Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

đánh giá sự đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài bề sát (reptilia) và ếch nhái (amphibia)tại trạm đa dạng sinh học mấ linh tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.04 KB, 34 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

TRẦN ĐẠI THẮNG

ĐÁNH GIÁ SỰ ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ
CỦA CÁC LOÀI BÒ SÁT (REPTILIA) VÀ ẾCH NHÁI
(AMPHIBIA)TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC
MÊ LINH - TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60 42 01 03

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUẢNG TRƯỜNG

Hà Nội, 2014


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN SINH THÁI
VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUẢNG TRƯỜNG

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Lâm Hùng Sơn

Phản biện 2: TS.Nguyễn Văn Sáng


Luận văn sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ họp
tại Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật vào hồi 10 giờ 00 ngày 26
tháng 12 năm 2014.

CÓ THỂ TÌM HIỂU LUẬN VĂN TẠI VIỆN SINH THÁI
VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT.


1

MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những nước có khu hệ bò sát và ếch nhái đa dạng nhất
trên thế giới (Frost, 2014). Số lượng các loài bò sát và ếch nhái tăng nhanh trong
những năm gần đây: Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc (1996) thống kê ở nước ta
có 340 loài (82 loài ếch nhái, 258 loài bò sát), đến năm 2005 tổng số loài đã lên tới
458 loài (162 loài ếch nhái, 296 loài bò sát) (Nguyễn Văn Sáng và cs., 2005), và
cuốn danh lục xuất bản năm 2009 đã ghi nhận tổng số loài là 545 loài (177 loài ếch
nhái, 368 loài bò sát) (Nguyen et al., 2009). Hiện nay đã ghi nhận khoảng 620 loài
(207 loài ếch nhái, 408 loài bò sát) (Frost 2014, Uetz & Hošek, 2014). Với hàng
loạt loài mới và ghi nhận mới được công bố trong những năm gần đây chứng tỏ
khu hệ bò sát và ếch nhái của Việt Nam rất đa dạng và cần tiếp tục được nghiên
cứu kỹ hơn.
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
được thành lập theo quyết định số 1063/QĐ–KHCNQG của Giám đốc Trung tâm
khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia (nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam) ngày 6/8/1999 với tổng diện tích là 170,3 ha. Mặc dù đã được
thành lập 15 năm nhưng cho đến nay, các công trình công bố về đa dạng sinh học ở
Trạm ĐDSH Mê Linh còn rất hạn chế, đặc biệt là về các loài bò sát và ếch nhái.
Mới chỉ có 2 báo cáo của Phòng Động vật học Có xương sống (2001, 2003) về
giám sát một số nhóm động vật rừng (thú, chim, bò sát, ếch nhái và côn trùng). Đối

với nhóm bò sát và ếch nhái Phòng Động vật học CXS đã ghi nhận 27 loài (13 loài
ếch nhái, 14 loài bò sát) ở khu vực Trạm ĐDSH Mê Linh. Vì vậy, để góp phần
đánh giá giá trị đa dạng sinh học làm cơ sở cho công tác quy hoạch phát triển của
Trạm, tôi chọn đề tài “Đánh giá sự đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài bò
sát (Reptilia) và ếch nhái (Amphibia) tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh,
tỉnh Vĩnh Phúc”.


2

Mục tiêu của đề tài


Thống kê và cập nhật danh sách các loài bò sát và ếch nhái ở Trạm ĐDSH

Mê Linh. Phát hiện các ghi nhận mới về các loài bò sát và ếch nhái ở khu vực
nghiên cứu.


Đánh giá đặc điểm phân bố theo sinh cảnh của các loài bò sát và ếch nhái ở

Trạm ĐDSH Mê Linh.


Đánh giá hiện trạng quần thể loài Rồng đất Physignathus cocincinus, một

loài bò sát quý hiếm ở Trạm ĐDSH Mê Linh.


Đánh giá giá trị bảo tồn của khu hệ bò sát và ếch nhái ở Trạm ĐDSH Mê


Linh theo các tiêu chí: sự đa dạng về thành phần loài và số lượng loài bị đe doạ.
Nội dung của đề tài
- Xác định sự đa dạng về thành phần loài
• Lập danh sách loài, xác định các nhóm loài chiếm ưu thế trong khu vực.
• Ghi nhận bổ sung các loài cho Trạm ĐDSH Mê Linh.
- Ghi nhận sự phân bố của các loài theo các dạng sinh cảnh sống trong khu
vực (rừng thứ sinh tự nhiên đang phục hồi, rừng trồng, khu vực canh tác nông
nghiệp).
- So sánh sự tương đồng về thành phần loài giữa khu vực nghiên cứu với một
số khu vực có dạng sinh cảnh tương tự ở phía Bắc Việt Nam.
- Đánh giá sự hiện trạng quần thể loài Rồng đất Physignathus cocincinus trong
khu vực thông qua ước tính kích cỡ quần thể loài rồng đất ở Trạm ĐDSH Mê Linh.
- Xác định các loài và địa điểm cần ưu tiên bảo tồn ở Trạm ĐDSH Mê Linh
dựa trên cơ sở tính đa dạng loài, số loài quý hiếm ghi nhận.


