đất, Thổ khắc Thủy vì đất có
thể thấm nước và ngăn chặn dòng nước, Thủy khắc Hỏa vì nước lạnh có thể làm hạ

15


nhiệt và dập tắt lửa, Hỏa khắc Kim vì lửa nóng có thể làm nóng chảy kim loại, Kim
khắc Mộc vì đồ kim khí có thể chặt được cây cối. Quá trình Ngũ hành tương khắc
cũng diễn ra liên tục không ngừng tạo thành quá trình tuần hoàn, phản ánh sự chế
hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
Hai quá trình tương sinh và tương khắc của Ngũ hành không tách rời nhau
mà trái lại chúng tồn tại song hành, xen kẽ lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại.
Trong ngũ hành tương sinh cũng chứa đựng tương khắc, trong tương khắc cũng
ngụ có tương sinh, đó là quy luật chung về sự vận động, biến hóa của giới tự
nhiên. Nếu chỉ có tương sinh mà không có tương khắc thì không thể giữ gìn được
thăng bằng, có tương khắc mà không có tương sinh thì vạn vật không thể có sự
sinh hóa. Vì vậy, tương sinh, tương khắc là hai điều kiện không thể thiếu để duy

trì thăng bằng tương đối của hết thảy mọi sự vật.
Quá trình tương sinh, tương khắc của Ngũ hành có thể biểu diễn theo đồ
hình dưới đây:

Nhìn vào đồ hình Ngũ hành sinh khắc ta thấy, Ngũ hành liên hệ với nhau
một cách chặt chẽ và biện chứng. Nhưng ở đây, quy luật tương sinh tương khắc là
chỉ vào quan hệ của ngũ hành ở trạng thái bình thường còn nếu giữa Ngũ hành với
nhau mà sinh ra thiên thịnh hoặc thiên suy, không thể giữ gìn được thăng bằng, cân
đối mà xảy ra trạng thái bất thường thì gọi là “tương thừa”, “tương vũ”.
Tương thừa (Thừa: thừa thế lấn áp): Trong điều kiện bất thường, hành này
khắc hành kia quá mạnh, khi đó mối quan hệ tương khắc sẽ biến thành quan hệ
tương thừa hay còn gọi là tình trạng “thái quá”. Chẳng hạn: bình thường Mộc khắc
16


Thổ, nếu có một lý do nào đó mà Mộc tăng khắc Thổ, lúc đó gọi là Mộc thừa Thổ,
hoặc một ví dụ cụ thể trong Đông y như: Trong chứng lao phổi, người bệnh hay sốt
về chiều, phổi bệnh do Phế Kim suy yếu. Theo Ngũ hành, Hỏa khắc Kim, nay Kim
suy yếu, Hỏa nhân cơ hội Kim suy, khắc mạnh hơn gây sốt kéo dài, nhất là từ trưa
đến chiều tối (là giờ của Hỏa vượng, Kim suy). Khi điều trị, chủ yếu phải điều trị ở
Phế Kim chứ không phải ở Tâm Hỏa, cho dù có dấu hiệu của Tâm Hỏa.
Tương vũ (Vũ: hàm ý khinh nhờn): Nếu hành này không khắc được hành kia
thì quan hệ tương khắc trở thành quan hệ tương vũ hay còn gọi là tình trạng “bất
cập”. Chẳng hạn: bình thường Thủy khắc Hỏa, nếu vì một lý do nào đó làm Thủy
giảm khắc Hỏa (nói cách khác: Hỏa “khinh nhờn” Thủy) thì lúc đó gọi là Hỏa vũ
Thủy. Đông y thuyết mình quy luật này như sau: Trong trường hợp trụy mạch, Hỏa
suy kém gây lạnh người, huyết áp thấp, Kim nhân cơ hội Hỏa suy, bùng lên khắc
ngược trở lại Hỏa, làm cho thở nhanh hơn, tim đập chậm hơn, có khi gây ngưng đập.
Như vậy, từ việc phân tích nội dung cơ bản của học thuyết Ngũ hành, có thể
thấy rằng, vạn vật trong vũ trụ luôn vận động và biến đổi không ngừng; sự sinh

