Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Thành lập và sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường nông nghiệp chung thành phố Hà Nội năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.68 KB, 58 trang )

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, trong sự phát triển như vũ bảo của khoa học kĩ thuật trên thế giới,
việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học để chuẩn bị
cho thế hệ trẻ có đủ khả năng làm chủ được nền khoa học kĩ thuật hiện đại là vấn đề
cấp thiết. Nền giáo dục nước nhà đang từng bước đổi mới về mọi mặt để có thể đào tạo
được những con người lao động mới với hiệu quả cao đáp ứng mục tiêu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đạt được điều đó, trước hết cần phải đổi mới phương
pháp dạy học sao cho phù hợp với tiến trình nhận thức khoa học để học sinh có thể
tham gia vào hoạt động tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn đề. Song song với điều đó là
việc nghiên cứu để xây dựng và sử dụng các phương tiện dạy học nhằm hỗ trợ hoạt
động giải quyết vấn đề của học sinh trong mỗi bài học. Năm 2008, Hà Nội sát nhập
thêm toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc tỉnh Hòa
Bình, chính vì vậy Hà Nội đã có sự thay đổi về mọi mặt. Việc giảng dạy Địa lí địa
phương của thành phố Hà Nội phải được cập nhật để học sinh hiểu được toàn bộ lãnh
thổ trên địa phương mình sinh sống.
Sự thay đổi về địa giới hành chính kéo theo nhiều thay đổi của các hoạt động
kinh tế, trong đó có hoạt động nông nghiệp. Là thủ đô, đầu não hành chính, chính trị
của cả nước, song ngành nông - lâm ngư nghiệp của Hà Nội vẫn giữ vị trí nhất định
trong cơ cấu kinh tế. Để học sinh có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này thông qua ngay
chính những bài học Địa lí thân thuộc ở trường phổ thông thì bản đồ nông nghiệp sẽ là
công cụ không thể thiếu trong việc hỗ trợ và trau dồi cho các em những hiểu biết căn
bản nhất về nông nghiệp của tỉnh mình. Từ đó sẽ có định hướng cho tương lai nhằm
phát triển kinh tế của tỉnh một cách toàn diện và bền vững.
Xuất phát từ những lí do trên, nhóm tác giả đã chọn đề tài : “ Thành lập và sử
dụng bản đồ giáo khoa treo tường nông nghiệp chung thành phố Hà Nội năm
2011” cho bài nghiên cứu của mình, với mong muốn vận dụng những kiến thức đã học
vào phục vụ cho quá giảng dạy Địa lí, cung cấp thêm phương tiện dạy học Địa lí địa
phương, đồng thời tìm hiểu rõ về thực trạng sản xuất nông nghiệp của thành phố giai
đoạn hiện nay, làm tài liệu tham khảo để xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền
vững và đạt hiệu quả kinh tế cao, tương xứng với những tiềm năng sẵn có của thành


phố.

1


2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục đích của đề tài
Trên cơ sở phân tích thực trạng phương tiện, thiết bị dạy học Địa lí nói chung
và Địa lí địa phương nói riêng ở trường trung học, cùng với nhu cầu của giáo viên, học
sinh và khả năng có thể đáp ứng những phương tiện dạy học hiện đại, tác giả xây dựng
bản đồ nông nghiệp chung thành phố Hà Nội nhằm bổ sung sự thiếu hụt các phương
tiện, thiết bị dạy học, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Địa lí, giúp
học sinh say mê môn học. phát huy tính tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức.
Bên canh đó, đề tài còn hướng tới mục đích nghiên cứu lí luận về thành lập bản
đồ phục vụ dạy học Địa lí địa phương. Vận dụng kiến thức Địa lí kinh tế và bản đồ để
nghiên cứu thực tiễn và rèn luyện các kĩ năng cho người giáo viên.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu và ứng dụng những nguyên tắc, phương pháp, đặc điểm và yêu cầu của
quá trình thành lập bản đồ giáo khoa nói chung và bản đồ Địa lý Nông nghiệp nói riêng trên cơ
sở nghiên cứu bản đồ học, bản đồ Địa lí địa phương.
- Nghiên cứu tổng hợp Địa lí nông nghiệp thành phố Hà Nội bao gồm việc
nghiên cứu vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên- tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tếxã hội, cũng như các đặc điểm nền kinh tế đặc biệt là nền nông nghiệp của tỉnh để làm
cơ sở xác định nội dung bản đồ giáo khoa treo tường nông nghiệp chung thành phố
Hà Nội
- Nghiên cứu những nội dung và xác định phương pháp thể hiện và biên tập, biên vẽ
thành lập bản đồ giáo khoa treo tường nông nghiệp chung thành phố Hà Nội.
- Xây dựng và hướng dẫn sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường nông nghiệp
chung thành phố Hà Nội.
3. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Giới hạn và phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu khoa học các vấn đề

nông nghiệp trong giới hạn không gian là đơn vị hành chính cấp tỉnh, cụ thể là thành
phố Hà Nôi với 29 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã trực thuộc (trong đó 10
quận là Ba Đình, Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu
Giấy, Hoàng Mai, Long Biên và Hà Đông; 1 thị xã Sơn Tây và 18 huyện là Sóc Sơn,
Gia Lâm, Đông Anh, Từ Liêm, Thanh Trì, Ba Vì, Chương Mĩ, Đan Phượng, Hoài
Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa
và Mê Linh).
- Giới hạn và phạm vi về thời gian: Các số liệu chủ yếu lấy năm 2011. Một số
số liệu khác lấy trong giai đoạn 2000-2011 nhằm mục đích so sánh.
2


- Giới hạn và phạm vi nội dung: nghiên cứu về địa lí nông nghiệp 29 đơn vị
hành chính cấp quận, huyện, thị xã trực thuộc thành phố Hà Nội.
4. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Bản đồ nông nghiệp cả nước nói chung và bản đồ nông nghiệp các tỉnh nói
riêng cũng đã được nghiên cứu và thành lập từ rất lâu. Tuy nhiên, mỗi bản đồ đều có
những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Trên cơ sở học hỏi và kế thừa cũng như
cố gắng khắc phục những hạn chế của bản đồ đi trước tác giả đã được tiếp cận các bản
đồ, những công trình nghiên cứu sau:
- Bản đồ nông nghiệp chung, bản đồ chăn nuôi, cây công nghiệp, lúa của cả
nước trong tập: “ Atlát Địa lí Việt Nam” do PGS.TS Ngô Đạt Tam và TS. Nguyễn
Quý Thao làm Chủ biên, năm 2011. Dựa vào tập bản đồ này nhóm tác giả đã biết được
tình hình sản xuất nông nghiệp của cả nước, học hỏi được các phương pháp thể hiện
các đối tượng trên bản đồ.
- Các đề tài trong khoa Địa lí trường Đại học sư phạm Hà Nội
+ Lại Quý Dương, 2012, Thành lập bản đồ nông nghiệp chung tỉnh Thái Bình.
+ Nguyễn Thanh Huyền, 2012, thành lập bản đồ nông nghiệp chung tỉnh Nam
Định phục vụ dạy học Địa lí địa phương.
Đây cũng là 2 tài liệu hữu ích trong quá trình thành lập bản đồ của tác giả. Tuy

nhiên trong 2 đề tài này thì việc thể hiện màu cho các đối tượng được chỉ ra nhưng nó
chưa thực sự rõ ( ví dụ màu xanh lam nhưng trong bảng màu có rất nhiều màu xanh
lam gần giống nhau rất khó lựa chọn cho chính xác). Vì vậy trong đề tài của tác giả thì
tác giả đã chỉ rõ thông số màu, kích cỡ của các đối tượng để có thể làm cho rõ ràng
hơn để cho việc tham khảo tài liệu về sau được dễ dàng hơn.
+ Đỗ Trang Nhung, 2013, Thành lập bản đồ nông nghiệp tỉnh Hải Dương năm
2011 bằng công nghệ GIS phục vụ giảng dạy địa lí địa phương. Đây là đề tài vô cùng
hữu ích trong quá trình nghiên cứu của nhóm tác giả. Tuy nhiên, đề tài này mục đích
chính là thành lập bản đồ còn trong đề tài mới này nhóm tác giả muốn nói đến cả việc
thành lập và cách sử dụng bản đồ cụ thể hơn trong quá trình dạy và học Địa lí địa
phương.
5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Mỗi đối tượng nghiên cứu dù chỉ là một bộ phận của một chỉnh thể nào đó cũng
là một hệ thống hoàn chỉnh. Trong mỗi địa hệ và giữa các địa hệ với nhau đều có
những mối quan hệ tương tác.
3


