Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nghiên Cứu Một Số Phương Pháp Giám Sát Bệnh Dịch Hạch Tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 54 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

***000***

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT
BỆNH DỊCH HẠCH TẠI VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẩn: ThS. NGUYỄN VĂN KHANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2009


TÓM TẮT

PHÙNG HẢI SƠN, Đại học Tôn Đức Thắng. Tháng 12/2009. “NGHIÊN CỨU MỘT
SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT BỆNH DỊCH HẠCH TẠI VIỆT NAM”.
Bệnh dịch hạch là một trong những bệnh dịch nguy hiểm nhất thế giới mà con
người từng biết đến, bệnh có thể tồn tại một thời gian dài trong thiên nhiên trước khi
bùng phát thành dịch, gây thiệt hại rất lớn về sinh mạng cũng như vật chất cho xã hội.
Vì thế, tất cả các quốc gia đều phải có chương trình phòng chống dịch bệnh riêng để
hạn chế tối đa khả năng xảy ra dịch. Đề tài này thực hiện dựa trên mục đích nghiên
cứu những phương pháp cụ thể trong hệ thống dự phòng dịch bệnh, dựa trên kinh
nghiệm thực tiễn thu được thông qua quá trình thực nghiệm đi đến kết luận phương
pháp nào thích hợp nhất trong từng điều kiện cụ thể.
Những kết quả đạt được:
-



Kết quả cuộc khảo sát thực địa tại địa bàn xã Tân Bình, huyện Tân Biên, tỉnh
Tây Ninh: không có khả năng xảy ra dịch.

-

Kết quả các xét nghiệm cụ thể trên các cá thể chuột thu được bằng phương pháp
PCR, Elisa, vi khuẩn học: âm tính.

-

Đưa ra mô hình phân cấp các xét nghiệm tiến hành tại các tuyến.

ii


MỤC LỤC
CHƯƠNG

TRANG

Trang tựa
Lời cám ơn .................................................................................................................. i
Tóm tắt ....................................................................................................................... ii
Mục lục .....................................................................................................................iii
Danh sách các hình ................................................................................................... vii
Danh sách các bảng .................................................................................................viii
Chương I: MỞ ĐẦU. .................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề. ........................................................................................................ 1
1.2. Mục đích đề tài. ................................................................................................. 1

1.3. Nhiệm vụ của đề tài. .......................................................................................... 1
Chương II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU. ....................................................................... 2
2.1. Lịch sử phát triển của bệnh dịch hạch. ............................................................... 2
2.2. Vi khuẩn Yersinia pestis: ................................................................................... 5
2.2.1. Đặc điểm hình thái: ..................................................................................... 5
2.2.2. Đặc tính gây bệnh: ...................................................................................... 6
2.2.3. Tính nhạy cảm: ........................................................................................... 7
2.3. Nguồn lây nhiễm quan trọng. ............................................................................ 7
2.3.1. Các loài gặm nhấm: .................................................................................... 7
2.3.1.1. Chuột lắt (Rattus exulans). ................................................................... 8
2.3.1.2. Chuột khuy (Rattus rattus). .................................................................. 9
2.3.1.3. Chuột cống (Rattus norvegicus).......................................................... 10
2.3.1.4. Chuột chù (Suncus murinus). .............................................................. 10
2.3.2. Ngoại kí sinh trên động vật gặm nhấm: ..................................................... 11
2.3.2.1. Tìm hiểu chung................................................................................... 12
2.3.2.2. Khả năng gây bệnh. ............................................................................ 13
2.3.2.3. Đặc điểm phân bố. .............................................................................. 13
2.4. Cơ chế lây truyền – Nguyên nhân phát sinh đại dịch. ...................................... 15
2.5. Tình hình bệnh dịch hạch trên thế giới và tại Viện Nam. ................................. 17
2.5.1. Trên thế giới. ............................................................................................ 17
iii


2.5.2. Tại Việt Nam. ........................................................................................... 19
2.6. Công tác phòng chống bệnh dịch hạch............................................................. 20
2.6.1. Công tác xét nghiệm phát hiện ổ dịch........................................................ 20
2.6.1.1. Phương pháp trắc quan sinh học kết hợp tính toán thống kê................ 20
2.6.1.2. Phương pháp sử dụng công nghệ sinh học. ......................................... 21
2.6.2. Phòng chống vật chủ trung gian. ............................................................... 21
2.6.3. Xã hội hoá công tác phòng chống dịch hạch.............................................. 21

2.7. Kết quả đạt được của những nghiên cứu phòng chống bệnh dịch hạch tại Việt
Nam. .................................................................................................................... 21
Chương III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN................................. 22
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài. ............................................................ 22
3.1.1. Thời gian. ................................................................................................. 22
3.1.2. Địa điểm. .................................................................................................. 22
3.2. Vật liệu............................................................................................................ 22
3.3. Phương pháp. .................................................................................................. 22
3.3.1. Trắc quan sinh học: ................................................................................... 22
3.3.1.1. Cơ sở lí thuyết: ................................................................................... 22
3.3.1.2. Thực hiện: .......................................................................................... 23
3.3.2. Phương pháp PCR: ................................................................................... 23
3.3.2.1. Cơ sở lí thuyết: ................................................................................... 23
3.3.2.2. Vật liệu:.............................................................................................. 24
3.3.2.2. Thực hiện: .......................................................................................... 25
3.3.3. Phương pháp ELISA: ................................................................................ 25
3.3.3.1. Cơ sở lí thuyết: ................................................................................... 25
3.3.3.2. Vật liệu:.............................................................................................. 26
3.3.3.3. Thực hiện: .......................................................................................... 27
3.3.4. Các phương pháp vi khuẩn học. ................................................................ 28
3.3.4.1. Phương pháp nhuộm soi: . .................................................................. 28
3.3.4.1.1. Nhuộm gram ................................................................................ 28
3.3.4.1.2. Nhuộm Wayson ........................................................................... 29
3.3.4.2. Phương pháp nuôi cấy: ....................................................................... 29

iv


Chương 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................................... 30
4.1. Kết quả. ........................................................................................................... 30

