Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Một số giải pháp tăng cường thu thuế GTGT đối với DNNQD trên địa bàn tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.06 KB, 52 trang )

Học viện tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp

Lời mở đầu:
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, là công cụ quan trọng để
phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. Và là
vấn đề đại cục của mỗi Quốc gia, đặc biệt trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện cải
cách thuế bước hai. Điểm nổi bật của cuộc cải cách này là thay thế luật thuế
doanh thu bằng luật thuế giá trị gia tăng được thông qua tại kỳ họp thứ 11
Quốc hội khoá IX, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999. Sự ra đời của luật
thuế giá trị gia tăng được xem là một bước ngoặc có tính đột phá trong công
tác quản lý thu thuế và đã thể hiện được sự mạnh dạn, đương lối đúng đắn của
Đảng và Nhà nước trong công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước.
Những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp, số lượng đăng ký tăng gấp
nhiều lần đã tạo số thu lớn trong số thu ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, đây
cũng là lĩnh vực thất thu lớn và gian lận thuế diễn ra khá phổ biến. Điển hình
là thuế giá trị gia tăng trong đó: Tình trạng sử dụng hoá đơn giả, khai khống
hoá đơn đầu vào để xin hoàn thuế, ghi giá trên hoá đơn thấp hơn giá thực tế...
đang là vấn đề mang tính thời sự hiện nay. Để khắc phục được những hạn chế
trên thì cần thiết phải tăng cường công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối
với loại hình doanh nghiệp này.
Hưng Yên là một tỉnh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm vùng Đông Bắc
Bộ, kể từ khi có luật doanh nghiệp và đặc biệt là từ khi có luật thuế mới ra đời
đã có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập, góp phần không
nhỏ và sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Thời gian qua, Cục thuế Hưng
Yên đã đạt được khá nhiều kết quả tốt trong công tác quản lý thu thuế đối với
khu vực doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, trong công tác quản lý thu thuế giá
trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Cục thuế Hưng Yên
cũng gặp khá nhiều khó khăn. Điển hình là công tác quản lý hoá đơn chứng từ


Nguyễn Hồng Anh

1

K45/02.01


Học viện tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp

và sổ sách kế toán, phát hiện ra một số hiện tượng tiêu cực, các sai phạm chủ
yếu xuất phát từ trình độ kém hiểu biết về luật của doanh nghiệp, số khác thì “
quá ” hiểu biết đến độ tìm mọi kẻ hở để trốn, tránh thuế, thành lập các công
ty “ ma ” để xin hoàn thuế khống... Vì những vấn đề bức xúc đó và qua quá
trình thực tập tại Cục thuế Hưng Yên với những kiến thức đã học được cùng
với sự giúp đỡ của thầy giáo, các cô chú và anh chị trong phòng quản lý thu
thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh – Cục thuế Hưng Yên, em đã nghiên
cứu và tìm hiểu để đi đến lựa chọn đề tài “Một số giải pháp tăng cường thu
thuế GTGT đối với DNNQD trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” làm đề tài của
chuyên đề tốt nghiệp.
Ngoài lời nói đầu và kết luận, Chuyên đề được kết cấu thành hai chương:
- Chương 1: Thực trạng hoạt động quản lý thu thuế GTGT đối với các
DNNQD trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- Chương 2: Một số giải pháp tăng cường hoạt động quản lý thu thuế
GTGT đối với các NDNQD trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Là một sinh viên với kiến thức về lý luận và thực tiễn còn nhiều hạn chế, mặt
khác đây là bước đầu tiên nghiên cứu khoa học nên không tránh khỏi những
khiếm khuyết, thiếu sót trong nội dung.
Em kính mong các thầy cô giáo cùng các cô, chú, bác, anh, chị thuộc các ban

chức năng Cục thuế Hưng Yên góp ý kiến để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Hồng Anh

2

K45/02.01


Học viện tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp

CHƯƠNG I:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI
CÁC DNNQD TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và thực trạng phát triển của các NDNQD
do cục quản lý trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
1.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên
Hưng Yên là một tỉnh nằm ở phía Đông thành phố Hà Nội,được tách ra
từ tỉnh Hải Hưng cũ từ năm 1997, Hưng Yên có mạng lưới giao thông phong
phú, có đủ cả đường sắt, đường bộ, đường thủy; Hưng Yên giáp với các tỉnh:
Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nam nên việc trao đổi, lưu
thông hàng hoá dễ dàng. Diện tích đất tự nhiên vào khoảng 923,09km 2 và dân
số sấp sỉ 1.145.000 người, tỉnh có 10 đơn vị hành chính là: Thành phố Hưng
Yên; các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Yên Mỹ, Khoái Châu, Văn Giang, Ân
Thi, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ.
Trong những năm vừa qua, mặc dù còn không ít khó khăn song Đảng
bộ và nhân dân toàn tỉnh Hưng Yên đã phấn đấu đạt nhiều thành tựu đáng

khích lệ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.
Tăng trưởng kinh tế bình quân 4 năm (2006 - 2010) đạt trên 17,2%, cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Năm 2010 nông nghiệp còn 34%, công nghiệp và xây dựng chiếm 34,5% và
dịch vụ 31,5%. Kinh tế nông nghiệp tăng bình quân 5%/năm. Cơ cấu kinh tế
trong nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng chăn nuôi
và cây rau mầu, giảm tỷ trọng cây lương thực. Kinh tế trang trại phát triển,
toàn tỉnh có trên 1.100 trang trại đang hoạt động đạt hiệu quả, nhiều trang trại
cho thu nhập 50 triệu đồng/năm, có trang trại thu nhập trên 400 triệu
đồng/năm.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển nhanh, bình quân hàng
năm tăng 24,6%, có năm tăng trên 40%. Công tác vận động và thu hút hút đầu
tư được đẩy mạnh, đến 31/12/2010 có 127 dự án đầu tư nước ngoài, 118 dự

