TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
***000***
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHÁNG NẤM VÀ
TẠO CHẾ PHẨM SINH HỌC TỪ TRICHODERMA
Giáo viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN NHƯ NHỨT
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2009
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
MỤC LỤC ...................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ...................................................................................viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... x
CHƯƠNG MỞ ĐẦU ................................................................................................. 12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 14
1.1 Sơ lược Trichoderma....................................................................................... 14
1.1.1 Hệ gen của Trichoderma ............................................................................ 14
1.1.2 Môi trường sống ........................................................................................ 15
1.1.3 Đặc điểm hình thái ..................................................................................... 16
1.1.4 Đặc điểm sinh lý, sinh hóa ......................................................................... 16
1.1.5 Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma ................................................ 17
1.1.6 Một số sản phẩm trao đổi của nấm Trichoderma ........................................ 18
1.1.7 Một số ứng dụng của nấm Trichoderma ..................................................... 19
1.1.7.1 Bảo vệ thực vật[4]................................................................................. 19
1.1.7.2 Cải thiện năng suất cây trồng............................................................... 21
1.1.7.3 Trong lĩnh vực xử lý môi trường ......................................................... 22
1.1.7.4 Trong lĩnh vực khác............................................................................. 23
1.2 Sơ lược về một số nấm gây bệnh thực vật......................................................... 23
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ........................................................ 28
2.1 Vật liệu............................................................................................................. 28
2.1.1 Chủng giống nghiên cứu ............................................................................ 28
2.1.2 Vật liệu sử dụng ......................................................................................... 28
2.2 Dụng cụ, thiết bị ............................................................................................... 28
2.3 Các môi trường nuôi cấy .................................................................................. 29
2.3.1 Môi trường PGA ........................................................................................ 29
2.3.2 Môi trường tăng sinh nấm mốc .................................................................. 29
2.4 Phương pháp .................................................................................................... 29
2.4.1 Phương pháp bảo quản giống trên thạch nghiêng ....................................... 29
- ii -
2.4.2 Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng sợi nấm ..................................... 29
2.4.3 Phương pháp khảo sát tính đối kháng của Trichoderma đối với nấm bệnh
trên môi trường PGA .......................................................................................... 30
2.4.3.1 Nguyên tắc .......................................................................................... 30
2.4.3.2 Cách tiến hành ..................................................................................... 30
2.4.3.3 Chỉ tiêu theo dõi .................................................................................. 30
2.4.3.4 Cách xác định hiệu quả đối kháng của các chủng Trichoderma đối với
nấm bệnh ........................................................................................................ 30
2.4.4 Phương pháp xác định số lượng bào tử nấm mốc bằng phương pháp đo
OD660 nm và đếm trực tiếp trên buồng đếm hồng cầu ........................................... 31
2.4.4.1 Xác định số lượng bào tử nấm mốc bằng buồng đếm hồng cầu ............ 31
2.4.4.2 Phương pháp đo OD660 n ...................................................................... 32
2.4.5 Phương pháp nuôi cấy bán rắn để thu nhận bào tử ..................................... 32
2.5 Các phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 33
2.5.1 Phương pháp chọn chủng Trichoderma có khả năng đối kháng tốt với các
nấm bệnh ............................................................................................................ 33
2.5.2 Phương pháp khảo sát ảnh hưởng của một số điều kiện lên quá trình tăng
sinh cấp một nấm Trichoderma trên môi trường bán rắn ..................................... 33
2.5.2.1 Ảnh hưởng của từng loại cơ chất riêng lẻ ............................................ 33
2.5.2.2 Ảnh hưởng của sự kết hợp các loại cơ chất .......................................... 33
2.5.2.3 Ảnh hưởng của độ ẩm ......................................................................... 33
2.5.2.4 Ảnh hưởng của tỷ lệ các thành phần cơ chất trong môi trường nuôi cấy
........................................................................................................................ 33
2.5.2.5 Ảnh hưởng của sự bổ sung các dung dịch khoáng vi lượng.................. 34
2.5.3 Phương pháp tăng sinh thu bào tử cấp hai nấm Trichoderma trên môi trường
bán rắn................................................................................................................ 34
2.5.4 Phương pháp xác định tỷ lệ sử dụng của chế phẩm bào tử cấp hai trong
phòng thí nghiệm ................................................................................................ 34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ - BIỆN LUẬN .................................................................... 36
3.1 Tốc độ tăng trưởng trên môi trường PGA của các chủng Trichoderma và các
chủng nấm bệnh. .................................................................................................... 36
3.1.1 Tốc độ tăng trưởng trên môi trường PGA của các chủng Trichoderma....... 36
3.1.2 Tốc độ tăng trưởng trên môi trường PGA của các chủng nấm bệnh............ 37
- iii -
3.2 Khảo sát hiệu quả đối kháng của các chủng Trichoderma đối với các chủng nấm
bệnh trên môi trường PGA ..................................................................................... 37
3.2.1 Khả năng đối kháng của các chủng Trichoderma với chủng NB01 ............ 38
3.2.2 Khả năng đối kháng của các chủng Trichoderma với NB02 ....................... 40
3.2.3 Khả năng đối kháng của các chủng Trichoderma với NB03 ....................... 42
3.3 Khảo sát ảnh hưởng thành phần môi trường và chọn lọc các điều kiện thích hợp
cho sự sản xuất bào tử cấp một của nấm Trichoderma ............................................ 44
3.3.1 Khảo sát ảnh hưởng của thành phần môi trường đến khả năng tạo bào tử cấp
một của Trichoderma .......................................................................................... 44
3.3.1.1 Khảo sát ảnh hưởng của từng loại cơ chất riêng lẻ lên sự sản xuất của
nấm Trichoderma ............................................................................................ 44
3.3.1.2 Khảo sát sự ảnh hưởng của sự kết hợp các loại cơ chất ........................ 45
3.3.2 Ảnh hưởng của lượng nước bổ sung vào môi trường nuôi cấy ................... 48
3.3.3 Ảnh hưởng của tỷ lệ các thành phần cơ chất trong môi trường nuôi cấy ..... 49
