Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Nghiên cứu sự tác động qua lại giữa hoạt động nấu rượu và môi trường ở làng nghề nấu rượu Đại Lâm xã Tam Đa huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.57 MB, 92 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI
----------

HONG TH HUYấN

Nghiên cứu sự tác động qua lại giữa hoạt động
nấu rợu và môi trờng ở làng nghề nấu rợu Đại Lâm xã Tam Đa - huyện Yên Phong- tỉnh Bắc NINH

Chuyờn ngnh

: Sinh thỏi hc

Mó s

: 60.42.01.20

LUN VN THC S SINH HC

Ngi hng dn khoa hc: GS.TS. Nguyn Hong Trớ

H NI - 2014


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập 2 năm tại khoa Sinh, bộ môn Thực vật học và
làm luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, giúp nhiệt tình của các thầy cô,
các anh chị, các em và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin
gửi lời cảm ơn chân thành tới :
Các thầy cô trong khoa Sinh- Đại học Sư phạm Hà Nội, đặc biệt là các thầy


cô trong tổ Thực vật học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành luận
văn này.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo GS. TS. Nguyễn Hoàng Trí
đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo và tạo mọi điều kiện để tôi thực hiện nghiên cứu và
hoàn thành luận văn của mình.
Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cám ơn Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh
Bắc Ninh, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, những cán bộ trong Ban
Địa Chính xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh cùng người dân thôn Đại
Lâm đã cung cấp những tư liệu quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn
bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu
của mình.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn này nhưng không thể
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của thầy cô
và bạn bè !
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2014
Học viên

Hoàng Thị Huyên


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................2


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Phân bố các loại hình làng nghề ở Việt Nam theo ngành nghề sản xuất
................................................................................................................................. 13
Bảng 2: Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề...........16

Bảng 3: Một số làng nghề tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh.......................................23
Bảng 1.1 : Hiện trạng sử dụng đất của làng Đại Lâm........................................33
Bảng 1.2: Danh lục các cây rau màu điều tra được trên địa bàn thôn Đại Lâm
................................................................................................................................. 34
Bảng 1.3: Danh lục các cây lương thực điều tra được trên địa bàn thôn Đại
Lâm......................................................................................................................... 35
Bảng 1.4: Danh lục các cây thuộc thảm cây bụi, thảm cỏ điều tra được trên địa
bàn thôn Đại Lâm..................................................................................................35
Bảng 1.5: Danh lục các loài cá thả điều tra được trên địa bàn thôn Đại Lâm.. 37
Bảng 2.1: Tình hình biến động dân số và lao động qua một số năm..................38
Bảng 2.2: Kết quả sản xuất nông nghiệp qua một số năm của xã Tam Đa.......44
Bảng 2.3: Quy trình sản xuất rượu gạo ở làng Đại Lâm....................................46
Bảng 3.1: Tải lượng khí thải do sử dụng nhiên liệu than để đốt........................54
Bảng 3.2: Vị trí đo mẫu khí tại làng nghề Đại Lâm tháng 11/2013....................55
Bảng 3.3: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại làng nghề
Đại Lâm.................................................................................................................. 55
Bảng 3.4: Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại làng nghề Đại Lâm năm
2011......................................................................................................................... 56
Bảng 3.5: Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại làng nghề Đại Lâm năm
2012......................................................................................................................... 57
Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại làng nghề Đại Lâm ......57
năm 2013- 2014......................................................................................................57
Bảng 3.7: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại làng nghề Đại Lâm năm
2011......................................................................................................................... 59
Bảng 3.8: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại làng nghề Đại Lâm năm
2012......................................................................................................................... 60
Bảng 3.9: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại làng nghề Đại Lâm ......60
năm 2013- 2014.....................................................................................................60
Bảng 4.1: Thống kê các loại bệnh chủ yếu của các làng nghề trên địa bàn ......63
tỉnh Bắc Ninh ........................................................................................................63

Bảng 4.2: Ảnh hưởng của hoạt động nấu rượu tới sức khỏe người dân............64
tại thôn Đại Lâm...................................................................................................64
Bảng 5.1: Phân công chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức cá nhân trong quản
lý môi trường làng nghề........................................................................................70
DANH MỤC CÁC HÌNH
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia, 2008)......................................................13


Hình 1: Phân bố các loại hình làng nghề ở Việt Nam theo ngành nghề sản xuất
................................................................................................................................. 13
Hình 1.1: Bản đồ xã Tam Đa- huyện Yên Phong- tỉnh Bắc Ninh.......................28
Hình 2.1: Một số hình ảnh về giao thông tại làng Đại Lâm................................40
.............................................................................................................................. 46
Khí thải (CO, CO2, NOx)..................................................................................46
Chất thải rắn (tro, xỉ)........................................................................................46
Khí thải (CO, CO2, NOx).................................................................................46
Chất thải rắn (tro, xỉ).........................................................................................46
Hình 2.1: Một số hình ảnh về quy trình nấu rượu gạo ở làng Đại Lâm............47
Hình 3.1: Biểu đồ so sánh chất lượng nước thải qua các năm ở làng nghề
Đại Lâm..................................................................................................................58
................................................................................................................................. 59
Qua hình 3.1 cho ta thấy: mức độ ô nhiễm của các năm là khác nhau, trong
cùng một năm thì độ ô nhiễm của các quý cũng không giống nhau. Quý I/ 2014
mức độ ô nhiễm cao nhất, nhất là COD (1.980 mg/l). Năm 2012, quý III/ 2013
và quý IV/ 2014 nhìn chung độ ô nhiễm không thay đổi. Mức độ ô nhiễm còn
phụ thuộc vào thời điểm đo mẫu là lúc làng nghề sản xuất cao hay sản xuất ít.
Do quý I/ 2014 là lúc giáp Tết, đây là lúc sản xuất rượu và chăn nuôi cao nhất
năm nên lượng chất thải ô nhiễm nhiều...............................................................59
Hình 3.2: Biểu đồ so sánh chất lượng nước mặt qua các năm ở .......................61
làng nghề Đại Lâm.................................................................................................61

................................................................................................................................. 62
Hình 3.3: Một số hình ảnh về cống nước thải của làng nghề Đại Lâm..............62
Hình 5.1: Phương pháp xử lý bụi bằng giàn tia nước [30].................................73
Hình 5.2: Phương pháp xử lý bụi bằng ống tay áo [28]......................................74
Hình 5.3: Sơ đồ sử lý chất thải bằng công nghệ Biogas [28]...............................76
Hình 5.4: Sơ đồ sử lý chất thải bằng bình nhựa Biogas composite [28].............76


