Tải bản đầy đủ (.docx) (122 trang)

Ứng dụng wiki trong đánh giá KQHT của HS môn Công nghệ THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 122 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới:
Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Trung tâm Thông tin – Thư viện
và các thầy, cô giáo Khoa Sư phạm Kĩ thuật – Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội đặc biệt là các thầy, cô tham gia giảng dạy, hướng dẫn lớp Cao
học – K23 đã quan tâm, tạo điều kiện để tác giả học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn của mình.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.
TS Lê Huy Hoàng đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tác giả trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo và các em HS
trường THPT Ứng Hòa A đã cộng tác giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả
trong suốt quá trình thực nghiệm, hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt quá trình học
tập và thực hiện đề tài.
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Ngô Thị Loan

1


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CNTT
ĐG KQHT
ĐHQG HN
ĐH – CĐ
ĐCĐT
GD&ĐT


GD
GV
HS
KT, KN
Ks
KQHT
KTĐG
PPDH
PPĐG
PGS. TS
UNICEF
SGK
Ths
TS
TN THPT

Công nghệ thông tin
Đánh giá kết quả học tập
Đại học quốc gia Hà Nội
Đại học – Cao đẳng
Động cơ đốt trong
Giáo dục và đào tạo
Giáo dục
Giáo viên
Học sinh
Kiến thức, kĩ năng
Kĩ sư
Kết quả học tập
Kiểm tra đánh giá
Phương pháp dạy học

Phương pháp đánh giá
Phó giáo sư tiến sĩ
United Nations Children's Fund (quỹ nhi đồng liên hiệp quốc)
Sách giáo khoa
Thạc sĩ
Tiến sĩ
Tốt nghiệp Trung học phổ thông

2


MỤC LỤC

3


DANH MỤC BẢNG

4


DANH MỤC HÌNH

5


MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Năm 1997 đánh dấu bước phát triển quan trọng của của Việt Nam,

lần đầu tiên hòa mạng internet toàn cầu. 17 năm từ lạ lẫm đến quen
thuộc, phát triển rộng rãi với tốc độ như vũ bão, internet đã và đang góp
phần thay đổi cuộc sống người Việt, thúc đẩy phát triển nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội trong đó có giáo dục.
Dịch vụ world wide web được ứng dụng rất nhiều trong việc hỗ trợ
dạy học tại các cơ sở giáo dục, đào tạo của cả nước. Khi mới được thiết
kế, world wide web có tính năng cung cấp thông tin một chiều, chủ yếu
gồm các website đóng. Nó là phương tiện phát tín hơn là phương tiện
chia sẻ thông tin và được gọi là thế hệ web 1.0
Được xem là cuộc cách mạng trên thế giới, thế hệ web mới có
những biến đổi quan trọng không chỉ ở nền tảng công nghệ mà còn cả ở
cách thức công nghệ, hình thành nên môi trường cộng đồng. Ở đó, mọi
người cùng tham gia đóng góp cho xã hội ảo không chỉ duyệt và xem.
Chính vì vậy một thế hệ web mới ra đời khắc phục những nhược điểm
của thế hệ web 1.0, giúp người dùng có thể chia sẻ, tương tác với nhau
trong nội dung học tập, tạo nhóm, viết bài đóng góp hay nêu bình luận
của mình về một chủ đề nào đó của người dùng khác. Thế hệ web mới
này được gọi là thế hệ web 2.0. Web 2.0 có nhiều hình thức thể hiện như
wiki, blog, các trang mạng xã hội…Trong đó, wiki được ứng dụng nhiều
trong các lĩnh vực khoa học giáo dục.
Mặc dù ở Việt Nam web 2.0 đã và đang được sử dụng khá phổ biến
nhưng việc ứng dụng web 2.0 nói chung hay sử dụng wiki trong giáo dục
nói riêng đặc biệt là khâu đánh giá KQHT thì còn khá mới mẻ, chưa được
nghiên cứu và ứng dụng nhiều. Chính vì lý do đó mà tác giả đã lựa chọn

6


hướng nghiên cứu “Ứng dụng wiki trong đánh giá KQHT của HS môn
Công nghệ THPT” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn việc sử dụng wiki trong
đánh giá quá trình học tập môn Công nghệ của HS ở trường THPT. Trên
cơ sở đó đề xuất quy trình ứng dụng wiki trong đánh giá KQHT của HS
môn Công nghệ ở trường THPT, vận dụng cụ thể đánh giá quá trình học
tập của HS môn Công nghệ 11 phần ĐCĐT.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của viả học ứng dụng
wiki trong đánh giá KQHT của HS môn công nghệ.
- Ứng dụng wiki trong đánh giá KQHT của HS môn công nghệ.
- Kiểm nghiệm, đánh giá hiệu quả của định hướng nghiên cứu và
sản phẩm của đề tài.
4. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Khách thể nghiên cứu: quá trình đánh giá KQHT của HS môn công
nghệ phần ĐCĐT ở trường THPT
- Đối tượng nghiên cứu: wiki và ứng dụng trong đánh giá KQHT
của HS môn công nghệ THPT.
- Phạm vi nghiên cứu: ứng dụng wiki trong đánh giá KQHT của HS
phần ĐCĐT môn công nghệ 11.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện các nhiệm vụ trên tác giả sử dụng các phương pháp
nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu các tài liệu về
đánh giá trong dạy học đặc biệt là đánh giá quá trình và ứng dụng của
wiki trong việc đánh giá KQHT.
- Phương pháp điều tra: điều tra khảo sát tình hình KQHT của HS ở
bộ môn công nghệ ở trường THPT hiện nay, việc ứng dụng CNTT và sự
khai thác internet trong lĩnh vực giáo dục.

