Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Đặc điểm nổi bật về nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của tạp văn Phan Thị Vàng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.57 KB, 110 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Theo M. Bakhtin, thể loại luôn là nhân vật chính trên sân khấu văn
học. Thể loại vừa chứa đựng hạt nhân cơ bản ổn định, có tính loại hình, vừa
không ngừng vận động, biến đổi, không chịu gò mình trong giới hạn truyền
thống. Vì thế, thể loại cũng là nơi thể hiện rõ nét cá tính sáng tạo của nhà văn.
Thể tạp văn xuất hiện khá sớm trong lịch sử văn học Việt Nam, song lâu
nay ít được giới nghiên cứu quan tâm, chú ý như với các thể loại khác. Một
phần vì người sáng tác không mấy ai chọn tạp văn để thực hiện mơ ước về tác
phẩm để đời. Một phần nữa do quan niệm của số đông độc giả coi tạp văn như
thể loại “cận văn học”, gắn với báo chí, là một thứ văn không có diện mạo,
không được định danh một cách nhất quán.
Trong hai thập kỉ trở lại đây, văn học Việt Nam đã và đang tự làm mới
mình bằng sự xuất hiện của nhiều nhà văn trẻ tài năng, giàu tâm huyết. Những
con người trẻ tuổi, trẻ lòng ấy đã thổi luồng sinh khí mới vào một “thế giới văn
chương già cỗi - hay nói đúng hơn có nguy cơ già cỗi” [3,6]. Thói quen làm
việc với internet, điện thoại di động, cách ứng xử ở thời đại bùng nổ thông tin,
tốc độ sống chóng mặt... khiến tạp văn trở nên đắc dụng. Hầu hết các tờ báo
đều dành đất cho tạp văn, quy tụ được không ít cây bút vốn đã thành danh ở
những thể loại văn học khác. Có thể kể tới Tản mạn trước đèn của Đỗ Chu
(giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2005); Nghiêng tai dưới gió của
Lê Giang; Kí ức vụn của Nguyễn Quang Lập, Gánh đàn bà của Dạ Ngân; Tản
mạn nhớ và quên của Nguyên Ngọc; các tác phẩm của Tô Hoài, Nguyễn Khải,
Hồ Anh Thái, Băng Sơn, Nguyễn Trương Quý, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Ngọc
Tư, Phan Thị Vàng Anh... Với tạp văn, người viết dường như thỏa sức bày tỏ
những trăn trở, nghĩ suy của mình về cuộc sống. Vì thế, đã không ít người cho
rằng thời nay là “thời của tản văn, tạp bút” (Trần Hoàng Nhân).

1



1.2. Phan Thị Vàng Anh (Thảo Hảo hay An Bàng) là một trong số những
cây bút thành công trong vài chục năm gần đây với cá tính mạnh mẽ. Từ tác
phẩm đầu tay là những bài thơ ngộ nghĩnh, hồn nhiên khi ở lứa tuổi học trò
(Mèo con đi học) đến các tập truyện ngắn rất ấn tượng (Khi người ta trẻ, Hội
chợ) rồi tới tập tạp văn Nhân trường hợp chị Thỏ Bông... chị đã chứng tỏ được
tài năng đa dạng, đủ tạo được cho mình một “thương hiệu” riêng. Những nỗ lực,
tìm tòi, sáng tạo đã mang lại cho chị nhiều giải thưởng văn học như: Tặng
thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993 cho tập truyện Khi người ta trẻ;
giải nhất cuộc thi truyện rất ngắn của tạp chí Thế giới mới năm 1995 cho tác
phẩm Hoa muộn; giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2007 cho tập thơ
Gửi VB... Phan Thị Vàng Anh từng được đánh giá: “là cây bút truyện ngắn biến
ảo, lúc trang nghiêm, lúc sắc ngọt, lúc đắm đuối... Văn Phan Thị Vàng Anh là
lối văn tung phá mang dấu ấn của kẻ trưởng thành...” [8]. Bậc cha chú Nguyễn
Khải dành tặng chị một lời khen rất súc tích: “Nguyễn Huy Thiệp mặc váy”.
Ngoài truyện ngắn, chị còn là gương mặt quen thuộc trên chuyên mục tạp
văn của khá nhiều tờ báo: Thể thao - Văn hóa, Đại biểu của Nhân dân, Tuổi trẻ,
Tia Sáng, Thời báo Kinh tế Sài Gòn... Những bài viết xuất hiện đơn lẻ ấy được
tập hợp lại thành hai tuyển tập: Nhân trường hợp chị Thỏ bông (NXB Hội Nhà
văn, 2005); Tạp văn Phan Thị Vàng Anh (NXB Trẻ, 2011) được độc giả đón
nhận nhiệt thành đã khẳng định năng khiếu nổi bật của chị ở địa hạt này.
Nhiều công trình nghiên cứu chọn khảo sát truyện ngắn Phan Thị Vàng
Anh nhưng hầu như chưa mấy người lưu tâm đúng mức đến tạp văn của chị.
Chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu thể loại này để nhìn nhận toàn diện hơn tài
năng cũng như đóng góp của chị trong văn học Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những ý kiến đánh giá chung về văn xuôi Phan Thị Vàng Anh
Trong khoảng thời gian hơn mười năm viết truyện ngắn, chị có bốn mươi
nhăm truyện được tập hợp trong bốn tập: Khi người ta trẻ (1993); Hội chợ

2



(1995); Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh - Nguyễn Trọng Nghĩa (NXB Công
an nhân dân, 1999); Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh (NXB Trẻ, 2011). Dù
không nhiều về số lượng song truyện ngắn của chị đã tạo được dấu ấn sâu sắc
trong lòng độc giả cũng như những nhà nghiên cứu, phê bình văn chương.
Nhận xét về tài viết truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh, đáng chú ý là ý
kiến của dịch giả Huỳnh Phan Anh: “Vàng Anh là một tài năng trẻ, một nhà
văn sớm định hình ngay từ tập truyện ngắn đầu tay, một giải thưởng Quốc gia
dành cho nhà văn trẻ... và còn gì nữa? Tất cả đều đúng nhưng tôi không quên
rằng vượt lên những thông tin đó, tác phẩm của Vàng Anh hay bất luận của ai
khác dù bao người đã đọc tới và nói tới, vẫn còn và mãi mãi còn một sự chờ
đợi, thách thức” [31,16].
Đánh giá về hai tập truyện ngắn Khi người ta trẻ và Hội chợ, Huỳnh
Như Phương khẳng định: “Hai tập truyện ra đời trong khoảng cách hai năm,
mỏng mảnh như nhau, bao gồm những truyện ngắn có khi rất ngắn, bấy nhiêu
cho một thế giới đang hình thành sinh sôi, nảy nở, một thế giới không ngớt trở
về trên những trang giấy, đang kêu gọi, bổ sung cho nhau, vẫn là nó, nhưng
không đơn giản là nó, bởi nó luôn được vén mở soi rọi thêm, nó luôn tìm kiếm
những bến bờ và chiều sâu mới” [31,18]. Ông một lần nữa ghi nhận tài năng
của chị trong bài viết Sân chơi của Vàng Anh: “Vàng Anh biết lạ hóa những
điều quen thuộc, biết làm cho da diết những điều tưởng như nhạt nhẽo” [3,6].
Ở truyện ngắn của chị, người đọc như được đồng hành cùng một người trẻ tuổi
đang say mê khám phá chính mình, lứa tuổi mình và thời đại mình. Đó là tất cả
những gì cụ thể, rất thường tình mà ta có thể gặp ở bất cứ đâu trong cuộc sống
hiện đại hôm nay, trong mối quan hệ gia đình, bè bạn, thầy trò, tình yêu..., từ
đó, nhận ra bao hiện thực ngổn ngang của thế sự qua cách nhìn của giới trẻ những con người tuổi còn trẻ nhưng lắm ưu tư. Chung quan điểm ấy, Bùi Việt
Thắng tâm đắc với chiều sâu tác phẩm Phan Thị Vàng Anh: “Đọc Phan Thị
Vàng Anh ta bớt được một phần lối nhìn đời đơn giản một chiều, thêm một lần


