Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phân tích những đặc điểm của nền sản xuất nông nghiệp tỉnh Cà Mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 17 trang )

ĐỀ TÀI
Phân tích những đặc điểm của nền sản xuất nông nghiệp
tỉnh Cà Mau. Những đặc điểm đó đem lại lợi thế và khó
khăn gì cho nền nông nghiệp tỉnh Cà Mau. Giải pháp khắc
phục những khó khăn đó.
I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NỀN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TỈNH CÀ MAU
1.Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ

Mũi Cà Mau
Cà Mau là tỉnh cực nam của Việt Nam, thuộc khu vực Đồng bằng châu
thổ sông Cửu Long, được tái lập ngày 01/01/1997. Lãnh thổ gồm 2 phần:
phần đất liền và vùng biển chủ quyền.
- Phần đất liền: Diện tích 5.294,87 km2, xếp thứ 2 và bằng 12,97% diện
tích khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, bằng 1,58% diện tích cả nước.
Trong đó, diện tích đất nuôi trồng thủy sản trên 266.735 ha, đất trồng lúa
129.204 ha, đất lâm nghiệp 103.723 ha. Nằm ở 8034’ đến 9033’ vĩ độ
Bắc và 104043’ đến 105025 kinh độ Đông, cách thành phố Hồ Chí Minh
370 km, cách thành phố Cần Thơ 180 km về phía nam. Theo đường chim
bay, từ bắc tới nam dài 100 km. Phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông
bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông và đông nam giáp biển Đông và phía
tây giáp Vịnh Thái Lan. Cà Mau nằm trên bán đảo, có vị trí địa lý khá đặc
biệt, với ba mặt tiếp giáp biển. Mũi Cà Mau là nơi duy nhất trên đất liền
có thể ngắm được mặt trời mọc lên từ mặt biển Đông vào buổi sáng và
lặn xuống mặt biển Tây vào buổi chiều. Cà Mau nằm ở trung tâm vùng
biển các nước Đông Nam Á nên rất thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế với
các nước trong khu vực.


- Vùng biển: Vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài
phán của Việt Nam do tỉnh Cà Mau quản lý có diện tích 71.000 km2.


Trong đó, có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Buông và Hòn Đá Bạc.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1 Địa hình

Mô hình lúa - tôm kết hợp.
Cà Mau là vùng đồng bằng, có nhiều sông rạch, có địa hình thấp, bằng
phẳng và thường xuyên bị ngập nước. Độ cao bình quân 0,5m đến 1,5m
so với mặt nước biển. Hướng địa hình nghiêng dần từ bắc xuống nam, từ
đông bắc xuống tây nam. Những vùng trũng cục bộ Thới Bình, Cà Mau
nối với Phước Long, Hồng Dân, Giá Rai (Bạc Liêu) thuộc vùng trũng
trung tâm Bán đảo Cà Mau có quan hệ địa hình lòng sông cổ. Những ô
trũng U Minh, Trần Văn Thời là những vùng “trũng treo” nội địa được
giới hạn bởi đê tự nhiên của hệ thống các con sông Ông Đốc, Cái Tàu,
sông Trẹm và gờ đất cao ven biển Tây. Vùng trũng treo này quanh năm
đọng nước và trở thành đầm lầy. Phần lớn đất đai ở Cà Mau là vùng đất
trẻ do phù sa bồi lắng, tích tụ qua nhiều năm tạo thành, rất màu mỡ và
thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản, trồng lúa, trồng rừng ngập mặn,
ngập lợ…


Rừng ngập mặn Cà Mau.
2.2 Kênh - Rạch - Đầm

Đầm nuôi tôm ven biển.
- Cà Mau có nhiều kênh rạch lớn nhỏ, đan xen nhau như kênh xáng Quản
Lộ - Phụng Hiệp, Cà Mau - Bạc Liêu, Chợ Hội - Huyện Sử, kênh Chắc
Băng, Bà Kẹo, Đội Cường, Biện Nhị...
- Rạch có rất nhiều như: Rạch Sau, Lung Lắm, Bà Bường, Bà Thanh, Bà
Kẹo, Bà Đặng, Ông Do, Ông Tình, Ông Định, Ông Đơn, Rạch Lùm,
Rạch Cui, Rạch Ráng, Rạch Dinh, Rạch Tệt, Rạch Đền... Ở Cà Mau có

nhiều đầm, trong đó nổi bật nhất là đầm Bà Tường (còn gọi là Đầm Thị
Tường). Đây là đầm lớn nhất và là một thắng cảnh ở Cà Mau. Đầm chia
làm 3 phần: Đầm Trên, Đầm Giữa, Đầm Dưới. Khoảng cách giữa 2 bờ
nơi rộng nhất khoảng 2 km. Chiều dài 7 km. Đầm Thị Tường cạn, có
nhiều tôm, cá và là nơi du lịch sinh thái hấp dẫn.


