Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Bài dự thi kiến thức liên môn Mũ bảo hiểm đối với học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 20 trang )

Bài dự thi kiến thức liên môn “Mũ bảo hiểm đối với học sinh”

I. Tên tình huống
Sau đây tôi xin kể về một vụ tai nạn giao thông mà tôi đã
từng chứng kiến. Trên đường đi học về tôi thấy một cậu thanh niên
đi trên một chiếc xe máy, không đội mũ bảo hiểm đi với tốc độ rất
nhanh. Khi tới ngã tư mặc dù cột đèn giao thông đã chuyển sang
đèn đỏ nhưng cậu ta vẫn vượt đèn đỏ. Và kết quả là cậu ta đã tông
vào xe máy khác chở 2 mẹ con. Mọi người xung quanh ai nấy cũng
đều hoảng hốt và nhanh chóng gọi xe cứu thương và cảnh sát giao
thông. Cậu thanh niên nằm bất động trên đường, máu chảy rất nhiều
có vẻ bị thương rất nặng, người mẹ đội mũ bảo nên chỉ bị xây xát
nhẹ, còn đứa con do không đội mũ bảo hiểm nên bị va chạm mạnh,
hất văng khỏi xe, đầu đập xuống đường. Một lúc sau thì xe cứu
thương và cảnh sát giao thông cũng đã tới, cậu thanh niên và cả 2
mẹ con được đưa lên xe cứu thương và chở tới bệnh viện. Khi
chứng kiến sự việc, tôi đã cảm thấy vô cùng đau xót. Đây không
phải vụ tai nạn day nhất mà chỉ là 1 trong hàng ngàn hàng vạn cụ tai
nạn và có những vụ còn mang tính chất nghiêm trọng hơn.

Thật vậy, hiện nay trong khi phụ huynh trang bị cho mình đầy
đủ mũ bảo hiểm (MBH), áo, khẩu trang thì con em của họ ngồi phía
sau xe lại không được đội MBH. Mặc dù có quy định trẻ em từ 6
1


Bài dự thi kiến thức liên môn “Mũ bảo hiểm đối với học sinh”

tuổi trở lên đều phải đội MBH khi tham gia giao thông bằng mô tô,
xe máy. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh trên cả nước vẫn chưa thực
sự coi trọng vấn đề này khi việc cho trẻ em ngồi trên xe mô tô, xe


gắn máy cùng tham gia giao thông với người lớn mà không đội
MBH còn khá phổ biến, thậm chí, nhiều phụ huynh chở từ 2 đến 3
học sinh nhưng vẫn không đội MBH cho trẻ. Tình trạng đó đang
gióng lên tiếng chuông báo động về ý thức tham gia giao thông, coi
thường tính mạng của con em mình của không ít phụ huynh.

II. Mục tiêu của tình huống
- Biết tầm quan trọng của MBH trong việc bảo vệ tính mạng của
con người;
- Nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông;
- Góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, đặc biệt với trẻ em, thế
hệ tương lai của đất nước.

2


Bài dự thi kiến thức liên môn “Mũ bảo hiểm đối với học sinh”

III. Tổng quan về nghiên cứu những vấn đề liên quan đến
việc giải quyết tình huống
-Ngữ văn: Sử dụng thể loại miêu tả, thuyết minh, nghị luận về mũ
bảo hiểm
-Lịch sử: Sự hình thành và phát triển mũ
-Công nghệ: Cấu tạo mũ bảo hiểm
-Giáo dục công dân: Ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao
thông
-Sinh học: Cấu tạo não bộ, bảo vệ sức khỏe (Sinh học 8)

IV. Giải pháp giải quyết tình huống
Đây là một vấn đề lớn. nhóm học sinh gồm hai người chúng em

khó có thể tự giải quyết được nên chúng em cần đến sự giúp đỡ của các
bậc phụ huynh, của nhà trường, xã hội, của các nhà chức trách. Cụ thể
như sau:
- Tuyên truyền về mũ bảo hiểm

- Đề nghị nhà trường mời công an phường về trường phổ biến luật
bắt buộc đội MBH đối với học sinh khi tham gia giao thông.
3


Bài dự thi kiến thức liên môn “Mũ bảo hiểm đối với học sinh”

- Tổ chức các cuộc thi vẽ, viết, chụp ảnh về chủ đề “ Học sinh và
vấn đề đội MBH khi tham gia giao thông”.