3.3.4 Ảnh hưởng của khoáng vi lượng ................................................................ 51
3.4 Nuôi cấy thu nhận chế phẩm canh trường bào tử cấp hai của các chủng
Trichoderma chọn lọc ............................................................................................ 53
3.4.1 Xác định lượng bào tử có trong chế phẩm canh trường bào tử cấp hai các
chủng Trichoderma ............................................................................................ 53
3.5 Khảo sát liều dùng ở mức độ phòng thí nghiệm của các chế phẩm.................... 55
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 59
4.1 Kết luận ............................................................................................................ 59
4.1.1 Khả năng đối kháng của các chủng Trichoderma đối với các chủng nấm
bệnh.................................................................................................................... 59
4.1.2 Thành phần môi trường nuôi cấy thích hợp để thu nhận bào tử các chủng
Trichoderma chọn lọc ......................................................................................... 59
4.1.3 Thu nhận chế phẩm bào tử cấp hai các chủng Trichoderma và đánh giá hiệu
quả của chế phẩm ............................................................................................... 60
4.2 Đề nghị............................................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 61
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 27
- iv -
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Một số đặc điểm về nguồn nấm bệnh và bệnh do Sclerotium solfsii[12] ....... 24
Bảng 1.2: Một số đặc điểm về nguồn nấm bệnh và bệnh do Rhizoctonia[12] ............... 24
Bảng 1.3: Một số đặc điểm về nguồn nấm bệnh và bệnh do Phytophthora[12]............. 25
Bảng 1.4: Một số bệnh trên Hồ tiêu ở Việt Nam do nấm có trong đất gây ra[30] .......... 26
Tên bệnh .................................................................................................................... 26
Triệu chứng ............................................................................................................... 26
Tác nhân .................................................................................................................... 26
Bảng 1.5: Một số bệnh trên lúa ở Việt Nam do nấm có trong đất gây ra[30] ................ 26
Bảng 1.6: Một số bệnh trên ngô ở Việt Nam do nấm có trong đất gây ra[30] ............... 27
Bảng 2.1: Các giống Trichoderma và giống nấm bệnh dùng trong nghiên cứu ........... 28
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng của các chủng Trichoderma trên môi trường PGA ...... 36
Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng của các chủng nấm bệnh trên môi trường PGA ........... 37
Bảng 3.3: Kết quả đối kháng với NB01 Sclerotium rolfsii.......................................... 38
Bảng 3.4: Kết quả đối kháng với NB02 Rhizoctonia solani........................................ 40
Bảng 3.5: Kết quả đối kháng với NB03 Phytophthora capsici ................................... 42
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của từng loại cơ chất riêng lẻ lên sự tạo thành bào tử của các
chủng Trichoderma chọn lọc ..................................................................................... 44
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của sự kết hợp các loại cơ chất lên sự tạo thành bào tử của
chủng T12 .................................................................................................................. 47
Bảng 3.9: Sự tạo thành bào tử của các chủng Trichoderma trên môi trường có lượng
nước bổ sung ............................................................................................................. 48
Bảng 3.10: Lượng bào tử Trichoderma thu được sau khi nuôi cấy trên môi trường có tỷ
lệ các nguồn cơ chất khác nhau. ................................................................................. 50
Bảng 3.11: Lượng bào tử thu được khi nuôi cấy các chủng Trichoderma trên môi
trường có bổ sung các dung dịch khoáng khác nhau................................................... 52
Bảng 3.12: Lượng bào tử cấp 2 của các chủng Trichoderma thu được trong chế phẩm
canh trường................................................................................................................ 53
-v-
Bảng 3.14: Hiệu quả đối kháng nấm bệnh của các chế phẩm canh trường bào tử cấp
hai Trichoderma đối với các nấm bệnh chọn lọc tương ứng (thời gian xác định: 4
ngày) ......................................................................................................................... 57
Bảng 4.1: Thành phần môi trường thích hợp để nuôi cấy nuôi cấy chủng Trichoderma
.................................................................................................................................. 59
- vi -
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Hiệu quả ức chế của các chủng Trichoderma với NB01 ở 3, 5 và 7 ngày ủ
.................................................................................................................................. 39
Biểu đồ 3.2: Hiệu quả ức chế của các chủng Trichoderma với NB02 ở 3, 5 và 7 ngày ủ
.................................................................................................................................. 41
Biểu đồ 3.3: Hiệu quả ức chế của các chủng Trichoderma với NB03 ở 3, 5 và 7 ngày ủ
.................................................................................................................................. 43
Biểu đồ 3.4: Lượng bào tử tạo thành của các chủng Trichoderma trên từng cơ chất
riêng lẻ....................................................................................................................... 45
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của sự kết hợp các loại cơ chất lên sự tạo thành bảo tử của các
chủng T02, T21 và T27.............................................................................................. 46
Biểu đồ 3.5: Lượng bào tử tạo thành của các chủng T02, T21 và T27 trên từng loại cơ
chất kết hợp ............................................................................................................... 46
Biểu đồ 3.6: Lượng bào tử tạo thành của chủng T12 trên từng loại cơ chất kết hợp.... 47
Biểu đồ 3.7: Sự tạo thành bào tử của các chủng Trichoderma trên môi trường có lượng
nước bổ sung khác nhau............................................................................................. 49
Biểu đồ 3.8: Lượng bào tử Trichoderma thu được sau khi nuôi cấy trên môi trường có
tỷ lệ các nguồn cơ chất khác nhau. ............................................................................. 50
Biểu đồ 3.9: Lượng bào tử Trichoderma thu được khi nuôi cấy trên môi trường có
những thành phần khoáng khác nhau ......................................................................... 52
Biểu đồ 3.11: Hiệu quả đối kháng của chủng T27 đối với 3 chủng nấm bệnh............. 55
Biểu đồ 3.12: Hiệu quả đối kháng tương ứng với liều lượng sử dụng của các chủng
T02, T12 và T21 đối kháng với nấm bệnh tương ứng................................................. 57
- vii -
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1: Cấu trúc cơ quan sinh bào tử (A) và sợi tơ (B) của Trichoderma [27], [31]
.................................................................................... Error! Bookmark not defined.
Hình 1.2: Khuẩn lạc của một số chủng Trichoderma trên môi trường Potato Glucose
Agar (PGA). A: T. parceromosum; B: T. viride; C: T. hamatum và D: T. resei sau 4
ngày nuôi cấy ở nhiệt độ phòng (Nguyễn Xuân Ánh Nguyệt và cộng sự, 2009). . Error!
Bookmark not defined.
Hình 1.3: Chu trình sống của Trichoderma[32] .............. Error! Bookmark not defined.
