ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
VŨ THANH NHÃ
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TỔ HỢP PHÂN
BÓN N+K DẠNG VIÊN NÉN ĐẾN SINH TRƯỞNG
PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG NGÔ LVN99
TRÊN ĐẤT DỐC TẠI HUYỆN VĂN YÊN
TỈNH YÊN BÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Thái Nguyên - 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
VŨ THANH NHÃ
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TỔ HỢP PHÂN
BÓN N+K DẠNG VIÊN NÉN ĐẾN SINH TRƯỞNG
PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG NGÔ LVN99
TRÊN ĐẤT DỐC TẠI HUYỆN VĂN YÊN
TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: 1.TS. Kiều Xuân Đàm
2. TS. Trần Trung Kiên
Thái Nguyên - 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là
hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi
trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước phòng quản
lý sau đại học và nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài.
Tác giả luận văn
Vũ Thanh Nhã
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của Thầy
giáo hướng dẫn, Viện Nghiên cứu ngô, bạn bè đồng nghiệp và cơ quan chủ quản.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Kiều Xuân Đàm – Giám đốc Trung tâm Nghiên
cứu và Sản xuất giống ngô Sông Bôi và TS. Trần Trung Kiên – Phó Giám đốc
Trung tâm Đào tạo theo nhu cầu xã hội – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Phòng Đào tạo, Khoa
Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, những người đã truyền thụ
cho tôi những kiến thức và phương pháp nghiên cứu quý báu trong suốt thời gian tôi
học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ UBND huyện Văn Yên,
Phòng NN&PTNT huyện Văn Yên, Trạm Khuyến nông huyện Văn Yên, UBND xã
Đông Cuông, Trại Giống lúa Đông Cuông và các hộ dân trong xã đã tạo điều kiện,
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo cơ quan, bạn bè đồng nghiệp Trường
Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Yên Bái đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập và thực hiện đề tài.
Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè những
người luôn quan tâm cổ vũ, động viên cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên
cứu vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn
Vũ Thanh Nhã
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
2. Mục đích của đề tài .................................................................................................3
3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................................3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................3
4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................4
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................5
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam ............................................6
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới .................................................................6
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam ................................................................11
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô vùng Đông Bắc ..........................................................15
1.2.4. Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Yên Bái ........................................................16
1.2.5. Thực trạng sản xuất ngô tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái ............................19
1.3. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô trên thế giới và ở Việt Nam ..............21
1.3.1. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô trên thế giới ....................................21
1.3.2. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô ở Việt Nam .....................................25
1.4. Tình hình nghiên cứu phân viên nén cho ngô ở Việt Nam ................................31
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............34
2.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................34
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................34
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................34
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................35
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................35
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................35
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm........................................................................36
2.4.2. Quy trình kỹ thuật ...........................................................................................37
2.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá .............................................38
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................41
iv
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................42
3.1. Ảnh hưởng của phân viên nén đến các giai đoạn đoạn sinh trưởng, phát triển
của giống ngô LVN99 trên đất dốc trong vụ Hè Thu 2014 và vụ Xuân 2015 tại
huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái ...................................................................................42
3.2. Ảnh hưởng của phân viên nén đến một số đặc điểm hình thái, sinh lý của giống
ngô LVN99 trên đất dốc trong vụ Hè Thu 2014 và vụ Xuân 2015 tại huyện Văn
Yên, tỉnh Yên Bái ......................................................................................................44
3.2.1. Ảnh hưởng của phân viên nén đến chiều cao cây và chiều cao đóng bắp ............. 44
3.2.2. Ảnh hưởng của phân phân viên nén đến số lá trên cây và chỉ số diện tích lá ............46
3.2.3. Ảnh hưởng của phân phân viên nén đến chiều dài bắp và đường kính bắp của
giống ngô LVN99 .....................................................................................................49
3.3.1. Sâu đục thân (Ostrinia nubilalis, Ostrinia funacalis) ......................................52
3.3.2. Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani) .................................................................52
3.4. Ảnh hưởng của phân viên nén đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của giống ngô LVN99 trên đất dốc trong vụ Hè Thu 2014 và vụ Xuân 2015 tại
huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái ...................................................................................56
3.4.1. Ảnh hưởng của phân viên nén đến số bắp trên cây.........................................56
3.4.2. Ảnh hưởng của phân viên nén đến số hàng hạt trên bắp ................................58
3.4.3. Ảnh hưởng của phân viên nén đến số hạt trên hàng .......................................58
3.4.4. Ảnh hưởng của phân viên nén đến khối lượng 1000 hạt ................................58
3.4.5. Ảnh hưởng của phân viên nén đến năng suất lý thuyết ..................................59
3.4.6. Ảnh hưởng của phân viên nén đến năng suất thực thu ...................................61
3.5. Ảnh hưởng của phân viên nén đến hiệu quả kinh tế của giống ngô LVN99 trên
đất dốc trong vụ Hè Thu 2014 và vụ Xuân 2015 ......................................................62
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................66
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là
hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi
trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước phòng quản
lý sau đại học và nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài.
Tác giả luận văn
Vũ Thanh Nhã
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là
hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi
trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước phòng quản
lý sau đại học và nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài.
