Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Khảo Sát Sàng Lọc Tác Dụng Ức Chế Xơ Gan Của Cao Chiết Và Các Phân Đoạn Chiết Dược Liệu Trên Gan Chuột Bị Gây Xơ Bằng CCL4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 69 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

* * *0 0 0* * *

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT SÀNG LỌC TÁC DỤNG ỨC CHẾ XƠ GAN
CỦA CAO CHIẾT VÀ CÁC PHÂN ĐOẠN CHIẾT DƯỢC
LIỆU TRÊN GAN CHUỘT BỊ GÂY XƠ BẰNG CCl4

Giáo viên hướng dẫn:

TS. HUỲNH NGỌC THỤY
ThS. NGUYỄN NGỌC HỒNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- 2010 -


TÓM TẮT LUẬN VĂN
LÊ THỊ NGỌC DUNG. Đề tài “KHẢO SÁT SÀNG LỌC TÁC DỤNG ỨC CHẾ XƠ
GAN CỦA CAO CHIẾT VÀ CÁC PHÂN ĐOẠN CHIẾT DƯỢC LIỆU TRÊN GAN
CHUỘT BỊ GÂY XƠ BẰNG CCl4” được thực hiện từ tháng 9 – 12/2009 ở Khoa Dược –
trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Giáo viên hướng dẫn:
Ts. Huỳnh Ngọc Thụy.
Ths. Nguyễn Ngọc Hồng.
Qua 3 tháng thực hiện đề tài đã thu được những kết quả như sau:
-



Đã thực hiện được quy trình chiết xuất dược liệu bằng phương pháp đun hồi lưu
thu cao EtOAc từ cây Râu mèo và cây Nghể.

-

Đã tiến hành sàng lọc in vivo tác dụng làm hạ men gan ở chuột nhiễm độc CCl4
trên cao EtOAc của cây Râu mèo và cây Nghể ở nồng độ 1 mg/ml. Cho thấy các
cao này có tác dụng làm hạ men gan tốt ở nồng độ 1 mg/ml.

-

Đã tiến hành sàng lọc in vivo tác dụng ức chế xơ gan ở chuột nhiễm độc CCl4 trên
cao EtOAc của cây Râu mèo và cây Nghể ở nồng độ 1 mg/ml. Cho thấy các cao
này có tác dụng ức chế xơ gan tốt ở nồng độ 1 mg/ml.
Đề tài đã mở ra một hướng mới cho việc nghiên cứu tác dụng ức chế xơ gan của cây

Râu mèo và cây Nghể, từ đó ứng dụng vào việc bào chế thuốc sử dụng trong tương lai.
Góp phần tìm ra và chứng minh tác dụng trị liệu của một số cây thuốc trong nguồn tài
nguyên cây thuốc phong phú của Việt Nam, góp phần vào việc phòng ngừa và điều trị
một số bệnh gan hiện nay.

ii


MỤC LỤC

CHƯƠNG

TRANG


Trang tựa
Lời cảm ơn..........................................................................................................................i
Tóm tắt ............................................................................................................................. ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................... vi
Danh sách các bảng ........................................................................................................ vii
Danh sách các hình ........................................................................................................ viii
Danh sách sơ đồ............................................................................................................... ix
Danh sách biểu đồ ........................................................................................................... ix
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................................1
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................................2
2.1. Tổng quan về thực vật học ....................................................................................2
2.1.1. Cây Râu mèo ...................................................................................................2
2.1.1.1. Đặc điểm hình thái thực vật....................................................................2
2.1.1.2. Thành phần hóa học ...............................................................................3
2.1.1.3. Tác dụng dược lý ....................................................................................6
2.1.2. Cây Nghể.........................................................................................................7
2.1.2.1. Đặc điểm hình thái thực vật....................................................................7
2.1.2.2. Thành phần hóa học ...............................................................................9
2.1.2.3. Tác dụng dược lý ..................................................................................10
iii


2.2. Tổng quan về chống oxi hóa ...............................................................................11
2.2.1. Khái niệm về gốc tự do .................................................................................11
2.2.2. Vai trò của gốc tự do .....................................................................................12
2.3. Mô hình gan trong thử nghiệm invivo ................................................................13
2.3.1. Cơ chế gây độc của CCl4 ..............................................................................13
2.3.2. Tại sao lại chọn gan trong mô hình in vitro và in vivo?................................14

2.4. Xơ gan .................................................................................................................15
2.4.1. Định nghĩa .....................................................................................................15
2.4.2. Nguyên nhân .................................................................................................15
2.4.3. Chuẩn đoán ...................................................................................................17
2.4.4. Sự hình thành xơ ở gan .................................................................................18
2.4.5. Tác hại của rượu đối với bệnh xơ gan ..........................................................21
3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................27
3.1. Nguyên vật liệu nghiên cứu ................................................................................27
3.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu ................................................................................27
3.1.1.1. Nguyên liệu ..........................................................................................27
3.1.1.2. Thú thử nghiệm ....................................................................................27
3.1.2. Dụng cụ, thiết bị và hóa chất ........................................................................28
3.1.2.1. Dụng cụ.................................................................................................28
3.1.2.2. Thiết bị..................................................................................................28
3.1.2.3. Hóa chất ................................................................................................28
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................29
3.2.1. Xử lý nguyên liệu ..........................................................................................29

iv


3.2.2. Chiết xuất .....................................................................................................29
3.2.3. Thử sinh học..................................................................................................31
3.2.3.1. Thí nghiệm 1:Khảo sát sơ bộ nồng độ gây độc của CCl4 .....................31
3.2.3.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát độc tính của cao chiết ....................................31
3.2.3.3. Thí nghiệm 3: Sàng lọc cao EtOAc của cây Râu mèo và cây Nghể ....31
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................................38
4.1. Kết quả xử lý nguyên liệu ...................................................................................38
4.2. Kết quả chiết xuất ...............................................................................................39
4.3. Kết quả thử sinh học ...........................................................................................41

