Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tiêu luận : Tư tưởng Hồ Chí Minh Neu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.54 KB, 10 trang )

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một trong những nội dung
cốt lõi nhất trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, là tư tưởng chính trị đặc sắc, là
sợi chỉ đỏ xuyên suốt, bao trùm trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng ấy thể
hiện nhất quán con đường cách mạng mà Người đã lựa chọn. Nó vừa đáp ứng được
yêu cầu bức xúc của dân tộc và khát vọng quần chúng nhân dân dành lấy độc lập,
tự do, ấm no và hạnh phúc, giải phóng cuộc đời lầm than, đói khổ dưới ách thong tị
tàn bạo của chủ nghĩa thực dân, đế quốc và bè lũ tay sai. Tư tưởng ấy đã đưa dân
tộc ta đến độc lập, tự do, nước nhà Bắc-Nam thống nhất, và ngày nay, đó là nguồn
sức mạnh trong sự nghiệp xây sượng một xã hội Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa :
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội đây cũng là vẫn đề của thời đại-thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Lịch sử phát triển của nhân loại đã chứng minh rằng mỗi dân tộc đều phải
lựa chọn cho mình một mục tiêu, một con đường phát triển. Đó là quyển tự quyết
thiêng liêng của mỗi dân tộc, quyền tự do, dân chủ, không thể bị áp đặt. Sáu mươi
chín năm đã trôi qua kể từ ngày đầu tiên của nền độc lập non trẻ. Giá trị của độc
lập là vô giá, không gì có thể so sánh được. Nhưng có một câu hỏi khác, thành quả
đích thực mà nền độc lập đem lại cho người dân là gì? Với câu hỏi ấy, chủ tịch Hồ
Chí Minh đã từng trả lời rất thấu đáo và chính xác: "Nếu nước được độc lập mà dân
không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì".

II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1.Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về độc lập dân tộc.
1.1. Theo quan điểm của Mác.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng nên học thuyết cách mạng, khoa học và
nhân đạo.C.Mác (1818-1883) và Ph.Ăngghen (1820-1895) đã kế thừa có phê phán
những thành tựu khoa học và những giá trị tư tưởng của nhân loại đạt được trước
đó, bằng lao động khoa học và sáng tạo hai ông đã phân tích xã hội tư bản, tổng kết
thực tiễn phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.


C.Mác và Ăngghen đã xây dựng nên học thuyết cách mạng, khoa học và nhân đạo để
giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Trong học thuyết của
mình, hai ông đã chứng minh sự sụp đổ tất yếu của chủ nghĩa tư bản và sự quá độ
1


sang một xã hội mới không còn chế độ người bóc lột người. Đó là chủ nghĩa xã hội,
giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản.

1.2. Theo quan điểm Lênin.
Cách mạng tháng Mười Nga (1917): ngày 17 tháng 11 năm 1917 dưới
sự lảnh đạo của Đảng Bonsevich Nga, đứng đầu là V.I.Lenn đã lãnh đạo quần chúng
nhân dân đánh đổ giai cấp tư sản và địa chủ phong kiến giành chínhquyền xây
dựng nhà nước Xô Viết đầu tiên trên thế giới, là nhà nước của những người lao
động, xây dựng xã hội mới không có người bóc lột người.
Mô hình đầu tiên của chủ nghĩa xã hội ra đời trong bối cảnh hết sức đặc biệt. Từ
sau cách mạng Tháng Mười đến kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô là
nước xã hội chủ nghĩa duy nhất. Điều kiện xây dựng một chế độ mới cực kỳ khó
khăn và phức tạp nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Nga đứng đầu là
V.I.Lenin, đất nước đã thành công rực rỡ trong sự nghiệp công nghiệp hóa với thời
gian ngắn (chưa đầy 20 năm). Đó là thành tựu vĩ đại của nhân dân Liên Xô.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới ra đời
bao gồm nhiều nước trên thế giới.Liên Xô và các nước Đông Âu đã có một thời kỳ
phát triển rực rỡ và đạt được rất nhiều thành tựu to lớn đóng góp chung vào sự
nghiệp phát triển của nhân loại trong thế kỷ XX: chế độ xã hội chủ nghĩa đã từng
bước đưa nhân dân lao động lên làm chủ xã hội, phát triển mạnh mẽ về tiềm lực
kinh tế, chính trị.Sức mạnh của chủ nghĩa xã hội đóng vai trò quyết định đẩy lùi
nguy cơ chiến tranh hủy diệt, bảo vệ hòa bình thế giới, tác động mạnh mẽ đến
phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ của nhân dân trong các nước tư bản
chủ nghĩa.