Tác giả luận văn
Vũ Thanh Nhã
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Biểu đồ năng suất lý thuyết của giống ngô LVN99 qua các công
thức phân bón khác nhau ở 2 vụ Hè Thu 2014 và vụ Xuân 2015 .............61
Hình 3.2: Biểu đồ năng suất thực thu của giống ngô LVN99 qua các công
thức phân bón khác nhau ở 2 vụ Hè Thu 2014 và vụ Xuân 2015 .............62
Hình 3.3: Hiệu quả kinh tế thu được qua các công thức phân bón khác nhau ở
2 vụ Hè Thu 2014 và vụ Xuân 2015 ..........................................................64
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Mặc dù chỉ đứng
thứ ba về diện tích (sau lúa nước và lúa mỳ), ngô đã có năng suất và sản lượng cao
nhất trong các cây cốc (Ngô Hữu Tình, 2009)[25]. Lượng ngô sử dụng làm thức ăn
chăn nuôi chiếm (70%), nguyên liệu cho ngành công nghiệp (7%) và xuất khẩu trên
10% (Bộ Nông nghiệp &PTNT, 2010)[1]. Với vai trò làm lương thực cho người
(17% tổng sản lượng), ngô được sử dụng để nuôi sống 1/3 dân số toàn cầu, trong đó
các nước ở Trung Mỹ, Nam Mỹ và Châu Phi ngô được dùng làm lương thực chính
(Ngô Hữu Tình, 2003)[24]. Nhu cầu sử dụng ngô ở nước ta đang ngày càng tăng,
theo dự báo của Cục Chăn nuôi thì đến năm 2020, nhu cầu về thức ăn chăn nuôi sẽ
cần khoảng 15 triệu tấn và sẽ phải nhập khoảng 50% nguyên liệu để sản xuất (Bộ
Nông nghiệp và PTNT, 2010)[2].
Việc sử dụng phân viên nén được khẳng định là khắc phục được tình trạng rửa
trôi, bay hơi, liên kết với đất chặt hơn so với bón vãi thông thường. Dùng phân viên
nén tiết kiệm được 35-40% lượng phân so với bón vãi, làm tăng 15-19% năng suất
ở lúa, ít sâu bệnh do ruộng thông thoáng (Nguyễn Tất Cảnh, 2005)[5]. Thí nghiệm
bón phân viên nén cho ngô đã được tiến hành năm 2006, 2007 tại Quảng Uyên, Cao
Bằng; năm 2008 tại Sơn La đã làm tăng năng suất 12-20% (Nguyễn Tất Cảnh,
2008), tr. 131-137[6] tiết kiệm được 20-30% chi phí bón phân do chỉ phải bón một
lần trong cả vụ (Đỗ Hữu Quyết, 2008)[20]; Kết quả thí nghiệm về bón phân viên
nén hữu cơ trên đất cát Quảng Bình cho thấy, số lần bón phân viên nén hữu cơ
khoáng chậm tan được chia làm 3 lần bao gồm bón lót, bón thúc khi ngô 3-4 lá và
khi ngô 6-7 lá cho các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất ngô cao nhất (Phạm Đức
Ngà và cs., 2012), Tr. 127-134[14].
Ưu điểm chính của các loại phân chậm tan là phân bón được cung cấp từ từ,
cây lúc nào cũng có đủ dinh dưỡng, giảm chi phí lao động cho việc bón phân, phun
thuốc, hạn chế độc hại cho môi trường. Tiềm năng sử dụng phân chậm tan sẽ là rất
lớn, đặc biệt là ở những nơi có nguy cơ bị mất đạm lớn và đối với những cây trồng
2
có bộ rễ ăn nông; các thí nghiệm áp dụng các loại phân này cho thấy khi bón cho
bông làm giảm được 40% lượng đạm bón, làm tăng năng suất lúa mỳ 20%.
Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Đất đai của Yên Bái đa dạng
về chủng loại, đất nông nghiệp chiếm tới 79,59% tổng diện tích tự nhiên, nhưng
phần lớn diện tích là đât dốc. Độ dốc trung bình 25 – 30%, có nơi độ dốc trên 45%.
Cây trồng nông nghiệp trên đất dốc chủ yếu là cây ngô và cây sắn (diện tích trồng
ngô trên đất dốc khoảng 13.000 – 16.000 ha/năm, chiếm 59,1 – 62,5% tổng diện
tích trồng ngô). Năm 2013, diện tích trồng ngô của tỉnh Yên Bái là 26,7 nghìn ha,
năng suất 31,6 tạ/ha, sản lượng 84,4 nghìn tấn (Tổng cục thống kê, 2015)[26]. Như
vậy, ở tỉnh Yên Bái, cây ngô có diện tích sản xuất lớn nhưng năng suất còn thấp so
với năng suất trung bình của cả nước. Một trong những nguyên nhân năng suất thấp
là do sản xuất trên đất dốc với kỹ thuật canh tác truyền thống, chưa áp dụng các tiến
bộ kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt là trong đó sử dụng phân bón. Ở đất đồi núi, người
dân chưa chú trọng đầu tư bón phân cho ngô, mức bón còn rất thấp, tỷ lệ NPK vẫn
còn mất cân đối (tỷ lệ kali còn rất thấp so với tỷ lệ đạm, lân). Do trình độ dân trí còn
thấp, tập quán canh tác lạc hậu không thâm canh hoặc mức thâm canh thấp, vẫn chủ
yếu dựa vào độ phì của đất và tâm lý ưa chuộng phân đạm của nông dân nên việc
tăng bón đạm đã làm trầm trọng thêm sự mất cân đối dinh dưỡng trong đất làm hiệu
quả kinh tế sử dụng phân bón chưa cao. Việc sử dụng nhiều phân vô cơ tuy có làm
tăng năng suất, sản lượng nhưng lại gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ của
cộng đồng. Bón phân theo phương pháp truyền thống không những tốn kém mà còn
gây lãng phí do hiệu quả sử dụng phân thấp, phân bón có thể mất do bay hơi, rửa
trôi, nhất là ở những vùng đất dốc dẫn đến chi phí đầu tư trên một đơn vị diện tích
tăng, hiệu quả kinh tế đem lại thấp. Giải pháp hiệu quả cho việc bón phân trên đất
dốc là cần phải sử dụng phân hỗn hợp NPK có hàm lượng nguyên tố dinh dưỡng
cao để giảm phí vận chuyển và công lao động. Phân viên nén là một loại phân chậm
tan mà nguyên tắc sản xuất là sử dụng các chất phụ gia có khả năng giữ phân lâu
hơn, làm cho phân tan từ từ, vừa đủ cho cây hút vừa có đủ dinh dưỡng mà không bị
ngộ độc, không bị mất mát do bị rửa trôi hay bốc hơi. Tỉnh Yên Bái đã áp dụng
3
phân viên nén dúi sâu cho cây lúa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Việc sử dụng phân
viên nén cho cây ngô trên đất dốc liệu có đem lại hiệu quả kinh tế cao hay không thì
chưa được nghiên cứu ở tỉnh Yên Bái.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
ảnh hưởng của tổ hợp phân bón N+K dạng nén đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất giống ngô LVN99 trên đất dốc tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái”.