khắc chế hóa của Ngũ hành chính là nguồn gốc của sự chế hóa trong vũ trụ. Hợp
với nhau là sinh, sinh ra lại tiếp tục biến hóa, còn trái với nhau là khắc làm cho sự
sinh sôi và biến hóa bị hạn chế lại và sinh khắc mục đích là để giữ trạng thái cân
bằng cho sự sinh hóa của vạn vật. Âm dương có hóa, Ngũ hành có bình thì trời đất
mới yên và muôn loài phát triển.
Hành có nghĩa là đi, vì vậy Ngũ hành phải luôn luôn vận động, chuyển hóa,
tác động lẫn nhau một cách linh động để duy trì sự cân bằng về phương diện khí
hóa trong sự sinh tồn của vạn vật. Trong Ngũ hành, Thủy Hỏa là hai yếu tố quan
trọng nhất, mọi sự vật hiện tượng sinh hóa trong vũ trụ đều liên quan đến Thủy
Hỏa, hai yếu tố này luôn mâu thuẫn và thống nhất với nhau. Thủy tượng trưng cho
trời, Hỏa tượng trưng cho đất, ví như nước cần thiết cho sự sống của sinh vật thì
ánh sáng mặt trời cũng là yếu tố không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của
những sinh vật ấy. Còn trong con người, nước chiếm 60 – 70% trọng lượng cơ thể,
nước là môi trường rất cần thiết cho quá trình sinh hóa, trao đổi chất, điều hòa nội

17


môi; thân nhiệt của người là 37oC, khi thân nhiệt thay đổi thì sẽ ảnh hưởng không
tốt đến sức khỏe. Như vậy, Ngũ hành không chỉ là sự vận động, chuyển hoá của các
vật chất trong thiên nhiên mà còn là những yếu tố cấu thành nên nhân thể, sự hoạt
động của ngũ hành theo quy luật cũng đồng thời là sự hoạt động của tạng phủ trong
cơ thể tạo nên mối liên hệ giữa cơ thể với môi trường xung quanh. Mối liên hệ ấy
được thể hiện thông qua bảng quy nạp của Ngũ hành trong thiên nhiên và trong cơ
thể con người dưới đây:
Hiện
tượng
Vật chất
Màu sắc
Vị

Mùa
Phương
Tạng
Phủ
Ngũ thể
Ngũ quan
Tình chí

Mộc

Hoả

Ngũ hành
Thổ

Gỗ, cây
Xanh
Chua
Xuân
Đông
Can
Đớm
Cân
Mắt
Giận

Lửa
Đỏ
Đắng
Hạ

Nam
Tâm
Tiểu đường
Mạch
Lưỡi
Mừng

Đất
Vàng
Ngọt
Cuối hạ
Trung ương
Tỳ
Vị
Thịt
Miệng
Lo

Kim

Thuỷ

Kim loại
Trắng
Cay
Thu
Tây
Phế
Đại trường
Da lông

Mũi
Buồn

Nước
Đen
Mặn
Đông
Bắc
Thận
Bàng quang
Xương tuỷ
Tai
Sợ

Qua thời gian, bằng kinh nghiệm thực tiễn các nhà Y gia Trung Quốc thời cổ
đại đã thấy được mối tương quan giữa cấu trúc của nhân thể với cấu trúc bản thể
của thế giới, từ đó vận dụng học thuyết Ngũ hành vào để phối thuộc với Ngũ tạng
trong cơ thể, như: Can thuộc Mộc, Tỳ thuộc Thổ, Phế thuộc Kim, Thận thuộc Thủy.
Quan hệ giữa các tạng trong cơ thể cũng giống như mối quan hệ giữa các hành với
nhau, từ đó giải thích rõ ràng mối quan hệ giữa các cơ quan trong cơ thể, nếu như
Ngũ hành hoạt động theo quy luật thì cơ thể ở trạng thái sinh lý bình thường, ngược
lại Ngũ hành hoạt động trái với quy luật thì cơ thể rơi vào trạng thái bệnh lý. Điều
này rất quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh trong Đông y. Ngoài ra, vai
trò của học thuyết Ngũ hành đối với Đông y còn được thể hiện trong việc hình
thành nên lý luận về Tạng tượng – một học thuyết tiêu biểu của Đông y nói về công