Hình 1.4: Khuẩn lạc của một số chủng Trichoderma trên môi trường Potato Glucose
Agar (PGA). A: T. longibrachiatum; B: T. harzianum; C: T. aureoviride sau 3 ngày
nuôi cấy và D: T. longibrachiatum sau 4 ngày nuôi cấy ở nhiệt độ phòng (Nguyễn
Xuân Ánh Nguyệt và cộng sự, 2009). .......................... Error! Bookmark not defined.
Hình 1.5: Các cơ chế kiểm soát sinh học của Trichoderma[28] .................................... 17
Hình 1.6: Các hoạt động điều hòa tăng trưởng thực vật của Trichoderma:[17] ...... Error!
Bookmark not defined.
Hình 1.9: Tỷ phần các loài Trichoderma có khả năng kiểm soát sinh học [22] ............. 19
Hình 1.11: Thử nghiệm ứng dụng Trichoderma để phòng trị bệnh do nấm R. solani
trong quy trình trồng rau Diếp sạch[24] ......................... Error! Bookmark not defined.
Hình 1.12: Mầm lúa được và không được xử lý với Trichoderma T-22[14] .......... Error!
Bookmark not defined.
Hình 1.13: Chu trình sống của Sclerotium.................... Error! Bookmark not defined.
Hình 1.14: Chu trình sống và gây bệnh của Rhizoctonia ............ Error! Bookmark not
defined.
Hình 1.15: Chu trình gây bệnh thối rễ và chồi do Phytophthora sp. . Error! Bookmark
not defined.
Hình 1.16: Khuẩn lạc Sclerotium rolfsii và hạch nấm trên môi trường PGA sau 9 ngày
nuôi cấy (Nguyễn Xuân Ánh Nguyệt và cộng sự, 2009)............. Error! Bookmark not
defined.
- viii -
Hình 1.17: Khuẩn lạc Rhizoctonia solani và hạch nấm trên môi trường PGA sau 9
ngày nuôi cấy (Nguyễn Xuân Ánh Nguyệt và cộng sự, 2009). ... Error! Bookmark not
defined.
Hình 1.18: Khuẩn lạc Phytophthora capsici trên môi trường PGA sau 7 ngày nuôi cấy
(Nguyễn Xuân Ánh Nguyệt và cộng sự, 2009). ............ Error! Bookmark not defined.
Hình 2.1: Hình minh họa vị trí cấy Trichoderma và nấm bệnh ................................... 30
Hình 2.2: Hình minh họa cho quy ước hiệu quả đối kháng ......................................... 31
Hình 2.3: Sơ đồ tóm tắt các bước nghiên cứu ............................................................. 35
Hình 3.1: Môi trường BKM-R trước và sau khi nuôi cấy chủng T12.......................... 46
Hình 3.2: Khả năng kiểm soát sinh học đối với nấm bệnh NB03 của chế phẩm canh
trường bào tử cấp hai của chủng T21. ........................................................................ 56
- ix -
-x-
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A
:
số bào tử bình quân trong một ô lớn
ALG :
tốc độ tăng trưởng đường kính trung bình
AOX :
các hợp chất halogen thấm nước
BCA :
nhân tố kiểm soát sinh học
BR
bán rắn
:
BKM :
bã khoai mì
BVTV :
bảo vệ thực vật
CG
:
cám gạo
CM
:
cám mì
D
:
đường kính khuẩn lạc nấm bệnh trung bình trên đĩa đối kháng
Ddc
:
đường kính khuẩn lạc nấm bệnh trung bình trên đĩa đối chứng
ĐVT :
đơn vị tính
F1
:
đường kính khuẩn lạc trung bình sau 1 ngày nuôi cấy
F3
:
đường kính khuẩn lạc trung bình sau 3 ngày nuôi cấy
H
:
hiệu quả đối kháng
L
:
số lần pha loãng dịch huyền phù bào tử
MT
:
môi trường
N
:
số bào tử trong erlen
NB
:
nấm bệnh
P
:
Phytophthora
PGA :
Potato Glucose Agar
R
:
rơm
Rh
:
Rhizoctonia
S
:
lượng bào tử trong dịch huyền phù bào tử
T
:
Trichioderma
TM1 :
Trichoderma hamatum TM1
T02
:
Trichoderma hamatum T02
T11
:
Trichoderma harzianum T11
T12
:
Trichoderma harzianum T12
- xi -
T15
:
Trichoderma harzianum T15
T21
:
Trichoderma harzianum T21
T26
:
Trichoderma harzianum T26
T27
:
Trichoderma hamatum T27
TB
:
trung bình
TP
:
thành phố
Tr
:
trấu
XD
:
xơ dừa
T
:
khoảng thời gian khác nhau giữa hai lần xác định đường kính
- xii -
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
Bệnh hại cây trồng đã và đang tiếp tục gây thiệt hại nghiêm trọng đến mùa
màng ở Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Bệnh dịch vàng lùn và lùn
xoắn lá trên lúa ở Việt Nam gần đây cho thấy những tác động đáng kể của bệnh cây
đối với kinh tế - xã hội cấp quốc gia. Sự bùng phát dịch bệnh trên các cây trồng có giá
trị kinh tế có thể tác động lớn đến từng hộ nông dân tại những địa phương có ít cây
trồng thay thế phù hợp.
Nhiều bệnh do nấm trong đất gây ra sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng,
làm giảm năng suất và chất lượng nông sản dẫn đến thu nhập của người nông dân bị
giảm sút đáng kể.[11] Hơn thế nửa, chi phí cho các biện pháp phòng trừ nấm sẽ càng
làm giảm hơn nữa thu nhập của họ. Trong năm 2006, dịch vàng lùn và lùn xoắn lá do
nấm bệnh gây ra đã gây thiệt hại lớn trên lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, ảnh
hưởng đến một triệu hecta lúa thuộc 22 tỉnh thành. Đây là một ví dụ điển hình và cần
được phòng tránh triệt để.
