Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

ĐỒ ÁN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG NGHIỆP - QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 61 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ CẦN THƠ
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP


ĐỒ ÁN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG NGHIỆP

ĐẦU TƯ MÁY MÓC – THIẾT BỊ MỞ RỘNG
XÍ NGHIỆP MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
DỆT MAY THÀNH CÔNG TẠI KHU CÔNG
NGHIỆP BÌNH MINH ( TỈNH VĨNH LONG)
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

ThS. PHAN THỊ HUYỀN TRANG

1. TRƯƠNG THÀNH TÂM
2. NGUYỄN KIM HƯƠNG
3. TRẦN QUỐC KHẢI

THÀNH PHỐ CẦN THƠ, NGÀY 2/11/2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KT - CN CẦN THƠ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc




BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN
ĐỒ ÁN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG NGHIỆP
NHÓM 1
STT
1

HỌ TÊN
TRƯƠNG THÀNH TÂM

2

TRẦN QUỐC KHẢI

3

NGUYỄN KIM HƯƠNG

NHIỆM VỤ
Tóm tắt dự án đầu tư
Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu
năm của công ty
Phân tích SWOT
Khả năng tài chính của dự án
Phân tích lợi nhuận từ dự án
Tính toán các chỉ tiêu kinh tế của dự án
Kế hoạch thực hiện dự án
Kết luận và kiến nghị
Sự cần thiết đầu tư

Đánh giá cơ hội đầu tư
Thiết kế PCCC
Đánh giá tác động môi trường của dự án
Chi phí sản xuất kinh doanh
Phân tích địa điểm đầu tư và cơ sở pháp lý của dự án
Quy mô và hình thức đầu tư
Tình hình thị trường dệt may việt nam
Kế hoạch sản xuất kinh doanh
Doanh thu từ dự án
Đánh giá hiệu quả xã hội của dự án
Tp. Cần Thơ, ngày 20/10/2015
NHÓM TRƯỞNG

TRƯƠNG THÀNH TÂM


Đồ án Quản lý dự án công nghiệp

GVHD: Ths. Phan Thị Huyền Trang

MỤC LỤC

 NỘI DUNG ...................................................................................................... TRANG
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU.................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu đề tài............................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2
1.3 Phương pháp thực hiện ................................................................................. 2
1.4 Phạm vi thực hiện ......................................................................................... 3

1.4.1 Phạm vi không gian .............................................................................. 3
1.4.2 Phạm vi thời gian.................................................................................. 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 3
1.3 Cấu trúc đề tài ............................................................................................... 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN DỰ ÁN .................................................................... 4
2.1 Tóm tắt dự án đầu tư ..................................................................................... 4
2.1.1 Giới thiệu tên đề tài .............................................................................. 4
2.1.2 Giới thiệu về chủ đầu tư ...................................................................... 4
2.1.3 Mô tả sơ bộ thông tin dự án................................................................. 4
2.2 Sự cần thiết phải đầu tư................................................................................. 5
2.3 Đánh giá cơ hội đầu tư .................................................................................. 6
2.4 Tính khả thi của dự án................................................................................... 7
2.4.1 Điạ điểm đầu tư .................................................................................... 7
2.4.1.1 Vị trí ...................................................................................... 7
2.4.1.2 Điều kiện tự nhiên – xã hội .................................................... 9
2.4.2 Cơ sở pháp lý của dự án ....................................................................... 12
2.4.3 Nghiên cứu thị trường của dự án .......................................................... 13
2.4.2.1 Tình hình phát triển ngành dệt may Việt Nam ...................... 13
SVTH: Trương Thành Tâm, Nguyễn Kim Hương, Trần Quốc Khải


Đồ án Quản lý dự án công nghiệp

GVHD: Ths. Phan Thị Huyền Trang

2.4.2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh 6 tháng
đầu năm 2015 của công ty ....................................................... 15
2.4.2.3 Phân tích SWOT .................................................................... 17
2.4.4 Quy mô và phương án kỹ thuật của dự án............................................ 20
2.4.4.1 Hình thức đầu tư ..................................................................... 20

