Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Nghiên cứu giá thể và phân bón cho xà lách trồng ở hệ thống bè nổi bấc đèn trên mặt nước tại thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 99 trang )

1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện, các số
liệu sơ cấp, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác, các thông tin trích dẫn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Huế, ngày 20 tháng 7 năm 2015
Tác giả luận văn

Lê Thị Thu Thảo


2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn
nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân đây, cho phép tôi được tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong khoa Nông học trường đại học
Nông Lâm Huế đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm trong toàn khóa học.
Đặc biệt, tôi xin gởi lời cám ơn chân thành tới thầy giáo TS. Lê Như Cương
đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện đề tài cũng như việc hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, xin gởi lời cám ơn tới gia đình và bạn bè đã quan tâm giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm thực tế nên không
tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót. Kính mong nhận được sự giúp đỡ chân thành
của các thầy cô và bạn bè để luận văn này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn



Huế, ngày 20 tháng 7 năm 2015
Học viên

Lê Thị Thu Thảo


3

MỤC LỤC


4

BẢNG CHÚ GIẢI NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU

AVRDC

: Trung tâm nghiên cứu và Phát triển rau Châu Á

BĐKH

: Biến đổi khí hậu

CT

: Công thức

Đ/C


: Đối chứng

ĐTN

: Đất thịt nhẹ

EEC

: Cộng đồng kinh tế Châu Âu

HC

: Hữu cơ

LSD0,05

: Giá trị tới hạn cho sự so sánh ở mức độ chính xác 95%

K

: Khoáng

KHCN&MT

: Khoa học công nghệ và môi trường

NSLT

: Năng suất lí thuyết


NSTT

: Năng suất thực thu

NFT

: Nutrient film Technique

NST

: Nhiễm sắc thể

NL

: Nhắc lại

Ns non-significant : Sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê
XD

: Xơ dừa

TCN

: Trước công nguyên

TH

: Trấu hun

WHO


: Tổ chức y tế thế giới


5

DANH MỤC CÁC BẢNG


6

DANH MỤC CÁC HÌNH VE
Hình 1.1. Sơ đồ mặt cắt ngang của hệ thống thủy canh bấc đèn
Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống bè nổi bấc đèn
Hình 1.3. Hệ thống bè nổi ở Bangladesh
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Hình 3.1. Năng suất thực thu xà lách ở các tổ hợp phân bón và giá thể khác nhau
trồng trên hệ thống bè nổi bấc đèn.


7

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau là thực phẩm thiết yếu trong các bữa ăn hàng ngày của con người. Trong
nhiều loại rau ăn tươi, xà lách (Lactuca sativar L.) là loại rau ăn lá có nhiều chất
dinh dưỡng như vitamin, protein, lipit, chất xơ, và các chất khoáng. Xà lách cung
cấp một lượng calo tương đối cao cho cơ thể con người. Bên cạnh đó, xà lách có
tác dụng giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, trị ho, suy nhược thần kinh, táo bón, thấp
khớp. Xà lách quyết định chất lượng hỗn hợp rau và tính ngon miệng nên được

người tiêu dùng ưa chuộng, khả năng tiêu thụ xà lách quanh năm rất lớn (Lê Thị
Khánh, 2009). Thông thường xà lách được trồng trên đất, tuy nhiên việc trồng xà
lách tại Thừa Thiên Huế trong mùa khô tương đối gặp khó khăn do không đủ
nguồn nước tưới cung cấp cho cây, dẫn đến sản lượng bị sụt giảm. Việc đưa cây xà
lách vào nghiên cứu trồng trên hệ thống tài nguyên mặt nước sẽ mở ra tiềm năng
tăng sản lượng cây xà lách, đặc biệt là vào mùa khô để cung cấp cho thị trường.
Tài nguyên mặt nước là một trong những loại tài nguyên tự nhiên phổ biến
tại Việt Nam. Loại tài nguyên này được định nghĩa là diện tích trên bề mặt nước có
ở các ao hồ, sông suối, hay là tại các vùng trũng bị ngập úng lâu ngày như khu vực
Miền Tây Nam bộ. Việt Nam có hơn 2.360 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên,
trong đó có 109 sông chính. Toàn quốc có 16 lưu vực sông với diện tích lưu vực
lớn hơn 2.500 km2, 10/16 lưu vực có diện tích trên 10.000 km 2. Tổng diện tích các
lưu vực sông trên cả nước lên đến trên 1.167.000 km 2, trong đó, phần lưu vực nằm
ngoài diện tích lãnh thổ chiếm đến 72%. Tổng lượng nước mặt của các lưu vực
sông trên lãnh thổ Việt Nam khoảng 830 - 840 tỷ m 3/năm (Báo cáo môi trường
quốc gia, 2012). Một điều quan trọng là nguồn tài nguyên này sẽ tăng lên cùng với
quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu. Để tận dụng diện tích mặt nước trong trồng trọt
có nhiều kỹ thuật khác nhau như lựa chọn các đối tượng thực vật trôi nổi, thủy canh
bấc đèn.
Thủy canh bấc đèn là một trong những hệ thống thủy canh đơn giản. Nguyên
lý của hệ thống này là sử dụng một loại vải bấc để thấm hút nước và và dinh dưỡng
từ thùng chứa lên cung cấp cho giá thể chứa trong khay đựng giá thể. Cây sẽ được
trồng vào trong giá thể và hút trực tiếp nước, dinh dưỡng từ giá thể (Ferrarezi và
cs., 2012). Hệ thống bè nổi bấc đèn được cải tiến dựa trên nguyên lý hoạt động của
hệ thống thủy canh bấc đèn gồm 2 phần: phần dưới là ống nước để giúp cho bè nổi
trên mặt nước, phần trên là khay chậu để đựng giá thể trồng cây, đó có thể là thùng
xốp, khay nhựa hoặc thau chậu; sợi bấc được nối từ khay chậu và thõng xuống


8


nước để hút nước trực tiếp. Việc canh tác trên hệ thống tài nguyên mặt nước không
đơn giản như việc trồng trên đất. Kỹ thuật này đòi hỏi phải sử dụng các loại giá thể
có khả năng giữ ẩm và thông thoáng khí đồng thời phải nhẹ để giảm trọng lực cho
khung đỡ. Bên cạnh đó, việc bón phân cho cây khi trồng trên mặt nước cũng
thường tốn công hơn do đó đòi hỏi phải lựa chọn được loại phân bón thích hợp giúp
cây sinh trưởng phát triển tốt và đạt năng suất cao.
Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu giá
thể và phân bón cho xà lách trồng ở hệ thống bè nổi bấc đèn trên mặt nước
tại Thừa Thiên Huế”.
2. Mục đích của đề tài
Tìm ra được loại giá thể, công thức phân bón phù hợp cho cây xà lách làm
cơ sở xây dựng quy trình trồng xà lách trên hệ thống bè nổi bấc đèn tại Thừa Thiên
Huế và các vùng có điều kiện tương đồng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu về ảnh hưởng của một số loại giá
thể và phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây xà lách trồng trên hệ
thống bè nổi bấc đèn.
- Góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo về hướng
canh tác bè nổi bấc đèn cho các đối tượng cây trồng khác ngoài cây xà lách.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài hoàn thành sẽ giúp sử dụng có hiệu quả tài nguyên mặt nước hiện nay
tại Thừa Thiên Huế để trồng rau xà lách và các loại cây trồng khác cung cấp cho thị
trường địa phương và có thể mở rộng đến các vùng có điều kiện tương tự.
4. Những điểm mới của đề tài
- Xác định được loại giá thể và phân bón phù hợp cho việc trồng xà lách trên
mặt nước bằng hệ thống bè nổi bấc đèn.
- Góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật cho việc trồng xà lách và các loại
cây trồng khác trên mặt nước, đây là hướng canh tác mới có nhiều triển vọng trong

tương lai
5. Phạm vi nghiên cứu
Địa điểm thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành trung tâm nghiên cứu đô
thị xanh, phường Hương Sơ thành phố Huế từ tháng 1 năm 2015 – đến tháng 5
năm 2015