3

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Lịch sử nghiên cứu bò sát và ếch nhái ở Việt Nam

Theo Nguyễn Văn Sáng và cs. (2009), lịch sử nghiên cứu về bò sát và ếch
nhái ở Việt Nam có quá trình phát triển khá lâu đời và được chia ra ba thời kỳ: thời
kỳ thứ nhất từ năm 1954 trở về trước; thời kỳ thứ hai từ năm 1954 đến năm 1975
và thời kỳ thứ ba từ năm 1975 đến nay.
1.1.1. Thời kỳ thứ nhất

Danh y Tuệ Tĩnh (thế kỷ XVII) là người đầu tiên đã thống kê được 16 vị
thuốc có nguồn gốc từ bò sát và ếch nhái trong 498 vị thuốc nam dùng chữa bệnh
(Tuệ Tĩnh, 1972).
Bourret (1936, 1941, 1942) đã thống kê và mô tả 177 loài và phân loài thằn
lằn, 245 loài và phân loài rắn, 44 loài và phân loài rùa, 171 loài và phân loài ếch
nhái ở Đông Dương, trong đó có nhiều loài của Việt Nam; đây là công trình đầy đủ
nhất lúc bấy giờ.
1.1.2. Thời kỳ thứ hai
Thời kỳ này được mở đầu bằng đợt điều tra do đoàn của Đào Văn Tiến ở tỉnh
Quảng Trị đã thống kê được 1 loài ếch nhái, 7 loài thằn lằn, 4 loài rắn và 2 loài rùa,
trong đó có một loài rùa mới Annamensis grrochovkiae (nay là Mauremys mutica)
(Đào Văn Tiến, 1957, 1960).
Nguyễn Văn Sáng và cs. (1975) đã thống kê ở Miền Bắc Việt Nam có 69 loài
ếch nhái và 159 loài bò sát, bổ sung 16 loài cho khu vực Miền Bắc.
Ở Miền Nam có công trình khảo sát về rắn của Campden-Main, thống kê được
77 loài rắn (Campden-Main, 1970). Năm 1972, Saint Girons công bố 38 loài rắn
thuộc sưu tập rắn của Morice sưu tầm ở Nam Bộ năm 1873 và 1874 hiện lưu giữ ở
Bào tàng Lịch sử tự nhiên Li-on (Pháp).


4

1.1.3. Thời kỳ thứ ba
Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc đã thống kê được 82 loài ếch
nhái và 258 loài bò sát.
Lathrop et al. (1998) đã công bố 4 loài mới Leptobrachium xanthospilum, L.
banae, Leptolalax sungi, L. nahangensis ở Gia Lai, Tam Đảo và Na Hang.
Ziegler et al. (2000) mô tả một giống rắn và loài rắn mới thu thập được ở
Phong Nha tỉnh Quảng Bình: Triceratolepidophis sieversorum.
Orlov et al. (2003) mô tả một loài ếch mới Rana trankieni sưu tầm được ở

Mường Do, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
Bain et al. (2004) công bố 48 loài bò sát và ếch nhái tỉnh Hà Giang, có 2 loài
ếch nhái mới cho khoa học: Rana iriodes và Rana tabaca.
Đến năm 2005, số lượng các loài bò sát và ếch nhái đã tăng gấp đôi với 162
loài ếch nhái và 295 loài bò sát, với khoảng 50 loài bò sát được ghi nhận mới (so
với năm 1996) (Nguyễn Văn Sáng và cs., 2005).
Nguyen et al. (2009) đã ghi nhận tổng số loài là 545 loài trong đó có 177 loài
ếch nhái và 368 loài bò sát.
Từ đó đến nay đã có hàng loạt loài mới và ghi nhận mới ở Việt Nam, trong đó
có khoảng 70 loài bò sát và ếch nhái được mô tả.
Cùng với việc phát hiện các loài mới và ghi nhận mới thành phần loài bò sát
và ếch nhái ở nhiều khu hệ cũng được nghiên cứu tương đối đầy đủ như: Hecht et
al. (2013) đã công bố danh sách khu hệ bò sát và của khu KBTTN Tây Yên Tử
gồm 40 loài bò sát và 36 loài ếch nhái.
Ziegler et al. (2009) đã tổng kết 10 năm nghiên cứu đa dạng sinh học ếch nhái
và bò sát ở Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng từ năm 2000 đến 2009 và thống kê
được 45 loài ếch nhái và 93 loài bò sát, trong đó có 17 loài mới được phát hiện
trong giai đoạn này.


5
Ziegler et al. (2014) đã công bố danh sách khu hệ bò sát và ếch nhái của tỉnh
Hà Giang ghi nhận 50 loài ếch nhái và 52 loài bò sát.
1.2.
Một số nghiên cứu về bò sát và ếch tại Trạm ĐDSH Mê Linh
Theo kết quả nghiên cứu của Phòng động vật có xương sống (2001), đã ghi
nhận ở Trạm ĐDSH Mê Linh có 14 loài (8 loài bò sát, 6 loài ếch nhái). Đến năm
2003, trong đợt nghiên cứu giám sát Phòng động vật có xương sống đã ghi nhận 27
loài thuộc 12 họ (14 loài bò sát, 13 loài ếch nhái).
1.3.