Địa lí nông nghiệp là một hệ thống, dưới đó là một hệ thống nhỏ hơn là các
ngành kinh tế: Trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, còn trong địa lý nông
nghiệp nói chung thì bao gồm: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Ngư nghiệp. Bản đồ giáo
khoa cũng là một hệ thống. Trong đó, bản đồ giáo khoa treo tường là một loại bản đồ
thống nhất với bản đồ trong sách giáo khoa và các thể loại khác thành một hệ thống.
Các thành phần này đều có những đặc trưng và có mối quan hệ tương tác lẫn nhau.
Giữa chúng có các mối liên hệ, quan hệ, các mối quan hệ này làm cho các thành phần
thống nhất với nhau tạo thành một hệ thống hoản chỉnh. Nghiên cứu một hệ thống phải
đặt trong mối quan hệ tương hỗ và ảnh hưởng qua lại của nhiều hệ thống khác, từ đó
rút ra những quy luật của các quá trình và hiện tượng, làm cơ sở cho việc biểu thị tổng

hợp lãnh thổ trên bản đồ. Lý thuyết hệ thống được áp dụng trong quá trình xây dựng
bản đồ nông nghiệp Hà Nội như: xác định hệ thống kí hiệu, hệ thống giao thông, hệ
thống các ngành kinh tế như khu vực kinh tế nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm
nông nghiệp theo nghĩa hẹp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và trong đó nông nghiệp lại bao
gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ chăn nuôi.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Lớp vỏ Địa lí có sự phân hóa trong không gian về điều kiện tự nhiên cũng như
tài nguyên thiên nhiên tạo nên những thể tổng hợp tự nhiên khác nhau trên các lãnh
thổ. Chính sự khác biệt về tự nhiên trên các lãnh thổ dẫn tới sự khác biệt về các đặc
trưng kinh tế- xã hội, các điều kiện sản xuất nông nghiệp, tạo nên các nét đặc thù của
địa phương. Quán triệt quan điểm lãnh thổ nhằm xác định chính xác những yếu tố
nông nghiệp nổi bật của địa phương, để biết được các thế mạnh và triển vọng phát
triển của chúng, bên cạnh đó cũng thấy được những hạn chế trong phát triển nông
nghiệp để đưa ra biện pháp khắc phục. Quán triệt quan điểm lãnh thổ có ý nghĩa rất
lớn đối với việc xác định nội dung, lựa chọn các chỉ số, chỉ tiêu và đặc biệt là tiến hành
tổng quát hóa các đối tượng phù hợp với đặc điểm nông nghiệp địa phương. Khi đó
thành lập bản đồ giáo khoa treo tường nông nghiệp thành phố Hà Nội sẽ phản ánh
đúng những đặc trưng của Địa lí Nông nghiệp thành phố Hà Nội.
5.1.3. Quan điểm lịch sử
Nông nghiệp của mỗi địa phương đều không ngừng biến động theo không gian
và thời gian. Các biến động đó diễn ra trong điều kiện Địa lí nhất định và trong thời
gian nhất định, với những xu hướng nhất định từ quá khứ, hiện tại đi đến tương lai và
đều có mối quan hệ nhân quả diễn ra trong những chu trình khép kín, Vì thế sự biến
động của nền nông nghiệp Hà Nội được xem xét trong từng thời kì nhất định, từ đó có
thể đưa ra những định hướng, giải pháp phát triển chính xác.
4


Vì vậy, thành lập bản đồ giáo khoa treo tường nông nghiệp chung thành phố Hà
Nội cần phải quan tâm đến quan điểm lịch sử, thể hiện bằng việc nghiên cứu những

bản đồ lãnh thổ đã công bố nhằm tham khảo nội dung, phương pháp thể hiện, cách thể
hiện màu sắc, đường nét bản đồ.
5.1.4. Quan điểm viễn cảnh
Trên cơ sở coi mọi sự vật hiện tượng địa lí luôn có sự vận động và phát triển,
quan điểm viễn cảnh mang tính chất dự báo, nó nhằm phản ánh khả năng biến đổi và
phát triển của các đối tượng địa lí trong tương lai. Việc nghiên cứu đề tài giúp thể hiện
các định hướng dự báo sự phát triển nông nghiệp, cơ cấu kinh tế,… trên cơ sở đó
nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu trên bản đồ phù hợp với sự phát triển của thực tiễn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lý tài liệu
Đây là phương pháp quan trọng và là bước cơ sở đầu tiên để thực hiện “thành
lập bản đổ giáo khoa treo tường nông nghiệp thành phố Hà Nội”. Tác giả đã thu thập,
xử lý và tổng hợp các tài liệu từ tài liệu đã thành văn, các số liệu đã công bố và một số
số liệu chưa được tổng hợp. Các số liệu liên quan đến nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản, giá trị sản xuất… và các số liệu, tài liệu có liên quan để nắm rõ nền nông nghiệp
của thành phố Hà Nội rồi thể hiện những nét cụ thể và đặc trưng nhất lên trên bản đồ.
Vì vậy các yếu tố đưa lên bản đồ được xem xét và xử lý kĩ càng để bản đồ thể hiện
được chi tiết và trực quan nhất.
5.2.2. Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp thống kê toán học là một phương pháp ngày càng được sử dụng
rộng rãi trong nghiên cứu Địa lí. Trong thành lập bản đồ Địa lí địa phương các số liệu
thống kê là những tài liệu để xây dựng bản đồ, để nghiên cứu các chuỗi lãnh thổ.
Những số liệu thống kê không chỉ đơn thuần thể hiện mặt định lượng của hiện tượng
mà còn có mối quan hệ mật thiết với mặt chất lượng của sự vật, hiện tượng Địa lí.
Thông qua việc phân tích và từ những mối liên hệ của các số liệu thống kê có thể biết
được bản chất, đặc điểm và quy luật của các sự vật, hiện tượng địa lí. Tác giả đã sử
dụng tài liệu thống kê đã được công bố và một số tài liệu đã thu thập được từ các ban
ngành trong tỉnh như: Cục thống kê thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp Hà Nội để
phân tích, xử lý số liệu, xác định nội dung, cách thức thể hiện các đối tượng sự vật
nông nghiệp, quá trình phát triển và đặc điểm của nông nghiệp Hà Nội.

5.2.3.Phương pháp bản đồ và ứng dụng hệ thống thông tin địa lý
Phương pháp bản đồ vừa là cơ sở lý thuyết vừa là công cụ, là phương pháp
nghiên cứu để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài. Phương pháp bản đồ được
vận dụng trong tất cả các khâu của quá trình biên tập như trong phân tích xử lý số liệu,
5


phân tích lựa chọn các phương pháp biểu hiện, so sánh, đối chiếu để xác định sự phân
bố, những biến động của các đối tượng, hiện tượng trong không gian. Xây dựng mô
hình tượng trưng không gian lãnh thổ. Sử dụng các kí hiệu, sử dụng bản đồ với mục
đích mô tả, phân tích, tổng hợp nhằm nhận thức các hiện tượng, xác lập mối liên kết
không gian và dự báo các hiện tượng.
Ứng dụng hệ thống thông tin Địa lí với phần mềm Mapinfo 9.0 cùng các
chương trình trong bộ sản phẩm Microsoft office để xây dựng cơ sở dữ liệu, áp dụng
vào xây dựng bản đồ.
5.2.4. Phương pháp điều tra thực địa.
Áp dụng trong việc điều tra và xác minh các đối tượng địa lý thể hiện chưa rõ ràng
trong những tài liệu đã công bố. Việc xác minh vị trí, phạm vi không gian của đối tượng,
cách thức mối quan hệ giữa chúng sẽ làm cho viêc thể hiện bản đồ chính xác hơn.
6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài gồm có 3 chương:
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thành lập bản đồ giáo khoa treo
tường nông nghiệp thành phố Hà Nội năm 2011
Chương II: Khái quát lãnh thổ nghiên cứu và thành lập bản đồ giáo khoa treo
tường nông nghiệp chung thành phố Hà Nội năm 2011
Chương III: Sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường nông nghiệp chung thành
phố Hà Nội năm 2011

