Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Nghệ thuật thơ Thanh Tâm Tuyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.88 KB, 100 trang )

MỤC LỤC

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ra đời năm 1956, tạp chí Sáng tạo quy tụ nhiều tên tuổi thuộc nhiều
lĩnh vực sáng tác như: Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Nguyên
Sa, Doãn Quốc Sĩ, Cung Trầm Tưởng, Nguyễn Sĩ Tế, Quách Thoại, Duy
Thanh... Họ đều mang trong mình khát vọng“làm thay đổi bộ mặt thơ văn
Việt Nam” (Thụy Khuê). Sáng tạo đã thành công trong việc hiện đại hóa văn
học, cả về lý thuyết lẫn sáng tác, giao hòa trong hai dòng tư tưởng lớn của thế
kỷ XX: Hiện sinh và Siêu thực.
Trong số những gương mặt nổi bật của nhóm Sáng tạo, Thanh Tâm
Tuyền (1936 - 2006) được coi là người đổi mới thi ca tiêu biểu nhất, người bẻ
lái con tàu thơ, góp phần làm nên cuộc “thay máu” của thơ ca Việt Nam sau
1954. Người ta ca ngợi, người ta khẳng định tài năng và đòi phải xác lập vị trí
của Thanh Tâm Tuyền trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Thế nhưng, việc tìm
hiểu những nỗ lực cách tân thơ của Thanh Tâm Tuyền vẫn chưa được quan
tâm đúng mức, dư luận vẫn còn dè dặt, dường như chưa có ai thâm nhập được
vào vùng “đất đai” thơ Thanh Tâm Tuyền: “Người đọc theo dõi, tìm hiểu,
chứ thật sự yêu thích thì không nhiều”; có bài báo chê trách thơ ông “lập dị,
bí hiểm, hũ nút”; có người xem lối thơ Thanh Tâm Tuyền đã “hành hạ óc
thưởng ngoạn khiến tôi khổ sở đến độ có ác cảm” [81].
Có thể nói, Thanh Tâm Tuyền là một hiện tượng độc đáo. Với Tôi
không còn cô độc (1956) và Liên, Đêm, Mặt trời tìm thấy (1964), ông đã đem
đến cho văn học Việt Nam những giá trị mới – những giá trị mang tầm thời
đại. Việc tìm hiểu và đi sâu khai phá những đóng góp ấy là một việc làm cần
thiết, cũng là để hiểu sâu sắc hơn hành trình sáng tạo của một người nghệ sĩ
có khát vọng chân thật và tấm lòng gắn bó tha thiết với cuộc đời. Trong hành


trình sáng tạo thơ của Thanh Tâm Tuyền, chúng tôi đi sâu khám phá những

2


tìm tòi cách tân của ông về nghệ thuật để nhận diện rõ hơn gương mặt thơ độc
đáo này, cũng là một cách ghi nhận sự khác biệt của Sáng tạo với các khuynh
hướng thơ khác.
Cho đến nay, vấn đề hình thức nghệ thuật không còn bị hiểu một cách
phiến diện như trước nữa. Theo Bakhtin “Hình thức hoàn toàn không phải là
vỏ bọc, là bình chứa của nội dung, hình thức cũng không đơn giản là trò chơi
của ngôn từ”. Ngược lại, “đó là phần tinh đọng nhất của tác phẩm nghệ
thuật, dồn nén trong nó thế giới quan, nhân sinh quan” của nhà văn, thể hiện
rõ nhất “tâm huyết của người nghệ sĩ trong quá trình cảm nhận, chiếm lĩnh
cuộc sống bằng những sáng tạo, đột phá ở phương diện nghệ thuật” [98, 7].
Từ phương diện nghệ thuật, có thể giải mã các hiện tượng văn học, nhìn nhận
lại những đóng góp của họ cho nền văn học nước nhà.
Với đề tài “Nghệ thuật thơ Thanh Tâm Tuyền”, chúng tôi mong muốn
đem đến một cái nhìn khách quan, khoa học về hành trình cách tân thơ Việt
của thi sĩ tài hoa, độc đáo: Thanh Tâm Tuyền. Đó cũng là một lối nhỏ mở ra
những hướng nghiên cứu tiếp theo về văn học đô thị miền Nam 1954 – 1975
nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Thanh Tâm Tuyền là cây bút xông xáo, cách mạng trong công cuộc đổi
mới thi ca Việt Nam theo hướng hiện đại. Hành trình thơ Thanh Tâm Tuyền
là hành trình đầy hăng say, khao khát, tha thiết nhưng cũng đầy cô độc, mệt
mỏi, đớn đau. Đó cũng là hành trình của mỗi thân phận con người đi qua cuộc
sống này. Ngay từ khi tiếng thơ ông cất lên trên thi đàn, những bài báo, những
ý kiến tranh luận về tác phẩm của Thanh Tâm Tuyền dường như chưa bao giờ
dứt. Các bài viết đó đã khám phá được gì ở thế giới thơ độc đáo, mới lạ của

Thanh Tâm Tuyền?

3


Trước hết, về nội dung: Thơ Thanh Tâm Tuyền mang hơi thở cuộc
sống đô thị Sài Gòn những năm 50, 60 của thế kỷ XX. Đó là tâm lí lo âu,
hoang mang, chán nản; đó là cảm giác thất bại, tuyệt vọng, cô đơn rất giống
với tâm thức của một thế hệ thanh niên châu Âu sau Thế chiến II. Chính
những đổi thay của thời cuộc ấy đã trở thành những chấn thương dai dẳng
trong tâm hồn con người, trở thành những ám ảnh không dứt trong thơ Thanh
Tâm Tuyền. Thơ Thanh Tâm Tuyền thường xoay quanh các vấn đề chính như
tình yêu, con người thất bại, chiến tranh, màu da... Đặng Tiến cho rằng: “Thơ
Thanh Tâm Tuyền tự nó, là một thế giới và đồng thời một không gian nhìn ra
thế giới...” . Từ không gian ấy, Thanh Tâm Tuyền nhìn thấy rõ “Ý thức thất
bại của con người trước định mệnh mà cụ thể, là sự bất lực của giai cấp trí
thức Việt Nam trước thời cuộc”. Thanh Tâm Tuyền không chối bỏ sự thật,
“nói được những cái sự thật ấy là sống cái trận bão thổi qua chính mình và
thấu hiểu được cái gọi là đời sống”. Quỳnh Giao trong bài viết Vòng tay bát
ngát Thanh Tâm Tuyền có lý khi khẳng định rằng “Thơ Thanh Tâm Tuyền
vượt khỏi hoàn cảnh và là vòng tay bát ngát ôm được nỗi đau của nhân thế, ở
mọi nơi, mọi thời”.
Đi sâu vào bút pháp, những người đọc và yêu thơ Thanh Tâm Tuyền
đều nhận ra vẻ đẹp mới lạ trong nỗ lực cách tân nghệ thuật của ông. Các ý
kiến đã cụ thể hóa mãnh lực sáng tạo, cách tân riêng của Thanh Tâm Tuyền
như thế nào?
Trong bài viết Kinh nghiệm đọc thơ Thanh Tâm Tuyền, nhà nghiên cứu
Lê Huy Oanh đã đưa ra nhận định: “Thơ Thanh Tâm Tuyền không còn lệ
thuộc vào những quy tắc văn phạm cố hữu, không lệ thuộc những hình thức
thi ca sẵn có: sự cân đối không được đếm xỉa tới, phương pháp chấm câu bị

hủy bỏ, vần vè không được chú ý tới. Thêm vào đó là những hình ảnh phong
phú kì lạ, những ý tưởng xuất hiện đột ngột, tất cả những cái đó thường được