Đặc điểm tự nhiên, xã hội khu vực Trạm ĐDSH Mê Linh
1.3.1.Vị trí địa lý
Trạm ĐDSH Mê Linh, Vĩnh Phúc thuộc địa bàn của xã Ngọc Thanh, thị xã
Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Cách trung tâm thị xã Phúc Yên khoảng 35 km về phía
Bắc. Trạm nằm ở phía Đông nam dãy núi Tam Đảo, là nơi có địa hình dốc trung
bình ở độ cao từ 50–550 m so với mực nước biển. Với diện tích trên 170 ha trong
đó chiều dài khoảng 3.000 m, chiều rộng trung bình khoảng 550 m (chỗ rộng nhất
khoảng 800 m, chỗ hẹp nhất khoảng 300 m).
Khu vực Trạm có toạ độ:
21o23’57’’ - 21o23’35’’ vĩ độ Bắc
105o42’40’’ - 105o42’40’’ kinh độ Đông
Phía Bắc giáp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; phía Đông và phía Nam
giáp hợp tác xã Đồng Trầm, xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên; phía Tây giáp vùng
đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
1.3.2. Địa hình
Đây thuộc vùng bán sơn địa ở phía Bắc thị xã Phúc Yên, là phần kéo dài về
phía Đông Nam của dãy Tam Đảo, có địa hình đồi và núi thấp theo hướng từ Bắc
xuống Nam.
Địa hình khu vực nghiên cứu phần lớn là đất dốc, độ chia cắt sâu với nhiều
dông phụ gần như vuông góc với dông chính, độ dốc trung bình từ 15-30 o, nhiều
nơi dốc đến 30-35o, điểm cao nhất là 520 m (điểm cực đông thuộc đỉnh núi Đá
trắng). Ở khu vực Trạm các bãi bằng rất ít nằm rải rác dọc theo ven suối phía Tây.
1.3.3.Thổ nhưỡng
Đất gồm 2 loại chủ yếu:


6
+ Ở độ cao trên 400 m đất feralitic màu vàng phát triển trên đá sa thạch cuội
hoặc dăm kết.
+ Ở độ cao dưới 400 m đất feralitic màu vàng đỏ phát triển trên sa phiến

thạch.
Ngoài ra, còn có đất dốc tụ phù sa ở ven các suối lớn ở độ cao dưới 100 m.
Đất thuộc loại chua có pH = 5,0-5,5, thành phần cơ giới trung bình, độ dày tầng đất
khoảng 30-40 cm.
1.3.4. Khí hậu, thủy văn
Trạm Mê Linh thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, nằm trong vùng khí hậu chung
của đồng bằng Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình hàng năm là 24 oC, tập trung không đều,
tháng có nhiệt độ cao là tháng 6, tháng 7 và tháng 8. Còn mùa lạnh vào các tháng
12, tháng 1 và tháng 2. Nhiệt độ các tháng nóng nực lên đến 40 oC. Nhìn chung
nhiệt độ trung bình vào mùa hè từ 27-29oC, trung bình vào mùa đông là 16-17oC.
Lượng mưa từ 1.400-1.600 mm/năm, phân bố không đều, tập trung vào mùa
hè từ tháng 6-8 hàng năm, ở đây có 2 mùa gió thổi rõ rệt là gió mùa Đông Bắc (từ
tháng 10 đến 3 năm sau) và gió mùa Đông Nam (từ tháng 4 đến tháng 9). Độ ẩm
trung bình là 81,9%. Là khu vực đầu nguồn của nhiều suối nhỏ đổ vào hồ Đại Lải.
1.3.5. Hiện trạng thảm thực vật
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Đồng Tấn (2003), trong khu vực nghiên cứu
có các kiểu thảm thực vật tự nhiên sau:
- Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp, gồm có:
Cây gỗ lá rộng: thường là những mảnh nhỏ phân bố rải rác trên các sườn núi ở
độ cao 300 m trở lên tại tiểu khu 11 của Trạm ĐDSH Mê Linh. Đây là những
khoảnh rừng thứ sinh mới được phục hồi sau khai thác.
- Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp, gồm có: Cây gỗ
lá rộng, rừng nứa xen cây gỗ và rừng giang.
Cây gỗ lá rộng: Là rừng phục hồi sau khai thác kiệt, đất nương rẫy, đất trồng
rừng thất bại. Phân bố ở sườn núi trên độ cao từ 200 m trở lên.
Rừng nứa xen gỗ: Được hình thành do khai thác quá mức và phục hồi sau
nương rẫy. Kiểu này phân bố ở tiểu khu 11 Trạm ĐDSH Mê Linh, dọc theo suối,
đường dông giữa Trạm với Vườn Quốc gia Tam Đảo.



7
- Rừng giang: Là dạng thoái hoá của rừng kín cây lá rộng, kiểu này thường là
những khoảnh nhỏ phân bố dọc theo suối ở tiểu khu 11.
- Trảng cây bụi thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp:
Trảng cỏ: Trảng cỏ dạng lúa trung bình: Có ưu hợp lách (Saccharum
spontaneum L.), Chít (Thysanolaena maxima (Roxb.) Kuntze) và Cỏ tranh
(Imperata cylindrica (L.) Beauv).
Khu vực rừng trồng (khoảng 100 ha) với các loại cây sau: Thông đuôi ngựa
(Pinus massoniana Lamb.), Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh. & Vriese), Keo tai
tượng (Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth.), Keo lá tràm (Acacia confusa
Merr.), Bạch đàn (Eucalyptus globulus Labill.).
1.3.6.Tình hình dân sinh kinh tế
Khu vực nghiên cứu nằm trên địa bàn xã Ngọc Thanh với diện tích đất lâm
nghiệp chiếm 51,8% tổng diện tích tự nhiên của toàn xã. Mật độ dân số của xã là
139 người/km2, dân tộc Kinh chiếm 53%, dân tộc thiểu số (Sán Dìu) chiếm 47%.
Thu nhập bình quân đầu người của xã khoảng 3 triệu đồng/người/năm.
Trong khu vực nghiên cứu không có người dân sinh sống, tuy nhiên do tập
quán của người dân quanh vùng nên rừng trong khu vực nghiên cứu vẫn chịu
những tác động tiêu cực như: Thả gia súc sau mùa vụ, lấy củi, lấy măng và khai
thác lâm sản ngoài gỗ.
CHƯƠNG II
ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Địa điểm nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Trạm ĐDSH Mê Linh, xã Ngọc Thanh,
Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Chúng tôi tiến hành thu mẫu ở các địa điểm sau:
- Xung quanh khu vực hành chính.
- Dọc theo suối chính từ khu hành chính Trạm đến suối 32 dài khoảng 3 km.
- Dọc theo đường mòn trong rừng.
- Các khe suối cạn.