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ NN& PTNT

: Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

QCCP

: Quy chuẩn cho phép

CNH- HĐH

: Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa

KT- XH

: Kinh tế- xã hội

BOD


: Nhu cầu oxy sinh học

COD

: Nhu cầu oxy hóa học

TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam


MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Làng nghề
đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy kinh tế- xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu
theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội
làng nghề, nước ta có hơn 1.300 làng nghề được công nhận và 3.200 làng có nghề
[30]. Hàng năm, các làng nghề đã đóng góp vào ngân sách nhà nước, tạo việc làm
cho gần 35 nghìn lao động và thu hút hàng nghìn lao động nông thôn vùng phụ cận.
Tuy nhiên sự phát triển của các làng nghề cũng đang là nguyên nhân làm gia tăng
vấn đề ô nhiễm môi trường. Những tác động tiêu cực trong quá trình phát triển làng
nghề đang trở thành vấn đề nan giải đối với việc bảo vệ môi trường và phát triển
bền vững vùng nông thôn (Đặng Kim Chi và Cs, 2005)[5].
Làng nghề Bắc Ninh có lịch sử tồn tại rất lâu đời, phân bố trên khắp các địa
bàn tỉnh. Đến nay Bắc Ninh có tới 62 làng nghề và chủ yếu là những làng nghề

truyền thống. Theo thống kê, Bắc Ninh chiếm 18% số làng nghề và trên 10% số
làng nghề truyền thống của cả nước (Nguyễn Thị Thắm, 2012)[26]. Vì vậy sản
lượng làng nghề tạo ra là vô cùng lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ phong phú và đa
dạng của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đồng nghĩa với nó thì môi trường
làng nghề cũng suy giảm theo. Hiện nay, ở hầu hết các làng nghề, mức thu nhập thì
tăng lên nhưng chất lựơng cuộc sống và sức khỏe người dân lại giảm đi, do vậy nó
đe dọa nghiêm trọng tới tính bền vững làng nghề. Đại Lâm- làng nghề truyền thống
nấu rượu của tỉnh Bắc Ninh cũng nằm trong tình trạng kém bền vững này.
Đại Lâm nằm ở phía Đông Bắc huyện Yên Phong, cách thành phố Bắc Ninh
khoảng 5 km, nằm bên bờ sông Cầu. Với vị trí thuận lợi 3 mặt giáp sông, Đại Lâm
sớm phát triển trong việc buôn bán với các vùng xung quanh, trong đó có nghề nấu
rượu. Đại Lâm là làng nghề truyền thống nên hầu hết các hộ trong làng đều gắn với
nghề nấu rượu. Các chất thải từ sản xuất, chăn nuôi và sinh hoạt đều không được xử
lý và đổ thẳng ra ao hồ hoặc sông Cầu. Vì thế mà môi trường ở đây ô nhiễm trầm
trọng. Do vậy mà việc nghiên cứu môi trường và con người ở đây rất cần thiết. Ở
Việt Nam, trước đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về làng nghề như: Phát triển
1


làng nghề Bắc Ninh theo hướng công nghiệp hóa nông thôn (Lê Văn Hương, 2010),
Đánh giá hiện trạng môi trường một số làng nghề Bắc Ninh (Nguyễn Thị Thắm,
2011), Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề nấu rượu Vân Hà, Bắc Giang
(Nguyễn Thị Huế, 2011), Môi trường và sức khỏe cộng đồng tại các làng nghề
(Nguyễn Trinh Hương, 2009), Phát triển du lịch làng nghề bền vững (Huy Anh,
2013)…Tuy nhiên các công trình này đều chú trọng vào phân tích các số liệu ô
nhiễm của môi trường hoặc phát triển theo hướng du lịch mà chưa có cái nhìn tổng
quát về mối quan hệ của con người, sinh vật với sự ô nhiễm đó. Đây là một hướng
khá mới ở Việt Nam.
Xuất phát từ các lý do trên mà chúng tôi đã lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu sự tác động qua lại giữa hoạt động nấu rượu và môi trường ở

làng nghề nấu rượu Đại Lâm- xã Tam Đa- huyện Yên Phong- tỉnh Bắc Ninh”.
1.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.2.1 Thế giới
Trên thế giới, từ những năm đầu của thế kỷ XX cũng có một số công trình
nghiên cứu có liên quan đến làng nghề như: “Nhà máy làng xã” của Bành Tử
(1922); “Mô hình sản xuất làng xã” và “Xã hội hóa làng thủ công” của N.H.Noace
(1928). Năm 1964, tổ chức WCCI (World crafts council International – Hội đồng
Quốc tế về nghề thủ công thế giới) được thành lập, hoạt động phi lợi nhuận vì lợi
ích chung của các quốc gia có nghề thủ công truyền thống (Ngô Trà Mai, 2009)
[12].
Đối với đa phần các nước châu Á, sự phát triển kinh tế làng nghề truyền
thống là giải pháp tích cực cho các vấn đề kinh tế nông thôn. Thực tế nhiều quốc gia
trong khu vực có những kinh nghiệm hiệu quả trong phát triển làng nghề, điển hình
như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan... Trung Quốc sau thời kỳ cải cách
mở cửa năm 1978, việc thành lập và duy trì Xí nghiệp Hương Trấn, tăng trưởng với
tốc độ 20 – 30 % đã giải quyết được 12 triệu lao động dư thừa ở nông thôn (Trần
Minh Yến, 2003) [33].