4


xếp đặt với nhau một cách rời rạc, tạo cho bài thơ một nhịp điệu mới, một
kiến trúc mới, một khả năng phát biểu mới, có nhiều sức gợi cảm hơn là
truyền cảm”. Chính hình thức mới trong thơ Thanh Tâm Tuyền chứng tỏ thơ
“luôn luôn ở trạng thái động”, khiến người đọc thơ cũng chính là người “đồng
sáng tạo”. Lê Huy Oanh đặc biệt nhấn mạnh tới ngôn ngữ mới trong thơ tự do
Thanh Tâm Tuyền: “... người ta đã gặp trong thơ Tuyền rất nhiều dụng ngữ và
hình ảnh thật đặc sắc, tạo nên một cuộc chơi chữ và chơi hình ảnh đôi khi rất
táo bạo...”. Sự táo bạo ấy thể hiện ở chỗ “Những ý tưởng và hình ảnh được
đặt rời rạc bên nhau, không được liên kết bằng bàn tay kiến trúc của tác giả
nhưng tự chúng, chúng liên kết với nhau”.
Nguyễn Vy Khanh cũng lưu ý đến tính chất bất thường trong ngôn ngữ
thơ Thanh Tâm Tuyền “Thanh Tâm Tuyền đã phá vỡ cái tĩnh, cái nền của
ngôn ngữ, ông đã phá cái cấu trúc bình thường. Ngôn ngữ trong thơ Thanh
Tâm Tuyền bất thường, bất ngờ, lẫm lạ, không thứ tự cũng không thông
thường nhưng nhiều khi cũng rất bình thường như lời nói ngoài phố chợ”.
Cũng tìm hiểu về ngôn ngữ thơ Thanh Tâm Tuyền, Thường Quán trong
bài viết Vài cảm nghĩ về thơ Thanh Tâm Tuyền thì cho rằng “Thanh Tâm
Tuyền muốn sử dụng một ngôn ngữ mới để khả dĩ nói được một đời sống của
những sự thật. Nó là một ngôn ngữ không uốn lượn, không bị bóp méo bởi
phép tu từ, một ngôn ngữ tự nhiên...”.
Ngoài ngôn ngữ, các phương diện nghệ thuật có tính cách tân để Thanh
Tâm Tuyền “thực hành hơi thơ tự do. Mở giác quan, mở những ngõ lạ xuống
linh hồn” mà các nhà nghiên cứu thường nhắc đến là cấu trúc và hình ảnh. Ở
Biệt khúc cho Thanh Tâm Tuyền, Bùi Vĩnh Phúc đã khẳng định lối viết của

Thanh Tâm Tuyền chủ yếu dựa vào “những khuôn âm lạ, những hình ảnh lạ,
những kết hợp lạ về ngữ nghĩa và âm điệu”.

5


Còn theo Bùi Bảo Trúc, “Thanh Tâm Tuyền không chỉ từ bỏ những mô
thức cũ, những cái khung cũ của thơ Việt Nam trước ông, mà ông còn chọn
cho mình một thứ ngôn ngữ và những hình ảnh mới vào đúng lúc nền văn học
Việt Nam cần những thứ máu mới, khác và lạ”. Đỗ Lai Thúy cũng đã có những
phát hiện độc đáo khi chỉ ra cấu trúc tác phẩm thơ Thanh Tâm Tuyền qua bài
viết Thanh Tâm Tuyền, người đi tìm tiếng nói: “Cấu trúc thơ Thanh Tâm
Tuyền là một cấu trúc mở (Prigozhin) hay cấu trúc động. Nghĩa là nó còn có
một lực ly tâm, cũng mạnh mẽ không kém gì lực hướng tâm, khiến nhiều khi
cấu trúc thơ trở nên xộc xệch, để cho các từ vượt thoát khỏi hấp lực của
trường ngữ nghĩa nguyên thủy đi lang thang ra ngoài tìm những trò chơi mới”.
Tác giả Thụy Khuê trong Cấu trúc thơ đã đặt thơ Thanh Tâm Tuyền
trong dòng mạch siêu thực để thấy rằng tính chất thơ tự do Thanh Tâm Tuyền
được gia tăng nhờ ảnh hưởng của chủ nghĩa siêu thực: “...ảnh hưởng siêu thực
khiến ông phá vỡ những bến bờ cấm cản của lí trí, để đưa ra những câu thơ
đớn đau tột độ. Kĩ thuật tạo hình của siêu thực giúp ông hình thành một cách
lập ngôn mới, và như thế, Thanh Tâm Tuyền đã nắm bắt được khá toàn diện
những trào lưu tư tưởng Tây phương đương thời, để thể hiện trong văn học
Việt Nam...”. Thụy Khuê nhấn mạnh yếu tố siêu thực trong thơ Thanh Tâm
Tuyền ở các phương diện: trạng thái sáng tạo mơ tỉnh trong vô thức, cách nhìn
thực tại là một chuỗi liên tục những đứt đoạn, hình ảnh tân kì biện pháp siêu
thực tận dụng đến kiệt cùng khiến Thanh Tâm Tuyền “là một trong những nhà
thơ giàu hình ảnh nhất Việt Nam... Ông là một tác giả phức tạp, tương phản.
Một đặc trưng hiếm hoi trong văn học Việt Nam từ trước đến giờ”.
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hải trong Luận văn Thạc sĩ Thanh Tâm

Tuyền trong tiến trình thơ Việt hiện đại đã có những cảm nhận về hành trình
sáng tạo của Thanh Tâm Tuyền. Tác giả khẳng định tính bước ngoặt của thơ
Thanh Tâm Tuyền phải kể đến trên hai phương diện quan trọng: đó là một cái

6


Tôi mới lạ độc đáo và đó là dấu ấn hiện sinh, màu sắc siêu thực trong thơ ông.
“Thanh Tâm Tuyền là bước ngoặt đưa thơ ca Việt Nam tiến vào sân chơi hiện
đại của thơ ca thế giới nói chung và nghệ thuật nói riêng”.
Có thể nói, giá trị di sản thơ ca Thanh Tâm Tuyền đã và đang ngày
càng được khẳng định chắc chắn trong nền văn học Việt Nam. Thơ ông đã
được giới thiệu trong ngày thơ Việt Nam lần thứ V tại Văn Miếu và xuất hiện
trong một tuyển tập thơ Việt Nam thế kỷ XX. Mặc dù ông đã đi vào cơn lâm
lụy nhưng những bài thơ ông để lại “có lẽ là những bằng chứng đẹp nhất về
một cuộc đời tha thiết mà ông đã đi qua... Nó như một tấm áo mà người ta có
thể cởi ra và để lại với đời!”. Xin mượn lời của nhà nghiên cứu Bùi Vĩnh
Phúc để viết lên Biệt khúc cho Thanh Tâm Tuyền, cũng là khép lại những ý
kiến nhận xét, đánh giá về một con người – một nhà thơ đã tạo nên “bước
ngoặt trong nghệ thuật và tâm thức Việt Nam” (Đặng Tiến).
Trên đây, chúng tôi đã điểm qua những bài nghiên cứu tìm hiểu về thơ
Thanh Tâm Tuyền. Có thể xem đó là những ý kiến khoa học, nghiêm túc, xác
đáng, những gợi mở khá thú vị về thơ Thanh Tâm Tuyền. Tuy nhiên, phần
nhiều các bài nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở các nhận diện lẻ tẻ, thiếu tính
chất hệ thống, chưa phân tích, triển khai sâu rộng, cụ thể qua văn bản thơ. Vì
vậy, chúng tôi thấy cần phải đi sâu vào văn bản tác phẩm – đi sâu vào thế giới
nghệ thuật của tác phẩm để thấy rõ hơn những tìm tòi, cách tân nghệ thuật độc
đáo của Thanh Tâm Tuyền.
Với đề tài Nghệ thuật thơ Thanh Tâm Tuyền, chúng tôi muốn góp
thêm một tiếng nói trong hành trình giải mã thơ Thanh Tâm Tuyền, mở ra

một cánh cửa để thâm nhập sâu hơn vào lâu đài thơ, mà ở đó, Thanh Tâm
Tuyền là vị hoàng đế đầy đủ quyền uy, đầy tài năng, bản lĩnh và khát vọng
sáng tạo.