2. Mục đích của đề tài
Xác định được công thức phân viên nén thích hợp cho giống ngô LVN99 trên
đất dốc tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
3. Yêu cầu của đề tài
- Theo dõi thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn phát dục của giống ngô
LVN99 trên đất dốc qua các công thức phân viên nén vụ Hè Thu 2014 và Xuân
2015 tại Văn Yên – Yên Bái.
- Theo dõi, đánh giá đặc điểm hình thái và sinh lý của giống ngô LVN99 trên đất
dốc qua các công thức phân viên nén vụ Hè Thu 2014 và Xuân 2015 tại Văn Yên –
Yên Bái.
- Xác định được khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của giống ngô LVN99 trên
đất dốc qua các công thức phân viên nén vụ Hè Thu 2014 và Xuân 2015 tại Văn
Yên – Yên Bái.
- Đánh giá được năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô
LVN99 trên đất dốc qua các công thức phân viên nén vụ Hè Thu 2014 và Xuân
2015 tại Văn Yên – Yên Bái.
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế của các công thức phân viên nén cho giống
ngô LVN99 trên đất dốc vụ Hè Thu 2014 và Xuân 2015 tại Văn Yên - Yên Bái.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài sẽ bổ sung thêm dữ liệu khoa học về hiệu quả sử dụng phân viên nén
cho cây ngô trên đất dốc.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học xác định được lượng phân
viên nén thích hợp cho cây ngô đạt năng suất cao trên đất dốc.
4
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được lượng phân viên nén thích hợp cho giống ngô lai trên đất dốc
huyện Văn Yên nói riêng và của tỉnh Yên Bái nói chung, góp phần tăng năng suất,
sản lượng ngô trên đất dốc, tăng hiệu quả kinh tế, giúp nông dân tăng thu nhập, xóa
đói giảm nghèo.
- Kết quả nghiên cứu về phân viên nén cho ngô trên đất dốc ở tỉnh Yên Bái có
thể áp dụng ra một số tỉnh khác ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Đất dốc ngày càng có vai trò quan trọng trong điều kiện dân số tăng nhanh,
biến đổi khí hậu, tăng đầu tư để nâng cao năng suất, chất lượng lương thực, thực
phẩm. Đất dốc giàu tiềm năng nhưng đang bị thoái hoá nghiêm trọng do việc canh
tác chưa thực sự khoa học. Trong thời gian gần đây, Chính phủ, các nhà khoa học
của Việt Nam và trên thế giới quan tâm đặc biệt đến vấn đề canh tác bền vững trên
đất dốc theo xu hướng bảo vệ và cải thiện độ phì đất để duy trì năng suất cây trồng
cao và bền vững.
Năng suất cây trồng tăng nhờ nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng là phân
bón. Theo đánh giá của các nhà khoa học Mỹ trong hệ thống các biện pháp tăng
năng suất cây trồng, phân bón chiếm tỷ trọng 41%, thuốc bảo vệ thực vật chiếm tỷ
trọng 13 – 20%, thời tiết thuận lợi 15%, sử dụng hạt giống lai 8%, tưới tiêu 5% và
các biện pháp kỹ thuật khác 11 – 18%. Ở Đức, các chuyên gia đánh giá tỷ trọng của
phân bón trong việc tăng năng suất cây trồng là 50% và ở Pháp là 50 – 70%. Ở Việt
Nam, theo số liệu của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa về tình hình sử dụng phân bón ở
nước ta trong vòng 20 năm trở lại đây, tỷ trọng này là 40 – 50%. Với tỷ trọng này
thì các loại cây trồng theo đánh giá của bà con nông dân đã cho năng suất cao.