4.3.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát sơ bộ nồng độ gây độc CCl4 ...................................41
4.3.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát độc tính của cao chiết .............................................41
4.3.3. Thí nghiệm 3: Sàng lọc in vivo cao EtOAc của cây Râu mèo và Nghể .......42
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................................51
5.1. Kết luận ...............................................................................................................51
5.2. Đề nghị ................................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................53
PHỤ LỤC ........................................................................................................................56

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ALT

Alanine transaminase

AST

Aspartate transaminase

CCl4

Carbon tetrachloride

CHCl3

Chloroform


Cyt P450

Cytochrome P450

DĐVN

Dược điển Việt Nam

DMSO

Dimethylsulfoxid

ECM

Extracellular matrix (chất nền ngoại bào)

EDTA

Ethylendinitrotetraacetate

EtOAc

Ethyl acetate

GSH

Glutathione peroxidase

HSC


Hepatic stellate cell (tế bào hình sao)

IL-1

Interleukin-1

IL-6

Interleukin-6

IL-8

Interleukin-8

MEOS

Microsomal ethanol oxidating system (hệ thống oxi hóa rượu ở vi tiểu thể)

NADP

Nicotinamide adenine dinucleotide phosphate

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG

TRANG

Bảng 2.1: Các gốc hóa học trong các chất flavonoid của cây Râu mèo ...........................4

Bảng 4.1: Xác định độ ẩm nguyên liệu ...........................................................................39
Bảng 4.2: Xác định độ ẩm cao chiết................................................................................39
Bảng 4.3: Xác định phần trăm cao chiết EtOAc thu được thực tế ..................................40
Bảng 4.4: Kết quả tỉ lệ chuột sống sau 24 giờ uống CCl4 ..............................................41
Bảng 4.5: Kết quả các lô sau 24 giờ ................................................................................42
Bảng 4.6: Bảng thực hiện công việc cho chuột uống trong các lô ..................................43
Bảng 4.7: Kết quả đo hoạt lực ALT của các lô thử nghiệm ............................................45
Bảng 4.8: Kết quả đo hoạt lực AST của các lô thử nghiệm ............................................46

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH

TRANG
Hình 2.1: Cây Râu mèo .....................................................................................................2
Hình 2.2: Khung của flavonoid ........................................................................................4
Hình 2.3: 5 chất orthosiphon mới ......................................................................................5
Hình 2.4: Các dẫn chất của acid caffeic ...........................................................................5
Hình 2.5: Cây Nghể ...........................................................................................................7
Hình 2.6: Xơ gan .............................................................................................................15
Hình 2.7: Quá trình hình thành xơ trong gan ..................................................................18
Hình 2.8: Các giai đoạn hoạt hóa tế bào hình sao ...........................................................20
Hình 3.1: Nắp lưới, ống uống nước, thức ăn ...................................................................27
Hình 3.2: Bocal nuôi chuột .............................................................................................27
Hình 3.3: Cho chuột uống thuốc .....................................................................................32
Hình 3.4: Các bước lấy máu ở đuôi chuột.......................................................................36
Hình 3.5: Các bước mổ lấy gan chuột .............................................................................37
Hình 4.1: Mẫu cây Râu mèo trồng ở các vườn ...............................................................38
Hình 4.2: Mẫu cây Râu mèo vườn dược liệu ..................................................................38

Hình 4.3: Mẫu cây Nghể trồng ở ven sông rạch .............................................................38
Hình 4.4: Biểu hiện của chuột bình thường ....................................................................44
Hình 4.5: Biểu hiện của chuột bị gây độc .......................................................................44
Hình 4.6: Mẫu gan chuột lô trắng x 40 ...........................................................................48
Hình 4.7: Mẫu gan chuột lô độc x 40 ..............................................................................48

viii


Hình 4.8: Mẫu gan chuột lô cao EtOAc cây Râu mèo x 40 ............................................48
Hình 4.9: Mẫu gan chuột lô cao EtOAc cây Nghể x 40 ..................................................48

ix


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

TRANG
Sơ đồ 2.1: Hệ thống phân loại ...........................................................................................3
Sơ đồ 4.1: Quy trình chiết tách dược liệu điều chế cao EtOAc ......................................40