6



Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THÀNH LẬP

BẢN ĐỒ GIÁO KHOA TREO TƯỜNG NÔNG NGHIỆP CHUNG
HÀ NỘI NĂM 2011
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ
1.2. Bản đồ giáo khoa
1.2.1. Khái niệm về bản đồ giáo khoa
“Bản đồ giáo khoa là những bản đồ được sử dụng trong mục đích giáo dục,
cần đảm bảo cho việc dạy và học trong các cơ quan giáo dục dưới tất cả mọi hình
thức, tạo nên một hệ thống giáo dục cho tất cả các tầng lớp từ học sinh đến đào tạo
chuyên gia. Những bản đồ đó cũng được sử dụng trong nhiều ngành khoa học, trước
hết là địa lí và lịch sử” theo U.C.Bilich và A.C.Vasnus.
1.2.1. Tính chất đặc trưng của bản đồ giáo khoa
 Tính khoa học của bản đồ giáo khoa
Bản đồ là một tư liệu độc lập trong nhà trường, được xác định và sử dụng như
một cuốn sách thứ hai vì vậy bản đồ giáo khoa phải có tính khoa học.
Tính khoa học của bản đồ biểu hiện trước hết ở tính chính xác của cơ sở toán
học. Bản đồ giáo khoa được xây dựng theo quy luật toán học nhất định, theo tỷ lệ nhất
định. Quy luật toán học biểu hiện rõ ở tính đơn trị và tính liên tục của việc biểu hiện
bản đồ.
Tính khoa học của bản đồ còn được thể hiện ở chỗ mỗi đối tượng, hiện tượng
địa lí có đặc điểm riêng phù hợp với một phương pháp biểu hiện nhất định và trên bản
đồ có đầy đủ lượng thông tin tương ứng với tỷ lệ bản đồ. Lượng thông tin càng cao, dĩ
nhiên tính khoa học càng cao, nhưng vượt quá lượng thông tin cần thiết thì bản đồ sẽ
“quá tải” gây khó khăn cho người sử dụng, tính khoa học giảm.
Ngoài ra, tính khoa học của bản đồ còn thể hiện ở tính trừu tượng, tính chọn lọc
và tính tổng hợp, tính bao quát, tính đồng dạng và tính logic.
 Tính trực quan của bản đồ
Bản đồ dùng trong nhà trường nhất là bản đồ treo tường đòi hỏi có tính trực

quan cao, đó là tính đặc trưng quan trọng nhất của bản đồ trong trường học. Tính trực
quan thể hiện ở tốc độ nhận biết các đối tượng và hiện tượng biểu hiện trên bản đồ, tốc
độ nhận biết càng nhanh thì tính trực quan càng cao. Tuy nhiên, tính trực quan mâu
thuẫn với tính khoa học.
 Tính sư phạm của bản đồ

7


Tính sư phạm của bản đồ được biểu hiện trên nhiều mặt, nhưng nói chung đều thống
nhất ở chỗ phải đảm bảo tính tương ứng giữa bản đồ với chương trình sách giáo khoa, tâm
lý lứa tuổi học sinh, hoàn cảnh của nhà trường và hoàn cảnh xã hội.
Ngoài ra, tính sư phạm còn biểu hiện ở sự thống nhất cách ghi chữ, hệ thống kí
hiệu, các phương pháp biểu hiện mà học sinh đã quen biết. Bố cục bản đồ phải hợp lí,
trình bày đẹp để vừa giáo dục óc thẩm mỹ vừa kích thích học sinh say mê làm việc với
bản đồ, đem lại cho các em hứng thú với môn học Địa lí.
Những biểu hiện của tính sư phạm đều có liên quan chặt chẽ với nhau, cùng
thống nhất ở mục tiêu giảng dạy, học tập và được trình bày một cách hệ thống trên các
loại bản đồ từ lớp trên đến lớp dưới. Sử dụng bản đồ giáo khoa chỉ có thể đạt được
hiệu quả cao nhất khi chúng thành một hệ thống thống nhất.
1.2.2. Phân loại bản đồ giáo khoa
 Theo tỉ lệ:
- Tỉ lệ lớn: ≥ 1: 200.000
- Tỉ lệ trung bình < 1: 200.000 – 1: 500.000
- Tỉ lệ nhỏ: < 1: 500.000
Bản đồ giáo khoa treo tường nông nghiệp chung Thành phố Hà nội năm 2013
thuộc tỉ lệ lớn (1:75000)
 Theo độ bao quát lãnh thổ:
- Thế giới ( hoặc vũ trụ)
- Châu lục

- Khu vực của châu lục
- Quốc gia
- Vùng quốc gia
- Tỉnh ( thành phố)
Bản đồ giáo khoa treo tường nông nghiệp chung Thành phố Hà nội năm 2013
thuộc loại bản đồ cấp tỉnh
 Theo mục đích sử dụng
- Bản đồ dùng cho giáo viên
- Bản đồ dùng cho học sinh
Bản đồ giáo khoa treo tường nông nghiệp chung Thành phố Hà nội năm 2013
dùng vào cả 2 mục đích trên.
 Theo nội dung
- Nhóm bản đồ hoàn cảnh tự nhiên
- Nhóm bản đồ dân cư
- Nhóm bản đồ kinh tế
8


- Nhóm bản đồ văn hóa
- Nhóm bản đồ hành chính và chính trị
Bản đồ giáo khoa treo tường nông nghiệp chung Thành phố Hà nội năm 2013
thuộc nhóm bản đồ kinh tế.
 Theo đặc điểm sử dụng
- Bản đồ treo tường
- Bản đồ để bàn
Bản đồ giáo khoa treo tường nông nghiệp chung Thành phố Hà nội năm 2013
thuộc loại bản đồ treo tường
1.2.3. Ý nghĩa của bản đồ giáo khoa
Bản đồ giáo khoa là một trong những đồ dùng dạy học hiệu quả, quan trọng
không thể tách rời môn Địa lí và môn Lịch sử trong nhà trường. Sự phối hợp giữa

kênh chữ và kênh hình làm cho việc phản ánh thực tế trực quan sinh động hơn, đầy đủ
hơn, giúp cho việc nhận thức Địa lí và Lịch sử dễ dàng hơn.
Bản đồ giáo khoa là công cụ duy nhất giúp thầy và trò có khả năng nhìn bao
quát được các hiện tượng diễn ra trên một khoảng không gian rộng lớn không thể tri
giác trực tiếp được.
Bản đồ giáo khoa mở rộng khái niệm không gian cho học sinh, cho phép các
em thiết lập mối quan hệ tương hỗ và nhân quả của các hiện tượng và quá trình trong
tự nhiên và trong xã hội, phát triển óc tư duy logic và óc quan sát, hình thành thế giới
quan duy vật, xây dựng tinh thần yêu nước và lòng tự hào đối với tổ quốc mình. Bản
đồ giáo khoa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành trong học sinh quy
luật phân bố các đối tượng địa lí, quy luật phân bố các lực lượng sản xuất của một
vùng , của một nước, quy luật phân công lao động theo lãnh thổ.
Bản đồ giáo khoa là mô hình – hình tượng kí hiệu tổng hợp đặc biệt, nó trình
bày đặc điểm không gian dưới dạng tổng quát, trực quan và dễ hiểu, nó được sử dụng
không chỉ như một tài liệu nghiên cứu phân bố không gian, tuyên truyền những thành
tựu kinh tế trong công cuộc xây dựng xã hội ở nước ta, mà còn là một công cụ quan
trọng để dự báo và kế hoạch hóa tương lai.
1.3. Bản đồ giáo khoa treo tường nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất lớn nhất của loài người ngay từ khi
hình thành xã hội. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh cho chúng ta thấy nông nghiệp
có vai trò rất to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế. Hiện nay với sự biến đổi của khí
hậu diễn ra ngày càng khắc nghiệt hơn, an ninh lương thực là vấn đề được nhắc đến
nhiều trong chính sách phát triển của Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới. Do
9


đó, nông nghiệp và những vấn đề liên quan đến nông nghiệp đang là mối quan tâm lớn
của toàn thế giới, của quốc gia và của địa phương.
Để phản ánh nền sản xuất nông nghiệp của một lãnh thổ được đầy đủ, phục vụ
cho nghiên cứu và mục đích thực tiễn thì cần phải thành lập các bản đồ về nông

nghiệp.
Hệ thống các bản đồ nông nghiệp phải chỉ ra được những đặc điểm của các yếu
tố tự nhiên, kinh tế- xã hội tác động đến sản xuất nông nghiệp lãnh thổ và đặc trưng
của nền sản xuất nông nghiệp cùng hiệu quả của chúng.
 Các loại bản đồ nông nghiệp
Căn cứ vào nội dung, có thể phân bản đồ nông nghiệp thành:
- Bản đồ nông nghiệp chung:
Bản đồ nông nghiệp chung phản ánh tổng hợp toàn bộ nền sản xuất nông
nghiệp của lãnh thổ trên cơ sở các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội.
- Các loại bản đồ chuyên ngành: là những bản đồ phản ánh sức sản xuất của các
ngành nông nghiệp riêng biệt. Các loại bản đồ chuyên ngành gồm:
+ Bản đồ các ngành chính của nông nghiệp: chăn nuôi, trồng trọt
+ Bản đồ các ngành hỗ trợ
+ Bản đồ các ngành phụ và các ngành hẹp
- Các bản đồ nông học sử dụng đất
Nhóm bản đồ này được hiểu theo nghĩa rộng của nó là bao gồm nhiều ý nghĩa:
Quy luật phát triển của từng loại động, thực vật, các vấn đề kinh tế nông nghiệp, các
vấn đề kĩ thuật và cơ quan nông nghiệp.
Ngoài các bản đồ trên, bản đồ nông nghiệp còn được chia theo mục đích sử
dụng, theo tỉ lệ, theo các lãnh thổ….
2. CƠ SỞ TÂM LÍ – GIÁO DỤC
2.1. Tâm, sinh lý thị giác và khả năng tiếp cận thông tin của học sinh trên bản đồ
giáo khoa treo tường.
Đối tượng của bản đồ là học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông (tuổi
từ 12 đến 18) đây là thời kì các em phát triển rất mạnh về cả cơ thể và tâm sinh lí.
Trong giai đoạn này, thị lực các em phát triển bình thường, thích những hình ảnh sinh
động, rõ ràng và đặc biệt hứng thú với những hình ảnh trực quan. Tư duy Địa lí của
học sinh cũng đã phát triển theo chiều sâu. Học sinh đã có thể làm việc độc lập, tự chủ
và có khả năng ghi nhớ, phân biệt màu sắc, biết đối chiếu, so sánh…và khái quát hóa
các đối tượng Địa lí. Vì vậy bản đồ giáo khoa treo tường phải thể hiện các đối tượng