Nguyễn Hồng Anh

3

K45/02.01


Học viện tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp

án đi vào hoạt động với sản lượng chiếm 80% giá trị sản xuất công nghiệp
hàng năm của tỉnh, thu hút thêm 4,5 vạn lao động và đóng góp phần lớn
nguồn thu năng suất của địa phương, 2 khu công nghiệp đang hoạt động theo
quy chế quản lý khu công nghiệp là khu công nghiệp phố Nối A (390ha), phố
Nối B (250ha), 3 khu công nghiệp được quy hoạch đang hoàn chỉnh thủ tục

trình duyệt, 2 khu công nghiệp phía Bắc tỉnh giáp với Hải Dương được quy
hoạch và trình duyệt để phát huy hiệu quả sử dụng của QL.39B vừa khánh
thành vào tháng 12/2010, tạo điều kiện phát triển kinh tế và giao lưu thương
mại giữa tỉnh Hưng Yên – Hải Dương nói chung và khu vực Huyện Phù Cừ
và Thanh Miện nói riêng. Ngoài ra,7 cụm công nghiệp làng nghề được phê
duyệt trong số 10 cụm đã quy hoạch.
Tổng thu ngân sách năm 2010 đạt 2.477,15 tỷ đồng, kim ngạch xuất
khẩu năm 2009 đạt 503 triệu USD, 2010 đạt 725 triệu USD. Kinh tế dịch vụ
phát triển mạnh và đồng bộ, bình quân hàng năm đạt 14,8%, nhất là các lĩnh
vực xuất, nhập khẩu, giao thông, bưu điện, điện lực; giáo dục đào tạo tiếp tục
phát triển, công tác xã hội hoá giáo dục được quan tâm đúng mức, công tác
đào tạo nghề từng bước được mở rộng, việc khám chữa bệnh được quan tâm,
công tác dân số gia đình và trẻ em đã có chuyển biến tích cực , công tác xã
hội hoá TDTT và phong trào TDTT quần chúng có bước phát triển, đời sống
nhân dân từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo còn được 1,8%, an ninh
chính trị ổn định, nhất là an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội được giữ
vững, số vụ phạm pháp hình sự giảm dần qua các năm. Nhiệm vụ quốc phòng
về công tác quân sự địa phương tiếp tục được củng cố tăng cường. Trong năm
2011 này, để thực hiện thắng lợi kế hoạch Nhà nước 5 năm 2011 - 2015, tỉnh
đã đề ra chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội như sau:
Tích cực triển khai nhanh các thủ tục để thu hút đầu tư và sớm đưa các
dự án vào hoạt động đến hết năm 2011. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp
đạt 17.000 tỷ, hoàn thành phê duyệt xong 3 khu công nghiệp tập trung, 10 khu
công nghiệp làng nghề, quy hoạch xong 2 khu công nghiệp phía Bắc tỉnh,
hoàn thành xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng 1 khu công nghiệp khoảng 100ha.
Tập trung lãnh đạo tạo bước chuyển biến rõ rệt trong kinh tế dịch vụ, tập

Nguyễn Hồng Anh

4


K45/02.01


Học viện tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp

trung vào một số lĩnh vực chủ yếu: Xuất nhập khẩu, du lịch, giao thông, điện
lực và bưu điện... đảm bảo tăng cường bình quân 15%/năm. Trong năm 2011
cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - xây dựng là: 22% - 45% - 33%,
thu nhập bình quân đầu người đạt từ 900-1.000 USD, tổng kim ngạch xuất
khẩu đạt 750 triệu USD, bình quân 3 năm đạt 710 triệu USD/năm. Tổng thu
ngân sách trên địa bàn (cả thu thuế hải quan) đạt 2.550 tỷ đồng. Qua tìm hiểu
điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội có thể thấy rõ thế mạnh, tiềm năng thu
nhập, tiềm năng lao động, trình độ dân trí và đời sống của dân cư trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên. Trên cơ sở đó có thể khái quát được thế mạnh cũng như hạn
chế của từng yếu tố tác động đến sự phát triển kinh tế mà cụ thể đối với các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
1.1.2. Thực trạng DNNQD trên địa bàn tỉnh Hưng Yên .
Trong sự phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh cũng như thành quả của
việc thực hiện dự toán thu ngân sách không thể không nói đến vai trò của
thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Những năm gần đây, khu vực kinh tế
ngoài quốc doanh ở Hưng Yên phát triển nhanh cả về số lượng, quy mô.
Do thủ tục đăng ký kinh doanh đơn giản và thông thoáng ký kinh doanh
đơn giản thông thoáng và những chính sách khuyến khích của Nhà nước đối
với việc được tiếp cận và thụ hưởng các ưu đãi đầu tư. Chỉ trong vòng 5 năm
trở lại đây, số lượng DN tăng lên khoảng 1,5 lần, trong đó DN NQD tăng gấp
đôi. Tỷ trọng DN NQD trên tổng số DN có sự gia tăng qua các năm, điều đó
được thể hiện qua số liệu ở bảng sau :


Nguyễn Hồng Anh

5

K45/02.01


Học viện tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp

Bảng 1.1: Tỉ lệ các DN NQD trong khu vực kinh tế qua các năm
Đơn vị tính : (%)
ST
T

Năm

2011
2006

2007

2008

2009

2010


1

Khu vực
XNQD TW

(ước
tính)

8,01

8,68

8,77

8,47

6,63

6,39

2

XNQD ĐP

4,43

2,42

2,5


1,9

1,14

0,51

3

XN có
ĐTNN

40,77

36,37

25,27

24,62

26,1
8

4

Kinh tế NQD

9,06

10,5


11,14

20,17

27,13

31,5
8

5

Khu vực khác

47,43

37,63

41,16

43,64

40,48

35,3
4

vốn 31,07

(Nguồn: Phòng KK-KTT)
Bảng 1.2: Thống kê số lượng DNNQD tính đến thời điểm 31/12

hằng năm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm

SỐ lưỢng DNNQD

SỐ VỐN ĐĂNG KÝ
KINH DOANH

2007

1.672

2.194.824

2008

2.127

4.912.122

2009

2.584

5.783.211

2010

3.297


7.141.579
(Nguồn:Sở kế hoạch và đầu tư)