2.4.4.2 Quy mô đầu tư ........................................................................ 20
2.4.4.3 Thiết kế PCCC ....................................................................... 21
2.4.5 Khả năng tài chính của dự án ............................................................... 21
2.4.5.1 Tổng mức đầu tư .................................................................... 21
2.4.5.2 Cấu trúc nguồn vốn ................................................................ 25
2.4.5.3 Vốn lưu động .......................................................................... 25
2.4.5.4 Tiến độ sử dụng vốn ............................................................... 25
2.4.6 Đánh giá tác động môi trường của dự án ............................................. 26
2.4.6.1 Đánh giá tác động môi trường ................................................ 26
2.4.6.2 Các biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm .................................. 28
2.4.7 Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án ....................................................... 29
2.4.7.1 Kế hoạch sản xuất kinh doanh................................................ 29
2.4.7.2 Chi phí sản xuất kinh doanh ................................................... 30
a. Chi phí thuê mặt bằng hằng năm ........................................ 30
b. Chi phí khấu hao ................................................................ 30
c. Chi phí nhân công ............................................................... 31
d. Chi phí hoạt động ............................................................... 32
e. Chi phí nguyên vật liệu ....................................................... 33
2.4.7.3 Doanh thu dự kiến từ dự án ............................................................... 34
2.4.7.4 Dự kiến lợi nhuận từ dự án..................................................... 34
2.4.7.5 Tính toán các chỉ tiêu kinh tế của dự án ................................. 35
2.4.7.6 Đánh giá hiệu quả xã hội ....................................................... 35
CHƯƠNG 3. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN
3.1 Cơ cấu phân chia công việc .......................................................................... 37
3.2 Tổ chức nhân sự quản lý dự án ..................................................................... 38
SVTH: Trương Thành Tâm, Nguyễn Kim Hương, Trần Quốc Khải


Đồ án Quản lý dự án công nghiệp


GVHD: Ths. Phan Thị Huyền Trang

3.3 Tiến độ thực hiện dự án ................................................................................ 38
3.4 Quản lý nguồn lực và chi phí thực hiện ........................................................ 42
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 44
4.1 Kết luận ........................................................................................................ 44
4.2 Kiến nghị ...................................................................................................... 44
PHỤ LỤC 1 KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ DỤNG CỤ .................................................................. 45
PHỤ LỤC 2 CHI PHÍ ĐIỆN NĂNG .................................................................. 48
PHỤ LỤC 3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG
TY CP DỆT MAY THÀNH CÔNG 2014-2015 ................................................ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 52

SVTH: Trương Thành Tâm, Nguyễn Kim Hương, Trần Quốc Khải


Đồ án Quản lý dự án công nghiệp

GVHD: Ths. Phan Thị Huyền Trang

DANH SÁCH HÌNH

HÌNH

TRANG

Hình 2.1. Hình chiếu phối cảnh KCN Bình Minh – Vĩnh Long ...................................... 8
Hình 2.2. Địa hình khu vực dự kiến mở rộng xí nghiệp may ......................................... 9
Hình 2.3. Phân bố lượng mưa hàng tháng ở ĐBSCL....................................................... 10

Hình 2.4. Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam qua các năm ....................... 14
Hình 2.5. Một số mặt hàng thời trang của TCM............................................................... 16
Hình 2.6. Tiến độ sử dụng vốn phân phối theo tiến độ dự án......................................... 26
Hình 3.1. Sơ đồ WBS phân chia công việc thực hiện dự án............................................ 37
Hình 3.2. Mô hình quản lý dự án ( chủ nhiệm điều hành dự án) ................................... 38
Hình 3.3.Sơ đồ mạng AOA thể hiện tiến trình công việc................................................. 40
Hình 3.4. Tiến trình thực hiện dự án vẽ bằng sơ đồ Gantt ............................................. 41

SVTH: Trương Thành Tâm, Nguyễn Kim Hương, Trần Quốc Khải


Đồ án Quản lý dự án công nghiệp

GVHD: Ths. Phan Thị Huyền Trang

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty CP Dệt May Thành Công........ 15
Bảng 2.2. Phân tích tỷ số tài chính phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu
năm 2015 ................................................................................................................................ 17
Bảng 2.3. Công suất sản xuất theo kế hoạch .................................................................. 21
Bảng 2.4. Chi phí mua sắm thiết bị .................................................................................... 22
Bảng 2.5.Tổng hợp nguồn vốn đầu tư ............................................................................... 24
Bảng 2.6. Cấu trúc nguồn vốn ........................................................................................... 25
Bảng 2.7. Vốn lưu động dự kiến ......................................................................................... 25
Bảng 2.8. Dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm tới ........................................... 29
Bảng 2.9. Chi phí thuê mặt bằng hằng năm ...................................................................... 30
Bảng 2.10. Chi phí khấu hao tài sản và phân bổ chi phí dụng cụ .................................. 30
Bảng 2.11. Chi phí nhân công............................................................................................. 31
Bảng 2.12. Chi phí điện năng ............................................................................................. 32

Bảng 2.13. Chi phí phụ tùng thay thế ................................................................................ 32
Bảng 2.14. Chi phí quản lý – phục vụ ................................................................................ 32
Bảng 2.15. Chi phí hoạt động ............................................................................................. 33
Bảng 2.16.Chi phí nguyên vật liệu hàng năm ................................................................... 33
Bảng 2.17. Chi phí trả lãi vốn lưu động (7%/năm) .......................................................... 33