2.3 Khí hậu

Sương sớm trên đồng
- Cà Mau là tỉnh đồng bằng ven biển, nằm trong khu vực nội chí tuyến
bắc bán cầu, cận xích đạo, đồng thời nằm trong khu vực gió mùa châu Á
nên khí hậu Cà Mau ôn hoà thuộc vùng cận xích đạo, nhiệt đới gió mùa,
có 2 mùa mưa nắng rõ rệt.
- Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, trung bình từ 170 đến 200
ngày/ năm. Vùng biển phía tây và khu vực tây nam của tỉnh, mùa mưa
mưa thường bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn các khu vực khác.
Lượng mưa trung bình giữa các tháng vào mùa mưa chênh lệch nhau
không nhiều và nằm trong khoảng từ 200mm đến 400mm/ tháng.
- Cà Mau là tỉnh đồng bằng ven biển, nằm trong khu vực nội chí tuyến
bắc bán cầu, cận xích đạo, đồng thời nằm trong khu vực gió mùa châu Á
nên khí hậu Cà Mau ôn hoà thuộc vùng cận xích đạo, nhiệt đới gió mùa,
có 2 mùa mưa nắng rõ rệt.
- Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, trung bình từ 170 đến 200
ngày/ năm. Vùng biển phía tây và khu vực tây nam của tỉnh, mùa mưa
mưa thường bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn các khu vực khác.
Lượng mưa trung bình giữa các tháng vào mùa mưa chênh lệch nhau
không nhiều và nằm trong khoảng từ 200mm đến 400mm/ tháng.
Mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình cả năm
dao động từ 26,60C đến 27,70C; nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là

vào tháng 4 và tháng 5, khoảng 28,6 0C. Nhiệt độ trung bình thấp nhất vào
tháng 1, khoảng 25,60C. Như vậy, chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa
tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 3,00C.
- Giờ nắng trung bình cả năm 2.269 giờ. Lượng bốc hơi trung bình hàng
năm khoảng 1.000 mm; mùa khô (tháng 3 – tháng 4) có lượng bốc hơi
gần 130 mm/tháng. Độ ẩm trung bình năm là 83%, mùa khô độ ẩm thấp,
đặc biệt vào tháng 3, độ ẩm thường đạt khoảng 50%.


- Chế độ gió vừa chịu ảnh hưởng của đặc trưng cho vùng nhiệt đới lại vừa
chịu ảnh hưởng của các cơ chế gió mùa khu vực Đông Nam Á. Hàng
năm, có 2 mùa gió chủ yếu: gió mùa đông (gió mùa đông bắc) từ tháng
11 năm trước đến tháng 4 năm sau và gió mùa hạ (gió mùa tây nam), bắt
đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô hướng gió thịnh hành theo hướng
đông bắc và đông. Mùa mưa gió thịnh hành theo hướng tây nam hoặc tây.
Tốc độ gió trung bình hàng năm ở Cà Mau nhỏ, trong đất liền chỉ từ 1,0
đến 2,0m/giây, ngoài khơi gió mạnh hơn cũng chỉ đạt 2,5 đến 3,5m/giây.
Vào mùa mưa, thỉnh thoảng có dông hay lốc xoáy tới cấp 7, cấp 8. Bão
tuy có nhưng không nhiều và không lớn. Thời tiết, khí hậu ở Cà Mau
thuận lợi cho phát triển ngư - nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa lớn.
2.4 Tài nguyên đất
Cà Mau là vùng đất mới do phù sa bồi tụ, được hình thành bởi 2 dòng hải
lưu ở biển Đông và Vịnh Thái Lan, nhận phù sa của sông Cửu Long bồi
đắp. Nhìn chung đất đai của tỉnh là đất trẻ, mới được khai phá sử dụng,
có độ phì nhiêu trung bình khá, hàm lượng chất hữu cơ cao nhưng do bị
nhiễm phèn, nhiễm mặn nên thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản, trồng
rừng ngập mặn, ngập lợ.
Cà Mau có các nhóm đất chính:
- Nhóm đất mặn có diện tích 150.278 ha, chiếm 28,84% diện tích tự

