Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

tiều luận phân tích tác phẩm nóng phẳng chật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.44 KB, 51 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

TIỂU LUẬN
MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Đề Tài:

TÁC PHẨM “NÓNG, PHẲNG, CHẬT”
HOT, FLAT, AND CRAWDED
THOMAS L. FRIEDMAN
TÁC GIẢ THẾ GIỚI PHẲNG

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn
NHÓM: 9
LỚP HP: 210702501
NĂM HỌC: 2015-2016

TP.HCM, ngày 28 tháng 03 năm 2016


LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù
ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập
ở giảng đường đại học đến nay, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của Quý
Thầy Cô, Gia Đình và Bạn Bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, chúng em xin gửi đến Quý Thầy Cô ở khoa Quản Trị Kinh


Doanh – Trường Đại Học Công Nghiệp TP. HCM đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để
truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc
biệt trong học kì 2 năm học 2015 - 2016, khoa đã tổ chức cho chúng em được tiếp cận với môn
học mà theo chúng em là rất hữu ích đối với sinh viên ngành Quản Trị Kinh Doanh cũng như tất
cả các sinh viên thuộc các chuyên ngành kinh tế khác. Đó là môn học “Quản Trị Chiến Lược”.
Chúng em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn– Giảng Viên trực tiếp hướng
dẫn chúng em thực hiện đề tài này và là người trực tiếp giảng dạy bộ môn Quản Trị Chiến Lược,
đã trang bị cho chúng em những bài học quý báu làm nền móng cho nghiên cứu sâu hơn sau này.
Đề tài nghiên cứu của nhóm được thực hiện trong khoảng thời gian 3 tuần. Bước đầu đi vào
thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, tuy nhiên kiến thức của chúng
em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn,
nhóm rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy để kiến thức của chúng em
trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Sau cùng chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến BGH nhà trường, Quý Thầy
Cô giáo đã tạo điều kiện và giúp đỡ chúng em hoàn thành tốt đề tài này. Xin gửi đến Quý Thầy
Cô giáo và toàn bộ CBNV nhà trường, lời chúc sức khỏe dồi dào và gặt hái được nhiều thành
công.
CHÚNG EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
………………., ngày…..tháng…..năm 2016
Giảng viên hướng dẫn
(Ký & ghi rõ họ tên)



MỤC LỤC


TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài

1.

Một vấn đề được mọi người và cả thế giới quan tâm nhất hiện nay là sự biến đổi khí hậu
toàn cầu. Sự thay đôi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển thạch quyển…
hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Sự biến đổi có thể là thay
đổi thời tiết bình quân hay thay đổi quanh một mức trung bình, có thể giới hạn trong một vùng
nhất định hoặc trên toàn Trái Đất. Một vấn đề thật sự đáng lo ngại, đe dọa đến tính mạng con
người. Sự biến đổi khí hậu này có thể gây ra những tác hại không hề nhỏ đối với cuộc sống của
chúng ta. Để nhận thức được vấn đề quan trọng này với những thực trạng, nguyên nhân, hậu quả
và giải pháp để giải quyết vấn đề này như thế nào chúng ta hãy cùng bàn luận về nó trong cuốn
sách “Nóng, Phẳng, Chật” (Hot, Flat and Crowded) của của tác giả Thomas L. Friedman.
2.

Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng thể
Tác phẩm “Nóng, Phẳng, Chật” nhấn mạnh rằng sự thay đổi khí hậu do con người gây ra là

một mối đe dọa chết người đối với toàn xã hội. Dân số ngày càng tăng, đi liền với lượng tiêu thụ
tài nguyên và năng lượng ngày càng cao khi thế giới trở nên giàu có hơn, sẽ vượt quá mức chịu
đựng của cả thị trường và trái đất. Vì vậy, qua tìm hiểu về cuốn sách này, nhóm muốn đem tới cho

các bạn một cái nhìn tổng quan về sự thay đổi khí hậu do con người gây ra là một mối đe dọa chết
người đối với toàn xã hội. Mỗi người sẽ phải chịu trách nhiệm về những gì mình đã và đang làm
ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường sống. Chúng ta cần phải nhận thức, thực hiện các giải pháp
nhằm khắc phục hậu quả nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Hãy chung tay bảo vệ Trái Đất vì
một Trái Đất hoàn toàn không có sự ô nhiễm.
2.2.

Mục tiêu củ thể
Trong cuốn sách “Nóng, phẳng, chật”, Friedman đưa ra một cách nhìn mới, rất khiêu khích

về hai trong số những thách thức lớn nhất mà hiện nay nước Mỹ đang đối mặt: đó là khủng hoảng
môi trường toàn cầu về việc Mỹ đánh mất trọng tâm và mục tiêu quốc gia một cách đáng ngạc
nhiên kể từ sau sự kiện 11/9. Cuốn sách mô tả một cách đột phá vị thế hiện nay của nước Mỹ và
cho thấy giải pháp của hai vấn đề này có quan hệ với nhau như thế nào? Làm thế nào để phục hồi
Page 5


TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

thế giới đồng thời lại vừa tái sinh nước Mỹ? Việt Nam đã thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự
biến đổi khí hậu như thế nào? Những câu hỏi đó cũng là những gì chúng ta sẽ tìm hiểu trong đề tài
này.

Đối tượng nghiên cứu

3.





Nghiên cứu về nguyên nhân sự biến đổi khí hậu trên thế giới
Giải pháp khắc phục sự biến đổi khí hậu
Mục tiêu quốc gia của Mỹ và sự biến đổi khí hậu

Phạm vi nghiên cứu

4.

Về không gian: trên phạm vi toàn cầu.
Phạm vi nghiên cứu: khoảng thời gian sách đề cập tới, khoảng năm 1800 đến 2008.
Về thời gian: nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 01/03/2016 đến

-

ngày 22/03/2016.

Phương pháp nghiên cứu

5.

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, nhóm đã sử dụng một số phương pháp sau đây:
Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nghiên



cứu các vấn đề vừa toàn diện, vừa củ thể, có hệ thống để đảm bảo tính logic của đề tài nghiên cứu.

Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp quy nạp, diễn giải,
phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích so sánh… để phân tích, đánh giá vấn đề
và rút ra kết luận.


Câu hỏi nghiên cứu

6.







7.

Tại sao Thế Giới cần cách mạng xanh?
Làm thế nào chúng ta thay đổi được tương lai?
Thế giới chật chỗi như thế nào?
Một Thế Giới bằng phẳng là sao?
Thế Giới nóng bức như thế nào?
Nguyên nhân của nóng, phẳng, chật?
Giải pháp nào cho Thế Giới?

Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, các nội dung chủ yếu của đề tài được trình bày
ở 3 Chương như sau:
Chương 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Chương 2. Nội dung chính của tác phẩm
Chương 3. Đánh giá, nhận xét và kiến nghị

Page 6



TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1.1.
Tác giả
Thomas Loren Friedman (20/06/1953) là một nhà báo, nhà bình luận người Mỹ về quan hệ
chính trị giữa các nước, bao gồm việc mậu dịch quốc tế, các vấn đề Trung Đông, toàn cầu hóa và
các vấn đề về môi trường không khí. Ông là chủ một chuyên mục xuất hiện trên báo The New
York Time 2 tuần một lần. Ông chủ yếu viết về đề tài đối ngoại bao gồm thương mại toàn cầu,
Trung Đông và các vấn đề môi trường. Ông đã ba lần đoạt giải Pulizer, hai lần cho mảng phóng
sự quốc tế “International reporting” năm 1983, 1988 và một lần cho mảng bình luận “Comentary”
năm 2002. Kể từ năm 2004, ông là thành viên của Hội đồng giải thưởng Pulizer. Ông đã được tổ
chức Oversea Press Club Fundation trao tặng giải thưởng cống hiến trọn đời và được nhận sắc
phong của nữ hoàng Elizabeth.
Là người đi nhiều, gặp gỡ nhều nhân vật nổi tiếng, với con mắt hết sức sắc sảo, ông trình
bày những vấn đề toàn cầu hết sức xúc tích và sinh động. Với những vấn đề khô khan, khó hiểu,
ông đều có cách thể hiện chúng một cách sáng sủa, dí dỏm, nhiều ẩn dụ để người đọc có thể lĩnh
hội một cách dễ dàng. Những cuốn sách và bài báo của Thomas Loren Friedman nằm trong số các
tác phẩm mang lại cho thế giới những hiểu biết sâu sắc nhất về giá trị Mỹ: luôn nhìn vào thực tế,
quyền tự do tuyệt đối và một khao khát mãnh liệt hướng về tương lai.
Con số những bài viết và các cuốn sách của Friedman được phát hành lên tới hàng triệu
bản trên toàn thế giới. Thường các bài viết của ông được đăng trên khoảng 700 tờ tạp chí. Thậm
chí có nhiều bài còn được dịch ra tiếng Ả rập và đăng tải trên các tờ báo hàng đầu của quốc gia
này.
Tên tuổi của Friedman đã trở nên rất nổi tiếng ở Trung Đông. Gail Collins, biên tập của
The New York Times ví von rằng: “Đi cùng với Thomas đến Trung Đông chẳng khác nào được đi
mua đồ cùng Britney Spear”. Trong khi đó, Ernesto Zedillo, cựu Tổng Thống Mehico ca ngợi:

