Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

ĐÁNH GIÁ môi TRƯỜNG đất và nước PHỤC vụ QUY HOẠCH sản XUẤT CHÈ AN TOÀN ở THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.47 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

----------------------------------------

NGUYỄN HÙNG CƯỜNG

ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ NƯỚC PHỤC VỤ
QUY HOẠCH SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN Ở THÁI NGUYÊN

CHUYÊN NGÀNH: MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
MÃ SỐ: CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

HÀ NỘI - NĂM 2014


Công trình được hoàn thành tại: Trung tâm Nghiên cứu Tài Nguyên
và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Thái Bạt
2. TS. Nguyễn Võ Linh

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận
án tiến sĩ.
Họp tại: …………………………………………………………………
………………………………………………………………………….


Vào hồi: giờ…..ngày …. tháng …..năm…...

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam.
- Trung tâm Thông tin Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu
sản xuất đặc biệt không thể thay thế, quỹ đất dành cho sản xuất nông
nghiệp ngày càng bị thu hẹp, đất có khả năng khai hoang mở rộng
diện tích đất nông nghiệp cũng rất khan hiếm. Do vậy, việc sử dụng
có hiệu quả quỹ đất này trên quan điểm sinh thái và phát triển bền
vững đang ngày càng trở nên cấp thiết, quan trọng
Chè có lợi thế so với các loại cây trồng khác về hiệu quả
kinh tế và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên đến nay hiệu quả do cây chè
mang lại cho người trồng chè Việt Nam và ở Thái Nguyên chưa cao,
nguyên nhân có nhiều song vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm vẫn là trở ngại lớn cho chè Việt Nam khi xuất khẩu. Trước
thực tiễn sản xuất và yêu cầu của thị trường, việc thực hiện đề tài
nghiên cứu ”Đánh giá môi trường đất và nước phục vụ quy hoạch
sản xuất chè an toàn ở Thái Nguyên” là rất cần thiết, đáp ứng được
yêu cầu của sản xuất chè sạch, chè an toàn và đòi hỏi của thị trường
xuất khẩu mặt hàng này của Thái Nguyên nói riêng và chè toàn quốc
nói chung trong điều kiện Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá khả năng thích hợp của đất đai, đảm bảo có địa
điểm thích hợp, không bị ô nhiễm kim loại nặng để quy hoạch vùng
sản xuất, chế biến, kinh doanh chè an toàn theo VietGAP bền vững

trên toàn bộ chuỗi cung ứng.
- Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số theo dõi, đánh giá sản
phẩm chè an toàn.

1


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: (i) Đặc điểm các loại đất trồng chè
có trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; (ii) Đánh giá, phân tích chất lượng
môi trường đất trồng, nước tưới chè; (iii) Các điều kiện sản xuất chè
phục vụ xây dựng bộ chỉ số chè an toàn.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận án được tiến hành nghiên cứu
trong gần 05 năm tại vùng tập trung gồm các huyện: Đại Từ, Phú
Lương, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Định Hoá và Thành phố Thái Nguyên.
4. Ý nghĩa của đề tài
- Góp phần bổ sung cơ sở khoa học ứng dụng phương pháp
đánh giá đất của FAO để đánh giá mức độ thích nghi cho chè có tích
hợp yếu tố sản xuất an toàn (môi trường đất , nước và phân hạng
thích hợp đất đai trồng chè) trong công tác quản lý sản xuất chè an
toàn ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng và các vùng chè Việt Nam có điều
kiện sinh thái tương đồng nói chung.
- Kết quả nghiên cứu của luận án cũng góp phần định hướng
cho các nhà quản lý, các nhà khoa học tham khảo tiếp tục nghiên cứu
sâu về chè, chè an toàn.
5. Nội dung nghiên cứu
Nội dung luận án bao gồm: (i) Đánh giá đặc điểm các loại
đất trồng chè của tỉnh Thái Nguyên; (ii) Đánh giá môi trường đất
trồng và nước tưới chè của vùng nghiên cứu; (iii) Đề xuất quy hoạch
vùng sản xuất chè an toàn bền vững cho tỉnh Thái Nguyên đến năm

2020; (iv) Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số phát triển chè an toàn
(PTSI) cho mặt hàng chè vùng nghiên cứu; (v) Đề xuất một số nhóm

2


giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch phát triển bền vững mặt hàng
chè an toàn ở Thái Nguyên.
6. Đóng góp mới của luận án
- Đánh giá thích hợp đất đai cho cây chè có lồng ghép, tích
hợp một số yếu tố về chất lượng môi trường đất trồng và nước tưới.
Phân tích tương quan giữa một số đặc điểm đất (đất Fk), (đất Fs),
(đất Fp) và năng suất chè bằng phần mềm PASS 2011, đã xác định
được đóng góp của tổng chỉ tiêu đến năng suất chè và đề xuất sử
dụng phân bón hợp lý đối với từng loại đất. Làm cơ sở đề xuất quy
hoạch vùng sản xuất chè an toàn, bền vững ở tỉnh Thái Nguyên.
- Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số an toàn cấp tỉnh (PTSI) cho
các cấp quản lý Nhà nước theo dõi, đánh giá sản phẩm chè an toàn.
7. Cấu trúc của luận án
Luận án bao gồm 194 trang, ngoài phần mở đầu (4 trang);
kết luận và khuyến nghị (3 trang); danh mục các công trình khoa học
có liên quan (1 trang); tài liệu tham khảo (16 trang) và phụ lục (58
trang), các nội dung chính được trình bày trong 03 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài và tổng quan tài liệu
(29 trang).
Chương 2: Địa điểm, phương pháp luận và phương pháp nghiên
cứu (19 trang).
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (59 trang).

