Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng học cho trẻ hòa nhập lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 10 trang )

PHẦN I
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Trong công cuộc đổi mới đất nước, nền giáo dục thế hệ trẻ cũng tiến bước theo
sự phát triển của xã hội. Nhưng trong thực trạng hiện nay do tác động của nhiều yếu
tố khách quan và chủ quan, hoàn cảnh của nhiều học sinh còn khó khăn các em có
những hiểu biết riêng biệt và khác nhau, nhiều phụ huynh học sinh chưa thật sự quan
tâm đến con em mình, do đó tình hình chất lượng kiến thức một số em chưa đáp ứng
với xu thế phát triển của thời đại. Vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy học cho trẻ
chậm phát triển là việc làm thiết thực mà Đảng, nhà nước và ngành giáo dục luôn
quan tâm.
Tuy nhiên để hiểu rõ vấn đề của việc sử dụng các phương pháp biện pháp, câu
hỏi - bài tập cần phải xem xét ở trẻ sẽ nhận và tiếp thu được gì qua những bài học.
Việc lồng ghép các nội dung chơi và học đan xen với nhau cũng là một phương tiện
quan trọng giúp trẻ tiếp thu bài học tốt hơn, trẻ thoải mái tham gia hoạt động, kích
thích sự sáng tạo, độc lập với từng cá nhân. Do đó việc sử dụng phương pháp, biện
pháp, câu hỏi - bài tập giúp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ chậm phát triển
trí tuệ thông qua chủ đề “ Môi trường tự nhiên- Môi trường xã hội” là vấn đề mà tôi
rất quan tâm. Để giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ lĩnh hội kiến thức về môi trường tự
nhiên –môi trường xã hội một cách có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên ngoài những
kiến thức đã có cần phải có lòng yêu nghề mến trẻ, tìm tòi những phương pháp phù
hợp nhằm đạt hiệu quả cao trong việc giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ có những vốn
sống cần thiết cho cuộc sống sau này.
Là một giáo viên đứng lớp phải chịu trách nhiệm trước ngành giáo dục, trước
nhân dân về việc nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, cho trẻ chậm phát triển
trí tuệ nói riêng, bản thân cũng đã cố gắng tìm tòi để thực hiện tốt nhiệm vụ này. Từ
những suy nghĩ đó, tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy
học cho trẻ hòa nhập” nhằm tìm ra những nội dung phù hợp giúp cho trẻ hoà nhập
có điều kiện tiếp thu ngày một tốt hơn.
II. Đối tượng.
Học sinh học hoà nhập khối 1 năm học 2009-2010.


III. Mục đích đề tài:
Từng bước giúp học sinh hoà nhập tự tin hơn trong giao tiếp.
Tạo sự yên tâm cho cha mẹ học sinh, bởi lẽ đây là niềm động viên rất lớn cho
các bậc làm cha, làm mẹ chẳng may có đứa con chưa được như ý.
Làm cho xã hội nói chung, đội ngũ làm công tác giáo dục nói riêng cần có sự
quan tâm đúng mức trong công tác này.

1
PHẦN II
NỘI DUNG
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm trẻ khuyết tật:
Trẻ khuyết tật là những trẻ em do những tổn thương về cơ thể, giác quan (thể
chất) hoặc rối loạn các chức năng (tinh thần) biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau
làm suy giảm khả năng hoạt động khiến trẻ gặp nhiếu khó khăn trong lao động, sinh
hoạt, học tập, vui chơi.
1.2. Thế nào là trẻ có khó khăn về học.
Giống như trẻ bình thường, trẻ có khó khăn về học đều có thể nghe, nói, nhìn
được và phần lớn đi lại một cách bình thường. Trẻ bình thường đã có được những kỹ
năng trong đời sống sinh hoạt và khả năng nhận biết rất nhanh ngay từ lứa tuổi còn
nhỏ. Còn đối với trẻ có khó khăn về học, việc học tập và phát triển kém cỏi hoặc
chậm chạp hơn nhiều vì những lý do khác nhau.
2. Cơ sở thực tiển.
2.1. Công tác quản lý.
Trong công cuộc đổi mới của đất nước hiện nay, cùng với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật việc giáo dục trẻ hoà nhập được Đảng và Nhà nước nói chung và
ngành giáo dục luôn quan tâm. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy trẻ học hoà
nhập chưa được đào tạo, bồi dưỡng đủ về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu

đi học ngày càng tăng của trẻ khuyết tật.
2.2. Trách nhiệm giáo viên.
Việc dạy trẻ hoà nhập cùng cộng đồng thực hiện như thế nào? Qua thực tế công
tác việc nâng cao chất lượng dạy và học cho trẻ chậm phát triển không đơn giản, nói
thì dễ nhưng khi đi vào thực hiện là một quá trình. Vậy ta cần làm gì để những học
sinh này có tiến bộ? Không ai hơn hết đó chính là những thầy (cô) giáo, vì chúng ta
là những người hằng ngày phải trao dồi cho các em những cái cơ bản nhất. Là một
giáo viên ta cần quan tâm nhiều đến các em, tìm hiểu hoàn cảnh của các em và nắm
bắt vì sao các em lại chậm trong học tập và rèn luyện, để từ đó chúng ta có được cách
hướng dẫn cụ thể hơn, ta biết cách sử dụng những phương pháp đơn giản, những kiến
thức cơ bản để các em dễ tiếp thu, dễ hiểu.
Trong giảng dạy cho các em đòi hỏi giáo viên thực sự quan tâm, thương yêu
các em, phải nhẹ nhàng với các em để các em không sợ và lo lắng mỗi khi cô thầy
hướng dẫn, bên cạnh đó luôn động viên, tuyên dương kịp thời khi thấy học sinh có
2
đuợc một thành tích dù rất nhỏ và luôn phối hợp nhịp nhàng với phụ huynh để trao
đổi và nắm bắt kịp thời.

Chương II
THỰC TRẠNG HỌC SINH LỚP 1 HỌC HÒA NHẬP
2.1. Thuận lợi.

Được sự quan tâm của các cấp và đặc biệt là sự quan tâm của Ban giám hiệu
nhà trường đã phân công cho tôi được đứng lớp và giảng dạy một lớp trong năm học.
Được cung cấp đầy đủ các tài liệu về sách giáo khoa, sách giáo viên và một số văn
bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trong năm. Hơn nữa cũng có thời gian để trao dồi
và nâng cao tay nghề trong quá trình thực hiện giảng dạy và đã phát hiện một số em .
Trong lớp đang giảng dạy cũng có những đối tượng chậm phát triển về trí tuệ như
em: Nguyễn văn sang, Huỳnh Tấn Vũ Trường, Trần Thị Cách … Từ đó bản thân có
điều kiện để rèn luyện cho các em. Qua đó bản thân đã rút được một số kinh nghiệm

về nâng cao chất lượng dạy học cho trẻ hòa nhập.
2.2. Khó khăn.
Việc tiếp thu của trẻ có những hạn chế nhất định, tiếp thu chậm và mau quên.
* Từ những thuận lợi và khó khăn đã được phân tích như trên, tôi đã đề ra một
số giải pháp, biện pháp cụ thể để giúp người giáo viên truyền thụ kiến thức tốt đến các
trẻ chậm phát triển trí tuệ trong hoạt động làm quen với đọc.
2.3. Thông tin về trẻ.
TT Họ và tên trẻ
Năm
sinh
Dạng khuyết
tật
Điểm mạnh, sở
thích
Điểm yếu
1 Nguyễn Văn Sang 2003
Chậm phát
triển trí tuệ
Thích vẽ, hoà
đồng cùng bạn
Tiếp thu
chậm, mau
quên
2
Huỳnh Tấn Vũ
Trường
2003 Chậm phát
triển trí tuệ
Viết theo điểm tựa
của GV

Tiếp thu
chậm
3 Trần Thị Cách
2003 Chậm phát
triển trí tuệ
Đọc theo bạn, theo
cô giáo
Tiếp thu
chậm