7


3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là nghệ thuật thơ Thanh Tâm
Tuyền. Dõi theo hành trình của Thanh Tâm Tuyền trong nhóm Sáng tạo và
trong hành trình cách tân thơ Việt, Luận văn đi sâu vào một số phương diện
cơ bản của sự cách tân ấy: đó là cấu trúc, thi ảnh, cú pháp và ngôn ngữ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Sự nghiệp thơ ca của Thanh Tâm Tuyền được nhận diện qua ba tập thơ:
Tôi không còn cô độc (1956), Liên, Đêm, Mặt trời tìm thấy (1964) và Thơ ở
đâu xa (1990). Trong khuôn khổ Luận văn này, người viết sẽ chỉ tập trung
nghiên cứu những cách tân nghệ thuật của Thanh Tâm Tuyền trong các sáng
tác trước năm 1975. Cụ thể là hai tập thơ Tôi không còn cô độc và Liên, Đêm,
Mặt trời tìm thấy. Đây cũng là hai tác phẩm đã xác lập vị trí của Thanh Tâm
Tuyền trong tiến trình văn học dân tộc.
Những bài thơ làm trong thời gian tù đày cải tạo được xuất bản với tựa
đề Thơ ở đâu xa (1990) vận động theo một hướng khác, nên người viết sẽ
không khảo sát. Trong quá trình nghiên cứu, người viết chỉ sử dụng để so
sánh, đối chiếu, nhận diện những thay đổi trong thơ Thanh Tâm Tuyền.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Thế giới nghệ thuật của mỗi nhà thơ
đều tồn tại như một hệ thống, một chỉnh thể. Do vậy, sử dụng phương pháp này
với các thao tác: thống kê, khảo sát, phân loại giúp người người viết nhận ra
diện mạo phong phú, đa dạng của hình thức nghệ thuật thơ Thanh Tâm Tuyền.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Từ sự phân tích cụ thể cái hay, cái
đẹp trong mỗi tác phẩm thơ Thanh Tâm Tuyền, người viết tổng hợp khái quát

8


để có những kết luận khách quan, tránh những áp đặt chủ quan không bám sát
văn bản thơ.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh thơ Thanh Tâm Tuyền với
thơ của các tác giả cùng thời để tìm ra những nét chung mang tính thời đại và
những nét đặc sắc, riêng biệt, bứt phá trong những tìm tòi thể nghiệm của
Thanh Tâm Tuyền.
- Ngoài ra, luận văn còn sử dụng thêm các phương pháp liên ngành: thi
pháp học, loại hình học, văn hóa học... như một biện pháp hữu hiệu nhằm nhận
diện những đặc điểm chủ yếu trong thế giới nghệ thuật thơ Thanh Tâm Tuyền.
5. Đóng góp của Luận văn
- Vận dụng những kiến thức lí luận đã có để đưa ra những nhận định về
đặc điểm cấu trúc, thi ảnh, cú pháp và ngôn ngữ trong thơ Thanh Tâm Tuyền.
- Từ đó khẳng định rõ hơn những đóng góp của Thanh Tâm Tuyền
trong quá trình đổi mới thi ca Việt Nam theo hướng sáng tạo và tích cực.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Thanh Tâm Tuyền trong nhóm Sáng Tạo và hành trình cách
tân thơ Việt.
Chương 2: Những tìm tòi về cấu trúc, sáng tạo về thi ảnh trong thơ
Thanh Tâm Tuyền.
Chương 3: Những đóng góp độc đáo về cú pháp và ngôn ngữ trong thơ
Thanh Tâm Tuyền.

9



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THANH TÂM TUYỀN TRONG NHÓM SÁNG TẠO VÀ
HÀNH TRÌNH CÁCH TÂN THƠ VIỆT
1.1. Cơ sở của sự cách tân nghệ thuật ở Thanh Tâm Tuyền
1.1.1. Những tiền đề thời đại
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơnevơ về Đông Dương
được ký kết vào tháng 7 năm 1954. Nhưng tiếng súng chỉ tạm ngưng trên dải
đất hình chữ S này. Do sự can thiệp của Mỹ, đất nước ta tạm thời bị chia cắt
làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17 – sông Bến Hải – làm ranh giới. Sau hai năm, cả
nước sẽ tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước. Bản Hiệp định chưa ráo
mực, Mỹ đã dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam với chiêu bài
tự do, chống lại chế độ cộng sản ở miền Bắc, phá vỡ hiệp định Giơnevơ.
Cũng chính trong giai đoạn này, một sự kiện để lại dấu ấn đậm nét
trong lịch sử dân tộc là cuộc di dân của hơn một triệu người từ Bắc vào Nam.
Theo bước chân những người di cư, văn hóa các vùng miền hội tụ về đây, đặc
biệt tại Sài Gòn và những thành phố lớn. Những đổi thay bên ngoài như môi
trường, điều kiện sống, văn hóa, phong tục tập quán... đã tạo nên những xáo
trộn bên trong mỗi tâm hồn người. Nó gieo vào lòng người những chia rẽ,
hoài nghi, những hi vọng, thất vọng, những niềm tin tưởng, sự hụt hẫng... Và
nó còn được coi là dấu mốc, mở đầu cho một nền văn học – “nền văn học
giữa hai cuộc di cư”. Trong khoảng hai mươi năm (1954 - 1975), văn học
miền Nam tồn tại giữa hai thời điểm lịch sử dứt khoát, chỉ có khởi đầu và kết
thúc, không có quãng chuyển tiếp. Nói như Võ Phiến, “giữa hai thời điểm lịch
sử dứt khoát, tại miền Nam, một nền văn học thành hình thật nhanh, phát triển