3



Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI VÀ TỔNG
QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
Đất không phải là một nguồn tài nguyên “có thể phục hồi lại
được” hoàn toàn, trong nhiều trường hợp sự “phục hồi lại” của tài
nguyên này có những hạn chế nhất định. Các thành phần của đất có
thể bị thoái hoá về chất lượng bản chất hoặc về giá trị kinh tế do
hoạt động trực tiếp, gián tiếp của con người hoặc do các quá trình
tự nhiên. Việc xác định các quá trình, yếu tố, nguy cơ gây ô nhiễm,
thoái hoá đất và đánh giá chất lượng môi trường đất nhằm chỉ ra
khả năng của đất đối với sản xuất sinh thái bền vững, tăng cường sự
phát triển của cây trồng và vật nuôi nhằm quản lý tài nguyên bền
vững là rất quan trọng.
Hiện nay, sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước được coi là
một bộ phận hợp thành chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững
nói riêng và phát triển bền vững nói chung. Với những phương thức
sử dụng đất không hợp lý, lớp phủ thực vật thay đổi cùng với các quá
trình thổ nhưỡng đặc trưng như xói mòn, rửa trôi do tác động của các
yếu tố môi trường sẽ làm cho đất bị mất dinh dưỡng và suy thoái.
Điều này có nghĩa là việc sử dụng đất phải phù hợp với điều kiện
sinh thái của khu vực và để hạn chế những tác động suy thoái của các
yếu tố môi trường. Do đó, việc chọn và trồng những cây bản địa như
cây chè là cây trồng đã rất phù hợp với điều kiện sinh thái của nhiều
địa phương cũng là một hướng nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên đất
đồi núi của Việt Nam nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng.

4



1.2. Tổng quan tài liệu
Luận án trình bày các nghiên cứu nổi bật của các tác giả
ngoài nước về phân loại đất, đánh giá đất theo FAO, đặc biệt là các
nghiên cứu về đất trồng chè của Liên Xô (cũ); các nghiên cứu về môi
trường đất, nước, ảnh hướng đến nông nghiệp nói chung và cây chè
nói riêng trên thế giới.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước nghiên
cứu về cây chè, sinh trưởng, phát triển, mô hình chè, đánh giá chất
lượng đất đai cho cây chè…nhưng chủ yếu vẫn nghiên cứu trên quy
mô nhỏ, tập trung vào các giải pháp kinh tế, kỹ thuật phục vụ sản
xuất chè mà chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về môi trường đất
trồng và nước tưới chè quy mô rộng. Đánh giá môi trường, nhất là
môi trường đất trồng và nước tưới cho cây chè cũng chưa được
nghiên cứu, làm rõ. Để phát triển vùng chè an toàn hàng hóa tập
trung quy mô lớn, việc đi sâu nghiên cứu đánh giá môi trường đất
trồng, nước tưới chè một cách hệ thống, tổng thể, xác định được ảnh
hưởng của chúng đến chất lượng chè và quy hoạch vùng sản xuất chè
an toàn theo VietGAP là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn sâu rộng và
cấp bách cho ngành nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên nói chung và
cây chè hàng hóa nói riêng và nghiên cứu này có thể ứng dụng, triển
khai đánh giá môi trường đất, nước tương tự cho mặt hàng chè ở các
tỉnh có cùng điều kiện sinh thái tương đồng của vùng Trung du miền
núi Bắc Bộ nói chung. Góp phần phát triển bền vững cây chè, chè an
toàn và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng chè.

5


Chương 2. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu được lựa chọn là vùng trồng chè tập
trung gồm các huyện: Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Định
Hoá và Thành phố Thái Nguyên.
2.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp luận
a) Cách tiếp cận (Approach): Nghiên cứu sử dụng cách tiếp
cận hệ thống, tổng hợp để đạt được mục tiêu chính là đề xuất quy
hoạch vùng sản xuất nông nghiệp an toàn (trong đó có chè) gắn với
phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở tỉnh Thái Nguyên.
Nghiên cứu cũng sử dụng cách tiếp cận sinh thái (các yếu tố
môi trường đất trồng, nước tưới). Đây là các yếu tố chính ảnh hưởng
tới sản xuất nông nghiệp của Thái Nguyên nói chung và cây chè nói
riêng, có quan hệ đến sử dụng đất hợp lý và là điểm chìa khóa trong
phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên có tác động đến đất và sự
phân hóa các vùng sinh thái nông nghiệp. Phân tích đánh giá mối
quan hệ biện chứng giữa các yếu tố tự nhiên với nhau và giữa các
yếu tố tự nhiên với điều kiện kinh tế - xã hội nhằm giải quyết tốt mối
quan hệ giữa khai thác tài nguyên, phục vụ phát triển kinh tế nông
nghiệp.
Tùy từng nội dung nghiên cứu mà Luận án có thể áp dụng
tổng hợp cả 02 cách tiếp cận hệ thống (tiếp cận từ trên xuống và tiếp
cận từ dưới lên). Phương pháp tiếp cận thứ nhất là phương pháp