9

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu chung về cây xà lách
1.1.1. Nguồn gốc
Tên xà lách (tên Việt Nam) xuất phát từ sự phát âm tiếng Salad trong tiếng
anh, từ Salad dùng để chỉ một hỗn hợp rau ăn sống và họ dùng từ Lettuce để chỉ
cây xà lách. Tuỳ theo dòng, loại, hình thức cuộn của lá hoặc đặc điểm hình dạng,
thương hiệu, nhiều địa phương có những tên kèm theo như: xà lách búp, xà lách
cuộn, xà lách Hải Phòng, xà lách Đại Địa, xà lách hai mũi tên đỏ.
Theo Ryder và Whitaker xà lách có nguồn gốc từ Địa Trung Hải được các
nhà truyền đạo, các thương nhân du nhập khắp thế giới, người ta đã tìm thấy dấu
hiệu tồn tại của xà lách vào khoảng 4500 năm TCN qua các hình khắc trên mộ cổ ở
Ai Cập, xà lách đã nhanh chóng du nhập vào các nước láng giềng và lan rộng ra tất
cả châu lục.
1.1.2. Phân loại
Xà lách thuộc ho cúc, chi Lactuca, có số lượng NST 2n = 18, có nhiều loại
xà lách hoang dại được sử dụng như nguồn chống sâu bệnh. Xà lách là thực vật
thượng đẳng, có đơn vị phân loại.
Ngành hạt kín

: Angiospermatophyta.


Lớp hai lá mầm

: Dicotyledoneae.

Phân lớp cúc

: Aseridae.

Bộ cúc

: Asterales.

Họ cúc

: Áteraceae.

Phân họ hoa thìa lìa: Liguliflorae.
Chi

: Lactuca

Giống xà lách

: Lactuca sativa. L

Xà lách được phân thành 4 loài:
- Lactuca sativa: Là loài thông dụng nhất, có nhiều dạng khác nhau, năng
suất cao, ngon, được nhiều người ưa thích và được trồng rộng rãi nhiều nơi.
- Lactuca serroila: loài này có hạt rất nhỏ, mầm hình thành ngay ở thân. Lá
tương đối rộng, nằm ngang, có thể có răng cưa ở mép lá và bản lá giống hình cánh

hoa hồng.


10

- Lactuca saligna: gần giống loại hình trên về hình thái nhưng bản lá trải
ngang và có răng cưa.
- Lactuca virosa: có hạt to và phẳng, lá có màu xanh lục nhạt có cả dạng hai
năm và hằng năm. Mỗi loài có 2n = 18 NST, Sativa. L và Serriola. L giao phấn tự
nhiên với nhau và có thể được xếp cùng một loài giống nhau, Saligna. L và
Serriola. L khác nhau rõ rệt.
1.1.3. Đặc điểm thực vật học
- Bộ rễ: Rễ xà lách thuộc loại rễ chùm, phân bố chủ yếu ở tầng đất 0 – 20
cm, tuy nhiên bộ rễ có thể nhìn thấy hai phần: Rễ cọc và rễ thẳng, khá phát triển
làm nhiệm vụ giữ cây, bám vào đất được chắc ngoài ra còn làm nhiệm vụ hút nước
và dinh dưỡng nuôi cây. Trên rễ cọc có rất nhiều rễ phụ giúp cây bám đất, hút
nước, dinh dưỡng. Nhìn chung xà lách có bộ rễ phát triển mạnh và nhanh.
- Thân: Thân xà lách thuộc thân thảo, là nơi kết nối giữa thân và lá, chuyển
hóa chất khoáng do bộ rễ hút và chất hữu cơ do bộ lá tổng hợp nuôi cây. Thân xà
lách rất giòn, trên thân có dịch màu trắng sữa, thời gian đầu phát triển rất chậm
nhưng giai đoạn sau khi cây đạt cao nhất về sinh khối trở nên thân phát triển rất
nhanh và bắt đầu ra hoa.
- Lá: Xà lách có số lượng lá lớn, lá sắp xếp trên thân hình xoắn ốc, lúc dầu
mật độ lá rất dày, giai đoạn sau mật độ lá thưa dần, lá ngoài có màu xanh đến xanh
đậm, lá trong xanh nhạt đến trắng ngà. Các lá phía trong giòn, dầy, có chất dinh
dưỡng cao. Bề mặt lá không phẳng mà lồi lõm, gấp khúc do đặc tính di truyền, lá
làm nhiệm vụ chủ yếu là tổng hợp các chất hữu cơ để nuôi cây.
- Hoa: Chùm hoa dạng đầu có số lượng hoa rất lớn, các hoa nhỏ duy trì chặt
chẽ với nhau trên một đế hoa, với 5 đài hoa, 4 nhị và 2 lá nõn. Độ tự thụ phấn của
hoa rất cao. Hạt phấn và nõn luôn có độ hữu thụ rất cao.

Công thức cấu tạo của hoa: K5C(5)A5G(5).
- Quả và hạt: Quả xà lách thuộc loại quả bế đặc trưng. Hạt không có nội nhũ,
hạt hơi dài và dẹt, màu vàng nâu, độ nảy mầm tương đối cao, đạt 80 – 90%.
1.1.4. Yêu cầu sinh thái của rau xà lách
Đối với xà lách tùy giống mà có thể yêu cầu điều kiện ngoại cảnh khác nhau
và đều phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Yêu cầu về nhiệt độ: Xà lách có nguồn gốc vùng ôn đới, ưa nhiệt độ thấp,
tuy nhiên trong quá trình trồng trọt, chọn lọc và thuần hóa, ngày nay cây xà lách có


