Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Gandhi và tư tưởng bất bạo động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.94 KB, 26 trang )

GANDHI
tư tưởng “Bất bạo động”
Lưu Kim Thư
Ấn Độ học
Mục lục
I. Dẫn nhập…………………………………………………………………. 2
II. Triển khai………………………………………………………………... 3
1. Nhân tố hun đúc lên tư tưởng “Bất bạo động” của Mahatma Gandhi……3
1.1. Hoàn cảnh lịch sử………………………………………………….......4
1.2. Ảnh hưởng của phương Tây.…………………………………………..7
1.2.1. Phê phán nền văn minh hiện đại…………………………………….8
1.2.2. Ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo………………………………......10
1.2.3. Ảnh hưởng từ Leo Tolstoy………………………………………...11
1.3. Nền tảng tôn giáo, giá trị văn hóa truyền thống Ấn Độ……………...11
2. Triết học về Satyagraha………………………………………………... 15
2.1 Ý nghĩa của Satyagraha……………………………………………… 15
2.2. Mục tiêu của Satyagraha……………………………………………..17
2.3. Phương tiện của Satyagraha………………………………………….19
3. Áp dụng vào thực tế…………………………………………………….20
3.1.Tư tưởng bất bạo động và phong tào đấu tranh ở Nam Phi…………..21
3.2 Tư tưởng bất bạo động trong quá trình áp dụng vào Ấn Độ………….22
III. Kết luận………………………………………………………………...25
Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………………….26

1


I. Dẫn nhập.
Ngày 11/9/2001, toà tháp đôi-trung tâm thương mại thế giới, biểu tượng của
nền kinh tế Mỹ bị tấn công, mạng sống của hàng ngàn con người bị cướp đi,
nước Mỹ chịu một cái tát tai bỏng rát. Và để đáp trả, ngày 20/9/2001 tổng


thống Mỹ George Bush đưa ra “Chiến lược an ninh quốc gia hợp chủng
quốc Hoa Kì” hay còn gọi là “học thuyết Bush” nhằm phát động “một cuộc
chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố trên toàn cầu”1. Sau 7 năm, hãy nhìn
xem kết quả mà cuộc chiến này đạt được: Hàng triệu người bị chết chủ yếu
là người dân vô tội, bạo lực lan tràn, tình hình ở Afganishtan, ở Iraq và
Trung Đông chưa bao giờ ổn định. Đó là chưa kể đến hệ quả của cuộc chiến
đến nền kinh tế toàn cầu khiến cho hàng tỉ người khác phải gánh chịu hậu
quả.
Còn ở châu Phi, Dafur (Sudan), Congo, Somali vẫn là những điểm
nóng nơi mà nội chiến vẫn xảy ra hàng ngày hàng giờ, và là một trong
những nguyên nhân khiến cho lục địa này mãi đứng ở hàng kém phát triển
nhất trên thế giới.
Và ngay cả ở Ấn Độ hiện tại2 xung đột phương giáo3 vẫn đang diễn ra
hàng ngày hàng giờ và là nguyên nhân chủ yếu khiến cho hàng loạt các vụ
1

The National Security Strategy of the United States of America, />
2

Tên gọi Ấn Độ được sử dụng trong bài để chỉ về Ấn Độ trước khi độc lập năm 1947, lúc bấy giờ bao gồm
toàn bộ 6 nước thuộc Nam Á hiện nay và một phần Burma. “ Từ Ấn Độ” sử dụng trong câu này là tên gọi
của quốc gia Ấn Độ được thành lập từ năm 1947.
3
Từ tiếng Anh nguyên gốc là “communal”, theo từ điển định nghĩa tức mang tính cộng đồng, tuy nhiên
trong trường hợp của Ấn Độ thì các xung đột kiểu này ngoài tính chất địa phương còn bao gồm trong đó cả
yếu tố tôn giáo, đặc biệt là các xung đột liên quan tới hai tôn giáo lớn ở Ấn Độ là Hindu giáo và Hồi giáo

2



bạo động ở Gujarat xảy ra vào tháng 2 năm 2002 khiến cho 790 người Hồi
giáo, 254 người Hindu giáo bị thiệt mạng, 223 người bị mất tích và 2,548
người bị thương.4
Cho đến hiện tại, tổng thống Mỹ Bush vẫn đang đau đầu tìm kiếm một
giải pháp cho tình hình Trung Đông, chính phủ Ấn Độ vẫn đang đi tìm câu
trả lời cho tình trạng bạo lực ở Gujarat. Ta có thể thấy giải pháp mang tính
bạo lực cho đến nay thực sự không mang lại hiệu quả cao cho những vấn đề
trên bởi đáp trả bạo lực bằng bạo lực càng khiến cho bạo lực trở nên lan tràn
mất kiểm soát. Thực tế đã minh chứng cho điều này. Vậy đâu là giải pháp
thích hợp cho tình trạng bạo lực đang leo thang trên thế giới hiện nay? Liệu
con đường hoà bình có phải là câu trả lời cho câu hỏi này hay không? Con
đường đấu tranh hoà bình bất bạo lực không phải là điều mới mẻ nhưng lại
ngày càng thu hút sự chú ý của nhiều người hơn bởi nó có thể là câu trả lời
thích hợp cho tình trạng bạo lực đang diễn ra hàng ngày hàng giờ ở các điểm
nóng trên thế giới, khi con đường giải quyết truyền thống bằng bạo lực đang
chứng tỏ sự bất lực của mình. Ta hãy quay về đầu thế kỉ 20 với đại diện tiêu
biểu của con đường đấu tranh hoà bình bất bạo động là Mahatma Gandhicha đẻ của quốc gia Ấn Độ hiện đại và triết học Satyagraha của ông để có
thể hiểu được tại sao tư tưởng bất bạo động này ngày càng được chú ý trong
việc giải quyết những xung đột hiện tại đang xảy ra trên thế giới.
II. Triển khai.
Quá trình hình thành nên một cái tên “Mahatma” (Tâm hồn vĩ đại) không
phải một sớm một chiều mà thành. Và tư tưởng bất bạo động của Gandhi
cũng không định hình ngay lập tức mà phải trải qua một quá trình tương tác
lâu dài giữa nhiều yếu tố cả chủ quan và khách quan. Để có thể hiểu được
4

2002 Gujarat violence, Wikipedia ( />
3



một cách sâu sắc về tưởng bất bạo động của Gandhi, đầu tiên ta cần phải
hiểu được điều kiện và những nhân tố đã tạo nên một Mahatma Gandhi với
tư tưởng bất bạo động chứ không phải là một tư tưởng triết học nào khác.
1. Nhân tố hun đúc lên tư tưởng “Bất bạo động” của Mahatma Gandhi
Sẽ rất phiến diện nếu như ta nhìn nhận riêng lẻ từng nhân tố tạo nên tư tưởng
bất bạo động của Gandhi và cũng rất khó để xác định được thời điểm khi mà
tư tưởng này hình thành. Bởi đó là quá trình tương tác giữa bản thân Gandhi
với giá trị tôn giáo truyền thống của Ấn Độ cùng với nền văn minh hiện đạI
đặc biệt là văn hoá và triết học châu Âu mà đại diện là văn hoá Anh diễn ra
trong suốt cuộc đời của con người này. Quá trình tương tác ấy được đặt vào
trong hoàn cảnh thực tế Ấn Độ thời kì cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 khi chưa
có một ý thức hệ nào đủ khả năng dẫn đường, một tổ chức nào có đủ khả
năng lãnh đạo, một cá nhân lãnh tụ nào có đủ khả năng lôi kéo được một
lượng lớn dân số Ấn Độ vốn đã tồn tại rất nhiều mâu thuẫn về tôn giáo, đẳng
cấp, tầng lớp…lúc bấy giờ tham gia vào phong trào đấu tranh giành độc lập
cho đất nước Ấn Độ. Nếu có thể coi sự tiếp nhận các yếu tố tư tưởng (cả của
Ấn Độ và bên ngoài Ấn Độ ) là điều kiện chủ quan hình thành nên tư tưởng
hoà bình bất bạo động của Gandhi thì hoàn cảnh lịch sử của Ấn Độ lúc bấy
giờ chính là yếu tố khách quan bên ngoài tác động vào các điều kiện chủ
quan ấy.
1.1 Hoàn cảnh lịch sử
Xét theo hoàn cảnh lịch sử, thực chất bất bạo động của Gandhi có thể coi là
một cách tiếp cận, là giải pháp cho những mâu thuẫn, xung đột trong xã hộI
mà hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ đặt ra cho cả xã hộI Ấn Độ đang bị kìm
kẹp dưới ách đô hộ của thực dân Anh.