6


truyền thống được áp dụng trong nghiên cứu đất, môi trường đất,
nước, phân hạng thích hợp đất đai...còn phương pháp tiếp cận từ

dưới lên hay còn gọi là tiếp cận ngang được áp dụng trong việc điều
tra đánh giá hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng kinh tế - xã hội và lựa
chọn các mô hình kinh tế sinh thái (mà các nghiên cứu trước đó là
mô hình chè an toàn quy mô nhỏ). Như vậy, với cách tiếp cận này
vấn đề nghiên cứu của đề tài được coi là mới và toàn diện mang tính
tổng hợp.
b) Câu hỏi nghiên cứu: Các vấn đề nghiên cứu trong Luận án
này được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu chính sau:
(i) Đặc điểm đất trồng chè có đảm bảo được yêu cầu sản xuất chè
theo VietGAP ? (ii) Môi trường đất trồng và nước tưới chè có đảm
bảo yêu cầu sản xuất chè theo VietGAP? (iii) Các giải pháp hiệu quả
nào để phát triển bền vững vùng sản xuất chè theo VietGAP.
c) Giả thuyết nghiên cứu (Hypothese): Luận án dựa trên 2
giả thuyết sau:
(i) Đánh giá các yếu tố đất trồng, nước tưới, phân hạng thích
hợp đất đai cho cây chè ở quy mô hệ thống, liên ngành để đề xuất
quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn bền vững;
(ii) Kết quả đánh giá mức độ thích hợp cho chè có tích hợp
yếu tố sản xuất an toàn (môi trường đấ trồng, nước tưới) là cơ sở
khoa học và thực tiễn để đề xuất quy hoạch vùng sản xuất chè an
toàn bền vững góp phần phát triển kinh tế - xã hội, môi trường cho
đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên.

7


2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nhiều phương pháp và những kỹ thuật đã được áp dựng
trong nghiên cứu này. Dưới đây sẽ thống kê một số phương pháp
chính được ứng dựng cho nghiên cứu.

a) Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp:sử dụng
để thu thập các thông tin, mẫu đất trồng, mẫu nước tưới chè, phỏng
vấn nông hộ và các cơ quan quản lý trên địa bàn và hệ thống hóa cơ
sở lý luận và thực tiễn của luận án.
b) Phương pháp đánh giá đất dựa trên việc kết hợp giữa hệ
thống thông tin địa lý (GIS) với phần đánh giá đất đai tự động
(ALES): sử dụng để đánh giá khả năng thích hợp của đất đai, để
phân hạng mức độ thích hợp đất đai đối với cây chè nhằm quy hoạch
sử dụng đất vùng trồng chè an toàn đạt hiệu quả kinh tế cao, bền
vững, bảo vệ môi trường sinh thái.
c) Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm Pass 2011:
đánh giá tương quan các chất dinh dưỡng có trong đất ảnh hưởng đến
năng suất cây chè, qua đó nhằm đánh giá, rút ra quy trình cung cấp
dinh dưỡng cho cây chè đạt hiệu quả cao nhất.
Giả sử một ngành hàng nào đó (sản xuất chè) có các tác
nhân: X1, X2... Xp (trong trường hợp của luận án là các yếu tố lý,
hóa học đất) cùng tạo nên một kết quả chung ký hiệu là Y (trong
trường hợp nghiên cứu của luận án là năng suất chè). Chúng ta có thể
sử dụng phương pháp phân tích đường: (i) Giữa các Xj có thể tương
quan với nhau và chúng đều là nguyên nhân gây ra nên kết quả Y;
(ii) Yếu tố ngẫu nhiên R cũng ảnh hưởng đến kết quả Y; (iii) aj là

8


hiệu quả trực tiếp của Xj lên Y; (iv) bj là hiệu quả gián tiếp từ Xj
thông qua Xi khác để tác động lên Y.
Bài toán đặt ra là phải đánh giá hiệu quả trực tiếp và gián
tiếp từ các Xj lên Y. Ứng dụng phần mềm PASS 2011 để phân tích
mối tương quan giữa các yếu tố X1, X2, ...Xp đối với Y. Áp dụng ma

trận và thuật toán này vào đánh giá phân tích 07 chỉ tiêu có tầm quan
trọng nhất đối với cây chè trên các loại đất trồng chè chính là đất nâu
đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Fk), đất đỏ vàng trên đá phiến
sét (Fs), đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp). Trong trường hợp này là
phân tích tác động của các yếu tố lý hóa học đất lên năng suất chè:
- Bước 1. Nhập các số liệu vào máy, số dòng là số mẫu phân
tích đại diện cho vườn chè được đánh giá, số cột là số yếu tố phân
tích (7 chỉ tiêu lý hóa học đất).
- Bước 2. Kết quả xử lý, tính toán ra 5 bảng số liệu, phân tích
các kết quả trong từng bảng để tìm mối tương quan giữa các yếu tố:
(i) Ma trận số liệu về độ lệnh; (ii) Ma trận phương sai hiệp phương
sai: (iii) Kết quả ma trận tương quan; (iv) Ma trận hiệu quả và Ma
trận tổng hiệu quả. Kết quả tính toán được luận giải rõ ở bảng Ma
trận tổng hiệu quả trên từng loại đất trồng chè.
d) Phương pháp phân tích hệ thống và phương pháp chuyên
gia để đề xuất sử dụng đất đai: đề xuất sử dụng đất, biện pháp sử
dụng hợp lý tài nguyên đất đai có lồng ghép yếu tố an toàn và tham
vấn các chuyên gia để xây dựng bộ chỉ số (PTSI) cho phát triển chè
an toàn tỉnh Thái Nguyên.
e) Phương pháp đánh giá đất theo FAO: dựa trên cơ sở phân
hạng đất thích hợp, cơ sở của phương pháp này là sự so sánh giữa