10



tưng bừng và vội vã, rồi bị vùi dập một cách tức tưởi” [83]. Văn học miền
Nam như ngôi sao chổi vụt lóe sáng, vừa kịp để lại dấu ấn hưng thịnh, hoàng
kim rồi vụt biến mất, chỉ còn lại ánh hồi quang về cái thời một đi không trở
lại. Hai điểm dứt khoát ấy là hai cuộc di cư. 1954, miền Nam trở thành điểm
đến của hơn một triệu di dân miền Bắc và hai mươi năm sau, cũng chính tại
mảnh đất này, miền Nam lại trở thành điểm tiễn đưa, điểm giã từ, đúng hơn,
điểm trốn chạy của dòng người di dân ra hải ngoại khi Chính phủ miền Nam
Cộng hòa sụp đổ. Hai cuộc di dân, những biến động dữ dội của lịch sử, những
chấn thương tâm lí của thời đại đã khiến miền Nam trở thành một đặc khu văn
hóa được bao phủ bởi bầu khí quyển đặc thù.
Sự đổ bộ của quân đội Hoa Kỳ vào miền Nam Việt Nam, ba nền Cộng
hòa đệ nhất, đệ nhị, đệ tam chóng vánh được dựng lên rồi nhanh chóng sụp
đổ, một mặt đem đến cho miền Nam sự hào nhoáng giả tạo, lối sống xa hoa
nửa vời được du nhập từ Hoa Kỳ, mặt khác đem đến những bất an triền miên
bao trùm toàn xã hội. Sự khốc liệt của chiến tranh, sự xảo trá núp dưới những
chiêu bài chính trị, những thay ngôi đổi vị chóng vánh, những biến động lớn
liên tiếp diễn ra, người dân như sống trong vòm trời bất an tột độ. “Mỗi con
người Việt Nam đều phải sống cùng một lúc hai thân phận. Thân phận chiến
tranh và thân phận bình thường của nhân loại. Nó như một loài lạc đà hai
bướu gánh nặng một hành trang quá tải đi qua cuộc sống này” [78]...
Chiến tranh vốn không còn xa lạ với người dân Việt nhưng chưa bao
giờ hệ lụy của chiến tranh lại đặt con người vào tình thế đau đớn, giằng xé và
bi đát như cuộc chiến này. Xã hội phân mảnh tung tóe như một trò chơi ghép
hình trong tay những kẻ mưu đồ trong và ngoài nước, mạng sống của con
người như cỏ rác trong guồng máy chiến tranh, thân phận con người khi bị đặt
bên hố tuyệt vọng, giữa sự sống – cái chết. Tất cả mọi giá trị, mọi truyền
thống đều bị đem ra thử thách, để rồi bị gạt sang một bên. “Một thế hệ lớn lên

11



không được ngày thanh bình, những nét tốt đẹp nhất của dân tộc bị thay thế
bằng thù hận, bom đạn, tuyên truyền xảo trá, chiêu bài giả dối. Thế hệ đó như
sắp đánh mất quá khứ và căn cước của mình, sau bao nhiêu đổi thay đổ vỡ
quê hương chỉ còn là đống gạch vụn nát không thể trở về. Một nền văn minh
khác đang đe dọa tiến vào xóa đi những truyền thống cũ” [17]. Đây là giai
đoạn mà nhạc sĩ Phạm Duy gọi là “thần đồng gãy cánh, cõi tiên lạc lõng,
nhạc trời đứt đoạn”, còn Nguyên Sa gọi là “thế kỉ buồn”:
Thế kỉ chúng tôi trót buồn trong mắt
Dăm bảy nụ cười không đủ xóa ưu tư
Tay quờ quạng cầm tay vài tiếng hát
Lúc xòe ra chẳng có một âm thừa
(Bây giờ - Nguyên Sa)
Trong hoàn cảnh chia cắt và chiến tranh ấy, xã hội miền Nam sau 1954
có những nét đặc thù, hội tụ mọi điều kiện để hình thành và phát triển một nền
văn học mới. Văn học miền Nam thời kỳ này chịu ảnh hưởng sâu sắc của các
luồng tư tưởng hiện đại, chủ yếu là: phân tâm học Freud, chủ nghĩa hiện sinh,
chủ nghĩa siêu thực, văn học phi lý. Trong đó đáng kể nhất là sự ảnh hưởng
của hai trào lưu lớn, hai trụ cột của lâu đài thi ca thế giới: chủ nghĩa hiện sinh
và chủ nghĩa siêu thực.
Chủ nghĩa hiện sinh ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất nhưng
sau chiến tranh thế giới lần thứ hai nó mới phát triển và đạt tới đỉnh cao. Chủ
nghĩa hiện sinh là sự phản ứng đối lập lại chủ nghĩa duy lý thống trị trong văn
học phương Tây hiện đại. Chủ nghĩa duy lý đã khuếch trương rằng: khoa học
kỹ thuật là “chiếc đũa thần”, là “cẩm nang”, là biện pháp duy nhất và vạn
năng để giải quyết mọi vấn đề của xã hội, là phương tiện tạo nên sự hài hòa
của xã hội. Xã hội duy lý hóa ở phương Tây đã sa vào khủng hoảng, suy đồi
khi nó làm phi nhân tính con người, con người chỉ còn là “một lực lượng vật

12



chất đơn thuần” theo cách nói của Mác, con người bị “tha hóa”, con người
trở thành bần cùng và kiệt quệ trong bộ máy kỹ thuật khổng lồ của xã hội hiện
đại. Một xã hội phương Tây giàu có về vật chất nhưng lại nghèo nàn về văn
hóa tinh thần, tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế lại suy thoái nhanh về văn
hóa, đạo đức. Chủ nghĩa hiện sinh chính là sự phản ánh của con người trước
tình trạng bất ổn về xã hội trong thời kì khủng hoảng toàn diện của chủ nghĩa
tư bản như lo sợ chiến tranh, không tin vào khoa học, đau khổ, phiền não,
tuyệt vọng. Họ nhìn cuộc đời là một chuỗi phi lí, đầy hư ảo, phù du... Tâm
thức này rất giống tâm thức của con người miền Nam ngày ấy: lo âu, hoang
mang trước cuộc chiến ngày càng bùng vỡ, xót xa và nhục nhã bởi phận
người thoi thóp trong chiến tranh, buồn chán và hoảng sợ trước nguy cơ mất
nhân tính của con người... Cả một thế hệ đang trong tình thế khắc nghiệt của
lịch sử đã tìm đến chủ nghĩa hiện sinh như một triết thuyết để xoa dịu cho tâm
hồn, như một điểm tựa cho cõi tinh thần đang lạc lõng bơ vơ. Sự đồng điệu từ
sâu thẳm tâm hồn đó khiến triết học hiện sinh trở thành thứ triết học thịnh
hành nhất ở miền Nam Việt Nam. Chưa bao giờ sự tiếp nhận triết học ở Việt
Nam lại diễn ra đồng thời với thế giới đến vậy: “Công chúng đọc F.Sagan tại
Sài Gòn cùng lúc với Paris. Trên hè phố, nhất là tại các quán cà phê, người ta
bàn luận về Malraux, Camus, cả về Faulkner, Gorki, Huserl, Heidegger”
[117]. Triết học hiện sinh đã thấm rất sâu vào nhận thức, tâm hồn của thế hệ
thanh niên đô thị miền Nam. Bởi nó không đến bằng con đường xâm lăng,
cưỡng bức văn hóa mà đến bằng sự đồng điệu tâm hồn của những con người
cùng sống trong bao hệ lụy của chiến tranh tàn khốc. Các tác giả miền Nam
đã bắt đầu cầm bút nơi hố thẳm cuộc đời ấy để ghi lại cái nhìn của họ về đời
sống. Đời sống được họ miêu tả như một thảm kịch, một hư vô, con người bị
treo chơi vơi, hoàn toàn bất lực trên miệng sâu vực thẳm. Từ nhãn quan ấy,
Thanh Tâm Tuyền nhìn đời, thấy đời như một bãi cát lầy, ở đó chỉ có những


