ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------
BÙI THỊ KIM HOAN
ẢNH HƢỞNG CỦA TƢ TƢỞNG “ TAM TÒNG, TỨ ĐỨC”
TRONG NHO GIÁO VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC
NGƢỜI PHỤ NỮ BẮC NINH HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------
BÙI THỊ KIM HOAN
ẢNH HƢỞNG CỦA TƢ TƢỞNG “ TAM TÒNG, TỨ ĐỨC”
TRONG NHO GIÁO VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC
NGƢỜI PHỤ NỮ BẮC NINH HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.03.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thế Kiệt
Hà Nội – 2015
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết sơn sâu sắc đến thầy giáo, PGS.TS
Nguyễn Thế Kiệt, người đã hướng dẫn tôi tận tình, chu đáo trong quá trình
thực hiện luận văn. Sự chỉ bảo tận tâm của thầy đã mang lại cho tôi hệ
thống các phương pháp, kiến thức cũng như kỹ năng hết sức quý báu để có
thể hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, quý
thầy giáo, cô giáo ở Phòng Đào tạo Sau đại học và thầy giáo, cô giáo khoa
Triết học, trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – những người mà
trong thời gian qua đã dạy dỗ, truyền thụ kiến thức khoa học, giúp tôi từng
bước trưởng thành.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, gia đình và
bạn bè – những người đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tôi có thể học tập đạt kết
quả tốt và thực hiện thành công luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2015
Học viên
Bùi
Thị
Kim
Hoan
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn do tôi thực hiện. Những kết quả từ những
tác giả trước mà tôi sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng, cụ
thể. Không có bất kỳ sự không trung thực nào trong các kết quả nghiên
cứu.
Nếu có gì sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2015
Học viên
Bùi Thị Kim Hoan
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết của đề tài. ................................................................................. 4
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. ................................................... 5
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn............................................................... 8
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. .......................................... 9
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn. ............................ 9
6. Đóng góp mới của luận văn............................................................................. 9
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. .................................................... 9
8. Kết cấu của luận văn. ...................................................................................... 9
Chƣơng I. TƢ TƢỞNG “TAM TÒNG, TỨ ĐỨC” TRONG NHO GIÁO
TRUNG QUỐC VÀ Ở VIỆT NAM VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC
NGƢỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY ..................................................... 10
1.1. Tƣ tƣởng " Tam tòng, tứ đức" trong Nho giáo ở Trung Quốc và sự tiếp
diễn qua các thời kỳ ........................................................................................... 10
1.1.1. Một vài nét về sự hình thành và phát triển của Nho giáo, vị trí của tư
tưởng " Tam tòng, tứ đức" trong Nho giáo. ...................................................... 10
1.1.2. Nội dung của tư tưởng "Tam tòng, tứ đức" trong Nho giáo.................. 15
1.2. Tƣ tƣởng "Tam tòng, tứ đức" trong Nho giáo ở Việt Nam. ................... 20
1.2.1. Một vài nét về sự du nhập và phát triển của Nho giáo nói chung và tư
tưởng " Tam tòng, tứ đức" nói riêng vào Việt Nam. ........................................ 20
1.2.2. Điều kiện để Nho giáo nói chung và tư tưởng " Tam tòng, tứ đức" nói
riêng du nhập và tồn tại ở Việt Nam. ................................................................. 23
1.2.3. Một vài nét về đặc điểm và nội dung tư tưởng " Tam tòng, tứ đức" trong
Nho giáo ở Việt Nam. .......................................................................................... 25
1.3. Nội dung xây dựng và sự cần thiết của việc phát huy mặt tích cực và hạn
chế mặt tiêu cực ở tƣ tƣởng " Tam tòng, tứ đức" đối với việc xây dựng đạo
đức ngƣời phụ nữ Việt Nam hiện nay. ............................................................. 28
1.3.1 Nội dung xây dựng đạo đức người phụ nữ Việt Nam hiện nay.............. 28
1
1.3.2: Sự cần thiết của việc phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực ở tư
tưởng " Tam tòng, tứ đức” trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ Việt
Nam hiện nay. ..................................................................................................... 39
Chƣơng II. ẢNH HƢỞNG CỦA TƢ TƢỞNG " TAM TÒNG, TỨ ĐỨC"
TRONG NHO GIÁO ĐẾN ĐẠO ĐỨC NGƢỜI PHỤ NỮ BẮC NINH HIỆN
NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA. ................................... 47
2.1. Những nhân tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội tác động đến sự ảnh
hƣởng của tƣ tƣởng "Tam tòng, tứ đức" đối với đạo đức ngƣời phụ nữ Bắc
Ninh hiện nay. ..................................................................................................... 47
2.1.1. Những nhân tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội tác động đến sự ảnh
hưởng của tư tưởng" Tam tòng, tứ đức". ......................................................... 47
2.1.2. Đặc điểm người phụ nữ Bắc Ninh. .......................................................... 50
2.2. Thực trạng ảnh hƣởng của tƣ tƣởng " Tam tòng, tứ đức" đối với việc
xây dựng đạo đức ngƣời phụ nữ Bắc Ninh hiện nay. ..................................... 56
2.2.1. Ảnh hưởng tích cực. ................................................................................. 56
2.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực. ................................................................................. 65
2.3. Một số vấn đề đặt ra từ ảnh hƣởng của tƣ tƣởng " Tam tòng, tứ đức"
đối với đạo đức ngƣời phụ nữ Bắc Ninh .......................................................... 68
2.3.1. Mâu thuẫn giữa việc xây dựng đạo đức đối với người phụ nữ Bắc Ninh
với những tư tưởng trọng nam khinh nữ, tư tưởng gia trưởng do ảnh hưởng
tiêu cực của tư tưởng " Tam tòng, tứ đức" mang lại........................................ 68
2.3.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới
với phong tục tập quán lạc hậu do ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng " Tam
tòng, tứ đức" cản trở yêu cầu đó ........................................................................ 70
2.3.3. Mâu thuẫn giữa việc phát huy tính tích cực xã hội của người phụ nữ
Bắc Ninh với tâm lý bị động, tự ti, mặc cảm, phụ thuộc do ảnh hưởng tiêu cực
của tư tưởng " Tam tòng, tứ đức". .................................................................... 72
Chƣơng III. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƢỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG
TIÊU CỰC TRONG TƢ TƢỞNG " TAM TÒNG, TỨ ĐỨC" TRONG
VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC NGƢỜI PHỤ NỮ BẮC NINH HIỆN NAY.74
2
3.1. Phƣơng hƣớng. ............................................................................................ 74
3.1.1. Quán triệt những quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta
trong việc khai thác tư tưởng " Tam tòng, tứ đức" nhằm giải phóng phụ nữ..... 74
3.1.2. Xây dựng đạo đức người phụ nữ Bắc Ninh gắn liền với việc xây dựng
quan hệ xã hội lành mạnh, khắc phục phong tục tập quán lạc hậu do ảnh
hưởng tiêu cực của tư tưởng " Tam tòng, tứ đức" mang lại. .......................... 76
3.2. Những giải pháp chủ yếu ............................................................................ 80
3.2.1. Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức cho phụ nữ Bắc Ninh.