"Fried không chỉ là một người có tư duy thiên tài, một nhà quan sát nhạy bén mà còn là một cây
viết xuất chúng”.
1.2.

Tác phẩm
Page 7


TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Cuốn “Nóng, phẳng, chật” ra mắt tại Mỹ cuối năm 2008. Bản tiếng Việt được Nhà xuất bản
Trẻ mua bản quyền và xuất bản. Nhân Ngày Môi Trường Thế Giới (5/6), NXB Trẻ cho ra mắt độc
giả tác phẩm mới nhất "Nóng, phẳng, chật" (Hot, Flat and Crowded) của Thomas L.Friedman tác giả của cuốn sách nổi tiếng thế giới "Thế giới phẳng", là người phụ trách chuyên mục "Những
vấn đề quốc tế" của Báo New York Times, ba lần đoạt giải Pulitzer. Đây là tác phẩm nổi tiếng thứ
ba của Thomas L.Friedmen giúp người đọc có thể nhìn Thế Giới bằng con mắt khác. Sách do Nhà
xuất bản Trẻ TP. HCM xuất bản năm 2009, dịch giả Nguyễn Hằng. Cuốn sách cung cấp một khối
lượng tri thức khá lớn bao phủ nhiều mặt của cuộc sống và nhiều quốc gia. Dĩ nhiên vấn đề trọng
tâm vẫn là môi trường, nhưng quyển sách 577 trang này còn cho chúng ta cái nhìn toàn diện nhất,
và trả lời được câu hỏi tại sao, đồng thời cũng đưa ra những giải pháp sáng tạo.
Cuốn sách gồm 5 phần:
Phần I: Chúng ta đang ở đâu
Phần II: Nơi chim trời không bay qua
Phần III: Chúng ta đi tiếp như thế nào
Phần IV: Trung Quốc
Phần V: Mỹ
Khó mà có thể tóm lượt hết nội dung của cuốn sách trong vài dòng được, bởi một lượng tri
thức rất lớn mà nó truyền tải. Một tác phẩm nên đọc để biết rằng thế giới này đang vận hành như
thế nào..
Trong cuốn sách này, Friedman đưa ra một cách nhìn mới về hai trong số những thách thức
lớn nhất mà hiện nay nước Mỹ đang đối mặt: Đó là khủng hoảng môi trường toàn cầu và việc Mỹ

đánh mất trọng tâm và mục tiêu quốc gia một cách đáng ngạc nhiên kể từ sau sự kiện 11/9. Cuốn
sách mô tả về vị thế hiện nay của nước Mỹ và cho thấy giải pháp của hai vấn đề này có quan hệ
với nhau như thế nào: Làm sao để vừa phục hồi thế giới đồng thời lại vừa tái sinh được nước Mỹ.
Friedman lý giải sự nóng lên của trái đất, dân số tăng nhanh và tầng lớp trung lưu trên thế
giới đang phát triển mạnh, vốn là hệ quả của quá trình toàn cầu hóa, đang góp phần tạo ra một
hành tinh “nóng bức, bằng phẳng và chật chội” như thế nào.
Với những chương sách hấp dẫn, sinh động, tác giả trình bày rõ ràng cuộc cách mạng xanh
mà nước Mỹ cần, không giống như bất cứ một cuộc cách mạng nào khác từng diễn ra trên thế
giới. Đó sẽ là một dự án đổi mới lớn nhất trong lịch sử, sẽ rất khó khăn và nó sẽ thay đổi mọi thứ,
Page 8


TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

từ nhiên liệu cho ô tô đến hóa đơn tiền điện nhà bạn. Nhưng những gì thu được sẽ không chỉ là
không khí sạch. Cuộc cách mạng này sẽ tạo cảm hứng cho nước Mỹ huy động cả trí tuệ, sức sáng
tạo, lòng dũng cảm và mối quan tâm để mang lại lợi ích chung cho mọi người dân Mỹ - nguồn
nhân lực lớn nhất của đất nước này.

Page 9


TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CHÍNH CỦA TÁC PHẨM
2.1. Toàn cảnh thế giới đương đại: Nóng, phẳng và chật

2.1.1. Một thế giới chật chội
Thế giới chúng ta đang ngày càng trở nên chật chội một cách khó thở. Theo dự báo của Liên
Hiệp Quốc, đến năm 2053, dân số hành tinh này sẽ là hơn 9 tỉ người nhờ vào những tiến bộ trong

chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh và phát triển kinh tế. Củ thể, là dân số thế giới sẽ tăng thêm 2,5 tỉ
người trong 43 năm tới, khiến tổng dân số sẽ tăng từ 6,7 tỉ hiện tại lên 9,2 tỉ vào năm 2050. Mức
tăng này bằng với quy mô dân số thế giới năm 1950 và chủ yếu tăng ở những khu vực kém phát
triển - nơi dân số sẽ tăng từ 5,4 tỉ người năm 2007 lên 7,9 tỉ người năm 2050.
Do đó, nếu bạn nghĩ hiện tại Trái đất đã là chật chội thì hãy chờ thêm vài thập kỷ nữa. Năm
1800, London là thành phố đông dân nhất thế giới với 1 triệu người. Năm 1960 đã có 111 thành
phố có trên 1 triệu dân. Đến năm 1995 con số này là 280 thành phố và hiện tại là 300 theo thống
kê của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc. Liên Hiệp Quốc cũng cho biết con số các siêu đô thị (có trên
10 triệu dân) trên thế giới cũng tăng từ năm thành phố năm 1975 lên 14 thành phố năm 1995 và
dự kiến năm 2015 sẽ là 26 thành phố. Hiện tượng bùng nổ dân số này đang gây áp lực lên cơ sở
hạ tầng ở các siêu đô thị, cũng như dẫn tới hiện tượng hoang hóa đất, mất rừng, đánh bắt thủy sản
quá mức, thiếu nước sinh hoạt, ô nhiễm nước và không khí.
2.1.2. Thế còn bằng phẳng thì sao?
Ý nghĩa của từ bằng phẳng (Flat) ở đây hàm ý về sự bình đẳng hơn trong kinh tế. Tác giả
cho rằng những thay đổi về công nghệ, thị trường và địa chính trị đồng thời diễn ra cuối thế kỷ 20
đã san bằng sân chơi kinh tế toàn cầu, nhờ đó cho phép nhiều người ở nhiều nơi hơn bao giờ hết
có thể tham gia nền kinh tế thế giới - và nếu gặp tình thế thuận lợi nhất, họ có thể gia nhập giai
cấp trung lưu. Ví dụ, chỉ tính riêng ở Trung Quốc và Ấn Độ (theo thống kê của Quỹ Tiền tệ quốc
tế), đã đưa 200 triệu người thoát khỏi tình trạng nghèo đói khổ sở hồi thập kỷ 1980 và 1990, và
đưa 10 triệu người khác lên nấc cao hơn trong chiếc thang kinh tế, trở thành tầng lớp trung lưu.
Khi họ thoát được nghèo đói (thường đó là những người sống ở nông thôn và làm nông nghiệp),
cuộc sống được nâng cao, nhờ đó có thể tiêu dùng nhiều hơn và sản xuất nhiều hơn.
P a g e 10


TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Và tất cả những người tiêu dùng này tiến vào sân chơi kinh tế toàn cầu với chủ nghĩa tiêu
dùng của riêng họ - được sở hữu xe hơi, nhà cửa, điều hòa không khí, điện thoại di động, lò vi
sóng, máy nướng bánh mì, máy tính và máy nghe nhạc iPod - do đó dẫn tới lượng cầu hàng tiêu

dùng trở nên khổng lồ. Tất cả những sản phẩm này, từ giai đoạn sản xuất đến khi bị vứt bỏ, đã
tiêu tốn rất nhiều nhiên liệu, tài nguyên thiên nhiên, đất đai, nước cũng như phát thải một lượng
rất lớn khí nhà kính gây biến đổi khí hậu toàn cầu.
Dĩ nhiên điều đó cũng châm ngòi cho một cuộc cạnh tranh chưa từng thấy để giành được
năng lượng, khoáng sản, nước và lâm sản khi những quốc gia mới nổi (và đang tăng trưởng) như
Brazil, Ấn Độ, Nga và Trung Quốc mưu cầu sự tiện nghi, thịnh vượng và an toàn về mặt kinh tế
cho ngày càng nhiều người dân. Và chúng ta mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu. Chỉ trong vòng 12 năm
nữa, dân số thế giới sẽ tăng thêm khoảng 1 tỉ người, rất nhiều người trong số họ sẽ là nhà sản xuất
và người tiêu dùng mới.
“Phẳng” với ý nghĩa quá trình toàn cầu hóa kinh tế sẽ kéo theo quá trình toàn cầu hóa mọi
mặt đời sống xã hội loài người trên hành tinh này đi vào “luật chơi chung”. Nhưng, việc lựa chọn
con đường nào để đi vào “luật chơi” đó là ở chính chúng ta?
2.1.3. Thế nóng bức nghĩa là gì?
Từ nửa sau thế kỷ 20, giới khoa học bắt đầu nhận thấy các chất gây ô nhiễm vô hình (được
gọi là khí nhà kính) đang tích lũy quá mức trên quy mô lớn, gây ảnh hưởng lên khí hậu. Các loại
khí nhà kính này, chủ yếu là CO 2, sinh ra từ nguồn thải công nghiệp, sinh hoạt và phương tiện
giao thông, không hề dồn thành đống ở bên đường, trên sông hay được đóng trong hộp hoặc vỏ
chai rỗng, mà chúng lơ lửng trên đầu chúng ta, trong bầu khí quyển. Nếu như bầu khí quyển đóng
vai trò như một cái chăn giúp điều tiết nhiệt độ Trái đất, thì khí CO 2 tích tụ sẽ làm chiếc chăn này
dày thêm và làm Trái đất nóng lên.
Để minh họa quá trình này, nhà hóa học năng lượng Nate Lewis ở Học viện Công nghệ
California (Mỹ) mô tả như sau: “Hãy tưởng tượng bạn đang lái xe và cứ hết một dặm đường bạn
lại ném nửa ký rác qua cửa sổ. Và tất cả những người đang lái xe hơi hoặc xe tải trên đường đều
làm giống như bạn, bạn sẽ cảm thấy thế nào? Không hay ho gì. Đó chính xác là những gì chúng ta

P a g e 11


TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC


đang làm, chỉ có điều bạn không thể nhìn thấy được thôi. Khác là cứ mỗi dặm đường chúng ta lại
vứt ra ngoài trung bình nửa ký CO2 và khí này đi vào bầu khí quyển”.
Những túi CO2 đó từ xe chúng ta bay lên và ở lại trong bầu khí quyển, ngoài ra còn có các
túi CO2 từ các nhà máy nhiệt điện sử dụng than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên, từ những vụ cháy
rừng và phá rừng, qua đó giải phóng toàn bộ lượng carbon có trong cây cối và đất. Và khi chúng
ta không quăng các túi CO2 ra ngoài không khí thì chúng ta lại thải các loại khí nhà kính khác như
methane (CH4) sinh ra từ canh tác lúa, khoan dầu, khai thác than, xác động vật phân hủy, từ các
bãi chôn lấp rác thải rắn và, vâng, thậm chí cả khi gia súc ợ hơi nữa.
Gia súc ợ hơi? Đúng thế. Khí thải từ súc vật nuôi chứa rất nhiều methane, cũng như CO 2, khí
này không màu và không mùi. Và giống CO2, methane là một trong những loại khí nhà kính mà
khi đã bị phát thải vào bầu khí quyển nó cũng hấp thu bức xạ nhiệt từ bề mặt Trái đất. “Ở cấp độ
phân tử, khả năng giữ nhiệt của methane trong khí quyển cao gấp 21 lần CO 2 là loại khí nhà kính
có nhiều nhất” - tạp chí Science World ngày 21-1-2002 cho biết. “Với 1,3 tỉ con bò ợ hơi gần như
cùng một lúc trên toàn thế giới (riêng Mỹ đã có 100 triệu con), không có gì lạ khi methane do súc
vật nuôi thải ra là một trong những nguồn khí nhà kính chính trên toàn cầu” - theo Cơ quan Bảo
vệ môi trường Mỹ (EPA)...
Tom Wirth thuộc EPA nói: “Đó là một phần trong quá trình tiêu hóa thông thường của súc
vật. Khi chúng nhai lại, chúng ợ một phần thức ăn đã nuốt lên miệng để nhai và khí methane thoát
ra”. Các nhà nghiên cứu khí hậu cho biết một con bò trung bình thải ra 600 lít khí methane một
ngày.
Các chuyên gia về khí hậu đều thống nhất rằng nhiệt độ trung bình của Trái đất so với hồi
năm 1750 đã tăng lên 0,8 0C và từ năm 1970 trở lại đây là thời kỳ nhiệt độ tăng nhanh nhất. Con
số 1 0C thay đổi nghe có vẻ không nhiều, nhưng nó vẫn cho bạn thấy tình trạng khí hậu đang có
cái gì đó bất ổn - cũng như khi nhiệt độ cơ thể bạn tăng hay giảm chút ít có nghĩa là trong người
bạn đang có vấn đề.
Mối quan ngại của cả thế giới chính là tình trạng băng tan tại Bắc cực. Mười năm trước, mọi
người thường nghĩ tình huống xấu nhất là toàn bộ các khối băng mùa hè ở Bắc cực sẽ biến mất
vào năm 2070. Một vài người rất bi quan cho rằng thời điểm đó là năm 2040. Còn hiện giờ mọi
người đều nói chúng sẽ tan hết chỉ trong vòng vài năm nữa. Hiện tượng băng Bắc cực liên tục tan
P a g e 12



TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

đã gia tăng đáng kể vào mùa hè này. Một số nhà khoa học cho đây là dấu hiệu cảnh báo - rằng sự
nóng lên của trái đất đã vượt qua điểm giới hạn đáng ngại.
2.2. Những nguyên nhân của nóng, phẳng và chật