2


Rượu bắt nguồn từ vài nghìn năm trước ở những quốc gia có nền văn minh
sớm phát triển như: Ai Cập cổ đại, Ấn Độ cổ đại, Trung Quốc, Hy Lạp…Rượu trên
thế giới có nhiều loại như: rượu nho, rượu sake, rượu gao…tùy đặc điểm mỗi quốc
gia mà có những phương pháp và nguyên liệu khác nhau. Hiện nay, rượu được sản
xuất trên thế giới theo mô hình công nghiệp với những vườn nho và nhà máy rượu
nho rộng lớn, điển hình như các nước Pháp, Mỹ, Anh, New Zeland, Thụy Điển…
Các làng nghề nấu rượu ở những nước này không phổ biến nhiều, chỉ phổ biến ở
một số nước châu Á.
1.2.2 Việt Nam

Ở Việt Nam, làng nghề là mô hình kinh tế rất phát triển ở nông thôn Viêt
Nam. Vấn đề làng nghề được đề cập đến qua nhiều thời kỳ, với những khía cạnh và
các mục đích khác nhau.
* Trên khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội có nhiều công trình nghiên cứu về
làng nghề ở nhiều cấp. Có một số công trình như: “Làng nghề thủ công truyền
thống Việt Nam” (Bùi Văn Vượng, 1998)[32]. Tác giả đã tập trung trình bày các
loại hình làng nghề truyền thống như: đúc đồng, rèn, gốm, trạm khắc đá, giấy dó,
tranh dân gian…. Ở đây chủ yếu giới thiệu lịch sử, kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, tư
tưởng, kỹ thuật, các bí quyết nghề, thủ pháp nghệ thuật, kỹ thuật của các nghệ nhân
và các làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Trong luận án “Phát triển làng
nghề Bắc Ninh theo hướng CNH – HĐH” (Lê Văn Hương, 2010)[11], tác giả đã đề
cập từ lý luận đến thực trạng của một số làng nghề trên địa bàn Bắc Ninh: từ đặc
điểm, khái niệm, con đường và điều kiện hình thành làng nghề, với các quan điểm,
giải pháp và phương hướng nhằm phát triển các làng nghề trong CNH – HĐH.
Và nhiều công trình khác của nhiều tác giả như: “Phát triển làng nghề
truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
(Trần Minh Yến, 2003)[33], Làng Đại Bái – Gò đồng Bắc Ninh (Đỗ Thị Hào, 1987)
[8]; …
Ngoài ra còn có các đề tài khoa học về việc “Hoàn thiện các giải pháp kinh tế
tài chính nhằm khôi phục và phát triển làng nghề ở nông thôn vùng Đồng bằng sông

3


Hồng” [Học viện tài chính, 2004]; “Tiếp tục đổi mới chính sách và giải pháp đẩy
mạnh tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ thời kỳ đến năm
2010” (Bộ Thương Mại, 2003)... Đặc biệt phải kể đến là đề tài “Nghiên cứu về quy
hoạch phát triển làng nghề thủ công theo hướng CNH nông thôn ở nước CHXHCN
Việt Nam” của Bộ NN & PTNT hợp tác cùng với tổ chức JICA của Nhật (2002), đã
điều tra nghiên cứu tổng thể các vấn đề có liên quan đến làng nghề thủ công nước ta về

tình hình phân bố, điều kiện KT-XH của làng nghề, nghiên cứu đánh giá 12 mặt hàng
thủ công của làng nghề Việt Nam (về nguyên liệu, thị trường, công nghệ, lao động…)
(Trần Minh Yến, 2003)[33].
Nhìn chung các tác giả đã làm rõ về khái niệm, lịch sử phát triển, đặc điểm,
thực trạng sản xuất và xu hướng phát triển của các làng nghề.
* Ở khía cạnh môi trường: Gần đây, trong các nghiên cứu về làng nghề, vấn
đề môi trường đang được nhiều tác giả quan tâm, thực tế thì vấn đề này đang gây
nhiều bức xúc và nan giải đối với kinh tế xã hội nói chung:
Cuốn sách “Làng nghề Việt Nam và môi trường”, (Đặng Kim Chi và Cs,
2005)[5]: Đây là một công trình nghiên cứu tổng quát nhất về vấn đề làng nghề và
thực trạng ô nhiễm môi trường các làng nghề hiện nay. Tác giả đã nêu rõ từ lịch sử
phát triển, phân loại, các đặc điểm cơ bản làng nghề cũng như hiện trạng kinh tế, xã
hội của các làng nghề Việt Nam hiện nay. Cùng với đó là hiện trạng môi trường các
làng nghề (có phân loại cụ thể 5 nhóm ngành nghề chính). Qua đó cũng nêu rõ các
tồn tại ảnh hưởng tới phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của làng nghề, nêu dự
báo phát triển và mức độ ô nhiễm đến năm 2010, một số định hướng xây dựng
chính sách đảm bảo phát triển làng nghề bền vững và đề xuất các giải pháp cải thiện
môi trường cho từng loại hình làng nghề của Việt Nam.
Bên cạnh đó còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu của các tác giả khác
về tình trạng môi trường và sức khỏe tại các làng nghề:
Nghiên cứu về “Những vấn đề về sức khỏe và an toàn trong các làng nghề
Việt Nam”, các tác giả Nguyễn Thị Hồng Tú, Nguyễn Thị Liên Hương, Lê Vân
Trình (2005)[31] đã nêu một số nét về lịch sử phát triển làng nghề Việt Nam. Môi

4


trường và sức khoẻ người lao động. An toàn sản xuất làng nghề, các biện pháp
phòng ngừa. Chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho người lao động làng nghề.
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước tại một số

làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm”
(Nguyễn Thị Thắm, 2012)[26] cho thấy môi trường và tình trạng sức khỏe của các
làng nghề trong tỉnh Bắc Ninh đều trong tình trạng báo động. Tỷ lệ người lao động
có phương tiện bảo hộ đạt tiêu chuẩn an toàn lao động thấp; 100% các hộ sản xuất
chế biến lương thực- thực phẩm nước thải không qua xử lý, đổ thẳng ra cống rãnh;
nồng độ các chất khí gây ô nhiễm trong môi trường (H 2S, NH3…) cao; tỷ lệ người
mắc bệnh hô hấp, tiêu hóa, ngoài da chiếm tỉ lệ cao.
Những đề tài này nhìn chung đã giải quyết được vấn đề lý luận cơ bản về các
làng nghề, hiện trạng và xu hướng phát triển, vấn đề ô nhiễm môi trường và một số
giải pháp. Nhưng các đề tài đi sâu vào một làng nghề nào đó thì hầu như chưa
nghiên cứu một cách toàn diện nhất. Mỗi khu vực làng nghề có những điều kiện và
thực tế khác nhau cho sự phát triển và bảo tồn. Hơn nữa, mỗi khu vực bị ô nhiễm
cũng có những nguồn gây ô nhiễm không giống nhau, vì vậy việc nghiên cứu cụ
thể, chi tiết để có thể đánh giá toàn diện về tiềm năng, thực trạng cũng như xu
hướng của các làng nghề có ý nghĩa quan trọng cả về khoa học và thực tiễn.
Với làng nghề nấu rượu, gần đây có đề tài nghiên cứu khoa học về “Đánh
giá hiện trạng môi trường làng nghề nấu rượu Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc
Giang và đề xuất các giải pháp cải thiện” (Nguyễn Thị Huế, 2011)[10]. Công trình
cũng tập trung vào hiện trạng môi trường của làng nghề, một số nguyên nhân gây ô
nhiễm, phân tích tình trạng ô nhiễm và có đưa ra một số giải pháp giảm thiểu ô
nhiễm. Nhìn chung luận văn đã phác thảo được thực trạng ô nhiễm môi trường tại
Vân Hà song việc đánh giá mức độ ô nhiễm một cách tổng quát còn chưa làm được.
Tóm lại, thực tiễn các làng nghề Việt Nam còn có nhiều bất cập. Các sản
phẩm truyền thống của chúng ta không những là những mặt hàng có giá trị kinh tế
cao, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nông thôn, giảm thiểu thời gian nông
nhàn, mà còn có ý nghĩa văn hóa dân tộc sâu sắc. Việt Nam cũng có nhiều tiềm