Ở nước ta, công tác phòng trừ bệnh hại cây trồng hiện nay áp dụng bằng nhiều
biện pháp, trong đó, biện pháp hóa học vẫn được xem là hữu hiệu nhất. Nhưng các loại
thuốc hóa học thường có tác dụng không giới hạn lên các sinh vật không phải mục tiêu
(sinh vật có ích). Bên cạnh đó, việc lạm dụng các loại thuốc diệt nấm hóa học đã gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân, làm cho mầm bệnh trở nên
kháng thuốc và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và đất đai.[18], [19], [26]
Chính vì thế, xu hướng hiện nay là sử dụng các tác nhân sinh học như các vi
sinh vật, côn trùng có ích hoặc các hợp chất có hoạt tính sinh học có nguồn gốc tự
nhiên để kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng. Ưu thế của việc sử dụng các sản phẩm
sinh học là tránh được việc gây ô nhiễm môi trường như các loại thuốc hóa học đã gây
ra, không ảnh hưởng xấu đến năng xuất cây trồng cũng như sức khỏe của người sử
dụng, bên cạnh đó, việc tận dụng các phế phụ liệu công nông nghiệp để sản xuất các
chế phẩm sản phẩm này là điều đang được các nhà nghiên cứu quan tâm sâu sắc.[19]
Ứng dụng của chế phẩm sinh học từ nấm Trichoderma hiện nay vào nông
nghiệp có thể nói bước đầu đã đáp ứng được căn bản các yêu cầu trên. Số liệu thống
kê cho thấy trong số các chế phẩm sinh học đang lưu hành trên thế giới hiện nay có
- 12 -
đến 60% được sản xuất từ các loài nấm Trichoderma.[17] Hiện có nhiều quốc gia ứng
dụng Trichoderma phổ biến trong nông nghiệp như Mỹ, Bỉ, Thụy Điển, Ấn Độ, Israel,
Tây Ban Nha, New Zealand, Đan Mạch…[13] Các sản phẩm này có khả năng kháng
nấm bệnh gây hại cây trồng rất tốt bằng những cơ chế như: tiết ra chất kháng sinh và
các enzyme phân hủy vách sợi nấm bệnh, ký sinh trên nấm bệnh và cạnh tranh dinh
dưỡng, không gian với chúng. Tuy nhiên, việc ứng dụng các sản phẩm vào nông
nghiệp vẫn còn hạn chế do nhiều nguyên nhân như thiếu nguồn cung cấp chế phẩm,
chế phẩm không đa dạng, chi phí đầu tư ban đầu cao cũng như thói quen sử dụng các
sản phẩm hóa học của người nông dân.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả
năng kháng nấm và tạo chế phẩm sinh học từ Trichoderma” với mục tiêu sản xuất chế
phẩm bào tử Trichoderma có khả năng kiểm soát nấm gây bệnh thực vật và gồm các
nội dung nghiên cứu sau:
Đánh giá khả năng đối kháng của một số chủng Trichoderma đối với một vài
nấm bệnh tiêu biểu.
Chọn lọc và nghiên cứu điều kiện thích hợp để sản xuất chế phẩm bào tử
Trichoderma có khả năng kiểm soát nấm bệnh.
- 13 -
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Sơ lược Trichoderma
1.1.1 Hệ gen của Trichoderma [12]
Trichoderma là nhóm những loài nấm sợi tăng trưởng nhanh (Samuels, 1996)
và phân bố rộng khắp trên thế giới (Domsch và cộng sự, 1980; Gams và Bissett, 1998;
Klein và Eveleigh, 1998). Chúng có mặt trong hầu hết các loại đất và thường chiếm ưu
thế trong quần thể vi sinh vật đất (Killham, 1994). Trong những loài vi nấm sợi,
Trichoderma được phân vào có nhóm bào tử trần (Domsch và Gams, 1972).
Persoon là người đầu tiên đã giới thiệu về hệ gen của Trichoderma vào năm
1794 (Rifai, 1969). Tuy nhiên, sự phân loại các loài Trichoderma vẫn còn mù mịt và
gây nhiều tranh cãi mãi cho đến năm 1969 khi mà Rifai đã nổ lực để tìm ra một hệ
thống phân loại khả thi cho hệ gen Trichoderma. Hệ thống phân loại này dựa trên hình
thái của các loài và dựa trên khái niệm “tập hợp loài” (Rifai, 1969). Đến năm 1991,
Bissett đã đề xuất một hệ thống phân loại Trichoderma có chỉnh sửa dựa trên các đặc
tính về hình thái và bốn phân chi (Trichoderma, Pachybasium, Longibrachiatum và
Hypocreanum) (Bissett, 1991). Mặc dù vậy. hệ thống phân loại của Bissett vẫn chỉ là
xác định các đặc điểm một cách đơn giản.
Trong những năm gần đây, các phương pháp phân tử đã giúp cho chúng ta cải
thiện đáng kể những hiểu biết về hệ gen Trichoderma đến cấp độ loài. Hiện nay, đã có
khoảng 75 loài Trichoderma đã được xác định. Trong số đó, có nhiều loài là những
nhân tố kiểm soát sinh học (BCA) như T. hamatum, T. harzianum, T. koningii Oud., T.
polysporum (Link ex Pers.) Rifai, T. virens (Harman và cộng sự, 2004; Metcalf, 2004
và Samuels, 1996).
Hệ gen Trichoderma có các đặc tính hình thái đặc trưng được dùng để phân biệt
và phân loại chúng. Trichoderma là nhóm nấm có vách ngăn. Chúng hình thành nên
rất nhiều nhánh mang những cuống bào tử đính tạo thành dạng có hình chóp hoặc hình
nón (Rifai, 1969). Trên đỉnh của cuống bào tử đính có mang những cấu trúc dạng cổ
chai. Các bào tử dạng chuỗi, còn được gọi là bào tử đính, được hình thành ở đầu mút
của cấu trúc cổ chai và chúng tạo thành chóp bào tử đính (Gams và Bissett, 1998).
- 14 -
Như những loài khác trong nhóm nấm sợi, các loài Trichoderma chỉ có thể sinh
sản vô tính thông qua quá trình sinh bào tử mạnh mẽ hoặc chúng có thể tăng trưởng vô
tính từ những đoạn sợi (Gams và Bissett, 1998). Tuy nhiên, các loài Trichoderma cũng
có một giai đoạn hữu tính như Hypocrea (Samuels, 1996). Theo đó, giai đoạn sinh sản
hữu tính của Trichoderma cũng có các đặc tính quan trọng của giai đoạn sinh sản vô
tính. Trong giai đoạn này, chúng tạo thành các nang bào tử.
Trichoderma là loài có đặc tính khuẩn lạc mọc thành dạng khóm (búi) với nhiều
màu sắc khác nhau như trắng, vàng, xanh… Trước đây, những đặc điểm này của
Trichoderma được sử dụng để phân loại chúng (Rifai, 1969). Ngày nay, việc sử dụng
các đặc điểm hình thái để phân loại các loài Trichoderma đang dần được thay thế bằng
các phương pháp sinh học phân tử có tính chính xác, đáng tin cậy và thiết thực hơn
(Lieckfeldt và cộng sự, 1998).
