Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

Phụ nữ Bắc Ninh với cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.46 KB, 114 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Nhìn lại thành cơng của các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm hào

hùng của dân tộc ở đâu ta cũng thấy hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam
"anh hùng bất khuất , trung hậu đảm đang" ln vượt lên khó khăn thử thách để
khẳng định bản thân và đóng góp cơng sức vào sự nghiệp chung. Lòng yêu nước
nồng nàn, tinh thần bất khuất là truyền thống nổi bật của chị em đã hh ình thành từ
khi tổ tiên ta bắt đầu dựng nước. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, liên tục,
đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam - đảng của giai cấp cơng nhân ra đời do Hồ
Chí Minh lãnh đạo thành truyền thống quý báu đó càng được bồi dưỡng, phát
huy một cách đầy đủ, mạnh mẽ hơn, đặc biệt là trong cuộc chiến đấu chống đế
quốc Mỹ xâm lược.
Bác Hồ đã nhìn nhận, đánh giá cao những truyền thống quý báu của phụ
nữ Việt Nam, ghi nhận những đóng góp của phụ nữ Việt Nam đối với sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc: “Phụ nữ Việt Nam ta sẵn có truyền thống đấu tranh
anh dũng và lao động cần cù. Trong kháng chiến, phụ nữ ta từ Bắc đến Nam đều
hăng hái tham gia đánh giặc cứu nước”. Đồng chí Lê Duẩn trong tác phẩm “Vai
trò cuả phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn mới của cách mạng” cũng đã từng nhận
xét: “…đâu đâu cũng có mặt chị em phụ nữ, những người gan vàng, dạ sắt
không hề khiếp sợ, không chịu cúi đầu, hiên ngang đến cùng để cứu nước, cứu
nhà. Hàng vạn nữ thanh niên ngày đêm lăn lội trên khắp nẻo đường của đẩt
nước, xông pha lửa đạn, phá bom nổ chậm, sửa chữa cầu đường, giữ vững mạch
máu giao thông, phục vụ tiền tuyến. Những người vợ, những bà mẹ… hiến dâng
những người thân yêu nhất của mình cho Tổ Quốc. Sức mạnh của miền Bắc xã
hội chủ nghĩa - căn cứ địa cách mạng của cả nước, có một phần rất quan trọng
là sức mạnh của người phụ nữ đã vươn lên làm chủ xã hội, làm chủ nước nhà".
Như vậy, điều đó chứng tỏ người phụ nữ có vai trị vơ cùng quan trọng
đối với sự phát triển của lịch sử xã hội, với sự thành công của các cuộc kháng


chiến cứu nước. Do đó cơng tác nghiên cứu lịch sử phong trào phụ nữ có ý
nghĩa rất quan trọng, có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với công tác nghiên
1


cứu lịch sử dân tộc. Nó góp phần làm sáng tỏ, cụ thể, sinh động lịch sử mỗi địa
phương và lịch sử toàn dân tộc.
Trong bối cảnh cả nước đang anh dũng chống Mỹ cứu nước, người phụ
nữ Việt Nam hơn bao giờ hết đã biết đoàn kết nhau lại, phát huy khả năng bản
thân, biến phong trào của mình trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào
chung, đóng góp cơng sức vào thắng lợi chung của tồn dân tộc. Ở miền Nam,
chị em trực tiếp tham gia chiến đấu chống địch, giành độc lập dân tộc, hoàn
thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước. Còn ở miền Bắc,
chị em hăng say thi đua sản xuất, xây dựng hậu phương Xã hội chủ nghĩa vững
mạnh, sẵn sàng làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn đối với miền Nam anh hùng.
Để giành được những thành tựu to lớn ấy chị em các địa phương trên tồn miền
Bắc đã khơng quản ngày đêm, khắc phục mọi khó khăn, hồn thành xuất sắc
nhiệm vụ được giao.
Bắc Ninh – một mảnh đất của những hội hè, đình đám, của những câu hát
giao duyên đằm thắm. Và đây cũng chính là mảnh đất đã ni dưỡng lên những
người phụ nữ can đảm và kiên trung. Trong suốt chiều dài của lịch sử đấu tranh
dựng nước và giữ nước của dân tộc, Bắc Ninh ln giữ một vị trí chiến lược
quan trọng, là phen giậu, lá chắn phía Bắc của kinh đơ Thăng Long – Hà Nội.
Tỉnh cịn là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng, nối liền Hà Nội
với căn cứ địa Việt Bắc và vùng Đơng Bắc. Hồ chung khí thế lao động và chiến
đấu sục sôi của cả dân tộc, quân và dân Bắc Ninh cũng khơng ngừng phấn đấu
giành nhiều thành tích trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) trên tất cả các
lĩnh vực: quân sự, khôi phục kinh tế, phát triển văn hố giáo dục, ổn định chính
trị, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Góp phần cơng lao khơng nhỏ trong
số đó là những người phụ nữ địa phương thuộc mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. Suốt

chặng đường dài 1965- 1975, phụ nữ các dân tộc Bắc Ninh đã chiến đấu, hy sinh
anh dũng để xây dựng Chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mỹ. Với những khẩu hiệu: “Tay cày tay súng”, “tay búa tay súng”, “vừa
sản xuất vừa chiến đấu”,… chị em đã khơng những giỏi việc nước mà cịn đảm
việc nhà. Từ trong phong trào thi đua sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu
giỏi đã xuất hiện hàng chục ngàn chị em là chiến sỹ thi đua, lao động tiên tiến,
chiến sỹ quyết thắng, phụ nữ ba đảm đang, …Nhiều cá nhân và tập thể có thành
tích xuất sắc đã được nhà nước, các cấp, các ngành tặng thưởng huân chương
lao động, huân chương chiến công, cờ luân lưu, bằng khen. Vì vậy cơng tác thìm
2


hiểu, nghiên cứu về phong trào phụ nữ Bắc Ninh sẽ có tác dụng bổ sung nguồn
kiến thức, làm cụ thể, sâu sắc hơn những cống hiến của quân và dân tỉnh nhà
trong cuộc kháng chiến kéo dài hơn 20 năm ấy. Từ đó tạo cơ sở để dựng lại bức
tranh chân thật nhất về cuộc kháng chiến chống Mỹ của qn và dân Bắc Ninh.
Đồng thời góp phần tơ thắm những trang sử vẻ vang chống xâm lược bảo vệ
độc lập dân tộc của nhân dân cả nước.
Mặt khác, nghiên cứu lịch sử phong trào phụ nữ Bắc Ninh cũng giúp trình
bày một cách lơgic q trình hoạt động và những cống hiến lớn lao của các thế
hệ phụ nữ trong tỉnh với sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc. Qua đó thêm
thấu hiểu lịng u nước thiết tha, đức tính cần cù, chịu thương chịu khó, vượt
lên gian khổ hy sinh của các mẹ, các chị. Chiến thắng mà quân và dân Bắc Ninh
giành được trong kháng chiến chống Mỹ ở một góc độ nào đó chính là sự chiến
thắng của lòng nhân ái trước bạo lực phi nghĩa. Do đó, nó khẳng định nguồn sức
mạnh to lớn của quần chúng nhân dân trong đó có lực lượng đông đảo phụ nữ,
khẳng định truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng anh dũng của các thế
hệ phụ nữ Bắc Ninh.
Vì vậy, có thể khẳng định rằng nghiên cứu những đóng góp của phụ nữ
Bắc Ninh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) không chỉ có ý

nghĩa về mặt khoa học mà cịn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, góp phần vào việc
nghiên cứu lịch sử địa phương, lịch sử dân tộc và giảng dạy, giáo dục truyền
thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm cho thế hệ trẻ Bắc Ninh hôm nay và mai
sau. Hơn thế, là một người con của xứ kinh bắc muốn nói lời cảm ơn các bà, các
mẹ đã hi sinh xương máu để cho quê hương hôm nay được thanh bình thơng qua
việc nghiên cứu đề tài này. Xuất phát từ những lí do trên tơi mạnh dạn quyết
định chọn đề tài “Phụ nữ Bắc Ninh với cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 –
1975)” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài “Phụ nữ Bắc Ninh với kháng chiến chống Mỹ ” không phải là một đề

tài hoàn toàn mới mà đã được nghiên cứu, thìm hiểu. Tuy nhiên, các tác phẩm
nghiên cứu mới chỉ đề cập đến một vài khía cạnh của vấn đề hoặc còn tản mạn ở
nhiều cuốn sách khác nhau nên chưa mang tính hệ thống.
Cuốn sách “Phụ nữ Việt Nam qua các đời” của tác giả Lê Thị Nhâm
Tuyết (Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 1973) đã dựng lên một cách sinh động quá
3


trình hoạt động và những đóng góp của phụ nữ Việt nam từ nguyên thủy cho
đến năm 1968 trên các mặt về lao động sản xuất, hoạt động văn hóa, cứu nước.
Những hoạt động của phụ nữ Bắc Ninh cũng được đề cặp đến. Tuy nhiên, hạn
chế của cuốn sách lại là chỉ mang tính điểm mà thơi.
Tác phẩm “ Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam” tập 1 và 2 của Nguyễn
Thị Thập (chủ biên) do Nxb Phụ nữ ấn hành năm 1980, 1981 đã khái quát được
những hoạt động của phụ nữ Việt Nam từ khi Đảng ra đời đến năm 1976. Hoạt
động của phụ nữ Bắc Ninh ít nhiều cũng được nói tới.
Cuốn sách “Lịch sử phong trào phụ nữ Bắc Ninh” đã được Hội liên hiệp

