Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.7 KB, 16 trang )
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Để đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường XHCN nói chung và các trường
học nói riêng là đào tạo những con người phát triển toàn diện, cấp bậc tiểu học là cấp
bậc quan trọng nhất, là nền móng đầu tiên cho sự phát triển ấy. Do vậy tri thức và
nhân cách của mỗi con người được vững chắc hay không là nhờ vào sự kiên cố của
nền móng đó.
Về mặt tâm lí, ở bậc tiểu học trẻ bắt đầu tiếp xúc với hoạt động mới, hoạt động
của chúng được chuyển từ vui chơi sang hoạt động học tập. Tâm hồn các em bắt đầu
tiếp xúc với công việc mới mẻ và có thể nói cấp tiểu học sẽ vẽ những nét đầu tiên trên
nền nhân cách của trẻ. Ngoài các môn học ở tiểu học việc hình thành nhân cách trẻ
còn phụ thuộc rất lớn vào các hoạt động mà trong đó hoạt động sao nhi đồng là một
trong những hình thức sinh hoạt tạo nên nhân cách tự nhiên và có hiệu quả nhất.
Công tác nhi đồng ở nhiều nơi đạt kết quả tốt phụ thuộc rất nhiều vào phụ trách
Sao. Có thể nói phụ trách Sao là linh hồn của Sao. Thực tế cho thấy phụ trách sao
giỏi, nhiệt tình, hiểu tâm lí nhi đồng, có nghiệp vụ công tác và biết hát, múa, chơi, kể
chuyện một cách hấp dẫn thì ở đó chất lượng hoạt động của nhi đồng sẽ rất cao.
Ngược lại nếu phụ trách Sao năng lực kém hoặc nơi đó không có phụ trách Sao thì
hoạt động của nhi đồng rất tẻ nhạt.
Do phụ trách sao là các em vừa qua lứa tuổi nhi đồng nên dễ cảm thông và hoà
đồng với nhi đồng. Mặt khác các phụ trách Sao lại là những đội viên được chi đội
TNTP chọn cử làm phụ trách nhi đồng. Sự gương mẫu, nhiệt tình và phương pháp tổ
chức hướng dẫn của phụ trách sao có tác dụng giáo dục sâu sắc và nâng cao chất
lượng hoạt động của Sao nhi đồng.
Như vậy muốn duy trì được Sao nhi đồng, muốn các Sao nhi đồng hoạt động có
chất lượng, hiệu quả phải có phương pháp chọn cử và bồi dưỡng đội ngũ phụ trách
Sao nhi đồng.
1
2