5



năng cho phát triển các nghề truyền thống như nguồn lao động khéo léo, giàu kinh
nghiệm, nguồn nguyên liệu phong phú… Song tốc độ phát triển các làng nghề như
hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng, đặc biệt hiện trạng môi trường và trình độ
công nghệ cũng như thực trạng quản lý môi trường hiện tại là một thách thức lớn
đối với việc bảo tồn và phát triển bền vững các nghề truyền thống của nước ta.
1.3 Mục đích nghiên cứu
Đề tài có mục đích là làm rõ mối quan hệ giữa hoạt động nấu rượu với môi
trường ở làng nghề nấu rượu Đại Lâm, từ đó đề xuất một số giải pháp giải quyết
vấn đề môi trường.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: từ đặc điểm của môi trường tự nhiên và hoạt động
nấu rượu của hệ xã hội nghiên cứu sự những tác động qua lại giữa chúng.
Trong sự tác động của hoạt động nấu rượu lên môi trường tự nhiên, nghiên
cứu chính tập trung vào môi trường nước và không khí.
Trong sự tác động của môi trường tự nhiên lên hệ xã hội thì nghiên cứu
chính tập trung vào sự ảnh hưởng lên sức khỏe con người.
- Địa điểm nghiên cứu: làng nghề nấu rượu làng Đại Lâm thuộc xã Tam Đa,
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu: những tác động của hoạt động nấu rượu tới môi
trường tại làng nghề Đại Lâm.
1.5 Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài là hướng nghiên cứu khá mới tại một làng nghề ở Việt Nam dựa trên
cơ sở tiếp cận sinh thái nhân văn và tiếp cận hệ thống. Nội dung luận văn đã nghiên
cứu một các tổng quát các đặc điểm của môi trường tự nhiên và đặc điểm nổi bật
của hệ xã hội là hoạt động nấu rượu, mối quan hệ giữa chúng, để từ đó đưa ra các
giải phát tốt nhất cho môi trường ở làng nghề.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp.
1.6.1.1 Thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp về môi trường tự nhiên


6


Các số liệu, tài liệu, báo cáo, công trình nghiên cứu liên quan tới môi trường
tự nhiên của khu vực nghiên cứu trong những năm gần đây nhất. Sau khi thu thập số
liệu tiến hành thống kê, phân tích và xử lý các số liệu phục vụ cho mục đích nghiên
cứu. Các số liệu về môi trường tự nhiên gồm:
- Số liệu về đặc điểm khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, địa hình.
- Số liệu thống kê, tài liệu về diện tích, thành phần các loài sinh vật đặc
trưng tại khu vực nghiên cứu.
1.6.1.2 Thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp về hệ xã hội
Các số liệu, tài liệu, báo cáo, công trình nghiên cứu liên quan tới hệ xã hội
của khu vực nghiên cứu trong những năm gần đây nhất. Sau khi thu thập số liệu tiến
hành thống kê, phân tích và xử lý các số liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Các
số liệu về hệ xã hội bao gồm:
- Các số liệu thống kê về tình hình kinh tế- xã hội của làng nghề Đại Lâm
như: đặc điểm dân số, hệ thống chính quyền, cở sở hạ tầng, y tế, giáo dục, văn hóa,
an ninh xã hội…
- Các tài liệu, báo cáo có liên quan đến tình hình kinh tế xã hội, sự phát
triển của làng nghề Đại Lâm.
Ngoài ra tác giả còn thu thập các tài liệu về việc giải quyết, đề xuất các giải
pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở những làng nghề khác làm nguồn tư liệu
tham khảo.
1.6.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
1.6.2.1 Phương pháp điều tra nhanh nông thôn
Phương pháp này giúp thu thập, cập nhật thêm những thông tin chưa có tài
liệu thống kê, hoặc muốn lấy ý kiến từ dân cư trong vùng hoặc các đối tượng có liên
quan đến khu vực nghiên cứu. Đây là phương pháp để thu thập các thông tin liên
quan đến hoạt động sản xuất và vấn đề môi trường của làng nghề. Đối với môi
trường tự nhiên và hệ xã hội đều sử dụng phương pháp này nhưng với hệ thống câu

hỏi khác nhau.

7


Phương pháp được tiến hành theo trình tự: tiến hành phỏng vấn bằng phiếu
điều tra, phỏng vấn trực tiếp và thảo luận nhóm để thu thập các thông tin của cán bộ
xã, thôn, những hộ gia đình tham gia vào quá trình sản xuất của làng nghề.
Sau khi phỏng vấn cần tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin
đã thu được và sử dụng kết quả theo mục đích sử dụng.
1.6.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp khảo sát thực địa là giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng
quát và sơ bộ về đối tượng nghiên cứu đồng thời kiểm tra lại tính chính xác của
những tài liệu, số liệu đã thu thập được từ trước đó để xử lý tốt hơn trong những
bước tổng hợp và phân tích. Chúng tôi đã tiến hành quan sát, nghiên cứu đặc điểm
địa hình, sự phân bố của sông, hồ, ao, các nguồn gây ô nhiễm của khu vực nghiên
cứu, thống kê các loài sinh vật điển hình tại làng nghề. Sau đó, qua phân tích sự
tương tác giữa các thành phần của môi trường tự nhiên và hệ xã hội thì đưa ra nhận
xét chung cho tình trạng ô nhiễm toàn vùng.
1.7 Tổng quan tài liệu
1.7.1 Làng nghề và một số tiêu chí công nhận làng nghề
1.7.1.1 Khái niệm làng nghề
Làng nghề là một bộ phận của kinh tế nông thôn. Sự phát triển của làng nghề
trong những năm gần đây đã và đang góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế địa phương, cải thiện và nâng cao đời sống của người dân làng nghề. Hiện
nay đã có những công trình nghiên cứu về nghề và làng nghề của các nhà sử học,
kinh tế, văn hóa với những cách tiếp cận khác nhau. Nhìn chung, khái niệm làng
nghề được tạo ra bởi hai chủ thể là làng và nghề. Tuy nhiên, không phải bất cứ quy
mô nào của nghề cũng được gọi là làng nghề. Làng được gọi là làng nghề khi các
hoạt động của ngành nghề phi nông nghiệp đạt đến một quy mô nào đó và mang