1.1.2 Môi trường sống
Trichoderma là những loài nấm phổ biến trong đất (Waksman, 1952). Chúng
hiện diện trong một dãy rộng các loại cấu trúc đất khác nhau từ vùng có nhiệt độ mát
lạnh đến nơi có khí hậu nhiệt đới bao gồm các vùng đất nông nghiệp, đất rừng, đất cây
ăn quả, bãi cỏ hay sa mạc (Domsch và cộng sự, 1980; Hagn và cộng sự, 2003 và
Roiger và cộng sự, 1991).
Nhóm nấm này gồm những nấm hoại sinh nên chúng thường phân bố trên tầng
đất mặt. Tại đây, hiện diện sợi nấm với số lượng lớn. Tầng đất này có chứa nhiều lá
rụng, rơm… và ẩm ướt nên chúng có thể sinh sản (Danielson và Davey, 1973 và
Widden và Abitbol, 1980).
Một số loài nấm Trichoderma có tính năng động cao thông qua việc chúng có
thể phát triển trên các vùng sinh thái khắc nghiệt như đầm lầy muối, rừng Đước hay
bùn cửa sông (Borut và Johnson, 1962; Domsch và cộng sự, 1980 và Lee và Baker,
1972). Ở những vùng sinh thái này, thông thường các loài vi nấm khó có thể tồn tại do
các điều kiện áp suất thẩm thấu cao bất lợi cho sự phát triển của chúng. Ở những nơi
có điều kiện như vậy, người ta thường tìm thấy loại T. viride Pers.Ex Gray, đây là một
loài phân bố rộng rãi nhất trong số các loài Trichoderma (Domsch và cộng sự, 1980).
- 15 -
Một số loài Trichoderma khác như T. harzianum được tìm thấy nhiều ở bầu rễ
các cây như lúa mì, khoai tây và thuốc lá (Pakinson va cộng sự, 1963). Chúng có thể
được phân lập từ rễ của những cây lâu năm như cây liễu (Gochenaur và Backus,
1967). Qua đó cho thấy hệ gen của Trichoderma ít bị giới hạn bởi các điều kiện môi
trường sống. Nhiều môi trường gần như chỉ hiện diện hệ gen này. Sự giới hạn về môi
trường sống chỉ có thể xảy ra trong quá trình phát tán hoặc tăng sinh của chúng.[12]
1.1.3 Đặc điểm hình thái[2]
Trichoderma là một loài nấm bất toàn, sinh sản vô tính bằng đính bào tử từ khuẩn
ty (Bertrand và cộng sự, 1998). Khuẩn ty của vi nấm không màu, cuống sinh bào tử
phân nhánh nhiều, ở cuối nhánh phát triển thành một khối tròn mang các bào tử trần
không có vách ngăn, liên kết với nhau thành chùm nhỏ ở đầu cành nhờ chất nhầy. Bào
tử hình cầu, hình elip hoặc hình thuôn. Khuẩn lạc nấm có màu lục trắng hoặc từ lục
trắng đến lục, vàng xanh màu lục xỉn đến lục đậm. Các chủng của Trichoderma có tốc
độ phát triển nhanh, chúng có thể đạt đường kính khuẩn lạc từ 2 – 9 cm sau 4 ngày
nuôi cấy ở 20oC.
1.1.4 Đặc điểm sinh lý, sinh hóa[6]
Nấm Trichoderma spp. hiện diện gần như trong tất cả các loại đất và trong một
số môi trường sống khác. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của Trichoderma là từ
30 – 35ºC. Chúng là loài nấm được nuôi cấy thông dụng nhất. Hầu hết chúng là những
sinh vật hoại sinh, chúng cũng có khả năng tấn công các loại nấm khác.
Trichoderma phát triển tốt ở pH nhỏ hơn 7 và có thể phát triển tốt ở đất kiềm
nếu như ở đó có sự tập trung một lượng CO2 và bicarbonate (Papavizas, 1985). Chúng
có thể phát triển trên nhiều loại cơ chất khác nhau như sáp, gỗ, thép không gỉ…
Trichoderma thuộc loại nấm có khả năng đối kháng, nhóm nấm này thuộc hệ vi
sinh vật đất (Pomsch và cộng sự 1920), chúng thường tiết ra các men, kháng sinh gây
độc cho nấm gây bệnh hoặc nấm mà chúng kháng, cạnh tranh điều kiện sống với nấm
gây bệnh. Sự phân bố của các loài nấm đối kháng này phụ thuộc vào vùng địa lý, loại
đất, điều kiện khí hậu và thảm thực vật ở từng khu vực.
Trichoderma là vi nấm ưa ẩm, chúng đặc biệt chiếm ưu thế ở những nơi ẩm
ướt, những khu rừng khác nhau. Trichoderma hamatum và Trichoderma
- 16 -
pseudokoningii có thể chịu điều kiện có độ ẩm cao hơn so với những loài khác. Tuy
nhiên, Trichoderma spp. thường không chịu được độ ẩm thấp và điều này được cho là
một yếu tố góp phần làm cho số lượng Trichoderma giảm rõ rệt trong những nơi có độ
ẩm thấp, song các loài Trichoderma spp. khác nhau thì yêu cầu về nhiệt độ và độ ẩm
cũng khác nhau (I. Grondona và cộng sự, 1997).
1.1.5 Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma[15], [16], [27]
Nấm đối kháng có thể kìm hãm sự sinh trưởng, phát triển của nấm gây bệnh,
giúp cây hồi phục, sinh trưởng và phát triển. Nấm Trichoderma có khả năng ức chế
một số nấm gây bệnh khác như: Sclerotium rolfsii, Phytophthora, Fusarium, Pythium,
Rhizoctonia. Những loài này gây bệnh trên nhiều loài cây trồng: cây họ đậu, cây ăn
trái, hòa thảo, cây công nghiệp và cây hoa kiểng…
Sự đối kháng của nấm Trichoderma thông qua nhiều cơ chế. Trong đó chủ yếu
là cơ chế phòng trừ nấm bệnh của nấm đối kháng Trichoderma là tại những điểm tiếp
xúc trực tiếp của Trichoderma với nấm bệnh sẽ làm cho nấm bệnh teo đi và chết, đây
là hiện tượng ký sinh của nấm Trichoderma. Ngoài ra, nấm Trichoderma còn có khả
năng sinh các chất kháng sinh nên dù không tiếp xúc trực tiếp nấm bệnh vẫn chết.