phụ nữ Bắc Ninh biên soạn (Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2003) là cuốn sách
đầu tiên của Hội đã tổng kết lại hoạt động cách mạng của phụ nữ Bắc Ninh
trong giai đoạn 1930 – 2000. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó
có việc thiếu nguồn tư liệu mà cuốn sách mới chỉ dừng lại ở việc tŕnh bày truyền
thống cách mạng mà thôi. Vấn đề phụ nữ Bắc Ninh trong kháng chiến chống Mỹ
đă hoạt động cách mạng như thế nào? Những cống hiến của họ đối với sự
nghiệp chung là ǵì?... chỉ được đề cập đến một cách sơ lược, rời rạc ở từng năm
khác nhau chứ chưa có sự liên kết thành vấn đề lớn. Do đó, chưa làm nổi bật
được vai trị của họ đối với sự nghiệp cách mạng của địa phương nói riêng nói
riêng và của cả dân tộc nói chung.
Liên quan đến nội dung của đề tài bên cạnh các sách chun khảo cịn có
các cơng trình nghiên cứu lí luận có đề cặp đến vai trị, vị trí của người phụ nữ .
Ở đó phụ nữ Việt Nam và phụ nữ Bắc Ninh cũng mang những đặc đểm chung
với phụ nữ thế giới. Các tác phẩm lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, của Hồ
Chí Minh, của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước như Lê Duẩn, Phạm Văn
Đồng...cũng đã đề cặp đến vai trò của người phụ nữ trong cách mạng và vấn đề
giải phóng phụ nữ. Đó là các tác phẩm: “Phụ nữ và cách mạng” ( Lênin – Stalin,
Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1955), “Hồ Chủ Tịch với vấn đề giải phóng phụ nữ”, “Vai
trò và nhiệm vụ của phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn mới của cách mạng” (Nxb
Sự Thật, Hà Nội, 1974)... Ngoài ra, vấn đề phụ nữ, phong trào phụ nữ được đề
cập đến như một bộ phận không thể thiếu của lịch sử dân tộc, được thể hiện
trong các tác phẩm : “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)” (
tập 2, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1990 do Viện Lịch sử quân sự biên soạn), cuốn
“Chiến tranh cách mạng Việt Nam, thắng lợi và bài học (1945 – 1975)” ( Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000).
4


Hồi kí của một số đồng chí tham gia kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ viết trong một số năm gần đây cũng đã góp phần tái hiện những đóng góp

của phụ nữ Bắc Ninh.
Ngồi ra vấn đề cịn được nhắc đến trong một vài cuốn sách khác như:
“Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh”, “Bắc Ninh - lịch sử kháng chiến chống
Mỹ(1954-1975)”, “Truyền thống phụ nữ Việt Nam”, “Phụ nữ Việt Nam qua các
thời đại”,… Tuy vậy, tất cả các cuốn sách này chỉ đề cập vấn đề ở mức độ sơ
lược hoặc rất vụn vặt.
Bên cạnh đó cịn có những cuộc Hội thảo khoa học về phong trào phụ nữ
các tỉnh trong kháng chiến chống Mỹ. Trong các Hội thảo đã có những báo cáo
khoa học nghiên cứu về lịch sử phong trào phụ nữ địa phương với nội dung
phong phú. Các báo cáo khoa học đó, dưới những góc độ khác nhau đã nêu lên
một số hoạt động và thành tích của phụ nữ Bắc Ninh, đồng thời rút ra những
kiến giải, đánh giá khoa học về vai trị quan trọng của cơng tác phụ nữ tỉnh Bắc
Ninh.
Như vậy, tựu trung lại có thể thấy: vấn đề “Phụ nữ Bắc Ninh với kháng
chiến chống Mỹ” mặc dù đã được đề cập đến trong một số tác phẩm, một số
sách báo và báo cáo khoa học nhưng chưa mang tính hệ thống, khoa học. Trong
khi đó, đây lại là một vấn đề lí thú và rất quan trọng nên cần phải được nghiên
cứu, nhận nhận đúng mức.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về những đóng góp của phụ nữ Bắc Ninh về các mặt
đời sống, lao động sản xuất, xây dựng hậu phương, vừa sản xuất vừa chiến đấu
trên chiến trường thông qua các phong trào cách mạng ở từng thời kì trong
kháng chiến chống Mỹ.
3.2.Phạm vi nghiên cứu
Về khơng gian: Luận văn đi sâu nghiên cứu khái quát các phong trào của phụ nữ
tỉnh Bắc Ninh.
Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian 21 năm
kháng chiến chống Mỹ từ 1954 – 1975.
4. Nguồn tài liệu

5


Luận văn sử dụng 3 nguồn tư liệu chủ yếu:
- Các tác phẩm lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh, của các nhà
lãnh đạo Đảng và Nhà nước viết về vai trò của phụ nữ và công tác vận động phụ
nữ tham gia cách mạng; Các tài liệu văn kiện Đảng trong thời kì của Hội liên
hiệp phụ nữ Việt Nam, bao gồm các chỉ thị, nghị quyết về công tác vận động
phụ nữ.
- Tài liệu chuyên khảo: Gồm sách, báo, bài viết, luận án, luận văn liên quan đến
nội dung đề tài.
- Tài liệu lưu trữ của HLHPNBN tỉnh, huyện: gồm các nghị quyết, báo cáo, tổng
kết.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, tác giả sử dụng hai phương pháp
cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp lơgich.
Trong q trình nghiên cứu, thu thập tư liệu tác giả còn sử dụng một số
phương pháp bổ trợ khác như tổng hợp, phương pháp thống kê biểu bảng…
nhằm khai thác đầy đủ hơn về nội dung cần giải quyết.
6.

Đóng góp của đề tài

-

Dựng lại bức tranh lịch sử của phụ nữ Bắc Ninh trong kháng chiến chống Mỹ.

-

Góp phần làm cụ thể, sinh động hơn nguồn tư liệu của địa phương về lịch sử

phong trào phụ nữ tỉnh, khẳng định những cống hiến vĩ đại và vai trò quan
trọng của chị em đối với sự phát triển của lịch sử địa phương và lịch sử dân
tộc.

-

Kết quả nghiên cứu cung cấp nguồn tài liệu cho công tác giảng dạy lịch sử địa
phương trong các nhà trường phổ thông tại Bắc Ninh.

6


-

Góp phần giáo dục thế hệ trẻ lịng u nước, lòng tự hào về truyền thống anh
hùng của địa phương. Từ đó, tạo động lực, ý chí quyết tâm xây dựng quê

hương giàu mạnh, xứng đáng với truyền thống ấy.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu,kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, cấu trúc của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1 : Khái quát về vùng đất Bắc Ninh và phụ nữ Bắc Ninh trong lịch sử.
Chương 2: Phụ nữ Bắc Ninh qua các giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước (1954 - 1975)
Chương 3: Đóng góp và hạn chế của phụ nữ Bắc Ninh trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)

7



CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT BẮC NINH VÀ PHỤ NỮ BẮC NINH
TRONG LỊCH SỬ
1.1.Bắc Ninh – Điều kiện tự nhiên, con người và truyền thống
1.1.1.Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1.Vị trí địa lý
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc khu vực phía Bắc của vùng đồng bằng sông
Hồng và tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang. Tỉnh có vị trí địa
lí nằm giữa 210 và 210 5’’ vĩ độ Bắc, 1050 45’’ và 106015’’ kinh Đông. Bắc Ninh
được coi là cửa ngõ phía Đơng Bắc của thủ đô. Tỉnh lỵ là thành phố Bắc Ninh
nằm cách trung tâm Hà Nội 30 km về phía Đơng Bắc. Phía Tây và Tây Nam
giáp thủ đơ Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đơng và Đơng Nam
giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên.
Bắc Ninh tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ
và đường thủy, nối liền thủ đô Hà Nội với căn cứ địa Việt Bắc và khu vực Đông
Bắc. Các tuyến đường Quốc lộ như 1A, 18, 38, tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng
Sơn, các tuyến đường thủy như sơng Đuống, sơng Cầu, sơng Thái Bình đều chảy
qua địa phận Bắc Ninh.
Với vị trí địa lý này đã tạo nên tầm chiến lược cho tỉnh Bắc Ninh, là phên
dậu, là lá chắn cho thủ đô Hà Nội. Hơn thế, Bắc Ninh còn trở thành một trong
những địa bàn quân sự trọng yếu của nước ta, là nơi tranh giành đất và dân giữa
ta và địch trong các cuộc chiến tranh phá hoại của kẻ thù.
1.1.1.2.Điều kiện tự nhiên
Bắc Ninh có tổng diện tích là 809,93 km 2, chiếm 0,24 % diện tích của cả
nước. Tỉnh có chiều dài Bắc – Nam là 32,5 km, chỗ hẹp nhất là 16,25 km, chiều
rộng Đông – Tây là 42,5 km; chiều dài địa giới hành chính giữa Bắc Ninh với
Hà Nội là 40 km; Bắc Ninh với Bắc Giang là 75 km; Bắc Ninh với Hải Dương
là 37,5 km; Bắc Ninh với Hưng Yên là 17,5 km.
Bắc Ninh giữ vai trò là vùng chuyển tiếp giữa trung du và đồng bằng, về
địa hình tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ

Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy bề mặt đổ về sơng Đuống và
sơng Thái Bình. Vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3-7 m, địa hình
trung du (hai huyện Quế Võ và Tiên Du) có một số dải núi độ cao phổ biến 300–
400 m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích, chủ yếu
ở hai huyện Quế Võ và Tiên Du.
8


Đặc điểm địa chất Bắc Ninh mang những nét đặc trưng của cấu tạo địa
chất thuộc vùng trũng sông Hồng và vịng cung Đơng Triều vùng Đơng Bắc.
Cấu tạo đất đá chủ yếu có tuổi từ Cambri đến Đệ Tứ. Bắc Ninh thuộc vùng đồng
bằng, được hình thành trên trầm tích sa bồi của hệ thống sơng Hồng và sơng
Thái Bình, với loại đất chủ yếu là đất phù sa. Đồng đất và khí hậu tạo cho nhân
dân trong tỉnh sản xuất ra loại thóc gạo ngon.
Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt
(xn, hạ, thu, đơng), có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa mùa hè nóng ẩm
và mùa đông khô lạnh. Sự chênh lệch đạt 15-16 °C. Nhiệt độ trung bình hàng
năm là 23,30C, trong đó tháng cao nhất là tháng 7 có nhiệt độ trung bình là
28,90C và tháng thấp nhất (tháng 1) là 15,8 0C. Lượng mưa trung bình hàng năm
dao động khoảng từ 1.400 - 1.600 mm/ năm nhưng phân bố không đều, chủ yếu
từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa cả năm. Tổng số
giờ nắng trong năm đạt từ 1.530 - 1.776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng
nhất là tháng 7, ít nắng nhất là tháng 1. Khí hậu Bắc Ninh có hai mùa gió chính
là gió mùa Đơng Bắc (từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau) và gió Đơng
Nam (từ tháng 4 đến tháng 9). Độ ẩm trung bình là 82,5 %. Khí hậu Bắc Ninh
thuận lợi cho việc sinh trưởng của cây lúa, cây hoa màu, cây công nghiệp, cây
ăn quả và luân canh tăng vụ [66].
Bắc Ninh có mạng lưới sơng ngịi khá dày đặc, mật độ lưới sơng khá cao,
trung bình 1,0 - 1,2 km/km2, có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống,
sông Cầu và sông Thái Bình. Hệ thống sơng ngịi khơng chỉ tạo cho vùng đất

Bắc Ninh có hàng nghìn hecta đất đai màu mỡ mà cịn có vị trí quan trọng về
qn sự. Sông Cầu bắt nguồn từ ngã ba Sà (Yên Phong) đến Phả Lại. Sơng Thái
Bình thuộc vào loại sơng lớn của miền Bắc có chiều dài 385 km, đoạn chảy qua
tỉnh Bắc Ninh dài 17 km.Sông Cầu với tổng chiều dài là 290 km, đoạn chảy qua
tỉnh Bắc Ninh dài 70 km, độ sâu của nước từ 2m đến 6m tạo ra một đường thủy
rất thuận lợi và bồi đắp hàng trăm bãi đất sa màu mỡ, là điều kiện cho nhân dân
gieo trồng hoa màu và những nương dâu xanh tốt. Sơng Đuống vốn là dịng sơng
Thiên Đức được đào từ thời Lý để nối sông Hồng với sông Thái Bình. Sơng
Đuống có chiều dài 42 km nằm trên đất Bắc Ninh, tổng lượng nước bình quân
31,6 tỷ m3. Mực nước cao nhất tại bến Hồ tháng 8/1945 là 9,64m, cao hơn so
với mặt ruộng là 3 – 4 m. Sơng rộng và sâu, nước chảy xiết nên có hàm lượng
phù sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m3 nước có 2,8 kg phù sa. Đất ngoại
đê sơng Đuống bồi tụ hàng năm tới hàng nghìn hécta thuộc các huyện Tiên Sơn,
Thuận Thành, Gia Lương, Quế Võ. Đây là loại đất nguyên dạng phù sa sông
Hồng, tỉ lệ mùn cao, dinh dưỡng khá, phù hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt
là các loại cây ngắn ngày cho năng suất cao.
Nước sông Đuống đậm đặc phù sa nên hệ thống thủy lợi, thủy nông lấy
nước tưới cho lúa, hoa màu rất tốt. Sơng Thái Bình, hợp lưu 3 dịng : Thiên Đức
(sơng Đuống), Nguyệt Đức (sơng Cầu), Nhật Đức (Thương), bắt đầu từ Phả Lại
9


đến cửa Vạn Úc, dài 93 km trong đó có 10 km hữu ngạn chảy qua Gia Lương,
lịng sơng rộng 300 – 400 m, độ sâu trung bình mùa cạn cũng đến 8 – 9 m, rất
thuận lợi cho giao thông đường thủy. Hệ thống sông nhỏ, sông nội đồng phân bố
khá dày đặc : Ngũ Huyện Khê – sông Thiếp, từ Đông Anh chảy xuống, chảy vào
sông Cầu tưới tiêu cho một vùng rộng lớn thuộc các huyện Tiên Sơn, n
Phong; ngịi Tào Khê chảy ở phía nam Tiên Sơn sang Quế Võ; sông Tiêu Tương
khởi đầu từ Phù Lưu (Tiên Sơn); sông Ngụ (Gia Lương), sông Dâu (Thuận
Thành) đều rất hữu ích cho nền nơng nghiệp lúa nước. Mặt khác, những con

sơng này cịn có những vị trí quan trọng, là nơi ta đã chủ trương lập các căn cứ
du kích chống lại các cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Với những đặc điểm quan trọng về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên nói
trên cho thấy Bắc Ninh có vai trị và vị trí đặc biệt quan trọng ở Bắc kì về nhiều
lĩnh vực. Con người Bắc Ninh đã biết sử dụng các điều kiện đó trong phát triển
kinh tế, văn hóa, quốc phòng trong mấy ngàn năm lịch sử và đặc biệt là trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đây là nền tảng, là những điều kiện cần thiết cho
phụ nữ Bắc Ninh cùng với nhân dân trong tỉnh làm tròn nghĩa vụ hậu phương và
tiền tuyến trong cuộc chiến đấu gay go này.
1.1.2.Quá trình hình thành
Trong lịch sử, địa giới Bắc Ninh có những thay đổi như sau :
Thời Hùng Vương – An Dương Vương (thiên niên kỉ thứ I TCN), Bắc Ninh là
đất thuộc bộ Vũ Ninh của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.
Đến thời Bắc thuộc, Bắc Ninh thuộc quận Tượng và dưới sự thống trị của nhà
Hán, sau đó thuộc quận Giao Chỉ. Năm 622, Bắc Ninh được nhập vào địa phận
Giao Châu, Đạo Chấn (năm 623 được đổi thành Nam Đạo, năm 632 đổi thành
Tiên Châu), Long Châu thuộc Giao Châu Đơ hộ phủ. Sau đó được gộp trong
huyện Long Biên của Vũ Bình, Bình Đạo của Giao Châu thuộc An Nam Đô hộ
phủ.
Dưới triều Đinh (968 – 980), Tiền Lê (980 – 1009) Bắc Ninh tiếp tục là
đất thuộc Giao Châu. Dưới triều Lý (1010 – 1225), Bắc Ninh là phủ Thiên Đức,
bao gồm cả Phú Lương (Thái Nguyên). Thời nhà Trần (1229 – 1400), Bắc Ninh
được gọi là Bắc Giang lộ sau đổi thành Kinh Bắc lộ. Sang thời nhà Hồ (1400)
Bắc Ninh được chuyển thành Bắc Giang lộ. Vương triều Lê (1428 – 1788), năm
Thuận Thiên thứ nhất (1428) đã chia cả nước thành 5 đạo. Vùng Bắc Ninh được
gộp vào Bắc Đạo. Khi Lê Thánh Tông lên ngôi chia cả nước thành 13 đạo thừa
tuyên, trong đó Bắc Ninh thuộc đạo Bắc Giang. Năm Quang Thuận thứ 7 (1467)
ông tổ chức lại đất nước thành 13 xứ. Kinh Bắc trở thành Kinh Bắc xứ và tồn
10