V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
1 .Một số tư liệu
A. Mũ bảo hiểm:
A.1-Sự hình thành và phát triển của MBH
Lịch sử ghi nhận MBH (MBH) xuất hiện trong chiến tranh. Trước
những loại vũ khí như dao, kiếm, mác... quân đội Ba Tư đã tìm ra một
vật dụng có thể bảo vệ đầu của binh lính: đó là chiếc mũ. Ban đầu, mũ
được làm bằng da rồi dần dần được rèn sắt. Đến thời người Hy Lạp tham
4


Bài dự thi kiến thức liên môn “Mũ bảo hiểm đối với học sinh”

chiến, họ chế tạo ra chiếc MBH bằng đồng, có chóp nhọn đặc trưng. Mũ
được gia cố chắc chắn thêm như có phần che chắn cho mặt (chỉ để hở một

khoảng nhỏ để nhìn và thở), chiều dài mũ cũng được tăng thêm - mũ trùm
kín cả đầu. Người La Mã phát triển hình dạng MBH thêm một bậc nữa,
đó là chế tạo mũ cho binh lính riêng và mũ cho các võ sĩ riêng. Phần vành
mũ được nới rộng có phần lưỡi trai đằng trước để cải thiện tầm nhìn,
tránh trường hợp binh sĩ bị lóa sáng.

Vào thế kỉ 16-17, mũ được làm bằng thép nhẹ như thời trung
cổ nhưng vành rộng hơn. Thế kỷ 18-19, tiến bộ trong công nghiệp vũ khí
đánh dấu sự thoái trào của kiếm và giáo mác đồng thời các loại súng
trường, súng lục lên ngôi. MBH ít được trọng dụng hơn trước, đa phần
chỉ được sử dụng bởi kỵ binh. Tuy nhiên đến chiến tranh thế giới thứ
nhất, mũ làm từ thép lại được coi là thiết bị bảo vệ cho người lính, chống
lại các mảnh kim loại văng ra mỗi khi pháo nổ. Năm 1914, người
Pháp chính thức coi MBH là trang bị tiêu chuẩn của người lính. Lần
lượt, Anh, Đức và các nước Châu Âu còn lại cũng theo gương.
Ngày nay, MBH dần dần thâm nhập vào đời sống chứ không đơn
thuần là trang bị của quân đội. MBH được sử dụng trong nhiều lĩnh vực
như hàng không vũ trụ, quân đội, thể thao... Công nhân và kỹ sư vào phân
xưởng lúc nào cũng phải đội mũ. Các vận động viên nhiều môn thể thao
như đấu kiếm, võ thuật, bóng bầu dục… rất cần MBH để an toàn. Người
tham gia giao thông trên xe máy, xe đạp được khuyến cáo phải đội MBH.

5


Bài dự thi kiến thức liên môn “Mũ bảo hiểm đối với học sinh”

A.2-Cấu tạo
Theo truyền thống, mũ bảo hiểm không được làm bằng kim loại mà
bằng nhựa tổng hợp như ABS,HDPE nhưng những thập niên gần đây,

chất liệu được gia cường bằng Sợi Carbon để có độ bền cao và nhẹ hơn.
Lớp vỏ ngoài làm từ nhựa cứng. Trong là đệm bảo vệ được làm bằng
xốp,bảo vệ đầu khi va chạm. Lớp thứ ba làm bằng vải mềm giúp làm êm
đầu khi đội mũ. Quai cài và có miếng giữ cằm để cố định mũ. Kính chắn
gió làm từ nhựa trong suốt.