Đấu tranh với những quan niệm đạo đức lạc hậu của tư tưởng " Tam tòng, tứ
đức", thực hiện bình đẳng giới .......................................................................... 80
3.2.2. Phát triển kinh tế, từng bước khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của
tư tưởng " Tam tòng, tứ đức" trong xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng
người phụ nữ mới. .............................................................................................. 83
3.2.3. Nâng cao vai trò của pháp luật, khắc phục những phong tục tập quán lạc
hậu do ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng " Tam tòng, tứ đức”.............................. 86
3.2.4. Nâng cao vai trò hội liên hiệp phụ nữ, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh trong việc phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế tiêu cực của tư tưởng "
Tam tòng, tứ đức" mang lại. .............................................................................. 89
3.2.5. Phát huy tính tự giác tích cực xã hội của phụ nữ Bắc Ninh trong việc
học tập rèn luyện và xây dựng đạo đức mới. ..................................................... 92
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 97
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong lịch sử loài người từ trước tới nay, phụ nữ bao giờ cũng là một bộ
phận quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người lao động trong xã hội.
Bằng lao động sáng tạo của mình, phụ nữ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm
phong phú cuộc sống con người. Tùy thuộc vào mỗi giai đoạn lịch sử mà quan
điểm nhìn nhận về vai trò của người phụ nữ khác nhau. Trong xã hội phong kiến
người phụ nữ bị coi rẻ, cuộc sống về vật chất của họ thiếu thốn và lam lũ, về tinh
thần thì bị ràng buộc bởi lễ giáo phong kiến, chịu ảnh hưởng nhiều bởi những tư
tưởng như: “ Tam tòng, tứ đức”, “ trọng nam khinh nữ”, “ Nhất nam viết hữu,
thập nữ viết vô”…cũng chính những tư tưởng đó đã đẩy người phụ nữ xuống đáy
xã hội.
Đối với Việt Nam, lịch sử đã chứng minh phụ nữ Việt Nam trong suốt chiều
dài lịch sử dân tộc đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc và xây dựng đất nước. Ngày nay, Việt Nam đang trên đường hội nhập với
thế giới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tiếp tục truyền thống
vẻ vang đó, phụ nữ Việt Nam đã và đang vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thậm
trí cả những định kiến để vươn lên và tiếp tục đóng góp tích cực vào công tác xã
hội, duy trì ảnh hưởng của mình trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: tham gia
quản lý nhà nước, tham gia vào các công tác xã hội, tham gia xóa đói giảm
nghèo, xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc… Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố
tích cực trên, đạo đức người phụ nữ còn có những hạn chế nhất định. Đặc biệt do
ảnh hưởng của tư tưởng “ Tam tòng, tứ đức” trong Nho giáo đã đè nặng lên ý
thức, cuộc sống của người phụ nữ. Nhiều người phụ nữ còn chịu thiệt thòi trong
cuộc sống với tâm lý bi quan, tự ti, ỷ lại …. Do đó tạo ra lực cản lớn trong sự
nghiệp giải phóng phụ nữ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Nói phụ nữ là phần nửa xã hội, nếu
không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người, nếu không
giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ có một nửa” [32, tr. 532]. Vì
thế có thể khẳng định, việc đấu tranh giải phóng phụ nữ, xây dựng người phụ nữ
4
Việt Nam đáp ứng yêu cầu cách mạng hiện nay là vấn đề vừa có ý nghĩa chiến
lược lâu dài vừa có ý nghĩa mang tính cấp bách của thời đại.
Bắc Ninh là vùng đất giàu truyền thống văn hóa. Nằm trong vùng trung tâm
của đồng bằng sông hồng, nơi đây vốn được coi là một đại diện tiêu biểu cho nền
văn hóa Kinh Bắc với những liền anh, liền chị, với những câu hát giao duyên nổi
tiếng xứ Bắc. Người phụ nữ Bắc Ninh cũng được coi là đại diện cho mẫu người
phụ nữ truyền thống và chịu ảnh hưởng nhiều bởi quan niệm đạo đức và lễ giáo
của Nho giáo, Phật giáo. Đất nước đổi mới, bước vào sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, Bắc Ninh lại là tỉnh phát triển công nghiệp mạnh mẽ. Bắc Ninh hiện
nay trở thành một trong những tỉnh phát triển công nghiệp mạnh ở phía Bắc với
những khu công nghiệp nổi tiếng như: Khu công nghiệp Yên Phong, Khu công
nghiệp Quế Võ, Khu công nghiệp Tiên Sơn…. Điều này một mặt làm cho Bắc
Ninh phát triển nhanh chóng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh mẽ. Mặt
khác tác động đến đời sống văn hóa tinh thần người dân nói chung và đạo đức
người phụ nữ nói riêng. Giờ đây, các giá trị đạo đức truyền thống pha trộn với
các giá trị đạo đức mới mang lại cả tác động tích cực và tiêu cực. Hiện nay vấn
đề đặt ra là làm thế nào phát huy được các giá trị đạo đức truyền thống đồng thời
hội nhập với nền đạo đức mới – đạo đức xã hội chủ nghĩa để giá trị đạo đức
truyền thống của người Bắc Ninh nói chung và giá trị đạo đức người phụ nữ nói
riêng thực sự hòa nhập với cả nước nhưng không hòa tan và làm mất đi giá trị
riêng có của người phụ nữ xứ Kinh Bắc.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “ Ảnh hưởng của tư tưởng “ Tam
tòng, tứ đức” trong Nho giáo đối với việc xây dựng đạo đức người phụ nữ Bắc
Ninh hiện nay” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Chúng ta chưa bao giờ so sánh phụ nữ với nam giới ai giỏi hơn ai, chỉ biết
rằng từ khi xã hội có giai cấp thì người phụ nữ luôn bị coi thường, thâm trí có
vùng người phụ nữ còn là đối tượng để mua bán và đem ra trao đổi như một món
hàng. Ở phương Đông, tiêu biểu là ở Trung Quốc một trong những nguyên nhân của
điều đó là do ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng “ Tam tòng, tứ đức” trong Nho giáo.
5
Ở Việt Nam, từ giữa thế kỷ XV về sau, khi Nho giáo làm chủ đạo trong
“Tam giáo đồng nguyên” thì tư tưởng “ Tam tòng, tứ đức” ghi dấu ấn trong đời
sống trong đời sống người Việt cho đến tận ngày nay. Đã có nhiều công trình
nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau về vấn đề này, điển hình là “ Nho
giáo”của Trần Trọng Kim, Nxb Giáo Dục, Hà Nội năm 1971 với hai tập: Quyển
Thượng và Quyển Hạ ; “ Nho giáo và phát triển văn hóa ở Việt Nam” của Vũ
Khiêu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1997, “ Nho học và Nho học ở Việt Nam”
của Nguyễn Tài Thư , Nxb Khoa học xã hội, năm 1997, “ Đạo Nho và văn hóa
phương Đông” của Hà Thúc Minh, Nxb Giáo dục, năm 2001
Trong tác phẩm “ Nho giáo” của Trần Trọng Kim, ông đã khái quát quá
trình lịch sử hình thành và phát triển của Nho giáo và các quan điểm cơ bản qua
các thời kỳ. Trong tác phẩm này, tác giả đã phân tích khá sâu tư tưởng “ Tam
tòng, tứ đức” trong lịch sử phát triển của Nho giáo: Nho giáo thời Xuân Thu,
Nho giáo thời Lưỡng Hán, Nho giáo thời Tam Quốc, Nho giáo thời Thanh và đặc
biệt là Nho giáo ở Việt Nam.
