Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Giải pháp phát hiện sớm và can thiệp trẻ tự kỷ nhằm giúp trẻ hòa nhập cộng đồng tại trường mầm non dư hàng kênh i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.46 MB, 20 trang )

UBND QUẬN LÊ CHÂN

TRƯỜNG MẦM NON DƯ HÀNG KÊNH I

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: “Giải pháp phát hiện sớm và can thiệp trẻ tự kỷ nhằm giúp trẻ
hòa nhập cộng đồng tại trường Mầm non Dư Hàng Kênh I”

Tác giả
:Vũ Thị Lan
Trình độ chuyên môn : Đại học
Chức vụ
: Phó Hiệu trưởng
Nơi công tác
: Trường mầm non Dư Hàng Kênh I

Ngày 10 tháng 3 năm 2016


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Năm: 2016
Kính gửi: - Phòng giáo dục và đào tạo Quận Lê Chân
Họ và tên: Vũ Thị Lan
Chức vụ, đơn vị công tác: Phó Hiệu trưởng – Trường mầm non Dư Hàng Kênh I
Tên sáng kiến: “Giải pháp phát hiện sớm và can thiệp trẻ tự kỷ nhằm giúp trẻ
hòa nhập cộng đồng tại trường Mầm non Dư Hàng Kênh I”
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý


1. Tóm tắt trình trạng giải pháp đã biết:
Giáo dục hòa nhập là xu thế tất yếu của xã hội nói chung và của giáo dục
mầm non nói riêng. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước, sự đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo cùng với xu thế phát triển của
xã hội mạng lưới quy mô trường, lớp mầm non được mở rộng. Trẻ được sống
trong môi trường đầy đủ về cơ sở vật chất. Tuy nhiên cũng có rất nhiều yếu tố
làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ
ngay từ tuổi còn thơ. Thực tế cho thấy hiện nay khi sinh ra hình thể trẻ phát triển
hài hòa và cân đối nhưng lại có những biểu hiện bất thường về ngôn ngữ, về kỹ
năng giao tiếp, về tâm lý lứa tuổi và có một số hành động không tốt với mọi
người xung quanh... Những biểu hiện đó người ta thường cho là “Tự kỷ” hay
còn gọi là “Tăng động, trẻ có rối loạn phát triển, không bình thường…”. Vậy
nguyên nhân do đâu, những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến trẻ ? Là cán bộ quản
lý bậc học mầm non tôi luôn tìm tòi tham khảo các giải pháp làm thế nào để tháo
gỡ những bất cập đó ngay trong trường mầm non nhằm giảm bớt lỗi lo lắng của
phụ huynh, đem lại niềm vui, niềm phấn khởi đến với trẻ. Tôi đã tham khảo các
sáng kiến trên mạng, các bài viết về trẻ tự kỷ đa số các sáng kiến và bài viết đã
đưa ra các biện pháp can thiệp với trẻ mầm non và đã có một số giải pháp tốt .
Song bên cạnh đó vẫn còn một số giải pháp phát hiện sớm và can thiệp chưa sâu,
chưa triệt để. Sau đây là một số ưu điểm và hạn chế của giải pháp đã biết:
* Ưu điểm:
- Đưa ra các dấu hiệu phát hiện sớm trẻ tự kỷ.
1


- Trẻ tự kỷ đã được can thiệp hòa nhập cộng đồng trong trường mầm non.
- Đội ngũ giáo viên đã có một số kinh nghiệm trong quá trình dạy trẻ tự kỷ.
* Hạn chế
- Chưa tìm ra nguyên nhân của trẻ tự kỷ. Có nhiều quan điểm về trẻ tự kỷ
- Chưa có các giải pháp cụ thể để phát hiện sớm trẻ tự kỷ trong trường mầm non

- Chưa có minh chứng trong công tác phối kết hợp với phụ huynh.
- Các giải pháp chỉ đi sâu vào ngôn ngữ của trẻ chưa đề cập đến sự theo dõi của
nhà trường và gia đình.
- Từ những khó khăn trên tôi xin đưa ra “Giải pháp phát hiện sớm và can
thiệp trẻ tự kỷ nhằm giúp trẻ hòa nhập cộng đồng tại trường Mầm non Dư
Hàng Kênh I”
2. Tóm tắt nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
* Tính mới:
- Có các giải pháp nghiên cứu thực tế trên trẻ trong trường mầm non.
- Tư vấn, chia sẻ với phụ huynh về cách phát hiện sớm trẻ tự kỷ.
- Giúp giáo viên có kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt
là trẻ tự kỷ.
- Cùng giáo viên tìm hiểu thực tế trẻ tự kỷ ngay trong trường của mình.
- Bước đầu đánh giá trẻ tự kỷ trong nhà trường qua cách sàng lọc bằng bài tập
M-chat.
- Tạo trạng thái cân bằng cho trẻ ngay trong trường mầm non.
- Trẻ không bị kỳ thị mà được hòa nhập cộng đồng sớm.
* Tính sáng tạo
- Giải tỏa tâm lý cho phụ huynh có con bị tự kỷ.
- Đưa trẻ hòa nhập cộng đồng ngay từ sớm mang hiệu quả cao.
- Giúp giáo viên biết cách giao tiếp và chơi với trẻ trong các hoạt động học và
chơi.
- Tạo nên điểm sáng, điểm tin cậy của phụ huynh là nơi chọn trường để gửi trẻ.
* Khả năng áp dụng nhân rộng
- Được áp dụng tại trường mầm non Dư Hàng Kênh I và một số trường trong và
ngoài Thành Phố.
* Hiệu quả kinh tế
- Làm lợi cho phụ huynh một khoản lớn về học phí của trẻ. Nếu trẻ học ở trường
chuyên biệt khi phí đóng góp rất lớn.
2