BCA
Sự sản xuất
các hợp chất
kháng sinh
Sự tiết các
enzyme
Sự ký sinh
trên nấm
bệnh
Sự cạnh
tranh dinh
dưỡng và vị
trí nhiễm
Sự cản trở
các yếu tố
gây bệnh
Sự cảm ứng
hệ thống
phòng thủ
Sự ức chế nấm bệnh tăng trưởng, sự tiêu diệt sợi và
bào tử và làm giảm sự phát triển của bệnh
Hình 1.5: Các cơ chế kiểm soát sinh học của Trichoderma[28]
Vào năm 1932, Weindling đã mô tả hiện tượng nấm Trichoderma ký sinh nấm
gây bệnh và đặt tên cho hiện tượng đó là “Giao thoa sợi nấm” (Cnyder, 1976). Hiện
tượng giao thoa gồm ba giai đoạn như sau:
(1) Sợi nấm Trichoderma vây quanh sợi nấm gây bệnh.
- 17 -
(2) Sau khi vây quanh, sợi nấm Trichoderma thắt chặt lấy các sợi nấm gây bệnh
cây.
(3) Cuối cùng, sợi nấm Trichoderma đâm xuyên làm thủng lớp tế bào của nấm gây
bệnh, dẫn đến sự gây bệnh làm cho chất nguyên sinh trong nấm gây bệnh bị
phân hủy và dẫn đến nấm bệnh chết.
Sau đó, quan sát dưới kính hiển vi, hiện tượng ký sinh của nấm Trichoderma
được mô tả như sau: tại những điểm nấm Trichoderma tiếp xúc với nấm gây bệnh đã
làm cho nấm gây bệnh teo lại và chết (Dubey, 1995; Rousscu và cộng sự, 1996). Tuy
nhiên, ở những điểm không có sự tiếp xúc của nấm Trichoderma, nấm gây bệnh vẫn
chết thì các nhà nghiên cứu cho là tác động của chất kháng sinh tiết ra từ nấm
Trichoderma sinh ra gây độc cho nấm gây bệnh (Agrowcal và cộng sự, 1979;
Michrina và cộng sự 1996).
Theo L.L. Burpee (1990), khả năng đối kháng của Trichoderma trong môi
trường đất chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố vô sinh như pH, nhiệt độ, độ ẩm, loại đất,
thành phần của không khí trong đất, các thành phần vô cơ và hữu cơ trong đất cũng
như hàm lượng thuốc diệt nấm hiện diện trong đó.[16] Điều này chứng tỏ rằng các yếu
tố trong môi trường này cũng ảnh hưởng lên sự phát triển của Trichoderma. Sự phụ
thuộc của sự phát triển cũng như hiệu quả đối kháng này vào môi trường là một trong
những khó khăn để đưa vào ứng dụng các chế phẩm Trichoderma.
1.1.6 Một số sản phẩm trao đổi của nấm Trichoderma[4]
Trichoderma là một trong số những nhóm vi sinh vật có khả năng tổng hợp
nhiều loại kháng sinh khác nhau. Weindling là tác giả đầu tiên công bố được sản phẩm
trao đổi của Trichoderma. Weindling và Emerson đã và kết tinh được chất trao đổi hữu
cơ rất độc với liều lượng nhỏ. Chất này có tên thông thường là Gliotoxin. Chất độc thứ
2 do Brian và Mc Growan công bố là Viridian được sản xuất từ Trichoderma viride.
Trước đó Webster và Lomas ghi nhận là hai chất kháng sinh này đều hiện diện trên
dịch lọc từ canh trường nuôi cấy của Trichoderma viride sau đó Weindling cô lập ra
sản phẩm Gliotoxin, Brian và Mc Growan cô lập Viridian. Dennis và Webster ghi
nhận Trichoderma spp. có sản phẩm kháng khác với Gliotoxin và Viridian, sản phẩm
đó là chất kháng sinh.
- 18 -
Ngoài chất độc là chất trao đổi và kháng sinh ra, Trichoderma còn có thể tiết ra
nhiều enzyme khác như exo và endoglucanase, cellulase và chitinase có khả năng phân
hủy thành tế bào của nấm gây bệnh. Trong quá trình ký sinh trên nấm bệnh,
Trichoderma có thể tiết ra các loại enzyme để phân hủy thành tế bào của nấm gây
bệnh…
Nấm Trichoderma giống như một số nấm mốc khác như Gliocladium, Calvatia
cho lượng enzyme chitinase cao. Chitinase có nhiều chức năng, một trong những chức
năng chính là khả năng phân hủy chitin, là thành phần chính cấu tạo vách tế bào nấm,
yếu tố rất quan trọng trong hoạt động ký sinh nhằm đối kháng lại các loài nấm gây
bệnh thực vật.
1.1.7 Một số ứng dụng của nấm Trichoderma
1.1.7.1 Bảo vệ thực vật[4]
Một trong những nghiên cứu về ứng dụng của Trichoderma spp. được quan tâm
nhiều nhất đó là khả năng kiểm soát sinh học cũng như khả năng đối kháng một số
nấm bệnh ở thực vật. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều loài Trichoderma spp.
khác nhau để kiểm soát nhiều loại nấm bệnh khác nhau.
Hình 1.9: Tỷ phần các loài Trichoderma có khả năng kiểm soát sinh học [22]
Hiện nay các chủng Trichoderma spp. đã được sử dụng rộng rãi trong các chế
phẩm sinh học thương mại như: chế phẩm sinh học BIMA (có chứa Trichoderma) của
Trung Tâm Công nghệ Sinh học TP. Hồ Chí Minh, chế phẩm Vi – ĐK của Công ty
thuốc sát trùng Việt Nam… đang được nông dân TP. Hồ Chí Minh, khu vực Đồng
bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ sử dụng trong việc ủ phân chuồng để bón cho
- 19 -
cây trồng. Việc sử dụng chế phẩm này đã đẩy nhanh tốc độ ủ hoai phân chuồng từ 2 –
3 lần so với phương pháp thông thường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do mùi hôi
thối của phân chuồng mà người nông dân còn tận dụng được nguồn phân tại chỗ, vừa
đáp ứng được nhu cầu ứng dụng tăng khả năng kháng bệnh cho cây trồng do tác dụng
của nấm đối kháng Trichoderma có chứa trong phân. Chế phẩm Trichodex với
Trichoderma harzianum là thành phần chính được sử dụng để chống lại sự thối rữa của
táo sau thu hoạch. Ở Mỹ, người ta rắc bột bào tử hay phủ gel bào tử lên các hạt giống
để tăng tính kháng bệnh của cây trồng hay phun bào tử lên khắp cánh đồng trước khi
trồng trọt.