13


kiếp sống nhầy nhụa, lầm lỗi trong tuyệt vọng và tôi không tìm thấy tôi – một
bãi cát lầy bị bỏ quên trong tuyệt vọng. Còn Nguyễn Thị Hoàng ví cuộc sống
như là một “thành lũy hư vô”, ở đó ngày lại ngày mọc lên những nấm mồ
mới. Mọi cảm xúc đã lịm chìm, chỉ còn lại một con người kéo lê cái thân xác
trong cõi hồng trần mà thôi. Trong thơ, Nguyễn Bắc Sơn cũng tự thú:
Ta mắc bệnh ung thư thời chiến
Thoi thóp còn một trái tim khô
Sợ hãi con người hơn thú dữ
Nhìn nơi nào cũng thấy hư vô
(Căn bệnh thời chiến - Nguyễn Bắc Sơn)
Cuộc đời là nhạt nhẽo, là vô vị, là phi lý và cuộc đời thật đáng buồn.
Phải chăng đó là những “chứng từ có thật” để định vị cho thân phận của con
người trong đất trời ở một miền mịt mù và khét lẹt khói súng – thân phận của
con người miền Nam những năm 1954 – 1975.
Cùng với chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa siêu thực trở thành một trong
hai trào lưu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến văn học miền Nam giai đoạn này.
Cơ sở xã hội hình thành chủ nghĩa siêu thực cũng giống như các trào lưu khác
của chủ nghĩa hiện đại. Đó là thời kỳ phát triển rực rỡ của khoa học kỹ thuật
nhưng đi cùng với nó là sự hoang mang của xã hội loài người. Đại chiến thế
giới thứ nhất đã để lại di chứng nặng nề cho cả “một thế hệ mất mát”. Bầu
không khí tăm tối, phi lí bao phủ khắp Châu Âu và cả tâm thức con người. Họ
lo âu trước sự đe dọa của một cuộc chiến tranh mới, họ day dứt trước bao điều
trái ngược trong cuộc sống thực tại, họ muốn đi tìm một cách nhìn mới về thế
giới... Và chủ nghĩa siêu thực trở thành sự cố thơ trọng đại nhất của thời hiện
đại bởi nó đem đến một bước đột phá mới trong nhận thức về thế giới và con
người. Từ thuyết phân tâm học của Freud và thuyết trực giác của Bergson,
chủ nghĩa siêu thực đã khai mở một địa hạt mới cho nghệ thuật. Breton xứng


14


đáng là một “giáo hoàng” khi ông khải thị cho văn chương những điều trước
đây nghệ thuật mới chỉ manh nha mơ hồ chứ chưa từng ý thức. Về cái nhìn
thế giới, chủ nghĩa siêu thực đã khai mở một thế giới thực – ảo hỗn độn, phi
lí, mọi ranh giới bị xóa nhòa. Về cái nhìn con người, chủ nghĩa siêu thực đã đi
vào thế giới của vô thức, tâm linh, thế giới của những giấc mơ. Chủ nghĩa
siêu thực cũng tạo nên bước đột phá trong phương pháp sáng tác khi đề ra lối
viết tự động và phương pháp tạo hình với những hình ảnh ngẫu hứng, tự do.
Ở miền Nam, những năm 1954 – 1975, văn hóa phương Tây và văn hóa
Mỹ đã thổi những luồng gió mới vào văn học ở các đô thị. Khác với thời tiền
chiến, thơ miền Nam giai đoạn này đã đón nhận chủ nghĩa siêu thực phương
Tây một cách có ý thức. Hơn nữa, việc bảo lưu những hạt mầm văn nghệ tiền
chiến và những hướng cách tân của nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm ở miền Bắc
cho thấy văn học miền Nam đã nối lại nguồn mạch siêu thực bị đứt đoạn do
biến cố lịch sử. Chủ nghĩa siêu thực đến với văn học miền Nam, do đó, không
phải đến trên một mảnh đất trống mà đã có cội nguồn từ trước, không phải
đến như một thứ chủ nghĩa độc tôn như chủ nghĩa lãng mạn thời kỳ đầu Thơ
mới mà đến trong sự tương tác mạnh mẽ với chủ nghĩa hiện sinh. Siêu thực
trong Nam phát triển khá mạnh mẽ mà tâm điểm là nhóm Sáng Tạo. Trên
thực tế, Sáng Tạo đã thành công trong việc giao hòa hai dòng tư tưởng lớn
của thế kỷ XX: Hiện sinh và Siêu thực.
1.1.2. Nhóm Sáng Tạo và hoạt động văn học của Thanh Tâm Tuyền
1.1.2.1. Nhóm Sáng Tạo
Cuộc di cư của đồng bào miền Bắc vào năm 1954 đã để lại nhiều dấu
ấn cho dân tộc và sự chuyển đổi này đã hình thành những biến cố có tính chất
lịch sử, trong đó phải kể đến sự thành lập nhóm Sáng Tạo. Nhóm gồm những
sinh viên từ miền Bắc di cư vào Nam thời gian đầu của năm 1954. “Chúng tôi

dăm ba người gốc miền Bắc vào miền Trung, tuổi khác nhau trên dưới ba

15


mươi nhưng không quá cách biệt, vì tình cờ do chiến tranh, đã gặp nhau vào
một thời điểm – năm 1954 – và một nơi không định trước của miền Nam –
Sài Gòn” [32]. Những người “cùng một lứa bên trời lận đận” ấy đầu tiên họp
nhau trong tờ báo Người Việt (tiền thân của tờ Sáng Tạo), rồi đến tháng 10
năm 1956, nguyệt san Sáng Tạo chính thức ra đời. Mặc dù có những ý hướng,
chủ trương nghệ thuật khác biệt ở từng cây bút, nhưng qua 38 số cả bộ cũ lẫn
bộ mới (Sáng Tạo cũ ngừng ở số 27, tháng 12 năm 1958 và bộ mới tiếp tục
đến số 7, tháng 3 năm 1962) [50] người ta vẫn thấy trọn vẹn một Sáng Tạo
với ý thức văn nghệ mới và hành động làm mới văn học thời đó. Trên Sáng
Tạo xuất hiện những tên tuổi: Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Doãn Quốc Sỹ,
Nguyễn Sỹ Tế, Trần Thanh Hiệp, Duy Thanh, Lữ Hồ, Ngọc Dũng, Thái Tuấn,
Quách Thoại, Nguyên Sa, Cung Trầm Tưởng, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên,
Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Đức Sơn… Họ đã thổi vào không khí văn nghệ
miền Nam đương thời những luồng gió mới, khơi dậy một không khí tranh
luận “vị nghệ thuật” sôi động. Trong bài “Nhìn lại tạp chí Sáng Tạo” đăng
trên tờ Khởi Hành số 61 tháng 11 năm 2001, Nguyễn Sỹ Tế có viết rằng: “Có
thể nói chủ trương của Sáng Tạo là dùng phương tiện văn chương và nghệ
thuật đấu tranh cho tự do, thúc đẩy sự đổi mới, dung nạp những dị biệt cá
tính trong một nền văn hóa phong phú và cởi mở hơn…”. Để khai phá cái
mới, thúc đẩy sự đổi mới, Sáng Tạo đã phải nói lời đoạn tuyệt với mọi công
thức ước lệ cũ, “chặt đứt quá khứ”, “chôn tiền chiến” để làm nghệ thuật hôm
nay. Và họ cũng biết rằng: “Có thể thế hệ sau chúng ta sẽ làm lại hành động
này với thế hệ chúng ta. Và chúng ta chấp nhận đó là một hành động tất yếu
cho sự tiến hóa của nghệ thuật. Nghệ thuật là một vận động biện chứng của
hủy diệt và sáng tạo” [80].