6


Bài dự thi kiến thức liên môn “Mũ bảo hiểm đối với học sinh”

A.3-Phân loại
a. Mũ bảo hiểm nửa đầu
Đây là loại mũ bảo hiểm có thể giúp người sử dụng nghe được tất cả
các âm thanh khi di chuyển trên đường. Khi lái xe ở khu vực đông dân cư
hoặc thành thị, việc có thể nghe được âm thanh của các loại phương tiện
đang lưu thông là rất quan trọng. Không ít các trường hợp người điều
khiển phương tiện có thể tránh được những tai nạn đáng tiếc nhờ vào việc
lắng nghe các âm thanh trên đường. Ngoài ra, loại mũ bảo hiểm này có
kích thước và trọng lượng khá nhẹ nên bạn có thể thoải mái đội cả ngày
7


Bài dự thi kiến thức liên môn “Mũ bảo hiểm đối với học sinh”

mà không lo mũg bức, mệt mỏi. Thêm nữa, do cấu tạo đơn giản nên loại
mũ này có nhiều thiết kế thời trang, giá lại rẻ nên vô cùng phù hợp với
phong cách trẻ trung của các giới trẻ hiện nay.

b. Mũ bảo hiểm có kính chắn gió

Nếu bạn mua một chiếc mũ bảo hiểm với kính chắn lớn, tiếng ồn
của gió sẽ không thể ảnh hưởng đến sự tập trung của bạn khi lái xe và
mắt bạn sẽ không phải điều tiết nhiều. Điều lưu ý khi chọn loại mũ này là
bạn nên chọn những chiếc mũ có kính chắn lớn để có thể đảm bảo tối đa
tầm nhìn khi lưu thông. Thêm nữa, một chiếc mũ bảo hiểm có tấm che
chống sương mù như nón bảo hiểm âm kính là ưu tiên số 1 cho những
người ở xứ lạnh.

8


Bài dự thi kiến thức liên môn “Mũ bảo hiểm đối với học sinh”

c. Mũ bảo hiểm có lỗ thông gió
Để tránh việc người dùng bị đổ quá nhiều mồ hôi, hầu hết các mũ
bảo hiểm đều có các lỗ thông gió. Tuy nhiên, một số loại mũ bảo hiểm
được thiết kế với các cổng thông gió khá cẩu thả và vẫn khiến người dùng
cảm thấy rất nóng khi di chuyển trên đường. Khi mua mũ bảo hiểm, hãy
hỏi thật kỹ nhà sản xuất về cách thức hoặc động các lỗ thông gió và nhớ
dùng thử mũ để xem các lỗ thông gió này “thở” như thế nào.

d. Mũ bảo hiểm fullface
Đây là loại mũ chuyên dùng cho biker phân khối lớn và dân phượt.
Mũ bảo hiểm full-face trùm kín phần đầu của người sử dụng với phần sau
phủ toàn bộ sọ não và khu vực bảo vệ trước cằm. Loại mũ bảo hiểm này
luôn có một khe hở trong vành đai chắn trước mắt và mũi cùng tấm che
mặt bằng nhựa (trong suốt hoặc nhuộm màu) xoay lên xuống tùy ý. Điểm
9



Bài dự thi kiến thức liên môn “Mũ bảo hiểm đối với học sinh”

thu hút lớn nhất của loại mũ bảo hiểm full-face là khả năng bảo vệ tối ưu.
Theo nhiều nghiên cứu, mũ bảo hiểm full-face bảo vệ người lái tốt nhất vì
có đến 35% các vụ tai nạn gây ảnh hưởng đến vùng cằm.Tuy nhiên, đây
là loại mũ khá chuyên dùng, chỉ được ưa chuộng trong giới biker và dân
phượt do giá khá đắt và cồng kềnh, không thích hợp sử dụng hàng ngày.