7



- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: cùng HS tạo trang wiki với
nội dung đánh giá KQHT mà HS đạt được bộ môn công nghệ khối 11.
- Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến của các chuyên gia về vấn đề
ứng dụng và hiệu quả của đề tài.
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Việc sử dụng wiki trong đánh giá KQHT môn công nghệ THPT có
tác động tích cực giúp GV và HS nắm bắt được KQHT của HS từ đó tự
động điều chỉnh việc dạy và việc học. Hơn nữa, việc đánh giá trở nên
khách quan, thuận tiện hơn.
7. ĐÓNG GÓP MỚI
Bước đầu xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn về việc đánh giá KQHT
HS với sự hỗ trợ của wiki.
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, cấu
trúc luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng CNTT
trong đánh giá KQHT của HS.
Chương 2: Xây dựng và sử dụng wiki hỗ trợ việc đánh giá KQHT
của HS ở một số nội dung thuộc chương trình Công nghệ 11 THPT.
Chương 3: Kiểm nghiệm và đánh giá.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG
CNTT TRONG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH
1.1. TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM

8



1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Khoa học kĩ thuật đang ngày càng phát triển tạo ra nhiều cơ hội
cũng như những thách thức lớn đối với mỗi quốc gia. Đó cũng chính là
những thách thức không nhỏ đối với nền giáo dục của nước nhà. Việc đổi
mới trong giáo dục không chỉ ở PPDH ( PPDH ) mà còn phải đổi mới về
KTĐG (KTĐG). Ứng dụng CNTT (CNTT) vào trong dạy học và KTĐG là
một chủ đề lớn, một xu thế mới và sẽ làm thay đổi nền giáo dục Việt Nam
một cách cơ bản trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.
Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ
thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2000 về việc đẩy
mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại
hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực
về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào
tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành giáo
dục giai đoạn 2001 – 2005 thông qua quyết định số 81/2001/QĐ-TTg.
Năm 2006, Bộ GD&ĐT bắt đầu triển khai đại trà hình thức thi trắc
nghiệm khách quan môn Ngoại Ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển
sinh ĐH-CĐ. Đề thi trắc nghiệm khách quan đòi hỏi phải có nhiều đề với các
câu hỏi và các phương án trả lời được hoán vị với nhau để tránh việc gian
lận trong khi thi cử giúp cho công tác coi thi đỡ vất vã hơn. Đồng thời khi
hoán vị đề thi thì phải quản lý được mã đề và đáp án để giúp cho công tác
chấm thi được thuận lợi. Với những yêu cầu như thế thì việc hoán vị thủ
công (bằng tay) rất khó thực hiện, hoặc có thực hiện thì cũng mất rất rất
nhiều thời gian. Vì vậy cần thiết phải có sự hỗ trợ của CNTT để công việc ra
đề thi, quản lý đề thi, quản lý đáp án để chấm thi được thuận tiện và dễ
dàng hơn. Cuối cùng vào năm 2006 phần mềm trộn đề thi trắc nghiệm

9



McMIX ra đời dưới sự lập trình của ThS. Võ Tấn Quân và Ks. Nguyễn Vũ
Hoàng và đáp ứng tốt cho kỳ thi TN THPT và TS ĐH-CĐ năm 2006 & 2007.
Để xử lý và phân tích số liệu trong các bài luận văn, luận án thì
không thể không nhắc tới phần mềm chuyên dụng SPSS, Conquest. Các
phần mềm này giúp phân tích độ tin cậy, độ khó, độ phân biệt của các
câu hỏi (item), phương sai, hồi qui đơn biến, đa biến… tăng độ tin cậy,
giá trị khoa học của các số liệu khảo sát (thay vì xử lí đơn giản như tính
tỉ lệ % bằng phần mềm Excel, xử lí bằng tay).
Trong tài liệu tập huấn GV về ứng dụng CNTT đổi mới PPDH và đổi
mới KTĐG KQHT của HS môn Toán THPT năm 2009 có nêu: “ Đánh giá là
một khâu quan trọng của quá trình dạy học và cần phải được thực hiện
một cách thường xuyên. CNTT có thể hỗ trợ việc đánh giá học tập của HS
không chỉ về kết quả mà còn đề xuất được các hướng dẫn cụ thể. Đặc
biệt, CNTT giúp cho GV có thể theo dõi được luồng suy nghĩ của HS, thu
thập được thông tin phản hồi tức thì từ các loại đối tượng HS, lưu giữ và
truy cập được công việc của HS kèm với nhận xét kịp thời, đặt ra được
những mục tiêu cho từng cá nhân và đề xuất các hướng dẫn cần thiết”.
Cùng với nhóm nghiên cứu của mình, TS Nguyễn Xuân Trường
cũng chỉ ra rằng: HS chỉ nhớ 15% thông tin khi nghe (nhiều kiến thức lại
không cơ bản, chủ yếu), 25% khi nhìn, nhưng nếu được kết hợp giữa
nghe và nhìn thì thông tin thu nhận được là 65%, tức là nhờ vào việc sử
dụng các phương tiện trực quan nhất là việc sử dụng máy vi tính kết hợp
với đa phương tiện sẽ giúp HS học tập chú ý hơn.Điều đó chứng tỏ rằng,
việc ứng dụng những thành tựu của CNTT vào trong dạy học ở trường
phổ thông có tác dụng rất lớn.
Ngày 30-3-2015, Sở Giáo dục và Ðào tạo Hà Nội tổ chức Hội thảo
nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT (CNTT) trong đổi mới dạy học và
kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS các trường
10