4.1.1. Trắc quan sinh học: ................................................................................... 30
4.1.2. Phương pháp PCR..................................................................................... 34
4.1.3. Phương pháp Elisa. ................................................................................... 34
4.1.4. Các phương pháp vi khuẩn học. ................................................................ 36
4.1.4.1. Phương pháp nhuộm soi. .................................................................... 36
4.1.4.2. Nuôi cấy vi khuẩn Y.pestis trên môi trường phân lập BHI Broth ......... 37
4.1.5. Kết luận chung. ......................................................................................... 38
4.2. Bàn luận. ......................................................................................................... 38
4.2.1. Phương pháp trắc quan sinh học. .................................................................. 39
4.2.1.1. Khả năng ứng dụng. ........................................................................... 39
4.2.1.2. Hiệu quả. ............................................................................................ 39
4.2.2. Phương pháp PCR..................................................................................... 40
4.2.2.1. Khả năng ứng dụng. ........................................................................... 40
4.2.2.2. Hiệu quả. ............................................................................................ 41
4.2.3. Phương pháp Elisa. ................................................................................... 41
4.2.3.1. Khả năng ứng dụng. ........................................................................... 41
4.2.3.2. Hiệu quả. ............................................................................................ 42
4.2.4. Các phương pháp vi khuẩn học. ................................................................ 42
4.2.4.1. Khả năng ứng dụng. ........................................................................... 42
4.2.4.2. Hiệu quả. ............................................................................................ 42
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. ............................................................... 44
5.1. Kết luận. .......................................................................................................... 44
5.2. Kiến nghị: ....................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 46
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 47

v


DANH SÁCH CÁC HÌNH


HÌNH SỐ

TRANG

Hình 2.1: Diễn biến đại dịch lần thứ I. ......................................................................... 3
Hình 2.2: Diễn biến đại dịch lần thứ II. ........................................................................ 3
Hình 2.3: Diễn biến đại dịch lần thứ III........................................................................ 4
Hình 2.4: Một số hình ảnh của chủng Y.pestis. ............................................................. 5
Hình 2.5: Chuột lắt (Rattus exulans) ............................................................................ 8
Hình 2.6: Chuột khuy (Rattus rattus) ........................................................................... 9
Hình 2.7: Chuột cống (Rattus norvegicus). ................................................................ 10
Hình 2.8: Chuột chù (Suncus murinus)....................................................................... 11
Hình 2.9: Bọ chét Xenopsylla cheopis ........................................................................ 12
Hình 2.10: Vòng đời tiêu biểu của bọ chét ................................................................. 12
Hình 2.11: Cơ chế lây truyền bệnh dịch hạch ............................................................. 17
Hình 2.12: Tình hình bệnh dịch hạch tại các nước trên thế giới .................................. 18
Hình 3.1: Cơ chế của phương pháp PCR .................................................................... 24
Hình 3.2: Cơ chế của phương pháp Sandwich Elisa ................................................... 26
Hình 4.1: Một số hình ảnh quá trình thực địa tại địa bàn tỉnh Tây Ninh ..................... 33
Hình 4.2: Kết quả nghiệm thu phương pháp PCR ...................................................... 34
Hình 4.3: Kết quả nghiệm thu phương pháp Elisa của cá thể chuột số 20 ................... 35
Hình 4.4: Kết quả nghiệm thu phương pháp Elisa của cá thể chuột số 26 ................... 35
Hình 4.5: Nhận diện vi khuẩn dịch hạch bằng phương pháp nhuộm Gram ................. 36
Hình 4.6: Nhận diện vi khuẩn dịch hạch bằng phương pháp nhuộm Wayson ............. 36
Hình 4.7: Nuôi cấy phân lập vi khuẩn dịch hạch trên môi trường BHI cá thể số 20 .... 37
Hình 4.8: Nuôi cấy phân lập vi khuẩn dịch hạch trên môi trường BHI cá thể số 26 .... 37
Hình 4.9: Hình thái khuẩn lạc điển hình của vi khuẩn dịch hạch trên môi trường
BHI............................................................................................................................ 38


vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG SỐ

TRANG

Bảng 2.1: Bảng phân loại khoa học của vi khuẩn Yersinia pestis ................................. 5
Bảng 2.2: Biểu đồ thể hiện số ca nhiễm bệnh tại các Châu lục. .................................. 19
Bảng 4.1: Số liệu thu thập về chuột và ngoại kí sinh ngày 1 ....................................... 30
Bảng 4.2: Số liệu thu thập về chuột và ngoại kí sinh ngày 2 ....................................... 31
Bảng 4.3: Số liệu thu thập về chuột và ngoại kí sinh ngày 3 ....................................... 32

vii


Chương I: MỞ ĐẦU.
1.1.