nhiên, được phân bố chủ yếu ở các huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Ngọc
Hiển, Năm Căn, Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình. Nhóm đất mặn
được hình thành trên các vùng trầm tích biển và trầm tích sông biển. Đây
là loại đất trẻ, chịu ngập triều thường xuyên hoặc định kỳ.
- Nhóm đất phèn có diện tích 334.925 ha, chiếm 64,27% diện tích tự
nhiên; phân bố chủ yếu ở các huyện Thới Bình, U Minh và Trần Văn
Thời.
- Nhóm đất phèn nhiễm mặn phân bố ở những vùng ven biển. Đối với
diện tích đất phèn không ngập mặn có thể trồng lúa trong mùa mưa, trồng
các cây công nghiệp chịu phèn như: mía, khóm, chuối, tràm… Đối với
diện tích phèn bị ngập mặn có thể trồng rừng ngập mặn, nuôi thuỷ sản.
Ngoài ra, còn có nhóm đất than bùn dưới thảm rừng tràm, với diện tích
khoảng 10.564 ha, phân bố ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời và nhóm
đất bãi bồi với diện tích 9.507 ha, phân bố ở các huyện Ngọc Hiển và Phú
Tân.
2.5 Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt (bao gồm nước mặt sông, kênh, rạch, kênh đào, đồng
ruộng, nước ven biển) của tỉnh Cà Mau chủ yếu là nước mưa và nước từ
biển vào theo các nhánh sông. Nguồn nước mặt là nước ngọt chủ yếu tập
trung ở khu vực rừng tràm U Minh hạ, vùng sản xuất nông nghiệp phía
bắc huyện Trần Văn Thời và huyện Thới Bình. Đây là nguồn nước mưa


được giữ tại chỗ, do đó thích hợp cho phát triển chăn nuôi, trồng trọt và
nuôi cá đồng.
Nguồn nước mặt là nước lợ, nước mặn (đây là nguồn nước được đưa vào
từ biển, hoặc pha trộn với nguồn nước mưa) chiếm phần lớn nguồn nước
mặt của tỉnh và thích hợp cho phát triển nuôi trồng thủy sản.
- Nguồn nước ngầm (nước dưới đất) của tỉnh Cà Mau có trữ lượng rất
lớn, dễ khai thác. Theo kết quả đánh giá cho thấy, trữ lượng nước ngầm

trong toàn tỉnh Cà Mau khoảng 5,8.106m3/ngày. Trong đó, nước có thể
sử dụng được cho sinh hoạt đến tầng 2 khoảng 5,2 triệu m3/ngày. Đây là
nguồn nước chính phục vụ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt của nhân
dân.
- Nguồn nước khoáng thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình: Thuộc lỗ
khoan S147, nằm gần ngã ba sông, do Đoàn 804 thi công năm 1996.
Nguồn nước khoáng được phát hiện trong lỗ khoan sâu 258m, lưu lượng
23 lít/giây. Kết quả phân tích cho thấy, nước khoáng Thới Bình có thành
phần hóa học bicarbonat natri, khoáng hóa thấp, được xếp loại nước
khoáng silic, ấm. Hiện nay, nguồn nước khoáng này được khai thác, cấp
nước sinh hoạt.
- Nguồn nước khoáng Cà Mau: thuộc lỗ khoan 215, do Đoàn 802, thuộc
Liên đoàn địa chất thủy văn thi công năm 1996, nằm trong khuôn viên trụ
sở cũ của Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Công an tỉnh Cà Mau
(phường 2, thành phố Cà Mau). Nước xuất hiện ở lỗ khoan sâu 328m. Kết
quả phân tích cho thấy, đây là nước khoáng bicarbonat natri, khoáng hóa
thấp đoạn trên và vừa đoạn dưới, được xếp vào loại nước ấm đoạn trên và
nước khoáng hóa ấm đoạn dưới.
- Nguồn nước khoáng Năm Căn: Thuộc lỗ khoan S141, gần trụ sở UBND
huyện Năm Căn (địa bàn thị trấn Năm Căn). Nguồn nước được phát hiện
ở lỗ khoan sâu 257m, lưu lượng 11 lít/giây, độ hạ thấp mực nước 21,89m.
Kết quả phân tích cho thấy, đây là nước khoáng bicarbonat – clorut –
sulfat natri, khoáng hóa vừa, được xếp vào nước khoáng hóa ấm. Hiện
nay, nguồn nước khoáng này được khai thác, cấp nước sinh hoạt.
2.6 Tài nguyên rừng
Đến năm 2012, Cà Mau có tổng diện tích rừng khoảng 103.723 ha, chiếm
77% rừng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu là rừng ngập
nước. Trong đó, rừng tự nhiên 9.179ha, rừng trồng 94.544ha. Cà Mau có
3 loại rừng chính:
- Rừng ngập mặn Cà Mau có hệ sinh thái độc đáo và đa dạng, đứng thứ

2 trên thế giới, sau rừng Amazôn ở Nam Mỹ. Rừng ngập mặn Cà Mau có
diện tích gần 69.000ha. Trong đó, tập trung ở các huyện Ngọc Hiển, Năm
Căn, Đầm Dơi và Phú Tân.