8
- Các bãi đất canh tác.
- Các vũng nước.
Bảng 2.1: Địa điểm, thời gian và sinh cảnh thu mẫu bò sát và ếch nhái

Dọc theo suối
chính từ khu
hành chính
Trạm đến suối
32
Xung quanh khu
vực hành chính,
Dọc theo đường
mòn trong rừng
Các bãi đất canh
tác, các vũng
nước.

21023.056’- 105042.556’E
21024.583’N-105042.556’E

Độ cao
(m)
50
108

21023.056’N-105042.744’E
21023.056’N- 105042.744’E

21023.577’N-105043.686’E
21023.47,5’N-105043.157’E
21024.133’N-105043.303’E

50
55
20 0
100
300

Hai khe suối cạn

21023.114’N-105042.465’E
21023.149’N-105042.540’E

60
150

Địa điểm

Tọa độ

Thời gian thu mẫu

Sinh cảnh

Ngày 9, 16, 23, 30/4/2014
Ngày 4, 11, 18, 25/6/2014

Rừng thứ sinh


Ngày 07, 14, 21, 28/5/2014
Ngày28/ 5/2014
Ngày 5,20/6/2014

Vườn cây, vũng nước
và khu nuôi động vật
bán tự nhiên.
Rừng thứ sinh đang
phục hồi
Rừng trồng.
Bãi ruộng canh tác.

Ngày 23,30/7/2014

Ngày 9,16/6/2014
Ngày5,12/8/2014

Rừng thứ sinh đang
phục hồi xen giang
nứa.


9


10

Hình 2.1.Bản đồ các điểm thu mẫu bò sát và ếch nhái ở Trạm ĐDSH Mê Linh
2.2. Thời gian nghiên cứu

- Từ tháng IV đến tháng VIII năm 2014, mỗi tháng khảo sát 8 ngày với tổng
số 40 ngày thực địa.
- Tháng IX/2014: Phân tích đặc điểm hình thái và so sánh mẫu vật.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thu thập mẫu vật
+ Khảo sát thực địa
Chọn địa điểm thu mẫu: Mẫu vật thu ở ven suối, vũng nước nhỏ hoặc các
vùng ẩm ướt ven các đường mòn trong rừng hay ven suối. Tọa độ các điểm nghiên
cứu được xác định bằng máy định vị vệ tinh GPS Garmin etrex 10.
Thời gian thu mẫu: Các loài bò sát, ếch nhái thường thu thập mẫu vào cả ban
ngày và đêm.


11
Phương pháp thu mẫu: Các loài ếch nhái chủ yếu thu thập bằng tay; các loài
rắn thu bằng gậy, kẹp chuyên dụng
Xử lý mẫu vật: Mẫu vật ếch nhái thu được thường đựng trong các túi nilon,
mẫu rắn, thằn lằn, nhông các loại dựng trong túi vải mềm. Sau khi chụp ảnh mẫu
vật, mẫu vật đại diện cho các loài thường được giữ lại làm tiêu bản nghiên cứu.
+ Làm tiêu bản:
Gây mê: Mẫu vật được gây mê trong vòng 24 giờ bằng miếng bông thấm etyl
a-xe-tat.
Ký hiệu mẫu: Sau khi gây mê, mẫu vật được đeo nhãn có đánh số ký hiệu.
Nhãn và chỉ buộc không thấm nước, chữ viết trên nhãn không bị tan trong cồn. Đối
với ếch nhái, thằn lằn, nhông thì buộc nhãn vào chân , đối với rắn thì dùng kim
xuyên qua thân hoặc buộc vào cổ.
Cố định mẫu: Việc cố định mẫu cần đảm bảo mẫu có hình dạng dễ phân tích
hoặc quan sát sau này. Sắp xếp mẫu vật theo hình dạng mong muốn, sau đó phủ vải
màn hoặc giấy thấm lên trên, ngâm trong cồn 80-90% trong vòng 8-10 tiếng. Đối
với mẫu ếch nhái, rắn, nhông, thằn lằn cỡ lớn, cần tiêm cồn 80% vào bụng và cơ

của con vật để tránh thối hỏng mẫu.
Bảo quản mẫu vật: Để bảo quản lâu dài, sau khi cố định mẫu được chuyển
sang ngâm trong cồn 70%.
Mẫu vật nghiên cứu: Đã phân tích 92 mẫu bò sát và ếch nhái. Mẫu vật được
lưu trữ tại Trạm ĐDSH Mê Linh, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
Các chỉ tiêu hình thái:
Các chỉ tiêu về kích thước được đo bằng thước kẹp điện tử WABECO với đơn
vị đo nhỏ nhất là 0,1 mm. Vảy rắn và thằn lằn được đếm dưới kính núp.
Bảng 2.3.1 Các chỉ tiêu hình thái lớp ếch nhái (đơn vị đo: mm)
STT Kí hiệu

Giải thích


12
1.

