Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.52 KB, 8 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO TÓM TẮT
SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN
DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP HUYỆN
Kính gửi: Ban thi đua – Khen thưởng huyện
I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
- Họ và tên: NGUYỄN THẾ ANH
Năm sinh: 1987
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐẠI HỌC
- Chức năng nhiệm vụ được phân công: Giáo viên dạy lớp – TPT Đội
- Đơn vị công tác: Trường THCS Thạnh Lợi
II. NỘI DUNG:
1.THỰC TRẠNG:
Hiện nay những vấn đề nổi cộm mà thế giới quan tâm là chiến tranh, dịch
bệnh, thiên tai, dân số, môi trường. Môi trường bị ô nhiễm bởi những nguyên nhân
nào, môi trường bị ô nhiễm đã và đang ảnh hưởng như thế nào đến chúng ta thì có
người nhận thức rõ, có người chưa. Hiện trên Thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng, hàng ngày, hàng giờ con người vẫn tiếp tục khai thác và sử dụng một khối
lượng khổng lồ những nguồn tài nguyên thiên nhiên như than đá, dầu mỏ, gỗ, các
loài sinh vật... ở một số nơi, sự khai thác quá mức đã khiến cho những nguồn tài
nguyên này bị lâm vào tình trạng suy kiệt một cách trầm trọng. Cũng như vậy, hàng
ngày, hàng giờ các nhà máy sản xuất công nghiệp vẫn tiếp tục thải vào môi trường
đất, nước, không khí những lượng chất thải vô cùng lớn cùng với lượng bụi và độ
ồn quá tiêu chuẩn cho phép. Thực tế đã cho thấy, thiệt hại về môi trường là những
thiệt hại có tính nghiêm trọng. Thiệt hại môi trường làm phát sinh những thiệt hại
tiềm ẩn trong đó có thể dẫn tới thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ và tài sản của con
người. Một thực tế đáng lo ngại hiện nay là môi trường bị ô nhiễm không chỉ ở các
nhà máy, các khu công nghiệp, bệnh viện, đường xá mà còn bắt gặp ngay cả ở
trong một số cơ quan, trường học... Rác xuất hiện ở khắp mọi nơi, chỗ nào cũng có


thể thấy rác, từ quán ăn, chợ, trên đường, tại các trường học, ký túc xá, bệnh viện
đến các sông hồ... dù hầu hết các nơi (các tuyến đường, tại các khu phố và các khu
dân cư, khu chung cư) đều có khẩu hiệu với nội dung vận động, khuyến khích
người dân thực hiện nếp sống văn minh đô thị, trong đó có việc đổ rác đúng nơi
quy định, không vứt rác bừa bãi… Phần lớn người dân đã nghiêm túc chấp hành,


nhưng thực tế vẫn còn những đống rác nằm ngổn ngang, nhiều người vẫn vô tư xả
rác trên đường, trên sông rạch…Tại các sông, hồ rác chủ yếu do người dân sống hai
bên bờ và những người buôn bán vứt xuống. Kinh khủng nhất vẫn là rác tại các chợ
- chợ là bãi chiến trường rác thải.
-Tại trong sân trường tôi đang công tác, quanh các chiếc ghế đá, rác luôn bị
vứt bừa bãi nhất là đầu giờ học và sau giờ chơi.Không chỉ có học sinh mà có cả
Phụ huynh, không chỉ sân trường mà còn ở cả hành lang lớp học, nhà vệ sinh cũng
vậy. Rõ ràng là ý thức giữ vệ sinh của học sinh nói riêng và mọi người nói chung là
chưa cao.Và rồi dẫn đến nhiều dịch bệnh mà một trong những nguyên nhân chính
là do vệ sinh cá nhân, vệ sinh khu vực sống kém và tỉ lệ người bệnh ngày một tăng
như: Bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng……
2. TÊN SÁNG KIẾN VÀ LĨNH VỰC ÁP DỤNG :
2.1. Tên sáng kiến: “Một số kinh nghiệm trong xây dựng và lồng ghép nội
dung môi trường vào công tác giáo dục ngoài giờ ở trường THCS.
2.2. Lĩnh vực áp dụng.
Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của
loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và
của mỗi quốc gia.
Các nhà khoa học và quản lí đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bản
gây suy thoái môi trường là do thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.
Vì vậy giáo dục môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh
tế nhất và có tính bền vững nhất trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững đất nước.

