Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA SINH THÁI NHÂN VĂN TRONG ĐIỀU KIỆN ĐÔ THỊ HÓA Ở VĨNH PHÚC HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.3 KB, 107 trang )

MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Ngày nay môi trường sinh thái và bảo vệ môi trường sinh thái là vấn đề
nhận được sự quan tâm của toàn thể nhân loại. Môi trường sinh thái không còn
là vấn đề của một cá nhân hay một quốc gia, một dân tộc mà còn là vấn đề
chung của toàn thể nhân loại. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo
vệ môi trường đối với sự sinh tồn và phát triển của nhận loại, năm 1972 Hội
nghị môi trường thế giới đã được tổ chức tại STốcKhôm (Thủy Điển), Hội nghị
là cái mốc quan trọng đánh dấu sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới đến
vấn đề môi trường sinh thái. Năm 1992 Liên Hợp quốc ra tuyên bố về môi
trường và phát triển; năm 1997 Hội nghị Ki Ôtô tổ chức ở Nhật Bản đã ra Nghị
định thư về cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính; gần đây năm 2000
Hội nghị môi trường thế giới tổ chức tại Hà Lan đã bàn biện pháp đối phó với
tình trạng trái đất ấm dần lên
Ở Việt Nam, hiện nay đất nước chúng ta đang chuyển sang chặng
đường mới. Chặng đường đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cùng với quá trình công nghiệp hóa thì quá trình đô thị hóa cũng là một tất
yếu khách quan. Trong thời gian qua, quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra
nhanh. Nhưng quá trình đô thị hóa không được kiểm soát tốt sẽ gây ảnh hưởng
đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái. Trong thực tế tài
nguyên đất ở các đô thị bị khai thác triệt để, diện tích cây xanh và mặt nước
giảm, ô nhiễm môi trường đô thị ngày càng tăng; văn hóa, thái độ ứng xử với
môi trường sinh thái của một bộ phận dân cư chưa tốt,….
Hiện nay, quá trình đô thị hoá đang diễn ra vô cùng sôi động trên khắp
mọi miền của đất nước. Trên mảnh đất Vĩnh Phúc, đô thị hoá cũng đã và đang
phát triển mạnh mẽ. Tốc độ đô thị hóa ở Vĩnh Phúc trong mấy năm trở lại đây
vào loại cao so với tốc độ đô thị hóa trung bình của cả nước. Hơn nữa, về lâu
dài, Vĩnh Phúc đang phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

1



2

Trong “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm

2020 và tầm nhìn đến năm 2030” tỉnh xác định “phấn đấu có đủ các yếu tố cơ
bản của một tỉnh công nghiệp vào năm 2015, trở thành thành phố Vĩnh Phúc
vào những năm hai mươi của thế kỷ XXI”[21;33] (*). Quá trình đô thị hóa ở Vĩnh
Phúc tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của cuộc sống người dân trong tỉnh,
trong đó có văn hóa sinh thái. Quá trình đô thị hoá cũng khiến cho Vĩnh Phúc
phải đối mặt với nhiều thách thức lớn lao: vấn đề dân số, việc làm, tình hình rác
thải công nghiệp, ô nhiễm môi trường, sự biến đổi về văn hoá, đạo đức lối sống
Môi trường đô thị ở Vĩnh Phúc đâng bị ô nhiễm, đặc biệt ở những khu
đô thị liền kề với khu công nghiệp, làng nghề, mức độ ô nhiễm nước, không
khí, ô nhiễm đất đã rất trầm trọng. Điển hình như,“ở thành phố Vĩnh Yên, thị
xã Phúc Yên, thị trấn Thanh Lãng, thị trấn Vĩnh Tường,… ô nhiễm môi trường
đất, nước, không khí ngày càng nặng và mức độ ô nhiễm đang tăng theo thời
gian. Hàm lượng bụi trong không khí ở những nơi này đã vượt 4,8 – 7,1 lần so
với tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam; nồng độ các chất gây ô nhiễm môi
trường nước đã vượt 5,9 lần so với tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam. Chất
lượng nước của một số hồ ở thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, thị trấn
Vĩnh Tường không đủ tiêu chuẩn để dùng cho sinh hoạt”[7;71]
Những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường ở Vĩnh Phúc,
có nguyên nhân khách quan và cả nguyên nhân chủ quan do ý thức của con
người ứng xử với môi trường sinh thái thiếu tích cực. Văn hóa sinh thái nhân
văn chưa được chú ý. Người dân chưa xây dựng cho mình một nếp sống văn
hóa sinh thái nhân văn. Vì lợi ích kinh tế, con người sẵn sàng xả nước thải
chưa qua xử lý ra các dòng sông, con kênh, hồ nước; khai thác đất và khai thác
rừng quá mức;… gây nên những cuộc khủng hoảng sinh thái, đe dọa môi
trường xã hội. Mâu thuẫn giữa môi trường và xã hội đang là một hiện thực. Để


2

*

Từ đây trở đi:

- Số thứ nhất chỉ số thứ tự trong danh mục tài liệu tham khảo
- Số thứ hai chỉ số trang trong danh mục tài liệu tham khảo

2


góp phần giải quyết mâu thuẫn đó cần tạo ra một cuộc sống hài hòa, hòa hợp
giữa con người với tự nhiên. Nói cách khác con người cần tạo cho mình cách1
ứng xử có văn hóa với môi trường sinh thái. Xây dựng một nếp sống văn hóa
sinh thái mang tính nhân văn.
Từ những sự phân tích như trên cho thấy việc nghiên cứu về xây dựng
nếp sống văn hóa sinh thái nhân văn trong điều kiện đô thị hóa ở Vĩnh Phúc là
rất cần thiết.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trong những thập niên gần đây vấn đề văn hóa sinh thái đã được các
nhà khoa học tiếp cận nghiên cứu dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau để
có thể tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất bảo vệ môi trường sống cho quá
trình phát triển xã hội.
Đầu tiên phải kể đến những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lê nin đã có
những đóng góp quan trọng vào việc đặt nền tảng nghiên cứu và giải quyết
vấn đề sinh thái hiện đại. C. Mác người sáng lập ra phép biện chứng duy vật,
ngay từ năm 1844 trong “Bản thảo kinh tế - triết học” đã chỉ ra con người –
xã hội, giới tự nhiên nằm trong hệ thống thống nhất, trong đó giới tự nhiên là

nguồn gốc sinh thành con người, “tự nhiên là thân thể vô cơ của con
người”[37;131], tự nhiên là môi trường sống của con người. Song hoạt động của
con người là hoạt động có ý thức, con người biết “ngắm nhìn bản thân mình
trong thế giới do mình sáng tạo ra”[37;131]. Từ đó C. Mác đã sớm cảnh báo về
những nguy cơ do hành vi ứng xử thiếu văn hóa của con người đối với giới tự
nhiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại, vận động và phát triển của giới tự
nhiên và xã hội loài người. Cùng quan điểm với C Mác, trong tác phẩm “Biện
chứng của tự nhiên” , Ph. Ăngghen cũng đã nói đến mối quan hệ giữa con
người và giới tự nhiên. Đồng thời ông cũng nêu lên sự khác nhau giữa loài vật
và loài người trong mối quan hệ thích nghi, biến đổi với môi trường tự nhiên.
Cái khác cơ bản giữa con người và loài vật không chỉ thể hiện ở chỗ hoạt động
của con người là hoạt động có ý thức, mà ông đã lường trước được những hậu
1