Ngoài những sáng tác để lại cho đời sau, Sáng Tạo thường tổ chức
những cuộc hội thảo nhằm tìm hướng đi cho nhóm của mình. Nhìn lại các

16


cuộc hội thảo của nhóm Sáng Tạo về văn nghệ tiền chiến, về thơ, về văn, về
họa tập hợp in trong cuốn Thảo luận (Sáng Tạo, 1965) người ta thấy những
tuyên bố đầy tính chất “nổi loạn” như: “Nghệ thuật tiền chiến là một nghệ
thuật của những rung cảm hời hợt, giả tạo” (Nguyễn Sỹ Tế), “Âm nhạc tiền
chiến không tạo được tiết điệu nào mới, chỉ là những bài hát lai Tây” (Trần
Thanh Hiệp), “Văn chương tiền chiến đã lùi hẳn một thế kỷ, so với trào lưu
thế giới thì hội họa tiền chiến lùi xa hơn nữa. Lùi xa đến vài ba thế kỷ” (Thái
Tuấn). Trong con mắt của các tác giả nhóm Sáng Tạo, văn nghệ tiền chiến đã
kết thúc sứ mạng của mình, cần phải loại bỏ nó trong đời sống văn học hôm
nay bởi ảnh hưởng của tiền chiến là “ảnh hưởng xấu, ảnh hưởng của một nền
nghệ thuật đã lỗi thời” (Mai Thảo). Thanh Tâm Tuyền mạnh mẽ hơn khi khi
nói rằng nông cạn của nghệ thuật tiền chiến, lỗi chính vẫn là ở những người
sáng tác, không phải ở hoàn cảnh.
Các thành viên trong tạp chí Sáng Tạo khẳng định Thơ mới là thứ văn
chương nông cạn, không có tính tư tưởng và ủy mị, không nhìn thấu suốt đời
sống. Nhà thơ Tô Thùy Yên chỉ trích “Cho nên Thơ mới đã chẳng vượt qua
được giới hạn của một thứ tình cảm sướt mướt, ỉ ôi, không bộc lộ được sự lớn
lao của con người, theo ý tôi là ở chỗ nó đau đớn, ê chề mà vẫn giữ được
điềm tĩnh, sáng suốt trước đời sống thù nghịch, khảo sát nó và chinh phục nó.
Còn kẻ bận khóc than thì không thể nhìn thấy đời sống” [96]. Họ còn cho
rằng, Tự Lực Văn Đoàn vẫn hạn chế trong việc khai phóng một nền văn
chương thật sự cho đất nước, những thành tựu của Tự Lực Văn Đoàn cần phải
xét lại bởi “Tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn được quần chúng thời đó tán
thưởng, một phần cũng bởi vì tiểu thuyết đó đã đánh trúng vào thị hiếu quần

chúng mà thôi” [96].
Trong quan niệm về ngôn ngữ thơ, các tác giả Sáng Tạo mong muốn
thơ ca phải thoát li khỏi những giới hạn, những lối mòn cũ kĩ. Nhà thơ phải

17


nói được một cái gì đó trong chiều sâu của lớp ngôn từ. Người đọc chỉ có thể
cảm nhận thơ chứ không thể hiểu thơ như văn chương truyền thống. Nhà thơ
dẫn dắt độc giả tới miền cực lạc, kì thú để khám phá những vẻ đẹp muôn hình
muôn vẻ của những rung cảm thẩm mĩ mà bấy lâu nay, các nhà thơ lớp trước
chưa thể làm được. “Nghệ thuật ngày nay đòi hỏi phải đoạn tuyệt với các
phương tiện cũ, nếu không được, thì người làm nghệ thuật phải khuấy động
và phá vỡ những phương tiện cũ ấy” [96].
Sáng Tạo đã có những định hướng về mặt lí luận và đóng góp đáng kể
trên thực tế sáng tác, “đã gây ngọn triều lớn trong giai đoạn 54 – 60… thổi
luồng gió mới vào sinh hoạt văn nghệ, làm thay đổi bộ mặt thơ văn Việt
Nam” [52]. Xuất phát từ con đường di cư nhưng lớp người bị lịch sử giày vò,
bị thời cuộc quật lên quật xuống ấy đã mở ra một con đường mới cho văn học
nghệ thuật miền Nam tự do, cất lên tiếng nói chân thật nhất của thế hệ mình.
Điều mà Sáng Tạo để lại cho đời sau, đúng như nhạc sĩ Cung Tiến - một
thành viên trong nhóm đã nhận xét – “đó là điều mà họ cố đạt tới là lý tưởng
tự do, tự do trong sáng tạo”. Và “ngọn cờ đầu của Sáng Tạo”, “người khởi
xướng thơ tự do tại Việt Nam” chính là Thanh Tâm Tuyền.
1.1.2.2. Hoạt động văn học của Thanh Tâm Tuyền
Thanh Tâm Tuyền tên thật là Dzư Văn Tâm, bút hiệu khác: Đỗ Thạch
Liên, sinh ngày 13/3/1936 tại Vinh – Nghệ An. Năm mười sáu tuổi (1952)
ông đi dạy học ở trường Minh Tân (Hà Đông) và có truyện ngắn đăng trên
tuần báo Thanh Niên, Hà Nội. Năm mười bảy tuổi, truyện ngắn Viên đạn cuối
cùng của ông đã đạt giải Nhất trong cuộc thi do báo Thần Chung tổ chức. Sau

đó, 1954 ông cùng với Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sỹ Tế, Doãn Quốc Sỹ chủ
trương nguyệt san Lửa Việt và hoạt động trong Tổng Hội Sinh viên Hà Nội di
cư. Tại Sài Gòn, 1955, ông viết cho các tuần báo Dân Chủ, Người Việt và nổi
tiếng từ những tác phẩm đầu tay: tập thơ Tôi không còn cô độc (1956), và

18


truyện Bếp lửa (1957). Ông tích cực tham gia biên tập và là một thành viên
tích cực của tạp chí Sáng Tạo (1956 - 1960).
Năm 1962, Thanh Tâm Tuyền bị động viên vào trường Sĩ quan Thủ
Đức. Sau khi tốt nghiệp, ông phục vụ tại các đơn vị: Trường Võ bị Đà Lạt,
báo Tiền Tuyến của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, tập san Quốc Phòng của
trường Cao đẳng Quốc Phòng. Năm 1966 giải ngũ, năm 1969 tái ngũ, ở trong
quân đội cho đến 1975. Sau 1975, đi học tại tập tại nhiều trại cải tạo miền
Bắc. Cuối cùng sang định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO từ tháng 4 năm 1990.
Ông qua đời trưa ngày 22 tháng 3 năm 2006 tại thành phố Saint Paut, tiểu
bang Minnesota vì bệnh ung thư phổi.
Thanh Tâm Tuyền đã đi cả một chặng đường trong hành trình của Sáng
Tạo cũng như trong dòng chảy của văn học dân tộc. Trong hành trình đó, có
lúc ông được ca ngợi, có lúc ông bị công kích, chê bai… nhưng Thanh Tâm
Tuyền vẫn miệt mài, bền bỉ với khát vọng đi tìm cái mới cho nghệ thuật. Và
những tác phẩm ông để lại chính là thứ nghệ thuật đích thực ông gửi gắm cho
cuộc đời. Các tác phẩm chính của Thanh Tâm Tuyền gồm:
Thơ:
- Tôi không còn cô độc (1956)
- Liên, Đêm, Mặt trời tìm thấy (1964)
- Thơ ở đâu xa (1990)
Tiểu thuyết:
- Bếp lửa (1957)