B. Tác dụng của mũ bảo hiểm:
Việc không đội mũ bảo hiểm gây nhiều tác hại cho bạn khi bị tai
nạn giao thông như: tăng nguy cơ chấn thương sọ não, tăng thời gian nằm
viện, tăng khả năng tử vong do chấn thương sọ não… Do vậy, đội mũ bảo
hiểm khi đi môtô, xe máy là việc làm cần thiết, hiệu quả để giảm thiểu
thiệt hại khi chẳng may xảy ra va chạm, tai nạn giao thông.
Các bạn có biết việc này đã được chứng minh giúp giảm khả năng
chấn thương nặng do tai nạn giao thông tới 69% và giảm khả năng tử
vong tới 42%. So với những người đi xe máy có đội mũ bảo hiểm, những
người không đội mũ bảo hiểm có nguy cơ chấn thương sọ não cao gấp 4
lần và nguy cơ này tăng lên hơn 10 lần trong trường hợp xảy ra tai nạn.

10


Bài dự thi kiến thức liên môn “Mũ bảo hiểm đối với học sinh”

Khi tai nạn giao thông xảy ra, nếu đội mũ bảo hiểm chất lượng bạn
có thể:
– Giảm nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của chấn thương sọ não tới
69%
– Giảm chi phí điều trị liên quan đến tai nạn

– Giảm nguy cơ tử vong lên tới 42%
Mỗi người chúng ta cần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về
giao thông, góp phần kéo giảm tai nạn giao thông, bảo vệ tính mạng cho
chính bản thân và gia đình mình.
C. Quy định của pháp luật về việc đội mũ bảo hiểm:
a. Khoản 2 Điều 30 Luật giao thông đường bộ năm 2008 đã quy
định rõ:
“Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba
bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách”
b. Theo Thông tư liên tịch số: 06/2013/TTLT-BKHCN-BCTBCA-BGTVT quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng
mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy (quy định
cụ thể trong Điều 8. Trách nhiệm của người điều khiển, người ngồi trên
xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy)

11


Bài dự thi kiến thức liên môn “Mũ bảo hiểm đối với học sinh”

c. Theo Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy
định xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể
cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe
gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Cụ thể: Phạt tiền từ
100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm
sau đây:
- Điểm i Khoản 3 điều 6: Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội
“mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho
người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao
thông trên đường bộ;
- Điểm k Khoản 3 điều 6: Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo

hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi
mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người
bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm
pháp luật;
D. Cách lựa chọn:
- Chọn mũ bảo hiểm theo cảm quan (Theo Ủy ban An toàn Giao
thông Quốc gia):
+ Chọn mũ có vỏ ngoài nhẵn, mịn và không có những chi tiết nhọn chìa
ra ngoài hay hướng vào lòng mũ. Vỏ mũ đạt chuẩn được sử dụng chất
liệu nhựa ABS, thường có màu trắng khi nhìn từ cạnh mép mũ phía trong;
mũ kém chất lượng thường được làm bằng nhựa tạp phẩm nên thường có
màu đen hoặc nâu.
+ Độ cứng của mũ: Mũ đạt chuẩn không bị biến dạng khi dùng tay bóp
mạnh vào cạnh hai mép mũ.
+ Dây quai mũ phải mịn và đủ chắc chắn khi kéo căng. Quai đeo tốt là
quai không giãn quá nhiều, bạn có thể thử bằng cách dùng tay co thử. Khi
thử quai, nên thử luôn khóa mũ để chọn chiếc có khóa vừa nhạy khi mở,
đóng, vừa có độ giữ chắc khi đóng.
+ Chọn mũ có lõi xốp cứng, mịn và không bị lõm. Kiểm tra bằng cách
để ngược mũ và dùng ngón tay đẩy mạnh vào lõi xốp bên trong, lõi xốp
quá mềm sẽ bị xẹp lún, khuyến nghị không nên chọn loại này.
+ Nếu mũ có kính chắn gió thì kính phải trong, nhìn rõ.
+ Chọn mũ có các ốc vít dài không quá 3 mm.

