1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA SAU ĐẠI HỌC
---------------------------------------------------------
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
TÊN ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT BẢO VỆ VÀ NÂNG
CAO ĐỘ PHÌ CỦA ĐẤT NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT RỪNG TRỒNG BẠCH
ĐÀN Ở CÁC LUÂN KỲ SAU TẠI ĐẠI LẢI – VĨNH PHÚC”
Người hướng dẫn : PGS.TS Ngô Đình Quế
Học viên
: Ngô Đức Nhạc
Lớp
: CH 17B Lâm Học
Hà Nội, tháng 12 năm 2010
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Hiện nay ở nước ta, bạch đàn (Eucalyptus) đang là một trong những loài
cây chủ lực trong trồng rừng công nghiệp cung cấp nguyên liệu gỗ, giấy, ván
dăm... Diện tích rừng trồng công nghiệp nói chung chiếm tới 46% tổng diện
tích rừng trồng và có xu hướng ngày càng tăng. Sự phát triển rừng trồng công
nghiệp đã có những đóng góp đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội. Tuy
nhiên, khuynh hướng suy giảm năng suất rừng ở các chu kỳ sau đang là mối quan
ngại của các doanh nghiệp và người trồng rừng ở nhiều quốc gia trên thế giới, mà
một trong những nguyên nhân quan trọng nhất đó là quản lí lập địa thiếu bền vững
trong trồng rừng.
Bên cạnh những lợi ích kinh tế, việc kinh doanh rừng trồng bền vững
luôn có nhiều thách thức, nảy sinh nhiều vấn đề tiềm ẩn, trong đó khuynh
hướng suy giảm năng suất rừng sau nhiều chu kỳ kinh doanh đang được quan
tâm nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới.
Phát triển lâm nghiệp bền vững đã và đang là con đường tất yếu của mỗi
quốc gia trong việc giải quyết những mâu thuẫn có tính qui luật giữa sử dụng
và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Trong kinh doanh và phát triển rừng, đặc
biệt trồng rừng sản xuất ở qui mô lớn như ở các quốc gia Indoneshia, Trung
quốc, Brazil, Chilê…chủ rừng luôn nhận thấy năng suất rừng sụt giảm ở các
chu kỳ kế tiếp, kèm theo là sự thoái hóa về đất đai mà trực quan cũng dễ nhận
biết qua thực vật chỉ thị bên cạnh các số liệu khoa học nói về dinh dưỡng cây
trồng và độ phì đất. Kết quả nghiên cứu bước đầu ở một số nước cho rằng
việc quản lý hợp lý vật liệu hữu cơ sau khai thác, kiểm soát thảm thực bì và
sử dụng phân bón phù hợp đã có tác dụng tích cực đến độ phì đất và năng suất
rừng trồng (Nambiar, 1996).
Tuy nhiên, ở Việt Nam, sau khai thác rừng, các vật liệu hữu cơ (ngọn,
cành nhánh, vỏ và lá cây) thường không được giữ lại hoặc bị đốt. Điều này
3
dẫn đến suy thoái độ phì đất do xói mòn, rửa trôi và mất cân bằng dinh dưỡng
trong đất.
Bên cạnh đó, hiện nay công tác nghiên cứu ở nước ta về quản lý lập địa
nhằm bảo tồn đất và duy trì năng suất rừng trồng nói chung và rừng Keo lá
tràm nói riêng còn hạn chế và thiếu hệ thống. Bằng chứng là có rất ít nghiên
cứu chuyên sâu về đất, quản lý lập địa sau khai thác mà hầu hết các nghiên
cứu đều tập trung vào khía cạnh cải thiện giống cây trồng, biện pháp kỹ thuật
lâm sinh (phương thức trồng, mật độ, tỉa thưa,...) mà chưa quan tâm đến quản
lý dinh dưỡng trong đất để duy trì sức sản xuất của đất ổn định trong nhiều
chu kỳ kinh doanh. Đó là yêu cầu đòi hỏi thực tiễn sản xuất hiện nay cần phải
được giải đáp.
Để giải quyết được những tồn tại nêu trên và làm cơ sở khoa học quan
trọng cho việc kinh doanh bền vững rừng trồng bạch đàn ở nước ta. Được sự
đồng ý của Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, Khoa Đào tạo sau Đại
học cho phép triển khai thực đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật
bảo vệ và nâng cao độ phì của đất nhằm tăng năng suất rừng trồng bạch
đàn ở các luân kỳ sau”. Kết qủa nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học
quan trọng cho việc kinh doanh bền vững rừng trồng keo và bạch đàn ở nước
ta.
4
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:
1.1.1 Nghiên cứu về các biện pháp quản lý lập địa và năng suất rừng
trồng
Phát triển trồng rừng công nghiệp đã được triển khai từ thế kỷ trước ở
các nước có nền lâm nghiệp tiên tiến như: Thụy Điển, Mỹ, Úc, New Zealand,
Pháp, Đức, Brazil…họ đã phát triển trồng rừng công nghiệp từ những thập
niên 80 của thế kỷ trước. Nhờ đó, các nhà khoa học ở các nước này không
ngừng nghiên cứu về các lĩnh vực như: giống, biện pháp kỹ thuật lâm sinh,
điều chế rừng và đặc biệt là công tác quản lý lập địa nhằm duy trì năng suất
rừng trồng ở các luân kỳ sau rất được quan tâm.
Quản lý lập địa là tổng hợp các biện pháp kỹ thuật, bao gồm: kỹ thuật
khai thác rừng, làm đất, kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng nhằm duy trì độ phì
của đất và năng suất rừng trồng qua nhiều chu kỳ khai thác (Nambiar và
Brown, 1997).
Nghiên cứu của Nambiar (1996) cho thấy sự thoái hóa lập địa do khai
thác rừng thông Pinus radiata với chu kỳ ngắn ở Úc. Theo tác giả, có tới 90%
chất dinh dưỡng trong sinh khối bị lấy đi khỏi rừng khi khai thác.