4


Tại sao ta có thể cho rằng “Satyagraha” thực chất khi áp dụng vào

hoàn cảnh thực tế trở thành một hướng giải quyết xung đột mâu thuẫn trong
xã hội?
Để trả lời cho câu hỏi trên ta cần phải đặt nó vào trong hoàn cảnh lịch sử lúc
bấy giờ. Dựa vào ý nghĩa triết tự “Satyagraha” là kiên trì chân lí, tức hành
động theo chân lí-những gì được cho là đúng đắn, là tốt đẹp. Vậy việc thực
dân Anh-một dân tộc xa lạ bòn rút của cải Ấn Độ, giết hại ngươi dân Ấn Độ
cai trị người dân Ấn Độ có hợp với lương tâm của con người không? Dùng
màu da để đánh giá phân biệt đối xử con người liệu có đúng không? Không.
Bởi vậy con người cần phải đứng lên chống lại những điều sai trái trên.
Câu hỏi đặt ra là chống lại bằng cách nào? Khi thực dân Anh cả ở
Nam Phi và ở Ấn Độ nắm hầu hết quyền lực chính trị và sức mạnh quân sự,
kinh tế trong tay? Khi mà trước đó rất nhiều phong trào đã diễn ra nhưng
đều thất bại.
Gandhi ra đời trong quãng thời gian Ấn Độ trời yên bể lặng sau trận
bão lịch sử của cuộc nổi dậy năm 1857, khi mà lần đầu tiên, toàn bộ các tầng
lớp nhân dân Ấn Độ nổi dậy gần như quét sạch thực dân Anh ra khỏi Ấn Độ.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau khi nhìn nhận về cuộc nổi dậy 1857, chủ
nghĩa dân tộc cho rằng đây là phát súng đầu tiên báo hiệu thời đại mới của
phong trào giải phóng dân tộc theo trào lưu dân tộc chủ nghĩa. Trong khi đó
thực dân Anh chỉ nhìn nhận nó giống như một cuộc binh biến của các binh
lính người Ấn trong quân đội của chính quyền của công ty Đông Ấn. Song
dù nhìn nhận thế nào đi chăng nữa cũng không thể phủ nhận được tầm ảnh
hưởng to lớn của 1857 đối với toàn bộ xã hội Ấn Độ trong giai đoạn này.
1857 là một tiếng vang và sau tiếng vang ấy người ta nhận ra 1 sự
thực rằng thực dân Anh rất mạnh, mạnh hơn Ấn Độ rất nhiều lần, ít ra là

5


trong thời điểm này5. Và rằng sử dụng bạo lực vũ trang chống lại thực dân

Anh là hành động quả cảm thật nhưng cơ hội chiến thắng thì gần như bằng
không. Bởi cuộc nổi dậy 1857 được coi là có quy mô gây tiếng vang lớn
nhất gần như đã quét sạch được thực dân Anh khỏi đất nước Ấn Độ lần đầu
tiên. Song hãy xem hậu quả mà nó mang lại. “Hầu hết bị treo cổ chết, hàng
ngàn người nổi dậy bị phanh thây trước họng pháo, hàng trăm làng mạc bị
san bằng chỉ vì ở gần vùng xảy ra khởi nghĩa”6
Hơn thế nữa sau năm 1857 bộ máy cai trị của Ấn Độ được chuyển từ công ty
Đông Ấn sang trực tiếp nữ hoàng Anh và chính quyền chính quốc kéo theo
đó là làn sóng văn hoá Anh tràn tới miền đất Ấn Độ từ thành thị cho tới
nông thôn, từ đồng bằng tới miền núi. Khi Gandhi ra đời, sức mạnh của thực
dân Anh mà thực chất là tầm ảnh hưởng của văn hoá Anh đã lan rộng và
ngấm sâu và xã hội Ấn Độ, ngay bản thân Gandhi cũng tiếp nhận ảnh hưởng
đó thông qua hệ thống giáo dục Anh mà ông thừa hưởng từ nhỏ.
Phải làm sao để có thể đánh bại một kẻ thù lớn mạnh hơn mình rất
nhiều lần? Phải làm sao khi sử dụng bạo lực càng khiến cho kẻ thù mạnh
hơn? Đó là câu hỏi mà bất cứ ai có tham vọng giải phóng đất nước Ấn Độ
phải suy nghĩ và đưa ra câu trả lời thích đáng.
Những người đi trước Gandhi đã tìm ra một biện pháp, một con
đường giải phóng Ấn Độ, đấu tranh thành lập một quốc gia Ấn Độ thống
nhất do người Ấn Độ nắm quyền. Có thể coi con đường này chịu ảnh hưởng
lớn từ tư tưởng của châu Âu hiện đại. Bởi những khái niệm như chủ nghĩa
5

Cần phải khắng định rằng trong thời điểm 1857 khi chủ nghĩa tư bản phát triển tới mực cực thịnh còn Ấn
Độ cũng như một số các nước châu Á khác trở thành thuộc địa cho các đế quốc châu Âu, sau một khoảng
thời gian chịu ách cai trị của chế độ thuộc địa giờ đã trở nên lạc hậu đi sau các quốc gia này. Nhưng trong
quá khứ, Ấn Độ là một trong những quốc gia phát triển cực thịnh trên thế giới dưới các triều đại Maurya,
Gupta, hay đế chế Mughal được coi là một trong những đế chế lớn bậc nhất trên thế giới cùng hàng ngũ với
đế chế Ottoman hay Safavid.
6


Suquata Bose, Avesha Jalal, Mordern South Asia History culture politiacal economy, tr.95.