3
Chương III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CHO TRẺ HÒA NHẬP
3.1. Những biện pháp đã thực hiện
3.1.1. Nhận định khả năng của học sinh.
4
BẠN SANG PHÁT HUY ĐIỂM MẠNH
BẠN TRƯỜNG TẬP VIẾT
HOÀ NHẬP CÙNG BẠN BÈ
GIÚP BẠN CÁCH ĐỌC BÀI
Qua thực tế công tác việc nâng cao chất lượng dạy và học cho trẻ học hoà nhập
không đơn giản nói thì dễ nhưng khi đi vào thực hiện là một quá trình. Muốn nâng
cao chất lượng dạy cho trẻ chậm phát triển trước hết chúng ta phải tìm hiểu khả năng
của mỗi học sinh, nhận định đuợc mức độ của từng em, em có khả năng tiếp thu
những gì từ đó giáo viên có cơ sở để hướng dẫn cụ thể cho đến khi em học sinh đó
nắm được cái cơ bản, từ đó giáo viên móc xích những cái cơ bản đến phức tạp dần.
Mặt khác tìm hiểu những sở thích của học sinh xem học sinh thích học những dạng
bài như thế nào, giáo viên cần tạo sự thoải mái, thân thiện để các em gần gũi và bộc
lộ, giúp các em tự tin hơn để các em thấy được thầy cô như người bạn thân của mình

để dễ dàng trao đổi hơn từ đó kích thích được sự hưng phấn hơn trong học tập.
Nguyên nhân sâu xa của việc khác biệt là do khác nhau về yếu tố thể chất, về
hoàn cảnh sống và giáo dục cùng với mối quan hệ của trẻ với thế giới bên ngoài. Do
đó trẻ có một thế giới bên trong riêng biệt độc đáo, không trẻ nào giống trẻ nào. Vì
thế chúng ta phải giáo dục làm sao để mỗi trẻ trở thành chính nó . Quan điểm này
xuất phát từ việc đảm bảo lợi ích của từng trẻ . Do đó giáo viên phải soạn kế hoạch
xuất phát từ nhu cầu, hứng thú sở thích, vốn kinh nghiệm của trẻ, không áp đặt không
tiến hành đơn thuần theo kiểu đồng loạt ,không cứng ngắc theo một kiểu có sẵn , phải
tính đến thể trạng tâm trạng từng lúc của từng trẻ. Thay đổi linh hoạt, thích hợp có
hiệu quả kế hoạch giáo dục.
Giáo viên có thể thăm dò tình hình của học sinh qua thầy cô giáo cũ hoặc các
em học sinh trong lớp để nắm được mức độ của từng em. Có thể thăm dò qua phụ
huynh để biết được điều kiện của các em.
3.1.2. Nhận thức về nâng cao chất lượng dạy đọc cho trẻ hoà nhập
Muốn nâng cao chất lượng dạy đọc cho trẻ hoà nhập trước hết mỗi giáo viên
chúng ta phải có ý thức luôn trao dồi tay nghề giúp học sinh học tập tích cực . Muốn
có chất lượng học thì người học phải tự giác , tích cực học , phải chăm học , đặc biệt
phải có sự hỗ trợ đắc lực là sự quan tâm nhắc nhỡ của các bậc phụ huynh . Bên cạnh
đó giáo viên phải có thời gian đầu tư cho tiết dạy , phải có tâm huyết và tình thương
đối với học sinh nhất là những học sinh chậm phát triển.
Để có một giờ học tốt thì đòi hỏi người giáo viên phải có đầu tư và có bài thiết
kế cụ thể và có riêng phần thiết kế cho những học sinh chậm phát triển. Chuẩn bị tốt
bài dạy trong các tiết học sẽ gây hứng thú học tập cho các em , giáo viên cần quan
tâm các em trong tiết học sẽ giúp các em thích thú với tiết học hơn, trong quá trình
dạy không nên gò ép nếu các em chưa trả lời được câu hỏi mà phải dẫn dắt các em
bằng những câu hỏi đơn giản dễ hiểu hoặc có những đồ dùng trực quan sinh động để
các em dễ hiểu .
Giáo viên cần kết hợp với gia đình thường xuyên liên lạc để có sự quan tâm
của các bậc phụ huynh đến con em mình về việc học ở lớp và ở nhà. Trong buổi dạy
phụ đạo khác buổi giáo viên theo dõi mức học của từng em để ra bài trắc nghiệm lại