THCS. Tại hội thảo, các chuyên gia và các thầy giáo, cô giáo đã thẳng
thắn cho rằng, nhà trường cần hiểu đúng về CNTT vì đây là phương tiện
giảng dạy chứ không thể thay thế giảng dạy. GV cần được trang bị các
kiến thức, kỹ năng để làm chủ CNTT, gia tăng sự tương tác với HS, nâng
cao chất lượng bài giảng. Các trường THCS không nên quá cứng nhắc
khi chỉ chú trọng việc ứng dụng CNTT ở môn Công nghệ nhưng "quên"
không ứng dụng cho các môn học khác.
Từ ngày 8-6-2015 đến 25-6-2015 trường Đại học quốc gia Hà Nội
tổ chức KTĐG năng lực HS trên máy tính đợt 1. Theo đó, thí sinh đạt từ
70 đến 75 điểm có 6.750 em, từ 76 đến 79 có 4.597 em, từ 80 đến 85 có
6.404 em, từ 120 đến 125 điểm có 54 em, từ 126 đến 128 có 3 em. Dải
điểm có giá trị từ trên 70 điểm trở lên chiếm hơn 70% tổng số thí sinh dự
thi chứng tỏ bài thi có thể phân loại các thí sinh một cách rõ ràng, tạo
điều kiện cho việc xét tuyển vào các trường thành viên của Đại học Quốc
gia Hà Nội theo năng lực cá nhân.
Trong chuyên đề “Ứng dụng CNTT và truyền thông trong trường
THPT” tại trung tâm GDTX tỉnh Thái Nguyên đã chỉ ra rằng: Nhờ CNTT
mà HS có thể tự đánh giá kiến thức của mình bằng các phần mềm trắc
nghiệm để từ đó tự bổ sung, hoàn thiện kiến thức. GV, nhà trường đánh
giá KQHT của HS một cách chính xác, khách quan hơn khi tổ chức thi,
kiểm tra bằng máy tính. Hiện nay, một số môn thi đại học đã chấm bằng
máy chấm trắc nghiệm tự động mang lại độ chính xác gần như tuyệt đối.
Ở nhiều trường đã sử các phần mềm thi trắc nghiệm để tổ chức thi học
kỳ, thi thử cho HS. Việc sử dụng các phần mềm thi trắc nghiệm trong ĐG
KQHT của HS mang lại những lợi ích cơ bản sau:
- Thuận tiện trong việc tạo đề thi.
- Cho kết quả chính xác, khách quan.
11



- Có các số liệu thống kê, tổng hợp nhanh chóng, chính xác.
- Xây dựng được ngân hàng đề thi để sử dụng nhiều lần.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Để bắt kịp với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, nhiều nước trên
thế giới tiến hành các cuộc cải cách giáo dục cả về phương pháp và đánh
giá. Mô hình giáo dục định hướng phát triển năng lực HS đã trở thành xu
hướng chung của giáo dục thế giới.
Nhiều nhà cải cách giáo dục tiến bộ cho rằng: Hình thức kiểm tra,
đánh giá truyền thống bằng giấy bút đã không còn phù hợp với sự phát
triển của xã hội ngày nay, cần phải có một hình thức kiểm tra mới, hiệu
quả hơn nhằm rút ngắn khoảng cách giữa những gì HS được học trong
nhà trường với những gì đang diễn ra trong thực tế cuộc sống. Điều
quan trọng không phải HS học thuộc, ghi nhớ những gì đã học mà hơn cả
là hiểu được những gì và vận dụng kiến thức đã học như thế nào vào
thực tế cuộc sống.
Từ xa xưa, nhà giáo dục học J. Komenxki – người Tiệp Khắc (nay là
Cộng hòa Séc) đã nêu lên những nguyên tắc dạy học có tính hệ thống,
khoa học. Trong số các nguyên tắc mà ông đưa ra, tính trực quan được
xếp lên hàng đầu. Theo ông, sẽ không có trí tuệ trong con người những
cái mà trước đó không có cảm giác, để có tri thức vững chắc nhất định
phải dùng phương pháp trực quan.
Theo kết quả nghiên cứu của Phòng thí nghiệm đào tạo quốc gia tại
Bethel Main (Mĩ) thì độ bền kiến thức của người học sau 6 tháng sẽ là 10%
đọc, 20% nghe, 30% nhìn, 50% làm, 70% thảo luận, đặc biệt nếu được học
tập trong môi trường công nghệ, đa phương tiện thì độ bền kiến thức của
người học sau 6 tháng là 90%. Các thí nghiệm về giáo dục cũng cho thấy,
trong quá trình học tập, HS tiếp thu tri thức khoa học qua các giác quan là
1% nếm, 1,5% sờ, 3,5% ngửi, 11% nghe, và 83% bằng phương tiện trực