6


dân tộc, quốc gia hay mô hình quốc hội cũng như Đảng Quốc Đại đều là mô
hình của châu Âu. Và ngay cả bản thân những người trong đảng quốc đại
đầu tiên cũng là thành phần trí thức tiếp nhận nền giáo dục của Anh cả trong
Ấn Độ lẫn học tại Anh, Tuy nhiên con đường cũng vấp phải đẩy trở ngại.
Dựa vào cơ sở nào để kêu gọi thành lập một quốc Ấn Độ thống nhất?
Nên nhớ rằng Ấn Độ chưa bao giờ thống nhất về mặt lãnh thổ ngay cả trong
thời kì trị vì của vua Aurangzeb của triều đại Mughal (1659-1707) được coi
là thời kì lãnh thổ Ấn Độ trải rộng nhất khắp vùng Nam Á. Bản thân các nhà
dân tộc chủ nghĩa vướng vào bẫy của chính mình khi cố gắng đi tìm một cơ
sở, một minh chứng rằng Ấn Độ thực sự là một quốc gia thống nhất. Bởi Ấn
Độ thiếu những tiêu chuẩn theo kiểu mẫu của một quốc gia hiện đại châu
Âu. Bản thân Ấn Độ không hề có một ngôn ngữ chung, một dân tộc thuần
chủng, hay một tôn giáo, một nền văn hoá chung-những nền móng mà các
quốc gia châu Âu dựa vào để tạo nên cái gọi là bản sắc dân tộc.
Đã vậy, chính sách chia để trị của thực dân Anh lại càng khoét sâu
vào sự khác biệt trong nội bộ các thành phần, tầng lớp, đẳng cấp, tôn giáo,
dân tộc trong xã hội Ấn Độ đặc biệt là mâu thuẫn giữa người Hindu và
người Hồi giáo cùng với mâu thuẫn giữa các đẳng cấp trong cộng đồng
người Hindu.
Bởi những hạn chế ấy mà trào lưu dân tộc chủ nghĩa lúc này bao gồm
chủ yếu trí thức tiếp thu nền giáo dục Anh mới chỉ phát triển trong một
phạm vi nhất định ở Bengal. Và trước khi có Satyagraha của Gandhi, người
dân Ấn Độ vẫn không tìm thấy được một đường đi đúng đắn, một câu trả lời
thích hợp nhất cho câu hỏi: Chống lại thực dân Anh để làm gì? Bằng cách

nào để có thể chống lại được kẻ thù mạnh hơn mình như thế khi mà sử dụng
bạo lực càng khiến cho thực dân Anh mạnh hơn?

7


1.2.Ảnh hưởng của phương Tây
Muốn đánh đuổi được kẻ thù mạnh trước hết phải hiểu được bản chất
của kẻ thù, hiểu được nguyên nhân tạo nên sức mạnh của kẻ thù. Đó là ý
nghĩ và cũng là mục đích khi Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh của Việt Nam
đặt chân lên tầu sang Pháp-đất nước đang đô hộ Việt Nam lúc bấy giờ. Còn
Gandhi, khi bước chân sang London, Gandhi có nhìn nhận văn hóa Anh là
văn hóa của kẻ thù như Nguyễn Ái Quốc không? Chỉ biết rằng "Nếu tới Anh
thì tôi sẽ không chỉ trở thành một luật sư (mà tôi nghĩ là một cái đích rất
đáng ngưỡng mộ) mà tôi còn có một cơ hội tuyệt vời để có thể tận mắt nhìn
thấy nước Anh, đất nước của những triết gia, những thi sĩ và là tâm điểm của
nền văn minh"7.
1.2.1. Phê phán nền văn minh hiện đại.
Có thể thấy rằng dù cho có coi văn hóa Anh là văn hóa của kẻ thù hay
không thì cụm từ nền văn minh hiện đại luôn có hấp lực đặc biệt với bản
thân Gandhi và lẽ dĩ nhiên nó cũng có vai trò quan trọng trong việc hình
thành nên tư tưởng bất bạo động của Gandhi.
Tại sao vậy? Nên nhớ lúc này, sau ảnh hưởng của 1857, cụm từ "nền
văn minh hiện đại" gần như mang một tính siêu việt bởi nó là nguồn gốc, là
cội rễ và là nguồn gốc của sức mạnh Anh, sức mạnh đang không chế Ấn Độ
lúc bấy giờ. Bởi vậy nó có một lực hấp dẫn lớn lao không chỉ với riêng
Gandhi. Hấp lực ấy đã khiến cho Gandhi đã có lúc bước qua cả giới luật ăn
chay mà cha mẹ ông-những tín đồ Hindu giáo luôn tuân thủ nghiêm ngặt bởi
niềm tin rằng sức mạnh thể chất của người phương Tây có được do họ ăn
thịt8. Cùng lúc ấy, chỉ có tri thức về nền văn minh mới mẻ của kẻ đang thống

trị ấy mới có thể đảm bảo được chỗ đứng của không chỉ riêng Gandhi mà
7

Stephen Hay, Between two worlds: Gandhi's First Impressions of British Culture, Mordern Asian Studies,
Vol.3, Gandhi Cenetary Number. (1969), tr.311
8
Gandhi, An autobiography: The story of my experiments with Truth, tr. .

8


còn của cả gia đình trong xã hội Ấn Độ thuộc Anh lúc bấy giờ. Muốn tồn tại,
muốn vươn lên, muốn có vị trí trong xã hội mà giờ đây người Anh chính là
kẻ thống trị không cần gì khác ngoài tri thức bằng tiếng Anh-ngôn ngữ của
chủng tộc đang thống trị đó. Bởi vậy mà ngay chính cha cua Gandhi-ông
Karamchand đã chuyển nhà từ Porbandar xa xôi tới Rajkot để con mình-đặc
biệt là đứa con út thông minh sáng dạ nhất có cơ hội để theo học những
trường học dạy bằng tiếng Anh để cho nó có cơ hội vươn lên làm rạng danh
gia đình.9
Rất tự nhiên, trong những năm tháng tiếp nhận nền giáo dục kiểu Anh
ấy đã dựng lên trong đầu Gandhi một bức tranh tích cực về nền văn minh
hiện đại mà đại diện là văn hóa Anh. Song đó không hoàn toàn là tất cả
những gì mà nền văn minh hiện đại ấy mang lại cho Gandhi. Trong những
năm tháng trực tiếp chứng kiến nước Anh, mảnh đất của những nhà thơ, triết
gia, trung tâm của nền văn minh hiện đại đã khiến cho bức tranh không còn
đẹp đẽ và đáng ngưỡng vọng như trước nữa.
Đằng sau cụm từ "tự do, bình đẳng, bác ái" của nền văn minh hiện đại
là đầy rẫy những điều bất công, trái ngược với đạo lí. Thực chất của dân chủ
phương Tây là kẻ trúng cử sử dụng hệ thống dân chủ đại nghị nhằm áp đặt
lên kẻ bị trị, văn minh hiện đại với tiến bộ của cách mạng công nghiệp đi

liền với bức tranh của hàng ngàn lượt người di cư từ nông thôn ra thành thị
kéo theo ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt, người thất nghiệp, chết
đói, tệ nạn xã hội. Đi kèm với văn minh công nghiệp là chủ nghĩa thực dân,
chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa bành trướng chủ trương dùng bạo lực và chiến
tranh nhằm giải quyết các tranh chấp về quyền lợi. Nền văn minh hiện đại đó
gắn liền hạnh phúc, niềm vui vào phạm trù vật chất. Xã hội tự do ở đây là tự
9

Stephen Hay, Between two worlds: Gandhi's First Impressions of British Culture, Mordern Asian Studies,
Vol.3, Gandhi Cenetary Number. (1969), tr.307.