3


quả sẽ xảy ra và cảnh báo chúng ta “không nên quá tự hào về những thắng lợi
của chúng ta với giới tự nhiên, bởi vì mỗi lần chúng ta đạt được một thắng lợi
là mỗi lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta” [50;654]. Rất tiếc, sự cảnh tỉnh đó
của Ph. Ăngghen trong một thời gian dài đã không được con người - xã hội
quan tâm một cách đầy đủ
Trong thập niên cuối của thế kỷ XX, ở các nước Tư bản đã xuất hiện
nhiều tác phẩm của các nhà khoa học trình bày hiện trạng môi trường thế giới
và đề xuất các phương hướng khắc phục. Trong đó, tiêu biểu có: “Một thế
giới không thể chấp nhận được” của Rome Dumong, Hà Nôi 1990; “Cạm bẫy
– phát triển: cơ hội và thách thức” của James Goldsmith, Hà Nội, 1997
Ở nước ta, trong những năm 1980 đã có một số công trình, bài viết về
môi trường sinh thái của các tác giả như: Nguyễn Trọng Chuẩn với “Những tư
tưởng của Ph. Ăngghen về quan hệ giữa con người và tự nhiên”, tạp chí triết

học số 4, 1980; “Triết học – khoa học tự nhiên – khoa học kỹ thuật”, NXB
Tiến bộ Mátxitcova (tiếng Việt), 1987 ; Đoàn Cảnh với “Những vấn đề sinh
thái và môi trường ở Việt Nam”, NXb TP Hồ Chí Minh, 1980,…. Những bài
viết của các tác giả đã đề cập đến các khía cạnh thực trạng môi trường, đề xuất
phương hướng và giải pháp khắc phục.
Sau Đai hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng cộng sản Việt
Nam, công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa và quá trình đô thị hóa ở
nước ta được đẩy mạnh. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa một mặt
mang lại những hiệu quả tích cực: kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống nhân
dân về vật chất và tinh thần được cải thiện, điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt
hơn,... Nhưng mặt khác quá trình Công nghiệp hóa và đô thị hóa cũng có
những tác động tiêu cực, đặc biệt là về môi trường sinh thái. Thời gian này
công tác bảo vệ môi trường của Đảng, Nhà nước đã được chú ý. Đã có những
công trình khoa học và tác phẩm, bài viết về môi trường sinh thái như:
Chương trình khoa học và công nghệ cấp Nhà Nước về bảo vệ môi trường:
Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, tuyển tập báo cáo tại hội thảo quốc

4


gia về bảo vệ môi trường, Hà Nội, 7-9/10/1993; Lê Trọng Cúc và A T Rambo
với “Một số vấn đề sinh thái nhân văn ở Việt Nam”, NXB Nông nghiệp, Hà
Nội, 1995; Phạm Văn Boong với “Ý thức sinh thái và vấn đề phát triển lâu
bền”, NXb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2002; tập thể tác giả Trần Lê Bảo,
Hoàng Duy Chúc, Vũ Minh Tâm, Phạm Thị Ngọc Trầm với tác phẩm “Văn
hóa sinh thái – nhân văn”, NXB ĐH Sư Phạm, 2005;. Những tác phẩm, bài
viết của các tác giả trên đã đề cập đến các khía cạnh như: thực trạng môi
trường, sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sinh thái, đối tượng và chức năng
của văn hóa học sinh thái nhân văn; sự hình thành và phát triển của văn hóa
học sinh thái nhân văn; các lĩnh vực của môi trường sinh thái nhân văn,…

Những năm gần đây đã có một số tác giả có các luận án, luận văn bàn
về môi trường sinh thái, như Đỗ Thị Ngọc Lan với đề tài “Mối quan hệ giữa
thích nghi và biến đổi môi trường tự nhiên của con người trong quá trình hoạt
động sống”; Bùi Văn Dũng với đề tài “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và bảo vệ môi trường cho sự phát triển lâu bền”; Phan Hoàng Dũng với đề tài
“Vấn đề sinh thái xã hội ở Việt Nam hiện nay”,…
Đặc biệt, ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật bảo vệ môi trường để thay thế Luật
bảo vệ môi trường năm 1993. Luật này có 134 điều được thể hiện trong 14
chương. Luật này là các chuẩn mực quan trọng hàng đầu để bảo vệ môi trường
ở nước ta nói chung và các tỉnh, thành phố nói riêng. Luật đã quy định những
hành vi bảo vệ môi trường cần được thực hiện của các tổ chức, doanh nghiệp,
xã hội, cộng đồng dân cư và các cá nhân. Thực hiện các chuẩn mực này cũng
là thực hiện các hành vi văn hóa trong ứng xử với môi trường.
Trong phạm vi tỉnh Vĩnh Phúc, thời gian gần đây cũng đã có một số dự
án bảo vệ môi trường sinh thái của Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh, như “Dự
án SEF/26/02”, “Dự án Bảo vệ môi trường ở Khai Quang”,… Ngoài ra còn
có một số tác phẩm, bài viết của các tác giả đề cập đến vấn đề biến đổi tư
tưởng, văn hóa – xã hội của người dân tỉnh Vĩnh Phúc dưới tác động của đô

5


thị hóa, như: Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Thanh, Nguyễn Thế Trường đồng chủ biên
cuốn“Tác động của đô thị hóa, công nghiệp hóa tới phát triển kinh tế và biến
đổi văn hóa xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc”, NXB Khoa học xã hội, 2009; Nhà
giáoNguyễn Khắc Bộvới bài viết “Hoạt động bảo vệ môi trường ở Vĩnh
Phúc” in trên tạp chí Khoa học Công nghệ môi trường và con người Vĩnh
Phúc, NXB Nông nghiệp, 2005; Tiến sỹ Nguyễn Thế Trường với bài viết
“Gắn kết giữa Khoa học và công nghệ với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã

hội ở Vĩnh Phúc” in trên tạp chí Khoa học Công nghệ môi trường và con
người Vĩnh Phúc, NXB Nông nghiệp, 2005,…… Tuy nhiên việc nghiên cứu
vấn đề xây dựng nếp sống văn hóa sinh thái trong điều kiện đô thị hóa ở tỉnh
Vĩnh Phúc một cách có hệ thống thì hầu như chưa có tác giả nào đề cập.
Mặt khác chính sự căng thẳng và bức xúc của vấn đề môi trường sống
đòi hỏi con người không chỉ tìm ra những giải pháp thích hợp mà còn cần phải
có hoạt động thiết thực và kịp thời. Trong đó, bước đi đầu tiên nhưng có tính
chất quyết định là phải xây dựng được nếp sống văn hóa sinh thái nhân văn
cho con người. Do đó việc xây dựng nếp sống văn hóa sinh thái nhân văn
trong điều kiện Công nghiệp hóa, đô thị hóa ở Vĩnh Phúc đã trở thành vấn đề
cấp bách. Tuy nhiên, trong thực tế vấn đề xây dựng nếp sống văn hóa sinh thái
nhân văn trong điều kiện Đô thị hóa một cách có hệ thống vẫn chưa được
nghiên cứu nhiều. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Xây dựng nếp sống văn hóa
sinh thái nhân văn trong điều đô thị hóa ở Vĩnh Phúc hiện nay” với hy vọng
góp phần nhỏ bé vào việc giải quyết cơ sở lý luận và thực tiễn của văn hóa
sinh thái nhân văn ở Vĩnh Phúc hiện nay.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Mục đích: luận văn xuất phát từ quan điểm của triết học mácxit bàn về
văn hóa sinh thái và mối quan hệ giữa giới tự nhiên và đời sống của con người
xã hội, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp có tính định hướng trong việc
xây dựng nếp sống văn hóa sinh thái nhân văn trong điều kiện đô thị hóa ở
Vĩnh Phúc
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nếp sống văn hóa sinh thái nhân văn

6


Phạm vi nghiên cứu là xây dựng nếp sống văn hóa sinh thái nhân văn
trong điều kiện Đô thị hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay
4. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả

Luận văn trình bày về những khái niệm: Sinh thái, sinh thái nhân văn,
văn hóa sinh thái nhân văn; nếp sống văn hóa sinh thái nhân văn. Luận chứng
và làm rõ thực trạng xây dựng nếp sống văn hóa sinh thái nhân văn trong điều
kiện đô thị hóa ở Vĩnh Phúc hiện nay; xác định nhứng phương hướng và giải
pháp xây dựng nếp sống văn hóa sinh thái nhân văn ở Vĩnh Phúc hiện nay.
Những đóng góp mới của luận văn: Luận văn phân tích và làm rõ nếp
sống văn hóa sinh thái, đồng thời đưa ra những phương hướng và giải pháp để
xây dựng nếp sống văn hóa sinh thái trong điều kiện đô thị hóa ở Vĩnh Phúc
hiện nay
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp luận của triết học
Mác - Lê nin, đặc biệt phương pháp biện chứng duy vật. Ngoài ra còn sử dụng
phương pháp logic lịch sử, điều tra thực tế, phân tích so sánh, tiếp cận hệ thống.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm hai chương và 4 tiết

Chương 1
NẾP SỐNG VĂN HÓA SINH THÁI NHÂN VĂN - NHỮNG VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Nghiên cứu về lối sống, nếp sống văn hóa sinh thái nhân văn là một vấn
đề còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Những khía cạnh cụ thể về lĩnh vực sinh thái
đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở những khía cạnh khác
nhau, chẳng hạn: khía cạnh là một bộ môn khoa học tự nhiên (sinh thái học –
7


sinh học), khía cạnh kinh tế (kinh tế - sinh thái), khía cạnh pháp luât (luật và
các văn bản dưới luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường), khía

cạnh y học (y – sinh thái)… Tuy nhiên việc nghiên cứu khía cạnh nếp sống
văn hóa sinh thái (với tư cách là một nội dung thể hiện của ý thức xã hội)
trong quan hệ với tự nhiên, từ đó đưa ra những cái chung cho hoạt động của
con người, làm cho mỗi suy nghĩ, hành động, việc làm của mỗi người dân trở
thành những thói quen, những tập quán, những cách ứng xử tốt với môi trường
sinh thái. Những thói quen, tập quán, cách ứng xử tốt đẹp đó ăn sâu vào nếp
nghĩ, hành động, việc làm của mỗi cư dân đô thị, hình thành ý thức tôn trọng
và bảo vệ thiên nhiên. Muốn vậy, chúng ta phải xây dựng được nếp sống văn
hóa sinh thái mang tính nhân văn. Nếp sống văn hóa, ở đây là một hình thức
thể hiện của ý thức xã hội. Vì vậy, chúng tôi chỉ đề cập nếp sống văn hóa sinh
thái nhân văn từ góc độ triết học.
Để đi tìm hiểu nếp sống văn hóa sinh thái nhân văn, chúng tôi trước hết
nghiên cứu một cách cô đọng, khái quát nhất những khái niệm: sinh thái, hệ
sinh thái, sinh thái nhân văn, môi trường, môi trường sinh thái và môi trường
sinh thái nhân văn; văn hóa, văn hóa sinh thái nhân văn và nếp sống văn hóa
sinh thái nhân văn.
1.1.1. Những khái niệm sinh thái, sinh thái học, sinh thái nhân văn.
1.1.1.1. Sinh thái
Sinh thái theo tiếng Hy Lạp là “oikos”. “Oikos” có hai cách hiểu: Thứ nhất
có nghĩa là nhà ở, nơi cư trú, nơi sinh sống; thứ hai có nghĩa là tồn tại sự sống.
Một trong những đặc trưng cơ bản nhất của sự sống là quá trình trao đổi
chất thường xuyên của cơ thể sống với môi trường sống, từ đó có cách hiểu thứ
ba về sinh thái, đó là: mối quan hệ giữa cơ thể sống với môi trường xung quanh.
1.1.1.2.Sinh thái học
Sinh thái học theo tiếng Hy Lạp là “Oikoslogos”. Ở đây “logos” có
nghĩa là khoa học, học thuyết, do đó chúng ta có thể hiểu “Oikoslogos” có

8



nghĩa là học thuyết về nơi ở, chỗ ở, nơi cư trú, về điều kiện sinh sống, hay môi
trường sinh sống của sinh vật. Ở đây, ngay từ nghĩa gốc của thuật ngữ
“Oikoslogos” đã cho chúng ta thấy một điều đó là: mọi sinh vật đều có nhà ở,
nơi sinh sống riêng đặc trưng cho mình; nhà ở, nơi sinh sống chính là những
điều kiện môi trường đảm bảo cho sự sinh tồn và phát triển của chúng. Việc các
sinh vật “lựa chọn” cho mình một nơi cư trú thích hợp không phải là hoàn toàn
ngẫu nhiên, mà phụ thuộc vào mối quan hệ của cơ thể chúng với những điều
kiện của môi trường xung quanh. Đó là sự phản ứng thích nghi hay không thích
nghi của cơ thể sinh vật (trong đó có con người) đối với những yếu tố môi
trường như: không khí, ánh sáng, đất, nước,….
Ban đầu, “Oikoslogos” với cách hiểu là học thuyết về nơi ở, chỗ ở, nơi
cư trú được khẳng định trong khoa học như là tên gọi của một trong những bộ
phận của sinh học. Thuật ngữ này được nhà sinh vật học người Đức là
E.Hecken lần đầu tiên đưa vào bài giảng khoa học của mình năm 1866. Theo
Hecken thì sinh thái học đó là khoa học về môi trường tồn tại của các cơ thể
sống. Sinh thái học nghiên cứu những mối liên hệ chung của động vật với môi
trường vô cơ và hữu cơ của chúng.
Ngày nay, ý nghĩa của sinh thái học đã vượt ra ngoài phạm vi ngành
sinh học, đối tượng nghiên cứu của nó cũng hoàn thiện hơn. Trải qua hàng
trăm năm phát triển, đã có đến hàng trăm định nghĩa khác nhau về sinh thái
học theo cả lối cổ điển và hiện đại. Phạm Thị Ngọc Trầm trong tác phẩm
“Môi trường sinh thái - vấn đề và giải pháp” đã định nghĩa “sinh thái học đó
là khoa học nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa xã hội loài người và sinh
quyển”[65;15]. Định nghĩa này mang tính khái quát cao, nó hoàn toàn phù hợp
với quan điểm của sinh thái học hiện đại, khi tiến từ việc nghiên cứu mối quan
hệ “cơ thể - môi trường” sang nghiên cứu mối quan hệ “con người – tự nhiên,
xã hội – sinh quyển”. Vì vậy sinh thái học đã mở rộng phạm vi nghiên cứu khi
không dừng ở phạm vi môn sinh vật học mà đã tiến tới tiếp cận cái chung hơn,
khái quát hơn, tiếp cận với những vấn đề triết học.