Để cho viên phân khi bón vào đất nhanh chóng hút nước hoà tan, phân hoá học
được trộn với một lượng nhỏ các chất hữu cơ. Trong điều kiện đất cây trồng cạn có
nhiều khe hở, phân có thể bị mất đi dưới dạng bay hơi, để khắc phục tình trạng này
sau khi bón phân viên nén trên đất dốc trồng ngô, được che phủ bởi nilon tự huỷ hoặc
có thể dùng thảm tàn dư cây trồng, về sau có thể sử dụng các nguyên liệu hữu cơ địa
phương (tàn dư thân lá ngô, rơm rạ, cỏ v.v.) để sản xuất các tấm thảm che phủ cho
ngô. Các biện pháp trồng xen để giữ độ ẩm cũng được khuyến khích áp dụng.
Thành quả của phân viên nén dúi sâu đã được chứng minh trên cây lúa. Tuy
nhiên, những nghiên cứu về phân viên nén trên cây ngô còn rất hạn chế. Đặc biệt ở
các tỉnh miền núi phía Bắc, người dân trồng ngô chủ yếu trên đất dốc, độ dốc có nơi
lên đến 450, việc canh tác gắp rất nhiều khó khăn, năng suất cây trồng cũng bị hạn
6
chế rất nhiều. Vì vậy, việc nghiên cứu để sử dụng phân viên nén vào canh tác cho
ngô trên đất dốc là vấn đề cần được quan tâm nhằm giảm được công lao động, tăng
hiệu suất sử dụng phân bón, tăng năng suất cho ngô và đem lại hiệu quả kinh tế cho
người nông dân, góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo. Để khắc phục những trở
ngại trên Học viện Nông nghiệp Hà Nội đã nghiên cứu và sản xuất loại phân viên
nén có chứa các chất điều tiết việc giải phóng các chất dinh dưỡng trong phân bằng
nguyên liệu sẵn có trong nước và có thể sản xuất ngay tại địa phương. Điểm khác
biệt của phân viên nén được sản xuất bởi Học viện Nông nghiệp Hà Nội với các loại
phân chậm tan trên thế giới là ở chỗ đạm không phải được bọc lại và đạm được kết
hợp với các chất phụ gia cho vào trong viên phân để tạo thành các hợp chất đạm
khó tan hơn, đạm và các chất dinh dưỡng được bọc lại trong những “viên phân” nhỏ
hơn trong một viên phân lớn hơn. Đây là sơ để chúng tôi tiến hành thí nghiệm phân
viên nén N+K cho cây ngô trên đất dốc với mong muốn sẽ khắc phục được những
khó khăn trong canh tác cây ngô của người dân niền núi.
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, mặc dù chỉ đứng
thứ ba về diện tích sau lúa nước và lúa mì, nhưng ngô lại dẫn đầu về năng suất và
sản lượng, là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao nhất trong các cây
lương thực chủ yếu.
Ngô còn là cây điển hình được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học về các lĩnh
vực di truyền học, chọn giống, công nghệ sinh học, cơ giới hoá, điện khí hoá và tin
học... vào công tác nghiên cứu và sản xuất (Ngô Hữu Tình, 1997)[23]. Do vậy diện
tích, năng suất ngô liên tục tăng trong những năm gần đây.
Từ bảng 1.1 cho thấy, về diện tích năm 2003, diện tích ngô trên toàn thế giới
114,67 triệu ha, sau 6 năm con số này đã tăng hơn 46 triệu ha (đạt 161,01 triệu ha).
Năm 2009 diện tích ngô giảm xuống hơn 4 triệu ha, còn 156,93 triệu ha. Đến năm
2012 so với năm 2003 thì diện tích trồng ngô trên thế giới tăng hơn 62 triệu ha lên
177,39 triệu ha. Năng suất nhìn chung là tăng, năm 2003 năng suất đạt 44,60 tạ/ha
đến năm 2011 đạt 51,84 tạ/ha tăng hơn 7 tạ/ ha. Năm 2012 thì giảm xuống còn
7
49,16 tạ/ha. So sánh giữa sản lượng và diện tích ta thấy, từ năm 2003 tới năm 2012
diện tích tăng hơn 62 triệu ha, sản lượng tăng hơn 226 triệu tấn. Năm 2012 năng
suất và sản lượng ngô trên thế giới đều giảm nhẹ so với năm 2011 đạt 49,16 tạ/ha và
872,06 triệu tấn. Năm 2012 diện tích trồng ngô trên thế giới tăng so với năm 2011
đạt 177,39 triệu ha. Năm 2013 diện tích, năng suất và sản lượng ngô tăng đáng kể
so với năm 2012 và những năm trước đó, đặc biệt là sản lượng đạt 1016,7 triệu tấn.
Chính từ điều này đã khẳng định thêm vai trò và vị trí của cây ngô trên thế giới.
Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2003 - 2013 được trình bày trong
bảng 1.1.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2003 - 2013
2003
Diện tích
(triệu ha)
114,67
Năng suất
(tạ/ha)
44,60
Sản lượng
(triệu tấn)
645,23
2004
147,47
49,45
729,21
2005
147,44
48,42
713,91
2006
148,61
47,53
706,31
2007
158,60
49,63
788,11
2008
161,01
51,09
822,71
2009
156,93
50,04
790,18
2010
162,32
51,55
820,62
2011
170,39
51,84
883,46
2012
177,39
49,16
872,06
2013
184,2
55,2
1016,7
Chỉ tiêu
Năm
(Nguồn: FAOSTAT, 2015) [32].