SVL

Chiều dài mút mõm đến lỗ huyệt

2.

HW

Rộng đầu: Đo phần lớn nhất của đầu

3.

HL


Dài đầu: Đo từ mút mõm đến góc sau của xương hàm dưới.

4.

UEW

Rộng mí mắt: Phần rộng nhất của mí mắt trên

5.

IOD

Khoảng cách gian ổ mắt: Đo khoảng hẹp nhất giữa 2 ổ mắt

6.

ED

Đường kính lớn nhất của mắt theo chiều ngang

7.

TD

Đường kính lớn nhất của màng nhĩ

8.

SL


Khoảng cách từ mút mõm đến góc trước của mắt

9.

TED

Khoảng cách màng nhĩ-mắt: đo từ bờ trước màng nhĩ đến góc
sau của mắt

10.

IND

Khoảng cách gian mũi: khoảng cách giữa hai lỗ mũi.

11.

END

Khoảng cách mắt đến mũi: khoảng cách từ góc trước mắt đến
lỗ mũi.

12.

TED

Khoảng cách màng nhĩ-mắt: đo từ bờ trước màng nhĩ đến góc
sau của mắt


13.

FLL

Dài chi trước từ mép ngoài của đĩa ngón III đến nách

14.

FTD

Đường kính đĩa bám ngón tay III

15.

HLL

Dài chi sau từ mép ngoài đĩa ngón IV chân sau tới bẹn
Bảng 2.3.2: Các chỉ tiêu hình thái các loài nhông

STT Kí hiệu

Giải thích

1.

SVL

Dài mõm huyệt

2.


TaL

Dài đuôi

3.

AG

Dài nách- bẹn

4.

HL

Dài đầu


13

5.

HW

Rộng đầu

6.

STD


Khoảng cách từ mút mõm tới màng nhĩ

7.

ED

Đường kính mắt ( chiều thẳng đứng)

8.

TY

Đường kính màng nhĩ

9.

SL

Dài mõm(từ mút mõm tới hốc mắt)

10.

NO

Khoảng cách từ mũi tới góc trước của mắt

11.

DO


Đường kính ổ mắt theo chiều ngang

12.

FIL

Dài chi trước

13.

HIL

Dài chi sau

14.

SL

Vảy môi trên

15.

IL

Vảy môi dưới

Bảng 2.3.3: Các chỉ tiêu hình thái các loài tắc kè và thằn lằn khác
STT

Kí hiệu


Giải thích

1.

SVL

Dài mõm huyệt

2.

TaL

Dài đuôi

3.

HL

Dài đầu

4.

HW

Rộng đầu

5.

SL


Vẩy môi trên

6.

IL

Vẩy môi dưới

7.

MBS

Vảy quanh thân

8.

V

Vảy bụng


14
Bảng 2.3.4: Các chỉ tiêu hình thái các loài rắn
STT

Kí hiệu

Giải thích


1.

SVL

Dài mõm huyệt

2.

TaL

Dài đuôi

3.

SL

Vẩy môi trên

4.

IL

Vẩy môi dưới

5.

DSR

Vẩy thân


6.

VEN

Vẩy bụng

7.

SC

Vẩy dưới đuôi

8.

PreOc (L/R)

Số vảy trước ổ mắt (trái/phải)

9.

PostOc (L/R)

Số vảy sau ô mắt (trái/phải)

2.3.2. Định loại và phân tích số liệu
Định loại mẫu vật: So sánh hình thái của mẫu vật thu được với các mẫu đã
được định tên đang lưu giữ ở Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Định loại tên
loài theo các tài liệu của Bourret (1942), Taylor (1962), Bain & Nguyen (2004),
Bain et al. (2006, 2009), Inger et al. (1999), Hoàng Xuân Quang và cs. (2008),
Nguyễn Văn Sáng (2007), Nguyen Quang Truong et al. (2012) và một số tài liệu

khác có liên quan. Tên khoa học và phổ thông của loài theo Nguyen Van Sang et
al. (2009) và một số tài liệu mới công bố gần đây.
Thống kê: Sử dụng phần mềm PAST Statistics (Hammer et al., 2001) để phân
tích thống kê và so sánh sự tương đồng về thành phần loài bò sát và ếch nhái của
khu vực nghiên cứu với các khu vực so sánh.


15
Số liệu về phân bố được mã hóa theo dạng đối xứng (1: có mặt, 0: không có
mặt). Chỉ số tương đồng (Dice index) dựa trên công thức của Sorensen được tính
như sau:
djk = 2M/ (2M+N)
Trong đó M là số loài ghi nhận ở cả 2 vùng, N là tổng số loài chỉ ghi nhận ở
một vùng.
2.3.3. Đánh giá kích cỡ quần thể loài Rồng đất
Để ước lượng kích cỡ quần thể loài Rồng đất, chúng tôi sử dụng phương pháp
bắt - đánh dấu - thả - bắt lại. Đây là phương pháp truyền thống và dễ áp dụng trong
điều kiện Việt Nam. Đánh dấu các cá thể Rồng đất bằng bút xóa. Với số lần khảo
sát nhắc lại là 4 lần thì kích cỡ quần thể được ước tính theo công thức Schnabel:

Trong đó : Mi = tổng số cá thể đã đánh dấu ở lần khảo sát thứ i
Ci = số cá thể bắt gặp lần khảo sát thứ i
Ri = số cá thể bắt gặp lại ở lần khảo sát thứ i

Với mức độ sai số là:
Trong đó: k = số cá thể bắt gặp lại, Pi = số cá thể bắt gặp ở lần khảo sát i.