18


năng sinh lý của cơ thể, được xây dựng dựa trên mối liên hệ giữa Ngũ hành và Ngũ

tạng trong cơ thể người. Đây cũng là một học thuyết Đông y được các tác giả
Hoàng Đế nội kinh nghiên cứu và trình bày tương đối rõ ràng và hệ thống.
Như vậy, cả học thuyết Âm dương và Ngũ hành đều có vai trò rất quan trọng
đối với các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội, nhất là đối với Y học, vai trò ấy còn
được phát huy tích cực hơn khi hai học thuyết này được kết hợp lại với nhau và gọi
chung là học thuyết Âm dương – Ngũ hành. Sự kết hợp giữa Âm dương và Ngũ
hành được coi là một hợp lý tất yếu. Bởi sự tồn tại của thế giới vật chất chính là sự
mâu thuẫn và thống nhất giữa các mặt đối lập, và để thuyết minh cho vấn đề này
phải cần đến thuyết Âm dương, nhưng nếu chỉ có học thuyết Âm dương thì sự lý
giải ấy không đủ rõ ràng mà phải có một công cụ hữu hiệu có thể cụ thể hóa được
những biến hóa phức tạp của thế giới và về chính bản thân con người, công cụ đó
chính là học thuyết Ngũ hành – sự cụ thể hóa của học thuyết Âm dương. Cho nên,
Âm dương và Ngũ hành nhìn theo tên gọi thì có thể chia tách thành hai nhưng trên
quan hệ vận dụng hai thuyết ấy không những không thể cắt rời được mà trái lại còn
phối hợp với nhau, tương trợ và tồn tại đan xen vào nhau. Điều này là hoàn toàn
phù hợp và đã được chứng minh bằng thực tiễn ứng dụng trong các lĩnh vực khoa
học cụ thể và những vấn đề của Đông y học mà chúng tôi trình bày ở nội dung
chương 2 sẽ là những minh chứng thiết thực nhất cho những điều đã nói trên đây.
1.1.2. Nho gia
Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng
góp của Chu Công Đán còn gọi là Chu Công, về sau này đến thời Xuân Thu
(khoảng giữa thế kỷ thứ VI Tr. CN), Khổng Tử là người đã phát triển tư tưởng
của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó vào xã hội Trung
Quốc đương thời. Chính vì thế mà người đời sau coi ông là người sáng lập ra học
phái Nho gia.
Khổng Tử tên gọi là Khâu, tự là Trọng Ni, người làng Xương Bình, huyện
Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông ngay nay. Ông sinh năm 551 Tr. CN đời Lỗ Tương Công

19



năm 22, Chu Linh Vương năm 21 tại ấp Trâu, nước Lỗ và mất năm 479 Tr. CN vào
đời Lỗ Ai Công năm 16, Chu Kính Vương năm 41, thọ khoảng 72 tuổi.
Khổng Tử là người san định sách Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc của đời trước để
lại, và viết thêm sách Xuân Thu để trình bày quan điểm của mình. Do đó, khi nghiên
cứu hệ thống tư tưởng của Nho gia, của Khổng tử thì tài liệu chủ yếu là Tứ thư và
Ngũ Kinh.
Khi nói đến Khổng Tử, không ít người trong chúng ta chỉ nói đến, bàn đến
học thuyết của ông với tư cách là một học thuyết chính trị xã hội mà quên rằng,
trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của mình, ông cũng đã dành ra một khoảng đủ để
đưa những quan điểm về triết học, tiêu biểu cho tư tưởng triết học của Khổng Tử
nói riêng và của trường phái triết học Nho gia nói chung chính là tư tưởng “Thiên
nhân hợp nhất”. Đây là tư tưởng được nói đến trong nhiều trường phái triết học
Trung Quốc cổ đại khác nhau, song nó lại là tư tưởng được khởi thủy từ Nho gia,
đồng thời là tư tưởng xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống triết học ấy khi bàn về vấn
đề mối quan hệ giữa trời và người, rằng trời và người là một, con người sống là phải
tuân theo mệnh trời; con người là một tiểu thiên địa; … điều đó đồng nghĩa với sự
khẳng định giữa con người với trời đất luôn có một mối liên hệ thống nhất với nhau,
một mối liên hệ tất yếu và có quy luật.
Thiên nhân hợp nhất được biết đến với tư cách là một mệnh đề trung tâm
biểu thị quan hệ giữa con người với tự nhiên trong Nho học truyền thống Trung
Quốc. Nó nhấn mạnh sự thống nhất hài hòa giữa con người với tự nhiên, bởi theo
các Nho gia thì trời và người mỗi thứ là một vũ trụ, không có sự phân biệt nào
giữa hai thực thể ấy, nếu có khác nhau thì chỉ là sự khác nhau về mặt quy mô lớn
nhỏ. Sự tương ứng giữa con người với trời đất cũng đã được lý giải thông qua
những minh chứng cụ thể, chẳng hạn như trong Hoàng Đế nội kinh các tác giả đã
kế thừa và khái quát lại như sau: “Trời và người mỗi thứ là một vũ trụ, không có
sự phân biệt đây đó, chỉ khác nhau ở quy mô lớn và nhỏ. Do trời có hình tròn, đất
có hình vuông; nên con người đầu thì hình tròn mà bàn chân lại mang hình vuông.
Trời có mặt trời, mặt trăng, các vì sao và gió mưa sấm chớp, nên con người cũng