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

TRANG
Biểu đồ 1: Biểu diễn hoạt lực ALT .................................................................................46
Biểu đồ 2: Biểu diễn hoạt lực AST............................................................................................. 47

x



Chương 1: MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong dân gian cây Râu mèo và cây Nghể là những cây thuốc rất dễ trồng và được
dùng làm thuốc để trị nhiều bệnh, giúp bài tiết chloride, ure, trị sỏi thận, hạ huyết áp,…;
cây Nghể có nhiều tác dụng đã được nghiên cứu như thanh nhiệt, giải độc, bổ lọc máu….
Gần đây các nghiên cứu trên tác dụng chống oxi hoá và tác dụng trên gan của hai cây này
đã có một số khảo sát [14], [5] kết quả cho thấy cây Râu mèo, cây Nghể có chứa nhiều
hợp chất chống oxi hoá mạnh và có tác dụng làm hạ enzym gan trên gan chuột bị gây độc
bởi CCl4 cấp tính ở mô hình in vitro và in vivo. Qua khảo sát các cao chiết với dung môi
khác nhau nhận thấy cao chiết EtOAc của hai dược liệu này có hoạt tính hạ enzym gan và
hoạt tính chống oxi hoá khá tốt cả hai mô hình in vitro và in vivo ở nồng độ 1 mg/ml.
Từ những khảo sát ban đầu, chúng tôi đặt vấn đề “Khảo sát sàng lọc tác dụng ức chế
xơ gan của cao chiết và các phân đoạn chiết dược liệu trên gan chuột bị gây xơ bằng
CCl4.” nhằm góp phần tìm và chứng minh tác dụng trị liệu của cây Râu mèo và cây Nghể
vào việc phòng và ức chế bệnh xơ gan. Đề tài được thực hiện với mục tiêu cụ thể:
-

Chuẩn bị cao chiết và phân đoạn chiết từ dược liệu

-

Khảo sát sàng lọc tác dụng hạ enzym gan và ức chế xơ gan của cao chiết và phân
đoạn dược liệu.

1


Chương 2: TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về thực vật học
2.1.1. Cây Râu mèo

Cây Râu mèo có tên khoa học là Orthosiphon
aristatus

(Blume.)

Miq.

Thuộc

họ

Hoa

môi

(Lamiaceae) hay còn được gọi bằng những tên khác
như: Orthosiphon gradiflorus (Blume.), Orthosiphon
longiflorum (Ham.), Orthosiphon spiralis (Lous.)
Merr.,

Ocinum

aristatus

(Blume.)

Clerodendralthus spicatus (Thums.)…

Bijdr.,
Hình 2.1: Cây Râu mèo


Ở mỗi địa phương, mỗi vùng cây Râu mèo còn có tên gọi khác nhau. Ở Việt Nam cây
Râu mèo còn được gọi là: bông bạc, é mùi, trứng hoang….[6, 8]
2.1.1.1. Đặc điểm hình thái thực vật
Cây Râu mèo là cây thân thảo, sống lâu năm, cao 0,5 – 1 m. Thân đứng ít phân
nhánh, hình vuông, nhẵn hoặc ít lông. Ở một số chủng, cuống và gân chính có màu tía.
Lá mọc đối, dài 4 – 6 cm, rộng 2,5 – 4 cm, cặp lá trước mọc thành hình chữ thập
đối với cặp lá sau, gốc lá tròn, đầu nhọn, mép khía răng to, cuốn lá dài 3 – 4 cm.
Cụm hoa tận cùng mọc thẳng, mọc thành chùm, màu hoa lúc non thì trắng, sau ngả
sang màu tím, dài 8 – 10 cm, gồm 6 – 10 vòng, mỗi vòng có 6 hoa.
Hoa nở suốt mùa hè, quả nhỏ và nhẵn. Cây Râu mèo có tên như vậy vì nhị và nhụy
của hoa thò ra giống râu con mèo. [4]
* Phân loại
Cây Râu mèo thuộc chi Orthosiphon họ Hoa môi (Lamiaceae), là họ lớn nhất trong
bộ Hoa môi, gồm hơn 200 chi và khoảng 3500 loài, phân bố ở khắp các vùng có khí hậu
khác nhau trên thế giới nhưng đặc biệt nhiều ở Địa Trung Hải, Tiểu Á và Trung Á. [24]
Sơ đồ hệ thống phân loại (Xem sơ đồ 2.1)
2


* Phân bố
Chi Orthosiphon có khoảng 80 loài được phân bố rộng rãi ở Châu Á, Châu Phi. Ở
Việt Nam tác giả Phạm Hoàng Hộ đã xác định được 8 loài. [7]
Cây Râu mèo mọc tự nhiên và phân bố
phổ biến ở Ấn Độ, các nước Đông Nam Á như:

Ngành Ngọc Lan (hạt kín)
Magnoliophyta

Indonesia, Malaysia, Thái Lan. [7, 10]

Tại thành phố Hồ Chí Minh, Râu mèo
được trồng nhiều ở Thủ Đức, một số vườn thuốc

Lớp Ngọc Lan (2 lá mầm)
Magnoliopsida

nam ở các quận huyện nội thành, các tỉnh đồng

Phân lớp Cúc

bằng sông Cửu Long cũng trồng rất nhiều. Ngoài
ra, Râu mèo còn có ở các tỉnh miền núi như: Cao

Bộ Hoa môi
Lamiales

Bằng, Thanh Hóa, Hà Tây, Lâm Đồng, Phú Yên,
Phan Rang, Hà Nam …[7, 10]

Họ Hoa môi
Lamiaceae

* Bộ phận sử dụng
Cây Râu mèo được thu hái cả cây về làm

Chi Orthosiphon

thuốc, trừ phần rễ. Dược liệu sau khi thu hái được
ốn định bằng cách phơi hoặc sấy khô. [8]


Sơ đồ 2.1: Vị trí cây Râu mèo trong
hệ thống phân loại

2.1.1.2. Thành phần hóa học

Trong thân cây Râu mèo chứa nhiều nhóm hợp chất khác nhau: Các glucosid
đắng, orthosiphonnin, saponin, alkaloid, tinh dầu, tannin, flavonoid, cholin, betain, alcol
triterpen, acid hữu cơ như: tartaric, citric, acid glycolis, …[6, 8]

• Saponin
Saponin được tìm thấy trong thành phần của cây Râu mèo lần đầu tiên 1933 do P.
Caparis và CH Fevrier. Năm 1968, Efimova F.V và cộng sự đã tiến hành định lượng
thành phần saponin. Kết quả cây Râu mèo chứa 4,5% saponin trong dịch chiết butanol.