sau buổi học sát thực hơn với khả năng từng em, từ đó giáo viên có cơ sở nắm được
mức học của từng em để điều chỉnh bài dạy cho phù hợp.
5
Tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm đôi giáo viên tìm hiểu hoàn cảnh ,
điều kiện của mỗi học sinh để sắp xếp cho hợp lí ( một học sinh khá giỏi kèm một
học sinh yếu kém ).Giáo viên có kế hoạch cho từng nhóm và có sự kiểm tra bài sau
mỗi buổi học (kể cả ở lớp và ở nhà)
Ví dụ như: Em Nguỵễn Văn Sang, thì sự tiếp thu thì chậm mà ở trẻ này thì
bắt chước thì nhanh. Các em khi đã thích gì thì thường hay bắt chước và thường lập đi
lập lại hành động đó nhiều lần .Còn em Vũ Trường thì thuộc dạng tự kỷ trẻ này thì
tính tình rất thất thường có lúc vui thì hợp tác cùng cô, có khi cả ngày chỉ vào khóc
hoặc ngồi ở một góc nào đó trong lớp và không cho ai đến gần mình. Còn em Trần
Thị Cách em này thì tiếp thu bài tương đối nhưng cũng mau quên .
Qua sổ theo dõi đặc điểm tâm sinh lý, qua thực tế giao tiếp trẻ, tôi luôn nắm bắt
đặc điểm tâm lý của từng trẻ để xây dựng kế hoạch cá nhân , phát triển các mặt tích
cực, tạo nhiều tình huống gợi ý giúp trẻ tự bộc lộ khả năng nhận thức của mình một
cách thích thú khi vào các tiết học
Trong học tập cần có những bước nhỏ và cần dạy riêng từng phần của một
nhiệm vụ phức tạp; cần được sự trợ giúp để hòa nhập, cần học cách đặt kế hoạch và
kiểm soát công việc cũng như hành vi; cần được dạy những chiến lược làm việc, đặt
kế hoạch, kiểm soát và giải quyết vấn đề. Thời gian hướng dẫn cần ngắn và có những
phản hồi trực tiếp và được nhắc lại bằng nhiều cách khác nhau.
Ở khối lớp 1 có 3 trẻ nhưng trình độ tiếp thu của trẻ rất khác nhau
3.2. Kế hoạch thực hiện
- Phải biết trẻ cần gì? Và giáo viên cần dạy những gì?
- Hướng dẫn cho trẻ cách đặt câu hỏi: Cái gì?, Tại sao và như thế nào?
- Kích thích tư duy trẻ bằng cách gợi mở.
- Sử dụng tối đa tài liệu trợ giúp bằng hình ảnh và tác động vào các giác quan.
- Tổ chức tốt cách giới thiệu trông tin mới, cố gắng liên hệ chúng với những
kiến thức hiện tại và kinh nghiệm