Ba khía sống dưới tán rừng ngập mặn.
Rừng ngập mặn Cà Mau là một thảm thực vật với nhiều loài cây như:
đước, mắm, vẹt, bần, dá, su, cóc, dà, chà là, dương xỉ, dây leo… Trong
đó, đước là loài cây chiếm đại đa số và có giá trị kinh tế cao. Theo số liệu
thống kê của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng rừng ngập Minh Hải
(12/1998), rừng ngập mặn Cà Mau có 101 loài cây. Trong đó, có 32 loài
cây chính thức thuộc 27 họ.
Rừng ngập mặn Cà Mau: có 28 loài thú, thuộc 12 họ. Trong đó, 5 loài có
trong sách đỏ Việt Nam, 1 loài trong sách đỏ IUCN, như bộ linh trưởng
(khỉ đuôi dài, voọc), bộ móng guốc ngón chẵn(heo rừng), bộ ăn thịt (chồn
mướp, cáo mèo, cáo cộc, rái cá…), 74 loài chim, 17 loài bò sát, 5 loài
lưỡng cư, 14 loài tôm, 175 loài cá, 133 loài động thực vật phiêu sinh.
- Rừng ngập lợ (rừng tràm U Minh)
+ Rừng tràm U Minh có tổng diện tích khoảng 35.000 ha. Tập trung ở các
huyện U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình. Rừng tràm U Minh thuộc
hệ sinh thái đất ngập nước nội địa, với rừng tràm trên đất phèn và đất
than bùn. Cùng với U Minh Thượng (Kiên Giang) là một trong hai nơi
duy nhất ở Việt Nam có hệ sinh thái rừng này, đồng thời là vùng đất ngập
nước quan trọng và có giá trị trong vùng hạ lưu sông Mê Kông và Đông
Nam Á. Đặc trưng cơ bản của bồn trũng U Minh là quá trình nâng lên của
thế đất hình dạng lòng chảo, mà trung tâm bồn trũng là hệ sinh thái rừng
U Minh Hạ, với diễn thế tự nhiên của hệ sinh thái rừng ngập mặn chuyển
hẳn sang rừng tràm khi tiến sâu vào nội địa và ngọt hóa dần bồn trũng.
+ Rừng tràm U Minh có giá trị cao về đa dạng sinh học và đóng vai trò
quan trọng trong việc ổn định đất, thủy văn, trữ nước ngọt, cung cấp nước

ngọt cho người và động vật hoang dã; ngăn cản việc chua hóa đất đai,
điều hòa khí hậu, bảo tồn tính đa dạng sinh học vùng rừng ngập nội địa.


Trích cồ sinh sống ở rừng U Minh.
+ Rừng ngập lợ cây tràm chiếm ưu thế tuyệt đối, dưới tán rừng có nhiều
loài dây leo và cây nhỏ khác. Có nhiều loài động vật như heo rừng, khỉ,
chồn, trăn, rắn, rùa, trúc (tê tê)… và có 60 loài cá nước ngọt và cá nước
lợ sinh sống trú ngụ. Đặc biệt, ong mật rừng tràm nhiều và hàng năm cho
khai thác sản lượng lớn.
- Rừng trên đảo Hòn Khoai, Hòn chuối, Hòn Đá Bạc
Ngoài ra, trên các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối có trên 710 ha rừng,
với nhiều loại gỗ quý và động vật sinh sống dưới tán rừng.
2.7 Tài nguyên khoáng sản

Cụm công nghiệp khí - điện - đạm Cà Mau.
Đạm Cà Mau có ưu thế hơn so với việc sử dụng các loại phân đạm khác
đặc biệt là màu xanh bền trên tán lá và năng suất tăng cao hơn từ 5 –
10%. Nông dân tỏ ra rất thích vì hàm lượng chất gây bạc màu đất rất
thấp, lượng phân bón tiết kiệm được trong quá trình sử dụng, giúp giảm
chi phí, tăng hiệu quả sản xuất…


2.8 Sông ngòi

Hàng đáy trên sông Năm Căn
Cà Mau có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và đan xen nhau như
mạng nhện, chiếm 3,02% diện tích tự nhiên, trong đó có nhiều sông lớn,
mực nước sâu, dẫn phù sa bồi đắp vào sâu trong đất liền như các sông:
Tam Giang, Gành Hào, Bảy Háp, Sông Đốc, Đầm Dơi, Cái Tàu, Trèm