Có được kết quả trên, trước hết là nhờ ứng dụng rộng rãi lý thuyết ưu thế lai
trong chọn tạo giống, đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh
tác. Đặc biệt, từ năm 1996 đến nay cùng với những thành tựu mới trong chọn tạo
giống ngô lai, kết hợp phương pháp truyền thống với công nghệ sinh học, việc ứng
dụng công nghệ cao trong canh tác cây ngô đã góp phần đưa sản lượng ngô trên thế
8
giới vượt lên trên lúa mì và lúa nước. Tình hình sản xuất ngô ở một số châu lục trên
thế giới giai đoạn 2011 - 2013 được trình bày trong bảng 1.2.
Bảng 1.2. Sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới giai đoạn 2011-2013
Diện tích
(triệu ha)
Khu vực
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2011
2012
2013
2011
2012
2013
2011
2012
2013
Thế giới
172,2
178,5
184,2
51,5
48,9
55,2
888
872,8
1016,7
Châu Á
56,6
58,1
59,3
48,1
49,7
51,2
271,9
288,8
304,3
Châu Âu
16,6
18,3
19,0
66,6
51,7
61,9
110,6
94,7
117,4
Châu Mĩ
64,4
67,9
70,7
68,0
61,6
73,9
438,1
418,3
522,6
Châu Phi
34,6
34,1
35,0
19,2
20,6
20,4
66,5
70,0
71,6
Châu Úc
0,86
0.94
1,02
68,2
72,9
70,8
0,58
0,68
0,73
(Nguồn: FAOSTAT, 2015)[32]
Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy sự chênh lêch tương đối lớn giữa diện tích,
năng suất và sản lượng của các châu lục trên thế giới. Đứng đầu là châu Mĩ - châu lục
có diện tích trồng ngô lớn nhất với diện tích là 70,7 triệu ha chiếm 38,3% tổng diện tích
trồng ngô của thế giới. Năng suất ngô của châu lục này cũng tăng dần qua các năm từ
2011 đạt 68,0 tạ/ha lên 73,9 tạ/ha năm 2013, phần lớn ngô ở châu lục này được sử dụng
trong chăn nuôi và một số ngành công nghiệp. Châu Á là châu lục có diện tích trồng
ngô lớn thứ hai với 59,3 triệu ha, đạt sản lượng 304,3 triệu tấn nhưng năng suất chỉ
đạt 51,2 tạ/ha thấp hơn năng suất trung bình của thế giới. Châu Âu và Châu Úc là
hai châu lục có diện tích trồng ngô nhỏ, tuy nhiên năng suất đạt tương đối cao trong
khi đó Châu Phi tuy có diện tích trồng ngô đứng thứ 3 sau Châu Mĩ và Châu Á nhưng
năng suất ngô ở châu lục này tăng rất chậm năm 2011 đạt 19,2 tạ/ha đến 2013 chỉ
tăng lên được 20,4 tạ/ha, sản lượng chỉ đạt 71,6 triệu tấn. Nguyên nhân chính là do
điều kiện tự nhiên ở Châu Phi rất khắc nghiệt cùng với đó là trình độ thâm canh thấp,
chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.
Diện tích, năng suất, sản lượng ngô, lúa mì, gạo lúa của thế giới năm 2013
được trình bày trong bảng 1.3.
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của Thầy
giáo hướng dẫn, Viện Nghiên cứu ngô, bạn bè đồng nghiệp và cơ quan chủ quản.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Kiều Xuân Đàm – Giám đốc Trung tâm Nghiên
cứu và Sản xuất giống ngô Sông Bôi và TS. Trần Trung Kiên – Phó Giám đốc
Trung tâm Đào tạo theo nhu cầu xã hội – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Phòng Đào tạo, Khoa
Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, những người đã truyền thụ
cho tôi những kiến thức và phương pháp nghiên cứu quý báu trong suốt thời gian tôi
học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ UBND huyện Văn Yên,
Phòng NN&PTNT huyện Văn Yên, Trạm Khuyến nông huyện Văn Yên, UBND xã
Đông Cuông, Trại Giống lúa Đông Cuông và các hộ dân trong xã đã tạo điều kiện,
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo cơ quan, bạn bè đồng nghiệp Trường
Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Yên Bái đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập và thực hiện đề tài.
Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè những
người luôn quan tâm cổ vũ, động viên cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên
cứu vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn
Vũ Thanh Nhã
10
nền công nghiệp phát triển. Còn đối với các nước đang phát triển ngô lai không phát
huy tác dụng cho đến những năm 80 của thế kỷ trước.
Bảng 1.4. Sản xuất ngô, lúa mỳ, lúa nước của thế giới giai đoạn 1961 – 2013
Năm, loại Diện tích % so với
cây trồng (triệu ha)
1961
Năng suất
(tạ/ha)
% so
với
1961
Sản lượng
(triệu
tấn)
% so
với
1961
1961
Ngô
105,5
-
19,4
-
205,2
-
Lúa nước
115,4
-
18,7
-
215,6
-
Lúa mỳ
204,2
-
10,9
-
222,4
-
2000
Ngô
137,0
29,86
43,2
122,68
592,5
188,74
Lúa nước
154,4
33,80
38,9
108,02
599,3
177,97
Lúa mỳ
215,4
5,48
27,2
149,54
585,7
163,35
2013
Ngô
184,3
74,69
55,2
184,54
1.016,4
395,32
Lúa nước
166,8
44,54
44,6
138,50
745,2
245,64
Lúa mỳ
218,4
6,95
32,6
199,08
713,2
220,68
(Nguồn: FAOSTAT, 2015) [32].
Ngô cùng với lúa mỳ và lúa nước là ba cây lương thực chính của loài người đã
có sự tăng trưởng liên tục về năng suất và sản lượng trong suốt gần 50 năm qua.