Trong các tác phẩm nghiên cứu tổng thể về Nho giáo, đáng chú ý là những
tác phẩm nghiên cứu sâu về những quy phạm đạo đức của Nho giáo có liên quan
đến người phụ nữ như “ Nho giáo và gia đình” của Vũ Khiêu (chủ biên), Nxb
Khoa học xã hội, năm 1995. Tác phẩm đề cập đến các quan niệm của Nho giáo
về các mối quan hệ trong gia đình, trong đó có mối quan hệ vợ chồng. Mối quan
hệ này vừa thể hiện vị trí, vai trò của người phụ nữ trong mối quan hệ gia đình –
xã hội, vừa đề cập tới những yêu cầu về mặt đạo đức của người phụ nữ. Theo tác
giả: Cuộc sống vợ chồng là cơ sở tồn tại của gia đình nhưng xuất phát từ quan
điểm coi trọng huyết thống và từ thái độ coi rẻ phụ nữ nên Nho giáo coi trọng
tình anh em hơn nghĩa vợ chồng, Tác giả cũng chỉ rõ, người phụ nữ là người phải
chịu nhiều nhất những đau khổ, thiệt thòi do chế độ hà khắc, bất công và bất bình
đẳng trong gia đình, xa hội gây nên. Quan niệm về tiết hạnh của người phụ nữ
mang tính nghiệt ngã, người phụ nữ góa bụa phải thờ chồng nếu đi lấy người
khác thì được coi là thất tiết. Tác giả Lê Thị Nhâm Tuyết với “ Những hủ tục bất
công trong vòng đời người phụ nữ Việt Nam”, Nxb Thanh niên, Hà Nội 2010.
Đây là một công trình khoa học nghiêm túc và chuyên sâu giới, qua cách tiếp cận
6
và biến đổi của các chuẩn mực, giá trị văn hóa trong xã hội Việt Nam. Tác giả đã
chú ý đến những tập tục lạc hậu liên quan đến người phụ nữ - những người vốn
chịu nhiều thiệt thòi và bất công trong xã hội. Các bài viết, “Ảnh hưởng của Nho
giáo đối với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống” của Trần Thị Hồng
Thúy; “ Từ đạo hiếu truyền thống nghĩ về đạo hiếu ngày nay” của Nguyễn Thị
Thọ, Tạp chí Triết học số 6 năm 2007; “ Một số suy nghĩ về đặc điểm của Nho
giáo ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hùng Hậu, Tạp chí Triết học số 5 năm
1998; “ Tìm hiểu tư tưởng đức trị trong Nho giáo” của tác giả Nguyễn Thế Kiệt,
tạp chí nghiên cứu lí luận, số 10 năm 1999 cũng đã bàn nhiều đến sự ảnh hưởng
của Nho giáo ở Việt Nam.
Ngoài ra còn một số luận văn, luận án nghiên cứu khá công phu về Nho
giáo và tư tưởng “tam tòng, tứ đức” như luận án tiến sĩ: “ Đạo đức Trung – Hiếu
của Nho giáo và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục ý thức trách nhiệm ở Việt
Nam hiện nay” của Trần Thị Lan Hương, năm 2014 và Luận án “ Quan niệm
của Nho giáo về giáo dục con người và ý nghĩa của nó với việc giáo dục con
người ở Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Nguyễn Thị Nga,
năm 2014. Điều này cho thấy trong thời kỳ hiện nay, thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa việc nghiên cứu Nho giáo và dùng những yếu tố tích cực của Nho
giáo để giáo dục đạo đức ngày càng có ý nghĩa to lớn hơn bao giờ hết. Luận văn
“ Học thuyết “Tam tòng, tứ đức” và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt
Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Thị Vân, năm 2005. Trong
luận văn của mình tác giả đã phân tích nội dung học thuyết “ Tam tòng, tứ đức”
trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam từ phong kiến đến lúc
nước nhà độc lập năm 1945 và từ năm 1945 đến nay. Tác giả khẳng định: Nho
giáo có ảnh hưởng đến đời sống đạo đức của con người Việt Nam nói chung và
ảnh hưởng đến người phụ nữ Việt Nam nói riêng trên cả hai bình diện, tích cực
và tiêu cực. Bên cạnh những mặt tích cực tác giả đã khẳng định kết quả của quan
niệm trọng nam khinh nữ là rất nhiều gia đình bất hạnh. Đặc biệt quan niệm này
trở thành một sợi dây trói chặt cuộc đời người phụ nữ.
Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù người phụ nữ đã được giải phóng khỏi
những hủ tục, kìm hãm. Tuy nhiên, trên thực tế và trong yếu tố tâm lý, ý thức xã
7
hội điều này vẫn chưa hoàn toàn bị bác bỏ. Trong cuộc sống, vẫn có những người
phụ nữ sống an phận, cam chịu để giữ gìn mái ấm gia đình, có những người phụ
nữ khi chồng chết vẫn chấp nhận cuộc sống góa bụa vì truyền thống đạo lý
truyền đời.
Như vậy những công trình nghiên cứu về đề tài đã nên lên nội dung cơ
bản của tư tưởng “ Tam tòng, tứ đức”, nhưng mới chỉ dừng lại ở mức đại cương,
khái quát với phạm vi rộng. Ngoài ra sự ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của nó
đối với việc hình thành đạo đức của người phụ nữ ở một vùng miền cụ thể thì hầu
như chưa có công trình đề cập tới. Với việc quan tâm đến vấn đề này tại nơi mình
đang sinh sống và làm việc, tác giả đi sâu vào nghiên cứu: “ Ảnh hưởng của tư
tưởng “ Tam tòng, tứ đức” trong Nho giáo đối với việc xây dựng đạo đức người
phụ nữ Bắc Ninh hiện nay”.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.
a. Mục đích.
Nghiên cứu nội dung cơ bản của tư tưởng “ Tam tòng, tứ đức” trong Nho
giáo và phân tích thực trạng ảnh hưởng của nó đối với đạo đức người phụ nữ ở
Tỉnh Bắc Ninh, từ đó đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những ảnh
hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng này trong việc xây
dựng đạo đức người phụ nữ ở Bắc Ninh hiện nay.
b. Nhiệm vụ.
Luận văn tập trung giải quyết những vấn đề sau.
Thứ nhất: Trình bày khái quát tư tưởng “ Tam tòng, tứ đức” trong Nho giáo
ở Trung Quốc và ở Việt Nam.
Thứ hai: Phân tích thực trạng, chỉ ra những ảnh hưởng tích cực và ảnh
hưởng tiêu cực của tư tưởng “ Tam tòng, tứ đức” đối với đạo đức người phụ nữ ở
tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những ảnh hưởng
tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng “Tam tòng, tứ đức”
trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
8
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
- Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng “ Tam tòng, tứ đức” trong Nho giáo và
ảnh hưởng của nó đối với đạo đức người phụ nữ ở tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu: Nho giáo là một học thuyết về chính trị, đạo đức, xã
hội có nội dung hết sức phong phú, bao quát trong nhiều lĩnh vực của đời sống
con người . Trong phạm vi đề tài, luận văn được giới hạn trong việc nghiên cứu
về tư tưởng “ Tam tòng, tứ đức” trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với
việc xây dựng đạo đức người phụ nữ Bắc Ninh hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn.
- Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, xây dựng đạo đức, về xây dựng
đạo đức người phụ nữ. Các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về chiến
lược xây dựng con người mới, xây dựng đao đức người phụ nữ Việt Nam trong
thời kỳ mới có nội dung liên quan đến đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu: : Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để phân tích, lý giải các
vấn đề đồng thời kết hợp các phương pháp lịch sử - lôgic, phân tích – tổng hợp,
so sánh, thống kê, điều tra xã hội học, nghiên cứu văn bản…Nhằm đạt mục đích
mà luận văn đề ra.
6. Đóng góp mới của luận văn.