9


1.1.1.3. Sinh thái - nhân văn
Sinh thái nhân văn là một bộ môn khoa học đang trong quá trình hình
thành và phát triển. Sự ra đời của sinh thái nhân văn là kết quả tất yếu do nhu
cầu hoạt động thực tiễn của xã hội và sự phát triển của sinh thái học.
Sinh thái học nhân văn có nhiệm vụ nghiên cứu mối quan hệ qua lại và
sự tác động lẫn nhau giữa xã hội với tự nhiên và sự điều khiển một cách có ý
thức mối quan hệ đó nhằm đảm bảo những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự
tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người. Trước kia con người
chưa chú ý đúng mức tới mối quan hệ này. Ph. Ăngghen đã nhận xét, từ trước
tới nay khoa học tự nhiên, cũng như triết học đã hoàn toàn coi thường ảnh
hưởng hoạt động của con người đối với tư duy của họ. Một trong hai môn
khoa học đó, một mặt chỉ biết có tự nhiên, mặt khác chỉ biết có tư tưởng.
Nhưng chính việc người ta biến đổi tự nhiên chứ không phải một mình giới tự
nhiên, với tính cách tự nhiên là cơ sở chủ yếu nhất và trực tiếp nhất của tư duy
con người, và trí tuệ con người đã phát triển song song với việc người ta đã
học cách cải biến tự nhiên.
Trong thực tiễn lịch sử đã diễn ra nhiều bi kịch về sự tác động của giới
tự nhiên, môi trường sống lên đời sống con người, đời sống xã hội.….. Những
bi kịch ấy đã dạy cho người ta thấy rằng, chính chúng ta đang hủy diệt chính
mình. Thế giới không thuộc về anh, mà anh thuộc về thế giới. Anh chỉ có
quyền đổi mới thế giới trong phạm vi nó cho phép. Vượt qua giới hạn ấy anh
là kẻ thù của loài người.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, loài người đã chứng kiến sự tàn phá
của chiến tranh đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, đặc biệt sự
nguy hại đối với môi trường do vũ khí nguyên tử gây ra.
Mặt khác, sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước tư bản chủ nghĩa
đẩy mạnh sản xuất để phục hồi và phát triển kinh tế. Với lực lượng sản xuất

dựa trên trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại chưa được hoàn thiện,

10


sự tác động của sản xuất xã hội lên môi trường tự nhiên mạnh như vũ bão
nhưng đồng thời cũng để lại nhiều hậu quả tiêu cực. Các nhà khoa học lúc này
đã nhìn thấy nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường
sống. Ở một số nước Phương Tây đã hình thành quan điểm tăng trưởng số 0.
Phong trào bảo vệ môi trường sống đã xuất hiện và nhanh chóng lan rộng
khắp các nước và được mọi tầng lớp trong xã hội ủng hộ, đặc biệt là các nhà
khoa học. Như vậy, sinh thái học đến đây đã đưa được yếu tố xã hội vào trong
nội dung nghiên cứu của nó, từ đó sinh thái học nhân văn hay còn gọi là sinh
thái học xã hội ra đời. Theo nhà sinh thái học người Nga, E. V. Ghiruxov thì
“Sinh thái học – xã hội trong dạng hiện đại của mình chỉ mới xuất hiện vào
cuối những năm 60 của thế kỷ XX”[17;22].
Đến đây, chúng ta có thể khẳng định: sinh thái học nhân văn ra đời xuất
phát từ nhu cầu hoạt động thực tiễn của xã hội, đồng thời là kết quả phát triển
bên trong của khoa học, phản ánh những mâu thuẫn của thời đại. Sinh thái học
nhân văn là một đầu mối quan trọng đặc biệt, ở đó kết hợp được những
khuynh hướng khoa học khác nhau với thực tiễn của nhân loại. Cơ sở khoa
học tự nhiên của sinh thái học nhân văn là nghiên cứu các quy luật tự điều
chỉnh của tự nhiên, nghĩa là những quy luật biểu hiện tính có trật tự, tính tự
điều chỉnh, tự bảo vệ, tự làm sạch của chu trình trao đổi chất, năng lượng và
thông tin của sinh quyển trong sự thống nhất và gắn bó chặt chẽ với các chu
trình phi sinh học của tự nhiên. Cơ sở khoa học của sinh thái học nhân văn là
những tri thức của con người về những hiện tượng xã hội và những quy luật
phát triển của chúng như về tổ chức và quản lý, các yếu tố ý thức, tinh thần và
văn hóa, khả năng thích ứng và tự điều chỉnh của con người và xã hội nhằm
bảo vệ hệ thống con người – xã hội và tự nhiên.

Với tư cách là khoa học nghiên cứu mối quan hệ qua lại và tác động lẫn
nhau giữa con người, xã hội và tự nhiên, sinh thái học nhân văn đặc biệt quan
tâm đến vị trí, vai trò của con người trong sinh quyển, về cách thức xác định
những điều kiện tự nhiên tối ưu đối với sự sống của con người trong sự phát

11


triển xã hội, cũng như sự tác động của con người đến các yếu tố khác của sinh
quyển. Vì vậy sinh thái học nhân văn có nhiệm vụ nghiên cứu những quy luật
tự điều chỉnh của sinh quyển và các phương pháp sử dụng chúng bởi con
người, nhằm bảo đẳm những điều kiện tự nhiên cho sự phát triển của xã hội. Ở
đây, chúng ta thấy một điều là phải thay đổi sự bảo vệ tự nhiên một cách thụ
động sang bảo vệ tự nhiên một cách tích cực, chủ động, đó là yêu cầu cấp thiết
của thời đại.
Như vậy, sinh thái học nhân văn là một khoa học nghiên cứu mối quan
hệ qua lại và sự tác động lẫn nhau giữa xã hội và tự nhiên – những quy luật
vận động của sinh quyển và sự vận dụng một cách có ý thức của con người
những quy luật sinh thái học đó vào hoạt động thực tiễn nhằm bảo đảm những
điều kiện cần thiết cho sự phát triển bền vững của xã hội hay nói một cách
khác sinh thái học nhân văn là một môn khoa học nghiên cứu những phương
pháp, cách thức tổ chức hoạt động của con người trong lĩnh vực quan hệ qua
lại và tác động lẫn nhau giữa con người và tự nhiên, dựa trên cơ sở những yêu
cầu khách quan giữa các quy luật sinh thái học nhằm bảo đảm sự phát triển hài
hòa giữa xã hội và tự nhiên
1.1.1.4. Môi trường, môi trường sinh thái và môi trường sinh thái - nhân văn
Môi trường là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những điều kiện bao
quanh một thực thể hay một nhóm thực thể nào đó. Môi trường được hiểu theo
nhiều cấp độ khác nhau, theo đó chúng ta có các khái niệm về môi trường sinh
thái và môi trường sinh thái nhân văn

Một là, môi trường được hiểu là toàn bộ thế giới vật chất với tất cả sự
đa dạng, muôn màu, muôn vẻ, luôn vận động, biến đổi và tồn tại khách quan.
Đó là môi trường trái đất hay môi trường toàn cầu
Hai là, môi trường được hiểu theo nghĩa là môi trường sống. Theo cách
hiểu này thì môi trường chính là sinh quyển – ngôi nhà chung của tất cả mọi
sinh vật trên trái đất, kể cả con người và xã hội loài người với tư cách là
những hệ thống vật chất sống. Môi trường sống bao gồm cả những yếu tố vô

12


cơ và hữu cơ. Môi trường vô cơ bao gồm có nhiều yếu tố không sống, chúng
chỉ đơn thuần mang tính chất vật lý, hóa học và khí hậu (ánh sáng, không khí,
…). Môi trường hữu cơ gồm có những yếu tố sống (sinh học) như động vật,
thực vật, nấm, tảo, địa y,… cùng các chất thải của chúng qua quá trình trao đổi
chất và các xác chết của chúng. Giữa các yếu tố vô cơ và các yếu tố hữu cơ
trong môi trường sống có mối quan hệ khăng khít, tác động qua lại lẫn nhau.
Môi trường sống còn được gọi là môi trường sinh thái tự nhiên hay môi trường
sinh thái. Theo tập thể tác giả Trần Lê Bảo, Vũ Xuân Kính, Phạm Thị Ngọc
Trầm, Vũ Minh Tâm thì “môi trường sinh thái là môi trường sống hay cái
nhà ở của sinh vật, bao gồm tất cả các điều kiện xung quanh có liên quan đến
sự sống của sinh thể”[4;14]
Ba là, môi trường được hiểu là môi trường sống của con người và xã hội
loài người, nó bao gồm sinh quyển và xã hội loài người hay còn được gọi là môi
trường sinh thái nhân văn. Đó là môi trường của mối quan hệ và tác động lẫn
nhau giữa con người và xã hội loài người với các yếu tố của sinh quyển. “Môi
trường sinh thái nhân văn là tổng hợp tất cả những điều kiện tự nhiên và xã hội,
cả vô cơ lẫn hữu cơ, có liên quan đến sự sống của con người, sự tồn tại và phát
triển của xã hội”[4;15]
Môi trường sinh thái nhân văn bao gồm tất cả những điều kiện tự nhiên

vốn có, cùng những tạo phẩm văn hóa do bàn tay và khối óc của con người tạo
nên từ các chất liệu lấy từ tự nhiên (mối quan hệ giữa con người và tự nhiên) và
các mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người với người (mối quan hệ giữa con
người với xã hội). Đó là môi trường tự nhiên – xã hội hay môi trường tự nhiên
người hóa
Tuy con người đã tạo ra cho mình một môi trường sống mới – môi trường
xã hội, môi trường xã hội khác về chất so với môi trường tự nhiên, song sự sống
của con người, sự tồn tại, phát triển của xã hội không thể tách rời khỏi môi
trường tự nhiên. Về vấn đề này, Ph. Ăng ghen đã nói “Có thể xem xét lịch sử