12


quan nghe – nhìn. Như vậy, vai trò của CNTT trong nền giáo dục là rất to
lớn.
Năm 2007, ở trường tiểu học của Bắc Ireland việc đánh giá dựa trên
máy tính là bắt buộc theo quy định của Bộ giáo dục. Lệnh KTĐG HS dựa
trên máy tính được bắt đầu từ sau kỉ nghỉ thu và kết quả đánh giá được ghi
lại và chia sẻ với cha mẹ của trẻ em vào cuối thời hạn đó. Mục đích của việc
đánh giá dựa trên máy tính theo luật định là các trường hỗ trợ trong việc
xác định điểm mạnh và chẩn đoán các nhu cầu học tập của từng trẻ; để hỗ
trợ GV trong việc lập kế hoạch để đáp ứng nhu cầu học tập của tất cả các
em trong lớp học của họ; và để cho phép các trường học theo dõi tiến độ
thực hiện của từng trẻ. Ngoài ra, các kết quả từ việc đánh giá dựa trên máy
tính có thể được sử dụng bởi các trường học để thông báo tự đánh giá, quy
hoạch phát triển và mục tiêu thiết lập tại toàn trường.
Trong đề tài nghiên cứu “Đánh giá dựa trên máy tính và những ảnh
hưởng của nó lên HS trung học cơ sở” của John Muvaney qua nghiên cứu
của mình ông cũng chỉ ra rằng: Đánh giá dựa trên máy tính và đánh giá
trực tuyến có thể là làn sóng của tương lai. Nó là thời gian thuận lợi để
xem xét tác động rằng việc giáo dục trẻ em và người lớn là như nhau. Các
công cụ như Wikispaces, Twitter cung cấp cho các nhà giáo dục công cụ
đánh giá không cần giấy tờ và đánh giá việc học ngoài giờ lớp học bị ràng
buộc.
Theo Thurlow Lazarus, Albus, và Hodgson, (2010), tác giả của kiểm
tra trên máy vi tính: Thực tiễn và cân nhắc dựa trên máy tính thử nghiệm
(CBT – Computer Based Testing) đã nổi lên như một trong những phương
pháp tiếp cận mới "sáng tạo" để đánh giá. CBT được tán dương như là trả
lời để có giá rẻ hơn và giao hàng thử nghiệm nhanh hơn để đánh giá nhà
nước và toàn khu vực.

13


Theo Kozma, 2009; Kyllonen, 2009; Lee, 2009; Gamire & Pearson,
2006; Bennett, 2003. Đánh giá trên máy tính có thể dẫn đến vấn đề công
bằng nếu một số sinh viên có thể tiếp cận nhiều hơn với các máy tính và kỹ
năng biết chữ máy tính lớn hơn những người khác. Nghiên cứu cho thấy
rằng HS sử dụng máy tính nhiều có kỹ năng thực hiện ở các cấp độ cao hơn
trong bài kiểm tra dựa trên máy tính hơn so với HS khác.
Wang et al (2006) cho rằng đánh giá quá trình đề cập đến những
hoạt động được sử dụng để giúp HS học. Những hoạt động này bao gồm
các bài kiểm tra ngắn và các câu đố, câu hỏi và trả lời trong các bài học,
bài tập, bài tập ở nhà, và cùng quan điểm đó. Bransford et al. (2000) cho
rằng môi trường học tập phải xem xét tập trung vào việc đánh giá, đặc biệt
là giá trị đánh giá quá trình. Các tác giả tiếp tục lưu ý rằng thiết kế đánh
giá hình thành nên tập trung vào sự chú ý của HS và tạo ra sự cam kết HS
tự đánh giá và nâng cao hiệu quả học tập và nhiều xét nghiệm hình thành
dựa trên cung cấp hữu ích của web những chiến lược để nâng cao học tập
của HS bằng cách cung cấp một số điểm cuối cùng và phản hồi ngay lập tức
cho HS (Wang et al.2010). Thông tin phản hồi này bao gồm các câu trả lời
đúng của từng hạng mục kiểm tra, và một liên kết thêm thông tin để thảo
luận cụ thể của câu hỏi và tài liệu học tập liên quan đến chủ đề.
Ở châu Âu, các nhà quản lý giáo dục đã và đang quan tâm đến KTĐG
dựa trên máy tính. Cuộc thi PISA đã bắt đầu quá trình thực hiện các mô-đun
dựa trên máy tính (đọc sách điện tử) để thử nghiệm trong tương lai. Tất cả
được thiết kế để di chuyển hoàn toàn sang mô đun dựa trên máy tính thử
nghiệm (CBT) vào năm 2015 và vẫn còn có rất nhiều câu hỏi mở được thảo
luận.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP


14


1.2.1. Khái niệm đánh giá
Đánh giá KQHT được hiểu chung là sự đối chiếu kết quả đạt được của
người học với mục tiêu giáo dục- đào tạo đã xác định.
Đánh giá KQHT có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giáo dục và
đào tạo. Việc KTĐG KQHT không chỉ nhằm mục đích đánh giá kết quả quá
trình học tập của người học mà còn là nguồn thông tin phản hồi giúp người
dạy nắm bắt được chất lượng, phương pháp của việc giảng dạy để từ đó có
những điều chỉnh thích hợp cho công tác giảng dạy của mình. Không những
thế đánh giá KQHT còn giúp các cơ quan giáo dục, các nhà quản lý và hoạch
định chính sách có được những số liệu, thông tin về chất lượng và trình độ
của hệ thống giáo dục các cấp để có những điều chỉnh, bổ sung và chỉ đạo kịp
thời.