SVTH: Trương Thành Tâm, Nguyễn Kim Hương, Trần Quốc Khải


Đồ án Quản lý dự án công nghiệp

GVHD: Ths. Phan Thị Huyền Trang

Bảng 2.18. Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh........................................................... 34
Bảng 2.19. Doanh thu dự kiến qua các năm hoạt động .................................................. 34
Bảng 2.20. Lợi nhuận dự kiến của công ty trong 5 năm.................................................. 35
Bảng 2.21. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án......................................................................... 35
Bảng 3.1. Thời gian dự tính thực hiện công việc.............................................................. 38
Bảng 3.2. Thời gian thực hiện tiến trình ........................................................................... 40
Bảng 3.3. Nguồn lực và chi phí thực hiện ........................................................................ 42

SVTH: Trương Thành Tâm, Nguyễn Kim Hương, Trần Quốc Khải


Đồ án Quản lý dự án công nghiệp

GVHD: Ths. Phan Thị Huyền Trang

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


[1] KCN

: Khu công nghiệp

[2] SXKD

: Sản xuất kinh doanh

[3] UBND

: Ủy ban nhân dân

[4] TNDN

: Thu nhập doanh nghiệp

[5] MMTB

: Máy móc thiết bị

[6] CP

: Cổ phần

[7] ĐKKD

: Đăng ký kinh doanh

[8] ĐBSCL


: Đồng bằng sông Cửu Long

[9] ĐT – TM- DV

: Đầu tư – Thương mại – Dịch vụ

[10] Tp.

: Thành phố

[11] ĐH

: Đại học

[12] TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

[13] TCXD

: Tiêu chuẩn xây dựng

[14] TC EVN

: Tiêu chuẩn điện lực Việt Nam

[15] PCCC

: Phòng cháy chữa cháy


[16] QCVN

: Qui cách Việt Nam

SVTH: Trương Thành Tâm, Nguyễn Kim Hương, Trần Quốc Khải


Đồ án Quản lý dự án công nghiệp

GVHD: Ths. Phan Thị Huyền Trang
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành dệt may trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam. Theo Tập đoàn Dệt May Việt Nam (2015) , kim ngạch xuất khẩu hàng
dệt may Việt Nam đạt 12,8 tỷ USD, tăng 10,26% so với cùng kỳ năm trước. Với sự phát
triển của công nghệ kỹ thuật, đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiếm tỷ lệ lớn và
sự ưu đãi từ các chính sách nhà nước, ngành dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng
khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hóa, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu. Sản xuất hàng dệt may đang có xu hướng chuyển dịch sang các nước đang phát
triển trong đó có Việt Nam, qua đó tạo thêm cơ hội và nguồn lực mới cho các doanh
nghiệp dệt may về cả tiếp cận vốn, thiết bị, công nghệ sản xuất, kinh nghiệm quản lý tiên
tiến, lao động có kỹ thuật từ các nước phát triển. Ngành dệt may ở vùng đồng bằng sông
Cửu Long đang trên đà phát triển, luôn giữ mức tăng trưởng cao, theo thống kê của Bộ
Công Thương(2015), đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 2320 doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực dệt may, chiếm khoảng 30% tổng sản lượng xuất khẩu ngành dệt may cả
nước. Các doanh nghiệp dệt may có xu hướng đầu tư về các địa phương có chính sách
quy hoạch phát triển công nghiệp và đang phát triển về lĩnh vực công nghiệp ngày càng
nhiều do nguồn lao động dồi dào, mặt bằng xây dựng rẻ và các địa phương này luôn có

các chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư.
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may của đồng bằng
sông Cửu Long còn có quy mô vừa và nhỏ, khả năng huy động vốn đầu tư thấp, hạn chế
về sản lượng cũng như chất lượng hàng may mặc xuất khẩu, không đủ tiềm lực để đưa
sản phẩm của mình ra cả nước hoặc xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng như Mỹ, EU.
Chính quy mô nhỏ đã khiến các doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả kinh tế và chỉ có
thể cung ứng cho một thị trường nhất định trong các nước ASEAN. Do đó, khi thị trường
gặp vấn đề, các doanh nghiệp dệt may sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh phương thức
thâm nhập thị trường hoặc chuyển đổi sang thị trường khác.
SVTH: Trương Thành Tâm, Nguyễn Kim Hương, Trần Quốc Khải

Trang 1


Đồ án Quản lý dự án công nghiệp

GVHD: Ths. Phan Thị Huyền Trang

Do đó để nâng cao cơ hội cạnh tranh với các doanh nghiệp dệt may trong khu vực và
trên cả nước, các công ty cần đầu tư trang thiết bị hiện đại vào quá trình sản xuất và mở
rộng diện tích sản xuất để nâng cao sản lượng, năng suất cũng như chất lượng sản phẩm
để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Để nắm bắt kịp thời những thuận lợi và giải quyết những khó khăn nói trên, Đề tài
“Đầu tư máy móc, thiết bị mở rộng xí nghiệp may của công ty cổ phần dệt may Thành
Công tại khu công nghiệp Bình Minh (Vĩnh Long)” được thực hiện nhằm giúp công ty
nâng cao sản lượng, chất lượng hàng xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh với các doanh
nghiệp may mặc trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và trong cả nước.
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
1.2.1 Mục tiêu chung
Nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất phát triển ngành nghề kinh doanh chính của công

ty, gia tăng sản lượng xuất khẩu, góp phần nâng cao vị trí công ty trên thị trường ngành
may mặc và thời trang.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Xây dựng cơ sở hạ tầng nhà xưởng