- Cát lầy (1967)
- Mù khơi (1970)
- Tiếng động (1970)
- Một chủ nhật khác (1975)
- Ung thư (đăng nhiều kì trên báo Văn từ 1964, chưa xuất bản)
Truyện ngắn:

19


- Khuôn mặt (1964)
- Dọc đường (1966)
Kịch:
- Ba chị em (1967)
Phiếm luận:
- Tạp ghi (1970)
Có thể thấy, bao trùm các sáng tác của Thanh Tâm Tuyền là tiếng nói
của thân phận con người – những kiếp đời nhược tiểu trong vòng xoáy của
chiến tranh, của đời sống đô thị đang bị cuộn tròn vào tiếng cười của cơ khí,
của tiếng động cơ, của những đêm “lênh láng máu lửa”… Đó không phải là
số phận của một cá nhân mà là vận mệnh của nhiều người, của cả một thế hệ
trong vòng xoáy lịch sử:
như bầy cừu
được nhốt trong chuồng lớn
rào gai sắc chết người
người bị móc con ngươi trái tim tinh thần
ném vào thú dữ
cấu xé nhau
(Tôi không còn cô độc)
Đi trong cơn bão tố lịch sử ấy, con người không thể trốn chạy mà phải

hành động, phải phản kháng, phải dấn thân. Thanh Tâm Tuyền đọc “Marx tìm
thấy giấc mộng biến cải thế giới, đọc Rimbaud tìm thấy giấc mộng thay đổi
cuộc đời, đọc Dostoievski tìm thấy thái độ tất cả hay không có gì hết, đọc Gide
tìm thấy đời sống thành khẩn trung thực, đọc Malraux tìm thấy hào quang của
trí tuệ đối đầu với Định Mệnh, đọc J.P. Sartre tìm thấy cuộc hiện sinh và chọn
lựa. Hắn lớn lên cùng bè bạn vượt qua mau tuổi trẻ để suy nghĩ và ước mơ
hành động. Mỗi đứa lăn mình theo mối cám dỗ lớn lao của hư vô” (Tựa Bếp

20


lửa). Bằng cách đọc trực tiếp, Thanh Tâm Tuyền ảnh hưởng phương Tây một
cách tự do và sáng tạo. Với ông, tinh thần tự do còn phải đi liền với tiêu chí giữ
cho trung thực với cuộc sống, nói được sự thật của đời sống. Thanh Tâm Tuyền
và các nhà văn thế hệ ông đã tìm thấy cho mình một hơi thở mới, một tiếng nói
mới, một cái nhìn mới trên mảnh đất mới của miền Nam.
Thanh Tâm Tuyền sáng tác truyện, kịch và có nhiều đóng góp về lí
luận… Nhưng có lẽ thơ mới là sở trường, là vùng trời tự do tuyệt đối của ông,
tạo nên “một bước ngoặt trong nghệ thuật và tâm thức Việt Nam” (Đặng
Tiến). Ông đã làm choáng váng thi giới khi tung ra hai tập thơ Tôi không còn
cô độc (1956) và Liên, Đêm, Mặt trời tìm thấy (1964). Người ta nhận thấy sự
mới mẻ, táo bạo trong hành trình sáng tạo của Thanh Tâm Tuyền là ở chỗ:
ông đã phá vỡ cái tĩnh, cái nền của ngôn ngữ, ông đã phá đi cái cấu trúc thơ
bình thường để tạo ra một trường ngôn ngữ riêng mang hơi thở của đời sống
đương đại. Ẩn sau câu chữ còn hiện lên một cái tôi cô đơn, cô độc trong sự
giằng xé, giày vò tuyệt vọng. Có lúc khép mình, có lúc hét lớn phủ nhận định
mệnh song cái tôi ấy vẫn không thôi hi vọng và tiếp tục cuộc hành trình đầy
sôi nổi, thiết tha.
Sau Tôi không còn cô độc (1956) và Liên, Đêm, Mặt trời tìm thấy
(1964), Thanh Tâm Tuyền viết ít hơn nhưng vẫn thể hiện những nỗ lực tìm

tòi, sáng tạo. Bốn mươi bảy bài thơ làm trong thời gian tù đày cải tạo được
xuất bản với tựa đề Thơ ở đâu xa (1990) như một sự nhận diện nữa về con
người nhà thơ. Mặc dù không mãnh liệt và đậm nét như thời kì đầu, nhưng
vẫn một hồn thơ ấy, như con sông đã qua ghềnh thác, lại tiếp tục chảy trôi đến
những miền đất mới, giấu những sục sôi xuống tận đáy lòng để mặt nước hiền
hòa và tĩnh lặng hơn. Vượt qua định mệnh, vượt qua những trở ngại của số
phận, tiếng thơ Thanh Tâm Tuyền vẫn vang vọng và khát vọng đổi mới ở ông
vẫn luôn là nguồn cảm hứng cho những thế hệ sau bởi “Thơ Thanh Tâm

21


Tuyền cho tôi nhiều cảm xúc. Mỗi lần trở lại với thơ ông, tôi đều tìm ra một
nét gì mà tôi chưa hề thấy trước đó…” [87].
1.2. Quan niệm nghệ thuật của Thanh Tâm Tuyền
Quan niệm nghệ thuật là một khái niệm đã được sử dụng khá phổ biến
trong nghiên cứu phê bình văn học. Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa:
“Quan niệm nghệ thuật chính là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người
vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống
với một chiều sâu nào đó. Là sự miêu tả hữu hạn của thế giới vô hạn là cuộc
đời, hình tượng văn học phải được mở đầu và kết thúc ở đâu đó, con người và
cảnh vật phải được nhìn ở giác độ nào đó (...) Quan niệm nghệ thuật thể hiện
cái giới hạn tối đa trong cách hiểu thế giới và con người của một hệ thống
nghệ thuật, thể hiện khả năng, phạm vi, mức độ chiếm lĩnh đời sống của nó
(…) Quan niệm nghệ thuật là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống,
là sự quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật, nó gắn với các phạm trù
phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật, làm thành thước đo của hình
thức văn học và là cơ sở của tư duy nghệ thuật”.
Như vậy, quan niệm nghệ thuật luôn là kim la bàn cho sự sáng tạo của
người nghệ sĩ, dẫu không phải lúc nào quan niệm cũng có thể ôm trùm được

thực tiễn sống động trong sáng tác của thi nhân. Có những thi sĩ hình thành
quan niệm trước khi sáng tác. Quan niệm khi ấy thực sự trở thành một thứ ánh
sáng khải thị cho sáng tạo. Nhưng cũng có những quan niệm chỉ đến sau
những chiêm nghiệm khi thi nhân trải qua bao nỗ lực tìm tòi. Song dù ở góc
độ nào, quan niệm nghệ thuật vẫn là định hướng cho sự sáng tạo của người
nghệ sĩ. Có thể xuất phát từ đây để thâm nhập vào cõi thơ.
Thanh Tâm Tuyền là một trong những nhà thơ tiên phong đổi mới tư
duy thơ, một nhà thơ có bóng bao trùm một miền thơ rộng của thế kỷ XX.
Đọc Thanh Tâm Tuyền có thể nhận thấy một bằng chứng khá thuyết phục