16
CHƯƠNG III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần loài bò sát và ếch nhái tại Trạm ĐDSH Mê Linh
Chúng tôi đã ghi nhận ở Trạm ĐDSH Mê Linh có tổng số 43 loài bò sát và
ếch nhái thuộc 14 họ, 4 bộ, 2 lớp. Đã phân tích, mô tả 40 loài. So với danh lục của
Phòng ĐVCSX (2003), chúng tôi đã ghi nhận bổ sung 24 loài bò sát và ếch nhái
cho Trạm ĐDSH Mê Linh trong đó có 10 loài ếch nhái, 14 loài bò sát (7 loài thằn
lằn, 7 loài rắn) và qua tiếng kêu, ảnh (1 loài tắc kè, 1 loài rắn, 1 loài rùa).
Một số loài được ghi nhận qua ảnh chụp hoặc quan sát trực tiếp như: Rắn
ráo Ptyas korros, Rùa bốn mắt Sacalia quadriocellata và qua tiếng kêu như Tắc
kè Gekko gecko.
3.2. Sự đa dạng về thành phần loài và đặc điểm phân bố của các loài bò
sát và ở Trạm ĐDSH Mê Linh
3.2.1. Sự đa dạng về thành phần loài
Đã ghi nhận ở Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh có 18 loài ếch nhái thuộc 6
họ, 2 bộ. Ba họ có số lượng loài chiếm ưu thế là họ Ếch nhái Ranidae (4 loài), họ
Ếch cây Rhacophoridae (5 loài), họ Ếch nhái chính thức Dicroglossidae (4 loài).
Họ Ếch giun Ichthyophiidae chỉ ghi nhận một loài.
Có 25 loài bò sát thuộc 8 họ, 2 bộ. Ba họ chiếm ưu thế Họ Nhông Agamidae
(4 loài), họ Thằn lằn bóng Scincidae (5 loài), và họ Rắn nước Colubridae (9 loài).
Ba họ chỉ ghi nhận được 1 loài là họ Rắn mống Xenopeltidae, họ Rắn hổ Elapidae,
họ Rắn lục Viperidae, Họ Rùa đầm Emydidae.


17

Hình 3.2.1: Sự đa dạng loài theo họ bò sát và ếch nhái tại Trạm ĐDSH Mê
Linh
3.2.2. Đặc điểm phân bố của các loài theo sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu
Phân bố theo sinh cảnh:
Ở sinh cảnh rừng tự nhiên đang phục hồi ghi nhận 39 loài vì sinh cảnh này có

suối vừa và nhỏ, có nhiều vũng nước thích hợp cho môi trường sống của các loài
ếch nhái và bò sát. Hơn nữa, đây là sinh cảnh chiếm phần lớn diện tích của Trạm
ĐDSH Mê Linh.
Ở sinh cảnh rừng trồng (keo, thông) ghi nhận 18 loài vì các khoảnh rừng trồng
thường ở trên cao và khô, thảm thực vật thực bì thuần loại.
Ở sinh cảnh khu vực canh tác nông nghiệp ghi nhận 14 loài, chủ yếu là các
loài phổ biến vì sinh cảnh bị nhiều tác động của con người
3.3. Các loài ếch nhái và bò sát bị đe dọa
Các loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam: Trong số các loài ghi nhận ở
Trạm Mê Linh, có 3 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) chiếm 7,5% số
loài ghi nhận được, bao gồm: một loài ở bậc EN (nguy cấp) là Rắn cạp nong
(Bungarus fasciatus) và hai loài ở bậc VU (sẽ nguy cấp) là Ếch giun ban-na
(Ichthyophis bannanicus) và Rồng đất (Physignathus cocincinus).


18
Có 1 loài ghi trong Nghị Định 32/2006/NĐ-CP của Chính Phủ là Rắn cạp
nong (Bungarus fasciatus) thuộc nhóm IIB.
3.4. So sánh sự tương đồng về thành phần loài bò sát và ếch nhái của
Trạm ĐDSH Mê Linh với một số VQG, KBT lân cận
Dựa vào kết quả nghiên cứu của Bain & Nguyen (2004), Hecht et al. (2013),
Nguyễn văn Sáng và cs. (2010), Nguyễn Quảng Trường (2006) chúng tôi so sánh
khu hệ bò sát và ếch nhái của Trạm ĐDSH Mê Linh với một số vườn quốc gia, khu
bảo tồn có dạng sinh cảnh tương tự ở phía bắc Việt Nam gồm VQG Tam Đảo
(Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang), KBTTN Tây Côn Lĩnh (Hà Giang),
KBTTN Tây Yên Tử (Bắc Giang) và KBTTN Xuân Nha (Sơn La).
Trạm ĐDSH Mê Linh có sự đa dạng về thành phần loài thấp hơn hẳn so với
VQG Tam Đảo (ghi nhận 40 loài). Điều này có thể giải thích do Trạm ĐDSH Mê
Linh có diện tích nhỏ hơn rất nhiều so với các KBT khác (170,3 ha). Hơn nữa, chất
lượng sinh cảnh chủ yếu là dạng sinh cảnh đã bị tác động mạnh gồm rừng thứ sinh