tại đến cuối triều Lê. Trong vòng 4 thế kỉ, Kinh Bắc ổn định với số lượng 20
huyện nằm trong 4 phủ :
- Phủ Thuận An (tương đương Luy Lâu – Siêu Loại cũ) gồm 5 huyện Gia Lâm,
Siêu Loại, Văn Giang, Gia Định, Lang Tài.
- Phủ Từ Sơn (tương đương Long Biên – Thiên Đức cũ) gồm 4 huyện Tiên Du,
Đông Ngàn, Võ Giàng, Quế Dương, Yên Phong.
- Phủ Bắc Hà (tương đương Tây Vu – Bình Lỗ cũ) gồm 4 huyện Hiệp Hòa,
Yên Việt, Kim Hoa, Thiên Phúc.
- Phủ Lạng Giang (tương đương Kẻ Từ - Lạng Chân cũ) gồm 6 huyện Yên
Dũng, Phượng Nhỡn, Bảo Lộc, Yên Thế, Lục Ngạn, Hữu Lũng.
Dưới triều Nguyễn, đời vua Gia Long (1802 – 1819), chia cả nước thành
24 trấn, 4 doanh và 2 thành. Kinh Bắc xứ mang tên là Kinh Bắc trấn. Năm
Minh Mệnh thứ 3 (1823), Kinh Bắc trấn đổi thành Bắc Ninh trấn, đến năm Minh
Mệnh thứ 12 (1831) đổi thành Bắc Ninh tỉnh, gồm 21 huyện, nằm trong 4 phủ,
diện tích khoảng 6500 m2, chia ra 122 xã, phường bao gồm hầu hết các tỉnh Bắc
Ninh, Bắc Giang, một phần lớn tỉnh Phúc Yên, Thái Nguyên, Lạng Sơn.
Thời Pháp thuộc, tháng 10/1895, thực dân Pháp chia Bắc Ninh thành 2 tỉnh Bắc
Ninh và Bắc Giang, lấy sông Cầu làm địa giới. Từ những năm đầu của thế kỉ
XX cho đến năm 1945, tỉnh Bắc Ninh ổn định với 10 phủ huyện là phủ Từ Sơn,
Thuận Thành và các huyện Gia Lâm, Văn Giang, Gia Bình, Lương Tài, Quế
Dương, Võ Giàng, Tiên Du, Yên Phong.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa ra đời, thành phố Bắc Ninh là tỉnh lị của tỉnh Bắc Ninh. Trong kháng chiến
chống Pháp, Bắc Ninh đặt dưới sự chỉ đạo của UBHC Bắc Bộ, rồi UBKCHC
Liên khu 12, Liên khu I, Liên khu Việt Bắc.
Tại kì họp thứ 5 khóa II ngày 27/10/1962 Quốc Hội ra quyết định hợp
nhất hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc. Ngày 1/4/1963, tỉnh Hà
Bắc chính thức được thành lập.
Ngày 6/11/1996, Quốc hội khóa IX tại kì họp thứ 10 đã quyết định về việc

tái lập 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Ngày 1/1/1997, tỉnh Bắc Ninh chính thức
hoạt động theo đơn vị hành chính mới. Tỉnh Bắc Ninh tái lập có diện tích 822,7
km2 gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện với dân số là 1.060.300 người [66].

11


Như vậy, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, diện mạo Bắc Ninh có nhiều
thay đổi, song những đường nét chính yếu của vùng đất xứ Bắc vẫn được giữ
nguyên vẹn.
1.1.3.Điều kiện dân cư và truyền thống
Bắc Ninh là một trong những địa bàn cư trú lâu đời của người Việt cổ,
theo những di chỉ khảo cổ học được tìm thấy trên địa bàn tỉnh thì ở thời đại sơ kì
đồng thau cách ngày nay trên dưới 3.500 năm, Bắc Ninh đã có cư dân sinh sống.
Về thành phần dân tộc ở Bắc Ninh chủ yếu là người Kinh, chiếm 99,87 % dân
số.Cư dân Bắc Ninh có 13.549 người theo đạo Thiên chúa ở rải rác trong 44
làng trong tỉnh.
Do điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, từ
xa xưa cư dân Bắc Ninh đã có một nền nơng nghiệp trồng lúa nước phồn thịnh,
được đánh giá là một trong những vùng có điều kiện tối ưu để trồng. Thời phong
kiến, Bắc Ninh là một trong những vựa lúa của đồng bằng sông Hồng, có nhiều
loại gạo nổi tiếng như : tám thơm, dé cát, nếp hương...Bắc Ninh cũng được biết
đến với những câu như “Làng Đơng Lâu có cơm dự thơm” hay “Con gái kẻ chợ,
tày đỏ Yên Khang” (gạo tày đỏ là một loại gạo ngon, có màu đỏ được trồng ở
vùng Yên Khang – Yên Phong – Bắc Ninh). Trong một tài liệu của Pháp cũng
viết rằng : “Tỉnh Bắc Ninh nổi lên hàng đầu của tất cả các giống lúa ở Bắc kì và
trong phần lớn các bữa cơm đặc biệt sang trọng, chính là gạo Bắc Ninh, gạo Bắc
Ninh có thể khơng ngần ngại gì khi phải đem so sánh với gạo tốt nhất của Nam
Kì hay Băng Cốc” [45,tr.297]. Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu, và là
nguồn sinh sống chính của cư dân Bắc Ninh trong lịch sử. Bắc Ninh cịn có

những dãy núi, đồi nằm rải rác ở hầu hết các huyện thị, do vậy kinh tế vườn
cũng được chú trọng. Các đồi bãi thuộc núi Chè, Bồng Lai, Long Khám, Đông
Sơn, Văn Trinh, Cổ Miếu...có những vườn chè xanh, bãi trám (trám trắng, trám
đen) - đây là loại đặc sản có tiếng. Hiên Ngang có rau muống trắng như ngó,
cần, đốt thưa, ăn dịn và ngọt như ngó sen là một đặc sản tiến vua. Vùng Ninh
Hiệp (Từ Sơn cũ) có nhiều vườn trồng cây thuốc, cung cấp dược liệu cho các
lang y, đem lại giá trị kinh tế cao.
Bên cạnh đó, hệ thống sơng ngịi, ao hồ đã được nhân dân khai thác, nuôi
trồng nhiều loại thủy sản. Những ngạn ngữ “Cua đồng Cháy, cá gáy đồng Chờ”,
“cua Vệ Xá, cá Thất Gian” là những minh chứng cho nghề “canh trì” của người
12


dân Bắc Ninh. Nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm cung cấp thực phẩm và sức kéo
cần thiết cho nông nghiệp cũng sớm được nhân dân chú ý phát triển.
Trên tinh thần lao động cần cù, sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo, cư dân
Bắc Ninh đã sớm có truyền thống làm nghề thủ công với những sản phẩm tinh
xảo. Bắc Ninh có một hệ thống các làng nghề thủ cơng nghiệp rất phong phú
như : gị đúc đồng Đại Bái – Gia Bình, Làng Vó (Quảng Bố), Đê Cầu, Trang
Liệt, Sắt Đa Hội, Ân Phú, Nga Hoàng, Thị Cầu; cày bừa Đơng Xuất; dệt vải, lụa
có làng Nội Duệ, Lũng Giang, Tam Đảo, Tam Sơn, Hồng Quan, làng Tiêu (xã
Tương Giang), Yên Phụ, Phù Ninh, Thống Thượng, Đại Mão, Lãng Ngâm, Bà
Dương, Tuyên Bá, Lĩnh Mai, Ngọc Trì...; nghề nung gạch ngói có Tấn Bào,
Vĩnh Kiều, Tiêu Sơn, Lũng Giang, Xuân Ổ; chạm đồ gỗ có Hương Mạc, Kim
Thiều Phù Khê; làm đồ sơn mài có Đình Bảng, Nội Trì, Bình Cầu, Lam Cầu,
Phù Dực, Định Cương; làng tranh Đơng Hồ, giấy gió Phong Khê; làm thợ mộc,
thợ xẻ, dựng Đình chùa có Thiết Ủng, Kim Bảng, Hà Lỗ, Phù Khê, Đỗ Xá, Tư
Thế, Đại Vi, Chi Nê, Đồng Kị...; làm thợ ngói, thợ nề có Vĩnh Kiều, Tiêu Sơn,
Lễ Xuyên, Nội Duệ, Chi Nê, Ngăm Điền, Đặng Xá...; nghề ép dầu có Đại Đình,
Phượng La, Tiên Hội, Phấn Động, Thanh Hồi; nghề dát vàng bạc có làng Kiêu

Kị; trồng dâu ni tằm ươm tơ có làng Vọng Nguyệt bên dịng sơng Cầu; làm
mực nho, bút lơng có làng Tư Thế do tiến sĩ Nguyễn Văn Hiến truyền lại cho
con cháu và dân làng.
Cư dân Bắc Ninh còn rất giỏi buôn bán, nhiều chợ với cảnh đô hội trên
bến dưới thuyền tấp nập, đông vui. Chợ Giầu, thuộc làng Phù Lưu, xã Tân
Hồng, huyện Từ Sơn là chợ tiêu biểu và sẩm uất nhất trong tỉnh. Sách Đại Nam
nhất thống chí có ghi: “Chợ Phù Lưu ở huyện Đông Ngàn, buôn bán đông đúc,
là một chợ lớn trong tỉnh”. Bắc Ninh đã có những làng bn xuất hiện tương đối
sớm như Đa Ngưu, Phù Ninh chuyên buôn bán thuốc Bắc, làng Đồng Tỉnh buôn
thuốc lào và cau; làng Phù Đổng chuyên buôn thuyền, bè ở khắp nơi. Làng Thị
Cầu có tiếng bn bán: “trai Thị Cầu đi thầu nuôi vợ, gái Thị Cầu đi chợ nuôi
chồng”, các làng Phù Lưu, Đình Bảng, Xn Cầu, Đa Ngưu có tới 70 – 80 % số
người trong làng làm nghề buôn bán. Có những hộ bn bán lớn ở Hà Nội, Sài
Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng...
Bắc Ninh vốn là mảnh đất có truyền thống văn hóa lâu đời và rất đáng tự
hào. Dù làm ruộng, làm nghề thủ công hay buôn bán, từ thời thượng cổ đến nay,
13