Sands (1983) cũng cho rằng sự thay thế rừng bạch đàn tự nhiên ở Úc
bằng rừng trồng thông (Pinus radiata) với chu kỳ chặt 15 – 20 năm (400m 3/
ha) cũng làm giảm độ phì đất do khai thác gỗ. Mặt khác tầng thảm mục dày
và khó phân giải của thông cũng làm chậm sự quay vòng các nguyên tố
khoáng và đạm ở các lập địa này.
Theo Nambiar và Brown (1997), trồng rừng có thể đem lại những ảnh
hưởng tích cực khi mà độ phì đất được cải thiện. Ngược lại, trồng rừng có thể
có tác động xấu khi chúng làm mất cân bằng hay cạn kiệt nguồn dinh dưỡng
5
trong đất. Nhìn chung, việc trồng rừng cải thiện các tính chất vật lý đất. Tuy
nhiên, việc sử dụng cơ giới hoá trong xử lý thực bì, khai thác, trồng rừng là
nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm sức sản xuất của đất.
Tại Úc và New Zealand, năng suất rừng trồng thông (Pinus radiata)
giảm đi là do qúa trình xử lý đất trồng rừng bằng việc đốt thực bì trước khi
trồng rừng đã làm mất lượng mùn và đạm. Số liệu nghiên cứu cho thấy khi
đốt vật liệu hữu cơ sau khai thác sẽ làm thất thoát khoảng 423 kg đạm/ha và
giảm 28% tổng lượng đạm có trong đất tính tới độ sâu 50 cm (Flinn và cs.,
1980).
Kết quả nghiên cứu của Goncalves (1997) cho thấy trong công
tác chuẩn bị đất trồng rừng, nếu đốt vật liệu hữu cơ sau khai thác (phần ngọn
cây, cành nhánh, lá và phần vỏ của loài bạch đàn Eucalyptus grandis 7 tuổi)
thì sẽ mất một lượng lớn chất dinh dưỡng được qui đổi theo 1 ha như sau:
đạm 345 kg, lân 11 kg, kali 79 kg, 129 kg canxi.
Trong điều kiện đất cát khi mất lượng thảm mục che phủ thì dẫn tới
giảm nước trong đất (Sands, 1983). Năng suất rừng trồng thông (Pinus
radiata) được ổn định khi mà cành nhánh, lá cây sau khai thác được giữ lại tại
hiện trường (Squire và cs., 1985).
Năng suất rừng giảm dần là do khi canh tác không chú ý nghiên cứu
các biện pháp kỹ thuật phục hồi và nâng cao tiềm năng sức sản suất của đất
rừng (Nambiar 1996, 1999).
Tổng kết các nghiên cứu về quản lý lập địa tại Maramarua - New
Zealand qua hai thập kỷ cho thấy khi thảm mục của rừng bị mất đi và bề mặt
đất bị nén lại sau khai thác sẽ làm giảm năng suất rừng là 8%. Tầng đất mặt bị
mất do xói mòn sẽ giảm năng suất lên tới 42% (Murphy và cs., 2004).
Goncalves và cs. (1997) đã nghiên cứu các biện pháp quản lý lập địa
cho rừng trồng bạch đàn tại Sao Paulo, Brazil cho kết quả là sinh trưởng rừng
6
trồng 15 tháng luân kỳ 2 đã tăng lên khi để lại cành nhánh sau khai thác, trong
khi đó năng suất rừng bạch đàn Eucalyptus grandis 6 tuổi tại Brazil đã giảm
đi 36,5% do không để lại cành nhành sau khai thác. Kết quả này cũng tương
tự với các nghiên cứu tại Úc (O’Connell và cs., 2000; Simpson và cs., 2000).
Việc giữ lại vật liệu hữu cơ sau khai thác đã làm tăng số lượng đạm,
lượng nước có trong đất (Du Toit và cs., 2004; Goncalves và cs., 2004).
Nghiên cứu về quản lý lập địa đối với rừng trồng keo tai tượng tại
Indonesia, Hardiyanto và cs. (2004) cho thấy việc lấy đi cành nhánh sau khai
thác đã ảnh hưởng tới nguồn dinh dưỡng trong đất là lân, kali và canxi và giảm
năng suất rừng trồng.
P.Delepote và cộng sự (2008) khi nghiên cứu về ảnh hưởng của để lại
VLHCSKT đến tính chất đất và sinh trưởng rừng chu kỳ thứ hai của bạch đàn
tại Công Gô cho thấy: lượng VLHCSKT để lại đến 23,2 tấn/ha so với 0
tấn/ha của đối chứng. Hàm lượng chất khoáng của VLHCSKT để lại cũng
khác nhau theo thời gian tùy theo dinh dưỡng: K và P giải phóng nhanh trong
qúa trình phân hủy, nhưng Ca chậm và N, Mg là trung bình. Tổng lượng dinh
dưỡng phóng thích trong qúa trình phân hủy thảm mục và VLHCSKT là: 329
kg N/ha; 41 kg P /ha; 99 kg K /ha, 73 kg Ca/ha và 52 kg Mg/ha sau 20 tháng
khai thác rừng.Theo đó, sinh trưởng rừng cũng là cao nhất tại nơi có
VLHCSKT để lại nhiều nhất và thấp nhất là đối chứng, nơi chuyển hết
VLHCSKT đi nơi khác. Nghiên cứu cũng cho thấy hầu hết dinh dưỡng trong
VLHCSKT và thảm mục đã được khoáng hóa trong hai năm đầu sau khai
thác.