9


yêu cầu sử dụng đất với chất lượng đất, gắn với phân tích các khía
cạnh kinh tế, xã hội và môi trường để lựa chọn phương án sử dụng
đất tối ưu.
f) Phương pháp phân tích mẫu: xác định tính chất vật lý đất.
Trong nghiên cứu này không nêu quy trình phân tích các thông số cụ

thể, các quy trình tiêu chuẩn cho phương pháp phân tích mẫu đất và mẫu
nước theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp & PTNT quy định mức
giới hạn tối đa cho phép của các chỉ tiêu kim loại nặng trong đất (05
chỉ tiêu) là As, Cd, Cu, Pb, Zn và trong nước tưới (04 chỉ tiêu) là Hg,
Cd, As, Pb.
g) Phương pháp tổng hợp xây dựng bộ chỉ số an toàn cấp
tỉnh (PTSI) cho mặt hàng chè: PTSI là chỉ số đo lường công tác sản
xuất, điều hành quản lý sản xuất sản phẩm nông nghiệp theo hướng
an toàn (sạch) kể từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối
tiêu thụ, đầu tư cơ sở vật chất và nhân lực...quản lý Nhà nước và kể
cả đầu tư xây dựng thương hiệu và maketting và sản phẩm chè.
Bảng 2.10. Công thức tính chỉ số cấp 1 và chỉ số PTSI
cho mặt hàng chè
STT

Chỉ số cấp 1


hiệu

Giá trị chỉ số chè(PTSI)

1

Chỉ số về giai đoạn sản
xuất

I

Giá trị trung bình

của 8 chỉ số cấp 2

2

Chỉ số về sơ chế, chế
biến và/hoặc bảo quản

II

Giá trị trung bình
của 4 chỉ số cấp 2

3

Chỉ số về hoạt động thu
mua, buôn bán

III

Giá trị trung bình
của 4 chỉ số cấp 2

10


STT

Chỉ số cấp 1



hiệu

Giá trị chỉ số chè(PTSI)

4

Chỉ số về hoạt động
phân phối và tiêu thụ

IV

Giá trị trung bình
của 9 chỉ số cấp 2

5

Chỉ số về mức độ đầu tư
cơ sở vật chất và nhân
lực trong sản xuất và
quản lý sản xuất chè an
toàn

V

Giá trị trung bình
của 4 chỉ số cấp 2

6

Chỉ số về quản lý Nhà

nước về chè an toàn

VI

Giá trị trung bình
của 5 chỉ số cấp 2

7

Chỉ số về chất lượng đất
trồng, nước tưới và sản
phẩm chè (mẫu khô đối
chứng nếu có phân tích).

VII

Giá trị trung bình
của 4 số cấp 2

Chỉ số an toàn cấp tỉnh theo
[(I)x1+(II)x2+(III)x1+(IV)
dõi đánh giá sản phẩm chè PTSI
x1+(V)x1+ +
an toàn
(VI)x1+(VII)x10]/ 17
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đánh giá đặc điểm tài nguyên đất trồng chè của tỉnh Thái
Nguyên
Ở tỉnh Thái Nguyên chủ yếu có các nhóm và các loại đất: đất
phù sa (P) gồm: đất phù sa không được bồi chua (Pc), đất phù sa

ngòi suối (Py); đất đỏ vàng (F), gồm: đất nâu đỏ trên đá macma bazơ
và trung tính (Fk), đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs), đất nâu
tím trên đá sét tím (Fe), đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa), đất
vàng nhạt trên đá cát (Fq), đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp); đất
thung lũng (D) và đất khác (N) trên diện tích trồng chè (18.500 ha)

11


của tỉnh. Trong đó chia ra đất phù sa có 491,50 ha (2,66%), đất đỏ
vàng có 17.272 ha (93,36%, gồm: đất Fk, Fs, Fe, Fa, Fq, Fp), đất
thung lũng có 606,22 ha (3,28%) và đất khác 130,45 ha (0,16%).
3.1.2. Các nhóm đất trồng chè chính của tỉnh Thái Nguyên
a) Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Fk): Diện
tích 1.991,9 ha chiếm 10,77% diện tích toàn tỉnh. Kết quả phân tích,
đánh giá 7 chỉ tiêu phân tích có tầm quan trong nhất của đất nâu đỏ
trên đá mac ma trung tính bằng phần mềm PASS 2011 cho thấy:
Bảng 3.2. Ma trận tổng hiệu quả trên đất Fk trồng chè
Tổng hiệu quả
Chỉ tiêu

Hệ số
đóng góp

Tỷ lệ %

X1 (pHKCl)

-6,98


-5,32

X2 (OM)

15,09

X3 (N tổng số)

Hiệu quả trực tiếp
Hệ số
đóng
góp

Hiệu quả gián tiếp

Tỷ lệ %

Hệ số
đóng góp

Tỷ lệ %

1,09

1,55

-8,08

-13,27


11,49

5,29

7,51

9,80

16,11

14,23

10,85

4,07

5,77

10,16

16,70

X4 (P2O5 dễ tiêu)

17,38

13,24

14,83


21,04

2,55

4,20

X5 (K2O dễ tiêu)

33,33

25,38

11,79

16,74

21,54

35,40

X6 (CEC)

28,62

21,79

3,50

4,97


25,12

41,28

X7 (Al di động)

29,65

22,57

29,90

42,42

-0,25

-0,42

Nhận xét: (i): Cần ổn định độ chua (pHKCl) trong đất Fk
trồng chè Thái Nguyên tối ưu là từ 4- 4,5 thì chè sẽ đạt năng suất và
chất lượng cao nhất. Những vùng đất kiềm không thích hợp cho chè;
(ii): chỉ tiêu OM, cần tích cực bón phân hữu cơ để ổn định năng suất
và bảo vệ đất; (iii): chỉ tiêu N, sử dụng nhiều và nên bón đạm kết hợp
với lân, kali và phân hữu cơ nhằm tăng hiệu năng của phân đạm; (iv)
chỉ tiêu P205 dễ tiêu trong đất Fk ở mức nghèo đến rất nghèo do đó
cần tích cực bón phân lân cho đất chè, có thể bón lân riêng lẻ ở các