Thông qua giáo dục môi trường, từng người và cộng đồng được trang bị kiến
thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lí các vấn
đề môi trường.
Giáo dục bảo vệ môi trường góp phần hình thành nhân cách người lao động
mới, người chủ tương lai của đất nước, người lao động, người chủ có thái độ thân
thiện với môi trường và bảo vệ môi trường là tự bảo vệ mình.
Đây chính là bức thông điệp không chỉ riêng cho một cá nhân mà là trách
nhiệm của toàn xã hội. Giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề có tính chiến lược của
mỗi quốc gia và toàn cầu. Bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững của đất
nước.
Vấn đề thôi thúc tôi phải quan tâm giúp học sinh có thêm kiến thức và hiểu rõ
tầm quan trọng của việc giữ vệ sinh môi trường, biết giữ gìn vệ sinh môi trường
sống, môi trường thiên nhiên, vì thực trạng trên, tôi đã suy nghĩ tìm tòi các phương
pháp lồng ghép nôi dung môi trường vào hoạt động giáo dục ngoài giờ của tôi; làm
sao để học sinh có thể tiếp thu các kiến thức môi trường tốt nhất mà không có chán
nản và lười sinh hoạt Đội; và tôi nhận thấy đạt được hiệu quả khả quan. Vì thế tôi


mạnh dạn đưa sáng kiến này vào để đồng nghiệp cùng tham khảo và cho ý kiến
đóng góp.
3.NỘI DUNG SÁNG KIẾN:
1. Tiến trình thực hiện:
- Quan sát thực tế để tìm phương pháp lồng ghép hợp lí.
- Lên kế hoạch thực hiện.
- Theo dõi hành vi của học sinh qua thời gian giáo dục lồng ghép nội dung môi
trường.
2. Thời gian thực hiện: Cả năm học từ tháng 9/2015- 5/2016
3. Nguyên tắc, phương thức, phương pháp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi
trường trong trường Tiểu học.
3.1 Nguyên tắc.

- Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp
vào các hoạt động giáo dục. Giáo dục bảo vệ môi trường là ghép thêm vào chương
trình giáo dục là một hướng hội nhập vào chương trình.Vì thế cần xác định mục
tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải phù hợp với mục
tiêu đào tạo của từng cấp học, lớp học và từng độ tuổi.
- Giáo dục bảo vệ môi trường phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến
thức tương đối đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường, phù hợp với
tâm lí lứa tuổi.
- Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phải chú ý khai thác tình hình thực tế
môi trường của từng địa phương và từng mục tiêu về kiến thức- kĩ năng của từng
bài học.
- Nội dung và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải chú trọng thực
hành, hình thành các kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể để học sinh có thể
tham gia có hiệu quả vào các hoạt động bảo vệ môi trường của địa phương, của đất
nước, phù hợp với độ tuổi.
- Cách tiếp cận cơ bản của giáo dục bảo vệ môi trường là: Giáo dục về môi
trường, trong môi trường và vì môi trường, đặc biệt là giáo dục vì môi trường. Coi
đó là thước đo cơ bản hiệu quả của giáo dục bảo vệ môi trường.
- Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường nhằm tạo cho người học chủ động
tham gia vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh phát hiện các vấn đề môi
trường và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên.
- Tận dụng các cơ hội để giáo dục bảo vệ môi trường nhưng phải đảm bảo các
em hứng thú khi được tham gia sinh hoạt Đội và lắng nghe những kiến thức về môi
trường.
b.Phương thức giáo dục.
- Giáo dục bảo vệ môi trường là lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy được
triển khai theo phương thức tích hợp. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được
tích hợp trong môn học thông các chương, bài cụ thể. Và ở đây không phải là một