Nghiên cứu một cách có hệ thống nội dung cơ bản của thuyết “ Tam tòng,
tứ đức” trong Nho giáo ở Trung Quốc và ở Việt Nam, Chỉ ra những ảnh hưởng
của nó đối với việc xây dựng đạo đức người phụ nữ ở Bắc Ninh hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.
- Luận văn dùng làm tài liệu tham khảo cho việc hoạch định các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc giải phóng người phụ nữ, thực hiện
bình đẳng giới và xây dựng người phụ nữ trong điều kiện mới ở Việt Nam nối
chung và ở tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
- Luận văn có thế dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy nghiên
cứu và học tập Triết học, đạo đức, lịch sử Triết học phương Đông.
8. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn chia làm 3 chương và 7 tiết.
9
Chƣơng I.
TƢ TƢỞNG “TAM TÒNG, TỨ ĐỨC” TRONG NHO GIÁO TRUNG
QUỐC VÀ Ở VIỆT NAM VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC NGƢỜI PHỤ
NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Tƣ tƣởng " Tam tòng, tứ đức" trong Nho giáo ở Trung Quốc và sự
tiếp diễn qua các thời kỳ
1.1.1. Một vài nét về sự hình thành và phát triển của Nho giáo, vị trí của
tư tưởng " Tam tòng, tứ đức" trong Nho giáo.
1.1.1.1. Một vài nét về sự hình thành và phát triển của Nho giáo ở Trung Quốc.
Trong thời kỳ Cổ - Trung đại, Trung Quốc là một trong những trung tâm
văn minh lớn của thế giới. Trong giai đoạn này, lịch sử nhân loại đã ghi nhận
nhiều phát minh vĩ đại của người Trung Quốc như: phát minh ra chữ viết, giấy,
nghề in, thuốc súng, thiên văn học… Cùng với người Ấn Độ và các dân tộc
phương Đông khác, Trung Quốc còn là quê hương của nhiều trường phái Triết
học lớn, là chiếc nôi của nhiều nhà tư tưởng lớn. Có thể nói rằng, việc đánh giá
vai trò của các tư tưởng Triết học và tôn giáo của Trung Quốc vẫn là một vấn đề
được nhiều người quan tâm, bàn luận.
Vào thế kỷ XI ( Trước công nguyên) bộ lạc du mục Chu từ phái Tây Bắc
men theo sông Hoàng Hà tiến vào và tiêu diệt nhà Ân, lập nên nhà Chu. Giai
đoạn đầu nhà Chu, sử sách gọi là Tây Chu, sau là Xuân Thu. Thời kỳ này ở
Trung Quốc có sự biến đổi từ đồ đồng sang đồ sắt, những công cụ bằng sắt thời
kỳ Tây Chu khi bước sang Xuân Thu vẫn được coi trọng và được sử dụng rộng
rãi. Việc sử dụng rộng rãi công cụ bằng sắt khiến lao động trồng trọt trở nên
thuận lợi và dễ dàng hơn. Điều đó, đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thủ
công nghiệp và thương nghiệp. Sự phát triển về kinh tế tất yếu dẫn đến sự biến
đổi sâu sắc trong kết cấu giai tầng xã hội. Nhiều giai tầng mới xuất hiện, tồn tại
đan xen và mâu thuẫn giai cấp… Đó là tiền đề ra đời giai cấp địa chủ mới trong
xã hội. Chính điều này đã dẫn đến sự thay đổi hết sức mạnh mẽ về mặt chính trị
xã hội. Mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt, đó là mâu thuẫn giữa tầng
lớp quý tộc nhà Chu và giai cấp địa chủ mới với người dân ( những người nông
nô, nô lệ và nông dân). Mâu thuẫn giữa thiên tử nhà Chu cùng chính sách vương
10
đạo của tầng lớp quý tộc nhà Chu với các nước chư hầu cùng chính sách bá đạo.
Do đó, từ thế kỷ VIII (Trước công nguyên), xã hội Nhà Chu bước vào một thời
kỳ có nhiều biến động lớn, toàn diện và kéo dài cho đến thế kỷ thứ III (Trước
công nguyên). Lịch sử gọi thời kỳ này là Đông Chu hay là thời kỳ Xuân Thu –
Chiến Quốc (Năm 770 TCN – 221 Trước Công nguyên).
Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội thời Đông Chu lúc này giống như một
bức tranh vẽ cảnh đất trời trong cơn giông bão với nhiều màu sắc và chính nó là
cơ sở để nhiều khuynh hướng tư tưởng, học thuyết, triết gia xuất hiện. Giường như
tất cả đều có một mục đích là ổn định đất nước và cứu vớt thiên hạ khỏi khổ đau.
Thời kỳ này, Trung Quốc có nhiều trường phái Triết học, tiêu biểu là: Nho
gia, Mặc gia, Đạo gia, Pháp gia, Âm Dương gia…
Là một trong những học thuyết ra đời thời kỳ này, ngay sau khi ra đời Nho
giáo đã khẳng định được vị trí của mình đối với xã hội lúc bấy giờ. Khổng Tử
được coi là người sáng lập Nho giáo. Ông sinh năm 551 TCN mất năm 479 TCN.
Ông tên thật là Khâu, tự là Trọng Ni sinh ra ở Khúc Phụ, nước Lỗ trong một gia
đình quý tộc nhỏ có hoàn cảnh sa sút. Sử sách cũ còn ghi: Thời nhỏ, Khổng Tử
hay chơi trò bày đồ cúng tế, ham học, thích nghiên cứu thi, thư, lễ nhạc đời trước.
Điều này đã biểu hiện bản tính của Khổng Tử luôn coi trọng những điều lễ nghĩa.
Năm 19 tuổi, ông thành gia thất rồi nhận chức quan coi kho, sau ông lại đi
làm quan coi việc cúng tế. Do chủ trương chính trị không hợp ông bỏ nước Lỗ đi
chu du qua nước Vệ, Tống… Nhưng đường lối của ông cũng không được nước
này tin dùng. Năm 70 tuổi ông trở về nước Lỗ dạy học và là người đầu tiên mở
nền tư học. Học trò của ông lên đến 3000 người, trong đó có 72 người xuất sắc.
Là người đại diện cho lực lượng cấp tiến trong tầng lớp quý tộc cũ, sống
trong thời kỳ loạn lạc, hàng ngày Khổng Tử tận mắt chứng kiến cảnh cướp bóc
nên ông luôn ôm ấp hoài bão xây dựng một xã hội an bình thịnh trị, một xã hội
có đạo đức theo khuôn mẫu nhà Tây Chu. Do đó, đường lối trị nước của ông là
phải dùng “đức trị” , “ lễ trị” thì xã hội mới “hữu đạo”, thịnh vượng. Ông xây
dựng nên học thuyết của mình, mở trường dạy học, đi chu du các nước để tìm lý
tưởng của mình nhằm phục vụ cho mục đích trên.
11
Nội dung của Nho giáo được thể hiện trong hai bộ sách kinh điển Tứ thư (
Luận ngữ, Đại học, Trung Dung, Mạnh Tử) và Ngũ kinh ( Kinh thi, Kinh thư,
Kinh lễ, Kinh dịch và Kinh xuân thu). Qua hệ thống kinh điển có thể thấy hầu hết
các kinh, các sách đều viết về xã hội, về những kinh nghiệm trong việc xây dựng
và củng cố nhà nước Trung Hoa.
Sau khi Khổng Tử mất, Nho gia tiếp tục được Mạnh Tử và Tuân Tử hoàn
thiện và phát triển theo hai hướng khác nhau duy vật và duy tâm. Trong hai
hướng đó thì Nho gia Khổng – Mạnh có ảnh hưởng rộng lớn hơn đến lịch sử
Trung Hoa và một số nước Á Đông khác.