Đặt vấn đề.
Dịch hạch là bệnh của loài gặm nhấm (chủ yếu là chuột) có tính truyền nhiễm

tối nguy hiểm thuộc diện kiểm dịch quốc tế. Bệnh diễn biến nặng, tử vong cao, dễ phát
thành dịch lớn và lây lan rộng, tuy từ khoảng gần 10 năm trở lại được công nhận là đã
giải quyết trên phạm vi thế giới nhưng công tác phòng chống, ngăn ngừa dịch bệnh tái
bùng phát vẫn tiếp tục được thực hiện.
Song song với sự phát triển của công nghệ nói chung, các dịch tễ học cũng dựa
trên nền tảng của y học nói riêng để phát triển những biện pháp hiệu quả nhất để hình

thành hệ thống dự phòng và điều trị dịch hạch. Tuy nhiên, đối với từng điều kiện cụ
thể của môi trường tự nhiên, kinh tế và mức độ phát triển về công nghệ ở từng địa
phương mà hệ thống các phương pháp dự phòng này cũng thay đổi theo.
Như vậy, vấn đề cần bàn đến trước tiên là lựa chọn cách thức, phương pháp xây
dựng hệ thống y tế dự phòng đối với căn bệnh dịch hạch thích hợp cho từng địa
phương. Hiện nay ở nước ta đã có thường quy về phòng chống và xét nghiệm bệnh
dịch hạch áp dụng trên toàn quốc. Trong đó có khá nhiều phương pháp được đưa ra áp
dụng cho từng cấp cơ sở để nâng cao khả năng sử dụng linh hoạt và tương thích với
điều kiện cụ thể. Cuối cùng, khả năng còn bỏ ngỏ là liệu trong những phương pháp
được đưa ra, mô hình nào hiệu quả nhất, có thể ứng dụng rộng rãi nhất, thích hợp từng
vùng miền với điều kiện thổ nhưỡng, kinh tế, trình độ đa dạng của nước ta…
1.2.

Mục đích đề tài.
Đưa ra kết luận về tính thực tiễn của các phương pháp phòng chống và xét

nghiệm bệnh dịch trong điều kiện của Việt Nam và mức độ ứng dụng của từng phương
pháp đối với từng trường hợp cụ thể.
1.3.

Nhiệm vụ của đề tài.
Tiến hành thực nghiệm từng phương pháp cụ thể theo đúng hướng dẫn trong

thường quy phòng chống bệnh dịch hạch ở Việt Nam
Xem xét và đánh giá kết quả thu được với thực tế để kết luận về mức độ chính
xác của từng phương pháp.
Tìm hiểu về đặc điểm của Việt Nam, trên cơ sở đó đánh giá về tính hiệu quả và
tầm ứng dụng của các phương pháp dựa trên.
1



Chương II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.
2.1.

Lịch sử phát triển của bệnh dịch hạch.
Dịch hạch được biết đến như là một dịch bệnh có mức độ nguy hiểm rất cao do

khả năng lây lan cao và tỉ lệ tử vong đối những người bị mắc bệnh là rất lớn. Nguồn
gốc gây bệnh là vi khuẩn Yersinia pestis, tồn tại trong quần thể động vật thuộc bộ gặm
nhấm (Rodentia), nhưng chủ yếu là chuột và bọ chét kí sinh trên chúng, từ đó lây lan
sang các động vật qua đường máu do bọ chét là loài kí sinh hút máu động vật.
Bệnh tồn tại rất dai dẳng trên một khu vực sinh thái trong quần thể động vật và
có thể bùng phát thành dịch lớn bất cứ lúc nào. Lịch sử nhân loại đã ghi nhận sự kinh
hoàng của “Cái chết đen” với 3 đại dịch vào thế kỉ VI, XIV và XIX cướp đi sinh mạng
của hàng trăm triệu người, cho đến nay, bên cạnh đậu mùa, dịch hạch được ghi nhận là
1 trong 2 dịch bệnh gây thiệt hại nhiều nhất cho con người xét về số trường hợp tử
vong.
Bệnh dịch hạch được biết đến từ thời xa xưa, tuy không có thông tin để biết
chính xác thời điểm xuất hiện loại bệnh này, nhưng trong Kinh thánh Cựu Ước câu 6
và 9, đoạn 5 của sách Samuel I vào khoảng năm 1320 trước công nguyên có thể được
xem như là những tài liệu đầu tiên ghi nhận về bệnh dịch hạch.
Lịch sử thế giới cận đại trong 2000 năm qua chứng kiến các vụ dịch hạch lớn
lây lan rộng khắp đến các quốc gia trên thế giới. Đại dịch đầu tiên xảy ra vào thế kỉ thứ
VI, từ năm 542-546, bắt đầu từ đế quốc La Mã Phương Đông (Ai Cập) lây lan sang
Châu Âu và Châu Á. Ước tính làm chết khoảng 100 triệu người.

2


Hình 2.1: Diễn biến đại dịch lần thứ I.

Đại dịch Cái chết đen (Black Death) nổi tiếng thế giới xảy ra vào thế kỉ XIV
khoảng từ năm 1347-1350. Nguồn gốc của đại dịch này theo một số tác giả thì có khả
năng xuất phát từ Trung Quốc, Mông Cổ, Ấn Độ, Trung Á hoặc miền Nam nước Nga
sau đó xâm nhậm vào Châu Âu theo Con đường tơ lụa thời bấy giờ. Do giao thương
hàng hoá qua lại giữa các vùng cộng với số lượng lớn quần thể chuột tại các địa
phương thời bấy giờ, đại dịch lần thứ 2 bùng phát và làm chết 50 triệu người trên thế
giới, trong đó, một nửa số nạn nhân là ở Châu Âu, chiếm 1/3 dân số Châu Âu hiện giờ.
Tỉ lệ tử vong trong đại dịch này chiếm khoảng 70-80%.

Hình 2.2: Diễn biến đại dịch lần thứ II.

3


Đại dịch lần thứ hai kéo dài ở Châu Âu cho đến tận năm 1720 mới kết thúc, theo
nghiên cứu của một số tác giả thì có nhiều nguyên nhân giải thích cho việc này là: Bọ chét
Xenopsylla cheopis, véctơ chính của bệnh dịch hạch, không thể tồn tại được lâu hơn nữa trong
điều kiện khí hậu của Châu Âu. Chuột Rattus rattus sống khá gần với người đã được thay thế
bởi chuột Rattus norvegicus, loài chuột này thường sống xa người hơn so với Rattus rattus.
Một số chủng Yersinia pestis có độc lực yếu hoặc những loài Yersinia như Yersinia
pseudotuberculosis xuất hiện đã gây được miễn dịch tự nhiên cho người cũng như chuột.
Người Châu Âu đương thời thường bị thiếu sắt, mà nguyên tố này là một yếu tố cần thiết của
độc lực vi khuẩn và việc sử dụng xà phòng trong sinh hoạt hàng ngày trở nên phổ biến đã làm
giảm mật độ tấn công của bọ chét đối với người.