13


dưới hai mặt, có thể chia lịch sử ra thành lịch sử tự nhiên và lịch sử nhân loại.
Tuy nhiên hai mặt đó không tách rời nhau. Chừng nào mà con người còn tồn tại
thì lịch sử của họ và lịch sử tự nhiên quy định lẫn nhau”[4;25]
1.1.2. Văn hóa, văn hóa học sinh thái - nhân văn, nếp sống văn hóa
sinh thái nhân văn và vai trò của nếp sống văn hóa sinh thái nhân văn
trong đời sống xã hội
1.1.2.1.Văn hóa
Văn hóa là một từ tiếng Hán, do Lưu Hướng, người thời Tây Hán nêu ra
đầu tiên. Lúc bấy giờ, hai chữ văn hóa có nghĩa là “dùng văn để hóa”, nói một
cách khác, văn hóa tức là dùng văn để giáo hóa con người – văn trị giáo hóa.
Văn hóa được dùng để đối lập với vũ lực.
Văn hóa theo nghĩa gốc của tiếng Latinh là “culture” có nghĩa là khai
vỡ đất hoang, gieo trồng, trồng trọt. Như vậy, ngay từ đầu thuật ngữ văn hóa
đã xuất phát từ một hoạt động lao động sản xuất, hoạt động đầu tiên và cũng là
quan trọng nhất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, hoạt
động không bao giờ có thể tách rời khỏi sự tác động của thiên nhiên, hoạt
động có sự gắn bó chặt chẽ giữa lao động của con người với đất đai – nguồn

gốc sản sinh ra mọi của cải.
Ở Phương Tây, để chỉ đối tượng mà chúng ta nghiên cứu, người Pháp,
người Anh có từ "culture”, người Đức có từ “kurtu”, người Nga có từ
“cultura”. Những chữ này có chung gốc Latinh là chữ “cultus amini” là trồng
trọt tinh thần. Như vậy, có thể hiểu chữ “cultus” là văn hóa với hai khía cạnh:
trồng trọt, thích ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên và giáo dục đào tạo cá thể
hay cộng đồng để họ không còn là con vật tự nhiên, và họ có những phẩm chất
tốt đẹp.
Đến giữa thế kỷ XIX, do sự phát triển của các khoa học như: nhân loại
học, xã hội học, dân tộc học,… khái niệm văn hóa đã thay đổi. Người đầu tiên
đưa ra định nghĩa mới về văn hóa là Taylor, nhà nhân loại học đầu tiên của
nước Anh. Ông nói: “Văn hóa là một tổng thể phức tạp, bao gồm tri thức, tín

14


ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và cả những năng lực, thói
quen mà con người đạt được trong xã hội”[30;7].
Ngày nay, từ định nghĩa gốc văn hóa, đã có đến hàng trăm định nghĩa
khác nhau về văn hóa. Xuất phát từ những khía cạnh khác nhau của đời sống
xã hội: từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần, từ những khái quát rộng
lớn, bao trùm như thế giới quan, nhân sinh quan đến những khía cạnh rất cụ
thể của cuộc sống đời thường như: đạo đức, thẩm mỹ, luật pháp, thị trường,
sinh thái,…. Mà mỗi nhà nghiên cứu có một cách định nghĩa riêng về văn hóa,
phụ thuộc vào cách tiếp cận, góc nhìn, những cứ liệu, mục đích riêng.
Qua nghiên cứu, chúng tôi nghiêng về định nghĩa văn hóa của Nguyễn
Ngọc Thêm. Trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, ông định nghĩa “Văn
hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa
con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”[63;28]. Định nghĩa này

đã nêu bật được bốn đặc trưng quan trọng của văn hóa: tính hệ thống, tính giá
trị, tính lịch sử, tính nhân sinh.
1.1.2.2.Văn hóa sinh thái nhân văn
Văn hóa sinh thái nhân văn là một khoa học nghiên cứu tất cả những giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình con người
quan hệ, tác động và biến đổi giới tự nhiên nhằm tạo ra cho mình những tạo
phẩm văn hóa thỏa mãn các nhu cầu vật chất, tinh thần và một môi trường
sống ngày càng phù hợp hơn, thuận lợi hơn, tốt đẹp hơn.
Trong các tạo phẩm văn hóa sinh thái nhân văn do con người tạo ra từ
các chất liệu tự nhiên, thì ngoài các giá trị vật chất và tinh thần, như mọi giá trị
văn hóa, còn có giá trị sinh thái, nghĩa là phải thể hiện được mối quan hệ gắn
bó hài hòa giữa con người với tự nhiên, phù hợp với cảnh quan xung quanh.
Để tạo ra được những tạo phẩm văn hóa có giá trị sinh thái trường tồn thì
ngoài sự sáng tạo và lao động còn đòi hỏi ở con người sự hiểu biết sâu sắc,
một tình yêu và sự hòa đồng với thiên nhiên. Do vậy, mục đích cuối cùng của

15


văn hóa sinh thái nhân văn là tiến đến xây dựng mối quan hệ hài hòa thật sự
giữa con người với tự nhiên, hướng đến sự phát triển bền vững.
1.1.2.3.Nếp sống văn hóa sinh thái nhân văn và vai trò của nếp sống
văn hóa sinh thái nhân văn trong đời sống xã hội
Khái niệm nếp sống văn hóa sinh thái nhân văn
Để đi tìm hiểu khái niệm nếp sống văn hoá sinh thái nhân văn, chúng tôi
bắt đầu từ việc làm rõ khái niệm lối sống, nếp sống.
Thứ nhất, về khái niệm lối sống. Lối sống là hoạt động của con người
trên mọi phương diện, từ lao động, sinh hoạt, các hoạt động chính trị, xã
hội, hoạt động bảo vệ môi trường, văn hoá, giáo dục, thể dục thể thao,… Về
bản chất lối sống gắn liền với giá trị văn hoá tinh thần của con người, chịu

sự tác động của phương thức sản xuất, ý thức xã hội, trở thành quy tắc
mang tính xã hội.
Lối sống là một khái niệm có tính tổng hợp và đồng bộ, bao gồm các
mối quan hệ kinh tế, xã hội, tư tưởng, tâm lý, đạo đức, văn hoá và các mối
quan hệ khác của con người được hình thành từ hình thái kinh tế xã hội nhất
định. Xung quanh khái niệm lối sống đã có rất nhiều cách định nghĩa khác
nhau. Lê Viết Thụ trong tác phẩm, “Công tác văn hóa quần chúng” đã định
nghĩa “lối sống là một tổng thể, một hệ thống những đặc điểm chủ yếu nói lên
hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong
những điều kiện của một hình thức kinh tế - xã hội nhất định”[66;120]
Như vậy có thể thấy, lối sống là những cách thức, phép tắc tổ chức và
điều khiển đời sống cộng đồng đã được thừa nhận rộng rãi thành các quy tắc
chuẩn mực chung.
Lối sống là một thói quen có tính định hướng, có chất lượng lý tưởng là
phương cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc, nền văn hoá, đặc trưng văn
hoá của một cộng đồng. Lối sống không chỉ là hành vi như cách ăn mặc, đi lại,
nó là hành vi hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tư duy, làm việc và phương cách
xử lý các mối quan hệ.
Lối sống có quan hệ chặt chẽ với phương thức sản xuất của mỗi thời
đại, trong “Hệ tư tưởng Đức” C. Mác có viết “không nên nghiên cứu phương