3


ta tới gần được cái thế giới bí ẩn của đời sống và con người vốn không thôi
làm ta ngạc nhiên. Chí ít đó cũng là thành công của người viết văn trẻ” [21,6].
Ghi nhận đóng góp của các nhà văn trẻ đương đại (trong đó có Phan Thị
Vàng Anh) trong tiến trình đổi mới văn học, Nguyễn Thị Bình đã nhìn nhận:
“Nhìn chung ưu thế về tốc độ - ngôn ngữ cũng như trong sinh hoạt - thuộc về
lớp trẻ. Vàng Anh viết cứ như chơi mà lột tả thật chính xác cái nhịp điệu cuộc
sống, nhịp điệu tâm lí của bao hạng người, bao lứa tuổi...” [37,117]. Tác giả
đánh giá cao tài năng của Vàng Anh không chỉ ở phương diện trí tuệ, thái độ
thẳng thắn, quyết liệt mà còn ở tư duy ngôn ngữ gọn, sắc, hóm hỉnh, bất ngờ
mà sâu sắc.
Báo Sinh viên với bài Trong nhiều Vàng Anh, có một Vàng Anh
(15/12/2004) và Việt báo (vietbao.vn - 28/10/2011) với bài Phan Thị Vàng
Anh - cây bút đa năng cùng khẳng định tố chất nghệ thuật bẩm sinh cùng sự
phấn đấu không mệt mỏi của chị trên con đường chinh phục các loại hình nghệ
thuật: “con người Vàng Anh tồn tại nhiều mặt tính cách. Vàng Anh của thơ,
của truyện, của kịch bản phim, biên tập sách, của tạp bút, tiểu phẩm... và gần
đây nhất là Vàng Anh trong phim tài liệu hiện đại”. Trong gương mặt đa năng
đấy, vẫn luôn hiện diện một cây bút sắc sảo, tinh tế và đầy tinh thần đương đại.
Những công trình nêu trên chủ yếu khái quát đặc điểm nội dung và nghệ
thuật truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh. Tuy không đề cập tới tạp văn nhưng
đó sẽ là những gợi dẫn để chúng tôi liên hệ đối sánh khi tìm hiểu đặc điểm tạp
văn của chị.
2.2. Những ý kiến trực tiếp bàn về tạp văn Phan Thị Vàng Anh
Ấn tượng về tập sách Nhân trường hợp chị Thỏ Bông đã khiến Trần Thị
Trâm viết những dòng nhận xét đầy ưu ái (đăng trên tạp chí Người làm báo):
“Đọc những bài báo này, ta sẽ có được một cảm giác thật là thú vị:... chúng
đều tập trung phản ánh và giải quyết những vấn đề cấp thiết của đời sống hiện

tại bằng cách cảm, cách nghĩ, cách nói của lớp người đương thời... ngôn ngữ

4


điện đại, bằng cách tư duy mới mẻ, bằng những ý tưởng trẻ trung... hình thức
ngắn gọn, cô đọng, hàm súc, hấp dẫn và minh triết”. Bà cũng tinh tường phát
hiện ra rằng mỗi bài viết của Phan Thị Vàng Anh có “sự tích hợp những ưu thế
của cả hai loại hình: văn chương và báo chí, chất báo và chất văn hòa quyện
vào nhau, tạo nên một phong cách nghệ thuật riêng, phong cách của một nhà
văn đi làm báo”. Phong cách ấy được chị thể hiện trong cách phát hiện, kiến
giải vấn đề thông minh, sắc bén, trong nghệ thuật biểu hiện độc đáo và giàu
chất u-mua.
Trên trang Phongdiep.net, bài viết Tản văn - thể loại không dành cho
người viết trẻ?, tác giả Nguyễn Hồng Nga đánh giá về khả năng hàm chứa, tính
triết lý sâu sắc trong sáng tác của Phan Thị Vàng Anh: “Tạp văn Phan Thị
Vàng Anh đầy tính tư duy và hàm chứa nhiều ý nghĩa cuộc sống về con người,
đất nước Việt Nam...”. Còn nhà báo Thu Hà, trên VnExpress nhận xét: “Trong
nhịp sống gấp gáp đang trôi qua hờ hững, khi đọc những dòng suy nghĩ của
Thảo Hảo, người ta bỗng giật mình vì dường như mình đã làm vuột qua nhiều
điều thú vị trong cuộc sống... Nó có sự logic sắc sảo của lý trí, phân tích nhìn
nhận vấn đề theo nhiều chiều. Tác giả không ngại nói thẳng, thậm chí ngoa
ngoắt khi bàn đến những mặt trái trong cuộc sống... Ẩn sau mỗi sự kiện là tâm
trạng nôn nóng, tấm lòng trách nhiệm của người cầm bút...” [41]. Quả đúng
vậy, mỗi bài viết của Vàng Anh dù chỉ luận về một vấn đề, một hiện tượng nhỏ
trong đời sống song đủ sức gợi ra những triết lý sâu xa, khiến người đọc không
khỏi ngỡ ngàng, tâm đắc.
Cũng là một trong những cây bút khá thành công với thể loại tạp văn,
Nguyễn Trương Quý đánh giá cao tài năng của người đồng nghiệp trong cách
khai thác đề tài, chiều sâu tư duy và thái độ quyết liệt: “Hồi tản văn Thảo Hảo

ra mắt, mọi người ngay lập tức xếp tác giả của chúng vào hàng cây bút xuất
sắc nhất của thể loại này. Khi ấy chưa có các trang mạng xã hội và blog rầm
rộ, nên hằng tuần những bài tản văn ngắn như Ai cho mày chê con tao xấu?,

5


Gửi Đoàn của tôi, Nhân trường hợp chị Thỏ Bông, Nhật ký (gã) đào
đường... thành một thức ăn nuôi độc giả đặng tiêu hóa những vấn đề thời sự.
Những vấn đề có khi cũng nhỏ thôi, nhưng người viết đã mở ra vô số cánh cửa,
cánh nào cũng hứng gió ào ạt về” [73]. Theo Nguyễn Trương Quý, trong khi
một số cây bút tạp văn khác hay nương vào những trải nghiệm cá nhân có tính
tự sự, trữ tình để gánh đỡ cho cái khô khan thông tấn kia thì Vàng Anh chọn
cách mổ xẻ chính cảm xúc của mình, “chỉ bảy tám trăm chữ, quá lắm là một
ngàn chữ, với một sự kiện đinh, không gì ngoài chuyện thời cuộc, mà Vàng Anh
trần mình ra chế biến” [73]. Lùi xa khỏi sự kiện, mỗi bài viết của chị là một bài
học về phép ứng xử với cuộc sống, với chữ nghĩa.
Tới nay, đã có khá nhiều ý kiến khẳng định tài năng và đóng góp của
Phan Thị Vàng Anh trong đời sống văn học đương đại, đặc biệt với thể loại tạp
văn. Những ý kiến này rất hữu ích với chúng tôi khi nghiên cứu đề tài.
3. Mục đích nghiên cứu
1. Chỉ ra những đặc điểm nổi bật về nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ
thuật của tạp văn Phan Thị Vàng Anh.
2. Đặt tạp văn Phan Thị Vàng Anh trong hành trình văn chương của tác
giả để thấy được sự vận động về tư tưởng nghệ thuật, qua đó ghi nhận những
nỗ lực không ngừng để làm mới ngòi bút của chị sau khi đã thành công với
truyện ngắn và thơ.
3. Qua việc nghiên cứu sáng tác của Phan Thị Vàng Anh, bước đầu nhận
diện sự vận động của một thể loại đang có sức hút lớn với người viết và người
đọc, đó là tạp văn trong văn học Việt Nam đương đại.