nhân dân Bắc Ninh vẫn sống cùng nhau với mô hình cộng đồng làng xóm, có
mối liên hệ đặc biệt giữa con người và cộng đồng trên cơ sở tình yêu quê hương
đất nước. Mối liên kết vừa bền chặt vừa mở rộng, tạo cho cộng đồng dan cư nơi
đây có sức mạnh đồn kết to lớn. Con người Kinh Bắc vốn có tính cần kiệm,
tháo vát trong lao động; năng động, sáng tạo trong làm ăn kinh tế, tinh tế trong
hoạt động nghệ thuật, lịch lãm trong quan hệ giao tiếp ứng xử.
Một trong những truyền thống nổi bật của nhân dân Bắc Ninh là truyền
thống hiếu học, khoa bảng. Từ lâu, nhân dân Bắc Ninh đã nổi tiếng với câu ca :
“Một giỏ sinh đồ, một bồ ông cống, một đống trạng nguyên, một thuyền bảng
nhãn”. Nho giáo và Hán học được truyền vào Bắc Ninh từ những năm đầu công
nguyên do Sĩ Nhiếp truyền vào nước ta để từ đó lan tỏa đi khắp đất nước. Trong

suốt chặng đường 825 năm (1075 – 1900) tham gia thi cử tại cửa Khổng sân
Trình, nho sĩ Bắc Ninh đã đạt được nhiều vị trí hàng đầu cả về số lượng và học
vị với gần 700 người đỗ đại khoa, trong đó có Lê Văn Thịnh - người đỗ đầu
khoa thi đầu tiên ở thời phong kiến, có lưỡng quốc trạng nguyên Nguyễn Đăng
Đạo ...các làng có nhiều người đỗ tiến sĩ như làng Kim Đôi 25 người, Tam Sơn
17 người, Nội Duệ 15 người, Hương Mạc 11 người... nhiều dòng hộ nối đời
khoa bảng như họ Nguyễn làng Kim Đôi (với 13 đời liên tiếp thi đỗ đại khoa),
họ Nguyễn làng Vĩnh Kiều, họ Ngô làng Vọng Nguyệt – Đông Ngàn...Bằng con
đường cử nghiệp, Bắc Ninh đã cung cấp cho đất nươc một đội ngũ trí thức đơng
đảo, tài đức, có nhãn quan tinh tế, nhạy bén, họ là những nhà chính trị, quân sự,
ngoại giao, nhà quản lí, nhà giáo, nhà văn, nhà thơ... xuất sắc, có nhiều đóng góp
lớn lao cho dân tộc.
Bắc Ninh ta cịn biết đến là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi có nhiều di
tích lịch sử cùng với những phong tục tập quán phong phú và đa dạng. Bắc Ninh
còn nổi tiếng với làn dân ca quan họ đậm chất trữ tình, trên bốn chục làn điệu
quan họ của tỉnh Bắc Ninh đã tạo ra lối sống và phong cách ứng xử quan họ,
đậm chất Kinh Bắc, tạo ra nét văn hóa đặc sắc của người dân trong tỉnh. Một số
loại hình nghệ thuật khác như tuồng, chèo cũng khá phát triển. Với những
phường hát có tên tuổi như Tam Lư, Đồng Kỵ, Đình Bảng, Phù Lưu, n Lã,
Dục Tú, Cơng Đình, Chờ...Ngồi ra cịn có các phường múa rối nước ở Đơng
Ngư, Phù Đổng, Tam Đảo.
Con người Bắc Ninh cịn là những thế hệ có tài năng sáng tạo dồi dào,
trình độ thẩm mĩ tinh tế và tâm hồn nghệ sĩ. Điều đó thể hiện rõ nét trong một
hệ thống các di tích lịch sử và kiến trúc của nó. Theo thống kê bước đầu, có tới
1029 di tích các loại, nhiều di tích tiêu biểu mang tầm quốc gia như Đền Đô,
14


chùa Phật Tích, chùa Dâu, chùa Dạm, Bút Tháp, Đình Bảng...Các giá trị chuẩn
mực văn hóa vật chất và tinh thần đã được xây dựng, bảo tồn và phát triển, đồng

thời tạo nên một nội lực mạnh mẽ để tiếp thu tinh hoa văn hóa ngoại nhập, làm
nên sự phong phú và đặc sắc của văn hóa Kinh Bắc. Nhờ vậy, Bắc Ninh có
nhiều gia đình, dịng họ, làng xã được Nhà nước phong kiến gia phong và xã hội
suy tôn là “Mỹ tục khả phong”, “Địa linh nhân kiệt”, “Gia phong văn
hiến”...Ngày nay, Bắc Ninh có những gia đình, làng văn hóa tiêu biểu như Trang
Liệt, Tam Sơn, Vĩnh Kiều, Kim Đơi, Đình Bảng, Y Na...là những làng văn hóa
cấp quốc gia.
Như vậy, trong lịch sử nhân dân Bắc Ninh đã tạo lập nên những truyền
thống, sắc thái văn hóa đa dạng, độc đáo, góp phần làm phong phú bản sắc văn
hóa Việt Nam.
Khơng chỉ có truyền thống kinh tế và văn hóa hết sức phong phú và đặc
sắc, Bắc Ninh cịn là một vùng đất có truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên
cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm. Truyền thống ấy luôn được phát huy
cao độ trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Thời kì trước khi thực dân Pháp xâm lược, nhân dân Bắc Ninh đã cùng
với cả dân tộc đứng lên chống ngọai xâm. Đó là hình ảnh của cậu bé Thánh
Gióng (thuộc bộ Vũ Ninh) đánh giặc Ân. Tham gia cùng Thánh Gióng đánh giặc
có hai anh em ơng Hùng Long, Hùng Sơn và ông Thuộc Công ở vùng Từ Sơn
cùng nhân dân xung trận giết giặc lập công, giữ yên bờ cõi.
Vào thế kỉ III TCN, tướng Cao Lỗ quê ở Tiểu Than, bộ Vũ Ninh nay là
Văn Linh, Gia Bình đã có cơng giúp An Dương Vương đánh lui quân Triệu Đà.
Biết nỏ thần là sức mạnh và linh hồn của quân đội Âu Lạc, Triệu Đà đã dùng
mưu kế đánh cắp nỏ thần. Cao Lỗ - người sáng chế nỏ Liên Châu hay Linh
Quang Kim Trảo Thần đã bị truy kích, nhà nước Âu Lạc đã rơi vào tay phong
kiến phương Bắc, Cao Lỗ đã anh dũng hi sinh ở mạn bắc Cổ Loa thành để bảo
toàn khí tiết.
Từ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, của Lí Bí trước thế kỉ X đến các
cuộc kháng chiến chống quân xâm lược ở thời kì phong kiến độc lập như kháng
chiến chống Tống thời Lý, ba lần chống quân Mông Nguyên thời Trần và cho
đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nhân dân Bắc Ninh với lòng yêu nước nồng nàn

đã có những đóng góp quan trọng trong cơng cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm,
cùng quân dân cả nước bảo vệ và giữ vững nền độc lập dân tộc.
15


Khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, truyền thống yêu nước của quân
dân Bắc Ninh lại được trỗi dậy và phát huy. Phong trào yêu nước từ những năm
cuối thế kỉ XIX mặc dù thất bại nhưng đã thể hiện sâu sắc lòng yêu nước, chống
Pháp xâm lược của nhân dân trong vùng.
Sang đầu thế kỉ XX, khi một khuynh hướng cứu nước mới được truyền
vào nước ta, nhân dân Bắc Ninh đã hưởng ứng đông đảo. Hàng loạt các sĩ phu
văn thân yêu nước phải tham gia vào các tổ chức yêu nước theo khuynh hướng
dân chủ tư sản. Và khi Nguyễn Ái Quốc chính thức tìm ra con đường cứu nước
theo một con đường hoàn toàn mới, con đường giải phóng dân tộc theo cách
mạng vơ sản, nhân dân Bắc Ninh cùng với nhân dân cả nước đã tin và đi theo
Người. Để rồi khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời thì phong trào cách mạng
Việt Nam nói chung và phong trào cách mạng Bắc Ninh nói riêng đã phát triển
lên một bước mới theo con đường cách mạng vơ sản.
Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, Đảng bộ và nhân dân Bắc Ninh luôn
sát cánh cùng với Đảng Cộng Sản Việt Nam, luôn nắm rõ tình hình và nhiệm vụ
cách mạng ở từng thời kì. Khi cách mạng Tháng Tám năm 1945 diễn ra, phong
trào tổng khởi nghĩa trong địa bàn tỉnh cũng diễn ra nhanh chóng, hịa chung với
khơng khí cách mạng cả nước. Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam lần thứ
hai và tiếp đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ kéo dài hơn 20 năm truyền thống
yêu nước, truyền thống cách mạng lại được tỏa sáng trong mọi thế hệ của người
dân Bắc Ninh.
Như vậy, có thể khẳng định rằng con người Bắc Ninh không chỉ tạo nên
cho quê hương mình là một vùng đất giàu truyền thống kinh tế, văn hóa mà cịn
viết lên truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm đáng tự hào. Đó là những
truyền thống quý báu mà mỗi người con Bắc Ninh đều cố gắng giữ gìn và phát

huy trong quá khứ - hiện tại và tương lai.
1.2.Phụ nữ Bắc Ninh trong lịch sử
PNBN là một lực lượng đơng đảo và có vị trí quan trọng trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ quê hương Bắc Ninh. PNBN được sinh ra trên mảnh đất đầy
truyền thống văn hóa, được rèn luyện trong cơng cuộc đấu tranh với thiên nhiên,
với những thế lực kẻ thù. Họ đã tiếp thu những tinh hoa của dân tộc, của quê
hương để làm nên những thành tích vẻ vang trong lịch sử. Nói về truyền thống
của PNBN ta có thể thấy rõ truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm và
trong sự nghiệp lao động sản xuất.
16