16


thức sản xuất ấy đơn thuần theo khía cạnh nó là sự tái sản xuất ra sự tồn tại
thể xác của những cá nhân ấy, một hình thức nhất định của sự biểu hiện đời
sống của họ, một lối sống nhất định của họ”[47;269]. Ở đây, C. Mác muốn nói
lên ba ý sau: Con người muốn sống được, nghĩa là muốn tái sản xuất ra sự tồn
tại thể xác của mình trước hết phải sản xuất; Phương thức sản xuất là một hình
thức hoạt động của con người, thông qua hoạt động đó mà con người biểu hiện

đời sống của mình, biểu hiện bản thân mình; Phương thức sản xuất là một
phương thức sinh sống nhất định của con người, là mặt cơ bản của lối sống.
Vì vậy, tìm hiểu lối sống trước hết từ phương thức hoạt động sản xuất
của con người, ở mặt quan hệ với thiên nhiên. Phương thức sản xuất là điều
kiện kinh tế - xã hội của lối sống, là cơ sở để tìm hiểu lối sống. Tuy nhiên,
không thể đồng nhất phương thức sản xuất và lối sống được. Phạm vi của lối
sống rộng lớn hơn phương thức sản xuất. Ngoài hoạt động sản xuất, con người
còn có các hoạt động khác như hoạt động xã hội, hoạt động chính trị, hoạt
động tư tưởng và văn hóa,…
Thứ hai, về khái niệm nếp sống. Khái niệm nếp sống có phạm vi hẹp
hơn khái niệm lối sống. Nếp sống bao gồm những cách thức, hoạt động và suy
nghĩ, những quy ước được lặp đi lặp lại hằng ngày thành thói quen như tập
quán sản xuất, sinh hoạt, phong tục, lễ nghi, trong hành vi đạo đức, pháp luật.
Nếp sống là mặt ổn định của lối sống, là chiều sâu của lối sống. Nó bao
gồm tất cả những cách thức làm ăn, sinh sống, suy nghĩ, đối xử … đã được
mọi người trong xã hội thừa nhận là đúng, đều làm như thế và hướng cho lớp
trẻ cũng làm như thế, được lặp đi lặp lại lâu ngày thành thói quen xã hội, thành
phong tục tập quán, thành lễ chế, luân lý, pháp luật, của toàn xã hội, của cả
một thời, và có truyền từ đời này qua đời khác.
Nếp sống là những khuôn mẫu hành vi đã định hình ở một cá nhân hay
một nhóm xã hội. Trong những môi trường sống cụ thể, nếp sống được hình
thành như hệ thống chuẩn mực chung được thừa nhận rộng rãi trở thành thói
quen và người ta cứ theo đó mà thực hiện các hành vi ứng xử một cách tự nhiên.

17


Nếp sống được thể hiện qua cách thức tổ chức cuộc sống, sinh hoạt ổn
định của các thành viên trong gia đình, ngoài xã hội, gồm các hoạt động nghề
nghiệp, vui chơi giải trí, giáo dục, các hoạt động ngày lễ tết.

So sánh giữa lối sống và nếp sống, ta thấy lối sống nói lên tính định
tính, định hướng. Xã hội nào có lối sống ấy. Nếp sống nói lên tính định hình
và định lượng. Chẳng hạn, nếp sống tốt: ngăn nắp, trật tự, vệ sinh, không vứt
rác, xả rác bừa bãi,… Nếp sống không tốt: nói tục, chửi bậy, vứt rác, xả rác
bừa bãi không theo quy định chung,…
Xung quanh khái niệm nếp sống đã có nhiều định nghĩa khác nhau.
Theo tập thể tác giả Trần Lê Bảo, Vũ Minh Tâm, Phạm thị Ngọc Trầm trong
tác phẩm “Văn hóa sinh thái nhân văn” thì “Nếp sống văn hóa sinh thái nhân
văn là tình yêu đối với thiên nhiên, sống hòa hợp với tự nhiên, luôn tôn tạo và
bảo vệ vẻ đẹp và sự trong sạch của thiên nhiên”[3;196].
Nếp sống văn hóa sinh thái nhân văn có mặt trong tất cả các lĩnh vực
hoạt động của con người từ công nghiệp hóa, đô thị hóa, từ sản xuất ra của cải
vật chất, kinh doanh, thương mại, kiến trúc, xây dựng cơ sở hạ tầng đến những
sinh hoạt đời thường, vui chơi giải trí, thưởng thức nghệ thuật. Nếp sống văn
hóa sinh thái nhân văn được thể hiện trong lối tư duy sinh thái đến những hành
vi ứng xử cụ thể của con người đối với thiên nhiên. Vì vậy, văn hóa sinh thái
nhân văn có mặt trong tư duy chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, văn hóa nói chung
trong lĩnh vực sinh thái nhân văn.
Vai trò của nếp sống văn hóa sinh thái nhân văn
Dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại,
môi trường tự nhiên đang bị thay đổi nhanh chóng. Chính sự phát triển mạnh
mẽ của khoa học – công nghệ, cùng với nền sản xuất mang tính xã hội hóa
ngày càng cao, đã tạo nên sự hợp tác và liên kết quốc tế trên mọi mặt của đời
sống xã hội. Những điều đó đã mang lại cho ý thức của con người nói chung
và ý thức trong việc thực hiện nếp sống văn hóa sinh thái nhân văn nói riêng
tính chất xã hội hóa ngày càng rộng rãi và cũng được nâng lên. Con người đã

18



ý thức được tầm quan trọng của việc thực hiện nếp sống văn hóa sinh thái
nhân văn đối với đời sống xã hội.
Thứ nhất: nếp sống văn hóa sinh thái nhân văn với tư cách là một hình
thức biểu hiện của ý thức xã hội, là cơ sở điều khiển một cách có ý thức mối
quan hệ giữa con người với tự nhiên
Hành động của con người bao giờ cũng là hoạt động có ý thức. Hoạt
động sản xuất vật chất là hoạt động đầu tiên và cơ bản nhất của con người để
duy trì sự sống của bản thân, sự tồn tại và phát triển không ngừng của xã hội.
Bằng hoạt động thực tiễn và thông qua quá trình hoạt động thực tiễn, trước
tiên là hoạt động sản xuất vật chất – hoạt động thực tiễn cơ bản nhất, con
người không ngừng tác động lên tự nhiên, lấy từ tự nhiên những nguyên nhiên
liệu để duy trì sự sống và phục vụ cho sản xuất và đời sống. Khi mà sản xuất
ngày càng phát triển, phương thức sản xuất của con người cũng ngày càng
phát triển, con người càng có khả năng khai thác, sử dụng và biến đổi giới tự
nhiên mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn và hiệu quả hơn. Ngày nay, con người và xã
hội loài người đang nắm giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại của
sinh quyển.
Có một thực tế khách quan phải thừa nhận rằng, đứng trên bình diện
lịch sử phát triển của xã hội loài người thì những kết quả mà con người đạt
được trong hoạt động sản xuất vật chất đều là kết quả của những hoạt động tự
giác, tức là những hoạt động có mục đích, có ý thức của con người, nhằm mục
tiêu thỏa mãn những nhu cầu ngày càng cao của con người và xã hội loài
người. Song nếu xét một cách tổng thể, tức là trên bình diện các mối quan hệ
tác động qua lại giữa các yếu tố trong hệ thống xã hội – tự nhiên, hay bình
diện sinh thái thì hoạt động sản xuất vật chất của con người cho đến nay vẫn là
hoạt động tự phát. Điều này được thể hiện ở những khía cạnh sau:
Hoạt động của con người từ trước đến nay hầu hết vẫn chưa tính toán
đầy đủ những quy luật tồn tại và phát triển của yếu tố tự nhiên. Những hoạt