- Tác nghiệp với phụ huynh có những kinh nghiệm chăm sóc con được nhanh
nhất, tốt nhất và hiệu quả nhất.
- Giúp phụ huynh không phải mất thời gian đưa trẻ đến các trung tâm chuyên
biệt để gửi trẻ. Kết quả hòa nhập tại các trường mầm non mang lại hiệu quả kinh
tế cao.
* Hiệu quả về mặt xã hội
- Tạo ra môi trường hòa nhập cộng đồng rất lớn với trẻ.
- Làm thay đổi tâm lý của trẻ, giảm bớt lỗi lo âu của phụ huynh.
- Là nơi cho công tác tuyên truyền tốt trong xã hội.
- Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc giáo dục trong nhà trường ngày một
đi lên.
- Là nơi để phụ huynh gửi con đến trường học, tạo niềm tin trong phụ huynh học
sinh.
CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Hải Phòng, ngày 10 tháng 3 năm 2016
Người viết đơn

Vũ Thị Lan

3


BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Sáng kiến“Giải pháp phát hiện sớm và can thiệp trẻ tự kỷ nhằm giúp trẻ

hòa nhập cộng đồng tại trường Mầm non Dư Hàng Kênh I”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý
3. Tác giả
- Họ tên: Vũ Thị Lan
- Ngày sinh: 01/07/1971
- Chức vụ, đơn vị công tác: Phó Hiệu trưởng - Trường Mầm non Dư Hàng Kênh I
- Điện thoại: DĐ: 0973 504 675

Cố định: 0313 636 316

4. Đồng tác giả: Không có
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến
- Tên đơn vị: Trường Mầm non Dư Hàng Kênh I
- Địa chỉ: Số 79 Đường Dân Lập – Dư Hàng Kênh – Lê Chân – Hải Phòng
- Điện thoại cơ quan: 0313 636 316
I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT
Tự kỷ hay còn gọi là rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là khuyết tật phát triển
được hình thành bởi những sự khác biệt trong não bộ, làm suy yếu chức năng và
cản trở cuộc sống nhiều nhất. Trong 2 năm đầu đời trẻ có thể phát triển vận động
bình thường sau đó các khả năng đã có lại mất dần đi. Vậy trẻ 2 tuổi được đến
trường lớp, cô giáo mầm non phải biết cách chăm sóc trẻ như thế nào để trẻ
được phát triển tốt về thể chất, thoải mái về tinh thần. Chăm sóc giáo dục trẻ
mầm non là một nhiệm vụ rất quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non.
Trẻ có sức khỏe tốt, là nền tảng để thúc đẩy trẻ tích cực tham gia vào các hoạt
động, tìm tòi khám phá các sự vật thế giới xung quanh. Trong những năm gần
đây đã có sự quan tâm trong việc giáo dục trẻ hòa nhập cộng đồng trong trường
mầm non. Tuy nhiên công tác “Phát hiện sớm và can thiệp trẻ tự kỷ” hiện nay
ở các trường mầm non vẫn còn nhiều bất cập. Đây cũng là lỗi lo rất lớn của các
bậc phụ huynh và toàn xã hội. Vì hiện nay các nhà khoa học đang nghiên cứu
chưa tìm được nguyên nhân của bệnh tự kỷ mà chỉ có các giải pháp làm hạn chế

của các chuyên gia đã và đang nghiêm cứu. Qua việc thực hiện các giải pháp tôi
nhận thấy có những ưu điểm và hạn chế đã và đang áp dụng tại trường mầm non
Dư Hàng Kênh I như sau:
* Ưu điểm:
- Nhà trường đã làm tốt công tác hòa nhập cho trẻ trong trường mầm non.
4


- Một số phụ huynh đã kết hợp với nhà trường chăm sóc trẻ tự kỷ và có nhiều
tiến bộ rõ nét.
- Phụ huynh được mời dự lớp Hội thảo của Quận và Thành phố về trẻ tự kỷ.
- Đội ngũ giáo viên, nhân viên trẻ, khỏe, có lòng tâm huyết với nghề, có tinh
thần trách nhiệm cao trong công việc.
- Nhà trường đã lắp đặt hệ thống camera thuận tiện cho việc theo dõi hoạt động
của cô và trẻ ở trên lớp.
* Hạn chế
- Một số phụ huynh chưa mạnh dạn kết hợp với nhà trường chăm sóc trẻ tự kỷ
hay chưa công nhận con mình bị tự kỷ.
- Đa số trẻ bị tự kỷ là do xa bố mẹ hoặc bố mẹ bận rộn với công việc, trẻ ở với
ông bà, người giúp việc ít được trò truyện, vui chơi giao tiếp cũng là yếu tố tác
động làm trẻ bị tự kỷ.
- Trung tâm tư vấn giúp đỡ trẻ tự kỷ ở Hải Phòng rất ít.
- Giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc và dạy trẻ tự kỷ.
- Chưa có chương trình dành riêng cho trẻ tự kỷ
- Số cháu định biên trong lớp đông nên giáo viên không có điều kiện, thời gian
dành riêng cho trẻ tự kỷ.
- Các giải pháp đưa ra chỉ dừng ở mức độ khám phá thực tế bằng các hoạt động
của trẻ hàng ngày.
- Từ những hạn chế trên tôi xin đưa ra “Giải pháp phát hiện sớm và can thiệp
trẻ tự kỷ nhằm giúp trẻ hòa nhập cộng đồng tại trường Mầm non Dư Hàng