12



thời điểm thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất; (v) chỉ tiêu K20 dễ
tiêu trong đất Fk ở mức nghèo nên cần tích cực sử dụng, kali cũng
cần phải kết hợp với các phân khác sẽ cho hiệu quả cao hơn; (vi) chỉ
tiêu CEC trong đất Fk tỉnh Thái Nguyên ở mức thấp do đó cần phải
tăng dung tích hấp thu của đất thông qua bón bentonit hoặc zeolit;
(vii): chỉ tiêu Al di động có vai trò lớn, vì vậy khi chọn đất trồng chè
cần những đất có độ pH thấp.
b) Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs): Có 9.518 ha, chiếm
51,45 % diện tích và có ở tất cả các huyện trong tỉnh.Kết quả phân
tích, đánh giá 7 chỉ tiêu phân tích có tầm quan trong nhất của đất đỏ
vàng trên đá sét và biến chất bằng phần mềm PASS 2011 cho thấy:
Bảng 3.3. Ma trận tổng hiệu quả trên đất Fs trồng chè
Tổng hiệu quả
Chỉ tiêu

Hệ số đóng
góp

Tỷ lệ
%

Hiệu quả trực tiếp
Hệ số
đóng góp

Tỷ lệ %

Hiệu quả gián tiếp
Hệ số
đóng góp


Tỷ lệ %

X1 (pHKCl)

0,15

0,30

0,77

3,20

-0,62

-2,50

X2 (OM)

8,14

16,63

2,74

11,42

5,39

21,67


X3 (N tổng số)

8,74

17,88

2,14

8,91

6,60

26,52

X4 (P2O5 dễ tiêu)

7,30

14,93

6,76

28,12

0,55

2,20

X5 (K 2O dễ tiêu)


9,77

19,97

4,09

17,00

5,68

22,84

X6 (CEC)

8,31

16,98

2,11

8,76

6,20

24,92

X7 (Al di động)

6,51


13,31

5,43

22,59

1,08

4,35

Nhận xét: (i) pHkcl ở hầu hết các vườn chè đều ở trạng thái
ổn định, không tạo những đột biến về năng suất, độ pHkcl là phù hợp
với cây chè sinh trưởng và phát triển. Đối với những vườn chè có độ
pHkcl quá thấp (quá chua) cần ổn định độ chua thủy phân (pHKCl)
trong đất Fs trồng chè Thái Nguyên tối ưu là từ 4-5,5 thì chè sẽ đạt
năng suất và chất lượng cao nhất. (ii) chỉ tiêu OM có tác động tích

13


cực gián tiếp đến năng suất chè nên cũng như đất Fk cần tích cực bón
phân hữu cơ kết hợp với phân vô cơ nhằm đạt kết quả cao nhất; (iii)
chỉ tiêu N cũng phải sử dụng nhiều và nên bón đạm kết hợp với lân,
kali và phân hữu cơ nhằm tăng hiệu lực của phân đạm; (iv) chỉ tiêu
P205 dễ tiêu trong đất Fs ở mức nghèo đến rất nghèo do đó cần tích
cực bón phân lân cho đất chè; (v) Chỉ tiêu K20 dễ tiêu trong đất Fs ở
mức nghèo nên cần tích cực sử dụng, kali cũng cần phải kết hợp với
các phân khác sẽ cho hiệu quả cao hơn; (vi) chỉ tiêu CEC: ở mức
thấp do đó cần phải nâng cao dung tích hấp thu của đất bằng cách

bón bentonit hoặc zeolit; (vii) Chỉ tiêu Al: có tổng hiệu quả đóng góp
vào năng suất là 13,31 % so với tổng số đóng góp của cả 7 chỉ tiêu,
phần lớn là đóng góp trực tiếp (22,59 %).

c) Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Có diện tích
1.329,61 ha, chiếm 7,19%. Kết quả phân tích, đánh giá 7 chỉ tiêu

phân tích có tầm quan trong nhất của đất đỏ vàng trên đá sét và
biến chất bằng phần mềm PASS 2011 cho thấy:
Bảng 3.4. Ma trận tổng hiệu quả đất Fp trồng chè
Tổng hiệu quả
Chỉ tiêu

Hệ số
đóng góp

Tỷ lệ
%

Hiệu quả trực tiếp
Hệ số đóng
góp

Tỷ lệ
%

Hiệu quả gián tiếp
Hệ số đóng
góp


Tỷ lệ
%

-12,37

-14,83

0,97

3,05

-13,34

-25,94

X2 (OM)

17,96

21,53

3,56

11,15

14,40

27,99

X3 (N tổng số)


18,71

22,44

2,77

8,67

15,94

31,00

X4 (P2O5 dễ tiêu)

22,12

26,52

10,26

32,09

11,86

23,06

X5 (K2O dễ tiêu)

19,86


23,81

7,25

22,68

12,61

24,52

X6 (CEC)

18,16

21,78

3,23

10,10

14,93

29,03

X7 (Al di động)

-1,04

-1,25


3,92

12,28

-4,97

-9,65

X1 (pHKCl)

14


Nhận xét: (i) Chỉ tiêu pHKCL cần ổn định độ chua thủy phân
(pHKCl) trong đất Fs trồng chè Thái Nguyên tối ưu là từ 4-5,5 thì chè
sẽ đạt năng suất và chất lượng cao nhất. (ii) Chỉ tiêu OM có tác động
tích cực gián tiếp đến năng suất chè cần tích cực bón phân hữu cơ
(phân chuồng, phân vi sinh) để ổn định năng suất, bảo vệ đất, việc
bón phân hữu cơ phải kết hợp với phân vô cơ nhằm đạt kết quả cao
nhất. (iii) Chỉ tiêu N tổng số nên bón đạm kết hợp với lân, kali và
phân hữu cơ nhằm tăng hiệu năng của phân đạm. (iv) Chỉ tiêu P2O5
dễ tiêu cần tích cực bón phân lân cho đất chè và phải kết hợp bón lân
với các phân khác để có hiệu quả cao nhất. (v) Chỉ tiêu K2O dễ tiêu
cần tích cực sử dụng; kali cũng cần phải kết hợp với các phân khác
sẽ cho hiệu quả cao hơn rất nhiều. (v) Chỉ tiêu CEC đóng vai trò
trung gian quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng suất, cần phải bổ sung
phân vi lượng như dolomit (bổ sung Mg2+) và bón vôi (bổ sung
Ca2+)... nếu thiếu, khi bón phải thường xuyên kiểm tra và bón với
liều lượng vừa đủ vì nếu thừa sẽ ảnh hưởng nhiều đến cây chè đặc

