Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Một số biện pháp kích thích tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi thừa cân thông qua trò chơi vận động dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 106 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em hôm nay – thế giới ngày mai, trẻ em là hạnh phúc của gia đình,
tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc và giáo dục, được tồn tại
và phát triển, được chấp nhận và yêu thương trong cộng đồng. Khi giá trị con
người ngày càng được nhận thức đúng đắn và đánh giá một cách toàn diện sâu
sắc thì công tác chăm sóc giáo dục trẻ em trước tuổi đi học ngày càng mang ý
nghĩa nhân văn cụ thể, càng trở thành đạo lý của thế giới văn minh.
Giáo dục mầm non là bậc thang đầu tiên trong sự nghiệp giáo dục con
người ở Việt Nam, trong đó giáo dục phát triển thể chất cho trẻ em là nội
dung quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển thể lực, góp phần thúc đẩy sự
phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
giáo dục thể chất cho trẻ, nhiệm vụ cơ bản của ngành giáo dục mầm non là
đào tạo ra những con người thông minh, năng động, sáng tạo, có sức khỏe và
lòng nhiệt tình cao để thích ứng với sự phát triển chung của đất nước.
Trẻ em lứa tuổi mầm non còn nhỏ, cơ thể non nớt nên trẻ phụ thuộc
nhiều vào người lớn và đặc biệt cần sự giúp đỡ của họ. Người lớn giữ vai trò
là người tổ chức, hướng dẫn, trợ giúp trẻ, tạo cơ hội và cơ may cho trẻ trong
cuộc sống hiện tại và trong tương lai. Chính vì vậy, người lớn cần lựa chọn
phương pháp tác động phù hợp với từng trẻ khác nhau nhằm phát triển thể
chất cho trẻ. Quá trình tác động sư phạm muốn có hiệu quả thì những tác
động đó phải phù hợp với đặc điểm bên trong của mỗi đứa trẻ. Khả năng của
cơ thể, sức khỏe, sự phát triển thể lực của trẻ cùng lứa tuổi có sự khác nhau,
đặc biệt là đối với trẻ bị thừa cân.

1


Thừa cân đang là mối quan tâm của toàn cầu, trước thế kỷ XX chứng
thừa cân được coi là hiếm gặp nhưng đến năm 2000, Tổ chức y tế thế giới


(WHO) đã chính thức công bố báo cáo “Thừa cân và béo phì – bệnh dịch toàn
cầu” và yêu cầu các quốc gia nên có hành động cụ thể. Thừa cân không chỉ xảy
ra ở các nước phát triển mà đang tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển.
Tại Việt Nam trong những năm gần đây thừa cân cũng đã xuất hiện và có xu
hướng tăng lên. Năm 2000, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân chỉ là 2.5%, đến
năm 2012 đã tăng vọt lên 8.6%, với tốc độ tăng lên như vậy thì ước tính đến
2015 số trẻ thừa cân sẽ là 15% và tại các đô thị lớn con số này sẽ tăng nhiều hơn.
Thừa cân có tác hại rất lớn đối với trẻ em, không những làm tăng nguy
cơ bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư… khi lớn lên mà còn ảnh hưởng đến
sự phát triển tâm lí và khả năng học tập của các em. Vì thế chúng ta cần có
những giải pháp cụ thể để kiểm soát được tình trạng này. Một trong những
nguyên nhân gây ra thừa cân ở trẻ là thói quen ít vận động. Người ta thấy tỷ lệ
mỡ trong cơ thể bị ảnh hưởng bởi mức độ hoạt động của trẻ. Trong quá trình
hoạt động, mỡ trong cơ thể thường giảm, khối cơ bắp tăng dần lên. Ngày nay
trẻ em ở thành phố lớn bị thiếu hụt vận động hay vận động không đủ mức độ
thích hợp cho lứa tuổi của mình làm cho nguy cơ thừa cân ngày càng gia tăng.
Trẻ thừa cân thường lười vận động, vì thế người lớn cần có những biện
pháp phù hợp nhằm khuyến khích trẻ vận động, nhất là sử dụng các trò chơi
vận động, trò chơi vận động dân gian…
Hiện nay, tại các trường mầm non đã chú trọng sử dụng trò chơi dân gian
trong các hoạt động giáo dục như giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục
thẩm mỹ, giáo dục thể chất... tuy nhiên hiệu quả việc tăng tính tích cực vận động
của trẻ 5 – 6 tuổi thừa cân thông qua trò chơi vận động dân gian ở các trường
mầm non vẫn chưa cao vì chưa có sự khai thác, tìm tòi và sử dụng hiệu quả.

2


Vì những lí do nêu trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Một số
biện pháp kích thích tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thừa

cân thông qua trò chơi vận động dân gian”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số biện pháp kích thích tính tích cực
vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thừa cân thông qua trò chơi vận động dân
gian.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp kích thích tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thừa cân thông qua trò chơi vận động dân gian.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình kích thích tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
thừa cân thông qua trò chơi vận động dân gian.
4. Giả thuyết khoa học
Trò chơi nói chung và trò chơi vận động dân gian (TCVĐDG) nói
riêng là phương tiện hữu hiệu nhằm nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ
thừa cân. Hiệu quả giáo dục của TCVĐDG trong việc kích thích tính tích
cực vận động cho trẻ mẫu giáo (MG) 5 - 6 tuổi thừa cân phụ thuộc vào các
biện pháp tổ chức của người lớn.
Nếu giáo viên sử dụng một số biện pháp kích thích tính tích cực vận
động cho trẻ MG 5-6 tuổi thừa cân thông qua TCVĐDG một cách khoa học,
hợp lý thì việc kích thích tính tích cực vận động cho trẻ thừa cân sẽ đạt hiệu
quả cao hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận về một số biện pháp nhằm kích thích
tính tích cực vận động cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thừa cân thông qua TCVĐDG.
5.2. Điều tra thực trạng sử dụng biện pháp kích thích tính tích cực vận
động cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thừa cân thông qua TCVĐDG.
3