20


có tai, mắt, mũi, mồm và thất tình lục dục. Trên đất có chín châu lục, nên con
người cũng có chín khiếu. Một vòng tròn chia làm 360 độ, nên con người cũng có
360 đốt xương. Trung Quốc có mười hai sông lớn mà cơ thể cũng có 12 kinh mạch
chính.” [52, tr. 40].
Quan điểm phôi thai của tư tưởng Thiên nhân hợp nhất được đề cập trong
Kinh thi và Quốc ngữ. Trong Kinh Thi, Đại nhã, thiên Văn vương có viết: “Tinh
thần của Văn vương khi lên xuống, ở bên cạnh Thượng đế” [6, tr. 686]. Sách Quốc
ngữ, Việt ngữ nói: “Trời của người, thánh nhân noi theo trời. Sự tự sinh ra của
người, hình của trời đất, thánh nhân noi theo mà thành”. “Phàm việc của con người
phải cùng với trời đất tham dự với nhau, sau đó mới có thể thành công.” [6, tr. 686].
Trong Luận ngữ, thiên Thái Bá 19, Khổng Tử viết: “Đức Khổng Tử khen rằng: ông
Nghiêu làm vua đức nghiệp lớn thay! Vời vợi thay! Chỉ có trời là lớn, chỉ có vua
Nghiêu sánh với trời thôi”. Sách Lã thị xuân thu – Dục, viết: “Trời đất không thể là
hai, huống chi loài người. Con người đồng với trời đất… Cho nên việc trị thiên hạ
tất phải theo trời đất vậy” [6, tr. 687]. Như vậy, tư tưởng Thiên nhân hợp nhất trong
Nho giáo nguyên thủy được hiểu là sự hòa hợp giữa trời với người; theo đó, trời với
người cùng một gốc, cùng một tâm, cùng một lý; trời và người giao cảm với nhau
về cả vật chất lẫn tinh thần. Về sau nội hàm của tư tưởng Thiên nhân hợp nhất được
trình bày sâu sát hơn trong Chu dịch, cũng là một trong tác phẩm xếp vào hàng kinh
điển của Nho gia. Trong Chu Dịch mặc dù không nói rõ mối quan hệ thiên – nhân
nhưng đã hàm chứa quan niệm dung hợp xã hội loài người với giới tự nhiên thành
một thể thống nhất. Trong các quái từ, hào từ không chỉ có nhiều nội dung ghi chép
về nhân sự, về các hiện tượng tự nhiên, về quan hệ cát hung giữa các hiện tượng tự
nhiên và con người mà khi đoán quẻ cũng thường lấy quái từ, hào từ để bàn về các
hiện tượng tự nhiên, từ đó trả lời các vấn đề về con người, xem các vấn đề về tự
nhiên và các vấn đề về nhân sự là cùng loại. Khi Khổng Tử viết Dịch truyện, trong

đó cũng đã chứa đựng nội hàm của tư tưởng Thiên nhân hợp nhất, từ đó phát triển
và trình bày thêm, trong đó bao hàm những tư tưởng đơn giản nhưng sâu sắc, có thể
khái quát thành các nội dung cơ bản sau:

21


×