Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

XÂY DỰNG PHẦN mềm kế TOÁN TIỀN LƯƠNG tại CÔNG TY cổ PHẦN xây DỰNG số 12 TỔNG CÔNG TY VINACONEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 91 trang )

Xây dựng phần mềm kế toán tiền lương tại công ty cổ phần xây dựng số 12 – TCT
Vinaconex

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

NGUYỄN THỊ QUỲNH CHÂM
Lớp: CQ45/41.01

Đề tài: XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 - TỔNG CÔNG TY VINACONEX

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Người hướng dẫn

Chuyên ngành: Tin học tài chính - Kế toán
Th.S Vũ Bá Anh

Hà Nội - Năm 2011

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
-1Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Châm

CQ45/41.01


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế - HVTC


Đồ án tốt nghiệp

Các số liệu, kết quả nêu trong đồ án là trung thực xuất phát từ tình hình thực
tế của đơn vị thực tập.

Tác giả đồ án
Nguyễn Thị Quỳnh Châm

LỜI CẢM ƠN

Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Châm

-2-

CQ45/41.01


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế - HVTC

Đồ án tốt nghiệp

Với vốn kiến thức tích luỹ được trong thời gian học tập tại Học viện tài
chính, dưới sự giảng dạy nhiệt tình của các thầy cô giáo cùng với những kiến thức
thực tế thu được trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần phần mềm Bravo, em
đã hoàn thành đồ án với đề tài: “XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN TIỀN
LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 - TỔNG CÔNG TY
VINACONEX”
Để hoàn thành được đồ án này, em đã có sự giúp đỡ của rất nhiều người.
Trước hết em xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo VŨ BÁ ANH - giảng viên khoa Hệ
thống thông tin kinh tế - Học viện tài chính, người đã chỉ giúp em cách thức làm

bài một cách logic, đã chỉnh sửa chi tiết giúp em phần phân tích và định hướng cho
em phần thiết kế.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong toàn Học viện, và đặc
biệt là các thầy cô giáo trong khoa Hệ thống thông tin kinh tế đã giảng dạy và
truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích trong bốn năm học vừa qua.
Ngoài ra, em cũng không thể không nhắc tới sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh
chị ở phòng Tài chính- kế toán công ty cổ phần xây dựng số 12 đã tạo điều kiện
thuận lợi trong suốt thời gian em thực tập, và chỉ dẫn rất nhiều cho em phần nghiệp
vụ, để em có thể hoàn thành được đồ án này.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới bố mẹ, anh chị em, những người bạn
của em là những người đã giúp đỡ rất nhiều về mặt tinh thần, cũng như những góp ý
kịp thời cho việc hoàn thành đồ án của em.
Em xin chân thành cảm ơn!

Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………7

Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Châm

-3-

CQ45/41.01


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế - HVTC

Đồ án tốt nghiệp

PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................................10
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN VÀ CÔNG TÁC KẾ

TOÁN TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP..............................................................10
1.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG DOANH NGHIỆP.....10
1.1.1 Khái niệm hệ thống thông tin( HTTT).............................................................10
1.1.2 Sự cần thiết phải phát triển hệ thống thông tin trong doanh nghiệp..............10
1.2 TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HTTT...........................................12
1.2.1 Các bước phân tích thiết kế hệ thống thông tin.............................................12
1.2.2 Thiết kế hệ thống..............................................................................................13
1.2.3 Quy trình phát triển phần mềm kế toán...........................................................15
1.3 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP......18
1.3.1 Đặc điểm kế toán xây dựng cơ bản.................................................................18
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của kế toán tiền lương................................................19
1.3.3 Hình thức tiền lương, quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương.........20
1.3.4 Quỹ tiền lương và cách tính lương.................................................................22
1.3.5 Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương........................25
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 - TỔNG CÔNG TY VINACONEX.....................29
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 - TCT
VINACONEX..................................................................................................................29
2.1.1 Giới thiệu công ty..............................................................................................29
2.1.2 Đặc điểm tổ chức, quản lý của công ty..........................................................30
.....................................................................................................................................30
2.2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN LƯƠNG TẠI CÔNG TY
30
2.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty......................................................30
2.2.2 Chứng từ sử dụng..............................................................................................31
2.2.3 Tài khoản sử dụng............................................................................................33
2.2.4 Hình thức kế toán tại công ty............................................................................34
2.2.5 Các tham số sử dụng để tính lương tại công ty.............................................35
2.2.6 Công thức tính lương và thu nhập tại Công ty:................................................36
2.2.7 Quy trình tính lương tại công ty.......................................................................37

2.2.8 Đánh giá hệ thống thông tin kế toán tính lương tại công ty cổ phần xây
dựng 12 - Tổng công ty Vinaconex.............................................................................38
CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY DỰNG 12 - TỔNG CÔNG TY VINACONEX..................................................42
3.1 PHÂN TÍCH HỆ THỐNG.................................................................................42
3.1.1 Mục tiêu của hệ thống......................................................................................42
3.1.2 Mô tả bài toán và xác định yêu cầu................................................................42
3.1.3 Dữ liệu vào và thông tin ra:...............................................................................45

Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Châm

-4-

CQ45/41.01


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế - HVTC

Đồ án tốt nghiệp

3.2 Mô hình nghiệp vụ của bài toán..................................................................46
3.2.1 Sơ đồ ngữ cảnh.................................................................................................46
3.2.2 Biểu đồ phân cấp chức năng...........................................................................48
3.2.3 Ma trận thực thể chức năng.............................................................................50
3.2.4 Mô hình hóa tiến trình xử lý............................................................................50
3.3 Mô hình khái niệm dữ liệu.............................................................................49
3.3.2 Xác định mối quan hệ các thuộc tính..............................................................51
3.3.3 Mô hình E - R....................................................................................................52
3.3.4 Thiết kế chương trình ứng dụng.....................................................................54
3.3.5 Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý...........................................................................55

3.3.6 Mô hình vật lý...................................................................................................59
PHẦN KẾT LUẬN:..............................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO:....................................................................................................77
PHỤ LỤC:...........................................................................................................................78

Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Châm

-5-

CQ45/41.01


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế - HVTC

Đồ án tốt nghiệp

Kí hiệu viết tắt

Tên đầy đủ

BHXH
BHYT
BHTN
KPCD
HTTT
TNCN
MLCB
HSCB
TLLUONG
HSCV

HSATR
NGCONG
TLCB
SONC
TPCCV
TPCKAC
TLNG
TTHUONG
TNCT

Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm thất nghiệp
Kinh phí công đoàn
Hệ thống thông tin
Thu nhập cá nhân
Mức lương cơ bản
Hệ số cơ bản
Tỉ lệ lương
Hệ số chức vụ
Hệ số ăn trưa
Ngày công chuẩn trong tháng
Tiền lương cơ bản
Số ngày công thực tế
Tiền phụ cấp chức vụ
Tiền phụ cấp khác
Tiền lương ngoài giờ
Tiền thưởng
Tiền thu nhập chịu thuế


PHẦN MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề:
Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, công nghệ
thông tin ngày càng được áp dụng nhiều vào trong tất cả các lĩnh vực nói chung,
trong lĩnh vực thương mại kinh doanh nói riêng. Đặc biệt, trong thời đại cạnh tranh

Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Châm

-6-

CQ45/41.01


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế - HVTC

Đồ án tốt nghiệp

giữa các doanh nghiệp ngày càng lớn, việc ứng dụng tin học là cần thiết nếu muốn
tồn tại, đứng vững trên thị trường. Số lượng công việc, giao dịch trên thị trường
ngày càng lớn, khối lượng tính toán ngày càng nhiều nếu không có sự trợ giúp của
máy tính điện tử doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về chi phí, thời gian. Máy
tính điện tử giúp con người có thể thực hiện được hàng triệu phép tính trong 1 giây
điều này đã giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí nhân công, thời gian,
thông tin thu được nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Vì lẽ đó, tất cả các ngành nghề
ngày nay đều ứng dụng tin học, các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều.
Từ khi áp dụng các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin làm cho công tác
quản lý của các doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác
kế toán tại các doanh nghiệp. Ứng dụng công nghệ thông tin đã tăng cường khả
năng của kế toán nhằm để thu thập, lưu trữ, phân tích, xử lý khối lượng lớn dữ liệu

và thúc đẩy nhanh quá trình kinh doanh và có tác động mạnh đến quá trình quản lý.
Tuy nhiên, để có một phần mềm phù hợp với công tác quản lý, phù hợp với
hoạt động của từng doanh nghiệp không phải là một vấn đề đơn giản.
Qua việc khảo sát hoạt động tại công ty cổ phần xây dựng số 12 - Vinaconex
em chọn đề tài:" Xây dựng phần mềm kế toán tiền lương tại công ty cổ phần xây
dựng số 12 - Tổng công ty Vinaconex."

II. Sự cần thiết của đề tài
Ngày nay, công việc tính toán lương, thu nhập cá nhân của nhân viên trong
mỗi doanh nghiệp chiếm một vị trí quan trọng. Chính vì thế xây dựng phần mềm kế
toán tính lương là một phần mềm vô cùng hữu ích.

Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Châm

-7-

CQ45/41.01


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế - HVTC

Đồ án tốt nghiệp

Phần mềm giúp cho doanh nghiệp tính toán và quản lý lương nhân viên một
cách hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực cho công ty.
Phần mềm kế toán tính lương giúp cho công ty: Tính toán lương phải trả cho
nhân viên trong công ty, in bảng lương tháng, theo dõi và kiểm tra quá trình thanh
toán lương, tính thuế thu nhập cá nhân cho từng nhân viên. Phần mềm giúp công ty
thực hiện các khoản khấu trừ lương, từ đó tính ra khoản lương thực tế cần trả cho
nhân viên, in các báo cáo thu nhập cá nhân để nộp cho cơ quan thuế.

Hơn nữa, phần mềm kế toán lương giúp công ty tính toán chính xác, kịp thời
các khoản lương phải trả cho nhân viên, giúp công ty cổ phần xây dựng số 12 có
thêm một công cụ quản lý lương, đưa ra các báo cáo cần thiết giúp cho giám đốc có
những quyết định đúng đắn về tiền lương và chính sách đãi ngộ đối với nhân viên.
Thêm vào đó, việc theo dõi quản lý lương tại công ty giúp công ty có điều kiện
quan tâm đến nhân viên hơn, giúp công ty trả lương đúng, khen thưởng đúng đắn
kịp thời khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả hơn, gắn bó chặt chẽ với công ty
hơn.
Phần mềm còn cung cấp tình hình sử dụng lao động, quản lý và chi tiêu quỹ
tiền lương cho các cấp quản lý của công ty.
III. Mục đích của đề tài
Phần mềm được người sử dụng chấp nhận.
Phần mềm tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên tại công ty: Hệ thống máy
tính tại công ty, con người trong hệ thống kế toán.
Cung cấp đầy đủ thông tin, các báo cáo kịp thời chính xác cho lãnh đạo công
ty cũng như bộ phận kế toán tiền lương.
Hơn nữa, đề tài còn giúp cho bản thân em học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ
thực tế, từ những người đi trước, hiểu rõ và sâu hơn các kiến thức đã học trong nhà
trường, quá trình thực tập giúp em tự hoàn thiện bản thân mình. Đây là điều quan
trọng đối với mỗi sinh viên chuẩn bị ra trường.

Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Châm

-8-

CQ45/41.01


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế - HVTC


Đồ án tốt nghiệp

IV. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Tính lương và các khoản trích theo lương, thuế thu nhập cá nhân của nhân
viên trong công ty cổ phần xây dựng số 12 - Tổng công ty Vinaconex.
Cung cấp các báo cáo liên quan đến lương và các khoản trích theo lương trong
công ty
V. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích thống kê,
phương pháp tổng hợp, so sánh
Phương pháp phân tích hệ thống thông tin quản lý.
VI. Kết cấu của đồ án
Đề tài: "Xây dựng phần mềm kế toán tính lương tại công ty cổ phần xây
dựng số 12 - Tổng công ty Vinaconex"
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đồ án gồm 3
chương:
Chương 1: Tổng quan về phân tích thiết kế hệ thống thông tin và công tác kế
toán tiền lương trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hệ thống thông tin kế toán lương tại công ty cổ phần
xây dựng số 12 - Tổng công ty Vinaconex.
Chương 3: Xây dựng phần mềm kế toán lương tại công ty cổ phần xây dựng
số 12 - Tổng công ty Vinaconex.

Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Châm

-9-

CQ45/41.01



Khoa Hệ thống thông tin kinh tế - HVTC

Đồ án tốt nghiệp

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ

TOÁN VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH
NGHIỆP
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG

1.1

DOANH NGHIỆP
1.1.1

Khái niệm hệ thống thông tin( HTTT)

Thông tin là toàn bộ sự vât, sự việc, hiện tượng phản ánh hoạt động của
con người trong đời sống kinh tế - xã hội. Thông tin là một yếu tố hết sức quan
trọng đối với các tổ chức nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng. Để hoạt
động có hiệu quả, doanh nghiệp cần thu thập, quản lý và xử lý thông tin một cách
khoa học. Tổ chức thông tin thành một hệ thống có logic và khoa học là vô cùng
cần thiết.
Hệ thống là một tập hợp các phần tử có mối quan hệ hữu cơ với nhau và
cùng hoạt động hướng tới một mục đích chung
Hệ thống thông tin là một hệ thống được tổ chức để thu thập, xử lý, lưu trữ,
phân phối.. nhằm cung cấp thông tin cần thiết phù hợp với từng tác nghiệp của từng

tổ chức. HTTT còn giúp các nhà quản lý phân tích chính xác hơn các vấn đề, nhìn
nhận một cách trực quan những đối tượng phức tạp, tạo ra các sản phẩm mới.
1.1.2

Sự cần thiết phải phát triển hệ thống thông tin trong doanh

nghiệp
Trong những năm gần đây, sự phát triển của hệ thống thông tin đã xâm nhập
sâu rộng vào lĩnh vực thương mại, kinh doanh. Công nghệ thông tin đã giúp cho
công tác kế toán tại các đơn vị hoạt động hiệu quả hơn, thu thập, lưu trữ, phân tích
và xử lý khối lượng lớn công việc tác động mạnh đến quá trình quản lý.

Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Châm

- 10 -

CQ45/41.01


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế - HVTC

Đồ án tốt nghiệp

Một hệ thống thông tin tốt tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ sở để nắm bắt
các thời cơ hay vượt qua các khó khăn thử thách, là một trong những yếu tố để đánh
giá giá trị và uy tín của doanh nghiệp.
Một hệ thông tin tốt hay xấu được đánh giá thông qua chất lượng thông tin mà
nó cung cấp. Tiêu chuẩn chất lượng như sau:
Độ tin cậy: Thể hiện qua độ chính xác và độ xác thực. Thông tin ít độ tin cậy
sẽ gây cho tổ chức những hậu quả xấu. Các hậu quả đó sẽ kéo theo hàng loạt các

vấn đề khác của tổ chức như uy tín, hình ảnh tổ chức… trước các đối tác.
Tính đầy đủ: Thể hiện sự bao quát các vấn đề để đáp ứng yêu cầu của nhà
quản lý. Nhà quản lý sử dụng thông tin không đầy đủ có thể dẫn tới các quyết định
hành động không đáp ứng đòi hỏi của tình hình thực tế. Điều này sẽ gây tổn hại lớn
cho tổ chức.
Tính thích hợp và dễ hiểu: Một hệ thống thông tin không thích hợp hoặc
khó hiểu do có quá nhiều thông tin không thích ứng với người nhận, thiếu sự sáng
sủa, dùng nhiều từ viết tắt hoặc đa nghĩa, do các phần tử thông tin bố trí chưa hợp
lý. Một HTTT như vậy sẽ dẫn đến hoặc làm hao tổn chi phí cho việc tạo ra các
thông tin không cần thiết hoặc ra các quyết định sai do thiếu thông tin cần thiết.
Tính được bảo vệ: Thông tin vốn là nguồn lực quý giá của tổ chức. Vì vậy
không thể để cho bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận thông tin. Do vậy, thông tin cần
được bảo vệ và chỉ những người có quyền mới được phép tiếp cận thông tin. Sự
thiếu an toàn về thông tin có thể cũng gây thiệt hại lớn cho tổ chức.
Tính kịp thời: Thông tin có thể là đáng tin cậy, dễ hiểu, thích ứng và được
bảo vệ an toàn nhưng nó sẽ vẫn không có ích gì khi nó không được gửi tới người sử
dụng lúc cần thiết.
Để có được một hệ thống thông tin hoạt động tốt, có hiệu quả cao là một
trong những công việc của bất kỳ nhà quản lý nào. Để giải quyết được vấn đề đó

Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Châm

- 11 -

CQ45/41.01


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế - HVTC

Đồ án tốt nghiệp


cần xem xét kỹ cơ sở kỹ thuật cho các hệ thống thông tin, phương pháp phân tích
thiết kế và cài đặt một HTTT.
1.2

TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HTTT

Phân tích thiết kế hệ thống thông tin cung cấp cái nhìn tổng quát về hệ thống,
tránh được những sai lầm, trùng lặp trong quá trình xây dựng hệ thống.
1.2.1

Các bước phân tích thiết kế hệ thống thông tin

1.2.1.1 Khảo sát và lập kế hoạch dự án:
Công việc chính của bước phát triển HTTT này là khảo sát và thu thập thông
tin của hệ thống hiện thời, sau đó thiết lập dự án.
- Nghiên cưu hiện trạng là bước khởi đầu của tiến trình phát triển HTTT.
Mục tiêu của hoạt động này là tìm hiểu bài toán hay là tìm hiểu nhi cầu về hệ thống.
Việc khảo sát được chia làm 2 giai đoạn:
+ Khảo sát sơ bộ: nhằm hình thành dự án phát triển HTTT
+ Khảo sát chi tiết: thu thập thông tin chi tiết của hệ thống, phục vụ cho việc
phân tích thiết kế.
- Giai đoạn này tập trung giải quyết các vấn đề sau:
+ Môi trường, các ràng buộc HTTT cần xây dựng như thế nào?
+ Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu cần đạt được của HTTT là gì?
+ Định ra giải pháp phân tích, thiết kế sơ bộ và xem xét tính khả thi của chúng
Trên cơ sở các thông tin khảo sát, nhà phát triển đánh giá hiện trạng, xác
định các điểm yếu của HT hiện tại, lập phương án phát triển HTTT, xác định phạm
vi, hạn chế, mục tiêu của dự án


Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Châm

- 12 -

CQ45/41.01


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế - HVTC

Đồ án tốt nghiệp

1.2.1.2 Phân tích hệ thống
Phân tích hệ thống nhằm xác định các thông tin và các chức năng cần xử lý
thông tin của HT cần phát triển.
Phân tích hệ thống gồm những công việc cụ thể sau:
- Xác định yêu cầu của HTTT: chính là xác định các chức năng, dữ liệu
nghiệp vụ và qui trình hoạt động của HT, cách thức thực hiện của HT hiện tại và
vấn đề phát triển HTTT mới. Các yêu cầu của HT khi đã xác định được cần được
diễn tả theo các chuẩn và các mẫu tài liệu nhằm tạo thành tài liệu yêu cầu.
- Phân tích hệ thống về chức năng: nhằm xác định vấn đề tổng quát: “ HT
làm gì?”. Mục tiêu của công việc này là xác định các nhiệm vụ, chức năng của HT
đảm nhận, các định các mối ràng buộc của mỗi chức năng của HT, đặc tả chi tiết
hoạt động của các chức năng.
- Phân tích hệ thống về dữ liệu: nhằm xây dựng mô hình dữ liệu quan niệm.
Mô hình dữ liệu quan niệm mô tả xúc tích các yêu cầu dữ liệu nghiệp vụ, nó mô tả
tập các dữ liệu sử dụng trong hoạt động nghiệp vụ và tập các mối liên kết giữa
chúng. Đây là cơ sở của việc thiết kế CSDL hệ thống.
Qua phân tích hệ thống, người phân tích cần tìm ra được các giải pháp cho các
thiết kế ban đầu để đạt được yêu cầu đặt ra, so sánh để lựa chọn giải pháp thiết kế
tốt nhất, đáp ứng các yêu cầu với chi phí, nguồn lực, thời gian và kĩ thuật cho phép

để tổ chức thông qua.
1.2.2

Thiết kế hệ thống

Thiết kế là quá trình chuyển hóa các yêu cầu hệ thống về chức năng, hệ thống
về dữ liệu kết hợp với các ràng buộc về môi trường cài đặt thông qua sử dụng các
phương pháp, công cụ về thủ tục thiết kế thành các đặc tả thiết kế về hệ thống
- Thiết kế logic: thiết kế hệ thống logic không gắn với bất kì hệ thống phần
cứng va phần mềm nào, nó tập trung vào mặt nghiệp vụ của hệ thống thực.

Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Châm

- 13 -

CQ45/41.01


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế - HVTC

Đồ án tốt nghiệp

- Thiết kế vật li: là quá trình chuyển mô hình logic trừu tượng thành bản thiết
kế hay các đặc tả kĩ thuật. Những phần khác nhau của hệ thống được gắn vào những
thao tác và thiết bị vật lý cần thiết để tiện lợi cho việc thu thập dữ liệu, xử lý và đưa
ra thông tin cần thiết cho tổ chức.
Nội dung của thiết kế hệ thống bao gồm:
+ Thiết kế cấu trúc hệ thống
+ Thiết kế các modul chương trình
+ Thiết kế giao diện chương trình

+ Thiết kế các báo cáo
+ Lập tài liệu thiết kế hệ thống
Các giai đoạn thiết kế hệ thống:
+ Giai đoạn 1: Thiết kế logic: nhằm xây dựng các thành phần chính
của hệ thống và mối quan hệ giữa chúng.
+ Giai đoạn 2: Thiết kế chi tiết: là thiết kế chi tiết từng thành phần cấu
thành nên hệ thống và mô tả mối quan hệ giữa các thành phần này một cách cụ thể
và rõ ràng.
Tóm lại, thiết kế là việc áp dụng các công cụ, phương pháp, thủ tục để tạo ra
mô hình hệ thống cần sử dụng. Sản phẩm cuối cùng của pha thiết kế là đặc tả hệ
thống ở dạng như nó tồn tại trên thực tế, sao cho nhà lập trình và kĩ sư phần cứng có
thể dễ dàng chuyển thành chương trình và cấu trúc hệ thống.
- Thực hiện:
+ Lựa chọn môi trường cài đặt
+ Lựa chọn công cụ cài đặt dữ liệu và chức năng
+ Lựa chọ công cụ tạo giao diện và báo cáo
+ Xây dựng hệ thống
+ Viết tài liệu sử dụng

Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Châm

- 14 -

CQ45/41.01


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế - HVTC

Đồ án tốt nghiệp


1.2.2.1 Kiểm thử
Trước hết, phải lựa chọn công cụ kiểm thử.
Kiểm chứng các modul chức năng của HTTT, chuyển các thiết kế thành các
chương trình (phần mềm)
- Thử nghiệm HTTT
- Cuối cùng là khắc phục các lỗi nếu có
-Kết quả cuối cùng là một HTTT đạt yêu cầu đề ra
1.2.2.2 Triển khai và bảo trì
- Lắp đặt phần cứng để làm cơ sở cho hệ thống
- Cài đặt phần mềm
- Chuyển đổi hoạt của hệ thống cũ sang hệ thống mới, gồm có: chuyển đổi
dữ liệu, bố trí, sắp xếp người làm việc trong hệ thống, tổ chức hệ thống quản lý và
bảo trì
- Phát hiện các sai sót, khuyết điểm của HTTT
- Viết báo cáo nghiệm thu.
1.2.3

Quy trình phát triển phần mềm kế toán

1.2.3.1 Lựa chọn ngôn ngữ lập trình
Ngôn ngữ lập trình (NNLT) là phương tiện để giao tiếp và ra lệnh cho máy
tính thực hiện những công việc cụ thể. Máy tính chỉ có thể hiểu các con số 0 và 1,
nhưng con người lại không thành thạo kiểu suy nghĩ với các con số này để ra lệnh
cho máy tính.
Trong quy trình phát triển phần mềm kế toán việc lựa chọn ngôn ngữ lập
trình chiếm một vai trò hết sức quan trọng. Ngày nay, các ngôn ngữ lập trình ngày
càng nâng cao đáp ứng nhu cầu của người dùng như: Foxpro, Access, SQL
Server....

Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Châm


- 15 -

CQ45/41.01


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế - HVTC

Đồ án tốt nghiệp

Có một số NN có thể giúp cho việc viết chương trình dễ hơn đối với một số
dạng ứng dụng, và ngược lại. Ví dụ C rất mạnh về lập trình hệ thống nhưng nếu
dùng để viết ứng dụng quản lý dữ liệu thì bạn sẽ phải vất vả xây dựng những thứ đã
có sẵn trong dBase hay Foxpro.
Trong các bào toán quản lý hiện này, Foxpro là một trong những ngôn ngữ
được sử dụng phổ biến nhất.
Vào những năm 80 xuất hiện ngôn ngữ lập trình Foxbase là tiền thân của ngôn ngữ
lập trình Visual Foxpro
Hệ Foxpro được hãng Microft phát triển qua nhiều version khác nhau. Cụ thể:
Foxpro 1.0 chạy trên môi trường DOS là sự chuyển huóng đầu tiên từ khả năng
tương thích với DBASE
Foxpro 2.0 cho phép sử dụng các câu lệnh SQL để thay thế cho toàn bộ thủ tục,
đồng thời cũng đưa ra các thiết kế màn hình và báo cáo.
Foxpro 3.0 ra đời có thêm hai kiểu hiển thị được hỗ trợ view cục bộ (local view) và
view truy nhập từ xa (remote view). Cơ sở của local view là các bảng trong Visual Foxpro.
Cơ sở remote view là nguồn dữ liệu ODBC bao gồm SQL server, Oracle, Access. Điều này
tạo Visual Foxpro có một công cụ tốt nhất để truy nhập dữ liệu cục bộ cũng như từ xa.
Phiên bản 5.0 ra đời nhưng đó chỉ là sự cập nhật và sửa chữa một số lỗi của phiên bản 3.0
Sau đó các phiên bản Visual Foxpro 7.0, 8.0 ra đời, và đến thời điểm hiện tại, phiên
bản Visual Foxpro 9.0 là phiên bản mới nhất


1.2.3.2 Chọn công cụ quản trị
Lựa chọn công cụ quản trị giúp người lập trình thực hiện các thao tác trên một cơ
sở dữ liệu.
Visual Foxpro (VFP) là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu kiểu quan hệ của Microsoft
chạy trên hệ điều hành Window với các ứng dụng sau:

Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Châm

- 16 -

CQ45/41.01


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế - HVTC

Đồ án tốt nghiệp

Trong VFP tích hợp cả chức năng quản trị cơ sở dữ liệu, cả chức năng của một
ngôn ngữ lập trình, vì thế VFP có khả năng ứng dụng tiện lợi và dễ sử dụng.
Tính bảo mật của VFP không cao.
Có thể phát triển ứng dụng bằng VFP trong môi trường mạng và cho nhiều người
dùng.
Đang được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước khác để phát triển cấc
ứng dụng trong quản lý.
VFP sử dụng công nghệ lập trình hướng đối tượng kết hợp với lập trình thủ tục.
VFP cho phép người sử dụng thực hiện đa số các thao tác rất trực quan để thiết kế ứng
dụng mà không cần phải ngồi tỉ mỉ để soạn chương trình hay viết các dòng lệnh như
Foxpro. Phiên bản mới nhất hiện nay là VFP 9.0.