Có nhiều cách phân loại đánh giá, dựa vào cách phân loại theo trình

độ (level) của các chuyên gia UNICEF (United Nations Children’s Fund) và
World Bank, đánh giá có thể phân loại ở 4 trình độ chủ yếu:
- Đánh giá ở lớp học (classroom-based assessment)
- Đánh giá cấp trường (school level assessment)
- Đánh giá (công khai) ngoài (external (public) examinations)
- Đánh giá quốc gia và quốc tế KQHT của HS (Kellaghan 2000)
Có tài liệu thì chia 4 loại như sau:
- Đánh giá nhà trường (School-Based Assessments)
- Các kỳ thi công (Public Examinations )
- Đánh giá quốc gia (National Assessments)
- Đánh giá quốc tế (International Assessments)
Theo quan điểm của một số chuyên gia quốc tế, đánh giá trong giáo

dục:
- Là quá trình xác định mức độ thực hiện các mục tiêu của chương
trình giáo dục;
- Là sự thu thập và lí giải một cách hệ thống các bằng chứng, như
một phần của quá trình, dẫn đến sự phán xét giá trị theo quan điểm hành
động
15


Một số chuyên gia trong nước cũng nêu:
- ĐGKQHT là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về
kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối
chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết
định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và
hiệu quả; Là quá trình thu thập và lí giải kịp thời, có hệ thống thông tin về
hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân về chất lượng và hiệu quả giáo dục
căn cứ vào mục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp
và hành động giáo dục tiếp theo;…
- ĐGKQHT là quá trình xác định mức độ thực hiện các mục tiêu giáo
dục, từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả giáo dục; Là hoạt
động nhằm xem xét chất lượng của quá trình dạy học, bao gồm tự đánh
giá, đánh giá từ bên ngoài
Tổng hợp lại có thể hiểu thấy, đánh giá giáo dục gồm một số công
đoạn với các yêu cầu cụ thể là:
(iv) Các thông tin thu thập phải được thực hiện hệ thống, đúng phương
pháp;
(ii) Thông tin cần được xử lí đúng phương pháp, đúng kĩ thuật để
giải thích hợp lí và khoa học hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của
chất lượng giáo dục;
(iii) Ý kiến phán xét, đánh giá phải gắn chặt với mục tiêu giáo dục;

(iv) Phải đưa ra hoạt động cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng,
hiệu quả giáo dục.
Như vậy: ĐG KQHT của HS là quá trình thu thập thông tin, phân tích
và lí giải thực trạng việc đạt mục tiêu học tập của HS, tìm hiểu nguyên
nhân, ra những quyết định sư phạm giúp HS học tập ngày càng tiến bộ.

16


1.2.2. Phân loại đánh giá KQHT
Đánh giá được phân thành ba loại hình:
Đánh giá chẩn đoán được thực hiện nhằm xác định khả năng xuất
phát của người học (quan niệm, kiến thức, kĩ năng, thái độ đã có) trước khi
bước vào một giai đoạn giáo dục nhất định. Nhờ đó người đánh giá có thể
dự kiến KQHT ở giai đoạn tiếp theo và ra những quyết định cần thiết cho
các hoạt động giáo dục.
Đánh giá tổng kết: Cuối mỗi giai đoạn học tập, thành công của HS sẽ
được đánh giá và tổng kết một cách có hệ thống. Hình thức này được gọi là
đánh giá tổng kết. Như vậy rõ ràng đánh giá tổng kết không góp phần cải
thiện KQHT của chính giai đoạn học này, nhưng nó góp phần quan trọng để
cung cấp chứng cứ để lập kế hoạch giảng dạy trong tương lai.
Đánh giá quá trình: Là hình thức đánh giá nhằm cung cấp thông tin
về những gì người học đã học được, vạch ra hành động tiếp theo trong một
giai đoạn giáo dục (nội dung nào nên dạy, cách tiếp cận nào nên sử dụng,
phương pháp học tập nào nên được sử dụng,…). Có thể coi đánh giá quá
trình bao gồm đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì. Đó là hình thức
sử dụng trong suốt quá trình dạy học môn học, có mục đích chủ yếu là
nhằm cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS để điều chỉnh hoạt động
giảng dạy và học tập sao cho đạt hiệu quả, chất lượng dạy học cao hơn. Để
thực hiện được mục đích này, trong đánh giá quá trình, cho điểm không

phải là đích cuối cùng mà điều quan trọng hơn là phải phát hiện ra những
nhân tố tác động đến kết quả dạy học để có thể đưa ra những giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Có thể nói, nếu thiếu lời phê của GV
một cách cụ thể, chi tiết đối với bài làm của HS thì đó là không phải là đánh
giá quá trình. Nói cách khác, ngược với đánh giá tổng kết, đánh giá quá
trình nhằm mục đích chủ yếu là định hướng điều chỉnh chứ không phải là
để nhận định thực trạng
Hiện nay, có một cách phân loại hình thức KTĐG được quan tâm
nghiên cứu và ứng dụng trong đánh giá năng lực là đánh giá tổng kết và
đánh giá quá trình.
17