9


do ăn thịt uống rượu, tự do tình dục và sử dụng bạo lực để giải quyết mọi
tranh chấp, mâu thuẫn theo kiểu "kết quả quyết định cách thức sử dụng" .
Đó là những gì mà Gandhi tận mắt chứng kiến và kết luận. Việc
Gandhi lên tiếng phê phán văn minh phương Tây có ảnh hưởng vô cùng
quan trọng trong việc hình thành nên tư tưởng bất bạo động của ông, bởi
Satyagraha không chỉ là câu trả lời cho riêng Ấn Độ khi đó mà còn là lời giải
đáp cho những mâu thuẫn ngay trong lòng xã hội tư bản châu Âu lúc bấy
giờ. Điều này sẽ được trình bày rõ trong mục 2 có nội dung trình bày về
Satyagraha.
Tuy nhiên, Gandhi không hề phủ nhận toàn bộ các giá trị của phương
Tây công nghiệp ấy mà có sự chọn lọc, tiếp thu những giá trị tích cực của
nó. Thiên Chúa Giáo và tư tưởng hòa bình của Leo Tolstoy chính là yếu tố
tích cực của phương Tây góp phần tạo thành tư tưởng bất bạo động của
Gandhi.
1.2.2. Ảnh hưởng từ Thiên chúa giáo.
Dù cho ấn tượng đầu tiên của Gandhi về đạo Thiên chúa không lấy gì

làm tốt đẹp lắm song thời gian học ở Anh, những tiếp xúc với các giáo sĩ
Thiên

chúa

giáo

thuộc

nhánh

Protestants,

Methodists,

Baptists,

Quackers…giúp cho Gandhi tìm được rất nhiều điểm chung giữa các niềm
tin Thiên chúa với niềm tin Hindu giáo. Khác với các tu sĩ dòng Catholic và
Orthodox luôn tìm cách cải đạo cho Gandhi, các tu sĩ này giúp ông tìm hiểu,
đi theo hay thậm chí phủ nhận, chỉ trích các điều luật của Thiên chúa giáo về
Chân lí, đạo đức, Justice. Nhờ vậy mà Gandhi nhận ra rằng Chúa Jesu cũng
là một tông đồ của tinh thần ahimsa; đạo Thiên chúa cũng mang trong mình
thông điệp về tình yêu thương chứ không phải là thù hận; tất cả mọi người
đều bình đẳng trước Chúa; bạo lực không phải là giải pháp để giải quyết bạo
lực; kẻ thù không phải là đối tượng để ta tiêu diệt và phương pháp tiêu diệt
10


kẻ thù chính là hoá thù thành bạn thông qua con đường thay đổi trái tim

nhận thức của họ; cũng như Chúa Jesu, con người phải sẵn sàng chịu đựng
đau đớn vì niềm tin của mình chứ không nên để kẻ thù hứng chịu nó. Đây là
những điểm đặc biệt có liên quan mật thiết tới tinh thần bất bạo động, với
“Satyagraha” của Gandhi.
1.2.3. Leo Tolstoy.
Trong những luồng tư tưởng bên ngoài, có thể nói rằng tư tưởng hoà
bình của Leo Tolstoy chính là nguồn quan trọng nhất đối với bất bạo động
của Gandhi. Tư tưởng đó tập trung trong 3 tác phẩm quan trọng nhất và cũng
là 3 tác phẩm được Gandhi nghiên cứu kĩ nhất: “The kingdom of God is
within you”, “The Gospel in brief” và “Letter to a Hindoo”.
Tolstoy quan niệm rằng Chúa là một sức mạnh tinh thần vô hình tồn
tại trong bản thân mỗi con người- đó chính là phần thiện, phần tốt đẹp của
con người. Nếu tuân theo tiếng nói của phần thiện trong tâm hồn thì sẽ nâng
cao được phần tốt đẹp ấy cho bản thân và cho những người tiếp xúc với ta.
Từ đó ông tán đồng một xã hội không có nhà nước mà mỗi cá nhân sẽ tự
hành động theo lương tâm của mình.
Đặc biệt Tolstoy và Gandhi cùng thống nhất ở một điểm: phân biệt rõ
ràng giữa hành vi và người thực hiện hành vi, giữa tội lỗi và người gây ra tội
lỗi. Ta có thể lay chuyển trái tim của những người gây ra tội lỗi để từ đó
chuyển thù thành bạn, giải quyết xung đột bằng con đường hoà bình. Cũng
như Tolstoy, Gandhi quan niệm ghét tội lỗi chứ không ghét kẻ gây ra tội lỗi.
1.3. Nền tảng tôn giáo, giá trị văn hóa truyền thống Ấn Độ
Cần phải khẳng định rằng tư tưởng bất bạo động của Gandhi không
phải ngay lập tức hình thành, cũng không phải là các phép cộng đơn giản
11


của các yếu tố riêng rẽ mà là sự tổng hợp, pha trộn và chắt lọc từ rất nhiều
yếu tố tạo thành. Nó bao gồm các hệ tư tưởng bên ngoài Ấn Độ, những trải
nghiệm thực tế của Gandhi ngay trong thời gian ở London hay trong thực

tiễn đấu tranh ở Nam Phi và ở Ấn Độ sau này. Bởi Satyagraha không phải
chỉ là một biện pháp tình thế cho cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ mà nó
là một triết học về cách sống của cả cuộc đời Gandhi, người con của đất
nước Ấn Độ.
Quá trình hình thành nên triết học ấy diễn ra song song đồng thời với
cuộc đấu tranh ngay trong bản thân Gandhi, giữa những giá trị văn hóa
truyền thống vủa nền văn minh Ấn Độ rực rỡ khi xưa cùng với thế giới
phương Tây-nền văn minh hiện đại mà đại diện của nó là văn hóa Anh-văn
hóa của kẻ cai trị Ấn Độ lúc bấy giờ. Và cuộc đấu tranh này diễn ra ngay từ
những năm tháng ấu thơ khi ông bắt đầu tiếp nhận nền giáo dục kiểu Anh tại
trường trung học Rajkot. Kể cả khi Gandhi bị hấp dẫn bởi nền văn minh hiện
đại cũng không có nghĩa là trong bản thân Gandhi không nhìn nhận giá trị
văn hóa truyền thống của Ấn Độ, đặc biệt là tôn giáo-một trong những yếu
tố đặc biệt chi phối đời sống vật chất và tinh thần của con người trên tiểu lục
địa này.
Như ta biết, Ấn Độ là quê hương của các tôn giáo lớn như Hindu giáo,
Phật giáo, đạo Jain, Sikh...Đặc điểm chung của các tôn giáo này là tinh thần
ahimsa- tính bất hại. Ahimsa nghĩa đen là sự thương yêu hoặc sự thống nhất
trọn vẹn của bất bạo động trong cả ý nghĩ và hành động. Tức khuyên con
người hướng thiện, tránh cái ác, đặc biệt là cấm sát sinh, sử dụng bạo lực và
kêu gọi lòng khoan dung từ bi nơi con người dưa trên quan niệm về nhân
quả-cho rằng hành vi bạo lực sẽ mang lại quả báo, gieo nhân ác sẽ gặp kết
quả xấu. Tuy nhiên không thể đánh đồng hoàn toàn "bất bạo động" của
Gandhi là sự dập khuôn máy móc ahimsa của các tôn giáo bởi “bất bạo
12


động” của Gandhi không đơn giản hình thành dựa trên duy nhất nhân tố văn
hóa truyền thống Ấn Độ, và càng không phải dựa vào duy nhất nền tảng tôn
giáo trong truyền thống văn hóa ấy.

Nên nhớ rằng bất bạo động của Gandhi ra đời trong hoàn cảnh Ấn Độ
yếu hơn thực dân Anh rất nhiều và thường ngưỡng vọng quá khứ huy hoàng
của thời đại hoàng kim xa xưa, thời điểm diễn ra phong trào Phục hưng
phương Đông. Cùng là phục hưng các giá trị trong quá khứ, song nó lại
mang tính chất khác hẳn so với phong trào Phục hưng văn minh Hy-La của
châu Âu trong thế kỉ 15, 16. Phong trào phục hưng văn minh Hi-La thế kỉ
15-16 giúp cho Châu Âu thoát khỏi đêm trường trung cổ mà nhà thờ Thiên
chúa áp đặt giúp cho họ có cái nhìn hiện thực, lí tính khoa học chứ không
mang tính duy tâm, thần bí như trước đây. Còn phong trào phục hưng ở Ấn
Độ lại ngược lại, phục hồi một nền văn minh đã mất để làm sống lại những
yếu tố tâm linh, huyền bí, một Ấn Độ rực rỡ, giàu sang trong thuở xa xưa,
miền đất hứa cho những nhà thám hiểm châu Âu đặt chân đến. Điều quan
trọng là: nền văn minh huyền bí, rực rỡ xa xưa ấy là nền văn minh Hindu
giáo, nền văn minh của ngôn ngữ Sanskrit. Nguyên nhân xuất phát từ cái
nhìn lãng mạn của một số nhà Đông phương học khiến cho Ấn Độ trở thành
mảnh đất mảnh đất huyền bí, đã từng rực rỡ một thời trong quá khứ và hiện
tại đang suy tàn. Tư tưởng này đã giúp những nhà lãng mạn chủ nghĩa châu
Âu nhìn nhận văn hóa châu Á như là một cứu cánh giúp cho văn học và tư
tưởng của châu Âu lúc bấy giờ thoát khỏi trào lưu lí tính và khuôn phép
trong cả tư tưởng lẫn văn chương thời kì hậu phục hưng. Có thể điểm tên
của một số người thuộc trào lưu lãng mạn của Đức này như Auguste
Schlegel, Novalis hay nhà thơ Anh Wordsworth và Coleridge, họ là những
người phản đối lại những thay đổi do quá trình công nghiệp hóa mang đến
nên quay ra ngưỡng mộ ảo ảnh về một phương Đông tinh thần, cảm tính đối
13