Cuối thế kỉ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của giao thông đường thủy đã tạo điều
kiện thuận lợi cho đại dịch lần thứ 3 bắt đầu ở Caton và Hồng Kông vào năm 1894 lan
truyền đi khắp thế giới. Chỉ trong vòng 10 năm (1894-1903), dịch đã lan đến 77 thành
phố cảng trên khắp các châu lục. Lần này, dịch hoành hành mạnh mẽ ở Ấn Độ, chỉ
riêng Bombay dịch đã cướp đi sinh mạng của 13 triệu người.


Hình 2.3: Diễn biến đại dịch lần thứ III

4


2.2.

Vi khuẩn Yersinia pestis:

2.2.1.

Đặc điểm hình thái:

Yersinia pestis là một loài vi khuẩn hình que thuộc họ Enterobacteriaceae. Tác
nhân gây bệnh của dịch hạch chủ yếu. Giống Yersinia là các coccobacillus nhuộm
Gram âm và lưỡng cực (hình quả tạ). Cũng như các Enterobacteriaceae khác, nó có
khả năng lên men đường. Yersinia pestis có hình dạng cầu trực khuẩn (0,5x1-2 m),
nhuộm Wayson có màu xanh tím bắt màu ở 2 đầu, có khả năng tiết ra chất nhờn chống
thực bào.

Phân loại khoa học
Giới (regnum):

Eubacteria

Ngành (phylum):

Proteobacteria


Lớp (class):

Gammaproteobacteria

Bộ (ordo):

Enterobacteriales

Họ (familia):

Enterobacteriaceae

Chi (genus):

Yersinia

Loài (species):

Y. pestis

Bảng 2.1: Bảng phân loại khoa học của vi khuẩn Yersinia pestis

Hình 2.4: Một số hình ảnh của chủng Y.pestis.

5


Vi khuẩn không di động, không hình thành nha bào và không sinh acid.
Yersinia pestis là vi khuẩn hiếu khí, dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông
thường, mọc tốt nhất ở nhiệt độ 28-30 0C và độ pH 7,2-7,6. Trên môi trường canh

thang, khuẩn lạc mọc không làm đục môi trường. Trên môi trường thạch, khuẩn lạc
dạng R điển hình (lồi ở giữa, xung quanh sáng và có mép viền không đều kiểu đăng
ten). Vi khuẩn lên men đường glucose và mannitol, không lên men đường rhamnose,
lactose và sucrose. Vi khuẩn trở nên di động trong môi trường phân lập, nhưng bất
động khi ở trong vật chủ (động vật có vú).
2.2.2.

Đặc tính gây bệnh:

Yersinia pestis có cấu trúc kháng nguyên phức tạp và khả năng gây bệnh phụ
thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết là kháng nguyên vỏ F1 và kháng nguyên W, V,
những chủng có độc lực cao có đến 16-18 kháng nguyên, quan trọng thường được chú
ý là F1, V, W, yếu tố P, yếu tố Pu. Hiện nay các chủng có cả 3 kháng nguyên F1, V và
W được xem là chủng có độc lực mạnh. Yersinia pestis có cả 2 loại, nội độc tố và
ngoại độc tố. Nội độc tố có tính chất ái thần kinh, gây nên bệnh cảnh li bì, u ám, thâm
nhiễm xuất huyết ở các nội mạc tĩnh mạch và những tổn thương thoái hóa của phủ
tạng.
Yersinia pestis dễ xâm nhập và gây bệnh. Cơ chế gây bệnh không được rõ,
nhưng những gen từ nhiễm sắc thể (chromosome) và từ plasmid và những phản ứng
miễn nhiễm từ sự biến đổi tế bào có thể được coi là nguyên nhân. Kháng nguyên vỏ
F1, gây nên sự đề kháng với thực bào PMN, một độc tố ngoại từ loài chuột (murine
exotoxin); kháng nguyên V cần thiết cho sự gây bệnh, có thể làm xáo trộn hệ thống
miễn nhiễm của chủ thể để ngăn chận sự tổng hợp interferon alpha và yếu tố gây hoại
tử bướu (tumor necrosis factor) và có thể kích thích sự bảo vệ miễn nhiễm; pesticin,
một chất protein diệt vi trùng không rõ nguồn gốc, và quan trọng, một protease có thể
tăng hoạt plasminogen và thoái biến (degrade) chất huyết thanh phụ (serum
complement), đóng một vai trò trong sự xâm nhập Yersinia pestis từ phía ngoài nơi
nhiễm trùng; một coagulase và một fibrinolysin. Cuối cùng, nội độc tố (endotoxin)
polysaccharide, được mã hoá bởi nhiễm thể sắc được coi là quan trọng để gây nên hội
chứng gây viêm toàn diện và những biến chứng.