19



động tưởng trừng như có ý thức của con người trong mối quan hệ với tự nhiên
đã nhiều lần phải trả giá quá đắt. Lịch sử nhân loại đã cho ta nhiều bài học, đó
là sự sụp đổ của các nền văn minh Maya, văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng
Hà,…. Những nền văn minh đó sụp đổ và biến mất do nhiều nguyên nhân
khác nhau, song cũng không thể không tính đến một nguyên nhân từ sự ứng
xử của con người với môi trường tự nhiên, đó là sự khai thác và tác động quá
mức của con người với môi trường tự nhiên. Ở đây, chúng ta phải lưu ý một
điều rằng, những gì đã xảy ra trong lịch sử thì cũng rất có thể sẽ xảy ra với
hiện tại và cả tương lai, nếu như loài người chúng ta ứng xử vô cảm với môi
trường tự nhiên, thiếu văn hóa sinh thái.
Chúng ta hãy cùng tưởng tưởng, điều gì sẽ xảy ra nếu như ngày nay
nhân loại chúng ta phải đối phó với một cuộc khủng hoảng sinh thái trên quy
toàn cầu? Rất có thể nhân loại sẽ phải chung số phận như những nền văn minh
đã bị hủy diệt trong lịch sử. Điều đó có nghĩa là tự nhiên đang trả thù con
người. Và nếu như con người vẫn tác động một cách vô ý thức vào môi trường
tự nhiện gây ra những tổn hại cho nó thì loài người sẽ bị tự nhiên trả thù. Điều
này đã được Ph. Ăngghen khẳng định : “Không nên quá tự hào về những
thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi vì cứ mỗi lần chúng ta đạt
được một thắng lợi, là mỗi lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta” [50;654]. Như
vậy sự tác động một cách có ý thức lên tự nhiên đang được đặt ra một cách
nghiêm túc và cấp bách hơn bao giờ hết.
Nhận thức sự tác động tiêu cực của con người đối với tự nhiên nên Ph.
Ăngghen đã sớm cảnh tỉnh và chỉ ra con đường để con người duy trì mối quan
hệ hòa hợp với tự nhiên. Ông nói: “Chúng ta hoàn toàn không thể thống trị
được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một dân tộc khác…, tất cả
sự thống trị của chúng ta với giới tự nhiên là ở chỗ chúng ta khác với tất cả
các sinh vật khác, là chúng ta nhận thức được quy luật của giới tự nhiên và có
thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác”[50;655].


20


Như vậy, Ph. Ăngghen đã chỉ ra thực chất điều khiển một cách có ý
thức mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên, “trước hết phải nhận thức
được quy luật tồn tại và phát triển của giới tự nhiên và điều quan trọng là
phải biết vận dụng một cách chính xác, phù hợp các quy luật đó vào hoạt
động thực tiễn của xã hội, mà quan trọng hàng đầu là lĩnh vực sản xuất vật
chất”[50;655]. Thực tế chứng minh sự phát triển xã hội luôn gắn liền với sự phát
triển của sản xuất xã hội, trực tiếp là sự phát triển của lực lượng sản xuất, song
do chưa hiểu biết đầy đủ quy luật của tự nhiên, hơn nữa sự kém phát triển của
lực lượng sản xuất nên con người đã không tuân thủ đúng quy luật phát triển
của tự nhiên. Bằng con đường phát triển khoa học, kỹ thuật và công nghệ con
người đã khai thác, biến đổi tự nhiên vì nhu cầu, lợi ích ngày một nâng cao.
Cũng chính quá trình đó chúng ta cũng tạo ra những mâu thuẫn sâu sắc giữa
xã hội và tự nhiên. Để khắc phục và giải quyết mâu thuẫn đó và trở về sống
hòa hợp với tự nhiên, chúng ta phải tiếp tục phát triển khoa học, kỹ thuật và
công nghệ dựa trên sự hiểu biết sâu sắc các quy luật của tự nhiên và những
quy luật của hoạt động trí tuệ để từ đó điều khiển một cách có ý thức mối quan
hệ giữa con người và tự nhiên.
Những thành tựu của khoa học, công nghệ hiện đại đã mang lại cho con
người những lợi ích to lớn, môi trường sống đã và đang được mở rộng, không
gian sống và làm việc của con người đã không chỉ dừng lại ở trên mặt đất mà
đã phát triển lên không trung, xuống lòng đất, và vươn ra biển khơi. Con
người chúng ta đã xây dựng được những ngôi nhà cao chọc trời, sẽ xây dựng
được những thành phố trên biển khơi và cả dưới lòng đất… Những điều đó
không có nghĩa là môi trường sống của con người là vô hạn, vô tận mà là có
hạn. Bởi vì để có thể tồn tại và phát triển được con người chúng ta phải có
không khí để thở, nước uống, thức ăn, áo mặc… mà tất cả những cái đó là cái

có giới hạn. Để thích ứng với môi trường tự nhiên, con người phải thay đổi
phương thức tồn tại và hoạt động của mình, muốn làm được những điều đó,

21


trước hết con người phải thay đổi nhận thức và cách thức ứng xử với tự nhiên,
hình thành nếp sống văn hóa sinh thái nhân văn, với những tình cảm, niềm tin,
thói quen đẹp….
Thứ hai: nếp sống văn hóa sinh thái nhân văn là cơ sở để con người
kiểm soát, điều chỉnh những hành vi của mình trong mối quan hệ với tự nhiên.
Thực hiện sinh thái hóa nền sản xuất xã hội.
Từ những nhận thức về thực trạng môi trường sinh thái, xây dựng nếp
sống văn hóa sinh thái nhân văn. Con người có cơ sở để kiểm soát, điều chỉnh
những hành vi của mình trong mối quan hệ với tự nhiên, trước hết là những
hoạt động sản xuất vật chất. Bằng quá trình sản xuất xã hội, con người và xã
hội với tư cách là những hệ thống vật chất toàn vẹn đã tham gia vào chu trình
sinh học, trở thành một mắt khâu của chu trình - “mắt khâu xã hội”. Song
chính “mắt khâu xã hội” lại là điểm yếu nhất của chu trình. Bởi vì, bằng quá
trình sản xuất xã hội, một mặt con người đã khai thác và sử dụng vô tội vạ các
nguồn tài nguyên sẵn có của thiên nhiên, không cho chúng kịp hồi phục, từ đó
đã dẫn đến sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên. Mặt khác, chính quá trình sản
xuất và tiêu dùng của xã hội đã thải vào môi trường quá nhiều chất độc hại mà
sinh vật khác không thể sử dụng được, gây ra nạn ô nhiễm nặng nề môi trường
sống. Sản xuất xã hội đã làm cho con người và xã hội gắn bó với tự nhiên
nhưng cũng chính nó làm cho con người và xã hội có nguy cơ trở thành yếu tố
đối lập với tự nhiên.
Với sự nhận thức đúng đắn, con người và xã hội là những bộ phận đặc
thù của tự nhiên, sống trong lòng giới tự nhiên, cho nên xã hội có phát triển
đến một trình độ cao như thế nào chăng nữa nó cũng không thể sống thoát ly

khỏi môi trường tự nhiên. Bằng sản xuất xã hội con người đã có những tác
động tiêu cực vào tự nhiên, phá hoại tự nhiên – cơ sở sản sinh và nuôi dưỡng
mình. Thì cũng chỉ bằng con đường, cách thức sản xuất như thế nào để con
người có thể hòa nhập, sống hài hòa với tự nhiên.