2.Chủ nghĩa xã hội ở các nước phương đông
2.1 Kinh nghiệm các nước.
Theo Hồ Chí Minh, những mầm mống tư tưởng chủ nghĩa xã hội ở phương
Đông đã xuất hiện rất sớm còn thích ứng dễ hơn ở phương Tây (1921) đó là: quan
điểm lấy dân là gốc, quan điểm vầ công bằng, bình đẳng tài sản giữa những người
lao động với nhau, tư tưởng về tình yêu thương hữu ái giữa người và người, nhất
là những người lao khổ.Văn hoá như dòng chảy liên tục và chủ nghĩa xã hội có thể
ra đời ở châu Á.

2


2.2 Truyền thống dân tộc
Tiền đề kinh tế xă hội ở châu Á làm xuất hiện tư tưởng chủ nghĩa xã hội từ
sớm.Do sản xuất nông nghiệp lúa nước, từ sớm đòi hỏi nhu cầu liên kết, hợp tác sản
xuất giữa người và người.
Dựa vào sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản ở các nước thuộc địa châu Á.Vào
những năm 20 của thế kỷ 20 hầu hết các nước châu á trở thành thuộc địa của các
nước tư bản phương tây, chủ nghĩa tư bản đã để lại những hệ quả sau: những tư
tưởng cách mạng tiến bộ ban đầu; chủ nghĩa tư bản tạo ra quá trình công nghiệp
hoá cưỡng bức, hình thành cơ cấu giai cấp xã hội mới, trong đó có giai cấp công
nhân thuộc địa - lực lượng vật chất của cách mạng vô sản; giai cấp Tư sản thiết lập
ở các nước thuộc địa sự thống trị dã man tàn bạo nhất, đẩy đa số quần chúng, nhất
là nông dân vào con đường cùng. Chủ nghĩa tư bản tạo ra những điều kiện tiền đề
cho các nước thuộc địa, lựa chọn hợp lý con đường đi lên của mình, không nhất
thiết lặp lại con đường mà chủ nghĩa tư bản đã trải qua.
Khi nước nhà bị bọn xâm lược giầy xéo thì dân tộc không có khát vọng nào
cao hơn là giành độc lập dân tộc. Nhưng chúng ta vẫn biết là không phải bất cứ lúc
nào những người con của dân tộc cũng tìm thấy cho mình con đương cứu dân, cứu

nước đúng đắn. khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến năm đầu thế kỷ XX cho
thấy nhân dân ta, các thế hệ nối tiếp nhau đứng lên, mong đánh đuổi thực dân
Pháp, giành lại non song đất nước. Song chưa có đường lối đúng đắn như con
đường “Tây du” và “Đông du” của các cụ Phan khởi xướng, do ngọn cờ tu tưởng
phong kiến đã lỗi thời, nên các phong trào, các cuộc khởi nghĩa yêu nước lần lượt
thất bại, quần chúng cách mạng bị dìm trong biển máu.