Trẹm…Tổng chiều dài sông ngòi khoảng 7.000 km, rất thuận tiện cho
vận tải, giao thông đường thủy.
Chế độ thủy triều ở khu vực tỉnh Cà Mau chịu tác động trực tiếp của chế
độ bán nhật triều không đều biển Đông và chế độ bán nhật triều không
đều ở biển Tây. Biên độ triều biển Đông tương đối lớn, khoảng 300 - 350
cm vào các ngày triều cường và từ 180 - 220 cm vào các ngày triều kém.
II. NHỮNG KHÓ KHĂN
Một số tồn tại, hạn chế :
- Chưa khai thác tốt tiềm năng, lợi thế hiện có của tỉnh trong phát
triển ngư – nông – lâm nghiệp. Năng suất chất lượng, hiệu quả sản xuất
và khả năng cạnh tranh các mặt hàng nông – lâm – thủy sản của tỉnh còn
thấp so với các tỉnh khác trong khu vực ĐB SCL; Một số chỉ tiêu (dừa,
mía,…) chưa có kế hoạch cụ thể để triển khai nên còn bị động; sản xuất
lúa – tôm còn gặp nhiều rủi ro.
- Khai thác thuỷ sản đạt hiệu quả chưa cao, còn tiềm ẩn nhiều rủi
ro, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, còn một lượng lớn tàu nhỏ khai thác
ven bờ làm các nghề sát hại nguồn lợi thuỷ sản, làm gia tăng tốc độ cạn
kiệt nguồn lợi; giá nhiên liệu tăng ảnh hưởng đến phát triển nghề khai thác
biển. Tình hình tàu bị nước ngoài bắt giữ vẫn còn xảy ra, gây thiệt hại lớn
cho ngư dân.
- Trình độ, năng lực và điều kiện làm việc của cán bộ kỹ thuật cơ
sở còn nhiều hạn chế. Các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật


mới trong sản xuất đạt hiệu quả cao chậm được nhân rộng. Công tác
khuyến nông – khuyến ngư tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chất lượng
chưa cao.
- Dịch bệnh trên tôm và gia cầm luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát
rất cao, do công tác phòng ngừa còn hạn chế về nhiều mặt, dịch bệnh trên
heo còn dai dẳng, các địa phương tiêm phòng không đồng loạt, còn bỏ sót

khá nhiều, nhất là ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Về chất lượng giống, giám
sát, quản lý môi trường sản xuất còn nhiều khó khăn bất cập.
- Hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu. Hàng
năm vốn cấp cho các huyện, thành phố để đầu tư thủy lợi còn hạn chế.
Hiện do chưa được đầu tư khép kín các tiểu vùng nên tình trạng tràn bờ,
mặn xâm nhập diễn biến phức tạp. Một bộ phận người dân ý thức chưa
cao về việc bảo vệ công trình thủy lợi, lấn chiếm, xây cất nhà trái phép
trong phạm vi bảo vệ công trình, thậm chí còn đào bới, đập phá công
trình gây khó khăn cho công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình.
- Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản còn tồn đọng một số dự án,
hạng mục công trình chưa quyết toán dứt điểm. Một số dự án tiến độ giải
ngân còn chậm. Các công trình được đầu tư xong đưa vào sử dụng chậm
phát huy hiệu quả. Còn vướng mắc trong giải phóng mặt bằng của một số
dự án.
- Việc xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả
còn nhiều hạn chế; tổ chức sản xuất theo hình thức kinh tế tập thể còn
nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao; chưa làm tốt việc tổ chức liên kết bốn
nhà để hỗ trợ nhau trong sản xuất, nhất là đảm bảo các yếu tố đầu vào và
đầu ra cho sản xuất.
- Tình hình vi phạm pháp luật vẫn còn diễn ra thường xuyên trên
một số lĩnh vực: quản lý rừng, BVNL thuỷ sản, quản lý chất lượng sản
phẩm, hàng hoá.
- Tình hình thời tiết có xu hướng ngày một diễn biến phức tạp hơn,
khó dự báo, dự đoán, gây khó khăn cho phát triển sản xuất. Trong khi sản
xuất nông nghiệp Cà Mau hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời, chưa chủ
động được nguồn nước phục vụ cho sản xuất.
- Những tác động bất lợi về môi trường từ thiên nhiên và các chất xả
thải trong sản xuất, kinh doanh của nhiều ngành nghề khác nhau.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi đã qua chưa đáp
ứng được cho nhu cầu sản xuất, đầu tư còn dàn trải, thiếu đồng bộ, nguồn

kinh phí còn hạn hẹp (hệ thống thuỷ lợi trước đây chỉ phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp, khi chuyển sang nuôi thuỷ sản không còn phù hợp, đầu
tư mới chưa nhiều; thuỷ lợi phục vụ cho trồng lúa đa phần đã xuống cấp).
- Năng lực quản lý ngành, mặc dù đã có nhiều nỗ lực, đạt được
những kết quả nhất định, song vẫn còn những mặt tồn tại hạn chế, ảnh
hưởng đến hiệu quả trong chỉ đạo điều hành. Còn thiếu nguồn nhân lực
có kinh nghiệm và chuyên môn sâu. Việc kiểm tra xử lý những vấn đề