3


Thành phần saponin trong cây Râu mèo được gọi tên là orthosiphonosides A, B,
C, D, E có màu tím hồng với thuốc thử acid phosphotungstic ở nhiệt độ 105 – 1100C. [22]
• Glucosid đắng
Cây Râu mèo được Van Itallie nghiên cứu từ năm 1886, tác giả đã lấy ra một chất
glucosid đắng gọi là orthosiphon chất này ít tan trong cồn và tan nhiều trong nước.
Sau đó nhiều tác giả như A. Gruber (Đức), Lecdurg Krober (Đức) cũng tìm thấy
thành phần này và thêm muối K+ trong cây Râu mèo, có ý kiến cho rằng đây là hoạt chất
chính gây tác dụng lợi tiểu. [1]

• Các flavonoid
Trong cây Râu mèo, thành phần hóa học được biết rõ nhất là flavonoid. 9 chất
flavon ở dạng aglycon đã được phân lập từ cây Râu mèo, trong đó có chất Sinensetin
chiếm hàm lượng lớn trong cây. Ngoài 9 flavon còn có 2 flavonoid glycoside kaempferol

3 – O – β glucosid và quercetin 3 – O – β glucosid. [8]

Hình 2.2: Khung của flavonoid

Bảng 2.1: Các gốc hóa học trong các chất Flavonoid của cây Râu mèo
Các dẫn xuất của Flavonoid

R1

R2

R3

R4

1

H

H3C

H

H

2

H

H3C


H

CH3

3

H3C

H

H

CH3

4

H3C

H3C

H

H

5

H3C

H3C


H

CH3

6

H

H3C

OH

CH3

4


7

H

H3C

OH

CH3

8


H3C

H3C

OH

CH3

9

H3C

H3C

OCH3

CH3

Trong một nghiên cứu gần đây của tác giả Yasuhiro Tezuka làm trên đối tượng là
cây Râu mèo tại Việt Nam đã tìm ra được 5 chất orthosiphon mới (Hình 2.3), ngoài ra
còn có các staminolacton, nor – staminolacton mới cũng được tìm thấy.

Hình 2.3: 5 chất orthosiphon mới

• Các dẫn chất của acid caffeic
Chủ yếu là các acid rosmarinic, acid cichoric…

Acid rosmarinic

Acid cichoric


Hình 2.4: Các dẫn chất của acid caffeic
5


• Các diterpenoid
Các orthosiphol, neo – orthosiphol, seco – orthosiphol; Các staminol, nor –
staminol, nor – staminon; Các staminolacton, nor – staminolacton; Các siphonol (trong
cây Râu mèo có đến hơn 50 chất thuộc nhóm này). [8]

• Các hợp chất khác
Triterpenoid (acid oleanolic, ursonic, betunilic, α - amyrin và β - amyrin;
phytosterol (β - sitosterol, stigmasterol, campesterol); carotenoid, coumarin (esculetin).
Các thành phần khác như: betain, cholin, β - sitosterol. [8]
2.1.1.3. Tác dụng dược lý

• Tác dụng lợi tiểu
Những nghiên cứu đầu tiên về dược lực đối với cây Râu mèo được thực hiện ở
Pháp bởi Perinelle (1887), Lecbre và Decaux F. Sau này còn có rất nhiều công trình
nghiên cứu về tác dụng dược lực và chỉ rõ tác dụng lợi tiểu của cây Râu mèo (đã được
khẳng định ở Cuba).
Đến năm 1926, Cây Râu mèo được đưa vào Dược điển Hà Lan rồi đến Dược điển
Đức, Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Pháp đưa vào năm 1965.
Tuy nhiên thành phần gây tác dụng lợi tiểu chưa xác định rõ, nên vấn đề này các
tác giả có nhiều ý kiến chưa thống nhất. J.E Maguire đã phân tích và xác định được chất
của cây Râu mèo có ích trong y học.
Năm 1993 Shut và Zwaving đã nghiên cứu dược lý học của một số lipophilic
flavonoid từ cây Râu mèo cho thấy thành phần sinensetin và hydroxil 5, 6, 7, 4 –
tetramethoxiflavone thể hiện hoạt tính lợi tiểu nhưng không có hoạt tính kháng khuẩn. [10]


• Tác dụng ức chế khối u
Theo nghiên cứu của Yasuhiro thì hầu hết các flavonoid và diterpenoid được tách ra
từ cây Râu mèo có tác dụng độc đối với tế bào ung thư biểu mô gan chuột nhắt 26 – L5. [26]

6


• Tác dụng chống oxi hóa
Trong một khảo sát mới đây trên một số cây thuốc ở Việt Nam cho thấy cây Râu
mèo có hoạt tính chống oxi hóa mạnh.