A.Tiarks và Ranger (2008) trong báo cáo “Độ phì đất của rừng trồng nhiệt
đới: Đánh gía và Hiệu qủa của quản lý lập địa” sau khi đã tổng kết nhiều kết
qủa nghiên cứu trên thế giới thuộc mạng lưới nghiên cứu của CIFOR, đã tổng
kết:
7
i)
Trên 16 lập địa khác nhau, có 6 lập địa chưa cho thấy để lại VLHCSKT
làm tăng chất hữu cơ, 1 lập địa cho giảm đi còn lại 9 lập cho thấy để lại
VLHCSKT đã làm tăng đáng kế chất hữu cơ trong đất.
ii)
Chất hữu cơ có ảnh hưởng rất lớn đến tăng sản luợng rừng thông qua ảnh
hưởng đến tính chất vật lý như khả năng giữ nước, trữ nước và chứa
những dinh dưỡng quan trọng. Sự phân hủy chất hũy cơ là nguồn dinh
dưỡng yêu cầu chủ yếu của cây. Trường hợp dinh dưỡng bị rửa trôi thì
chất hữu cơ phân giải chậm là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho cây.
iii) N là dinh dưỡng đứng đầu tiên nhận được từ chất hữu cơ. Chất hữu cơ
(C) và Đạm (N) có mối quan hệ chặt chẽ thể hiện qua tỉ lệ C/N. Một tác
động nào của quản lý ảnh hưởng đến một trong hai con số thì sẽ ảnh
hưởng đến con số còn lại.
1.1.2 Nghiên cứu về sinh khối, năng suất rừng
Sinh khối là tổng lượng chất hữu cơ có được trên một đơn vị diện tích
tại một thời điểm và có đơn vị là tấn/ha theo trọng lượng khô. Sinh khối bao
gồm tổng trọng lượng thân, cành, lá, hoa, quả và rễ trên mặt đất và dưới mặt
đất. Việc nghiên cứu sinh khối cây rừng có ý nghĩa quan trọng trong việc
đánh giá, quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên rừng. Trên thế giới lĩnh vực
này đã được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, tập trung ở một số
điểm cơ bản sau:
Trước năm 1840, các tác giả đi sâu vào lĩnh vực sinh lý học thực vật về
vai trò hoạt động của diệp lục thực vật màu xanh trong quá trình quang hợp
để tạo nên các sản phẩm hữu cơ dưới tác dụng của các yếu tố tố tự nhiên như:
đất, nước, không khí và năng lượng ánh sáng mặt trời. Tiêu biểu có các tác
giả như: Liebig (1862) lần đầu tiên đã định lượng về sự tác động của thực vật
tới không khí và phát triển thành định luật ‘tối thiểu’. Sau đó Mitscherlich
(1954) đã phát triển định luật ‘tối thiểu’ này thành luật ‘năng suất’.
8
Năm 1967, Newboud đề nghị phương pháp “cây mẫu” để nghiên cứu
sinh khối và năng suất của quần xã từ các ô tiêu chuẩn. Phương pháp này
được chương trình sinh học quốc tế “IBP” thống nhất áp dụng.
1.1.3 Nghiên cứu về sinh trưởng và tăng trưởng rừng
Theo Giang Văn Thắng (2003), nghiên cứu sinh trưởng cây rừng đã
được đề cập từ thế kỷ XVIII. Về lĩnh vực này phải kể tới Danckelmann,
Draudt, Hartig, Weise. Nhìn chung những nghiên cứu về sinh trưởng của cây
rừng và lâm phần, hầu như được xây dựng thành các mô hình toán học chặt
chẽ và được công bố trong các công trình của Meyer và Stevenson (1943),
Schumacher và Coile (1960). Hàm sinh trưởng là mô hình sinh trưởng đơn
giản nhất được sử dụng để mô tả quá trình sinh trưởng của cây cũng như lâm
phần.
Cho đến nay, số lượng hàm sinh trưởng được các tác giả đưa ra rất
phong phú. Dưới đây giới thiệu một số hàm sinh trưởng được sử dụng rộng
rãi như:
- Hàm Gompertz: y = a*EXP(-1/b * EXP(-c*x))
Hàm Gompertz là một trong số các hàm sinh trưởng lâu đời nhất được sử
dụng để mô tả quy luật sinh trưởng của loài sinh vật nói chung với cây rừng
nói riêng. Hàm Gompertz được sử dụng để quy luật hóa quá trình phát triển
về thể tích (V) của cây rừng đặc biệt từ giai đoạn trưởng thành, ở giai đoạn
rừng non, hàm Gompertz thường cho các trị số về thể tích (V) thấp hơn thực
tế (Giang Văn Thắng, 2003).
- Hàm Schumacher:
- Hàm Koff
y = a0*da1*ha2
y = a*e(-b*t-c)
Trong các hàm sinh trưởng trên, có thể coi hàm sinh trưởng của
Gompertz là hàm cơ sở ban đầu cho việc phát triển tiếp theo các hàm sinh
trưởng khác. Qua các kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra rất
9
nhiều dạng phương trình toán học khác nhau để mô tả một cách chính xác các
qui luật sinh trưởng của mỗi loài cây rừng khác nhau ở từng vùng sinh thái,
các dạng lập địa khác nhau trên toàn cầu. Nhìn chung các hàm sinh trưởng
đều có dạng phức tạp của cây rừng hay lâm phần, dưới sự chi phối tổng hợp
của các nhân tố nội tại và ngoại cảnh. Tuy nhiên, đây là nền tảng cơ bản cho
các nghiên cứu tiếp theo phục vụ công tác điều tra nuôi dưỡng rừng.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.1 Nghiên cứu về các biện pháp quản lý lập địa và năng suất rừng
trồng
Nhận thức được việc trồng rừng công nghiệp với các loài cây mọc
nhanh sẽ bị giảm năng suất sau nhiều luân kỳ khai thác nếu như không có các
biện pháp quản lý lập địa hợp lý. Do vậy, đã có một số nghiên cứu các biện
pháp quản lý lập địa nhằm tăng năng suất rừng trồng ở Việt Nam, tuy nhiên
số lượng nghiên cứu còn rất hạn chế.
Ở một số vùng như Đại Lải, Phù Ninh, Ba Vì khi nghiên cứu về diễn
biến độ phì của đấtdưới tán rừng trồng Bạch đàn thuần loài. Ngô Đình Quế
(2000) đã nhận thấy một số chỉ tiêu của độ phì đất được cải thiện sau khi
trồng rừng Bạch đàn như là đạm, lân tổng số, kali dễ tiêu...