1.2.3 Các nguyên tắc đánh giá KQHT của HS
Có nhiều tác giả trong tài liệu của mình đã đưa ra một số nguyên tắc
đánh giá KQHT của HS. Hiện nay, ở Mỹ, đánh giá KQHT của HS thường dựa
trên 5 nguyên tắc sau:
1.2.3.1 Phải rõ ràng về mục tiêu học tập mà GV muốn đánh giá
Trước khi tiến hành đánh giá HS, GV cần phải biết các loại kiến thức,
kĩ năng và cách thức thực hiện của HS về những thông tin mà mình cần kiểm
tra. Kiến thức, kĩ năng và cách thức thực hiện mà GV muốn HS học được gọi
là những mục tiêu hoặc chuẩn học tập. GV càng ghi rõ những mục tiêu học
tập bao nhiêu thì càng có thể chọn được những kĩ thuật đánh giá tốt bấy
nhiêu.
1.2.3.2 Phải đảm bảo rằng kĩ thuật đánh giá mà GV chọn phải đáp ứng
mục tiêu học tập
Khi định đánh giá mục tiêu học tập nào, cần phải xác định phương
pháp, kỹ thuật đánh giá phù hợp với mục tiêu đó để đảm bảo tính hợp lý và
hiệu quả của đánh giá.
1.2.3.3 Phải đảm bảo rằng những kĩ thuật đánh giá được tuyển chọn đáp

ứng nhu cầu của người học
Những kĩ thuật đánh giá sẽ cung cấp cho HS những cơ hội để xác
định xem họ đã đạt được những gì và họ phải làm những gì để cải tiến việc
thực hiện của họ. Vì vậy, GV nên chọn những PPĐG cung cấp các thông tin
phản hồi ý nghĩa cho HS để các em biết mình đã đạt được mục tiêu ở mức
độ nào.
1.2.3.4 Khi có thể, đảm bảo sử dụng nhiều hình thức đánh giá cho từng mục
tiêu học tập
Một hình thức đánh giá cung cấp một bức tranh không hoàn hảo về
những gì mà HS đã học, vì một hình thức đánh giá có khuynh hướng nhấn
18


mạnh duy nhất một khía cạnh của mục tiêu học tập phức hợp, nó miêu tả một
cách thiếu điển hình mục tiêu học tập đó. Việc nhận những thông tin về
KQHT của HS từ một vài hình thức đánh giá thường nâng cao giá trị của
những đánh giá.
1.2.3.5 Phải đảm bảo rằng khi giải thích những kết quả đánh giá, cần ghi
những hạn chế của nó vào báo cáo
Thông tin mà chúng ta có được, thậm chí khi chúng ta sử dụng một vài
loại đánh giá khác nhau, chỉ là ví dụ về sự đạt được mục đích học tập của HS.
Những đánh giá trong nhà trường không thể hoàn toàn sao chép lại những gì
mà chúng ta muốn HS học trong "cuộc sống thực tế". Vì lí do này, thông tin
từ việc đánh giá KQHT của HS chứa đựng những hạn chế nhất định từ mẫu
đánh giá, từ những yếu tố như điều kiện vật chất và xúc cảm của HS. Vì vậy,
khi đánh giá, các GV đưa ra quyết định cần phải xem xét và ghi rõ các hạn
chế đó vào báo cáo.
Ở Việt Nam, qua kinh nghiệm trong và quốc tế, có thể nêu một số
nguyên tắc chung nhất về đánh giá như sau:
- Nguyên tắc bảo đảm mối quan hệ giữa đánh giá và phát triển, giữa

chẩn đoán và dự báo;
- Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu đào tạo;
- Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi;
- Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy và độ ứng nghiệm
của PPĐG;
- Nguyên tắc bảo đảm sự thống nhất giữa đánh giá và tự đánh giá.
Các nguyên tắc trên đều quan trọng, song từng nguyên tắc hoặc một số
nguyên tắc sẽ giữ vị trí chủ yếu tuỳ thuộc vào nhiệm vụ, yêu cầu, mục đích
của một hoạt động hay quá trình đánh giá. Điều này buộc người đánh giá phải
chú ý đến tình huống hay hoàn cảnh học tập cụ thể của HS.

19


1.3. ỨNG DỤNG CNTT TRONG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC
SINH
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, nền giáo
dục Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, để đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
đòi hỏi giáo dục cần có sự đổi mới toàn diện và sâu sắc. Một trong những
giải pháp quan trọng là nhanh chóng đổi mới PPDH và PPĐG HS. Để đào
tạo ra lớp người đáp ứng được yêu cầu đó, đổi mới PPDH (PPDH) theo
hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS (PPDH tích cực)
cùng với PPĐG theo năng lực là cấp thiết hiện nay. Một công cụ hỗ trợ đắc
lực cho PPDH tích cực và đánh giá là CNTT - một phương tiện dạy học hiện
đại, hữu ích, chính xác và hiệu quả trong dạy học.
- Thứ nhất: Ứng dụng CTNN tạo và biên soạn các đề thi trắc nghiệm.
Người GV thiết kế bài thi, các hoạt động đánh giá KQHT thông qua các
phần mềm như phần mềm trộn đề thi (Ví dụ: TestMixer…), phần mềm ra đề
thi trắc nghiệm (Ví dụ: Wondershare QuizCreator; Vmind; Teach2000…) và