11

thể trồng trên nhiều vùng khí hậu khác nhau như nhiệt đới, cận nhiệt đới…, nhiệt
độ phù hợp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất là 13 – 16 0C, nhiệt độ chênh
lệch ngày và đêm rất quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của xà lách. Nhiệt
độ chênh lệch ngày và đêm thích hợp là 2 – 3 0C, xà lách cuốn phát triển tốt nhất ở
nhiệt độ 15 – 200C, nhiệt độ tối thiểu là 80C.
- Yêu cầu về độ ẩm: Cũng như các loại rau nói chung xà lách cần nhiều nước
để phát triển do có bộ lá lớn, tốc độ thoát hơi nước từ bề mặt lá cao. Nếu thiếu nước lá
bị xanh, không cuốn, tích lũy chất đắng nhưng nếu mưa kéo dài hay đất úng nước sẽ
ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của xà lách. Để đảm bảo nhu cầu nước
cho sinh trưởng và phát triển tốt độ ẩm trong đất thích hợp nhất là 70 – 80%.
- Yêu cầu về ánh sáng: Ánh sáng là yếu tố rất quan trọng cho sự sống của
thực vật, đối với xà lách ánh sáng thích hợp là ánh sáng vùng cận nhiệt đới với
cường độ khoảng 17.000 lux. Thời gian chiếu sáng 14 – 16 giờ sẽ hình thành bắp
chắc hơn (đối với xà lách cuốn).
Để xà lách sinh trưởng bình thường và cho năng suất cao thì nhu cầu về thời
gian chiếu sáng trong ngày là 10 – 12 giờ. Cường độ ánh sáng không những ảnh
hưởng đến quá trình tổng hợp các chất hữu cơ trong cây.
- Yêu cầu dinh dưỡng và đất: Xà lách không kén đất, có thể sinh trưởng trên

nhiều loại đất khác nhau. Nhưng đất cho năng suất cao nhất vẫn là đất tơi xốp, giữ
nước, giữ phân tốt như đất thịt, đất thịt nhẹ, đất cát pha, pH từ 5,8 - 6,6 và yêu cầu
thoát nước nhanh. Xà lách là loại cây yêu cầu dinh dưỡng cao, phân hữu cơ có tác
dụng rất lơn trong quá trình sinh trưởng, phân giải, cung cấp những yếu tố cần thiết
cho cây. Sau trồng từ 30 – 40 ngày có thể thu hoạch được nên đòi hỏi phân dễ tiêu.
Bón lót các loại phân hữu cơ chủ yếu (phân chuồng hoai mục, bánh dầu đậu phụng,
đậu tương, phân cút) để làm tăng chất lượng, phân vô cơ thích hợp NPK để cây
phát triển nhanh, tăng năng suất/đơn vị diện tích (Lê Thị Khánh, 2009).
1.1.5 Giá trị của cây xà lách
- Giá trị dinh dưỡng:
Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng trong rau xà lách ở Mỹ, Ấn Độ và
Việt nam được thể hiện ở bảng 1.1.


12

Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng của xà lách trong 100g ăn được ở Mỹ,
Ấn Độ và Việt Nam
Thành phần dinh dưỡng
Calori ( calo)
Dietary ( fiber)
Protein ( g%)
Carbohydrate (g)
Chất béo (%)
Nước (%)
Chất khoáng (g)
Vitamin A ( IU)
Caroten (mg)
Vitamin C (mg%)
B1 (mg)

B2 (mg)
PP (mg)
Tro (g%)
Xellulose (g%)
Ca (mg)
Fe (mg)
P (mg)
K (mg)
Thiamin (mg)
Ribotlavin

Mỹ
9
1,3
1
1,34
0,3
1456
13,44
20,16
0,62
162,4
-

Ấn Độ
21
2,1
2,5
93,4
66

10,0
50,0
0,7
0,09
0,13

Việt Nam
15
1,5
2,2
95,0
1,2
1650
2,0
15
0,14
0,12
0,70
0,8
0,5
77,0
0,9
34,0
-

(Nguồn: Viện ung thư Mỹ 1998, Viện dinh dưỡng quốc gia Ấn Độ 1980,
thành phần hóa học thức ăn Việt Nam 1980)
Cây xà lách (Lactuca sativa. L) là một loại rau ăn sống rất được ưa chuộng
trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Người phương Tây, vùng châu Âu, Nam Mỹ rất thích ăn
xà lách trong nhiều món ăn (trộn salad, món lẩu, súp...). Xà lách là loại rau có giá trị

dinh dưỡng cao, rất giàu khoáng, giàu vitamin, protein, lipid, xơ, cacbua hydrat, và
vitamin C (tiền vitamin A: 1650 UI. vitamin C: 10 mg/100 g phân tích), cacbuahydrat
2,5 g, protein 2,1 g, khoáng 2,1 g (Ca, P, Na, S...).
Đặc biệt trong rau còn chứa một số acid amin không thay thế (Thiamin 0,09
mg/100g, riboflavin 0,13 mg/100g), một số loại enzym phân giải những loại thức ăn giàu


13

protein, lipid, cung cấp một lượng calo tương đối cao cho cơ thể con người, giúp cơ thể
tiêu hoá tốt hơn, đặc biệt là một vị thuốc an thần, giúp cơ thể chống mệt mỏi.
Xà lách được dùng để ăn sống, trộn thịt cũng có thể nấu chín nhưng trong quá
trình nấu chín dễ bị mất hàm lượng vitamin, hương vị, gây đắng, nguyên nhân là rau
rất mềm, khả năng thoát hơi nước mạnh làm bay hơi theo các chất dinh dưỡng khác.
Theo tài liệu của viện ung thư Mỹ, xà lách có thể ngăn chặn một số bệnh ung thư, thân
xà lách thuộc loại thân thảo có một loại dịch trắng như sữa có thể dùng làm thuốc
trong y học.
- Giá trị kinh tế:
Xà lách chiếm vị trí khá quan trọng trong cơ cấu cây trồng thực phẩm nói
chung và các loại rau nói riêng. Trong các loại rau xà lách chiếm vị trí khá lớn nên
chiếm vị trí khá cao trong cơ cấu cây rau các loại, với khoảng thời gian sinh trưởng
đến thu hoạch ngắn, xà lách thường được trồng gối vụ, trồng xen giữa hai vụ cây
lương thực như ngô, khoai, sắn nhờ vậy nó góp phần tăng thu nhập cho người dân, tạo
thêm việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn. Xà lách còn giúp đất được
luân canh với giai đoạn ngắn để đất có thời gian tiêu hủy chất hữu cơ và phục hồi dinh
dưỡng đất với loại cây trồng chính vụ tiếp theo.
- Giá trị dược liệu:
Trong rau xà lách có chứa Lactucarium là chất có hoạt tính sinh học cao, tác
động đến thần kinh, làm giảm đau và gây ngủ, có tác dụng giải nhiệt, kích thích tiêu
hóa, suy nhược tâm thần, táo bón, thấp khớp. Người mắc chứng hồi hộp, lo âu, khó

ngủ nên ăn rau xà lách đều trong các bữa ăn.
Từ cây xà lách, có thể chiết ra một loại dịch nhựa, chế thành xi rô hoặc để khô
làm thành viên thuốc chữa bệnh. Theo tài liệu nghiên cứu của Viện ung thư Mỹ, rau xà
lách còn có tác dụng củng cố thành mạch, hạn chế lượng cholestoron trong máu, ăn
rau xà lách có thể ngăn chặn một số bệnh ung thư (Lê Thị Khánh, 2009).


