Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sự im lặng trong bạo lực học đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.9 KB, 4 trang )

NLXH: Sự im lặng trong Bạo Lực Học Đường
Câu chuyện bạo lực học đường không phải mới, nhưng chẳng bao giờ cũ. Tôi sẽ
không nói nữa về nguyên nhân gây ra những sự việc đau lòng này. Ở đây, tôi
muốn đề cập đến một câu chuyện khác. Về sự im lặng. Sự im lặng trong những
tiếng la hét, sự im lặng trong những nụ cười hả hê, sự im lặng trong những câu
chửi rủa. Bạo lực nói chung, và bạo lực học đường nói riêng, luôn diễn ra theo
một kịch bản như thế. Bên A càng sợ hãi, Bên B càng hung bạo. Trong suốt quá
trình đó, giữa những ồn ào tạp âm đáng kinh sợ, lạ lùng thay, điều nổi bật nhất
chính là sự im lặng. Sự im lặng của bạn trước những điều dã man mà bạn thấy,
mới là đáng sợ.
Đôi khi, bạn không thể phân biệt ai là kẻ bạo hành. Và thậm chí không nhận ra
mình đang bị bạo hành.
Tôi đã từng bị cô lập bởi một nhóm học sinh cùng lớp cấp 2 và giáo viên của mình
vì một hiểu lầm. Về phương diện cá nhân, tôi vẫn cho rằng bạo hành về tinh thần
còn kinh khủng hơn bạo hành về thể xác. Nhưng thôi, ai lại đi so sánh những nỗi
đau. Chỉ có điều, bị buộc tội về một việc bạn không làm, bị xa lánh vì một việc
bạn không biết, không có lỗi và cũng không thể giải thích quả thật vô cùng khó
khăn. Tôi hiểu cảm giác bị cô lập khi bạn làm gì đó hay thậm chí không làm điều
gì cả nhưng khiến người khác cảm thấy chướng mắt. Và ở đây, câu chuyện về
sự im lặng của chúng ta bắt đầu. Rất nhiều lời trách cứ cho những người đứng
ngoài không can ngăn khi cuộc bạo lực học đường xảy ra, tuy nhiên, tôi đồ rằng,


một khi bạn can ngăn hành vi đó, bạn sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo của một
cuộc bạo lực học đường khác, với cấp độ tinh vi hơn rất nhiều.
Tôi sẽ kể cho bạn.
Cậu bạn của tôi trong giờ kiểm tra 1 tiết Sinh Học, vô tình trông thấy một người
bạn bàn trên sử dụng tài liệu. Thế là cậu ấy đứng lên tố giác người bạn kia vi
phạm quy định trong giờ kiểm tra. Các bạn nghĩ kết cục sẽ như thế nào? Cậu bạn
tôi sẽ được vinh danh và được bạn bè vô cùng cảm phục vì hành động dũng cảm
đấy? Tất nhiên là không. Mọi lời bàn tán về cậu ấy bắt đầu nổ ra. Nào là một đứa


con trai lắm mồm, nhiều chuyện, ích kỷ… và bất cứ thứ trời trăng mây đất nào
đó được trí tưởng tượng tuyệt vời của tuổi teen thêu dệt. Trong mọi giờ học sau
đó, mỗi lần có thắc mắc gì muốn nhờ bạn bè giải đáp hộ, điều duy nhất mà cậu
nhận được là câu nói: “T của chúng ta luôn tự làm được mọi việc cơ mà!”. Và
tất nhiên, thay vì là một người bạn trung thực, cậu trở thành đối tượng nguy
hiểm vì sẵn sàng phản bội bạn bè bất cứ lúc nào. Vì cậu đã vi phạm vào lợi ích
của người khác, dẫu lợi ích đó được xây dựng từ hành vi sai trái. Tuy nhiên, đối
với một người, bất cứ việc gì anh ta làm để đạt được mục đích của mình, anh
ta luôn cho rằng nó đúng. Và nếu bạn chưa từng trải qua sự việc tương tự như
vậy, thì tôi sẽ nói với bạn rằng thứ bạo hành đó còn kinh khủng hơn rất nhiều
thứ bạo hành bằng đòn roi. Một đứa trẻ trong quá trình trưởng thành không có
sự đối thoại giúp đỡ chia sẻ từ bạn bè đồng trang lứa, một đứa trẻ chỉ có thể
chống đỡ tất cả một mình trong im lặng. Như một cái cây ngày ngày vẫn phát
triển, nhưng thực ra bên trong đã mục ruỗng.