3.Thực tiễn Việt Nam
3.1 Trước cách mạng tháng 8
3.1.1 Phong trào yêu nước giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX
Khi nước nhà bị bọn xâm lược giầy xéo thì dân tộc không có khát vọng nào
cao hơn là giành độc lập dân tộc. Nhưng chúng ta vẫn biết là không phải bất cứ lúc
nào những người con của dân tộc cũng tìm thấy cho mình con đương cứu dân, cứu
nước đúng đắn.Trong thời kỳ đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, nhân dân
Việt Nam đã đứng lên ngay từ buổi đầu khi chúng đến nước ta. Rồi sau đó là phong
trào Cần Vương. Triều đình nhà Nguyễn đã có ba ông vua (Hàm Nghi, Thành Thái,
3


Duy Tân) đứng ra lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp. Ngọn lửa chống xâm
lược của Phong trào Cần Vương bị thực dân Pháp dập tắt vào năm 1896 sau hơn
10 năm nhen nhóm (riêng cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo
thì đến năm 1913 mới bị dập tắt), nhưng tinh thần yêu nước của toàn dân tộc Việt
Nam không bao giờ bị tàn lụi. Các thế hệ nối tiếp nhau đứng lên, mong đánh đuổi
thực dân Pháp, giành lại non song đất nước. Song chưa có đường lối đúng đắn như
con đường “Tây du” và “Đông du” của các cụ Phan khởi xướng, do ngọn cờ tu tưởng
phong kiến đã lỗi thời, nên các phong trào, các cuộc khởi nghĩa yêu nước lần lượt
thất bại, quần chúng cách mạng bị dìm trong biển máu.

3.1.2 Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc

Sinh ra trong cảnh nước mất, nhà tan, người thanh niên Nguyễn Tất
Thành sau nhiều năm trăn trở đã ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Sau
hơn 10 năm lăn lộn qua nhiều nước để tìm tòi thử nghiệm, Người đã đến với Chủ
nghĩa Mác-Lenin, đến với tư tưởng Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Người cho
rằng phải học tập cách mạng Nga, khi được tiếp xúc: “Bản luận cương về vấn đề
dân tộc thuộc địa” của Lenin, Người đã sung sướng nói to lên: “ Hỡi đồng bào bị
đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng
chúng ta !” và là từ lòng yêu nước, thương dân, Người ra đi tìm đường cứu nước,
cứu dân thì đến với cách mạng tháng Mười và chủ nghĩa Lenin đã tìm thấy con
đường cứu nước cứu dân và giải phóng lao động và quả quyết: “muốn cứu nước và
giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản,
giành độc lập dân tộc” .

3.2. Sau cách mạng tháng 8
Sau khi giành được thắng lợi trong cuộc cách mạng tháng 8-1945, chính
quyền non trẻ của ta gặp phải tình thế vô cùng khó khăn, như ngàn cân treo sợi tóc
khi phải đối đầu với thù trong - tình hình kinh tế tài chính kiệt quệ, dân chúng lầm
than với hai thứ giặc đói và giặc dốt, và giặc ngoài - quân thù lăm le xâm lược trở
lại nước ta. Việc xác định những nhiệm vụ cấp bách phải giải quyết trước mắt trở
nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặt Đảng ta, một Đảng non trẻ đứng trước thử
thách lớn lao của lịch sử.

4. Tư tưởng Hồ Chí Minh

4


4.1. Độc lập dân tộclà điều kiện bảo đảm cho sự phát triển của đất
nước.
Đối với một người dân mất nước, cái quý nhất là độc lập của tổ quốc, tự do