4. Phạm vi nghiên cứu
Tạp văn Phan Thị Vàng Anh được đăng rải rác trên nhiều báo và tạp chí.
Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc khảo sát, chúng tôi chủ yếu tập trung vào hai
tập sách:
1. Nhân trường hợp chị Thỏ Bông (2005) - NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
2. Tạp văn Phan Thị Vàng Anh (2011) - NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

6


5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại: được sử dụng chủ yếu khi nhận
diện đặc điểm tạp văn Phan Thị Vàng Anh.
5.2. Phương pháp phân tích tác phẩm theo thể loại: nhằm chỉ ra những
sáng tạo của ngòi bút tạp văn Phan Thị Vàng Anh.
5.3. Phương pháp so sánh - đối chiếu: nhằm tìm ra chỗ tương đồng và
khác biệt giữa tạp văn với truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh, giữa tạp văn Phan
Thị Vàng Anh với tạp văn của một số cây bút cùng thời.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, phần nội
dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1. Vài nét về thể loại tạp văn và vị trí của tạp văn trên hành trình văn
học của Phan Thị Vàng Anh
Chương 2. Đặc điểm tạp văn Phan Thị Vàng Anh nhìn từ góc độ nội dung
Chương 3. Đặc điểm tạp văn Phan Thị Vàng Anh nhìn từ góc độ nghệ thuật

7


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: ĐÔI NÉT KHÁI QUÁT VỀ THỂ LOẠI TẠP VĂN VÀ VỊ TRÍ CỦA
TẠP VĂN TRÊN HÀNH TRÌNH VĂN CHƯƠNG PHAN THỊ VÀNG ANH
1.1. Quan niệm về tạp văn
Những năm gần đây, các nhà văn lựa chọn tạp văn làm đất dụng võ ngày
càng nhiều, đồng nghĩa với việc số lượng tạp văn ngày một tăng lên. Tuy vậy,
việc giới thuyết khái niệm tạp văn cho tới nay vẫn còn nhiều điểm chưa thống
nhất, còn nhiều tranh luận, bàn cãi quanh câu hỏi: Thế nào là tạp văn? Có thể
nói rằng câu chuyện tìm một định nghĩa thống nhất cho tạp văn sẽ còn dài kì
nếu tạp văn vẫn còn hấp dẫn người nghiên cứu.
Có người cho rằng tạp văn là “nhiều loại văn lẫn lộn” [75,842] hoặc
“Tạp văn là thể văn gồm nhiều thể loại có tên gọi khác nhau như đoản bình,
tiểu phẩm, tùy bút...” [76,1451]. Trong cách hiểu này, chữ “tạp” trong tạp văn
được dùng với nghĩa là sự hỗn tạp, pha trộn nhiều thể loại, đồng thời cũng bao
hàm nghĩa là sự tạp nhạp, vụn vặt, nhỏ lẻ. Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nam
quan niệm: “Tạp văn là những bài văn nghị luận có tính nghệ thuật. Phạm vi
của tạp văn rất rộng, bao gồm tạp cảm, tùy cảm, tiểu phẩm, bình luận ngắn...
Đặc điểm nổi bật là ngắn gọn...” [60]. Định nghĩa này còn chung chung, chưa
vạch ra được những đặc trưng cơ bản để phân loại chính xác những tác phẩm
nào thuộc thể loại tạp văn. Từ điển thuật ngữ văn học đưa ra cách hiểu về tạp
văn như sau: “Những áng văn tiểu phẩm có nội dung chính trị, có tác dụng
chiến đấu mạnh mẽ. Đó là một thứ văn vừa có tính chính luận sắc bén, vừa có
tính nghệ thuật cô đọng, phản ánh và bình luận kịp thời các hiện tượng xã
hội... Phần lớn tạp văn mang yếu tố châm biếm, trào lộng, đả kích” [42,294].
Tương đồng với ý kiến này, nhiều nhà nghiên cứu gọi tạp văn là “Một thể loại
thuộc tản văn trong văn học Trung Quốc, thiên về nghị luận nhưng cũng giàu ý
nghĩa văn học... Đặc điểm chung của tạp văn là ngắn gọn, đa dạng, linh hoạt:

8



phản ứng một cách nhanh nhạy, kịp thời trước những vấn đề bức xúc của xã
hội với những ý kiến đánh giá rõ ràng, sắc sảo” [44,1601]. Trong cách diễn
giải này, các tác giả đều quan niệm tạp văn bắt nguồn từ văn học Trung Quốc
mà người khởi xướng chính là Lỗ Tấn. Họ nêu những đặc điểm chính của tạp
văn: kết hợp tính chính luận và tính văn học, tính ngắn gọn, tính thời sự. Định
nghĩa đó không sai nếu ta soi chiếu vào tạp văn của Lỗ Tấn hay Ba Thợ Tiện
(Hoàng Thoại Châu) ở Trung Quốc (thí dụ tác phẩm: Con chó hay đồ chó, Cái
đầu, Chất lượng, Nghệ thuật ăn, Hạ cánh an toàn...) hay tạp văn của các nhà
văn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945 như Ngô Tất Tố, Ngô Đức
Kế... Tạp văn của họ đều đậm chất thời sự, tính chiến đấu. Nhưng khi soi chiếu
vào tạp văn của các cây bút đương đại, sẽ có sự vênh lệch. Đọc tạp văn của
Trần Huyền Ân, Lê Giang, Nguyễn Ngọc Tư... ta thấy họ nghiêng nhiều về suy
tư, cảm xúc hơn là tính chiến đấu, tính thời sự. Trong cách nhìn truyền thống
thì tạp văn có lúc bao gồm cả tản văn, có lúc lại là một tiểu loại trong tản văn.
Thực tế, một bộ phận lớn tác phẩm được chính người cầm bút gọi là tạp
văn ở nước ta hiện nay không phải là tạp văn như định nghĩa truyền thống.
Nhiều tạp văn, nhất là những tạp văn trên blog, đơn thuần chỉ là những áng văn
ngắn ghi lại những suy tư, những ý kiến chủ quan của người viết về những vấn
đề hết sức cá nhân.
Tinh tế và hài hước, Võ Phiến bàn về tạp văn qua sự chia sẻ nỗi khổ của
nhà phê bình Hoài Thanh: “Khi Hoài Thanh viết xong cuốn Thi nhân Việt Nam,
muốn tự xếp cho mình một chỗ ngồi trên văn đàn, ông loay hoay khổ sở: Ông
là gì đây? Là tiểu luận gia chăng? Là tùy bút gia? là tùy hứng gia chăng?
Nhưng dù là gì đi nữa, sự phân vân ấy của ông cũng chưa diễn tả hết mọi
phiền hà rắc rối ngụ trong chữ essai (essay) của Tây phương. Nó là tiểu luận,
là tùy hứng, cũng là tùy bút, bút ký, là tạp ký, tạp luận, tạp bút, tạp văn, là
nhận định, phiếm luận...” (Tổng quan văn học miền Nam, www.tienve.org).
Như vậy nghĩa là tác phẩm tạp văn vừa có chất của một tác phẩm văn học nghệ

9



thuật, vừa có những chất ngoài nghệ thuật, ở nó có sự dung hợp nhiều thể loại
dẫn đến người ta khó phân định một cách rạch ròi. Nhưng thực tế nghiên cứu
luôn muốn hướng đến sự phân biệt rõ ràng giữa tạp văn với ký, tùy bút hay tản
văn...
Hoàng Ngọc Hiến coi tạp văn là một tiểu loại của ký: “ký là một thuật
ngữ được dùng để gọi tên một thể loại văn học bao trùm nhiều thể hoặc tiểu loại:
bút ký, hồi ký, du ký, phóng sự, tùy bút, tản văn, tạp văn, tiểu phẩm (ét-xe)” [43].
Nhà lý luận Trần Đình Sử nhìn nhận tạp văn như những tác phẩm “gắn rất chặt
với đời sống đương đại, nó sống cùng dòng chảy cuộc đời... là thể văn xuôi ngắn,
vừa tự sự vừa trữ tình, vừa chính luận, cốt sao bày tỏ tư tưởng, tình cảm, thái độ
của người viết một cách sắc sảo, nổi bật, gây ấn tượng cho người đọc” (Lưu
Nghi, Nhân cuộc phỏng vấn về truyện ngắn của Bách Khoa, thử xét trường
hợp “Ba con cáo” của Bình Nguyên Lộc, www.vietduc.de). Theo quan điểm
của hai nhà khoa học này, tạp văn gặp gỡ ký ở chỗ cùng bày tỏ sự quan tâm đến
những sự kiện, những biểu hiện có thực ngoài đời, đồng thời bộc lộ trực tiếp cá
tính sáng tạo và tinh thần trách nhiệm xã hội của tác giả. Trần Đình Sử nhấn
mạnh hơn đến lối viết, cá tính của người viết. Theo ông, tạp văn rất cần sự độc
đáo, nó đòi hỏi người viết phải có vốn sống phong phú, kiến thức sâu rộng, bút
lực dồi dào, văn chương phải tài hoa, tinh tế mới có thể đem lại sự thành công.
Số đông trong giới học thuật có xu hướng đồng nhất tạp văn với tản văn
hay ký, là thể loại trung gian giữa văn chương và báo chí. Tạp văn thường có
dung lượng nhỏ, được viết dưới hình thức văn xuôi, có sự kết hợp tự do các văn
phong, các phương thức phản ánh đời sống khác nhau. Kết quả là tạp văn khi
thì giống ngụ ngôn, lúc lại gần với giai thoại, có lúc tương đồng với tùy bút,
bút ký. Lâu nay, khái niệm tạp văn và tản văn chưa được phân định rạch ròi,
dẫn đến việc đôi lúc người sử dụng nhầm lẫn. Quả thực, việc phân định hai thể
loại này gặp nhiều khó khăn bởi đối chiếu nhiều văn bản mà người viết tự định
danh là tạp văn hay tản văn ta cũng khó nhận ra sự khác biệt. Một số nhà