2.2.1. Chứng “nghiện dầu” của nước Mỹ
Tác giả nhận định rằng, vì nhu cầu phát triển không ngừng về kinh tế cộng với việc đảm bảo
những lợi ích lâu dài, nước Mỹ qua nhiều chính quyền đã nghiễm nhiên coi vấn đề cung ứng dầu
mỏ là lẽ sống còn của đế chế. Sự phụ thuộc vào dầu mỏ của nước Mỹ, hay còn gọi là chứng
nghiện dầu, không chỉ gây ra biến đổi khí hậu mà còn thay đổi cả hệ thống thế giới theo bốn
hướng cơ bản gồm tăng cường sức mạnh cho khuynh hướng Hồi giáo cực đoan, cung cấp nguồn
tài chính cho các hoạt động đi ngược lại những giá trị mà Mỹ ủng hộ dẫn đến quy luật “khi giá
dầu tăng lên, tốc độ phát triển của tự do giảm xuống; và khi giá dầu giảm xuống, tốc độ phát triển
của tự do sẽ tăng lên”; im lặng trước những giá trị dân chủ bị xâm phạm tại các quốc gia mà Mỹ
có chương trình hợp tác khai thác dầu và tài trợ cho cả hai bên trong cuộc chiến chống khủng bố
mà theo tác giả dẫn lại nhận định của Peter Schwartz, Chủ tịch Mạng lưới kinh doanh toàn cầu,
chính sách năng lượng của Mỹ chính là “Tối đa hóa cầu, tối thiểu hóa cung, và mua thật nhiều từ
những kẻ căm ghét chúng ta nhất để bù đắp phần chênh lệch”.
Có thể nói, việc Mỹ phụ thuộc vào dầu mỏ là nguyên nhân chính của những chiều hướng
xấu trong nước cũng như trên thế giới hơn bất cứ yếu tố nào khác. Chứng nghiện dầu của nước
Mỹ làm hiện tượng nóng lên của trái đất trầm trọng hơn, những kẻ thống trị bằng dầu mỏ có sức
mạnh lớn hơn, không khí ô nhiễm hơn, người nghèo càng khó khăn hơn, các quốc gia dân chủ yếu
thế hơn còn những kẻ khủng bố cực đoan lại giàu có hơn.
2.2.2. Sự bất thường của trái đất
Sự bất thường của trái đất cụ thể là biến đổi khí hậu, thay đổi thời tiết trên thế giới ngày
càng được thấy rõ ràng hơn. Cơn bão Katrina tháng 8 năm 2005 với sức gió khủng khiếp đã tàn
phá trên diện rộng tại thành phố New Orleans. Nguyên nhân về việc mạnh bất thường của cơn bão

khiến người ta truy lại căn nguyên của nó. Sự tranh luận là đa chiều và khác nhau, nhưng tựu
chung lại, tất cả đều đi đến nhận định đó là một trong những biểu hiện của hiện tượng trái đất
nóng lên với nguyên nhân chính là khí CO 2 ra bầu khí quyển đã tăng đột biến trong vòng 100 năm
qua.
P a g e 13


TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

2.2.3. Đa dạng sinh học bị đe dọa
Ngược dòng lịch sử, Thomas cho rằng, khi nhìn vào giai đoạn gần đây hơn, mười ngàn năm
có sự tồn tại của loài người, ta sẽ thấy hiện tượng tuyệt chủng quy mô lớn cục bộ diễn ra khi các
nhóm người di chuyển từ nơi này sang nơi khác, từ các cuộc thiên di đi tìm nguồn sống và sinh kế
diễn ra triền miên trong suốt lịch sử văn minh của nhân loại. Trên đường đi và trên mảnh đất định
cư, con người đã tiêu diệt rất nhiều loài động vật, từ Hổ răng kiếm, Ma mút lông xồm.
Cho đến thời kỳ hiện đại, tác động của toàn cầu hóa đã gây ra điều mà người ta bắt đầu gọi
là vụ tuyệt chủng hàng loạt thứ sáu trên trái đất. Và nó không còn diễn ra trên diện hẹp nữa. Nó
“đang xảy ra trên quy mô tương đương vụ tuyệt chủng lớn do tiểu hành tinh va vào trái đất, hoặc
bằng cả năm vụ tuyệt chủng kia cộng lại - theo những gì chúng ta biết từ các hóa thạch”. Tác giả
cho rằng, con người hiện nay chính là hiện thân của cơn đại hồng thủy hoặc là tiểu hành tinh va
vào trái đất. Thông qua nhiều hành động nhân danh sự phát triển của con người như khai phá
rừng, tìm vàng, khai thác mỏ, tìm dầu khí, chuyển đất rừng thành đất công nghiệp, con người đã
giăng chiếc thòng lọng ngày càng chặt vào sự tồn tại của các hệ sinh thái trên toàn thế giới.
Đi đến kết luận, Thomas cho rằng, lâu nay chúng ta phá hoại môi trường tự nhiên một cách
thiếu suy xét giống như việc con chim tự phá tổ, con cáo tự phá hang, con hải ly tự phá đập ngăn
nước. Chúng ta không thể tiếp tục làm như vậy và giả dụ như việc đó xảy ra “có nơi”, “có lúc”
hay “ở đâu đó”. Trong kỷ nguyên năng lượng - khí hậu, với tốc độ tuyệt chủng của sinh vật và sự
phát triển của con người ngày càng tăng, cụm từ “để lại sau” sẽ bị xóa khỏi từ điển. Trong thời
gian biểu của bạn sẽ không thể có hành động “để lại sau” vì tương lai của chính còn người sẽ biến
mất trước khi sự việc được để lại đó được nhìn nhận và giải quyết.

2.3. Giải pháp nào cho Thế Giới

2.3.1. Có phải thế giới đang sống xanh - hay do ta đang quá lạc quan?
Trong phần III của cuốn sách, Thomas Friedman đã liệt kê ra hàng loạt các cách thức mà
nhân loại nghĩ ra hoặc triển khai trong thực tế để tìm cách cứu lấy trái đất. Những giải pháp gắn
với “mã Xanh” có thể thấy hiện diện ở khắp nơi, từ khẩu hiệu chính trị của các nhóm Hồi giáo
cực đoan, từ hành động của người Do Thái hay đến các trường đại học,… Tuy vậy, dường như đó
chỉ là những mảng chắp vá, chỉ đơn thuần là những tín hiệu đầy yếu ớt trong một thế giới ngày
càng nóng, phẳng và đông đúc. Tác giả nhận định một cách thẳng thắn rằng, thực chất không hề
P a g e 14


TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

có một cuộc cách mạng xanh nào cả. Đơn giản là từ “xanh” đang được sử dụng vô tội vạ với ý
nghĩa chủ yếu là trang điểm cho những gì đang khiếm khuyết của thế giới. Điều đó giống như Tập
đoàn Dầu khí Exxon Mobil tự nhận là Công ty xanh hay tập đoàn ô tô GM tự nhận là mình đang
xanh hóa với động tác làm nắp bình xăng màu vàng cho những chiếc xe nhiên liệu linh hoạt, có
thể sử dụng nhiên liệu sinh học và hóa thạch. Lý do duy nhất để họ làm vậy chính là một cách để
vận động Chính phủ cho phép họ sản xuất nhiều thêm dòng xe Hummer ngốn xăng như nước. Có
thể thấy, khắp mọi nơi, người ta bàn tán sôi nổi, đề cao ý tưởng cho một thế giới xanh. Chủ đề
xanh cuối cùng đã quay trở lại vị trí thảm hại của nó, tức là một thứ mốt thời thượng sẵn sàng có
thể bị chuyển qua một chủ đề khác khi người đọc đã cảm thấy nhàm chán.
Vì vậy, tác giả cùng giữ quan điểm như Michael Maniates, giáo sư ngành chính trị và khoa
học môi trường thuộc trường Allegheny rằng, mọi đề xuất, sáng kiến như những tiêu đề các cuốn
sách kiểu “sống xanh thật dễ dàng”, “nhà môi trường” hay “sách xanh” đều không giải quyết được
vấn đề cả hành tinh chúng ta đang đối mặt bởi vì thực tế cho thấy “nếu chúng ta kết hợp tất cả các
biện pháp dễ dàng, có hiệu quả về chi phí và tích cực với môi trường mà chúng ta nên thực hiện
thì kết quả tốt nhất đạt được cũng chỉ là giảm tốc độ suy thoái môi trường… Lúc nào cũng nghĩ
đến tái chế và lắp đặt vài bóng đèn đặc biệt không thể chấm dứt được suy thoái môi trường.