đang phục hồi, cây bụi, rừng trồng và đất nông nghiệp.
3.5. Đánh giá hiện trạng quần thể Rồng đất Physignathus cocincinus tại Trạm
ĐDSH Mê Linh

Loài Rồng đất Physignathus cocincinus được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) ở bậc
VU (sẽ nguy cấp). Loài này chỉ sống ở các suối nước chảy thuộc dạng sinh cảnh rừng tự nhiên,
không ghi nhận ở các suối thuộc khu vực rừng trồng và đất nông nghiệp. Vì vậy chúng tôi tiến
hành đánh giá kích cỡ quần thể của loài bò sát có giá trị bảo tồn và có thể coi là loài chỉ thị cho
chất lượng sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu.

Kích cỡ quần thể của loài Rồng đất ở Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh ước
tính theo công thức Schnabel là:
N = (0 x 9 +9 x 4+11 x 4 + 14 x 10) : (0 + 2+1+5) = 27,5 cá thể.
3.6. Các nhân tố tác động các loài bò sát và ếch nhái ở Trạm ĐDSH Mê
Linh


19
3.6.1. Các tác động của con người
Các hoạt động quấy nhiễu: Trong khu vực Trạm ĐDSH Mê Linh đôi khi vẫn
còn có hiện tượng người dân vào săn bắt trái phép ở khu vực giáp ranh với VQG
Tam Đảo.
Ngoài ra vẫn còn hoạt động kích điện để đánh bắt cá ở các con suối thuộc địa
bàn Trạm cũng ảnh hưởng đến các loài ếch nhái, đặc biệt là làm gây chết nòng nọc
của các loài ếch nhái vào mùa sinh sản.
3.6.2. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn
Công tác nghiên cứu bảo tồn: Tiếp tục giám sát loài quan trọng như loài Rồng
đất Physignathus cocincinus.
Công tác bảo vệ và phục hồi rừng: Đẩy mạnh việc chăm sóc các diện tích rừng
đã trồng, tiếp tục trồng bổ xung với các loài cây bản địa để phủ kín các khoảnh đất

trống còn lại trong các lô ở khu vực.
Tăng cường các hoạt động tuần tra, bảo vệ rừng, tuyệt đối không cho người
dân quanh khu vực Trạm vào săn bắt các loài động vật hoang dã nói chung và các
loài bò sát, ếch nhái nói riêng.
Nâng cao nhận thức: Tích cực tuyên truyền cho người dân địa phương không
khai thác săn bắt trong khu vực giáp ranh giữa Trạm ĐDSH Mê Linh và vườn quốc
gia Tam Đảo bằng nhiều biện pháp như hệ thống phát thanh cấp xã hoặc thôn, biển
báo ở trước cổng Trạm và vùng giáp ranh.


20

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Đa dạng về thành phần loài: Đã ghi nhận ở khu vực Trạm ĐDSH Mê Linh
43 loài gồm 18 loài ếch nhái và 25 loài bò sát thông qua bộ mẫu vật
- Đã ghi nhận bổ sung 24 loài cho danh lục các loài bò sát và ếch nhái của
Trạm ĐDSH Mê Linh (10 loài ếch nhái và 14 loài bò sát).
- Có 3 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và 1 loài trong Nghị Định
32/2006/NĐ-CP của Chính Phủ.
- Thành phần loài bò sát và ếch nhái ở Trạm ĐDSH Mê Linh khá tương đồng
với KBTTN Tây Yên Tử.
- Phân bố của các loài theo sinh cảnh ghi nhận sinh cảnh rừng thứ sinh tự
nhiên đang phục hồi có 39 loài, sinh cảnh rừng trồng (keo, thông) có18 loài và sinh
cảnh đất canh tác nông nghiệp có14 loài.
- Qua các đợt giám sát quần thể loài Rồng đất, chúng tôi ước tính ở đây có
khoảng 26-29 cá thể.
- Các nhân tố chính tác động đến khu hệ ếch, bò sát đó là tình trạng quấy
nhiễu của người dân: săn bắt một số loài bò sát và ếch nhái làm thực phẩm.
2. Kiến nghị

- Tiếp tục giám sát theo dõi diễn biến quần thể của loài Rồng đất
Physignathus cocincinus.
- Đẩy mạnh công tác quản lý và bảo vệ sinh cảnh sống, giảm thiểu tác động
của con người đến các quần thể ếch nhái, bò sát trong khu vực Trạm ĐDSH Mê
Linh, đặc biệt chú trọng đến vùng giáp ranh với VQG Tam Đảo.


21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1.

Bộ Khoa học và công nghệ (2007): Sách đỏ Việt Nam: Phần Động vật. NXB
Khoa học và Công nghệ, Hà Nội: trang 192-245.

2.

Chính phủ nước CHXHCNVN (2006). Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30
tháng 3 năm 2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp,quý, hiếm.

3.

Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Andrew Grieser Johns, Cao Tiến
Trung, Hồ Anh Tuấn, Chu Văn Dũng (2008): Ếch nhái, bò sát ở Khu Bảo tồn
Thiên nhiên Pù Huống. Nxb. Nông nghiệp, 127 trang.

4.