Đặc biệt, trong thời gian gần đây, ngô là cây trồng có tốc độ tăng cao nhất về hai chỉ
tiêu trên. So với năm 1961, năm 2013 diện tích của ngô tăng 74,69%, lúa nước
44,54%, còn lúa mỳ chỉ tăng 6,95% và năng suất cũng tăng liên tục, ngô tăng thêm
184,54% (từ 19,4 tạ/ha lên 55,2 tạ/ha), lúa nước là 138,5% (từ 18,7 tạ/ha lên 44,6
tạ/ha), lúa mỳ là 199,08% (từ 10,09 lên 32,6 tạ/ha), dẫn đến sản lượng cả ba cây đều
tăng rất cao, ngô tăng lên 395,32%, lúa nước 245,64% và lúa mỳ tăng lên 220,68%.
11
Điều đó chứng tỏ vai trò và vị trí của cây ngô ngày càng được coi trọng trong nền
kinh tế.
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Ở Việt Nam, sản xuất lương thực luôn là một nhiệm vụ quan trọng trước mắt
và lâu dài, được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược sản xuất nông nghiệp. Với điều
kiện tự nhiên phong phú, cây ngô sinh trưởng phát triển và phổ biến khắp các vùng
trên cả nước. Lịch sử trồng ngô của nước ta qua các thời kỳ là một quá trình phát
triển không đồng đều và bền vững thậm chí có giai đoạn rất trì trệ và không tương
xứng với tiềm năng sẵn có của cây ngô và điền kiện tự nhiên của nước ta. Thế
nhưng, trong những năm gần đây do giá trị kinh tế và nhu cầu về ngô trong nước
cũng như trên thế giới có xu hướng tăng lên, sản xuất ngô đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước nên diện tích, năng suất và sản lượng ngô có
những bước tiến đáng kể. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 2003
– 2013 được trình bày trong bảng 1.5.
Số liệu bảng 1.5 cho thấy sản xuất ngô của nước ta tăng nhanh về diện tích,
năng suất và sản lượng trong giai đoạn 2003 - 2008. Năm 2012 diện tích tăng so với
năm 2011 đạt 1.118,2 nghìn ha. Năm 2003 cả nước trồng được 912,7 nghìn ha, năm
2011 là 1.081,0 nghìn ha, tăng hơn 168,3 nghìn ha so với năm 2003, so với năm
2012 là 1.118,2 nghìn ha tăng 205,5 nghìn ha. Việc tăng cường sử dụng giống ngô
lai cho năng suất cao kết hợp với các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, áp dụng
những thành tựu khoa học đã khiến cho năng suất ngô liên tục tăng trong giai đoạn
2003 - 2012 (từ 34,4 tạ/ha lên 42,9 tạ/ha). Sản lượng ngô năm 2012 đã tăng so với
năm 2011 lên mức 4.803,2 nghìn tấn. Tuy diện tích, năng suất và sản lượng ngô của
chúng ta đều tăng nhanh nhưng so với bình quân chung của thế giới và khu vực thì
năng suất ngô của nước ta còn rất thấp (năm 2012 năng suất ngô của Việt Nam 42,9
tạ/ha, bằng 87,26% năng suất bình quân của thế giới. Điều này đặt ra cho ngành sản
xuất ngô Việt Nam những thách thức và khó khăn to lớn, đặc biệt là trong xu thế hội
nhập và phát triển như hiện nay. Đòi hỏi đội ngũ chuyên môn cũng như các nhà
12
khoa học trong cả nước tiếp tục lỗ lực, nghiên cứu ra những giống ngô va biện pháp
kỹ thuất canh tác hiệu quả để nâng cao năng suất và chất lượng của sản xuất ngô
Việt Nam, góp phần vào sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam
(FAOSTAT, 2015) [32].
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 2003 - 2013
Chỉ tiêu
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
2003
912,7
34,4
3.136,3
2004
991,1
34,6
3.430,9
2005
1.052,6
36,2
3.787,1
2006
1.033,1
37,3
3.854,5
2007
1.096,1
39,3
4.303,2
2008
1.140,2
40,2
4.573,1
2009
1.086,8
40,8
4.431,8
2010
1.126,9
40,9
4.606,3
2011
1.081,0
46,8
4.684,3
2012
1.118,2
42,9
4.803,2
2013
1.172,6
44,3
5.193,5
Năm
(Nguồn: FAOSTAT, 2015) [32].
Năm 1991 diện tích trồng giống ngô lai chưa đến 1% trong tổng số 400.000 ha,
năm 2004 diện tích trồng ngô của cả nước là 990.400 ha, năng suất đạt 34,9 tạ/ha và
sản lượng là 3.454 triệu tấn. Tỷ lệ diện tích trồng bằng giống lai là 84%, năm 2007
giống lai đã chiếm khoảng 95% trong số hơn 1 triệu ha. Để đạt được thành quả này
trong thời gian qua là nhờ những tiến bộ và việc chọn được nguồn nguyên liệu ban đầu
phù hợp cho việc tạo dòng thuần là các giống lai ưu tú của chương trình phát triển
giống ngô lai ở nước ta. Tình hình sản xuất ngô ở các vùng trong năm 2013 được trình
bày ở bảng 1.6.