Kênh I” góp phần nâng cao công tác giáo dục hòa nhập cộng đồng đem lại niềm
vui cho thế hệ trẻ thơ ngày càng tốt hơn.
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Các cụ ngày xưa có câu:
“Uốn cây từ thủa còn thơ
Dạy con từ thủa con còn thơ ngây”
Con trẻ chỉ có một lần trưởng thành, sai đường là không có cách làm lại
hoặc những gì trẻ em không có được trước 5 tuổi thì sau này khó hình thành.
Trong Luật Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe trẻ em nêu rõ “Sức khỏe của trẻ em
hôm nay là sự phồn vinh cho xã hội mai sau”. Để đáp ứng nhu cầu phát triển
đi lên của đất nước trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu chiến lược phát triển giáo
dục của bậc học mầm non đã chỉ rõ “Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi
dưỡng giáo dục trẻ dưới 6 tuổi tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể
chất, tình cảm, trí tuệ và thẩm mỹ”. Điều này khẳng định rằng việc chăm sóc
giáo dục trẻ có một ý nghĩa rất lớn đóng vai trò quan trọng cho việc hình thành
nhân cách ở thế hệ tương lai. Muốn có một thế hệ tương lai tươi sáng vừa
thông minh, vừa khỏe mạnh thì toàn xã hội cần phải chú trọng đến công tác
chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ tuổi đến trường. Sau đây là các giải pháp phát
hiện sớm và can thiệp trẻ tự kỷ mang lại kết quả trong trường mầm non.
* Giải pháp thứ nhất: Phát hiện sớm trẻ tự kỷ trong trường mầm non.
* Giải pháp thứ hai: Tư vấn, hướng dẫn, chia sẻ với phụ huynh cùng hợp tác
chăm sóc trẻ tự kỷ.
* Giải pháp thứ ba: Tạo mối quan hệ thân thiện với trẻ tự kỷ trong lớp học.
5


II.0 NỘI DUNG GIẢI PHÁP
* Giải pháp thứ nhất: Phát hiện sớm trẻ tự kỷ trong trường mầm non.
Tự kỷ đang ngày càng trở thành vấn đề nóng bỏng trong giáo dục đặc biệt,
bởi trong những năm gần đây, số ca chẩn đoán tự kỷ ngày càng tăng. Cứ 110 trẻ

em ở Mỹ thì có 1 trẻ em mắc rối loạn tự kỷ, ở Việt Nam cứ 50 gia đình thì có 1
gia đình có trẻ tự kỷ và số trẻ được chẩn đoán tự kỷ đang tăng mạnh hàng năm,
con số đó được so với số trẻ em trong độ tuổi mầm non, con số trẻ tự kỷ chắc
chắn rất lớn. Đây là thách thức với xã hội nói chung và ngành giáo dục đặc biệt
nói riêng. Để nhấn mạnh sự phức tạp, nghiêm trọng của chứng tự kỷ và tác động
của nó đối với cộng đồng nên năm 2007 Liên hiệp quốc đã chọn ngày 02/04 là
“Ngày thế giới nhận biết về chứng tự kỷ”. Những trẻ tự kỷ không sử dụng
được ngôn ngữ trong sinh hoạt xã hội, không thông hiểu các hình ảnh ký hiệu và
không biết chơi các trò cần sức tưởng tượng. Trẻ cũng có hành vi lặp đi lặp lại
và nhạy cảm giác quan. Những trẻ này có khuynh hướng khó khăn trong học tập
và nhiều trẻ bị khiếm khuyết về trí tuệ. Do vậy, việc phát hiện sớm trẻ tự kỷ
trong trường mầm non là việc làm rất cần thiết. Bởi như vậy cơ hội phát triển
bình thường và hòa nhập với trẻ trong cộng đồng rất lớn. Để phát hiện sớm trẻ
tự kỷ trong trường mầm non người cán bộ quản lý phải nắm chắc những dấu
hiệu nhận biết sớm trẻ tự kỷ như sau:
* Những dấu hiệu nhận biết sớm trẻ tự kỷ
- Sống khép kín, trầm lặng, lãnh đạm hoặc thờ ơ với việc giao tiếp, không quan
tâm tới những chuyện trong cuộc sống xung quanh.
- Chậm nói, tiếp thu chậm về phát triển từ ngữ giao tiếp.
- Không có sự giao tiếp bằng mắt với người khác.
- Không phản ứng lại đáp lại khi được gọi tên hoặc phản ứng rất chậm.
- Luôn lặp đi lặp lại các hành vi hoặc sự cử động của cơ thể.
- Có những hành vi kỳ quái tự gây tổn hại tới bản thân như đập đầu vào tường,
cào cấu, thích ở một mình…
- Không hứng thú hoặc ác cảm với hoạt động thể chất và chỉ thích chơi một hoặc
vài trò chơi quen thuộc có tính chất lặp lại.
- Rụt rè, nhút nhát không biết cách chơi với trẻ khác.
- Sợ chỗ lạ, người lạ, vật lạ.
- Khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh, công việc, diễn biến thường diễn ra
hàng ngày.