tiết dạy mà là một tiết sinh hoạt Đội được lồng ghép nội dung môi trường, thế nên
phải làm sao đảm bảo cho các em vừa vui vừa nắm được kiến thức.
Ví dụ
- Tổ chức buổi sinh hoạt tham gia bảo vệ, giữ gìn, quét dọn và thắp hương mộ
mẹ VNAH Nguyễn Thị Chơi ở địa phương.
- Địa điểm: Ấp 4 xã Thạnh Lợi.
- Đối tượng: Đội viên khối 6
- Mục tiêu: giúp các em hiểu tinh thần uống nước nhớ nguồn vừa mang tính
tâm linh.
-Lồng ghép môi trường: Mỗi học sinh cùng ra sức bằng cách nhặt rác quét dọn
và làm vệ sinh ngôi mộ.
c. Các phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường.
Để phương pháp tích hợp giáo dục môi trường một cách hiệu quả cần quan
tâm, đó là những phương pháp đòi hỏi học sinh phải bộc lộ được nhận thức, quan
điểm, ý thức, thái độ, đưa ra được những giải pháp… trước các vấn đề của môi
trường. Ví dụ như phương pháp đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện
trực quan ( tranh ảnh, băng, đĩa hình có nội dung về môi trường), phương pháp thảo
luận nhóm, phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp
tham quan, điều tra, khảo sát thực tế.
2. Các biện pháp, giải pháp và cách tiến hành thông qua một số tiết sinh
hoạt Đội, sinh hoạt Sao nhi đồng khi lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường.
a. Các biện pháp, giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường.
- Khi lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường, giáo viên phải dựa vào các
nguyên tắc, phương thức, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường như đã nêu ở
phần 1.
- Giáo dục cho học sinh kĩ năng sống bảo vệ môi trường là khả năng ứng xử
một cách tích cực đối với các vấn đề môi trường. Cụ thể là kĩ năng nhận biết và
pháp hiện các vấn đề môi trường, xây dựng kế hoạch hành động vì môi trường,
kiên định thực hiện kế hoạch hành động vì môi trường trong lớp học, trường học,
khu dân cư và ngay trong gia đình của các em.

- Hành vi của người lớn là tấm gương có ý nghĩa giáo dục trực tiếp đối với
học sinh. Vì thế muốn giáo dục học sinh có nếp sống văn minh, lịch sự đối với môi
trường, trước hết các thầy, cô giáo và các bậc phụ huynh cần phải thực hiện đúng
các qui định bảo vệ môi trường.
* Ví dụ
Chỉ là hành động nhỏ thôi cũng tác động rất lớn đến các em, như khi ta
kê một tờ giấy xuống ghế ngồi thì khi ta đứng dậy phải cất ngay tờ giấy đó hoặc bỏ
vào sọt rác thì bản thân ta đã góp phần làm cho môi trường sạch hơn.
Có thể nhắc các em tắt hệ thống điện trong phòng học khi không cần thiết. Đó
cũng chính là những hành động để giáo dục các em sử dụng tiết kiệm và hiệu quả
nguồn năng lượng, vì đây cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra lượng khí


thải gây hiệu ứng nhà kính, làm cho trái đất nóng lên và khí hậu trên toàn cầu bị
biến đổi. Một trong những quốc gia bị ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu lớn nhất
là Việt Nam.( Cụ thể trong năm 2010 Việt Nam đã phải hứng chịu những đợt hạn
hán lớn diễn ra trên phạm vi cả nước. Trong năm vừa qua ở các tỉnh duyên hải
Miền Trung, từ Nghệ An trở vào cho tới Ninh thuận phải đương đầu với nhiều trận
lũ lụt lớn, gây thiệt hại lớn về tài sản cũng như tính mạng của người dân). Sự mất
mát đó không thể khắc phục trong ngày một ngày hai mà phải sau nhiều năm nữa
mới khắc phục được. Khi lấy những dẫn chứng cụ thể như vậy thì hiệu quả giáo
dục môi trường sẽ có tác dụng hơn, vì có thể khẳng định rằng chính con người tác
động vào tự nhiên và lấy đi những gì của tự nhiên, thì con người phải chịu những
hậu quả của tự nhiên mang lại.
Môi trường cũng chính là những vấn đề rất gần gũi với học sinh như cơm ăn,
nước uống, không khí để thở, mảnh sân, góc nhà, vườn cây… Các em có thể nhìn
thấy, sờ thấy, nhận biết được kinh nghiệm thực tế. Giáo viên cần tận dụng được
điểm này để giáo dục các em.
b. Cách tiến hành lồng ghép nội dung môi trường trong một số hoạt động
giáo dục ngoài giờ .