Ứng dụng chế phẩm sinh học vào sản xuất nông nghiệp là xu hướng đang phát
triển mạnh hiện nay. Trong đó, chế phẩm nuôi cấy nấm Trichoderma là một trong các
ứng dụng được xem là phổ biến vì giá thành thấp, cách sử dụng đơn giản và nhất là
hiệu quả đem lại rất thuyết phục.
Hình 1.10: Số liệu thống kê về thị trường các sản phẩm BCA. Các BCA khác gồm vi
khuẩn, virus và giun tròn.[17]
Những người nông dân đã sử dụng nấm Trichoderma trong quy trình trồng dưa
hấu ở Tân Trụ đều có chung nhận định là các ruộng dưa giảm đáng kể tỷ lệ dưa gặp
các bệnh chết cây con, chạy dây và cháy lá so với trước đó. Một số khảo sát thực địa
đã cho thấy rằng: việc sử dụng nấm Trichoderma trên cây dưa hấu có thể giúp giảm
60-90% tình trạng dưa chết cây con, giảm 15-30% bệnh chạy dây do Fusarium và 1015% bệnh cháy lá do Phytophthora. Với các vườn chanh ở Bến Lức thì ghi nhận việc
sử dụng Trichoderma có thể giúp giảm đến 80% chanh bị thối rễ, chết cành.
Tuy nhiên, để có thể phát huy tác dụng của nấm Trichoderma một cách tốt nhất
thì yêu cầu người nông dân cần thực hiện đúng và đầy đủ các hướng dẫn sử dụng;
- 20 -
trong đó, do Trichoderma là vi sinh vật sống nên phải có thời gian cách ly với vôi và
các loại thuốc bảo vệ thực vật trừ nấm từ 7-10 ngày; đồng thời, nấm cần có nguồn
phân hữu cơ như nguồn dinh dưỡng để các bào tử nấm phát triển mạnh. Cụ thể như khi
trồng dưa hấu, sau khi làm đất và xử lý vôi thì tốt nhất là 10 ngày sau mới đưa nấm
Trichoderma đã được ủ với phân hữu cơ rãi đều trên các luống trồng, rồi sau đó cho
tưới, đặt màng phủ nông nghiệp và gieo hạt giống trực tiếp hoặc đặt cây con đã bầu
sẳn. Tương tự, với cây chanh, Trichoderma được đưa vào đất khi lên mô và bổ sung
vào các lần bón phân thúc.
Thông qua tác dụng phòng ngừa một số bệnh hại nên nấm Trichoderma giúp
giảm một phần thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), giảm ô nhiễm môi trường, giúp cây
trồng sinh trưởng khỏe, giúp đất tơi xốp, giữ độ phì đất lâu dài và cho sản phẩm sạch,
an toàn. Vì thế có thể khẳng định chế phẩm Trichoderma sẽ được ứng dụng rất rộng
rãi trên nhiều loại cây trồng trong thời gian tới.
1.1.7.2 Cải thiện năng suất cây trồng[2], [4], [6]
Cũng như thuốc trừ sâu, việc sử dụng phân bón hóa học lâu ngày sẽ làm cho đất
canh tác bị thoái hóa, chai sạn, các loại giun đất không phát triển được làm hạn chế độ
xốp, đồng thời độ thông khí cần thiết cho rễ cây cũng thiếu hụt. Vì vậy, xu hướng hiện
nay trên thế giới là sử dụng các phân bón hữu cơ sinh học thế hệ mới – thực chất là
một sự kết hợp giữa phân bón vi sinh và thuốc trừ sâu sinh học, dựa trên cơ sở đấu
tranh sinh học. Các loại phân bón hữu cơ vi sinh này có tác dụng:
1) Phòng ngừa các nấm gây bệnh thối mốc, bệnh héo rũ, bệnh nấm sương mai...
và hạn chế các tác hại nguy hiểm do các nấm gây mục gỗ nhờ khả năng bất hoạt
enzyme của các nấm gây bệnh, đồng thời bảo vệ cây trồng khỏi các côn trùng đục phá
thân.
2) Tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật cố định đạm phát triển trong đất, kích thích
sự tăng trưởng và phục hồi bộ rễ, đồng thời có khả năng phân giải các chất xơ, chitin,
ligin, pectin… trong các phế thải hữu cơ thành các đơn chất dinh dưỡng, tạo điều kiện
cho cây trồng hấp thu dễ dàng .
3) Hiện nay, một giống nấm Trichoderma đã được phát hiện là chúng có khả
năng gia tăng số lượng rễ mọc sâu (sâu hơn 1 m dưới mặt đất). Những rễ sâu này giúp
các loài cây như bắp hay cây cảnh có khả năng chịu được hạn hán. Một khả năng có lẽ
- 21 -
đáng chú ý nhất là những cây bắp có sự hiện diện của nấm Trichoderma dòng T-22 ở
rễ có nhu cầu về đạm thấp hơn đến 40% so với những cây không có sự hiện diện của
loài nấm này ở rễ.
4) Sử dụng chế phẩm kết hợp với phân hữu cơ có tác dụng cải tạo làm cho đất
tơi xốp hơn, tăng hàm lượng chất mùn và mật độ côn trùng có ích, giữ được độ phì của
đất
Ngoài những chế phẩm đã kể trên, ở nước ta, các sản phẩm phân hữu cơ sinh
học có ứng dụng kết quả nghiên cứu mới này hiện có trên thị trường như loại phân
Cugasa của Công ty Anh Việt (TP. Hồ Chí Minh); phân VK của Công ty Viễn Khang
(Đồng Nai)… đã được nông dân các vùng trồng rau, cây ăn trái, cây tiêu, cây điều và
cây rau hoan nghênh và ứng dụng hiệu quả.
1.1.7.3 Trong lĩnh vực xử lý môi trường[4]
Trichoderma harzianum có khả năng phân hủy các chất gây ô nhiễm trong đất
rừng. Sự tồn tại của các hợp chất chloroguaiacols và các hợp chất AOX (các hợp chất
halogen thấm nước) trong chất thải của các nhà máy sản xuất bột giấy ở hồ Bonney,
Đông Nam nước Úc và các sản phẩm phân giải của Trichoderma harzianum đã được
nhà khoa học Van Leeuwen cùng các cộng sự nghiên cứu. Chất tẩy trắng chlor của các
nhà máy sử dụng sulfite hóa bột giấy được tháo ra hồ một cách gián đoạn đã làm xuất
hiện các hợp chất chlorophenol trong nước và cặn bẩn. Hợp chất chlorophenol này rất
độc. Trichoderma harzianum có khả năng làm giảm bớt sự tập trung của các hợp chất
tự do 2,4,6–trichlorophenol; 4,5–dichloroguaiacol và cả AOX trong môi trường có
chứa muối
khoáng.