- Bị hút chặt vào những đồ vật quen thuộc.
- Thường xuyên quấy nhiễu.
- Rối loạn ăn uống, tiêu hóa.
Thực tế ở các trường mầm non nhận trẻ ở độ tuổi từ 24 đến 72 tháng tuổi. Đây là
độ tuổi dễ phát hiện sớm vì ở lứa tuổi này ngôn ngữ giao tiếp và hoạt động với
đồ vật của trẻ rất rõ nét. Cách phát hiện sớm trẻ trong trường tôi thực hiện theo
các bước sau:
Bước 1: Phát hiện sớm thông qua công tác tuyển sinh
Công tác tuyển sinh thường diễn ra vào trước đầu năm học từ 1đến 2
tháng. Đối với trẻ mầm non công tác tuyển sinh không diễn ra đồng loạt như các
cấp học khác. Nhưng cũng hết sức cần thiết trong khâu đầu vào của trẻ đến học
6


tại trường. Để làm tốt công tác tuyển sinh trường chúng tôi tuyển sinh ngoài việc
tiếp nhận hồ sơ, chúng tôi yêu cầu phụ huynh khi đưa con đến xin học phải đưa
con đi kèm để chúng tôi sàng lọc về sức khoẻ và tâm lý của trẻ có biện pháp kết
hợp với phụ huynh chăm sóc trẻ tốt hơn. Đối với trẻ tự kỷ nhìn hình thức bên
ngoài khó phát hiện trẻ bị khuyết tật nhưng điều rõ nét nhất đối với trẻ tự kỷ là
ngôn ngữ giao tiếp. Vậy khi tuyển sinh chúng tôi chỉ cần hỏi trẻ những câu
thông thường như:
- Con tên là gì?
- Con đến trường, thấy trường có đẹp không ?
- Con có thích học ở trường như các bạn không ?...
Với những câu hỏi đơn giản như vậy nếu trẻ bình thường trẻ trả lời một cách
dễ dàng. Nhưng với trẻ tự kỷ thì trẻ không trả lời được. Hoặc có thể để ý xem trẻ
có để ý đến các câu hỏi đó hay không ? hay các hành vi của trẻ khi tiếp xúc với
người lạ. Với những trẻ như vậy chúng tôi đánh dấu, đưa vào danh sách để theo
dõi tiếp ở lớp. Khéo léo trao đối với phụ huynh về tình trạng của trẻ (cháu chậm
biết nói, ít quan tâm đến mọi người…) nên gia đình thường xuyên giao tiếp với

trẻ để ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt. Hoặc có thể giới thiệu phụ huynh với phụ
huynh cho trẻ đến trung tâm tư vấn sức khỏe để các bác sỹ chuẩn đoán cho trẻ.
Bước 2: Chỉ đạo giáo viên theo dõi trẻ thông qua các hoạt động trong ngày
của trẻ.
Đối với trẻ mầm non thời gian trẻ ở bên cô chiếm 2/3 thời gian cả ngày.
Vậy các hoạt động của trẻ được cô giáo hướng dẫn và theo dõi trẻ. Tôi chỉ đạo
giáo viên theo dõi trẻ trong các hoạt động từ giờ đón đến giờ trả và ghi chép cẩn
thận vào sổ nhật ký các hoạt động bất thường của trẻ, đánh giá sự tiến bộ của trẻ.
Từ đó tôi kết hợp với theo dõi của giáo viên trên lớp cùng với hệ thống camera
của trường chúng tôi đánh dấu lại mốc thời gian để cho phụ huynh xem con
của mình ở lớp. Đây là minh chứng cho phụ huynh biết về con của mình khi
được hòa nhập cộng đồng thấy con mình không giống các bạn ở điểm gì. Qua đó
phụ huynh nhận thức rõ con mình thiếu những gì và đang cần gì?
Bước 3: Sàng lọc trẻ thông qua khám sức khoẻ định kỳ
Hàng năm nhà trường tổ chức khám sức khoẻ định kỳ 2 lần. Qua các đợt
khám sức khoẻ trẻ được các bác sĩ ở bệnh viện “Đa khoa Quận Lê Chân” đến
khám, chuẩn đoán các loại bệnh và đánh giá sức khoẻ, các bệnh của trẻ được
bác sĩ kết luận trong sổ sức khỏe của trẻ. Qua đó phụ huynh được xem và ký vào
sổ. Từ những kết luận của bác sĩ nhà trường đã thống kê được trẻ bị tự kỷ. Sau
đây minh chứng kết luận về trẻ tự kỷ của trường chúng tôi trong năm học 20152016 gồm 6 cháu:

7


1. Cháu: Nguyễn Vũ Phong

2. Cháu: Nguyễn Trần Ngân Hà

8



2. Cháu: Nguyễn Trần Ngân Hà
3. Cháu: Phạm Vũ Hải Phong

4. Cháu: Lê NGọc Linh

9


5. Cháu:Nguyễn Hàn Hà Mi

6. Cháu: Chu Gia Hưng

10


Việc phát hiện sớm trẻ tự kỷ trong trường mầm non là việc làm rất tốt và cần
thiết đối với trẻ. Nhưng làm thế nào có hiệu quả và khoa học để phụ huynh vui
lòng nhận thấy bệnh của con mình có khiếm khuyết. Trong công tác chỉ đạo
người cán bộ quản lý phải hiểu được tâm lý của phụ huynh để từ đó có biện
pháp tiếp cận và giúp phụ huynh dần tháo gỡ những khó khăn đối với họ.
* Giải pháp thứ hai: Tư vấn, hướng dẫn, chia sẻ với phụ huynh cùng hợp tác
chăm sóc trẻ tự kỷ
Một nhà giáo dục học có nói: “Trẻ sinh ra vốn là một thiên tài, nhưng thiên
tài đó được đánh thức như thế nào phụ thuộc vào sự chăm sóc dạy dỗ của bố
mẹ trong giai đoạn đầu đời”. Việc tư vấn, hướng dẫn và chia sẻ với phụ huynh
về trẻ tự kỷ là một thách thức rất lớn của người cán bộ quản lý. Vì về kiến thức,
phương pháp không được đào tạo. Do vậy tôi không ngừng tìm tòi những kiến
thức qua thông tin trên mạng, qua thực tế chia sẻ của giáo viên và đồng nghiệp
và hợp tác cùng một số chuyên gia đang nghiên cứu. Tôi luôn suy nghĩ làm thế

nào để giúp phụ huynh hiểu để chấp nhận con mình bị tự kỷ đó là giải pháp khó.
Có thể nói cha mẹ-những người thân trong gia đình là người thầy đầu tiên để trẻ
học và bắt chước, trên cơ sở đó hình thành những biểu tượng về thế giới xung
quanh. Vì vậy, giáo dục gia đình là rất quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành
và phát triển nhân cách trẻ. Ở trường mầm non, công tác phối hợp với gia đình
trẻ là không thể thiếu. Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và nâng cao
chất lượng hoạt động giáo dục trẻ tự kỷ hòa nhập nói riêng, tôi luôn tạo ra được
mối quan hệ mật thiết với phụ huynh. Với tâm lý chung, khi con bị chuẩn đoán
11


là có tình trạng tự kỷ cũng như bao phụ huynh khác, phụ huynh nào cũng rơi vào
trạng thái căng thẳng, lo âu. Do vậy, làm giảm lỗi lo âu, căng thẳng của phụ
huynh cùng với trẻ tự kỷ có thể hòa nhập môi trường học tập bình thường, hòa
nhập cộng đồng, tôi luôn động viên trao đổi với cha mẹ trẻ cần can thiệp sớm
bằng các phương pháp và cách thức điều trị trẻ tự kỷ khác nhau. Điều cơ bản
nhất là phụ huynh cần dành nhiều thời gian cho con bằng cách trò chuyện, cùng
chơi với trẻ, tạo cho trẻ những cơ hội được nói, được làm, được suy nghĩ, được
tìm tòi khám phá và trải nghiệm…Phụ huynh cần dành cho con theo thông điệp
“3 nhất”: 1. Hiểu con nhất - 2. Ở cạnh con nhiều thời gian nhất - 3. Có động
lực với con nhiều nhất” . Việc can thiệp này giúp bố mẹ trẻ có thêm nhiều kinh
nghiệm, kiến thức, kỹ năng, tài liệu cho trẻ tự kỷ, giúp phụ huynh bớt căng
thẳng, băn khoăn trong việc chăm sóc và giáo dục con trong cuộc sống. Ngoài ra
tôi giúp phụ huynh cần nắm được các mốc phát triển của trẻ từ 0 đến 72 tháng
tuổi. Đây là các mốc phát triển vàng của trẻ. Nếu cha mẹ không nắm được,
không theo dõi sự phát triển của trẻ hàng ngày thì trẻ rất dễ bị tự kỷ. Vì người
phát hiện ra trẻ tự kỷ chính là bố mẹ trẻ chiếm tới 80% còn lại 20% là người
thân và hàng xóm. Tuy nhiên không ít phụ huynh dễ dàng chấp nhận con mình
bị tự kỷ mà còn cho rằng con mình là thông minh, học giỏi thậm chí cho là thần
đồng vì có trẻ tự kỷ thường có một số khả năng bẩm sinh rất tốt như: trẻ có thể

đọc rất giỏi, tính toán rất nhanh, nói tiếng anh rất tốt.... Để giúp phụ huynh hiểu
rõ hơn về con mình như thế nào tôi đã khéo léo trao đổi với phụ huynh: “Mỗi
bé phát triển theo cách riêng của mình, chúng ta không thể nói được một
cách chính xác khi nào bé sẽ hoàn thiện một kỹ năng nào đó, hoặc hoàn
thiện nó thế nào. Chuẩn phát triển cho chúng ta một kiến thức tổng quát về
những thay đổi cần để ý. Nếu như bé của bạn lệch chuẩn phát triển một chút
bạn không nên hoảng sợ. Nên theo dõi ghi chép và gặp bác sĩ chuyên gia để
tư vấn, giúp đỡ” hoặc tôi cho phụ huynh xem các hoạt động của con mình tại
lớp qua hệ thống camera của trường.