phát sinh trong thực tiễn còn chậm, chưa đáp ứng kịp thời tình hình chỉ
đạo sản xuất.
- Việc đầu tư nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao, ứng dụng các
tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn chậm, một phần do trình độ tiếp thu của
nông, ngư dân còn hạn chế, một phần do sự quan tâm chỉ đạo chưa quyết
liệt.
- Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch vừa thiếu vừa chậm,
chưa đồng bộ dẫn đến khó khăn trong quản lý, đầu tư phát triển sản xuất.
- Còn chưa quyết liệt trong chỉ đạo tổ chức sản xuất, chưa xây
dựng được các mô hình kinh tế tập thể quy mô lớn tạo ra vùng sản xuất
nguyên liệu tập trung; chưa phát huy được tính cộng đồng trong quản lý;
sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ.
- Việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ, trong nội bộ Ngành cũng như ở
các địa phương còn nhiều vấn đề bất cập, ý thức trách nhiệm của một bộ
phận cán bộ chưa cao. Việc phối hợp giữa các ngành, đoàn thể, chính
quyền địa phương chưa được gắn kết chặt chẽ. Chưa tranh thủ, phát huy
tốt sự hỗ trợ của các ngành Trung ương, các viện, trường, các tổ chức phi
chính phủ, các doanh nghiệp.
- Công tác tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật còn nhiều
hạn chế, do đó tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý ngành vẫn
liên tục diễn ra.

III. NHỮNG SẢN PHẨM ĐẶC TRƯNG TỈNH CÀ MAU
Cà Mau, vùng đất cực Nam Tổ quốc, với rừng tràm U Minh bạt ngàn ở phía Tây - Tây
Bắc, nổi tiếng với sản vật mật ong, cá đồng, truyện cười Bác Ba Phi… Vùng đất trẻ
tận cùng phương Nam luôn mời gọi bước chân du khách khám phá những điều kỳ
diệu và thú vị.

1. Khô các loại
Sản phẩm đặc trưng vùng Đất Mũi như: Tôm khô , Cá khô bổi U Minh.....

Khô bổi

Tôm khô

2. Ba Khía Rạch Gốc
Ba khía Rạch Gốc đã có thương hiệu từ xưa đến nay vì chỉ có vùng
đất Rạch Gốc con ba khía mới thật sự ngon, hấp dẫn. Loại ba khía này ăn


trái mắm đen rụng xuống nên có gạch son, thịt thơm và chắc hơn giống
ba khía ở các nơi khác. Ba khía sau khi bắt xong, rửa sạch và muối ngay
tại chỗ. Cho muối thấm khoảng 5 đến 7 ngày đêm là có thể ăn được.
Ngoài ra ba khía còn được chế biến thành món rang me, luộc sả ăn cùng
nước chấm cũng rất ngon. Đây là một trong những món ngon của làng ẩm
thực Cà Mau được nhiều du khách trong và ngoài nước ưa chuộng.
3. Mật ong rừng tràm U Minh Hạ
Nếu miệt biển có Tôm khô Rạch Gốc, thì vùng U Minh Hạ có một
đặc sản quý giá của hương rừng tràm là mật ong. Mật ong rừng U Minh
chính hiệu đặc quánh có màu vàng cam nhưng lại trong suốt, vị ngọt
thanh và dịu, có mùi hoa tràm rất đặc trưng. Hiện nay, Mật Ong rừng U
Minh đã được chứng nhận thương hiệu tập thể và được người tiêu dùng

lựa chọn làm quà biếu sang trọng, bổ dưỡng.

4. Mắm lóc Thới Bình
Mắm lóc Thới Bình không đâu ngon bằng, mặc dù có nhiều địa
phương ở Cà Mau làm các món mắm. Để làm mắm lóc thơm ngon phải
qua nhiều công đoạn công phu. Những con cá lóc đồng đã làm sạch khi
còn sống, ướp với muối hột, để một thời gian. Khi muối đã ngấm vào cá,
người ta sẽ “chao” mắm với nước đường và tẩm thính (làm từ gạo rang
xay mịn). Qua quá trình này, con mắm sẽ có được mùi thơm đặc trưng,
thịt đỏ hơn, tạo sự cân bằng giữa vị ngọt của đường với vị mặn của muối,
sau đó đem ủ trong khạp hoặc hũ nhỏ khoảng 6 tháng hoặc để lâu hơn là
có thể dùng được.
Mắm làm gì ăn cũng ngon, dù ăn sống, chiên hay chưng với thịt, đặc
biệt là mắm cá lóc. Còn nếu dùng làm lẩu ăn chung với rau choại và một
số loại rau rừng khác thì chỉ ăn một lần là không sao quên được mùi vị
thơm ngon của nó.
5. Cua Biển Đầm Dơi
Nhắc đến đặc sản Cà Mau thì chắc hẳn các bạn sẽ nhớ ngay đến đặc
sản Cua biển Đầm Dơi. Vâng thật vậy, người dân nơi đây bao đời gắn bó


với vùng đất sông nước và cua biển là một trong những loại thủy hải sản
nuôi sống con người của vùng đất này.