5.3. Đề xuất một số biện pháp kích thích tính tích cực vận động cho trẻ

MG 5 – 6 tuổi thừa cân thông qua TCVĐDG.
5.4. Tổ chức thực nghiệm sư phạm các biện pháp đã xây dựng để đánh
giá tính khả thi của các biện pháp và kiểm chứng giả thuyết khoa học mà đề
tài đã đưa ra.
6. Giới hạn đề tài
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu một số biện pháp kích thích tính tích cực vận động cho trẻ
MG 5 – 6 tuổi thừa cân thông qua TCVĐDG Việt nam.
6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Điều tra thực trạng tại 7 trường mầm non thuộc tỉnh Bình Phước và thực
nghiệm tại 2 trường mầm non thuộc tỉnh Bình Phước.
7. Phương pháp nghiên cứu

4


7.1 Các phương pháp nghiên cứu lí luận
- Thu thập, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa, khái quát hóa lý thuyết.
- Sắp xếp thông tin, lí luận có được thành những đơn vị kiến thức có liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
Quan sát và ghi chép những hoạt động của giáo viên trong quá trình tổ
chức hoạt động nhằm kích thích tính tích cực vận động cho trẻ MG 5 – 6 tuổi
thừa cân thông qua TCVĐDG.
Quan sát và ghi chép những biểu hiện tích cực vận động của trẻ khi tham
gia trò chơi.
Quan sát, theo dõi quá trình khảo sát thực trạng kích thích tính tích cực
vận động cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thừa cân thông qua TCVĐDG từ đó khai
thác và xử lí thông tin cần thiết cho đề tài.

- Phương pháp đàm thoại
Trao đổi với giáo viên để tìm hiểu những biện pháp mà giáo viên thường
sử dụng nhằm kích thích tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
thừa cân thông qua TCVĐDG.

5


Trò chuyện với trẻ để tìm hiểu khả năng vận động của trẻ thừa cân trong
quá trình tham gia các TCVĐDG.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tìm hiểu và tổng kết kinh nghiệm của một số giáo viên MG về vấn đề
kích thích tính tích cực vận động cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thừa cân thông qua
TCVĐDG nhằm làm cơ sở cho việc đề xuất một số biện pháp nhằm kích
thích tính tích cực vận động cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thừa cân thông qua
TCVĐDG.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả
của các biện pháp đề xuất.
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm xử lí số liệu một cách
khách quan, khoa học để có được kết quả nghiên cứu của luận văn.
8. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng việc kích thích tính tích cực vận động cho trẻ MG
5 - 6 tuổi thừa cân thông qua TCVĐDG ở 7 trường mầm non thuộc tỉnh Bình
Phước.
- Đề xuất một số biện pháp kích thích tính tích cực vận động cho trẻ MG
5 – 6 tuổi thừa cân thông qua TCVĐDG.
9. Cấu trúc luận văn
Phần mở đầu

Phần nội dung:
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Thực trạng việc kích thích tính tích cực vận động cho trẻ MG
5 - 6 tuổi thừa cân thông qua TCVĐDG ở trường mầm non.

6


Chương 3: Đề xuất một số biện pháp nhằm kích thích tính tích cực vận
động cho trẻ MG 5 - 6 tuổi thừa cân thông qua TCVĐDG.
Chương 4: Thực nghiệm một số biện pháp kích thích tính tích cực vận
động cho trẻ MG 5 - 6 tuổi thừa cân thông qua TCVĐDG.
Phần kết luận và kiến nghị

7


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1. Trò chơi vận động
Trò chơi vận động (TCVĐ) có ý nghĩa to lớn đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách, trò chơi này đa dạng về thể loại và phong phú về nội
dung. TCVĐ có sức hấp dẫn lạ thường với trẻ em bởi lẽ chúng làm thỏa mãn
nhu cầu chơi, nhu cầu nhận thức và nhu cầu xã hội của trẻ em, cho nên không
ít tác giả nước ngoài nghiên cứu và xây dựng loại trò chơi này với nhiều mục
đích khác nhau:
Lexgap là một trong những người sáng lập ra lý luận về trò chơi vận
động, ông cho rằng: TCVĐ dạy trẻ biết tự chủ (vượt qua những cảm giác

không tốt), tập làm quen có ý thức khi vận động, có tính kỷ luật, thật thà, biết
tự kiềm chế.Trò chơi vận động là phương tiện có giá trị đặt biệt để giáo dục
toàn diện cho trẻ.
Trong cuốn “Thể dục và trò chơi ở nhà trẻ” của hai tác giả người Tiệp
Khắc, nhà xuất bản Thể dục thể thao dịch và ấn hành năm 1975, các tác giả đã
tìm hiểu đặc điểm giải phẫu và sinh lý của trẻ 3 tuổi, từ đó xây dựng một hệ
thống các bài tập thể dục và các trò chơi vận động đơn giản để hình thành tư
thế đúng và nâng cao sức khỏe cho trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ. Các tác giả còn nêu
ra 7 yếu tố quan trọng trong việc giáo dục thể chất cho trẻ ở lứa tuổi này đó
là: Có chế độ giáo dục thể chất thường xuyên, giữ vệ sinh môi trường, chế độ
dinh dưỡng hợp lý, hướng dẫn trẻ tập vận động, giữ thái độ “bảo mẫu” với trẻ,
rèn luyện khả năng chống lại những ảnh hưởng của môi trường và giáo dục
thói quen vệ sinh cá nhân. [31]

8


Trong cuốn “Chăm sóc sức khỏe trẻ em”, nhà xuất bản Y học Matxcơva
ấn hành năm 1989, tác giả Yuri Manovxki đã nêu nhiều luận điểm quan trọng
của việc chăm sóc sức khỏe trẻ em trước tuổi đi học trên cơ sở nghiên cứu hang
vạn trẻ em trong nhiều năm. Tác giả khẳng định có 3 điều cốt lõi nhất mà các
bậc phụ huynh, các cô nuôi dạy trẻ phải làm để nâng cao sức khỏe cho trẻ mầm
non là đảm bảo đủ chế độ dinh dưỡng, giữ gìn vệ sinh và tổ chức cho trẻ chơi
các trò chơi vận động phù hợp với từng độ tuổi. [31]
Arơkin cho rằng: Trò chơi vận động thỏa mãn cảm xúc, tạo ra sự lôi
cuốn đặc biệt, động viên được sức lực của trẻ, đem lại sự vui sướng, thỏa
mãn, loại trừ mệt mỏi, giúp trẻ điều chỉnh nhịp điệu và năng lượng vận động,
phát triển các tố chất tâm lý... Arơkin coi trò chơi vận động là đòn bẩy chính
của việc giáo giục trẻ trước tuổi đi học. [1]
Huberta Wiertsema cho rằng: Trò chơi vận động cải thiện giác quan