địa lí bằng kí hiệu, màu sắc trực quan, sinh động, giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến
thức. Trong khi thành lập bản đồ treo tường cần chú ý tới hệ thống kí hiệu phải được
10


thể hiện sao cho người học với khoảng cách từ 5-7m vẫn có thể nhận biết được rõ
nhất. Bản đồ được thành lập phải đảm bảo tính khoa học, tính trực quan và quan trọng
hơn là tính sư phạm của bản đồ giáo khoa.
2.2. Khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh trên bản đồ
Bản đồ là một phương tiện trực quan, một nguồn tri thức Địa lí quan trọng. Với
bản đồ giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực khác nhau, góp
phần làm đổi mới phương pháp dạy học Địa lí, đặc biệt là lấy học sinh làm trung tâm
và nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học.
3. CƠ SỞ THỰC TIỄN
3.1. Tình hình giảng dạy và học tập địa lý địa phương ở Thành phố Hà Nội
Giảng dạy địa lí địa phương trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản và
gần gũi về những gì ở gần nơi các em sinh sống, đó là những vấn đề không thể thiếu
của Địa lí ở cả các cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông . Do đó Địa lí địa
phương đã được Bộ Giáo dục- Đào tạo đưa vào chương trình chính khóa. Nội dung địa
phương được dạy thành bài theo một hệ thống nhất định, phù hơp với cấu trúc chương
trình từng cấp, lớp. Điều đó, giúp học sinh có những hiểu biết sâu sắc về Địa lí gắn với
thực tiến địa phương.
Chương trình giảng dạy Địa lí địa phương ở cấp trung học cơ sở được phân
phối vào cuối chương trình lớp 9 với thời gian quy định là 4 tiết và lớp12 với thời gian
quy định là 2 tiết. Nội dung chính của các bài được liệt kê trong bảng 1 sau:
Bảng 1.1: Những kiến thức trọng tâm trong phần Địa lí địa phương trong chương trình
Địa lí 9 và Địa lí 12
Lớp

Bài học


Kiến thức địa lí

Bài 41: Địa lí tỉnh và thành
phố

- Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia
hành chính
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

9

Bài 42: Địa lí tỉnh
( thành phố) (tiếp)

- Dân cư và lao động
- Đặc điểm chung của kinh tế

9

Bài 43: Địa lí tỉnh
( thành phố) (tiếp

- Địa lí các ngành kinh tế
- Bảo vệ tài nguyên và môi trường

9

Bài 44: Thực hành: Phân
tích mối quan hệ giữa các

thành phần tự nhiên. Vẽ và
phân tích biểu đồ cơ cấu
kinh tế của địa phương

- Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự
nhiên
- Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế. Phân tích sự biến
động trong cơ cấu kinh tế của địa phương.

9

11


12

12

Bài 44: Viết báo cáo về vị
trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
và sự phân chia hành
chính, đặc điểm tự nhiên
và tài nguyên thiên nhiên
của tỉnh, đặc điểm dân cư
và lao động, đặc điểm kinh
tế xã hội, địa lí một số
ngành kinh tế chính.
Bài 45: xây dựng bản tổng
hợp về địa lí tỉnh ( thành
phố)


- Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia
hành chính
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Địa lí các ngành kinh tế chính

- Những vấn đề tổng quan và đáng chú ý nhất về
địa địa lí địa phương của tỉnh

Nguồn: SGK Địa lí 9 và 12

Hiện nay Địa lí địa phương được sở giáo dục và đào tạo Thành phố Hà Nội quy
định giảng dạy theo đúng chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo nhưng một thực
trạng là các trường chưa chú ý, coi trọng việc giảng dạy địa lí địa phương.
3.2. Những bản đồ cần thiết trong giảng dạy và học tập địa lý địa phương Thành
phố Hà Nội
Chương trình địa lí được xây dựng theo kiểu vòng tròn đồng tâm, có nâng cao
và mở rộng từ cấp THCS lên THPT, đi từ cái chung đến cái riêng, từ khái quát đến cụ
thể, từ những vấn đề đại cương đến các châu lục, Việt Nam, từ tự nhiên đến kinh tế xã hội và cuối cùng là nghiên cứu địa phương tỉnh. Do đó, việc dạy học địa lí địa
phương được xem như một quá trình dạy học địa lí liên tục. Vì vậy cần có sự tương
ứng giữa bản đồ giảng dạy và học tập trong chương trình địa lí địa phương và địa lí nói
chung. Những loại bản đồ dùng trong giảng dạy địa lí địa phương bao gồm:
- Mô hình địa phương,
- Bản đồ giáo khoa treo tường địa lí địa phương,
- Bản đồ trong sách giáo khoa,
- Atlat giáo khoa hay còn gọi là tập bản đồ giáo khoa,
- Bản đồ câm.
Trong bản đồ giáo khoa treo tường, bản đồ nông nghiệp là loại bản đồ rất cần
thiết trong quá trình giảng dạy và học tập địa lí địa phương.


4. CƠ SỞ CỦA VIỆC ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÍ
Để thành lập bản đồ giáo khoa treo tường nông nghiệp chung Thành phố Hà
Nội, tác giả đã sử dụng công nghệ GIS với phần mềm hỗ trợ Mapinfo
4.1. Giới thiệu hệ thống thông tin Địa lí
12


Hệ thống thông tin Địa lí (Geographic Information System - GIS) được ra đời
lần đầu tiên trên thế giới năm 1964 với hệ thống GIS. Theo thời gian GIS ngày càng
phát triển và trở nên hoàn chỉnh hơn vào thập kỉ 90 của thế kỉ XX. Hiện nay, với sự
phát triển mạnh mẽ như vũ bão của công nghệ thông tin thì GIS cũng phát triển rất
mạnh mẽ với nhiều phần mềm hỗ trợ với nhiều tính năng ưu việt dễ sử dụng.
Khái niệm: GIS là một tập hợp có tổ chức bao gồm phần cứng, phần mềm của máy
tính, dữ liệu Địa lí và con người, được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt, lưu trữ, cập nhật,
điều khiển, phân tích và kết xuất tất cả các thông tin liên quan tới vị trí Địa lí.
Vai trò của GIS: Tích hợp thông tin không gian và các thông tin khác về không
gian trong cùng một hệ thống đơn giản. Nó đưa ra một khuôn mẫu nhất quán để phân
tích thông tin Địa lí.
GIS cho phép ta tính toán và trình bày các kiến thức Địa lí theo một cách hấp
dẫn.
GIS ghép nối các hoạt động có sự giống nhau về Địa lí.
Các thành phần và chức năng của GIS.
* Gồm 5 thành phần chính:

PHẦN CỨNG

* GIS có 4 chức năng: nhập dữ liệu, quản lí dữ liệu, thao tác và chiết xuất dữ liệu.
4.2. Giới thiệu phần mềm ứng dụng Mapinfo
4.2.1. Giới thiệu về phần mềm Mapinfo và khả năng ứng dụng
Mapinfo là sản phẩm của công ty Mapinfo Corporration của Mỹ. Đây là một

phần mềm GIS khá hữu hiệu để tạo ra và quản lí một cơ sở dữ liệu Địa lí vừa và nhỏ
trên máy tính cá nhân. Phần mềm này tương đối gọn nhẹ, dễ sử dụng, có thể nhập dữ
liệu, quản lí dữ liệu phân tích và xử lí dữ hiệu. Đặc biệt, Mapinfo có thể biên tập và tạo
ra các trang in bản đồ (Layout) rất tiện lợi, đẹp và chính xác ở các tỷ lệ khác nhau.
Hiện nay, với các công cụ bổ sung trên tools, mMpinfo có thể sử dụng mô hình
không gian, xử lí các phép toán phân tích không gian trên dữ liệu vetor.
13