Trong học thuyết của Nho giáo người phụ nữ ít được bàn đến nhưng không
phải là không có. Các vấn đề đạo đức và phẩm chất của người phụ nữ được
Khổng Tử thể hiện trong tư tưởng “ Tam tòng, tứ đức”.
1.1.1.2. Vị trí của tư tưởng" Tam tòng, tứ đức" trong Nho giáo.
Nho giáo là một học thuyết của xã hội phong kiến, nó giữ vai trò thống trị
trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc qua nhiều thế kỷ. Vì vậy những quan điểm,
đường lối, phương pháp, chuẩn mực mà Nho giáo đề ra phục vụ đắc lực cho
chính xã hội sinh ra nó. Nho giáo bàn nhiều đến vấn đề như quan niệm về thế
giới ( đạo. thiên lý, thiên mệnh…) học thuyết về luân lý đạo đức với những
nguyên lý căn bản như: Nhân, Lễ, Dũng, trong đó chữ “ Nhân” được đề cập đến
với ý nghĩa sâu rộng nhất, nó được coi là nguyên lý chủ yếu quyết định bản tính
con người, những quan hệ giữa con người với con người trong gia tộc và ngoài
xã hội. Bên cạnh đó Nho giáo còn bàn đến vấn đề chính trị - xã hội với quan
điểm “ Nhân trị”, “ Chính danh”, “ Thượng hiền”.
Vấn đề con người nói chung cũng được Nho giáo bàn đến. Theo Nho giáo
muốn xây dựng thành công và giữ vị trí thống trị của xã hội thì phải có người
điều hành, tổ chức xã hội đó. Điều này khiến cho vấn đề con người được xã hội
phong kiến Trung Quốc cũng như Nho giáo rất quan tâm. Con người là vấn đề
trung tâm của Nho giáo nhưng không được bàn đến trong tất cả các mặt của nó
mà chú trọng vào khía cạnh luân lý, đạo đức nhằm mục đích xoa dịu mâu thuẫn
giai cấp và ổn định trật tự xã hội. Con người trong Nho giáo được bàn đến dưới
những góc độ như: Nguồn gốc con người, tính người, số phận con người, mẫu
12
người lý tưởng, đạo làm người… Trong tất cả các vấn đề nêu trên người phụ nữ
được bàn đến rất ít. Một số vấn đề trong Nho giáo đề cập đến người phụ nữ như:
Học thuyết luân lý đạo đức phong kiến, quan niệm về đạo làm vợ, đạo làm con,
mối quan hệ với mọi người trong gia tộc, ngoài xã hội; quan niệm về phạm vi,
lĩnh vực, công việc mà họ được phép tham gia... Nhìn chung người phụ nữ trong
Nho giáo được đánh giá là một lực lượng có tầm quan trọng để xây dựng xã hội
nhưng họ luôn ở vị trí phụ thuộc vào nam giới. Họ chỉ tồn tại với tư cách là một
yếu tố cần cho trật tự gia đình, xã hội.
Về số phận của họ cũng như số phận của con người nói chung, theo
Khổng Tử, con người có mệnh và họ không thể cưỡng lại mệnh (chữa được bệnh
chứ không chữa được mệnh). Còn Mạnh Tử cho rằng, trời an bài địa vị xã hội
của con người. Đổng Trọng Thư cho rằng, trời và người cảm thông với nhau (“
Thiên nhân cảm ứng”), trời là chủ tể của việc người, người có công thì hưởng,
người có tội thì phạt, bắt khổ phải khổ. Quan điểm này được xây dựng trên lập
trường của giai cấp thống trị, nó phục vụ cho mục đích của giai cấp thống trị, nó
buộc con người nói chung, đặc biệt là phụ nữ vào những khuôn phép nhất định
của xã hội, nó xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, sự bất công trong xã hội, khiến cho
người phụ nữ luôn cam chịu, nhẫn nhục, bằng lòng với số phận của mình.
Nho giáo không giải thích sự rối loạn của xã hội từ cơ sở kinh tế mà cho
rằng nguyên nhân dẫn đến sự rối loạn xã hội là từ bản chất con người, đặc biệt là
từ khía cạnh đạo đức. Mạnh Tử quan niệm rằng bản chất con người là thiện, con
người cần phải hiểu được năm mối quan hệ cơ bản trong cuộc sống của mình đó
là quan hệ vua – tôi, quan hệ cha – con, quan hệ vợ - chồng, quan hệ anh – em và
quan hệ bạn bè. Theo Mạnh Tử con người phải tự đưa mình vào các mối quan hệ
đó một cách phù hợp và theo đúng chuẩn mực. Trong mối quan hệ vua – tôi, tôi
tự thấy mình phải có nghĩa vụ với vua; trong mối quan hệ vợ - chồng, vợ phải tự
thấy khác biệt và tuân theo chồng; trong mối quan hệ trên – dưới phải đảm bảo
tôn ti, trật tự; trong quan hệ nam – nữ phải nhìn những phép tắc, ranh giới. Trong
suốt thời kỳ lịch sử lâu dài của nhà nước phong kiến Trung Quốc, quan điểm này
giữ địa vị thống trị trong một thời gian dài và nó được coi như là cơ sở để giáo
dục đạo đức cho mọi người trong xã hội, nhất là người phụ nữ.
13
Trong các chuẩn mực đạo đức của con người, Khổng Tử đưa ra chữ “
Hiếu” làm đầu trong mối quan hệ cha – con, con phải có hiếu với cha mẹ, cha đối
với con phải lấy “ Từ ái” làm trọng. Đạo hiếu của con đối với cha mẹ dù rất
nhiều mặt nhưng cốt lõi phải ở cái “tâm thành kính”. Một hôm Tử Du hỏi về đạo
“ Hiếu” Khổng Tử nói rằng, người có hiếu trước hết phải nuôi cha mẹ, nuôi thì
phải kính, chứ không kính thì không phải hiếu “ Đời nay hễ thấy ai nuôi được
cha mẹ thì người ta khen là có hiếu. Như loài thú vật chó, ngựa người ta cũng
nuôi được vậy. cho nên nuôi cha mẹ mà không kính trọng thì có khác gì nuôi thú
vật đâu” ( Kim chi hiếu giã; thị vị năng dưỡng, chí ư khuyển mã, giai năng hữa
dưỡng, bất kính hà dĩ biệt hồ) ( Luận ngữ, vi chính, VII) [ 20]. Khi cha mẹ còn,
không bao giờ làm điều gì để cha mẹ buồn. Bởi vậy không nên đi đâu xa mà có
đi xa thì phải nói cho cha mẹ biết chỗ đi, để cha mẹ khỏi lo và nhỡ có việc gì thì
có thể gọi được ( Phụ mẫu tại, bất viễn du, du tất hữu phương) (Luận ngữ, lý
nhân, IV) [20]
Sách luận ngữ chép rằng, khi học trò hỏi đạo “Hiếu”, Khổng Tử đáp lại
rằng: “ Vô vi”. Phàn Trì không hiểu rõ nghĩa hai từ đó hỏi lại Thầy thì Khổng Tử
giải thích rằng, sống thì phải lấy lễ mà thờ, chết thì phải lấy lễ mà táng, lễ mà tế
(Sinh sự chi dĩ lễ, tử táng chi dĩ lễ, tế chi dĩ lễ) (Luận ngữ, vi chính, II) [20]
Có chỗ Khổng Tử lại nói rằng, lễ xa xỉ thì thà rằng kiệm ước còn hơn,
tang với nghi văn quá, thì thà rằng thương buồn còn hơn (Lễ dữ kỳ xa giã, ninh
kiệm: tang giữ kỳ dị dã, ninh thích) ( Luận ngữ, Bát dật, III) [20]
Theo Khổng Tử người phụ nữ phải theo lễ để ngăn cấm đại dục. Ông luôn
lấy tình cảm làm trọng nhưng theo ông tình cảm của con người thường không có
giới hạn và sẽ dẫn đến hư hỏng. Ông chủ trương dùng “ Lễ” để ngăn những điều
xấu từ khi còn manh nha. Cái đại dục của người ta là việc ăn uống, trai, gái, bao
giờ cũng có. Theo Khổng Tử, cái đại ố là sự chết chóc, nghèo khổ, bao giờ cũng
có. Cho nên dục ố là cái mối lớn của tâm, người ta giấu kín cái tâm không thể soi
xét được… ( Ẩm thực, nam nữ, nhân chi đại dục tồn yên, tử vong, bần khổ, nhân
chi đại ố tồn yên. Cố dục, ố giã tâm chi đại đoan giã, nhân tàng kỳ tâm, bất kiến
kỳ sắc giã. Dục nhất dĩ cùng chí, xả lễ hà dĩ tại) (Lễ ký, lễ vận, IX) [20].