12


Hình ảnh camera của nhà trường
Từ đó phụ huynh thấy được con mình ở lớp đã được cô giáo chăm sóc dạy
dỗ, chỉ bảo, hướng dẫn như thế nào, chơi với các bạn ra sao và so sánh với các
bạn cùng lớp . Ngoài ra phụ huynh được xem sổ khám sức khoẻ định kỳ của
trẻ. Từ việc xem sổ phụ huynh thấy được bệnh của trẻ đã được các bác sỹ khám
và chuẩn đoán. Đây cũng là sơ sở khoa học giúp phụ huynh tin tưởng hơn và
hợp tác với nhà trường tốt hơn. Hay có những buổi hội thảo do Quận và Thành
phố mở về cách chăm sóc trẻ tự kỷ do các chuyên gia nghiên cứu trự tiếp giảng
bài. Đây là cơ hội để phụ huynh có thêm những kiến thức rất bổ ích cho con
mình. Nhưng để mời được phụ huynh đi dự hội thảo rất khó khăn, tôi khéo léo,
dùng những thuật ngữ mang nội dung chăm sóc trẻ mời phụ huynh đi “Dự hội
thảo chăm sóc trẻ mầm non hay dự hội thảo chăm sóc trẻ có rối loạn phát
triển và những điều cha mẹ cần biết…” như vậy phụ huynh hào hứng đi và khi
được trực tiếp nghe các chuyên gia nói về trẻ tự kỷ và được xem các hình ảnh
minh họa cho bài giảng, được tư vấn trực tiếp, được thảo luận, được chia sẻ,
được nói lên những ý kiến của mình với các chuyên gia, phụ huynh thấy yên tâm
hơn, tự tin hơn và có thêm nhiều kiến thức, nhiều kinh nghiệm về cách chăm sóc

trẻ tự kỷ. Phát hiện và can thiệp trẻ tự kỷ rất cầ sự hợp tác giữa nhà trường và
gia đình. Để chứng minh sự hợp tác giữa nhà trường và gia đình, sự so sánh giữa
cô giáo và phụ huynh tôi dùng bảng sàng lọc M-chat để sàng lọc trẻ đối với phụ
huynh và cô giáo. Vì mẹ và cô giáo là hai người mẹ gần gũi nhất với trẻ, hiểu trẻ
được tâm sinh lý của trẻ nhất và luôn sát cánh đồng hành cùng với trẻ trong các
hoạt động ở trường cũng như ở nhà. Với bài tập này để đánh giá khả năng của
trẻ có bị tự kỷ hay không. Khi cho phụ huynh và giáo viên thực hành tôi không
đưa ra các chỉ số để khẳng định trẻ bị tự kỷ, mà khéo léo nói với phụ huynh theo
13


dõi quá trình phát triển của con như thế nào? Sau đây là phiếu sàng lọc nguy cơ
tự kỷ ở trẻ nhỏ (M-chat)
Xin phụ huynh vui lòng điền các thông tin và trả lời các câu hỏi sau:
Họ và tên
…………...

trẻ:……………………………………………………………….

Ngày
đánh
…………..

giá:……………………………………………………………..

Ngày tháng năm sinh:…………………………………………..…Giới tính:
Nam, Nữ
TT

Câu hỏi


Đáp án

1

Trẻ có thích thú khi được đu đưa hoặc khi được
nhảy trên đầu gối của bạn không ?

Có: 0

Không: 1

2

Trẻ có quan tâm đến trẻ khác không ?

Có: 0

Không: 1,5

3

Trẻ có thích leo trèo, leo cầu thang không ?

Có: 0

Không: 1

4


Trẻ có thích chơi ú òa và tìm một đồ vật không ?

Có: 0

Không: 1,5

5

Trẻ có chơi giả bộ, ví dụ nói điện thoại hoặc
chăm sóc búp bê, hoặc chơi trò chơi giả bộ khác
không ?

Có: 0

Không: 1

6

Trẻ có sử dụng ngón trỏ để chỉ hoặc để xin điều
gì không ?

Có: 0

Không: 1,5

7

Trẻ có chỉ bằng ngón trỏ hoặc để chỉ sự quan tâm
về điều gì không ?


Có: 0

Không: 1

8

Trẻ có chơi đúng cách với trò chơi nhỏ (xe hơi,
hình khối)mà không bỏ chúng vào miệng, ghịch
vỡ hoặc ném chúng không ?

Có: 0

Không: 1,5

14

Điểm


9

Trẻ có đưa cho bạn những đồ vật hoặc đồ chơi
để chỉ cho bạn không ?

Có: 0

Không: 1

10


Trẻ có nhìn vào mắt bạn hơn 1-2 giây không ?

Có: 0

Không: 1,5

11

Trẻ có quá nhạy cảm với tiếng động không ? Ví
dụ: Bịt tai

Có: 0

Không: 0

12

Trẻ có cười để đáp lại nụ cười của bạn không

Có: 0

Không: 1,5

13

Trẻ có bắt chước bạn không ?

Có: 0

Không: 1


14

Trẻ có đáp ứng khi bạn gọi tên trẻ không ?

Có: 0

Không: 1,5

15

Khi bạn chỉ có một đồ chơi trong phòng, trẻ có
nhìn theo không

Có: 0

Không: 1

16

Trẻ có đi được không ?