chọi hẳn lại với châu Âu lí tính, vật chất. Những tư tưởng này lại được tầng
lớp trung lưu mới nổi lên vào cuối thể kỉ 19 hấp thu, và dần trở thành lối tư
duy của người Ấn Độ về quá khứ của chính mình.10

Dù cho muốn hay không thì sống trong thời kì này, Gandhi cũng phải
chịu tác động của luồng tư tưởng này, tư tưởng về một Ấn Độ được lập trình
sẵn mang trong mình những yếu tố tinh thần, đạo đức đối chọi lại với bản
thân châu Âu lí tính, vật chất. Bản thân sinh ra trong gia đình theo đạo thờ
thần Vishnu, cha mẹ lại là những tín đồ rất sùng đạo, chắc chắn Gandhi tiếp
xúc với những niềm tin của các tôn giáo cổ xưa trên tiểu lục địa này như
Chân lí (Satya) hay phi bạo lực (ahimsa) từ rất sớm. Song thực sự, những tín
điều này càng được mài sắc hơn sau khi chứng kiến những mặt trái của nền
văn minh hiện đại châu Âu mà ông từng ngưỡng mộ. Gandhi quay trở về với
những giá trị truyền thống của Ấn Độ thay vì theo đuổi bức tranh về một nền
văn minh hiện đại đầy sức ám ảnh và hấp dẫn ấy. Chỉ có điều lí do sử dụng
mà Gandhi sử dụng khác hẳn với mục đích của thực dân Anh. Các nhà Đông
phương học xây dựng nên một bức tranh huy hoàng về quá khứ vàng son
trong quá khứ của Ấn Độ để tạo lí do hợp lí cho sự có mặt của mình tại nơi
đây; người theo thuyết vị lợi thì dựa vào đó để phân kì lịch sử tạo nên sự
chia rẽ trong bản thân các dân tộc tôn giáo trong đất nước Ấn Độ, bằng cách
dìm Ấn Độ xuống hố sâu của lạc hậu tăm tối để nâng cao tính ưu việt của
nền văn minh hiện đại. Có ảnh hưởng từ tư tưởng về quá khứ huy hoàng của
thời kì "Golden Age", cũng đối lập nền văn minh châu Âu hiện đại với Ấn
Độ cổ xưa, song đó là sự đối lập giữa nền văn minh hiện đại của châu Âu
gắn liền với bạo lực, vật chất, tội lỗi với Ấn Độ xưa phi bạo lực, tinh thần,
đạo đức. Ông viết "văn minh Ấn Độ hướng tới đạo đức tinh thần còn văn
minh phương Tây lại cổ xúy những gì phi đạo đức. Văn minh Ấn Độ dựa
10

Thapar Romila, Early India, Allen Lane The Penguin Press, 2002, tr.4

14



trên niềm tin vào Thượng Đế còn văn minh phương Tây là vô thần"11 . So
với phương Tây thì "tổ tiên chúng ta nhìn nhận hạnh phúc là phạm trù tinh
thần, niềm vui của một con người không phụ thuộc vào việc anh ta giàu có
hay không mà niềm hạnh phúc và sự khỏe mạnh thực sự nằm trong việc anh
ta sử dụng đôi bàn tay và đôi chân của mình một cách đúng đắn"12
Song bên cạnh tiếp thu các giá trị đó, mặt khác Gandhi cũng phê phán,
từ chối một số giáo điều của Hindu giáo như tục tảo hôn mà bản thân Gandhi
có thể gọi là nạn nhân của nó khi ông kết hôn ở tuổi 13. Gandhi cũng phủ
nhận cả hệ thống đẳng cấp vốn được đạo Hindu chấp nhận, song điều này
phải trong giai đoạn về sau khi ông đưa tư tưởng bất bạo động vào các
phong trào Satyagraha ở Ấn Độ.
Tuy nhiên các giá trị tôn giáo đặc biệt là Hindu giáo là một trong
những nguyên nhân quan trọng hình thành nên tư tưởng bất bạo động, và
cũng là một trong những nhân tố về sau này giúp Gandhi có thể kêu gọi
được một lượng lớn người dân Ấn Độ tham gia vào phong trào giải phóng
dân tộc sau này.
2. Triết học về Satyagraha.
Trong phần 1 ta đã xem xét các nhân tố tạo nên tư tưởng “bất bạo
động” của Gandhi. Song thực tế thì tư tưởng bất bạo động ấy là gì? Có
những mục tiêu và nhằm mục đích gì? Thông qua những biện pháp, cách
thức gì để đạt được mục đích đó? Các câu hỏi đó sẽ được lần lượt trả lời
trong các đề mục nhỏ sau đây.
2.1 Ý nghĩa của “Satyagraha”
Satyagraha có thể mang rất nhiều ý nghĩa tuỳ theo góc độ tiếp cận.

11

M.K.Gandhi, Hind Swaraj, tr. 37-38
M.K.Gandhi, Hind Swaraj, tr.37.


12 12

15


Về mặt chiết tự, “Satyagraha” là một từ gốc tiếng Phạn được ghép từ
hai từ “Satya” – Chân lí và “Agraha”- kiên trì tức hành động dựa trên chân lí
và tinh thần bất bạo động với sự tự nguyện hi sinh. Đó cũng là ba yếu tố cơ
bản hình thành nên triết học Gandi trong đó bất bạo động đóng vai trò là
phương thức, nguyên tắc của Satyagraha, còn chân lí chính là cái đích nhắm
tới xét về mặt tư tưởng triết học. Chân lí theo quan niệm của Gandi là gì?
Khác với những quan niệm tôn giáo cho rằng “Thượng đế là chân lí”,
Gandhi cho rằng “Chân lí chính là thượng đế”- là người hướng ta đến điều
thiện điều tốt đẹp chứ không phải tội lỗi. Thượng đế tồn tạI trong bản thân
mỗi con người. Tâm hồn của mỗi người chính là tiếng nói của Thượng đế,
của Chân lí. Cả người và vật đều có tâm hồn nhưng điểm khác nhau giữa
ngườI và vật nằm ở chỗ con ngườI có khả năng nhận thức và tuân theo chân
lí còn con vật thì không. Chân lí cũng được coi là đích đến cuốI cùng của
cuộc đờI mỗI con người. Hơn thế nữa,có thể coi chân lí của con ngườI cũng
là một dạng bất bạo lực. Bởi con người bao gồm cả phần con và phần người,
nếu như phần con là bạo lực thì mặt tinh thần là bất bạo lực. Lẽ tự nhiên con
người sẽ vươn tới phần tốt đẹp trong bản thân mình nên có thể coi chân lí là
đích đến cuối cùng của con người mang tinh thần bất bạo động.
Ta cũng có thể dựa trên lịch sử quá trình hình thành nên cái tên
Satyagraha để hiểu được ý nghĩa của nó. Satyagraha không phải là cái tên
đầu tiên mà Gandhi dùng để gọi tên phong trào đấu tranh của mình mà tên
gọi đó còn thay đổi nhiều lần dựa theo thực tế mà tư tưởng bất bạo động của
ông được sử dụng. Trong phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc ở
Natal Nam Phi, “đấu tranh thụ động” là thuật ngữ đầu tiên được Gandhi sử
dụng để gọi tên cho phong trào đấu tranh bất bạo động này. Song ngay sau