-

Đầu tư trang thiết bị hiện đại

-

Tự động hóa quy trình sản xuất

-

Áp dụng các hình thức sản xuất tiên tiến như Lean vào bộ phận sản xuất để
nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí cho công ty

-

Tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân công có tay nghề

1.3 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
-

Khảo sát địa điểm xây dựng nhà máy

-


Tham khảo các thông tin máy móc, thiết bị, sản phẩm, các chỉ tiêu kinh tế như:
khả năng sản xuất, vốn hiện có, doanh thu, lợi nhuận, năng suất sản xuất…từ
các báo cáo thường niên của công ty

-

Lược khảo các tài liệu liên quan đến đề tài thông qua sách báo, internet…

-

Sử dụng phần mềm Microsoft Project để quản lý tiến độ thực hiện dự án

SVTH: Trương Thành Tâm, Nguyễn Kim Hương, Trần Quốc Khải

Trang 2


Đồ án Quản lý dự án công nghiệp
-

GVHD: Ths. Phan Thị Huyền Trang

Sử dụng phần mềm Microsoft Excel và các kiến thức đã học trong các môn học
như quản lý dự án, kinh tế kỹ thuật, tài chính doanh nghiệp để phân tích tài
chính và các chỉ số kinh tế của dự án

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại khu công nghiệp Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

1.4.2

Phạm vi thời gian

Đề tài được thực hiện từ 1/9/2015 đến 1/11/2015
14.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài phân tích tính khả thi của dự án thông qua các chỉ tiêu môi trường, thị
trường, lợi nhận, chi phí thực hiện của dự án
1.5 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN DỰ ÁN
CHƯƠNG 3. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

SVTH: Trương Thành Tâm, Nguyễn Kim Hương, Trần Quốc Khải

Trang 3


Đồ án Quản lý dự án công nghiệp

GVHD: Ths. Phan Thị Huyền Trang

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN DỰ ÁN
2.1 TÓM TẮT DỰ ÁN ĐẦU TƯ
2.1.1 Giới thiệu tên đề tài
Đề tài “Đầu tư máy móc, thiết bị mở rộng xí nghiệp may của công ty cổ phần dệt
may Thành Công tại khu công nghiệp Bình Minh (Vĩnh Long)”
2.1.2 Giới thiệu về chủ đầu tư
-


Chủ đầu tư

: Công ty Cổ phần Dệt May Thành Công

-

Đại diện pháp luật

: Ông Kim Dong Ju ; Chức vụ: Tổng Giám đốc

-

Ngày thành lập

: 16/8/1976

-

Ngành, nghề kinh doanh: Dệt May - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sợi, dệt,
đan kim, nhuộm và may mặc, thời trang bán lẻ, bất động sản

-

Thương hiệu: TCM

-

Trụ sở chính: số 36 Tây Thạnh, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ
Chí Minh


-

Giấy chứng nhận ĐKKD số 4103004932 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí
Minh cấp ngày 23/6/2006, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 28/08/2007

-

Website: thanhcong.com.vn

-

Điện thoại: (84.8) 38153962 – 38153968

-

Logo công ty:

2.1.3 Mô tả sơ bộ thông tin dự án
-

Tên dự án

: Dự án đầu tư thiết bị mở rộng xí nghiệp may
của Công ty CP Dệt May Thành Công

SVTH: Trương Thành Tâm, Nguyễn Kim Hương, Trần Quốc Khải

Trang 4



Đồ án Quản lý dự án công nghiệp

-

Địa điểm đầu tư

GVHD: Ths. Phan Thị Huyền Trang

: Khu công nghiệp Bình Minh, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh,

tỉnh Vĩnh Long
-

Hình thức đầu tư

: Đầu tư có hoàn vốn

-

Hình thức quản lý

: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua Ban Quản lý
dự án do chủ đầu tư thành lập.