12


Bài dự thi kiến thức liên môn “Mũ bảo hiểm đối với học sinh”

- Chọn mũ bảo hiểm phù hợp Quy chuẩn Việt Nam QCVN

02:2008/BKHCN:
+ Trên nhãn phải ghi tên của sản phẩm có cụm từ “mũ bảo hiểm cho
người đi mô tô, xe máy” và có ghi nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
+ Có dán tem dấu Hợp quy CR như hình minh họa.

·
ABC: là tên viết tắt của tổ chức chứng nhận
·
XXXX YY- ZZ là Số giấy chứng nhận (đối với mũ bảo hiểm sản
xuất trong nước), XXXXXX XXX là Số series nếu có (đối với mũ bảo
hiểm nhập khẩu)

13


Bài dự thi kiến thức liên môn “Mũ bảo hiểm đối với học sinh”

E. Sử dụng và bảo quản:
a. Sử dụng:
- Trong quá trình sử dụng mũ bảo hiểm, người dân không nên sử dụng
mũ bị móp méo vì độ bền khi va đập và khả năng hấp thụ xung động của
mũ đã bị giảm không đảm bảo an toàn. Trước khi đội mũ, người đi mô tô,
xe máy, xe đạp máy cần kiểm tra kính chắn gió, lưỡi trai, quai và khoá
một cách cẩn thận trước khi đội.
- Lựa chọn cỡ mũ hợp với đầu mình, đội chật quá gây khó chịu, rộng quá
thì mũ dễ bị xoay qua xoay lại nguy hiểm khi lái xe. Khi đội mũ cần siết
chặt quai mũ bằng khoá ở dưới cằm. Đặc biệt không nên đội mũ ngược về
phía sau sẽ rất dễ văng ra khỏi đầu nếu xảy ra tai nạn.

14



Bài dự thi kiến thức liên môn “Mũ bảo hiểm đối với học sinh”

- Mũ bảo hiểm cần được bảo quản trong quá trình sử dụng tránh làm
giảm chất lượng, ảnh hưởng tới hiệu quả bảo vệ của mũ như: Không làm
mũ bị rơi hoặc va đập mạnh gây móp méo ảnh hưởng tới độ bền va đập
và khả năng hấp thụ xung động của mũ
- Không nên treo mũ trên tay lái dễ gây trầy xước hay làm hỏng quai mũ;
không dùng nước nóng, nước muối hay các chất tẩy rửa có hoạt tính
mạnh để lau chùi dễ làm hỏng mũ, mà hãy dùng các chất tẩy nhẹ như dầu
gội đầu, nước rửa chén …để lau, sau đó rửa bằng nước và lau khô bằng
vải mềm.

15


Bài dự thi kiến thức liên môn “Mũ bảo hiểm đối với học sinh”

b. Đội mũ bảo hiểm đúng cách:
Nếu không đội mũ bảo hiểm khi đi môtô, xe máy, xe đạp máy khi
gặp tai nạn sẽ rất dễ dẫn tới tử vong hoặc tàn tật suốt đời do chấn thương
sọ não. Tuy nhiên, đội mũ bảo hiểm không đúng cách, đội mũ mà không
cài quai mũ cũng nguy hiểm không kém, đồng thời tạo ra nguy hiểm cho
những người đi phía sau, nếu không kịp thời phòng tránh.