đó ông nhận ra rằng thụ động không phải là cụm từ thích hợp để chỉ tính
chất của cuộc đấu tranh này, thậm chí nó còn đối lập với tính chất thực sự
16


của cuộc đấu tranh. Bởi Satyagrhahi13 không thể đứng ở thể bị động chống
đỡ sự tấn công của kẻ thù, ngược lại, họ phải dùng sức mạnh tích cực của
mình để giải chống lại. Satyagraha là một trận chiến và người chiến sĩ trong
trận chiến ấy không thể đứng ở thế bị động được mà phải chủ động tấn công
kẻ thù của mình. Kẻ thù ở đây không phải là con người mà là những cái xấu
mà đốI phương của mình gây ra. Một tên gọi nữa được sử dụng là
“Sadagraha” dựa theo gợi ý của Magan Lal Gandhi14 mang nghĩa “kiên trì
theo điều tốt” (Firmness in a good cause). Gandhi thay đổi một phần của
cụm từ thành “Satyagraha” dựa theo một quan niệm, một tư tưởng đã xuất
hiện trong ông từ khi còn nhỏ-quan điểm về “Chân lí”. Lúc này, Gandhi
quan niệm Satyagraha là hành động dựa trên chân lí.
2.2 Mục tiêu của Satyagraha.
Trước hết phải thấy rằng Satyagraha của Gandhi không nhằm tiêu diệt
đối thủ, bởi một trong các yếu tố cơ bản cấu thành nên nó là "ahimsa"-phi
bạo lực. Như vậy, đích nhắm của nó không nằm ở bản thân đối thủ mà được
chuyển sang hướng khác-những tội lỗi mà đối thủ gây ra. Đó cũng là mục
tiêu quan trọng, cốt lõi nhất của Satyagraha.
Nếu xem xét Satyagrah dưới góc độ là một lẽ sống của con người thì
mục tiêu của Satyagrah là quá trình đạt tới chân lí theo con đường bất bạo
động và dựa vào sự tự nhận thức của bản thân. Nhưng Thomas Weber cho
rằng khi nhìn nhận về Gandhi nên đặt ông trong lí thuyết về giải quyết xung
đột15. Và Satyagraha là một cách tiếp cận nhằm giải quyết xung đột ấy. Quan
điểm này dựa trên mục đích của Satyagraha. Bởi một trong những nguyên
nhân mà Satyagraha ra đời là để giải quyết các mâu thuẫn của dân tộc cũng
13


Người thực hành Satyagraha
Rattan Ram, Tyagi Ruchi, Indian Political thought, tr. 261
15
Weber, Thomas,. Gandhian philosophy, conflic resolution theory and practical approaches to
negotiation,.Journal of Peace Reseach, Vol.38, No. 4,.tr 493
14

17


như của các tầng lớp, các cộng đồng người trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ.
Phương pháp tiếp cận giảI quyết xung đột ấy là tiêu diệt mầm mống của
xung đột chứ không phảI tiêu diệt đốI thủ của mình trong xung đột.
Mục đích cuốI cùng của quá trình này là giải quyết mối xung đột, xong mục
đích này chỉ được hoàn thành khi mà Satyagrahi phải hoàn tất một loạt các
mục tiêu: nhận thức đúng đắn về xung đột, có thái độ đúng đắn khi đánh giá
đối thủ, xác định rõ mục đích của mình và tham gia thương thuyết với đối
thủ để tìm ra một giải pháp có thể thoả mãn cả hai phía. Thực chất của
những mục tiêu này chính là việc tiêu diệt nguyên nhân gây ra những xung
đột ấy.
Quan điểm của Gandhi về nguyên nhân xảy ra xung đột rất khác với
các tư tưởng phương Tây. Nếu như Bondurat nhìn nhận xung đột nằm trong
mốI liên quan tớI việc thiếu hụt không đầy đủ toàn vẹn các nhu cầu của con
người16. Song theo Naess và Galtung17, quan điểm của Gandhi về nguyên
nhân xảy ra xung đột là tất cả con người đều có những lợi ích lâu dài giống
nhau, bạo lực xảy ra khi đối thủ bị khiêu khích hay xúc phạm. Nếu như đối
phương hiểu được vị thế và mục đích của ta thì bạo lực sẽ có ít cơ hội xảy ra
hơn. Những lợi ích chủ yếu giống nhau giữa cả ta và đối thủ nên được tính
tới kĩ càng và việc hợp tác giữa hai bên nên được giải quyết dựa trên nền

tảng đó. Thái độ đúng đắn với đốI thủ sẽ khiến cho đối thủ không trở thành
kẻ thù của ta. Có sự phân biệt rõ ràng trong hai từ đối thủ và kẻ thù. Kẻ thù
là mục tiêu để tiêu diệt, song satyagraha không tiêu diệt đối thủ mà thay đổi
trái tim, của họ. Bởi vậy khi kết thúc xung đột không hề có sự hiềm khích
giữa hai bên mà đối thủ của ta đã biến thành bạn của ta. Do vậy xung đột
16

Weber, Thomas,. Gandhian philosophy, conflic resolution theory and practical approaches to
negotiation,Journal of Peace Reseach, Vol.38, No. 4,. Tr. 495
17
Weber, Thomas,. Gandhian philosophy, conflic resolution theory and practical approaches to
negotiation,Journal of Peace Reseach, Vol.38, No. 4,. Tr.505.

18


cũng có thể coi là một cơ hội để con người khẳng định mối liên kết giữa bản
thân với Chân lí.
2.3. Phương pháp của Satyagraha.
Phương pháp của Satyagraha có thể tóm lại trong 2 bước sau: chuẩn
bị, tiến hành đấu tranh. Hành động của Satyagrahi cần phải tuân thủ theo
những nguyên lí sau: Phân biệt rõ tội lỗi và người gây ra tội lỗi. Điểm chính
của phương pháp bất bạo động là nó thủ tiêu sự phản kháng chứ không phải
người phản kháng; Satyagrahi không được xúc phạm kẻ thù của mình; mục
tiêu không phải là ép buộc đối thủ của mình mà là chuyển hoá trái tim của
họ thông qua sự tự nguyện hi sinh của mình.
Trên các nguyên lí trên, Satyagrahi sẽ tiến hành các hình thức đấu tranh như
sau:
1.Bất tuân lệnh: tức không tuân theo các điều luật sai trái của chính
phủ sau một thời hạn nhất định đã được đưa ra từ trước. Phương pháp này