22


rằng: kẻ làm thơ muốn đổi mới thơ cần có một quan niệm mới, một suy tư
thật mới, một cách nghĩ khác, một tiếng nói khác. Và “mỗi phen cầm bút viết
văn chương”, Thanh Tâm Tuyền luôn có ý thức lập ngôn cho tư tưởng sáng
tạo của mình. Những tư tưởng ấy được thể hiện chủ yếu qua các bài viết và
các tác phẩm như:
- Nỗi buồn trong thơ hôm nay (1955)
- Nhân nghĩ về hội họa (1956)
- Định nghĩa một bài thơ hay (Thơ, in trong tập Tôi không còn cô độc - 1956)
- Một bài thơ (Thơ, in trong tập Tôi không còn cô độc - 1956)
- Trèo lên cây bưởi hái hoa (1957)
- Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (1960 - 1965)
- Nghệ thuật đen (1960)
- Tại sao anh làm thơ (Bài tựa tập thơ Vào đời của nhà thơ Trần Thanh
Hiệp - 1966)
- Tiếng nói một người (Bài viết về thơ Trần Lê Nguyễn - 1967)
- Sống, viết (1974)
- Kinh nghiệm sáng tác trong tù (1993)

Với những quan niệm có khi được phát biểu trực tiếp, có khi gián tiếp
thể hiện trong tác phẩm, Thanh Tâm Tuyền đã bày tỏ những suy tư giàu tính lí
luận, độc đáo, sâu sắc của mình về nghệ thuật nói chung, về thơ ca nói riêng.
1.2.1. Quan niệm về nghệ thuật
Trên bốn số đầu tiên của Sáng Tạo (bộ mới) đã diễn ra cuộc thảo luận
thẳng thắn, cởi mở của các thành viên nhóm Sáng Tạo. Mong muốn của họ là
nhằm chỉ ra, xóa đi tàn dư của nền văn nghệ cũ và suy tư về các vấn đề cần có
của nền văn nghệ mới, tìm hướng đi cho nhóm của mình. Thanh Tâm Tuyền
đã thể hiện một phần các quan điểm cơ bản của mình về nghệ thuật, mà cùng
với đó, ông cũng trình bày một tiểu luận công phu, có giá trị như một tuyên

23


ngôn: Nghệ thuật đen. Có thể thấy rằng, Nghệ thuật đen tập trung vào các vấn
đề chủ yếu trong tư tưởng nghệ thuật của Thanh Tâm Tuyền: định nghĩa về
Nghệ thuật đen, xác lập cơ sở và đặc trưng của Nghệ thuật đen từ chỗ chỉ ra
mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống trên nhiều phương diện như cách
nhận thức của nghệ thuật về đời sống, ranh giới giữa nghệ thuật và triết lý,
nghệ thuật và luân lý.
Mở đầu tiểu luận, Thanh Tâm Tuyền đã đưa ra định nghĩa về nghệ
thuật đen: “Gọi nghệ thuật đen là thứ nghệ thuật bi đát phẫn nộ, thứ nghệ
thuật dục tình suồng sã, thứ nghệ thuật vô luân trắng trợn. Thứ nghệ thuật bị
các nhà đạo đức lên án, bị con người văn minh chối nhận, bị những người
mác-xít dè bỉu – những hạng người rất nghịch nhau lại gặp nhau ở điểm này.
Gọi nghệ thuật đen là nghệ thuật bị hắt hủi, một nghệ thuật mọi của
những tên mọi trong xã hội. Nhưng hãy nhận lấy một sự thực: mọi cũng là
người và nghệ thuật của mọi cũng là nghệ thuật của người. Và bọn mọi ấy
cũng muốn được phát biểu ý kiến như các ngài vậy”.
Bằng lối văn hùng biện, Thanh Tâm Tuyền đã tấn công vào quan niệm

xem thường thứ nghệ thuật bị cho là tôi mọi, là “phản động, phản tiến hóa,
phản nhân loại”… mà người ta gán cho nghệ thuật đen dưới cái nhìn xã hội.
Thanh Tâm Tuyền muốn đi tìm căn nguyên “tiến bộ, tiến hóa, nhân loại” của
nó từ bề sâu sự sáng tạo tinh thần cá nhân. Với ông, “nghệ thuật trước hết là
một lối nhận thức đời sống. Nhận thức nào cũng bắt đầu bằng sự chia lìa cần
thiết giữa một ý thức và đối tượng của nó. Cấp độ của sự nhận thức cao thấp
tùy theo sự chia lìa ấy sâu xa hay hời hợt”. Điều đó có nghĩa nhận thức nghệ
thuật xa lạ với nhận thức giản đơn trong “một trật tự được tự nhiên hóa”, nó
xuất hiện ở những cơn địa chấn xã hội, xuất phát từ ý thức về sự bơ vơ, trơ
trọi của con người với đời sống xung quanh khi bị hất tung ra khỏi trật tự
cuộc đời. Sự chia lìa ghê gớm ấy chính là “khởi nguyên của ý thức, mầm

24


mống của thay đổi, của sáng tạo”. Thanh Tâm Tuyền nhận thấy triết học và
nghệ thuật luôn đứng ở hàng tiền vệ của quá trình tiến hóa: “Triết lý luôn luôn
là một sự khởi đầu, kẻ tới sau muốn lật đổ áp lực người thuở trước. Nghệ
thuật đối với các tác giả lớn cũng là một sự khởi đầu. Nghệ thuật gần gũi với
triết lí ở điểm này”.
Chấp nhận nghệ thuật là một ý thức siêu hình về đời sống, giống như
triết lý, nhưng Thanh Tâm Tuyền cũng phát hiện và chỉ ra giới tuyến giữa
triết lý và nghệ thuật. Theo ông, nhận thức nghệ thuật “thiên về cụ tượng, cố
gắng thâu tóm lấy sự toàn thể của thực tế lúc xuất hiện trong một ý thức khởi
nguyên thông suốt – một thứ trực giác” còn nhận thức triết lý “thiên về quan
niệm, cố gắng vượt từ những kinh nghiệm riêng tư đạt tới những ý tưởng
chân xác phổ biến nhờ sự can thiệp của lý tính trong ý thức bằng sự sử dụng
luận lý”. Nếu nhà văn muốn đồng hóa văn chương với triết lý thì bao giờ
cũng dẫn tới sự thất bại trên bình diện nghệ thuật. Chỉ ra bước tự sát của nghệ
thuật, Thanh Tâm Tuyền muốn làm rõ sự khác biệt của nghệ thuật xưa với

nghệ thuật hôm nay. Nghệ thuật hôm nay tước bỏ hết những rung động thuần
khiết – những rung động đẩy con người xa lìa sự sống hiện hữu để gắn bó mật
thiết với đời sống, để “chụp lấy trong những tình thế nhất định bằng những
kinh nghiệm độc nhất”. Nghệ thuật hôm nay là nghệ thuật đen, “nghệ thuật
đen chính là cái ý thức siêu hình trước những cảnh ngộ trong đời sống hôm
nay, là biểu thị sự tự do của những con người bằng xương bằng thịt trong
những tình thế có thực của kiếp người, là lời kêu gọi cất lên cùng mọi người
trong cuộc hành trình lịch sử phải sống.
Bởi đó nó bi đát phẫn nộ, nó suồng sã dục tình, nó vô luân trắng trợn”.
Thanh Tâm Tuyền đã chỉ ra những tính chất, đặc trưng cơ bản của nghệ
thuật đen, cái ưu thế cần thiết khiến nó trở thành nghệ thuật cần theo đuổi
trong hiện tại. Ông khẳng định “Cái tính chất đen đầu tiên của nghệ thuật

25


×