6. Bồn bồn Cái Nước
Về Cà Mau du lịch, du khách đừng bỏ qua cơ hội đi theo Quốc lộ 1,
đoạn xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước sẽ thấy hai bên đường có
những mái chòi bằng lá. Ðó là những căn chòi được người dân dựng lên
để bán bồn bồn. Ðây là loại đặc sản của xứ sở này.
Trước đây, ở Cái Nước, bồn bồn khá hiếm vì trước năm 2000, toàn

diện tích được trồng lúa hai vụ, cày ải làm tuyệt chủng loại cây này. Từ
sau năm 2000, khi chuyển dịch sang nuôi tôm, loài cây này mới được
trồng lại.
Bồn bồn chế biến được nhiều món như: dưa bồn bồn, bồn bồn nhúng
lẩu, canh chua, bồn bồn xào tôm, làm gỏi, thậm chí có thể ăn sống.

Dưa bồn bồn là loại đặc trưng đã làm nên thương hiệu của vùng này,
không lẫn vào các loại dưa khác. Làm món này không khó, bồn bồn được
bóc vỏ, chừa lại phần củ hủ và thân non, ngâm nước cơm vo với ít muối,
sau 1 tuần là ăn được. Dưa bồn bồn phải ăn cùng cá kho tộ hay thịt heo
kho tàu. Dưa bồn bồn chua nhẹ, giòn. Món dưa này, theo cố Nhà văn
Sơn Nam, có xuất xứ từ xa xưa, cùng đoàn người đất phương Nam khai
hoang mở cõi. Cũng theo ông, đây cũng là món có lịch sử gắn bó khá lâu
với cư dân miền đất phương Nam.


Riêng món bồn bồn xào tép thì đây lại là sự kết hợp có tính ngẫu
nhiên. Tôm được bóc vỏ, rửa sạch, bắc chảo lên bếp, phi tỏi mỡ cho
thơm, sau đó cho tôm lột vỏ và bồn bồn vào cùng một lúc, vì hai loại
nguyên liệu này có thời gian chín bằng nhau. Bạn chỉ cần để vừa chín tới
thì sẽ giữ được độ giòn của bồn bồn và vị ngọt của tôm. Chẳng cần nêm
gia vị nhiều vì bản thân tôm và bồn bồn kết hợp đã làm nên hương vị đậm
đà./.
* Hai món ăn dân dã "siêu" nổi tiếng tại Cà Mau
Cà Mau có rất nhiều món ăn tuyệt vời trong đó ngon và nổi tiếng nhất
phải kể đến món Cá lóc nướng trụi và Rùa rang muối. Hai món này ai
đã một lần nếm qua hương vị của nó rồi thì không thể nào quên được
Cá lóc nướng trui là món ăn mộc mạc, dễ làm và đặc trưng cho khu vực
sông nước phía Nam. Với hương vị độc đáo riêng, đây là một trong
những món ăn dân dã nổi tiếng của Việt Nam.


Người miền Nam thường thưởng thức vị thơm ngọt đặc biệt của cá
lóc chung với muối tiêu. Ở đồng bằng sông Cửu Long, người dân lại
thường ăn cá nướng với nước sốt me, cuốn trong bánh tráng cùng các loại
rau thơm.
Một món ăn dân dã khác mà bạn nên thử là món rùa rang muối. Rùa
sống khắp nơi ở khu vực rừng ngập mặn Cà Mau, có rùa vàng, rùa nắp,
rùa quạ, rùa hôi, rùa dém… nhưng ngon nhất phải kể đến rùa vàng, tiếp
sau có rùa nắp, rùa quạ; riêng rùa hôi và rùa dém thì như đúng tên gọi của
nó – nghe là đã thấy không ngon tí nào.