- Dành nhiều thời gian cho trẻ.
- Nắm được điểm mạnh điểm yếu của từng em để đưa ra phương pháp cụ thể
cho từng em:
+ Đối với em Nguyễn Văn Sang điểm mạnh của em này là thích vẽ nên giáo
viên tạo điều kiện cho em được phát huy điểm mạnh của em thông qua đó giúp em
nắm được cách đọc. Ví dụ như giáo viên gợi ý cho em vẽ một đồ vật và có tên gọi cụ
thể như vẽ cái ly hay vẽ cái ca và ghi tên đồ vật đó dưới vật em vẽ từ đó cho em nắm
được chữ thông qua tên đồ vật vừa vẽ.
+ Với em Huỳnh Tấn Vũ Trường điểm mạnh của em này viết được chữ theo
điểm tựa cho sẵn của cô giáo nên giáo viên dùng phương pháp gợi mở bằng đồ dùng
trực quan để nhớ được chữ đồng thời phóng chữ, tiếng đó ra vở để em viết từ đó giúp
em dễ dàng nắm được chữ và nhớ lâu hơn.
+ Với em Trần Thị Cách mặt mạnh của em này là đọc theo bạn hoặc cô giáo từ
đó giáo viên dùng nhiều phương pháp trực quan, quan sát để giúp em vừa đọc vừa
6
nhớ được mặt chữ, có thể cho em học sinh khá giỏi kèm thêm vào những lúc ra chơi
hay ở nhà. Có thể giáo viên tập cho em một bài hát và ghi lời bài hát để giúp em vừa
thuộc bài hát vừa nắm được chữ. Ví dụ như tập em hát câu Ai yêu nhi đồng bằng Bác
Hồ Chí Minh qua đó giáo viên hình thành cho em tiếng ai được kết hợp bởi âm a và
âm i….
3.3. Nội dung cụ thể:
Dựa vào điểm mạnh của từng em giáo viên khai thác bài học dễ dàng hơn:
Cụ thể: Em Nguyễn Văn Sang Khi dạy bài âm “g-gh” SGK trang 49 giáo viên
cho em vẽ tranh đàn gà và cái ghế nhằm phát huy điểm mạnh của em. Từ đó giáo viên
hỏi trong tranh em vẽ có con vật gì? Học sinh phát âm, dựa vào đó học sinh biết được
âm “g” qua tiếng gà. Chính điều đó giáo viên giữ được trật tự lớp học, hơn thế nữa
học sinh hoà nhập có điều kiện tiếp thu bài học. Tương tự qua tiếng “ghế” em Sang
hình thành được âm “gh”.
Em Trường: Trong bài học âm nói chung, âm “g” nói riêng giáo viên phóng
chữ cho em viết và dành thời gian thích hợp động viên em kịp thời. Từ đó giáo viên

dùng tranh để rút từ khóa cho em xác định. Nhìn chung thông qua luyện viết có điểm
tựa và xem tranh; em Trường có niềm tin và cố gắng nhiều hơn trong học tập.
Em Cách: Thông qua bài đọc mẫu của giáo viên và các bạn trong lớp, giáo viên
cho học sinh nhắc lại tiếng từ vừa đọc. Bên cạnh đó giáo viên dùng tranh để khắc sâu
cho em: cụ thể bài âm “i-a” giáo viên dùng vật thật viên bi và tranh con cá giúp học
sinh nhận biết âm vừa học. Các dạng bài tương tự, giáo viên thực hiện như cách nói
trên.
3.4. Những kết quả đạt được
STT Họ và tên trẻ đầu năm Cuối kì 1 Tháng 3/2010
1 Nguyễn Văn Sang
Không nhận
biết được chữ
cái
nhận biết các
chữ cái đơn
giản và các
tiếng ghép từ
các âm
đọc được các
tiếng, từ ghép
đơn giản
2 Huỳnh Tấn Vũ Trường
Không nhận
biết được chữ
cái
nhận biết các
chữ cái đơn
giản và đọc
được các tiếng
có âm ghép lại

đọc được các
tiếng, từ ghép
đơn giản
3 Trần Thị Cách
đọc được một
số âm đơn giản
thuộc được 24
chữ cái và đọc
được tiếng từ
đơn giản
đọc được một
số câu đơn
giản
7
PHẦN III
BÀI HỌC KINH NGHIỆM - KẾT LUẬN
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Chúng ta phải có trách nhiệm “Tất cả vì học sinh thân yêu” để dìu dắt các em
đến một tương lai tươi sáng , các em nắm được bài để có kiến thức sẵn sàng cho mai
sau , đó là trách nhiệm của một giáo viên trong trường nói riêng và của ngành nói
chung vì thế giáo viên cần :
Về phương pháp hướng dẫn chủ yếu dùng phương pháp trực quan và luyện tập
thực hành nhưng cần phải phối hợp thêm một số phương pháp điều chỉnh giúp cho
hoạt động làm quen với cách đọc đạt hiệu quả hơn.
Khi đưa ra kế hoạch, theo dõi đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ giáo viên luôn
coi trẻ là một chủ thể tích cực.
Đối với trẻ : cần có sự hỗ trợ tích cực giữa phụ huynh và nhà trường trong việc
tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý trẻ, nhằm giúp cho giáo viên có những thuận lợi giao
tiếp với trẻ để có những phương pháp, biện pháp thích hợp trong việc giáo dục trẻ để
đạt hiệu quả cao hơn