14
Với những phân tích ở trên có thể thấy, vấn đề người phụ nữ không được
bàn đến nhiều và cũng không mang tính hệ thống. Trung tâm của vấn đề này
chính là phạm trù “Tam tòng”, “ Tứ đức”. Nó được coi là một chuẩn mực cơ bản
để xây dựng người phụ nữ xưa.
1.1.2. Nội dung của tư tưởng "Tam tòng, tứ đức" trong Nho giáo.
1.1.2.1. Tư tưởng tam tòng.
Khổng Tử đã đưa ra tư tưởng “ Tam tòng” để đưa ra những chuẩn mực
yêu cầu người phụ nữ phải tuân theo. Tư tưởng này đề cao vai trò của người đàn
ông trong gia đình, trong xã hội họ được xem là trụ cột là lực lượng chính quyết
định mọi vấn đề của gia đình và xã hội.
“Tam tòng” có nguồn gốc từ Nghi lễ, Tang phục, Tử hạ truyện: Phụ nhân
hữu tam tòng chi nghĩa, vô duyên dụng chi đạo, cố vị giá tòng phụ, ký giá tòng
phu, phu tử tòng tử.
Theo tư tưởng “ Tam tòng”, phụ nữ có ba điều phải tuân theo, không có
quyền tự định đoạt theo ý mình: “ Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử
tòng tử”. Có nghĩa là người phụ nữ khi còn sống ở nhà, chưa lấy chồng thì theo
cha mẹ, đặc biệt trong việc sắp xếp hôn nhân gia đình của họ. Người cha quyết
định mọi việc của con gái, từ công việc, cuộc sống cho đến hạnh phúc của con.
Người mẹ chỉ là thứ yếu vì bản thân người mẹ cũng là người phụ nữ và sống phụ
thuộc vào người chồng. Người con gái không có quyền quyết định hôn nhân,
hạnh phúc của mình. Về điều này, Mạnh Tử từng nói: “ Nếu chẳng đợi lệnh cha
mẹ, chẳng chờ lời mai mối, mà lén dùi lỗ tìm nhau, vượt tường để theo nhau thì
cha mẹ và người trong xứ đều khinh rẻ” ( Bất đài phụ mẫu chi mệnh, mối trước
chi ngôn, toàn huyệt khích tương khuy, du tường tương tùng, tắc phụ mẫu, quốc
dân giai tiện chí) [ 20, tr. 14]. Khi lấy chồng thì phải theo chồng, dù sướng hay
khổ thì vẫn phải chấp nhận, nếu chồng qua đời, phải theo con trai, phải ở vậy
suốt đời, phải “ tòng” con trai, không được xuất giá, không được đi bước nữa.
Danh Nho đời Tống Trình Y Xuyên đã nói “ Nhược thú thất tiết giả dĩ phối thân,
thị kỷ thất tiết dã [20, tr. 13 – 14] Người đàn ông đi cưới người thất tiết thì chính
mình cũng là người thất tiết cho nên với người phụ nữ góa bụa dù có khổ cực
nghèo đói, không có nơi nương tựa cũng không được tái giá, chết đói là chuyện
15
rất nhỏ nhưng thất tiết mới là chuyện lớn ( Nhiên ngạc tử sự cực tiểu, thất tiết sự
cực đại) [ 20, tr. 14]. Quy định “ Tam tòng” khiến người phụ nữ khi xuất giá lấy
chồng thì hoàn cảnh tốt hay xấu thế nào cũng trở thành người nhà chồng, chú
không nương nhờ ai được nữa. Như vậy, suốt đời người phụ nữ phải đeo đẳng
bên mình đạo lý “tam tòng” do vậy họ luôn phụ thuộc vào nam giới, bất kể người
đó là cha, là chồng hay là con trai của mình.
1.1.2.2. Tư tưởng tứ đức.
Tứ đức có nguồn gốc từ Chu lễ, Thiên quan trủng tể: Cửu tần trưởng phụ
học chi pháp, dĩ cửu giáo ngự: phụ đức, phụ ngôn, phụ dung, phụ công.
Với người phụ nữ, Tứ đức bao gồm: Công – Dung – Ngôn – Hạnh.
Công là công việc, nghĩa là biết làm việc bao gồm cả tài năng khéo léo, trí
tuệ thông minh, được rèn luyện qua thử thách. Công nói lên tài năng khéo léo,
đảm đang của người phụ nữ trong việc chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái, tổ
chức đời sống gia đình. Nói cách khác, người phụ nữ phải biết tề gia nội trợ,
khéo léo sắp xếp công việc gia đình. Người phụ nữa phải giỏi nữ công gia chánh,
nấu ăn ngon cho chồng con biết làm cỗ khi nhà có công việc, có khách…. Người
phụ nữa còn phải biết thêu thùa, may vá, nuôi tằm, dệt vải.
Như vậy, với tư cách người vợ, người mẹ người phụ nữ phải giỏi giang
công việc gia đình, theo đúng chức năng và nhiệm vụ của họ. Họ là người tay
“tay hòm chìa khóa”, quán xuyến việc chi tiêu của gia đình. Với dòng họ bên
chồng thì họ phải “nhập gia tùy tục”, có trách nhiệm với dòng họ trong việc nối
dõi tông đường.
Phụ nữ dưới thời phong kiến, tài năng trước hết được thể hiện ở tài may
vá - thêu thùa, bếp núc, cũng có một vài chị em buôn bán ở chợ hay làm hàng
rong. Một số phụ nữ con nhà quyền quý khá giả thì có tài: Cầm, kỳ, thi, họa…
Nhưng cầm, kỳ, thi họa cũng là để phục vụ gia đình, làm giảm nhẹ mệt mỏi của
chồng ở chốn quan trường về.
Dung là dung nhan, diện mạo, dáng dấp người phụ nữ được thể hiện ra bên
ngoài. Điều này phải được thể hiện ở cả gương mặt và thân hình. Đó là cái nết na
trong cuộc sống hàng ngày, cái khéo léo trong cách ăn mặc, đi đứng.
16
Trong thời phong kiến người phụ nữ như liễu yếu đào tơ, đi lại nhẹ nhàng,
e lệ, khép nép, không được mặt ủ, mày chau, cau có, bẳn gắt, dung mạo luôn tươi
tắn, sáng sủa mới được coi là đạt tiêu chuẩn “dung”. Không những thế, “ Dung”
còn trở thành một trong những yêu cầu không kém phần quan trọng. Đó chính là
yêu cầu về nhan sắc đối với người phụ nữ để người đàn ông lựa chọn làm vợ.