tính ổn định
Theo quy định của Bộ NN & PTNT:
- Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn...
hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, có các hoạt động ngành nghề
phi nông nghiệp, kinh doanh độc lập và đạt tới một tỷ lệ nhất định về lao động làm
8


nghề cũng như mức thu nhập từ nghề với tổng số lao động và thu nhập của làng (Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2006) [2].
- Làng nghề truyền thống là làng nghề có các hoạt động ngành nghề được
hình thành từ lâu đời, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay (Sở Công Thương
Bắc Ninh, 2008)[14].
Tuy nhiên, không phải làng nào có ngành nghề phi nông nghiệp đều được gọi là
làng nghề. Làng được gọi là làng nghề khi đã đạt được những tiêu chí nhất định.
1.7.1.2 Tiêu chí công nhận làng nghề
Theo thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ NN&PTNT
hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày
07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn đã đưa ra những tiêu
chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống như sau:
- Nghề truyền thống:
+ Là nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề
nghị công nhận.
+ Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
- Làng nghề: Làng nghề được công nhận phải đạt 3 tiêu chí:
+ Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn.
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm
đề nghị công nhận.

+ Chấp hành tốt các chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Làng nghề truyền thống: Là làng đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một
nghề truyền thống được công nhận.
1.7.1.3 Phân loại làng nghề
- Theo số liệu của Bộ NN&PTNN, hiện nay cả nước có tới 1.300 làng
nghề, riêng đồng bằng sông Hồng có tới 800 làng nghề (Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, 2006) [2].

9


Sản phẩm và phương thức sản xuất của các làng nghề khá phong phú với
hàng trăm loại ngành nghề khác nhau. Dựa trên các tiêu chí khác nhau, có thể
phân loại làng nghề theo một số dạng như sau:
- Phân loại theo phương thức sản xuất và loại hình sản phẩm:
+ Làng nghề thủ công: Làm ra các mặt hàng sử dụng thường nhật như dao,
kéo, mây tre đan gia dụng, chiếu...Đặc điểm của các làng nghề này là sản xuất thủ
công bằng tay và công cụ đơn giản. Do chi phí thấp nên loại hình này khá phổ biến.
+ Làng nghề thủ công mỹ nghệ: Làm ra các mặt hàng có giá trị văn hóa và
trang trí như đồ mỹ nghệ chạm khảm, chạm khắc tượng gỗ, đá, các đồ mỹ nghệ
bằng bạc, dệt thảm...
+ Làng nghề công nghiệp: Sản xuất các hàng hóa thành phẩm và bán thành
phẩm như sản xuất giấy, dệt, may mặc, gốm sứ, tái chế nhựa, kim loại, thuộc da...
+ Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm: Chế biến các loại nông sản
như xay xát, sản xuất miến dong, bún, bánh, sản xuất bia, nấu rượu, giết mổ vật
nuôi, chế biến hoa quả...
+ Làng nghề sản xuất và cung ứng nguyên liệu: Sản xuất vật liệu xây dựng
như gạch, ngói, vôi, cát...
+ Làng nghề buôn bán và dịch vụ: Thực hiện bán buôn, bán lẻ và cung cấp
dịch vụ.

- Phân loại theo số lượng làng nghề:
+ Làng một nghề là làng ngoài nghề nông ra chỉ có thêm một nghề phi nông
nghiệp xuất hiện, tồn tại và chiếm ưu thế tuyệt đối.
+ Làng nhiều nghề là làng xuất hiện và tồn tại nhiều nghề có tỉ trọng các
nghề chiếm ưu thế gần như tương đương nhau. Loại làng nhiều nghề gần đây mới
có xu hướng phát triển mạnh
- Phân loại theo thời gian làm nghề:
+ Làng nghề truyền thống là những làng nghề có lịch sử phát triển lâu đời
với những sản phẩm danh tiếng được giữ gìn và truyền lại qua nhiều thế hệ cho đến
ngày nay.

10


+ Làng nghề mới hình thành là do yêu cầu phát triển kinh tế nhằm nâng cao
đời sống trên cơ sở vận dụng các tiềm năng sản xuất của địa phương (chủ yếu là
giải quyết vấn đề lao động). Các làng nghề mới hình thành này do còn hạn chế về
các điều kiện sản xuất nên sản phẩm của làng nghề thường có chất lượng thấp hoặc
ở các công đoạn thô.
- Phân loại làng nghề theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm: Trong những
năm gần đây, sự phát triển “nóng” của các làng nghề đã dẫn tới tình trạng ô nhiễm
môi trường ở nhiều làng nghề trong cả nước. Căn cứ theo nguồn thải và mức độ ô
nhiễm có thể phân ra các nhóm làng nghề sau:
+ Làng nghề ô nhiêm nặng là làng nghề có ít nhất một thông số môi trường đặc
trưng cho loại hình làng nghề được xem xét trong dòng thải cao hơn 5 lần TCCP.
+ Làng nghề ô nhiễm trung bình là làng nghề có ít nhất một thông số môi
trường đặc trưng cho loại hình làng nghề được xem xét trong dòng thải cao hơn từ
2- 5 lần TCCP.
+ Làng nghề ô nhiễm nhẹ là làng nghề có các thông số môi trường đặc trưng
cho loại hình làng nghề được xem xét trong dòng thải không quá 2 lần TCCP.