Nói về truyền thống của phụ nữ chống giặc ngoại xâm, ơng cha ta đã có
câu “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Ngay từ những năm đầu công nguyên,
khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, đông đảo PNBN đã hưởng ứng nhiệt tình
tham gia. Trong dân gian cịn lưu truyền vùng Luy Lâu, Lãng Bạc (Luy Lâu nay
là vùng Dâu – Thuận Thành; Lãng Bạc là vùng hồ rộng bao gồm vùng Từ Sơn,
Tiên Du, Quế Võ, Yên Dũng) có các nữ tướng cùng Hai Bà Trưng dẹp tan Tô
Định, giành độc lập cho tổ quốc là Quế Nương, Đào Nương, Chiêu Nương,
Thánh Thiên, Liễu Giáp, Ả Dị, Ả Tắc...thật là “quần thoa thay kiếm kích, khăn
yếm giữ non sơng”.
Phụ nữ Bắc Ninh có truyền thống u nước vẻ vang. Ỷ Lan - cô gái hái
dâu, quê ở làng Thổ Lỗi, xã Dương Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trở
thành phu nhân của vua Lý Thánh Tông, được tơn vinh làm Ngun Phi Ỷ Lan,
sau làm Hồng thái hậu. Bà đã hai lần nhiếp chính thay chồng trong khoảng 10
năm, được nhân dân kính phục, tin yêu vì đức độ, nhân từ, bác ái. Nhân dân cịn
gọi bà là Quan Âm phải chăng là bởi tài năng, đức độ và lòng khoan dung của Ỷ
Lan đối với nhân dân như Phật bà Quan Âm cứu chúng sinh thốt khỏi khổ, khỏi
nạn ? Khi vua Lý Thánh Tơng qua đời, thái tử Càn Đức lên ngơi hồng đế chỉ
mới 7 tuổi, Hoàng thái hậu Ỷ Lan trước kia đã thay chồng nay phải thay con

nhiếp chính. Trước tình hình quân Tống tràn sang Đại Việt xâm lược, Ỷ Lan
cùng với các quân thần triều Lý bàn kế đánh giặc. Đại Việt sạch bóng quân thù,
nhân dân được sống trong độc lập, tự do, nền văn minh Đại Việt phát triển rực
rỡ, vương triều Lý ngự trị trên 200 năm...Tất cả đều có sự đóng góp cơng lao to
lớn của Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan – người con gái Bắc Ninh nhân hậu, tài ba đi
theo chí lớn của Bà Trưng, Bà Triệu.
Trong cuộc chiến đấu chống quân Tống thế kỉ XI ta cịn phải kể đến
cơng lao đào đắp hào sâu của chị em phụ nữ của các làng thuộc hữu ngạn sông
Như Nguyệt : Phương La, Vọng Nguyệt, Đông Xuyên, Chân Hộ, Lương Cầm,
Phù Cầm...Họ đã đổ mồ hôi lao động hàng năm trời, xây dựng chiến lũy trên
sông Như Nguyêt từ Ngã ba Sà đến Lục Đầu Giang tạo nên chiến thắng quyết
định, đánh bại quân Tống. Thêm vào đó, khơng thể khơng nhắc tới Bà Lãm
được nhân dân tơn sùng là Bà Chúa Kho vì đã có cơng đơn đốc nhân dân đóng
góp thóc lúa, quản lí kho tàng, vận chuyển lương thực ni qn chiến đấu
chống quân Tống. Nhân dân Bắc Ninh biết ơn bà đã xây đền thờ và hàng năm
vào dịp đầu năm diễn ra lễ hội đền bà chúa Kho. Mọi người đến đó đều mong
năm nay sẽ làm ăn phát đạt và may mắn.
17


Sang thế kỉ XIII, trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên và
cuộc kháng chiến chống quân Minh thế kỉ XV, hàng vạn thanh niên trai tráng
tòng quân giết giặc, PNBN đã đảm đang thay chồng, thay con làm tốt nghĩa vụ
hậu phương để chồng con yên tâm đánh giặc ngoài chiến tuyến.
Cuối thế kỉ XIX hưởng ứng phong trào nông dân chống lại nhà Nguyễn
đã xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ. PNBN cùng với nhân dân cả nước giúp
chồng, giúp con đánh giặc. Hơn thế họ còn tiếp nối tư tưởng của chồng khi họ hi
sinh.Tiêu biểu đó là bà Lê Thị Miên – vợ của Cai Vàng – lãnh đạo cuộc khởi
Nhâm Tuất.
Bà Lê Thị Miên (1836 – 1907) quê ở làng Đại Trạch – Đình Tổ - Thuận Thành

Bắc Ninh. Khi Cai Vàng cầm quân chiến đấu bị lãnh binh tỉnh Hưng Yên bắn Cai
Vàng đã hi sinh. Nén đau thương và sự mất mát trong lòng, bà Lê Thị Miên đã
tiếp tục sự nghiệp của chồng để lại. Mùa xuân năm Giáp Tý (2/1864) bà đem toàn
bộ lực lượng đánh Võ Tảo – kẻ đã giết Cai Vàng để trả thù cho chồng. Họ đã
đánh ròng rã 22 ngày liên tục làm cho Võ Tảo binh tan, tướng mất. Trả thù cho
chồng xong, bà đã mai danh ẩn tích, về tu tại chùa Bút Tháp quê nhà.
Đất nước bị thực dân Pháp đô hộ xã hội Việt Nam trở thành thuộc địa
nửa phong kiến. Cả dân tộc bị chìm đắm trong đêm dài nơ lệ, đói khổ, nhân
quyền của nhân dân, của phụ nữ bị chà đạp thơ bạo và tàn nhẫn.
Cuộc đấu tranh địi quyền dân chủ và bình đẳng của tồn thể dân tộc là hết sức
bức xúc, đã trở thành một yêu cầu khách quan của lịch sử. Cách mạng Việt nam
thời điểm này rơi vào tình trạng khủng hoảng như “khơng có lối ra” thì Nguyễn
Ái Quốc đã tìm ra con đường giải phóng dân tộc theo chủ nghĩa Mác – Lênin.
Đó là ngọn đèn pha soi đường cho nhân dân ta tiến hành sự nghiệp cách mạng
vô sản. PNBN cũng là một lực lượng tiến bộ, hưởng ứng và đi theo con đường
cách mạng đúng đắn đó.
Thời kì vận động xây dựng Đảng, sánh vai với các chàng trai yêu nước,
được giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin, các chị Nguyễn Thị Lưu (tức Cả
Khương), Nguyễn Thị Minh Lãng và Nguyễn Thị Thủy – những cơ gái làng
Phật Tích huyện Tiên Du, cháu nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Cảnh Lâm là lớp
phụ nữ Bắc Ninh đầu tiên đã đứng trong hàng ngũ những người cách mạng Hội Việt nam cách mạng thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập. Khi Đảng bộ
Đông Dương Cộng sản Đảng Bắc Ninh được thành lập với 6 chi bộ, 30 đảng
viên, các chị đã trở thành Đảng viên của Đảng, suốt đời chiến đấu cho lí tưởng
cộng sản cao đẹp, làm rạng rỡ lịch sử phong trào phụ nữ Bắc Ninh.
18


Trong giai đoạn 1936 – 1939, hưởng ứng phong trào địi tự do dân chủ,
cơm áo hịa bình do Đảng lãnh đạo, PNBN đã tham gia tích cực và hiệu quả vào
phong trào dân chủ trong tỉnh, góp phần làm cho Bắc Ninh trở thành một tỉnh có

phong trào mạnh ở Bắc Kì. Hội phụ nữ tương tế được khơi phục để truyền bá
việc học chữ Quốc ngữ, vận động chống các hủ tục mê tín dị đoan, thực hiện đời
sống mới trong đám cưới, đám tang. Hội còn vận động phụ nữ tham gia kí tên
vào các dân huyện gửi chính quyền thực dân, địi tự do dân chủ, chống sưu cao
thuế nặng. Qua việc tham gia vào các phong trào đấu tranh của nhân dân trong
tỉnh, PNBN đã trưởng thành về nhiều mặt. Trong phong trào thời kì này có thể
kể đến những cán bộ nữ xuất sắc như chị Nguyễn Thị Sói tức Nguyên, một nữ
đảng viên của chi bộ Liễu Khê.
Trong giai đoạn 1939 – 1945, PNBN cũng hăng hái tham gia vào các tổ
chức phản đế để chuẩn bị chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng
đầu của Đảng.
Ở Bắc Ninh thời kì này bắt đầu xuất hiện các tổ chức phụ nữ phản đế sau đổi
thành Đồn phụ nữ giải phóng vì ngồi nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân
tộc cịn đấu tranh giải phóng giới. Tiếp sau đó thì Đồn phụ nữ giải phóng được
đổi tên thành Đồn phụ nữ cứu quốc theo nghị quyết TW lần thứ 8 (3/1941) của
Đảng.
Sau khi nhận được chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của ta”
của trung ương Đảng, PNBN đã tham gia tích cực vào các đội tự vệ chiến đấu,
cùng nhân dân cả nước chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 20 – 8 –
1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở thị xã Bắc Ninh diễn ra nhanh chóng
và giành thắng lợi, trên cơ sở đó nhiều huyện xã khác của tỉnh cũng giành được
chính quyền từ tay kẻ thù. Các cuộc khởi nghĩa đó đã có sự tham gia đơng đảo
của phụ nữ, hàng ngàn các mẹ các chị đã vùng dậy cướp chính quyền địch.
Sau cách mạng tháng Tám, cùng với nhân dân cả nước, PNBN tham gia xây
dựng bảo vệ chính quyền cách mạng. Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ,
PNBN đã hăng hái tham gia phục vụ kháng chiến, góp quỹ nuôi quân, ủng hộ
bộ đội, động viên chồng con đi chiến đấu.
Trong 9 năm kháng chiến PNBN vẫn ngày đêm bám trụ các cơ sở kháng
chiến, nuôi giấu bảo vệ cán bộ cách mạng. Chị em đã tích cực tham gia các
phong trào “hũ gạo kháng chiến”, phong trào “nông trường tự vệ” do Mặt trận