Về vi sinh vật, cũng theo nghiên cứu của Ngô Đình Quế (2000) thì ở tại
các ô khảo sát tại Ba Vì cho thấy số vi sinh vật tổng số cũng như vi sinh vật
cố định đạm đã được cải thiện một cách rõ rệt tại lâm phần Bạch đàn
Urophylla. Cũng qua nghiên cứu tại Ba Vì, tác giả Ngô Đình Quế đã kết luận
lượng vi sinh vật đã xuất hiện và hoạt động sau khi trồng rừng bạch đàn, góp
phần tăng cường khả năng cải thiện độ phì của đất.
Theo nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và Ngô Đình Quế tại địa điểm Phù
Ninh thì thực bì dưới tán rừng bạch đàn Urophylla phát triển khá tốt, độ che
10
phủ dày đặc. Lý giải cho điều này các tác giả cho rằng do điều kiện lập địa tại
khu vực này trước khi trồng đã phù hợp với loài cây Bạch đàn.
Hoàng Xuân Tý và cs. (1985) đã nghiên cứu trồng xen cây họ đậu vào
rừng trồng bồ đề, bạch đàn và keo lá tràm nhằm tăng chất lượng rừng trồng.
Từ năm 2002 - 2007, Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp
Nam Bộ đã hợp tác với Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR)
thực hiện dự án: “Quản lý lập địa và năng suất rừng trồng cây keo lá tràm tại
các tỉnh phía Nam, Việt Nam”. Kết quả của dự án cho thấy việc quản lý vật
liệu hữu cơ sau khai thác đã góp phần nâng cao năng suất rừng trồng keo lá
tràm và góp phần cải thiện độ phì của đất (Phạm Thế Dũng và cs., 2004).
Bùi Thị Huế (1996) khi nghiên cứu về ảnh hưởng của mùn trong đất
dưới tán Bạch đàn Urôphylla lại cho thấy hàm lượng mùn trong lớp đất mặt
tại rừng Bạch đàn Urôphylla ở Yên Hương và Xuân Mai có xu hướng giảm đi
khá nhanh sau những năm đầu trồng rừng, đặc biệt là ở Yên Hương.
1.2.2 Nghiên cứu về sinh khối và năng suất rừng
Hà Văn Tuế (1994) cũng trên cơ sở phương pháp “cây mẫu” của
Newbould (1967) để nghiên cứu năng suất, sinh khối một số quần xã rừng
trồng nguyên liệu giấy tại vùng trung du Vĩnh Phúc.
Trong luận án tiến sĩ “Đánh giá sinh trưởng, tăng trưởng, sinh khối và
năng suất rừng thông 3 lá (Pinus keysia Royle ex Gordon) vùng Đà Lạt – Lâm
Đồng” của Lê Hồng Phúc (1996) đã tìm ra qui luật tăng trưởng sinh khối, cấu
trúc thành phần sinh khối thân cây.
Sinh khối toàn thân cây keo lá tràm trung bình ở tuổi 8 trồng tại Lâm trường
Trị An- Đồng Nai đạt 48,85 kg (Trần Hậu Huệ, 1996).
Hoàng Văn Dưỡng (2000) đã nghiên cứu sinh khối 183 cây keo lá tràm
khu vực các tỉnh miền Trung, kết quả cho thấy mối quan hệ giữa tổng sinh
khối tươi với đường kính và chiều cao được thiết lập bằng phương trình:
11
Ptclt= 0.191077.d1.3(1.971069).h(0.539092) (Ptclk: tổng sinh khối tươi, d1.3: đường
kính, h: chiều cao cây).
Nghiên cứu về sinh khối và năng suất sơ cấp quần thể mắm trắng
(Avicenia alba BL) tự nhiên tại Cần Giờ- TP. Hồ Chí Minh của Viên Ngọc
Nam (2003) đã đưa ra kết quả sinh khối khô của quần thể mắm trắng là 112,3
tấn/ha, và sinh khối tập trung ở phần thân chiếm 70,64 %.
1.2.3 Nghiên cứu về sinh trưởng, tăng trưởng
Nghiên cứu về sinh trưởng của cây rừng ở Việt Nam cũng được nhiều
nhà khoa học quan tâm và có những thành tựu to lớn mang tính lý luận và
thực tiễn cao.
Vũ Đình Phương (1975) khi nghiên cứu quy luật sinh trưởng của rừng
bồ đề đã mô tả mối quan hệ giữa chiều cao bình quân với tuổi của lâm phần
bồ đề trồng thuần loài đều tuổi bằng phương trình:
A.H = a1 + a2*A + a3*A2
Trong đó: - A là tuổi cây rừng hay lâm phần;
- A.H là tích số giữa tuổi và chiều cao bình quân lâm phần;
- a1, a2, a3 là các tham số của phương trình.
Đồng Sĩ Hiền (1974), trong công trình nghiên cứu: “Lập biểu thể tích,
biểu độ thon cây đứng và cho rừng Việt Nam” đã đưa ra dạng phương trình
toán học dạng đa thức để biểu thị mối quan hệ giữa đường kính và chiều cao ở
các vị trí khác nhau của cây. Qua đó mô tả được quy luật phát triển hình dạng
thân của cây rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên:
Phương trình Y = b0 + b1 . x1 + b2 . x2 + b3 . x3 + …+ bn . xn được sử
dụng cho việc lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng nhằm xác định trữ
lượng của rừng theo phương pháp cây tiêu chuẩn một cách nhanh chóng và
hiệu quả.
Phùng Ngọc Lan (1985) đã kiểm nghiệm một số phương trình sinh
trưởng cho một số loài cây như: mỡ, thông nhựa, bồ đề và bạch đàn trên một
12
số điều kiện lập địa khác nhau cho thấy: đường sinh trưởng thực nghiệm và
đường sinh trưởng lý thuyết đa số cắt nhau tại một điểm, chứng tỏ sai số của
phương trình rất nhỏ, song có các sai số ngược dấu nhau một cách hệ thống.