Trước đây rùa sống tự nhiên rất nhiều, người dân tha hồ bắt rùa mang
ra thị trường tiêu thụ. Vài năm trở lại đây, để bảo vệ động vật hoang dã
khỏi bị tuyệt chủng, chính quyền Cà Mau đã có lệnh cấm săn bắt và mua
bán rùa trong tự nhiên, chỉ được buôn bán rùa nuôi. Thịt rùa có thể chế
biến được rất nhiều món ăn ngon, nhưng ngon nhất vẫn là rùa rang muối.
Đây là món ăn dễ làm, gia vị quen thuộc và cũng là món ăn lâu đời mộc
mạc của người dân địa phương.
Nếu bạn đang có kế hoạch đến tỉnh Cà Mau, hãy tận hưởng một
chuyến đi vui vẻ và đừng quên thưởng thức hai món ăn trên.
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án “Nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả trong sản xuất tôm, lúa tỉnh Cà Mau”
- Hoàn chỉnh Quy hoạch Phát triển nông nghiệp tỉnh Cà Mau đến
năm 2020; rà soát, bổ sung các quy hoạch trên các lĩnh vực cho phù hợp
với tình hình điều kiện chịu tác động của biến đổi khí hậu, nước biển
dâng … và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả.
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục
vụ sản xuất ngư – nông – lâm nghiệp. Tranh thủ mọi nguồn vốn, nhất là

nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để đưa các công trình thuộc hệ thống
thủy lợi vùng Nam và Bắc Cà Mau vào sử dụng, sớm mang lại hiệu quả
cao. Tập trung chỉ đạo và làm tốt công tác thủy nông nội đồng, đáp ứng
ngày càng tốt hơn cho việc cải tạo đất, chủ động tưới tiêu phục vụ sản
xuất.
- Tiếp tục chuyển mạnh phương thức sản xuất ngư – nông nghiệp
theo hướng bền vững. Đối với nuôi trồng thủy sản tập trung rà soát lại
nuôi tôm công nghiệp, hình thành và phát triển dự án nuôi tôm công
nghiệp tập trung và mở rộng diện tích nuôi cá chình, cá bống tượng ở
những nơi có điều kiện. Hình thành những vùng nuôi tập trung áp dụng
công nghệ tiên tiến, nhằm kiểm soát và xử lý kịp thời dịch bệnh, bảo đảm


an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái. Đẩy mạnh
chuyển giao công nghệ mới trong nuôi trồng, khai thác và sản xuất giống
thủy sản.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật về giống. Áp dụng các quy trình kỹ thuật trong sản
xuất thâm canh phù hợp cho từng loại cây trồng, vật nuôi ở từng vùng
sinh thái. Phối hợp chặt chẽ với các Viện, Trường nghiên cứu khảo
nghiệm giống lúa mới thích nghi với điều kiện đất đai từng vùng. Sản
xuất, cung ứng giống lúa cấp nguyên chủng tại chỗ cho các điểm vệ tinh
sản xuất nhân giống lúa cấp xác nhận, để đưa ra sản xuất đại trà.
- Tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn cho nông dân áp dụng
quy trình kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học, nâng cao nhận thức để thay
đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi theo hướng tập trung.
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư,
khuyến lâm chú trọng công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho nông
dân trong việc áp dụng và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả.
- Tăng cường sự phối hợp với các Sở, Ngành liên quan.

- Tăng cường sự phối hợp chỉ đạo giữa các đơn vị chủ rừng với
chính quyền xã, huyện, tạo sự đồng thuận giữa ngành và địa phương
trong việc thực hiện công tác BV&PTR, đặc biệt là công tác PCCCR.
- Làm tốt công tác thông tin dự báo, tạo điều kiện thuận lợi cho
người sản xuất nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường, qua đó định hướng
sản xuất, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
- Đẩy mạnh hơn nữa về cải cách hành chính, nâng cao trình độ,
năng lực, ý thức trách nhiệm của cán bộ. Cải tiến và nâng cao chất lượng
công tác thông tin, thống kê, báo cáo. Tăng cường ứng dụng rộng rãi
công nghệ thông tin trong hoạt động, quản lý ngành.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT.
Phối hợp với các đơn vị liên quan, tổ chức thực thực hiện tốt Chương
trình, dự án sử dụng vốn ODA do nước ngoài tài trợ. Tiếp tục nghiên cứu,
đề xuất danh mục các dự án ODA mới trong điều kiện ứng phó với tình
hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng để các nhà tài trợ xem xét hỗ trợ.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, quản lý chất
lượng giống nông – lâm – thủy sản; đặc biệt là công tác kiểm dịch,
phòng trừ dịch bệnh.
- Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống lụt bão
-tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt về ý thức người dân trong công tác phòng
tránh bão, áp thấp nhiệt đới.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thi đua trong toàn ngành. Phát động
phong trào thi đua sản xuất giỏi, khen thưởng khích lệ và tôn vinh kịp thời
những cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc, nhân rộng các điển hình tiên
tiến.





×