22


Vậy, con người phải sản xuất như thế nào để có thể sinh thái hóa nền
sản xuất xã hội? Ở đây, có thể thấy nền sản xuất xã hội – mắt khâu xã hội,
cũng như những bất kỳ một mắt khâu nào của chu trình sinh học phải tuân
theo những quy luật sinh thái học. Cụ thể là phải tuân theo những quy tắc của
cơ chế hoạt động của chu trình trao đổi vật chất, năng lượng, thông tin trong
sinh quyển. Sản xuất xã hội ngoài những chức năng, như tạo ra của cải vật
chất cho xã hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu kinh tế - xã hội ngày càng cao
của con người; đặc biệt tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, góp phần quyết định
vào sự phát triển của xã hội,… còn phải thực hiện thêm một chức năng mới,
nhưng cực kỳ quan trọng, đó là chức năng tái sản xuất các nguồn tài nguyên
thiên nhiên và môi trường. Nền sản xuất xã hội do đã khai thác và sử dụng quá
lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, như khai thác ồ ạt tài nguyên thiên
nhiên theo bề rộng, không sử dụng hết các tính năng của tài nguyên thiên
nhiên nên đã thải ra môi trường quá nhiều chất, vừa lãng phí, vừa gây ô nhiễm
môi trường sống,… Đối với những nguồn tài nguyên tái tạo được như đất,
nước, rừng, động thực vật… cần khai thác có kế hoạch, tiết kiệm. Còn đối với
các nguồn tài nguyên không tái tạo được như khoáng sản thì việc tái sản xuất
các chất thải từ quá trình sản xuất khó khăn hơn. Như vậy cần tiến hành bằng
cách thực hiện tổng hợp những chu trình sản xuất khép kín nhiều ngành trên
những khu liên hợp sản xuất. Ở đấy, chất thải của khu sản xuất này sẽ là
nguồn nguyên liệu của khu sản xuất kia, cuối cùng đưa ra môi trường những
chất thải mà các sinh vật có thể sử dụng được, nghĩa là đã đưa sản xuất xã hội

hòa nhập vào chu trình sinh học.
Như vậy, sinh thái hóa nền sản xuất xã hội ngoài đạt được mục tiêu kinh
tế - xã hội thể hiện ở việc tiết kiệm tài nguyên, không gây ô nhiễm môi trường
từ đó giảm những chi phí để cải tạo môi trường và cũng giảm những chi phí để
chăm sóc sức khỏe do những bệnh có tác động từ môi trường bị ô nhiễm. Còn
đạt được mục tiêu khác đó là mục tiêu sinh thái thể hiện ở việc bảo vệ và nâng
cao chất lượng môi trường sống. Những điều đó chỉ có thể thực hiện được khi

23


con người có được những tri thức về sinh thái và biến những tri thức đó thành
hành động, việc làm thường xuyên, liên tục, có mục đích, có văn hóa.
Thứ ba: Xây dựng nếp sống văn hóa sinh thái nhân văn là cơ sở để phát
triển xã hội, góp phần tạo lập sự tiến bộ, công bằng xã hội.
Về mặt pháp luật, việc xây dựng được nếp sống văn hóa sinh thái nhân
văn sẽ giúp con người tự giác thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, tự
giác thực hiện khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
Về mặt đạo đức, nếp sống văn hóa sinh thái nhân văn là cơ sở để con
người điều chỉnh những hành vi đạo đức của mình trong mối quan hệ với môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội. Giúp con người xây dựng được nếp
sống tích cực trong điều kiện phát triển mới của xã hội.
Về mặt thẩm mỹ, nếp sống văn hóa sinh thái nhân văn là điều kiện để
con người nhận ra được những giá trị thẩm mỹ của tự nhiên, từ đó thêm yêu
quý tự nhiên, tôn trọng và bảo vệ nó. Bởi vì, tự nhiên ngoài những giá trị vật
chất vô giá cho sản xuất và tiêu dùng của con người còn có giá trị tinh thần –
đó là cái đẹp của tự nhiên, hài hòa, trong sáng, dịu êm, thanh thản,… Ý thức
thẩm mỹ sinh thái, cũng như ý thức đạo đức sinh thái là cái vốn có trong con
người, nó xuất hiện từ rất sớm trong đời sống xã hội loài người, nó biểu hiện ở
tình yêu thiên nhiên, lối sống gắn bó hài hòa với tự nhiên. Song, do nhu cầu xã

hội, dần dần những ý thức sinh thái đó bị phai nhạt dần, thay vào đó là những
mục đích kinh tế, đã biến tự nhiên thành cái kho tài nguyên để cho con người
khai thác, thành bãi rác khổng lồ để cho con người và xã hội thải bỏ tất cả
những cặn bã trong quá trình sản xuất và tiêu dùng.
Về lĩnh vực chính trị, xây dựng nếp sống văn hóa sinh thái nhân văn là
cơ sở để con người thực hiện sự công bằng về lợi ích trong việc sử dụng các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường giữa các tầng lớp và thế hệ trong
xã hội.
Vì vậy, giáo dục ý thức sinh thái, xây dựng nếp sống văn hóa sinh thái
nhân văn là cơ sở quan trọng để phát triển xã hội, thực hiện sự tiến bộ, công
bằng xã hội.
1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề
24


1.2.1. Thực trạng đô thị hóa và những đặc điểm cơ bản của đô thị hóa
ở Vĩnh Phúc
1.2.1.1. Thực trạng đô thị hóa ở Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc
giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, Phía Tây giáp Phú Thọ và phía Đông
và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao
gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện Bình Xuyên, Lập
Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc. Tỉnh có diện
tích tự nhiên 1.231,76 km 2, dân số trung bình năm 2009 (theo tổng điều tra
01/4/2009) là 1.003,0 ngàn người,năm 2010 là 1.010,4 nghìn người.
Từ khi tái lập tỉnh (1997) đến nay, kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc phát triển
nhanh chóng. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1998-2000 rất cao,
đạt 18,12%. Giai đoạn 2001-2005 tăng trưởng GDP đạt 15,02%. Tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt là 18,0%/năm.
Trong thời gian qua quy hoạch xây dựng đô thị của Vĩnh Phúc nhìn

chung đã bám sát mục tiêu, định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị
của cả nước đến năm 2020 và quy hoạch tổng thể của tỉnh đến năm 2010, tầm
nhìn đến năm 2020. Mục tiêu quy hoạch xây dựng đô thị của Vĩnh Phúc là
phát triển đô thị bền vững
Mạng lưới các điểm dân cư đô thị Vĩnh Phúc đang trong quá trình phát
triển. Hệ thống đô thị Vĩnh Phúc hiện nay bao gồm: thành phố Vĩnh Yên, thị
xã Phúc Yên, mười hai thị trấn là Hương Canh, Gia Khánh, Thanh Lãng,
Vĩnh Tường, Tứ Trưng, Thổ Tang, Yên Lạc, Lập Thạch, Hoa Sơn, Tam Sơn,
Hợp Hòa, Tam Đảo. Trong đó thành phố Vĩnh Yên thuộc đô thị loại 3, thị xã
Phúc Yên là đô thị loại 4, 12 thị trấn là đô thị loại 5.
Về dân số, theo cuộc tổng điều tra dân số ngày 01/04/2009, dân số đô
thị của tỉnh năm 2009 là 225.389 người, chiếm 23% dân số toàn tỉnh, năm
2010 là 252.600 người, chiếm 25% dân số toàn tỉnh
Bảng 1. Cơ cấu dân số của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 - 2010

25


×