Ứng dụng nhiều phương pháp phân tích toán học khác nhau trong
nghiên cứu sinh trưởng rừng bồ đề với hoàn cảnh sinh thái đã được Trịnh Đức
Huy (1987) đề cập tới.
Trần Hậu Huệ (1996) nghiên cứu ảnh hưởng các biện pháp kỹ thuật
lâm sinh đến quá trình sinh trưởng cây keo lá tràm tại Lâm trường Trị An –
Đồng Nai. Tác giả cho rằng rừng keo lá tràm trồng bằng cây con, gieo hạt
thẳng hay xúc tiến tái sinh đều có tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt ở giai đoạn
đầu (2 tuổi), nhưng sau 4 tuổi phương pháp gieo hạt thẳng và xúc tiến tái sinh
cây sinh trưởng chậm lại.
Nghiên cứu sinh trưởng keo lá tràm trên phạm vi 7 địa phương ở miền
Bắc, Vũ Tiến Hinh (1996) đã dùng phương pháp mô hính hóa để lập biểu quá
trính sinh trưởng. Kết quả cho thấy, keo lá tràm ở tuổi 8 có sản lượng bình
quân 129 m3/ha (cấp đất I) và 44 m3/ha (cấp đất IV).
Cũng phạm vi các tỉnh phía Bắc, Ngô Đình Quế (1997) đã dựa vào
lượng tăng trưởng bình quân về đường kính và chiều cao để đánh giá khả
năng thích ứng của loài keo lá tràm trên các lập địa khác nhau. Tùy theo từng
dạng lập địa và cấp tuổi mà tăng trưởng về đường kính dao động từ 0,6 – 1,97
cm/năm và chiều cao tăng 0,7 – 1,8 m/năm
Bùi Việt Hải (1998) đã đưa ra kết quả nghiên cứu về qui luật sinh
trưởng của loài cây keo lá tràm tại Vĩnh An – Đồng Nai bằng những hàm toán
học như sau:
Y = a * EXP (-b/x) hay lny = lna – b/xk
Y = a + b*logx
Y = a * xb hay logy = loga + b*logx
13
Y = a * x2 + b * x + c
Y = a * EXP (-β*x)
Năm 2000 Hoàng Văn Dưỡng đã nghiên cứu cấu trúc và sản lượng
rừng keo lá tràm ở khu vực miền Trung. Kết cho thấy các hàm toán học Koft,
hàm Chumacher, hàm Gomperts và hàm Sless đều biểu thị tốt quy luật sinh
trưởng h0/A rừng keo lá tràm, trong đó hàm Schumacher với k = 1 là thích
hợp nhất. Trữ lượng lâm phần được xác định thông qua phương trình:
lnM = - 6,26021 + 2,64127.lnh0 + 0,5319.lnN trong đó M là trữ lượng, h0 là
chiều cao tầng trội và N là mật độ.
Phạm Thế Dũng và Hồ Văn Phúc (2004), khi đề xuất phương pháp tạm
thời để đánh giá sản lượng rừng keo lai vùng Đông Nam Bộ đã có kết luận về
tương quan giữa các chỉ tiêu CV1.3 (chu vi 1.3 cm), f là hệ số thon cây và H là
chiều cao vút ngọn như sau:
(1)
CV1.3
có
tương
quan
chặt
theo
dạng
phương
trình:
f
=
b0+b1/CV1.3+b2/CV21.3
(2) CV1.3 và H tương quan theo dạng H = b0+b1eb2CV1.3.
Nói chung, những công trình đề cập trên đây đã đề xuất các hướng giải
quyết và phương pháp luận trong nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng cây
rừng. Mô phỏng quá trình sinh trưởng bằng định lượng của cá thể hay quần
thể cây rừng, tiến tới lựa chọn mô hình tối ưu là nền tảng trong khoa học điều
tra rừng nhằm xây dựng hệ thống các biện pháp kỹ thuật tác động có hiệu quả
trong quản lý, nuôi dưỡng và kinh doanh rừng.
1.3. Điểm qua một vài nghiên cứu về Bạch đàn :
Tại ấn Độ, việc trồng bạch đàn trên những vùng rộng lớn đã gây ra
nhiều cuộc tranh luận kéo dài về tác dụng xấu của bạch đàn đến đất. Ghosh
(1978) đã đánh giá ảnh hưởng của bạch đàn đến chế độ nước và chất dinh
dưỡng trong đất tại ấn Độ và nhiều vùng trên thế giới nhưng chưa có những
14
kết luận khẳng định. Tuy nhiên Ghosh đã nhấn mạnh là các lời ca thán về tác
hại của bạch đàn đến đất tại Ấn Độ là không thỏa đáng. Các mối lợi về kinh tế
do bạch đàn đưa lại còn lớn hơn nhiều so với mặt hại nếu có.
Có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm lâm học của rừng Bạch
đàn, đặc điểm sinh trưởng và tăng trưởng chiều cao, D1.3. Emp. For (1941)
đánh giá trữ lượng rừng.
Hozumi, K (1969) năng suất và sinh khối rừng trồng Bạch đàn được
nghiên cứu ở miền nam Campuchia.
Tạp chí Lâm nghiệp Australia (1941) đã bàn về tiềm năng cung cấp gỗ
củi của rừng Bạch đàn.
K. Pinyopusarerk và ctv của trung tâm nghiên cứu và cải tạo giống cây
rừng (CSIRO) Úc năm 2000 đã nghiên cứu về cây Bạch đàn chanh tại
Indonesia và Việt Nam đã đánh giá được tiềm năng, giá trị và công dụng của
tinh dầu là tiềm năng cho phát triển nông thôn.
Lịch sử nghiên cứu cho thấy cây Bạch đàn đã được các nhà khoa học tiến
hành nghiên cứu từ rất sớm ở rất nhiều khía cạnh khác nhau và ngày càng
đóng góp rất tích cực cho thực tiễn sản xuất.
Nguyễn Văn Thôn (1968) đã nghiên cứu trồng Tràm và Bạch đàn thí
nghiệm tại huyện Đức Hoà tỉnh Long an, bước đầu đánh giá là có triển vọng.