™ Các khảo sát đã sàng lọc in vitro hoạt tính chống oxi hoá, tác dụng làm hạ
enzym gan của 3 cao toàn phần methanol, n – butanol, EtOAc và 9 phân đoạn được tách
từ cao toàn phần EtOAc đồng thời đối chiếu, so sánh với chất chuẩn silymarin kết quả
cho thấy cao EtOAc có tác dụng chống oxi hoá mạnh nhất và các phân đoạn hợp chất
trong cao EtOAc có tác dụng tương hỗ lẫn nhau. [14]

™ Tiếp tục thử nghiệm in vivo hoạt tính chống oxi hoá, tác dụng làm hạ
enzym gan của cao EtOAc với các nồng độ 0,1 mg/ml; 0,5 mg/ml; 1 mg/ml, so sánh với
chất chuẩn silymarin kết quả cho thấy hoạt tính chống oxi hoá, tác dụng làm hạ enzym
gan tốt nhất ở nồng độ 1 mg/ml. [14]
2.1.2. Cây Nghể
Cây Nghể thuộc họ Rau răm (họ Nghể, hay họ
Kiều Mạch), (Polygonaceae).
Một số cây trong họ Rau răm phổ biến như:
Kiều Mạch (Fagopyrum), Chút Chít (Rumex), Đại
Hoàng (Rheum), Nghể, và Rau răm (Polygonum),
Hà Thủ Ô Đỏ,…. Họ Rau răm được đặt tên theo
hình dạng của hạt; chẳng hạn như hạt của cây Đại
Hoàng có tiết diện ngang là một hình tam giác. [30]


Hình 2.5: Cây nghể

Trong y học cổ truyền, Nghể đồng, Nghể bà được dùng làm gia vị, bổ, làm lành vết
thương. Nghể chàm có tác dụng hạ nhiệt trong các bệnh nhiễm khuẩn như sởi, viêm
họng, cúm. [27, 28]
2.1.2.1. Đặc điểm hình thái thực vật [2, 10]
Nghể là loại cây thân thảo một năm, có thân mọc thẳng, cao 40 – 70 cm, rộng 1,5
cm, nhiều cành và có rãnh dọc. Lá của cây Nghể có vị tương tự như hồ tiêu, cuống lá 4 –
7


8 mm, phiến lá dày hình mũi mác hay hình elip mũi mác có kích thước 4 – 8 x 0,5 – 25
cm, cả hai mặt không lông, đôi khi có lông nhỏ màu trắng và cứng ép sát gân giữa, gốc lá
hình nêm, mép lá có lông mịn, chóp lá nhọn.
Các hoa tự thụ phấn trong chồi, không nở, có mặt tại các nách lá, bẹ chìa hình ống
dài 1 – 1,5 cm, giống như màng mỏng, có lông cứng, và nhỏ thưa thớt, cụt đỉnh có lông
ngắn. Cụm hoa mọc trên đầu cành hay ở nách lá, dạng bông rủ xuống, dài 3 – 8 cm. Các
lá bắc xanh lục, hình phễu, dài 2 – 3 mm, mép dạng màng có lông mịn ngắn thưa thớt,
mỗi lá 3 – 5 hoa. Các cuống nhỏ dài hơn lá bắc, bao hoa màu xanh lục có màu trắng hay
hồng ở phía trên và chia 5 hoặc 4 phần, có điểm mạch hỗ trong suốt màu nâu; lá và cánh
hoa hình elip, dài 3 – 3,5 mm. Nhị hoa không thò ra.
Quả bế không thò ra, trong bao hoa, màu nâu đen, trong mờ hình trứng, hai mặt lồi
hay mặt cắt tam giác, dài 2 – 3 mm, có các hõm nhỏ dày đặc. Cây Nghể ra hoa vào tháng
5 – 9, kết quả vào tháng 6 – 10.
* Phân loại
Cây Nghể có tên khoa học là Polygonum toenzymtosum Willd. (hay Polygonum
pulchrum blume), hay được biết đến với nhiều tên khác nhau: Nghể lông dày, Nghể lông,
Nghể trâu,…. [12, 27]
Cây Nghể thuộc họ Rau răm (họ Nghể, hay họ Kiều Mạch), (Polygonaceae). Đây

là nhóm thực vật hai lá mầm, chứa khoảng 50 chi và 1120 loài. Họ Nghể là loài cây thân
thảo, cây bụi, cây thân gỗ nhỏ. Các cơ quan sinh sản đơn tính ở trên cùng một cây hay ở
trên hai cây khác nhau. [30]
Họ Rau răm được chia thành hai phân họ là Polygonoideae và Eriogonoideae.
Phân họ Polygonoideae được nhận biết bằng cách là phân họ này không có tổng
bao, nhưng có bẹ chìa (đây là các bao của vỏ, màng bọc phát triển từ các lá kèm ở các
gốc lá đính kèm). Một số bẹ chìa có các tua có lông. Phân họ này bao gồm khoảng 28 chi
và 800 loài với các chi lớn như: Polygonum, Rumex và Calligonum. [27]