Số lượng DNNQD tăng nhanh qua các năm nhưng chủ yếu là các doanh
nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Để thấy được cơ cấu doanh nghiệp có vốn trên
5 tỷ ở thời điểm năm 2010 ta theo dõi số liệu tại bảng dưới :
Nguyễn Hồng Anh

6

K45/02.01


Học viện tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp

Bảng 1.3: Cơ cấu DNNQD theo loại hình có số vốn trên 5 tỷ năm
2010
Doanh nghiỆP

VỐN ĐĂNG KÝ

Số lượng ≥ 5 tỷ

Tỉ lệ (%) Số vốn ≥ 5 tỷ
(tr.đồng)

Tỷ

(%)

410

14

1,47

466.463

142.750

2%

Công ty 2.072
TNHH

483

51

4.152.87
2

3.763.08
7

57%

Công ty 722

cổ phần

450

47,53

2.522.244 2.653.09
0

41%

Tổng

947

100

7.141.579 6.115.927 100

DNTN

3297

lệ

(Nguồn: Phòng KK-KTT)

Số lượng DNNQD đăng ký kinh doanh là rất lớn nhưng theo thống kê
của ngành thuế số lượng DNNQD mà Cục thuế Hưng Yên quản lý đã phát
sinh nghĩa vụ nộp thuế qua các năm theo loại hình doanh nghiệp không phải

là tất cả các DNNQD. Số liệu cụ thể như sau.

Nguyễn Hồng Anh

7

K45/02.01


Học viện tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp

Bảng 1.4: Số lượng DNNQ ngành thuế quản lý đã phát sinh nghĩa
vụ nộp thuế phân loại theo loại hình qua các năm
LoẠi
hình DN

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng
(%)
(%)
(%)

C.ty Cổ 323

phần

48,28

365

47,40

450

47,52

C.ty
TNHH

341

50,97

396

51,43

483

51

DNTN

5


0,75

9

1,17

14

1,48

Tổng

669

100

770

100

947

100

(Nguồn:Phòng KK-KTT)
Như vậy, có thể thấy tuy số lượng DN đăng ký ở các cơ quan đăng ký
kinh doanh lớn nhưng không phải tất cả đều đi vào hoạt động và làm phát
sinh nghĩa vụ nộp thuế, có một số DN thành lập nên không phải để hoạt động
sản xuất kinh doanh mà nhằm mục đích khác hoặc có nhiều DN thành lập nên

nhưng phải một thời gian rất lâu sau mới đi vào hoạt động do phải tìm kiếm
khu vực hoạt động. Đối với các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, mặc dù số
lượng khá lớn nhưng qui mô DN chủ yếu là vừa và nhỏ, các DN quy mô lớn
chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ; nhiều DN không đủ năng lực sản xuất do thiếu vốn; trình
độ máy móc công nghệ còn lạc hậu, tốc độ đổi mới vẫn còn chậm; chi phí sản
xuất sản phẩm cao nhưng sản phẩm tạo ra chưa phong phú về mẫu mã, chất
lượng sản phẩm còn kém do đó khả năng cạnh tranh trên thị trường thấp. Hơn
nữa số lượng doanh nghiệp lại phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung tại
các khu công nghiệp lớn : Khu công nghiệp Phố Nối A, và Phố Nối B thuộc
địa bàn huyện Mỹ Hào,Văn Lâm; các huyện ở xa khu vực này có điều kiện
khó khăn về cơ sở vật chất, đường sá nên chưa thu hút được nhà đầu tư, hoặc
có thì còn nhỏ lẻ, chưa đóng góp được nhiều đến sự phát triển kinh tế của tỉnh

Nguyễn Hồng Anh

8

K45/02.01


Học viện tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp

như ở huyện Phù Cừ, Ân Thi. Trong các DN năng lực tổ chức quản lý còn
hạn chế, trình độ lao động còn kém, các DN chưa chú trọng đào tạo nâng cao
trình độ và năng lực làm việc cho người lao động.
Trên đà tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, hệ thống các
DNNQD ở Hưng Yên đang dần cố gắng khắc phục những hạn chế để có thể
khẳng định được chỗ đứng của mình trên thương trường. Với sự năng động,

sáng tạo, linh hoạt trong kinh doanh, đa dạng hóa hoạt động đầu tư, biết đầu
tư đúng hướng có rất nhiều DNNQD đã và đang hoạt động có hiệu quả, lợi
nhuận năm sau lớn hơn năm trước như công ty Dịch vụ vận tải Phượng
Hoàng, Công ty sản xuất thương mại Phúc Tiến…đóng góp số thu lớn cho
NSNN.
Sự tồn tại và hoạt động của hệ thống các DNNQD trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên cũng đã góp một phần đáng kể vào việc giải quyết vấn đề việc làm
cho người lao động. Theo số liệu ngành thuế quản lý thì chỉ tính riêng loại
hình công ty TNHH, công ty cổ phần tư nhân và DNTN trong năm 2008 thu
hút được 12.974 lao động và đến năm 2009 đã lên đến 14.158 lao động. Năm
2010 vừa qua theo khảo sát của Sở Lao động Thương binh và Xã hội trên 600
DNNQD tại địa bàn tỉnh cho thấy có 15.000 lao động đang làm việc trong các
doanh nghiệp này. Tuy nhiên số lao động có việc làm thường xuyên chỉ đạt
gần 54%.
Như vậy với thực trạng các DNNQD trên địa bàn tỉnh như trên đòi hỏi
công tác quản lý thuế cần phải bao quát được hết các doanh nghiệp trênn địa
bàn, nắm rõ tình hình hoạt động kinh doanh liên quan đến việc thực hiện
nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp lớn nhưng chủ
yếu là qui mô nhỏ dễ thay đổi hình thức kinh doanh, hoạt động không tập
trung nên rất khó quản lý, buộc cơ quan thuế phải có sự phối hợp chặt chẽ với
các ban ngành khác có liên quan trong quá trình quản lý. Cơ cấu ngành nghề
lại tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất nên công tác quản lý hóa đơn
chứng từ cần phải được đặc biệt chú trọng tránh để doanh nghiệp lợi dụng kẽ
hở để lách luật gây thất thu cho NSNN.