Nhờ có nhiều tính năng ưu việt trên nên Mapinfo được sử dụng nhiều lĩnh vực
trong đó có giảng dạy.
4.2.2. Các thực đơn cơ bản và thanh công cụ chính trong Mapinfo
 Các cửa sổ chính trong Mapinfo
Khi làm việc với các dữ liệu trong Mapinfo, các cửa sổ chính thường xuyên
xuất hiện đó là:
- MAP WINDOW: Hiển thị các đối tượng địa lí, một hoặc nhiều lớp dữ liệu (layer)
- BROWERS WINDOW: Hiển thị dữ liệu thuộc tính của đối tượng dưới dạng
bảng. Các cột là các trường dữ liệu (fields) thể hiện các thuộc tính của lớp dữ liệu, còn các
hàng (rows) là các dòng thể hiện thuộc tính của đối tượng không gian.
- GRAPH WINDOW: Tạo và hiển thị biểu đồ, đồ thị dựa vào dữ liệu thuộc
tính của đối tượng.
- LAYOUT WINDOW: Trình bày trang in bản đồ
- DISTRICT BROWSER: Hiển thị cửa sổ thuộc tính đã được gộp
 Các thực đơn cơ bản
Để có thể thực hiện các thao tác với dữ liệu trong Mapinfo, phải dựa vào các
thực đơn ( menu). Có các thực đơn chính sau:
FILE: Thực hiện các thao tác đóng, mở, lưu tập tin, định dạng trang in và in ấn.
EDIT: Thực hiện các thao tác chỉnh sửa, cắt, dán, xóa đối tượng
TOOLS: Chạy các ứng dụng
OBJECTS: Thực hiện các thao tác liên kết, cắt, tạo vùng cho đối tượng.

TABLE: Thực hiện các lệnh làm việc với dữ liệu thuộc tính dạng bảng: thay
đổi, tạo bảng mới….
OPITIONS: Lựa chọn hình thức thể hiện các đối tượng, thay đổi môi trường
Mapinfo.
WINDOW: Mở các cửa sổ bản đồ, bảng, biểu đồ, Layout ( trang in), sắp xếp
chúng theo trật tự.
HELP: Đưa ra các trợ giúp
 Các thanh công cụ chính
MapInfo có các thanh công cụ chính sau:

14


- Thanh chuẩn (Standard): thanh công cụ chuẩn cho các phần mềm trong window
giúp thực hiện các thao tác cơ bản chung như cắt, dán, copy, in, mở, lưu tập tin....
- Thanh chính (Main): thực hiện các thao tác trên bản đồ như phóng to, thu nhỏ, kéo
dời, quản lý các lớp, chọn, truy vấn, lấy thông tin ....
- Thanh vẽ (Drawing): dùng để tạo và chỉnh sửa các đối tượng bản đồ
- Thanh công cụ (Tools) : công cụ để chạy các ứng dụng trong MapInfo.
 Tổ chức thông tin: theo tệp tin và các lớp đối tượng
- Theo tệp tin
+ *.Tab: chứa thông tin mô tả cấu trúc bảng dữ liệu. Đây là một tập tin dạng
văn bản mô tả khuôn dạng của file lưu trữ thông tin.
+ *.Dat: là file chứa dữ liệu ( nếu ta lấy thông tin từ các phần mềm dBase, Lotus hay
Excel thì tập tin này có thể có tên tương ứng với đuôi *.dbf, *.wkl hay *. Xls)
+ *.map: Thông tin mô tả đối tượng không gian. Cấu trúc dạng binary.
+ *.Id: Gồm các thông tin liên kết đối tượng với nhau
+ *. Ind: Chứa các thông tin về chỉ số đối tượng. Tập tin này chỉ có khi trong
bảng dữ liệu có một trường field được chọn làm chỉ số. Ngoài các tập tin trình bày
trên, trong Mapinfo còn có field

workspace là một tập tin văn bản
( dạng text) có tên *.wor. Tập tin này
không nằm trong hệ thống các tập tin
của table. Nó chỉ là một trang làm việc,
ghi lại đặc điểm về các cửa sổ, các
table được mở ra sử dụng cho một
công việc nào đó khi cần tái lập môi
trường cũ để làm việc tiếp không cần
phải mở lại một cách thủ công.
- Theo các lớp đối tượng:
+ Lớp chứa dạng text: thể hiện
các đối tượng của bản đồ: nhãn, tiêu Các thanh công cụ chính trong MapInfo
đề, ghi chú và địa danh.
+ Lớp chứa dạng điểm: Thể hiện vị trí cụ thể của các đối tượng như điểm mốc,
điểm dân cư.
+ Lớp chứa dạng đường: Thể hiện đối tượng chạy dọc theo một khoảng cách nhất
định và không có đường viền khép kín. Có thể là đoạn thẳng, đường gấp khúc.
+ Lớp chứa dạng vùng: thể hiện các đối tượng có đường viền kín
15


Dạng Text
Dạng điểm
Dạng đường
Dạng vùng
5. CÁC PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN NỘI DUNG DỰA TRÊN PHẦN MỀM
MAPINFOR
Việc lựa chọn giải pháp thể hiện bản đồ bắt đầu với việc lựa chọn phương pháp.
Phương pháp thể hiện nội dung bản đồ là các phương thức chuẩn quy định cách kết hơp các
ký hiệu, màu sắc, đường nét… để diễn đạt yếu tố nội dung, dữ liệu của bản đồ. Nhà bản đồ

học Kraak M.J và Ormeling F.J đã đưa ra định nghĩa:
“ Phương pháp thể hiện nội dung bản đồ là cách thức vận dụng hệ thống ký
hiệu để diễn đạt các đối tượng, hiện tượng khác nhau về mặt nội dung cũng như về
phân bố không gian”
Trong việc “thành lập bản đồ giáo khoa treo tường nông nghiệp chung Thành
phố Hà nội” tác giả đã phải lựa chọn, kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp để
có thể tạo ra sản phẩm đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra.
5.1. Phương pháp nền chất lượng
Phương pháp nền chất lượng biểu thị sự phân chia lãnh thổ (phân vùng nó) theo
những dấu hiệu nào đó của tự nhiên, kinh tế hay hành chính, chính trị. Nó được sử
dụng để biểu thị những đặc điểm định tính của các hiện tượng phân bố rộng khắp trên
mặt đất (ví dụ thổ nhưỡng) hoặc phân bố tản mạn, phổ biến (ví dụ dân cư).
5.2. Phương pháp Cartodiagram
Phương pháp Cartodiagram còn được gọi là phương pháp bản đồ- biểu đồ. Đây là
phương pháp sử dụng các biểu đồ khác nhau để thể hiện giá trị của một số đối tượng nào
đó ở từng đơn vị lãnh thổ và đặt trực tiếp biểu đồ vào đơn vị lãnh thổ đó, được thể hiện
bằng cả giá trị tuyệt đối và tương đối. Sự phân chia lãnh thổ là theo đơn vị hành chính
hành chính, chính trị. Theo K.A Xalisep: “ Cartodiagram là sự tái tạo lại sự định vị không
gian của các dữ liệu thống kê”.
5.3. Phương pháp vùng phân bố
Phương pháp vùng phân bố dùng để biểu thị những hiện tượng không phân bố
đều trên khắp lãnh thổ mà chỉ có ở những vùng nhất định. Khi thể hiện các vùng phân
bố trên bản đồ trước hết cần xác định ranh giới của vùng hoặc chỉ cần biết khu vực có
hiện tượng sau đó dùng nét gạch hoặc kí hiệu hay viết tên vào vùng đó. Như vậy độ
16


chính xác của từng trường hợp sẽ khác nhau có thể do không có tài liệu xác định ranh
giới hoặc yêu cầu chính xác không đặt ra, đồng thời cũng phụ thuộc vào phương pháp
biểu thị hiện tượng.

5.4. Phương pháp Cartogram (phương pháp đồ giải)
Phương pháp Cartogram là phương pháp biểu thị những hiện tượng trong các
đơn vị lãnh thổ bằng cường độ màu sắc, độ đậm nhạt của màu thể hiện mật độ hiện
tượng nào đó trong phạm vi các đơn vị lãnh thổ nhất định- các vùng hoặc khu vực
hành chính, các khu vực thống kê hoặc kinh tế… Mức độ đậm đặc trong Cartogram
được chỉ ra bằng màu sắc hoặc nét chải.
5.5. Phương pháp kí hiệu
Phương pháp kí hiệu sử dụng để vẽ định vị các đối tượng phổ biến tại những
nơi nào đó trên lãnh thổ được biên vẽ bản đồ và diện tích của các đối tượng này không
thể thể hiện bằng tỷ lệ bản đồ. Bằng kí hiệu có thể vẽ được những kí hiệu điểm công
nghiệp, các mỏ khoáng sản…
5.6. Phương pháp kí hiệu tuyến tính
Phương pháp kí hiệu tuyến là phương pháp biểu hiện bản đồ dùng để truyền đạt
các đối tượng Địa lí phân bố theo những đường nhất định, chạy dài theo tuyến, mà
chiều rộng của chúng khi thể hiện lên bản đồ không theo tỷ lệ bản đồ, như đường giao
thông, các hình thức phân bố, cư trú theo tuyến… Cũng có thể phản ánh những đối
tượng mà theo cách hiểu hình học, chúng được xem như những đường. Ví dụ: mạng
lưới điện, thông tin liên lạc, ranh giới hành chính… Phương pháp kí hiệu có khả năng
phản ánh các đặc điểm hình dạng, chất lượng, số lượng, động lực của đối tượng. Các
đối tượng kinh tế, xã hội phân bố theo tuyến rất đa dạng. Các chỉ tiêu về chất lượng, số
lượng và sự biến động của các đối tượng được thể hiện trên bản đồ bằng màu sắc hình
dạng kí hiệu đường.