Nguyễn Việt Cường, 2003 đã nghiên cứu lai giống một số loài Bạch đàn
tại Trảng Bom - Đồng Nai, được đánh giá là rất thành công, ưu thế của con lại
hiện đang được khảo nghiệm.
Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa, năm 1998. Đã có 150 xuất xứ của 15
loài bạch đàn đã được khảo nghiệm tại Việt Nam từ năm 1980.
Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Văn Chiến, 2005 đã nghiên cứu chọn
giống Bạch đàn có năng suất cao và chống chịu bệnh để trồng rừng tại Đông
Nam Bộ. Tác giả đã tìm ra được 10 xuất xứ của 5 loài Bạch đàn có triển vọng.
15
Lê Đình Khả, 1999 đã tiến hành khảo nghiệm 34 xuất xứ của 6
loài Bạch đàn tại Đông Hà, Quảng Trị đã tìm ra được 3 loài sinh trưởng
nhanh là E Urophylla, E pellita và E cloeziana.
1.4 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu :
1.4.1 Về cơ sở khoa học :
Sự bền vững của rừng trồng ( năng suất ổn định và ngày càng được cải
thiện) chỉ có thể đạt được dựa trên sự bền vững về sức sản xuất hay độ phì
đất, nên việc quản lý bền vững độ phì đất phải dựa trên các cơ sở: Đặc điểm
đất đai, Quản lý dinh dưỡng (nguồn cung cấp dinh dưỡng của đất và nhu cầu
dinh dưỡng của rừng) và các biện pháp cải thiện độ phì.
1.4.2 Về mặt lý luận :
- Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ qui luật sinh trưởng, khả năng
hấp thụ chất dinh dưỡng của cây bạch đàn Urôphylla phục vụ cho việc điều
tra, đánh giá năng suất và sản lượng rừng tại vùng nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở khoa học trong việc xây dựng các
biện pháp kỹ thuật lâm sinh về quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác đối với
rừng trồng bạch đàn phục vụ cho công tác trồng rừng và nuôi dưỡng rừng đạt
hiệu quả cao không chỉ về măt kinh tế mà còn về mặt phòng hộ, cải tạo môi
sinh và môi trường trong điều kiện Việt Nam hiện nay, đảm bảo tính bền vững
về năng suất rừng và sức sản xuất của đất.
- Mong muốn vấn đề nghiên cứu của luận văn này còn là tài liệu tham
khảo phục vụ nghiên cứu khoa học, nhất là trong nghiên cứu cơ chế phát triển
sạch và nghiên cứu chi trả dịch vụ môi trường đang bắt đầu thực hiện tại Việt
Nam.
16
1.4.3 Về mặt thực tiễn
- Cụ thể hoá vấn đề nghiên cứu cho rừng trồng Bạch đàn bằng cách
định lượng trong nghiên cứu đất đai, năng suất và sản lượng phục vụ công tác
kinh doanh rừng có hiệu quả.
- Lượng hoá các chỉ tiêu sinh trưởng, sinh khối, thành phần dinh dưỡng
trong cây và khả năng trả lại nguồn dinh dưỡng cho đất của rừng trồng bạch
đàn sau khai thác thông qua các biện pháp kỹ thuật hợp lý, từ đó các cơ sở
trồng rừng tập chung có điều kiện ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào
trong việc quản lý lập địa nhằm nâng cao năng suất rừng trồng.
17
CHƯƠNG II
MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu của đề tài
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Duy trì và nâng cao năng suất rừng trồng Bạch đàn ở luân kỳ sau.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật quản lý vật liệu hữu
cơ sau khai thác đến sinh trưởng, sinh khối và năng suất rừng trồng Bạch đàn
ở luân kỳ sau.
- Xác định được ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật quản lý vật liệu hữu
cơ sau khai thác đến độ phì của đất qua chu kỳ trồng rừng.
- Đề xuất được giải pháp kỹ thuật bảo vệ và nâng cao độ phì đất của
rừng trồng Bạch đàn ở các luân kỳ sau.
2.2. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Loài cây Bạch đàn từ nuôi cấy mô dòng U6
(Eucalyptus Urophyla) tuổi 3 đang được trồng tại Đại Lải. G iống cây trên là
giống cây đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển công nhận, cho phép đưa vào sử
dụng rộng rãi ở Việt Nam (Viện KHLN, 2009).
+ Giới hạn nghiên cứu của đề tài là:
- Do điều kiện thời gian cũng như kinh phí có hạn nên đề tài chỉ tập
chung nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bảo vệ và nâng cao độ phì của
đất thông qua việc quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác (ngọn, cành nhánh,
vỏ, lá cây và tầng thảm tươi cây bụi). Về tính chất lí tính của đất,… tôi xin
phép được tham khảo và nghiên cứu sâu hơn khi có điều kiện.
- Đề tài được thực hiện tại khu vực Đại Lải thuộc xã Ngọc Thanh, thị
18
xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu xác định độ phì đất trước khai thác và theo dõi diễn biến
độ phì đất ở chu kỳ 2.
- Xác định sinh khối và trữ lượng rừng trước khai thác ở chu kỳ 1, diễn
biến sinh khối và trữ lượng rừng ở chu kỳ 2.
- Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật bảo vệ và nâng cao độ phì đất của
rừng trồng Bạch đàn ở các luân kỳ sau.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Nghiên cứu tính chất của đất rừng trước khi khai thác
Mẫu đất được lấy trước khi tiến hành khai thác rừng để bố trí thí nghiệm.
Trên mỗi ô thí nghiệm, mẫu đất đất được lấy từ 5 điểm với 4 mức độ sâu tầng
đất: 0 - 10 cm; 10 - 20 cm; 20 – 30 cm và 30 – 50 cm. Những mẫu có cùng
tầng đất được trộn đều với nhau và được phơi khô ở điều kiện không khí bình
thường, sau đó được chia làm 2 phần bằng nhau có trọng lượng khoảng 1kg,
một nửa được cất trữ lâu dài, nửa kia dùng để phân tích.