Mỗi giờ học giáo viên cần có sự dìu dắt riêng cho mỗi em, cần theo dõi uốn nắn
học sinh kịp thời.
Giáo viên có kế hoạch cụ thể cho từng đối tượng học sinh, Có phương pháp,
biện pháp cụ thể cho từng đối tượng học sinh.
Giáo viên cùng học sinh kiểm tra đôn đốc nhắc nhỡ việc học ở nhà ở lớp của
các em.
Trên đây là số giải pháp hữu hiệu mà bản thân đã thực hiện trong thời gian
đứng lớp. Nhưng vẫn còn nhiều hạn chế rất mong sự đóng góp ý kiến trao đổi cùng
học tập với những người đi trước.
II. KIỂM NGHIỆM:
Thông qua đề tài đã nghiên cứu, tôi đã dần hiểu được từng trẻ trong lớp mình
và trẻ đã cùng hợp tác với tôi thực hiện các bài học một cách hứng thú . Trẻ tự tin
hơn trong học tập, khi thực hiện bài tập thao tác nhanh hơn, thực hiện đúng theo yêu
cầu của giáo viên. Và kết quả tiếp thu bài của học sinh được thể hiện qua bảng thống
kê.
III. KẾT LUẬN :
Trong tương lai theo đà phát triển của khoa học kỹ thuật, cuộc sống của người
khuyết tật có lẽ sẽ được thay đổi rất nhiều . Cách nhìn nhận rằng: nếu có những cách
thức khác hỗ trợ cho khiếm khuyết của người chậm phát triển thì người đó vẫn có thể
tự lập được trong xã hội ngày càng lan rộng.
Đối với ngành giáo dục, đặc biệt là trẻ khuyết tật hay trẻ chậm phát triển trí tuệ
hiện nay được sự quan tâm của xã hội, giúp trẻ được hoà nhập với cộng đồng và học
8
tập như một đứa trẻ bình thường. Vì thế để giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể học
tập tốt như một đứa trẻ bình thường, thì người giáo viên phải có những phương pháp
biện pháp thật khéo léo đối với trẻ, thông qua việc phải hiểu tâm sinh lý của trẻ qua
các hành động, cử chỉ, điệu bộ mà trẻ thể hiện. Dạy học sinh học đọc, học viết là một
công việc quan trọng và có quan hệ mật thiết chặt chẻ với nhau. Chính nhờ đọc để
hiểu, nhờ sự hiểu học sinh mới diễn đạt ý nghĩ của mình qua văn bản bằng chữ viết.
Học đọc, học viết đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp một nói riêng là

cái gốc, hay nói đúng hơn đó chính là nền tảng để giúp các em học các môn học khác.
Các em có đọc đúng, đọc hiểu các đề toán thì các em mới hiểu và làm đúng bài
toán… Trong thực tế với nhiều lí do, một số giáo viên đã không chú trọng việc dạy
đọc cho học sinh, từ đó đó có trường hợp học sinh không đọc thông sẽ dẫn đến việc
viết cũng không thạo…
Do đó, tôi nhận thấy trên đây chỉ là một số kinh nghiệm mà tôi đã nghiên cứu,
nhằm giúp giáo viên có những biện pháp giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ đạt hiệu
quả trong công tác giáo dục trẻ hoà nhập. Tôi tiếp tục học hỏi thêm kinh nghiệm, để
góp phần vào việc đưa trẻ khuyết tật hoà nhập tốt với cộng đồng trong thời gian sắp
tới một cách hiệu quả hơn.

Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân nhằm nâng cao chất lượng dạy trẻ
hoà nhập ở lớp 1. Chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót nhất định, rất mong được hội đồng
khoa học và các bạn đồng nghiệp chia sẽ đóng góp ý kiến và bổ sung cho đề tài ngày
một hoàn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Đức Phú, ngày 10 tháng 4 năm 2010
Người viết
Nguyễn Thị Thuỳ Trang
9
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỨC PHÚ 1
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………

…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÁNH LINH
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
10

×