Phân loại làng nghề theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm nhằm đánh giá đặc
trưng và quy mô nguồn thải từ hoạt động sản xuất của các làng nghề. Cách phân
loại này đòi hỏi phải có đầy đủ các số liệu về môi trường đất, nước, không khí tại
các làng nghề mới đảm bảo độ chính xác.
Mỗi cách phân loại nêu trên có những đặc thù riêng và tùy theo mục đích mà có
thể lựa chọn cách phân loại phù hợp. Trên cơ sở tiếp cận vấn đề môi trường làng nghề,
cách phân loại theo phương thức sản xuất và loại hình sản phẩm là phù hợp hơn cả, vì
thực tế cho thấy mỗi ngành nghề, mỗi sản phẩm đều có những yêu cầu khác nhau về
nguyên liệu, quy trình sản xuất khác nhau, nguồn và dạng chất thải khác nhau, và vì
vậy có những tác động khác nhau đối với môi trường (Nguyễn Thị Huế, 2011)[10].
1.7.2 Tổng quan về làng nghề Việt Nam
1.7.2.1 Lịch sử phát triển làng nghề Việt Nam
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Nhiều sản
phẩm được sản xuất trực tiếp tại các làng nghề đã trở thành thương phẩm trao đổi,

11


góp phần cải thiện đời sống gia đình và tận dụng những lao động dư thừa lúc nông
nhàn. Đa số các làng nghề đã trải qua lịch sử phát triển hàng ngàn năm, song song
với quá trình phát triển kinh tế- xã hội, văn hóa và nông nghiệp của đất nước. Ví dụ
như làng đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) vơi hơn 900 năm phát triển, làng nghề gốm
Bát Tràng (Hà Nội) có gần 500 năm tồn tại, nghề chạm bạc ở Đồng Xâm (Thái
Bình) hay nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng) cũng đã hình thành
cách đây hơn 400 năm,...(Bộ Tài nguyên và Môi trường ,2009)[3]. Nếu đi sâu vào
tìm hiểu nguồn gốc của các sản phẩm từ các làng nghề đó, có thể thấy rằng hầu hết
các sản phẩm này ban đầu đều được sản xuất để phục vụ sinh hoạt hàng ngày hoặc
là công cụ sản xuất nông nghiệp, chủ yếu được làm trong lúc nông nhàn. Kỹ thuật,
công nghệ, quy trình sản xuất cơ bản để làm ra các sản phẩm này được truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác.

Trước đây, làng nghề không chỉ là trung tâm sản xuất sản phẩm thủ công mà
còn là điểm văn hóa của khu vực, của vùng. Làng nghề là nơi hội tụ những thợ thủ
công có tay nghề cao mà tên tuổi đã gắn liền với sản phẩm trong làng. Ngoài ra,
làng nghề cũng chính là điểm tập kết nguyên vật liệu, là nơi tập trung những tinh
hoa trong sản xuất sản phẩm của làng. Các mặt hàng sản xuất ra không chỉ phục vụ
sinh hoạt hàng ngày mà còn bao gồm các sản phẩm mỹ nghệ, đồ thờ cúng, dụng cụ
sản xuất...nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường khu vực lân cận ( Nguyễn
Thị Thắm, 2012)[26].
Trong vài năm gần đây, làng nghề đang thay đổi nhanh chóng theo nền kinh tế
thị trường , các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp phục vụ tiêu dùng trong nước
và xuất khẩu được tạo điều kiện phát triển. Quá trình công nghiệp hóa cùng với việc
áp dụng các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, thúc đẩy sản
xuất tại các làng nghề đã tăng mức thu nhập bình quân của người dân nông thôn, các
công nghệ mới đang ngày càng được áp dụng phổ biến. Các làng nghề mới và các
cụm làng nghề không ngừng được khuyến khích phát triển nhằm đạt được sự tăng
trưởng, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định ở khu vực nông thôn.
Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như vị trí địa lý, đặc điểm tự
nhiên, mật độ phân bố dân cư, điều kiện xã hội và truyền thống lịch sử, sự phân bố
và phát triển làng nghề giữa các vùng của nước ta là không đồng đều, thường tập

12


trung vào những khu vực nông thôn đông dân cư nhưng ít đất sản xuất nông
nghiệp, nhiều lao động dư thừa lúc nông nhàn. Trên cả nước, làng nghề phân
bố tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng (chiếm khoảng 60%); còn lại ở
miền Trung (chiếm khoảng 30%) và miền Nam (khoảng 10%) (Bộ Tài nguyên
và Môi trường ,2009)[3].
Dựa trên các yếu tố tương đồng về ngành sản xuất, sản phẩm, thị trường
nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm có thể chia hoạt động làng nghề nước ta thành

6 nhóm ngành nghề chính (bảng 1 và hình 1), mỗi ngành chính có nhiều ngành nhỏ.
Mỗi nhóm ngành làng nghề có đặc điểm khác nhau về hoạt động sản xuất sẽ gây
ảnh hưởng khác nhau tới môi trường.
Bảng 1: Phân bố các loại hình làng nghề ở Việt Nam theo ngành nghề sản xuất

Miền Bắc
Miền Trung
Miền Nam
Tổng cộng

Ươm tơ,

Chế biến

dệt

nông sản,

Tái chế

Thủ công

nhuộm,

thực

phế liệu

mỹ nghệ


đồ da

phẩm

138
24
11
173

134
42
21
197

61
24
5
90

404
121
93
618

Vật liệu
xây dựng,
gốm sứ
17
9
5

31

Nghề
khác
222
77
42
341

(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia, 2008)
Hình 1: Phân bố các loại hình làng nghề ở Việt Nam theo ngành nghề sản xuất

• Làng nghề ươm tơ, dệt nhuộm, thuộc da
13


Xuất phát từ nhu cầu may mặc cơ bản, ban đầu chỉ là sản xuất để tự phục vụ,
các làng nghề dệt nhuộm dần dần hình thành theo thời gian và với truyền thống cha
truyền con nối, đã tồn tại và phát triển cho tới ngày nay. Nhiều sản phẩm như lụa tơ
tằm, thổ cẩm, dệt may...không chỉ là những sản phẩm có giá trị mà còn là những tác
phẩm nghệ thuật được đánh giá cao. Cả nước hiện nay có 173 làng nghề dệt nhuộm,
chiếm 11,93% tổng số làng nghề và tập trung chủ yếu ở miền Bắc. Tại các làng
nghề này thì quy trình sản xuất không thay đổi nhiều, lao động nghề thường là lao
động chính.
• Làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm
Các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm là một trong những loại hình
làng nghề cổ xưa nhất, các làng nghề truyền thống này thường sản xuất theo quy mô
hộ gia đình, phân tán và sản xuất nhiều loại hình sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu
dùng hàng ngày của dân cư trong vùng. Theo thống kê mới nhất, cả nước hiện có
197 làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm, chiếm 13,59% tổng số làng nghề.