Chúng ta phải dựa vào những thay đổi cơ bản trong hệ thống năng lượng, vận tải và nông nghiệp
chứ không phải chỉ thay đổi chút ít về công nghệ. Sự thực là, trong tất cả những gì chúng ta đã nói
về sống xanh, các cách thức cứu lấy trái đất khốn khổ thì cả xã hội chúng ta vẫn chưa hề thống
nhất với nhau xem “xanh” ở đây nghĩa là gì. Điều này là cho mọi người ai cũng có thể dễ dàng
nghĩ là mình đã sống xanh mà không có một tiêu chí đánh giá cụ thể ra sao”.
2.3.2. Những giải pháp tầm vĩ mô
Theo tác giả, cần phải nhìn nhận, cải tạo lại thế giới không phải là những hành động nho nhỏ
đáng yêu mang dưới cái tên mỹ miều là “xanh hóa” của mỗi người, mỗi cộng đồng hay mỗi tập
đoàn lớn. Vấn đề ở đây là “phải nỗ lực thay đổi hệ thống khí hậu - để tránh những điều không thể
kiểm soát và kiểm soát những điều không thể tránh được! Chúng ta phải nỗ lực tác động lên lượng
mưa, cường độ gió và tốc độ tan băng. Ngoài ra, chúng ta còn đang phải nỗ lực bảo vệ và phục
hồi những hệ sinh thái đang bị suy thoái rất nhanh trên thế giới - đó là rừng, sông ngòi, thảo
nguyên, đại dương cùng với các loài động thực vật đa dạng trong hệ sinh thái đó. Cuối cùng,
P a g e 15


TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

chúng ta phải nỗ lực chấm dứt cơn nghiện xăng dầu đang làm trầm trọng hơn sự biến động về khí
hậu và cả về địa chính trị. Tóm lại, bạ không thể giải quyết theo kiểu làm vì sở thích và sự “dễ
dàng” (trong giải cứu trái đất) “không bao giờ - không bao giờ - xuất hiện ở đây”. Nguyên nhân
sâu xa là không những không có 205, 10, 50 hay n cách để thực sự xanh, mà cũng chẳng tồn tại
một cách dễ dàng nào để thực sự sống xanh cả.
Sự thực là, để bảo vệ đa dạng sinh học, để giảm thiểu sự nóng lên của trái đất, con người cần
phải tránh làm cho CO2 tăng lên gấp đối vào giữa thế kỷ này thông qua 8 công nghệ “dễ dàng”
trong các cách như sau:
1. Tăng hiệu xuất sử dụng nhiên liệu của hai tỷ ô tô từ 12,75km/lít lên 25,5km/lít.
2. Chỉ chạy hai tỷ chiếc xe 8000km một năm thay vì 16.000km nếu mức tiêu thụ nhiên liệu

là 12,75km/lít.

3. Tăng hiệu suất sử dụng nhiên liệu của 1.600 nhà máy nhiệt điện than quy mô lớn từ 40%
lên 60%.
4. Trang bị mới thiết bị phát điện tử từ khí tự nhiên cho 1.400 nhà máy nhiệt điện than quy
mô lớn.
5. Lắp đặt công nghệ thu carbon cho 800 nhà máy nhiệt điện than quy mô lớn để tách và

chôn CO2 vào trong lòng đất.
6. Lắp đặt công nghệ thu carbon cho các nhà máy than mới, chúng sẽ sản xuất pin hydro cho
1.5 tỷ phương tiện giao thông sử dụng pin hydro.
7. Lắp đặt công nghệ thu carbon cho 180 nhà máy khí hóa than.
8. Tăng gấp ba công suất điện hạt nhân hiện tại của thế giới để thay nhiệt điện than.
9. Tăng sản lượng điện tử năng lượng mặt trời lên 700 lần để thay thế toàn bộ nhiệt điện
than.
10. Tăng sản lượng điện từ năng lượng gió lên 80 lần để sản xuất pin hydro cho ô tô sạch.
11. Chấm dứt mọi hành động chặt phá, đốt rừng.
12. Ứng dụng kỹ thuật canh tác thân thiện với môi trường trên toàn bộ diện tích đất trồng
trên thế giới để giảm đáng kể lượng phát thải CO2 trong lòng đất.
13. Giảm 25% lượng điện tiêu thụ trong các hộ gia đình, văn phòng, cửa hàng, giảm lượng
phát thải carbon với tỷ lệ tương ứng.
14. Dùng ethanol làm nhiên liệu cho hai tỷ ô tô, sử dụng một phần sáu diện tích canh tác
trên thế giới để trồng ngô nhiên liệu.
Theo Friedman, nếu như thế giới chỉ cần làm được một việc trong số những điều kể trên thì
đó đã là một điều kỳ diệu. Thành công trong tám việc sẽ là điều kỳ diệu của những điều kỳ diệu.
P a g e 16


TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Xét ở khía cạnh toàn cầu, chúng ta phải giảm thiểu được 200 tỷ tấn carbon phát thải trong 50 năm
tới mà vẫn có tăng trưởng kinh tế. Có thể làm được điều đó nếu chúng ta bắt đầu ngay từ ngày

hôm nay. Nhưng cứ càng trì hoãn thì nhiệm vụ sẽ càng khó khăn hơn. Cứ mỗi năm trì hoãn thì
năm sau đó sẽ phải làm nhiều hơn, và nếu chúng ta trì hoãn mười hay hai mươi năm thì sẽ gần
như không thể đạt được mục tiêu.
2.4. Mỹ và Trung Quốc

2.4.1. Liệu có Trung Quốc xanh hay không?
Trung Quốc đang có một chuyển biến thật sự chóng mặt trên bình diện đất nước. Nền kinh tế
phát triển vượt bậc đem lại cho Trung Quốc vị thế mới trên thế giới. Nền dân chủ cũng được nới
rộng hơn nhưng có một điều đang làm Trung Quốc trở thành vấn đề của toàn cầu. Quốc gia này
đang dần trở thành đất nước phát thải khí nhà kính cao nhất thế giới. Đã nhiều năm qua khi các
quan chức và chủ các công ty được hỏi về ô nhiễm, họ đều trả lời sẽ xử lí nó khi nào Trung Quốc
đủ giàu để làm việc đó. Trung Quốc có lẽ sẽ nghĩ thật là không công bằng nếu bắt họ không được
làm những gì với nền kinh tế như phương Tây đã từng làm. Thật không công bằng khi phương
Tây đã có thể thải biết bao nhiêu khí CO2 vào bầu khí quyển, họ đã làm ô nhiễm toàn cầu khi nền
công nghiệp bùng nổ. Nhưng, mẹ Tự Nhiên không quan tâm đến công bằng. Nếu Trung Quốc lựa
chọn tăng trưởng trước và xử lí ô nhiễm sau thì sự phát triển với tốc độ và quy mô lớn chưa từng
thấy của họ sẽ dẫn đến thảm họa. Trung Quốc với số dân gần 1/5 dân số thế giới, thật không ngoa
nếu nói rằng Trung Quốc đi đến đâu, hành tinh này sẽ đi đến đó. Trung Quốc không nhận ra vai
trò của mình thì mọi nỗ lực của phần còn lại của thế giới nhằm cứu lấy Trái Đất và kỉ nguyên
Năng lượng sẽ bị vô hiệu hóa, khí hậu sẽ rơi vào tình trạng không thể kiểm soát nổi. “liệu Mĩ có
thể dẫn đầu cuộc cách mạng xanh hay không?” và “liệu Trung Quốc có thể đi theo chúng ta trong
các vấn đề Mã Xanh hay không?”. Trả lời được 2 câu hỏi này chúng ta sẽ biết được tương lai của
hành tinh này.
Người Trung Quốc dựa trên nhiệt điện than cho nền kinh tế đồ sộ của mình. Nếu không được
kiểm soát thì cuối cùng ô nhiễm môi trường sẽ giết chết họ. Họ sẽ bị xa lánh và khó có thể cứu
vãn nền kinh tế phụ thuộc vào năng lượng bẩn. Trung Quốc sẽ phải loại bỏ nguồn nhiên liệu bẩn
nếu không họ sẽ bị tẩy chay, hàng hóa sẽ không được các thị trường khác chấp nhận. Lãnh đạo
Trung Quốc đã bắt đầu nhận ra mối nguy cơ tiềm tàng đó, nhưng họ không thể chấm dứt tức khắc
P a g e 17



TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

con rồng đang nhả khói đó được. Gần đây báo chí được trao nhiều quyền hơn trong các khám phá
ra các sai phạm trong quản lí môi trường, người dân được tự do bàn luận hơn. Thế giới phẳng
đang trợ giúp những người quan tâm tới môi trường nêu ra ý kiến quan điểm của họ, nó sẽ thay
đổi dần nhận thức của người Trung Quốc.
Điều gì làm giới lãnh đạo Trung Quốc phải đi theo Mã Xanh? Đất nước Trung Quốc đã thay
đổi chóng mặt, ô nhiễm môi trường có thể thấy ở bất kì đâu. Trung Quốc thực sự đang gặp ác
mộng về môi trường. Trung Quốc có 1,3 tỉ người, gấp đôi so với 50 năm trước, và sẽ tăng lên 1,5
tỉ vào năm 2020. Diện tích sa mạc sẽ tăng lên cùng với sự gia tăng của đô thị. 1/3 diện tích Trung
Quốc đang bị hiện tượng mưa axit. 1/2 lượng nước ở các con sông lớn không thể sử dụng được,
và 1/4 dân số không có nước sạch…Thời điểm Trung Quốc gia nhập WTO đã làm cho nền kinh
tế thực sự bùng nổ. Xuất khẩu tăng mạnh, tiêu thụ năng lượng tăng cao. Tự nhiên ở Trung Quốc
thay đổi quá nhanh, 21% các con sông băng đã biến mất. Khí hậu sẽ lấy đi sản lượng nông sản,
nguồn nước mất dần và ngành điện đang gặp rắc rối. Nền kinh tế đất nước này là một cỗ máy
không thể dừng lại được, ĐCS Trung Quốc có giữ được lòng tin của người dân nữa hay không
phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nếu tốc độ tăng trưởng cao sẽ che lấp những vấn đề về
môi trường, người dân sẽ vẫn chấp nhận hiện tại, đây là điều đáng sợ, nó sẽ gậm nhấm đất nước
đông dân nhất thế giới này. Trung Quốc chắc chắn phải thay đổi để cứu lấy chính bản thân và
chính hành tinh này.
Trung Quốc gần đây đã có những chuyển biến đáng khích lệ, họ đã đưa ra những tiêu chuẩn
tiêu thụ năng lượng, những vụ án về môi trường được phanh phui nhiều hơn. Nhưng Trung Quốc
vấp phải cái cơ chế lãnh đạo của chính mình, các lãnh đạo địa phương có quyền lực của mình và
sẽ được các doanh nghiệp đút lót để bảo trợ cho sai phạm của họ. Và như thế cái mạng lưới sai
phạm đó ở khắp nơi trên đất nước rộng lớn này. Nó làm hạn chế các nỗ lực của lãnh đạo cấp cao
nhất của Trung Quốc. Nhưng dù sao, họ cũng đã nghiêm túc hơn về vấn đề này. Giới lãnh đạo
Trung Quốc phải nương theo con rồng kinh tế để giải quyết vấn đề môi trường của mình, họ vẫn
sẽ phải chấp nhận sự ô nhiễm nhưng thay đổi dần dần. Họ sẽ mở dần các thị trường năng lượng
sạch để giảm bớt lệ thuộc vào năng lượng bẩn. Họ phải gồng mình chống lại sự “di dân” khổng lồ

trong các thập kỉ tới của hơn 300 triệu dân nông thôn lên thành thị. Trung Quốc đang đối mặt với
vấn đề khó khăn nhất trong vấn đề về môi trường. Nếu không xử lí được nó thì hàng loạt các vấn
P a g e 18


TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

đề nảy sinh sẽ làm tê liệt nền kinh tế khổng lồ này. Đó là những vấn đề lớn của đất nước này, và
thế giới phải có nhiệm vụ hỗ trợ họ nếu không con tàu Trung Quốc chìm sẽ kéo theo cả chúng ta.
Nước Mĩ phải đi trước để người Trung Quốc nhanh chóng nhận ra rằng có một sự lựa chọn tuyệt
vời cho họ mà họ chưa chạm tới. Sự lựa chọn đi tới đất nước xanh, nền kinh tế xanh.
2.4.2. Một ngày làm Trung Quốc (nhưng hai ngày thì không)
Trung Quốc có những ưu điểm mà nước Mĩ không có được, đó là sự áp đặt chính sách của
giới lãnh đạo xuống dưới. Bất kì một chính sách nào của Trung Quốc luôn có thời gian áp dụng
nhanh hơn Mĩ. Nước Mĩ có quá nhiều sự trở ngại từ các tổ chức xã hội, nhân quyền…Họ phải xét
duyệt rất lâu mới có thể đưa vào vận dụng. Hãy xem xét ưu điểm của sự định hướng từ trên xuống
của chính phủ. Các doanh nghiệp khi đã được chính phủ bảo đảm về tín hiệu giá cả, họ có thể đầu
tư với nguồn vốn lớn mà không quá lo sợ sự vô ích trong hành động của mình. Sự đảm bảo của
chính phủ chính là điều mà các doanh nghiệp mong muốn, họ được nền pháp luật bảo hộ sẽ giúp
cho kinh doanh an toàn. Các viện nghiên cứu, các trường đại học nghiên cứu… đảm bảo được sản
phẩm của họ sẽ có thị trường, công sức họ bỏ ra sẽ không hoài phí. Hệ thống chính phủ của Trung
Quốc thua kém Mĩ về mọi mặt chỉ trừ 1 điểm. Lãnh đạo Trung Quốc có thể bỏ qua mọi truyền
thông, các phản ứng xã hội để thực hiện chiến lược của mình ngay lập tức, mọi lo ngại của cử tri,
những vấn đề giáo dục hay tiêu chuẩn nào đó đều không cần quan tâm nếu nó ảnh hưởng tới chiến
lược quốc gia. Trong khi đó các quốc gia phương Tây phải mất hàng năm, thập kỉ tranh cãi và
thực hiện. Nước Mĩ nếu có thể là Trung Quốc trong một ngày để có được khả năng quyết định của
họ, có thể bỏ qua các lợi ích hiện giờ để thẳng tay áp dụng chiến lược lâu dài của mình, không
phải tốn hàng thập kỉ vô ích mà không làm được việc gì. Hãy cho doanh nghiệp thấy sự dứt khoát
của chính phủ, để họ mạnh dạn đầu tư và nỗ lực nghiên cứu. Nước Mĩ cần làm Trung Quốc trong
một ngày là như vậy.

Nhưng chúng ta sẽ không làm Trung Quốc trong ngày tiếp theo và những ngày sau nữa.
Trung Quốc có sự dứt khoát ở cấp lãnh đạo nhưng khi nó được áp dụng với quy mô toàn quốc thì
thực sự là vấn đề. Sự bao che của các nhà lãnh đạo địa phương cho các doanh nghiệp diễn ra ở
khắp nơi, các tiêu chuẩn, quy định của chính phủ bị gác qua một bên. Sẽ có những xử phạt nhưng
mọi chuyện vẫn không thay đổi nhiều.
P a g e 19


TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

2.4.3. Trở thành Trung Quốc Dân Chủ hay Cộng Hòa Chuối?
Nước Mĩ là siêu cường trong nhiều thập kỉ qua. Nhưng điều đó đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Không phải bởi Trung Quốc mà là chính các hành động trong quá khứ. Thiên nhiên đang lấy dần
đi sức sống của hành tinh này, người dân đang chịu tổn thất nhiều nhất. Mọi thứ đã thay đổi, con
người cần thấy những thực tế từ những hành động cụ thể để cứu lấy Trái Đất. Không thể mãi là
các tạp chí Xanh, không thể mãi là 205 cách dễ cứu lấy Trái Đất, không phải là cơn sốt dot-com
nữa… mà phải là những chiến lược sống còn, chúng ta đang tự ngủ quên trên các lời nói. Chúng
ta cứ mãi thay đổi nhận thức mà hành vi vẫn vậy. Hãy lưu tâm, nâng cao nhận thức về môi trường
và phải có hành vi kèm theo, điều đó là vô cùng cần thiết. Chúng ta cần những Noah thật sự, phải
thay đổi lãnh đạo, thay đổi cách quản lí. Mọi người hãy cam kết cùng nhau, quốc gia, tổ chức,
doanh nghiệp hãy cam kết và phải thực hiện những cam kết của mình. Hãy áp dụng luật pháp, các
hiệp ước, quy định vào hành vi của chúng ta. Chúng ta cần mạnh tay để nhận thức trở thành hành
vi. Rõ ràng chúng ta không thể chấp nhận tình trạng hiện tại của sự nóng bức, chật chội, sự biến
đổi khí hậu toàn cầu, chúng ta chán ngán khi suốt ngày phải nhai đi nhai lại luận điệu của chính
chúng ta về bảo vệ môi trường. Hành động sẽ giải quyết tất cả. Chúng ta cần một cuộc cách mạng
thực sự, một cuộc cách mạng khác nhất so với các lần khác trong lịch sử. Chúng ta phải gây sức
ép lên chính quyền, quyền công dân phải được tôn trọng. Chúng ta cần những chiến lược để đánh
bại ngành nhiên liệu bẩn, hãy thay đổi cuộc sống bằng cách tiêu dùng và hỗ trợ nền kinh tế Xanh.
Người dân lên tiếng và hành động chính là sức ép cho chính phủ thay đổi, cho doanh nghiệp thấy
rõ thị trường tiềm năng để đầu tư.

Mỗi khi chúng ta đối mặt với một vấn đề lớn cần sự dứt khoát thì vai trò của người lãnh đạo
đóng vai trò cực kì quan trọng. Nó được thể hiện trong quá khứ như Thế Chiến II, nạn phân biệt
chủng tộc…Và trong kỉ nguyên năng lượng chúng ta cần những vị lãnh đạo có khả năng để dẫn
dắt chúng ta đi đúng hướng. Chúng ta sẽ trở thành Trung Quốc dân chủ, đất nước được lãnh đạo
bởi sự dứt khoát trong các chính sách và tiến lên con đường dân chủ, hay trở thành nước cộng hòa
chuối. Thế nào là cộng hòa chuối? Chuối ở đây không phải là “banana” mà là “build absolutely
nothing anywhere near anything” (không làm gì bất cứ đâu gần bất cứ chỗ nào). Nước Mĩ ngày
càng giống cộng hòa chuối. Mĩ cần nhiều năng lượng điện hạt nhân, nhưng không ai muốn để nhà
máy hạt nhân ở gần nơi mình sinh sống. Mĩ cần nhiều turbine gió nhưng không được xây dựng
P a g e 20


TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

chúng ở Hyannis, bang Massachusetts vì chúng làm ảnh hưởng tới khung cảnh biển... Bất cứ dự
án nào khả thi về tính thực tế đều có thị bị ngăn chặn bởi các lợi ích khác. Và như thế Mĩ vẫn cứ
phải xài năng lượng bẩn. Chính vì thế nước Mĩ cần những nhà lãnh đạo bất chấp các lợi ích khác
để đi đến cuộc cách mạng xanh, vị lãnh đạo đó phải thể hiện sức mạnh quyền lực thực sự của
mình. Nước Mĩ cần làm lại các cuộc khám phá mới như từng làm trong lịch sử của họ. Đối mặt
với thách thức và trở thành thế hệ đầu tiên của kỉ nguyên năng lượng. Nước Mĩ và thế giới sẽ
không những tồn tại mà còn tiếp tục phát triển trong kỉ nguyên nóng bức, bằng phẳng và chật
chội.

P a g e 21


TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ


3.1. Nhận xét, đánh giá

Trước hết, về tác giả Thomas Friedman là một trong những nhà báo tài năng nhất trên thế
giới. Có rất ít người khi lên đến đỉnh vinh quang của một lĩnh vực lại vẫn tiếp tục làm việc chăm
chỉ, cần cù, giữ nguyên lòng ham học hỏi và tận tâm như Friedman. Đạo đức làm việc của ông là
nhân tố khiến cho “Nóng, Phẳng, Chật” vừa có tính kích thích, vừa phong phú thông tin, mang
đầy những suy nghĩ tiến bộ và có sức ảnh hưởng to lớn.
Khi đọc sách có thể thấy: Báo động. Báo động. Và báo động là cụm từ được sử dụng rất
nhiều trong cuốn sách mới – Nóng, Phẳng, Chật của Friedman, nhiều đến mức ta có thể nói nôm
na là "cầm cuốn sách trên tay cũng thấy nó rung lên bần bật". Mã xanh. Màu xanh là màu quốc kỳ
mới. Hành tinh dưới chuẩn. Chế độ độc tài dầu mỏ. Theo lời Friedman, Công Nguyên sẽ bị thay
thế bởi Kỷ nguyên Năng lượng – Khí hậu (E.C.E), trong đó số năm được đánh dấu là 1 E.C.E.
Nóng, Phẳng, Chật nhấn mạnh rằng sự thay đổi khí hậu do con người gây ra là một mối đe
dọa chết người đối với toàn xã hội. Dân số ngày càng tăng, đi liền với lượng tiêu thụ tài nguyên
và năng lượng ngày càng cao khi thế giới trở nên giàu có hơn, sẽ vượt quá mức chịu đựng của thị
trường và trái đất. Chỉ những thay đổi căn bản trong cách sản xuất và tiêu thụ năng lượng – "một
hệ thống cung cấp năng lượng hoàn toàn mới cho nền kinh tế của chúng ta" – mới có thể giải
quyết triệt để vấn đề.
Tuy vậy vẫn có những điểm sáng, Nóng, Phẳng, Chật khẳng định rằng: Một sự thay đổi
mang tính đột phá trong cách tiêu thụ năng lượng đồng nghĩa với một cơ hội dành cho nước Mỹ
để duy trì vị thế cường quốc kinh tế dẫn đầu thế giới, bằng cách hướng cả thế giới đi theo quan
điểm sử dụng năng lượng sạch.
Tinh thần đấu tranh của Friedman – trước hết là ở bài viết về Chính sách đối ngoại, nay đã
được cụ thể hóa trong cuốn sách này – thể hiện ở quan điểm đột phá khi cho rằng giá dầu và sự
dân chủ tỉ lệ nghịch với nhau. Friedman cũng chỉ ra rằng, sau sự kiện 11/9/2001, cả Tổng thống
George W. Bush lẫn Quốc hội Mỹ đều không có bất cứ hành động nào nhằm cải thiện các tiêu
P a g e 22


TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC


chuẩn sử dụng năng lượng hiệu quả nhằm kìm hãm sức tăng cầu dầu mỏ của Mỹ, thay vào đó, họ
gây ra một loạt sự kiện giúp chuyển hàng trăm triệu USD cho các lãnh tụ người Hồi Giáo để tài
trợ cho các nhóm khủng bố chống phương Tây và Isreal, và cho cả Putin. Giá như sau sự kiện
11/9, Tổng thống Bush yêu cầu mỗi người dân Mỹ hy sinh 1 USD tiền thuế cho mỗi gallon dầu họ
sử dụng, số tiền thặng dư do tăng giá dầu đã được ở lại nước Mỹ. Hiệu ứng ngược gây ra do sự
thờ ơ của Tổng thống Bush đối với tình trạng tiêu thụ xăng dầu một cách phung phí trở thành một
trong những sai lầm chính sách đối ngoại tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ, một trường hợp điển
hình mà Nóng, Phẳng, Chật đã phân tích rất khúc chiết, hợp lý.
Tuy nhiên, một số phần khác của cuốn sách lại không được hợp lý như vậy. Friedman thể
hiện sự chán ghét trước mật độ dân số ngày càng gia tăng, trước dòng người dài dằng dặc xếp
hàng ở sân bay Thượng Hải, trước con đường kẹt cứng dẫn đến sân bay Moscow. Ông cũng đưa
ra nhiều ví dụ cho thấy nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên của thế giới đang tăng nhanh, và cho
rằng kể cả nếu nước Mỹ cắt giảm nhu cầu, thì lượng cắt giảm đó cũng nhanh chóng bị lấp đầy bởi
nhu cầu ở nơi khác tăng cao.
"Mặt trái lớn nhất (của toàn cầu hóa) là mức sống được nâng cao, toàn cầu hóa giúp cho
càng nhiều người có thể sản xuất nhiều hơn, và tiêu thụ cũng nhiều hơn". Nhưng nếu xu hướng
tiêu thụ nhiên liệu và thay đổi khí hậu bị quy định bởi số dân và sự giàu có ngày một tăng cao, thì
chúng ta có thể ngăn chặn phần nào trong số đó đây? Bản thân tôi cũng không thích sự chật chội,
nhưng có lẽ sớm hay muộn thì trong thế kỷ tới hoặc sau nữa, tài nguyên cạn kiệt sẽ khiến dân số
trái đất giảm dần.
Friedman cũng trung thành với những kịch bản xấu nhất có thể xảy ra do hậu quả sự nóng
lên toàn cầu, và cảnh báo về sự nguy hiểm của không chỉ sự nóng lên toàn cầu. Tuy vậy, tính xác
thực của những gì Friedman đã khẳng định không thể kiểm chứng được, vì Nóng, Phẳng, Chật
không ghi rõ chú thích về nguồn thông tin. Ví dụ, Friedman khẳng định: “Thực tế, ngành sản xuất
thực phẩm cho thú cưng của Mỹ tiêu nhiều tiền cho công tác Nghiên cứu & Phát triển (R&D) hơn
cả ngành điện”.
Friedman cũng dành vài trang sách để khẳng định rằng sức mạnh mà cơn bão Katrina có
được là nhờ khí nhà kính, và chú thích đó là tuyên bố của nhiều nhà khí tượng học, nhưng lại
P a g e 23



TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

không nói rõ tên người nào trong số đó. Ở phần cuối cuốn sách, người được Friedman dẫn lời hóa
ra là một nhà phân tích khí tượng của kênh thời tiết.
Nhưng trong một thế giới đầy đói nghèo, bệnh tật, độc tài, khủng bố, chạy đua hạt nhân,
thiếu hụt sự giáo dục cho trẻ em gái, và hơn một triệu người thiếu nước sạch hay điện – thay đổi
khí hậu khó lòng chen chân vào Top 10 vấn đề cấp bách nhất.
Thêm vào đó, lối ra cho vấn đề này không thể là một sự rút lui nhanh chóng khỏi hệ thống
kinh tế hiện thời, mặc dù hệ thống này có thể được điều chỉnh trong dài hạn. Tăng trưởng kinh tế
là cần thiết để thế giới có thể trang trải những chi phi bảo vệ môi trường. Chí ít là trong một vài
thập kỷ tới đây, tiếp tục tiêu thụ các nguồn tài nguyên vẫn là việc bất đắc dĩ để tạo ra những của
cải giúp chi trả cho việc xây dựng một hệ thống hạ tầng cơ sở sử dụng năng lượng sạch.
Một luận điểm bất hợp lý khác trong Nóng, Phẳng, Chật: Chính phủ nên kiềm chế sự xả thải
khí nhà kính, và để thị trường tự do lo những công việc cụ thể, bao gồm việc gây quỹ cho các
nghiên cứu. Chính phủ rất giỏi trong việc đề ra mục tiêu, nhưng phần thương mại hóa thì thường
thực hiện quá tệ.
Nóng, Phẳng, Chật còn đi xa hơn cả Thế giới phẳng khi khăng khăng ý kiến rằng nếu nước
Mỹ có thể trở thành "Trung Quốc trong một ngày" thì chính quyền trung ương có thể sử dụng biện
pháp cưỡng bức để ép buộc mỗi người dân Mỹ phải thực hiện lối sống xanh.
Friedman kết thúc Nóng, Phẳng, Chật bằng tuyên bố những thiệt hại do hiện tượng nhà kính
gây ra sẽ đẩy con người đến chỗ trở thành “một loại động vật nữa bị đe dọa. Khí nhà kính là một
vấn đề thuộc phạm trù ô nhiễm không khí. Khói mù và mưa axit, hai vấn đề ô nhiễm không khí
nghiêm trọng trước đây, đã từng được coi như những mối đe dọa cấp bách. Sau đó các tiêu chuẩn
liên bang đã được ban hành, và những sáng chế, các mô hình kinh doanh mới ra đời; giờ đây khói
mù và mưa axit đã giảm dần trên phạm vi toàn nước Mỹ và cũng giảm ở nhiều khu vực trên khắp
thể giới. Và chưa có một hiệp ước quốc tế nào về khí mù và mưa axit.
Các quốc gia trên thế giới đã thực hiện các biện pháp ngăn chặn khí mù và mưa axit vì nhận
thựự́c được lợi ích của mình khi làm những điều đó. Động cơ tương tự cũng sẽ xuất hiện đối với


P a g e 24


TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

vấn đề thay đổi khí hậu, sẽ không lâu sau khi nước Mỹ ban hành các điều luật liên quan đến khí
nhà kính.
Người ta có thể nhận thấy sự tiếp nối của mạch tư duy ưa thích của Friedman: Thế giới
phẳng và những hiệu ứng xung quanh quá trình bất khả kháng này. Có điều, nếu như ở Chiếc
Lexus và cây Oliu hay Thế giới phẳng, Friedman chú trọng nhất vào đời sống kinh tế, xã hội thế
giới được định hình trong thế giới phẳng, ông không giấu giếm thái độ lạc quan về một thế giới
nơi các miền đất, các quốc gia, các cá nhân được kết nối mạnh mẽ bởi những cơ hội chia sẻ trong
“sân chơi công bằng toàn cầu”, nơi nước Mỹ là trung tâm, là nơi khởi phát và là động lực mạnh
mẽ “làm phẳng thế giới”, là nơi sinh sôi cơ hội và phân phát cho cả những miền đất xa xôi kém
phát triển như Ấn Độ, như Đông Nam Á…vv.
Thì đến cuốn sách mới nhất này, ông nghiêng về một khía cạnh khác ít tươi sáng hơn: chính
trong quá trình toàn cầu hóa, địa cầu của chúng ta đã chịu những ảnh hưởng độc hại về mọi khía
cạnh, khiến nó rơi vào tình trạng mất ổn định nghiêm trọng.
Chỉ trong vài năm ngắn ngủi, sẽ không có nhiều thời gian để sửa chữa hàng loạt những sai
lầm mà chúng ta đã gây ra, trừ khi nước Mỹ dũng cảm bước lên và gánh lấy trọng trách dẫn dắt
một nỗ lực chung của toàn thế giới để xóa bỏ thói quen sử dụng năng lượng hoang phí, thay vào
đó là một chiến lược sử dụng năng lượng sạch, đảm bảo hiệu quả và dự trữ năng lượng, - chiến
lược mà ông Friedman gọi bằng cái tên Code Green (Tạm dịch: Chuẩn mực Xanh).
Đây dĩ nhiên là một thử thách lớn, ngay trong một bài giới thiệu về cuốn sách, Friedman
cũng đã bày tỏ “Tôi cũng không dám chắc quốc gia nào sẽ lãnh đạo quá trình này. Là châu Âu?
Nhật Bản? Trung Quốc hay Mỹ? Có điều nó nhất định phải diễn ra như vậy, đó là điều chắc
chắn!”. Nhưng đây cũng là một cơ hội lớn, và với một người vốn có xu hướng bảo vệ mạnh mẽ
vai trò đi trước và sáng tạo tương lai thế giới của Hoa Kỳ như Friedman – thì nước Mỹ không thể
bỏ qua một bước ngoặt như vậy được.

Đây không chỉ là một nỗ lực cộng đồng – nước Mỹ là lực lượng then chốt trong quá trình
hàn gắn những tổn thương của môi trường thế giới. Nói một cách thực dụng, chính xác hơn –
nước Mỹ buộc phải thực hiện chiến lược này như một phương án sống còn hòng tự tái tạo và làm
mới mình, lấy lại vị trí tiên phong vốn đã bị lung lay dữ dội khi thế giới ngày càng xuất hiện nhiều
P a g e 25


×