nhận thức, phát triển và và hoàn thiện kỹ năng vận động, tăng cường khả
năng định hướng trong việc cải tạo thế giới xung quanh, sự tự tin và táo bạo,
kinh nghiệm hoạt động nhóm.
- Các nhà giáo dục tiến bộ Usinxki, Chikhiêva xuất phát từ quan điểm
duy vật luôn luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng và tổ chức
hoạt động của người thầy giáo, coi trò chơi vận động (TCVĐ) như một hình
thức giúp người học tích cực vận động.
- Sang thế kỷ XX, kế thừa quan điểm của các nhà giáo dục tiến bộ, các
nhà giáo dục học Xô Viết (Krupxkaia, Macarencô, Xukhômlinxki...) nhấn
mạnh vai trò của trò chơi vận động đối với sự phát triển thể lực, trò chơi vận
động được coi như một phương pháp để củng cố sự chính xác, phát triển sự
khéo léo, sức mạnh của trẻ.
- Với quan điểm duy vật biện chứng, các nhà giáo dục học Xô Viết
(Vưgôtxki, Leonchiev, Encônhin, Liublinxkaia, Dapôrôgiét, Uxova...) cho
9


rằng, trò chơi vận động là một phương tiện để rèn luyện tính tích cực vận
động cho trẻ.
Các nhà giáo dục Côntôrôvich, Mikhailopva, Bưcôva, Ôxôkina,
Kilpio, Chimôphepva... coi trọng việc xác định nội dung và luật lệ tiến
hành trò chơi vận động phù hợp với nhóm tuổi, đồng thời xác định vai trò
và nhiệm vụ của các nhà sư phạm.
Trong các công trình nghiên cứu về hoạt động vui chơi của trẻ trước
tuổi học, Lexgap phân tích khá kỹ về mục đích, hành động, nội dung và luật
chơi của TCVĐ. Những luận điểm của Lexgap đặt nền tảng cho sự phát
triển tiếp theo về lý luận cũng như thực tiễn TCVĐ. Gorinnhepxki, Arokin
đã tiếp tục xu hướng nghiên cứu này trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử - xã
hội mới.
1.1.1.2. Trò chơi dân gian

Vấn đề lý luận và phương pháp tổ chức trò chơi nói chung và TCDG
nói riêng được các nhà sư phạm thế giới quan tâm, bởi lẽ họ thấy được ý
nghĩa đích thực của trò chơi trong việc giáo dục và dạy học cho trẻ.
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, một số nhà giáo dục Nga như:
P.A.bexônôva, O.P.Seia, V.I.Đalia, E.A.Pokrôvxki… đã đánh giá cao vai trò
giáo dục đặc biệt là tính hấp dẫn của trò chơi dân gian (TCDG) Nga đối với
trẻ mẫu giáo. E.A.Pokrôvxki đã chỉ ra nguồn gốc và tính hấp dẫn đặc biệt của
TCDG, đó là những trò chơi thuộc nhóm trò chơi có luật do nhân dân sáng
tác, chúng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trò chơi này đa dạng
về thể loại và phong phú về nội dung. TCDG có sức hấp dẫn lạ thường với trẻ
em bởi lẽ, chúng làm thỏa mãn nhu cầu chơi, nhu cầu nhận thức và nhu cầu
xã hội của trẻ em. [19]
Usinxki thì cho rằng, những trò chơi dân gian nước Nga là phương tiện
giáo dục rất hiệu quả, cần sử dụng những trò chơi ấy một cách rộng rãi trong
10


các đối tượng, trước hết là trẻ em. Ông đề nghị những người làm công tác giáo
dục hãy thu thập, sưu tầm thật nhiều trò chơi dân gian Nga để giáo dục trẻ. Tác
giả N.K.Kôrupxkaia thì nhấn mạnh ý nghĩa giáo dục của trò chơi vận động
trong sự phát triển thể lực của trẻ. [31]
Ở một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Miến Điện, Triều
Tiên, Malaixia… người lớn cũng đã sưu tầm TCDG như “Trò chơi tang”, “Trò
chơi uẩn” chơi với các vật liệu thiên nhiên, các TCDG như: “Oan, Tu, Dum”,
“Gauy, Ba uy, Bo”, “Chạy đến nhà”… nhằm mục đích giáo dục mở rộng sự
hiểu biết về thế giới xung quanh và giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng vận động.
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết trong cuốn “Trò chơi của trẻ em” đã đề cập
đến lý luận và phương pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo.
Trong cuốn “Trò chơi dân gian cho trẻ em dưới 6 tuổi” nhóm tác giả

Trương Kim Oanh, Đào Thu Trang, Lê Minh Hòa đã phân tích đặc điểm trò
chơi dân gian trẻ em, đưa ra cách tổ chức hướng dẫn một số trò chơi dân gian
cho trẻ mẫu giáo.
Tác giả Lê Thị Ninh nghiên cứu về vai trò của trò chơi dân gian Việt
Nam trong công tác giáo dục mẫu giáo.
Các công trình nghiên cứu trên cho thấy, từ trước đến nay trò chơi nói
chung, TCDG nói riêng được sử dụng nhiều trong các trường mầm non Việt
Nam. TCDG đã khẳng định được ý nghĩa của mình trong việc giáo dục phát
triển toàn diện nhân cách trẻ như: thể chất, trí tuệ, đạo đức, thẫm mỹ, lao
động, ngôn ngữ…
Việc nghiên cứu trò chơi nói chung và TCDG Việt Nam nói riêng đã
được các nhà khoa học Việt Nam sưu tầm và nghiên cứu như: Trò chơi xưa
và nay của tác giả Mai Văn Muôn (1985), Trò chơi dân gian của trẻ em Việt
Nam (1992) do nhóm tác giả Hà Huy, Hoàng Lân, Ngô Bích Luận, Phan
11