14

1.1.6. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau xà lách trên Thế giới và Việt Nam
1.1.6.1. Trên thế giới

Rau xanh là loại thực phẩm thiết yếu, có nhiều chất dinh dưỡng và là thực
phẩm cần thiết không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình.
Chất lượng cuộc sống ngày càng cao thì yêu cầu về số lượng và chất lượng rau lại
càng gia tăng. Rau xanh có ý nghĩa như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh
dưỡng và kéo dài tuổi thọ của con người. Rau là cây trồng có giá trị kinh tế cao, là
mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước trên
thế giới
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng rau ở các châu lục trên thế giới năm 2013
Năm
2005
Diện tích (triệu ha)
Thế giới
16,30
Châu Phi
1,97
Châu Mỹ
0,54
Châu Á

13,04
Châu Âu
0,71
Châu Đ.Dương
0,35
Năng suất (tấn/ha)
Thế giới
14,25
Châu Phi
7,09
Châu Mỹ
13,88
Châu Á
15,22
Châu Âu
16,72
Châu Đ.Dương
15,19
Sản lượng (triệu tấn)
Thế giới
232,38
Châu Phi
13,99
Châu Mỹ
7,52
Châu Á
198,45
Châu Âu
11,87
Châu Đ.Dương

0,53

2009

2010

2011

2012

2013

17,85
2,31
0,61
14,20
0,69
0,04

18,65
2,61
0,61
14,72
0,68
0,04

18,52
2,53
0,54
14,72

0,69
0,04

19,21
2,54
0,56
15,40
0,68
0,04

19,79
2,58
0,55
15,94
0,68
0,04

13,89
6,39
11,36
15,08
16,62
16,26

14,00
6,59
11,62
15,28
16,30
15,60


14,24
7,04
13,39
15,40
16,53
14,94

14,34
7,20
13,31
15,46
16,31
14,96

14,16
7,11
13,31
15,22
16,68
14,72

247,93
14,78
6,96
214,18
11,44
0,58

260,85

17,22
7,09
224,89
11,07
0,57

263,74
17,79
7,26
226,71
11,41
0,56

275,38
18,26
7,39
238,08
10,07
0,57

280,31
18,36
7,38
242,64
11,36
0,57

(Nguồn: FAO, năm 2015)



15

Theo số liệu thống kê gần đây nhất của tổ chức FAO, năm 2012 trên toàn thế
giới có 19,21 triệu ha được sử dụng để trồng rau với năng suất 14,34 tấn/ha và sản
lượng 275,38 triệu tấn. Năm 2013 trên toàn thế giới có 19,79 triệu ha được sử dụng
để trồng rau với năng suất trung bình là 14,16 tấn/ha và sản lượng 280.31 triệu tấn.
Từ năm 2005 đến 2013 diện tích sản xuất rau của thế giới tăng từ 16,30 triệu ha
năm 2005 đến 19,79 năm 2013.
Qua bảng cho thấy rằng diện tích và sản lượng rau ở châu Á là lớn nhất
nhưng năng suất thì châu Âu là lớn nhất. Trong năm 2013, diện tích trồng rau trên
toàn thế giới là 19,79 triệu ha với sản lượng 280,31 triệu tấn, năng suất bình quân
đạt 14,16 tấn/ha. Từ năm 2005 đến năm 2013, diện tích trồng rau trên thế giới có
xu hướng tăng và năng suất và sản lượng cũng tăng.
1.1.6.2. Ở Việt Nam
Nghề trồng rau nước ta ra đời từ rất sớm, đa dạng, phong phú và có diện tích
lớn nhưng phát triển chưa theo yêu cầu của thị trường, quy trình canh tác chưa
thống nhất, nhiều giống rau còn sử dụng giống cũ. Mặc dù việc sản xuất rau phân
bố đều trong cả nước vì gần 80% dân số nước ta sống ở nông thôn và miền núi
nhưng việc sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, không đáp ứng được nhu cầu thị trường
về chất lượng, kích thước, hình dáng, mẫu mã và năng suất thấp, đa số các loại
rau không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu và làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp
chế biến.
Ở nước ta hiện nay, rau xanh được sản xuất và tiêu dùng rất phổ biến và
ngày càng gia tăng. Ở xung quanh hầu hết các thành phố lớn đều hình thành các
vùng chuyên canh rau để cung cấp cho dân cư đô thị, ước tính có khoảng 113 nghìn
ha tương ứng khoảng 40% diện tích và 48% sản lượng rau toàn quốc. Tuy nhiên, do
chịu ảnh hưởng của một nền nông nghiệp tự túc trong nhiều thế kỷ, nên nghành
trồng rau còn có một khoảng cách rất xa so với tiềm năng tự nhiên và trình độ canh
tác. Những năm gần đây, mức độ phát triển vẫn chưa theo kịp các nghành khác
trong sản xuất nông nghiệp.

Cho đến nay cả nước có hơn 70 loài thực vật sử dụng làm rau hoặc chế biến
thành rau. Riêng rau trồng có hơn 30 loài trong đó có 15 loài chủ lực, trong số này
có hơn 80% rau ăn lá.


16

Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng rau ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2013
Năm
2000
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013

Diện tích (ha)
452.900,0
536.914,0
531.257,0
529.851,0
400.000,0
751.892,0
361.524,0
733.204,0
425.927,0


Năng suất (tạ/ha)
124,36
118,83
123,47
117,06
162,50
166,25
157,15
160,66
162,44

Sản lượng (tấn)
5.632.264,4
6.380.149,1
6.559.430,2
6.202.435,8
6.500.000,0
6.918.967,0
5.681.386,0
11.779.651,0
12.500.531,0
(Nguồn: FAO, 2015)

Số liệu bảng cho thấy trong những năm gần đây diện tích trồng rau của nước
ta tăng lên rõ rệt. Năm 2000 cả nước trồng được 452.900 ha, năm 2006 là 536.914
ha, tăng 84,014 ha. Năm 2010 diện tích trồng rau của nước ta tăng kỷ lục, đạt
751.892 ha, tăng 298.992 ha so với năm 2000, tăng 214.978 ha so với năm 2006.
Tuy nhiên 3 năm trở lại đây diện tích trồng rau của nước ta biến động thất thường,
năm 2011 cả nước trồng được 361.524 ha, giảm mạnh 390.368 ha so với năm 2010,
tuy nhiên năm 2012 diện tích rau tăng trở lại lên 733.204 ha đến năm 2013 diện

tích trồng rau lại giảm còn 425.927 ha.
Về năng suất rau của nước ta có xu hướng biến động. Năm 2000 năng suất rau
chỉ đạt 124,36 tạ/ha, năm 2006 đạt 118,83 tạ/ha và năm 2010 năng suất rau đạt cao
nhất là 166,25 tạ/ha. Giai đoạn 2010-2013 năng suất rau có biến động nhưng không
lớn, năm 2008 có năng suất rau thấp nhất là 117,06 tạ/ha.
Sản lượng rau của nước ta tăng lên đáng kể qua các giai đoạn. Năm 2000 cả nước thu
được 5.632.264,4 tấn, năm 2006 là 6.380.149,1 tấn tăng 747.884,7 tấn so với năm
2000. Năm 2013 sản lượng rau của nước ta cao nhất đạt 12.500.531,0 tấn; tăng
6.868.266,6 tấn so với năm 2000.
1.2. Tổng quan về phân bón cho xà lách
1.2.1. Các loại phân bón
Phân bón là những vật liệu có thể là các hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ được
bón vào đất để bổ sung cho cây những chất dinh dưỡng mà đất không cung cấp đủ


17

nhằm giúp chúng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao (Hoàng Thị Thái
Hòa, 2010).
Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quyết định năng
suất, chất lượng của cây trồng nói chung và của các loại rau nói riêng. Từ lâu các
nhà nghiên cứu về nông nghiệp đã tập trung công sức nghiên cứu về các loại phân
bón cho cây trồng.
- Phân hóa học
Phân hóa học là các sản phẩm được sản xuất từ công nghệ khai khoáng và
công nghệ hóa học ở dạng vô cơ hoặc hữu cơ, nhằm cung cấp các yếu tố phân bón
chính (N, P, K) và các yếu tố phân bón thứ yếu (Ca, Mg, S) cho cây trồng.
- Phân bón hữu cơ
Phân hữu cơ chủ yếu là phân chuồng, phân xanh, phụ phẩm trong chăn nuôi,
trồng trọt được sử dụng để làm phân bón cho cây trồng.