biệt chú ý đến hàm lượng Canxi và pH của đất (cây chè không chịu
được đất có hàm lượng canxi cao). (vi) Chỉ tiêu Al cần có đủ ở dạng
dễ tiêu nhưng phải chú ý kiểm tra hàm lượng nhôm di động có trong
đất.
Đánh giá chung: Tài nguyên đất của Thái Nguyên cũng khá
đa dạng về loại đất, diện tích thích hợp để trồng cây công nghiệp dài
ngày, cây ăn quả có khoảng 69.199 ha, chiếm khoảng 10,54%
DTTN. Diện tích thích hợp với phương thức nông - lâm kết hợp là
62.593 ha, chiếm 17,67% DTTN.

15


3.2. Đánh giá chất lượng môi trường đất trồng, nước tưới chè
vùng nghiên cứu
Nghiên cứu đã triển khai lấy mẫu đất trồng chè tại vùng tập
trung gồm các huyện: Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Định
Hoá và Thành phố Thái Nguyên. Tổng số mẫu đất lấy để phân tích,
kiểm nghiệm là 494 mẫu đất (vùng tập trung là 460 mẫu) và 250 mẫu
nước (vùng tập trung là 233 mẫu).
Theo kết quả phân tích và đánh giá hàm lượng kim loại nặng
trong đất và nước tưới đề tài đã phân cấp mức độ an toàn vùng sản
xuất chè tỉnh Thái Nguyên thành 3 cấp theo Hướng dẫn của Bộ Nông
nghiệp & PTNT tại Thông tư số 59/TT-BNNPTNT: (i) Mức độ an
toàn: cả đất và nước tưới đều có hàm lượng kim loại nặng nằm dưới
ngưỡng tối đa cho phép; (ii) Mức độ ít an toàn: kết quả phân tích
mẫu đất có hàm lượng kim loại nặng nằm dưới ngưỡng tối đa cho
phép, nước tưới do có thể cải tạo và thay đổi nguồn tưới nên có thể 1
hay nhiều hơn 1 chỉ tiêu kim loại nặng vượt qua ngưỡng tối đa cho
phép; (iii) Mức độ không an toàn: các chỉ tiêu phân tích của đất có 1

hay nhiều hơn 1 chỉ tiêu kim loại nặng vượt quá giới hạn cho phép và
không quan tâm đến kết quả phân tích của nước tưới.
Do không có mẫu nước nào vượt ngưỡng an toàn nên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên chỉ có 2 cấp đánh giá an toàn là an toàn và chưa đủ
điều kiện an toàn; (i) Diện tích đảm bảo trồng chè an toàn vùng tập
trung gồm 16.667 ha và diện tích trồng chè an toàn phân tán (suy
rộng toàn tỉnh) là 1.400 ha. Tổng số diện tích trồng chè an toàn của
tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 là 18.069 ha chiếm 97,67 % tổng
diện tích chè của toàn tỉnh; (ii) Diện tích chưa đủ điều kiện an toàn
có 431,08 ha chiếm 2,33 % tổng diện tích chè của tỉnh, được đề xuất

16


quy hoạch chuyển sang trồng các loại cây lâu năm khác như cây
nguyên liệu giấy (keo tai tượng, keo lá chàm...), cây ăn quả.
Bảng 3.11. Kết quả đánh giá mức độ an toàn môi trường đất trồng
và nước tưới vùng nghiên cứu

STT

1
2
3
4
5
6

Huyện
TP. Thái

nguyên
H. Định
Hóa
H. Phú
Lương
H. Đồng
Hỷ
H. Đại Từ
H. Phổ Yên

Toàn tỉnh

Đơn vị: Ha
Diện tích
không đủ điều
kiện sản xuất
chè an toàn

Diện tích
trồng
chè

Diện tích đủ
điều kiện quy
hoạch SX chè
an toàn

1.300

1.300


0,0

2.670
3.780
2.700
5.300
1.350
18.500

2.648
3.631
2.527
5.211
1.350
18.069

21,5
149,0
172,1
88,5
0,0
431,1

3.3. Đề xuất quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn bền vững cho
tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
3.3.1. Đánh giá phân hạng đất đai (có lồng ghép kết quả đánh giá
môi trường đất trồng, nước tưới) đối với cây chè
Vùng chè Thái Nguyên tập trung chủ yếu ở địa hình <20o,
các chỉ tiêu phân vùng sinh thái nông nghiệp (tỉnh Thái Nguyên nằm

trong 1 miền sinh thái, được phân thành 4 vùng sinh thái, 12 tiểu
vùng sinh thái và 78 đơn vị sinh thái) chúng tôi đề xuất các loại đất
phù hợp nhất cho phát triển cây chè là các loại đất: đất Fs, đất Fe, đất
Fp, đất Fk. Cây chè thích hợp với đất chua pHKCl= 3,0 - 6,0, tối ưu
4,5 - 5,5, cố định lân diễn ra khi pH < 4,5.