Ngọc Minh, Lê Bích Ngọc sưu tầm tuyển chọn và giới thiệu; 100 trò chơi dân
gian do Nguyễn Hạnh tuyển chọn; Trần Hòa Bình và Bùi Lương Việt Trò
chơi dân gian trẻ em (2007)… Các tác giả đã giới thiệu về đặc điểm, về
nguồn gốc và vai trò của TCDG với việc giáo dục và phát triển toàn diện cho
thế hệ tương lai.
Trò chơi dân gian phong phú, đa dạng và có ý nghĩa sâu sắc trong việc
giáo dục trẻ. Trò chơi dân gian luôn là mối quan tâm đặc biệt của các nhà tâm
lý, giáo dục tiêu biểu như: Nguyễn Ánh Tuyết, Trương Kim Oanh, Đào Thu
Trang, Huy Hà… đặc biệt là các tác giả như: Nguyễn Toán, Lê Anh Thơ,
Phạm Vĩnh Thông, Trần Phiêu… đã sưu tầm và lựa chọn được những trò chơi
dân gian mang tính giáo dục cao. Đây là những tài liệu có ý nghĩa thiết thực
đối với giáo viên mầm non trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và giáo
dục trẻ trong trường mầm non.

Tác giả Lê Anh Thơ trong luận án PTS với đề tài “Nghiên cứu sử dụng
một số trò chơi vận động dân gian trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 4
tuổi” nhấn mạnh vai trò của trò chơi vận động dân gian đối với sự phát triển
toàn diện của trẻ, đặc biệt là sự phát triển thể chất, theo ông, trẻ mẫu giáo
ngày nay rất thích các trò chơi dân gian, nhất là các trò chơi vận động dân
gian. Trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ đã và đang sử dụng các trò
chơi này, nhưng so với các loại trò chơi mới thì dường như tỉ lệ là ngày càng
giảm. Tình hình đó làm cho trẻ mẫu giáo dần dần lãng quên các trò chơi dân
gian truyền thống của dân tộc. Vì vậy, cần đưa thêm các trò chơi vận động
dân gian vào trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo góp phần
nâng cao chất lượng công tác chăm sóc và giáo dục trẻ thơ, đặc biệt là công
tác giáo dục thể chất cho trẻ, đồng thời khôi phục và phát triển vốn văn hóa
truyền thống quý báu của dân tộc. [31]

12


Tác giả Phạm Ngọc Viễn đã nêu một số ý kiến về triển vọng sử dụng
các trò chơi vận động dân gian làm phương tiện giáo dục thể chất cho học
sinh. Trên cơ sở phân tích nguồn gốc, bản chất của trò chơi vận động dân
gian, tác giả cho rằng, trò chơi vận động dân gian là một nhu cầu tự nhiên,
một hình thức văn hóa thể chất dân gian của người Việt Nam. Trò chơi đó có
lịch sử lâu đời hơn bất kỳ một môn nghệ thuật nào. Ngay từ khi ra đời, nó đã
là một hình thức truyền dạy kinh nghiệm lao động, là phương tiện thỏa mãn
nhu cầu vận động cơ bắp, tiếp nhận thông tin và nghỉ ngơi, giải trí của con
người. Trong quá trình phát triển, trò chơi vận động dân gian ngày càng có tác
dụng giáo dục thể chất, trở thành một hoạt động tương đối độc lập, mang tinh
thần thượng võ.
Vai trò của trò chơi vận động dân gian được xem như là một phương
tiện giáo dục góp phần phát triển thể lực, phát triển toàn diện nhân cách trẻ đã

được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu. Tuy nhiên rất hiếm các
công trình nghiên cứu vai trò của trò chơi vận động dân gian đối với việc kích
thích tính tích cực vận động cho trẻ, đặc biệt là tác động đến tính tích cực vận
động dành cho trẻ thừa cân. Đa số các công trình nghiên cứu về trẻ thừa cân
chỉ đưa ra kết luận chung chung là: một trong những nguyên nhân của thừa
cân là do nếp sống ít vận động làm tăng nguy cơ thừa cân, vì thế cần khuyến
khích trẻ vận động phù hợp với lứa tuổi và thể lực của trẻ, nhất là các trò chơi
vận động, trò chơi vận động dân gian, tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời…
[32]
Như vậy, chưa có một công trình nghiên cứu nào chỉ ra được vai trò
của trò chơi vận động dân gian quan trọng như thế nào đối với trẻ thừa cân và
phương pháp, biện pháp tổ chức như thế nào cho phù hợp đối với trẻ thừa cân.
Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu cơ sở lý
luận, từ đó đề xuất một số biện pháp kích thích tính tích cực vận động cho trẻ
13


mẫu giáo 5 – 6 tuổi thừa cân thông qua trò chơi vận động dân gian với hi
vọng góp phần bổ sung một phần nhỏ vào việc kích thích tính tích cực vận
động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thừa cân.
1.2. Cơ sở lý luận của biện pháp kích thích tính tích cực vận động cho trẻ
mẫu giáo thừa cân 5-6 tuổi thông qua trò chơi dân gian
1.2.1. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ 5 – 6 tuổi
- Đặc điểm chú ý của trẻ:
Ở giai đoạn này, khả năng chú ý của trẻ đang phát triển mạnh mẽ.
Nhưng sự thay đổi cơ bản của chú ý ở lứa tuổi này là ở chỗ trẻ bắt đầu biết
điều khiển chú ý của mình, biết tự giác hướng chú ý của mình vào những đối
tượng nhất định, có nghĩa là chú ý có chủ định bắt đầu được hình thành. Khả
năng chú ý của trẻ đã được phát triển trên nền tảng của tính chủ động, biết
hướng vào ý thức của mình về các đối tượng cần cho vui chơi, học tập, lao