-

Diện tích đất

: 131,5 ha, trong đó đất công nghiệp có thể cho thuê là 86,03


ha
-

Diện tích sàn sử dụng : 3,800 m2

-

Mục tiêu đầu tư

: Đầu tư trang thiết bị để mở rộng sản xuất xí nghiệp may (tại

KCN Bình Minh, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) nhằm đáp ứng nhu cầu
sản xuất phát triển ngành nghề kinh doanh chính của công ty, góp phần nâng cao vị thế
trên thị trường ngành may mặc và thời trang.
2.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
Vĩnh Long là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL), có nền kinh tế năng động, là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về thu hút
đầu tư qua chính sách hợp lý, cởi mở, phát huy tiềm năng đầu tư, phát triển, đồng thời là
nơi tập trung nhiều KCN nhất ĐBSCL như: KCN Hòa Phú, KCN Bình Minh.
Công ty CP Dệt May Thành Công tổ chức và hoạt động theo hình thức công ty mẹ
- công ty con, chuyên sản xuất, kinh doanh về lĩnh vực dệt may, là một trong số các công
ty trực thuộc Tổng công ty CP Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công.
Hơn 6 thập kỷ qua, Thành Công luôn nỗ lực tạo dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp
với các đối tác trên cơ sở lợi ích song song, không ngừng phát triển hoạt động kinh doanh
của mình, mang đến cho khách hàng sản phẩm và dịch vụ chất lượng tốt nhất. Hiện nay,
Thành Công tự tin là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực dệt may tại
Việt Nam, tự hào là doanh nghiệp được khách hàng trên khắp thế giới tín nhiệm và lựa
chọn.
Khách hàng truyền thống của công ty như Clients, Shinko, Parners, Canada,

Toyoshima, Anken, Golf, … đã có kế hoạch tăng số lượng đơn đặt hàng may mặc cho
SVTH: Trương Thành Tâm, Nguyễn Kim Hương, Trần Quốc Khải

Trang 5


Đồ án Quản lý dự án công nghiệp

GVHD: Ths. Phan Thị Huyền Trang

công ty nhưng do năng lực sản xuất của xí nghiệp may ở Tp. Hồ Chí Minh và KCN Hòa
Phú ( Vĩnh Long) hiện nay không còn đáp ứng được kế hoạch sản xuất của công ty.
Theo thống kê của tổng công ty CP Dệt may Thành Công Tp.HCM (2015) số lượng đơn
hàng được ký kết đến hết năm 2016 là khoảng 35 triệu sản phẩm/năm trong khi nhà máy
ở Tp.Hồ Chí Minh là 23 triệu sản phẩm/ năm, nhà máy ở KCN Hòa Phú (Vĩnh Long) là
9.6 triệu sản phẩm/năm, số lượng đơn hàng bị thiếu là khoảng 2.4 triệu sản phẩm/năm.
Nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng và thực hiện định hướng phát triển công ty,
công ty thực hiện đầu tư trang thiết bị để mở rộng xí nghiệp may xuất khẩu tại KCN Bình
Minh (địa chỉ xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long). Vị trí ngay mặt tiền Quốc
lộ 1A, giáp sông Hậu (cảng Bình Minh), cách Tp. Cần Thơ 5km, Tp. Vĩnh Long 30 km,
Tp. Hồ Chí Minh 160km, thuận tiện cho việc vận chuyển, giao nhận nguyên phụ liệu,
hàng hóa, … Khi dự án đưa vào hoạt động sẽ khai thác được ngay, giải quyết công ăn
việc làm cho hơn 400 lao động tại địa phương.
Với niềm tin sản phẩm được sản xuất từ dự án sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng. Đồng thời, với niềm tự hào sẽ góp phần vào việc nâng cao giá trị tổng sản phẩm
công nghiệp, tạo việc làm cho lao động tại địa phương, tăng thu nhập và không ngừng cải
thiện đời sống lao động, chúng tôi tin rằng việc đầu tư dự án là giải pháp phát triển công
ty một cách bền vững.
2.3 ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI ĐẦU TƯ
Theo chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng

năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, xuất khẩu được coi là mục tiêu phát triển của ngành
dệt may, thị trường nội địa phát triển tối đa, đầu tư phát triển, đa dạng hóa loại hình doanh
nghiệp, huy động nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước.
Thị trường sản phẩm dệt may đang được mở rộng, xuất khẩu sang thị trường châu
Âu, châu Mỹ, Úc, Cannada, … Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cho biết xuất khẩu
dệt may của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2015 đạt 12.18 tỷ USD, tăng 10.26 % so
với cùng kỳ năm 2014.
SVTH: Trương Thành Tâm, Nguyễn Kim Hương, Trần Quốc Khải

Trang 6


Đồ án Quản lý dự án công nghiệp

GVHD: Ths. Phan Thị Huyền Trang

Tính đến thời điểm hiện tại, sản lượng xuất khẩu hàng dệt may của ĐBSCL chỉ
chiếm 30% sản lượng hàng xuất khẩu của cả nước, trong khi đó, với các chính sách
khuyến khích phát triển công nghiệp dệt may của chính phủ và dự đoán của Bộ Công
Thương kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may có xu hướng tăng mỗi năm 25-30% trong
những năm tới nên hiện sản lượng sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
Với nguồn nhân lực dồi dào, mặt bằng rẻ, chính sách ưu đãi nên việc đầu tư máy
móc, thiết bị mở rộng xí nghiệp là rất cần thiết, mở rộng sản xuất góp phần tăng lợi nhuận
nếu mục tiêu sản xuất đi đúng hướng, đáp ứng lượng cầu thị trường, ít hàng tồn kho, được
các đối tác nước ngoài ủng hộ.
Như vậy, mở rộng sản xuất giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu cơ bản là đáp
ứng được sản lượng xuất khẩu của công ty. Mở rộng sản xuất còn là tự khẳng định về
năng lực sản xuất của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
2.4 TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN
2.4.1 Địa điểm đầu tư