10


nghiên cứu xếp những tác phẩm được chính nhà văn định danh là tạp văn vào
thể loại tản văn như Lê Trà My trong Bước đầu tìm hiểu tản văn Việt Nam
thời kỳ đổi mới (Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, 2005), Phạm Thị Thanh
Thủy trong Đặc điểm thể loại tản văn Tô Hoài (Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà
Nội, 2008), Nguyễn Phương Thùy trong Đặc điểm tản văn Nguyễn Ngọc Tư
(Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP Hà Nội, 2008)... Điều này có nguyên do là quan
niệm khá rộng về tạp văn. Theo nhiều học giả, cả tạp văn và tản văn đều là
những khái niệm có nguồn gốc Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam mà
khó có thể tìm thấy trong ngôn ngữ châu Âu những khái niệm có nội hàm
tương đương. Tuy vậy, trong văn học đương đại Việt Nam, các khái niệm này
cũng có những biến chuyển. Khái niệm tạp văn có vẻ ngày một tách xa khái
niệm tản văn.
Tản văn được sử dụng để xác định một thể thức tổ chức văn bản. Trong lý
luận cổ Trung Hoa, dựa vào thể thức tổ chức văn bản, người ta chia văn bản
thành ba loại thông dụng: vận văn (văn vần), tản văn (văn xuôi), biền văn (văn
biền ngẫu). Theo đó, tản văn có nội hàm thể loại rất rộng. Khái niệm tản văn
được dùng để chỉ phương thức phản ánh đời sống của tác phẩm, đó thường là
phương thức tự sự nhiều hơn là phương thức trữ tình... Trong thời hiện đại, tản
văn chỉ tất cả những thể loại có tính trữ tình, tính nghị luận, tính tự sự mà không
phải là thơ ca, tiểu thuyết, kịch, văn học điện ảnh. Do đó có thể phân loại thành
tản văn trữ tình, tản văn tự sự, tản văn nghị luận. Trên nghĩa hẹp, tản văn chuyên
chỉ văn xuôi trữ tình, vì theo sự phát triển của thể loại, những cách viết chuyên
để đặc tả, ghi chép, báo cáo trong tản văn tự sự đã phát triển thành thể loại độc
lập (như kí sự, phóng sự); và tản văn nghị luận lại phát triển riêng thành tạp văn.
Gần đây tản văn và tạp văn về mặt hình thức dần dần phân biệt rõ.
Có thể nói, tạp văn là một nhánh của tản văn, là một biến thể của văn

nghị luận, có cả tính nghị luận lẫn tính trữ tình, thường rất ngắn, hình thức đa
dạng, dùng đủ các loại thủ pháp tu từ để chuyển tải kiến giải và tình cảm, ngôn

11


ngữ linh động, uyển chuyển mà giàu tính châm biếm. Cũng cần lưu ý, trên
phương diện nội dung, tạp văn cố gắng giảm nhẹ yếu tố tình cảm, vì nếu yếu tố
này nhiều quá thì sẽ trở thành tản văn, ngôn ngữ tạp văn cố gắng khách quan
hóa. Tạp văn cũng thường chứa lượng thông tin thời sự lớn, nhanh nhạy với
những bình luận sắc sảo. Về cơ bản, người ta chia tạp văn thành hai loại: tạp
cảm và tạp luận.
Như vậy, tạp văn là khái niệm được sử dụng để chỉ các tác phẩm văn
xuôi có dung lượng nhỏ, trong đó có sự kết hợp thoải mái các loại “văn” (kể cả
nghệ thuật và phi nghệ thuật), kết hợp các phương thức phản ánh đời sống (tự
sự và trữ tình). Vì thế tạp văn đôi khi rất gần gũi với thể loại ngụ ngôn hay giai
thoại, có lúc lại gần với bút ký, tùy bút trữ tình... trong đó cái tôi của nhà văn
xuất hiện rõ rệt, mang lại một cái gì đó mới mẻ, bất ngờ cho người đọc trong
cách phát hiện, liên tưởng, đề cập, kiến giải vấn đề. Sự lí giải của nhà văn
thường vượt ra khỏi những lí lẽ thông thường bằng cái nhìn cuộc sống ở những
chiều kích khác thường với những ý tưởng sâu sắc ít ai ngờ.
Chẳng hạn trong Nhân trường hợp chị Thỏ bông của Phan Thị Vàng
Anh, câu chuyện dí dỏm của cô gái làm nghề mát-xa đã đem lại cho người đọc
bao suy ngẫm về những vấn đề vốn được coi như thường tình, vụn vặt mà ai soi
vào đó cũng thấy thấm thía, ngộ ra nhiều điều. Hay trong Cái túi nilông của Tô
Hoài, cái túi nhỏ bé, mỏng manh theo bước chân các bà, các mẹ đi chợ đầy tiện
lợi đã thay thế cho cái thúng, cái rổ, cái làn năm xưa. Câu chuyện không dừng
lại ở việc nói tới diện mạo của thời kì hiện đại, khi đâu đâu cũng cần nhanh
gọn, khẩn trương, tiện lợi mà còn mang lại cho ta suy ngẫm sâu sắc về sự thay
đổi lối sống của người Việt Nam... Nói về điều này, Nguyễn Trương Quý cho

rằng: “Thường thì người viết trọng kỹ thuật chọn lối vòng vèo nhiều thủ pháp
đánh lừa người đọc hoặc gài bẫy, phục bút để độc giả thu được sự khoái trá
khi đọc xong. Tuy vậy, đạt tới sự giản dị và nhuần nhuyễn trong cách viết mà

12


giấu được những kỹ thuật đi là điều khó nhất. Đó là thách thức trong việc tiếp
cận chủ đề” [73].
Nhìn chung, tạp văn mang một số đặc trưng cơ bản dễ nhận diện:
Thứ nhất, tạp văn là những tác phẩm văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, khác
biệt với các tác phẩm thuộc thể ký (tùy bút, phóng sự, du ký) thường khá dài.
Tạp văn có dung lượng nhỏ, thường xoay quanh một hình ảnh, một chi tiết nào
đó để làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Tạp văn ra đời đáp ứng nhu
cầu phản ánh, bộc lộ lập tức ý nghĩ, suy ngẫm của người viết trước một vấn đề
cuộc sống. Vì thế, hệ thống hình ảnh, chi tiết được sử dụng cũng hết sức tinh
lọc, ngắn gọn, không quá tản mạn như tùy bút nhằm tập trung làm nổi bật cảm
xúc cơ bản của người viết về vấn đề bên ngoài hoặc cá nhân. Vì lí do này, tạp
văn dễ tìm được chỗ đứng trên các trang báo, dễ tới với người đọc trong sự tất
bật của cuộc sống hiện đại. Trần Hoàng Nhân cho rằng: “hiện nay là thời của
tạp bút khi quỹ thời gian của người đọc không đủ dành cho tiểu thuyết dông
dài. Tạp bút, tản mạn đâu phải chuyện “thiên tào”, mà là chuyện rất người”
[68]. Mỗi tạp văn thường chỉ khoảng tám trăm đến hai nghìn từ, vừa vặn với
một trang giấy hay một, hai cột báo. Song không vì thế mà tạp văn mất đi tính
hấp dẫn hay không thể nói tới những vấn đề có tầm vóc lớn lao.
Thứ hai, tạp văn có sự tương đồng với thể ký ở vai trò trung tâm của hình
tượng tác giả. Đa phần các tạp văn được trần thuật bởi ngôi thứ nhất xưng
“tôi”. Đối với những tạp văn không có nhân vật xưng “tôi” thì hình tượng tác
giả vẫn hiện diện, trực tiếp dẫn dắt, chỉ đạo các yếu tố khác như chi tiết, hình
ảnh trong tác phẩm nhằm đưa người đọc đến với cái đích mà tác giả mong

muốn. Như vậy, trong tạp văn, người viết vừa là chủ thể biểu hiện, vừa là đối
tượng miêu tả trung tâm. Các nhà văn “muốn góp những tiếng nói chân thực và
biểu lộ chính kiến của chính họ về tất cả các vấn đề trong cuộc sống... bộc lộ
trực tiếp cái tôi của người sáng tác” [59,285]. Có thể nói, qua tạp văn, người
đọc dễ dàng nắm bắt được bức chân dung tinh thần của người cầm bút như:

13


“Nguyễn Trương Quý giỏi lắt léo cộng gia vị giễu nhại thì Nguyễn Ngọc Tư
đượm nồng như món sống “đưa cay”; Phan Cẩm Thượng thư thái, uyên thâm
thì Nguyễn Quang Lập riết róng, hài hước. Nguyễn Việt Hà cũng hài hước
nhưng tung tẩy chuyện đời nhiều hơn. Lê Giang viết tạp văn như lấy trong túi
ra.... Nguyễn Nhật Ánh viết tạp văn như người đi bộ, gặp gì viết nấy...” (Việt
Quê, Giãi bày với tạp văn, www.baomoi.com).
Thứ ba, đặc trưng nổi trổi của tạp văn chính là tính chất thời sự rõ nét.
Tạp văn thường viết về những vấn đề thường nhật, thậm chí đôi khi vụn vặt
song đậm hơi thở của thời đại, của cuộc sống: “từ những góc khuất riêng tư,
những biến thái linh diệu của hồn người đến những sự kiện có tầm vóc quốc
gia, quốc tế, từ những khoảnh khắc ngắn ngủi, sâu kín đến những vấn đề mang
tính muôn thuở, muôn đời; từ những điều hiện hữu hôm nay đến những điều đã
lùi sâu trong quá khứ hoặc những dự cảm về tương lai; từ những sự vật có
hình hài, thanh sắc đến những ấn tượng vô hình trong thế giới của những ý
niệm hay trực giác mơ hồ...” [59,287]. Ta có thể bắt gặp những rung cảm tha
thiết với đời, với người, thể hiện một mĩ quan nhân ái và đặc biệt tinh tế của
một con người từng trải ở tạp văn Vợ cũ của Nguyễn Văn Thọ. Trong khi tạp
văn Phan Thị Vàng Anh thu hút người đọc trước hết bởi những vấn đề văn hóa
xã hội, những câu chuyện “nóng hổi” của cuộc sống được nhà văn làm phát lộ
những ý nghĩa bất ngờ, thấm thía.
Những tác phẩm này “góp phần thức tỉnh và lưu giữ những giá trị nhân

bản, những nhân cách cao đẹp, những cách ứng xử văn hóa giữa con người với
con người, con người cá nhân với cộng đồng, con người với quê hương đất
nước, con người với thiên nhiên...” [59,287]. Vì vậy, tạp văn tăng thêm sức
nặng cho báo chí, ngược lại, sự sôi động của báo chí tác động tích cực đến sự
phát triển của thể loại này. Các chuyên mục tạp văn như: “Thú chơi người Hà
Nội” (Người Hà Nội), “Nhàn đàm” (Văn nghệ), “Nhàn đàm” (Thanh niên),

14


“Tôi nghe, đọc, xem, thấy” (Thể thao - Văn hóa), “Tạp văn Hà Nội” (Hà Nội
mới cuối tuần)... đã thực sự được độc giả yêu thích.
Thứ tư, phải nói tới khả năng dung hợp dễ dàng các thể loại, các phương
thức nghệ thuật biểu hiện dẫn đến hình thức tự do, phóng túng của tạp văn.
Ngô Tất Tố khẳng định: “Tạp văn là một lối văn đặc biệt.... Nhẹ nhàng mà vẫn
thâm thúy, thẳng thắn mà vẫn kín đáo, cứng rắn mà không làm mất duyên
dáng, nghiêm nghị mà không làm mất thân mật, bóng bẩy nhưng vẫn rõ ràng
như cục đất ném vào mặt, với một chút gì, nhưng chất phác, tinh nghịch, như dí
dỏm, khóc hổ người, cười ra nước mắt, đó là tạp văn” [48,139]. Ở tạp văn,
người viết có thể kết hợp cả những yếu tố nghệ thuật và phi nghệ thuật (văn
chương và báo chí). Nó dung nạp cả phương thức tự sự, phương thức trữ tình
và phương thức nghị luận, có thể đan xen “những điều trông thấy” và những
cảm xúc, suy tư, liên tưởng của người viết. Điều đó mang lại cho tạp văn bản
chất năng động, khi gần gũi ngụ ngôn, giai thoại, lúc mang dáng dấp của bút
ký, tùy bút... Trong tạp văn, người đọc cảm nhận được cá tính riêng của tác giả
thể hiện ở vấn đề mà họ đề xuất, cách kiến giải vấn đề và sự can dự của người
viết vào thời đại mình đang sống với tư cách của một nhà tư tưởng, một triết
gia hay một nghệ sĩ...
Do sự bề bộn của tạp văn đương đại, chúng tôi chấp nhận một định nghĩa
về tạp văn với nội hàm tương đối rộng mở, điều đó phù hợp với thực tiễn vận

động và sự tương tác thể loại trong văn chương thời hậu hiện đại.
Tạp văn Phan Thị Vàng Anh vừa chứa đựng những đặc trưng thể loại
quen thuộc vừa in đậm cá tính sáng tạo độc đáo của tác giả.
1.2. Đôi nét khái quát về tạp văn trong văn học hiện đại Việt Nam
Bản thân văn học luôn có mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử xã hội. Sự
ra đời của một thể loại văn học ngoài ảnh hưởng của các yếu tố bên trong

15


bản thân văn học, bao giờ cũng chịu sự chi phối của các yếu tố lịch sử xã hội
bên ngoài.
1.2.1. Tạp văn trước đổi mới
1.2.1.1. Tạp văn trước năm 1945
Những năm đầu thế kỉ XX, tạp văn ra đời đồng thời với nền văn xuôi
tiếng Việt hiện đại. Phạm Quỳnh đã ghi lại diễn biến của sự kiện văn học ấy
bằng thái độ trân trọng, cổ vũ: “... đương buổi quốc văn phôi thai này... người
nào đã lưu tâm đến văn Quốc ngữ đều là có công trong việc xây dựng cái nền
quốc văn cho nước nhà mai sau cả...”. Nếu văn học Trung đại chủ yếu phát
triển thơ ca phú lục, văn xuôi không được coi trọng, thì bước vào thời đại mới,
cùng với sự ra đời của chữ quốc ngữ, sự nở rộ của báo chí, nghề in, nhiều thể
loại văn xuôi đã phát triển mạnh mẽ, trong đó có một tiểu loại viết bằng chữ
quốc ngữ gắn liền với tên tuổi của Tản Đà, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Lưu
Trọng Lư, Thạch Lam, Tùng Vân, Vũ Ngọc Liễn... mà hồi ấy được gọi chung
là tản văn, sau được định danh là tạp văn.
Sự giao lưu với văn hóa Tây Âu là cơ sở dẫn tới sự xuất hiện đội ngũ nhà
văn chuyên nghiệp mang trong mình cái hăm hở tiên phong của nền quốc văn
Việt Nam thời ấy. Nhu cầu thưởng thức đa dạng của công chúng cùng ý thức
nghề nghiệp khiến họ không ngừng khám phá, kiếm tìm những hình thức văn
chương mới. Trong không khí sôi nổi ấy, tạp văn ra đời như một thể nghiệm tự

do với hình thức ngắn gọn, trình bày trực tiếp tư tưởng tác giả về những vấn thề
thời sự, xã hội và nhân sinh, được đăng chủ yếu trên các báo và tạp chí bấy giờ
như: mục "văn xuôi" của Nam Phong tạp chí, mục "Xét tật mình" của Đông
Dương tạp chí, "Câu chuyện hàng tuần" hay "Góp...nhặt"... trên Sông Hương
tục bản... Các sáng tác ấy cũng xuất hiện đơn lẻ, rời rạc chứ người viết chưa
chú tâm hướng đến những tuyển tập dầy dặn (trừ một vài tuyển tập hiếm hoi:
Tản Đà tản văn (Hương Sơn, 1942), Trước đèn của Phùng Tất Đắc (Tân Dân,