của nhân dân. Trên con đường tiếp cận chân lý cứu nước, HCM đã tìm hiểu tuyên
ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của
CM Pháp và tiếp nhận những nhân tố có gía trị trong 2 bản tuyên ngôn này. Từ đó
Người đã khái quát nên chân lý về quyền cơ bản của các dân tộc: “tất cả các dân tộc
trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung
sướng và quyền tự do”.
Trong chính cương vắn tắt cũng như lời kêu gọi sau khi thành lập Đảng,
HCM đã xác định mục tiêu chính trị của Đảng là đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và
bọn phong kiến, làm cho đất nước Việt Nam hoàn toàn độc lập. Kháng chiến toàn
quốc bùng nổ, quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền dân tộc của Hồ Chí Minh thể
hiện bằng lời khẳng định: “chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu
mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Khi đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh,
mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, Hồ Chí Minh lại đưa ra một chân lý bất
hủ: “không có gì quý hơn độc lập tự do”. Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp,
độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.
Người đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa xã hội. Năm 1930,
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Sự kiện này là mốc son đánh dấu sự kết hợp các
nhân tố dân tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
trong bản chất của Đảng. Đảng tuyên bố: “Chủ trương tư sản dân quyền cách mạng
và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội Cộng sản”. Một cách tự nhiên, ngay sau lời
tuyên bố ấy của Đảng, chủ nghĩa Xã hội không chỉ là mục tiêu lựa chọn mà đã thực
sự thúc đẩy lịch sử dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, chỉ có chủ nghĩa
Xã hội, chủ nghĩa Cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những
người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ; chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân
loại, đem lại cho mọi người, không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc, có một xã hội
tốt lành gắn liền với tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no; bảo đảm việc làm
cho mọi người, tất cả vì niềm vui, hoà bình, hạnh phúc của con người.
Độc lập dân tộc thực sự phải là độc lập về chính trị, kinh tế, văn hoá, đối
ngoại; xoá bỏ tình trạng áp bức bóc lột và nô dịch của dân tộc này đối với dân tộc
5



khác về kinh tế, chính trị và tinh thần. Do đó, độc lập gắn liền với tự do và bình
đẳng, công việc nội bộ quốc gia – dân tộc nào phải do quốc gia – dân tộc đó giải
quyết, không có sự can thiệp từ bên ngoài.Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để
thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc
lập dân tộc. Hơn hết Hồ Chí Minh hiểu rằng có độc lập dân tộc thì mới tạo tiền đề đi
tới một cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân.

4.2. Độc lập dân tộc phải gắn liền với hạnh phúc nhân dân
Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc luôn gắn liền với tự do, hạnh phúc
của nhân dân. Bác nói "...nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do,
thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì”.
Trong nền độc lập đó mọi người đều ấm no, tự do, hạnh phúc, nếu không độc
lập chẳng có nghĩa gì. Hồ Chí Minh nói: “chúng ta đã hy sinh, đã giành được độc lập,
dân chỉ thấy giá trị của độc lập khi ăn no mặc đủ ấm”. Từ tư tưởng này thể hiện
tính nhân văn cao cả và triệt để cách mạng của Hồ Chí Minh.Điều này thể hiện ở
mục tiêu của cách mạng Việt Nam là: đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến, làm cho
nước nhà hoàn toàn độc lập. Sau cách mạng tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh đã
đọc bản tuyên ngôn độc lập khẳng định: “nước Việt Nam….và của cải để giữ quyền
tự do độc lập ấy”.
Có được độc lập chưa đủ, độc lập nhưng người dân phải được hưởng hạnh
phúc, tự do. Đấy chính là đòi hỏi chính đáng, điều mà không phải ai khác chính cụ
Hồ đã chỉ ra. Hạnh phúc, tự do mới chính là mục đích cuối cùng, là mong ước thẳm
sâu nhất của mỗi người dân nước Việt. Nhiều dân tộc đã bước đi những bước rất
dài để hướng tới thịnh vượng văn minh, trong khi đó cũng có nhiều dân tộc vẫn ngủ
quên trong lạc hậu, đói nghèo do bảo thủ hoặc tự bằng lòng với tư duy cũ.
Mục tiêucủa chủ nghĩa xã hội là “độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho
nhân dân, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,
trước hết là nhân dân lao động”, “chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn,

đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, gì cả không
lao động được thì nghỉ ngơi, những phong tục tập quán không dần dần được xóa
bỏ...Tóm lại xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt
đó là chủ nghĩa xã hội”.
Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đem lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân.
Chỉ với chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc mới đạt tới mục tiêu phục vụ lợi ích
và quyền lực của mọi người lao động, làm cho mọi thành viên của cộng đồng dân
6


tộc trở thành người chủ thực sự, có cuộc sống vật chất ngày càng đầy đủ và đời
sống tinh thần ngày càng phong phú. Nó cũng bảo đảm cho dân tộc vượt qua tình
trạng đói nghèo, lạc hậu và tụt hậu trong tương quan với các dân tộc khác trong
thế giới và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn để đạt tới sự bình đẳng trong các
mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cộng đồng dân tộc này với cộng
đồng dân tộc khác. Toàn bộ khả năng và điều kiện bảo đảm chỉ có thể được tìm thấy
và giải quyết bằng con đường phát triển chủ nghĩa xã hội.