16


Bài dự thi kiến thức liên môn “Mũ bảo hiểm đối với học sinh”


Theo Quỹ Phòng chống Thương vong Châu Á (AIP), đội mũ bảo
hiểm đúng cách giúp giảm 69% nguy cơ bị chấn thương sọ não và 42%
nguy cơ tử vong. Tỷ lệ này đúng với mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ em.
Hãy tuân theo những bước sau để đội mũ bảo hiểm an toàn và
đúng cách:
1. Hãy mở dây quai mũ sang 2 bên, đội mũ lên đầu và kiểm tra xem mũ
có vừa đầu không. Nếu mũ quá rộng so với đầu, khi đi xe máy mũ sẽ bị
sụp xuống mặt hoặc lật ra phía sau hoặc bị lật nghiêng sang 1 bên.
2. Hãy luôn cài quai mũ, vì nếu đội mũ mà không cài quai thì mũ sẽ
không có tác dụng bảo vệ. Không nên cài quá chặt hoặc quá lỏng. Sau khi
cài, hãy thử nhét 2 ngón tay xuống dưới cằm, nếu nhét được 1 hoặc 2
ngón tay là vừa. Nếu chúng ta cài quai mũ, nhưng cài quá lỏng, mũ cũng
có thể bị lật khỏi đầu ra phía sau gáy và quai mũ sẽ vướng vào cổ của
chúng ta, điều này sẽ rất nguy hiểm khi xảy ra va chạm, vì khi ngã cổ của
chúng ta sẽ bị dây quai mũ thắt lại. Nếu quai mũ cài quá chật, sẽ tạo cảm
giác vướng víu, khó chịu khi bạn điều khiển xe trên đường.

2. Mô tả quá trình thực hiện
*Bước 1: Gặp bác tổ trưởng để đề nghị bác cho thêm nội dung:
“ Học sinh và vấn đề đội MBH khi tham gia giao thông” vào các cuộc
họp tổ dân phố.
*Bước 2: Đề nghị bác tổ trưởng tổ dân phố nhận nhóm học
sinh gồm hai học sinh trong nhóm làm những tuyên truyền viên của
17


Bài dự thi kiến thức liên môn “Mũ bảo hiểm đối với học sinh”

khu dân cư để góp phần giúp mọi người nhận ra nguyên nhân và tác

hại của việc không đội MBH khi tham gia giao thông đối với nền kinh
tế và xã hội, đất nước cùng cuộc sống của chính chúng ta.

* Bước 3: Đề nghị BGH nhà trường tổ chức các đợt thi đua
giữa các lớp với chủ đề “ Mũ bảo hiểm đối với học sinh”.

* Bước 4: Gặp gỡ với các giáo viên dạy GDCD, kết hợp với GV
dạy GDCD ở các lớp để yêu cầu các học sinh viết bài thi tìm hiểu về
vấn đề “Đội MBH cho trẻ khi tham gia giao thông”.

18


Bài dự thi kiến thức liên môn “Mũ bảo hiểm đối với học sinh”

* Bước 5: Đề nghị với BGH nhà trường mời các chiến sĩ công
an phường về phổ biến quy định của pháp luật về đội MBH đối với
học sinh khi tham gia giao thông.

VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Qua việc thực hiện bài liên môn tìm hiểu về mũ bảo hiểm, chúng
em đã vận dụng được các kiến thức trong các bộ môn (Ngữ Văn, Lịch Sử,
Công Nghệ, Giáo dục công dân, Sinh học) để giải quyết tình huống.
Chúng em đã hiểu được cấu tạo, tác dụng, tầm quan trọng của mũ bảo
hiểm đối với học sinh, cũng như toàn xã hội. Mũ bảo hiểm giúp giải
quyết vấn đề học sinh và vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao
thông, góp phần nâng cao ý thức người dân về việc chấp hành luật an
toàn giao thông. Chúng em mong sau này mình có thể vận dụng những
kiến thức mình đã được học để chế tạo nên những chiếc mũ bảo hiểm
ngày càng an toàn hơn. Chúng em cũng mong mọi người có ý thức hơn

nữa trong việc đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho bản thân, đem lại
hạnh phúc cho gia đình và sự phát triển phồn vinh của xã hội.

*Bài dự thi có sử dụng trích dẫn internet

19


Bài dự thi kiến thức liên môn “Mũ bảo hiểm đối với học sinh”

20



×