8


Phân họ Eriogonoideae với khoảng 330 loài, chỉ được tìm thấy ở các khu vực
Châu Mỹ. [30]
* Phân bố
Nghể là loài cỏ nhiệt đới, mọc thành từng đám ở ruộng, mương rạch, ao hồ, hay
mép nước ở bờ sông. [12]
Phân bố của loài này rộng khắp vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới ở Châu Á, và một
phần ở Châu Âu. Ở Châu Á, Nghể được tìm thấy ở một số nước như: Ấn Độ, Malaysia,
Bangladesh, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Campuchia, Lào và Trung Quốc. [10]
Ở Việt Nam, Nghể có khoảng hơn 30 loài (Nguyễn Tiến Bân, 1997), trong đó có
gần 20 loài được dùng làm thuốc (Võ Văn Chi, 1996). Nghể có khắp các tỉnh từ đồng
bằng đến trung du và miền núi ( độ cao dưới 500 m ). [10]
* Bộ phận sử dụng
Người ta thu hái lá và ngọn quanh năm, và thường sử dụng tươi. [12]
2.1.2.2. Thành phần hóa học
Toàn cây chứa các chất thuộc nhóm thành phần hóa học khác nhau:
Flavonoid 2 – 2,5 % trong đó quercetin, quercitrin, kaempferol, rutin, hyperosid
(quercetin – 3 – galactosid), rhamnacin, rhamnacin kali bisulfat monoester, persicarin
(isorhamnetin – 3 – kali bisulfat ester), persicarin – 7 – methyl – ether.

Theo một số tác giả, lá chứa nhiều flavonoid: quercetin – 3 – sulfat, isorhamnetin
– 3, 7 – disulfat và tamarixetin – 3 – glucosid – 7 – sulfat (Yagi Akira và cộng sự, 1994),
7, 4’ – dimethylquercetin, 3’ – methylquercetin, quercetin, isoquecertin (Haraguchi
Hiroyuki và cộng sự, 1992).
Tính chất chống oxi hóa của một số flavonoid được sắp xếp thứ tự từ mạnh đến yếu:
isoquercetin > 7, 4’ – dimethylquercetin > quercetin > 3’ – methylquercetin.
Tinh dầu 0,3 – 0,35 % trong đó một chất chiếm 28,40 % (thân), 29,00 % (lá) và một
chất chiếm 27,65 % (thân) và 27,78 % (lá).
9


Tannin, acid hữu cơ (acid formic, acid acetic, acid valeric, acid malic, acid melissic)
Ngoài ra trong cây Nghể còn có vitamin K, polygopiperin, alkaloid, sesquiterpen
(acid polypiperic, polygodial 0,08 %). [10]
2.1.2.3. Tác dụng dược lý
Trong cây Nghể có 7 – 15 % hyperin và persicarin. Đây là những chất độc của
thực vật có tác dụng trừ sâu chủ yếu qua tiếp xúc hoặc đường ruột. Chế phẩm trừ sâu
được làm từ cây Nghể có thể trừ được nhiều loại sâu bọ hay côn trùng miệng nhai và
chích hút như: rệp, muỗi, nhện đỏ, sâu ăn lá. Các thuốc trừ sâu này có nồng độ độc tính
chỉ ở mức trung bình đối với người và động vật máu nóng, còn trong môi trường sống và
cơ thể thì độc tính được phân giải rất nhanh và không để lại tồn dư trong nông sản thực
phẩm. Thuốc trừ sâu thảo mộc được các cơ quan chức năng khuyến khích sử dụng để sản
xuất nông sản an toàn. [31]
Nghể là cây có vị cay nồng, hắc. Dùng cây này chữa trị bệnh viêm ruột, loét mang
cho cá trắm cỏ, rô phi thì rất có hiệu quả, nhất là đối với cá giống. [31]
Cây Nghể được dùng trong dân gian lấy chồi non làm rau ăn, làm thuốc có tác
dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ lọc máu. Mủ của cây Nghể ăn mát, giải nhiệt, chữa ho. [12]
Ở Ấn Độ và Malaysia người ta thường xem cây Nghể như là thuốc bổ và dùng lá
để nấu ăn như các loại rau. Phụ nữ thích dùng nó xem như thuốc lọc máu. [31]
Ở Campuchia người ta dùng chế nước súc miệng. [31]

Cao chiết với ether và acid của cây Nghể có tác dụng kháng khuẩn. Nghể có tác
dụng kích thích lợi tiểu, điều kinh, làm tan sỏi; hoạt tính của rễ mất khi sấy khô. [10]
Nghể có tác dụng nhuận tràng và chống lại chất độc của nọc rắn hổ mang ở mức độ
nhất định, nâng cao tỷ lệ sống hoặc kéo dài thời gian cầm cự cho động vật được tiêm nọc
rắn. [10]
Thân lá và lá được dùng làm thuốc trừ giun, nhuận tràng, thông tiểu, chữa rắn cắn,
chữa ghẻ lở ngứa ở ngoài da, dùng Nghể tươi nấu nước tắm và bã xát vào chỗ ghẻ ngứa. [10]

10


Trong y học dân gian Ấn Độ, cao lỏng Nghể còn được dùng làm thuốc ngừa thai.
Nước sắc của cây điều trị các rối loạn của tử cung và cầm máu. Lá được nhai để chữa đau
răng. Rễ có tác dụng kích thích lợi tiểu, gây trung tiện, trừ giun. Ở Nga, cao lỏng Nghể
làm thuốc làm săn, cầm máu, điều trị băng huyết trong sản khoa. [10]
Ngoài những tác dụng dược lý kể trên thì chưa có nghiên cứu nào về tác dụng
chống oxi hoá và làm hạ enzym gan từ cây Nghể ngoài đề tài “Khảo sát hoạt tính của cây
Nghể Polygonum toenzymtosum Willd. trên mô hình gan chuột bị nhiễm độc CCl4” được
tiến hành tại Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian gần đây thu được
một số kết quả: [5]