Các mẫu đất được phân tích theo các p2 thông thường đang sử dụng như
sau:
- Chất hữu cơ: Phương pháp Walkley-Black
- N tổng số: Phương pháp Kieldahl
- P tổng số: Phương pháp so mầuD
- K2O dễ tiêu: Phương pháp quang kế ngọn lửa
- P2O5 dễ tiêu: Phương pháp Bray-I
- Ca, Mg trao đổi: Dùng NH4Cl 1M
- pHKcl: trong dung dịch tỷ lệ 1 : 2.5( Sử dụng pH met)
19
2.4.2. Xác định sinh khối và trữ lượng rừng trước khi khai thác ở luân kỳ
đầu:
* Xác định trữ lượng rừng:
Đo đường kính (D1.3) và chiều cao cây (Hvn) của lô rừng trước khi thí
nghiệm..
Trữ lượng cây đứng của rừng được xác định bằng phương pháp cây tiêu
chuẩn thông qua giải tích 30 cây tiêu chuẩn đại diện cho các cấp kính của lô
rừng, từ đó thiết lập phương trình tương quan giữa thể tích cây cá thể với các
chỉ tiêu biểu thị kích thước cây như đường kính và chiều cao làm cơ sở ước
tính trữ lượng lâm phần.
* Xác định sinh khối và thành phần dinh dưỡng trong cây:
Trước khi khai thác rừng, đường kính và chiều cao cây trong lâm phần
được đo đếm. 30 cây mẫu tiêu chuẩn đại diện cho các cấp kính được hạ để
tính sinh khối và 10 cây trong số này được chọn để phân tích thành phần hóa
học trong cây.
Mỗi cây được cắt làm 5 đoạn bằng nhau, các bộ phận cây như thân, vỏ,
cành, lá và hoa quả được xác định trọng lượng tươi ngay tại hiện trường và
được lấy mẫu đại diện có trọng lượng 0.5kg cho từng bộ phận. Các mẫu được
sấy khô ở nhiệt độ 760C trong vòng 48 giờ khi mà trọng lượng mẫu khô
không thay đổi.
Xây dựng các phương trình tương quan phù hợp để ước tính sinh khối
các bộ phận và lượng dinh dưỡng có trong cây.
2.4.3. Thiết lập mô hình rừng trồng thí nghiệm
a) Thí nghiệm về quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác.
Diện tích thí nghiệm sẽ gồm 2 phần:
+ Ô thí nghiệm chính gồm 4 công thức thí nghiệm được bố trí 4 lần lặp
lại. Mỗi ô có diện tích rộng 900 m2 (25 m x 36 m)
20
+ Diện tích ô phụ được thiết kế cho lấy mẫu sinh khối cây hàng năm.
* Các thí nghiệm:
- Đối chứng: Phát dọn thực bì, đốt, cuốc hố trồng thủ công
- BL0: Tất cả chất hữu cơ trên mặt đất bao gồm cây, thực vật dưới tán,
cành nhánh và thảm mục được lấy đi. Thực tế, chất hữu cơ của đất (chất hữu
cơ còn lại mà nó được phân phân huỷ không tính được) trên mặt đất không
chuyển đi.
- Bl2-1: Thân cây cả vỏ được thu hoạch. Rừng khai thác, ngọn có kích
thước nhỏ hơn hoặc bằng 5cm và cành nhánh được cắt và để lại tại gốc cây.
Chỉ có thân cây có kích cỡ thương phẩm và vỏ thân cây là chuyển đi. Tất cả
chất hữu cơ khác được để lại với sự xáo trộn là nhỏ nhất.
- Bl2-2: Thực hiện như Bl2-1 nhưng gấp đôi lượng vật liệu hữu cơ từ Blo
chuyển qua.
* Kiểu thiết kế thí nghiệm: Thiết kế kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên.
* Kích thước ô thí nghiệm:
• Kích thước của ô TN chính: 900 m2 (8 hàng x 18 cây).
• Kích thước của ô TN phụ: 720 m2 (108 cây/ô)
* Lần lặp lại: 4 lần
+ Diện tích ô thí nghiệm chính: 900 m2 x 4 thí nghiệm x 4 lần lặp =
14.400 m2.
+ Diện tích thí nghiệm phụ lấy mẫu sinh khối: 720 m 2 x 4 thí nghiệm =
2.280 m2
Tổng diện tích thí nghiệm: 16.680 m2
Diện tích còn lại trồng đệm
21
+ Bố trí ô thí nghiệm:
Sơ đồ bố trí thí nghiệm quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác tại Đại Lải –
Vĩnh Phúc
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ RỪNG TRỒNG THÍ NGHIỆM
QUẢN LÝ VẬT LIỆU HỮU CƠ SAU KHAI THÁC
R1-BL2-2
.
ĐC
R1-BLo
R1-BL2-1
R2-BLo
R3-BL2-1
R3-BL2-2
R4-BLo
R4-BL2-1
ĐC
R2-BL2-1
ĐC
R4-BL2-2
Lặp II
R2-BL2-2
R3-BLo
Lặp I
Lặp III
ĐC
Lặp IV
2.4.4. Phương pháp thu thập số liệu sinh trởng
+ Đo D1.3 và Hvn của lô rừng trước khi khai thác để trồng rừng thí
nghiệm.Trữ lượng cây đứng được xác định bằng phương pháp cây tiêu chuẩn
qua giải tích 30 cây đại diện cho các cấp kính của lô rừng. Thiết lập phương
trình tương quan giữa thể tích cây cá thể với các chỉ tiêu biểu thị kích thước
22
cây như đường kính và chiều cao làm cơ sở ước tính trữ lượng lâm phần.
+ D1.3 , Hvn và tỷ lệ sống (%) của rừng trồng thí nghiệm chu kỳ 2 được
đo và đếm định kỳ hàng năm khi tròn tuổi 1, 2 và 3. Thu thập số liệu: Định kỳ
6 tháng một lần.