Bạn có thể nói với tôi rằng chuyện mở tài liệu trong giờ kiểm tra là một việc
hết sức nhỏ nhặt không đáng để làm quá lên, nhưng tôi khẳng định, trung thực
là trung thực, không phân biệt lớn nhỏ. Và hay ho hơn nữa là, sự biện giải của
con người vô cùng phong phú và gây bất ngờ. Khi một người làm việc như cậu
bạn tôi, đó sẽ là sự ti tiện hèn hạ nhỏ nhen. Khi một người tố cáo những việc có
tầm ảnh hưởng và nguy hiểm lớn hơn, đó sẽ là muốn nổi bật và gây sự chú ý.
Bạn nghĩ gì khi người bạn tố cáo bạo lực học đường được tuyên dương trong buổi
Chào cờ đầu tuần? Chuyện vặt vãnh, muốn mọi người để ý, đạo đức giả, ở lớp
cũng có tốt đẹp gì lắm đâu… Là vậy, đúng không? Đây là tuổi dậy thì, thứ cảm
xúc này, thứ cảm xúc ghen tỵ khi thấy một người được vinh danh hơn mình,
không phải là điều gì quá lạ lẫm. Bởi ở giai đoạn này, chúng ta, luôn tin rằng
mình là người vô cùng đặc biệt. Và để chấp nhận một ai đó nổi bật hay đặc biệt
hơn mình, là điều không tưởng. Đó cũng là bản chất của việc nói xấu người khác,
ta nói xấu họ để bản thân cảm thấy thoải mái hơn.

Vậy cuối cùng thì, chúng ta nên làm gì khi chứng kiến bạo lực học đường? Khi
mà một khi ta lên tiếng, nguy cơ rất cao là chính ta sẽ rơi vào một cuộc bạo hành
tinh vi hơn. Martin Luther King từng nói: “Thế giới không xấu đi vì hành động
của người xấu, mà còn vì sự im lặng của người tốt”. Tuy nhiên, đây không phải
là một thế giới lý tưởng. Và chúng ta, đều là con người với đầy đủ tham sân si.
Nếu bạn là người dũng cảm và sẵn sàng lên tiếng bất chấp cái giá phải trả, hãy
làm. Tôi vô cùng khâm phục và ngưỡng mộ bạn, về sự dũng cảm mà tôi không
bao giờ có. Còn nếu bạn cũng tương tự như tôi, một kẻ yếu đuối nhát gan, một


kẻ khi bị mọi người cô lập đã khóc từng đêm từng đêm đến thắt quặn dạ dày,
thì đừng bao giờ công khai đứng lên. Cái giá phải trả sẽ vô cùng đau khổ. Nếu
bạn chấp nhận “What doesn’t kill you make you stronger” và cần rèn luyện bản
thân thêm cứng rắn, hãy làm. Còn nếu không, hãy bí mật thông báo cho giáo
viên, chia sẻ với người lớn và tận dụng công cụ Internet khi cần thiết. Hành động
thông minh khi bạn không có sức chịu đựng tinh thần lớn trước những gì có thể
xảy đến với bạn trong tương lai. Đừng nghe rao giảng về hãy trở nên mạnh mẽ,
hãy thế này hay hãy thế kia, quan trọng là đừng im lặng như không hề hay biết,
hãy giải quyết vấn đề bằng sức mạnh và kỹ năng của mình. Ai cũng khác nhau,
nên cách phản ứng trước sự việc cũng sẽ hoàn toàn khác nhau. Cốt lõi là chấm
dứt được tình trạng bạo hành.
Và có thể tôi hơi AQ, nhưng tôi tin rằng sự im lặng trong những cuộc bạo hành
kia không phải vì các bạn vô cảm, thờ ơ, mà là vì các bạn đã có cách đối phó khác
với bạo hành để chấm dứt nó. Im lặng sẽ thật sự đáng sợ khi nó diễn ra trong
suy nghĩ của các bạn rằng đó không phải việc của tôi nên tôi không cần chú ý,
và không hề đáng sợ khi bạn nghĩ rằng tôi không đủ sức để ngăn cản đám người
kia, nhưng tôi có thể kêu gọi sự can thiệp.
Hãy hành động theo cái cách mà bạn luôn mong muốn được người khác làm cho
mình mỗi khi bạn gặp khó khăn, bằng sức lực và khả năng của mình. Lúc đó, sự
im lặng sẽ không còn đáng sợ lắm đâu.




×