ông đã áp dụng trong thực tế đấu tranh chống lại chính sách cưỡng bức
người da màu phải đăng kí lại tại Nam Phi cũng như trong phong trào chống
lạI Rawlatt Acts ở Ấn Độ vào năm 1919.
2.Bất bạo động-bất hợp tác: Không hợp tác vớI chính phủ thực dân
Anh không chỉ bởi đây là một chính phủ của ngoạI bang mà còn là một
chính phủ hiếu chiến và bất công.
3. Không nộp thuế. Thuế là huyết mạch của một chính phủ, bởi vậy
khi người dân không đóng thuế thì chính phủ sẽ không còn nguồn thu để chi
trả cho các hoạt động của mình, từ đó sẽ khiến cho chính phủ bị sụp đổ. Biện
pháp này được áp dụng vào trong các phong trào Satyagraha ở Kheda 1918,
Bardoli 1928, Salt Satyagraha vào 1930 …

19


4. Tự nguyện ngồI tù: Một mặt cắt nguồn thuế của chính phủ, mặt
khác khiến cho chính phủ tốn thêm khoản phí tổn cho việc duy trì chế độ
nhà tù giam cầm.
5. Tẩy chay: dung để chống lạI những chính sách không công bằng và
để tạo sức ép về kinh tế lẫn sức ép về đạo đức nhằm tạo nên lương tâm chính
trị và tinh thần Swadeshi trong quảng đạI quần chúng. Tẩy chay có lien quan
đến bạo lực nhưng là bạo lực hướng tớI các loạI hang hoá của thực dân Anh
chứ không phảI con người.
6. NổI dậy hoà bình (Peace raid): là trạng thái phát triển hơn nữa của
hình thức tẩy chay. Hình thức này tấn công mạnh mẽ hơn nữa vào các loạI
hang hoá của đốI thủ chứ không phảI là bản thân đốI thủ.
7. Từ chức: Trong bộ máy nhà nước thực dân ở thuộc địa cũng có
không ít ngườI bản xứ tham gia. Đây là phong trào kêu gọI thành phần này
từ chức. Một chính phủ thiếu nhân lực cũng không thể vận hành được.
8.Tuyệt thực: Đây là hình thức đấu tranh quyết liệt và cũng là hiệu

quả nhất. Khi Satyagrahi tuyệt thực, đốI thủ của anh ta và cả dư luận sẽ phảI
quan tâm đến lí do của hành động này. Tuyệt thực đồng thờI cũng mang lạI
cho Satyagrahi cơ hộI có thể tiêp xúc được vớI trái tim, lương tâm trong con
ngườI đốI thủ. Nếu anh ta nhận ra được đốI thủ của mình đúng hay anh ta
chết bởI niềm tin của mình sẽ trở thành ngườI tử vì đạo. Gandhi đã tuyệt
thực tất cả là 17 lần vớI tổng số ngày lên tớI 138 ngày.
Có thể nhận ra rằng tất cả các phương pháp trên đều nhắm vào một
mục tiêu duy nhất, đó là những chính sách bất công bằng của thực dân Anh,
với một mục tiêu duy nhất, thay đổi những điều luật bất công đó, hất đổ
chính phủ phi nghĩa đó.
3. Áp dụng vào thực tiễn
20


Lý thuyết sẽ không có giá trị nếu nó không được áp dụng vào thực
tiễn. BởI vậy để có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về tư tưởng bất
bạo động của Gandhi ta phảI đặt nó vào trong thực tiễn mà từ đó nó sinh ra
và cũng là mục tiêu nó hướng đến. Thực tế đã chứng tỏ được tính đúng đắn
của tư tưởng triết học này. Nó đã lãnh đạo thành công các phong trào đấu
tranh chống chủ nghĩa Apatheid ở Nam Phi và đặc biệt là thành công trong
phong trào giảI phóng Ấn Độ khỏI ách đô hộ của thực dân Anh (năm 1947).
3.1 .Tư tưởng bất bạo động và phong tào đấu tranh ở Nam Phi.
Năm 1893 Gandhi sang làm việc tạI Nam Phi cho một công ty của Anh. Và
đây cũng là nơi ông bắt đầu áp dụng tư tưởng bất bạo động của mình vào
thực tiễn đấu tranh. Phong trào đấu tranh ở Nam Phi chủ yếu diễn ra trong
cộng đồng người Ấn nhằm chống lạI chủ nghĩa Apatheid phân biệt những
ngườI da trắng vớI những ngườI da màu ở Nam Phi .Bản thân Gandhi cũng
từng là nạn nhân của chính sách phân biệt chủng tộc trên chuyến tàu tớI nơi
làm việc khi mớI bước chân tớI Nam Phi. Các phong trào chính có thể kể tên
ra là phong trào chống lại dự thảo được Hội đồng lập pháp Natal đề nghị

nhằm loại bỏ quyền bầu cử của người di dân Ấn Độ, cũng trong phong trào
này ông thành lập hội nghị Ấn Độ năm 1894; khi nội chiến Nam Phi xảy ra,
ông chủ trương người Ấn phải hỗ trợ chiến tranh để trở thành công dân
chính thức. Song sau khi chiến tranh kết thúc, vị trí của người Ấn không khả
quan hơn, hơn thế năm 1906, chính quyền Transvaal công bố một pháp án
mới, bắt người Ấn Độ của thuộc địa phải đăng kí khai nhận, tại cuộc biểu
tình tổ chức tại Johannesburg trong tháng 9 Gandhi đã lần đầu tiên áp dụng
hình thức đấu tranh bất bạo động khuyên đồng bào mình phản đối luật mới
và chịu đựng hình phạt chứ không phản kháng bằng bạo lực. Phong trào này
kéo dài 7 năm và khiến cho hơn 7000 người bị bắt. Tuy nhiên kết quả là
21


buộc tướng Jan Christian Smuts phải thoả hiệp với Gandhi. Đặc biệt có một
sự kiện xảy ra thể hiện rõ tinh thần bất bạo lực trong tư tưởng của ông, đó là
khi trở lại Nam Phi vào năm 1897, ông bị một nhóm bạo lực da trắng tấn
công và tìm cách sát hại bằng tư hình, tuy nhiên ông đã khước từ việc tố cáo
bất cứ cá nhân nào của nhóm bạo lực. Điểm đặc biệt của Gandhi là ông sống
với tư tưởng của mình thực hiện nó trong cuộc sống của chính mình chứ
không phải chỉ nói suông. Và từ những gì mà ông học được từ Nam Phi đã
được Gandhi vận dụng vào cuộc đấu tranh giành độc lập cho cả dân tộc Ấn
Độ đang trong ách cai trị của thực dân Anh.
3.2 Tư tưởng bất bạo động trong quá trình áp dụng vào Ấn Độ.
Như đã phân tích từ trước, hoàn cảnh lịch sử đặt ra cho cách mạng Ấn Độ
câu hỏI và cũng là yêu cầu cấp thiết nếu muốn giảI phóng được đất nước. Đó
là: Biến phong trào dân tộc trở thành phong trào đấu tranh quần chúng và
đưa ra phương pháp đấu tranh thích hợp. Satyagraha của Gandi đã đáp ứng
được 2 yêu cầu trên.
Ảnh hưởng của chính sách “chia để trị” của thực dân Anh dẫn đến Ấn
Độ bị chia theo nhiều tiêu chuẩn , đặc biệt tôn giáo là con bài chủ yếu ,trọng

tâm nhất của thực dân Anh. Các mâu thuẫn giữa các nhóm đẳng cấp ,tôn
giáo cộng đồng ,thậm chí mâu thuẫn giữa hồI giáo và Hindu giáo đặc biệt bị
thực dân Anh khai thác triệt để, đó cũng là nguyên nhân gây ra một trong
những tổn thất nặng nề và kéo dài dai dẳng nhất cho đến ngày nay là việc
chia rẽ Ấn Độ, Pakítan năm 1974. Đó là chưa kể đến hàng loạt những ảnh
hưởng khác tớI các mặt lịch sử ,văn hoá, xã hội.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để chống lạI chính sách chia để trị này,
để tập hợp được mọI tầng lớp đẳng cấp ,cộng đồng ,tôn giáo vào một khốI
thống nhất đưa chủ nghĩa dân tộc thành phong trào quần chúng
22