Đơn vị chúng tôi luôn quan tâm giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cảnh
quang môi trường.
Đầu năm, bên cạnh việc Ban Giám Hiệu đơn vị trao đổi với giáo viên chủ
nhiệm, lực lượng Đoàn viên sinh hoạt lại nội qui học sinh; còn gửi thông điệp là
nhà trường rất quan tâm việc bảo vệ cảnh quang trường học và đoán nhận trường
được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.
Sau đó, tôi và Ban Giám Hiệu còn trực tiếp sinh hoạt dưới cờ cùng học sinh,
thực sự xem việc giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường là một tiêu chí thi đua, đánh
giá đạo đức học sinh và định kì thường xuyên kiểm tra nhận định, định hướng khắc
phục, phấn đấu cho học sinh.
Mỗi ngày có một đội sao đỏ đi kiểm tra và nhắc nhở các lớp ở khâu vệ sinh
lớp. Mỗi ngày sẽ có 4-5 nhóm trong tiểu ban Xanh- Sạch- Đẹp trực nhật ở sân
trường và trực tiếp chấm điểm vệ sinh cho các lớp còn lại. Nhắc nhở học sinh có ý
thức nhặt rác khi nghe tiếng trống báo hết giờ chơi.
Thường xuyên kể những câu chuyện liên quan đến vấn đề môi trường trong
các buổi sinh hoạt Đội và sinh hoạt Sao giúp các em hiểu và tự giác có ý thức giữ
gìn vệ sinh cá nhân và bảo vệ môi trường.
* Ví dụ:
Câu chuyện : Xa giảng đường một chút, trên hàng kem của Bách hoá Tràng
Tiền, hai bạn trẻ đứng ăn kem với nhau rất ngon lành và vui vẻ, trước mặt họ là
một dòng chữ rất to: "Xin quý khách vui lòng vứt que vào thùng rác". Bên cạnh họ


là thùng rác cũng to không kém. Nhưng que kem thì vẫn rơi dưới chân của họ. Một
cô lao công tiến lại gần để nhặt những que kem được vứt ra, họ đã bước tránh cho
cô thực hiện nhiệm vụ của mình.
Phối hợp với y tế nhà trường và y tế xã tổ chức các buổi kiểm tra sức khỏe
định kì và tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng.
Tổ chức các hội thi có lồng ghép nội dung môi trường tạo hứng thú cho học
sinh tham gia.

* Ví vụ: Nội dung sinh hoạt Đội: ( Lồng ghép nội dung môi trường)

SINH HOẠT ĐỘI
CHỦ ĐỀ “VỆ SINH-SỨC KHOẺ”
CHUẨN BỊ:
- Một số câu hỏi về vệ sinh ăn uống…
- Bài thể dục buổi sáng ở trường
PHẦN 1:
- Tập hợp đội hình, điểm danh
- Hát bài hát tập thể.
- Chi Đội trưởng báo cáo tháng qua bạn nào tốt, bạn nào chưa chăm.
- TPT: Bạn nào có thể nhắc lại một số bài thơ ca ngợi về Bác, thầy đã
hướng dẫn cho các em ở tuần trước. (TPT cần đọc lại vài lần để các em nhớ bài)
“Đố ai đếm được lá rừng
Đố ai đếm được mấy từng trời cao
Đố ai đếm được vì sao
Đố ai đếm được công lao Bác Hồ”
***
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
TPT: Tuyên dương những em thực hiện tốt nhắc nhở các em chưa tốt cố
gắng để lần sinh hoạt sau khỏi bị phê bình nhé. các em đồng ý không nào? (đồng
ý- vỗ tay).
PHẦN 2: Giới thiệu và sinh hoạt:
- Con người sinh ra ai cũng muốn sống lâu, khoẻ mạnh, để làm được nhiều
việc tốt ,vậy trước hết chúng ta cần phải rèn luyện sức khoẻ, vệ sinh sạch sẽ đúng
không nào? Để hiêu biết được điều nầy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về chủ đề
vệ sinh sức khoẻ nhé!
TPT: Bây giờ các em hãy tìm hiểu một số câu hỏi nhé
1. Sau bữa ăn hay trước và sau khi ngủ dậy các em phải làm gì để răng miệng sạch

sẽ? (Đánh răng ạ)