động… Tuy nhiên, chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế. Trẻ thường chú ý
đến những đối tượng mà nó gây ra một kích thích mạnh, một sự ngạc nhiên
đối với trẻ. Trẻ có thể phân phối chú ý của mình lên nhiều đối tương cùng một
lúc (có thể 2-5 đối tượng). Tuy nhiên, khả năng phân phối sự chú ý này chưa
bền vững, dễ dao động, đặc biệt là trong những hành động quan sát qua tranh
ảnh, mô hình…
- Đặc điểm tri giác của trẻ:
Ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, năng lực ghi nhớ và nhớ lại phát triển mạnh.
Nhưng trí nhớ không chủ định vẫn chiếm ưu thế. Trẻ thường ghi nhớ những
gì gây hứng thú, mang ấn tượng mạnh cho trẻ. Trí nhớ của trẻ 5-6 tuổi vẫn
mang đặc trưng của trí nhớ trực quan hành động. Những công trình nghiên
cứu của tâm lý và giáo dục học đã chỉ ra rằng: Tổ chức cho trẻ tiếp xúc với sự
vật, hiện tượng mà chúng tạo cho trẻ những cảm xúc mạnh mẽ, gây ấn tượng
sâu sắc làm trí nhớ của trẻ phát triển.
14


- Đặc điểm tư duy của trẻ:
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có bước phát triển mới về tư duy. Để giải quyết
các bài toán thực tế, trẻ đã biết huy động vốn kinh nghiệm sống của mình, biết
phân tích, phán đoán, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa để thu nhận
những thông tin sâu sắc hơn về sự vật, hiện tượng, biết tìm hiểu mối liên hệ
phụ thuộc giữa chúng – tức là trẻ đã biết tư duy.
Sự phát triển tư duy của trẻ trong độ tuổi này mạnh mẽ về kiểu loại, về
thao tác và thiết lập được những quan hệ giữa sự vật và hiện tượng, giữa
thông tin cái cũ và cái mới, giữa cái xa và gần. Khả năng phân tích tổng hợp
không chỉ dừng lại ở hành động thao tác với sự vật mà bằng cả ngôn ngữ.
Ở trẻ 5-6 tuổi đã có những khái niệm trừu tượng: Ngoan, hư, tốt, xấu…
Các phẩm chất của tư duy và chức năng hành động của nó như tính mục đích,
độc lập, sáng tạo, tính linh hoạt, khách quan, mềm dẻo… được phát triển

thông qua các hoạt động của trẻ.
Ở trẻ 4-5 tuổi đã xuất hiện tư duy trực quan trừu tượng nhưng ở trẻ 5-6
tư duy trực quan hành động vẫn diễn ra. Tuy nhiên, tùy vào từng hoạt động
mà ở trẻ phát triển tư duy hình ảnh trực quan hay tư duy trừu tượng. Do ngôn
ngữ của trẻ phát triển, những nhận xét, suy luận, đánh giá của trẻ không hoàn
toàn theo ý nghĩa chủ quan, giúp trẻ đến gần với hiện thực khách quan hơn.
Kiểu tư duy trực quan hình tượng không đáp ứng được nhu cầu nhận thức
đang phát triển mạnh, nên bên cạnh việc phát triển tư duy trực quan hình
tượng còn xuất hiện một kiểu tư duy mới: đó là tư duy trực quan sơ đồ, một
kiểu tư duy mới của tư duy trực quan hình tượng. Kiểu tư duy này tạo ra cho
trẻ một khả năng phản ánh những mối quan hệ tồn tại khách quan, không bị
phụ thuộc hành động hay ý muốn chủ quan của bản thân đứa trẻ. Sự phản ánh
những mối liên hệ khách quan là điều kiện cần thiết để lĩnh hội những tri thức
vượt ra ngoài khuôn khổ của việc tìm hiểu những vật riêng rẽ với những thuộc
15


tính sinh động của chúng để đạt tới tri thức khái quát. Đây là một thành tựu
lớn của sự phát triển tư duy của trẻ. Nó cho phép đi sâu vào những mối quan
hệ phức tạp của sự vật hiện tượng và mở ra khả năng nhìn thấy mặt bản chất
của sự vật hiện tượng mà tư duy trực quan hình tượng không cho phép. Đây là
dạng trung gian quá độ để chuyển từ kiểu tư duy hình tượng lên kiểu tư duy
mới khác về chất: tư duy logic – kiểu tư duy phát triển ở lứa tuổi học sinh.
[37]
Ngoài những đặc điểm về chú ý, tri giác, trí nhớ, tư duy, quá trình nhận
thức của trẻ còn chịu ảnh hưởng của các đặc tính như: trí tưởng tượng, đặc
điểm xúc cảm tình cảm…Tất cả những yếu tố trên đều chi phối đến tính tích
cực của trẻ. Vì vậy, các nhà giáo dục cần nắm vững đặc điểm tâm lý lứa tuổi
của trẻ để có định hướng đúng đắn trong việc lựa chọn nội dung, phương
pháp, phương tiện, các hình thức tổ chức giáo dục trẻ một cách khoa học, hợp

lý nhằm kích thích trẻ tích cực vận động.
1.2.2. Đặc điểm phát triển sinh lý của trẻ 5 – 6 tuổi
Trước hết, chúng ta thấy rằng cơ thể trẻ em là cơ thể đang lớn và phát
triển. Quá trình lớn lên và phát triển gồm những biến đổi về số lượng và chất
lượng có liên quan chặt chẽ với nhau và phụ thuộc vào nhau. Quá trình lớn
lên và phát triển này theo chiều hướng đi lên. Nó diễn biến ở trong cơ thể của
đứa trẻ qua từng giai đoạn phát triển nhất định. Đối với trẻ 5 – 6 tuổi, sự phát
triển cơ thể được thể hiện ở những đặc điểm sau:
Hình thái cơ thể có sự thay đổi nhanh chóng, chiều dài chi tăng dần nên
cơ thể trẻ cao nhanh, hình dáng tròn trĩnh bị mất dần đi, sự tăng trọng lượng
của cơ thể chậm lại.
* Hệ thần kinh: Chức năng của tất cả các cơ quan trong vỏ não, hoạt
động của thần kinh cao cấp phát triển nhanh. Các phản xạ có điều kiện hình
thành nhanh chóng trong suốt giai đoạn ở lứa tuổi này theo xu hướng tăng
16