Ngôn là lời ăn tiếng nói. Trong giao tiếp, ứng xử với mọi người điều quan
trọng là ngôn từ giao tiếp. Ngôn từ phải dịu dàng, mềm mỏng, bên cạnh đó còn
cần có lối nói chuyện có duyên, khoan thai, biết thưa biết gửi, lễ phép.
Trong gia đình, người phụ nữ khi nói năng với chồng con nhẹ nhàng, mềm
mỏng mới dễ thuyết phục họ. Người phụ nữ không được cười to, nói to mà cần
nói năng lễ độ, đúng mực. Phải luôn tôn kính khi nói chuyện với người lớn tuổi,
người già, tuyệt đối lễ phép phục tùng chồng và cha mẹ chồng.
` Hạnh là hạnh kiểm, đức hạnh, là sự tuân theo lễ nghĩa và hiếu với cha mẹ
anh em , biết thương người, giúp đỡ người, không cay nghiệt, độc ác.
Hạnh thể hiện những phẩm chất đạo đức cơ bản cần có của người phụ nữ.
Trước hết là thương yêu chồng con hết mực, sự thủy chung với chồng, đức hi
sinh với con cái. Trong gia đình, với họ hàng cần biết kính trên, nhường dưới, ăn
ở tốt với họ hàng, đặc biết là họ hàng bên nhà chồng. Ra ngoài, người phụ nữ cần
giàu lòng nhân ái với mọi người người xung quanh, giao tiếp một cách chín chắn,
nhu mì, không hợm hĩnh, chua ngoa, đáo để.
Trong xã hội phong kiến xưa kia, người phụ nữ đức hạnh luôn chịu
thương chịu khó gánh vác công việc nhà chồng, chung thủy vô điều kiện và vĩnh
viễn với chồng. Điều cốt yếu của người phụ nữ là phải giữ gìn trinh tiết, phải
chung thủy với một người chồng duy nhất. Thậm chí khi chồng chết người phụ
nữ phải ở vậy để thờ chồng nuôi con, không được tái giá mà phải trọn đời thủ tiết
mới đáng được biểu dương ca ngợi.
Như vậy, cùng với “Tam tòng”, “ tứ đức” thì tiết hạnh cũng là một sợi dây
không kém phần oan nghiệt trói chặt người phụ nữ. người phụ nữ chỉ có trách
nhiệm, bổn phận hy sinh nhu cầu cá nhân để vâng lời và giữ gìn khuôn phép, giữ
đạo làm vợ, đạo làm con trong gia đình chồng và bất kỳ người con gái trước lúc
về nhà chồng luôn được giáo dục những nguyên tắc đó.
17
1.1.2.3. Mối quan hệ giữa “Tam tòng” và “ Tứ đức”.
“Tam tòng”, “Tứ đức” là những yêu cầu đạo đức cơ bản trở thành chuẩn
mực đạo đức để xây dựng mẫu người phụ nữ phong kiến Trung Quốc. Giữa
những phạm trù này có mối quan hệ hữu cơ với nhau.
Điểm chung nhất của hai phạm trù này là cả hai đều là những quy tắc, lễ
nghĩa, chuẩn mực bắt buộc đối với người phụ nữ. Thế nên cả hai đều được giai
cấp phong kiến sử dụng một cách triệt để với tư cách là một công cụ đắc lực để
giáo hóa người phụ nữ nhằm ổn định xã hội, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống
trị và người đàn ông.
Nếu “Tam tòng” là chỉ mối quan hệ giữa người phụ nữ với nam giới trong
gia đình và ngoài xã hội, đó là cha, chồng, con trai. “Tam tòng” đề cao sự phục
tùng một chiều, sự chung thủy của người phụ nữ với chồng thì “Tứ đức” chú
trọng vào sự tu dưỡng của chính bản thân phụ nữ. Vậy lôgíc của quan hệ ở đây là
có sự tu dưỡng Công – Dung – Ngôn – Hạnh mới đạt được “ Tam tòng”. “Tứ đức”
là điều kiện để thực hiện việc tòng cha, tòng chồng, tòng con của người phụ nữ.
Ngược lại “Tam tòng” chứng minh cho “Tứ đức”, cho phẩm hạnh của người phụ nữ.
Ngay trong bản thân phạm trù “Tứ đức” cũng có mối quan hệ với nhau theo tính
chất của mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Trong đó Công – Dung – Ngôn là
hình thức, Hạnh là nội dung. Chúng bổ xung cho nhau và thể hiện thông qua nhau.
Trong “Tứ đức” Khổng Tử đặt “Hạnh” vào vị trí quan trọng bậc nhất
trong bốn đức. Ông coi “Hạnh” là trung tâm, là mục đích để con người vươn tới.
“Hạnh” của người phụ nữ được thế hiện thông qua các mối quan hệ xã hội và gia
đình: vợ chồng, con cái, cha mẹ, vua tôi, quân thần. Ngoài ra, Hạnh còn được
hiểu là tiết hạnh. Theo Khổng Tử người phụ nữ phải có tiết hạnh. Người đàn ông
thì có thể có năm thê, bảy thiếp nhưng người phụ nữ thì chỉ có một chồng nếu
không thì bị coi là thất tiết. Người phụ nữ khi chồng chết phải tiết liệt thờ chồng
nuôi con mới được biểu dương ca ngợi. Họ được ví như những bậc trung thần
trong lịch sử “ Trung thần bất sự nhị quân, liệt nữ bất giá nhị phu”.
Như vậy, Nho giáo đòi hỏi ở người phụ nữ vẻ đẹp toàn diện theo một
khuân mẫu nhất định. Sâu xa hơn đó là sự đòi hỏi sự toàn tâm, toàn ý, sự hi sinh
hết mình của người phụ nữ đối với nam giới.
18
Đến thời kỳ nhà Hán (140-87TCN), Đổng Trọng Thư đã nhìn thấy khả
năng to lớn của Nho giáo trong việc bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị nên đã
tìm cách tô vẽ cho Nho giáo theo chiều hướng có lợi cho giai cấp này. Từ đây,
Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống và công cụ tinh thần bảo vệ chế độ
phong kiến Trung Hoa suốt 2000 năm lịch sử.
Trong hệ tư tưởng chính thống này, Nho giáo chỉ là hình thức bề ngoài,
còn nội dung bên trong của nó, giai cấp phong kiến vẫn cai trị theo đường lối
Pháp trị (Ngoại nho, nội pháp). Dưới danh nghĩa tiếp tục tư tưởng của Nho giáo
nhưng trên thực tế Đổng Trọng Thư đã tiếp thu, khuyếch trương những yếu tố
duy tâm thần bí trong học thuyết của Không – Mạnh. Học thuyết này được coi là
hệ tư tưởng chính thống, là khuôn mẫu đạo đức xã hội cho các triều đại phong
kiến Trung Quốc.
Tư tưởng chính trị và triết học của ông thể hiện mục đích phục vụ vương
quyền của chế độ chuyên chế phong kiến. Đổng Trọng Thư cho rằng, giữa người
với người có ba mối quan hệ cơ bản: Vua – Tôi, Cha – Con, Vợ - Chồng . Ông đề
cập đến phạm trù “Tam tòng”, “Tứ đức” nhưng đã tước đi những yếu tố nhân
văn, nhân ái, tiến bộ của Khổng Tử, thay vào đó là quan niệm nghiệt ngã – một
quy tắc đạo đức phi nhân bản: “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”, “Phụ xử
tử vong, tử bất vong bất hiếu”. (Vua bảo tôi chết, bề tôi phải chết nếu không mắc
tội bất trung, cha bảo con chết, con phải chết nếu không mắc tội bất hiếu).