Chính nhờ những yếu tố bảo vệ trên mà vi khuẩn Yersinia pestis hầu như rất
thoải mái xâm nhập vào trong cơ thể vật chủ. Đối với hệ miễn dịch của người, các
6


bạch cầu đơn nhân hoàn toàn không tiêu diệt được loại vi khuẩn này, ngược lại, sau
khi thực bào vi khuẩn Y. pestis, bạch cầu lại bị chính vi khuẩn này lấy làm vật chủ để
sinh sản. Tuy nhiên, bạch cầu đa nhân trung tính vẫn có tác dụng thực bào đối với Y.
pestis, nhờ việc chủ động tạo ra 1 kháng sinh tiêu diệt được vi khuẩn này, đây cũng là
cơ sở của phương pháp chữa trị dịch hạch sau này.
Trong thí nghiệm, vi trùng Y. pestis cấy vào da hay màng nhày thường xâm
nhập các mạch bạch đản phía ngoài và được đưa tới những hạch từng vùng dù rằng
xâm nhập trực tiếp vào máu có thể xảy ra. Những đại thực bào có thể ăn vi trùng Y.
pestis mà không phá hủy được chúng, có thể đóng một vai trò trong sự chuyền bệnh
tới những vùng xa. Bệnh dịch có thể xâm nhập bất cứ một bộ phận nào và nếu không
được chữa trị sẽ đưa tới một sự phá hủy rộng rãi các mô.
2.2.3.

Tính nhạy cảm:

Dựa vào khả năng khử hóa nitrat thành acid nitric và lên men glycerin, Yersinia
pestis được chia thành 3 type sinh học là Orientalis, Antiqua và Medievalis. 3 type này
không có sự khác nhau về độc lực cũng như bệnh học đối với người và động vật,
nhưng chúng có phân bố địa lý cũng như tính chọn lọc vật chủ rất khác nhau nên có
vai trò quan trọng về mặt dịch tễ học.
Yersinia pestis thuộc nhóm vi khuẩn có sức đề kháng yếu với môi trường bên
ngoài. Ánh sáng, nhiệt độ cao, làm sấy khô có thể phá hủy vi khuẩn. Các chất sát
trùng, tẩy uế như lysol và các chế phẩm chứa Chlorin diệt vi khuẩn trong vòng 10
phút, nhạy cảm cao đối với vài loại kháng sinh, chủ yếu là streptomycin và
chloramphenicol.

2.3.

Nguồn lây nhiễm quan trọng.

2.3.1.

Các loài gặm nhấm:

Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm, lây truyền và duy trì trong quần thể động vật
gặm nhấm do ngoại kí sinh bọ chét đóng vai trò làm vật chủ trung gian. Phần lớn các
loài động vật hoang dại đều có thể bị nhiễm vi khuẩn bệnh dịch hạch nhưng vì chúng
có tính đề kháng tương đối với bệnh nên không đóng vai trò quan trọng trong kiểm
soát vật chủ bệnh dịch hạch.
Tổng số loài của bộ gặm nhấm có khoảng 6000, trong đó họ chuột (Muridae) có
khoảng 150 loài. Tại Việt Nam có 56 loài gặm nhấm và họ chuột ước ghi nhận 43 loài,

7


trong đó có những loài rất quan trọng trong dịch tễ học bệnh dịch hạch vì khả năng
mang mầm bệnh rất lớn:
2.3.1.1. Chuột lắt (Rattus exulans).

Hình 2.5: Chuột lắt (Rattus exulans)
Chuột lắt thuộc giống Rattus, kích thước khá nhỏ bé, có đuôi dài hơn thân. Màu
lông ở lưng xám thẫm, hơi phớt nâu đến nâu, có gai lông mảnh, lông ở bụng màu nhạt,
ở ngực hơi ngả màu vàng. Đuôi màu nâu thẫm.
Ở Việt Nam, chuột lắt phân bố ở miền Nam. Trên thế giới, chuột lắt phân bố
khá rộng rãi: Myanma, Malaixia, Thái Lan, Campuchia, miền Nam Việt Nam. Chuột
lắt sống bám vào khu dân cư. Đặc biệt thích hợp cho loài chuột lắt là nhà tranh tre,

vách nứa, chúng có nhiều nơi để trú ẩn và làm tổ. Chuột lắt leo trèo giỏi, chính vì vậy
mà chúng có khu vực phân bố chung với các loài khác. Nếu trong phạm vi hẹp có đủ
điều kiện sống thích hợp, thì chuột lắt không di chuyển xa mà sống rất gần người ngay
trong rương, hòm, tủ áo quần, gường nằm của người.
Chúng thường làm tổ nơi yên ổn, kín đáo hoặc ngay chỗ người thường qua lại
nhưng không đụng chạm đến. Chúng làm tổ bằng các vật liệu mềm như giấy, rác, vải...
Nhà lợp tranh hoặc vách tranh, thân tre rỗng là nơi làm tổ thuận lợi cho chuột lắt. Ở
các khu dân cư thì chuột lắt chiếm đa số, thường từ 50% đến 94%.

8


2.3.1.2. Chuột khuy (Rattus rattus).
Chuột khuy hay còn gọi là chuột rừng, có kích thước tương đối lớn, trọng lượng
dao động 140 - 300 gram. Chiều dài thân khoảng 160 - 210 mm và chiều dài đuôi
khoảng từ 176 - 250 mm và thường dài hơn thân. Màu lông lưng xẫm hung, màu trắng
xám ở bụng và đuôi màu nâu thẫm.
Chuột khuy phân bố ở mọi sinh cảnh, có thể gặp trong nhà, vùng ven biển, đồng
lúa, đồng cỏ, đồi rừng, trong rừng .... Ở miền Bắc Việt Nam, Rattus rattus thường gặp
ở rừng và trung du. Ở Miền Nam gặp ở khắp mọi nơi. Trên thế giới, loài chuột này
phân bố khá rộng rãi: Myanma, Malaixia, Thái Lan, Campuchia, miền Nam Việt Nam.
Đây là loài có thể thích nghi với nhiều loại sinh cảnh nên hang tổ cũng tùy
thuộc vào sinh cảnh. Trong rừng, chúng làm tổ trên cây. Ngoài đồng, chúng đào hang
làm tổ ở bờ ruộng, mô đất, rơm rạ ... Trong nhà, Rattus rattus thường làm tổ trong ống
tre trên mái nhà, đục khoét ống tre hoặc cắn tranh trong mái tranh.... Trong sinh cảnh
thành thị, chúng làm tổ trong các hang hốc tự nhiên, trong đống nguyên phế liệu. Tùy
vào môi trường chuột khuy đang sống mà chọn nguồn thức ăn thích hợp. Chúng sống
cũng khá gần người nên cũng ăn thức ăn của người: thóc, bắp, củ mì, rau, cá, thịt...