2.4.1.1 Vị trí đầu tư
KCN Bình Minh, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long nằm ở trung tâm
ĐBSCL, có vị trí:
-

Cách Tp. Hồ Chí Minh 160 km (3 giờ 30 phút đi xe ô tô)

-

Cách Tp. Cần Thơ 5km

-

Cách Tp. Vĩnh Long 30km

-

Hướng:
 Phía Bắc và Đông Bắc: giáp khu đô thị Bình Minh
 Phía Nam và Tây Nam: giáp sông Hậu
 Phía Tây và Tây Bắc: giáp đường cao tốc Cần Thơ
 Phía Đông và Đông Nam: giáp khu vực dự kiến phát triển công nghiệp

SVTH: Trương Thành Tâm, Nguyễn Kim Hương, Trần Quốc Khải

Trang 7


Đồ án Quản lý dự án công nghiệp


-

GVHD: Ths. Phan Thị Huyền Trang

Đường bộ:
 Tiếp giáp Quốc lộ 1A đoạn chạy qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long
 Gần đường cao tốc Trung Lương – Cần Thơ

-

Đường thủy:
 Gần cảng Bình Minh (cảng quốc gia nằm ngay trong khu công nghiệp),
phục vụ lưu thông khu vực ĐBSCL với khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải
từ 15,000 – 20,000 DWT (tấn), có công suất bốc đỡ đối với hàng tổng hợp
là 1.7 triệu tấn/năm
 Cách cảng Cần Thơ 16 Km

-

Đường hàng không:
 Cách sân bay quốc tế Trà Nóc (Cần Thơ) 15 Km

Hình 2.1. Hình chiếu phối cảnh KCN Bình Minh – Vĩnh Long
( Nguồn: Trang thông tin điện tử công ty CP TV – TM – DV Hoàng Quân Mê – Kông)
Do đó, KCN Bình Minh có vị trí thuận lợi:
-

Giao thông đường bộ, thủy, hàng không thuận lợi cho việc giao nhận

nguyên vật liệu, hàng hóa..

SVTH: Trương Thành Tâm, Nguyễn Kim Hương, Trần Quốc Khải

Trang 8


Đồ án Quản lý dự án công nghiệp

GVHD: Ths. Phan Thị Huyền Trang

-

Nhân lực dồi dào, chi phí lao động rẻ

-

Môi trường thuận lợi, không bị cạnh tranh nhiều trong khu vực ĐBSCL

-

Được hưởng chế độ ưu đãi về thuế và ưu đãi đầu tư đặc thù của Tây Nam

Bộ
-

Cơ sở hạ tầng được đầu tư từng bước hiện đại

-

Gần nguồn lao động có tay nghề cao và có trình độ kỹ thuật cao ở các


trường đại học, cao đẳng ở Vĩnh Long và Tp. Cần Thơ: ĐH Sư Phạm – Kỹ Thuật
Vĩnh Long, ĐH Cửu Long, ĐH Cần Thơ, ĐH Kỹ Thuật – Công Nghệ Cần Thơ, …
2.4.1.2 Điều kiện tự nhiên – xã hội
a. Điều kiện tự nhiên
-

Địa hình:
Khu đất bằng phẳng, mặt bằng nhà xưởng có vị trí cao ráo, thoáng mát, rất thuận

lợi thoát nước tự nhiên của bề mặt, không bị ngập úng trong mùa mưa bão, là điều kiện
tốt để sửa chữa cải tạo nhà xưởng SXKD và quá trình sử dụng về sau.

Hình 2.2. Địa hình khu vực dự kiến mở rộng xí nghiệp may
( Nguồn: Trang thông tin điện tử công ty CP TV – TM - DV Hoàng Quân Mê – Kông)

SVTH: Trương Thành Tâm, Nguyễn Kim Hương, Trần Quốc Khải

Trang 9


Đồ án Quản lý dự án công nghiệp

GVHD: Ths. Phan Thị Huyền Trang

Khí hậu: cận nhiệt đới gió mùa, nắng nhiều, mưa ít

-

 Mùa mưa từ tháng 05 – 11, cao nhất là tháng 08 – 10
 Mùa khô từ tháng 11 – 05 năm sau

 Lượng mưa trung bình : 1,547 mm
 Độ ẩm trung bình hàng năm là 89.46%. Cao nhất từ tháng 9 – 10: 86% –
87%, thấp nhất là tháng 03 từ 75% - 79%


Giờ nắng trung bình 7.5giờ/ngày, bình quân năm từ 2,181 – 2,676 giờ/năm.