Ngoài ra, đối với người phụ nữa còn tư tưởng: “phu xướng phụ tùy”. Đặc
biệt thời kỳ này còn mở rộng trách nhiệm của phụ nữ đối với đàn ông nói chung
qua tư tưởng Tam Tòng “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Khi
người chồng nói, người vợ tuyệt đối phải nghe theo dù sai hay đúng. Người phụ
nữ trong gia đình không có tiếng nói, không có quyền tham gia phản kháng, phải
phục tùng một cách tuyệt đối với cha và chồng.
Vào thời Tống (960-1279), xuất hiện những nhà nho lỗi lạc như Chu Đôn
Di (1017-1073), Trình Di (1023-1085), Trình Hạo, Chu Hy. Học thuyết của
Khổng Tử đã được hồi sức bởi sự bổ sung những quan niệm triết học của thuyết
Âm Dương Ngũ hành, những quan niệm về bản thể của Đạo gia, tư tưởng về
Pháp trị của Pháp gia, triết lý nhân sinh của Phật giáo. Tư tưởng về “Tam tòng”,
19
“Tứ đức” và những quan niệm về vị trí và vai trò của người phụ nữ thì dường
như không có gì thay đổi so với thời kỳ trước.
1.2. Tƣ tƣởng "Tam tòng, tứ đức" trong Nho giáo ở Việt Nam.
1.2.1. Một vài nét về sự du nhập và phát triển của Nho giáo nói chung và
tư tưởng " Tam tòng, tứ đức" nói riêng vào Việt Nam.
Nho giáo vào Việt Nam từ thế kỷ I TCN. Năm 179 TCN Triệu Đà mang quân
sang đánh chiếm Âu Lạc, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Sau
đó nhà Hán lại đổi vùng đất Âu Lạc thành Giao Chỉ, dưới đó là 7 quận, đặt chức
quan đầu châu là thứ sử, đầu quận là thái thú. Sự kiện này đã biến nước ta từ một
quốc gia độc lập trở thành một quốc gia phụ thuộc, là châu, quận của nhà Hán.
Cùng với chủ trương bành chướng xâm lược, triều đình nhà Hán đã thực
hiện chính sách Hán hóa một cách toàn diện trên tất cả các mặt của đời sống xã
hội. Trên lĩnh vực chính trị - xã hội nhà Hán đã áp đặt tổ chức chính trị xã hội
theo mô hình của họ. Chúng chia nước ta thành các châu và quận. Trên lĩnh vực
kinh tế chúng bắt nhân dân ta phải theo phương thức canh tác và sản xuất nông
nghiệp của người Hán. Trên lĩnh vực văn hóa với mục đích đồng hóa chúng cho người
Hán xuống cùng sống, cùng làm ăn với người Việt, chúng bắt nhân dân ta phải học tập
đến ăn mặc và nếp sống phải như người Hán. Trên lĩnh vực tư tưởng chúng truyền bá
các học thuyết, các tôn giáo vào nước ta như Đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo.
Thời kỳ đầu Nho giáo vào nước ta không được người bản xứ chấp nhận bởi
nó gắn liền với kẻ thù xâm lược và nó khó học. Tuy nhiên dần dần Nho giáo
được biết đến nhiều hơn nhờ công lao truyền bá của Tích Quang, Nhâm Diên. Đặc
biệt là vai trò của Sỹ Nhiếp. Nhà sử học Ngô Sĩ Liên đánh giá rất cao công lao này
của Sỹ Nhiếp rằng nước ta được thông thi, thư, học lễ nhạc là nhờ Sỹ Vương.
Có thể thấy rằng, quá trình du nhập Nho giáo vào nước ta có một số đặc
điểm sau:
Một là, Nho giáo vào nước ta thông qua con đường xâm lược nên ít nhiều
mang tính cưỡng bức. Do vậy để Nho giáo thâm nhập được vào đời sống nhân là
một quá trình khó khăn và lâu dài.
Hai là, ở thời kỳ Bắc thuộc, sự ảnh hưởng của Nho giáo mới chỉ dừng lại ở
tầng lớp trên còn nhân dân ta vẫn sống theo những phong tục và lối sống từ trước
20
đó. Tuy nhiên, về sau này Nho giáo từ chỗ bị phản đối, không được nhân dân ta
tiếp nhận đã dần dần chiếm được ưu thế, giữ được vị trí ngày càng cao trong việc
giúp các triều đại phong kiến xây dựng và củng cố quyền lực. Nếu như ở thời Lý
– Trần, Phật giáo chiếm ưu thế và là hệ tư tưởng chính thống, chi phối toàn bộ
đời sống văn hóa tư tưởng ở nước ta thì đến nửa cuối thế kỷ XV ở Việt Nam,
Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng độc tôn bởi vai trò to lớn của nó.
Ba là, Nho giáo vào Việt Nam không còn được giữ nguyên bản mà đã được
Việt hóa. Người Việt vừa tiếp nhận Nho giáo vừa có sự tiếp biến cho phù hợp với
yêu cầu của đời sống thực tiễn vì thế không phải không có lý khi người Việt gọi
nó là Nho Việt. Bản thân Nho giáo vốn đề cao mối quan hệ vua – tôi và đặt nó ở
vị trí cao nhất trong năm mối quan hệ trong xã hội nhưng các nhà nho Việt Nam
thì không đến nỗi khắt khe, nghiêm ngặt và cực đoan. Chữ “ Trung” được hiểu là
phẩm cách của người trung thành không thờ hai vua. Chữ “Hiếu” cũng được
người Việt đề cao nhưng chưa đến mức ngu hiếu. Trong khi Nho giáo ở Trung
Hoa, trong ngũ thường, nhân nghĩa được đặt lên vị trí hàng đầu, nội dung của nó
là tình cảm và nghĩa vụ thiêng liêng của bề tôi đối với nhà vua, con đối với cha,
của Vợ đối với chồng (của bề dưới đối với bề trên) thì đối với các nhà nho Việt
Nam nhân nghĩa là vì dân.
Sau khi Việt Nam giành được chính quyền và bắt tay vào xây dựng đất
nước, Nho giáo từng bước trở thành một công cụ đắc lực để giai cấp phong kiến
duy trì trật tự xã hội và củng cố địa vị của mình. Vì vậy, đạo nho tiếp tục được sử dụng
và trên hết nó ảnh hưởng tới tầng lớp những người phục vụ cho giai cấp phong kiến.
Thật vậy, thời nhà Lý (1010 – 1225) song song với việc tôn sùng đạo Phật,
Nhà Lý đã lập Văn Miếu (1070) thờ đức Khổng Tử. Tổ chức thi tam giáo ( 1074)
để chọn hiền tài. Lập Quốc Tử Giám và vào năm 1075 dưới thời vua Lý Nhân
Tông (1072 – 1128) tổ chức thi Minh kinh và Nho học tam trường. Điều đó cho
thấy nhà Lý rất coi trọng Nho giáo, muốn đưa Nho giáo lên một tầm cao mới.
Thời nhà Trần, bắt đầu từ năm 1227 có một bước ngoặt lớn đối với Nho sĩ
nước ta đó là Nho sĩ được lên nắm quyền binh. Nhà Trần mở những khoa thi tâm
giáo thường xuyên và đều đặn, từ năm 1246 nhà Trần tổ chức thi quy của cứ 7
năm một lần. Có thể khẳng định, mặc dù các tầng lớp vua quan nhà Trần coi
21