Hình 2.6: Chuột khuy (Rattus rattus)


9


2.3.1.3. Chuột cống (Rattus norvegicus).
Chuột cống là loài có thân hình lớn, chiều dài từ mũi đến đuôi của con trưởng
thành khoảng 439 – 500 mm, trong đó đuôi bao giờ cũng ngắn hơn thân, khoảng 190238 mm. Màu lông lưng thay đổi từ nâu xám đến xám đen. Bộ lông có nhiều lông
cứng mọc dài hơn lông thường. Lông bụng trắng đục, gốc màu xám.
Chuột cống được mệnh danh là loài chuột thế giới, nguồn gốc của loài chuột
này là ở Đông Nam Á, theo các phương tiện giao thông, nhất là đường thủy mà chúng
phổ biến trong các khu dân cư thành thị như hiện nay. Ở Việt Nam, loài này sống đông
đúc trong thành phố, thị xã và những vùng lân cận có đường giao thông và có môi
trường thuận lợi là cống rãnh ẩm ướt. Loài chuột này là chỉ thị cho môi trường kém vệ
sinh. Tỷ lệ loài chuột này giảm dần từ nội thành ra ngoại thành, chúng thường sống
gần người và kiếm ăn trong các đống rác thải, chui rúc trong chuồng gia súc, cống
rãnh, trú ẩn trong các hang hốc tự nhiên: đống gạch ngói, tường đổ, khe hở tường.

Hình 2.7: Chuột cống (Rattus norvegicus).
2.3.1.4. Chuột chù (Suncus murinus).
Chuột chù hay chuột xạ là loài thú ăn côn trùng, sâu bọ là chính, có mõm nhọn,
tai và mắt nhỏ. Màu lông xám tro đậm. Chuột có chất tiết làm cho có mùi hôi đặc biệt.
Chuột xạ ở Việt Nam có 3 giống, trong đó giống Suncus và loài Suncus
10


murinus là phổ biến nhất và phân bố rộng trên toàn lãnh thổ, thường gặp ở độ cao dưới
100 m. Mặc dù là loài ăn chủ yếu là côn trùng nhưng chúng sống bám vào nhà. Trong
nhà ở, chúng sống, trú ẩn và làm tổ trong các hang hốc tự nhiên nơi ẩm thấp nhất, tối
tăm nhất, gần lu vại chứa nước, dưới đống cây, gỗ mục, đống gạch đá, góc vườn nhà…


Hình 2.8: Chuột chù (Suncus murinus).
2.3.2.

Ngoại kí sinh trên động vật gặm nhấm:

Bộ gặm nhấm mà chủ yếu là chuột là những vật chủ chính mang mầm bệnh,
nhưng nguyên nhân chính khiến bệnh có thể bùng phát thành đại dịch phải kể đến
trung gian truyền bệnh là bọ chét.
Thực tế cho thấy rằng: muốn phòng chống dịch hạch có hiệu quả để tiến tới
thanh toán được bệnh dịch hạch ở Việt Nam cần thiết phải có một quá trình nghiên cứu
toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực dịch tễ, điều trị, sinh thái học vật chủ, vectơ…
Trong đó điều tra cơ bản thành phần loài bọ chét cùng các đặc điểm sinh thái học có
liên quan đến các biện pháp phòng chống – một bước đi cơ bản ban đầu làm cơ sở cho
các nghiên cứu tiếp theo là một việc cần thiết không thể thiếu được.

11


2.3.2.1. Tìm hiểu chung.
Bọ chét là côn trùng nhỏ, không có cánh, thuộc bộ Aphaniptera, có lớp vỏ
cứng, mình dẹt, sống ngoại kí sinh trên động vật, hút máu để sống. Trên thế giới, bộ
Aphaniptera được chia thành 2 họ lớn là Pulicoides và Ceratophylloides, bao gồm 17
giống và hơn 1500 loài. Tuy nhiên trong điều kiện tự nhiên chỉ có 168 loài có vai trò
lây truyền bệnh dịch hạch. Trong đó, Xenopsylla cheopis được quan tâm hàng đầu và
là tiêu chuẩn để đánh giá các loài khác.