Nguyễn Hồng Anh

9

K45/02.01



Học viện tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp

Trong xu thế mới khi mà các DNNQD trên đại bàn tỉnh có ảnh hưởng
ngày càng quan trọng đến hiệu quả nền kinh tế tỉnh nhà thì việc tạo điều kiện
cho hoạt động và hoạt động có hiệu quả hơn của các DNNQD là rất cần thiết.
Đòi hỏi phải có sự nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn của các doanh
nghiệp, bên cạnh đó cũng cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan chức
năng trong đó có Cục thuế Hưng Yên – Cơ quan có mối quan hệ mật thiết đối
với các doanh nghiệp.
1.2. Thực trạng hoạt động quản lý thu thuế GTGT đối với DNNQD trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên.
1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy thu thuế tại Cục thuế Hưng Yên
- Cục thuế Hưng Yên được thành lập theo Quyết định số 1134TC/QĐ TCCB ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ tài chính và hoạt động chính thức
từ 01/01/1997 cùng với sự ra đời và hoạt động của tỉnh Hưng Yên , hiện tại
Cục Thuế Hưng Yên có 141 cán bộ công nhân viên, trong đó có 41 cán bộ có
trình độ Đại học và 69 cán bộ có trình độ Cao Đẳng.
Số lượng cán bộ trong Cục về cơ bản đã có sự tăng lên qua các năm , số
liệu cụ thể và trình độ cán bộ được thể hiện rõ qua bảng sau :
Bảng 1.6: Số lượng và trình độ cán bộ thuế tại Cục thuế Hưng Yên.
Chế độ công tác
Biên
chế

Hợp
đồng


Trình độ
Thạc sỹ Đại học

Cao
đẳng

Trung
cấp

2008

85

12

1

46

34

16

97

2009

88

14


1

56

40

15

102

2010

97

11

2

59

31

16

108

(Nguồn: Phòng TCCB)
* Về lãnh đạo:


Nguyễn Hồng Anh

10

K45/02.01


Học viện tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp

- Có 01 đồng chí Cục trưởng: Phụ trách chung kế hoạch thu thuế và chịu
trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục thuế về toàn bộ hoạt động của
Cục thuế.
- Có 03 đồng chí Phó Cục trưởng: Chịu trách nhiệm trước cục trưởng về các
nhiệm vụ được Cục trưởng phân công.
- Có 13 đồng chí Trưởng phòng và 23 đồng chí Phó phòng.

Nguyễn Hồng Anh

11

K45/02.01


Học viện tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp

Mô hình tổ chức bộ máy Cục thuế Hưng Yên :


Lãnh Đạo Cục Thuế
(gồm 01 cục trưởng, và 03
phó cục trưởng )

Các bộ phận quản lý
theo chức năng :
- Phòng Tuyên truyền-hỗ
trợ
- Phòng Kê khai- kế toán
- Phòng Kiểm tra số 1 và
số 2.
-Phòng Thanh tra số 1 và
số 2.
- Phòng Cưỡng chế nợ
- Phòng TNCN

Các bộ phận thực
hiện nghiệp vụ quản
lý chung:
- Phòng Ấn chỉ
- Phòng TH-NV-DT
- Phòng Tin học

Các phòng thực hiện
nghiệp vụ hành chính
chung :
- Phòng Hành chính, Tài
Vụ.
- Phòng Tổ chức Cán bộ

- Phòng Kiểm tra Nội bộ

Các trưởng phòng, phó phòng và đội ngũ nhân viên thực hiện chuyên môn ở
từng phòng, thực hiện từng chức năng cụ thể.

Nguyễn Hồng Anh

12

K45/02.01


Học viện tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp

* Cục bao gồm 13 phòng chức năng tham mưu giúp việc Cục trưởng, thực
hiện các nhiệm vụ cơ bản :
- Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế: Giúp Cục trưởng Cục Thuế
tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ
người nộp thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý.
- Phòng Kê khai và Kế toán thuế: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức
thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê
thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý.
- Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ
chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng
chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý.
- Phòng Kiểm tra thuế số 1 và số 2: Giúp Cục trưởng Cục Thuế kiểm tra,
giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người
nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế theo phân công quản

lý .
- Phòng Thanh tra thuế số 1 và số 2: Giúp Cục trưởng Cục Thuế triển
khai thực hiện công tác thanh tra người nộp thuế trong việc chấp hành pháp
luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan
đến người nộp thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.
- Phòng Tổng hợp – Nghiệp vụ - Dự toán: Giúp Cục trưởng Cục thuế
trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật
thuế; xây dựng và thực hiện dự toán thu Ngân sách Nhà nước; Tổ chức thực
hiện công tác pháp chế về thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế quản lý.
- Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ
chức triển khai thực hiện thống nhất chính sách thuế thu nhập cá nhân; kiểm
tra, giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân; tổ chức thực hiện dự toán thu thuế