Việt Minh chỉ đạo. Chỉ riêng vụ lú Ba Giăng (lúa thu) năm 1946, tồn tỉnh cấy
được 55.400 ha, thu được 74.400 tấn thóc. Năm 1949 phụ nữ Bắc Ninh đóng
19


góp cho kháng chiến 128.480 đồng, 72 bà mẹ tham gia khâu vá cho bộ độ, du
kích 43 bộ quần áo hết 13 vuông vải...[ 6,tr.120]
Bên cạnh việc sản xuất, làm tốt nghĩa vụ hậu phương, PNBN còn trực tiếp tham
gia chiến đấu. Các đội nữ du kích Bắc Ninh đã cùng bộ đội đánh trả những cuộc
càn khoét của địch, tham gia công tác địch vận thu nhiều kết quả. Tiêu biểu là
nữ du kích Nguyễn Thị Kim Thu đã được Mặt trận Việt Minh khen thưởng.
Kháng chiến chống Pháp vừa kết thúc đất nước mới chỉ được giải phóng một
nửa, non sơng chưa thống nhất thì cả nước lại bắt tay vào cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước để hồn thành trọn vẹn nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Bắc
Ninh – một hậu phương của miền Bắc đã thực hiện tốt những nhiệm vụ mà
Đảng giao cho, cùng với nhân dân cả nước đánh đế quốc và phát triển đất nước.
Trong giai đoạn 10 năm của cuộc kháng chiến (1954 – 1964) phụ nữ Bắc Ninh
đã tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
nhà : Khắc phục hậu quả chiến tranh, tiến hành cải cách ruộng đất, bước đầu tiến
hành cải tạo và xây dựng CNXH, tạo tiềm lực cho đất nước thống nhất. Trong
giai đoạn 1961 - 1965 hưởng ứng kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Đảng và nhà
nước, PNBN đã hăng hái tham gia phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp theo con
đường làm ăn tập thể để xây dựng CNXH, phục vụ cho cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc ở miền Nam và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở
miền Bắc, PNBN bước vào thời kì cả nước có chiến tranh (1965 – 1975), nêu
cao khẩu hiệu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược..”
Để tạo điều kiện và động viên phụ nữ tham gia phát huy hết khả năng, sức mạnh
của mình trong kháng chiến,TƯHLHPNVN đã phát động phong trào “Ba đảm
đang” ở miền Bắc. PNBN – một bộ phận quan trọng của cuộc kháng chiến đã
hưởng ứng và tham gia tích cực phong trào “Ba đảm đang, giành được nhiều

thành tích vẻ vang trong sản xuất và chiến đấu, có tác dụng to lớn trong thắng
lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại.
Truyền thống khẩn hoang trị thủy, lập làng và lao động sản xuất nông nghiệp
cần cù, sáng tạo, thâm canh cây lúa giỏi là truyền thống quý báu của các thế hệ
dân cư Bắc Ninh. Và tất nhiên trong sự nghiệp lao động vẻ vang đó có những
đóng góp to lớn của chị em phụ nữ quê nhà. Nói đến phụ nữ là có nghĩa là nói
đến sự phân nửa xã hội, vì vậy có thể nói truyền thống thâm canh cây lúa, truyền
thống lao động cần cù sáng tạo trên cũng là truyền thống của phụ nữ Bắc Ninh.
Chính vì thế mà ngay từ trong đời sống gia đình và xã hội, phụ nữ không chỉ là
người đảm đang, cần cù trong lao động, là lực lượng chủ yếu trong trồng trọt,
20


chăn ni mà cịn là người chăm sóc gia đình, sản xuất ra của cải vật chất nuôi
sống con người và góp phần to lớn vào việc duy trì và phát triển của xã hội.
Trong lao động sản xuất nông nghiệp, xưa cũng như nay, phụ nữ bao giờ cũng là
lực lượng lao động quan trọng. Từ gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch, chế biến;
từ sản xuất đến chăn nuôi, từ việc đồng áng đến vườn tược; công việc trong nhà
đều có cơng sức của người phụ nữ.Do đó, PNBN có niềm tự hịa chính đáng là
một bộ phận trong chủ thể của lịch sử phát triển văn minh của đất Việt ngàn
năm.
Quá trình lao động, đấu tranh với thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội, xây
dựng quê hương, đất nước từ đời này sang đời khác, người phụ nữ Bắc Ninh
ngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và hình thành nên
những đức tính cao đẹp : cần cù, đảm đang, trung hậu, nhân ái, gắn bó với quê
hương, cộng đồng, giàu nghị lực vượt lên trên khó khăn, trở ngại.
Từ khi sống dưới chế độ mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, PNBN càng phát huy
được truyền thống đảm đang trong lao động sản xuất, đã đạt được nhiều thành
tích to lớn trong sản xuất nông nghiệp. Trong kháng chiến chống Pháp chị em
lao động cần cù để đóng góp ni quân, góp phần vào thắng lợi chung. Khi cuộc

kháng chiến chống Mỹ nổ ra, PNBN tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp đó,
hồn thành tốt nhiệm vụ hậu phương, góp phần đánh cho “Mỹ cút, ngụy nhào”,
Bắc – Nam thống nhất một nhà.
Như vậy, Bắc Ninh – mảng đất có vị trí địa lý quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội, cũng là mảnh đất có vị trí chiến lược quan trọng trong cơng cuộc bảo vệ
tổ quốc. Người dân Bắc Ninh với truyền thống lao động cần mãn, là lực lượng
quan trọng thực hiện các nhiệm vụ, yêu cầu của Tỉnh cũng như của đất nước.
PNBN là lực lượng xã hội quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ quê
hương đất nước, có những đóng góp tích cực trong q trình dựng nước và giữ
nước. Những thành tích của PNBN trong lịch sử, đặc biệt là trong kháng chiến
chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng là những bước đệm, là nền tảng cho
PNBN tiếp tục làm nên những chiến công trên các mặt trận trong kháng chiến
chống Mỹ tiếp theo. Với những thành tích tiêu biểu trong sản xuất nơng nghiệp,
làm nhiệm vụ hậu phương, vừa chiến đấu vừa bảo vệ quê hương, PNBN đã
xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của quê hương và dân tộc, của người phụ nữ
Việt Nam “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

21


Tiểu kết chương 1:
Bắc Ninh là vùng đất giàu truyền thống lịch sử - kinh tế - văn hóa. Vùng
đất đó đã tạo nên những người con gái yêu nước và kiên trung với tổ quốc.
PNBN – một lực lượng đơng đảo và to lớn có điều kiện để đóng góp sức mình
vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Điều này được thể hiện ở một số
điểm sau:
Thứ nhất, Bắc Ninh – là một tỉnh có vị trí địa lí thuận lợitập trung nhiều đầu mối
giao thơng quan trọng, tạo điều kiện cho PNBN thực hiện việc liên lạc và phối
hợp với các tổ chức kháng chiến bên ngoài.
Thứ hai, Điều kiện khí hậu khắc nghiệt đã tạo cho con người Bắc Ninh nói
chung và PNBN nói riêng những đức tính quý báu.Sự lao động cần cù, chịu

thương chịu khó và tinh thần chiến đấu ngoan cường với thiên nhiên.
Thứ ba, Bắc Ninh có lịch sử hình thành lâu đời, là mảnh đất có truyền thống văn
hóa, truyền thống cách mạng. Yếu tố này tạo cho cộng đồng dân cư Bắc Ninh
sống gắn bó với nhau, giúp đỡ nhau trong sản xuất và trong đấu tranh chống
ngoại xâm. PNBN – đã tiếp thu những truyền thống quý báu đó và phát huy một
cách mạnh mẽ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Thứ tư, Bắc Ninh – là một vùng đất có truyền thống phụ nữ tham gia đánh giặc
ngoại xâm. Lịch sử đã chứng minh ngay từ thời phong kiến đã có nhiều tấm
gương phụ nữ tham gia vào các cuộc kháng chiến. Họ là những tấm gương sáng
để phụ nữ thời chống Mỹ noi theo, viết tiếp truyền thống vẻ vang của PNBN.
PNBN – những người con gái của vùng quê Kinh Bắc xưa được sinh ra và
lớn lên trên một mảnh đất có những điều kiện thuận lợi và cả những khó khăn để
phát triển. Với lịng u nước sâu sắc, tình yêu đối với quê hương đã hịa cùng ý
chí căm thù giặc, PNBN đã khơng ngại ngần đứng lên cầm vũ khí chiến đấu để
giành lại độc lập - tự do cho Tổ quốc, họ đã làm được những điều mà tưởng
chừng như không làm được.