13
Bảng 1.6. Tình hình sản xuất ngô ở các vùng năm 2013
Diện tích
(nghìn ha)
88,3
Năng suất
(tạ/ha)
46,1
Sản lượng
(nghìn tấn)
406,7
Trung du và miền núi phía Bắc
505,8
37,6
1.904,2
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
205,6
43,2
888,9
Tây nguyên
252,4
51,7
1.306,1
Đông Nam Bộ
80,1
57,6
461,5
ĐB sông Cửu Long
40,3
56,1
226,1
Vùng
Đồng bằng sông Hồng
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2015 [26]
Diện tích, năng suất, sản lượng ngô phân bố không đều giữa các vùng
trong cả nước, qua bảng 1.6 cho thấy: Vùng Trung du và miền núi phía Bắc tuy
diện tích sản xuất ngô lớn nhất (505,8 nghìn ha) nhưng năng suất lại thấp nhất trong cả
nước (37,6 tạ/ha). Ngược lại vùng Đông Nam Bộ diện tích sản xuất nhỏ (80,1 nghìn
ha), nhưng lại cho năng suất cao nhất (57,6 tạ/ha).
Sự trái ngược này có thể được giải thích do nhiều nguyên nhân: Vùng Trung du
và miền núi phía Bắc tuy có diện tích lớn song chủ yếu tập trung ở các vùng miền núi,
diện tích trồng chủ yếu trên đất dốc, ít đầu tư, chăm sóc thuộc các vùng dân tộc ít
người. Họ không có đủ điều kiện đầu tư về vốn cũng như các biện pháp kỹ thuật canh
tác phù hợp mà chủ yếu canh tác theo lối truyền thống lạc hậu và các giống ngô trồng
phần lớn là giống địa phương. Cộng thêm vào đó là các điều kiện đất đai nghèo dinh
dưỡng, khí hậu khắc nghiệt với hạn hán và rét kéo dài vào mùa đông, lượng mưa phân
bố không đều trong năm dẫn tới năng suất thấp. Tuy nhiên, với ưu thế về diện tích
chiếm 43,1% diện tích của cả nước nên sản lượng chung của vùng vẫn cao hơn các
vùng khác, đạt 1.904,2 nghìn tấn chiếm 36,7% sản lượng của cả nước và trở thành một
trong những vùng sản xuất ngô trọng điểm cung cấp lượng ngô lớn nhất cả nước.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích thấp nhất cả nước đạt 40,3 tạ/ha
nhưng năng suất bình quân đạt 56,1 tạ/ha, chỉ sau Đông Nam Bộ (57,6 tạ/ha) do
vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp với yêu cầu sinh trưởng, phát triển
của cây ngô như: nhiệt độ bình quân cao 25 - 30oC, nguồn ánh sáng dồi dào, hệ
14
thống thủy lợi đảm bảo nhu cầu tưới tiêu, nền đất có độ phì nhiêu cao, ngoài ra
người nông dân có trình độ, có khả năng đầu tư, sản xuất tập trung. Tất cả các điều
kiện trên đã làm chonăng suất ngô tăng vọt so với năng suất trung bình của cả nước,
bằng 126,7%.
Tây Nguyên cũng được xem là trọng điểm sản xuất ngô của cả nước với diện
tích đứng thứ 2 sau Trung du và miền núi phía Bắc, với 252,4 nghìn ha. Năng suất
trung bình đạt 51,7 tạ/ha. Đứng thứ 3 sau vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông
Cửu Long. Do có diện tích và năng suất khá cao nên sản lượng ngô năm 2013 thu
được là 1.306,1 nghìn tấn, chiếm 25,1% sản lượng ngô của cả nước.
Nhiều vấn đề đặt ra cho ngành sản xuất ngô thế giới nói chung và nước ta nói
riêng đó là: Khí hậu toàn cầu đang biến đổi phức tạp, đặc biệt là lũ lụt, hạn hán ngày
càng nặng nề hơn, nhiều sâu bệnh mới xuất hiện, sản xuất ngô nhiều nơi gây nên
tình trạng xói mòn, rửa trôi đất, giá công ngày càng cao, cạnh tranh gay gắt giữa
ngô với cây trồng khác.
Với công tác chọn tạo giống, bộ giống ngô thực sự chịu hạn và với các điều
kiện bất thuận như đất xấu, đất chua phèn, kháng sâu bệnh… nhằm nâng cao năng
suất và hiệu quả cho người sản xuất vẫn chưa nhiều. Do đó đòi hỏi việc đầu tư
nghiên cứu chọn tạo giống ngô đáp ứng với những yêu cầu thực tiễn đăt ra.
Các giống ngô nếp có tiềm năng năng suất cao đã và đang được phát triển ở
những vùng ngô trọng điểm, vùng thâm canh, có thuỷ lợi, những vùng đất tốt như:
Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
Tuy nhiên, ở các tỉnh miền núi, những vùng khó khăn, canh tác chủ yếu nhờ nước
trời, đất xấu, đầu tư thấp thì giống ngô thụ phấn tự do chiếm ưu thế và chiếm một
diện tích khá lớn.
Mặc dù có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng sản xuất ngô ở Việt
Nam nhưng từ những kết quả đã đạt được chúng ta vẫn có thể khẳng định sản xuất
ngô của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới, từ năm 1985 - 2009 đã có sự phát triển
vượt bậc. Sở dĩ chúng ta đạt được những thành quả to lớn trong phát triển sản xuất
ngô là do Đảng, Nhà nước và Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn thấy được vai
trò của cây ngô trong nền kinh tế và kịp thời đưa ra những chính sách, biện pháp phù
hợp nhằm khuyến khích sản xuất.