16


1939), Tản văn mới của nhiều tác giả (Văn Lâm, 1940), Tùy bút của Nguyễn
Tuân (Cộng Lực, 1941)...)
Đội ngũ viết tạp văn bấy giờ phải kể tới những học giả đi đầu trong việc
hô hào tân văn như: Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Phan Khôi... có những
nhà văn vốn xuất thân Nho học nhưng chịu không ít ảnh hưởng văn hóa Tây
phương như Tản Đà, có những cây bút tiêu biểu cho giai đoạn văn học trước
1945 như: Lưu Trọng Lư, Thạch Lam, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Nguyễn
Tuân...; có người vì duyên nợ với văn chương mà thường xuyên góp mặt bằng
bài tạp văn trên các báo và tạp chí hàng kì như: Vũ Ngọc Liễn, Mân Châu,
Minh Phượng, Châu Nguyên, Hoàng Ngọc Phách, Phan Kế Bính, Hoàng Tích
Chu, Hội Nhân, Phạm Kỹ, Nguyễn Khắc Hanh...
Về nội dung, tạp văn đầu thế kỉ XX xoay quanh một số đề tài cơ bản.
Hoặc nghiêng về giới thiệu các địa danh, các chuyên du ngoạn, các thú vui
chơi, lễ hội như: Khai bút của N.V.V trên Đông Dương tạp chí, Lễ thanh minh
của Phó Đức Thành trên Nam Phong tạp chí, Bài kí núi Cố Tính của Dương
Mạnh Huy hay Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam...; hoặc nghiêng
về luận lẽ đời, thời vận, văn chương như: Xã hội loài nhảy của Tùng Vân,
Tính dễ tính khó của Hoàng Tích Chu, Mái Tây của Lưu Trọng Lư, Văn nghệ
của Hoài Thanh...; hoặc nghiêng về bộc lộ cảm xúc trước thiên nhiên, hồi

tưởng kỉ niệm, bày tỏ nỗi niềm riêng như: Văn chỉ làng tôi của Vũ Ngọc Liễn,
Chú lái khờ của Xuân Diệu, Am chúng sinh của Phan Kế Bính; Kỉ niệm hoa
đào của Tản Đà, Gió của Nguyễn Tuân... Đây là những thành tựu ban đầu, là
mạch nguồn để nhiều năm sau khơi mở, kích hoạt cho sự phát triển tạp văn
trong thời kì đổi mới.
Tạp văn của Tản Đà thực chất là sự bộc lộ bản lĩnh, cách nhìn riêng của
ông về các vấn đề nhân sinh, thế sự không khuôn sáo, là cách ông vượt thoát
những định kiến văn chương xưa cũ để chứng minh giá trị của tự do cá nhân.
Ông viết về những chuyện đời thường, chuyện lấy vợ lấy chồng, chuyện tang

17


ma rầu rĩ, chuyện phục trang đến thú vui đánh bạc, cảnh túng thiếu, đói nghèo...
Ta còn thấy rõ những dấu tích của thi pháp Trung đại như việc sử dụng những
điển tích điển cố, hoặc đôi chỗ đan xen những đoạn văn mang tính biền ngẫu
như: Văn chỉ làng tôi của Vũ Ngọc Liễn, Đánh bạc của Tản Đà... Bài Giải
sầu, chỉ trong vòng hai trang giấy mà Tản Đà sử dụng tới mười bảy điển tích,
điển cố Trung Hoa!
Càng về sau văn phong và cấu trúc tạp văn càng hiện đại hơn. Câu văn
bớt dần sự dài dòng, rối rắm với nhiều từ đệm hay khẩu ngữ kiểu văn xuôi
Quốc ngữ buổi đầu mà được người viết tổ chức lại theo một hình thức mới,
ngắn gọn, sáng rõ, thoát khỏi lối miêu tả tượng trưng, ước lệ, khuôn sáo để làm
hiện hình sự vật một cách cụ thể, sinh động. Chẳng hạn: “Bảy giờ sáng Hà Nội,
ngồi trên gác phố Hàng Trống, khoác cái chăn, hút điếu thuốc, mà trông xuống
đường. Không kể người nước ngoài, người nước ta cũng nhiều người ăn mặc
quần áo lối nước ngoài” (Văn minh - Tản Đà).
Dù nhiều người vẫn coi toàn bộ sáng tác của Nguyễn Tuân là tùy bút
song kì thực trong những tác phẩm của ông thời kì này, khá nhiều bài mang
dáng dấp tạp văn. Ông không chú trọng mô tả hiện thực khách quan, không kể

chuyện, mà tất cả những cảnh đời thường chỉ là cái cớ để nhà văn bộc lộ cái tôi
của mình. Chẳng hạn: Một lá thư không gửi, Một người lữ khách giữa thành
phố chúng ta, Lại đi nữa.... Có lẽ vì thế, Vương Trí Nhàn nhận định: “Tùy bút
Nguyễn Tuân ở phương diện này chính là sự kéo dài của tạp văn Tản Đà đến
một trình độ mà Tản Đà chưa thể nghĩ tới” (Nguyễn Tuân và thể tùy bút, Tạp
chí Văn học, số 6/1997).
Có thể nói những cây bút tạp văn tiêu biểu đầu thế kỉ XX đã có ảnh
hưởng tích cực tới sự phát triển của thể loại tạp văn sau này.
1.2.1.2. Tạp văn từ 1945 đến trước đổi mới
Trong khoảng thời gian diễn ra hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mĩ, văn học hướng tới quần chúng công - nông - binh với mục tiêu tuyên

18


truyền chính trị, cổ vũ tinh thần chiến đấu, ca ngợi các giá trị truyền thống như
lòng nhân ái, niềm tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết chiến đấu... Con người
cộng đồng, tập thể lên ngôi, con người cá nhân bị khước từ, dẹp bỏ. Các thể
loại lấy cái tôi làm trọng tâm đương nhiên không thể phát triển như giai đoạn
trước. Tản văn, tạp văn giai đoạn này tập trung vào nội dung cơ bản là ngợi ca
đất nước tươi đẹp, truyền thống đấu tranh anh dũng, kiên cường, những địa
danh lịch sử hào hùng, những anh hùng dân tộc... Hà Nội giải tù Mỹ qua phố
Hà Nội, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi của Nguyễn Tuân tiêu biểu cho hướng chuyển
động này. Chất kí sự pha trữ tình sử thi đã thay đổi diện mạo tạp văn. Người ta
ít nói đến tạp văn theo nghĩa là nói chuyện đời thường vụn vặt, với cái nhìn
riêng, cá biệt.
Vì tạm gác những vấn đề riêng tư, cá nhân hoặc những điều không thực
sự ích lợi cho hoàn cảnh đất nước thời ấy nên tạp văn kém phong phú về đề tài,
cảm hứng và sắc màu thẩm mĩ... Các sáng tác đều mang âm hưởng chung của
thời đại: cổ vũ chiến đấu, khẳng định chân lý Xã hội chủ nghĩa. Cấu tứ chủ yếu

dựa trên sự liên tưởng từ hiện tại hào hùng đến quá khứ lịch sử và niềm tin
tưởng vào tương lai. Bút pháp thường thấy là đối lập - tương phản (Những dấu
chân lịch sử của Võ Văn Trực, Ý thức trước mùa hoa của Chế Lan Viên...).
Đó cũng chính là đặc điểm của thể loại tạp văn thời kì này.
Tuy nhiên, không phải vì vậy mà ta không thể tìm thấy ít nhiều áng văn
đậm màu sắc trữ tình, lãng mạn, những trang viết giàu chất thơ viết về cảnh trí
thiên nhiên đất nước, về tình cảm gia đình, những nét đẹp truyền thống, về
niềm vui cách mạng và niềm tin vào ngày mai tất thắng như: Dưới một vầng
sáng đục của Anh Đức, Những dấu chân lịch sử của Võ Văn Trực...
Đội ngũ các cây bút viết tạp văn bấy giờ không thể không kể tới những
tên tuổi tiêu biểu như: Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng, Xuân Diệu, Nguyễn
Khải, Anh Đức, Nguyên Ngọc... Những năm sau 1975 đến trước thời điểm đổi
mới, nhìn chung tạp văn chưa có sự đổi khác đáng kể về thi pháp so với tạp văn