Nguyễn Hồng Anh

13

K45/02.01


Học viện tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp

thu nhập cá nhân đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục
Thuế.
- Phòng Kiểm tra nội bộ: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển
khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của
cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (gồm cả khiếu nại các
quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế, khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ

quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và
bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý
của Cục trưởng Cục Thuế.
- Phòng Tin học: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức quản lý và vận hành
hệ thống trang thiết bị tin học ngành thuế; triển khai các phần mềm ứng dụng
tin học phục vụ công tác quản lý thuế và hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo cán bộ
thuế trong việc sử dụng ứng dụng tin học trong công tác quản lý.
- Phòng Tổ chức cán bộ: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển
khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền
lương, đào tạo cán bộ và thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ
Cục Thuế.
- Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ: Giúp Cục trưởng Cục
Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các công tác hành chính, văn thư,
lưu trữ; công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản trị,
quản lý ấn chỉ thuế trong toàn Cục Thuế.
Cùng với ngành thuế cả nước từ ngày 01/07/2007 đến nay mô hình tổ chức
bộ máy quản lý tại Cục thuế Hưng Yên được tổ chức theo mô hình chức năng
kết hợp sắc thuế. Việc áp dụng mô hình này vào trong quản lý thuế đối với
DNNQD mang lại rất nhiều ưu điểm. Cụ thể là:
- Về phía các DNNQD được giảm bớt các thủ tục hành chính trong việc kê
khai nộp thuế, hoàn thuế thong qua việc giảm bớt số lượng giấy tờ phải cung

Nguyễn Hồng Anh

14

K45/02.01


Học viện tài chính


Chuyên đề tốt nghiệp

cấp cho cơ quan thuế khi làm các thủ tục, đồng thời các thủ tục được giải
quyết nhanh, gọn tại bộ phận giao dịch “ một cửa” nên NNT không phải mất
thời gian đi lại nhiều lần. Bên cạnh đó NNT được hưởng nhiều hơn các dịch
vụ hỗ trợ từ cơ quan thuế trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế; bất kỳ lúc
nào trong giờ làm việc hành chính, các thông tin mà NNT thắc mắc đều được
cán bộ thuế giải đáp một cách kịp thời. Một ưu điểm nổi bật của việc áp dụng
mô hình tổ chức này trong quản lý thuế là nâng cao hơn trách nhiệm pháp luật
của NNT từ việc tự tính, tự khai , tự nộp thuế; trách nhiệm của cơ quan thuế
tập trung mạnh vào chức năng tuyên truyền hỗ trợ và thanh tra, kiểm tra thuế.
- Về phía cơ quan thuế: Với việc áp dụng mô hình này sẽ tổ chức chuyên
môn hóa theo chức năng, tập trung mạnh vào từng chức năng của từng phòng
trong quá trình quản lý, đồng thời tiết kiệm được chi phí quản lý và thúc đẩy
hiện đại hóa công tác quản lý thu thuế.
Bên cạnh ưu điểm trên thì nhược điểm mà mô hình này đưa lại khi áp dụng
là cơ quan thuế không có khả năng tổng hợp toàn diện theo từng sắc thuế vì
các chức năng quản lý được phân về rải rác ở nhiều phòng ban theo các chức
năng khác nhau.
Tuy vậy, những ưu điểm mà mô hình tổ chức này mang lại rất lớn vừa có
lợi cho NNT và cơ quan thuế. Mô hình này có thể xem như là mô hình “ cây
gậy, củ cà rốt” – người nộp thuế được hưởng nhiều dịch vụ hỗ trợ thì phải
chịu nhiều hoạt động thanh tra, kiểm tra, quản lý của cơ quan thuế.

Nguyễn Hồng Anh

15

K45/02.01



Học viện tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp

Quy trình quản lý “một cửa” giải quyết thủ tục hành chính thuế tại Cục
thuế Hưng Yên.

Bộ
Bộphận
phậnTuyên
Tuyên
truyền-Hỗ
truyền-Hỗtrợ
trợ
NNT
NNT
(Bộ
(Bộphận
phận“một
“một
cửa”
cửa”))

Hồ
Hồsơ
sơkhai
khai
thuế

thuế
(NNT)
(NNT)

Bộ
Bộ phận
phận Cưỡng
Cưỡng chế
chế và

thu
thu nợ
nợ thuế
thuế
(( Phòng
Phòng Quản
Quản lý
lý nợ
nợ ))

Bộ phận xử lý tờ khai &
KT Thuế
( Phòng KK –KTT)

Bộ
Bộ phận
phận thanh
thanh tra
tra –– kiểm
kiểm tra

tra
thuế.
thuế.

Kho
KhoBạc
BạcNhà
Nhà
Nước
Nước

Nguyễn Hồng Anh

(Phòng
(Phòng TT
TT thuế
thuế số
số 1,2
1,2 ––
Phòng
Phòng KTT
KTT số
số 1,2).
1,2).

16

K45/02.01



Học viện tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp

1.2.2. Kết quả thu thuế GTGT từ các DNNQD trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên trong những năm gần đây.
Thu nộp từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Hưng Yên luôn đóng
góp một phần không nhỏ vào tổng thu NSNN, trong đó chủ yếu thu từ các
DNNQD. Năm 2008 thu khu vực kinh tế NQD thực hiện được 76.543 triệu
đồng, tăng 43,68% so với năm 2007, chiếm tỉ trọng 17,68% thu cân đối ngân
sách, đạt 127,57% dự toán TW giao. Năm 2009 thu từ khu vực kinh tế NQD
thực hiện được 94,896 triệu đồng, tăng 23,98% so với năm 2006, chiếm tỉ
trọng 16,53% thu cân đối ngân sách, đạt 105,44% dự toán TW giao. Đến năm
2010 số thu từ khu vực ngoài quốc doanh thực hiện 124.000 triệu đồng, tăng
30,7% so với năm 2009, đạt 103,3% dự toán TW giao. Như vậy có thể nhận
thấy rằng số thu từ khu vực NQD qua các năm có xu hướng tăng cả về số
tương đối và tuyệt đối, hoàn thành vượt mức dự toán TW và UBND tỉnh giao.
Trong những năm qua công tác quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên cũng đã đạt được kết quả tương đối tốt, số thu thuế GTGT
năm sau cao hơn năm trước, hoàn thành vượt mức kế hoạch của tỉnh và trung
ương giao, số liệu cụ thể được thể hiện ở các bảng sau :
Bảng 1.7: Tình hình thu thuế GTGT khu vực NQD qua các năm tại
Hưng Yên.
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Kế hoạch
Năm