một số phần mềm thông dụng khác. Các phần mềm này thường được sử dụng
cho các bài kiểm tra trắc nghiệm có kiến thức đơn giản, sự tích hợp của các
kiến thức là không cao. Ứng dụng CTNN theo xu hướng này đôi khi không
đánh giá đúng KQHT của người học và làm giảm độ tích cực của người học.
Chính vì vậy người dạy nên tránh hoặc đừng quá lạm dụng việc ứng dụng các
phầm mềm này, GV cần chuẩn bị cho mình một kỹ năng khai thác các phần
mềm để từ đó sử dụng các phần mềm hỗ trợ một cách có hiệu quả nhất.
- Thứ hai: Ứng dụng CNTT đánh giá chất lượng các câu hỏi.
Đây là một ứng dụng khá hữu ích đối với GV để đánh giá độ giá trị, độ
tin cậy, độ khó và độ phân biệt của các câu hỏi mà GV đã tạo ra để sử dụng
20


trong đề kiểm tra, đánh giá. Thông thường có 2 phương pháp để thực hiện công
việc này: Một là ứng dụng phần mềm Excel để sử lý dữ liệu một cách thủ công.
Hai là sử dụng sự hỗ trợ của CNTT và truyền thông bằng phần mềm Conquest.
- Thứ ba: Ứng dụng CNTT tạo minh chứng KTĐG.
Việc tạo ra các minh chứng hay nói rõ hơn đó là việc lưu trữ lại quá trình
thực hiện bài kiểm tra của HS cũng là một ứng dụng rất hiệu quả mà CNTT
đem lại cho người GV. Thông qua các minh chứng, GV có cơ sở để minh
chứng cho điểm số mà HS đã nhận được, HS có thể tự nhận ra những sai sót,
những điểm chưa hoàn thiện trong bài kiểm tra của các nhân, từ đó giúp cho cả
GV và HS đều rút ra những kinh nghiệm và hướng khác phục cụ thể.
Hiện nay với sự phát triển của các công nghệ, có rất nhiều các phần
mềm ứng dụng có thể giúp người GV có thể lưu trữ lại dữ liệu minh chứng
một cách dễ dàng. Có thể kể đến như: Các phần mềm BB Flashback Pro 4;
CamStudio; Screencast-O-Matic; ScreenFlow; Screenr… Các phần mềm này
đều có hướng dẫn sử dụng rõ dàng, đơn giản trong sử dụng, có thể tạo thêm
các hiệu ứng như chèn ảnh, âm thanh và các nhận xét…Ngoài ra, GV có thể
đánh giá HS suốt cả một quá trình học tập nhờ vào công cụ wiki, GV và HS

có thể tương tác, phản hồi. Thông qua wiki GV có thể nắm rõ kết quả của
từng HS trong một quá trình học tập để từ đó điều chỉnh cách dạy cho phù
hợp. HS biết được KQHT của mình từ đó có hướng phấn đấu theo đúng mục
tiêu học tập đề ra.
1.4. ỨNG DỤNG WIKI TRONG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC
SINH
1.4.1. Khái niệm về wiki
Wiki là từ viết tắt wiki wiki. Wiki wiki trong ngôn ngữ của người
Hawai có nghĩa là “nhanh”.
Wiki là một phần mềm máy tính cho phép người sử dụng dễ dàng tạo
ra, biên tập và liên kết các trang web. Wiki thường được dùng để tạo ra các

21


website cộng tác, các website cộng đồng lớn, hoặc được dùng trong quản lý
tri thức….Ward Cunningham, nhà phát triển ra wiki đầu tiên-WikiWikiWeb,
đã mô tả: “nó là cơ sở dữ liệu trực tuyến đơn giản nhất mà có thể làm việc
được”
Wikiwikiweb là site đầu tiên được gọi là wiki. Ward Cunningham bắt
đầu phát triển WikiWikiWeb vào năm 1994, và cài nó trên Internet.
1.4.2. Dạy học sử dụng wiki
Dưới góc độ giáo dục và đào tạo, wiki là một công cụ rất hữu ích.
Wiki tạo môi trường trực tuyến giúp HS có thể hợp tác, chia sẻ, cung cấp
thông tin, thảo luận nhóm về một chủ đề của môn học nào đó mà không
nhất thiết phải tập trung trực tiếp ở một địa điểm. Đối với GV, các nhà quản
lý hay các nhà tư vấn, wiki giúp trao đổi thông tin, chia sẻ những kinh
nghiệm
Hiện nay, wiki được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất đó là
Wikipedia. Đây là bách khoa toàn thư mở, nghĩa là cho phép bất cứ người

truy cập nào cũng có thể viết, chỉnh sửa hay biên tập nội dung. Wikipedia
có một vài dự án liên quan như: Wikitionary (dự án làm bộ từ điển tự do),
Wikibooks (dự án làm thư viện về sách giáo khoa tự do), Wikiquote (bộ từ
điển về danh ngôn), Wikisource (kho lưu nguồn tư liệu bằng mọi ngôn ngữ
có phạm vi công cộng hoặc xuất bản theo giấy phép tự do). Nhiều trường
đại học trên thế giới dùng Wikipedia để dạy cho sinh viên cách viết một đề
tài hay biên tập các bài cho Wikipedia. Wikipedia được coi là công cụ