Phân hữu cơ có ưu điểm là có tương đối đầy đủ các chất dinh dưỡng đa
lượng, trung lượng, vi lượng và các loại vi sinh vật...Nhược điểm của phân hữu cơ
là có thành phần dinh dưỡng không cân đối, tốn công vận chuyển và sử dụng, dễ
gây ô nhiễm môi trường nếu chế biến và sử dụng không đúng kỹ thuật (Nguyễn
Xuân Trường, 2000)
Phân hữu cơ sử dụng để trồng rau hiện nay được dùng chủ yếu dưới dạng
phân chuồng hoai mục để bón lót và phân ngâm để tưới bón thúc. Phân ngâm là
hỗn hợp của phân chuồng, khô dầu, các loại phân vi sinh, xác bã động thực vật ...
được ngâm ở các bể kín cho đến khi hoai mục thì pha một phần phân ngâm với 3
phần nước để tưới cho cây. Giai đoạn đầu 10-15 ngày tưới một lần, giai đọan sau
15-20 ngày tưới một lần. Khi tưới xong cần chú ý tưới nhẹ nước trên thân lá để rửa
sạch lá tránh phân dính làm cháy lá.
- Phân vi sinh
Trong thiên nhiên có nhiều loại vi sinh vật có khả năng phân giải các chất
hữu cơ, cố định đạm, công phá các chất khó tiêu trở thành dễ tiêu.
Phân vi sinh là các chế phẩm có chứa vi sinh vật sống có ích như: vi sinh vật
cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật phân giải kali, các loại vi sinh vật
kháng sinh... Các vi sinh vật này được chọn từ các chủng vi sinh vật có trong tự
nhiên được nuôi cấy và đóng gói cùng với các chất phụ gia làm môi trường để
chúng tồn tại trong một thời gian nhất định. Các chất phụ gia này thường có sẵn


18

trong tự nhiên hoặc các chất phối trộn (thường dùng than bùn được xử lý bổ sung
các chất dinh dưỡng và tiệt trùng trước khi trộn với dung dịch chứa vi sinh vật có
ích). Số lượng vi sinh vật trong phân thường phải đạt trên 10 +6/g thì mới đảm bảo
tiêu chuẩn và có hiệu quả khi bón cho cây.
Phân vi sinh hiện nay dùng để bón cho các loại rau chủ yếu là phân vi sinh
chứa các loại vi sinh vật như Bacillus megtherium phosphaticum để phân giải chất

hữu cơ và phân giải lân khó tiêu thành lân dễ tiêu trong đất, giúp cây có thể sử
dụng được. Phân lân vi sinh có thể dùng ngâm ủ với các loại phân khác để bón thúc
hoặc bón lót cho cây. Phân lân vi sinh không chỉ giúp cây hấp thụ được lân mà còn
có thể giúp cây sử dụng các yếu tố dinh dưỡng khác tốt hơn. Do đó khi bón phân vi
sinh thì phải cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng khác cho cây (Võ Minh
Kha, 1996).
1.2.2. Các nghiên cứu về phân bón cho xà lách
Xà lách không kén đất, có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau.
Nhưng đất cho năng suất cao nhất vẫn là đất tơi xốp, giữ nước, giữ phân tốt như đất
thịt, đất thịt nhẹ, đất cát pha, pH từ 5,8 – 6,6 và yêu cầu thoát nước nhanh. Xà lách
là loại cây yêu cầu dinh dưỡng cao, phân hữu cơ có tác dụng rất lơn trong quá trình
sinh trưởng, phân giải, cung cấp những yếu tố cần thiết cho cây. Sau trồng từ 30-40
ngày có thể thu hoạch được nên đòi hỏi phân dễ tiêu. Bón lót các loại phân hữu cơ
chủ yếu (phân chuồng hoai mục, bánh dầu đậu phụng, đậu tương, phân cút) để làm
tăng chất lượng, phân vô cơ thích hợp để cây phát triển nhanh, tăng năng suất/đơn
vị diện tích (Lê Thị Khánh, 2009).
Ở thời kỳ hạt nảy mầm, cây sống nhờ chất dự trữ trong hạt và không cần lấy
dinh dưỡng từ đất. Đến thời kỳ cây con, nhu cầu dinh dưỡng của cây không cao, và
rất nhạy cảm với thành phần trong dung dịch đất. Nếu trong dung dịch đất không
đủ hoặc nồng độ các chất dinh dưỡng quá cao có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng
và phát triển của cây. Việc bón lót và xử lý hạt giống bằng phân vi lượng và đa
lượng giúp tăng cường sự tăng trưởng rễ cây con và làm gia tăng năng suất sau này.
Tuy nhiên, nếu bón lót nhiều hay bón lót trong trường hợp thiếu nước có thể đưa
đến kết quả ngược lại.
Vào cuối thời kỳ thành lập cơ quan tích lũy chất dinh dưỡng hay cuối thời kỳ
phát triển quả ở tất cả các loại rau nhu cầu lấy dinh dưỡng từ đất giảm nhanh.
Ở rau lượng NPK lấy đi từ đất để tạo năng suất biến thiên từ 100 – 200 kg/ha
cho các loại rau như xà lách, cải rađi, dưa leo và từ 200 - 400 kg/ha cho cải bắp



19

sớm, cải bông, cà chua, hành tây và 400 – 700 kg/ha cho các loại rau dài ngày như
cải bắp muộn, củ dền.
Tuỳ thuộc vào đất, loại rau, thời gian sinh trưởng và công thức trồng mà tiến
hành bón với những lượng phân khác nhau.Nói chung trong điều kiện bình thường,
số lượng phân tối thiểu bón cho một ha rau là 10 tấn phân chuồng, 40 – 50 kg N, 20
– 25 kg P2O5 và 15 – 20 kg K2O.
Theo Mai Văn Quyền (1995), công thức phân bón dùng cho các lọai rau như sau:
Đối với các lọai rau ăn quả, bón 20 – 30 tấn phân chuồng, 46 – 49 kg N, 54 –
72 kg P2O5 , 150 kg K2O và 1000 kg bánh dầu/ha.
Đối với các loại rau ăn lá, bón 115 – 138 kg N, 54 kg P2O5, 60 – 69 kg K2O/ha.
Theo Trần Thị Ba (1998), lượng phân dùng bón cho 1.000 m 2 xà lách là
khoảng 2 tấn phân chuồng hoai (phân heo gà đã ủ hoai), 4 kg urê và 4 kg KCl. Sử
dụng thêm các loại phân bón qua lá để tăng cường sức sinh trưởng của cây.
Theo Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng khuyến cáo, lượng phân dùng để
bón cho xà lách tại Lâm Đồng là (tính cho 1000m): 100 – 150 kg vôi, 3–4 kg phân
chuồng được ủ hoai mục, 50 kg phân nitrophotka, 300 kg phân hữu cơ vi sinh (hoặc
70 – 100 kg Dynamic). Lượng phân trên tương đương khỏang 85 – 120 kg N, 85–
100 kg P2O5 và 100–120 kg K2O/ha.
Theo trung tâm khuyến nông Hồ Chí Minh khuyến cáo, lượng phân bón cho
xà lách theo VietGap, lượng phân tính cho 1ha: Phân chuồng hoai: 1,5 – 2 tấn hoặc
250 – 300 kg phân hữu cơ của các nhà máy; phân Urê: 10 kg; phân lân: 15 kg; phân
Kali; 5 kg; bón lót: toàn bộ phân hữu cơ, phân lân và 1/3 phân đạm + 1/2 lượng
phân kali.Phân được bón vào đất và trộn đều, tưới ẩm trước khi trồng. Bón thúc:
Lần 1: Lúc 5 - 7 ngày sau trồng hòa urê loãng tưới bằng thùng ô doa tưới cho cây
lúc chiều mát. Lần 2: Vào lúc 12 – 15 ngày sau trồng. Bón lượng phân urê và kali
còn lại.
Theo Đoàn Thị Hồng Cam (2010), lượng phân bón thích hợp để bón cho cây
xà lách trồng trong nhà màng tại Bảo Lộc, Lâm Đồng là 60 kgN − 60 kg P2O5 – 20