TW giao Tỉnh giao

Thực

hiện

So sánh tỷ lệ %
TW giao

Tỉnh
giao

Cùng kỳ
năm trước

2008

263.340

272.435

269.034

102,16

98,75

132,47

2009

334.130

341.560


345.831

103,50

101,25

128,55

2010

417.200

430.000

417.692

100,12

97,14

120,78

(Nguồn: Phòng KK-KTT)

Nguyễn Hồng Anh

17

K45/02.01



Học viện tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp

Sở dĩ kết quả đạt được trong từng năm được như trên là do ảnh hưởng của
nhiều nhân tố, về cơ bản có thể thấy:
Năm 2008, thu thuế GTGT từ các DNNQD đạt 240.154 triệu đồng, đạt
92,13% tổng thu từ các DNNQD, và đạt 89,63% tổng thuế GTGT từ khu vực
NQD. Hầu hết các chi cục huyện, thành phố và Văn phòng cục đều hoàn
thành vượt mức dự toán giao, so với cùng kỳ tăng cao, cụ thể : Văn phòng cục
tăng 43,52% so với cùng kỳ, Mỹ Hào tăng 67,81% so với cùng kỳ, Kim Động
tăng 23,49% so với cùng kỳ, Văn Lâm tăng 58,21% so với cùng kỳ và Tiên
Lữ tăng 27,15% so với cùng kỳ năm trước. Toàn tỉnh có 430 đơn vị hoàn
thành vượt mức kế hoạch tỉnh giao, một số đơn vị có số thu lớn hoàn thành
là : Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát ( MST: 0900189284) nộp NSNN
43.872 triệu đồng, Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Hưng Yên (MST:
0100514947 – 003) nộp NSNN 1.532 triệu đồng.
Năm 2009, thu thuế GTGT từ các DNNQD đạt 345.831 triệu đồng, đạt
103,5% chỉ tiêu Trung ương giao, và đạt 101,25 chỉ tiêu UBND tỉnh giao,
tăng 128,55% so với cùng kỳ năm trước. Một số doanh nghiệp có số thu cao
như : Công ty TNHH điện lạnh Hòa Phát ( MST: 0900187865) nộp NSNN
39.427 triệu đồng, Công ty quản lý khai thác khu công nghiệp Phố Nối A
( MST: 0900227074 ) nộp NSNN 26.676 triệu đồng.
Năm 2010 vừa qua là một năm khó khăn đối với hoạt động của các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy thoái
chung và lạm phát trong nước tăng cao nói riêng. Nhưng cục thuê vẫn hoàn
thành được các chỉ tiêu của trung ương giao, và có số thu tăng cao so với năm
trước đạt 120,78% cùng kỳ.

Đạt được kết quả như trên là thành quả của sự nỗ lực phấn đấu của các
cán bộ công nhân viên từ cấp Cục đến cấp Chi cục trong toàn ngành thuế
Hưng Yên trong việc khai thác các nguồn thu và tổ chức quản lý thu. Đây
chính là tiền đề cho hoạt động thu thuế các năm sau để có thể đạt được kết
quả cao hơn.

Nguyễn Hồng Anh

18

K45/02.01


Học viện tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp

1.2.3. Quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD trên ở Hưng
Yên.
Thực tế cho thấy với cơ chế thông thoáng của tỉnh và chính sách mở
cửa nhằm thu hút đầu tư. Việc thành lập doanh nghiệp đơn giản,nhanh gọn đã
tạo ra những kẽ hở trong công tác quản lý thu thuế, doanh nghiệp được thành
lập ngày càng nhiều,với số lượng cán bộ ở cục còn hạn chế, quản lý NNT ở
Cục thuế Hưng Yên còn nhiều tồn tại.
1.2.3.1. Công tác quản lý NNT tại Cục thuế Hưng Yên..
Quản lý NNT là quản lý các DNNQD, đây chính là các tổ chức kinh
doanh đuọc thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp và Luật
Hợp tác xã. Công tác này là khâu đầu tiên, quan trọng nhằm đưa các cơ sở sản
xuất kinh doanh vào diện quản lý của cơ quan thuế. Thực hiện tốt công tác này
là góp phần tránh được thất thu thuế ( vì sẽ giúp bao quát được hết số đối tượng

nộp thuế) , đồng thời đảm bảo sự đóng góp công bằng giữa các cơ sở kinh
doanh. Luật doanh nghiệp 2005 có hiệu lực đã cải thiện hơn môi trường kinh
doanh cho các doanh nghiệp, nhiều DNNQD được thành lập và hoạt động đa
dạng trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau; do đó công tác quản lý NNT
cần được chú trọng nhiều hơn, có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các phòng ban
chức năng với nhau và cần được tăng cường trên tất cả các phương diện như
quản lý về số lượng DNNQD, quy mô và ngành nghề kinh doanh, địa bàn,
phương pháp nộp thuế GTGT.
Hiểu được tầm quan trọng của công tác này, Cục thuế Hưng Yên đã kết
hợp nhiều cách thức quản lý đối tượng khác nhau.
Phân cấp quản lý doanh nghiệp theo quy mô vốn:
Theo chỉ thị công văn số 4930/TCT-TCCB 26/11/2007 hướng dẫn chỉ
đạo các Cục thuế tăng cường phân cấp quản lý thuế đối với các doanh nghiệp
cho các Chi cục thuế, trên cơ sở đó, Cục thuế Hưng Yên chỉ quản lý trực tiếp
các doanh nghiệp lớn, có phạm vi kinh doanh liên quan đến nhiều huyện, nhiều
tỉnh và thành phố; quản lý những doanh nghiệp đưa lại nguồn thu lớn và quan
trọng cho ngân sách. Còn các Chi cục quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có