Có: 0

Không: 1,5

17

Trẻ có nhìn những đồ vật mà bạn nhìn không ?


Có: 0

Không: 1

18

Trẻ có làm những cử động bất thường của ngón Có: 1,5
tay gần mặt trẻ không ?

Không: 0

19

Trẻ có làm bạn chú ý đến hoạt động của trẻ
không ?

Có: 0

Không: 1

20

Có bao giờ bạn nghĩ con bạn bị điếc không ?

Có: 1,5

Không: 0

21


Trẻ có hiểu được người khác nói không ?

Có: 0

Không: 1

22

Đôi khi trẻ có nhìn đăm đăm điều gì hoặc đi lang Có: 1,5
thang không chủ đích không ?

Không: 0

23

Trẻ có nhìn mặt bạn để kiểm tra phản ứng của
bạn khi đối diện với điều không quen thuộc
không ?

Không: 1

Có: 0

Tổng điểm
Ghi chú: Nếu hành vi hiếm có. Ví dụ: Chỉ được thấy 1-2 lần thì coi như
không có
15


* Tổng điểm để đánh giá. Trẻ có nguy cơ tự kỷ nếu tổng điểm số lớp hơn hoặc

bằng 3 thì trẻ đó có khả năng bị tự kỷ. Phiếu dùng cho phụ huynh và cô giáo
mục đích để tìm ra những dấu hiệu của trẻ có trùng nhau không, từ đó có thể kết
luận trẻ được và cũng là minh chứng cho phụ huynh qua cách đánh giá trẻ không
những chỉ có phụ huynh mà còn có cả cô giáo. Tâm lý của phụ huynh khi biết
con mình bị tự kỷ họ rất cần sự chia sẻ đúng chỗ tránh sự lan tỏa trong xã hội.
Nên khi chia sẻ với phụ huynh tôi luôn tìm cơ hội để được tiếp xúc với phụ
huynh như trao đổi chỉ có 2 người, hoặc cho phụ huynh xem những mặt tích cực
của trẻ hoạt động ở lớp và khẳng định với phụ huynh rằng: “Ở lứa tuổi này trẻ
vẫn còn nhỏ, nếu được phát hiện và can thiệp sớm trẻ sẽ dần trở lại bình
thường”. Theo các chuyên gia nhận định “Nếu trẻ được phát hiện sớm trước 2
tuổi trẻ có cơ hội phát triển bình thường đến 80%”
Để có các phương pháp giáo dục, phương pháp can thiệp hành vi tốt nhất giúp
trẻ rút ngắn khoảng cách với các cháu bình thường tại lớp hòa nhập với các bạn,
với môi trường học tập bình thường, với cộng đồng. Với biện pháp này, tôi nhận
thấy: Phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ tự kỷ
học hòa nhập môi trường giáo dục bình thường, giúp trẻ phát triển hết khả năng
và phát huy tiềm năng học hỏi. Phụ huynh ngoài việc cho con học tại lớp, gia
đình đã cho cháu tham gia các lớp học chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ và đã có
nhiều biến chuyển rõ rệt về sức khỏe, nhận thức và điều chỉnh được hành vi.
* Biện pháp 3: Tạo mối quan hệ thân thiện với trẻ tự kỷ.
Việc chăm sóc trẻ mầm non là công việc rất vất vả nhưng chăm sóc trẻ tự kỷ
còn vất vả hơn nhiều. Theo qui định Điều lệ trường mầm non cứ lớp có một trẻ
khuyết tật được giảm 5 cháu. Trong thực tế khi chăm sóc một trẻ tự kỷ còn vất
vả hơn 10 cháu bình thường. Vì trẻ tự kỷ không giống trẻ bình thường, trẻ tiếp
thu chậm, hay quậy phá, biếng ăn, ít ngủ, hay đánh bạn, phá đồ chơi… những
biểu hiện đó cũng không tránh khỏi sự kỳ thị của các bạn trong lớp. Điều đó lại
tạo thêm môi trường không lành mạnh đến với trẻ tự kỷ. Để làm được điều này
cô giáo là người tạo mối quan hệ thân thiện với trẻ. Phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện – học sinh tích cực” đã được triển khai sâu rộng trong toàn
ngành mang lại môi trường lành mạnh cho trẻ, tạo cho trẻ trạng thái đến trường

trong tâm trạng “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Đối với trẻ tự kỷ cần
rất tình thương yêu của cô và các bạn khi đến trường. Nhưng ngược lại nếu
16