Lê Đồng Tấn (2003): Một số kết quả nghiên cứu về diễn thế tại khu vực ĐôngNam vườn Quốc gia Tam Đảo và xã Ngọc Thanh-Mê Linh-Vĩnh Phúc. (Tc
Lâm nghiệp, 4/2003).


5.

Niêm giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2012).

6.

Nguyễn văn Sáng (2007): Động vật chí Việt Nam, (phân bộ rắn)Tập 4, Nxb
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 179 trang.

7.

Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1996). Danh lục bò sát và ếch nhái Việt Nam.
Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 264 trang.

8.

Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường (2005): Danh lục ếch
nhái và bò sát Việt Nam. Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội: 180 trang.

9.

Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường, Nguyễn Vũ Khôi
(2005): Nhận dạng một số loài Bò sát- Ếch nhái ở Việt Nam. Nxb Nông
Nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh: 100 trang.

10. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường, Lê Nguyên Ngật,
Hoàng Xuân Quang, Ngô Đắc Chứng (2009): “Nhìn lại quá trình nghiên cứu
ếch nhái, bò sát ở Việt Nam qua từng thời kỳ”, Báo cáo khoa học hội thảo
quốc gia về lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam, Nxb Đại học Huế, tr. 1-9.



22
11. Phòng động vật có xương sống (2003): Kết quả điều tra giám sất một số nhóm
động vật rừng (Thú, chim, bò sát ếch nhái, côn trùng) Ở Trạm ĐDSH Mê Linh.
12.

Tuệ Tĩnh (1972): Nam thần hiệu. Nxb Y học, Hà Nội: 472 tr.

Tài liệu tiếng nước ngoài.
13. Ananjeva N., Orlov N., Nguyen T. T. & Ryabov S. (2011): A New Species of
Acanthosaura (Agamidae, Sauria) from Northwest Vietnam. Russia Journal of
Herpetology, 18: 195-202
14. Bain R. H. & Nguyen Q. T. (2004): Herpetofaunal Diversity of Ha Giang
Province in Northeastern Vietnam, with Descriptions of Two New Species.
American Museum of Natural History, 3453: 42.
15. Bain R. H., Stuart B. L., Nguyen Q. T., Che J. & Rao D. Q. (2009): A new
Odorrana (Amphibia: Ranidae) from Vietnam and China. Copeia, 2009: 348362.
16. Bain R. H., Nguyen Q. T & Doan V. K. (2009): A new species of the genus
Theloderma Tschudi, 1838 (Anura: Rhacophoridae) from Northwestern
Vietnam.Zootaxa, 2191: 58-68.
17. Bourret R. (1936): Les Serpents de l’Indochine. Toulouse, vol. 1 + 2: 141 +
505pp.
18. Bourret R. (1941): Les Tortues de l’Indochine. Inst. Ocean. Indoch., 38e.,
Hanoi, 236pp.
19. Bourret R. (1942): Les Batraciens de l’Indochine. Hanoi, 517pp.
20.

Chan K. O., Blackburn D. C., Murphy R. W.,Stuart B. L., Emmett D. A., Ho T.
C. & Brown R. M. (2013): A new species of narrow-mouthed frog of the

genus Kaloula from eastern Indochina. Herpetologica, 69: 329-341.

21. Camden-Main S. M. (1970): A field guide to the snakes of South Vietnam.
U.S. Nat. Mus., Washington, 114 pp.


23
22. David P., Pham T. C., Nguyen Q. T & Ziegler T. ( 2011): A new species of the
genus Opisthotropis Günther, 1872 (Squamata: Natricidae) from the highlands
of Kon Tum Province, Vietnam. Zootaxa, 2758: 4356.
23. David P., Nguyen Q. T., Nguyen T. T, Jiang K., Chen T., Teynié A. & Tho.
(2012):A new species of the genus Oligodon Fitzinger, 1826 (Squamata:
Colubridae) from northern Vietnam, southern China and central Laos. Zootaxa
3498: 45-62.
24. Dotsenko I. B. (2011): Emydocephalus szczerbaki sp. (Serpentes, Elapidae,
Hydrophiinae) a new species of the turtleheaded sea snake genus from Vietnam
[In Russian]. Zbirnik prats zoologichnogo museyu. Kiev, 41: 128-138.
25. Dubois & Ohler. (2013): A new species of the genus Quasipaa (Anura,
Ranidae, Dicroglossinae) from northern Vietnam. Alytes, Paris, 27: 49-61.
26. Frost, D. R. (2014): Amphibian Species of the World: an Online Reference.
Version 6.0 (accessed in October 2014). Electronic Database accessible at
American Museum
of Natural History, New York, USA.
27. Geissler P., Nazaov R., Nikolai L., Orlov N., Böhme W., Phung M. T., Nguyen
Q. T & Ziegler T. (2009): A new species of the Cyrtodactylus irregularis
complex (Squamata: Gekkonidae) from southern Vietnam. Zootaxa, 2161: 2032.
28.

Grismer J. L. & Grismer L. L .(2010): Who’s your mommy? Identifying
maternal ancestors of asexual species of Leiolepis Cuvier, 1829 and the

description of a new endemic species of asexual Leiolepis Cuvier, 1829 from
Southern Vietnam. Zootaxa, 2433: 47-61.

29. Grismer L. L., Ngo V. T & Grismer J. L. (2010): A colorful new species of
insular rock gecko (Cnemaspis Strauch 1887) from southern Vietnam Zootaxa,
2352: 46-58.


×