17


Bảng 3.13. Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đai đối với
cây chè tỉnh Thái Nguyên
Số lượng
Huyện

Mức độ thích hợp

Diện tích

Tỷ lệ

Mức

Mức

Mức

Mức

(ha)


(%)

S1

S2

S3

N

18.500

100,0

2.046

9.137

6.885

431,1

1.300

7,0

20,4

1.050


229,6

Định Hóa

2.670

14,4

503,8

818,3

1.326

21,5

P.Lương

3.780

20,4

301,5

1.546

1.784

149,0


Đồng Hỷ

2.700

14,6

228,7

1.151

1.148

172,1

Đại Từ

5.300

28,7

911,9

2.908

1.392

88,5

Phổ Yên


1.350

7,3

54,1

840,6

455,3

Toàn tỉnh
TP. Thái
Nguyên

3.3.2. Quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn bền vững cho tỉnh
Thái Nguyên đến năm 2020
Nghiên cứu đề xuất diện tích chè quy hoạch đến năm 2020 là
18.500 ha, vùng sản xuất chè an toàn của tỉnh Thái Nguyên là 18.069
ha tại 07 huyện, 01 thành phố và 01 thị xã, sản lượng chè an toàn dự
kiến đạt 252,86 nghìn tấn, đáp ứng được cho nhu cầu trong nước và
xuất khẩu, đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững cho người trồng
chè tỉnh Thái Nguyên.

18


Bảng 3.14. Đề xuất quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn
tỉnh Thái Nguyên
Đơn vị: DT: ha; SL: Tấn
Quy hoạch đến năm 2020

STT

Huyện, thị

Tổng diện

Diện tích

tích

chè an toàn

Sản lượng

1

TP. Thái Nguyên

1.300

1.300

20.150

3

H. Định Hóa

2.670


2.649

36.820

5

H. P.Lương

3.780

3.631

50.834

6

H. Đồng Hỷ

2.700

2.528

35.840

7

H. Đại Từ

5.300


5.212

74.200

9

H. Phổ Yên

1.350

1.350

18.900

Toàn tỉnh (A+B)

18.500

18.069

252.864

3.4. Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số phát triển chè an toàn
(PTSI) cho vùng nghiên cứu
Từ các kết quả điều tra, sau khi thu thập, đánh giá số liệu từ
các khâu từ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến, tiêu thụ và tiến
hành thu thập mẫu đất, mẫu nước để phân tích và kết hợp dùng
phương pháp chuyên gia để xây dựng Bộ chỉ số an toàn PTSI
(provincial Tea safety index) cho mặt hàng chè Thái Nguyên là lựa
chọn các chỉ số, xác định trọng số và tính toán chỉ số (chỉ số cấp 3

các dữ liệu cơ bản thu thập được đồng nhất đơn vị; chỉ số cấp 2,
đồng nhất thành 1 đơn vị % bằng phần mềm Excell, thang điểm được
cho từ 0-100), lấy ý kiến chuyên gia để xác định các chỉ số không thể
đồng nhất về đơn vị, đánh giá trọng số điểm). Kết quả tổng hợp chỉ
số an toàn cấp tỉnh cho mặt hàng chè góp phần đề xuất định hướng
quy hoạch vùng chè an toàn theo VIETGAP của tỉnh Thái Nguyên.

19


Bảng 3.25. Tổng hợp xây dựng bộ chỉ số an toàn cấp tỉnh (PTSI)
theo dõi và đánh giá sản phẩm chè Thái Nguyên
Tên chỉ số

Tỉnh Thái
Nguyên

1. Chỉ số về giai đoạn sản xuất

59,9

2. Chỉ số về chế biến và bảo quản

85,1

3. Chỉ số về hoạt động thu mua, buôn bán

46,5

4. Chỉ số về hoạt động phân phối và tiêu thụ


47,1

5. Chỉ số về mức độ đầu tư cơ sở vật chất và
nhân lực trong sản xuất và quản lý sản xuất

70,8

6. Chỉ số về quản lý nhà nước

75,7

7. Chỉ số về chất lượng đất trồng, nước tưới, SP

87,1

Điểm chỉ số an toàn cấp tỉnh Thái Nguyên

78,9

Như vậy, với tổng số điểm là 78,9 điểm, với thế mạnh về
diện tích chè cùng các giải pháp kinh tế - kỹ thuật, nguồn nhân lực rẻ
thì vấn đề lên kết “4 nhà“ và định hướng sâu hơn mối quan hệ khép
kín giữa giống - công nghệ chế biến - thị trường tiêu thụ ổn định,
công tác quản lý đảm bảo tính đồng bộ trong sản xuất và nâng cao
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, áp dụng quy trình sản xuất chè
theo VietGAP là một hướng phát triển bền vững và đem lại hiệu quả
kinh tế cao cho các hộ trồng chè.
3.5. Đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch
phát triển bền vững mặt hàng chè an toàn ở Thái Nguyên

Nghiên cứu đề xuất 05 mô hình kinh tế - sinh thái quy mô
vừa từ 30 – 40 ha (có lồng ghép với quy hoạch phát triển nông thôn
mới) cho 05 tiểu vùng đặc trưng sản xuất chè an toàn làm hạt nhân