Hình 2.9: Bọ chét Xenopsylla cheopis

Hình 2.10: Vòng đời tiêu biểu của bọ chét
12



2.3.2.2. Khả năng gây bệnh.
Khả năng truyền bệnh dịch hạch của các loài bọ chét phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố và liên quan chặt chẽ với nhau. Năm 1943, Douglas xác định hiệu quả truyền
bệnh của bọ chét là kết quả của 3 khả năng: Khả năng bị nhiễm (infection potential): là
tỷ lệ bọ chét hút máu nhiễm bệnh trở thành bị nhiễm; Khả năng gây nhiễm (infective
potential): tỷ lệ bọ chét bị nhiễm trở nên có khả năng lan truyền và Khả năng lan
truyền (transmission potential): khả năng tiến hành lan truyền bệnh của bọ chét bị
nhiễm trước khi chết. Sự khác nhau về cấu trúc, kích thước của tiền dạ dày
(proventriculus), tần số lần hút máu, thời gian còn sống sau khi bị nhiễm của các loài
bọ chét khác nhau liên quan đến khả năng thứ 2 và 3.
2.3.2.3. Đặc điểm phân bố.
Để hiểu được dịch tễ học cũng như sự lan truyền bệnh dịch hạch từ các loài
gặm nhấm đến người, điều cần thiết là xác định loài bọ chét nào có vai trò trong việc
lan truyền bệnh ở một giới hạn địa lý nhất định. Hiểu biết về sinh thái học của bọ chét
là cơ sở để phòng chống cũng như kiểm soát được sự lan truyền tác nhân gây bệnh.
Phần lớn các loài bọ chét quan trọng thường sống ngoại ký sinh trên những loài gặm
nhấm sống trong hoặc xung quanh khu dân cư. Vì sự tiếp xúc khá gần gũi của các loài
bọ chét này với người nên thường bắt gặp chúng trên thú nuôi và gia súc. Hầu hết các
loài bọ chét này có phân bố rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên, ở nhũng vùng địa lý khác
nhau thì thành phần loài cũng như vai trò truyền bệnh sẽ khác nhau.
Bọ chét ký sinh trên gặm nhấm sống gần người được phân loại như sau: Nhóm
bọ chét sống ký sinh chọn lọc trên những loài gặm nhấm sống gần người có phân bố
khá rộng rãi và thường thấy ở những vùng dịch hạch lưu hành địa phương. Loài
Xenopsylla cheopis có phân bố khá rộng trên thế giới còn loài X. brasiliensis và
Nosopsylla fasciatus thì phân bố địa lý hạn chế hơn. Những loài bọ chét ký sinh chọn
lọc đối với gặm nhấm sống gần người có phân bố chỉ hạn chế thậm chí chỉ giới hạn
trong một vùng địa lý hẹp như X. astia
Một số loài bọ chét thường ký sinh ở gặm nhấm hoang dại nhưng lây lan sang

gặm nhấm sống gần người. Nhóm bọ chét khác lại thường gặp ở môi trường của một
số loài gặm nhấm sống gần người và chỉ gặp giới hạn ở những loài gặm nhấm này mặc
dù các loài bọ chét này không phải những loài sống ký sinh chọn lọc như

13


Echidnophaga gallinacea và Pulex irritans, cả 2 loài này phân bố rộng rãi trên thế giới
và bọ chét mèo (Ctenocephalides felis).
Xenopsylla cheopis là véc tơ quan trọng nhất trong việc lan truyền bệnh dịch
hạch cũng như bệnh do Rickettsia. Theo kết quả của một số nghiên cứu thì loài bọ chét
này có nguồn gốc từ Ai Cập, ký sinh trên chuột theo các tàu thuyền chở hàng hóa
lantruyền đi khắp thế giới trong thế kỷ thứ XIX. Bọ chét này thường sống ký sinh trên
các loài Rattus nhưng cũng gặp trên các loài gặm nhấm khác sống trong và xung
quanh khu dân cư. Khi tỷ lệ Xenopsylla cheopis nhiễm vi khuẩn dịch hạch càng cao thì
nguy cơ xảy ra dịch hạch ở địa phương đó càng lớn.

DANH MỤC CÁC LOÀI BỌ CHÉT HIỆN CÓ TẠI VIỆT NAM
Họ Pulicidae
1. Xenopsylla astia (Rothschild, 1911)
2. Xenopsylla cheopis (Rothschild, 1903)
3. X. vexabilis hawaiiensis (Jordan, 1932)
4. Pulex irritans (Linnaeus, 1758)
5. Ctenocephalides felis felis (Bouché, 1835)
6. Ctenocephalides felis orientis (Jordan, 1925)
7. Pariodontis riggenbachi wernecki (Costa Lima, 1940)
8. Pariodontis subjugis (Jordan, 1925)

Họ Pygiosyllidae
9. Lentistivalius klossi kloss (Jordan & Rothschils, 1922)

10. Lenstivalius klossi bispiniformis (Li & Wang, 1958)
11. Stivalius aporus rectodigitus (Li & Wang, 1958)
12. Medwayella sp

Họ Hystrichopsyllidae
13. Neopsylla dispar (Jordan, 1932)
14. Neopsylla fukiennensis (Chao, 1947)
15. Neopsylla avida (Jordan, 1931)
16. Neopsylla tricatas (Jordan, 1931)
14


17. Stenischia mirabilis (Jordan, 1932)

Họ Ischnopsyllidae
18. Ischnopsyllus (Hexactenopsulla) indicus (Jordan, 1931)
19. Thaumapsylla breviceps orientalis (Smit, 1954)

Họ Leptopsyllidae
20. Leptopsylla segnis (Schonherr, 1811)
21. Acropsylla girshami (Traub, 1950)

Họ Ancistropsyllidae
22. Ancistropsylla roubaudi (Toumanoff, Fuller, 1947

Họ Ceratophyllidae
23. Macrostylophora liae (Wang, 1957)
24. Macrostylophora hastata tonkiensis (Jordan, 1939)
25. Macrostylophora pilata (Jordan & Rothschild, 1922)
26. Macrostylophora protata (Jordan & Rothschild, 1922)

27. Macrostylophora sp1.
28. Macrostylophora sp2.
29. Myoxopsylla sp. Nguyễn Kim Bằng, 1970)
30. Nosopsylla fasciatus (Bosc, 1801)
31. Nosopsylla nicanus (Jordan, 1937)
32. Nosopsylla wualis (Jordan, 1941)
33. Paraceras sp1.
34. Paraceras sp2.

2.4.