Nhiệt độ trung bình cả năm từ 27 0C – 28 0C. Nhiệt độ cao nhất là 36.9 0C
và thấp nhất là 17.7 0C

45000
40000
35000
30000
25000
Lượng mưa hiện tại

20000

Lượng mưa tương lai

15000
10000
5000
0

Hình 2.3. Phân bố lượng mưa hàng tháng ở ĐBSCL
( Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Nam Bộ)


SVTH: Trương Thành Tâm, Nguyễn Kim Hương, Trần Quốc Khải

Trang 10


Đồ án Quản lý dự án công nghiệp

GVHD: Ths. Phan Thị Huyền Trang

Do đó, KCN có khí hậu thuận lợi cho sản xuất, vận chuyển, độ ẩm không quá cao
(ảnh hưởng không nhiều đến quá trình hoạt động và bảo dưỡng MMTB), thuận lợi tồn trữ
nguyên vật liệu, bán thành phẩm, … không bị hư hỏng.
b. Điều kiện xã hội
Hiện nay UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành các quyết định khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào KCN Bình Minh
-

Ưu đãi thuế:
 Thuế TNDN là 22%, từ ngày 01/01/2016 những trường hợp thuộc diện áp
dụng thuế TNDN là 22% giảm còn 20%.
 Thuế TNDN là 20% áp dụng đối với doanh nghiệp có mức doanh thu không
quá 20 tỷ đồng/năm.
 Thuế suất ưu đãi 10% trong thời gian 15 năm đối với: Thu nhập của doanh
nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới trong sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt
hàng chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt, khai thác khoáng sản)
 Thuế suất ưu đãi 20% trong thời gian 15 năm (từ 01/01/2016 áp dụng thuế
suất 17%) áp dụng đối với: Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án
đầu tư mới trong sản xuất: thép cao cấp; sản phẩm tiết kiệm năng lượng;
MMTB phục vụ nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; thiết bị tưới tiêu; thức ăn gia

súc, gia cầm, thủy sản; ...
 Miễn thuế 02 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo đối
với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại KCN.

-

Ưu đãi khác:
 Đối với dự án có vốn đầu tư trong nước: nhà đầu tư được hỗ trợ 50% chi phí
lập quy hoạch chi tiết xây dựng và dự án đầu tư, không quá 500 triệu
đồng/dự án

SVTH: Trương Thành Tâm, Nguyễn Kim Hương, Trần Quốc Khải

Trang 11


Đồ án Quản lý dự án công nghiệp

GVHD: Ths. Phan Thị Huyền Trang

 Hỗ trợ 50% chi phí quảng cáo sản phẩm mới theo quy định của pháp luật về
quảng cáo trên Báo Vĩnh Long và Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Vĩnh
Long. Mức hỗ trợ tối đa không quá 02 lần/doanh nghiệp và không vượt quá
50 triệu đồng/lần.
 Hỗ trợ tập huấn, bồi dưỡng các lớp đào tạo ngắn ngày và cấp quản lý cao
cấp
2.4.2 Cơ sở pháp lý của dự án
 Văn bản pháp lý
-


Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam

-

Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;

-

Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;

-

Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình;

-

Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế
thu nhập doanh nghiệp;

-

Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và số 121/2011/NĐ-CP ngày
27/12/2011 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia
tăng;

-


Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 và số 83/2009/NĐ-CP ngày
01/12/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình;

-

Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số
957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;

SVTH: Trương Thành Tâm, Nguyễn Kim Hương, Trần Quốc Khải

Trang 12


Đồ án Quản lý dự án công nghiệp

GVHD: Ths. Phan Thị Huyền Trang

Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí

-

đầu tư xây dựng công trình;
Quyết định số 07/2013/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2013 của UBND tỉnh

-

Vĩnh Long về các ưu đãi khuyến khích đầu tư vào khu công nghiệp Bình Minh
 Các tiêu chuẩn
“Dự án đầu tư thiết bị mở rộng xí nghiệp may” được xây dựng dựa trên những tiêu

chuẩn, quy chuẩn chính như sau:
-

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997 – BXD);

-

Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật

Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
-

TCVN 2737-1995

: Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế;

-

TCXD 45-1978

: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;

-

TCVN 5760-1993

: Hệ thống chữa cháy-Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử

dụng;
-


TCVN 5738-2001

: Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;

-

TCVN 6160 – 1996

: Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng HT PCCC;

-

TCVN 5673:1992

: Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;

-

TCVN 19-84

: Đường dây điện;

-

TC EVN 12 -73

: Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam về mục đích sử dụng

và an toàn lao động về điện

2.4.3 Nghiên cứu thị trường của dự án
2.4.3.1 Tình hình phát triển ngành dệt may Việt Nam
Ngành dệt may hiện là ngành có mặt hàng xuất khẩu hàng đầu Việt Nam, có tốc độ
tăng trưởng cao qua các năm. Sản phẩm đã lập được vị thế trên thị trường khó tính như
Mỹ, EU và Nhật Bản. Tuy nhiên, hình thức sản xuất chủ yếu vẫn theo hợp đồng gia công,
SVTH: Trương Thành Tâm, Nguyễn Kim Hương, Trần Quốc Khải