17


Chương 2. KHÁI QUÁT VỀ LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU VÀ THÀNH LẬP

BẢN ĐỒ GIÁO KHOA TREO TƯỜNG NÔNG NGHIỆP CHUNG
THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2011

1. KHÁI QUÁT VỀ LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU
1.2. Vị trí địa lý
Thủ đô Hà nội nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, trong phạm vi từ 20 034’ vĩ
độ Bắc đến 21023’ vĩ độ Bắc và từ 105017’ kinh độ Đông đến 106002’ kinh độ Đông. Hà
Nội tiếp giáp với 8 tỉnh là Thái Nguyên, Bắc Giang, Hưng Yên ở phía Đông và Hòa Bình,
Phú Thọ ở phía Tây. Diện tích tự nhiên toàn thành phố là 3328,89 km2, dân số khoảng
6870,2 nghìn người (năm 2011) chiếm 1% về diện tích tự nhiên và 7,5% về dân số của cả
nước.
Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất của nước ta. Từ thủ đô đi đến
các thành phố, thị xã của vùng Bắc Bộ cũng như của cả nước bằng đường bộ, đường sắt,
đường thủy và đường hàng không đều rất dễ dàng và thuận tiện. Hà Nội là nơi hội tụ hai
hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và Nam Linh – Lạng Sơn –
Hà Nội – Hải Phòng. Đây chính là yếu tố gắn bó chặt chẽ thủ đô với các trung tâm khác
trong cả nước và tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nội tiếp nhận kịp thời các thông tin, thành
tựu khoa học kĩ thuật của thế giới, tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, khu
vực và hội nhập vào quá trình phát triển năng động của khu vực Đông Nam Á, Đông Á –
Thái Bình Dương. Sự phát triển của Hà Nội có vai trò to lớn thúc đẩy sự phát triển của cả
vùng, cũng như của cả nước. []
1.2. Điều kiện tự nhiên
1.2.1 Địa Hình
Đại bộ phận diện tích Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với
độ cao trung bình từ 5-20 m so với mực nước biển. Địa hình Hà Nội có thể chia làm hai
bộ phận.
Vùng đồng bằng thấp và khá bằng phẳng, chiếm đại bộ phận diện tích của các
huyện, thị xã và các quận nội thành, được bồi đắp bởi các sông với các bãi bồi hiện đại,
bãi bồi cao và các bậc thềm. Xen giữa các bãi bồi hiện đại, bãi bồi cao có các vùng trũng
với các hồ, đầm ( dấu vết của các dòng sông cổ). Đó là các ô trũng tự nhiên rất dễ bị úng
ngập trong mùa mưa lũ hoặc khi có mưa lớn như ở các huyện Đông Anh, Gia Lâm,
Thanh Trì, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức. Do được khai phá và canh tác từ
lâu đời nên hiện nay ở Hà Nội có hệ thống đê điều ngăn lũ chạy dọc các triền sông khiến

cho các cánh đồng không được bồi đắp phù sa hằng năm và phải xây dựng nhiều công
trình thủy lợi để tưới và tiêu nước.
18


Vùng đồi núi tập trung ở phía Bắc và phía Tây thành phố thuộc rìa phía Nam của
dãy núi Tam Đảo có độ cao từ 20 m đến 40 m, với đỉnh núi Chân Chim cao 462 m và
vùng đồi núi thấp của dãy núi Ba Vì – Viên Nam và dải núi đá vôi Quốc Oai, Chương
Mỹ, Mỹ Đức tiếp nối nhau thành một dải chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, án
ngữ ranh giới phía Tây của thành phố. Đại bộ phận vùng đồi núi thấp có địa hình gò đồi
lượn sóng với độ cao trung bình 25 - 50m.
Địa hình của Hà Nội thấp dần từ Bắc xuống Nam và Tây sang Đông. Điều này
được phản ánh rõ nét qua hướng dòng chảy tự nhiên của các con sông chính chảy qua Hà
Nội. Do địa thế cao và dốc nên vùng đồi núi thấp rất thiếu nước, đặc biệt trong thời kì
mùa khô, phải sử dụng nguồn nước tưới từ sông hồ tự nhiên và nhân tạo.
1.2.2 Khí hậu
Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu
nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa hè nóng, mưa nhiều, mùa đông lạnh, ít mưa.
Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh năm nhận được lượng bức xạ Mặt Trời
lớn và có nền nhiệt cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng năm ở Hà Nội là 122,8
kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung bình hành năm là 24 0 C. Do chịu ảnh hưởng của
biển, Hà Nội còn có lượng ẩm và lượng mưa khá lớn. Ở Hà Nội quanh năm không có
tháng nào độ ẩm tương đối của không khí xuống dưới 70%, độ ẩm tương đối trung bình
hàng năm là trên 80%. Lượng mưa trung bình hàng năm của Hà Nội là 1400mm và mỗi
năm có khoảng 145 ngày mưa.
Đặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa: mùa
hè và mùa đông trong năm. Mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 9, có đặc điểm là nóng và mưa
nhiều với gió thịnh hành hướng Đông Nam.. Trong thời kì này tháng có nhiệt độ trung
bình cao nhất là tháng 7 ( trên 30 0C) và tháng có mưa lượng mưa trung bình cao nhất
trong năm là tháng 8 ( khoảng 330 mm). Mùa đông, từ tháng 11 đến tháng 3, có đặc điểm

là lạnh và mưa ít, với gió thịnh hành hướng Đông Bắc do chịu sự chi phối của gió mùa
Đông Bắc. Tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm ( trên 16 0C), đồng
thời cũng là tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất trong năm ( dưới 10 mm).
1.2.3. Thủy Văn
Hà Nội có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc với nhiều khúc sông lớn chảy qua.
Sông Hồng chảy vắt ngang qua Hà Nội từ xã Phong Vân (Ba Vì) ở phía Tây Bắc tới xã
Quang Lãng (Phú Xuyên) ở phía Đông Nam tạo nên 2 lưu vực sông ở hai bên sông Hồng.
Sông Hồng ở hà Nội có thủy chế theo hai mùa rõ rệt: mùa lũ (từ tháng 6 đến tháng
10) và mùa cạn(từ tháng 11 đến tháng 5). Điều đáng chú ý là vào mùa lũ mực nước sông
Hồng và sông Đuống lên rất cao, hơn hẳn các vùng xung quanh, nên trên con sông này có
hệ thống đê rất vững chắc, dài trên 150km để ngăn lũ đặc biệt đoạn đê tả ngạn, hữu ngạn
19


sông Hồng bảo vệ trực tiếp cho khu vực nội thành Hà nội đã được xây dựng rất kiên cố.
Về mùa cạn do mực nước xuống thấp nên phải xây dựng các trạm bơm lấy nước sông
tưới cho đồng ruộng như trạm bơm Nam Ninh lấy nước sông Hồng tưới cho thị xã Sơn
Tây và các huyện Chương Mĩ, Phúc Thọ, Thạch Thất.
1.2.4. Đất
 Các loại đất
Hà Nội có bốn loại đất chính đó là đất phù sa trong đê, đất phù sa ngoài đê, đất bạc
màu và đất đồi núi.
Đất phù sa ngoài đê là loại đất rất màu mỡ ở các bãi bồi ven sông hoặc bãi giữa
sông do hàng năm được tiếp tục bồi đắp thường xuyên.
Đất phù sa trong đê là loại đất phù sa màu mỡ do các hệ thống sông bồi đắp nên từ
hằng nghìn năm nay. Đây là loại đất trồng trọt tốt nhất của Hà nội với đặc tính ít chua đến
trung bình, độ PH từ 6-7, hàm lượng mùn và chất dinh dưỡng khá phong phú, thành phần
cơ giới thích hợp với nhiều loại cây trồng. Nhóm đất phù sa phân bố đều khắp ở các
huyện, chiếm hầu hết diện tích của các huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm, Phúc Thọ,
Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa…