kg K2O.
Theo Lê Quang Quý (2013), nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ
bằng phân hữu cơ sinh học Sông Hương trên cây xà lách trong vụ Xuân năm 2013,
tại phường Tây Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế kết luận rằng với lượng phân 1333 tấn/ha
, có thể giảm 1/3 lượng đạm mà vẫn cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.


20

Theo Cao Thị Làn (2011), đối với cây rau xà lách giá thể thích hợp nhất cho
việc sản xuất xà lách là hỗn hợp giá thể than bùn và Dasa X2 theo tỷ lệ 2:1. Lượng
phân thích hợp nhất để bón cho cây xà lách sinh trưởng tốt, năng suất cao, chất
lượng tốt là 100 kg N – 100 kg P 2O5 – 75 kg K2O cho một ha. Sử dụng phân hữu
cơ NPK Realstrong cho năng suất và chất lượng rau xà lách cao nhất. Bón phân cho
cây xà lách theo phương pháp bón thúc 2 lần vào giai đọan 5 ngày sau trồng và 12
ngày sau trồng là thích hợp nhất. Nên bón thúc cho cây xà lách vào giai đọan 5 và
12 ngày sau trồng
Như vậy lượng phân dùng để bón cho rau xà lách biến động như sau: 85 –
120 kg N, 100 – 140 kg P2O5, 100 – 120 kg K2O/ha.
1.3. Tổng quan về giá thể cho cây xà lách
Mối quan tâm an toàn thực phẩm tại Việt Nam hiện nay trên rau là về hàm
lượng nitrate, dư lượng thuốc trừ sâu và kim loại nặng trong rau. Trồng rau trên giá
thể sạch là một trong những giải pháp có thể ngăn chặn sâu, bệnh hại từ
đất và khống chế hiệu quả các chất gây ô nhiễm từ đất như kim loại nặng.
Trên thế giới các loại giá thể trồng sạch đã được nghiên cứu và sử dụng
trong sản xuất đại trà với nhiều loại cây trồng khác nhau. Việc sử dụng các loại giá
thể trồng sạch thay thế đất đã dần đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, giúp cho những
nơi không có đất cũng có thể sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp đáp ứng nhu
cầu của cuộc sống hàng ngày.
Qua nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đất chỉ đóng vai trò như là một giá thể,

cây có thể sinh trưởng phát triển bình thường nếu cung cấp đủ dinh dưỡng như
nước, chất khoáng, CO2, ánh sáng… mà không cần đất. Do đó chúng ta có thể trồng
cây trong điều kiện không dùng đất mà chỉ cần có giá thể như trấu hun, vụn xơ dừa.
Trong phương pháp thủy canh, giá thể được xem như là đất tạo thành từ những hỗn
hợp của các vật liệu, nhằm giữ nước, tạo độ thoáng cho sự phát triển của cây, hỗn
hợp này được dùng đơn lẻ hoặc trộn lại để tận dụng ưu điểm từng loại. Hệ thống
càng dùng ít giá thể, vận hành càng dễ dàng và càng đỡ tốn kém (Lê Đình
Lương,1995).
Như đã biết, cây trồng cần cả oxi và dinh dưỡng tiếp xúc với rễ cây. Giá thể
lý tưởng là loại có khả năng giữ nước tương đương với độ thoáng khí. Khả năng
giữ nước và độ thoáng khí của giá thể được quyết định bởi những khoảng trống
trong nó. Trong cát mịn có những khoảng trống rất nhỏ không chứa được nhiều
nước và oxi. Ngược lại, sỏi thô tạo những khoảng trống quá lớn, nhiều không khí
nhưng mất nước nhanh.


21

Do đó, giá thể lý tưởng cho trồng cây phải có những đặc điểm sau: có hàm
lượng mùn, hàm lượng vi sinh vật cao, khả năng giữ ẩm tốt như độ thoáng khí, có
pH trung tính và khả năng ổn định pH, thấm nước dễ dàng, bền và có khả năng tái
sử dụng hoặc phân hủy an toàn cho môi trường và cuối cùng là các loại giá thể phải
rẻ, nhẹ và thông dụng.
Đặc tính vật lý của giá thể
Đối với tính chất vật lý của giá thể, chất hữu cơ và mùn có tác dụng làm tăng
độ xốp, điều hoà chế độ nước tưới và chế độ nhiệt, giúp ổn định kết cấu các thành
phần trong giá thể. Những tính chất vật lý luôn có tác động tích cực đến tính chất
hoá học trong giá thể, ví dụ như các chất hữu cơ và mùn làm tăng khả năng hấp phụ
và trao đổi ion làm cho giá thể có khả năng chịu nước, chịu phân cao, tăng tính đệm
cho giá thể, đảm bảo các phản ứng hoá học và ôxy hoá khử xảy ra bình thường, tạo

điều kiện cho cây phát triển tốt (Nguyễn Như Hà, 2005).
 Đặc tính giữ ẩm và thông thoáng khí
Giá thể là nơi cung cấp cho rễ cả nước và không khí. Những khoảng trống
trong giá thể với những kích thước khác nhau cho phép một giá thể có thể thể hiện
hai khả năng giữ ẩm và thông thoáng khí cùng một lúc. Sau khi tưới, nước lấp đầy
những lỗ lớn trong khoảng không rồi bị hút xuống đáy chậu.Có hai loại nước tồn
tại trong giá thể: loại sử dụng được ngay và một loại không sử dụng được. Loại sử
dụng được liên kết yếu ớt với các thành phần trong giá thể và được hấp thụ bởi rễ
cây. Loại không sử dụng được liên kết chặt với bề mặt hạt trong giá thể nên rễ cây
không hút được. Khi cây sử dụng hết lượng nước sử dụng được cây sẽ bị héo do đó
trong quá trình lựa chọn giá thể cần lựa chọn những giá thể có khả năng giữ ẩm và
thông khí tốt (John và Harold, 1999).
Thí nghiệm về khả năng giữ ẩm John và Harold (1999) thấy rằng trồng trong
chậu giữ được nhiều nước hơn và cần sự thông thoáng khí nhiều hơn.
Không nên nén những giá thể vào trong chậu vì khoảng không sẽ giảm và tỷ lệ
nước không sử dụng được lại tăng lên. Trong điều kiện không đủ lượng nước tưới
cho cây cần sử dụng những giá thể có độ giữ ẩm cao hoặc phối trộn vào giá thể các
hạt giữ ẩm.
Trong quá trình nghiên cứu John và Harold (1999) đã thử nghiệm trên 3 loại
giá thể hỗn hợp đất, cát, than bùn với tỷ lệ 1 : 1 : 1 ; than bùn, vecmiculite với tỷ lệ
1 : 1 và vỏ ngũ cốc, cát, than bùn tỷ lệ 3 : 1 :1 thấy rằng khả năng giữ nước của hỗn
hợp than bùn + vecmiculite là tốt nhất, kế đó là hỗn hợp vỏ ngũ cốc + cát + than
bùn và kém nhất là hỗn hợp đất + cát + than bùn. Nhưng khi xét tính thông thoáng
khí thì hai hỗn hợp giá thể than bùn + vecmiculite và vỏ ngũ cốc + cát + than bùn