19


những năm đầu thế kỉ XX. Sự chuyển biến mạnh mẽ và thành tựu đáng kể của
nó có lẽ nằm trọn trong chặng đường từ đổi mới trở đi.
1.2.2. Tạp văn từ đổi mới đến nay
Bước ngoặt lịch sử của Đại hội Đảng VI với sự lựa chọn con đường đổi
mới cho đất nước không chỉ đem lại bầu không khí dân chủ tràn ngập mà còn
thổi luồng sinh khí mới vào đời sống văn học nghệ thuật. Có thể nói văn
chương đã bước sang “một thời kì khác” (Nguyễn Kiên), “Văn chương sẽ sống
cái sức sống tự nhiên của nó. Nhưng như tất cả mọi việc trên đời này, văn
chương cũng có giới hạn, có sự sáng lên, sự mất đi, có sự cao cả cũng như cái
bình thường” (Lê Minh Khuê).
Các phương tiện truyền thông đại chúng phát triển rầm rộ, báo chí ngày
một gia tăng về số lượng và đi sâu, sát hơn vào thực tiễn đời sống, sự xuất hiện
của mạng internet tại Việt Nam đã mang lại những hình thức báo mạng, blog,

diễn đàn văn học... đầy mới mẻ. Điều kiện công bố thuận lợi, những đổi thay
vũ bão của cuộc sống khiến người ta muốn viết, muốn trình bày, tranh luận với
người khác tất cả những gì đang diễn ra quanh mình. Vì thế không chỉ các nhà
văn chuyên nghiệp mà những cây bút nghiệp dư cũng thỏa sức thể hiện mình.
Trước nhịp sống hối hả, khi con người ngày càng bị cuốn vào dòng chảy bất
tận của công việc, của xã hội công nghệ, của áp lực thời gian... thì những trang
viết càng đòi hỏi sự súc tích, nén thông tin, sao cho người đọc thỏa mãn lượng
thông tin tối đa trong lượng thời gian tối thiểu. Do vậy, yêu cầu viết ngắn, viết
hàng ngày đã trở thành thói quen của nhiều cây bút và kéo theo sự phát triển
mạnh mẽ của thể loại ngắn về dung lượng, độc đáo về ý tưởng và sâu sắc về tư
tưởng, đó chính là tạp văn.
Có thể nói, tạp văn ở Việt Nam đã đạt đến đỉnh cao trong những năm gần
đây. Số lượng tác phẩm xuất hiện trên các trang báo, các trang blog hay được in
thành sách... thật khó có thể thống kê hết. Người ta có thể nhận thấy nguồn xuất
hiện tạp văn thông thường là từ các trang blog cá nhân như của Nguyễn Quang

20


Lập, Hồ Anh Thái, Phong Điệp..., từ các trang báo giấy, báo mạng của Mai
Văn Tạo, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Băng Sơn, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn
Trương Quý, Phan Thị Vàng Anh...
Hơn mười năm cuối thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI là khoảng
thời gian tạp văn phát triển sôi nổi nhất. Các tờ báo từ lớn tới nhỏ, từ truyền
thống tới mới xuất hiện, ở từng lĩnh vực, từng lứa tuổi, từng địa phương... báo
nào cũng dành một mục thường xuyên đăng tải các bài tạp văn như: “Thú chơi
người Hà Nội” (Người Hà Nội), “Nhàn đàm” (Văn nghệ), “Nhàn đàm” (Thanh
niên), “Tôi nghe, đọc, xem, thấy” (Thể thao - Văn hóa), “Tạp văn Hà Nội” (Hà
Nội mới cuối tuần)... Sự nở rộ của thể loại tạp văn trong văn học đương đại một
phần lớn nhờ vai trò của báo chí. Ngoài xuất hiện trên báo chí, còn có nhiều tác

giả cho xuất bản cả tập tạp văn một lúc, có điều cách gọi của họ chưa thật
thống nhất: Mai Văn Tạo với Tản văn, Chu Lai với Tạp văn, Băng Sơn với
đoản văn U tôi, Nguyễn Hà với tùy bút Hà thành hương và vị, Nguyễn Quang
Lập với tập Kí ức vụn, Phan Thị Vàng Anh với Nhân trường hợp chị Thỏ
bông, Huỳnh Như Phương với Ngôi nhà và con người, Dạ Ngân với Gánh
đàn bà và Phố của làng, Lê Giang với Nghiêng tai dưới gió, Đình Quang với
Tạp văn Đình Quang, Nguyễn Việt Hà với Nhà văn thì chơi với ai và Con
giai phố cổ, Nguyễn Trương Quý với bốn tập: Xe máy tiếu ngạo, Ăn phở rất
khó thấy ngon, Tự nhiên như người Hà Nội và Hà Nội là Hà Nội...
Tạp văn thời kì này chủ yếu hướng vào những vấn đề của đời sống cơm
áo, của văn hóa và nghệ thuật.
Ở mạch cảm hứng về văn hóa dân tộc, người viết thường miêu tả hình
ảnh quê hương đất nước qua nhiều góc nhìn, nhiều khía cạnh phong phú. Chất
chứa trong những bài tạp văn ấy là cảm xúc nồng nàn, yêu mến, gắn bó tha
thiết với quê hương xứ sở. Quê hương qua những cảnh, sắc, hương và vị rất đặc
trưng của mỗi miền đất, dù có nơi lam lũ, tảo tần, có nơi thanh bình trong trẻo,
có nơi dân dã, xô bồ... nhưng bao giờ cũng trĩu nặng yêu thương. Địa danh xuất

21


hiện nhiều nhất trong tạp văn đương đại có lẽ là Hà Nội với những con phố cổ,
những đêm hoa sữa nồng nàn, bờ bãi ven sông Hồng tốt tươi, xanh mướt,
những món ngon, những thú vui rất “Hà thành”... Đó là cái nhìn đầy tự hào của
những con người thuộc nhiều thế hệ gắn bó, hiểu rõ về Hà Nội như nhà văn
Băng Sơn (Xưa nối nay vào Hà Nội), như Diệu Trang (Duyên ngõ Hà Thành)
hay như Hoàng Thị Thu Trang (Chỉ còn mùi hoa sữa nồng nàn)... Và còn có
một Hà Nội nữa, Hà Nội trẻ trung, hối hả, ồn ã với nhiều cá tính thế hệ, giới
tính trong: Con giai phố cổ của Nguyễn Việt Hà, bốn tập tạp văn của Nguyễn
Trương Quý... Xuất hiện trong các tác phẩm ấy là những chi tiết ngồn ngộn của

đời sống hàng ngày, là sự nóng hổi của những sự kiện từ chính thống đến vỉa
hè. Từ đó, người đọc thấy rõ cách nhìn, cách nghĩ và kiến giải của lớp người trẻ
tuổi, đang sống cùng nhịp thở của Hà Nội hôm nay.
Đó là cố đô Huế trầm mặc, ưu tư với những lăng tẩm, đền đài, thành
quách, với dòng Hương giang thơ mộng gắn với điệu hò sâu thẳm, thiết tha
trong tạp văn Trung tâm thành Châu Hóa của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đó
còn là Sài Gòn năng động, ồn ào, náo nhiệt, đa dạng về văn hóa trong Không
gian tiệm nước (Sài Gòn tạp văn) của 26 tác giả thuộc đủ mọi ngành nghề, từ
nhà văn, nhà thơ, đến Giáo sư dạy Đại học, nhạc sĩ hay họa sĩ... Mỗi người
đóng góp một cách nhìn nhận, một phương diện khác nhau để làm nên cảnh sắc
và tính cách con người Sài Gòn. Đó cũng có thể là miền Tây nước nổi An
Giang trong sáng tác của cây bút chuyên về tạp văn Mai Văn Tạo với Miền đất
quê hương, Lúa trời, vườn sầu riêng Bình Thủy... và đặc biệt là miền đất mũi
Cà Mau trong trang viết của Nguyễn Ngọc Tư với Đất Mũi mù xa, Ngủ ở Mũi,
Chút tình sông nước, Nước và gió, Trăm năm bến cũ con đò...
Cũng trong đề tài này, nhiều tạp văn hào hứng khám phá những nét sinh
hoạt truyền thống, phong tục tập quán, phép ứng xử của con người Việt Nam. Sự
giao lưu quốc tế rộng rãi càng đòi hỏi phải gìn giữ nét đẹp truyền thống. Đó là
thú chơi cây kiểng trong tạp văn của Nguyễn Hà (Mai phương Nam, đào xứ