5. Tính đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc - chủ
nghĩa xã hội - hạnh phúc nhân dân
5.1 Lý luận
Cũng như bao nhà Nho yêu nước khác có cùng quan điểm "ái quốc là ái dân",
nhưng điểm khác cơ bản trong tư tưởng "ái dân" của Người là tình thương ấy không
bao giờ dừng lại ở ý thức, tư tưởng mà đã trở thành ý chí, quyết tâm thực hiện đến
cùng sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại cần lao,
xóa bỏ đau khổ, áp bức bất công giành lại tự do, nhân phẩm và giá trị làm người cho
con người.
Ở Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước gắn bó không tách rời với chủ nghĩa quốc
tế chân chính. Tình thương yêu cũng như toàn bộ tư tưởng về nhân dân của Người
không bị giới hạn trong chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi mà nó tồn tại trong mối quan hệ

khăng khít giữa các vấn đề dân tộc và giai cấp, quốc gia với quốc tế. Yêu thương nhân
dân Việt Nam, Người đồng thời yêu thương nhân dân các dân tộc bị áp bức trên toàn
thế giới. Trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn coi trọng sức mạnh
đoàn kết toàn dân và sự đồng tình ủng hộ to lớn của bè bạn khắp năm châu, của cả
nhân loại tiến bộ.
5.2. Thực tiễn ở Việt Nam
“Tự do” không phải là giá trị bất biến, luôn thay đổi theo thời gian. “Tự do”
mà cụ Hồ nói sáu mươi chín năm trước đã khác xa với những giá trị của tự do bây
giờ. Nói tự do ngày nay tức là tự do của người dân, nhân dân chỉ có được tự do khi
nhà nước được lập ra phải là một nhà nước hợp hiến, chịu giới hạn quyền lực bởi
một bản hiến pháp được phúc quyết bởi toàn dân, trong đó xác định rõ những
7


quyền cơ bản và việc người dân có quyền được lựa chọn, thay đổi Quốc hội, Chính
phủ thông qua cuộc bầu cử chân chính.
Mặc dù hiện nay đất nước ta trong môi trường hòa bình xây dựng chủ nghĩa
xã hội, nhưng các lực lượng thù địch đang ra sức dùng nhiều con đường, bằng
nhiều biện pháp khác nhau, từ kinh tế đến văn hóa, khoa học, công nghệ, dân tộc và
tôn giáo, nhằm thay đổi bản chất của chế độ chúng ta. Với sự phát triển của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh chóng, nước ta đứng trước nhiều thử thách khó
khăn, Đảng và nhà nước cần giữ vững hệ tư tưởng, lấy dân làm gốc, phát triển về
mọi mặt cho nhân dân để đất nước được theo kịp với các nước phát triển trên thế
giới.
Trong một thế giới đang diễn ra mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa, đan xen
nhiều mối quan hệ phức tạp, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, đấu tranh gay gắt giữa
các nước, giữa các nền chính trị, kinh tế và văn hóa khác nhau, sự hưng thịnh hay
tồn vong của mỗi quốc gia, dân tộc không còn chỉ là chuyện riêng của từng quốc gia
hay dân tộc. Điều đó đã tạo ra cả thời cơ và thách thức với mọi quốc gia, nhất là với
các nước nhỏ trong việc bảo vệ lợi ích, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn

vẹn lãnh thổ của đất nước. Trong bối cảnh đó, đặc biệt là trước diễn biến phức tạp
của tình hình khu vực và trên thế giới trong những năm gần đây, hơn bao giờ hết,
đòi hỏi đất nước ta phải phát triển nhanh, bền vững, nâng cao sức mạnh tổng hợp,
nội lực của đất nước về mọi mặt; đồng thời phải luôn nêu cao cảnh giác, kiên quyết
bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đây là nghĩa vụ thiêng liêng và cao cả của chúng ta
hôm nay trước tổ tiên và các thế hệ cha anh đi trước, như lời Bác Hồ dạy: “Các Vua
Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” và trước
các thế hệ con cháu muôn đời sau.
Ngày nay, kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, bất khuất, kiên cường
của dân tộc, những bài học giữ nước của cha ông, bằng sự nỗ lực phấn đấu không
ngừng phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, nâng cao sức
mạnh tổng hợp và uy tín quốc tế của đất nước, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn
dân tộc kết hợp với sức mạnh quốc tế, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm mục tiêu cao
nhất, nhân dân ta nhất định sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giữ vững môi
trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc non sông gấm
vóc do cha ông để lại để trao truyền cho muôn đời con cháu mai sau.
Hơn lúc nào hết mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân luôn nâng cao cảnh giác
cách mạng, đồng thuận trong nhận thức và hành động để tư tưởng của Bác Hồ kính
yêu về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được hiện thực hóa, lấy dân
làm gốc.
8


III/ KẾT LUẬN
Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tổng hợp những
quan điểm chiến lược có ý nghĩa chỉ đạo lớn về chính trị và lý luận, về nhận thức và
hành động của toàn Đảng, toàn dân ta trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt
Nam.
Thế kỉ XXI-mở đầu thiên niên kỉ thứ ba của một thế giới đầy biến động, đồng

thời mở ra một kỉ nguyên hội nhập,đua tranh gay gắt của cộng đồng quốc tế. Dù
thời cuộc biến đổi ra sao, dù phải đối mặt với xu thế toàn cầu hóa, với tất cả các
mặt tích cực và tiêu cực thì độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội vẫn luôn
là mục tiêu, tư tưởng phù hợp với xu thế hiện tại.
Sự nghiệp đổi mới đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao
đối với sự hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con
người Việt Nam, đồng thời tạo ra những thuận lợi và những thử thách mới đối với
mỗi chúng ta trong lĩnh vực đạo đức. Hơn lúc nào hết, hiện nay toàn Đảng, toàn
dân ta phải quan tâm đầy đủ đến vấn đề đạo đức, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện
những chuẩn mực đạo đức đúng đắn, tiến bộ; đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện và tăng
cường quản lý đạo đức trong Đảng và trong nhân dân. Kế thừa truyền thống đạo
đức tốt đẹp của ông cha, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là
một trong những biện pháp quan trọng để khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối
sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm lành mạnh nền đạo đức xã hội, góp
phần giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội, tạo động lực cho sự phát triển nhanh,
hiệu quả, bền vững. Vấn đề cơ bản nhất khi thực hiện cuộc vận động là mỗi người
chúng ta phải nhận thức đầy đủ vị trí của vấn đề đạo đức, thường xuyên tự giác, nỗ
lực học tập, rèn luyện, tu dưỡng theo gương Bác Hồ vĩ đại.

9


MỤC LỤC
I/ĐẶT VẤN ĐỀ

1

II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1


1.Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về độc lập dân tộc

1

1.1.

Theo quan điểm của Mác

1

1.2.

Theo quan điểm Lênin

2

2.Chủ nghĩa xã hội ở các nước phương đông

2

2.1 Kinh nghiệm các nước

2

2.2 Truyền thống dân tộc

3

3.Thực tiễn Việt Nam


3

3.1 Trước cách mạng tháng 8

3

3.1.1 Phong trào yêu nước giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX

3

3.1.2 Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc

4

3.2. Sau cách mạng tháng 8

4

4. Tư tưởng Hồ Chí Minh

4

4.1. Độc lập dân tộclà điều kiện bảo đảm cho sự phát triển của đất nước

4

4.2. Độc lập dân tộc phải gắn liền với hạnh phúc nhân dân

6


5. Tính đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc - chủ nghĩa xã
hội - hạnh phúc nhân dân

7

5.1 Lý luận

7

5.2. Thực tiễn ở Việt Nam

7

III/ KẾT LUẬN

8

10



×