22










tương đương nhau, riêng hỗn hợp giá thể đất + cát + than bùn là kém nhất trong 3
loại giá thể thử nghiệm.
Khả năng trao đổi cation
Các loại giá thể như đất đen, vecmiculite và các loại vỏ ngủ cốc nhiễm điện
âm có thể hút những ion dương trong nước (cường độ trao đổi cation - CEC). CEC
càng lớn các ion dinh dưỡng được giữ lại càng nhiều.Đa số các chất dinh dưỡng
cung cấp cho cây trồng là cation như: NH +4, K+, Ca++, Mg++, Zn++, Cu ++, Mn++ và
Fe++ và những ion mang điện âm gồm: H 2 PO4 -, NO3- , SO4-, Cl-, các ion này
thường được cung cấp với lượng hạn chế. Những thành phần giá thể có chỉ số
CEC cao gồm đất, đất đen, vermiculite và những thành phần có chỉ số CEC thấp
gồm perlite, cát , styrofoam…(John và Harold, 1999).
pH
pH ảnh hưởng nhiều đến chất dinh dưỡng có sẵn trong đất mà cây trồng sử
dụng được. Độ pH duy trì từ 1 đến 14, pH = 7 là môi trường trung tính, pH >7 là
môi trường kiềm, pH dưới 7 là môi trường acid. pH của giá thể thay đổi tuỳ theo
thành phần có trong giá thể. Khuyến cáo sử dụng những giá thể không phải là đất
có pH khoảng 5,5 – 6,0 và những giá thể là đất (trên 25% đất ) pH từ 6,2 – 6,8.
Ngoài ra giá trị độ pH sẽ thay đổi tuỳ theo thời gian, loại phân bón và pH của nước
tưới. Nếu như pH có độ phèn cao thì cần cải thiện bằng cách bón thêm vôi và đất
(John và Harold, 1999).
Khối lượng riêng
Một số giá thể như mùn xơ dừa, khi khô có khối lượng rất nhẹ nhưng do có
khả năng hấp thụ một lượng lớn nước vì vậy rất nặng khi được tưới ẩm. Khối lượng

riêng của giá thể là một trong những chỉ tiêu đáng quan tâm khi chọn mua giá thể.
Trong hệ thống trồng sạch đa số giá thể sử dụng cần có khối lượng riêng thấp từ
0,1- 0,8 kg/dm3. Ngoài ra những giỏ treo trong nhà kính cần có khối lượng riêng
thấp để giảm trọng lực của khung nhà kính, trong khi những giá thể trồng cây trên
luống có thể có khối lượng riêng lớn hơn để giữ luống không bị lật (John và
Harold, 1999).
Các cách thức phối trộn giá thể
Nhiệm vụ của giá thể là làm giá đỡ cho cây, cung cấp ẩm độ, độ thoáng đồng
thời cung cấp dinh dưỡng và cải thiện độ pH để thích hợp với từng đối tượng cây
trồng. Theo John và Harold (1999), để tăng hiệu quả sử dụng nên phối trộn các loại
giá thể với nhau. Trước đây người ta dùng các loại vỏ cây, mùn cưa, và vỏ bào
trong quá trình chế biến gỗ được dùng trực tiếp để làm giá thể nhưng hiệu quả
không cao do mùn cưa bị phân huỷ quá nhanh. Ngày nay thay vì sử dụng trực tiếp
người ta phối trộn và xử lý trước khi sử dụng nên độ giữ ẩm tăng lên, độ thông khí
tốt, CEC cao (Cole and Newll, 1996).


23

Theo Burger và cộng sự (1997), một số chất hữu cơ được bổ sung vào hỗn
hợp giá thể thường hay sử dụng như giấy vụn, trấu, rơm sau khi trồng nấm, phân
gia cầm, cỏ khô.Khi phối trộn vào các chất liệu đó tiếp tục phân huỷ và cung cấp
chất dinh dưỡng hữu ích cho cây trồng.
Mùn dừa là phế phẩm trong quá trình sản xuất chỉ xơ dừa xuất khẩu, sợi và
bụi thải ra được xử lý làm khô và ép thành khối, khối mùn dừa phải được loại
chát(tanin) trước khi sử dụng (John và Harold, 1999). Ở nước ta dùng loại phế
phẩm này xử lí loại bỏ chất chát, xay nhỏ, thêm các chất khoáng hữu cơ, vi lượng
sẽ tạo ra loại giá thể có độ tơi xốp cao, thông thoáng khí rất thích hợp với việc
trồng hoa, trồng rau trong nhà kính mà không cần đất.
Khi dùng xơ dừa để làm giá thể có thể sử dụng một mình hoặc phối trộn với

than bùn, tro trấu, đất mùn theo tỷ lệ thể tích 1:2:1:1, để trồng rau hoặc trồng các
cây hoa ngắn ngày như trồng hoa chuông trong thời kỳ con non và khi chuyển ra
trồng chậu thì sử dụng hỗn hợp xơ dừa, cát sạch theo tỷ lệ 3:1. Qua phân tích tính
chất nông hóa cho thấy loại giá thể này có khả năng giữ ẩm và thông thoáng khí
cao, có pH từ 6,5 – 7, có trọng lượng riêng thấp, tính ổn định cao (John và
Harold,1999).
 Các loại giá thể
Giá thể phi hữu cơ
- Diatomit: Là loại giá thể lấy từ hóa thạch của tảo đã tồn tại cách đây hàng triệu
năm chứa khoảng 87 – 90% silic.Loại giá thể này ít được sử dụng trong thuỷ canh.
- Đất sét nung (expand clay): Là những viên đất sét có kích thước nhỏ, tròn
được nung nóng ở nhiệt độ cao, có tính trơ, bên trong có nhiều lỗ nhỏ nên tạo nên
tạo được độ thoáng khí và giữ dịch dinh dưỡng khá tốt cho cây, thích hợp cho hệ
thống thủy canh, có thể tái sử dụng nhiều lần.
- Rockwool: Là giá thể được sử dụng rất phổ biến trong các hệ thống thủy
canh hiện nay.Chúng được làm từ đá bazan nung ở nhiệt độ cao và phun ép thành
những sợi nhỏ giống như len. Từ rockwool có thể tạo nhiều hình dạng khác nhau
như: khối vuông, hạt, tấm, cụm xốp phồng lên giống như len.
- Perlite: Là nham thạch từ các núi lửa khi bị nung ở nhiệt độ rất cao làm
chúng nở xốp và có trọng lượng nhẹ giống như bông thủy tinh, tạo được độ thoáng
khí cao.Perlit cũng có thể tạo ra với khối lượng lớn trong công nghiệp.Chúng được
sử dụng rất phổ biến trong thủy canh hoặc trộn trong đất để làm tăng độ xốp của
đất. Vì vậy perlite thường dùng trộn chung với các loại giá thể khác.
- Vermiculite: Giống như perlite, vermiculite là một loại khoáng bị nung ở
nhiệt độ cao cho đến khi giãn nở cực đại và lúc đó chúng nhẹ và xốp.Vermiculite
giữ nước cao hơn perlite và có tính mao dẫn tốt trong hệ thống thủy canh. Tuy nhiên,