22


Bắc; Chơi hoa thủy tiên...) là thú ẩm thực trong Rượu làng Vân của Hoàng Phủ
Ngọc Tường, thú cơi cờ trong Luyện cờ của Hoàng Minh Thắng, thú nghe hát
trong Mê chèo của Vũ Tam Huề... Những tạp văn này thiên về tính tự sự, thường
được bộc bạch thông qua câu chuyện từ chính cuộc đời thực của người viết.
Nhưng, điểm mới nhất của tạp văn đề tài này là ở chỗ một số tác giả đi
sâu vào các vấn đề của hiện thực đời sống với cảm hứng chính luận. Tạp văn
thời kì này tiếp cận hiện thực bộn bề, thậm phồn, những chính sách của Nhà

nước, những vấn đề có tính thời sự nóng bỏng của cơ chế thị trường, văn hóa
thời mở cửa, những vấn nạn của xã hội như quan liêu, tham nhũng, cửa quyền,
chuyện thiên tai bão lũ, chuyện xây đường - đào đường, chuyện cái phong bì...
Tạp văn đương đại không xa rời thời cuộc, tinh và sắc trong việc nắm bắt các
vấn đề của cuộc sống, biết thể hiện nó một cách chân thực mà vẫn nghệ thuật
trên từng trang viết của mình. Đây là xu thế chủ đạo của tạp văn thời kì đổi
mới. Nhìn chung, tạp văn viết về cuộc sống quê hương đất nước thực chất vẫn
là sự nối tiếp của tạp văn thời kì trước đó, tuy đã có sự mở rộng không gian
nghệ thuật, mới mẻ và tạo bạo hơn trong cách nêu vấn đề.
Ở cảm hứng về các vấn đề văn học nghệ thuật, nhà văn thường khắc họa
các chân dung văn học. Đó thường là chân dung nghệ sĩ được cảm nhận qua
lăng kính chủ quan của nhà văn, mang lại cho người đọc khoái cảm bất ngờ,
thú vị. Nhiều tạp văn gây ấn tượng mạnh bởi tâm huyết với đời sống văn học
nghệ thuật nước nhà (những trăn trở về vấn đề xuất bản, in ấn, phát hành, hình
ảnh người nghệ sĩ trên sân khấu trình diễn, vị trí nào cho tài năng của người
nghệ sĩ, vấn đề đạo đức nghề nghiệp, việc chạy theo thành tích, chạy đua số
lượng, đào tạo thế hệ kế cận ra sao...). Có nhà văn coi sáng tác của mình như
những dòng nhật kí chân thực, ghi lại tâm sự về nghề nghiệp, về niềm vui, nỗi
buồn, là những dòng cảm xúc về một tác phẩm văn học nào đó. Tiêu biểu là
Hiện tượng đả kích tu sĩ trong văn học dân gian của Vũ Bằng, Nhọc nhằn

23


chữ nghĩa và Vẫn thăng hoa những cây bút nữ của Chu Lai... Ở đây, vai trò
của nhà văn với nhà nghiên phê bình hòa nhập làm một.
Tóm lại, cùng với tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc, tạp văn đã
chứng tỏ sức sống mãnh liệt của một thể loại nhỏ gọn mà cơ động, phóng túng
mà tâm huyết với cuộc đời. Ở thời kì đổi mới, nhờ có thêm điều kiện thuận lợi
(phương tiện truyền thông hiện đại, không gian sáng tạo rộng mở) và khát vọng

dân chủ hóa mạnh mẽ của toàn xã hội mà đội ngũ sáng tác tạp văn trở nên đông
đúc, sắc sảo đáp ứng tầm đón đợi của người đọc đương đại. Trong những
gương mặt tiêu biểu góp phần làm nên diện mạo thể loại mấy thập kỉ qua, phải
kể tới cây bút đầy cá tính Phan Thị Vàng Anh.
1.3. Ví trí của tạp văn trên hành trình văn học của
Phan Thị Vàng Anh:
1.3.1. Vài nét tiểu sử
Phan Thị Vàng Anh là một trong những cây bút khẳng định được mình
trong sự đa dạng của nền văn học Việt Nam đương đại. Chị đã kịp ghi dấu ấn
của mình ở một số thể loại như: thơ, truyện ngắn, kịch bản phim và nhất là tạp
văn. Sau thành công ở thể loại truyện ngắn, chị trở thành cây bút quen thuộc
trên của mục tạp văn trên một số trang báo. Mỗi bài tạp văn, chị đều thể hiện
cách nhìn, cách cảm của một người trẻ nhưng giàu trí tuệ, một công dân giàu
trách nhiệm và ý thức về cái tôi một cách sâu sắc. Độc giả bắt đầu chú ý tới chị
ngay từ những năm đầu của thập kỉ 90, thế kỉ XX, khi chị được giải thưởng
trong cuộc thi viết truyện rất ngắn của tạp chí Thế giới mới và sau đó là tặng
thưởng uy tín của Hội Nhà văn năm 1994.
Phan Thị Vàng Anh sinh ngày 18 tháng 8 năm 1968 tại Hà Nội, quê ở
huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng trị. Chị tốt nghiệp Đại học Y khoa TP Hồ Chí Minh
năm 1993, trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1996 và năm 2005
được bầu làm ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kì VII.

24


Sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn chương (cha là nhà thơ nổi
tiếng Chế Lan Viên, mẹ là nhà văn Vũ Thị Thường), chị thừa hưởng được nhiều
tố chất của cả cha và mẹ. Sau khi tốt nghiệp đại học, chị về công tác tại một bệnh
viện lớn tại TP Hồ Chí Minh. Ngoài công việc chuyên môn ở bệnh viện, chị còn
tích cực phát hiện những tài năng hội họa và giúp họa sĩ trẻ bán tranh. Có thời

gian chị còn làm thêm công việc kế toán cho một siêu thị. Những công việc ấy
mang lại cho chị vốn sống phong phú, trải nghiệm đa dạng để rồi sau đó hóa
thân vào mỗi trang văn của chị, cho chị thể hiện mình ở nhiều thể loại.
1.3.2. Vàng Anh của thơ
Thuở bé thơ, Vàng Anh đã làm thơ và nổi tiếng với bài thơ Mèo con đi
học từ năm lên 9 tuổi. Bài thơ được tổ chức Liên hiệp quốc về văn hóa, khoa
học và giáo dục UNESCO trao tặng giải thưởng. Bài thơ Cảm xúc lần đầu tiên
cũng đã từng được đưa vào sách giáo khoa tiếng Việt Lớp 1.
Sáng nay con vào lớp mẹ
Học trò tíu tít gọi cô
Lần đầu tập làm cô giáo
Con như đi trong giấc mơ...
Khá nhiều thơ Phan Thị Vàng Anh đăng trên các tờ báo Khăn quàng đỏ,
báo Kim Đồng được các bạn nhỏ cùng thời hết sức yêu thích.
Bẵng đi rất lâu, Vàng Anh không công bố thơ nữa khiến người đọc ngỡ
ngàng khi chị xuất hiện với truyện ngắn đầu những năm 90. Mãi gần đây chị
mới quay trở lại với thơ khi giới thiệu với người đọc tập thơ Gửi VB. Đâu đó
qua những vần thơ hàm súc, trí tuệ và đầy triết lý, ta bắt gặp bóng dáng người
cha của chị - thi sĩ Chế Lan Viên.
Tập thơ gợi nghĩ đến nghệ thuật “tối giản” trong hội họa, điêu khắc. Từ
cái tên chung của cả tập đến cái tên riêng của mỗi bài thơ đều hết sức ngắn gọn
(Gửi VB, Công chức, Về nhà, Ốm, Tân hôn...) và đậm tính văn xuôi (Trước
khi đi Hội An, Ngày thứ hai ở Hội An, Ngày thứ ba ở Hội An...). Một trong

25


×