Phần lớn các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm là làng nghề truyền thống
nổi tiếng như nấu rượu, làm bánh đa nem, đậu phụ, miến dong, bún, bánh đậu
xanh...với nguyên liệu chính là gạo, ngô, khoai, sắn và gắn với hoạt động chăn nuôi
ở quy mô gia đình.
• Làng nghề tái chế phế liệu
Các làng nghề thuộc nhóm này chủ yếu là mới hình thành nhưng lại rất
phát triển. Đây là nhóm làng nghề tận dụng phế liệu làm nguyên liệu cho sản
xuất, nhờ đó mà giảm chi phí đầu tư, giảm lượng chất thải gây ô nhiễm môi
trường. Các làng nghề tái chế được chia thành 3 loại cơ bản: tái chế giấy, tái chế
kim loại và tái chế nhựa, tập trung chủ yếu ở miền Bắc với số lượng vượt trội của
các làng nghề tái chế kim loại.
• Làng nghề thủ công mỹ nghệ
Đây là nhóm làng nghề chiếm số lượng lớn nhất trong tổng số làng nghề của
cả nước (tổng số 618 làng nghề, chiếm 42,62%). Sản xuất thủ công mỹ nghệ là
ngành sản xuất gắn liền với truyền thống lâu đời, nhiều sản phẩm có giá trị văn hóa
14


cao, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ có yêu
cầu chất lượng cao cả về giá trị thẩm mỹ nghệ thuật nên các lao động trong cơ sở
sản xuất phải có tay nghề cao. Tại một số làng nghề, quá trình sản xuất được chuyên
môn hóa chặt chẽ, lao động chuyên môn được lựa chọn kỹ càng. Tuy nhiên, công
nghệ sản xuất hầu như mang tính thủ công.
• Làng nghề vật liệu xây dựng, gốm sứ
Ngành sản xuất vật liệu xây dựng và gốm sứ đã tồn tại từ hàng trăm năm
nay, tập trung ở những vùng có khả năng cung cấp nguyên liệu cho hoạt động sản
xuất. Mặc dù số làng nghề không nhiều (chiếm 2,14%) nhưng sản phẩm của các
làng nghề này đã đáp ứng được nhu cầu xây dựng ngày càng tăng ở nước ta, đặc
biệt là ở vùng nông thôn. Các loại hình sản xuất chủ yếu bao gồm khai thác đá,
nung vôi, đóng gạch và sản xuất gốm sứ. Quy mô và loại hình sản xuất rất tùy thuộc

vào nhu cầu thị trường tại địa phương và các vùng lân cận xung quanh làng nghề.
• Các nhóm nghề khác
Bao gồm các làng nghề chế tạo nông cụ thô sơ như cày bừa, cuốc xẻng, liềm
hái, mộc gia dụng, đóng thuyền, đan lưới, đan vó...Những làng nghề này xuất hiện
từ lâu, sản phẩm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của địa
phương. Lao động phần lớn là thủ công với số lượng và chất lượng ổn định, chiếm
một vị trí nhất định trong tổng số làng nghề (chiếm 23,51%).
1.7.2.2 Tác động của sản xuất làng nghề tới môi trường tự nhiên và xã hội
• Tác động của sản xuất làng nghề tới môi trường tự nhiên
Các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề đã và đang gây ô nhiễm, làm suy
thoái môi trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến sức khỏe người dân và ngày
càng trở thành vấn đề bức xúc. Qua khảo sát 52 làng nghề điển hình hiện nay trong
cả nước thì thấy có 46% làng nghề trong số này bị ô nhiễm nặng, 27% ô nhiễm vừa
và 27% ô nhiễm nhẹ[30]. Đáng báo động là mức độ ô nhiễm ở các làng nghề không
những không giảm mà còn có xu hướng gia tăng. Ô nhiễm môi trường làng nghề có
một số đặc điểm chính như sau (Nguyễn Thị Thắm, 2012) [26]:

15


 Ô nhiễm môi trường làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vị
một khu vực (thôn, làng, xã..). Ô nhiễm chỉ xảy ra trong khu vực sản xuất nghề. Do
quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu vực sinh hoạt nên đây là loại hình ô
nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát.
 Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt
động sản xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm (bảng 2)
Bảng 2: Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề
Loại hình sản
xuất
Chế biến

lương thực,

Các dạng chất thải
Khí thải

Nước thải

Chất thải rắn

Bụi, CO,
SO2, NOx,
CH4

BOD5, COD,

Xỉ than, chất

TSS, Tổng N,

thải rắn từ

Tổng P, Coliform

nguyên liệu

thực phẩm,

Các dạng ô
nhiễm khác
Ô nhiễm nhiệt


chăn nuôi, giết
mổ
Dệt nhuộm,

Bụi, CO,

BOD5, COD,

Xỉ than, tơ sợi,

Ô nhiễm nhiệt,

ươm tơ, thuộc

SO2, NOx,

Tổng N, độ màu,

vải vụn, cặn và

tiếng ồn

da

hơi axit, hơi

hóa chất, thuốc

bao bì hóa chất


kiềm, dung

tẩy, Cr6+

Thủ công mỹ

môi
Bụi, CO,

BOD5, COD,

Xỉ than(gốm

Ô nhiễm nhiệt

nghệ

SO2, SiO2,

TSS, độ màu,

sứ), phế phẩm,

(gốm sứ)

HF, hơi

dầu mỡ công


cặn hóa chất

xăng, dung

nghiệp

môi, oxit Fe,
Tái chế phế

Zn, Cr, Pb
Bụi, SO2,

BOD5, COD,

Bụi giấy, tạp

liệu

H2S, hơi

TSS, Tổng N,

chất từ giấy phế

kiềm, hơi

Tổng P, độ màu,

liệu, xỉ than, rỉ


axit, hơi kim
loại Pb, Zn,

pH, dầu mỡ, CN-, sắt, vụn kim loại
kim loại
16

nặng

Ô nhiễm nhiệt


Vật liệu xây

HF, HCl
Bụi, CO,

dựng

SO2, NOx,
HF

TSS, Si, Cr

Xỉ than, xỉ đá,

Ô nhiễm nhiệt,

đá vụn


tiếng ồn, độ

rung
( Nguồn:Tổng cục môi trường tổng hợp, 2008)