Nguyễn Hồng Anh

19

K45/02.01


Học viện tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp

qui mô, phạm vi kinh doanh vừa và nhỏ trên địa bàn huyện, thành phố. Theo

quy mô vốn của các DNNQD thì Văn phòng Cục chỉ quản lý các doanh nghiệp
sản xuất và xây dựng có vốn từ 3tỷ trở lên, các doanh nghiệp thương mại có
vốn từ 5tỷ trở lên; số lượng các doanh nghiệp còn lại phân cấp cho Chi cục
quản lý. Việc phân cấp quản lý như thế này nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn
cho các cán bộ trong Cục, phù hợp với điều kiện ở các Chi cục qua đó phát huy
được sức mạnh quản lý NNT từ cấp Cục đến cấp Chi cục. Tính đến thời điểm
31/12/2010 việc phân cấp quản lý các DNNQD về các Chi cục ở Cục thuế
Hưng Yên như sau:
Bảng 1.8: Phân cấp quản lý doanh nghiệp về các Chi cục quản lý
năm 2010.
Loại hình

Tổng số DN

Cục thuế quản lý Các chi cục quản


Công ty TNHH

2.391

483

1.908

Công ty cổ phần

842

450


392

DNTN

637

14

623

HTX

236

0

236

Tổng

4106

847

3159

(Nguồn: Phòng KK-KTT)
Quản lý doanh nghiệp theo địa bàn và theo loại hình:
Việc phân loại doanh nghiệp theo từng địa bàn để có thể phân chia, bố trí

cán bộ quản lý cho phù hợp với lực lượng và trình độ cán bộ. Quản lý doanh
nghiệp theo địa bàn giúp cán bộ thuế có thể nắm được đặc điểm kinh doanh,
ngành nghề kinh doanh và sự chi phối, tác động của điều kiện tự nhiên, KT-XH
trên địa bàn ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp từ đó có biện pháp
quản lý phù hợp; vì mỗi vùng có một đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã
hội khác nhau, có ưu thế riêng thích hợp cho việc phát triển các ngành nghề
khác nhau. Với những doanh nghiệp thuộc các huyện ở xa trung tâm thành phố

Nguyễn Hồng Anh

20

K45/02.01


Học viện tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp

như huyện Phù Cừ, huyện Ân Thi có điều kiện kinh tế kém phát triển, đường
xá đi lại khó khăn, việc tiếp cận với những chính sách chế độ mới của Nhà
nước còn bị hạn chế bởi tính cập nhật, do vậy ít nhiều cũng ảnh hưởng đến
công tác thực hiện các nghĩa vụ thuế của doanh nhiệp. Với những doanh nghiệp
mà văn phòng Cục quản lý ở các huyện xa thành phố thì cán bộ Văn phòng cục
đã có sự phối hợp với các cán bộ thuế ở Chi cục nới có doanh nghiệp đóng trụ
sở để việc quản lý doanh nghiệp được thuận tiện hơn. Bên cạnh việc phân chia
theo địa bàn kinh doanh, các DNNQD còn được phân chia theo loại hình kinh
doanh và ngành nghề kinh doanh. Các DNNQD mà Cục thuế quản lý được
phân loại theo các ngành : Xây dựng cơ bản, sản xuất, vận tải, kinh doanh
thương nghiệp, kinh doanh dịch vụ và các ngành khác, cơ cấu ngành nghề thể

hiện qua số liệu ở bảng 2.11.
Bảng 1.9: Tình hình quản lý DNNQD theo từng loại hình doanh
nghiệp.
Loại hình
DN

Năm 2009

Năm 2010

Số lượng

Tỉ lệ(%)

Số lượng

Tỉ lệ(%)

C.ty TNHH

1.963

54,37

2.391

58,23

C.ty cổ phần


887

24,57

842

20,51

DNTN

594

16,45

637

15,51

HTX

166

4,61

236

5,75

Tổng


3.610

100

4.106

100

(Nguồn: Phòng KK-KTT)

Nguyễn Hồng Anh

21

K45/02.01


Học viện tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp

Bảng 1.10: Tình hình quản lý DNNQD theo ngành nghề
Ngành nghề

Năm 2009

Năm 2010

Số lượng


Tỉ lệ(%)

Số lượng

Tỉ lệ(%)

Sản xuất

2.698

74,75

2.973

72,40

Thương mại
dịch vụ

267

7,41

359

8,75

Vận tải

451


12,50

680

16,55

Xây dựng

194

5,34

94

2,30

(Nguồn: Phòng Kê khai-Kế toán thuế)
Với phương châm NNT là người bạn đồng hành của cơ quan thuế, các
hoạt động của doanh nghiệp luôn được cơ quan thuế theo sát. Đối với các
doanh nghiệp nếu quá thời hạn qui định mà không hoạt động, bỏ trốn, cơ quan
thuế sẽ lập biên bản và thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh thu hồi giấy
phép đồng thời áp dụng biện pháp đóng mã số thuế, thu hồi hóa đơn bán
hàng… Như trường hợp tại phường An Tảo,TP.Hưng Yên, có công ty TNHH
vận tải L.H,trong thời gian 1 năm hoạt động , vẫn thấy có xe ô tô để phục vụ
công việc vận tải, nhưng không đóng thuế, không nộp tờ khai thuế, với trường
hợp này thì ngành thuế coi là doanh nghiệp trốn thuế.
Từ năm 2009 đến nay, chỉ riêng các doanh nghiệp thuộc Chi cục
TP.Hưng Yên quản lý đã có 07 trường hợp bỏ trốn như C.ty TNHH vận tải
L.H. Trước tình hình đó, Cục thuế đã gửi công văn đến tất cả các tỉnh thành

trên cả nước thông báo số hóa đơn và mã số thuế của doanh nghiệp để tránh
trường hợp hóa đơn của các doanh nghiệp này lưu thông trên thị trường.
Như vậy, nhìn chung công tác quản lý NNT đối với các đối tượng
DNNQD tại Cục thuế Hưng Yên tương đối tốt. Việc phân cấp quản lý các
doanh nghiệp giữa Cục thuế với các Chi cục đã phát huy toàn bộ sức mạnh
quản lý trong ngành thuế, qua đó tạo điều kiện tốt hơn cho việc quản lý khai
thác nguồn thu, chống thất thu thuế. Nhờ áp dụng linh hoạt các phương thức