™ Các khảo sát đã sàng lọc in vitro hoạt tính chống oxi hoá, tác dụng làm hạ
enzym gan của 3 cao toàn phần methanol, n – butanol, EtOAc và 11 phân đoạn được tách
từ cao toàn phần EtOAc đồng thời đối chiếu, so sánh với chất chuẩn silymarin kết quả
cho thấy cao EtOAc có tác dụng chống oxi hoá mạnh nhất và các phân đoạn hợp chất
trong cao EtOAc có tác dụng tương hỗ lẫn nhau. [5]

™ Tiếp tục thử nghiệm in vivo hoạt tính chống oxi hoá, tác dụng làm hạ
enzym gan của cao EtOAc với các nồng độ 0,1 mg/ml; 0,5 mg/ml; 1 mg/ml, so sánh với
chất chuẩn silymarin kết quả cho thấy hoạt tính chống oxi hoá, tác dụng làm hạ enzym

gan tốt nhất ở nồng độ 1 mg/ml. [5]
2.2. Tổng quan về chống oxi hóa
2.2.1. Khái niệm về gốc tự do
Trong hóa học, gốc tự do là những nguyên tử, nhóm nguyên tử hoặc phân tử có những
electron không ghép cặp ở lớp ngoài cùng. Các electron này có năng lượng cao, rất kém
bền nên dễ dàng tham gia vào nhiều phản ứng hóa học như phản ứng oxi hóa – khử, phản
ứng polymer hóa.
Gốc tự do trong cơ thể được phát sinh từ hai nguồn gốc: nội sinh và ngoại sinh.

11


Nguồn nội sinh là các gốc tự do được chính cơ thể tạo ra bởi các quá trình sinh lý như
hô hấp ở tế bào, các quá trình bệnh lý như viêm nhiễm, hoặc thông qua hệ thống enzym
thân oxi hóa (prooxidant enzym), ion kim loại chuyển tiếp.
Nguồn ngoại sinh, gốc tự do được hình thành trong cơ thể bởi các yếu tố ngoại sinh
như sự ô nhiễm môi trường, bức xạ, khói thuốc, ozon, hoá chất, … [17]
2.2.2. Vai trò của gốc tự do
Vai trò có lợi của gốc tự do
* Trong trao đổi chất và chuỗi hô hấp tế bào trong sơ thể
Trong tế bào của sinh vật sống, hàng triệu các phản ứng hóa học diễn ra mỗi giây
nhằm tạo năng lượng cung cấp cho hoạt động sống và tạo nên những chất cần thiết để xây
dựng cơ thể. Rất nhiều phản ứng đòi hỏi sự di chuyển của các điện tử từ phân tử này sang
phân tử khác, đặc biệt trong chuỗi hô hấp tế bào, các gốc tự do luôn đóng vai trò trung
gian quan trọng cho sự dịch chuyển điện tử này.
* Trong hệ thống miễn dịch
Ngoài lympho T đóng vai trò chính trong hệ miễn dịch, còn có các gốc tự do được
tạo ra bởi sự hoạt hóa các đại thực bào góp phần tiêu diệt vi sinh vật có hại. Ngoài ra, gốc
tự do còn góp phần quét sạch các tế bào già, chết trong cơ thể.
Ngoài hai vai trò trên, gốc tự do còn tham gia vào nhiều quá trình có lợi khác như

đóng vai trò dẫn truyền thần kinh (NO) …
Vai trò có hại của gốc tự do
* Sự stress oxi hóa
Là kết quả của sự hình thành gốc tự do vượt quá mức kiểm soát của các hệ thống
chống oxi hóa trong cơ thể. Điều này xảy ra khi các chất chống oxi hóa có nồng độ quá
thấp, không đủ để hấp thu hết các gốc tự do trước khi bùng nổ. Các gốc tự do lúc đó sẽ tấn
công các phân tử lipid, protein, DNA. Nếu stress oxi hóa mãnh liệt có thể gây chết tế bào.

12


* Quá trình lão hóa
Là quá trình biến đổi theo thời gian liên quan đến sự thái hóa các chức năng sinh
học. Sự rối loạn và đột biến xảy ra chủ yếu trong gen là nguyên nhân dẫn đến sự lão hóa.
Sự rối loạn này là do các gốc tự do, đặc biệt là superoxid và hydroxyl phản ứng với phân
tử di truyền. Gốc tự do có thể phản ứng với collagen, một protein chính của các mô liên
kết, làm lão hóa các bộ phận này. Các vết nhăn xuất hiện trên da do collagen bị hư hại là
dấu hiệu chính cho sự lão hóa.
* Quá trình peroxid lipid
Các tế bào được bao bọc bởi một màng lipid kép. Trong cấu trúc của lipid có
nhiều gốc không no nên rất dễ bị các gốc tự do phản ứng, quá trình này gọi là quá trình
peroxid hóa lipid.
Vai trò của các chống oxi hóa
Chất chống oxi hóa là những chất có ảnh hưởng lên phản ứng dây chuyền của các
gốc tự do, tạo nên các gốc tự do bền và kém hoạt động hơn. Chúng nhận điện tử tự do của
các gốc tự do hoạt động biến gốc tự do hoạt động → gốc tự do kém hoạt động.
Các chất này có tác dụng ngăn cản sự tạo thành gốc tự do hoạt động và kết thúc dây
chuyền (dập tắt gốc tự do), bao gồm: các enzym chống oxi hóa (superoxid dimutase,
catalase, glutathione peroxidase …), các vitamin chống oxi hóa (C, E) và đặc biệt là các
chất chống oxi hóa có nguồn gốc tự nhiên (carotenoid, phenol, polyphenol). [17]

2.3. Mô hình thử nghiệm trên gan in vivo
2.3.1. Cơ chế gây độc của CCl4
CCl4 là một chất độc cho gan đã được biết từ lâu và sự gây hoại của nó tương tự với
nhiều loại chất gây độc cho gan trên cơ thể người. CCl4 gây ra bệnh gan cấp và mãn tính
cũng như gây bệnh ung thư và là tác nhân cảm ứng gây mất đoạn nhiễm sắc thể. CCl4 là
một chất được dùng phổ biến trong mô hình gây tổn thương gan trên mô hình động vật.