2.4.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
• Phương pháp xác định sinh khối:
+ Trước khi khai thác: toàn bộ các cây trong lô rừng được đo đường
kính và chiều cao. Chọn 30 cây tiêu chuẩn theo cấp kính để chặt hạ tính sinh
khối trên mặt đất. Tất cả trọng lượng cây tươi được đo đếm ngay tại hiện
trường. Sau đó, chọn 6 cây để phân tích thành phần hóa học, bằng cách mỗi
cây được cắt làm 5 đoạn có chiều dài bằng nhau, lấy 500g gỗ ở đoạn giữa để
làm mẫu phân tích. Trọng lượng khô của mẫu gỗ được xác định trong phòng
thí nghiệm bằng cách sấy mẫu ở nhiệt độ 76 0C cho đến khi ổn định trọng
lượng. Sử dụng phương trình tương quan giữa đường kính và trọng lượng khô
của cây có dạng: Y= a Xb trong đó Y trọng lượng khô và X là đường kính
ngang ngực, a và b là các hệ số để ước tính sinh khối khô của cây rừng.
+ Sau khai thác (chỉ áp dụng với thí nghiệm về Quản lý VLHCSKT),
việc xác định sinh khối được thực hiện hàng năm trong suốt thời gian nghiên
cứu cũng bằng phương pháp như trên.
• Phân tích thực vật:
Phương pháp phân tích thực vật được áp dụng theo Lowther (1980):
- N: Phương phápKjeldahl
- P: Phương pháp quang kế phổ
- K: Phương pháp quang kế ngọn lửa
- Ca và Mg: Phương pháp hấp thụ nguyên tử.
• Phân tích đất:
23
+ Trước khi tiến hành trồng rừng thí nghiệm, mẫu đất được thu thập ở tất
cả các điểm nghiên cứu theo “phương pháp xác định nguồn dinh dưỡng trong
đất” đã chỉ ra ở trên. Đối với thí nghiệm quản lí VLHCSKT lấy mẫu đất hàng
năm, chỉ thu thập ở 2 tầng đất từ 0 - 10 và 10 - 20 cm.
+ Phương pháp phân tích đất (van Reeuwijk 1995) như sau:
C-Chất hữu cơ,%
Nts -
Phương pháp Walkley-Black
Công phá mẫu bởi hỗn hợp sulphuric acid –selenium và
P ts
hydrogen perroxide 30% và phương pháp Kieldahl.
Công phá mẫu bằng hỗn hợp sulphuric acid và peroxide 30%,
Kts
phương pháp so mầu.
Công phá mẫu tương tự như với P tổng số, phương pháp quang
Ndt
kế ngọn lửa.
Trích mẫu bằng acid sulphiric 0.5N, bột kẽm (Zn) và K2Cr2O7
Pdt
10%.
Phương pháp so mầu, trích bằng dung dịch Bray-I (0.03M NH4F
K trao đổi
và 0.025M HCl).
Trích bằng dung dịch NH4Cl (1M) và đo bằng phương pháp
Ca, Mg trao đổi
quang kế ngọn lửa.
Trích bằng dung dịch NH4Cl (1M) và phương pháp hấp phụ
pH
Dung trọng
nguyên tử (AAS).
Trong dung dịch 1: 2.5.
Dung trọng sẽ được xác định bằng cách dùng phần đất chính
không bị tác động có một thể tích xác định được lấy từ mỗi điểm
tại mỗi ô thí nghiệm ở các tầng đất : 0 - 10, 10 - 20, 20 - 30 và 30
- 50 cm. Sau đó các mẫu được sấy khô ở 1050 C để xác định trọng
lượng khô
• Cách tính thành phần dinh dưỡng trong đất:
Áp dụng công thức tính các thành phần dinh dưỡng trong đất (OC, N,
P, K, Ca, Mg) như sau:
X (kg) = BD (kg/m3) x 10.000 (m2) x SD (m) x NC (%)
Trong đó:
X: thành phân dinh dưỡng trong đất cần tìm;
BD: dung trọng theo tầng đất;
24
10.000 m2 là diện tích 1ha
SD: độ sâu tầng đất.
NC: Hàm lượng dinh dưỡng của X trong đất.
• Phương pháp xử lý số liệu:
- Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học với phần
mềm Genstat 4.24 DE và Excel 7.0 để tính toán. Phương pháp tính và
phân tích hồi qui tương quan theo Nguyễn Ngọc Kiểng (1996).
- Tính toán trữ lượng rừng áp dụng công thức:
1-n
M = ∑ [3.14 x (Di/2)2x Hi x 0.5] x 10000/S
Trong đó:
M
Trữ lượng rừng (m3/ha)
Di
Đường kính của cây i
Hi
Chiều cao cây i (m)
n
Số cây trong ô thí nghiệm
0,5
Hệ số độ thon thân cây
S
Diện tích ô thí nghiệm (m2)
- Số liệu phân tích đất ở các nghiệm thức được tính từ giá trị trung bình của
các lần lặp của mỗi nghiệm thức.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế được tính toán cho chu kỳ kinh doanh rừng 7
năm. Các chỉ tiêu đánh giá gồm:
(+) NPV: Để đánh giá khả năng sinh lợi của các giải pháp kỹ thuật quản lí
VLHCSKT, sử dụng phương pháp NPV (Net Present Value - NPV).
NPV được tính theo công thức: NPV = (Bi-Ci)/(1+r)i
Trong đó:
Bi :
Ci:
r:
Thu nhập của năm thứ i
Là chi phí của năm thứ i
Suất chiết khấu, chính là chi phí sử dụng vốn
25
Nếu NPV > 0, giải pháp trồng rừng này có hiệu qủa
Nếu NPV < 0, rừng trồng không hiệu qủa
Nếu NPV = 0, cần phân tích các điều kiện khác để kết luận.
(+) IRR (Internal Rate of Return): Tỷ suất hoàn vốn nội bộ
(+) BCR: Tỷ số giữa giá trị hiện tại của dòng thu và chi
(+) Lãi suất vay ngân hàng là 12%/năm.
Việc tính toán thực hiện trên phần mềm Excel 7.0