Nguyễn Hồng Anh

22

K45/02.01


Học viện tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp

quản lý NNT, cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nên việc quản lý các
doanh nghiệp ngày càng được chặt chẽ hơn.
Bên cạnh những ưu điểm thì còn có tồn tại nhiều trong công tác quản lý
NNT. Vấn đề khó khăn nhất hiện nay là cơ quan thuế không nắm bắt được
chính xác địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Theo hồ sơ đăng ký mã số
thuế tại Cục thuế nhiều doanh nghiệp có địa chỉ rất rõ ràng nhưng những địa
chỉ trên lại đang được các doanh nghiệp khác hoạt động hoặc một số địa chỉ
trong tình trạng đóng cửa, gây nhiều khó khăn cho cơ quan thuế trong công tác
quản lý.
Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu là do ý thức của NNT, họ
không ý thức được việc cần thiết phải báo cáo cho cơ quan quản lý về tình

trạng hoạt động của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp do trình độ quản lý
yếu kém, hoặc không tiến hành các hoạt động điều tra, nghiên cứu thị trường
trong hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên nên dẫn đến tình trạng hoạt
động không hiệu quả, phải ngừng hoạt động hoặc bỏ trốn. Bên cạnh đó sự phối
kết hợp giữa chính quyền địa phương và cơ quan thuế còn chưa tốt; cơ quan
thuế còn hạn chế trong việc cử cán bộ đi thăm dò tình hình thực tế của các
doanh nghiệp, cùng với số lượng các DNNQD lớn trong khi số lượng, trình độ
cán bộ thuế còn hạn chế do vậy không kiểm soát được hết NNT.
Qua việc phân tích một số vấn đề về công tác quản lý NNT ở Cục thuế
Hưng Yên đã cho thấy cơ quan thuế đã rất cố gắng nhằm khắc phục những hạn
chế để có thể quản lý tốt các đối tượng. Đây là tiền đề quan trọng để thực hiện
tốt các bước quản lý sau này. Tuy vậy, các cán bộ thuế cần tìm nhiều biện pháp
để tăng cường quản lý tốt hơn nữa các doanh nghiệp.
1.2.3.2. Công tác quản lý thu nộp
* Công tác kê khai – kế toán thuế GTGT.
Kê khai nộp thuế là một hoạt động đặc trưng trong lĩnh vực thuế, là
bước đầu của quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Trong cơ
chế tự tính, tự kê khai, tự nộp thì thông qua việc nộp tờ khai của doanh nghiệp
cơ quan thuế có thể nắm được số thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Đây là một

Nguyễn Hồng Anh

23

K45/02.01


Học viện tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp


công tác quan trọng ảnh hưởng đến việc xác định số thu ngân sách nên mọi
thao tác đều được các bộ phận liên quan tiến hành theo đúng qui định.
Kể từ khi triển khai thực hiện Luật thuế GTGT mới vào năm 2009 đã
có nhiều chuyển biến tích cực từ cả phía NNT và cơ quan thuế. Giúp cho việc
thi hành quản lý thu thuế GTGT được thuận lợi , hiệu quả, và nhanh gọn hơn.
Về phía NNT đã có ý thức tốt hơn trong việc kê khai nộp thuế. Về phía cơ
quan thuế công tác giám sát kê khai rất được chú trọng, các cán bộ thuế
thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc nộp tờ khai thuế hàng tháng; bên cạnh
việc thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc còn kiên quyết áo dụng các biện pháp
xử phạt các trường hợp vi phạm trong kê khai. Do đó, năm 2009 tỉ lệ nộp hồ
sơ thuế toàn ngành đạt 97,9%.

Nguyễn Hồng Anh

24

K45/02.01


Học viện tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp

Bảng 1.11: Tình hình nộp tờ khai thuế GTGT
Loại
hình

Số lượng Số lượng Số
tờ

tờ khai tờ khai khai nộp
phải nộp đã nộp
đúng
hạn

Số
tờ
khai nộp
quá hạn
qui định

Số
tờ
khai quá
hạn mức
1

Số
tờ
khai quá
hạn mức
2 và 3

Năm 2009

Công ty 3.554
TNHH

3.513


2.493

982

748

234

Công ty 2.929
cổ phần

2.837

2.014

799

573

226

DNTN

76

76

61

14


10

4

Tổng

6.559

6.426

4.568

1.795

1.331

464

Công ty 4.554
TNHH

4.324

3.027

1.296

1.014


282

Công ty 3.906
cổ phần

3.667

2.585

1.081

821

360

DNTN

100

98

76

22

14

8

Tổng


8.560

8.089

5.688

2.399

1.849

650

Năm 2010

(Nguồn: Phòng KK-KTT)
Qua biểu trên có thể thấy năm 2010 tỷ lệ nộp tờ khai đạt 94,5% thấp
hơn so với năm 2009 đạt 97,9%, đồng thời có sự gia tăng số lượng tờ khai
nộp quá hạn, cụ thể : tỉ lệ tờ khai quá hạn mức 1 của năm 2010 so với năm
2009 là 139%, tỉ lệ tờ khai quá hạn mức 2 và 3 của năm 2010 so với năm
2009 là 140,1%, tỉ lệ số tờ khai phải nộp năm 2010 so với năm 2009 là
130,5% . Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2010 đã có nhiều DNNQD được
thành lập và đi vào hoạt động ngay trong năm, số lượng tờ khai đã nộp có sự

Nguyễn Hồng Anh

25

K45/02.01



×