Trước hết ta phảI nhìn vào quan điểm về cấu trúc xã hộI của Gandhi.
Một trong những nhân tố quan trọng trong tư tưởng bất bạo động của
Gandhi chính là chân lý. Dựa vào chân lý, Gandhi tin tưởng vào tình anh em
giữa con ngườI vớI con người.. Đặc biệt Gandhi luôn coi tất cả mọi người
dân Ấn Độ đều là Harijan “The children of God” .Từ đó kêu gọi thái độ thân
thiện giữa những người Ấn Độ với nhau bất kể đảng phái,dân tộc, tôn giáo…
Đặc biệt để giải quyết những mâu thuẫn bất đồng giữa các hệ tư tưởng của
các nhóm chính trị , bản thân Gandhi tự đóng vai trò là người trung gian, là
người đưa tin cho họ. Bởi thực chất nguyên nhân tạo ra mâu thuẫn chính bởi
cả hai bên chưa hiểu rõ về vị thế mục tiêu của nhau dẫn đến bất đồng. Bất
đồng sẽ được giải quyết nếu cả hai bên thực sự hiểu về nhau và Gandhi đã
làm được việc ấy: thống nhất các tổ chức, phe phái chính trị hoặc ít ra là giữ
được những mốI quan hệ hoà hảo tốt đẹp giữa những ngườI cầm đầu các tư
tưởng
Một trong những kết quả của vai trò làm người trung gian nối kết của
Gandhi là việc đảng Quốc Đại họp lại Calcuta và Nagpur năm 1920 đã thay
đổi hoàn toàn chính sách hợp tác trước đấy trong cải cách thể chế MontargeChelmsford. Nếu như trước đây,các thành viên của đảng Quốc Đại đều là
thành phần trí thức tiếp nhận các giá trị phương Tây dẫn tới đấu tranh chống

lại thực dân Anh theo kiểu phương Tây. Hình thức đấu tranh và mục tiêu ấy
có thể chưa chắc là mục đích của số đông còn lại. Đó chính là sự thiếu liên
kết giữa phong trào dân tộc và số đông quần chúng. Vậy Gandhi đã thắt chặt
lại sợi dây liên kết ấy kể từ phong trào Satyagraha-Champrar 1917 bằng
cách nào?
Ông đã đi khắp các làng mạc, gặp gỡ nhiều con người làm nhiều nghề
đứng đầu các nhóm khác nhau như luật sư, thương nhân, hầu hết là các tầng
lớp trung lưu được cho là có khả năng đóng vai trò là “political sub23


contractor”18. Đó là công lao lớn nhất trong việc chuyển đổI hệ thống chính
trị từ chỉ tập trong trong bộ phận cấp cao chuyển sang hình thức quần chúng
mang tính sâu rộng, đồng thời với nó là đào tạo nên một loạt các nhà lãnh
đạo mới có khả năng tập họp quần chúng hơn các bậc tiền bối của họ ( phái
ôn hoà trong đảng Quốc đại).
Mâu thuẫn dân tộc bao trùm lên mâu thuẫn tôn giáo ,cộng đồng , đẳng
cấp đặt ra yêu cầu bức thiết cần giải quyết. Một trong những nguyên nhân
khiến cho cách mạng Ấn Độ trước đó chưa thành công bởI thiếu một biện
pháp mang tính hiệu quả. Nhưng thực tế đã chứng minh, bạo lực vũ trang
không phảI là giảI pháp mang lạI hiệu quả cho cách mạng Ấn Độ (trường
hợp cuộc nổI dậy năm 1875). Gandhi đưa ra phương pháp bất bạo động và
áp dụng nó vào thực tế. Tuy nhiên, phương pháp bất bạo dộng ở Nam Phi
không vấp phảI khó khăn như ở Ấn Độ, đó là tuy bạo lực không mang lạI
kết quả khả quan nào hết nhưng nó vẫn đang diễn ra âm ỉ chờ thờI cơ bùng
phát trong sự kìm kẹp chính trị ,bóc lột về kinh tế của thực dân Anh cùng
vớI mâu thuẫn trong nộI bộ các thành phần trong xã hộI đó. Để có thể kiềm
chế được nguy cơ bùng phát bạo lực ở thờI điểm đó cũng là một nỗ lực đáng
khâm phục của Gandhi, đồng thời cũng chứng tỏ được tính thuyết phục của
phương pháp mớI này đốI vớI số đông
VớI các hình thức đấu tranh là đình công biểu tình ,tổ chức kỉ niệm, bất tuân

lệnh, bất hợp tác ,chống thuế , tẩy chay….các phong trào Satyagraha ở
Champan (1917) Kaira (1918) Rowlatt(1919) và phong trào ‘diễn hành
muối” (Salt March) (1930) nhằm chống lạI chính sách về muốI, Gandhi áp
dụng hình thức bất tuân lệnh bắt đầu bằng phong trào không nộp thuế và tẩy
chay hàng hoá Anh. Giai đoạn sau Satyagraha giảm sức ảnh hưởng hơn tuy
18

Brown, Judith., The Mahatma and Modern India, Modern Asian Studies., Vol. 3, No.4, Gandhi
Centenary Number. (1969) tr 338

24


nhiên đến 8/8/1942 phong trào Quit India xảy ra vớI quy mô lớn kể từ cuộc
nổI dậy 1857 dướI khẩu hiệu của Gandhi’do or die” rong phong trào này.
Mặc dù kết quả cuốI cùng của phong trào giải phóng dân tộc không toàn vẹn
(Ấn Độ bị chia làm 2 nước: Ấn Độ-Pakistan) song ta không thể phủ nhận
được giá trị của tư tưởng bất bạo động của Gandhi trong thực tiễn đấu tranh.
III. Kết luận
Nằm trong hệ tư tưởng đấu tranh hoà bình, song với những đặc điểm riêng
của mình, tư tưởng bất bạo động của Gandhi trở thành một trong những chủ
đề hiện đang được quan tâm nghiên cứu gần đây. Sau sự suy sụp của phong
trào “Gandhi” trong thập kỉ 70, giờ đây người ta đang xét lại triết học gốc
của Gandhi trong những năm đầu của thế kỉ 20. Dù cho tư tưởng triết học
này hình thành trong một hoàn cảnh lịch sử khác, với những điều kiện tiền
đề không trùng khớp với hiện tại, song chính bản thân Satyagraha của
Gandhi lại trở thành một trong những nguồn tư tưởng gốc góp phần tạo nên
dòng nghiên cứu về "Lí thuyết giải quyết xung đột" (Journal of Conflict
Resolution) và Journal of Peace Research ( tạm gọi là "Loạt bài nghiên cứu
về đấu tranh bằng con đường hoà bình ) hiện nay đang thu hút được rất

nhiều sự chú ý. Điều đó có nghĩa rằng giá trị của tư tưởng "Bất bạo động"
Gandhi không hề chỉ có tính nhất thời, cục bộ chỉ áp dụng trong bản thân Ấn
Độ với những vấn đề của riêng Ấn Độ trong thời đại mà Gandhi đang sống.
Bạo lực ở Trung Đông, châu Phi hay ngay chính tại bản thân Gurajat quê
hương của Gandhi đang diễn ra hàng ngày hàng giờ hơn nửa thế kỉ qua yêu
cầu con người phải có câu trả lời thích hợp, và đâu sẽ là câu trả lời thích
hợp? Đó chính là lí do mà ngày càng nhiều người quan tâm hơn đến
"Satyagraha", đến tư tưởng đấu tranh bất bạo động của Gandhi.

25


×