15
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô vùng Đông Bắc
Vùng Đông Bắc bao gồm 9 tỉnh (Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang,
Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang và Phú Thọ), là một trong các
vùng trồng ngô có diện tích lớn ở Việt Nam. Diện tích trồng ngô năm 2013 của
vùng Đông Bắc là 194.000 ha, tuy diện tích lớn nhưng phân bố rải rác, đất trồng
ngô có địa hình phức tạp, chủ yếu là đất phiêng bãi, thung lũng, thềm sông suối, độ
cao so với mặt nước biển thay đổi từ vài trăm mét (Lạng Sơn) đến hơn nghìn mét
(Cao nguyên Đồng Văn - Hà Giang). Năm 2013, diện tích trồng ngô vùng Đông
Bắc giảm xuống còn 190.800 ha; năng suất và sản lượng ngô của vùng năm 2013 có
tăng so với năm 2012. Khí hậu của vùng Đông Bắc thường khắc nghiệt, hạn và rét
kéo dài, lượng mưa không phân bố đều trong năm, đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản
xuất ngô của vùng. Tình hình sản xuất ngô của các tỉnh vùng Đông Bắc được trình
bày ở bảng 1.7.
Bảng 1.7. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô vùng Đông Bắc (2011 - 2013)
1
Hà Giang
Diện tích
(nghìn ha)
2011 2012 2013
49,9 52,5 50,3
2
Cao Bằng
39,0
39,3
39,0
32,0
32,5
33,8
124,8
3
Bắc Kạn
16,9
16,5
16,4
38,3
37,2
40,9
64,7
61,4
67,0
16,5
14,0
16,2
43,9
43,1
43,8
72,4
60,4
70,9
18,6
17,9
19,0
43,2
42,2
42,6
80,4
75,5
81,8
TT
4
5
Tỉnh
Tuyên
Quang
Thái
Nguyên
Năng suất
(tạ/ha)
2011 2012 2013
31,1 31,8 33,7
Sản lượng
(nghìn tấn)
2011 2012 2013
155,3 167,2 178,5
127,7 131,7
6
Lạng Sơn
20,9
21,8
22,0
48,2
47,8
47,6
100,7
7
Bắc Giang
10,8
8,6
9,3
37,7
39,1
38,8
40,7
33,6
36,1
8
Phú Thọ
21,4
17,4
18,6
44,1
45,5
45,4
94,3
79,1
84,4
194
188
190,8
318,5 319,2 326,6
Vùng Đông Bắc
104,3 104,8
733,3 709,2 755,2
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2015) [26]
16
1.2.4. Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Yên Bái
Yên Bái là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm của 15 tỉnh miền núi phía Bắc, nằm
trên giao điểm của tuyến giao thông chính Đông Bắc và Tây Bắc, Hà Nội- Lào Cai.
Vị trí của Yên Bái là một lợi thế rất lớn cho khả năng giao lưu và phát triển kinh tế xã hội. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của giá trị công
nghiệp, dịch vụ và từng bước hình thành các sản phẩm hàng hoá chiến lược với quy
mô ngày càng lớn. Sự chuyển dịch trên mang nhiều yếu tố tích cực nó tác động thuận
lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển trong đó có sản xuất nông, lâm nghiệp.
Nhìn chung, Yên Bái là một trong các tỉnh có vị trí địa lý, kinh tế, xã hội quan
trọng ở miền núi phía Bắc. Sự phát triển kinh tế - xã hội của Yên Bái ảnh hưởng tới
sự phát triển kinh tế chung của toàn vùng và cả nước. Những kết quả và kinh
nghiệm đã đạt được trong quá trình tham gia các chương trình của quốc gia và quốc
tế trong những năm qua sẽ được tiếp tục phát huy tác dụng cả về đầu tư vốn, kỹ
thuật, thiết bị và đào tạo tạo nguồn nhân lực giúp cho các ngành kinh tế của tỉnh
phát triển trong đó có lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn.
Sản xuất và tiêu thụ ngô tỉnh Yên Bái:
- Diện tích gieo trồng: Năm 2000, tổng diện tích gieo trồng cây ngô là 9.890
ha, năm 2013 đạt 26.700 ha, tăng 16.810 ha so với năm 2000 và tăng 12.551 ha so
với năm 2005. Trong giai đoạn 2005 - 2013 diện tích ngô bình quân mỗi năm tăng
thêm trên 1.569 ha, diện tích ngô tăng thêm chủ yếu là tăng diện tích ngô Xuân và
ngô Hè Thu gieo trồng trên đất đồi dốc.
- Năng suất: Năng suất ngô bình quân năm 2000 đạt 19,7 tạ/ha, năm 2013 đạt
31,6 tạ/ha, tăng 11,9 tạ/ha so với năm 2000, tăng 7,98 tạ/ha so với năm 2005. Trong
giai đoạn 2005 – 2013, bình quân mỗi năm năng suất tăng thêm 0,99 tạ/ha. Đây là
mức tăng rất thấp so với các tỉnh trong khu vực và với tiềm năng năng suất của các
giống ngô.
- Sản lượng: Sản lượng ngô năm 2000 đạt 19.482 nghìn tấn, năm 2013 đạt
84.400 nghìn tấn, tăng trên 64,9 nghìn tấn so với năm 2005, bình quân mỗi năm sản
lượng ngô tăng thêm 8,1 nghìn tấn. Sản lượng ngô hàng năm chiếm 21 - 22% tổng
sản lượng lương thực.