không có nhận thức sâu sắc của giáo viên, chia sẻ, cảm thông của các bạn tình
yêu đó không tránh khỏi sự kỳ thị. Trong công tác quản lý tôi luôn chia sẻ với
giáo viên: Trẻ tự kỷ là một thiệt thòi rất lớn, là sự hẫng hụt, lo lắng của phụ
huyh. Vậy cô giáo phải biết thương yêu trẻ như chính con của mình, hiểu được
tâm lý của trẻ, biết được trẻ cần gì, nghĩ gì, mong muốn điều gì… từ đó mang
đến cho trẻ những điều mà trẻ mong muốn ở cô qua việc linh hoạt xử lý các tình
huống trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp. Trẻ đến trường cô giáo là
người thay thế cha mẹ trẻ sống trong môi trường giáo dục, những người tác
động đến trẻ là cô giáo, là các bạn. Vậy khi trẻ bị các bạn xa lánh, kỳ thị cô là
người xóa đi sự xa lánh và kỳ thị đó. Bằng cách cô luôn tạo ra nhiều tình huống
để trẻ được chơi với bạn, cho trẻ được chơi với các bạn thông minh, nhanh nhẹn
có ngôn ngữ giao tiếp tốt để trẻ nhanh chóng tiếp cận học bạn nhanh hơn. Trong
nhóm bạn bè cùng lớp thường có những hành vi, câu nói không tốt thậm chí
không chơi với bạn cô là người phân tích, giảng giải cho trẻ hiểu để các bạn chơi
với trẻ và giúp bạn làm một số công việc đơn giản như: Giúp bạn nhặt đồ chơi,
dạy bạn hát, dạy bạn đọc thơ,…Với tâm lý của trẻ rất thích làm người lớn mà
công việc của cô giáo không thể làm hết, cô có thể giao cho một nhóm bạn thay
cô làm một số công việc với trẻ tự kỷ: Hôm nay bạn Hoa, Hùng… giúp cô chơi
với bạn Phong , dạy bạn Phong nói từ “Cô, Bà, Mẹ”. Ngày mai bạn Lan, Thủy,
Trang… giúp cô chơi với bạn Phong, dạy bạn Phong nói từ “Trường, lớp” cứ
như vậy mỗi ngày một nhóm cùng với công việc khác nhau sự kỳ thị của các
bạn không còn nữa mà còn tạo nên sự thân thiện giữa trẻ với trẻ ngày càng tốt
hơn, trẻ cảm thấy thích thú hơn khi được học bạn, dạy bạn, cùng nhau chia sẻ
trong nhóm bạn bè. Tạo mối quan hệ than thiện với trẻ tự kỷ trong lớp không
phải là khó nhưng cô giáo là người linh hoạt trong mọi hoạt động cho trẻ, tạo

nhiều cơ hội cho trẻ được nói, được làm, được chia sẻ đó là một thành công lớn,
là niềm hy vọng của phụ huynh.
Tóm lại: Giải pháp phát hiện sớm và can thiệp trẻ tự kỷ nhằm giúp trẻ hòa
nhập cộng đồng tại trường các mầm non là một nhiệm vụ trọng trách to lớn đối
với trẻ. Thực trạng ở các trường mầm non tỉ lệ trẻ tự kỷ chiếm một phần không
nhỏ. Để giúp trẻ hoàn thiện dần, hòa nhập cộng động người cán bộ quản lý, cô
giáo mầm non và các bạn cùng lớp hãy luôn đồng hành sát cánh giúp đỡ trẻ tự
kỷ một cách tận tâm, tận tình đó là cơ hội phát triển của trẻ, là chỗ dựa vững
chắc để giúp trẻ vững bước trên con đường đời của mình.
II. 1. TÍNH MỚI, TÍNH SÁNG TẠO:
17


1. Tính mới:
- Phát hiện sớm và can thiệp trẻ tự kỷ trong trường mầm non.
- Giúp giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục trẻ tự kỷ góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong nhà trường
- Tạo được mối quan hệ đồng nhất trong phụ huynh.
2. Tính sáng tạo
- Tạo ra các giải pháp phát hiện và can thiệp sớn trẻ tự kỷ trong trường mầm
non.
- Nâng cao tay nghề trong công tác quản lý, đặc biệt là công tác hoà nhập cộng
đồng trong trường mầm non.
II.2. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG NHÂN RỘNG
- Được áp dụng tại trường mầm non Dư Hàng Kênh I và một số trường trong và
ngoài Thành Phố.
III.3. HIỆU QUẢ, LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG GIẢI PHÁP
a. Hiệu quả kinh tế
- Làm lợi cho phụ huynh về kinh phí học tập mang lại hiệu quả cao
- Thu hút trẻ số lượng trẻ đến trường học đông.

b. Hiệu quả về mặt xã hội
- Làm thay đổi tâm lý của phụ huynh.
- Tháo gỡ được phần lớn những bất cập toàn xã hội đang quan tâm.
- Nâng cao chất lượng giáo dục trong trường học ngày một đi lên.
- Là nơi để phụ huynh gửi con đến trường học, tạo niềm tin trong phụ huynh học
sinh.
Phát hiện sớm và can thiệp trẻ tự kỷ trong trường mần non góp phần rất
lớn đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Mọi người trong xã hội cần quan tâm
chăm sóc trẻ một cách khoa học, văn minh sẽ mang lại cho thế hệ tương lai
những nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt trẻ thơ. Trên đây “Giải pháp phát hiện
sớm và can thiệp trẻ tự kỷ nhằm giúp trẻ hòa nhập cộng đồng tại trường
Mầm non Dư Hàng Kênh I” . Trong bài viết này phần nhỏ nói lên các giải pháp
chỉ đạo của tôi song cũng không tránh khỏi thiếu sót, rất mong sự góp ý của hội
đồng xét duyệt thi đua các cấp để công tác chỉ đạo của tôi ngày càng tốt hơn
góp phần to lớn vào sự nghiệp giáo dục mần non hiện nay. Tôi xin trân trọng
cảm ơn.

18


CƠ QUAN ĐƠN VỊ
2016
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Hải Phòng, ngày10 tháng 3 năm
Tác giả sáng kiến

Vũ Thị Lan

19




×