22


CHƯƠNG 2
PHỤ NỮ BẮC NINH TRONG CÁC GIAI ĐOẠN
KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954 – 1975)
2.1. Phụ nữ Bắc Ninh trong giai đoạn 1954 – 1965.
2.1.1. Phụ nữ Bắc Ninh trong thời gian khôi phục kinh tế, hàn gắn vết
thương chiến tranh và cải cách ruộng đất.
2.1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử
Sau khi hiệp định Giơnevơ được kí kết (21-7-195) hịa bình được lập lại ở
miền Bắc, nhưng Mỹ đã phá hoại hiệp định, xâm lược miền Nam nhằm chia cắt
lâu dài đất nước ta. Từ đây, nhân dân Việt Nam tiếp tục bước vào một cuộc

chiến tranh mới . Trong cuộc kháng chiến lịch sử này, nắm bắt tình hình mới của
đất nước, ĐCSVN đã có những quyết định đúng đắn và sáng tạo. Đảng xác định
tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng : cách mạng XHCN ở miền Bắc
và cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam vì mục tiêu chung là độc lập dân
tộc, thống nhất tổ quốc. Đảng xác định việc đưa miền Bắc tiến lên CNXH, xây
dựng miền Bắc trở thành hậu phương lớn cho cách mạng cả nước là một nhiệm
vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng, có vai trị “quyết định nhất đối với sự phát
triển của toàn bộ cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà của
nhân dân ta” [44,tr.33].
Trong hoàn cảnh mới, nhiệm vụ mới của đất nước, tin tưởng vào đường
lối của Đảng, nhân dân Bắc Ninh sẵn sàng đón nhận những nhiệm vụ kinh tế chính trị - xã hội mới, góp phần tích cực xây dựng hậu phương miền Bắc vững
mạnh để đấu tranh thống nhất nước nhà.
Sau khi được giải phóng, cũng giống như các tỉnh khác trên khu vực miền
Bắc, tỉnh Bắc Ninh phải đương đầu với nhiều khó khăn và thử thách mới. Giặc
Pháp khi chấp hành hiệp định là rút quân khỏi miền Bắc đã có âm mưu phá hoại
việc xây dựng cuộc sống mới của nhân dân, chúng tiến hành phá hoại sản xuất,
máy móc, nơng cụ, giết hại trâu bị, tiến hành chiến tranh tâm lí, lập ra các tổ
chức cưỡng ép đồng bào ta ra nhâp để chống lại Đảng nhằm chia rẽ khối đoàn
kết dân tộc, gây mất ổn định xã hội. Bên cạnh đó là vấn đề thiên tai hạn hán, mất
mùa, hàng vạn hecta đất bị bỏ hoang. Nhiều cơng trình đê điều, cầu cống bị hư
hỏng, sản xuất nông nghiệp, thủ cơng nghiệp bị đình đốn, lưu thơng dịch vụ
ngưng trệ, hậu quả của chiến tranh tàn phá đối với sản xuất và đời sống nhân
dân rất nặng nề.
23


Bắc Ninh có trên 50 nghề thủ cơng cổ truyền tinh xảo, như sơn mài mộc
mỹ nghệ, đúc đồng, đúc nhôm, làm đồ đồng, dát vàng, gốm …, nhưng do chiến
tranh nên hầu như tồn bộ ngành, nghề thủ cơng đều bị đình đốn, làm cho hàng
vạn lao động khơng có việc làm, đời sống vơ cùng khó khăn, điêu đứng. Trong

khi đó, quan hệ sản xuất phong kiến vẫn tồn tại ở nơng thơn do ta chưa có điều
kiện tiến hành nhiệm vụ “phản phong” trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp
một cách rộng khắp và triệt để.
Nhiều vấn đề xã hội xảy ra gay gắt. Đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân túng thiếu, nạn đói, rách, thất học diễn ra phổ biến, từ đầu tháng 7 đến
ngày 29-8-1955 có 30.000 người bị đói. Ở Long Châu, Phú Lâm (Yên Phong),
Tân Chi, Lạc Vệ (Tiên Du) có những gia đình 5-6 ngày khơng có gạo để ăn mà
chỉ ăn ốc, cua, các loại rau kiếm được. Có bà ăn cám 9-10 ngày liền, có bà đêm
mắt cịn tinh sáng ra chân tay đã rã rời khơng biết đường ra cửa. Một số gia đình
đã bỏ quê hương lên Thái Nguyên kiếm ăn. Có bà vừa khóc vừa nói : “Đội về
phát động sung sướng quá mà chúng tôi phải bỏ đi mà kiếm ăn, không tham gia
được”, có người đi họp gục đầu xuống và nói “tơi muốn phát biểu q mà đói
nên phải chịu”[3, tr.164]
Ở Bắc Ninh, là một nơi cũng có đồng bào cơng giáo, tình hình chính trị rất
phức tạp, bọn phản động đã đội lốt tơn giáo tìm cách tung tin đồn nhảm, gây xôn
xao trong giáo dân như: “Chúa đi Nam, không theo chúa mất đạo”, “Việt Minh
cấm đạo”, “Cộng sản sát đạo tịch thu nhà thờ”... Quân thù đã dùng thần quyền
giáo lý, tung tin hoang đường: “đức mẹ hiện hình về đón con chiên vào Nam với
chúa”, “cộng sản là vô thần không thể sống chung với họ được”, “người công
giáo không vào Nam là bị rút phép thông cơng”, “người đi lính làm cơng chức
cho Pháp ở lại miền Bắc sẽ bị Việt Minh trả thù, vào Nam sẽ được trả lại nguyên
chức, nguyên lương”… Các giáo dân bị tác động về tư tưởng như lo mất đạo,
không có cha làm lễ, khơng có người chăm sóc phần hồn và hồi nghi các chính
sách của Đảng và chính phủ ta. Tháng 8-1954, bọn phản động dựa vào thế Ủy
ban Quốc tế giám sát đình chiến, cơng khai hoạt động gây nên nhiều cuộc di cư
lớn.
Bằng những thủ đoạn đe doạ, lừa bịp như vậy, chúng đã dụ dỗ, cưỡng bức 8.157
giáo dân trong tổng số 14.200 đồng bào giáo dân của tỉnh Bắc Ninh vào miền
Nam. Đồng bào ra đi đã bỏ lại 2.326 mẫu ruộng, hàng nghìn ngơi nhà khơng
người ở, nhiều xóm làng khơng một bóng người, hoang vắng, tiêu điều, hiu

quạnh [65].
24


Những vấn đề văn hoá, xã hội do hậu quả chiến tranh và chế độ ngụy
quyền, tay sai của thực dân Pháp để lại cho nhân dân Bắc Ninh là hết sức
nghiêm trọng. Hàng nghìn phụ nữ bị mắc bệnh hoa liễu. Thị xã Bắc Ninh, phố
Ngọc Thụy (Gia Lâm) có hàng chục nhà thổ, sịng bạc, tiệm nhảy và hàng trăm
tên lưu manh chuyên trộm cắp, đâm thuê, chém mướn. Các tục lệ khao vọng, ma
chay, tảo hôn, mê tín dị đoan, đồng bóng,… ở những vùng địch tạm chiếm ở cả
thành thị và nông thôn hết sức nặng nề. Tình trạng chị em bị hãm hiếp cịn là
một vấn đề đáng lo ngại hơn.. Ở Yên Phong có tới 7.804 chị em bị hãm hiếp
(trong đó có 820 chị em bị nát dạ con), làm suy kiệt sức người của ta [17]. Nhiều
vấn đề gia đình, hơn nhân phức tạp, nạn tảo hôn, li hôn diễn ra, sự bất bình đẳng
giữa nam và nữ. Năm 1956 có 617 vụ ly hơn [66]
Đứng trước những khó khăn của thời chiến, nhận thức đúng đắn chủ trương và
chính sách của Đảng và Nhà nước, tỉnh ủy Bắc Ninh đã xác định những nhiệm
vụ cấp bách về các mặt kinh tế - chính trị - xã hội mà tỉnh phải thực hiện là :
- Tích cực tuyên truyền giải thích, vạch trần âm mưu thâm độc của địch là bắt
dân ta trong đó đơng đảo là thanh nhiên và phụ nữ đi lính.
- Ổn định trật tự xã hội, đấu tranh chống âm mưu dụ dỗ cưỡng ép giáo dân di cư
vào Nam.
- Thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế phát triển nông nghiệp, hàn gắn vết
thương chiến tranh và tiến hành cải cách ruộng đất .
PNBN cùng với nhân dân toàn tỉnh trên cơ sở nắm vững chủ trương của
Đảng đã tích cực tham gia vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - chính trị văn hóa – xã hội.
2.1.1.2. Phụ nữ Bắc Ninh với việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh
trong giai đoạn 1954 – 1957
Những nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 1954 – 1957 đã
được PNBN hưởng ứng tích cực.

*Với nhiệm vụ ổn định xã hội.
Trong công cuộc ổn định trật tự xã hội, đấu tranh chống địch lôi kéo
nhân dân ta vào các tổ chức phản động, PNBN đã có những đóng góp tích cực.
Khơng chỉ lơi kéo, ru ngủ lực lượng nam giới mà địch còn ra sức tuyên truyền
các khẩu hiệu phản động đối với phụ nữ như “nhiệm vụ của phụ nữ là phải đi
lính để bảo vệ nhà, bảo vệ non nước”, chúng ra sức tổ chức các buổi lễ cầu hồn
25


×