Cơ chế lây truyền – Nguyên nhân phát sinh đại dịch.
Dịch hạch vốn là bệnh của động vật, chủ yếu là các loài gặm nhấm hoang dại và

chuột, con người chỉ ngẫu nhiên trở thành vật chủ, tuy nhiên vi khuẩn bệnh dịch hạch
lại làm tổn thương nghiêm trọng đến sức khoẻ con người, gây tử vong, suy giảm mọi
15


thể chế xã hội từ xa xưa. Có nhiều yếu tố trong cơ chế lan truyền bệnh dịch hạch, trong
đó bọ chét đóng vai trò quan trọng. Bọ chét phải nhiễm vi khuẩn dịch hạch khi hút
máu. Tiếp theo là thời gian sống phải đủ dài để quá trình nhân lên vi khuẩn đủ số
lượng nhiều và sau đó lây truyền vi khuẩn dịch hạch sang vật chủ khác. Bên cạnh đó,
số lượng và thành phần bọ chét cũng như quần thể vật chủ cũng là yếu tố cần thiết để
gây nên nhiễm trùng và lan truyền dịch bệnh. Trong tự nhiên, bệnh dịch hạch lan
truyền theo các con đường sau:
 Phổ biến nhất là lây truyền qua trung gian bọ chét : Theo cơ chế lây truyền này
thì bệnh dịch hạch ở người thường xuất hiện sau dịch hạch ở vật chủ vài ngày đến một
vài tuần. Bọ chét hút máu vật chủ mắc bệnh trong đó có vi khuẩn dịch hạch, vi khuẩn
nhân lên sẽ tạo thành nút nghẽn ở tiền dạ dày (proventriculus). Khi vật chủ bị bệnh

chết, bọ chét bị tắc nghẽn này mất nguồn thức ăn sẽ rời bỏ vật chủ chết đi tìm ký chủ
mới để hút máu nhưng vì ống tiêu hoá bị tắc nghẽn ở tiền dạ dày, máu không vào được
và mỗi lần hút máu lại bị đẩy ra, vi khuẩn dịch hạch theo vết đốt vào cơ thể vật chủ
này và như vậy xảy ra sự lây truyền bệnh.
 Lan truyền trực tiếp từ vật chủ bệnh sang vật chủ lành không qua trung gian của
bọ chét như:
- Vi khuẩn dịch hạch xâm nhập trực tiếp qua da có hoặc có thể không có tổn
thương khi tiếp xúc trực tiếp vào động vật bị bệnh (nhân viên xét nghiệm về vi khuẩn
dịch hạch hoặc do động vật nuôi trong nhà cắn hoặc cào).
- Hít vào trực tiếp vi khuẩn dịch hạch tồn tại trong không khí do tiếp xúc trực
tiếp với vật chủ bị bệnh hoặc chết vì dịch hạch, nhất là dịch hạch thể phổi. Đây là một
phương thức lây truyền cực kỳ nguy hiểm vì xảy ra rất nhanh cho người tiếp xúc. Vi
khuẩn dịch hạch xâm nhập qua da, ở nơi bọ chét đốt và theo đường bạch huyết đến
hạch khu vực, sinh sản phát triển mạnh tại đó gây nên dịch hạch thể hạch. Sau đó, nếu
không được điều trị thích hợp vi khuẩn dịch hạch xâm nhập vào máu gây nên thể
nhiễm khuẩn thứ phát. Đối với thể nhiễm khuẩn huyết tiên phát hoặc thứ phát, ngoài
vai trò truyền bệnh của bọ chét còn có thêm yếu tố độc lực của mầm bệnh và sức đề
kháng của cơ thể vật chủ.

16


Hình 2.11: Cơ chế lây truyền bệnh dịch hạch

2.5.

Tình hình bệnh dịch hạch trên thế giới và tại Viện Nam.

2.5.1. Trên thế giới.
Các vùng dịch hạch lưu hành không cố định mà luôn luôn thay đổi, tuỳ thuộc

vào sự thay đổi của nhiều yếu tố tự nhiên, xã hội như : khí hậu, động đất, sự di chuyển
của các quần thể gặm nhấm, di dân, ... Hiện nay, các ổ dịch hạch thiên nhiên tồn tại ở
Bắc và Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Á và Đông Nam Châu Âu. Tuy nhiên, trong vành
đai này có những vùng không có ổ dịch hạch như các hoang mạc với một số lượng ít
hoặc không có loài vật chủ gặm nhấm, vùng chí tuyến hoặc những dãy núi cao đóng
băng quanh năm.

17


Hình 2.12: Tình hình bệnh dịch hạch tại các nước trên thế giới
Từ 1954-2001, Tổ chức Y tế thế giới ghi nhận có 38 quốc gia trên thế giới xảy
ra bệnh dịch hạch gồm 89.651 trường hợp mắc và 7.715 bệnh nhân tử vong. Nhiều
nhất là 6014 bệnh nhân xảy ra năm 1967 và thấp nhất là 200 trường hợp vào năm
1981. Trong gần nữa thế kỷ qua, có 7 quốc gia trên thế giới bệnh xảy ra hàng năm là
Brazil, Cộng hoà dân chủ Công Gô, Madagascar, Myanmar, Pê Ru, Hoa Kỳ và Việt
Nam.
Có ba thời kỳ bệnh dịch hạch gia tăng : Thứ nhất vào giữa thập niên 1960, thứ
hai từ 1973-1978 và thứ ba từ giữa 1980 đến nay. Trong thập niên 1990 tỷ lệ mắc tiếp
tục gia tăng trên toàn thế giới, nhất là Châu Phi.
Gần nửa thế kỷ qua có sự chuyển đổi về phân bố về địa lý của bệnh dịch hạch
trên thế giới. Trong thập niên 1950, phần lớn các trường hợp dịch hạch là ở Châu Á và
một số vùng ở Châu Mỹ. Vào đầu thập niên 1960, gia tăng số mắc dịch hạch ở Châu
Mỹ và bắt đầu tăng ở Châu Phi. Nửa cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, dịch
hạch bùng phát mạnh mẽ ở Việt Nam chiếm hầu hết ở Châu Á và bắt đầu xảy ra
thường xuyên hơn ở Châu Phi. Trong 20 năm qua, số bệnh nhân dịch hạch ở Châu Phi
tăng dần và xu hướng tiếp tục gia tăng. Phân tích thống kê dịch hạch trên thế giới 47
năm qua, từ 1954-2001, theo các châu lục ghi nhận phần lớn số bệnh nhân được ghi
18



×