20


và đã đề xuất các giải pháp cụ thể về xây dựng vùng nguyên liệu,
giải pháp về chế biến chè, ứng dụng tiến bộ KHCN trong sản xuất,
thể chế, chính sách, xúc tiến thương mại và vốn đầu tư để góp phần
thúc đẩy phát triển sản xuất chè an toàn bền vững cho tỉnh Thái
Nguyên.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
1. Nghiên cứu đánh giá tổng thể đặc điểm các loại đất trồng
chè của tỉnh Thái Nguyên đã phân tích 07 chỉ tiêu có tầm quan trọng
nhất đối với cây chè trên 03 loại đất trồng chè chính là đất Fk, đất Fs,
đất Fp và đã xác định được đóng góp của tổng chỉ tiêu đến năng suất
chè và đề xuất biện pháp sử dụng phân bón hợp lý đối với từng loại
đất trồng chè.
2. Nghiên cứu đánh giá tổng thể môi trường đất trồng chè
(dư lượng kim loại nặng As, Cd, Pb, Cu, Zn có 463 mẫu đạt tiêu
chuẩn an toàn và 31 mẫu vượt tiêu chuẩn), môi trường nước tưới chè
(dư lượng kim loại nặng Hg, Cd, As, Pb có 233 mẫu đạt tiêu chuẩn
an toàn). Kết quả nghiên cứu đánh giá mức độ an toàn của môi
trường đất trồng, nước tưới chè và phân cấp 02 cấp đánh giá là an
toàn (có 18.069 ha, chiếm 97,67% diện tích, trong đó: vùng sản xuất
tập trung có 16.667 ha, vùng phân tán 1.400 ha) và chưa đủ điều kiện
an toàn (có 431,08 ha, chiếm 2,33% diện tích đã được chuyển đổi
sang cây trồng khác).

3. Nghiên cứu đã đánh giá phân hạng mức độ thích hợp đất
đai có lồng ghép kết quả đánh giá môi trường đất trồng, nước tưới
cho thấy toàn Tỉnh có 18.069 ha (351 đơn vị đất đai) thích hợp trồng

21


chè (mức S1 có 2.046ha, chiếm 11,06%; mức S2 có 9.137 ha, chiếm
49,59%; mức S3 có 6.885 ha, chiếm 37,22%; mức N có 431 ha,
chiếm 2,33%) và đề xuất quy hoạch vùng chè an toàn cho tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2020 là 18.500 ha, trong đó có 18.069 ha chè an
toàn (vùng tập trung là 16.670 ha, vùng phân tán 1.400 ha), sản
lượng ước đạt 252.864 tấn, tập trung ở các huyện có thương hiệu
“chè Việt, chè Thái” lớn như Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Định
Hóa, Phổ Yên và Thành phố Thái Nguyên.
4. Nghiên cứu đã xây dựng được Bộ chỉ số an toàn cấp tỉnh
(PTSI) về mặt hàng chè cho tỉnh Thái Nguyên với 78,9 điểm, đã làm
rõ được các chỉ số an toàn: (i) chỉ số giai đoạn sản xuất là 59,9 điểm,
(ii) chỉ số về chế biến bảo quản đạt 81,5 điểm, (iii) chỉ số về hoạt
động thu mua, buôn bán đạt 46,5 điểm, (iv) chỉ số về hoạt động phân
phối và tiêu thụ đạt 47,1 điểm, chỉ số về mức đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất và nhân lực trong sản xuất chè đạt 70,8 điểm, (v) chỉ số về
quản lý Nhà nước đạt 75,7 điểm. Đây là giải pháp quản lý, theo dõi
rất có hiệu quả cho các cấp quản lý Nhà nước trong việc theo dõi,
đánh giá, quản lý sản phẩm chè an toàn theo chuỗi hàng quý, hàng
năm.
5. Nghiên cứu cũng đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu
thực hiện quy hoạch phát triển bền vững mặt hàng chè an toàn ở Thái
Nguyên. Trong đó tập trung vào việc xây dựng các mô hình kinh tế
sinh thái (có lồng ghép quy hoạch xây dựng nông thôn mới) cho các

tiểu vùng trồng chè đặc trưng để đầu tư làm điểm nhấn cho toàn
vừng sản xuất chè an toàn theo quy trình VietGAP đạt 100% vào
năm 2015 đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững cho người trồng
chè.

22


Khuyến nghị
Trên cơ sở các kết luận nêu trên, luận án đề xuất một số
khuyến nghị cho việc lập kế hoạch triển khai cụ thể quy hoạch phát
triển sản xuất chè an toàn tỉnh Thái Nguyên trong những năm tới như
sau:
- Tỉnh Thái Nguyên có đặc điểm chung là dễ bị ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu, tai biến thiên nhiên như: lũ lụt, hạn hán, lũ bùn,
lũ đá, trượt lở đất…do đó nền thổ nhưỡng cũng bị thoái hoá rất
nhanh đặc biệt ở những nơi rừng đầu nguồn bị chặt phá nhiều.
Nghiên cứu đề xuất bảo vệ và trồng mới rừng đặc biệt là rừng đầu
nguồn; phát triển nông nghiệp theo mô hình nông lâm kết hợp
(VACR). Tích cực phát triển cây chè, chè an toàn là cây lâu năm có
tính thích ứng cao với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của Tỉnh, góp
phần nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ tài nguyên đất bền vững.
- Khuyến cáo với người trồng chè và cơ quan quản lý để sử
dụng hợp lý và có hiệu quả đất trồng chè cần tiến hành đồng bộ các
giải pháp: đầu tư thâm canh cải tạo đất, bón phân sinh lý kiềm (lân
nung chảy) để cải tạo độ chua, ổn định pHKCL trong khoảng 4 - 5 là
tốt nhất; Bón cân đối các loại phân N, P, K theo nhu cầu sinh lý của
cây chè và điều kiện cụ thể của đất; Tăng cường bón phân hữu cơ,
nhất là vùng đất có thành phần cơ giới nhẹ; nếu có điều kiện, bón
thêm phân vi lượng, vi sinh qua rễ và phun qua lá. Các nguyên tố vi

lượng trong đất đỏ vàng còn nghèo nên cũng phải bổ sung đặc biệt là
Mg2+ và nhôm ở dạng dễ tiêu cần phải bón bổ sung. Mặt khác chè

23


×