22


nghiên cứu chủ yếu giúp sinh viên có thể dễ dàng trao đổi thông tin với GV,
với các chuyên gia và với các sinh viên khác.
Tuy vậy, wiki chỉ là công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học. Hoạt động
dạy học trên wiki có đạt được hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào cách
thức tiến hành dạy học, tức là các hoạt động của thầy và trò. Các hoạt động
dạy học được thiết kế sao cho chặt chẽ, khoa học thì việc ứng dụng wiki
trong dạy học mới đạt được hiệu quả cao nhất. Để làm được điều đó GV và
HS cần khai thác triệt để những yếu tố sau:
1.4.2.1. Các hoạt động của GV
-Thứ nhất: Tạo bài viết;
Dựa trên mục tiêu học tập mỗi một nội dung dạy học đều có các chủ
đề, GV có thể tham gia viết bài với tư cách là một thành viên. GV là người
đặt nền móng với các thông tin đầy đủ trong các trang wiki với mục đích
cung cấp những thông tin mang tính chất định hướng ban đầu, những quy
định, những thông báo tới người học. Sau các chủ đề, GV sẽ định hướng cho
HS để HS chủ động tìm hiểu và chủ động viết bài trên wiki.
-Thứ hai: Thảo luận;

23



Trong môi trường học tập wiki thì việc thảo luận là việc làm tất yếu
giữa GV và HS. GV đóng vai trò là người định hướng, quan sát các hoạt động
của HS diễn ra trên trang wiki để từ đó có những ý kiến, nhận xét về nội dung
HS đang thảo luận. Đồng thời GV cũng có thể tham giao thảo luận như những
thành viên khác trên wiki. Nếu trong quá trình thảo luận có những câu hỏi
khó mà chưa HS nào giải đáp được thì GV sẽ là người giúp đỡ hoặc đưa ra
câu trả lời.
-Thứ ba: Chỉnh sửa bài viết;
Mỗi một HS đều có quyền viết bài trên trang wiki, tuy nhiên không
phải thông tin nào HS đưa lên cũng chính xác, có thể là sai, có thể là còn
thiếu sót. Do đó, GV chính là người kiểm định những thông tin đó để đảm
bảo chất lượng trên trang wiki. Trường hợp HS hiểu và có khả năng tự
chỉnh sửa bài viết thì GV có thể góp ý với HS qua phần thảo luận của mỗi
chủ đề, hoặc qua email cá nhân; nếu nội dung quá khó HS không đủ khả
năng hiểu để chỉnh sửa thì GV có thể trực tiếp chỉnh sửa nội dung đó trên
wiki cho phù hợp với mục tiêu học tập đề ra.
-Thứ tư: Đánh giá quá trình;
Đây là việc làm quan trọng và cũng chính là mục đích ứng dụng wiki
trong dạy học. Trang wiki sẽ lưu lại toàn bộ sự thay đổi nội dung ở mỗi chủ
đề. GV hay HS đều có thể xem lại những nội dung trước và sau chỉnh sửa.
Căn cứ vào đó GV có thể đánh giá được mức độ hoàn thiện của các bài viết
của HS trong quá trình học, HS có tiến bộ, có ý thức tham gia xây dựng
trong hoạt động nhóm hay không. Với việc ứng dụng wiki trong dạy học,
đánh giá quá trình KQHT của HS cũng được thực hiện tốt hơn. Đây là PPĐG
đang được nhiều quốc gia có nền giáo dục tiến bộ áp dụng, một PPĐG vì sự
tiến bộ của người học.
-Thứ năm: Quản lí hoạt động của các thành viên;
24



Mỗi thành viên trong nhóm đều có quyền viết bài, tuy rằng hoạt động
này là độc lập với nhau nhưng lại luôn được giám sát bởi các thành viên
khác trong nhóm, bất cứ ai mở đến trang wiki này đều có thể nhìn thấy sự
thay đổi trong mỗi nội dung. Những thay đổi đó dù rất nhỏ cũng đều được
lưu lại trong mục lịch sử của trang và sẽ được gửi vào email cá nhân của
người lập trang wiki. Chính vì vậy, mỗi một chỉnh sửa ở mỗi chủ đề GV đều
dễ dàng kiểm soát, từ đó việc quản lý lớp học cũng chặt chẽ hơn, bất cứ HS
nào muốn tham gia, tham gia từ khi nào đều cần sự chấp nhận của GV.
Trong trường hợp có việc quan trọng GV sẽ thông báo cho tất cả HS trong
nhóm qua tin nhắn hoặc qua email sẵn có. Tuy nhiên, việc dạy học không
chỉ trên trang wiki mà còn được kết hợp cả dạy học giáp mặt trên lớp.
-Thứ sáu: Người quản trị trang wiki;
Là người quản trị trang wiki, GV có thể đồng ý hoặc từ chối bất cứ
người nào muốn tham gia vào trang wiki, là người có thể thay đổi về màu
sắc, hình ảnh, giao diện của trang…
1.4.2.2. Các hoạt động của HS
-Thứ nhất: Tạo bài viết theo các chủ đề;
Theo những nội dung và chủ đề GV đặt ra cùng những định hướng
ban đầu, HS có thể tham gia viết bài dưới hình thức độc lập hoặc theo
nhóm. Những kiến thức mà HS đưa lên có thể là những kiến thức trên lớp
hoặc kiến thức có được nhờ sưu tầm từ các tài liệu khác có liên quan đến
chủ đề.
-Thứ hai: Thảo luận;
Dưới vai trò là một thành viên của trang wiki, HS vừa tham gia viết
bài, vừa có thể tham khảo bài viết của các HS khác dưới hình thức bình
luận, góp ý, đưa ra câu hỏi hoặc nhận xét, đánh giá. Đối với những nội dung
25



×