13


Khả năng gây độc gan của CCl4 là do sự chuyển hóa của CCl4 trong gan hình thành
gốc tự do -CCl3 qua hệ thống chuyển hóa NADPH – Cyt P450. Một điện tử từ NADPH sẽ
chuyển sang cho CCl4 để tạo thành CCl3. Sau đó các gốc này sẽ phản ứng với nhau hoặc
với các phân tử khác.
Các gốc tự do của quá trình chuyển hóa CCl4 trong cơ thể gây hại tế bào do chúng
khởi phát sự peroxid hóa lipid, liên kết cộng hóa trị với protein, làm tăng Ca

2+

nội bào,

giảm GSH và tăng sự giải phóng sắt, cuối cùng là gây chết tế bào.
Sự chuyển hóa CCl4 bởi các enzym Cyt P450 trong ti thể đã được biết từ lâu. Khi ủ ti
thể với CCl4 thì thấy rằng sự liên kết hóa trị của CCl4 với DNA ti thể cao hơn sự liên kết
hóa trị của CCl4 với DNA nhân. Một số tác giả cho rằng chuỗi hô hấp ti thể có thể cung
cấp điện tử cần thiết cho sự hình thành CCl4 và kết quả là hình thành gốc tự do.
Ngoài ra, sự chuyển hóa CCl4 có thể hình thành liên kết hóa trị với protein, lipid,
DNA của nhân, làm cho DNA của tế bào bị biến đổi. Những kết quả này giải thích cho sự
ảnh hưởng gây ung thư của CCl4.
Sự peroxid hóa lipid có thể làm cảm ứng tiến triển bệnh gan nhiễm mỡ và xơ gan.

Malonyldialdehyd (MDA) là chất chỉ thị của sự peroxid hóa lipid thì hàm lượng MDA
tăng gấp 7 lần khi xử lý gan với CCl4 trong thời gian 14 giờ.
Do đó, CCl4 là một chất độc điển hình để tạo các gốc tự do phá hoại gan trên cả hai
mô hình thử nghiệm in vitro và in vivo. [12]
2.3.2. Tại sao lại chọn gan trong mô hình in vitro và in vivo?
Thiếu dạ dày hoặc bị cắt đi phần lớn não, con người vẫn có thể sống, nhưng động vật
sẽ chết nếu mất cả buồng gan. Gan là cơ quan lớn nhất của cơ thể, là cả một nhà máy hóa
chất tổng hợp. Mọi thức ăn được tiêu hóa ở ruột đều qua tĩnh mạch cửa tới gan, được
chuyển hoá lại rồi mới vào máu để nuôi dưỡng cơ thể.
Trong bào thai, gan sinh ra lứa hồng cầu đầu tiên. Khi con người ra đời, hồng cầu do
tủy xương tạo ra, nhưng gan vẫn còn làm công việc điều hòa sinh tử của hồng cầu. Hồng

14


cầu già chết, gan có nhiệm vụ làm cho huyết cầu tố biến thành sắc tố mật để thải theo
đường ruột.
Mọi chất tiêu hóa vào máu và phân phối cho toàn thân đều qua trạm kiểm soát gan.
Cơ quan an ninh này vây bắt, tiêu diệt vi trùng, khử các loại chất độc rồi tống khứ chúng
ra theo mật, ném vào buồng phân. Qua gan những độc tố hình thành trong ruột khi vi
trùng lên enzym thối đã trở nên vô hại. Rượu uống vào được đốt cháy ở gan, đến khi chạy
tới tế bào thì sức độc tàn phá đã giảm.
Gan đóng vai trò chính trong việc chuyển hóa các chất ngoại sinh mà trong đó có cả
hàng ngàn chất có thể gây độc cho gan. Từ đó các loại mô hình gan ngày càng được sử
dụng nhiều trong các nghiên cứu về các chất gây độc cho gan và các chất có khả năng
bảo vệ gan. [31]
2.4. Xơ gan
2.4.1. Định nghĩa
Xơ gan được định nghĩa về giải phẫu học là sự
hình thành cục u nhỏ (nodule) và chứng xơ hóa (fibrosis)

lan toả. Tiếp theo sau đó là hoại tử tế bào gan, mặc dù
nguyên nhân thì có rất nhiều nhưng hậu quả thì giống
nhau. [33]
2.4.2. Nguyên nhân
Hình 2.6: Xơ gan

• Xơ gan do siêu vi B, C, D.

• Xơ gan do rượu.
Rượu là một trong những nguyên nhân phổ biến, đặc biệt ở các nước phương Tây.
Sự phát triển của xơ gan ở những người uống rượu tuỳ thuộc vào lượng và tính đều đặn
của lượng rượu uống.

• Xơ gan do chuyển hóa: hemochromatosis, bệnh Wilson, thiếu enzym αantitrypsin.

15


×