1.2.3.3 Công cụ tạo báo cáo
Báo cáo là một tài liệu chứa các thông tin được đưa ra từ chương trình ứng dụng
theo yêu cầu của người dùng. Các báo cáo thường chứa các thông tin kết xuất từ các bảng
cơ sở dữ liệu và được hiển thị ra máy in hoặc màn hình, tuỳ theo yêu cầu của người sử
dụng.

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Foxpro cho phép người lập trình tạo báo cáo theo 2
cách:
+ Tạo báo cáo bằng report winzard: Đây là công cụ hỗ trợ tạo báo cáo khá
thuận lợi và nhanh chóng. Cách thức thực hiện đơn giản
+ Tạo báo cáo bằng report designer: Công cụ này giúp người lập trình tự
thiết kế báo cáo từ đầu theo ý tưởng của mình, phù hợp với từng điều kiện hoàn
cảnh.

Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Châm

- 17 -

CQ45/41.01


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế - HVTC

1.3

Đồ án tốt nghiệp

TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TRONG

DOANH NGHIỆP

1.3.1

Đặc điểm kế toán xây dựng cơ bản

Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xây lắp có những đặc điểm cơ
bản sau:
- Được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng đã kí với đơn vị chủ đầu tư sau khi
trúng thầu hoặc được chỉ định thầu.
- Trong ngành xây lắp, tiêu chuẩn chất lượng kĩ thuật của sản phẩm đã được
xác định cụ thể trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt, do vậy doanh nghiệp xây
lắp phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về kỹ thuật, chất lượng công trình.
- Sản phẩm là những công trình, vật kiến trúc... có quy mô lớn, kết cấu phức
tạp, thời gian xây dựng dài.
- Việc xây dựng còn chịu tác động của địa chất công trình và điều kiện thời
tiết, khí hậu của địa phương... công tác quản lý và sử dụng tài sản, vật tư cho công
trình rất phức tạp đòi hỏi phải có mức giá cho từng loại công tác xây lắp cho từng
vùng lãnh thổ.
- Cơ chế khoán đang được áp dụng rộng rãi với các hình thức giao khoán
khác nhau: Khoán gọn công trình, khoán theo từng khoản mục chi phí....
Tổ chức công tác kế toán tài chính trong các doanh nghiệp xây lắp phải tuân
thủ các quy định chung của luật kế toán, chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện
hành. Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả trong doanh nghiệp xây lắp
phải đảm bảo các yêu cầu kế toán cơ bản, thực hiện tính toán, ghi chép trung thực,
khách quan, đầy đủ, kịp thời, chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, doanh thu bán
hàng, xác định chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác
của doanh nghiệp, phù hợp với đặc điểm của ngành xây lắp đồng thời phù hợp với
tinh thần chuẩn mực kế toán số 15 " Hợp đồng xây dựng"

Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Châm


- 18 -

CQ45/41.01


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế - HVTC

Đồ án tốt nghiệp

Phương pháp tập hợp chi phí: Tùy theo từng điều kiện có thể tập hợp theo
phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp.
Phương pháp tính giá thành: Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng,
phương pháp hệ số hoặc tỉ lệ và phương pháp tính giá thành theo định mức.
Chi phí trong giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp được dự toán theo từng
công trình, hạng mục công trình và lập theo từng khoản mục chi phí... Đây là căn cứ
để có thể so sánh, kiểm tra, phân tích chi phí sản xuất xây lắp thực tế phát sinh với
dự toán.
Doanh thi và chi phí của hợp đồng xây dựng được ghi nhận theo một trong
hai trường hợp:
+ Thanh toán theo tiến độ kế hoạch: Doanh thu và chi phí được ghi nhận
tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác định vào thời điểm
lập báo cáo tài chính mà không phụ thuộc vào hóa đơn thanh toán theo tiến độ đã
lập hay chưa.
+ Thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện: Doanh thu và chi phí được
ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng các nhận
trong kì phản ánh trên hóa đơn đã lập.
Tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân liên quan đến công trình, hạng
mục công trình nào thì phải hạch toán trực tiếp vào công trình hạng mục công trình
đó.
1.3.2


Chức năng, nhiệm vụ của kế toán tiền lương

Tiền lương( hay tiền công) là số tiền thù lao mà doanh nghiệp trả cho người
lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho doanh nghiệp,
để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí của họ trong quá trình sản xuất kinh
doanh.
Để trả tiền lương cho người lao động đúng( hợp lý), doanh nghiệp phải đảm
bảo được các yêu cầu sau: Đúng với chế độ tiền lương của Nhà nước; gắn với quản

Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Châm

- 19 -

CQ45/41.01


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế - HVTC

Đồ án tốt nghiệp

lý lao động của doanh nghiệp. Các yêu cầu trên có quan hệ chặt chẽ với nhau và chỉ
có trên cơ sở yêu cầu đó thì tiền lương mới kích thích được người lao động trong
nâng cao tay nghề, nâng cao ý thức kỷ luật, thi đua lao động sản xuất thúc đẩy được
sản xuất phát triển và ngược lại.
Hạch toán lao động, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương không
chỉ liên quan đến quyền lợi của người lao động, mà còn liên quan đến các chi phí
hoạt động sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, liên quan đến
tình hình chấp hành các chính sách về lao động tiền lương của Nhà nước.
Để thực hiện yêu cầu quản lý chặt chẽ, có hiệu quả, kế toán tiền lương và các

khoản trích theo lương ở doanh nghiệp phải thực hiên các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức hạch toán đúng thời gian, số lượng, chất lượng và kết quả lao động,
tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan khác cho người
lao động.
- Tính toán, phân bổ hợp lý chính xác chi phí tiền lương, tiền công và các
khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho các đối tượng
sử dụng liên quan.
- Định kỳ tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lý và
chỉ tiêu quỹ tiền lương; cung cấp ác thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên
quan.
1.3.3

Hình thức tiền lương, quỹ tiền lương và các khoản trích theo

lương
1.3.3.1 Các hình thức trả lương
Việc tính trả lương có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tùy theo
đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý.
Trên thực tế, thường áp dụng các hình thức tiền lương sau:

Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Châm

- 20 -

CQ45/41.01


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế - HVTC

Đồ án tốt nghiệp


* Hình thức tiền lương theo thời gian:Là hình thức tiền lương theo thời gian
làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động. Theo hình thức này,
tiền lương thời gian, tiền lương phải trả được tính bằng: Thời gian làm việc thực tế
nhân với mức lương thời gian.
Tiền lương thời gian với đơn giá tiền lương cố định gọi là tiền lương thời gian
giản đơn. Tiền lương thời gian giản đơn có thể kết hợp chế độ tiền thưởng để
khuyến khích người lao động hăng hái làm việc, tạo nên tiền lương thời gian có
thưởng.
Để áp dụng trả lương theo thời gian, doanh nghiệp doanh nghiệp phải theo dõi
ghi chép thời gian làm việc của người lao động và mức lương thời gian của họ.
Các doanh nghiệp chỉ áp dụng tiền lương thời gian cho những công việc chưa
xây dựng được định mức lao động, chưa có đơn giá tiền lương sản phẩm; thường áp
dụng cho lao động làm công tác văn phòng như hành chính, quản trị, thống kê, kế
toán, tài vụ...
Hình thức trả lương theo thời gian có nhiều hạn chế là chưa gắn được tiền
lương với kết quả và chất lượng lao động.
* Hình thức tiền lương theo sản phẩm: Là hình thức tiền lương tính theo số
lượng, chất lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng
và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc đó. Tiền lương sản
phẩm phải trả tính bằng: Số lượng hoặc khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành
đủ tiêu chuẩn chất lượng, nhân với giá tiền lương sản phẩm.
Việc xác định tiền lương sản phẩm phải dựa trên cơ sở các tài liệu về hạch
toán kết quả lao động.
Tiền lương sản phẩm có thể áp dụng đối với lao động trực tiếp sản xuất sản
phẩm, gọi là tiền lương sản phẩm trực tiếp, hoặc có thể áp dụng đối với người gián
tiếp phục vụ sản xuất sản phẩm gọi là tiền lương sản phẩm gián tiếp.

Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Châm


- 21 -

CQ45/41.01


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế - HVTC

Đồ án tốt nghiệp

Để khuyến khích người lao động nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm,
doanh nghiệp có thể áp dụng các đơn giá lương sản phẩm khác nhau.
Tiền lương sản phẩm tính theo đơn giá tiền lương cố định gọi là tiền lương sản
phẩm giản đơn.
Tiền lương sản phẩm giản đơn kết hợp với tiền thưởng về năng suất chất
lượng sản phẩm gọi là tiền lương sản phẩm có thưởng.
Tiền lương sản phẩm tính theo đơn giá lương sản phẩm tăng dần áp dụng theo
mức độ hoàn thành vượt mức khối lượng sản phẩm gọi là tiền lương sản phẩm lũy
tiến.
Tiền lương sản phẩm khoán( thực chất là một dạng của tiền lương sản phẩm)
hình thức này có thể khoán việc, khoán khối lượng, khoán sản phẩm cuối cùng,
khoán quỹ lương.
Ưu điểm của hình thức tiền lương sản phẩm: Đảm bảo nguyên tắc phân phối
theo số lượng, chất lượng lao động; khuyến khích người lao động quan tâm đến kết
quả và chất lượng sản phẩm.
1.3.4

Quỹ tiền lương và cách tính lương

Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương tính theo người lao
động của doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lý và chi trả.

Quỹ tiền lương bao gồm:
+ Tiền lương trả theo thời gian, trả theo sản phẩm, lương khoán...
+ Các loại phụ cấp làm đêm, thêm giờ và phụ cấp độc hại...;
Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm hỏng trong phạm vi
chế độ qui định;
Tiền lương trả cho thời gian người lao động ngừng sản xuất do nguyên nhân
khách quan như: Đi học, tập quân sự, hội nghị, nghỉ phép năm...;
Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên...

Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Châm

- 22 -

CQ45/41.01


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế - HVTC

Đồ án tốt nghiệp

Trong doanh nghiệp, để phục vụ công tác hoạch toán và phân tích tiền lương
có thể được chia ra tiền lương chính và tiền lương phụ.
Lương chính: Là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian thực hiện
nhiệm vụ chính của họ tại đơn vị. Bao gồm lương cơ bản và các khoản phụ cấp
trách nhiệm (chức vụ), phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực…
Trong đó cách tính cụ thể như sau:
Lương cơ bản = MLCB * HsCb*Tlluong
MLCB : Mức lương cơ bản là mức lương tối thiểu đơn vị phải trả cho viên
chức theo qui định của Nhà nước.Dự kiến, mức lương cơ bản năm 2011 được qui
định trong các đơn vị hành chính sự nghiệp là 830.000đ

HsCb: Hệ số cơ bản là hệ số gắn với mỗi viên chức. Hệ số này phụ thuộc vào
cấp bậc của mỗi cán bộ viên chức. Hệ số cơ bản gồm nhiều mức. Hiện nay, trong
các đơn vị hành chính sự nghiệp mức lương cơ bản này được qui định tới 48 mức.
Tlluong: Tỉ lệ hưởng lương là phần trăm hưởng lương của mỗi viên chức.
Lương trách nhiệm (chức vụ) = Hscv * LươngCB
Hệ số chức vụ: là hệ số được qui định để tính vào lương cho những người nắm
giữ chức vụ trong đơn vị. Hệ số này tùy thuộc từng đặc điểm của các đơn vị.
Lương chính = lương cơ bản + lương chức vụ + phụ cấp thâm niên + phụ cấp
khu vực.
Lương phụ: Là tiền lương trả cho công chức trong thời gian thực hiện nhiệm
vụ khác, ngoài nhiệm vụ chính là thời gian lao động được nghỉ phép, nghỉ Tết, nghỉ
ốm, nghỉ sinh con… được hưởng theo chế độ
Ngoài tiền lương chính và tiền lương phụ, công chức còn được hưởng thêm
các khoản phụ cấp khác: Phụ cấp ăn trưa, các khoản tiền thưởng tính vào thu nhập
tháng, phụ cấp điện thoại, trợ cấp công tác…
Để tính được tiền lương thực lĩnh cuối tháng đơn vị thanh toán lương phải
theo dõi các khoản phải khấu trừ vào lương của công chức như:

Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Châm

- 23 -

CQ45/41.01


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế - HVTC

Đồ án tốt nghiệp

- Tiền bảo hiểm xã hội: Đây là khoản mà công chức phải nộp cho cơ quan

BHXH được đơn vị khấu trừ lương nộp hộ, được tính 6%*lương chính.
- Tiền Bảo hiểm y tế: Đây là khoản mà công chức phải nộp cho cơ quan
BHYT được đơn vị khấu trừ vào lương nộp hộ , được tính 1.5%*lương chính.
- Tiền Bảo hiểm thất nghiệp: Đây là khoản mà công chức phải nộp cho cơ
quan được đơn vị khấu trừ vào lương nộp hộ , được tính 1%*lương chính.
- Kinh phí công đoàn: là khoản đóng góp vào quĩ công đoàn của đơn vị được
tính bằng 2%*lương thực tế (lương chính + phụ cấp khác)
- Trừ lương tạm ứng: Công chức đã tạm ứng lương trước thời gian qui định
sẽ được khấu trừ vào lương tháng hoặc khoản tạm ứng công tác thừa nhưng chưa
hoàn trả lại cho đơn vị.
- Thuế Thu nhập cá nhân: Khoản này chỉ áp dụng với những công chức có thu
nhập cao, mức thuế thu nhập cá nhân phải nộp được tính dựa trên thu nhập tính thuế
của cá nhân đó trừ đi các khoản giảm trừ và nhân với mức thuế suất tương ứng.
Mức thuế suất căn cứ vào đối tượng nộp thuế.

*) Biểu thuế thu nhập cá nhân

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm
(triệu đồng)

Phần thu nhập tính
thuế/tháng
(triệu đồng)

Thuế suất
(%)

1


Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20


5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Châm

- 24 -

CQ45/41.01



Khoa Hệ thống thông tin kinh tế - HVTC

Đồ án tốt nghiệp

+ Đối với cá nhân cư trú thì thuế suất căn cứ vào biểu thuế lũy tiến từng phần:
+ Đối với cá nhân không cư trú thì mức thuế suất áp dụng là 20%
Thực lĩnh = lương chính + lương phụ + tổng phụ cấp – các khoản giảm trừ.
1.3.5

Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương

1.3.5.1 Tài khoản sử dụng
* Tài khoản 334 - Phải trả người lao động: Tài khoản này phản ánh tiền lương,
các khoản thanh toán trợ cấp bảo hiểm xã hội, tiền thưởng,... và các khoản thanh
toán khác có liên quan đến thu nhập của người lao động. Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ:
- Các khoản tiền lương và các khoản đã trả người lao động.
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương và thu nhập của người lao động.
- Các khoản tiền lương và thu nhập củ người lao động chưa lĩnh, chuyển sang
tài khoản thanh toán khác.
Bên Có:
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã
hội và các khoản khác còn phải trả, phải cho người lao động.
Số dư bên Nợ( nếu có): Số tiền trả thừa cho người lao động.
Số dư bên Có: Tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các
khoản khác còn phải trả, phải chi cho người lao động.
Tài khoản này được mở chi tiết theo 2 Tài khoản cấp 2:
TK 3341 - Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình

thanh toán các khaorn phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương,
tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về
thu nhập của công nhân viên.

Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Châm

- 25 -

CQ45/41.01


×