Trang 13


Đồ án Quản lý dự án công nghiệp

GVHD: Ths. Phan Thị Huyền Trang

nguồn nguyên liệu tuân theo chỉ định của chủ hàng và phụ thuộc lớn vào nhập khẩu, hạn
chế cơ hội làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp trong ngành.
Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), kim ngạch xuất khẩu tháng 5 năm
2015 đạt 1.65 tỷ USD, tăng 8.4% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng đầu năm 2015, kim
ngạch xuất khẩu đạt 8.11 tỷ USD, tăng 8.4% so với cùng kỳ. Mỹ vẫn là thị trường xuất
khẩu lớn nhất, chiếm 42% so với tổng kim ngạch xuất khẩu, 5.18 tỷ USD, tăng 11.01% so
với cùng kỳ năm 2014.

Hình 2.4. Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam qua các năm
Về sản lượng, tháng 05/2015, sản lượng vải dệt từ sợi tự nhiên đạt 26.8 triệu m,
tăng 5.5% so với cùng kỳ năm trước; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và nhân tạo đạt 66.3
triệụ m, giảm 4.9% so với cùng kỳ năm trước; trang phục đạt 261.3 triệu cái, tăng 9% so
với cùng kỳ.
Theo số liệu 5 tháng đầu năm 2015, sản xuất vải dệt từ sợi tự nhiên đạt 118.2 triệu
m, tăng 2.3% so với cùng kỳ năm 2014; từ sợi tổng hợp và nhân tạo đạt 287.1 triệu m2,
tăng 1.8% so với cùng kỳ năm trước; trang phục đạt 1,212.2 triệu cái, tăng 2.3% so với

cùng kỳ, đơn hàng sản xuất quý II rất khả quan, gần 62% doanh nghiệp có đơn hàng tăng
so với quý I cùng năm.

SVTH: Trương Thành Tâm, Nguyễn Kim Hương, Trần Quốc Khải

Trang 14


Đồ án Quản lý dự án công nghiệp

GVHD: Ths. Phan Thị Huyền Trang

Theo VITAS, từ đầu năm 2015 đến nay, số lượng nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang
tăng, nhằm đón đầu các hiệp định thương mại tự do như TPP, FTA Việt Nam – EU, FTA
Việt Nam – Hàn Quốc.
2.4.3.2 Tình hình sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2015 của công ty
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty CP Dệt May Thành Công sáu tháng
đầu năm 2015
Đơn vị: triệu đồng
Sáu tháng

Sáu tháng

Chênh lệch so

đầu năm

đầu năm

với năm 2014


2014

2015

số tiền

%

664,042

724,421

60,379

9.09

6,760

899

-5,861

-86.70

657,282

723,522

66,240


10.08

559,027

597,098

38,071

6.81

98,255

126,424

28,169

28.67

6. Doanh thu hoạt động tài chính

3,123

5,356

2,233

71.50

7. Chi phí tài chính


11,287

19,193

7,906

70.05

8. Chi phí bán hàng

17,367

23,841

6,474

37.28

9. Chi Phí quản lý doanh nghiệp

24,018

27,371

3,353

13.96

48,706


61,375

12,669

26.01

1,488

1,036

-452

-30.37

1

330

329

32900

Chỉ tiêu
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác

SVTH: Trương Thành Tâm, Nguyễn Kim Hương, Trần Quốc Khải

Trang 15


Đồ án Quản lý dự án công nghiệp

GVHD: Ths. Phan Thị Huyền Trang

13. Lợi nhuận khác

1,487

706

-781

-52.52

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

5,193


62,081

11,888

23.68

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành

3,220

5,128

1,908

59.25

356

20

-336

-94.38

46,617

56,933

10,316


22.13

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp

( Nguồn: Phòng tài chính công ty CP Dệt may Thành Công)
 Thị trường tiêu thụ:
-

Trong nước: doanh thu từ mặt hàng thời trang đạt 1.96 triệu USD (đạt khoảng 96% so
với kế hoạch), tăng 0,6 triệu USD so với cùng kỳ năm trước, khánh thành thêm hệ
thống phân thối mới (128/3 Nguyễn Ảnh Thủ, xã Trung Chánh, huyện Hóc Môn,
Tp.Hồ Chí Minh), khánh thành công ty Thành Công tại KCN Hòa Phú với công suất
9.6 triệu sản phẩm/năm.

Hình 2.5. Một số mặt hàng thời trang của TCM
-

Tình hình xuất khẩu : đạt 3.97 triệu USD so với cùng kỳ năm trước (đạt khoảng
158.8% so với kế hoạch), tăng 1.77 triệu USD so với cùng kỳ năm trước. Thị trường
xuất khẩu được mở rộng sang các nước: Nhật, Hàn, Mỹ, EU….

SVTH: Trương Thành Tâm, Nguyễn Kim Hương, Trần Quốc Khải

Trang 16



×