24


khả năng giữ nước tốt nên độ thoáng khí không cao, nên vật liệu này có thể được dùng
trộn chung với perlite theo tỉ lệ 1:1 trong các hệ thống thủy canh (Ito, 1999).
- Cát: Trơ về mặt hóa học nên hạn chế đáng kể các mầm bệnh (vi khuẩn,
tuyến trùng) và sâu hại từ đất, có tính mao dẫn tốt, độ thoáng khí cao thuận lợi cho
rễ phát triển. Cát là vật liệu làm giá thể thủy canh rẻ tiền sẳn có ở nước ta đặc biệt
là vùng duyên hải ven biển, thuận lợi cho phát triển thủy canh không hồi
lưu dịch dinh dưỡng. Nhược điểm của cát là cần khử trùng trước khi sử dụng, khả
năng giữ nước kém nên trong quá trình thủy canh cần trộn với một số chất giữ nước
để khắc phục nhược điểm này.
- Sỏi: Sỏi là loại giá thể này rẻ, dễ làm sạch, giữ nước kém, thoát nước
tốt.Tuy nhiên nó rất nặng, trước khi sử dụng phải rửa sạch, nếu hệ thống cung
cấp nước không liên tục thì rễ có thể bị khô. Thích hợp trong các hệ thống thủy
canh tưới nhỏ giọt liên tục hay hệ thống NFT.
Giá thể hữu cơ:
Các giá thể hữu cơ đều có chung nhược điểm là thời gian sử dụng ngắn và có
thể là nơi trú ẩn của nhiều mầm bệnh tiềm ẩn.
- Vụn xơ dừa: Là phế phẩm từ chế biến xơ dừa, khi vỏ dừa được đập nát làm
mất đi cấu trúc ban đầu và tách ra thành sợi nhỏ, những bột mịn phế liệu được dùng
làm giá thể.Giá thể loại này có đặc điểm là giữ nước tốt, độ thoáng cao, rẻ, phổ
biến. Khả năng chứa nước và khí có thể gấp 300 lần so với đất
Tuy nhiên, khi sử dụng trong các hệ thống có hồi lưu dòng dinh dưỡng thì
hạn chế vì chúng giữ nước nhiều, nhưng sử dụng trong các hệ thống không hồi lưu
thì rất tốt vì không cần phải tưới nước liên tục.Trước khi sử dụng người ta cũng
ngâm nước để xơ dừa mất đi chất chát và muối.Tại Hà Lan người ta trộn 50% bụi
xơ dừa và 50% đất sét nung cho kết quả rất tốt (Ito, 1999).
- Mùn cưa: Là phế phẩm của các quá trình chế biến gỗ, loại giá thể này
rẻ, dễ kiếm, khả năng giữ nước tốt, tạo độ ẩm, độ thông thoáng cao thích hợp
cho kỹ thuật rảnh, kỹ thuật túi treo.
- Rơm rạ, bã mía: Loại giá thể này rất rẻ, và phổ biến ở nước ta, độ thông
thoáng, giữ nước tốt.

Sử dụng các vật liệu hữu cơ tự nhiên làm giá thể trồng cây được ứng dụng
rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là các phụ phẩm nông nghiệp. Mỗi địa phương
thường có các loại phụ phẩm nông nghiệp khác nhau như xơ dừa, vỏ quả cà phê, bã
mía, vỏ trấu, vỏ đậu đỗ…trong đó xơ dừa là vật liệu được sử dụng rộng rải ở nhiều
nước trên thế giới. Tại Việt Nam, những năm gần đây, xơ dừa đã và đang được sử


25

dụng làm giá thể trồng cây trong hệ thống nhà lưới nhà kính. Nhiều công ty đã sử
dụng xơ dừa để sản xuất các loại giá thể để ươm cây, giá thể sản xuất rau mầm, giá
thể trồng rau công nghệ cao như công ty đất sạch Dasa, công ty Gino, công
ty Mê Kông. Giá thành của các loại giá thể chế biến sẵn này còn cao vì vậy gây trở
ngại về vốn đầu tư ban đầu cho người nông dân, để giảm chi phí đầu tư và lợi dụng
các nguồn vật liệu khác có sẵn tại địa phương người ta thường phối hợp xơ dừa với
các loại vật liệu khác để tạo thành một giá thể trồng thích hợp cho từng địa phương.
Năm 2001, M.A.I.DAY Anada và W.M.K.B. W Ahundenya nghiên cứu ảnh
hưởng của các hệ thống thủy canh và giá thể khác nhau đến sự phát triển của xà lách
đã tìm ra giá thể xơ dừa phối trộn với trấu hun rất thích hợp cho việc trồng xà lách.
Kết quả nghiên cứu của Jiang, Qing Hai ( 2004) cho thấy để cây sinh trưởng,
phát triển tốt khi phối chế các vật liệu nuôi cấy cần chú ý các điều kiện cơ bản bao
gồm các tính chất:
- Tính chất vật lý, chủ yếu là mức độ tơi xốp, thông thoáng khí, khả năng
hấp thu, khả năng hút nước và độ dày của vật liệu.
- Tính chất hoá học, chủ yếu là độ chua (trị số pH) và mức độ hút dinh
dưỡng. Nếu vật liệu có khả năng hấp thu giữ các ion dinh dưỡng khó bị nước rửa
trôi mới có thể giải phóng dinh dưỡng cung cấp cho cây, giá thể trồng cây (hoặc vật
liệu nuôi cấy) có chất lượng trao đổi ion khá cao có thể tích nhiều dinh dưỡng. Nếu
lượng trao đổi ion thấp chỉ tích được một ít dinh dưỡng thì cần phải thường xuyên
bón phân. Đồng thời, lượng trao đổi ion cao còn có thể hạn chế tốc độ biến đổi trị

số pH.
- Tính chất kinh tế, chủ yếu là mức độ hữu hiệu của vật liệu nuôi cây có thể
sử dụng lại, dễ lấy, tiện cho việc trộn, sạch sẽ, không mùi, giá cả rẻ.
Các vật liệu trồng hoa và cây cảnh thường dùng là : đất, lá mục, đất rác, than
bùn, gạch vụn, mùn cưa, cỏ cây, sỏi…phần lớn các giá thể trồng cây phải phối trộn
2 – 3 vật liệu khác nhau.
Năm 2011, Paul K. Wahome nghiên cứu ảnh hưởng của các hệ thống thủy
canh khác nhau và giá thể trồng trên sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng của
hoa cắt cành Gypsophila đã tìm ra mùn cưa là giá thể trồng thích hợp nhất trong ba
loại giá thể mùn cưa, cát sông và vermiculite.
1.4. Tổng quan về hệ thống thủy canh


×