dần. Não của trẻ 6 tuổi nặng 1300 gam nghĩa là nặng hơn 3 lần so với não của
trẻ sơ sinh. Kích thước của não tiếp tục tăng, tế bào vỏ não tiếp tục phân hóa.
Sự trưởng thành của tế bào thần kinh của đại não kết thúc. Chức năng điều
khiển của vỏ bán cầu đại não tăng hơn so với trung khu dưới vỏ, do đó ta thấy
hành vi của trẻ có tính tổ chức hơn. Trong mối quan hệ chức năng thì hệ thần
kinh mang tính không ổn định nên các quá trình tâm lý diễn ra chưa đầy đủ.
Do vậy, cần phải tạo cho trẻ những điều kiện thuận lợi nhất để dễ dàng hoàn
thiện chúng.
* Hệ cơ – xương: Quá trình phát triển hệ cơ, xương diễn ra nhanh, xương
vẫn còn có tinh chất đàn hồi cao, xương sống và các xương khác còn mềm
yếu, vì trong đó còn chứa nhiều tổ chức sụn, các khớp của trẻ rất linh hoạt,
dây chằng dễ bị giãn, các gân còn yếu. Quá trình cấu tạo xương chưa kết thúc,
mặc dù sự cung cấp máu ở xương của trẻ tốt hơn người lớn. Tất cả những

điều đó tạo điều kiện để sự vận động của trẻ phát triển. Sự tác động hợp lý
của giáo dục thể chất sẽ có tác dụng không chỉ đối với hệ thống các chức năng
cơ thể mà còn có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển hệ xương, dây chằng, khớp
và tư thế của trẻ.
* Hệ tuần hoàn: Ở trẻ mẫu giáo, đường kính động mạch tương đối rộng,
nhưng kích thước tuyệt đối của tim rất nhỏ. Theo đó, ở trẻ rất dễ xuất hiện
hiện tượng khó thở và loạn nhịp tim. Sức co bóp cơ tim trẻ còn yếu, mỗi lần
co bóp chỉ chuyển đi được một lượng máu rất ít nhưng mạch đập nhanh hơn ở
người lớn. Điều hòa thần kinh tim ở trẻ còn chưa hoàn thiện nên nhịp co bóp
dễ mất ổn định, cơ tim dễ hưng phấn và chóng mệt mỏi khi tham gia vận động
kéo dài. Tuy nhiên, khi được nghỉ ngơi thì tim phục hồi nhanh chóng.
Để tăng cường công năng của tim, khi cho trẻ luyện tập nên đa dạng hóa
các dạng bài tập, nâng dần lượng vận động cũng như cường độ vận động, phối
hợp động và tĩnh một cách nhịp nhàng.
17


* Hệ hô hấp: Trong quá trình phát triển cơ thể, cơ quan hô hấp không
những chỉ tăng kích thước mà còn kết thúc sự hình thành bên trong của
chúng. Sự cấu tạo của tổ chức phổi chưa phát triển đầy đủ khi trẻ dưới 6 tuổi,
các phế quản, các ngách mũi còn nhỏ hẹp gây khó khăn cho việc không khí
vào phổi, cơ hoành ở cao làm hạn chế sự giãn nở lồng ngực khi thở. So với
người lớn thì trẻ thở nông và gấp hơn. Tần số hô hấp của trẻ ở lứa tuổi này là
26 – 28 lần/phút. Do vậy, cần cho trẻ tập thở sâu và tập thể dục ngoài trời ở
những nơi ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè, không khí trong lành
phù hợp với điều kiện thích ứng của trẻ.
Hệ trao đổi chất: Trao đổi chất là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự
phát triển bình thường và trạng thái sức khỏe của cơ thể trẻ. Trong thời kỳ
này, cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi bổ sung liên tục năng lượng
tiêu hao và cung cấp các chất để kiến tạo các cơ quan và mô. Các quá trình

trao đổi chất ở trẻ diễn ra nhanh hơn so với người lớn.
Trạng thái sức khỏe chung của trẻ đã dần dần thích nghi với các điều
kiện xung quanh. Việc thực hiện chế độ sinh hoạt có khoa học, điều kiện tự
nhiên, vệ sinh dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của trẻ.
Hướng chủ yếu của quá trình giáo dục thể chất là làm đảm bảo cho trẻ trạng
thái thần kinh – tâm lý bình thường, tạo cảm xúc tốt, phát triển khả năng vận
động cần thiết trong cuộc sống của trẻ.
Các bài tập thể dục có hệ thống có tác dụng nâng cao trạng thái hoạt
động của hệ thần kinh trung ương, hạ thấp sự căng thẳng của hệ tim mạch, hệ
hô hấp, hệ vận động và nâng cao mức độ chuẩn bị thể lực cho trẻ.
Các nhà sinh lý học cho rằng, vận động là nhu cầu tự nhiên sống còn và
cần thiết của con người. Các bác sĩ cho rằng: thiếu vận động trẻ em không thể
lớn lên khỏe mạnh, những trẻ ít vận động thường kém phát triển về thần kinh
tâm lý và vận động, thường hay bị bệnh. Nhiều nhà khoa học cho rằng sự tích
18


cực vận động và các nhu cầu sinh lý vận động của cơ thể được xác định
không chỉ theo lứa tuổi mà còn tùy theo mức độ tự lực của trẻ, đặc điểm tâm
lý riêng của hệ thần kinh trung ương, tình trạng sức khỏe và phụ thuộc nhiều
vào môi trường bên ngoài như: khí hậu, vệ sinh, sinh hoạt xã hội.
Các nhà giáo dục Liên Bang Nga trong chương trình Star đã khẳng định:
Trẻ ít vận động sẽ dẫn đến sự rối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể,
giảm khả năng làm việc và sức mạnh của cơ bắp, làm sai lệch tư thế, làm lòng
bàn chân bẹt, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, khả năng phối hợp
vận động và các tố chất thể lực.
1.2.2. Đặc điểm phát triển vận động của trẻ 5 – 6 tuổi
Khi trẻ 5 – 6 tuổi, các vận động của trẻ bước đầu đã đạt mức độ chính
xác, nhịp nhàng, nhịp điệu ổn định. Trẻ đã biết phối hợp hoạt động của mình
với tập thể, có thể thực hiện những động tác quen thuộc bằng nhiều cách

trong thời gian dài hơn với lượng vận động lớn hơn. Nhìn chung, các vận
động của trẻ đã dần đi đến hoàn thiện.
Vận động đi: Nhịp điệu đi đã ổn định, tay chân đã phối hợp nhịp nhàng.
Vận động chạy: Trẻ đã có phản xạ nhanh hơn với các hiệu lệnh. Bước
chân chạy gần như người lớn. Chạy đúng hướng. Nhịp điệu các bước chân ổn
định, kết hợp tay chân tốt. Lứa tuổi này đã thấy rõ sự khác nhau giữa trai và
gái trong thành tích chạy.
Đi thăng bằng trên ghế: Thích thú tham gia bài tập, trẻ đi nhanh, giữ
được thăng bằng.