Nhóm đất bạc màu, phát triển chủ yếu trên đất phù sa cổ tập trung nhiều ở hai
huyện Đông Anh và Sóc Sơn, là loại đất chua, nghèo dinh dưỡng, không kết cấu, thành
phần cơ giới nhẹ, rời rạc khi khô hạn, kết dính khi gặp nước, cho năng suất cây trồng thấp.
Nhóm đất đồi núi tập trung ở các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai,
Chương Mĩ, Mĩ Đức, thành phố Sơn Tây. Phổ biến là đất feralit thích hợp trồng rừng, cây
công nghiệp lâu năm và chăn nuôi.
 Cơ cấu sử dụng đất
Cho đến hết năm 2008 diện tích tự nhiên của thành phố Hà Nội là 334,85 nghìn ha,
trong đó đất nông nghiệp (bao gồm đất sản xuất nông, lâm, thủy sản) chiếm 57,6%, riêng
đất sản xuất nông nghiệp chiếm 46,8%; đất phi nông nghiệp chiếm 39,2% (bao gồm đất ở,
đất chuyên dùng và đất phi nông nghiệp khác); đất chưa sử dụng (đất đồi núi và núi đá)
chiếm 3,2%.
1.2.5 Sinh vật
Hà Nội có nguồn tài nguyên sinh vật rất phong phú và đa dạng. Do mảnh đất này
được khai phá từ lâu đời nên thảm thực vật rừng nguyên sinh hiện chỉ còn 2000 ha, còn lại
rừng thứ sinh và rừng trồng tập trung ở các huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Mĩ Đức. Vườn Quốc
gia Ba Vì được thành lập từ năm 1991 có diện tích quản lý 7.377 ha trong tổng số 14.144
ha thuộc 7 xã miền núi huyện Ba Vì.
Hà Nội vốn là vùng đất trù phú, có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời đã
tạo nên các hệ sinh thái nông nghiệp rất đa dạng, đã cung cấp nhiều giống cây trồng, vật
20


nuôi quí, có giá trị và nổi tiếng trong cả nước. Đáng chú ý là ở các huyện đã hình thành
nên các vùng chuyên canh trồng rau xanh, hoa quả và thực phẩm tươi sống phục vụ cho
yêu cầu đô thị hóa ngày càng cao của Thủ đô Hà nội và giành một phần để xuất khẩu.
1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.3.1. Dân cư
 Số dân
Dân số trung bình năm của Hà Nội đến 31/12/2011 là 6779,3 nghìn người, trong

đó dân số thành thị là 2880,6 nghìn người ( chiếm 42,5 % tổng số dân thành phố) và
3898,7 nghìn dân nông thôn ( chiếm 57,5% tổng số dân). Hà Nội ngày nay bao gồm 1 thị
xã, 10 quận, 18 huyện với 577 xã, phường, thị trấn, cộng thêm 3 xã Tiến Xuân, Yên Bình,
Yên Trung, huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình.
Hằng năm có khoảng trên 50 ngàn người di cư vào thành phố, trong đó chủ yếu
vào khu vực nội thành Hà Nội cũ, tạo nên nguồn gia tăng cơ học đáng kể cho dân số Hà
Nội. Nguồn gốc nơi xuất cư phần lớn từ các tỉnh trong Đồng bằng sông Hồng, vùng miền
núi và trung du Bắc Bộ và Bắc trung Bộ. Trình độ nghề nghiệp và học vấn của người di
cư vào Hà Nội khá cao và họ di cư đến Hà Nội vì lí do kinh tế, học tập, lí do gia đình (kết
hôn, hợp lí hóa gia đình,..) và các lí do khác.[]
 Phân bố dân cư
Dân cư thành phố Hà Nội phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính. Ở các
quận nội thành cũ của Hà Nội, dân cư tập trung cao độ. Khu vực này là nơi tập trung
các cơ quan, nhà máy, doanh nghiệp, cửa hàng, chợ, các khu vực buôn bán. Đây cũng
là nơi tổ chức, quản lý, điều hành hệ thống kinh tế - xã hội của toàn thành phố. Trong
khi các huyện có mật độ dân số trung bình thấp hơn các quận, thị xã tới 6 lần, thậm chí
tới hơn 50 lần. Thí dụ, mức độ chênh lệch về mật độ dân số của các huyện Ba Vì, Mỹ
Đức so với quận Đống Đa tới trên 51 lần (năm 2011).
Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới việc phân bố lao động; giải quyết việc làm,
mở mang ngành nghề, khai thác lãnh thổ, cải thiện đời sống, nơi cư trú và tác động xấu
đến môi trường sinh thái (nước sạch, nhà ở, giao thông, rác, nước thải...)
1.3.2. Nguồn lao động
Hiện nay dân số trong độ tuổi lao động của Hà Nội vào khoảng 4562,5 nghìn
người, trong đó số người đang làm việc trong các ngành kinh tế khoảng trên 3,5 triệu
người. Giải quyết việc làm cho người lao động trong thời kì công nghiệp hoá của
thành phố Hà Nội là vấn đề cấp bách. Đó cũng là một bước quan trọng để phát triển
kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân, hạn chế những tiêucực trong xã hội.
Chất lượng nguồn lao động của Hà Nội vào loại cao nhất cả nước. Đến nay thủ
đô Hà Nội đã có một đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ tương đối lớn, chiếm 26%
21



tổng số lao động kỹ thuật có bằng cấp của cả nước và 18% tổng số lao động đang làm
việc thường xuyên.
Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của thành phố có sự chuyển dịch tích cực
theo hướng tăng tỉ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ
trọng lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp. Tuy nhiên, đến năm 2008, lao
động trong khu vực nông, lâm, ngư của Hà Nội vẫn chiếm 31,6% (so với chưa đầy
20% của Hà Nội cũ), lao động trong khu vực công nghiệp là 31,2%, còn trong khu vực
dịch vụ là 37,2%.
1.3.3. Cơ sở hạ tầng, vật chất, kĩ thuật
Là thủ đô của cả nước, với số dân trên 6,7 triệu người (2011) cở sở hạ tầng vật
chất kĩ thuật được đầu tư lớn.
Giao thông vận tải: Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng nhất cả nước với sự
hội tụ của nhiều tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông và đường hang không. Hệ thống
giao thông này nối liền Thủ đô với các tỉnh, thành phố trong cả nước và thế giới bên
ngoài.
1.4. Tổng quát nền kinh tế - xã hội Thành phố Hà nội.
1.4.1. Khái quát
Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn thứ hai của cả nước. Nền kinh tế của thành phố
phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững; cơ cấu kinh tế đa dạng và có sự
chuyển dịch đúng hướng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong nước và chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2011, GDP của Hà nội chiếm 11,2 % GDP của cả
nước.
Bảng 2.1: GDP và cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế năm 2008 và 2011
Năm
2008
2011

Tổng số

Tỉ
%
đồng
17860
100
5
28376
100
7

Nông -lâm- ngư
Tỉ đồng
%

Chia ra
Công nghiệp
Tỉ đồng
%

Dịch vụ
Tỉ đồng
%

11713

6,6

73538

41,2


93354

52,3

15803

5,6

118392

41,7

149572

52,7

Nguồn: niên giám thống kê Hà nội 2011

Qua bảng số liệu, ta thấy tổng sản phẩm trong nước (GDP) qua hai năm 2008
và 2011 tăng nhanh (1,6 lần). Trong cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế thì tỉ trọng
ngành dịch vụ cao nhất 52,7% (2011), tỉ trọng ngành công nghiệp đứng thứ 2 chiếm
41,7%, thấp nhất là tỉ trọng ngành nông nghiệp chiếm 5,6% (2011).
Về cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế năm 2011, khu vực kinh tế trong
nước chiếm tỉ trọng lớn và cao nhất 82%, chiếm vị trí quan trọng nhất trong toàn thành
22


phố, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thứ 2 chiếm 16,5%, còn lại là khu vực thuế
nhập khẩu chiếm 1,5%.