Loài nấm này cũng có
khả năng dehalogen hóa
tetrachloroguaiaacol tự do trong môi trường khoáng mặn.
Trichoderma harzianum đã chứng tỏ khả năng phân giải hiệu quả của chúng
trên ciliatin, glycophosphat và amino methylphosphonic acid (3–methoxyphenyl).
Một công trình nghiên cứu khác sử dụng chủng nấm mốc Trichoderma reesei
RUT – 30 để xử lý chất thải sinh hoạt đô thị, hứa hẹn một nguồn sản xuất enzyme
được đánh giá là tốt hơn và kinh tế hơn so với enzyme cellulase được lấy từ các nguồn
cơ chất cellulose tinh chế.
- 22 -
1.1.7.4 Trong lĩnh vực khác[29]
Lương thực và ngành dệt
Trichoderma spp. là những nhà máy sản xuất nhiều enzyme ngoại bào rất có
hiệu quả. Chúng được thương mại hóa trong việc sản xuất các cellulase và các enzyme
khác phân hủy các polysaccharide phức tạp. Nhờ vậy chúng thường được sử dụng
trong thực phẩm và ngành dệt cho các mục đích tương ứng.
Nguồn gen để sử dụng trong chuyển gen
Nhiều vi sinh vật kiểm soát sinh học đều có chứa một số lượng lớn gen mã hóa
các sản phẩm có hoạt tính cần thiết sử dụng trong kiểm soát sinh học. Nhiều gen có
nguồn gốc từ Trichoderma đã được tạo dòng và có tiềm năng ứng dụng rất lớn trong
chuyển gen để tạo ra cây có khả năng kháng được nhiều bệnh.
L.Grange và cộng sự đã nghiên cứu biểu hiện gen – xylanase (XYN2) của
Trichoderma reesei ở Saccharomyces cerevisiae để bổ sung vào thức ăn của gia cầm,
tăng khả năng tiêu hóa hemicellulose trong lúa mạch và các cây lương thực khác.
1.2 Sơ lược về một số nấm gây bệnh thực vật
Bệnh hại cây trồng gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho thu nhập của nhiều
nông dân Việt Nam qua việc làm giảm năng suất và chất lượng nông sản. Chi phí cho
các biện pháp phòng trừ như thuốc trừ nấm càng làm giảm hơn nữa thu nhập của
người dân.
Đôi khi bệnh bùng phát thành dịch tàn phá các cây trồng chính. Những dịch bệnh
như vậy có thể tác động nghiêm trọng đến kinh tế và xã hội của toàn thể một vùng
hoặc quốc gia. Chẳng hạn như trong năm 2006, dịch vàng lùn và lùn xoắn lá đã gây
thiệt hại lớn trên lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng đến một triệu hecta
lúa thuộc 22 tỉnh thành. Bệnh dịch này trực tiếp ảnh hưởng đến hàng triệu gia đình
nông dân.
Một trong những tác nhân chính gây ra các bệnh cây trồng là nấm, điển hình là
các loài: Phytophthora, Fusarium, Rhizoctonia, Pythium, Sclerotium… Chúng gây ra
một số bệnh như: gỉ sắt, thối rễ, thối thân, héo rũ…
Tính chất trồng trọt quanh năm tại các vùng châu thổ Việt Nam, sự lan truyền
của các tác nhân gây bệnh trong nước tưới, thoát nước kém, cây giống không sạch
- 23 -
bệnh và khí hậu nhiệt đới là những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của
các bệnh này.
Bảng 1.1: Một số đặc điểm về nguồn nấm bệnh và bệnh do Sclerotium solfsii[12]
Triệu chứng
Gây thối ở gốc thân, cây bệnh héo và chết.
Các dấu hiệu
Các sợi nấm màu trắng và các hạch nấm nhỏ màu nâu, tròn, dạng
chuẩn đoán
hạt cải, được hình thành trên bề mặt gốc thân bị bệnh. Các sợi nấm
trắng, phát triển mạnh khi bệnh lan từ cây bệnh sang cây khỏe.
Phổ ký chủ
Bao gồm cà chua, ớt, bầu bí, đậu cô ve, cà rốt và hành… Nấm bệnh
thường xâm nhiễm vào các cây trồng đã bị ảnh hưởng bởi các tác
nhân gây bệnh khác (bệnh cơ hội).
Thời tiết
Bệnh trầm trọng nhất trong điều kiện thời tiết ấm trở nên nóng, mưa
hoặc môi trường ẩm ướt.
Bảo tồn
Tồn tại dưới dạng hạch nấm trong đất qua thời gian dài
Xâm nhiễm
Sợi nấm phát triển từ hạch nấm xâm nhiễm vào cây qua gốc, thân.
Sự xâm nhiễm sẽ nhanh và mạnh hơn ở những nơi có tàn dư cây
bệnh sót lại trên bề mặt đất. Các sợi nấm có thể mọc lan đến vài cm
trên mặt đất từ cây hoặc mô bệnh để xâm nhiễm những cây gần đó.
Bảng 1.2: Một số đặc điểm về nguồn nấm bệnh và bệnh do Rhizoctonia[12]
Các triệu
Phụ thuộc vào loài, chủng nấm và cây ký chủ, bao gồm lở cổ rễ cây
chứng chính
con, héo, chết cây con. Rhizoctonia gây ra những vết thối đen trên
lá ở bắp cải. Bệnh khô vằn lúa và khô vằn ngô sẽ thấy xuất hiện các
vết bệnh màu vàng và các vết mất màu bất thường xen kẽ.
Các dấu hiệu Việc chuẩn đoán thường phụ thuộc vào quá trình phân lập và giám
chuẩn đoán
định nấm thuần trên môi trường nhân tạo. Các hạch nấm điển hình
màu nâu, hình dạng bất định được hình thành ở một số loài trên các
mô ký chủ bệnh.
Phổ ký chủ
Đa dạng, tùy thuộc vào chủng nấm.
- 24 -