Theo nhận định của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), ô
nhiễm môi trường làng nghề chủ yếu tại các làng nghề hiện nay là ô nhiễm không
khí, đất và nguồn nước (nước mặt, nước ngầm). Mức độ ô nhiễm tại các làng nghề
ngày một gia tăng, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước.
• Tác động của làng nghề tới xã hội
 Tác động của sản xuất làng nghề tới kinh tế- xã hội
+ Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa
Trong quá trình phát triển, các làng nghề đã có vai trò tích cực góp phần tăng
tỷ trọng nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, chuyển lao động từ sản xuất
nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao
hơn. Khi nghề thủ công hình thành và phát triển thì kinh tế nông thôn không chỉ có
kinh tế nông nghiệp thuần nhất mà bên cạnh là các ngành thủ công nghiệp, thương
mại và dịch vụ cùng tồn tại và phát triển.
Xét trên góc độ phân công lao động thì các làng nghề đã có tác động tích cực
tới sản xuất nông nghiệp. Nó không chỉ cung cấp tư liệu sản xuất cho khu vực nông
nghiệp mà còn có tác dụng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp.
Mặt khác, kết quả sản xuất ở các làng nghề cho thu nhập và giá trị sản lượng
cao hơn so với sản xuất nông nghiệp. Do từng bước tiếp cận với kinh tế thị trường,
năng lực kinh doanh được nâng lên, người lao động nhanh chóng chuyển sang đầu tư
cho các ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là những ngành mà sản phẩm có khả
năng tiêu thụ mạnh ở thị trường trong nước và thế giới.
Làng nghề phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở nông thôn mở
rộng quy mô và địa bàn hoạt động, thu hút nhiều lao động, khác với sản xuất nông
nghiệp, sản xuất trong các làng nghề là một quá trình liên tục, đòi hỏi một sự

thường xuyên cung ứng dịch vụ vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Do đó dịch vụ nông
17


thôn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng phong phú, đem lại thu nhập
cao cho người lao động.
Sự phát triển của làng nghề có tác dụng rõ rệt với quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn theo yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH. Sự phát triển lan tỏa
của làng nghề đã mở rộng qui mô địa bàn sản xuất, thu hút nhiều lao động. Đến nay
cơ cấu kinh tế ở nhiều làng nghề đạt 60 - 80% cho công nghiệp và dịch vụ, 20 40% cho nông nghiệp (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi, 2011) [15].
+ Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
Nhiều làng nghề không những thu hút lực lượng lao động lớn ở địa phương
mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động ở các địa phương khác.
Hơn nữa, sự phát triển của các làng nghề đã phát triển và hình thành nhiều nghề
khác, nhiều hoạt động dịch vụ liên quan xuất hiện, tạo thêm nhiều việc làm mới, thu
hút nhiều lao động. Mặt khác, việc phát triển các ngành nghề tại các làng nghề ở nông
thôn sẽ tận dụng tốt thời gian lao động, khắc phục được tính thời vụ trong sản xuất
nông nghiệp, góp phần phân bổ hợp lí lực lượng lao động nông thôn. Vai trò tạo việc
làm của các làng nghề còn thể hiện rất rõ ở sự phát triển lan tỏa sang các làng khác,
vùng khác, đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tạo ra động lực cho sự phát triển
KT-XH ở vùng đó.
Đặc biệt, việc mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm truyền thống có ý
nghĩa rất quan trọng. Trên phương diện kinh tế, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
truyền thống đã đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng trăm triệu USD mỗi năm. Trên
phương diện xã hội, xuất khẩu hàng thủ công truyền thống là nhân tố quan trọng để
kích thích sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu lao động thủ công
chuyên nghiệp và nhàn rỗi. Qua tổng kết thực tiễn, đã tính toán được rằng cứ xuất khẩu
được 1 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ thì tạo việc làm và thu nhập cho khoảng
3000 - 4000 lao động (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi, 2011) [15].
Như vậy, vai trò của làng nghề rất quan trọng, được coi là động lực trực tiếp

giải quyết việc làm cho người lao động, đồng thời góp phần làm tăng thu nhập cho
người lao động. Ở nơi nào có làng nghề phát triển thì ở đó có thu nhập và mức sống
cao hơn so với vùng thuần nông.

18


+ Thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian và lực lượng lao động, hạn chế
di dân tự do
Khác với một số ngành nghề công nghiệp, đa số các nghề thủ công không
đòi hỏi số vốn đầu tư lớn, bởi rất nhiều nghề chỉ cần công cụ thủ công, thô sơ do thợ
thủ công tự sản xuất được; đặc điểm của sản xuất trong các làng nghề là qui mô
nhỏ, cơ cấu vốn và lao động ít nên phù hợp với khả năng huy động vốn và các
nguồn lực vật chất của các gia đình, đó là lợi thế để các làng nghề có thể huy động
các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân vào sản xuất kinh doanh. Mặt khác, do đặc điểm
sản xuất lao động thủ công là chủ yếu, nơi sản xuất cũng chính là nơi ở của người
lao động nên bản thân nó có khả năng tận dụng và thu hút nhiều lao động, từ lao
động thời vụ nông nhàn đến lao động trên độ tuổi hay dưới độ tuổi lao động, trẻ em
vừa học và tham gia sản xuất dưới hình thức học nghề hay giúp việc, lực lượng này
chiếm một tỉ lệ đáng kể trong tổng số lao động làng nghề.
Sự phát triển của làng nghề đã có vai trò tích cực trong việc hạn chế di dân tự
do ở nông thôn. Quá trình di dân tự do hình thành một cách tự phát do sự tác động
của qui luật cung cầu lao động, diễn ra theo hướng di chuyển từ nơi thừa lao động
và giá nhân công rẻ đến nơi thiếu lao động với giá nhân công cao, từ nơi có đời
sống thấp đến nơi có đời sống cao. Quá trình này xét trên bình diện chung của nền
kinh tế đã có những tác động tích cực làm giảm sức ép việc làm ở khu vực nông
thôn, đáp ứng nhu cầu lao động giản đơn ở thành phố; đồng thời làm tăng thu nhập,
nâng cao đời sống xã hội, giảm bớt đói nghèo cho người dân nông thôn. Tuy nhiên,
nó lại có những tác động tiêu cực tới đời sống KT-XH, gây áp lực đối với dịch vụ,
cơ sở hạ tầng xã hội ở thành thị và là một khó khăn lớn trong vấn đề quản lí đô thị.

Việc phát triển các làng nghề được thúc đẩy ở khu vực nông thôn, ngoại
thị là chuyển biến quan trọng tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập và cải thiện đời
sống nông dân. Phát triển làng nghề theo phương châm “Ly nông, bất li hương”
không chỉ có khả năng giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao
động mà còn có vai trò tích cực trong việc hạn chế dòng di dân tự do ra đô thị.

19


×