2. Để phòng các bệnh ngoài da như ghẻ lỡ, mụn nhọt, các em nên làm gì?( thường
xuyên tắm rửa bằng nước sạch)
3. Trong ăn uống các em có ăn thức ăn thừa, ôi thiu không? Vì sào? (Không vì dễ
đau bụng và ngộ độc).
4. Các em có nên ăn vặt, hàng rong không? Vì sao? (Không vì mất vệ sinh dễ bị
đau bụng)
TPT: Tiếp theo thầy’ cùng các em tìm hiểu về cách sơ cấp cứu những vết
thương thông thường nhé.
- Khi bị đứt tay thì dùng nước oxy già rồi lấy bông thấm để lau sạch vết thương,
nhớ là lau từ mép vết thương ra ngoài.
- Đặt miếng gạc lên vết thương, dùng băng quấn kín vết thương (không quá chặt
để máu lưu thông).
Nếu có vật cứng, nhọn như mảnh chai, sành ,gai… sau khi lau vết thương phải
nhẹ nhàng khều, nhổ, lấy ra. Nếu sâu quá phải đến bệnh viện để lấy ra.
TPT: bắt giọng hát 1 bài quen thuộc để các em hát theo.
TPT: hỏi :Muốn có sức khoẻ hằng ngày chúng ta phải làm gì? Chúng ta phải
tập thể dục đều đặn hằng ngày. Vậy thì bây giờ chị cùng các em tập bài thể dục
nhé (TPT hô và tập bài thể dục ở trường để các em tập theo).
PHẦN 3:
- TPT đặt lại một số câu hỏi để các en trả lời.
- Hát tập thể
- Buổi sinh hoạt hôm nay tạm dừng ở đây,hôm sau các em sẽ tìm hiểu về chủ
đề Tiến bước lên Đoàn. Tạm biệt các em chúc các em vui khoẻ học thật tốt.
V. Kết quả đạt được:
Sau khi thực hiện các giải pháp, biện pháp lồng ghép nội dung môi trường
vào công tác giáo dục ngoài giờ, bản thân tôi nhận thấy học sinh đã tự phát hiện
được những vấn đề liên quan đến môi trường. Đặc biệt các em hiểu được rõ hơn

khái niệm về môi trường và có những hành động về môi trường thiết thực hơn, đa
số các em có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh lớp học, tạo nên cảnh quan môi
trường sạch hơn, xanh hơn và đẹp hơn.


VI. Mức độ ảnh hưởng:
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tôi nhận thấy được tính hiệu
quả thiết thực của nó. Đồng thời cũng đáp ứng được các yêu cầu đặt ra như đã giới
thiệu ở phần tầm quan trọng và lí do của đề tài như đã nêu ở trên. Phần nào đáp
ứng được các mục tiêu cơ bản của Bộ Giáo dục- Đào tạo đề ra. Có thể khẳng định
rằng:
- Đích quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho mọi
người hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói
quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường. Điều này phải được hình
thành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ.
- Trong những năm học phổ thông học sinh không những được tiếp xúc với
thầy, cô giáo, bạn bè mà còn được tiếp xúc với khung cảnh trường, lớp, bãi cỏ,
vườn cây… việc hình thành cho học sinh tình yêu thiên nhiên, quan tâm tới thế
giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh, phụ thuộc rất nhiều vào nội
dung và cách giáo dục của chúng ta.Vì vậy việc lồng ghép nội dung môi trường
vào công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phần cùng với các nội dung giáo dục
toàn diện trong nhà trường giúp cho mỗi học sinh nhận thức được tình yêu thiên
nhiên, bồi dưỡng những xúc cảm, xây dựng cái thiện trong mỗi con người, hình
thành thói quen, kĩ năng bảo vệ môi trường.
VII. Kết luận:
Trên đây là một số kinh nghiệm cũng như quan điểm của cá nhân tôi trong
quá trình phụ trách hoạt động giáo dục ngoài giờ với phần xây dựng và lồng ghép
nội dung môi trường trong trường THCS Thạnh Lợi. Vì nội dung đề tài có phạm vi
rộng mà thời gian nghiên cứu không nhiều nên chưa minh họa được nhiều khía
cạnh của môi trường. Nhưng tôi xin hứa sẽ tiếp tục nghiên cứu để làm cho đề tài

phong phú hơn và có tính khả thi hơn.
Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng
kiến cấp huyện./.
Thủ trưởng đơn vị

Thạnh Lợi, ngày tháng năm 201
Người báo cáo

Nguyễn Thế Anh



×