19


Ném bóng trúng đích: Xác định được hướng ném đúng, trẻ đã biết dùng
“động tác ngắm” để ném cho trúng đích nhưng về mặt xác định khoảng cách
vẫn còn yếu nên bóng thường rơi xung quanh đích cách từ 15 – 20cm.
Ném xa: Trẻ đã biết phối hợp lực đẩy của thân và tay, hướng ném thẳng.
Bật cao tại chỗ và bật cao không đà: Đã biết phối hợp vận động khi
nhảy, tay đã góp phần vào việc thúc đẩy lực nhảy. Khi tiếp đất đã nhẹ nhàng
hơn và đã biết co đầu gối để giảm xốc nhưng đặt cả bàn chân xuống sàn, chưa
biết chuyển từ mũi bàn chân đến gót chân.
Bò dích dắc: Định hướng vận động chính xác. Phối hợp tay chân, thân
mình linh hoạt, tránh chướng ngại vật khéo léo, nhưng vẫn còn có trẻ chạm
chướng ngại vật. Đó là những trẻ quá hiếu động, thực hiện bài tập không cẩn
thận, chủ quan.
Từ 5 tuổi, quá trình hình thành những thói quen vận động ở trẻ đã được
phát triển nhanh. Ở tuổi này những điều kiện cần thiết đã có, thể hiện dễ thấy
nhất là sự thay đổi tỉ lệ của thân thể, tạo ra tư thế vững chắc, cảm giác thăng
bằng được hoàn thiện, sự phối hợp vận động trên cơ sở hoàn thiện các chức
năng của hệ thần kinh được tốt hơn và có thêm các kinh nghiệm, lực cơ bắp

được tăng lên.
Quan sát trẻ đi bộ, ta thấy có sự phối hợp của chân và tay, thân vững
vàng, bàn chân bước khỏi mặt đất đã nhịp nhàng. Động tác nhảy đã hoàn
thiện với một niềm tin lớn, nhảy và tiếp đất nhẹ nhàng. Động tác chạy, bò và
ném của trẻ được hoàn thiện rõ nhất. Trẻ thực hiện động tác tự tin và chính
xác. Khả năng ước lượng bằng mắt, sự khéo léo, khả năng phối hợp trong khi
vận động cũng được phát triển.

20


Đối với trẻ 5 – 6 tuổi, việc cũng cố tốt hơn nữa về thể lực, sức khỏe và
các vận động của trẻ còn có ý nghĩa giúp trẻ chuẩn bị tốt cho việc sẵn sàng đi
học ở trường phổ thông. Ở tuổi này trẻ có khả năng thực hiện tốt tất cả các
vận động cơ bản, có ý thức hơn đối với những lời chỉ dẫn của cô, có khả năng
quan sát tốt hơn, và nhớ lại các động tác nhiều hơn. Nhiệm vụ của giáo dục
phát triển vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi là nhằm giúp củng cố và phát triển tốt kĩ
năng vận động, góp phần tăng cường sức khỏe, tăng cường sự tham gia của
trẻ vào mọi hoạt động, góp phần phát triển và chuẩn bị tốt cho trẻ vào trường
phổ thông.
1.2.2. Tính tích cực vận động của trẻ
1.2.2.1. Định nghĩa tính tích cực
Bàn về tính tích cực, Ph.Ăngghen cho rằng: “tính tích cực là đặc tính
chung, là sự tự vận động của mọi sinh vật sống, tính tích cực vừa là nguồn
gốc duy trì hoặc biến đổi các mối quan hệ có ý nghĩa sống còn của sinh vật
với thế giới xung quanh, vừa mang đến cho sinh vật sống khả năng tự điều
chỉnh, thích nghi với thế giới xung quanh ấy”.
Phát triển học thuyết Mác – Ăngghen, V.I.Lênin quan niệm: tính tích
cực là thái độ cải tạo của chủ thể đối với thế giới xung quanh, là khả năng của
con người đối với việc tổ chức cuộc sống, điều chỉnh các nhu cầu, năng lực

của họ thông qua các mối quan hệ xã hội.
Như vậy, dưới góc độ triết học thì tính tích cực có nguồn gốc từ các
yếu tố bên trong và cả yếu tố bên ngoài, trong đó yếu tố bên trong giữ vai trò
quyết định và có ý nghĩa đối với việc tạo ra hiện thực khách quan rồi biến đổi,
tạo ra hiện thực khách quan đó. [10]
Theo từ điển ngôn ngữ, tâm lý học của các nước thì thuật ngữ tính tích
cực được xem xét gắn liền với hoạt động, với các hoạt động bên ngoài của