1.4.2. Nông, lâm, thủy sản
Là thủ đô, đầu não hành chính, chính trị của cả nước, song ngành nông - lâm
ngư nghiệp của Hà Nội vẫn giữ vị trí nhất định trong cơ cấu kinh tế. Khu vực nông –
lâm – ngư năm 2011 chỉ chiếm 5,6% GDP toàn thành phố song thu hút tới khoảng
30% tổng số lao động. Giá trị sản xuất nông - lâm – ngư năm 2011 đạt 8582 tỷ đồng
(giá 1994), chiếm 4,8% của cả nước. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm dần do
chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất xây dựng đô thị, khu công nghiệp, nhưng giá trị
sản xuất nông – lâm – ngư vẫn tăng đều qua các năm. Ngoài ra, Hà nội đang phát triển
mạnh theo hướng nông nghiệp đô thị, sinh thái phục vụ nhu cầu toàn thành phố và của
cả Đồng bằng sông Hồng.
Bảng 2.2: Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – ngư phân theo ngành
Năm

Tổng số
Tỉ
%
đồng

2008

7383

100

2011

8582

100


Nông nghiệp
Tỉ đồng
%
7050
95,5
8067

94,0

Chia ra
Lâm nghiệp
Tỉ đồng
%
32
0,4
27

0,3

Ngư nghiệp
Tỉ đồng
%
301
4,1
408

4,7

Nguồn: niên giám thống kê Hà nội 2011(giá 1994)


Qua bảng số liệu, ta thấy trong cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – ngư qua hai
năm 2008 và 2011, tỉ trọng ngành nông nghiệp cao nhất 94,0% tuy nhiên có xu hướng
giảm nhẹ, đây là ngành có vai trò qua trọng nhất trong cơ cấu ngành. Lâm nghiệp
chiếm tỉ trong rất nhỏ khoảng 0,3%, ngư nghiệp chiếm 4,7% có xu hướng tăng nhẹ.
 Nông nghiệp
Hoạt động nông nghiệp của Hà Nội bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông
nghiệp, trong đó trồng trọt chiếm ưu thế. Năm 2011, giá trị sản xuất của ngành trồng trọt
là 3877,0 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994), chiếm 45,2 % tổng giá trị sản xuất của khu vực
Nông – Lâm – Ngư và chiếm 48% giá trị sản xuất của riêng ngành nông nghiệp; chăn
nuôi năm 2011 giá trị sản xuất đạt 3999 tỷ đồng, chiếm gần 50% và hoạt động dịch vụ
chiếm khoảng 4,8% trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
Cho đến năm 2011, thành phố Hà nội có 152,4 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp,
chiếm 45,8% diện tích đất tự nhiên toàn thành phố và chiếm 80,8% tổng diện tích đất
Nông – Lâm – Ngư. Đất sản xuất nông nghiệp tập trung nhiều nhất ở các huyện Ba Vì
(17,1 nghìn ha), Sóc Sơn (13,2 nghìn ha), Chương Mỹ (13 nghìn ha), Ứng Hòa (11,6
nghìn ha), Phú Xuyên (9,9 nghìn ha), Đông Anh (9,0 nghìn ha), Mỹ Đức (9,2 nghìn ha),

23


Thanh Oai (8,3 nghìn ha) và Mê Linh (8,3 nghìn ha). Ở các quận và thị xã Sơn Tây,
diện tích đất nông nghiệp không đáng kể.
- Trồng trọt
Cơ cấu cây trồng trên địa bàn thành phố phát triển theo hướng giảm diện tích
cây lương thực (lúa, ngô, khoai…), tăng diện tích và tỉ trọng các loại cây trồng có hiệu
quả kinh tế cao, chất lượng như rau (trong đó có rau an toàn), hoa, cây cảnh, cây ăn
quả… phục vụ cho nhu cầu của thủ đô, các khu đô thị và khu công nghiệp. Trên địa
bàn toàn thành phố đã hình thành các vùng sản xuất lúa, các vành đai trồng cây thực
phẩm, rau , hoa, cây công nghiệp hàng năm phục vụ cho nhu cầu dân cư của các đô
thị, khu công nghiệp, khu du lịch.

+ Vùng trồng cây lương thực: năm 2011 diện tích trồng cây lương thực là 229,1
nghìn ha, trong đó riêng lúa là 204,9 nghìn ha (gần 90% diện tích cây lương thực có
hạt). Lúa được trồng theo hướng thâm canh, tăng vụ. Hệ số sử dụng đất tương đối cao.
Các huyện tập trung diện tích nhiều nhất là Ứng Hoà, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Phú
Xuyên, Mỹ Đức, Ba Vì, Thanh Oai và Đông Anh. Năng suất lúa cả năm của toàn
thành phố đạt 58,1 tạ/ha, cao hơn mức trung bình cả nước (54,2 tạ/ha).
+ Vùng rau, thực phẩm: năm 2011 với diện tích 28,4 nghìn ha rau và 1,9 ha đậu
các loại, tập trung ở các huyện ven đô, xung quanh các vùng dân cư đông, khu công
nghiệp như Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín, Hoài
Đức, Chương Mỹ…
+ Vùng trồng hoa, cây cảnh với diện tích khoảng gần 4000 ha, áp dụng công
nghệ mới nhân giống hoa bằng phương pháp nuôi cấy mô, nhà kính, nhà lưới, vườn
ươm, kho mát bảo quản, đóng gói hoa… vừa tiêu thụ trong nước và một phần cho xuất
khẩu. Các làng trồng hoa nổi tiếng như Ngọc Hà, Nghi Tàm, Nhật Tân (quận Tây Hồ),
Tây Tựu (Từ Liêm), ở các huyện Đông Anh, Mê Linh (các xã Mê Linh, Tráng Việt,
TiềnPhong)…
+ Vùng trồng cây ăn quả với diện tích 14,2 nghìn ha, tập trung ở một số xã
thuộc các huyện Từ Liêm, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, Phúc
Thọ… với các giống có chất lưọng cao như cam đường Canh, bưởi Diễn, mơ chùa
Hương, hồng xiêm Xuân Đỉnh…Hà Nội còn trồng một số cây công nghiệp với diện
tích là 46,6 nghìn ha, chủ yếu là cây công nghiệp hằng năm ( lạc, đỗ tương, mía…).
- Chăn nuôi
Trong cơ cấu nông nghiệp hiện nay của thành phố, năm 2011 chăn nuôi chiếm
tỉ trọng 50% với giá trị sản xuất là 3999 tỉ đồng và 49,4% giá trị của toàn khu vực
nông - lâm - thủy sản. Các vật nuôi chủ yếu là lợn, gia cầm và bò. Chăn nuôi được
phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá có năng suất, chất lượng cao, sử dụng phương
24


pháp tiến bộ, chú ý phòng dịch (dịch cúm, tụ huyết trùng, lở mồm long móng…),

chuyên môn hoá, lấy sữa hoặc thịt (nuôi bò), lấy thịt hoặc trứng (gia cầm), hướng nạc
(nuôi lợn) với hình thức trang trại, chăn nuôi công nghiệp.
+ Vùng chăn nuôi gia cầm tập trung: tổng đàn gia cầm toàn thành phố năm
2011 là 18,2 triệu con, được phát triển theo hướng tập trung ở một số xã thuộc huyện
Đông Anh, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Ba Vì, Ứng Hoà, Quốc Oai… Ngành chăn nuôi đã
sử dụng các giống gia cầm có chất lượng cao như ngan Pháp, gà Tam Hoàng, gà vườn
Pháp…
+ Phát triển vùng chăn nuôi lợn, đặc biệt là lợn hướng nạc: tổng đàn lợn toàn
thành phố là 1,5 triệu con (2011). Đàn lợn được nuôi ở tất cả 19 huyện, thị xã song tập
trung nhiều nhất ở các huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Thường Tín, Thanh Oai,
Hoài Đức…
 Thủy sản
Toàn thành phố có gần 10 nghìn ha đất nuôi trồng thủy sản, năm 2011 đạt giá
trị sản xuất 488,0 tỉ đồng, chiếm 5,7% giá trị sản xuất của khu vực nông - lâm - thủy
sản. Nuôi trồng thủy sản phát triển ở các huyện có diện tích mặt nước, ao hồ lớn với
các giống có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu cung cấp chất đạm trong bữa ăn của
người dân thành phố và nhu cầu bên ngoài như tôm càng xanh, cá chim trắng, cá rô
phi đơn tính, trôi Ấn Độ, mè trắng, trắm cỏ, chép lai... Sản lượng thủy sản đạt gần 64,9
nghìn tấn (năm 2011).
 Lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp của thành phố hiện có khoảng trên 24 nghìn ha, chiếm
7,2% diện tích đất tự nhiên; tập trung ở các huyện Ba Vì, Mỹ Đức, Sóc Sơn, rải rác ít
hơn ở thị xã Sơn Tây, huyện Quốc Oai, Chương Mỹ và Thạch Thất. Hoạt động lâm
nghiệp rất nhỏ bé, chỉ chiếm 0,3% giá trị sản xuất của toàn ngành Nông – Lâm – Ngư
với khoảng 27 tỉ đồng (năm 2011). Thành phố đang tập trung khai thác có hiệu quả
vùng đồi núi để trồng cây xanh, bảo vệ tốt rừng tại các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức
để kết hợp phát triển du lịch sinh thái; hình thành các dải, vành đai cây xanh - nông
nghiệp xung quanh Hà Nội.
1.4.3. Công nghiệp
Ngành công nghiệp Hà Nội có lịch sử phát triển lâu đời. Trong tiến trình đổi

mới chung của cả nước, công nghiệp thành phố đang có những chuyển biến rõ rệt về
mọi mặt theo hướng phát triển của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần và hội nhập
kinh tế khu vực và thế giới.
25


×