21


chủ thể, là điều kiện thúc đẩy, tạo ra và làm biến đổi hoạt động. Nó bao hàm
tính chủ động, chủ định có ý thức của chủ thể và nó đối lập với tính bị động.
Dưới góc độ tâm lý, các tác giả A.N.Leonchiev, A.A.Liublinxkaia,
L.F.Khalamov xem xét tính tích cực như một phẩm chất của cá nhân gắn liền
với hoạt động.
PGS.TS Nguyễn Ánh Tuyết cho rằng hoạt động bao giờ cũng do chủ
thể tiến hành, tính chủ thể bao hàm trước tính tích cực. Con người là chủ thể
hoạt động, đồng thời con người càng tích cực hoạt động thì chủ thể càng phát
triển cao và do đó con người sẽ dần dần hoàn thiện.
Tổng hợp các quan điểm trên, chúng tôi cho rằng: Tính tích cực gắn
với hoạt động và trạng thái hoạt động của chủ thể; tính tích cực bao hàm tính
chủ động, tính chủ định có ý thức của chủ thể nhằm tạo ra sự biến đổi theo
hướng phát triển.
1.2.2.2. Tính tích cực vận động
Tính tích cực vận động là một biểu hiện của tính tích cực. Đó là sự nỗ
lực của chủ thể nhằm đạt hiệu quả cao khi giải quyết nhiệm vụ vận động. Tính
tích cực vận động thể hiện rõ nét ở lượng vận động, chủ động và sáng tạo.
* Lượng vận động là độ lớn các tác động vận động đến cơ thể, mức độ
các khó khăn chủ quan và khách quan mà con người phải vượt qua trong quá

trình chịu sự tác động đó.
Lượng vận động gồm 2 thành phần chính: cường độ vận động và khối
lượng vận động. Trong điều kiện và hoàn cảnh như nhau thì hiệu suất của
lượng vận động tỉ lệ thuận với cường độ và khối lượng của nó.
- Cường độ vận động dùng để chỉ đặc tính của các tác động vào thời
điểm cụ thể, độ căng thẳng về các chức năng của cơ thể, độ lớn mỗi lần nỗ lực
(ra sức) ...

22


Trong các động tác mang tính chất chu kỳ, nhân tố ảnh hưởng đến
cường độ trước hết là tốc độ vận động, sau đó là đến các phụ tải. Còn trong
các động tác không mang tính chu kỳ, cường độ phụ thuộc vào độ phức tạp,
sự phối hợp các động tác, tư thế bắt đầu, kết thúc, phương hướng vận động,
các kích thích và trọng lượng dụng cụ luyện tập, trọng lượng hoặc sức đối
kháng và trình độ của đối thủ, mức độ căng thẳng thần kinh – cơ cần thiết để
đạt hiệu quả cao trong vận động.
- Khối lượng vận động là tổng số lần hoạt động thể lực và các thông số
tương tự khác và thời gian tác động dài hay ngắn trong các buổi tập.

23


Do vậy, muốn tăng (hoặc giảm) lượng vận động, ta có thể:
+ Tăng (hoặc giảm) cường độ.
+ Tăng (hoặc giảm) khối lượng.
+ Cùng một lúc tăng (hoặc cùng giảm) cả cường độ và khối lượng.
Các chỉ số tối đa của cường độ và khối lượng có mối tương quan tỉ lệ
nghịch với nhau. Lượng vận động có cường độ tối đa chỉ có thể kéo dài với

thời gian ngắn. Ngược lại, lượng vận động có khối lượng tối đa chỉ có thể thực
hiện với cường độ thấp. Như vậy, khi cường độ luyện tập càng cao thì khối
lượng có thể đạt được càng nhỏ và ngược lại. Còn khi luyện tập với cường độ
trung bình thì khối lượng vận động có thể đạt tới những trị số lớn hơn.
Sự tăng, giảm vận động phải trong giới hạn cho phép, theo nguyên tắc
tăng dần từ thấp đến cao. Ngoài ra còn cần chú ý đến đặc điểm tâm lý. [5]
* Chủ động vận động là trạng thái làm chủ được vận động của mình,
không để tình thế hoặc đối phương chi phối.
Chủ động vận động biểu hiện qua 2 yếu tố: tập trung và tự giác.
Ngoài ra, chủ động còn phụ thuộc vào mức độ lôi cuốn của hoạt động,
hứng thú với vận động.
* Sáng tạo vận động tức là tìm ra cách giải quyết mới, không bị gò bó,
phụ thuộc vào các yếu tố khác.
Không tích cực vận động, nghĩa là ít vận động sẽ dẫn đến bệnh tim
mạch, nghẽn mạch máu. Ở trường mầm non, không nên để trẻ phải giữ tư thế
tĩnh quá sức.
Phát huy tính tích cực trong luyện tập của trẻ chính là tạo điều kiện để
trẻ có hứng thú thực sự trong luyện tập, phải lựa chọn hình thức, phương pháp
đa dạng, tránh đơn điệu dễ gây buồn, chán.
Trong lứa tuổi mầm non, cần phải đảm bảo chế độ tối ưu của tính tích
cực vận động, làm cho chức năng của vận động phát triển đúng.
24


Do những tác động giáo dục của người lớn, các vận động thích hợp với
lứa tuổi của trẻ được phát triển, đồng thời nhu cầu thực hiện các vận động ấy
cũng hình thành.
Tính tích cực vận động của trẻ phụ thuộc vào những đặc điểm giáo dục
thể chất. Khi lựa chọn các phương pháp dạy học, phải tính đến ý nghĩa của
các động cơ hoạt động vận động. Trong các bài tập trò chơi có yếu tố thi đua,

trẻ em thường huy động khả năng vận động của mình và đạt kết quả cao hơn
so với bài tập thông thường.
Điều kiện cơ bản của tính tích cực vận động của trẻ là sắc thái tình cảm
tích cực trong hoạt động vận động của chúng, điều này được đảm bảo bằng
mức độ dễ tiếp thu – vừa sức của các bài tập đối với trẻ.
Thái độ của giáo viên ảnh hưởng đến trạng thái tình cảm của trẻ. Việc
động viên, khuyến khích, đánh giá khéo léo mục đích là làm cho trẻ mong
muốn hiểu rõ nhiệm vụ đặt ra và tìm cách thực hiện được tốt nhất.
Những điều kiện thiên nhiên, nơi tập, dụng cụ thể dục thể thao, quan hệ
tốt giữa trẻ em với nhau, sự hướng dẫn khéo léo của giáo viên cũng ảnh
hưởng rất lớn đối với sự hoạt động độc lập của trẻ.[26]
Từ những phân tích ở trên, chúng tôi cho rằng, tính tích cực vận động của
trẻ mẫu giáo được thể hiện bằng các chỉ số sau:
- Hứng thú bền vững với nhiệm vụ vận động được đặt ra trong trò chơi.
- Độc lập, chủ động trong việc giải quyết nhiệm vụ vận động trong trò
chơi.
- Nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ vận động
trong trò chơi.
1.2.3. Trẻ thừa cân
1.2.3.1. Khái niệm

25


×